Huyền thoạilinhthiêng
Phủ TâyHồ
Men theo con đường rợp bóng cây cuối khu biệt thự TâyHồ
ở thủ đô Hà Nội, giữa bát ngát hương sen và cảnh đất trời hòa
quyện trong ánh nắng chiều tà, doi đảo nhỏ được người xưa
ví là “bãi đất cá vàng” nhô ra giữa mặt nước lung linh, đúng
là cái thế “đầu rồng, thân rồng, rùa cõng” khiến khách vãn
cảnh cảm thấy âm dương đối đãi, tâm hồn mình thư thái lạ.
Vượt qua cổng PhủTâyHồ sừng sững bên cây đa cổ, con
đường vào phủ uốn lượn theo mép hồ lơ thơ liễu rủ lại đưa
bước chân du khách tới hai cây vối lớn hiếm thấy và một cây
si cổ thụ ngay trước cửa Động Sơn Trang, vươn những chùm
rễ đại ra mặt nước cho chim chóc đua nhau về làm tổ. Cảnh
đẹp nên thơ ấy là một trong những lý do khiến PhủTâyHồ
luôn thu hút khách thập phương đến bằng đường bộ cũng như
bằng đò trên hồ Tây. Truyền thuyết về công trình văn hóa tín
ngưỡng được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia này
cũng là điều khiến không ít du khách trầm trồ tán thưởng.
Sự tích vị Thánh Mẫu thờ trong PhủTâyHồ được người dân
tổng Thượng, huyện Phụng Thiên xưa (nay là vùng Yên Phụ,
Nghi Tàm, Tây Hồ, Quảng Bá, Xuân La, Vạn Dâu) kể lại
rằng: Quỳnh Hoa là con gái Ngọc Hoàng thượng đế ở Đệ nhị
Thiên Cung, do đánh rơi chén ngọc dâng rượu chúc thọ đã
phải xuống trần gian đầu thai làm Giáng Tiên - con gái
thường dân Lê Thái Công ở An Thái - Vân Cát - Vụ Bản -
Nam Định vào năm 1557. Lớn lên, có nhan sắc tuyệt trần, lại
giỏi thi thơ, song lấy chồng và sinh con - một trai, một gái -
thì Giáng Tiên chớp mắt thăng thiên đình. Nàng giáng trần
lần thứ nhất để gặp lại người thân, có hai nữ thần Quế
Nương, Thị Nương hậu vệ; lần hai hiển linh để cứu nhân độ
thế, trừng phạt kẻ bất lương trêu ghẹo người này, lại gia ơn
cho kẻ khác và du ngoạn khắp chốn danh lam, giáng bút đề
thơ.
Cây si, cây vối cổ thụ ở phủ
Có truyền thuyết kể rằng chính tại mảnh đất PhủTâyHồ
ngày nay, Quỳnh Hoa đã tái ngộ xướng họa thơ văn cùng
Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan (lần thứ nhất đàm đạo tại xứ
Lạng) trong vai cô chủ quán tửu lâu TâyHồ phong nguyệt, ít
ngày sau Trạng Bùng quay lại đã thấy biến mất cả người lẫn
quán, chỉ còn hồ nước mênh mông. Quỳnh Hoa đã được dân
chúng lập phủ thờ, đặt tên là Bà Chúa Liễu Hạnh, được xem
là một trong bốn vị “tứ bất tử”, là tấm gương về sự tự mình
tạo lấy hạnh phúc. Bà Chúa Liễu Hạnh theo quan niệm dân
gian đã trở thành một mẫu quyền năng vô lượng và phân
thân, hóa thân thành các thần linh cai quản muôn mặt của vũ
trụ: Mẫu Cửu Thiên Huyền Nữ cai quản trên trời, Mẫu
Thượng Ngàn cai quản núi rừng, Mẫu Thủy (hay Mẫu Thoải)
cai quản trên sông biển, thể hiện sự ngưỡng mộ chân thành,
coi trọng vai trò của người mẹ.
.
Huyền thoại linh thiêng
Phủ Tây Hồ
Men theo con đường rợp bóng cây cuối khu biệt thự Tây Hồ
ở thủ đô Hà Nội, giữa bát. ấy là một trong những lý do khiến Phủ Tây Hồ
luôn thu hút khách thập phương đến bằng đường bộ cũng như
bằng đò trên hồ Tây. Truyền thuyết về công trình