Vẻđẹp kiến trúccủacác ngôi chùa
Việt Nam
Nhiều ngôichùa ở ViệtNam được Nhà nước xếp hạng di tích quốc gia đã trở thành
di sản văn hóa của dân tộc.
Vào thế kỷ 11, dưới triều Lý, các vị vua tập trung lo xây dựng đền chùa thể hiện phong
phú, đa dạng qua kiếntrúc và mỹ thuật trang trí đạt đến trình độ cao của nghệ thuật kiến
trúc và điêu khắc.
Trải qua sự thăng trầm của lịch sử, của thiên tai, nhiều ngôichùa đã bị tàn phá, song
đã được nhân dân góp công sức, tiền của trùng tu và tôn tạo, đến nay trên cả nước có tới
hàng nghìn ngôichùa với vẻđẹp độc đáo qua óc sáng tạo và bàn tay khéo léo của biết
bao nhiêu nghệ nhân và thợ lành nghề.
Tuy mỗi chùa có một vẻ khác nhau không chùa nào giống chùa nào nhưng có một
điểm chung là đều có một khung cảnh thiên nhiên tĩnh lặng như muốn đưa con người vào
cõi thiền để tu nhân tích đức, làm điều thiện, tránh cái ác. Bao đời nay, tiếng mõ cầu
kinh, tiếng chuông chùa đã để lại ấn tượng mạnh trong tâm khảm con người Việt Nam,
vừa có ý nghĩa tâm linh vừa có ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
Vì có tới hàng nghìn ngôichùa trong cả nước, không thể kể hết những nét riêng của
mỗi ngôi chùa, chúng tôi chỉ đề cập những nét đặc trưng kiếntrúc và mỹ thuật trang trí
của một số ngôichùa nổi tiếng.
Ở Hà Nội có Chùa Một Cột, kiếntrúc rất độc đáo với tòa đài dựng trên một cột đá
giữa cái hồ vuông. Chùa hình vuông mỗi chiều 3 m, mái cong dựng trên cột đá hình trụ.
Cột có đường kính 1,2 m, cao 4 m, chưa kể phần chìm dưới đất. Tầng trên là hệ thống
những thanh gỗ tạo thành bộ khung sườn vững chãi đỡ cho ngôi đài dựng bên trên như
một đóa hoa sen vươn thẳng lên khu hồ có lan can bằng gạch bao quanh. Từ bờ ngoài có
cầu thang bằng gạch dẫn lên Phật đài. Trên cửa Phật đài có biển đề "Liên hoa đài" ghi
nhớ sự tích nằm mộng của vua Lý dẫn đến việc xây chùa. Tương truyền năm 1049, vua
Lý Thái Tông chiêm bao thấy Phật Quan Âm ngồi trên tòa sen, vua cũng được dắt lên đó.
Khi vua tỉnh giấc đem việc ấy kể lại, sư Thiền Tuệ khuyên vua dựng chùa. Theo bia chùa
Ðọi (Hà Nam) thì quy mô Liên hoa đài thời Lý to hơn ngày nay nhiều: Cây cột đá giữa
hồ Linh Chiểu có đóa hoa sen nghìn cánh trên dựng tòa điện mầu xanh, trong điện đặt
tượng Quan Âm. Vòng quanh hồ là dãy hành lang. Bên cạnh là ao Bích Trì, mỗi bên đều
bắc cầu vồng đi qua. Phía sân trước cầu, hai bên tả hữu xây tháp lưu ly.
Chùa Bà Ðá xây vào thế kỷ 15. Tương truyền vào thời Lê Thánh Tông khi đào đất
xây thành Thăng Long, người ta tìm thấy một pho tượng nữ bằng đá vùi sâu trong đất.
Người đương thời cho đó là tượng của Thánh Mẫu bèn lập đền thờ tượng gọi là đền Bà
Ðá. Về sau là nơi thờ Phật. Dưới thời Pháp thuộc chùa bị cháy, tượng bị mất. Sau chùa
được xây lại và tạc tượng Thích Ca thay vào. Chùa không có tam quan, lối vào là một
ngõ hẹp sâu khoảng 9 m. Tiền đường xây kiểu chữ nhất, trung đường xây kiểu chữ đinh,
nối liền với nhau. Các bộ vì kèo kết cấu theo lối chồng giường. Tượng Phật đều bằng gỗ
sơn son thếp vàng.
Chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh vì có ngọn tháp hình cây bút nên có tên gọi như vậy.
Chùa xây từ thời vua Trần Thánh Tông (1258-1278), khi hòa thượng Huyền Quang đến
tu. Ông là một nhà sư giỏi, đỗ tiến sĩ và là một trong ba vị tổ của giáo phái Trúc Lâm.
Ông cho xây ngọn tháp cao chín tầng, trang trí hình hoa sen. Nghệ thuật trang trí theo
phong cách đời Lý - Trần. Các bức trang trí chạm nổi trên đá ở cầu đá, ở lan can thượng
điện. Chùa là danh thắng từ lâu đã được xếp hạng.
Chùa Hiến ở Hưng Yên được xây dựng vào đời Hậu Lê. Có kiếntrúc "Nội công
ngoại quốc" gồm ba gian tiền đường, ba gian Thiêu hương và ba gian Hậu cung. Tiền
đường và thiêu hương thờ Phật, Hậu cung thờ Mẫu. Ðây là cách thờ tự rất phổ biến ở các
chùa "tiền Phật, hậu Mẫu". Phần điêu khắc với con rồng đầu đao, kẻ bảy trạm thể hiện cá
hóa long là nét nghệ thuật điêu khắc cổ rất quen thuộc ở các đình, đền, chùaViệt Nam.
Kiến trúc tòa Thiêu hương nổi lên với hai lớp mái và ống thoát hương mang ảnh hưởng
kiến trúc Huế. Chùa Hiến là một trong 24 công trình kiếntrúc xưa nổi tiếng của mảnh đất
"thứ nhất kinh kỳ thứ nhì phố Hiến".
Chùa Keo ở Thái Bình. Năm 1067, vua Lý Thánh Tông đến lễ chùa, ban tiền tu sửa.
Chùa Keo thờ Phật, tòa Thánh thờ vị sư tổ củachùa là Không Lộ thiền sư. Kiếntrúccủa
chùa được bố trí từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Ngoài cùng là tam quan
ngoại, đi vòng theo hồ hình chữ nhật vào tam quan nội, tiếp đó là khu chùa chính, bố trí
theo kiểu "nội công ngoại quốc". Ðặc biệt gác chuông ba tầng củachùa Keo là nơi tập
trung cao độ của nghệ thuật điêu khắc gỗ tinh xảo của thời Hậu Lê. Nói đến chùa Keo
Thái Bình, người ta nhớ ngay đến gác chuông cũng như nói đến chùa Cổ Lễ Nam Ðịnh,
người ta nhớ ngay đến tháp Cửu phẩm liên hoa cao 12 tầng có kiếntrúc độc đáo hiếm có
trong hệ thống các tháp Việt Nam.
Ở TP Hồ Chí Minh có gần một nghìn ngôi chùa, trong đó có những ngôichùa có
lịch sử hơn hai trăm năm như: Từ Ân, Giác Lâm, Hội Sơn, Huê Nghiêm, Phước Tường
và Long Thạnh. Cácchùa cổ ở TP Hồ Chí Minh thường bố trí gian thờ Phật ở phần trước
của chính điện và có một bức tường ngăn để phía sau thờ Tổ khác với phía bắc nhà thờ tổ
thường được xây sau, chính điện qua một cái sân. Còn kiếntrúccácchùa mới Vĩnh
Nghiêm, Xá Lợi, Ấn Quang, Pháp Hội thì đều có lầu và đúc bê-tông cốt sắt thay vì
dựng khung gỗ. Kiếntrúccácchùa ở TP Hồ Chí Minh có những nét riêng nhưng đều thể
hiện phong cách kiếntrúc đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Mỹ thuật Phật giáo trong
các ngôichùa được thể hiện các bàn thờ được làm bằng gỗ quý đen bóng, gờ mặt và chân
không chạm trổ chỉ có rèm phía trước được chạm lộng rất công phu. Các bao lam Bá
điểm, Thập bát La Hán, Hoa điểu chạm lộng cả hai mặt như nhau là những công trình
điêu khắc rất có giá trị. Các câu đối, hoành phi, phù điêu đều là những công trình điêu
khắc nổi tiếng củacác nghệ nhân cùng nhiều nhóm thợ từ miền bắc, miền trung kết hợp
với các nhóm thợ ở Thủ Dầu Một, Cần Ðước, Thủ Ðức và được tiếp nối mãi về sau này
khi xây dựng chùa mới. (*)
Phác họa qua một số ngôichùavềkiếntrúc và mỹ thuật trang trí, có thể thấy các
chùa ViệtNam gắn bó rất mật thiết với trình độ và phong cách kiến trúc, điêu khắc của
dân tộc ta trong các thời kỳ lịch sử, gắn bó với đời sống xã hội qua các triều đại. Ở đó thể
hiện tinh hoa và bản sắc văn hóa Việt Nam, thể hiện óc sáng tạo và bàn tay khéo léo của
các nghệ nhân và thợ lành nghề ViệtNam từ đời này qua đời khác. Hầu hết các tượng
Phật cổ là những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc nổi tiếng, hẳn chúng ta phải thán phục
khi chiêm ngưỡng bức tượng Phật nghìn mắt nghìn tay được mô phỏng ở cácchùa hiện
đang được đặt tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, 18 pho tượng La Hán ở chùa Tây
Phương, 287 pho tượng ở chùa Mía, Sơn Tây trong đó có những pho đạt tới đỉnh cao
nghệ thuật như tượng Tuyết Sơn, Quan Âm Tống Tử, tượng Bát Bộ Kim cương Ðến
nay, chúng ta đúc được bức tượng phật đồng nặng 100 tấn nguyên khối tại Bái Ðính Ninh
Bình, có thể xây dựng những Thiền viện Trúc Lâm ở Ðà Lạt, Yên Tử (Quảng Ninh), Tây
Thiên (Vĩnh Phúc), Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế) là nhờ đã tiếp thụ được những tinh hoa
nghệ thuật của cha ông.
Vẻđẹpkiếntrúc và mỹ thuật điêu khắc ở cácngôichùaViệtNam đã tạo nên sức
hấp dẫn khách thập phương ở trong nước và quốc tế, đóng góp cho sự phát triển du lịch
nước nhà, giới thiệu với các nước trên thế giới nét độc đáo của văn hóa Việt Nam. Trách
nhiệm của mỗi người chúng ta là phải giữ gìn những di sản văn hóa đó, càng giữ nguyên
trạng càng tốt, nhất là khi trùng tu tôn tạo. Kiếntrúc và điêu khắc ở mỗi ngôichùa được
bảo tồn và giữ nguyên trạng càng tôn thêm vẻđẹp cổ kính đầy bản sắc củacácngôichùa
Việt Nam.
. Vẻ đẹp kiến trúc của các ngôi chùa
Việt Nam
Nhiều ngôi chùa ở Việt Nam được Nhà nước xếp hạng di tích quốc gia đã trở thành
di sản văn hóa của. tôn tạo. Kiến trúc và điêu khắc ở mỗi ngôi chùa được
bảo tồn và giữ nguyên trạng càng tôn thêm vẻ đẹp cổ kính đầy bản sắc của các ngôi chùa
Việt Nam.