Một thoángSiMaCai
(Lào Cai)
Từ thành phố Lào Cai ngược 96 km đường bộ, chúng tôi đến thị
trấn vùng biên SiMa Cai, huyện SiMa Cai, tỉnh Lào Cai khi khói
lam chiều đã nhuốm màu thị trấn. SiMaCai hiện ra với những
bất ngờ lý thú bởi hai bên đường mùa này những cây đào bích,
đào phai đã chúm chím nụ.
Nằm cách biên giới Việt - Trung 11 km, với 5 dân tộc anh em: Kinh,
Tày, Nùng, Mông và La Chí. Những năm gần đây được sự quan tâm,
đầu tư của Đảng, Chính phủ, SiMaCai đã có một cơ sở hạ tầng đẹp,
hiện đại song vẫn còn giữ được những nét dung dị, mộc mạc của vùng
cao. Người SiMaCai thật thà, chất phác, với những phong tục tập
quán phong phú, mang bản sắc văn hóa riêng, còn nguyên vẹn của
từng dân tộc thiểu số.
Nghỉ đêm ở SiMaCai - cảm giác ấm áp như chính ở trong ngôi nhà
mình, như trút bỏ hết mọi phần bộn bề của cuộc sống. Mới 4 giờ sáng,
trời còn rét căm căm nhưng tiếng vó ngựa đã khua vang đầu dốc đá,
tiếng chào hỏi của người đi chợ sớm, văng vẳng trong không gian bài
hát Người Mông ơn Đảng phát ra từ chiếc đài pin của một chàng trai
Mông nào đó Tất cả như thúc giục lôi cuốn chúng tôi đến với chợ
phiên vùng cao.
Chủ nhật là ngày chợ chính của chợ trung tâm SiMa Cai. Đi trong
ánh đuốc, sống và thở trong bầu không khí lãng mạn, độc nhất vô nhị
không ở đâu có, chúng tôi hòa vào dòng người xuống chợ. Gọi là
xuống chợ nhưng thực ra chợ SiMaCai nằm ở lưng chừng dốc, chợ
được xây dựng từ thời Pháp, trải qua những bước thăng trầm của lịch
sử nhưng những dấu ấn còn lại đã cho thấy từ lâu đây đã là một trung
tâm sầm uất về mua bán, giao lưu, trao đổi hàng hóa giữa đồng bào
các dân tộc và nhân dân 2 bên biên giới Việt - Trung.
Trời bắt đầu sáng, từ mọi phía mây ùn ùn trắng xóa. Phía dưới là Phố
Mới, xã Bản Mế và xã Nàn Sán một màu trắng của mây, của hoa mơ,
hoa mận. Không gian tuyệt vời. 8 giờ sáng, ánh nắng mỏng manh vừa
đủ lan tỏa ôm lấy thị trấn cũng là lúc người ở các bản xa về tới chợ.
Hàng hóa tấp nập xen lẫn tiếng gọi nhau, tiếng mặc cả, chào hàng đủ
ngôn ngữ của 5 tộc người, nào ngựa, trâu, bò, vịt, gà v.v như phá tan
cái giá lạnh của mùa đông ở đây. Các chảo thắng cố bắt đầu bốc khói.
Để đến được các chợ phiên đồng bào ở đây phải vượt rừng đi chợ từ
2, 3 giờ sáng, khi đi trời còn rất tối, khi con gà mới cất tiếng gáy sang
canh, cho nên khi đi bao giờ cũng có một nắm cơm hay chút ít mèn
mén để đến chợ rồi lại vừa kịp bữa sáng.
Đến chợ vùng cao SiMaCaimà không ăn thắng cố, không dùng mèn
mén, không uống rượu ngô, đậu chua thì chưa gọi là đi chợ. Thắng cố
ngon nhất chợ là thắng cố ngựa nhà ông Hòa và ông Đế đã từng được
tham dự ở Lễ hội văn hóa ẩm thực nhân dịp kỷ niệm 100 năm Sa Pa.
Mới đây người dân lại mới khôi phục thêm món thắng cố chó. Cung
cách phục vụ của đồng bào ở đây cũng rất đặc biệt: khách có thể tự
chọn cho mình những món khoái khẩu mà không cần phải mặc cả hay
ngại ngần, có thể lấy nhiều nước chan với mèn mén, cũng có thể ăn
toàn thịt… chủ hàng vẫn vui vẻ và đó là điều hấp dẫn mà không có
phiên chợ nào ở Việt Nam có được. Giá của mỗi bát thắng cố dao
động từ 15 - 20 ngàn đồng tùy vào ngày chợ có nhiều hay ít chảo
thắng cố. Ông chủ hàng thắng cố luôn thường trực trên môi nụ cười
rạng rỡ, gần gũi và thân thiện.
Một chút rượu, vài nghìn tiền đậu chua và mèn mén với bát thắng cố
nóng bỏng, hương vị vùng cao như thấm dần vào cơ thể. Cảm giác
thật dễ chịu, ấm nồng hơi men, thắng cố đậm đà, ngọt ngào, quyến rũ
bởi gia vị riêng chỉ đất, rừng và người SiMaCai mới có. Xung quanh
các chảo thắng cố nghi ngút khói, đồng bào khắp nơi về chợ đã quây
quanh, người thì uống rượu với thắng cố, người thì mua 1 chút thắng
cố ăn cùng mèn mén, có người dùng bữa sáng bằng cơm nắm nấu từ
gạo nương dẻo chắc được chuẩn bị từ nhà ra ăn
Không gian, thời gian như ngưng đọng. Khói từ bếp củi bốc lên, khói
từ các chảo thắng cố, các bếp lửa xung quanh bốc lên cứ vấn vít quẩn
quanh người đi chợ, nửa như níu giữ, nửa như đùa giỡn làm ai nấy
mắt mũi cay xè. Mọi thứ chất ngất từ váy, áo, vòng tay, vòng cổ, dép
nhựa, đèn pin, đài pin, dụng cụ sản xuất, thực phẩm, gia cầm, từ chõ
xôi 7 màu, đến quả dưa chuột hơi quá lứa, ổ gà vẫn chưa nở hết… tất
cả những gì đồng bào sản xuất đều được mang đến chợ.
Ở SiMa Cai, ngoài chợ trung tâm, các chợ phiên vùng cao khác họp
vào các ngày trong tuần, hàng hóa chủ yếu là các nhu yếu phẩm phục
vụ sản xuất và sinh hoạt. Đặc biệt ở đây ngày nào hầu như cũng có
chợ, mặc dù mỗi ngày 1 phiên nhưng mỗi chợ ở đây đều mang tính
chất riêng, đặc thù riêng: chợ Bến Mảng (xã Nàn Sán) mở vào các
ngày đầu tuần - đây là phiên chợ giáp biên, nơi giao lưu trao đổi hàng
hóa của người dân 2 nước láng giềng Việt - Trung; chợ Sín Chéng (xã
Sín Chéng) mở vào 2 ngày thứ 4, 5; chợ Cóc Cù (xã Bản Mế) thì mở
vào thứ 6; chợ Cán Cấu (xã Cán Cấu) thì mở vào thứ 7 - chợ này là
nơi người dân 2 bên biên giới và các huyện bạn đến đây trao đổi, mua
bán ngựa, trâu, bò.
Chiều dần buông. Những người mua được hay không bán được hàng
cũng hả hê vì gặp được bạn bè ở xa về, hay cũng được dịp xuống chợ
tặng mình một bữa khoái khẩu. Trai gái đưa mắt nhìn nhau hẹn tuần
sau lại xuống, các bé em theo mẹ xuống chợ lại được thêm chiếc áo
mới… Tất cả đều hiển hiện như một bức tranh vui tươi, sống động.
Tạm biệt SiMa Cai, chúng tôi trở về thành phố với một niềm vui bất
tận. Ai đó không quên đem theo về vài nhánh đào phai nở sớm, chút
rượu ngô làm quà tặng bạn. SiMaCai thực sự là điểm đến lý tưởng
cho những du khách yêu thích thiên nhiên, yêu sự hoang sơ, mộc mạc
nơi vùng cao biên giới.
.
Một thoáng Si Ma Cai
(Lào Cai)
Từ thành phố Lào Cai ngược 96 km đường bộ, chúng tôi đến thị
trấn vùng biên Si Ma Cai, huyện Si Ma Cai, tỉnh. Đảng, Chính phủ, Si Ma Cai đã có một cơ sở hạ tầng đẹp,
hiện đại song vẫn còn giữ được những nét dung dị, mộc mạc của vùng
cao. Người Si Ma Cai thật thà,