1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài “KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU tại Công ty TNHH Thương mại & Dịch vụ Đại Hùng Phát " ppt

53 564 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 655,5 KB

Nội dung

Biện pháp hữu hiệu nhất là các doanh nghiệp phải tập trung quản lý chặt chẽ đối với vật liệu, trong tất cả cácphương tiện như: giá cả, chất lượng, bảo quản sử dụng có hiệu quả tổ chức hạ

Trang 1

cư, góp phần mở rộng giao lưu hàng hóa, mở rộng các quan hệ buôn bán trong vàngoài nước Để tìm cho mình một chổ đứng trên thị trường, các doanh nghiệp đãcạnh tranh gay gắt với nhau Chính vì thế, các doanh nghiệp phải tự cố gắng vàkhẳng định mình, phải có chiến lược hoạt động kinh doanh linh hoạt, hiệu quả đểduy trì và phát triển nâng cao uy tín thị trường Và trong tất cả các nguồn thông tin

từ kế toán là nhân tố chủ chốt để các nhà quản lý nắm bắt và phân tích, từ đó đưa raquyết định chính xác, kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp mình

Trong cơ chế thị trường hiện nay, mỗi doanh nghiệp là một thực thể của xã hộitrong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, mỗi quá trình hoạt động sản xuấtkinh doanh đều được cấu thành từ vật liệu, nó là yếu tố đầu tiên và không thể thiếuđược khi sản xuất Muốn đứng vững trên thị trường thì doanh nghiệp sản xuất nóichung đều tỏ ra sức cạnh tranh bằng nâng cao chất lượng và giá thành sản phẩm,đây cũng là vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý Biện pháp hữu hiệu nhất

là các doanh nghiệp phải tập trung quản lý chặt chẽ đối với vật liệu, trong tất cả cácphương tiện như: giá cả, chất lượng, bảo quản sử dụng có hiệu quả tổ chức hạchtoán tốt vật liệu, phù hợp với điều kiện sản xuất của mình, xuất phát từ thực tế vàyêu cầu chung của công tác kế toán và nhận thức được tầm quan trọng đó, em đãchọn đề tài “KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU” tại Công ty TNHH Thương mại &Dịch vụ Đại Hùng Phát làm đề tài thực tập tốt nghiệp của mình

Đề tài báo cáo gồm 3 phần:

Phần thứ nhất: Cơ sở lý luận về “ Kế toán nguyên vật liệu” tại các doanh

nghiệp thương mại và dịch vụ

Trang 2

Phần thứ hai: Thực trạng về kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH

Thương mại & Dịch vụ Đại Hùng Phát

Phần thứ ba: Một số ý kiến và đóng góp nhằm hoàn thiện “Kế toán nguyên

vật liệu” tại Công ty TNHH Thương mại & Dịch vụ Đại Hùng Phát

Em hoàn thành được báo cáo này do có sự hướng dẫn tận tình của cô giáoPhạm Thị Hiền Hảo, Ban Giám Đốc cùng các anh chị trong phòng kế toán đã tậntình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em hoàn thành tốt chuyên đề mà mình đã chọn.Tuy nhiên, do sự hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn cũng như thời gianthực tập còn hạn chế nên trong quá trình viết báo cáo không tránh khỏi những thiếusót cả về nội dung lẫn hình thức, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của côgiáo, các cô chú, anh chị trong phòng kế toán cũng như ban lãnh đạo Công ty để bàibáo cáo của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÁC

DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI & DỊCH VỤ 1.1: Khái niệm nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu là đối tượng lao động, là cơ sở vật chất chủ yếu cấu thành nênthực thể sản phẩm

1.2: Đặc điểm nguyên vật liệu

Trong các doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu được coi là đối tượng laođộng chủ yếu được tiến hành gia công chế biến ra sản phẩm Nguyên vật liệu có cácđặc điểm chủ yếu sau:

- Tham gia vào từng chu kỳ sản xuất để chế tạo ra sản phẩm mới thường khônggiữ lại hình thái vật chất ban đầu

- Giá trị của vật liệu được dịch chuyển toàn bộ vào giá trị của sản phẩm mới

1.3: Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu

Quản lý chặt chẽ tình hình cung cấp, bảo quản, dự trữ và sử dụng vật liệu làmột trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý hoạt động sản xuấtkinh doanh ở doanh nghiệp Để góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lývật liệu, kế toán nguyên vật liệu cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

- Phản ánh chính xác, kịp thời và kiểm tra chặt chẽ tình hình cung cấp vật liệutrên các mặt: Số lượng, chất lượng, chủng loại, giá trị và thời gian cung cấp

- Đánh giá phân loại nguyên vật liệu phù hợp với nguyên tắc yêu cầu quản lýthống nhất của Nhà nước và yêu cầu quản trị doanh nghiệp

- Tính toán và phân bổ chính xác kịp thời giá trị vật liệu xuất dùng cho các đốitượng khác nhau, kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện mức tiêu hao vật liệu, phát hiệnkịp thời những trường hợp sử dụng vật liệu sai mục đích, lãng phí

- Tổ chức chứng từ tài khoản kế toán Sổ kế toán phù hợp với phương pháp kếtoán hàng tồn kho áp dụng trong doanh nghiệp để ghi chép, phân loại, tổng hợp sốliệu về tình hình hiện có và sự biến động tăng giảm của nguyên vật liệu trong quátrình hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp số liệu kịp thời để tập hợp chi phí sảnxuất và tính giá thành sản phẩm

- Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện định mức dự trữ vật liệu, phát hiện kịpthời các loại vật liệu ứ động, kém phẩm chất, chưa cần dùng, và có biện pháp giảiphóng để thu hồi vốn nhanh chóng, hạn chế thiệt hại

Trang 4

- Tham gia việc phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch thu mua tìnhhình thanh toán với người bán, người cung cấp và tình hình sử dụng vật liệu trongquá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Thực hiện việc kiểm kê vật liệu theo yêu cầu quản lý, lập các báo cáo về vậtliệu

1.4: Phân loại và tính giá nguyên vật liệu

1.4.1: Phân loại

Vật liệu được phân loại thành các loại sau:

- Nguyên vật liệu chính: Là đối tượng lao động chủ yếu trong doanh nghiệp, là

cơ sở vật chất chủ yếu hình thành nên thực thể của sản phẩm mới

- Nguyên vật liệu phụ: Là đối tượng lao động nhưng đó không phải là cơ sởvật chất chủ yếu hình thành nên thực thể của sản phẩm mà nó chỉ làm tăng chấtlượng nguyên vật liệu chính, tăng chất lượng sản phẩm phục vụ công tác quản lý,phục vụ cho sản xuất, cho việc bảo quản, bao gồm như: dầu, mở bôi trơn máy móc,thuốc nhuộm, sơn,…

- Nhiên liệu: Là những thứ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trìnhsản xuất kinh doanh

- Phụ tùng thay thế: Là những vật tư dùng để thay thế, sửa chữa máy móc, thiết

bị, phương tiện vận tải, công cụ dụng cụ

- Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Là những loại vật liệu và thiết bị sửdụng cho việc xây dựng cơ bản

- Phế liệu: Là các loại vật liệu loại ra trong quá trình sản xuất sản phẩm, như:sắt thép đẫm màu, vỏ bao xi măng,…

1.4.2: Tính giá thực tế nguyên vật liệu

- Tính giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho

+ Đối với vật liệu mua ngoài nhập kho

Giá thực tế =

Giá mua (chưa thuế)

+

Chi phí khác liên quan

Các khoản thuế không hoàn lại

-Các khoản giảm trừ (nếu có) + Đối với nguyên vật liệu gia công chế biến

Giá thực tế vật liệu tự = Giá thực tế NVL xuất + Chi phí chế biến

Trang 5

chế biến nhập kho chế biến

Trong trường hợp doanh nghiệp không tự chế biến mà phải thuê ngoài giacông chế biến để kịp tiến độ sản xuất, hoặc do yêu cầu kỹ thuật không thể tự chếbiến được, giá thực tế của vật liệu ngoài gia công chế biến được xác định

NVL thuê

ngoài gia

công CB

= Giá thực tế NVL xuất chế biến +

Chi phí thuê ngoài gia công chế biến

+

Chi phí vận chuyển đi và về nhập kho

+ Đối với nguyên vật liệu nhận góp vốn liên doanh

Đối với NVL

nhận vốn góp =

Giá do hội đồng định giá

xác định + Các chi phí liên quan

+ Đối với nguyên vật liệu được biếu tặng, được viện trợ

- Tính giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho

+ Phương pháp tính theo giá đích danh (phương pháp trực tiếp)

Phương pháp thực tế đích danh là phương pháp mà giá thực tế vật liệu đượcxác định theo đơn chiếc hoặc từng lô hàng và giữ nguyên từ lúc nhập kho cho đếnlúc xuất kho Khi xuất cái nào, lô nào sẽ được tính theo giá của cái đó, lô đó

Phương pháp này được áp dụng với các vật liệu có giá trị cao

+ Phương pháp đơn giá bình quân.

Theo phương pháp này giá trị thực tế của từng loại vật liệu xuất kho được tínhtheo giá trị trung bình của từng loại nguyên vật liệu tồn kho đầu kỳ, và giá trị từngloại nhập kho trong kỳ

Trang 6

Đơn giá bình quân cả

kỳ dự trữ hay đơn giá

bình quân cố định

= GT NVL tồn đầu kỳ + GT NVL nhập trong kỳ

SL NVL tồn đầu kỳ + SL NVL nhập trong kỳ

Đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập.

Đơn giá bình quân

sau mỗi lần nhập hay

đơn giá bình quân di

động

=

GT NVL tồn đầu kỳ + GT NVL sau mỗi lần nhập

SL NVL tồn đầu kỳ + SL NVL sau mỗi lần nhập

+ Phương pháp nhập trước – xuất trước (FIFO)

Theo phương pháp này lượng vật liệu nào nhập kho trước thì sẽ được xuấttrước theo đúng giá nhập kho của chúng

Giá thực tế NVL

SL NVL xuất dùng thuộc SL từng lần nhập kho trước

*

Đơn giá thực tế của NVL nhập kho theo từng lần nhập kho trước

+ Phương pháp nhập sau – xuất trước (LIFO)

Theo phương pháp này thì lượng NVL nào nhập kho sau sẽ được xuất dùng trướctheo đúng giá nhập kho của chúng

Giá thực tế NVL

SL NVL xuất dùng thuộc SL từng lần nhập kho sau

*

Đơn giá thực tế của NVL nhập kho theo từng lần nhập kho sau 1.5: Hạch toán chi tiết NVL

Tổ chức tốt kế toán chi tiết nguyên vật liệu có ý nghĩa quan trọng đối với côngtác bảo quản nguyên vật liệu và công tác kiểm tra tình hình cung cấp, sử dụngnguyên vật liệu Kế toán chi tiết nguyên vật liệu vừa được thực hiện ở kho, vừađược thực hiện ở phòng kế toán

Kế toán chi tiết nguyên vật liệu được thực hiện theo một trong ba phươngpháp:

- Phương pháp thẻ song song

- Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển

- Phương pháp sổ số dư

1.5.1: Phương pháp thẻ song song

Trang 7

- Nguyên tắc: Ở kho ghi chép về mặt số lượng, ở phòng kế toán ghi chép về sốlượng lẫn giá trị từng thứ nguyên vật liệu.

+ Ở kho: Hằng ngày căn cứ vào các chứng từ nhập xuất kho, thủ kho ghi chéptình hình nhập, xuất, tồn kho của từng danh điểm nguyên vật liệu theo số lượng thựcnhập, thực xuất vào thẻ kho có liên quan Mỗi chứng từ một dòng vào thẻ kho Thẻkho được mở cho từng danh điểm vật liệu Sauk hi ghi thẻ kho hằng ngày hoặc định

kỳ thủ kho tiến hành tổng hợp số nhập, xuất, tính ra số tồn kho về mặt lượng theotừng danh điểm vật liệu và phải chuyển toàn bộ chứng từ nhập, xuất kho về phòng

kế toán Thủkho phải thường xuyên tính toán và đối chiếu số lượng nguyên vật liệutồn kho thực tế với tồn kho trên thẻ kho

+ Ở phòng kế toán: Kế toán nguyên vật liệu mở thẻ kế toán chi tiết cho từngdanh điểm vật liệu, tương ứng với thẻ kho mở ở kho Thẻ này có nội dung tương tựthẻ kho, chỉ khác là theo dõi cả về mặt giá trị Hằng ngày, hoặc định kỳ khi nhậnđược chứng từ nhập xuất do thủ kho chuyển tới, nhân viên kế toán vật liệu phảikiểm tra, đối chiếu, ghi đơn giá, tính thành tiền và phân loại chứng từ sau đó ghi vào

sổ chi tiết nguyên vật liệu có liên quan

Cuối tháng, kế toán tiến hành tổng cộng số nhập, tổng số xuất và tính ra số tồnkho của từng danh điểm nguyên vật liệu rồi đối chiếu với thẻ kho của thủ kho Saukhi đối chiếu xong kế toán lập bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu đểđối chiếu với bộ phận kế toán tổng hợp nguyên vật liệu

Trang 8

Sơ đồ thẻ song song

Ghi hằng ngàyGhi cuối thángQuan hệ đối chiếuVới cách ghi chép, kiểm tra và đối chiếu như trên, phương pháp có những ưunhược điểm:

- Ưu điểm: Ghi chép đơn giản để kiểm tra, đối chiếu

- Nhược điểm: Việc ghi chép giữa kho và kế toán còn trùng lặp về chỉ tiêu sốlượng

1.5.2: Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển

+ Ở kho: Theo phương pháp này thì việc của thủ kho cũng được thực hiện trênthẻ kho giống như phương pháp thẻ song song

+ Ở phòng kế toán: Kế toán mở sổ đối chiếu luân chuyển để ghi chép tình hìnhnhập xuất tồn kho thứ nguyên vật liệu theo từng kho dùng cho cả năm Số đối chiếuluân chuyển chỉ ghi mỗi tháng một lần vào cuối tháng

Thẻ kho

Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho NVL

Kế toán tổng hợp

Sổ chi tiết NVL

Trang 9

Sơ đồ kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển

Ghi hằng ngàyGhi cuối thángQuan hệ đối chiếu

- Ưu, nhược điểm:

+ Ưu điểm: Giảm được khối lượng ghi sổ kế toán do chỉ ghi một lần vào cuốitháng

+ Nhược điểm: Việc ghi sổ kế toán vẫn bị trùng lặp với thẻ kho về mặt khốilượng

1.5.3: Phương pháp sổ số dư

+ Ở kho: Thủ kho vẫn sử dụng thẻ kho để ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn

ngoài ra cuối tháng thủ kho còn phải ghi số lượng tồn kho trên thẻ kho vào Sổ sốdư

+ Ở phòng kế toán: Khi nhận chứng từ nhập xuất NVL ở kho kế toán kiểm trachứng từ và đối chiếu với các chứng từ có liên quan, kiểm tra việc phân loại chứng

từ của thủ kho, ghi giá hạch toán và tính thành tiền cho chứng từ

Trang 10

Sơ đồ kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp sổ số dư

Ghi hằng ngàyGhi cuối thángQuan hệ đối chiếu

Ưu, nhược điểm:

+ Ưu điểm: giảm nhẹ khối lượng ghi chép hằng ngày

+ Nhược điểm: khó phát hiện được nguyên nhân khi đối chiếu phát hiện ra saisót

1.6: Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu

1.6.1: Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên:

Phương pháp kê khai thường xuyên theo dõi phản ánh tình hình hiện có, tìnhhình biến động tăng, giảm hàng tồn kho một cách thường xuyên, liên tục trên các tàikhoản phản ánh từng loại hàng tồn kho Hiện nay, phương pháp này được sử dụngphổ biến ở nước ta

1.6.1.1: Tài khoản kế toán chủ yếu sử dụng:

TK 152: Nguyên vật liệu TK151: Hàng mua đang đi đường

1.6.1.2: Kết cấu của từng tài khoản:

Sổ tổng hợpN-X-T

Sổ số dưPhiếu nhập

Thẻ kho

Phiếu xuất

Bảng kê xuất

Bảng lũy kế xuấtBảng lũy kế nhập

Bảng kê nhập

Trang 11

+ TK152 - Nguyên vật liệu: Để phản ánh giá trị hiện có tình hình tăng giảmcác loại nguyên vật liệu trong kho của doanh nghiệp.

- Trị giá nguyên vật liệu trả lại người bán hoặc được giảm giá

- Trị giá nguyên vật liệu thiếu hụt phát hiện khi kiểm kê

Dư cuối kỳ bên Nợ: Trị giá thực tế nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ

+ TK151- Hàng mua đang đi đường: Để phản ánh giá trị vật tư hàng hóa muangoài đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, còn đang trên đường vận chuyển,đang ở bến cảng, bến bãi hoặc đã về tới doanh nghiệp nhưng đang chờ kiểm nhậnnhập kho…

Kết cấu:

Bên Nợ: - Trị giá vật tư hàng hóa đã mua đang đi đường

Bên Có: - Trị giá vật tư hàng hóa đang đi trên đường đã nhập kho hoặc chuyểnthẳng cho các bộ phận sử dụng, cho khách hàng

Dư cuối kỳ bên Nợ: Trị giá vật tư hàng hóa đã mua nhưng chưa về nhập kho (hàng

đi đường)

1.6.1.3: Phương pháp hạch toán

 Kế toán tổng hợp tăng nguyên vật liệu

- Tăng do mua ngoài nhập kho:

* Trường hợp hàng và hóa đơn cùng về

+ Đơn vị nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế:

Nợ TK 152 – Phản ánh giá chưa thuế GTGT

Nợ TK 133(1331) – Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 111, 112, 331 – Tổng giá thanh toán+ Khi nhập khẩu NVL dùng để sản xuất sản phẩm, dịch vụ chịu thuế theophương pháp khấu trừ, ghi:

Trang 12

Bút toán 1: Phản ánh giá trị NVL.

Nợ TK 152 – Giá chưa thuế GTGT

Nợ TK 635 – Lỗ tỷ giá (tỷ giá thực tế < tỷ giá xuất)

Có TK 111,112,331 – Tổng giá thanh toán

Có TK 333(3333) – Thuế nhập khẩu phải nộp

Có TK 515 – Lãi tỷ giá (tỷ giá thực tế > tỷ giá xuất)

Bút toán 2: Phản ánh thuế GTGT của hàng nhập khẩu

Nợ TK 133(1331) – Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 333(33312) – Thuế GTGT phải nộp

+ Các chi phí thu mua thực tế phát sinh, ghi:

Nợ TK 152 – Chi phí thu mua thực tế phát sinh

Nợ TK 133(1331) – Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 111,112,331 – Tổng giá thanh toán

* Trường hợp hàng về nhưng hóa đơn chưa về

Trong trường hợp này kế toán lưu phiếu nhập kho vào hồ sơ hàng chưa có hóa đơn.Khi nhập kho, căn cứ vào phiếu nhập kho, ghi:

Nợ TK 152 – Giá tạm tính NVL nhập kho

Có TK 112,111,331 – Tổng giá thanh toán tạm tính

Khi hóa đơn về, kế toán tiến hành điều chỉnh giá tạm tính thành giá thực tế bằng cácphương pháp chữa sổ kế toán

* Trường hợp hóa đơn về nhưng chưa có hàng

+ Nếu trong kỳ kế toán nguyên vật liệu về thì căn cứ vào hóa đơn và phiếu nhập khoghi tương tự như trường hợp hàng và hóa đơn cùng về

+ Nếu đến cuối kỳ kế toán, nguyên vật liệu vẫn chưa về, căn cứ vào hóa đơn, kếtoán ghi:

Nợ TK 151 – Giá trị vật liệu đã mua đang đi đường

Nợ TK 133(1331) – Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 111,112,331…Tổng giá thanh toán

+ Sang kỳ sau khi nguyên vật liệu về nhập kho, căn cứ vào hóa đơn và phiếu nhậpkho, ghi:

Nợ TK 152 – Giá thực tế NVL nhập kho

Có TK 151 – Giá trị NVL đang đi đường

* Trường hợp hàng thiếu so với hóa đơn

Trang 13

+ Khi nhập kho: Đối với NVL dùng để sản xuất sản phẩm, dịch vụ chịu thuế theophương pháp khấu trừ, ghi:

Nợ TK 152 – Giá trị thực nhập chưa thuế GTGT

Nợ TK 133(1331) – Thuế GTGT được khấu trừ theo hóa đơn

Nợ TK 1381 – Trị giá NVL thiếu chưa thuế

Có TK 111,112,331 – Tổng trị giá thanh toán theo hóa đơn

Sau đó căn cứ vào biên bản hàng thiếu hụt

Nợ TK 152 – Phần hao hụt trong định mức

Nợ TK 111,334,1388 – Phần bắt bồi thường

Nợ TK 632 – Phần chênh lệch giữa giá trị tài sản thiếu trừ (-) phần hao hụt trongđịnh mức (-) phần bắt bồi thường

Có TK 1381 – Trị giá vật liệu thiếu

* Trường hợp hàng thừa so với hóa đơn

+ Đối với NVL dùng để sản xuất sản phẩm, dịch vụ chịu thuế theo phương phápkhấu trừ, ghi:

Nợ TK 152 – Giá trị thực nhập chưa thuế GTGT

Nợ TK 133(1331) – Thuế GTGT được khấu trừ theo hóa đơn

Có TK 331,111…- Tổng giá thanh toán theo hóa đơn

Có TK 3381 – Trị giá hàng thừa chưa thuế

+ Sau đó tùy từng nguyên nhân xử lý hàng thừa

Nợ TK 3381 – Trị giá hàng thừa được xử lý

Có TK 152 – Giá trị NVL xuất kho trả lại

Có TK 711 – Giá trị thừa không rõ nguyên nhân

+ Nếu doanh nghiệp không nhập số nguyên vật liệu thừa, ghi:

Nợ TK 002 – Giá trị vật liệu thừa

Khi nhập kho hoặc trả lại ghi tương tự như các trường hợp trên, đồng thời, ghi:

Có TK 002 – Giá trị vật liệu thừa

- Tăng do mua trả chậm, trả góp:

Khi mua nguyên vật liệu theo phương thức trả chậm, trả góp, ghi:

Nợ TK 152 – Ghi theo giá mua trả tiền ngay

Nợ TK 133(1331) – Thuế GTGT được khấu trừ

Nợ TK 242 – Phần lãi trả chậm, trả góp

Có TK 111,112 – Số tiền thanh toán lần đầu

Trang 14

Có TK 331 – Phải trả cho người bán (Số tiền còn phải trả)

- Tăng do trao đổi với tài sản khác

Khi nhận nguyên vật liệu tương tự nhập kho, ghi:

Nợ TK 152 – Giá trị nhận trao đổi

Có TK 152 – Giá trị đưa đi trao đổi

- Tăng do gia công chế biến

+ Khi xuất NVL gia công chế biến, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Có TK 152 – Giá trị thực tế vật liệu xuất kho chế biến

+ Khi mua NVL chuyển thẳng gia công chế biến

Nợ TK 154 – Giá trị vật liệu gia công chế biến

Nợ TK 133(1331) – Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 111,112,331 – Tổng giá trị thanh toán

+ Các chi phí gia công chế biến phát sinh, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Nợ TK 133(1331) – Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 111,112,334…- Trường hợp tự gia công ngoài

Có TK 111,112,331…- Trường hợp thuê ngoài gia công

+ Khi công việc gia công chế biến hoàn thành và tiến hành nhập kho, ghi:

Nợ TK 152 – Giá trị NVL nhập kho

Có TK 154 – Giá trị vật liệu đã gia công chế biến

- Tăng do nhận vốn đầu tư từ đơn vị khác

Khi nhận vốn đầu tư từ đơn vị khác bằng NVL, kế toán ghi:

Nợ TK 152 – Giá trị vật liệu nhận vốn góp

Có TK 411 – Giá trị vật liệu nhận vốn góp

- Tăng do nhận lại vốn đầu tư vào đơn vị khác

Nợ TK 152 – Giá trị nhận lại

Nợ TK 635 – Giá gốc > Giá nhận lại

Có TK 221 – Nhận lại vốn từ công ty con

Có TK 222 – Nhận lại vốn từ cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát

Có TK 223 – Nhận lại vốn từ công ty liên kết

Có TK 128 – Nhận lại vốn đầu tư ngắn hạn

Có TK 515 – Giá gốc < Giá nhận lại

Trang 15

- Các trường hợp tăng khác

+ Khi kiểm kê phát hiện thừa nguyên vật liệu, kế toán ghi:

Nợ TK 152 – Giá trị vật liệu kiểm kê thừa

Có TK 338 (3381) – Giá trị vật liệu kiểm kê thừa

+ Khi nhận vật liệu do nhận viện trợ biếu tặng, ghi:

Nợ TK 152 – Giá trị vật liệu nhận biếu tặng

Có TK 711 – Giá trị vật liệu nhận biếu tặng

+ Số vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho:

Nợ TK 152 – Giá trị vật liệu dùng không hết nhập lại kho

Có TK 627,641,642,142…Ghi giảm chi phí

+ Khi vay tạm thời, kế toán ghi:

Nợ TK 152 – Giá trị vật liệu vay tạm thời

Có TK 338 – Giá trị vật liệu vay tạm thời

 Kế toán giảm nguyên vật liệu

- Xuất nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh

Khi xuất VL sử dụng cho sản xuất kinh doanh, căn cứ vào phiếu xuất kho, ghi:

Nợ TK 621 – Giá trị NVL dùng chế tạo sản phẩm

Nợ TK 627 – Giá trị NVL dùng cho phân xưởng

Nợ TK 641 – Giá trị NVL phục vụ bán hàng

Nợ TK 642 – Giá trị NVL phục vụ quản lý

Nợ TK 241 – Giá trị NVL dùng cho XDCB hoặc sửa chữa TSCĐ

Có TK 152 – Giá trị NVL xuất kho

Nếu vật liệu trong kỳ dùng không hết nhập lại kho:

Nợ TK 152 – Giá trị vật liệu dùng không hết nhập lại kho

Có TK 621,627,641,642…

- Giảm do xuất kho đầu tư vào đơn vị khác

Nợ TK 221,222,223,228,128

Nợ TK 811 – CL giữa giá trị đầu tư < giá trị xuất kho

Có TK 711 – CL giá trị đầu tư > giá trị xuất kho

Có TK 152 – Giá trị xuất kho

- Giảm do xuất gia công chế biến

Khi xuất kho nguyên vật liệu tự gia công chế biến hay thuê ngoài gia công chếbiến

Trang 16

Nợ TK 154 – Giá trị xuất gia công chế biến

Có TK 152 – Giá trị xuất gia công chế biến

- Giảm do xuất bán nguyên vật liệu

Phản ánh giá vốn: căn cứ vào phiếu xuất kho, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 152 – Giá trị xuất bán

Đồng thời căn cứ vào hóa đơn, kế toán ghi nhận doanh thu:

Nợ TK 111,112,131…Tổng giá thanh toán

Có TK 511 – Doanh thu vật liệu

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp

- Giảm do các nguyên nhân khác

Chiết khấu, giảm giá, trả lại hàng đã mua cho người bán

Nợ TK 111,112,138,331…CKTM, giảm giá, trả lại cả thuế

Có TK 152 – Giá trị CKTM, giảm giá, xuất trả lại

Có TK 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ

Khi xuất NVL cho vay, cho mượn tạm thời

Nợ TK 138(1388) – Giá trị vật liệu cho vay mượn tạm thời

Có TK 152 – Giá trị vật liệu cho vay mượn tạm thời

Khi kiểm kê thấy phát hiện thiếu NVL

Nợ TK 1381 – Giá trị thiếu chưa rõ nguyên nhân

Có TK 152

1.6.2: Kế toán tổng hợp NVL theo phương pháp “kiểm kê định kỳ”.

Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp không theo dõi một cáchthường xuyên, liên tục về tình hình biến động của các loại vật tư, hàng hóa, sảnphẩm trên các tài khoản phản ánh từng loại hàng tồn kho mà chỉ phản ánh giá trị tồnkho đầu kỳ và cuối kỳ của chúng trên cơ sở kiểm kê cuối kỳ, xác định lượng tồnkho thực tế Từ đó xác định lượng xuất dùng cho SXKD và các mục đích khác trong

kỳ theo công thức:

Giá trị Giá trị Tổng giá trị Giá trị

vật liệu = vật liệu + vật liệu + vật liệu

trong kỳ tồn đầu kỳ tăng trong kỳ tồn cuối kỳ

Trang 17

1.6.2.1: Tài khoản kế toán chủ yếu sử dụng:

TK 611: Mua hàng TK 152: Nguyên vật liệu

TK 151: Hàng mua đang đi đường

1.6.2.2: Kết cấu của từng tài khoản:

+ TK 611- Mua hàng: Dùng để phản ánh trị giá nguyên vật liệu, hàng mua trong kỳ.Kết cấu:

Bên Nợ:

- Kết chuyển giá vật tư hàng hóa tồn kho đầu kỳ

- Giá thực tế vật tư hàng hóa mua trong kỳ

Bên Có:

- Giá thực tế vật tư hàng hóa kiểm kê lúc cuối kỳ

- Giá thực tế vật tư hàng hóa xuất trong kỳ

- Giá thực tế hàng hóa đã gửi bán nhưng chưa xác định đã tiêu thụ trong kỳ

- Hàng mua giảm giá, trả lại

TK 611 không có số dư và được mở 2 TK cấp 2:

TK 6111: Mua nguyên vật liệu

TK 6112: Mua hàng hóa

+ TK 152 – Nguyên liệu vật liệu: dùng để phản ánh số kết chuyển giá trị các loạinguyên vật liệu tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ

Kết cấu:

Bên Nợ: - Kết chuyển trị giá thực tế nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ

Bên Có: - Kết chuyển trị giá thực tế nguyên vật liệu tồn kho đầu kỳ

Số dư bên Nợ: Phản ánh trị giá thực tế nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ

+ TK 151 – Hàng mua đang đi đường: Dùng để phản ánh số kết chuyển đầu kỳ vàcuối kỳ giá trị của từng loại hàng đang đi trên đường

Trang 18

Ngoài ra trong quá trình hạch toán còn sử dụng một số tài khoản có liên quannhư TK 111, TK 112, TK 133, TK 331,…Các tài khoản này có kết cấu và nội dunggiống như phương pháp kê khai thường xuyên.

1.6.2.3: Phương pháp hạch toán

Đầu kỳ, ghi:

Nợ TK 611

Có TK 151, 152

Trong kỳ khi mua NVL, căn cứ vào chứng từ liên quan, ghi:

Nợ TK 611 – Giá mua và các chi phí mua chưa thuế

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 111,112,331 – Tổng giá thanh toán

Trường hợp DN được hưởng chiết khấu thương mại, được giảm giá hay xuất trả lạicho người bán do kém phẩm chất, sai qui cách, ghi:

Có TK 611 – Giá trị vật liệu tồn kho cuối kỳ

Đồng thời tính ra giá trị vật liệu (bằng giá trị tồn đầu kỳ + giá trị nhập trong kỳ - giátrị tồn cuối kỳ) Sau đó hạch toán phân bổ cho các đối tượng sử dụng

Nợ TK 142,242 – NVL sử dụng nhiều kỳ và cho thuê

Có TK 611 – Giá trị vật liệu xuất kho

Trang 19

PHẦN II: THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG

TY TNHH TM & DV ĐẠI HÙNG PHÁT 2.1: Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

2.1.1: Giới thiệu chung về Công ty

Tên Công ty : CÔNG TY TNHH TM & DV ĐẠI HÙNG PHÁT

Tên viết tắt : DAI HUNG PHAT CO., LTD

Văn phòng giao dịch: Lô 24, Khu D, Tổ 33, P Mỹ An, Q Ngũ Hành Sơn, Tp

Đà NẵngĐiện thoại : (0511) 3956.349 - 3956.348

Fax : (0511) 3956.348

Email : daihungphatcompany@yahoo.com

Mã số thuế : 0400611035

Số tài khoản VNĐ : 102010000616384

Tại Ngân hàng Công Thương chi nhánh Ngũ Hành Sơn

Được thành lập theo Quyết định số 3202004912 do Sở Kế hoạch và đầu tư

đã gây ra những thiệt hại rất lớn về kinh tế, theo ước tính mỗi năm thiệt hại do mối,mọt và các loài côn trùng gây ra trên hàng trăm tỷ đồng Đối tượng gây hại của mối,mọt, nấm mốc, chuột là các công trình xây dựng, các hàng hóa nông lâm sản, các

di tích văn hóa lịch sử, các kho tàng, các loại cây trồng còn đối tượng của các loạicôn trùng như ruồi, muỗi, kiến, gián là gây ra các dịch bệnh như tả, thương hàn,viêm nảo Nhật Bản, sốt xuất huyết, sốt rét ảnh hưởng đến sức khỏe của con người

và vật nuôi

Trang 20

Đứng trước yêu cầu thực tiển của nền kinh tế quốc dân cùng với sự hội tụ củanhững người có kinh nghiệm thực tế và kiến thức chuyên ngành về côn trùng Công

ty TNHH TM & DV ĐẠI HÙNG PHÁT đã được thành lập dựa trên hai nền tảngđó

2.1.3: Chức năng và nhiệm vụ của Công ty TNHH Thương mại & Dịch vụ Đại Hùng Phát

- Chức năng:

+ Phòng diệt các loại côn trùng gây hại (muỗi, gián, kiến, ruồi, mối ) cho các

cơ quan, khách sạn, chung cư, trường học, thư viện, nhà sách, nhà xưởng, kho hàng,bến bãi, nhà dân dụng

+ Phòng trừ mối từ nền móng cho các công trình xây dựng để đảm bảo an toàn

cơ sở vật chất cho quý khách hàng không bị mối tấn công sau khi công trình hoànthiện và đưa vào hoạt động

+ Diệt mối tận gốc cho các công trình xây dựng bị mối xâm hại

+ Khử trùng nông-lâm sản xuất khẩu, container, kho hàng hóa

- Nhiệm vụ:

Đối với nhà nước:

+ Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký

+ Công ty thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về thuế Cạnh tranh lành mạnh trên thịtrường

+ Tuân thủ các chính sách của nhà nước về chế độ tiền lương, tiền thưởng, trảlương cho nhân viên và thực hiện chế độ sổ sách kế toán theo đúng quy định

Đối với nhân viên:

+ Không ngừng quan tâm đào tạo, bồi dưỡng văn hóa nghiệp vụ cho công nhânviên

+ Thực hiện đúng các chế độ về giờ làm việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

2.1.4: Tổ chức bộ máy quản lý

Trang 21

- Sơ đồ bộ máy tổ chức

Ghi chú : Quan hệ trực tuyến

Quan hệ chức năng

- Nhiệm vụ của các bộ phận

+ Giám đốc: Là người có quyền quyết định cao nhất, là chủ đại diện của công

ty trước mọi vấn đề Giám đốc là người đại diện cho quyền lợi của cán bộ côngnhân viên trong công ty Có quyền điều hành mọi hoạt động của công ty theo chínhsách và pháp luật

+ Phó giám đốc: Giúp giám đốc điều hành công việc trong công ty theo sựphân công và ủy quyền của giám đốc

+ Phòng kỹ thuật: Quản lý, giám sát hoạt động máy móc thiết bị Đào tạo vànâng cao tay nghề cho công nhân

+ Phòng kinh doanh: Thực hiện công tác tiếp thị, tìm kiếm khách hàng mới,duy trì khách hàng cũ Nghiên cứu giá trị trường, xây dựng kế hoạch giá thành sảnphẩm

+ Phòng kế toán: Tổ chức quản lý về mặt giá trị, toàn bộ tài sản của công ty, tổchức hạch toán kế toán, lập dự toán chi phí, lập kế hoạch tài chính, kế hoạch đầu tư

và tính giá thành sản phẩm Thàm gia phân tíc hoạt động tài chính, báo cáo kịp thờichính xác, kiểm tra thường xuyên hoạt động kế toán của các bộ phận, nhằm theo dõitình hình kinh doanh và quản lý tiền của công ty

chính quản trị

Phòng tài chính kế toán

Phòng kinh doanh

Giám đốc

Phó Giám đốc

Trang 22

+ Phòng hành chính quản trị: Là bộ phận chịu trách nhiệm kiểm tra, thi hànhpháp chế nhà nước và các quy định của công ty.

Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị của công ty và đề xuất mua sắm, sửachữa, tu bổ và thanh lý tài sản

Đề xuất với ban Giám đốc trong việc thực hiện, giải quyết các chế độ với cáccán bộ công nhân viên

Quản lý con dấu của công ty, lưu trữ các thông tư, quyết định

2.1.5: Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty

- Sơ đồ bộ máy tổ chức bộ máy kế toán

Ghi chú : Quan hệ trực tuyến

Quan hệ chức năng

Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung Tất cả các chứng từtài liệu minh chứng cho các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được tập hợp lưu trữ và

xử lý ở văn phòng kế toán của công ty

+ Kế toán trưởng: Là người đứng đầu phòng kế toán tài vụ, chịu trách nhiệmtrước pháp luật và giám đốc về việc chỉ đạo công tác kế toán Nhiệm vụ chủ yếu của

kế toán trưởng là tổ chức bộ máy kế toán nhằm thực hiện một cách đầy đủ các chứcnăng kế toán phản ánh, kiểm tra tài chính bằng các phương pháp chuyên môn của kếtoán Đồng thời tổ chức huy động tài chính đến khâu sử dụng vốn một cách có hiệuquả

+ Kế toán tổng hợp: Chịu trách nhiệm tập hợp tất cả các số liệu do kế toán viêncung cấp để từ đó tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp Phân bổ chi phí sảnxuất và tính giá thành

Trang 23

+ Kế toán tiền lương: Có trách nhiệm hạch toán tiền lương thưởng, BHXH, cáckhoản khấu trừ và lương Ngoài ra kế toán tiền lương còn phải theo dõi tình hìnhtăng, giảm khấu hao TSCĐ.

+ Kế toán NVL: Có nhiệm vụ theo dõi, hạch toán các kho nguyên vật liệu,phương pháp số lượng giá trị vật tư hàng hóa có trong kho mua vào và xuất ra sửdụng tính toán và phân bổ chi phí nguyên vật liệu

+ Thủ quỹ: Hằng ngày căn cứ vào chứng từ gốc như phiếu thu, chi xuất tiềnhoặc nhập quỹ Cuối ngày đối chiếu với kế toán vốn bằng tiền và công nợ nhằmphát hiện các sai sót và sửa chữa kịp thời Phải chịu trách nhiệm về trường hợpthừa, thiếu quỹ tiền mặt của công ty

Báo cáo tài chính

Sổ cái

Trang 24

Ghi chú: Ghi hàng ngày

Ghi cuối thángQuan hệ đối chiếu, kiểm tra

- Trình tự hạch toán như sau:

- Hằng ngày, căn cứ vào chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, đượcdùng làm chứng từ ghi sổ, kế toán lập Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký chứng

từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ Cái Các chứng từ kế toán sau khi làmcăn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào Sổ kế toán chi tiết

- Cuối tháng, phải khóa sổ, tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tàichính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số phátsinh Nợ, tổng số phát sinh Có và số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái Căn cứ SổCái lập Bảng Cân đối số phát sinh

- Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chitiết (được lập từ Sổ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính

- Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh Nợ và tổng sốphát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau

và bằng tổng số tiền phát sinh trên Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Tổng số dư Nợ vàTổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau, và

số dư của từng tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tàikhoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết

2.1.7: Những thuận lợi và khó khăn của công ty

- Thuận lợi

+ Công ty có đội ngũ năng lực trẻ, năng động, sáng tạo

+Hiểu biết khách hàng và thõa mãn yêu cầu khách hàng trên cơ sở tự tin vàochất lượng sản phẩm, giá cả hợp lý, dịch vụ tốt nhất được khách hàng tín nhiệm

- Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi trên thì Công ty còn gặp phải khó khăn như:

+ Lượng nhân viên có tay nghề cao so với công ty khác còn ít

+ Do xuất hiện nhiều công ty và doanh nghiệp, nên việc cạnh tranh và thu hútkhách hàng là một vấn đề hết sức khó khăn mà doanh nghiệp cần phải đối mặt

Trang 25

2.2:Thực trạng về kế toán NVL tại Công ty

2.2.1: Đặc điểm NVL tại Công ty

Sản phẩm của công ty đa dạng về chủng loại và mặt hàng Nguyên vật liệucông ty chủ yếu mua ngoài Nguyên vật liệu chính là các hóa chất nên điều kiện bảoquản phải luôn khô ráo thoáng mát

Gồm các hóa chất sau: Crackdown 10SC, Aqua Resigen 10.4 EV, Cislin 2.5

EC, Map Sedan 48 EC, Termidor 25 EC, Icon 25 EC, Fendona 10 SC,…

Với đặc điểm trên Công ty phải đưa ra những biện pháp và quản lý chặt chẽchúng về mặt số lượng, chủng loại, chất lượng, giá trị

2.2.2: Phân loại NVL tại Công ty

Vật liệu dùng vào sản xuất kinh doanh của công ty là các đối tượng mua ngoài

Để thuận lợi cho việc quản lý và hạch toán cần tiến hành phân loại vật liệu

Căn cứ vào nội dung kinh tế vật liệu được chia thành các loại sau:

- Vật liệu chính: Đối tượng chủ yếu của Công ty là hóa chất các loại diệt côntrùng, đó là: Crackdown 10SC, Aqua Resigen 10.4 EV, Cislin 2.5 EC, Map Sedan

48 EC, Termidor 25 EC, Icon 25 EC, Fendona 10 SC,…

- Vật liệu phụ: máy móc – thiết bị diệt côn trùng, gồm: máy phun thuốcSTIHL, bình xịt GLORIA, máy khử trùng i.z – 120,…

- Nhiên liệu: Là các loại xăng, dầu, nước,…phục vụ cho quá trình vận hànhmáy móc thiết bị của Công ty mua sắm

- Phế liệu: vỏ chai hóa chất, máy móc đã bị hư hỏng,…

2.2.3: Tính giá NVL nhập – xuất tại Công ty

+

Các chi phí thu mua

+

Các khoản thuế không hoàn lại

+

Các khoản chiết khấu thương mại giảm giá hàng mua

Ví dụ 1: Ngày 10/8/2011 công ty mua về nhập kho 360 chai Icon 25 EC, giá

mua chưa thuế là 48.500 đồng/chai, thuế GTGT 10% chưa thanh toán cho ngườibán Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên:

Trang 26

Giá thực tế nhập kho của hóa chất Icon 25 EC là:

 Tính giá NVL xuất kho

- Giá thực tế xuất kho của NVL được xác định theo phương pháp bình quân giaquyền cuối kỳ tính theo công thức sau:

Đơn giá thực Giá thực tế tồn đầu kỳ + Giá thực tế nhập trong kỳ

tế bình quân = Số lượng tồn đầu kỳ + Số lượng nhập trong kỳ

Ví dụ 2: Ngày 24/8/2011 xuất kho 550 chai hóa chất Icon 25 EC Biết rằng số

lượng tồn đầu tháng là 240 chai, thành tiền 12.240.000 đồng

2.3: Kế toán tổng hợp và chi tiết NVL

2.3.1: Sơ đồ hạch toán tổng hợp nghiệp vụ kế toán NVL

Sổ đăng ký

chứng từ ghi sổ

Phiếu nhập kho Phiếu xuất khoHóa đơn GTGTPhiếu chi, giấy báo nợThẻ kho

Chứng từ ghi sổ

- Sổ kế toán chi tiết

NVL

Ngày đăng: 10/03/2014, 04:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ thẻ song song - Đề tài “KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU tại Công ty TNHH Thương mại & Dịch vụ Đại Hùng Phát " ppt
Sơ đồ th ẻ song song (Trang 8)
Sơ đồ kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển - Đề tài “KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU tại Công ty TNHH Thương mại & Dịch vụ Đại Hùng Phát " ppt
Sơ đồ k ế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển (Trang 9)
Sơ đồ kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp sổ số dư - Đề tài “KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU tại Công ty TNHH Thương mại & Dịch vụ Đại Hùng Phát " ppt
Sơ đồ k ế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp sổ số dư (Trang 10)
Sơ đồ hình thức kế toán - Đề tài “KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU tại Công ty TNHH Thương mại & Dịch vụ Đại Hùng Phát " ppt
Sơ đồ h ình thức kế toán (Trang 23)
2.3.1: Sơ đồ hạch toán tổng hợp nghiệp vụ kế toán NVL - Đề tài “KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU tại Công ty TNHH Thương mại & Dịch vụ Đại Hùng Phát " ppt
2.3.1 Sơ đồ hạch toán tổng hợp nghiệp vụ kế toán NVL (Trang 26)
Hình thức thanh toán: Tiền mặt MST: 0400611035 - Đề tài “KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU tại Công ty TNHH Thương mại & Dịch vụ Đại Hùng Phát " ppt
Hình th ức thanh toán: Tiền mặt MST: 0400611035 (Trang 28)
2.3.2: Sơ đồ hạch toán chi tiết nghiệp vụ kế toán nguyên vật liệu - Đề tài “KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU tại Công ty TNHH Thương mại & Dịch vụ Đại Hùng Phát " ppt
2.3.2 Sơ đồ hạch toán chi tiết nghiệp vụ kế toán nguyên vật liệu (Trang 37)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w