1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Kinh tế học vi mô lý thuyết bài tập thực hành

446 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 446
Dung lượng 5,5 MB

Nội dung

Trang 1

PGS TS CAO THUY XIEM (Chủ biên) ThS NGUYEN TH] KIM CHI

ThS HOANG THANH TUYEN

BAN SAO

TAI LIEU CHI DOC TRUC TUYEN

KINH TE HOC VI MO

LY THUYET - BAI TẬP - THUC HANH

Trang 3

LOI NOI DAU

Kinh tế học vi mô là môn khoa học được giảng dạy chính thức

trong các trường cao đăng và đại học ở Việt Nam từ cuỗi những năm 1980, đầu những năm 1990 Đây là một môn học cơ sở của

khôi ngành kinh té va quan tri kinh doanh, đồng thời con la mon

học cung cắp những kiến thức đại cương cho các ngành học khác

Đề phục vụ nhu cầu của đồng đảo bạn đọc thuộc tat ca các

nganh ching téi xin gigi thiéu cuén Kinh té hoc vi mé - ly thuyẾt -

bài tập - tình huống Mỗi chương của cuốn sách được thiết kế thành sáu nội dung: thứ nhất là phần lý thuyết nhằm thoa man ban những kiến thức cốt lõi của kinh tế học vi mô, £hứ hai các thuật

ngữ then chốt bằng tiếng Việt và tiếng Anh, fit ba la cdc céu hoi

ôn tập giúp bạn đọc củng có kiến thức đã thu lượm được /hứ rư là

các bài tập có lời giải, thứ năm là các bài tập tự làm, và cuỗi cùng

là các tình huỗng thực tế nhằm giúp bạn đọc vận dụng lý thuyết để

giải quyết các vẫn để cuộc sông đặt ra

Cuốn sách đo PGS TS Cao Thuý Xiêm làm chủ biên Các chương được phân công biên soạn như sau:

Trang 4

Tập thể tác giả xin bảy tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Ban

Giám hiệu trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Khoa Kinh tế học,

Bộ môn Kinh tế vi mô, Ban Giám hiệu trường Đại học Cơng đồn,

Bộ môn Kinh tế, Ban Giám hiệu trường Đại học Kinh doanh và

Công nghệ Hà nội, Khoa Kinh tế, và các đồng nghiệp vẻ sự hỗ trợ,

động viên và giúp đỡ quy báu mả các tác giả đã nhận được trong

quá trình hoàn thành cuốn sách nảy

Mac du da rat co gang, nhưng chắc chắn cuốn sách này còn

thiểu sót Các tác giả hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để cuốn

sách được hoàn thiện hơn ở lần xuất bản sau

Thay mặt tập thể tác giả

Trang 5

Chương 1

TONG QUAN VE KINH TE VI MO

Trong chương nảy, chúng ta sẽ làm quen với khái niệm kinh tế học, kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mõ, giới thiệu chung về vai tò và phương pháp nghiên cứu của các nhà kinh tế Giải thích nguéên gốc của các vấn đẻ kinh tế phát sinh do nguồn lực khan hiếm và sự khan hiểm nguồn lực là nguyên nhân của mọi sự lựa chọn kinh tế Đông thời chương nảy cũng để cập đến một số quy

luật kinh tế

1 KINH TE HQC VI MO VA KINH TE HQC VI MO

1.1 Kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô

Tắt cả các hoạt động của con người dưới con mặt của các nhả

kinh tế đều là hoạt động kinh tế Ta có thể gặp nhiều định nghĩa

khác nhau vên kinh tế học:

Kinh tế học đặt ra câu hỏi các hàng hóa nào được sản xuất ra,

sản xuất cho ai và như thế nào Kinh tế học là môn khoa học về sự khan hiếm

Đặc điểm chung của các định nghĩa về kinh tế học là môn khoa học xã hội nghiền cứu hành vì của con người trong lĩnh vực sản xuất và trao đỗi Tuy nhiên việc vận dụng kinh tế học lại mang tỉnh

nghệ thuật

Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu cách thức xã hội phân

bổ các nguồn lực khan hiểm để sản xuất ra các hàng hóa và dịch vụ

Trang 6

có giá trị và phân phối chúng cho các thành viên xã hội Kinh tế học được chia thành 2 phân: Kinh tế học vi mô và kính tế học vĩ mô

Kinh tế học vi mô nghiên cứu quá trinh ra quyết định của các hộ gia định và doanh nghiệp, cũng như sự tương tác giữa họ với

nhau trên các thị trường cụ thể với các nội dung chính như cung

cau, tiêu dùng cá nhân, sản xuất, chỉ phí, lợi nhuận, cạnh tranh, độc

quyên giả cả

Kinh tế vĩ mô nghiên cứu các van dé chung của nên kinh tế tông thể, các vẫn để về cách thức cải thiện kết quả hoạt động của toản bộ nên kinh tế nói chung Trọng tâm là các vẫn đề như tông

thu nhập quốc đân, lạm phát, thất nghiệp, đâu tư, tiết kiệm

Kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô có quan hệ với nhau vì những

thay đôi trong nên kinh tế nói chung phát sinh từ các quyết định của

hàng triệu cá nhân Kinh tế vĩ mô tạo hành lang, tạo môi trường, tạo

điều kiện cho các hoạt động kinh tế vi mô phát triển Mỗi quan hệ

này cho thấy rằng trong thực tiễn quản lý kinh tế, quản trị kinh đoanh cần phải giải quyết các vấn để kinh tế trên cả hai phương

điện vi mô và vĩ mô Chăng hạn gần đầy hai nhánh này đã hội nhập

khi các nhà kinh tế ứng dụng các công cụ kính tế học vi mô đẻ giải

thích các vẫn đề của vĩ mô như thất nghiệp, lạm phát Ranh giới

phần biệt hai nhảnh kinh tế ví mô và kinh tế vĩ mô rất mong manh

1.2 Vai trò của các nhà kinh tế

Kinh tế học là môn khoa học vì phương pháp nghiên cứu khoa

học không phải chủ để nghiên cửu khoa học Một nhà kinh tế học là một nhà khoa học vi họ sử dụng các phương pháp khoa học - tức

phát triển và kiểm định các lý thuyết một cách khách quan vả

Trang 7

* Phương pháp khoa học

Cá: nhà kinh tế thường sử dụng phương pháp luận: cỗ gắng tach bitt việc mô tả với những đánh giá về giá trị, tránh những lập

luận sa lâm“' cái có sau là do cải trước sinh ra” và lập luận sai lâm về kết câu, nhận thức được tính chủ quan tất yếu trong quan sát và lý thuy›t Cách đảm bảo nhất đề đi đến suy nghĩ đúng là phương

pháp khoa học phân tích, giả thiết đối chiêu với chứng cứ và tông

hợp ngĩĩa là quan sát, lý thuyết vả tiếp tục quan sát rồi kết luận

Cũng rhư các ngảnh khoa học khác, các nhà kinh tế quan sát các

sự kiệ hình thành các lý thuyết và thu thập dữ liệu để kiếm định

chúng Nhà kinh tế quan sát lạm phát, tạo ra một lý thuyết cho răng sit gia Ang quá mức của tiễn tệ gây ra lạm phải sau đó thu thập số

liệu về :ốc độ tăng tiên và lạm phát để xét xem có mỗi quan hệ giữa chúng thông Giả định đưa ra để làm đơn giản hóa vẫn để cần giả thích Nhà kinh tế có thế giá định rằng giá cả cỗ định (không thể thay đ¿i) hoặc giá định răng giá ca linh hoạt (có thê tăng lên hoặc

giàm xiống đề đáp lại sức ép của thị trường Nghệ thuật của tư duy khoa h›c là quyết định nên đưa ra giả định nào

* Các mỗ hình kinh tế

Đô khi một mô hình có thẻ thay thể được rất nhiêu con chữ

Các th¿y giáo dạy môn sinh học sử đụng mô hình băng chất đẻo về cơ thể :on người Các mô hình nảy đơn giản hơn cơ thể của con người thực, nhưng chính sự đơn giản hoá này làm cho chúng trở

nên hữu ích Các nhà kinh tế sử dụng mô hinh kinh tế được tạo

thành tời các đỗ thị và phương trình Chúng đựa trên các giả định vả là sr đơn giản hoá hiện thực kinh tế để lượng hỏa các quan hệ

kinh tí Bất kỳ nền kinh tế nào cũng có một cơ chế phân bồ các

nguôn 'ực khan hiếm cho các mục tiêu cạnh tranh nhan Đề hiểu

Trang 8

nén kinh té hoat dong thé nao, ta phải tìm ra một cách nào đó để

đơn giản hóa tư duy của minh về những hoạt động này Nghĩa là, chúng ta cân một mô hình để lý giải dưới dạng tông quát cách thức tổ chức của nên kinh tế và phương thức tác động qua lại giữa những người tham gia vào nên kinh tế

Mé hình về vòng chu chuyển Mô hình về vòng chu chuyển chi ra luông hàng hoá và dịch vụ luỗng nhân tô sản xuất và thanh toán tiên tệ giữa hộ gia đình và doanh nghiệp Mô hình này chỉ ra hai đôi tượng ra quyết định là hộ gia đình và doanh nghiệp Các đối tượng này tương tác với nhau trên hai thị trường là: Thị trường

hàng hóa vả dịch vụ và thị trường các nhân tÔ sản xuất Các hộ gia

định bán những nhân tổ sản xuất như đất đai tư bản và lao động cho các doanh nghiệp trên thị trường danh cho các nhân tổ sản

xuất Đối lại, các hộ gia đình nhận được tiên lương, lãi và lợi

nhuận Họ tiêu dùng số tiền này để mua hàng hoá và địch vụ từ các doanh nghiệp trên thị trường hàng hoá và dịch vụ Các doanh nghiệp lại sử dụng doanh thu này để thanh toán cho các nhân tô đầu vào Đây là mô hình đơn giản hoá bởi vì nó bỏ qua thương mại

quốc tế và chính phú Hai chủ thể kinh tế cơ bản là doanh

nghiép(ngudi ban hang hoa, dich vy, mua yeu tô sản xuất) và hộ

gia đình (người mua hàng hóa, dịch vụ, bán yếu t6 san xual) Doanh nghiệp và hộ gia đình cùng trao đổi trên hai thị trườngcơ

bản là thị trường các nhân tổ sàn xuất (thị trường đầu vào), và thị

trường hàng hóa dịch vụ (thị trường đầu ra) Mô hình này có hai vòng luân chuyên: Vòng luân chuyên bên trong là dòng thực (nguôn lực thực sự) Vòng luân chuyên bên ngoài dòng các khoản thanh toán tương ứng (tiền)

Trang 9

Hàng hóa, dịch vụ Hàng hóa, dịch vụ Thị trường sản phẩm |^ eee os ee a , Tiên (Chỉ tiêu) Tiên (Doanh thu} ¥

Hộ gia định Doanh nghiệp

† Tiền (Thu nhập) Tiên (Chí tiêu)?

k -.~ m= === + ` £ z _# —- 3

i», Thị trường yêu tô -

Yếu tổ sản xuất Yếu tổ sản xuất

Hình 1.1 Mô hình luân chuyển các hoạt động kính tế

Mô hình đường giới hạn năng lực sản xuất PPF

Khác với mô hinh luân chuyên, hầu hết các mô hình kinh tế

đều được dựa trên lý thuyết của các cơng cụ tốn học Đường giới hạn năng lực sản xuất là một cách thiết lap nham đơn giản cách mô tả nên kinh tế Đường giới hạn năng lực sản xuất chỉ ra các kết hợp

sản lượng khác nhau mà nên kinh tế có thể sản xuất ra với các nhân

tô sản xuất và công nghệ hiện có Né được vẽ với giả định nên kinh

tế chỉ sản xuất hai hàng hoá Nếu nên kinh tế hoạt động trên đường

giới hạn năng lực sản xuất, nó đang hoạt động có hiệu quả vì nó

sản xuất ra một cơ cấu sản lượng tôi đa trên cơ sở các nguôn lực

hiện có Bởi vậy, các điểm năm phía trong đường này là không có

Trang 10

được trong hiện tại Nếu nên kinh tế đang hoạt động trên đường

giới hạn năng lực sản xuất, chúng ta có thể nhận thay những sự

đánh đôi mà xã hội phải đối mặt Để sản xuất thêm một hàng hoá,

nó phải sản xuất ít hàng hoá khác hơn Lượng hàng hoá phải từ bỏ để sản xuất thêm hàng hoá khác được gọi là chỉ phí cơ hội của mức sản xuất tăng thêm Đường giới hạn năng lực sản xuất cong ra phía

ngoài biểu thị chỉ phí cơ hội tăng dân Đường PPF chỉ ra sự đánh đôi giữa việc sản xuất hàng hóa áo và mũ từ nguồn lực khan hiểm

của xã hội tại một thời điểm nhất định Tuy nhiên, theo thời gian

đường PPF có thể dịch chuyển vì những lý do riêng chăng hạn

những phát minh mới trong ngành sản xuất mũ có thể làm cho đường PPF dịch chuyên ra ngoài Đây là sự minh chứng cho tầng trưởng kinh tế Phương án Lượng mũ Lượng ao A 25 0 B 22 9 C 17 |7 D 10 22 E 0 30

Từ số liệu của biểu trên ta có thể xây dựng được một đường cong giới hạn năng lực sản xuất

Trang 11

Lượng áo

Hình ]1.2 Đường giúi hạn năng lực sản xuất áo và mũ 1.3 Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc

Kinh tế học nghiên cứu cách thức các tải nguyên khan hiểm của nên kính tế được phân bỏ như thế nào đồng thời đánh giá việc

phan bé dé Các nhà kinh tế tìm cách lý giải thế giới như nó đang

tôn tại, họ hoạt động với tư cách là nhà khoa học Khi các nhà kinh tế tìm cách cải thiện thế giới, họ hoạt động với 1ư cách là nhà tư vẫn chính sách Do vậy, các nhận định thực chứng mô tả thế giới

như nó đang tôn tại, trong khi các nhận định chuẩn tắc yêu cầu thể

giới phải như thể nảo

Kinh tế học thực chứng liên quan đến cách lý giải khoa học,

các vân đề mang tính nhân quả và thường liên quan đến các câu

hỏi như là đó là gi? Tại sao lại nhự vậy? Điều gì sẽ xảy ra nếu Vi dy, khi nha nước đánh thuế vào xe máy nhập khâu thì giá xe máy trong nước sẽ tăng lên; hoặc nêu giá hàng hóa tăng lên, người tiêu đùng sẽ mua ít hàng hóa đó đi Kinh tế học chuẩn tắc liên quan đến việc đánh giá chủ quan của các cá nhân Nó liên quan đến các

câu hỏi như điều gÌ nên xảy ra, can phái như the nao Vi du, gia di

Trang 12

xem ca nhạc hiện nay là quả cao hay là cân phải trợ giúp cho sinh

viền

Các nhà kinh tế thường hay bất đồng quan điểm với nhau vì những khác biệt trong đánh giá khoa học và giá trị Điêu này lý

giải tại sao các nhà kinh tế uy tín lại đưa ra những lời khuyên trái

ngược nhau với cùng một vấn đề Sự bất đồng này là rất đáng lưu

tâm nhưng sự nhất trí giữa các nhà kinh tế thì có tâm quan trọng

đặc biệt Nói tóm lại các nhà kinh tế học thông nhất ý kiến về

những vấn đề thực chứng, nhưng thường không nhất trí về các vấn đẻ chuẩn tắc

2 MỘT SỞ QUY LUẬT KINH TẾ

Lựa chọn là cách thức mà các tác nhân kinh tế đưa ra quyết

định tối ưu về việc sử dụng các nguồn lực của họ Như vậy họ cần có cơ sở khoa học để quyết định Các quy luật kinh tẾ có tác động

đặc biệt đến việc lựa chọn kinh tế tối ưu

2.1Quy luật khan hiểm

Khan hiếm là một thuật ngữ chỉ mỗi quan hệ giữa nhu cầu và khả năng Khan hiểm có nghĩa là xã hội có các nguôn lực hạn chế

và vỉ thế không thể sản xuất mọi hàng hóa va dich vụ mà mọi

người mong muốn Chúng ta có nhu cầu vô hạn về số lượng hàng

hóa và dịch vụ nhưng chúng ta không thê mua được hết số đó Việc

nghiên cứu nảy có ý nghĩa rất quan trọng đối với các doanh nghiệp

phải lựa chọn những vẫn đề kinh tế cơ bản của mình trong giới hạn

cho phép của khả năng sản xuất hiện có mà xã hội đã phân bố cho

nó hiệu quả

2.2 Quy luật hiệu suất giảm dan

Khối lượng đầu ra có thêm ngày càng giảm, khi ta liên tiếp bỏ

Trang 13

thêm những đơn vị bảng nhau của một đầu vào biến đối (như lao

động) vào quá trình sản xuất có một số lượng có định của một đầu

vào khác (như dat dai) Cac doanh nghiép cần tỉnh toán lựa chọn kết hợp các đầu vào của quá trình sản xuất một cách tối ưu hơn

2.3 Quy luật chỉ phí cơ hội ngày một tăng

Đề có thêm một số lượng bằng nhau về một mặt hàng, xã hội

phải hy sinh ngày càng nhiều số lượng mặt hàng khác Các doanh

nghiệp cần tính toán và lựa chọn sản xuất cái gì, như thế nào là có

lợi nhất

3 NHỮNG VĂN DE CO BAN CUA NEN KINH TE

Đề dung hòa mâu thuẫn giữa nhu cầu vô hạn của con người và

khả năng đáp ứng nhu câu có giới hạn của xã hôi mỗi quốc gia cần

có những quyết sách cơ bản đẻ giải quyết 3 vấn để cơ bản của nên kinh tê

Những vần để cơ bản của nên kinh tế là sản xuất cái gì2 Sản xuất như thê nào? Và sản xuất cho ai?

Sản xuất cái gì?: trong vô số các loại sản phẩm mà xã hội yêu

cầu, tại sao chúng ta lại sản xuất sản phâm này mà không phải là

sản pham khác Sản xuất bao nhiêu thi vừa đủ trong điều kiện

nguồn lực có hạn

Sản xuất như thê nào? Xã hội muốn sử dụng nguồn lực khan hiểm đề tạo ra nhiều sản phâm nhất nhằm đàm bảo nhu câu vô hạn của con người Việc lựa chọn vả ưu tiên công nghệ trở nền cap bach vì các doanh nghiệp đều muốn giảm chi phi dén mic thap

nhất có thể được

Sản xuất cho ai? Xã hội tiến hành phân phối các loại sản

Trang 14

pham và dịch vụ mả họ sản xuất được cho các hộ gia đình vá doanh

nghiệp sao cho đại được mục tiêu nhất định,

Tom lai, ba van dé co bản nêu trên đêu cần được giải quyết

cho mọi xã hội dù là một nhà nước xã hội chủ nghĩa một nhà

nước công nghiệp tư bản, một công xã, một địa phương một ngành hay một doanh nghiệp

Đề thỏa mãn được hết nhu câu của con người, xã hội phải sử

dụng các nguồn lực (hay tài nguyên) kinh tế khan hiểm làm yêu tô

sản xuất để tạo ra hang hoa va dich vu Các nguồn lực của nên kinh

tế bao gồm nguồn lực hữu hình và nguôn lực vô hình và chia làm

4 loại:

- Tài nguyên thiên nhiên là tất ca những gì có sẵn trong nên

kinh tế như đất đai hầm mỏ rừng, biển sông

- Lao động là phần đóng góp của con người cả vẻ thê lực lẫn trí lực trong quá trình sản xuất kinh doanh

- Tư bản là tất cả những sản phẩm lâu bên được nên kinh tế sản

xuất ra để phục vụ cho quá trình sản xuất khác Ví dụ như nhà máy,

thiết bị

- Tri thức chính là khoa học và công nghệ, là khả năng áp dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất

Như vậy, khi xem xét ba vấn đề kinh tế cơ bản của một tổ

chức kinh tế trong mỗi quan hệ giữa đầu ra và đầu vào xã hội cần quyết định: một là cần sản xuất những đầu vào nào, số lượng là bao nhiêu; hai lả sản xuất chủng như thê nào, tức là đùng kỹ thuậi gì để đạt được hiệu quả mong muốn; ba là đầu ra được phân phối cho

ai Ba vấn đề cơ bản chung cho mọi nên kính tế nhưng mỗi chế độ

Trang 15

nhau Các loại cơ chế cơ bản có ảnh hưởng quyết định đến việc giải quyết các vẫn đẻ kinh tế cơ bản

Nền kinh tế tập quán truyền thông: các vẫn đề cơ bản được

quyết định theo tập quán truyền thông được truyền từ thể hệ nảy

sang thé hệ khác

Nền kinh tế chỉ huy (kế hoạch hóa tập trung) theo cơ chế

này, ba vẫn đề cơ bản của tô chức kinh tế do Nhà nước quyết định

Nền kinh tế thị trường: tác dộng qua lại giữa người sản xuất và người tiêu dùng, ba vấn để cơ bản của một tô chức kinh tễ do thị trường quyết định, tức là do cung cau quyét dinh

Nên kinh tế hỗn hợp: sự kết hợp đồng thời của cơ chế thị

trường và cơ chế mệnh lệnh

Ngày nay, không một nên kinh tế hiện dai nao ap dung don

thuần một trong ba cơ chế thuần tủy như trên dé điều hành hoạt

động của nền kinh tế mà thường sử dụng phối hợp tức cơ chế hỗn hợp Trong nên kinh tế hỗn hợp các thê chế công cộng và tư nhân đều kiểm soát nền kinh tế Thể chế tư nhân kiểm sốt thơng qua bàn tay vô hình của cơ ché thị trường, còn thê chế cơng cộng kiểm

sốt băng những mệnh lệnh và những chính sách của chính phủ

nhằm hướng nên kinh tế phái triển theo mục tiêu đã định

Trang 16

18

CAC THUAT NGU CHINH Các yếu tố khác giữ nguyên Chị phí cơ hội Giới hạn năng lực sản xuất Hãng, doanh nghiệp Hộ gia đình Khan hiếm Kinh tế học Kinh tế học vi mô Kinh tế học vĩ mô Kinh tế học thực chứng Kinh tế học chuẩn tắc

Luông chu chuyên Luông chu chuyên tiên Luéng chu chuyên thực Mộ hinh

Thị trường sản phẩm

Trang 17

l

CAU HOI ON TAP

Kinh tế học là gì? Tại sao nói kinh tế học là lý thuyết về sự

lựa chọn?

2 Phân biệt kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô Liệt kê ba vấn đề kinh tế cơ bản của nên kinh tế?

_ Tại sao các nhà kinh tế lại đưa ra các giả định?

Mô hình có cần mô tả hiện thực một cách chính xác không? 3 4 5 6 7 8

Nêu phương pháp của việc nghiên cứu kinh tế học

Tai sao kinh tế học là môn khoa học?

._ Thê nảo là đường giới hạn năng lực sản xuất? Hãy sử dụng đường giới hạn năng lực sản xuất để mô tả khái niệm “hiệu quả”

9, Sự khác nhau giữa nhận định thực chứng và nhận định chuẩn tắc? Hãy cho ví dụ mỗi loại

10 Tại sao đôi khi các nhà kinh tế đưa ra những lời tư vẫn mâu

thuẫn nhau cho các nhà hoạch định chính sách?

11.Nêu nội dung của quy luật khan hiếm

12.Trinh bay quy luật chỉ phí cơ hội tăng dẫn va minh hoa băng đường giới hạn năng lực sản xuất

Trang 18

BÀI TẠP CÓ LỜI GIẢI

Ì Những nhận định nào dưới đây mang tỉnh thực chứng và chuẩn tắc

a, Giá dâu thể giới tăng 300% vào giữa năm 1973 và 1974 b Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe cần hạn chế và tiến tới

loại bỏ nó

c Chính phù Việt Nam cân có những chính sách hỗ trợ cho

người nghèo

d Thu nhập của người lao động Việt Nam có xu hưởng tăng trong những năm gan day

Trả lời: Thực chứng Câu a, d Chuẩn tặc b c

2 Giả sử nên kinh tế giản đơn chỉ sản xuất bánh ngọt và bảnh mỳ Các khả năng sản xuâit có thể như sau: Lượng bánh mỷ Lượng bánh ngọi (vạn chiếc) (vạn chiếc) À 50 0 B 40 8 C 30 13 D 15 18 E 0 20

Trang 19

ngọt vì 20 vạn chiếc bánh my không? c) Nền kinh tế có khả nãng sản xuất được 15 vạn chiếc bánh mỳ và 20 vạn chiếc bánh ngọt không? d) Hay tinh chi phi co hoi cua viéc san xuất bánh ngọt vả banh ny Lei giai

a) Dựa vào thông số trong bảng số liệu, ta có đường giới hạn

năng Ïrc sản xuất được mô tả như sau: Bảnh my A ee fr A es i —_———— — 2 Pie er E=—~=~¬¬~-T Ty-—- Bánh ngọt

b: Nên kinh tế có khả năng sản xuất được 20 vạn bánh mỹ và

8 vạn bánh ngọi không? Điểm F trên đồ thị (20 vạn bánh mỳ và

vạn binh ngọt) năm phía bên ngoài của đường giới hạn năng lực sản xtất Đó là điểm không tưởng nghĩa là nên kinh tế không thể

sản xuất được sản lượng đó

c Nên kinh tế có thê sản xuất được 15 vạn bánh my va 8 van

Trang 20

banh ngot khéng? Do diém G (15 van banh my va 8 van may tinh)

nằm phía bên trong của đường PPF nên tại điểm này nguồn lực

không hiệu quả Dư thừa nguôn lực

đ) Đề tính chỉ phí cơ hội của việc sản xuất bánh ngọt và bánh mỳ ta lập bảng sau: Chỉ phí cơ hội của việc sản xuất bánh mỳ Chi phi co hội của việc sản xuất Ì chiếc bánh mỳ 2/18 ]5 vạn chiếc bánh mỳ đâu tiên phải bỏ qua 2 vạn chiếc bánh ngọt

15 van chiếc bánh mỳ tiếp theo

phải bỏ qua 4 vạn chiếc bánh ngọt

I0 vạn chiếc bánh my tiép theo 6/10 phai bo qua 6 van chiéc banh ngot 10 vạn chiếc bánh mỹ cuôi cùng phải bỏ qua 8 vạn chiếc bánh ngọt 4/15 8/10 Chi phi cơ hội của việc sân xuất 1 chiếc bánh mỳ Chi phi co hội của việc sản xuất Ì chiếc bánh ngọt

8 vạn chiếc bánh ngọt đầu tiên phải 10/8

bo qua 10 van chiéc banh my

6 vạn chiếc bánh ngọt tiếp theo

phải bỏ qua 10 vạn chiếc bánh mỳ 10/6

4 vạn chiếc bánh ngọt tiếp theo 15/4 phải bỏ qua I5 vạn chiếc bánh mỳ

2 vạn chiếc bánh ngọt cuỗi cùng 15/2

phải bỏ qua 15 vạn chiếc bánh mỳ

Trang 21

TINH HUONG 1

CFti tiêu cho giáo dục: Những con số "giật mình"!

Tr New York (My) chuyên viên thông ké cao cap cua Lién

Hợp Quốc Vũ Quang Việt đã có những phan tich thi vj vé chi

tiêu co giáo dục Việt Nam rút ra qua những số liệu tính và phương phap tính toán của bản thân

Cu tiểu cho giáo dục ở Việt Nam trong khoảng thời gian năm

2000-005 rất lớn so với mức thu nhập của người dân và thu nhập của c¡ nước Một vài con số sau đây thể hiện điều đó:

Cn¡ tiêu cho giáo dục ở VN năm 2005 chiếm 8,3% GDP, vượt

ci Mi chỉ có 7,2%,

Tong chỉ tiêu trên, dân các nước phát triển cao chị trả 203%, còn

ở Việ Nam dân chỉ trả tới 40% Phân còn lại là nhà nước chỉ trả

Trang 22

thật gôm lương chinh thức và phụ thu bình quân một giáo viên có thể đạt ít nhất là 31 triệu đông, tức là hơn gap đôi lương chính thức

Ty lệ chị tiêu cho giao duc cao như thế, nhưng mỗt điều đảng

lo lãng mà ít người để ý là số học sinh tiêu học, cơ sở của bất cử

một nên giáo dục nào, hình như đang bỏ học hoặc không đi học

Theo số liệu của Bộ GD-ĐT, số HS tiểu học đang giảm, từ 9,7 triệu

(năm 2000) xuống 7,8 triệu (năm 2004) trong khi dân so Van tăng

Tình hình này khó hiểu Phải chăng dan nghèo không đủ sức gửi

con đến trường hay là do một lý do nào khác? Bộ GD - ĐT cần có một câu trả lời về vấn đề này

Những kết luận trên dựa vào số liệu chính thức của Bộ GD -

ĐT, của Tổng cục Thống kê và số liệu tính theo phương pháp gián tiếp của tác giả

Những kết quả đáng lưu ý

* Chi phí cho giáo dục ở Việt Nam vượt xa các nước phái

triển cao!

Có thể thấy, chỉ phí cho giáo dục ở Việt Nam rất lớn (bảng 1) Tỷ lệ chi phí cho giáo dục trên GDP la 8,3% vượt xa các nước phát

uiên cao thuộc khôi OECD kê cả Mỹ, Pháp, Nhật và Nam Triéu

Tiên (bảng ¡ và 2) Có người cho rằng cân phải so sánh dựa trên

chi phi tính bằng tiền đô la Mỹ, và như thể chỉ phí cho một HS ở Việt Nam rất thấp Nhưng điều này không hợp lý vì các nước có trình độ phát triển khác nhau Chỉ có so sánh dựa vào khả năng chỉ phí của nên kinh tế mới có giá trị phân tích: đó chính là tỷ lệ chi

phi trén GDP

Kết quả này cũng cho ta so sánh mức trách nhiệm chi phi cho

Trang 23

giáo dục: từ ngân sách nha nude va tu dong góp cua nhân dan (bang 2) Người dân hiện nay ở Việt Nam chỉ tra 40% chi phi giao dục, trong khi ở các nước phát triển cao trung bình dân chúng chỉ chỉ trả 20%, phần còn lại là từ ngân sách nhà nước

Băng 1 Tỷ lệ chỉ phí cho giáo dục ở Việt Nam 2000 - 2005 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng chì cho giáo duc {ty) 23,219 25.882 34,088 37,552 34.223 68.968 Tỷ lệ chi/GDP (%) 5.3 4.4 7.8 6.1 7.6 8.3 Ty lệ ngân sách cho giáo dục /GDP 3.2 3.2 4.7 3.7 4.6 5.0

(Nguồn: Bộ GD-ĐT và Ngắn sách nhà nước Tông chỉ và ty lệ chi la do tac giả tự tinh)

Bang 2 Số liệu so sánh chỉ tiêu cho giáo dục ở Việt Nam và các nước Việt _ - Hàn

Nam Mỹ Pháp | Nhat Quốc OCDE

Trang 24

Ty lệ tiêu cho giáo dục/GDP (%) Từ ngân sách 60 40 74 93 74 59 80 Từ dân và các nguồn khác 26 | 7 | 26 4] 20

(Nguồn: Số liệu VN là cho năm 2005 do tắc giả tính Số liệu các

nước khác là cho năm 2002 tư OECD, Education at a Glance 2005)

* Thu nhập của giáo viên: bị rơi vãi!

Dựa vào chi phi cho giáo dục ở Việt Nam như trên và dựa vào tỷ lệ 62,3% chi phi thường xuyên cho giáo dục là đẻ trả lương

(theo tý lệ hiện nay ở Việt Nam), ta có thể thầy là thu nhập của giáo

viên, tính một cách bình quân có thê lên tới 31 triệu đồng một năm vào năm 2004, gấp hơn 2 lần lương nhận chính thức Với ngân sách tăng cho giáo dục vào năm 2005, thu nhập có thể lên tới 38,5 triệu đồng nếu như hệ thông giáo dục được tô chức và điều hành qui cũ và hợp ìy

Vấn để thực tế là giáo viên không nhận được thu nhập như thế,

mặc dù thu nhập nhận được cao hơn lương chính thức, vậy thì phần này rơi vãi nơi đâu? Điều này cho thấy việc phân tích thường

xuyên chỉ phí giáo dục là đòi hỏi cấp bách đề nâng cao hiệu quả của hệ thống giáo đục Bảng 3 Thu nhập và lương giáo viên 2000 [ 2001 [ 2002 [ 2003 | 2004 | 2005 |

Tong chi thường

xuyên cho giáo |21,367|23,522|31,080| 34,352 | 49,323 | 62,735

duc (ty) _ |] _

Trang 25

Chilzong (ty) 13.312 | 14,654] 19.363] 21.401] 30,728] 39.084 Giáoviên _ [836,1271869,0381905,295|943,725|979,548| 1,014,638 Thu ahap cua’ 15 92 | 16.86 | 21.39 | 22.68 | 31.37 | 38.52

iƑ14o viên (triệu Lương chính thức (triệu, NG Thine | 738 | 870 | 940 | 1219 | 13.97 kê)

(Nguôn: Lương chính thức là từ Niên Giám Thông Kê 2009, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2005 Phụ thu do tác giả tinh)

* Có cần chạy đua không tưởng vé so lgng SV DH?

Một điểm nữa cân thấy là hệ thống giáo dục Việt Nam đang năm ở mức kỳ vọng cao, mọi nỗ lực đều nhằm xây đựng thêm ĐH , tạo ra nhieu SV ma không đề ý đây đủ đến trường day nghé, trung

học và CĐ chuyền nghiện

Hiện nay số SV trên số dân là 1.6% Ty lệ này so với Thái Lan

ở mức 2% không phải là nhỏ Nhưng đề án tăng tỷ lệ này lên 2,0

trong 5 năm tới (2010) và 4,53% trong 1Š năm tới (2020) liệu có đúng hướng không?

Tỷ lệ trung bình ở các nước pháp triển cao OECD dựa vào

nguồn số liệu về giáo dục của OECD (Education at a Glance 2005)

là 4,3% (có nước cao như Hàn Quốc là 6,7%, Mỹ 5,7%, nhưng có

nước thấp như Tây Đức 2,6%, Mexico 2,1%)

Trang 26

chuyên nghiệp ở Việt Nam hiện nay chi chiếm 14% tổng số HS trung học Tại các nước phát triên cao OECD, tỷ lệ HS ở các trường chuyên nghiệp lên tới 45% Phải chăng đã đến lúc cần xét

lại chỉnh sách giáo dục một cách TÔI ráo thay vi chi nhằm chay đua

bắt kịp các nước tiên tiền một cách không tưởng vẻ số lượng SV ĐH?

* Nắm vững chỉ phí của nên kinh tế cho giáo dục: Rỗi rắm Hệ thông giáo dục ở Việt Nam tổ chức khá phức tạp, dẫn đến sự rỗi rằm trong việc năm vững chi phí của nên kinh tế cho giáo dục

- Hệ thông giáo dục ở Việt Nam gồm:

(a) Hoat động của Bộ GD-ĐT và các trường trực thuộc Bộ do

Bộ dựa vào ngân sách nhà nước cấp cho Bộ: Bộ cấp lại cho trường hoặc địa phương phụ thuộc Tuy nhiên, Bộ lại cho phép trường thủ

thêm hạc phí nhận thêm ŠYV (tại chức và các loại không dược

tuyên theo đường cạnh tranh chính thức)

(b) Ngoài hạc phí thu thêm là các dịch vụ do trưởng làm thêm

hoặc trường nhận được từ doanh nghiệp Ngoài ra, các trường, kê cả Bộ, cũng đều nhận viện trợ từ nước ngoài Các nguồn này năm ngoài ngân sách nhà nước Năm 2000, nguồn ngoài ngân sách bang 41% nguôn từ ngân sách

(c) Các trường độc lập với Bộ GD-ĐT, hoặc thuộc các Bộ khác

và địa phương có ngân sách do Bộ khác hoặc địa phương cấp Đây

là các chỉ phí mà Bộ GD-ĐT không năm được

(d) Các trường tư thục mà Bộ GD-DT quản, Bộ cũng không

biết rõ chi phí

Trang 27

(e) Cac chi phi cho viéc học thêm tất nhiên Bộ GD-ĐT cũng

không 1ăm được

Đề có thống kẻ toàn diện ngoải thống kê do Bộ GD-ĐT thu thập, Tầng cục Thống kẻ cũng phải điều tra thu thập những phân

mà Bộ không thể cung cấp

* Phương pháp tính tổng chỉ tiêu cho giáo dục

Ngân sách Bộ GD - DT cho phép biết chi phí ở phân (a)

Ch phí ngoài ngân sách ở phân (b) dựa vào các tỷ lệ cơ bản mà

Bộ xu¿t bản năm 2000 và thông kê chỉ tiết do Tổng cục thông kê

thu thậ2 cho năm 2000 Ty lệ này được áp dụng cho những năm sau đó, mặ: dù tác giả biêt răng tỷ lệ này là thấp so với thực tế hiện nay Một ptuong pháp khác mà nhiều người dùng đề ước tính chỉ phí

thêm lì dựa vào học phí thu thêm từ HSSV được báo chí nói tới

Những con số này lớn hơn con số đưa ra trong bài này nhưng có thể

không -hính xác, do đó tác giả quyết định chọn cách làm bảo thủ là

dùng các tý lệ điều tra của Tổng cục Thống kê trong năm 2000 Phản (b) không tính tới 2 tỷ USD chỉ làm sách giáo khoa trong

thời ky 2002-2007 (theo GŒS Nguyên Xuân Hân trong bài “Còn có

thé gicm học phí", Tiên Phong online 29/9/2005)

Chi phi 6 phan (c) (d) và (e) là dựa vào tỷ lệ điều tra về giá trị

sản lương dich vu giao duc do Téng cuc Thống ké (TCTK) tinh

cho nim 2000 trong bang Cân đối Liên ngành của Việt Nam Năm 2000, NXB Thống kê, Hà Nội 2003

To nguyên tặc, chí phí cho giáo dục là tông của giá trị sản phẩm ziáo dục tính theo TCTK và chỉ phí đầu tư cho giáo dục Tuy

nhiên :ì thiểu số liệu, cách tính của bài này là không tính thăng ma dựa vio hệ số tính từ số liệu năm 2000 của TCTK

Trang 28

Theo bảng cân đối liên ngành trên, giá trị sản phẩm giáo dục

(tức là chi phí cho hàng hoá và dịch vụ thu nhập, khẩu hao nhưng

không kê đầu tư) theo nguyên tắc của tải khoản quốc gia trong năm

2000 là 21.367 tý, trong khi đó các nguồn số liệu (a), (b) chỉ có

19.928 ty Như vậy mức chi sẽ cao hơn 7% nữa

Tỷ lệ thêm này có thê thấp hơn thực tế vì phân này không tính

trực tiếp ngân sách dành riêng cho 2 ĐHQG Hà Nội và ĐHQG TP.HCM, chỉ bắt đầu từ năm 2002

Chỉ phí cho dịch vụ giáo dục như vậy, về nguyên tắc, sẽ bằng giá trỊ sản lượng giáo dục cộng thêm tích lũy Vũ Quang Việt (Chuyên viên Thông kê cao cấp của Liên Hợp Quốc, New York, My) Viet Bao (Theo_VnoMedia) http://vietbao vn/Giao-duc/Chi-tieu-cho-giao-duc-Nhung-con- so-giat-minh/65044082/202/ Cầu hỏi

1 Hãy sử dụng tư liệu trong tình huống nêu trên để làm rõ

Việt nam phải đánh đối gì khi chi tiều cho giáo dục một ty lệ tương

đối lớn trong GDP?

2 Trong những năm gân đây rất nhiều trường đại học mới ở Việt nam được thành lập bạn hãy làm rõ sự đánh đôi giữa số lượng và chất lượng giáo dục đại học thời gian qua

3 Theo bạn nên cải thiện việc quản lý giáo dục ở Việt nam như thể nào?

Trang 29

TINH HUONG 2

Doanh nghiệp nhỏ và vừa đói vốn

Hiịn mới có khoảng 30% doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được vén vay ngân hùng Lãi suất cho vay lên tới 27% khiến doanh nghiệp chỉ còn biết "cô đâm ăn xôi" để hoạt động câm chừng

Tteo nghiên cứu của VCCI, có đên 75% doanh nghiệp muốn

tìm vối bằng hình thức vay ngân hàng, nhưng thực chất không

phai den vị nào cũng tiếp cận được Tại buổi tọa đàm "Giái pháp vốn ch› doanh nghiệp" tô chức ngày 10/5, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ

tịch ph›ng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCC]) cho hay, tiếp cận vốn đang là một trong những rào cản chính cho khu vực

doanh nghiệp nhỏ và vừa Theo ông Lộc, đa số những doanh

nghiệr lớn, có uy tín, thương hiệu mới đáp ứng được những yêu cầu củi ngân hàng

п số các chuyên gia cho răng, mức lãi suất trân huy động vốn của ngìn hàng Nhà nước là 14% mỗi năm nhưng một sô trường hợp đ: phá rào nâng lẽn 15%-19% mỗi năm, kéo theo lãi suất cho

vay lé: 20-22% Tham chỉ một sé ngan hang con dat ra nhiéu loai

phí, kHến lãi suất có thê lên tới 27%

Ô¡g Lộc cho biết, số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố

pan diy ciing khang định, chỉ có khoảng một phần ba doanh

nghiệ† nhỏ và vừa có khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng, số còn lại kh‹ tiếp cận hoặc không tiếp cận được.Không ít doanh nghiệp

cho răng, thủ tục các ngân hàng đặt ra quá sức với họ, thậm chí

ngay dả khi có chính sách ưu đãi của Chính phủ cũng chỉ có rất ít

số doanh nghiệp vừa và nhỏ được vay

Trang 30

Ong Lộc nhẫn mạnh các kênh huy động vốn như cô phiếu, trải

phiếu chưa phát huy đúng mực Thị trường chứng khoán được xem là kênh huy động vốn quan trọng nhưng việc phát hành cô phiêu ổ

at khién thi trường chứng khoán bị bội thực nguon cung Lãi sual ngân hàng lại quá cao khiến doanh nghiệp chỉ còn biết "căn răng

chịu đựng”

Trong quý một, giá cả nguyên liệu đầu vào tăng mạnh, đặc biệt là giả nông sản tăng gấp 2-3 lân cùng kỳ Cùng một số lượng hang hỏa như năm ngoái nhưng doanh nghiệp cần vốn pap đơi để thu mua Ơng Đoàn Trọng Lý Chủ tịch HĐQT Tổng giám đốc Công ty cô phân chăn nuôi chế biến và xuất nhập khâu Aprocimex cho răng, doanh nghiệp hiện nay đang gặp khó khăn kép Trong khi các chi phí đầu vào đang tăng cao khiến doanh nghiệp sống đở chết dờ thì ngân hảng giảm mức tăng trưởng tin dung tr 45% xuống còn

16%

Cùng chung quan diém trên, ông Nguyễn Bá Ấn, Phó viện

trưởng Viện chiến lược phát triển, Bộ kế hoạch và Đâu tư cho hay ngân hàng quy định doanh nghiệp phái có vốn đôi ứng 30%, khiến doanh nghiệp lao đao Hạn mức tín đụng giảm trong khi nhu câu

vôn tăng lên khiến doanh nghiệp càng khó khăn hơn Doanh

nghiệp chấp nhận vay vốn giá cao nhưng với lãi suất ngất ngưởng, doanh nghiệp chi hoạt động cầm chừng

Tiền sĩ Nguyễn Thị Mùi Hiệu trưởng trường đạo tạo nhân lực

Vietiinbank kiến nghị Chinh phủ cần phải xem xét bằng mọi cách

giảm lãi suất đầu vào cho doanh nghiệp Đặc biệt, Chính phủ cân

có có có chế tải xử lý những ngân hàng lách luật "Trong khi lạm

Trang 31

với những trường hợp huy động vốn vượt trần" bà Mùi kiến nghị Hoàng Lan http://vnexpress neI/gi/kinh-doanh/2011/05/doanh-nghiep- nho-va-vua-doi-von/

Câu hỏi

1 Dựa vào tư liệu nếu trong tình huống trên hãy cho biết chỉ

phí cơ hội của việc đặt trần lãi suất huy động vốn 14% là gì?

2 Nguyên nhân của việc “ngân hảng giảm mức tăng trưởng tín đụng từ 45% xuống còn 16%” là gỉ? Điều đó hàm ý sự đánh đôi

nao?

3 Hãy đề xuất các giải pháp cho bài toán huy động vốn của

đoanh nghiệp vừa và nhỏ

Trang 33

Chương 2

CÁC LỰC LƯỢNG CUNG VÀ CAU

TREN THI TRUONG

Cung câu là lý thuyết nên tang của kinh tế học nói chung va kinh tế học vi mô nói riêng Phân tích cung câu cung cấp một công

cụ hữu ích để giải thích và dự đoán các hiện tượng kinh tế phát sinh trên thị trường và trong đời sông kinh tê xã hội Trước hết, mô

hình cung cầu giải thích cơ chế hình thành giá cả hàng hóa, dịch vụ thông qua sự tương tác giữa những người mua và người ban

trên thị trường Từ đó, lý thuyết cung cầu giúp người đọc hiểu và

dự đoán ảnh hưởng của việc thay đổi các điều kiện kinh tế đến giá

cả, tình hình sản xuất và tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ, đánh giá tác

động của chính sách can thiệp của chính phủ thông qua kiêm soát

giá, thuế, trợ cấp, Tiếp theo việc xác định ảnh hưởng của các chính sách này đến sản xuất và tiêu dùng ra sao thông qua phân

tích cung cầu

1 CAU

Dé hiéu duge các lực lượng thị trường hoạt động thể nào trước

hết cân xem xét hành vi của người mua

Lượng câu là lượng hàng hoá mà người tiêu dùng sẵn sàng va

có khả năng mua tại các mức giả khác nhau trong một khoảng thời

gian nhất định với giả thiết là các yếu tố khác không thay đồi

Trang 34

Sự gia tăng giá (P) của một hàng hoá làm giam lượng cầu và

ngược lại Môi quan hệ nghịch này giữa giá và lượng câu về một

hang hoá được gọi là luật cầu (Qd)

Nhu cẩu khác cẩu: nhu cầu là những mong muốn của con người {thường là vô hạn) Câu là nhu cầu có khả năng thanh toán, tức là nhu cầu được đảm bảo băng một số lượng tiên tệ để có thể mua được hàng hóa và địch vụ

Câu khác lượng cẩu: Cầu là mỗi quan hệ giữa giá và lượng

cầu thể hiện hành vi của người mua, lượng câu là số lượng hàng

hóa mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua ở một mức giá

nhất định

1.1 Các yếu tố tác động đến cau

Có nhiều yếu tô tác động đến khả năng và sự sẵn sàng mua của

người tiêu dùng bao gôm: thu nhập, giá hàng hóa liên quan, thị

hiểu, kỳ vọng, số lượng người mua

- Thu nhập của người tiêu dung (J: Tăng thu nhập dẫn tới sự

tăng cầu hàng hoá bình thường, nhưng làm giảm câu hàng hóa cấp

thấp Tuy nhiên không có ranh giới rõ ràng giữa hàng hóa bình

thường và hàng hóa cắp thấp Việc phân chia như thế chỉ mang tính

tương đổi và phụ thuộc vào thu nhập của người tiêu dùng Đường

Engel minh họa điều đó

- Giá các hàng hoả liên quan (Py) : Sự sẵn có của hàng hóa liên

quan thay đổi sẽ làm cầu về hàng hóa đang xét tăng hoặc giảm tủy

thuộc vào hàng hóa đó là hàng hóa bố sung hay thay thế Nếu hai

hàng hoá có thê được sử dụng thay thế cho nhau, chúng được gọi

là hàng hóa thay thể Khi hai hàng hoá thay thể cho nhau, tăng giá

cả của một hàng hoá dẫn tới tăng cầu về hàng hoá khác Nếu hai

Trang 35

hang toá được sử đụng cùng nhau, chúng được gọi là hàng hóa bô sung Chi hai hàng hố bơ sung cho nhau, tăng giá cả của một hàng

hoá d:n tới giảm câu về hàng hoá khác Ví đụ cà phê và chè là

hàng tóa thay thể nêu giá cà phê tăng thi lượng cầu cà phê sẽ giảm nên cấu về chè tăng Cà phê và đường là hàng hóa bố sung thì giá cà phí tăng thì lượng cau ca phê giàm do đó lượng cầu về đường giảm Thu nhập Hàng hóa người tiêu cấp thập dùng | Hang hóa binh thường Lượng cau ga cong nghiép (Q) Hình 2.1 Đường Engel

- Thị hiểu hay sở thích (T): Thị hiểu được hình thành bởi phony tục tập quán, thói quen tiêu dùng, thái độ xã hội, va sự tiện lợi củi hàng hóa Nếu sở thích của bạn chuyên sang một hàng hoá,

nó sẽ lấn tới sự gia tăng lượng cầu vẻ hàng hoá đó

- ÿ vọng và những ảnh hưởng đặc biệt (E): Kỳ vọng về thu

nhập ›oặc giá cả tương lai sẽ ảnh hưởng tới nhu câu hiện tại về

một hing hoa C6 hai loại kỳ vọng bị quan và kỳ vọng lạc quan

Ngoài ra còn các yếu tố khác chăng hạn như chính sách của chính phủ (G), quy mô thị trường (dân số - N)

Trang 36

1.2 Biêu cầu và đường cau

Biéu cau là một bảng biểu thị mỗi quan hệ tỷ lệ nghịch giữa giá của một hàng hoá và lượng câu vẻ nó Đường câu là một đồ thị phản ánh mối quan hệ này với giá biêu thị trên trục tung và lượng

cầu biểu thị trên trục hoành Do luật câu, đường câu dốc xuống

Biểu 2.1: Câu về bút của Dương Gia (but) | 2 3 4 Lượng cầu (bút) 4 3 2 l - gia Lượng cầu

Hình 2.2 Lượng cau cá nhân

1.3 Câu cá nhân và cầu thị trường

Câu thị trường là câu của toàn bộ cá nhân trên thị trường Cầu thị trường băng tông lượng cầu của cá nhân tại từng mức giá tức là cộng theo phương năm ngang các lượng câu cá nhân

Trang 37

Biểu: Cầu cá nhân và cầu thị trường Giá Lượng câu An |Lượng cầu của Hà Lượng TY cua thy trường l 4 5 9 2 3 3 6 3 2 2 4 4 l 0 ]

1.4 Sự dịch chuyên của đường câu

Đường câu biêu thị môi quan hệ giữa giá và lượng cầu, giả định các yếu tô khác giữ nguyên Tuy nhiên các yêu tổ ảnh hưởng

đến câu thay đôi theo thời gian Do đó biểu cầu và đường câu chỉ

giữ nguyên khi các yếu tổ ảnh hưởng đến cầu giữ nguyên Cần phân biệt sự dịch chuyên của đường câu và sự vận động dọc theo đường câu Sự thay đôi trong giả của một hang hoá biêu thị sự đi chuyên đọc theo đường câu trong khi sự thay đổi của thu nhập, giả các hàng hoá liên quan, thị hiểu, kỳ vọng và số người mua trên thị

trường gây ra sự dịch chuyên của đường cầu (sang phải, sang trái

Trang 38

2 CUNG

Đề biết được giá của hàng hóa được xác định như thể nào bây giờ ta sẽ xem xét phía bên kia của thị trường - phía cung Lượng cung là lượng hàng hoá mà người bán sẵn sàng và có khả năng bán Cũng như phía câu, cũng chỉ xuất hiện khi người bán có khả năng và sẵn sàng bán hàng hóa

Cung mỗ tả hành vì của người bản Mỗi quan hệ giữa giả vá lượng cung là quan hệ đồng biến Giá cao hơn, người bán có khả

năng và sẵn sàng bán số lượng lớn hơn vi các yếu tố khác không

đôi nghĩa là giá cao hơn người bán có thê có thu nhập ròng cao hơn

Giả (P) của một hàng hoá tăng làm cho việc sản xuất có lợi

nhuận cao hơn và làm tăng lượng cung Mối quan hệ thuận này giữa giá và lượng cung về một hàng hoá được gọi là lưậ cung

2.1 Các yếu tô tác động đến lượng cung

Người bán muốn cung hàng hóa vi ho muốn thu nhập cao hơn,

nhưng việc cung hàng hóa lại phụ thuộc vào nhiều yeu to:

- Giá các đầu vào: Giảm giá một đầu vào làm cho việc sản

Trang 39

- Cing nghé: Su cai tién cong nghệ làm giảm chỉ phí, làm cho

việc sản xuất đem lại nhiều lợi nhuận hơn và làm tăng cung

- kÈ vọng: Kỳ vọng về tương lai sẽ ảnh hưởng tới cung hiện tại về nột hàng hoá

2.2 Bieu cung và đường cung

Bi(u cung là một bảng số biêu thị mỗi quan hệ giữa giá của một hàng hoá và lượng cung về hàng hóa đó Đường cung là một dé thi shan ánh mỗi quan hệ này với giá cả biêu thị trên trục tung và lượng cung biểu thị trên trục hoành Do luật cung, đường cung dốc lê Bitu 3: Biéu cung cá nhân Gia but) i 2 3 4 Lượn? câu (bút) 2 3 4 5 ĐÐ r¡ s li Nó Lá LÍ ho Lñ UP IL L 1 1 1 i k i i ] Hình 2.5 Đường cung 2 Cung cá nhân và cung thị trường

Cmg thị trường lä cung của toản bộ các cá nhân trên thị

Trang 40

trường Cung thị trường bằng tông lượng cung của cả nhân tại từng mức giá Tức là cộng theo phương năm ngang các lượng cung cá nhãn Bieu 4: Bieu cung thị trường

ae Lượng cung Lượng cung Lượng cung

Giá bút cua Hoa cua Ha S TA thị trường wey | 2 3 5 2 3 4 4 3 4 6 10 4 5 ? 12

2.4 Sự vận động và sự dịch chuyển của đường cung

Sự thay đổi của giá một hàng hoá biếu thị sự di chuyển dọc

theo đường cung trong khi sự thay đôi của thu nhập, giá các hàng

hoá liên quan, thị hiểu, kỷ vọng và số người mua trên thị trường

gây ra sự dịch chuyến của đường cung (sang phải, sang trái, hay lên trên, xuống dưới) L Cung ting Q Cung giam a Fˆ*” '—x—==>~>~= I i

Di chuyén Dich chuyén

Ngày đăng: 10/10/2022, 11:41