1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN CỦA BẢO HIỂM ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ MỘT QUỐC GIA NÓI CHUNG

27 1,1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 186 KB

Nội dung

SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN CỦA BẢO HIỂM ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ MỘT QUỐC GIA NÓI CHUNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM LỚP NH10 Đề tài 1 SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN CỦA BẢO HIỂM ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ MỘT QUỐC GIA NÓI CHUNG GIẢNG VIÊN : NGUYỄN TẤN HOÀNG DANH SÁCH NHÓM: 1) Nguyễn Hữu Tùng 2) Phan Trường Vũ 3) Ngô Anh Khoa 4) Thới Mỹ Hạnh 5) Vũ Thị Ngọc I. BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA BẢO HIỂM: 1 1. Bản chất của bảo hiểm Cơ chế hoạt động của bảo hiểm tạo ra một sự đóng góp của số đông vào sự bất hạnh của số ít trên cơ sở quy tụ nhiều nguời có cùng rủi ro thành cộng đồng nhằm phân tán hiệu quả tài chính của những vụ tổn thất. Như vậy, thực chất mối quan hệ trong hoạt động bảo hiểm không chỉ là mối quan hệ giữa các tổ chức bảo hiểm và nguời tham gia bảo hiểm mà là tổng thể các mối quan hệ giữa những người tham gia trong cùng cộng đồng xoay quanh việc hình thành và sử dụng quỹ bảo hiểm - một hình thức đặc biệt của các khoản dự trữ bằng tiền. Các mối quan hệ kinh tế phát sinh gắn với việc tạo lập và phân phối quỹ bảo hiểm đuợc thể hiện ở hai mặt: - Một là , chúng nảy sinh trong quá trình huy động phí bảo hiểm để lập quỹ bảo hiểm. Nguồn thu hình thành quỹ bảo hiểm càng lớn khi số luợng nguời tham gia bảo hiểm càng đông. - Hai là, chúng nảy sinh trong quá trình huy động sử dụng quỹ bảo hiểm. Quỹ bảo hiểm truớc hết đuợc sử dụng để bù đắp những tồn thất cho nguời đuợc bảo hiểm khi xảy ra các rủi ro đuợc bảo hiểm làm ảnh huởng đến sự liên tục của đời sống sinh hoạt và hoạt động sản xúât kinh doanh trong nền kinh tế xã hội. Quỹ bảo hiểm còn đuợc sử dụng trang trải các chi phí hoạt động của chính nguời bảo hiểm, tham gia vào các mối quan hệ phân phối mang tính pháp định ( thuế, phí…) và mang lại lãi kinh doanh ( trong truờng hợp là bảo hiểm thuơng mại). Như vậy, thực chất bảo hiểm là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân phối lại tổng sản phẩm xã hội duới hình thái giá trị nhằm hình thành và sử dụng quỹ bảo hiểm cho mục đích bù đắp tổn thất do rủi ro bất ngờ gây ra cho người đuợc bảo hiểm, đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được thuờng xuyên và liên tục. Truớc đây, trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, việc tuyệt đối hoá vai trò của kinh tế nhà nuớc và kinh tế tập thể nói chungsự độc quyền nhà nuớc trong lĩnh vực bảo hiểm đã làm cho các mối quan hệ của bảo hiểm trở nên đơn giản và việc sử dụng quỹ bảo hiểm trở nên kém hiệu quả . Sự chuyển huớng sang nền kinh tế thị truờng hiện nay , như đã đề cập, đã tạo ra tiền đề khách quan và cơ sở vững chắc cho những hoạt động của bảo hiểm. 2 Bên cạnh đó, trong nền kinh tế thị trường các mối quan hệ kinh tế ( trong đó có các mối quan hệ thuộc bảo hiểm) rất đa dạng phức tạp . Bảo hiểm, ở mọi góc độ ( doanh nghiệp, sản phẩm, quản lí nhà nuớc, hiệp hội…), bức thiết phải đuợc xây dựng và hoàn thiện nhanh chóng nhằm phát huy chức năng vốn có của mình: bảo vệ con nguời, bảo vệ tài sản,của cải vật chất của xã hội. 2. Vai trò – tác dụng của bảo hiểm: Hoạt động của bảo hiểm thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Trong điều kiện kinh tế hàng hoá phát triển với nhiều thành phần kinh tế, sự đa dạng của các loại hình doanh nghiệp và các ngành nghề, sự phát triển của các nhu cầu của các tầng lớp dân cư trong xã hội về của cải vật chất,bảo hiểm và đảm bảo xã hội đòi hỏi các hoạt động bảo hiểm phải thích ứng với cơ chế thị truờng và phát huy vai trò ở mọi lĩnh vực khác nhau. Nhìn chung thì vai trò của bảo hiểm có thể đuợc xét ở hai khía cạnh : kinh tế- xã hội và tài chính. 2.1. Khía cạnh kinh tế - xã hội: Rủi ro tổn thất phát sinh làm thiệt hại các đối tuợng : của cải vật chất do con nguời tạo ra và chính cả bản thân con ngưòi, làm gián đoạn quá trình sinh hoạt của dân cư , ngưng trệ hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế. Nói chung, nó làm gián đoạn và giảm hiệu quả và giảm hiệu qủa của quá trình tái sản xuất xã hội. Quỹ dự trữ bảo hiểm đuợc tạo lập truớc một cách có ý thức, khắc phục hậu quả nói trên, bằng cách bù đắp các tổn thất phát sinh nhằm tái lập và đảm bảo tính thuờng xuyên liên tục của các quá trình xã hội. Như vậy, trên phạm vi rộng toàn bộ nền kinh tế xã hội, bảo hiểm đóng vai trò như một công cụ an toàn và dự phòng đảm bảo khả năng hoạt động của mọi chủ thể dân cư và kinh tế . Với vai trò đó, bảo hiểm khi thâm nhập sâu rộng vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đã phát huy tác dụng vốn có của mình : thúc đẩy ý thức đề phòng - hạn chế tổn thất cho mọi thành viên trong xã hội . 3 Bảo hiểm là môi truờng nghề nghiệp của một số luợng lớn lao động. Lao động trong ngành bảo hiểm cùng với các ngành nghề khác tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho cả nền kinh tế , góp phần đáng kể vào tổng GDP của quốc gia ( hầu hết các nuớc có nền kinh tế phát triển đều có tỷ trọng đóng góp của bảo hiểm vào GDP khoảng 6 – 10%). Hoạt động bảo hiểmmột trong những hoạt động có mối quan hệ với nhiều ngành nghề khác nhất. Không những thế, ngày nay hoạt động bảo hiểm không chỉ huớng đến việc phân phối lại về mặt gía trị mà còn huớng đến vai trò xã hội tích cực hơn, trong việc chống lại những hậu quả bất hạnh của cuộc sống. Các chuơng trình hỗ trợ của bào hiểm ngày càng phát triển và đa dạng, các hoạt động mang tính chất cộng đồng thể hiện qua việc hỗ trợ tuyên truyền đề phòng hạn chế tai nạn ( nhất là tai nạn giao thông), bệnh tật, hỗ trợ các trung tâm phụ hồi chức năng cho nguời tàn tật, hình thành các trung tâm cứu hộ…). Hiệu quả của các hoạt động hỗ trợ không chỉ thúc đẩy ý thức phòng ngừa rủi ro của tất cả các thành viên trong xã hội mà còn làm giảm thiệt hại về mặt kinh tế ,tổn thất giảm đi , đồng thời với giá trị của nền kinh tế tăng lên, mức đóng góp của các thành viên trong quỹ bảo hiểm cũng giảm đi 2.2. Khía cạnh tài chính: Sản phẩm bảo hiểmmột loại dịch vụ đặc biệt : một lời cam kết đảm bảo cho sự an toàn ( an toàn động), hơn nữa, một loại hàng hoá dịch vụ ( trên thị truờng bảo hiểm thưong mại). Tổ chức hoạt động bảo hiểm với tư cách là một đơn vị cung cấp một loại sản phẩm dịch vụ cho xã hội, tham gia vào quá trình phân phối như là một đơn vị ở khâu cơ sở trong hệ thống tài chính. Mặt khác sự tồn tại và phát triển của bảo hiểm khônh chì đáp ứng nhu cầu đảm bảo an toàn mà còn đáp ứng cho nhu cầu vốn không ngừng tăng lên của qúa trình tái sản xuất mở rộng, đặc biệt là trong nền kinh tế thị truờng . Với việc thu phí theo ngyên tắc ứng truớc , các tổ chức hoạt động bảo hiểm chiếm giữ một quỹ tiền tệ rất lớn thể hiện cam kết của họ đối với khách hàng nhưng tạm thời nhàn rỗi. Và như vậy, các tổ chức hoạt động bảo hiểm đã trở thành những nhà đầu tư lớn, quan trọng cho các hoạt động khác của nền kinh tế quốc dân. 4 Bảo hiểm, do dó, không chỉ đóng vai trò của một công cụ an toàn mà còn có vai trò của một trung gian tài chính, nắm giữ phần quan trọng trong các doanh nghiệp công nghiệp và thuơng mại lớn. Hoạt động đầu tư tài chính của các tổ chức bảo hiểm vì thế có ảnh huởng lớn, nhất là trên thị truờng đầu tư trung và dài hạn. Tuy nhiên, do yêu cầu đầu tư an toàn, đảm bảo khà năng thanh toán cho những cam kết nên danh mục đầu tư của các tổ chức bảo hiểm phải chịu sự giám sát củaquan quản lí nhà nuớc. Với các vai trò nói trên , bảo hiểm phát huy tác dụng hết sức quan trọng, đặc biệt trong nền kinh tế thị truờng, đó là : tập trung, tích tụ vốn đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được thuờng xuyên và liên tục , là một trong những định chế tài chính quan trọng trong nền kinh tế của một quốc gia. II. SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN CỦA BẢO HIỂM: Xem xét mối quan hệ giữa sự phát triển của ngành bảo hiểm trong tương quang chung với sự phát triển của toàn nền kinh tế ở nhiều nuớc, nhiều nhà kinh tế học đã khẳng định tác dụng to lớn, cũng như vai trò không thể thiếu của bảo hiểm đối với nền kinh tế. Thực tế cho thấy, sự tồn tại của một thị trường bảo hiểm mạnh là một trong những yếu tố cơ bản của bất cứ nền kinh tế thành công nào. Tác dụng của bảo hiểm thể hiện rõ trên nhiều phương tiện. Ngoài việc giúp bù đắp thiệt hại, khắc phục tổn thất, bảo hiểm còn sử dụng hiệu quả những khoản tiền nhàn rỗi, tạo được nguồn vốn lớn để đầu tư vào các lĩnh vực khác. Cũng nhờ bảo hiểm mà ngân sách nhà nước hàng năm có nguồn đóng góp không nhỏ, mọi người có được tâm lý an tâm trong kinh doanh, trong cuôc sống, công tác đề phòng và hạn chế tổn thất được tăng cường. 1- Bù đắp thiệt hại, khắc phục tổn thất. Bù đắp thiệt hại, khắc phục tổn thất là tác dụng chủ yếu của bảo hiểm và cũng xuất phát chính từ nhu cầu này mà bảo hiểm đã ra đời. Nói đến bảo hiểm là nói đến khả năng bồi thường khi có tổn thất xảy ra, và vai trò của các công ty bảo hiểm là cung cấp các loại dịch vụ đặc biệt nhằm khôi phục khả năng vật chất, tài chính như trước khi xảy ra rủi ro, hoặc bồi thường cho người thụ hưởng trong hợp đồng bảo hiểm con người. 5 Mặc dù trong thời đại ngày nay, khoa học kỹ thuật đã phát triển cao, nhưng rủi ro bất ngờ vẫn có thể xảy ra và thực tế đã chứng minh rằng nhiều cá nhân và gia đình trở nên khó khăn, túng quẫn khi có một thành viên trong gia đình, đặc biệt thành viên đó lại là người trụ cột bị chết hoặc bị thương tật vĩnh viễn. Khi đó, gia đình phải chi phí mai táng, chôn cất, chi phí nằm viện, thuốc men, chi phí phẫu thuật và bù đắp những khoản thu thường xuyên bị mất đi. Khó khăn hơn là một loạt các nghĩa vụ và trách nhiệm mà người chết chưa kịp hoàn thành như: trả nợ, phụng dưỡng bố mẹ già, nuôi dạy con cái ăn học…Dù rằng hệ thống bảo trợ xẫ hội và các tổ chức xã hội có thể trợ cấp khó khăn, nhưng cũng chỉ mang tính tạm thời trước mắt, chưa đảm bảo được lâu dài về mặt tài chính. Tham gia BH sẽ phần nào giải quyết được những khó khăn đó. 2- Tăng cường công tác đề phòng và hạn chế tổn thất Bên cạnh khả năng giải quyết các hậu quả của rủi ro, bảo hiểm còn góp phần thực hiện một nội dung trong các biện pháp rủi ro. Đó là đề phòng và hạn chế mức thấp nhất những tổn thất có thể xảy. Nhờ đó, những thiệt hại đáng tiếc về người và tài sản được giảm thiểu và những hậu quả về kinh tế - xã hội cũng được chủ động phòng tránh. Trong thực tế, không phải lúc nào con người cũng chỉ gặp thuận lợi, có đầy đủ thu nhập và điều kiện sinh sống bình thường. Trái lại, có rất nhiều trường hợp khó khăn bất lợi, ít nhiều ngẫu nhiên phát sinh làm cho người ta bị giảm hoặc mất thu nhập hoặc các điều kiện sinh sống khác. Chẳng hạn, bất ngờ bị ốm đau hay bị tai nạn trong lao động , mất việc làm hay khi tuổi già khả năng lao động và khả năng tự phục vụ bị suy giảm v.v Khi rơivào những trường hợp này, các nhu cầu cần thiết, trong cuộc sốngkhông vì thế mà mất đi, trái lại có cái còn tăng lên, thậm chí còn xuất hiện thêm một số nhu cầu mới như: cần được khám chữa bệnh và điều trị khi ốm đau;tai nạn thương tật nặng cần phải có người chăm sóc nuôi dưỡng v.v Bởi vậy, muốn tồn tại và ổn định cuộc sống, con người và xã hội loài người phải tìm ra và thực tế đã tìm ra nhiều cách giải quyết khác nhau như: san sẻ, đùm bọc lẫn nhau trong nội bộ cộng đồng; đi vay, đi xin hoặc dựa vào sự cứu trợ của Nhà nước v.v Rõ ràng, những cách đó là hoàn toàn thụ động và không chắc chắn. 6 Năm 1850, lần đầu tiên ở Đức, nhiều bang đã thành lập quỹ ốm đau và yêu cầu công nhân phải đóng góp để dự phòng khi bị giảm thu nhập vì bệnh tật. Từ đó, xuất hiện hình thức bắt buộc đóng góp. Lúc đầu chỉ có giới thợ tham gia, dần dần các hình thức bảo hiểm mở rộng ra cho các trường hợp rủi ro nghề nghiệp, tuổi già và tàn tật. Đến cuối những năm 1880, sự tham gia là bắt buộc và không chỉ người lao động đóng góp mà giới chủ và Nhà nước cũng phải thực hiện nghĩa vụ của mình (cơ chế ba bên). Tính chất đoàn kết và san sẻ lúc này được thể hiện rõ nét: mọi người, không phân biệt già - trẻ, nam - nữ, lao động phổ thông - lao động kỹ thuật, người khoẻ - người yếu mà tất cả đều phải tham gia đóng góp vì mục đích chung. Mô hình này của Đức đã lan dần ra châu Âu, sau đó sang các nước Mỹ Latin, rồi đến Bắc Mỹ và Canada vào những năm 30 của thế kỷ XX. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, BHXH đã lan rộng sang các nước giành được độc lập ở châu á, châu Phi và vùng Caribê. BHXH dần dần đã trở thành một trụ cột cơ bản của hệ thống An sinh xã hội và được tất cả các nước thừa nhận là một trong những quyền con người. Có thể nói, qua nhiều thời kỳ, cùng với sự tranh chấp giữa nhiều vấn đề của giới chủ và giới thợ, cùng với sự đổi mới quá trình phát triển kinh tế xã hội, cùng với trình độ chuyên môn và nhận thức về BH của người lao động ngày càng được nâng cao, cách thức chủ động khắc phục khi có những sự kiện hoặc không may gặp những rủi ro xảy ra ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, chỉ đến khi có sự ra đời của BHXH thì những tranh chấp cũng như những khó khăn mới được giải quyết một cách ổn thoả và có hiệu quả nhất. Đó cũng chính là cách giải quyết chung nhất cho xã hội loài người trong quá trình phát triển: sự chia sẻ. Sự xuất hiện của BHXH là một tất yếu khách quan khi mà mọi thành viên trong xã hội đều cảm thấy sự cần thiết phải tham gia hệ thống BHXH và sự cần thiết được BHXH. 3- Sử dụng hiệu quả những khoản tiền nhàn rỗi, tạo được nguồn vốn lớn để đầu tư vào lĩnh vực khác Trong cuộc sống cũng như trong kinh doanh người ta luôn phải tính đến những rủi ro có thể gặp phải, và luôn muốn chủ động trong tình uống xấu nhất. Việc khắc phục rủi ro đòi hỏi các cá nhân, tổ chức phải bỏ ra một khoản tiền lớn lập quỹ dự phòng. Xét trên toàn xã hội, tổng các quỹ dự phòng sẽ là một khoản tiền không nhỏ, có nhả năng sinh lợi lớn nếu đem đầu tư. 7 Thông qua dịch vụ BH, một dịch vụ có đối tượng tham gia rất đông đảo, các nhà bảo hiểm thu được phí để hình thành quỹ bảo hiểm, quỹ này được sử dụng chủ yếu vào mục đích bồi thường, chi trả và dự phòng. Khi nhàn rỗi, nó sẽ là nguồn vốn đầu tư hữu ích góp phần phát triển và tăng trưởng kinh tế. Nguồn vốn này không chỉ có tác dụng đầu tư dài hạn, mà còn góp phần thực hành tiết kiệm, chống lạm phát và tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động. Ngày nay ở nhiều nước trên thế giới, những tiến bộ khoa học đã góp phần đẩy nhanh quá trình phát triển sản xuất, nâng cao đời sống kinh tế xã hội, kéo dài tuổi thọ của dân cư. Tuổi thọ tăng thể hiện đời sống vật chất tinh thần cao. Đây là điều đáng mừng, song nó cũng đặt ra cho xã hội, trước hết là nguồn ngân sách Nhà nước một số vấn đề cần được quan tâm giải quyết. Đó là việc phải dành một khoản kinh phí ngân sách ngày càng tăng tương ứng với mức tăng dân số và tuổi thọ để giải quyết các chế độ đảm bảo xã hội, nhất là đối với những người già yếu, không nơi nương tựa. Do vậy, phần vốn ngân sách đầu tư cho phát triển ít nhiều nhất định sẽ bị ảnh hưởng. Nhằm khắc phục ảnh hưởng ấy, nhiều nước trên thế giới đã dùng biện pháp khác để bổ sung vốn đầu tư phát triển. Đó là mở rộng thị trường BHNT, huy động mọi tầng lớp dân cư tham gia mua BHNT dài hạn. Đây được coi là biện pháp hỗ trợ ngân sách Nhà nước trong việc đảm bảo sinh hoạt bình thường cho những người già yếu, những người mất sức bên cạnh các khoản phúc lợi xã hội của Nhà nước và là nguồn vốn bổ sung cho ngân sách Nhà nước trong việc đầu tư phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm, giữ gìn trật tự và ổn định xã hội. Chẳng hạn, ở Mỹ, trong tổng số vốn đầu tư phát triển sản xuất hiện nay thì 30% là vốn huy động được từ các quỹ BHNT. Ở Đức ngày nay, người hưu trí còn có khoản thu thêm từ quỹ BHNT bổ sung cho thu nhập tuổi già của mình và khoản này chiếm 20% thu nhập hàng tháng của họ. Hơn nữa hoạt động đầu tư cũng chi phối chiến lược thiết kế sản phẩm và tính phí bảo hiểm của công ty và đóng một vai trò nhất định trong quan hệ với khách hàng .Lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư sẽ quyết định đến các sản phẩm bảo hiểm của công ty. Nếu thu nhập của hoạt động đầu tư cao 8 sẽ giúp sản phẩm đưa ra hấp dẫn hơn đối với khách hàng về phí, về lãi đầu tư…trong khi tỷ lệ lãi đầu tư thấp có thể làm cho các sản phẩm kém cạnh tranh và có thể dẫn đến mất khách hàng. Ngoài việc là một công cụ hữu hiệu để huy động những nguồn tiền mặt nhàn rỗi ở các tầng lớp dân cư trong xã hội để thực hành tiết kiệm thì bảo hiểm còn góp phần chống lạm phát. Xét về mặt sản phẩm, tất cả sản phẩm của BHNT đều có khả năng chống lại ảnh hưởng của lạm phát vì khi tính phí bảo hiểm, công ty bảo hiểm đã áp dụng một tỷ lệ chiết khấu phí (lãi kỹ thuật), phần lãi này sẽ bù đắp lại phần trượt giá. Khi tham gia BHNT, khách hàng có thể yên tâm về giá trị đồng tiền vì khi tham gia bảo hiểm, số tiền nộp phí bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm (NTGBH) không phải là tiền “chết” mà là tiền “đẻ” ra tiền. Số phí bảo hiểm mà NTGBH đóng được công ty bảo hiểm đem đầu tư và lãi đầu tư được trả lại cho NTGBH dưới hình thức chiết khấu phí (tính lãi cho phí bảo hiểm đóng ), ngoài ra còn dưói hình thức lãi chia (bảo tức ). Thông thường, do thực hiện đa dạng hoá đầu tư nên lãi suất đầu tư của các Cty BHNT thường cao hơn lãi suất tiết kiệm tiền gửi Ngân Hàng (và cao hơn tỷ lệ lạm phát), như vậy NTGBH được hưởng lãi suất dương từ số phí đóng, tức là bảo toàn và tăng được giá trị của khoản tiền đóng phí bảo hiểm. Một điều cũng cần lưu ý là, khi tham gia bảo hiểm và đóng phí định kỳ, không phải toàn bộ số phí đóng phải chịu ảnh hưởng của lạm phát tương ứng với thời hạn bảo hiểm mà từng phần phí đóng sẽ chịu ảnh hưởng trong những thời hạn khác nhau. Qua đó, chúng ta thấy vai trò to lớn của BHNT trong việc kìm hãm lạm phát. 4- Tăng thu, giảm chi ngân sách nhà nước Hàng năm, thông qua việc nộp thuế, bảo hiểm đã đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách nhà nước. Khi doanh thu ngành bảo hiểm tăng thì lượng thuế nộp vào cho nhà nước từ đó cũng nhiều lên. Bên cạnh đó, các chương trình hỗ trợ bảo hiểm ngày càng phát triển và đa dạng, các hoạt động mang tính chất cộng đồng thể hiện qua việc hỗ trợ, tuyên truyền đề phòng hạn chế tai nạn (nhất là tai nạn giao thông), bệnh tật, hỗ trợ các trung tâm phục hồi chức năng cho người tàn tật, hình thành các trung tâm cứu hộ… Hiệu quả của các hoạt động hỗ trợ không chỉ thúc đẩy ý thức phòng ngừa rủi ro của tất cả các thành viên trong xã hội mà còn tiết kiệm cho ngân sách 9 thông qua việc thực hiện tốt khâu phòng ngừa và hạn chế tổn thất, giúp bảo vệ tốt tài sản công cộng, giảm đến mức thấp nhất những thiệt hại đáng tiếc. Điều này giúp nhà nước giảm bớt chi tiêu những khoản lớn để bù đắp những tổn thất như phải xây dựng đường xá, cầu cống, nhà xưởng, công trình… ngoài ra, một thị trường bảo hiểm phát triển mạnh mẽ và ổn định sẽ thu hút các cá nhân và tổ chức mua bảo hiểm của công ty bảo hiểm trong nước, góp phần tiết kiệm một khoản ngoại tệ lớn cho ngân sách nhà nước. 5- Tạo tâm lý an tâm trong kinh doanh, trong cuộc sống. Khi kinh doanh ngày càng phát triển, đời sống xã hội ngày càng được nâng cao thì người ta càng có nhu cầu được đảm bảo an toàn cho tương lai. Môi trường kinh doanh cũng như môi trường xã hội đang dần xuất hiện những rủi ro mới. Những rủi ro thiên nhiên như bão lũ, hạn hán, cháy rừng tự nhiên… đang trở lên hết sức phức tạp. Thế giới đang biến triển hết sức phức tạp, khó đoán như chiến tranh, khủng bố, xung đột. trong tình hình như vậy, bảo hiểm chính là một giải pháp hữu hiệu, góp phần tích cực tạo ra tâm lý an tâm trong kinh doanh trong cuộc sống cho con người. III. THỰC TRẠNG BẢO HIỂM VIỆT NAM HIỆN NAY A-Những thách thức của ngành bảo hiểm hiện nay Bên cạnh những cơ hội phát triển của việc mở cửa thị trường, ngành bảo hiểm Việt Nam nói chung và bản thân các công ty bảo hiểm trong nước nói riêng cũng phải giải quyết những bài toán hết sức khó khăn: 1. Số lượng các DNBH được cấp phép hoạt động ngày một gia tăng và biến động về nhân sự đặc biệt là nhân sự cao cấp giữa các DNBH Các tổ chức, các nhân trong và ngoài nước nếu đủ điều kiện thao luật định đều có quyền xin phép thành lập DNBH, trong đó có các DNBH nước ngoài theo đúng cam kết WTO. Điều này gần như đương nhiên vì tiềm năng và cơ hội phát triển của thị trường BH nhân thọ và phi nhân thọ còn đầy hứa hẹn, tốc độ tăng trưởng của ngành BH tương đối hấp dẫn, BH còn được dùng dự phòng nghiệp vụ BH vào đầu tư tài chính có khả năng sinh lời cao. Tuy nhiên, việc có nhiều DNBH ra đời làm cho thị phần của các công ty bảo hiểm bị chia sẻ. Miếng bánh thị phần tại thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện 10 [...]... hiệu quả kinh tế Đối với bảo hiểm nông nghiệp chủ yếu phục vụ nông dân, Bảo Việt Việt Nam và Groupama đã không thành công do nhiều khó khăn về kỹ thuật và kinh tế 18 Do đó, nhằm đảm bảo người nghèo và những nhóm bị thiệt thòi được bảo vệ, các hình thức bảo hiểm khác như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội hay bảo hiểm tương hỗ cần được tăng cường nhằm tăng hiệu quả hoạt động Đặc biệt đối với bảo hiểm nông... kinh tế nói chung sự phát triển của ngành bảo hiểm nóiriêng 20 Ngành bảo hiểm có mối quan hệ mật thiết với thị trường chứng khoán Ở đa số các nền kinh tế có ngànhbảo hiểm phát triển, các công ty bảo hiểm đều được niêm yết trên thị trường chứng khoán Đối vớingành bảo hiểm, thị trường chứng khoán vừa đóng vai trò là kênh huy động vốn, vừa đóng vai trò cungcấp các cơ hội đầu tư Tại Việt Nam, một phần... tích ở trên, việc phát triển mạnh của thị trường bảo hiểm có thể vượt khả năng kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nước Thực tế cho thấy sự phát triển của thị trường, sự gia tăng cạnh tranh giữa các công ty bảo hiểm, việc đưa vào các sản phẩm mới, các thuật ngữ mới, các phương thức kinh doanh mới, một mặt sẽ đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế, của ngành và của người tiêu dùng, nhưng mặt khác... chưa rõ ràng Cần nghiên cứu lại các quy định về thuế VAT Mục tiêu phát triển của ngành bảo hiểm không phải chỉ nhằm tăng doanh thu phí bảo hiểm, mà quan trọng hơn là tăng tỉ lệ doanh thu phí bảo hiểm giữ lại trong nước, để đầu tư 15 trở lại nền kinh tế Do đó, việc áp dụng thuế suất VAT 0% đối với việc tái bảo hiểm trong nước cũng là một cách khuyến khích các công ty bảo hiểm giữ lại phí bảo hiểm trong... việc các công ty bảo hiểm trong nước phải công bố thông tin về công ty nhận tái bảo hiểm của họ Việc cung cấp thông tin về hoạt động tái bảo hiểm của các công ty bảo hiểm không chỉ hỗ trợ bảo vệ người mua bảo hiểm, mà còn hỗ trợ các cơ quan chức năng phát hiện các trường hợp công ty bảo hiểm ký kết hợp đồng bảo hiểm chỉ nhằm để tái ra nước ngoài “fronting business” Mặc dù loại hình kinh doanh này không... cấm ở Việt Nam, hoạt động kinh doanh cần được quản lý và giám sát chặt chẽ Loại hình kinh doanh này cung cấp cho nền kinh tế Việt Nam một số sản phẩm bảo hiểm cần thiết, nhất là trong những trường hợp công ty bảo hiểm trong nước chưa có khả năng thực hiện, tuy nhiên loại hình kinh doanh này cũng có thể gây ảnh hưởng xấu tới quyền lợi của người mua bảo hiểm bởi các công ty bảo hiểm chịu trách nhiệm pháp... Theo một số công ty bảo hiểm, nhu cầu xây dựng hệ thống quảnquan hệ khách hàng (CRM) là đòi hỏi lớn trong hoạt động bảo hiểm, nhưng hiện nay vấn đề này vẫn chưa được đầu tư đúng mức Đối với doanh nghiệp bảo hiểm trong nước, để có thể cạnh tranh với doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài có bề dày kinh nghiệm, cần phải "nhanh chân" xây dựng một lộ trình đầu tư công nghệ hợp lý Tuy nhiên, một thực tế là,... là Prudential (40%), Bảo Việt (34%), Manulife (10%) nắm giữ, (theo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam), nhưng nhiều doanh nghiệp “chiếu dưới” vẫn tự tin trong việc tìm cho mình một phần đáng kể của chiếc bánh Trong thời gian qua, một điều có thể nhận thấy, thị phần bảo hiểm nói chungbảo hiểm nhân thọ nói riêng đang có sự thay đổi khá rõ nét Theo một ước tính sơ bộ của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, năm 2009... của các công ty bảo hiểm, đặc biệt các công ty có vốn nước ngoài nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư vốn 16 nhàn rỗi của các công ty bảo hiểm, và nhờ đó một mặt, tăng lượng vốn đầu tư trở lại nền kinh tế, mặt khác tăng lợi nhuận của các công ty bảo hiểm và người mua bảo hiểm Bên cạnh đó, các quy định liên quan tới quản trị công ty, minh bạch tài chính cần phù hợp với chuẩn quốc tế và việc tuân... công ty bảo hiểm cần phải sử dụng cùng một thuật ngữ bảo hiểm (có thể do Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam xây dựng) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người mua bảo hiểm đọc, hiểu và so sánh được các hợp đồng bảo hiểm của các công ty bảo hiểm khác nhau và tránh việc hiểu sai, hiểu lầm trong tương lai Cần ban hành các văn bản hướng dẫn liên quan tới các hoạt động cho vay, đầu tư vào bất động sản, cổ phiếu của các . TPHCM LỚP NH10 Đề tài 1 SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN CỦA BẢO HIỂM ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ MỘT QUỐC GIA NÓI CHUNG GIẢNG VIÊN : NGUYỄN TẤN HOÀNG DANH SÁCH NHÓM: 1) Nguyễn. thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện 10 đang được ba doanh nghiệp lớn là Prudential (40%), Bảo Việt (34%), Manulife (10 %) nắm giữ, (theo Hiệp hội Bảo hiểm

Ngày đăng: 10/03/2014, 09:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w