Luận văn Chuyển dịch cơ cấu kinh tế quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng nghiên cứu hệ thống hóa những vấn đề lý luận chuyển dịch cơ cấu kinh tế; đánh giá thực trạng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế quận Sơn Trà thời gian qua; làm rõ các yếu tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong phát triển kinh tế - xã hội của quận Sơn Trà; đề xuất định hướng, mục tiêu, giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng trong thời gian đến.
Trang 1
DAI HOC DA NANG
TRUONG DAI HOC KINH TE
LE HO MINH PHUONG
CHUYEN DICH CO CAU KINH TE QUAN SON TRA, THANH PHO DA NANG
LUAN VAN THAC Si KINH TE PHAT TRIEN 2017 | PDF | 116 Pages
buihuuhanh@gmail.com
Trang 2
DAI HOC DA NANG
TRUONG DAI HOC KINH TE
LE HO MINH PHUONG
CHUYEN DICH CO CAU KINH TE QUAN SON TRA, THANH PHO DA NANG
LUAN VAN THAC Si KINH TE PHAT TRIEN Mã số: 60.31.01.05
Người hướng dẫn khoa học: TS NINH THỊ THU THỦY
Trang 3Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bắt kỳ công trình nào khác
Tác giả luận văn
đu
Trang 4
1 Tính câp thiệt của đê tài Mục tiêu nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứt
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Kết cấu luận văn
§ Tổng quan tài liệu nghiên cứu “ CHƯƠNG 1 CO SO LY LUAN VE CHUYEN DICH CO CAU KINH TE
“ 10
1.1 KHÁI QUÁT VẺ CƠ CÂU KINH TE VÀ CHUYÊN DỊCH CƠ CÂU
KINH TE 10
1.1.1 Cơ cầu kinh tế 10
1.1.2 Cơ cầu kinh tế 214 wld ợp lý 1.1.3 Khái niệm chuyển dịch cơ cầu kinh tế 1.1.4 Vai trò của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đối với phát triển kinh tế - xã hội l5 AT 17 1.1.5 Tính tất yếu của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 1
6 Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh
1.2 CÁC NOI DUNG CHUYEN DICH CO CAU KINH TE 18
1.2.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành 18
Trang 51.3.1 Nhóm nhân tố điều kiện tự nhiên -.23 1.3.2 Nhóm nhân tố về nguồn lự 24 1.3.3 Nhóm nhân tố về xu thế kinh tế - xã hội .27
KET LUAN CHUONG 1 oe 29
CHUONG 2 THYC TRANG CHUYEN DỊCH CƠ CAU KINH TE
QUAN SON TRA GIAI DOAN NAM 2010-2015 .30
2.1 DAC DIEM TỰ NHIÊN, KINH TE - XA HOI CUA QUAN SON TRA, THÀNH PHO DA NANG „30
2.1.1 Điều kiện tự nhiên .30
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội -.34
2.2 THỰC TRANG CHUYEN DICH CO CAU KINH TE QUAN SON TRÀ GIAI DOAN 2010 - 2015 41
2.2.1 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành -.41
2.1.2 Thực trạng chuyên dịch cơ cấu trong nội bộ các ngành 45 2.1.3 Thực trạng chuyền dịch cơ cấu vốn đầu tư theo ngành 53 2.1.4 Thuc trang chuyén dich co cấu lao động theo ngành 56 2.1.5 Thực trạng chuyền dịch cơ cấu sử dụng đất theo ngành S8
Trang 63.1 CĂN CỨ ĐÈ XUẤT GIẢI PHÁP -.67
3.1.1 Quan điểm, mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế quận Sơn Trà đến năm 2020 -.67 3.1.2 Dự báo và định hướng chuyên dịch cơ câu kinh tê quận Sơn Trà 68 3.2 MOT SO GIAI PHAP CHUYEN DICH CO CAU KINH TE QUAN mạnh của quận
3.2.2 Chuyển dịch cơ cầu vốn đầu tư
3.2.3 Chuyển dịch cơ cấu lao động và nâng cao chất lượng nguồn nhân -.73 76 77 82 82 -83 85 86 lực 3.2.4 Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ 3.2.5 Một số giải pháp khác 3.3 MỘT SỐ KIÊN NGHỊ 3.3.1 Kiến nghỉ đối với nhà nước 3.3.2 Đối với thành phố Đà Nẵng KÉT LUẬN CHƯƠNG 3 KẾT LUẬN PHỤ LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 7CCKT : Cơ cầu kinh tế
CNH-HDH :_ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CDCCKT :_ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế TPKT : Thanh phan kinh té VDT : Vốn đầu tư UBND :_ ủy ban nhân dân QTSX : Quản trị sản xuất HC : Hành chính CT-XH :_ Chính trị xã hội QLNN :_ Quản lý nhà nước
ANQP : Anninh quốc phòng
Trang 8
băng Tên bảng Trang
+¿¡„ | OTSX theo ngành của quận Sơn Trà giai đoạn 2010 ~| 2015
2a, | Tốc độ tăng giá gia tăng các ngành kính tế của quận| ¡ Sơn Trà
23 | Cơ cấu kinh tế theo ngành của quận Sơn Trà 42 34, | TY lỆ chuyển dịch cơ cầu kinh tế theo ngành giái đoạn |
2010-2015
2/2, | Oiá trị sản xuất và cơ cầu GTSX ngành nông ~ lâm -|_ _ thủy sản quận Sơn Trà
22, [Wo sâu GTSX ngành công nghiệp - xây dựng quận| —_ Sơn Trà
2g, | TY chuyén dich cơ cấu ngành công nghiệp - xây| dựng giai đoạn 2010-2015
ag, | CƠ cầu GTSX rong nội bộ ngành công nghiệp và tiếu |) thủ công nghiệp quận Sơn Trà
sọ, | Cơ cầu GTSX ngành thương mại - dịch vụ quận Sơn| Trà
2.10 | Quy mô và tăng trưởng vốn đầu tư của quận Sơn Trà 53 aay, | Co eat von dw tư theo thành phân kinh tế quận Son |
Trà
2.12 | Cơ cấu vốn đâu tư theo ngành quận Sơn Trà 55 313, | CƠ câu lao động theo ngành quận Sơn Trà từ 2010 -|_ 2015
Trang 9
2.14 Tỷ lệ chuyên dịch cơ cầu lao động giai đoạn 2010- 2015 57 2.15 _ [ Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn quận Sơn Trà 58
Trang 10Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam nói chung và quận Sơn Trà nói riêng có một
vai trò hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay và tầm nhìn đến năm 2020,
là một nhiệm vụ quan trọng trước mắt và lâu dài, đưa Việt Nam cơ bản trở
thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020
Nhìn lại quá trình 20 năm (1997-2017) xây dựng và phát triển, Sơn Trà
đã có bước phát triển nhanh chóng và thay đổi đáng kể trong toàn bộ các mặt
hoạt động của quận và những con phố mới, con đường mới với lớp lớp nhà
cao tầng đã và đang làm cho quận Sơn Trà sớm trở thành trung tâm đô thị mới của thành phố Từ một quận “nhà không số, phố không tên” nhưng với lợi thế
sẵn có là vùng đất nằm giữa một bên là sông, một bên là biển của thành phố
Đà Nẵng vừa là quận có vị trí thuận lợi về phát triển kinh tế và là địa bàn
quan trọng về quốc phòng - an ninh, có vị trí quan trọng trong chiến lược an
ninh khu vực và quốc gia, nền kinh tế quận đã từng bước phát triển vượt bậc theo hướng nhanh và bền vững, duy trì tốc độ tăng trưởng qua từng năm,
chuyên dịch cơ cấu theo định hướng Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận đã đề
ra, tốc độ tăng trưởng kinh tế của quận đạt khá, bình quân tăng khoảng
12,51%/năm và cả Sơn Trà trở thành một đại công trình làm thay đổi toàn bộ
diện mạo vùng đất phía đông sông Hàn
Đứng trên thực trạng đó, cơ cấu kinh tế của Sơn Trà luôn vận động và
thay đôi không ngừng ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế Để hiểu được và đánh giá các chính sách hỗ trợ, chủ trương đầu tư phát triển đô thị của quận
thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiện nay của quận có thực sự hiệu quả,
Trang 11trong tương lai
2 Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung
Dựa trên cơ sở nghiên cứu thực trạng đẻ đề xuất các giải pháp thúc đây chuyên dịch cơ cấu kinh tế quận Sơn Trà, thành phó Đà Nẵng
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa những vấn để lý luận về cơ cấu kinh tế, chuyền dịch cơ
cấu kinh tế
- Phân tích, đánh giá thực trạng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế quận Sơn
Trà thành phó Đà Nẵng thời gian qua; làm rõ các yếu tó tác động đến chuyển
dịch cơ cấu kinh tế trong phát triển kinh tế - xã hội của quận Sơn Trà để chỉ ra
những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân gây ra những hạn
chế đó
- Dé xuất định hướng, mục tiêu, giải pháp thúc đây chuyên dịch cơ cấu
kinh tế trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 3 Câu hỏi nghiên cứu
- Chuyên dịch cơ cấu kinh tế quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua diễn ra như thế nào?
- Các yếu tố, chỉ tiêu, chính sách nào tác động đến chuyển dịch cơ cấu
kinh tế quận Sơn Trà?
- Cần có những giải pháp, định hướng như thế nào để thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu kinh tế quận Sơn Trà đạt đến năm 2020?
4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu
Trang 12- Về nội dung: Luận văn nghiên cứu về cơ cấu kinh tế và chuyên dịch
cơ cầu kinh tế trên địa bàn một địa phương, trong đó chỉ tập trung vào cơ cầu ngành kinh tế cấp I, bao gồm: Nông nghiệp, Công nghiệp và Dịch vụ và cơ
cấu nội bộ của các ngành này
~ Về địa bàn nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu trên địa bàn quận Sơn
Trà, thành phó Đà Nẵng
~ Thời gian nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu thực trạng chuyển dịch cơ
cấu kinh tế trên địa bàn quận Sơn Trà trong giai đoạn 2010 - 2015; các giải pháp đề xuất có ý nghĩa đến năm 2020
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phuong pháp thu thập thông tin: Đây là một phương pháp quan trọng
vì trên cơ sở nguồn tài liệu, số liệu thứ cấp trong luận văn được thu thập chủ
yếu từ niên giám thống kê Chỉ cục Thống kê quận Sơn Trà; các báo cáo, tông kết thường niên, các bài báo trên trang thông tin điện tử Ủy ban nhân dân
quận Sơn Trà; các tạp chí khoa học; văn kiện Đại hội, Nghị quyết của Đảng bộ quận Sơn Trà, lần thứ IV, nhiệm kỳ 2010-2015, Nghị quyết của Đảng bộ
quận Sơn Trà, lần thứ IV, nhiệm kỳ 2015-2017 để tác gi:
điểm tình hình về phát triển kinh tế xã ä rút ra được đặc cũng như đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu quận Sơn Trà, thành phó Đà Nẵng
- Phương pháp phân tích số liệu:
+ Phương pháp phân tích, so sánh: Nhằm so sánh nhịp độ biến động, cơ cấu của các ngành kinh tế quận Sơn Trà qua các năm (2010-2015); đánh giá
độ
Trang 13
+ Phương pháp thống kê mô tả làm rõ thực trạng thu hút và tác động
của các nguồn vốn đầu tư, cơ cấu lao động, GDP theo ngành vào chuyển dịch
cơ cấu kinh tế từ đó rút ra những kết quả tích cực, tác động tiêu cực và
nguyên nhân trong chuyển dịch cơ cầu kinh tế quận Sơn Trà
+ Phương pháp khái quát hóa những vấn đề đã được nghiên cứu trong các chương cơ sở sở lý thuyết và chương đánh giá thực trạng để rút ra những quan điểm, định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng chuyển dịch cơ cấu
kinh tế quận Sơn Trà
+ Phương pháp biểu đồ, đồ thị: Đề tài sử dụng hệ thống các loại đồ thị toán học và những bảng thống kê số liệu theo chiều dọc và chiều ngang mô tả
hiện trạng cơ cấu đầu tư, cơ cấu lao động theo ngành kinh tế, CCKT và tác
động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành của quận Sơn Trà từ năm 2010 - 2015, từ đó tổng hợp đánh giá sự tác động của chuyền dịch cơ cầu kinh tế đến sự phát triển chung của quận Sơn Trà trong những điều kiện thời gian
cụ thê đến năm 2020
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Thứ nhất, luận văn góp phần làm làm rõ nội dung về CDCCKT Đánh
giá quá trình CDCCKT quận bằng phương pháp phân tích hệ thống để lựa
ố chỉ tiêu để đánh giá CDCCKT
Thứ hai, luận văn tập trung phân tích những đặc điểm tự nhiên, kinh tế,
xã hội; đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến CDCCKT quận Sơn Trà, tính toán,
phân tích các chỉ tiêu đánh giá CDCCKT của quận Sơn Trà Qua đó, đánh giá
những thành công, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế của quá trình CDCCKT quận Sơn Trà để làm cơ sở để xuất những định hướng, giải pháp
Trang 147 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo; nội dung
chính của luận văn được chia làm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cầu kinh tế
Chương 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế quận Sơn Trà, thành phó Đà Nẵng
Chương 3: Một số giải pháp chuyền dịch cơ cấu kinh tế quận Sơn Trà 8 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của mỗi địa phương là một đặc trưng vốn
có của quá trình phát triển kinh tế trong lâu dài Trong những năm qua, đã có những công trình nghiên cứu, tài liệu, bài viết về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở
góc độ lý luận và thực tiễn khác nhau Một số công trình tiêu biểu có thê kể
đến như:
- Vấn đề chuyền dịch cơ cấu kinh tế nói chung và chuyền dịch cơ cấu kinh tế ngành nói riêng được để
“Kinh tế phát triển” - PGS.TS Bùi Quang Bình, trường Đại học kinh tế - Đại
học Đà Nẵng (2012), NXB Thông tỉn và truyền thông; Giáo trình “Kinh tế
phát triển" - Ngô Thắng Lợi (2012), NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân,
p trong các giáo trình như: Giáo trình
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Nhìn chung, các giáo trình của các trường Dai hoc làm rõ những vấn đề lý thuyết cơ bản về cơ cấu kinh tế, chuyển dich
cơ cấu kinh tế Nội dung được kế thừa những thành quả nghiên cứu dựa trên nền những cơ sở lý thuyết của kinh tế học, các công trình nghiên cứu thực
nghiệm của các nhà kinh tế, những kinh nghiệm thực tiễn ở cả các nước phát
Trang 15đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong bối cảnh thực tế của
nước ta
- Đi sâu vào nghiên cứu ứng dụng trên thực tiễn, một số tác giả đã có
nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến CCKT, CDCCKT trong bối cảnh thực tế nước ta, tác giả Bùi Tắt Thắng, trong
cuốn sách “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam" (2006): đã đề cập nhiều
khía cạnh khác nhau của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, trong đó nhắn mạnh những vấn đề cơ bản về lý luận và chuyển dịch cơ cấu ngành; phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam và trong thời kì cơng nghiệp hố, hiện đại hóa ở nước ta, từ đó đã đề xuất quan điểm và giải pháp thúc đây chuyên dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn 2006 — 2010
- Tác giả Trần Anh Phương, “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế - Thực trạng
và những vấn đê đặt ra", Tạp chí Cộng sản, (2009): đã khái quát những nét cơ
bản về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta hiện những năm gần đây, gắn với đường lối, chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và nhà nước trong tiến trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và quá trình hội nhập, tập trung ưu tiên phát
triển bền vững Vì thế, đây nhanh chuyền dịch chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa vẫn được coi là một trong những
giải pháp quan trọng hàng đầu đề phát triển bền vững, là con đường tắt yếu để
Việt Nam nhanh thoát khỏi tình trạng lạc hậu, chậm phát triển trở thành một
quốc gia văn minh, hiện đại
- Tác giả Trần Thị Thanh Hương, “Nghiên cứu thống kê cơ cấu kinh tế
Việt Nam giai đoạn 1986-2012, Luận án Tiến sĩ, (2016) tác giả đã phân tích
quá trình chuyên dịch CCKT của Việt Nam theo cả ba phân tổ (nhóm ngành
Trang 16chuyên dịch mạnh và tích cực nhất Bằng phương pháp chỉ số, phương pháp hồi quy dữ liệu mảng để phân tích nghiên cứu CCKT và chuyển dịch CCKT
Trên nên tảng cơ sở nghiên cứu lý luận, một số tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu quá trình CDCCKT trong bối cảnh của từng địa phương Điển
hình như các nghiên cứu sau đây:
- Tác giả Bùi Quang Bình “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố Đà Nẵng", Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 1(38),
(010: Bằng phương pháp phân tích định lượng và định tính, đã chỉ ra rằng
ó như cơ cầu GDP, cơ cấu lao động, vốn đầu tư và trong nội bộ các
ngành kinh
kinh tế thành phố Đà Nẵng theo hướng công nghiệp hóa Thành phố cần tiếp
u có xu hướng thay đổi và tác động đến chuyển dịch cơ cầu
tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng, môi trường kinh doanh, đầu tư từ ngân sách,
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để đảm bảo các mục tiêu chuyển
dịch cơ cấu kinh tế của thành phó
- Tác giả Võ Duy Khương, trong bài báo “Định hướng và giải pháp
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phó Đà Nẵng đến năm 2020", tạp chí Kinh
tế - Xã hội Đà Nẵng, (2014) đã nêu ra một số lý thuyết về chuyền dịch cơ cấu
kinh tế, xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thế giới và sử dụng bộ số liệu từ Niên giám thống kê Đà Nẵng để xem xét sự chuyển dịch cơ cấu lao động, vốn đầu tư giữa các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ trong khoảng giai đoạn năm 1997-2009 nhằm rút ra khuyến nghị Nhà nước cần có chính sách (chủ yếu là đầu tư) đề phát triển các ngành nào trong thời gian tới Nhìn chung, cơ cấu kinh tế thành phố tiếp tục chuyển dịch nhanh theo hướng
“dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp” Đặc biệt, sức cạnh tranh ở khu vực
Trang 17những trung tâm dịch vụ lớn của cả nước, là cửa ngõ giao thương với nước ngoài, có các ngành, lĩnh vực sử dụng công nghệ cao
- Tác giả Phạm Thị Nga, “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tỉnh Thái
Nguyên theo hướng phát triển bền vững", Luận án Tiền sĩ (2016) - Học viện
Khoa học xã hội Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam và bài báo “Chuyển
dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng phát triển bên vững: Từ lý luận đến
kinh nghiệm và bài học rút ra đối với tỉnh Thái Nguyên” trên trang website: qlkh.tnu.edu.vn Luận án dựa trên quan điểm, lý luận của chủ nghĩa Mác -
Lênin về phát triển kinh tế, cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; tập trung phân tích luận điểm của Kinh tế học phát triển và dựa vào các lý thuyết kinh tế học phát triển về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và kinh nghiệm chuyên dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng phát triển bền vững của một số
tỉnh thành ở Việt Nam (Thành phó Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Đà Nẵng) và rút
ra bài học vận dụng đối với tỉnh Thái Nguyên trong quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế ngành theo hướng phát triển bền vững Tác giả phân tích những biến đổi chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, các nhân tố tác động đến quá trình
đó để bảo đảm chuyển dịch theo hướng phát triển bền vững ở Thái Nguyên từ
năm 2006 đến 2014
- Tác giả Trần Anh Tuấn “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng ven biển
Bắc Bộ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Luận án Tiền si, (2014),
tác giả dựa trên nghiên cứu một số công trình trong và ngoài nước về định hướng chuyền dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và một số công trình nghiên cứu về các yếu tố tác động chuyển dịch cơ cấu
Trang 18
một cách khoa học về các yếu tố ảnh hướng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
vùng ven biển Bắc bộ theo hướng CNH, HĐH Đồng thời, phân tích những thành công, hạn chế và nguyên nhân của những thành công, hạn chế của quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại vùng biển Bắc bộ Tác giá đề xuất rất
nhiều các nhóm giải pháp cụ thê như những giải pháp huy động yếu tố đầu vào, giải pháp về động thái và trình độ: những giải pháp nâng cao kết quả
CDCCKT theo huéng CNH, HDH
- Tác giả Pham Ngoc Dũng “Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Hồng”, Luận án tiễn sĩ, (2001) Tác giả tập trung nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong vùng nông thôn Nhưng
trong luận án vẫn chưa đặt chuyền dịch cơ cấu kinh tế vùng nông thôn vào sự
phát triển chung của nền kinh tế và chưa xem chuyển dịch cơ cầu kinh tế dưới
tác động của nền kinh tế thị trường
Bên cạnh đó còn nhiều công trình nghiên cứu khác về chuyển dịch co
cấu kinh tế tại các tỉnh thành ở Việt Nam Các công trình khoa học trên đã đề cập nhiều khía cạnh khác nhau của chuyển dich cơ cấu kinh tế, những vấn đề
cơ bản về lý luận và thực tiễn ở nhiều địa phương và mí
có thể kế thừa một cách có chọn lọc Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, một số
tác giả đã đi sâu nghiên cứu chuyền dịch cơ cấu kinh tế trong bối cảnh, tình hình, tiềm lực sẵn có của từng địa phương đề đưa ra thực trạng và những đề xuất, giải pháp phù hợp Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở quận Sơn Trà với tư cách
là một luận văn khoa học độc lập và hệ thống trên các mặt lý luận, thực tiễn và giải pháp dựa trên cơ sở phân tích kỹ các lợi thế của quận Sơn Trà, thành
Trang 19CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VE CHUYEN DICH CO CAU KINH TE 1.1 KHAI QUAT VE CO CAU KINH TE VA CHUYEN DICH CO CAU
KINH TE
1.1.1 Cơ cấu kinh tế
a Khái niệm
Trong các tài liệu kinh tế có nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm cơ cấu kinh tế Các cách tiếp cận này thường bắt đầu từ khái niệm cơ cấu Cơ cấu là khái niệm triết học nhằm để chỉ cách thức tô chức bên trong của một hệ thống, biểu hiện sự thống nhất của các mối quan hệ qua lại vững chắc giữa các bộ phận của nó Nếu coi nền kinh tế quốc dân như một hệ thống
với nhiều bộ phận cấu thành và các kiểu cơ cấu hợp thành chúng Theo thời
gian khi nền kinh tế vận động và phát triển thì các bộ phận và các kiểu cơ cấu đó cũng thay đôi Nhìn chung, cơ cấu kinh tế được hiểu là tổng thể các bộ phận hợp thành nền kinh tế cùng các mối quan hệ chủ yếu về định tính và định lượng, ồn định và phát triển giữa các bộ phận ấy với nhau hay của tồn bộ hơng trong những điều kiện của nền sản xuất xã hội và trong những khoảng thời gian nhất định [20, tr.157]
b Phân loại cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế còn là một phạm trù trừu tượng, muốn nắm vững bản
chất của cơ cấu kinh tế và thực thi các giải pháp nhằm chuyền dịch cơ cấu
kinh tế một cách có hiệu quả cần xem xét từng loại cơ cấu cụ thê của nền kinh
tế quốc dân Mỗi một loại cơ cấu phản ánh những nét đặc trưng của các bộ
phận và các cách mà chúng quan hệ với nhau trong quá trình phát triển nền
Trang 20trình phát triển kinh tế Những loại cơ cấu kinh tế cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế quốc dân bao gồm:
- Co cấu ngành kinh tế
- Cơ cấu vùng, lãnh thổ kinh tế ~ Cơ cấu thành phần kinh tế Y Co cấu ngành kinh tế
Là tông hợp các ngành hợp thành cùng các tương quan tỷ lệ, biểu hiện
mối liên hệ và tác động qua lại cả về số lượng và chất lượng giữa các nhóm
ngành của nền kinh tế quốc dân Cơ cấu ngành phản ánh phần nào trình độ phân công lao động xã hội chung của nền kinh tế và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Khi phân tích cơ cấu ngành của một quốc gia người ta
thường phân tích theo 3 nhóm ngành chính:
+ Nhóm ngành nông nghiệp: Gồm các ngành nông lâm, ngư nghiệp
* Nhóm ngành công nghiệp: Gồm các ngành công nghiệp và xây dựng * Nhóm ngành dịch vụ: Gồm thương mại, du lịch
Cơ cấu ngành kinh tế chính là dạng quan trọng nhất, phản ánh rõ nhất
trình độ phát triển của một nền kinh tế Việc nghiên cứu loại cơ cấu này nhằm
tìm ra cách thức duy trì tính tỷ lệ hợp lý của chúng và những lĩnh vực cần ưu
tiên tập trung cao nguồn lực có hạn của mỗi quốc gia trong mỗi thời kỳ nhằm
thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân một cách nhanh nhất,
u quả nhất
Y Co cau vùng, lãnh thổ kinh tế
Nếu cơ cấu ngành kinh tế hình thành từ quá trình phân công lao động
xã hội và chuyên mơn hố sản xuất thì cơ cấu vùng - lãnh thổ lại được hình
Trang 21thổ hình thành gắn liền với cơ cấu ngành và thống nhất trong vùng kinh tế Trong cơ cấu vùng - lãnh thổ kinh tế có sự biểu hiện của cơ cấu ngành trong điều kiện cụ thể của không gian lãnh thổ Loại cơ cấu này phản ánh những
mối liên hệ kinh tế giữa các vùng lãnh thổ của một đất nước trong hoạt động
kinh tế
Thông thường cơ cấu này bao gồm cơ cấu khu vực kinh tế thành thị và nông thôn, khu vực kinh tế trọng điểm và phi trọng điểm, khu vực kinh tế đồng bằng và miễn núi
v Cơ cấu thành phần kinh tế
Nếu như phân công lao động sản xuất đã là cơ sở hình thành cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thô - vùng, thì chế độ sở hữu là cơ sở hình thành cơ cấu thành phần kinh tế Cơ cấu thành phần kinh tế cũng là nhân tố tác động đến cơ
cấu ngành kinh tế và cơ cấu vùng - lãnh thổ Sự tác động đó là biểu hiện sinh
động của mối quan hệ giữa các loại cơ cấu trong nền kinh tế Loại cơ cấu này phản ánh các mối quan hệ giữa con người trong quá trình sản xuất trong đó
sở hữu đối với các tư liệu sản xuất Mô hình
nổi bật lên hàng đầu là quan hệ
chung về số lượng thành phần kinh tế trong nền kinh tế các nước bao gồm: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thê, kinh tế tư nhân, kinh tế hỗn hợp Tỷ lệ giữa
các thành phần kinh tế này thường không giống nhau Điều này tạo ra tính đặc thù trong chiến lược phát triển kinh tế của mỗi quốc gia cũng như trong mỗi giai đoạn phát triển của từng quốc gia
"Trên đây là ba bộ phận cơ bản hợp thành cơ cấu kinh tế trong đó cơ cấu ngành kinh tế có vai trò quan trọng hơn cả cơ cấu ngành và thành phần kinh tế chỉ có thể được chuyên dịch đúng đắn trên phạm vi không gian lãnh thổ và
trên phạm vi cả nước Mặt khác việc phân bố không gian vùng một cách hợp
Trang 22e Tính chất của cơ cấu kinh tế
v/ Tính khách quan
Nền kinh tế có sự phân công lao động có các ngành lĩnh vực bộ phận
kinh tế và sự phát triển của lực lượng sản xuất nhất định sẽ hình thành một cơ cấu kinh tế với tỉ lệ cân đối tương ứng với các bộ phận tỉ lệ đó được thay đổi
thường xuyên và tự giác theo quá trình diễn biến khách quan của nhu cầu xã hội và khả năng đáp ứng nhu cầu đó Cơ cấu kinh tế là biểu hiện tóm tắt cô đọng nội dung chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của từng giai đoạn phát triển nhất định Nhưng không vì thế mà áp đặt chủ quan tự đặt cho các ngành
những tỉ lệ và vị trí trái ngược với yêu cầu và xu thế phát triển của xã hội Mọi sự áp đặt chủ quan nóng vội nhằm tạo ra một cơ cầu kinh tế theo ý muốn
thường dẫn đến tai hoạ không nhỏ bởi sai lầm về cơ cấu kinh tế là sai lầm
chiến lược khó khắc phục hậu quả lâu dài
+ Tính lịch sử xã hội
Sự biến đổi của cơ cấu kinh tế luôn gắn liền với sự thay đổi không
ngừng của lực lượng sản xuất nhu cầu tiêu dùng và đặc điểm chính trị xã hội của từng thời kì Cơ cấu kinh tế được hình thành khi quan hệ ngành lĩnh vực bộ phận kinh tế được xác lập một cách cân đối và sự phân công lao động diễn ra một cách hợp lý Sự ng và phát triển của lực lượng sản xuất là xu hướng phô biế của mọi quốc gia Song mối quan h
lữa con người với con người, con người với tự nhiên trong quá trình tái sản xuất mở rộng ở mỗi giai đoạn lịch sử mỗi
quốc gia lại có sự khác nhau Sự khác nhau đó bị chỉ phối bởi quan hệ sản xuất bởi các đặc trưng văn hoá xã hội bởi các yếu tố lịch sử của mỗi dân tộc
Các nước có hình thái kinh tế - xã hội giống nhau song có sự khác nhau trong
hình thành cơ cấu kinh tế vì điều kiện kinh tế xã hội và quan điểm chiến lược
Trang 231.1.2 Cơ cấu kinh tế hợp lý
Cơ cấu kinh tế hợp lý không chỉ biểu hiện ở mặc số lượng mà quan trọng hơn là quan hệ giữa các bộ phận cấu thành nền kinh tế Tính hợp lý của
một cơ cầu kinh tế chính là ở các điểm sau đây:
- Phù hợp với các điều kiện cấu thành và những nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhằm bảo đảm sự phát triển tốt nhất của vùng và
ngành
- Bảo đảm sự thống nhất của các yếu tố phát triển nói chung và của sức sản xuất nói riêng giữa các lãnh thổ, các ngành, đồng thời có sự thích ứng cao với những thay đổi bên ngoài
- Đạt được hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất, hài hòa giữa sự tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, phú lợi xã hội
1.1.3 Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cầu kinh tế luôn thay đổi theo thời kỳ phát triển bởi các yếu tố hợp thành cơ cấu kinh tế không có định Đó là sự thay đổi về số lượng các ngành hoặc sự thay đổi về quan hệ tỷ lệ giữa các ngành, các vùng, các thành phan do
sự xuất hiện hoặc biến mất của ngành và tốc độ tăng trưởng giữa các
yếu tố cầu thành cơ cấu kinh tế không đồng đều Sự thay đổi của cơ cấu kinh
tế từ trạng thái này sang trạng thái khác cho phù hợp với môi trường phat trié gọi là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế Đây không đơn thuần là sự thay đổi vị
trí, mà là sự biên đổi cả về chất và lượng trong nội bộ cơ cấu Việc chuyển
dịch cơ cấu kinh tế phải dựa trên nền tảng cơ sở một cơ cấu hiện có do đó nội dung của chuyển dịch cơ cấu kinh tế là cải tạo cơ cấu cũ, lạc hậu hoặc chưa
phù hợp để xây dựng cơ cấu mới tiên tiến, hoàn thiện và bỗ sung cơ cấu cũ
nhằm biến cơ cấu cũ thành cơ cấu mới hiện đại và phù hợp hơn
Như vậy, chuyến dịch cơ cấu là sự thay đổi của cơ cấu kinh tế theo thời
Trang 24với sự phát triển kinh tế xã hội và các điều kiện vốn có nhưng không lặp lại
trạng thái cũ Chính vì vậy, cơ cấu kinh tế phản ảnh sự thay đổi về chất và là
cơ sở để so sánh các giai đoạn phát triển [4, tr.61]
1.144 Vai trò của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đối với phát triển kinh tế - xã hội
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một nội dung quan trọng của quá trình CNH, HĐH đất nước Nếu xác định được phương hướng và giải pháp chuyển dịch đúng sẽ đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội cao trong sự phát
triển Có thể khẳng định rằng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế có một vai trò
quan trọng đối với sự phát triển kinh tế vì:
Thứ nhất, chuyên dịch cơ cấu ngành kinh tế nhằm khai thác hiệu quả
thế mạnh và sử dụng có hiệu quả các yếu tổ lợi thế của nền kinh tế, vùng hoặc
địa phương Các yếu tố đó là nguồn lực tài nguyên, lao động yếu tố lợi thế so sánh như chỉ phí sản xuất
Thông qua quá trình tổ chức khai thác có hiệu quả các yếu tố lợi thế, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế sẽ tìm ra các ngành mũi
nhọn tạo khả năng tăng trưởng mạnh cho đất nước, vùng hoặc địa phương
đồng thời giải quyết mối quan hệ bền vững giữa tăng trưởng kinh tế với bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, với phát triển nguồn nhân lực
Thứ hai, chuyên dịch cơ cấu ngành kinh tế hợp lý sẽ thúc đầy tăng trưởng kinh tế
"Trước hết chuyển dịch cơ cấu ngành nhằm nâng cao vai trò và thiết lập
mối quan hệ giữa các ngành với nhau, tạo đà cho các ngành cùng nhau tăng
trưởng và phát triển
Chuyển dịch cơ cấu ngành giúp các ngành có điều kiện tiếp thu trình độ
khoa học công nghệ, thúc đầy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Trang 25rộng quá trình hợp tác kinh tế giữa các vùng trong nước cũng như quốc tế
Thứ ba, chuyền dịch cơ cấu ngành kinh tế tạo điều kiện chuyển biến, thay đổi bộ mặt xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân
Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế không chỉ có tác động đến
thay đổi cơ cấu dân cư mà còn tạo điều kiện nâng cao trình độ người lao động
và mức sống dân cư, từ đó cũng làm thay đổi cơ cấu tiêu dùng của dân cư
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đối ở Việt Nam hiện
nay, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch
vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp Việc phát triển mạnh các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như dệt may, giày da, điện, điện tử đã thu hút một lượng lớn lao động từ khu vực nông nghiệp và nông thôn Bên cạnh đó, mức thu nhập của dân cư ở khu vực thành thị thường cao hơn nông thôn dẫn tới
một bộ phận dân cư di chuyển từ nông thông ra thành thị làm thay đổi cơ cấu
dân cư
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đối với khu vực nông
nghiệp và nông thôn, việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng phát
triển các ngành đem lại hiệu quả kinh tế cao, phát triển các lĩnh vực phi
nông nghiệp, gắn chặt với quá trình xây dựng nông thôn làm cho thu nhập và đời sống của người lao động trong khu vực này được cải thiện, do đó cơ
cấu tiêu dùng của người dân cũng thay đổi Nếu trước đây người dân chỉ
tiêu dùng những hàng hóa thông thường thì ngày nay khi thu nhập tăng lên
người ta sẽ chuyển sang dùng hàng hóa xa xỉ, hàng hóa thứ cấp
Như vậy, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia Vì vậy, vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là một yêu cầu bức thiết để đây nhanh
Trang 26
1.1.5 Tính tất yếu của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Do yêu cầu tắt yếu của việc nâng cao sức cạnh tranh chủ động hội nhập
kinh tế khu vực — quốc tế; yêu cầu của việc phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và đồng thời, do yêu cầu tất yếu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đặt ra yêu cầu cần phải chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Đảng ta đã xác định “Công nghiệp hóa là quá trình chuyền đổi
căn bản, toàn diện các hoạt động kinh tế - xã hội từ sử dụng lao động thủ công
là chính, sang sử dụng một xách phổ biến sức lao động cùng với công nghiệp, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, tạo ra năng suất lao động xã
hội cao” Đối với nước ta, đó là quá trình thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nhằm cải biến một số xã hội nông nghiệp lạc hậu thành một xã hội
công nghiệp gắn với việc hình thành từng bước quan hệ sản xuất tiễn bộ, ngày
càng thể hiện đầy đủ hơn bản chất của chế độ mới
Nền kinh tế nước ta bước vào quá trình công nghiệp hóa với điểm xuất phát thấp; nền công nghiệp lạc hậu mắt cân đối, công nghiệp thấp kém Do
vậy, để sửa dụng sức lao động một cách phô biến với công nghệ hiện đại
nhằm khai thác tối đa nguồn lực của đất nước, không ngừng tăng năng suất lao động, làm nền kinh tế tăng trưởng nhanh, đòi hỏi phải chuyền dịch cơ cấu kinh tế Hơn nữa, theo kinh nghiệm của các nước có nền kinh tế phát triể
hiện nay cho ta bài học kinh nghiệm về công nghiệp hóa, đó là phải điều
chỉnh lại cơ cấu của nền kinh tế
Như vậy, chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế quốc dân là sự vận động phát triển của các ngành làm thay đổi vị trí, tương quan tỷ lệ và mối quan hệ, tương tác giữa chúng theo thời gian dưới tác động của những yếu tố kinh tế -
xã hội nhất định của đất nước và quốc tế
1.1.6 Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Trang 27phát triển kinh tế xã hội, xu thế chuyên dịch cơ cấu ngành kinh tế sẽ theo sự
thay đổi của tỷ trọng đóng góp vào kết quả sản lượng đầu ra của nền kinh tế Một số xu hướng về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình phát
triển là:
- Ty trọng của sản lượng hoặc giá trị của ngành nông nghiệp trong GDP
sẽ giảm xuống, trong khi tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ sẽ tăng lên và đến
một trình độ nhất định tỷ trọng của dịch vu sẽ tăng nhanh hơn công nghiệp - Dưới tác động của tiến bộ khoa học công nghệ, ty trọng của các ngành kinh tế hiện đại, có trình độ công nghệ cao hơn sẽ ngày càng tăng, trong khi tỷ
trọng của các ngành truyền thống ngày càng giảm
- Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra trong điều kiện nước
ta mở rộng, hội nhập vào nền kinh tế khu vực và quốc tế, chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế còn chịu tác động của những biến đổi kinh tế khu vực và quốc tế Chính vì vậy, xu hướng toàn cầu hóa, đó cũng chính là cơ hội và thách thức đối với các nước đang phát triển
1.2 CAC NOI DUNG CHUYEN DỊCH CƠ CẤU KINH TE 1.2.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành
a Khái niệm
Chuyển dich CCKT theo ngành là một quá trình tác động làm thay đồi cơ cầu về tỷ trọng giữa các ngành và vị trí, vai trò giữa 3 nhóm ngành kinh tế:
Nông — lâm - thủy sản; Công nghiệp - xây dựng: Thương mai - dich vu
b Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Trong quá trình đó, tỷ trọng của các khu vực trong GDP diễn ra theo xu hướng tỷ trọng của nhóm ngành I giảm dẫn, tỷ trọng của nhóm ngành II và
nhóm ngành III tăng lên mặc dù số lượng tuyệt đối vẫn tăng lên không ngừng
e Chỉ tiêu đánh giá chuyỗi
dịch cơ cấu các ngành kinh tế
Trang 28công nghiệp, và dịch vụ)
- Sự thay đổi tỷ trọng giá trị sản xuất của các ngành kinh tế - Sự thay đổi tỷ trọng lao động theo ngành
- Sự thay đổi tỷ trọng vốn đầu tư theo ngành - Sự thay đổi năng suất theo ngành
- Hệ số Cosọ (đánh giá hiệu quả chuyên dịch cơ cấu kinh tế ngành)
Trong đó: Si(Ð là tỷ trọng ngành ¡ tại thời điểm t; @ được coi là góc hop
bởi hai vector cơ cấu S (10) và S (t1)
Khi Cos@ càng lớn thì các cơ cấu càng gần nhau bấy nhiêu và ngược
lại
Khi Cos@ = I thì góc giữa hai vector này bằng @ = 0 thì 0 điều đó có nghĩa là hai cơ cấu đồng nhất Khi Cos@ = 0 thì góc giữa hai vector này bing
90 độ và các vector cơ cấu là trực giao với nhau
Do vay ty sé 9/90 phan ánh tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu
- Sự thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của nên kinh tế 1.2.2 Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ các ngành
a Khái niệm
Trang 29nuôi và dịch vụ nông nghiệp; trong nội bộ ngành công nghiệp, đó là sự
chuyên dịch cơ cấu giữa công nghiệp khai thác và chế biến Về mặt lượng,
chuyên dịch cơ cấu trong nội bộ ngành là sự thay đổi về giá trị sản xuất, số
lao động, năng suất, vốn đầu tư theo thời gian của các bộ phận trong ngành
đó Về mặt chất, chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ các ngành biểu hiện bằng
thay đổi trong hiệu quả sử dụng các yếu tố nguồn lực, thay đổi về giá trị gia tăng, năng suất lao động của các bộ phận
b Xu hướng chuyển dịch:
Cơ cấu kinh tế nội bộ các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ có xu hướng sự chuyên dịch theo hướng giảm tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp, tăng giá trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ các ngành là phải hướng tới một cơ cấu ngành hợp lý, đa dạng, trong đó cần phát triển các ngành chủ lực có nhiều lợi thế đáp ứng yêu cầu trong nước và xuất khẩu trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước
- Trong nội bộ ngành nông nghiệp và kinh tế nông thôn, tỷ trọng của khu vực công nghiệp và dịch vụ nông thôn có giá trị sản lượng tăng lên và tỷ
trọng ngành nông nghiệp thuần túy giảm xuống Trong nội bộ nông nghiệp tỷ
trọng giá trị ngành chăn nuôi, thủy sản sẽ tăng lên và tỷ trọng giá trị sản lượng
ngành trồng trọt giảm xuống tương ứng
~ Trong nị ;gành công nghiệp, tỷ trọng các ngành công nghiệp chế
biến tăng lên, giảm tỷ trọng ngành khai thác; cơ cấu sản xuất thay đôi theo hướng từ ngành sản xuất các sản phẩm chứa hàm lượng lao động cao sang sản xuất sản phẩm chứa hàm lượng cao về vốn và khoa học công nghệ
- Trong nội bộ ngành dịch vụ, phát triển mạnh và nâng cao chất lượng
các ngành dịch vụ, thương mại, kể cả thương mại điện tử, các loại hình vận
Trang 30trong ở lĩnh vực thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế và phát triển đô thị và nhiều
loại hình dịch vụ mới ra đời hơn
e Chỉ tiêu phản ảnh chuyển dịch cơ cấu nội bộ các ngành:
- Ty trong gid tri sản xuất của các phân ngành trong từng ngành kinh tế - Sự thay đổi tỷ trọng giá trị sản xuất của các các phân ngành trong từng ngành kinh tế - Hệ số Coso (đánh giá hiệu quả chuyền dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành) 1.2.3 Chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư theo ngành a Khái niệm:
Cơ cấu đầu tư theo ngành kinh tế phản ánh mức độ hoặc tỷ trọng đóng góp vốn đầu tư của các ngành kinh tế trong tông vốn đầu tư toàn xã hội Đây là loại cơ cấu đầu tư quan trọng nhất vì nó tác động trực tiếp đến sự chuyển dịch CCKT theo ngành kinh tế Cơ cấu đầu tư theo ngành kinh tế quy định tỷ
phân bé vốn đầu tư vào các ngành kinh tế, qua đó quyết định quan hệ tỷ lệ về vốn sản xuất giữa các ngành kinh tế và cuối cùng quyết định quan hệ qua lại
giữa các ngành kinh tế về mặt định tính cũng như định lượng
b Xu hướng chuyển dịch:
Các ngành kinh tế có tỷ suất lợi nhuận cao sẽ được chú trọng đầu tư,
dẫn đến quy mô, tỷ trọng của ngành kinh tế đó gia tăng Đầu tư tác động đến CCKT, làm CCKT chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành kinh tế then chốt, ngành kinh tế có tiềm năng, thế mạnh
& Chitiéu diah gid chuyén dich cơ cấu vin dau tr theo nginh kink t€ - Ty trong vốn đầu tư hàng năm của các ngành kinh tế
- Sự thay đổi tỷ trọng vốn đầu tư của các ngành kinh tế
- Sự thay đổi cơ cấu thực hiện vốn VĐT của các ngành kinh tế
Trang 311.2.4 Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành
a Khái niệm
Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế thể hiện mức độ hoặc tỷ trọng đóng
góp lao động của mỗi ngành kinh tế trong tổng số lao động của toàn bộ nền
kinh tế
b Xu hướng chuyển dịch
Cơ cấu lao động là một trong những chỉ tiêu phản ánh mức độ thành công về mặt kinh tế xã hội của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm gia tăng tỷ trọng giá trị của sản xuất công nghiệp, mà là cùng với mức đóng góp vào GDP ngày càng tăng của của lĩnh vực công nghiệp phải là quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đời sống xã hội của con người, trong đó cơ sở
quan trọng nhất là số lượng lao động đang làm việc trong lĩnh vực phi nông nghiệp chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng lực lượng lao động đang làm
việc trong nền kinh tế
e Chỉ tiêu đánh giá chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế
- Ty trong lao động hàng năm của các ngành kinh tế
- Sự thay đổi tỷ trọng lao động của các ngành kinh tế
- Sự thay đổi tỷ trọng lao động theo trình độ chuyên môn trong các ngành kinh tế - Năng suất lao động và sự thay đổi năng suất lao động của các ngành kinh tế 1.2.5 Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất a Khái niệm
Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất là quá trình vận động, biến đổi của
các loại đất khác nhau làm thay đổi vị trí, tương quan tỷ lệ và mối quan hệ, tương tác giữa các loại đất dưới tác động của những yếu tố kinh tế, xã hội và
Trang 32b Xu hướng chuyển dich
Trong quá trình CNH-HĐH, ngành kinh tế nào cũng có yêu cầu về các
điều kiện nhất định liên quan đến đất đai CNH-HĐH làm thay đổi cơ cấu
kinh tế từ nền kinh tế chủ yếu dựa trên nền tảng ngành nông nghiệp chuyển
sang dựa trên ngành công nghiệp và dịch vụ là chính Công nghiệp và dịch vụ
phát triển là nguyên nhân làm tăng nhu cầu sử dụng đất của các ngành này và chính sự tăng trưởng và phát triển các ngành nông nghiệp đã thúc đây sự phát triển các hoạt động phi nông nghiệp và cũng là nguyên nhân làm cho cơ cấu sử dụng đất chuyển dịch theo hướng từ ngành sản xuất nông nghiệp sang phi
nông nghiệp
e Chỉ tiêu đánh giá chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất đai
~ Tỷ trọng mục đích sử dụng đất hàng năm của các ngành kinh tế
- Sự thay đổi mục đích sử dụng đắt của các ngành kinh tế
1.3 CÁC NHAN TO TAC DONG DEN CHUYEN DỊCH CƠ CẤU KINH
TẾ
1.3.1 Nhóm nhân tố điều kiện tự nhiên
Nhóm nhân tố điều kiện tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, khí hậu, đất đai
và tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng đến việc hình thành cơ cấu kinh tế Bởi
vì nguyên tắc của chuyển dịch cơ cấu kinh tế là phải tạo ra được một cơ cấu
kinh tế hợp lý trên cơ sở sử dụng được hiệu quả mọi lợi thế so sánh Với mỗi
đặc điểm khác nhau về vị trí địa lý, khí hậu, đất đai, tài nguyên thì sẽ có một cách lựa chọn cơ cấu kinh tế khác nhau
Vi tri dia lý là yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình phát triển của vùng Nếu một vùng là đầu mối giao thông, có cảng biển chính, cửa khẩu quan
Trang 33
phong phú về tài nguyên thiên nhiên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển
các ngành công nghiệp, du lịch, ngư nghiệp, nông nghiệp, Quy mô, sự giàu
có, chất lượng, điều kiện khai thác các nguồn tài nguyên sẽ ảnh hưởng rất lớn
đến CCKT Nơi đâu nghèo tài nguyên thiên nhiên thì nơi đó CCKT khó có
thé da dạng Song việc khai thác các yếu tố này phục vụ phát triển và chuyển dịch CCKT còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan Tùy
theo trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, việc phát hiện, khai thác và sử
dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể theo những phương hướng khác
nhau và tạo ra những giá trị sử dụng khác nhau, dẫn đến sự hình thành và phát
triển CCKT khác nhau Không phải cùng một điều kiện tài nguyên như nhau thì CCKT sẽ giống nhau
1.3.2 Nhóm nhân tố về nguồn lực a Nguồn vốn đầu tư
Đầu tư tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua các chính
sách tác động đến cơ cầu đầu tư Nhà nước có thể can thiệp trực tiếp như thực
hiện chính sách phân bổ, kế hoạch hóa, xây dựng cơ chế quản lý đầu tư hoặc điều tiết gián tiếp thông qua các công cụ chính sách: thuế, tín dụng, lãi suất để xác lập và dẫn dắt sự chuyển dịch cơ cầu kinh tế ngày càng hợp lý
b Lao động và chất lượng nguôn nhân lực
Nguồn nhân lực được coi là một trong những yếu tố quan trọng của quá
trình phát triển kinh tế và có tác động to lớn tới quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế
Nguồn nhân lực mà có trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn kỹ thuật
cao thì khả năng tư duy sáng tạo và tỉnh thần làm việc cũng như tỉnh thần
trách nhiệm và tính tự giác sẽ cao hơn, khả năng tiếp thu khoa học công nghệ
cũng cao hơn Đây là yếu tố quan trọng góp phần thúc đây khoa học kỹ thuật
Trang 34
hiệu quả sản xuất kinh doanh và nâng cao năng suât lao động, thúc đây các
ngành dịch vụ kỹ thuật cao phát triển, do đó làm cho các ngành công nghiệp
và dịch vụ phát triển mạnh hơn Tỷ trọng các ngành này trong nền kinh tế cũng tăng lên tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế được đi đúng hướng, thúc đây quá trình phát triển kinh tế
Ngược lại, nguồn nhân lực mà có trình độ văn hố và chun mơn
nghiệp vụ thấp thì sẽ không đủ khả năng để tiếp thu khoa học công nghệ hiện
đại Khoa học kỹ thuật thì lạc hậu, năng suất lao động thấp sẽ làm cho tốc độ
phát triển của các ngành công nghiệp và dịch vụ công nghệ cao thấp và quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng sẽ diễn ra chậm chạp hoặc “dậm chân tại chỗ" thậm chí có khi còn thụt lùi, nền kinh tế sẽ phát triển một cách chậm
chạp
c Sự phát triển của khoa học công nghệ
Khoa học công nghệ là động lực chủ yếu thúc đây phân công lao động xã hội Theo lý luận của G.Xuipittơ “sự tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch
CCKT công - nông nghiệp là do những hoạt động sáng kiến tạo nên”, trong đó
sáng kiến tạo ra sản phẩm mới là lực lượng vật chất quyết định kinh tế tăng trưởng và chuyên dịch cơ cấu công - nông nghiệp Những sáng kiến tạo ra sản sự tiến bộ có tính phẩm mới thường xuất tập trung hàng loạt, thể nhảy vọt, tạo ra nhiều ngành nghề mới, đẩy mạnh sự phân công lao động xã hội
Tiến bộ khoa học công nghệ không chỉ đẩy nhanh tốc độ phát triển của các cơ sở sản xuất kinh doanh, tạo tiền đề nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn tạo ra những khả năng sản xuất mới, cũng như những sản phẩm mới phù
hợp với thị trường, qua đó làm tăng tỷ trọng của chúng trong tổng thể nền
Trang 35cũng làm cho thay đổi cơ cấu ngành kinh tế
Sự xuất hiện những ngành mũi nhọn của khoa học công nghệ như điện tử - tin học, sinh học, vật liệu mới đã tạo ra những lợi thế cạnh tranh mới,
cơ hội mới để các nước đi sau có thể phát triển “rút ngắn” bằng việc chuyển
dịch trong nội bộ các ngành Trong từng nội bộ ngành, sự phát triển của khoa
học công nghệ là một trong các nhân tố chủ yếu tạo tiền đề để chuyển dịch
CCKT theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Trong lĩnh vực nông
nghiệp, khoa học công nghệ làm tăng năng suất lao động, hiệu quả sản xuất
và thay đổi phương thức lao động trong nông nghiệp Khoa học kỹ thuật đã
có những tác động mạnh mẽ về cơ giới hóa, điện khí hoá, thủy lợi hóa, từ
đó hàng loạt giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao được đưa vào sản xuất Như vậy, cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, những lợi thế của các yếu tố truyền thống sẽ giảm xuống, đồng thời xuất hiện những lợi thế so sánh mới liên quan đến hàm lượng tri thức trong sản phẩm được sản xuất ra Trong lĩnh vực công nghiệp, nhờ tiến bộ khoa học công
nghệ các ngành khai thác, chế biến nguyên liệu truyền thống bị thu hẹp, đồng thời xuất hiện những ngành khai thác, chế biến nguyên liệu mới thích hợp Nền sản xuất công nghiệp truyền thống được thay thế bằng các ngành công
nghiệp và dịch vụ mới Khu vực dịch vụ ngày càng mở rộng so với hai khu
vực còn lại của nền kinh tế quốc dân Tiến bộ khoa học công nghệ sẽ làm
thay đổi cơ cấu và tổ chức vật chất - kinh tế - xã hội của loài người nói chung,
ng
Tiến bộ khoa học công nghệ và tốc độ cải tiến công nghệ tác động trực
thúc đây chuyên dịch CCKT trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói
tiếp, có tính chủ đạo đến sự hình thành và phát triển CCKT; làm cho quy mô, chất lượng phát triển của các ngành thay đổi dẫn đến CCKT thay đổi
Tiến bộ khoa học công nghệ là yếu tố cốt lõi thúc đây chuyển dịch
Trang 361.3.3 Nhóm nhân tố về xu thế kinh tế - xã hội
a Xu thế tồn cầu hố kinh tế, quốc tế hoá lực lượng sản xuất
Hai xu thế trên tạo sự phát triển đan xen nhau khai thác thế mạnh của nhau trong sản xuất và trao đổi hàng hoá dịch vụ
Các thành tựu của cách mạng khoa học và công nghệ sự bùng nỗ thông
tin tạo điều kiện cho các nhà sản xuất - kinh doanh nắm bắt thông tỉn hiểu thị
trường và hiểu đối tác mà mình muốn hợp tác Từ đó giúp họ định hướng sản xuất kinh doanh thay đôi cơ cấu sản xuất kinh doanh phù hợp với xu thế hợp
tác đan xen vào nhau khai thác thế mạnh của nhau cùng nhau phân chia lợi nhuận
b Chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia
(chính quyền địa phương)
Chiến lược mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của mỗi
quốc gia có ảnh hưởng quyết định đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế Về bản
chất, cơ cấu kinh tế là sự biểu hiện tập trung chiến lược phát triển kinh tế xã
hội của mỗi quốc gia Các chủ thê của quốc gia đó mà đại diện là Nhà nước là người đề xướng, xây dựng và hoàn thiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
Mục tiêu, nội dung, định hướng của chiến lược phát triển kinh tế xã hội rõ
ràng, có chất lượng cao càng tạo điều kiện để xây dựng, hoàn thiện cơ cấu kinh tế hợp lý Khi đó, cơ cấu kinh tế hợp lý sẽ góp phần thực hiện tốt chiến lược phát triển mỗi quốc gia
Như vậy nhà nước đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thông qua việc định hướng, chỉ phối chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng tiến bộ ở tắt cả các ngành, các lĩnh vực, bộ phận của nền kinh tế
e Cơ chế quản lý
Mọi sự hoạt động của nền kinh tế đều có sự điều tiết của nhà nước song
Trang 37các đơn vị kinh tế Nhà nước điều hành thông qua hệ thống pháp luật và các
chính sách kinh tế
Những sản phẩm nào ngành nào cần khuyến khích thì nhà nước giảm
thuế hoặc quy định thuế suất thấp để người sản xuất có lợi nhuận cao còn đối
với những ngành hàng cần hạn chế thì đánh thuế cao người sản xuất thu được
ít lợi nhuận tất nhiên họ sẽ hạn chế đầu tư phát triển Những ngành hàng hoặc
lĩnh vực không ai muốn đầu tư sản xuất nhưng sản phẩm của nó lại rất cần
cho xã hội thì nhà nước tự đầu tư, tự tổ chức sản xuất Nhà nước cũng có thể
khuyến khích lao động chuyền đến các nơi có tài nguyên có nhu cầu lao động
thông qua các chính sách kinh tế xã hội; ngược lại muốn hạn chế sự di dân thì phải đầu tư phát triển các thị xã, thị trấn, thị tứ để có điều kiện sinh hoạt vật
chất và tỉnh thần tương đương như các đô thị lớn
Sự tác động của cơ chế quản lý sẽ thực hiện được cơ cấu sản xuất, cơ cấu dân cư tạo ra sự cân đối lực lượng lao động và thu nhập giữa các vùng và
giảm bớt khoảng cách thành thị và nông thôn
d Như cầu thị trường
Nhu cầu của thị trường là cơ sở để các doanh nghiệp, người sản xuất đưa ra quyết định sản xuất sản phẩm gì, số lượng bao nhiêu, do đó khách hàng
trên thị trường chính là người đặt hàng cho tắt cả các ngành lĩnh vực bộ phận
trong toàn bộ nền kinh tế Nếu như xã hội không có nhu cầu thì tất nhiên sẽ
không có bất kì
trường thì không có kinh tế hàng hoá Thị trường và nhu cầu xã hội còn quy
quá trình sản xuất nào Cũng như vậy không có thị định chất lượng sản phẩm và dịch vụ nên tác động trực tiếp đến quy mô trình độ phát triển của các cơ sở kinh tế đến xu hướng phát triển và phân công lao
động xã hội đến vị trí tỉ trọng các ngành lĩnh vực trong cơ cầu của nên kinh tế
Trang 38KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 của luận văn đề cập đến các vấn dé sau đây: Hệ thống hóa và
khái quát một số khái niệm cơ bản của cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế Sau khi làm rõ quan điểm về cơ cấu kinh tế, đề tài đã phân tích những đặc trưng của cơ cấu kinh tế của một quốc dân, thế nào là cơ cấu kinh tế hợp
lý Từ đó, đưa ra sự cần thiết trong việc chuyên dịch cơ cấu kinh tế đặc biệt là
chuyên dịch cơ cấu kinh tế ngành như trong phạm vi của bài luận đã nêu ở phần Mở đầu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vừa là mục tiêu, vừa là yêu cầu của
quá trình CNH - HĐH trong xã hội hiện nay Bên cạnh đó, luận án còn nêu ra
những nội dung và tiêu chí cơ bản dé đánh giá việc chuyển dịch cơ cấu kinh
tế; những nhân tố điều kiện tự nhiên, nhân tố về nguồn lực, nhân tố về xu thế kinh tế - xã hội Những luận cứ khoa học trên đây là tiền đề để phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế quận Sơn Trà cũng như dự báo, định hướng
chuyên dịch cơ cấu kinh tế và đề ra các giải pháp hoàn thiện trong các chương
Trang 39CHƯƠNG 2
THUC TRANG CHUYEN DICH CO CAU KINH TE
QUAN SON TRA GIAI DOAN NAM 2010-2015
2.1 ĐẶC ĐIÊM TỰ NHIÊN, KINH TE - XA HOI CUA QUAN SON
TRA, THANH PHO DA NANG
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
a Vị trí địa lý
Sơn Trà nguyên là quận 3 của thành phó Đà Nẵng, nằm về phía Đông
thành phố Đà Nẵng, trải dài theo hạ lưu phía hữu ngạn sông Hàn, có toạ độ địa lý từ 16004'51" đến 1600913" vĩ độ Bắc, 108015'34" đến 108018142" kinh
độ Đông Đây là một quận có ba mặt giáp sông, biển Phía Bắc và Đông giáp
biển Đông, phía Tây giáp Vũng Thùng (Vịnh Đà Nẵng) và sông Hàn, phía Nam giáp quận Ngũ Hành Sơn
Quận Sơn Trà có vị trí quan trọng về kinh tế, quốc phòng - an ninh, có cảng Tiên Sa là cửa khẩu quan hệ kinh tế quốc tế không chỉ của thành phố Da Nẵng mà của cả khu vực, có bờ biển đẹp, có rừng Sơn Trà là khu bảo tồn
thiên nhiên Sơn Trà có vị trí khá thuận lợi cho giao lưu kinh tế và phát triển
văn hoá theo hướng mở b Địa hình địa mạo
Địa hình quận Sơn Trà thuộc loại địa hình đồng bằng ven biển có tác động của hiện tượng bồi tích cát biển, trừ hòn Sơn Trà cao 696m nằm ở phía Bắc, thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái, bảo vệ môi trường còn lại có độ cao trung bình từ 1,5m đến 2m so với mực nước biển Có thể chia làm
ba loại địa hình:
- Loại địa hình cao, tương đối bằng phẳng, dốc dần từ đường Ngô
Trang 40quy hoạch Là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vu, quân sự và các khu chức năng của Thành phố có dân cư đông đúc
- Loại địa hình thấp, là các bãi cát ven sông Hàn và vịnh Đà Nẵng Độ
cao trung bình 0,5 — 1m, có chu kỳ ngập lụt khoảng 1 đến 2%; chiếm diện tích
khoảng 7 — 8% Đây là dạng địa hình được hình thành nhờ sự bồi đắp của
sông Hàn chảy ra biển rất phù hợp sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản Nhưng gần đây, nhằm mục tiêu phát triển du lịch và bảo vệ môi trường
nên các hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản trên sông Hàn dan bị hạn chế
đến mức dừng hẳn
- Loại địa hình gò đổi do cát bồi tích lâu đời Loại này diện tích rất ít
(khoảng 1 - 2% ), tập trung phí Tây đường Ngô Quyền, độ cao trung bình từ 9- 12m
e Khí hậu thủy văn
Sơn Trà chịu ảnh hưởng nhiều của chế độ gió mùa Gió mùa Đông -
Bắc xuất hiện sớm nhất vào tháng 8 và kết thúc chậm nhất vào tháng 4 nim
sau Trung bình hàng năm có khoảng 14 - 16 đợt gió mùa Đông - Bắc ảnh
hưởng đến thời tiết Đà Nẵng - Sơn Trà Gió mùa Tây - Nam thường mang theo không khí khô và nóng, xuất hiện sớm nhất vào cuối tháng 2 và kết thúc chậm nhất vào tháng 9, tháng 10, song tập trung chủ yếu vào các tháng 6 - 8
Trung bình hàng năm có từ 50 - 60 ngày có gió mùa Tây - Nam
ào
Sơn Trà là địa bàn chịu tác động trực tiếp khi có các cơn bão đồ
Đà Nẵng (năm nhiều nhất có tới 5 cơn bão) Bão thường xuất hiện từ tháng 9
đến tháng 11, thêm vào đó là các hiện tượng thời tiết đặc biệt khác Vì vậy, về mặt khí hậu - thời tiết, Sơn Trà cũng có những hạn chế cơ bản là: Mùa khô
thường thiếu nước, những đợt gió khô, nóng kéo dài vào mùa hạ gây ảnh
hưởng không nhỏ đến các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân Sơn