Đề tài : “Lý luận giá cả thị trường của Mác, Marshall và Samuelson và sự vận dụng lý luận trên trong việc điều hành giá cả thị trường ở nước ta hiện nay” pptx
Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
266 KB
Nội dung
Đề tài:“LýluậngiácảthịtrườngcủaMác,
Marshall vàSamuelsonvàsựvậndụnglýluậntrên
trong việcđiềuhànhgiácảthị trường ởnướcta
hiện nay”
PHẦN MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết, bất kỳ một nền sản xuất nào cũng phải giải quyết ba vấn
đề cơ bản là sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai?Câu trả lời này
chỉ có thể có được thông qua xem xét các mối quan hệ thịtrườngvà yếu tố giácảthị
trường. Có lẽ vì tầm quan trọng đó củagiácả mà hầu như các trường phái kinh tế từ
cổ điển đến hiện đại đều cố gắng đưa ra nhiều cách định nghĩa vàlý giải khác nhau về
giá cảthị trường, để từ đó rút ra những quy tắc chung cho điềuhành sản xuất và lưu
thông.Việc nắm vững nội dung, quy luật, nguyên tắc hình thành giácảthịtrường có ý
nghĩa rất quan trọngtrong thực tiễn hoạt động kinh tế hiện nay với mọi quốc gia. Đặc
biệt với Việt Nam chúng ta, khi vừa mới gia nhập kinh tế thế giới, dù thời cơ thuận lợi
có nhiều song thách thức cũng không ít, trước những biến động phức tạp của tình hình
giá cảhiện nay, chúng ta cần có một nhận thức đúng đắn nhằm chỉ đạo hoạt động điều
hành giácả một cách có hiệu quả nhất. Nhận thức điều đó, qua quá trình học tập môn
Kinh tế chính trị, em đã có điều kiện nghiên cứu ba đại diện có nhiều đóng góp tích
cực vào lý thuyết giá trị là K. Mác, A. Marshallvà P. A. Samuelson. Vì vậy em chọn
đề tài“LýluậngiácảthịtrườngcủaMác,MarshallvàSamuelsonvàsựvậndụnglý
luận trêntrongviệcđiềuhànhgiácảthị trường ởnướctahiện nay” để trình bày một
số ý tưởng của mình.
Trong giới hạn thời gian và yêu cầu môn học, em chỉ xin nêu ra những quan
điểm tưởng chính của các nhà kinh tế và liên hệ với thực tế công tác điềuhànhgiácả
tại nước ta, qua đó trình bày một số nhận định và kiến nghị một số giải pháp đối với
công tác điềuhànhgiácảhiện nay tạinước ta. Em rất mong nhận được ý kiến góp ý
của các thầy cô giáo để bài viết của em được hoàn thiện hơn!
Em xin chân thành cảm ơn!
NỘI DUNG
1. Cơ sở lýluận
1.1. Lýluậngiácảcủa Mác
K. Mác là một trong những người đầu tiên sáng lập ra kinh tế chính trị học
Macxit.Lần đầu tiên, ông đã nêu ra đối tượng của kinh tế chính trị là quan hệ sản xuất,
tức là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất, mà trước hết là các quan
hệ sở hữu và phân phối.Từ xuất phát điểm đó, ông đi nghiên cứu về sản xuất và lưu
thông hàng hóa trong xã hội.Trên cở sở phê phán và kế thừa các học thuyết của các
trường phái kinh tế trước đó cộng với thiên tài bẩm sinh, Mác đã xây dựng cho mình
một học thuyết kinh tế chính trị hoàn bị.Trong đó, thành tựu đầu tiên phải kể đến là
phát hiện ra quy luật giá trị - quy luật kinh tế cơ bản của mọi nền sản xuất và lưu
thông hàng hóa.
Bằng việc phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa, Mác đã
phân biệt được hai thuộc tính của hàng hóa là giá trị sửdụngvàgiá trị. Giá trị sử
dụng là công dụng một vật, là thuộc tính tự nhiên của nó làm thỏa mãn nhu cầu nào
đó của cong người, còn giá trị là hao phí lao động để làm ra hàng hóa đó. Đặc trưng
của giá trị sửdụng là phải được tiêu dùng, thông qua trao đổi hàng hóa.Trong quá
trình trao đổi trênthị trường, sự cạnh tranh nội bộ ngành sẽ dẫn tới hình thành giá trị
trao đổi hay giá cả. Do vậy giácả chính là giá trị thịtrườngcủa hàng hóa. Mác cho
rằng giá trị là cơ sở, là nội dung còn giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện.Giá cả là
hình thức biểu hiện bằng tiền củagiá trị hàng hóa.Giá cả tách khỏi giá trị, vận động
xoay quanh trục giá trị.Khi giá trị thay đổi thìgiácả - giá trị trao đổi cũng thay đổi
theo.
Nghiên cứu nền kinh tế thịtrường tự do cạnh tranh, Mác đưa ra phạm trù chi
phí sản xuất. Trước đây, khi chưa xuất hiện phạm trù giácả sản xuất thìgiácả hàng
hóa xoay quanh giá trị hàng hóa.Giờ đây, giácả hàng hóa sẽ xoay quanh giácả sản
xuất.Trong mối quan hệ này thìgiá trị vẫn là cơ sở, là nội dung bên trongcủagiácả
sản xuất, giácả sản xuất là cơ sở củagiácảthị trường, vàgiácảthịtrường xoay
quanh giácả sản xuất.
1.2. Lý thuyết giácảthịtrườngcủaMarshall
A. Marshall là giáo sư kinh tế chính trị học củatrường Đại học tổng hợp
Cambridge, nổi tiếng thế giới với lý thuyết giá cả. Nó được tổng hợp từ các lý thuyết
chi phí sản xuất,cung cầu, ích lợi giới hạn.Ông cho rằng, thịtrường là tổng thể những
người có quan hệ mua bán, là nơi gặp gỡ của cung và cầu.Trong điều kiện cạnh tranh
hoàn hảo, cơ chế thịtrườngvận động thể hiệnởsự phụ thuộc của cung cầu vào giá cả,
nhưng đồng thời cơ chế này cũng tác động là giácả phù hợp với cung cầu.
Marshall đưa ra khái niệm giá cung vàgiá cầu. Giá cung là giácả mà người
sản xuất có thể tiếp tục sản xuất ở mức đương thời, do chi phí sản xuất quyết định.Giá
cầu là giá mà người mua có thể mua số lượng hàng hóa hiện tại, được quyết định bởi
ích lợi giới hạn, tức là giá cầu sẽ giảm dần khi số lượng cung hàng hóa tăng lên trong
điều kiện các yếu tố khác không đổi. Khi giá cung vàgiá cầu gặp nhau sẽ hình thành
giá cảthị trường.Giá cảthịtrường là kết quả sựva chạm giữa người mua và người
bán, tức là va chạm giữa cung và cầu. Sựva chạm này hình thành giácả cân bằng.
Marshall chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến giácảthị trường. Theo ông, trong
ngắn hạn, cung cầu có tác động đến giá cả, còn trong dài hạn thì chi phí sản xuất tác
động đến giá cả. Ngoài ra, độc quyền cũng có tác động đến giá cả, vì nhà độc quyền
thường giảm sản lượng để nâng giá bán nhằm thu được lợi nhuận cao. Bên cạnh đó,
sự cân bằng giácả còn chịu ảnh hưởng của độ co giãn của cầu – đó là mức độ phản
ứng của cầu trước sự thay đổi của giá…
Lý thuyết giácảcủaMarshall là cơ sở lýluậncủa kinh tế học vi mô trong phân
tích thị trường, cung cầu vàgiá cả.
1.3. Lý thuyết giácảthịtrườngcủaSamuelson
P.A. Samuelson là nhà kinh tế học người Mỹ, tác giả cuốn Kinh tế học nổi
tiếng và là người đứng đầu trường phái chính hiện đại với chủ trươngđiềuhành nền
kinh tế bằng cả bàn tay nhà nướcvà bàn tay thị trường. Theo ông, thịtrường là một cơ
chế tinh vi phối hợp mọi người, mọi hoạt động của doanh nghiệp thông qua hệ thống
giá cảthị trường. Nó là phương tiện giao tiếp để tập hợp tri thức vàhành động của
hàng triệu cá nhân khác nhau.Điểm đặc thù nhất củathịtrường là thông qua giácảthị
trường để đưa người mua và người bán đến với nhau để xác định giácảthị trường.
Trong nền kinh tế thị trường, mọi thứ đều có giá cả, đó là giá trị của hàng hóa
và dịch vụ được tính bằng tiền.Giá cả thể hiện mức mà mọi người và các hãng tự
nguyện trao đổi nhiều loại hàng hóa khác nhau.Giá cả hoạt động là một tín hiệu đối
với cả người sản xuất và người tiêu dùng. Nếu người tiêu dùng muốn mua nhiều hàng
hóa nào đó hơn nữa thìgiá hàng hóa đó sẽ tăng và như vậy phát tín hiệu cho người
bán sản xuất nhiều hơn. Ngược lại, nếu một hàng hóa không được tiêu dùng, lượng
tồn kho quá nhiều, người bán sẽ phải giảm giáđể giảm lượng hàng tồn kho.Khi giá
bán thấp, người mua sẽ tiêu dùng nhiều hơn và người sản xuất lại muốn sản xuất ít
hơn. Kết quả là sự cân bằng giữa người mua và người bán được thiết lập và duy trì.
Đó cũng là cân bằng củathị trường, cân bằng giữa cung và cầu, giữa mức người mua
muốn mua và người bán muốn bán. Giácả là nhân tố kết hợp các quyết định của
người sản xuất và tiêu dùngtrênthị trường.Giá cả trở thành “quả cân trong cơ chế thị
trường”.
2. Thực trạng công tác điềuhànhgiácảhiện nay
Cho đến nay, công tác điềuhànhgiácả hiện nay ởnướcta vẫn còn nhiều bất cập.
2.1. Trước đổi mới kinh tế
Trước đây, trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, do đánh đồng quy luật giá trị
gắn liền với chế độ tư bản chủ nghĩa, chúng ta đã thực hiện một chính sách giá cực kỳ
cứng nhắc. Nhà nước quy định giá cố định cho tất cả các mặt hàng trong nền kinh
tế.Như Mác đã nói, giácả là biểu hiện bằng tiền củagiá trị.Giá cả tách rời và xoay
quanh giá trị. Do đó giácảthịtrường phải phản ánh được giá trị hàng hóa. Giữa giácả
và giá trị luôn luôn có một khoảng cách, điều này làm nên vẻ đẹp của quy luật gia
trị.Như vậy, việc áp đặt giá trước đây là không tôn trọng quy luật giá trị làm mất đi vẻ
đẹp vốn có của quy luật giá trị.
Giá áp đặt không phải là tín hiệu của sản xuất tiêu dùngViệc áp đặt ở một mức
cố định không phản ánh được giá trị và chi phí sản xuất khiến cho giácả mất đi chức
năng cơ bản của nó – hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng.Giá không còn là dấu hiệu chỉ
ra những sản phẩm đang có nhu cầu cao để người sản xuất gia nhập thịtrường nhằm
tìm kiếm lợi nhuận, không thể là yếu tố điều tiết thị trường, kích thích cung cầu.Việc
xác định mức giá quy định cũng gặp nhiều vấn đề.Nếu mức giá quy địnhquá thấp sẽ
kìm hãm sản xuất, gây khan hiếm hàng hóa, nếu mức giá quy định quá cao sẽ ngăn
cản tiêu dùng, ế thừa hàng hóa. Cả hai trường hợp đều gây ra thiệt hại chung cho nền
kinh tế, kìm hãm tăng trưởngvà phát triển
Mặt khác khi chính sách giá đặt ra không thống nhất với chính sách tiền lương
và thu nhập sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển vĩ mô của nền kinh
tế như lạm phát, khan hiếm hàng hóa, làm cho đời sống nhân dân khó khăn. Nhiều
lĩnh vực thiết yếu cho đời sống kinh tế xã hội nhưng doanh nghiệp bị đông, hoạt động
không hiệu quả, nhà nước phải bao tiêu, bù lỗ.Chính sách cố định đồng ngoại tệ cũng
gây trở lực lớn đối với buôn bán và thanh toán quốc tế… Đó là những thực tế mà
trước đây chúng ta đã từng phải gánh chịu.
2.2. Tình hình hiện nay
Sau đổi mới kinh tế năm 1986, chính sách giácả đã có những cải cách tích cực.
Nhìn chung, khi bước vào cơ chế thị trường, giácả được điều tiết theo các quy luật
của thịtrường như quy luật cung – cầu, quy luật cạnh tranh. Giá cân bằng giao động
theo các nguyên lýcủathịtrường trở thành yếu tố tích cực kích thích sản xuất tiêu
dùng, phát triển sản phẩm, thị trường, mạng lưới thương nghiệp, bán buôn phát
triển…Tỷ giá đồng ngoại tệ được thả nổi, kích thích xuất nhập khẩu, thanh toán quốc
tế, kích thích đầu tư…
Tuy nhiên bên cạnh đó cũng còn một số bất cập trong công tác quản lývàđiều
hành giá.Một số lĩnh vực, nhà nướcvẫn quy định giá (xăng dầu, một số nông sản) làm
cho các doanh nghiệp dựa dẫm ỷ lại vào bao tiêu và trợ cấp của nhà nước, tăng gánh
nặng cho nhà nước. Giácả chưa phản ánh được đúnggiá trị và chi phí sản xuất, giữa
nhu cầu và cung ứng còn có khoảng cách khá xa. Mặ khác một số ngành khi để tự
điều tiết giácả theo thịtrườngthì xuất hiện các hiện tượng tiêu cực như hàng giả, kém
phẩm chất, giácả sai khác rất nhiều so với giá trị. Nhà nước quy định niêm yết giá với
một số mạt hàng (tân dược) thì lại tiến hành một cách đối phó, khó kiểm soát được
chất lượng thuốc vàgiá cả, ảnh hưởng xấu đến tâm lý người tiêu dùng… Lĩnh vực bất
động sản, nhà ở, giácả đang tăng với tốc độ chóng mặt…
Những năm gần đây, tỷ lệ lạm phát lại có xu hướng gia tăng với tốc độ khá
nhanh, nhất là vào thời điểm cuối năm, sau đó chững lại rồi lại tiếp tục tăng cao.
Trong khi đó chính sách tiền lương và thu nhập thì chậm thay đổi, làm cho đời sống
nhân dân ít nhiều ảnh hưởng…
3. Định hướng giải quyết và các giải pháp
3.1. Định hướng giải quyết
Để giải quyết những vấnđề trên, vấnđề trước tiên là phải nắm vững vàvận
dụng linh hoạt lýluậngiácảthịtrường vào công tác điềuhànhgiátrongđiều kiện
đánh giá những thời cơ và thách thức của tiến trình hội nhập. Đảm bảo nguyên tắc
tuân theo quy luật giá trị, để cho thịtrườngđiều tiết giácả nhưng đồng thời cũng kết
hợp với sự can thiệp có mức độ của nhà nước, tạo ra một hệ thống giácả ổn định và
kích thích tăng trưởng kinh tế. Phấn đấu đạt mục tiêu chung là bình ổn giácảthị
trường, kiểm soát lạm phát, khuyến khích cạnh tranh về giá theo pháp luật để tăng
hiệu quả, thúc đẩy hội nhập quốc tế thắng lợi.Biện pháp đặ ra phải hướng đến các
mục tiêu cụ thể như: chỉ số giá tiêu dùng không tăng vượt tốc độ tăng trưởng kinh tế,
đẩy nhanh tiến trình xóa cơ chế bù lỗ, bù giá đối với một số ít mặt hàng mà nhà nước
còn định giá đang áp dụng cơ chế bù lỗ, bù giá…
3.2. Một số giải pháp cụ thể
Điều chỉnh hệ thống giá phải thể hiện đầy đủ giá trị của hàng hóa, dịch vụ mà
biểu hiệntrênthịtrường là giáthịtrườngcủa chúng. Xi măng, sắt thép, phân bón kinh
doanh theo giáthịtrườngvà sẽ không bù lỗ giá xăng, giảm mạnh bù lỗ giá dầu; riêng
than cung cấp cho phát điện từng bước điều chỉnh phù hợp với khả năng chấp nhận
được củagiá điện để tiến tới thống nhất một giá bán than theo giáthịtrường cho tất
cả các hộ tiêu thụ than; thực hiện lộ trình điều chỉnh hợp lý về giá bán điện, không
bao cấp tràn lan.
Việc đưa hệ thống giátrongnước tiếp cận với giáthịtrường thế giới theo
hướng: điềuhànhgiá một số loại dịch vụ cùng loại, cùng tiêu chuẩn chất lượng đang
cao hơn so với giá thế giới xuống tương đương các nướctrong khu vực. Điềuhành
một số hàng hóa nhập khẩu với khối lượng lớn đang bán thấp hơn so với giá thế giới
lên mức tiệm cận với giá thế giới thông qua việc xóa bao cấp, bù giá, bù lỗ tài chính;
tính đúng, tính đủ chi phí bỏ ra cho sản xuất kinh doanh theo nguyên tắc thịtrường
chấp nhận.
Thực hiệnđiềuhành hệ thống giá mềm dẻo, linh hoạt theo tín hiệu thịtrường –
nhất là đối với một số ít mặt hàng Nhà nước còn định giá khi các yếu tố hình thành
giá đã thay đổi, nhưng không thả nổi hoàn toàn theo tác động tự phát củathị trường.
Không tăng giá hoặc giảm giá một chiều mà tăng giảm theo tín hiệu củathịtrường
gắn với mục tiêu kinh tế xã hội; chia sẻ lợi ích, trách nhiệm giữa Nhà nước, doanh
nghiệp và người tiêu dùng.
Đối với những hàng hóa dịch vụ độc quyền, hàng hóa dịch vụ quan trọng tính
cạnh tranh hạn chế (điện, xăng dầu, vận chuyển hành khách bằng máy bay nội địa,
cước viễn thông ) cần căn cứ vào giá trị hàng hóa mà biểu hiện cụ thể là căn cứ vào
chi phí sản xuất, chi phí lưu thông và các nghĩa vụ tài chính phải nộp theo luật định
được tính đúng, tính đủ theo quy chế tính giá do Bộ Tài Chính ban hànhvà tỷ lệ lợi
nhuận nhất định phù hợp với tỷ suất lợi nhuận bình quân của nền kinh tế. Đồng thời
so sánh giá hàng hóa, dịch vụ cùng loại trênthịtrường thế giới vàtrongnướcđể quy
định mức giá phù hợp với sức chịu đựngcủa nền kinh tế, khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp và phải được thịtrường chấp nhận.
Đối với những hàng hóa, dịch vụ nhà nước đặt hàng phục vụ các chương trình,
mục tiêu quốc gia, hàng hóa dịch vụ công ích; đối với hàng hóa dịch vụ còn được trợ
cước, trợ giá, hàng hóa dịch vụ thực hiện chính sách xã hội thì từng bước chuyển
mạnh hình thức định giá sang cơ chế đấu thầu, đấu giá.
Đối với tất cả những hàng hóa dịch vụ còn lại được khuyến khích cạnh tranh
về giá theo quy định của pháp luật thìgiá do người mua và người bán thỏa thuận trên
cơ sở các yếu tố hình thành giá hợp lý, theo tín hiệu khách quan của cung cầu, của
giá thịtrườngtrongnướcvàgiáthịtrường thế giới. Trongtrường hợp giá tăng quá
cao, bất hợp lý phải áp dụng các biện pháp bình ổn giá theo quy định của Pháp lệnh
giá để thực hiện mục tiêu bình ổn giá.
Giữ vững các cân đối vĩ mô trong mọi tình huống. Chỉ đạo đạt cho được những
chỉ tiêu cơ bản về tốc độ tăng trưởngvà phát triển mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
X và Nghị quyết của Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 10 đã đề ra.
Về chính sách tài khóa, cần thực hiện quản lý chặt chẽ hoạt động thu chi ngân
sách theo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước. Thực hiện nhất quán lộ trình
cắt giảm thuế theo đúng cam kết quốc tế, giảm thiểu biện pháp bảo hộ qua hàng rào
thuế quan và phi thuế quan để tạo sức ép cạnh tranh.
Về chính sách tiền tệ. “Tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt với sự
giám sát, điều tiết của nhà nước theo nguyên tắc thị trường; đảm bảo mục tiêu ổn
định giá trị đồng tiền, kiểm soát được lạm phát
Trong điềuhành mặt bằng giá, tiếp tục thực hiện tính đúng, tính đủ theo cơ chế
giá thịtrường đối với giá trị đất đai, tài nguyên và các nguồn lực đưa vào sửdụngđể
thực hiện xóa bao cấp cho một số ít hàng hóa dịch vụ còn có giá bao cấp do Nhà nước
định giá; tiếp tục chỉ đạo các địa phương quy định giá đất bám sát nguyên tắc sát giá
chuyển nhượng quyền sửdụng đất thực tế trênthịtrườngtrongđiều kiện bình thường
phù hợp với Nghị định số 188/2004/NĐ-CP của Chính phủ về phương pháp xác định
giá đất và khung giá các loại đất để thực hiện tốt chính sách tài chính về đất đai giữa
Nhà nướcvà các tổ chức, cá nhân sửdụng đất.
Đối với đại bộ phận các loại hàng hóa dịch vụ Nhà nước không còn định giá
(sắt, thép, xi măng, phân bón, lúa gạo, cà phê, chè, cao su, sản phẩm chăn nuôi, thủy
hải sản, hàng tiêu dùng ) áp dụng cơ chế giáthị trường. Đó là cơ chế mà nhà nước
dựa trên những nguyên tắc và quy luật kinh tế khách quan củagiácảtrong nền kinh tế
thị trường (quy luật cung cầu, giá trị cạnh tranh ) vừa dựa trên cơ sở được dẫn dắt
bởi nguyên tắc và bản chất kinh tế của CNXH là công bằng, hiệu quả và ổn định
nhằm phát huy những tác động tích cực, khắc phục những tác động tự phát của cơ chế
giá thịtrường như: độc quyền, cạnh tranh không lành mạnh, tự phát điều tiết các
nguồn lực và cơ cấu sản xuất dẫn đến phá vỡ các cân đối vĩ mô, tự phát nhân hóa
những người sản xuất thành kẻ giàu người nghèo. Trongtrường hợp thịtrường có
biến động bất thường (trước hết là các hàng hóa dịch vụ quan trọng, thiết yếu) cần áp
dụng các biện pháp bình ổn giá theo quy định của Pháp lệnh giá. Bộ Tài chính phối
hợp với các Bộ, ngành liên quan và UBND cấp tỉnh thường xuyên tổ chức công tác
thanh tra, kiểm tra, chấp hành kỷ luật Nhà nước về giá theo quy định c ủa Chính phủ,
chống các hiện tượng quy định giá không hợp lý, trái pháp luật; các hiện tượng lợi
dụng sự biến động củathịtrườngđể trục lợi làm phương hại đến lợi ích của người
tiêu dùngvà lợi ích của Nhà nước.
Các Bộ quản lý nhà nước về sản xuất kinh doanh tập trung chỉ đạo các doanh
nghiệp thuộc ngành có các biện pháp quyết liệt đổi mới công nghệ, nâng cao năng
suất lao động, chống lãng phí, giảm chi phí sản xuất và lưu thông khắc phục khó khăn
do giá dầu vào tăng để kiềm chế tăng giá dầu ra, bình ổn thị trường. Từ đó tạo ra điều
kiện phân bổ một cách có hiệu quả toàn bộ tài nguyên tiền vốn và lao động xã hội
theo hướng tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế.
Tăng cường tổ chức hoạt động, kiểm tra, giám sát hoạt động củathị trường. Bộ
Thương mại chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và UBND cấp tỉnh tiếp tục
thực hiện các giải pháp mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập
khẩu; chấn chỉnh, sắp xếp lại mạng lưới kinh doanh, khắc phục tình trạng mua bán
vòng vèo, chồng chéo, lũng đoạn thị trường. Kiểm soát và xử lý các tình trạng đầu cơ,
buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại, hàng hóa, vi phạm các quy định về vệ sinh,
an toàn thực phẩm; trước hết là kiểm soát việc giết mổ, vận chuyển gia súc, gia cầm;
ngăn chặn kịp thời việc nhập lậu gia súc, gia cầm và các sản phẩm gia cầm từ nước
ngoài vào. Gắn biển kiểm tra niêm yết giá bán và bán đúnggiá hàng hóa dịch vụ với
kiểm tra để đảm bảo chất lượng và đơn vị đo lường hàng hóa tương xứng với giá bán,
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.
[...]...KẾT LUẬNVÀ CÁC KIẾN NGHỊ Tóm lại có thể nói lý thuyết giácả thị trườngcủa Mác, Marshall, Samuelson là cơ sở lýluậncủa kinh tế học hiện nay trong phân tích thị trường, cung cầu vàgiácảViệc nghiên cứu vằ nắm vững lý thuyết này giúp chúng ta có được nhận thức đúng đắn về về trạng thái vận động của thịtrường dưới tác động của các quy luật khách quan như quy luật giá trị, quy luật... cạnh tranh , sự cân bằng củagiácảtrênthịtrường không phải là cân bằng tĩnh mà là cân bằng động, luôn dao động quanh điểm cân bằng… Đây là cơ sở để phân tích sự biến động giácả hàng hóa trênthị trường, trên cơ sở đó nhà nước có thể đưa ra chính sách điều chỉnh phù hợp Đây cũng là cơ sở để doanh nghiệp chủ động trong chiến lược kinh doanh, thông qua việc chủ động tác động vào cung cầu và đưa ra chính... sách giá cả, sản lượng phù hợp để thu được lợi nhuận cao… Nhìn chung trong xu thế mở cửa hội nhập đầy thời cơ và thách thức hiện nay, chúng ta cũng đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức lớn trongvấnđề đảm bảo một chính sách giácả ổn định với an ninh tài chính vững mạnh Do vậy yêu cầu đặt ra đối với các cơ quan chức năng là phải nắm vững vàvậndụng các lý thuyết giácả một cách linh hoạt vào điều. .. giácả một cách linh hoạt vào điềuhànhgiácảcủa nền kinh tế, thông qua các chính sách tác động và kiểm soát thực sự có hiệu quả Các doanh nghiệp và người tiêu dùng cần cập nhật các thông tin mới về chủ trương chính sách của Nhà nướcvà Chính phủ, nghiêm chỉnh chấp hành, tích cực đấu tranh phòng chống những biểu hiện tiêu cực trongviệc thực thi chính sách giácả như đầu cơ, niêm yết đối phó, hàng... quan chuyên ngành và các doanh nghiệp, người tiêu dùng, làm cho tình hình giácả ổn định và tạo đà cho phát triển kinh tế vững mạnh DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Bộ Giáo dục Đào tạo - Giáo trình Kinh tế chính trị NXB Chính trị Quốc gia- Hà Nội - 2002 2 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân - Viện Sau Đại học- Kinh tế Chính trị (dành cho đối tượng đào tạo cao học) NXB Thống kê.Năm 2003 3 Trường Đại học Kinh... Chính trị Quốc gia- Hà Nội - 2002 2 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân - Viện Sau Đại học- Kinh tế Chính trị (dành cho đối tượng đào tạo cao học) NXB Thống kê.Năm 2003 3 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân - Giáo trình Lịch sử học thuyết kinh tế NXB Thống kê.Năm 2005 4 Báo Điện tử, vnexpress.net, dantri.com … .
Đề tài : Lý luận giá cả thị trường của Mác,
Marshall và Samuelson và sự vận dụng lý luận trên
trong việc điều hành giá cả thị trường ở nước ta
hiện. tài Lý luận giá cả thị trường của Mác, Marshall và Samuelson và sự vận dụng lý
luận trên trong việc điều hành giá cả thị trường ở nước ta hiện nay” để