1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH MTV Thực phẩm Foodinco

93 4 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH MTV Thực phẩm Foodinco
Tác giả Phạm Thị Hồng Chi
Người hướng dẫn GS.TS Trương Bá Thanh
Trường học Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2013
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 13,34 MB

Nội dung

Luận văn Kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH MTV Thực phẩm Foodinco hệ thống hóa các vấn đề lý luận chung về hệ thống kế toán quản trị chi phí phục vụ hiệu quả cho việc quản trị nội bộ, phân tích đánh giá thực trạng hệ thống kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH MTV Thực phẩm Foodinco, đưa ra một số giải pháp về kế toán quản trị chi phí nhằm có thể cung cấp thông có ích giúp cho các nhà quản lý đưa ra những quyết định kinh doanh hiệu quả.

Trang 1

PHAM TH] HONG CHI

KE TOAN QUAN TRI CHI PHI

TẠI CÔNG TY TNHH MTV THỰC PHÁM FOODINCO

LUAN VAN THAC SI QUAN TRI KINH DOANH

Trang 2

PHẠM THỊ HÒNG CHI KE TOAN QUAN TRỊ CHI PHÍ TẠI CƠNG TY TNHH MTV THỰC PHẢM FOODINCO Chuyên ngành: Kế toán MA sé : 60.34.30

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUAN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS TRƯƠNG BÁ THANH

Đà Nẵng - Năm 2013

Trang 3

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bồ trong bắt kỳ công trình nào khác

'Tác giả luận văn

Trang 4

1 Tính cấp thiết của đè

2 Mục

1

nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Bố cục của luận văn 2

6 Tổng quan tài liệu 3

CHƯƠNG I1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÈ KE TOÁN QUAN TRI CHI

PHI TRONG DOANH NGHIỆP

1 TÔNG QUAN VẺ KỀ TỐN QUẢN TRỊ CHI PHÍ

6 6

1.1.1 Bản chất của kế toán quản trị chỉ phí 6 1.1.2 Vai trò của kế toán quản trị chi phi 7

Trang 5

2.1.3 Quy trình công nghệ sản xuất bột mỳ 35

2.1.4 Cơ cầu tổ chức quản lý 3

2.1.5 Tô chức bộ máy kế toán ke sec 39)

2.1.6 Tổ chức vận dụng hình thức kế toán „40

2.2 THUC TRANG KE TOAN QUAN TRI CHI PHI TẠI CONG TY

TNHH MTV THUC PHAM FOODINCO 41

2.2.1, Phan loai chi phi „41

2.2.2 Cơng tác lập dự tốn chỉ phí tại Công ty TNHH MTV Thực phẩm

Foodineo ccceeerrrrreerrrrrirrrrrirrrrrrrrrrirrirrirrrrrrrrirrrrrrirrrie 43 2.2.3 Kế toán chỉ phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 46

2:24 Kế toán giá vốn hàng bán, chỉ phí bán hàng và chỉ phí quản lý

doanh nghiệp 56

2.2.5 Kiểm soát chỉ phí sản xuất kinh doanh tại Công ty 50) 2.3 DÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KÉ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHI TẠI

CONG TY TNHH MTV THUC PHAM FOODINCO 68

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

KE TOAN QUAN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY TNHH MTV

THUC PHAM FOODINCO 70

3.1, SU CAN THIET PHAI HOAN THIEN KE TOAN QUAN TRI CHI

PHI TAI CONG TY TNHH MTV THỰC PHẢM FOODINCO 70

3.2 GIẢI PHÁP HỒN THIỆN KE TỐN QUAN TRI CHI PHI TAIL

CÔNG TY TNHH MTV THỰC PHẨM FOODINCO 7Ì

3.2.1 Phân loại chỉ phí theo cách ứng xử chỉ phí của Công ty 7 3.2.2 Hồn thiện cơng tác lập dự toán chỉ phí 74

Trang 6

3.2.4 Hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán đảm bảo thực hiện kế toán quản trị chỉ phí 87 KET LUAN CHUONG 3 88 KET LUAN 2

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

BPB BTL cr GTGT KTQT KTTC NCTT NVLTT PC QLDN sxc TSCD 24828 BHXH BHYT BHTN KPCD Bảng phân bổ Bảng tiền lương Chứng từ Giá trị gia tăng Kế toán quản trị Kế toán tài chính Nhân công trực Nguyên vật liệu trực tiếp Phiếu (Quan ly doanh nghiệp Sản xuất chúng ‘Tai san cổ định Số lượng Đơn giá “Thành tiền Sản xuất Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm y tế

'Bảo hiểm thất nghiệp

Trang 8

z1 Kế hoạch tiêu thụ năm 2012 a 22 Dự toán chỉ phí nguyên vật liệu trực tiếp 4 23 Dự toán chỉ phí nhân công trực tiếp 46

"Bảng kê chỉ tiết nguyên vật liệu xuất đùng cho sin

2 ng iguyen vật Tig & as

xuất

25 Bảng tính tỷ lệ thu hỗi các loại lúa tháng 01/2012 | 52 " Bảng phân bỗ nguyên vật liệu trực tiếp tháng š 01/2012 21 Bảng tính giá thành sản phâm thắng 01/2012 55 28 Sỗ chỉ tiết giá vỗn hàng bán tháng 01/2012 37 29, Số chỉ tiết chỉ phí bán hàng tháng 01/2012 58 Số chỉ tiết chỉ phí quản lý doanh nghiệp thần, 2210 01/2012 mang ung 59

Bằng kê vật tư = nguyên vật liệu mua vào thất

2n làng kế vật tư — nguyên vật liệu mua ng wo 01/2012 Báo cáo kiểm soát chỉ phí nguyên vật liệu thần 212 01/2012 pen : “ Bảng kiểm soát chỉ phí nhân công trực tiếp thần; 213 01/2012 : , _—_ es 6 Bằng kế chỉ tiết vật tư đùng phục vụ cho sản xuất m 1g at ig phục vụ 6s tháng 01/2012

215 Bang Ké chỉ phí sân xuất chung thang 01/2012 65 31 Phân loại chỉ phí theo cách ứng xử chỉ phí T2 32 Tự toán chỉ phí sản xuất chung quí /2012 T6

Trang 9

34 Tự toán giá vốn hàng bán quí I/2012 T9 Tự toán chỉ phí bán hàng quí 1/2012 a1

‘Du toan ‘quan lý doanh nghiệp quíU2012 [ 82 |

a Báo cáo tình hình chỉ phí nguyên vật lệ trục tp | ý quí 2012

as " = tình hình chỉ phí nhân công trực tiếp qui ss 39 Báo cáo tình hình chỉ phí sản xuất chung quí I/2012 | 87

Trang 11

Với nền kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp cần phải tận dụng mọi cơ: hội, sử dụng tối ưu các nguồn lực bên trong và bên ngoài để có thể cạnh tranh và phát triển không ngừng nhằm đạt được mục tiêu lợi nhuận Trong đó

thông tin đóng vai trò là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng là cơ sở cho

quá trình phân phối, điều hòa các nguồn lực, trợ giúp cho doanh nghiệp trong

việc thực hiện mục đích kinh doanh của mình Thông tn được tập hợp từ

nhiều nguồn khác nhau, trong đó thông tin do hệ thống thơng tin kế tốn cung cấp có vai trò hết sức quan trọng và không thể thiếu được

Kế toán quản trị là một bộ phận của hệ thống thông tin kế tốn, thơng

qua các báo cáo nội bộ, cung cấp thông tin cho nhà quản lý, giúp họ đưa ra

được những quyết định chính xác, kịp thời mang tính chiến lược để nâng cao

hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Nhìn chung ở Việt Nam hiện nay kế toán quản tị còn chưa được quan tâm đúng mức, chưa thực sự là công cụ cung cắp thông tỉn giúp cho nhà quản

lý xem xét, phân tích, làm cơ sở ra các quyết định Điều này có ảnh hưởng đáng kể tới chất lượng và hiệu quả của các quyết định quản trị và là một trong

các nguyên nhân làm cho sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam còn

hạn chế khi tham gia thị trường thế giới

“Trong bối cảnh giá cả nguyên vật liệu đầu vào, lãi suất ngăn hàng

ngày càng tăng thì bài toán tối đa hóa lợi nhuận trở thành một thách thức vô cùng to lớn đối với các doanh nghiệp hiện nay Để giải đáp được bài toán này

thì yếu tố chi phí cần phải được quan tâm thích đáng Do đó, vấn đẻ đặt ra là

các nhà quản lý phải sử dụng hiệu quả hệ thống kế toán quản trị chỉ phí để

Trang 12

6 Tổng quan tài liệu

Kế toán quản trị chỉ phí là một công cụ quản lý không thể thiếu, hỗ trợ

cho hệ thống quản trị, cho phép xem xét toàn điện các vấn đề về hoạch định, kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp Kế toán quản trị chỉ phí là nị dung có ý nghĩa quan trọng Tiết kiệm chỉ phí, hạ giá bán, nâng cao chất

lượng sản phẩm nhằm tối đa hóa lợi nhuận và tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện nền kinh tế hội nhập và có tính toàn cầu là một yêu cầu đặt ra cho các doanh nghiệp Do đó, một số doanh nghiệp đã và

đang vận dụng kế toán quản trị chỉ phí vào doanh nghiệp của mình Tuy nhiên

một số doanh nghiệp chưa thấy được tằm quan trọng của kế toán quản trị chỉ

phí đối với công tác quản lý doanh nghiệp Vì vậy các nghiên cứu gần đây đã

tiến hành tìm hiểu về cơng tác kế tốn quản trị phí trong các doanh nghiệp để đánh giá việc vận dụng kế toán quản trị chỉ phí trong các doanh nghiệp, trên cơ sở lý thuyết góp phần hoàn thiện kế toán quản trị chỉ phí cho từng doanh

nghiệp cu thé

GS.TS Truong Bé Thanh, TS Trần Đình Khôi Nguyén, Th.S Lé Văn

‘Nam (2008), “Giáo trình kế toán quản trị” Giáo trình đã cung cấp đầy đủ hệ thống lý thu) soát, đánh giá và ra quyết định, là cơ sở lý thuyết giúp đánh giá thực trạng và chức kiểm toán quản trị từ công tác hoạch định là căn cứ đưa ra các giải pháp h

n thign công tác kế toán quản trị nói chung

và kế toán quản trị chỉ phí nói riêng ở các doanh nghiệp

GS.TS Trương Bá Thanh, Nguyễn Thanh Trúc (2008), “Kế toán quản trị chỉ phí ở các Công ty cà phê nhà nước trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” Nội dung

nghiên cứu đặc điểm quản trị chỉ pI

nhà nước ở Đắk Lắk, nhóm tác giả đã đánh giá chỉ ra những hạn chế, những

Trang 13

quản trị chỉ phí tại các Công ty cà phê nhà nước trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, cụ

h giá thành, hồn thiện cơng tác kiểm soát chỉ

thể về cách phân loại chỉ phí phí và tính giá thành sản phẩm

Một số để tài luận văn nghiên cứu về kế toán quản trị chỉ phí của các tác

giả: Th.S Phạm Xuân Thư (2010), “Kế toán quản trị chỉ phí tại Công ty được ‘TW III”, Th.S Ngô Thị Hường (2010) “Hoàn thiện cơng tác kế tốn quản trị

chỉ phí ở Công ty Cổ phần bia Phú Minh”, “Th.S Lê Thị Ngọc Dung (2012), “Hồn thiện kế tốn quản trị chỉ phí tại Công ty Cổ phần đầu tư và sản xuất 'Việt Hàn (VHG)” Các luận văn này tập trung nghiên cứu về kế toán quản trị

chỉ phí tại các doanh nghiệp sản xuất hiện nay Các luận văn đã nghiên cứu

cơng tác kế tốn quản trị chỉ phí tại các doanh nghiệp, trên cơ sở lý thuyết đánh giá trực trạng và đề xuất một số biện pháp hoàn thiện kế toán quản trị

ï phí phù hợp với đặc thù của từng doanh nghiệp Về phương pháp nghiên cứu, các

luận văn đều sử dụng các phương pháp thu thập tài liệu liên quan đến việc so sánh đối chiếu để tiến hành nghiên cứu Về nội dung, các luận văn phản ánh

thực trang kế toán quản trị chỉ phí tại các doanh nghiệp chưa thực sự được chú trọng các thơng tin kế tốn quản trị chỉ phí chưa được sử dụng hiệu quả Trên

cơ sở lý luận, các tác giả đã đưa ra các đánh giá, các giải pháp nhằm hồn thiện

cơng tác kế toán quan tri chỉ phí cho các doanh nghiệp sản xuất

Qua các đề tài nghiên cứu này, tác giả nhận thấy các công trình nghiên

cửu về kế toán quản trị chỉ phí đền chưa nghiên cứu chuyên sâu về công tác

kế toán quản trị chỉ phí cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bột mỳ Công ty TNHH MTV Thực phẩm Foodinco là doanh nghiệp hoạt động trong

ngành sản xuất và kinh doanh bột mỹ, Công ty đã từng bước áp dụng kế toán

Trang 14

cung cắp thông tin cho việc ra quyết định của nhà quản trị Vì vậy, trên cơ

sở kế thừa những lý luận về kế toán quản trị nói chung và ké toán quản trị

chỉ phí nói riêng, tác giả đã thực hiện để tài: “Kế toán quản trị chỉ phí tại Công ty TNHH MTV Thực phẩ

Foodineo" Trong để tài này, tác giả đã thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu nội dung kế toán quản trị chỉ phí ở Công ty như: phân loại chỉ phí theo yêu cầu của kế toán quản trị cơng tác

lập dự tốn chỉ phí, các báo cáo chỉ phí phục vụ cho việc kiểm tra, kiểm

soát và phân tích chỉ phí phục vụ cho quá trình ra quyết định của các nhà

quản trị, giúp cho cơng tác kế tốn quản trị chỉ phí tại Công ty TNHH MTV

Trang 15

phí về hoạt động kinh tế của một tổ chức Từ đó có thể rút ra bản chất của kế

toán quản trị chỉ phí cụ thể như sau:

~ Kế toán quản trị chỉ phí không chỉ thu nhận, xử lý và cung cấp các

tài chính phát sinh đã thực sự hoàn thành,

đã ghi chép, hệ thống hóa trong số kế toán mà còn xử lý và cung cấp các

thông tin về các nghiệp vụ kinh tế,

thông tin phục vụ cho việc lập các dự toán, quyết định các phương án kinh doanh

~ Kế toán quản trị chỉ phí cung cấp các thông tin về hoạt động kinh tế

tài chính trong phạm vi yêu cầu quản lý nội bộ của doanh nghiệp Những

thông tin 46 06 ý nghĩa với những bộ phân, những người điễu hành, quản lý

doanh nghiệp

~ Kế toán quản trị chỉ phí là một bộ phận của công tác kế toán nói chung

và là một bộ phận không thẻ thiếu được dé kế toán thực sự trở thành công cụ

quản lý

1.1.2 Vai trò của kế toán quản trị chỉ phí

Kế toán quản trị chi phí là một bộ phận của hệ thống kế toán nhằm cung cấp thông tin về chỉ phí để giúp nhà quản lý thực hiện các chức năng quản lý

Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp cần phải lập kế hoạch kinh

doanh cụ thể trong từng khoảng thời gian nhất định Từ kế hoạch chung của

toàn doanh nghiệp

ác bộ phận triển khai thành kế hoạch riêng của bộ phận

Để thực hiện vai trò của mình, kế toán quản trị chỉ phí

Trang 16

Kế toán quản trị chỉ phí tiến hành cụ thể hóa các kế hoạch hoạt động của

doanh nghiệp thành các dự toán sản xuất kinh doanh, cung cấp những thông

tin cụ thể về chỉ phí theo yêu cầu quản lý để giúp họ đưa ra những quyết định kinh doanh đúng đắn

'Kế toán quản trị chỉ phí cũng cung cắp các thông tin để nhà quản lý kiểm

soát quá trình thực hiện kế hoạch thông qua các báo cáo đánh giá, đặc biệt là

giúp ích cho các nhà quản lý trong việc kiểm soát chỉ phí và nâng cao hiệu

‘qua va hiệu năng của quá trình hoạt động

Kế toán quản trị chỉ phí còn cung cấp các thông tin thích hợp cho các nhà quản lý nhằm xây dựng các chiến lược cạnh tranh bằng cách thiết lập các báo

cáo định kỳ và báo cáo đặc biệt

1.2 KHÁI NIỆM CHI PHÍ VÀ PHÂN LOẠI CHI PHÍ

1.2.1 Khái niệm chỉ phí

Chỉ phí được định nghĩa là giá trị tiền tệ của các khoản hao phí bỏ ra nhằm tạo ra các loại tài sản, hàng hóa hoặc dịch vụ 8, tr39 Qua định nghĩa

này, có thể thấy nội dung của chỉ phí rắt đa đạng, trong kế toán quản trị thì chỉ

phí được phân loại và sử dụng theo nhiều tiêu thức khác nhau nhằm cung những thông tin phù hợp với nhu cầu đa dạng tại các thời điểm khác nhau của

các nhà quản lý trong doanh nghiệp Thêm vào đó, chỉ phí phát sinh trong các loại hình doanh nghiệp khác nhau như: sản xuất, thương mại, dịch vụ sẽ có đặc điểm khác nhau, trong đó nội dung chỉ phí trong các doanh nghiệp sản

xuất thê hiện tính đa dạng và bao quát nhất

Trong phần này, luận văn sẽ khái quát chỉ phí theo các tiêu thức phân

loại sau:

Trang 17

- Phân loại chỉ phí theo cách ứng xử chỉ phí

~ Các cách phân loại chỉ phí khác phục vụ cho việc kiêm tra và ra quyết định

1.2.2 Phân loại chỉ phí

4 Phân loại chỉ phí theo chức năng hoạt động

Chỉ phí phát sinh trong các doanh nghiệp sản xuất, xét theo từng hoạt đông có chức năng khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh mà chúng

phục vụ, được chia thành hai loại lớn: chỉ phí sản xuất và chỉ phí ngoài sản sức lao động với tư liệu lao án xuất là toàn bộ chỉ phí có liên quan đến việc chế tạo sản phẩm trong một kỳ kinh doanh nhất là quá trình kết hợp gi tượng lao động để tạo ra sản phẩm Chỉ phí định, bao gồm:

~ Chỉ phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm các loại nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo ra sản phẩm, trong đó chỉ phí nguyên vật liệu

chính dùng để cấu tạo nên thực thể sản phẩm, chỉ phí này có thể tính cho từng

loại sản phẩm

~ Chỉ phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương, phụ cắp lương, và các khoản trích theo lương phải trả cho bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm Chỉ phí này được tính trực tiếp vào từng loại sản phẩm được sản xuất ra, nó có thể được xác định rõ ràng và cụ thể cho từng loại sản phẩm

- Chỉ phí sản xuất chung: là các chỉ phí phục vụ và quản lý quá trình sản

xuất sản phẩm phát sinh trong phạm vi phân xưởng [8, tr41] Chỉ phí sản xuất

chung chủ yếu bao gồm 3 loại chỉ phí là chỉ phí nguyên vật liệu gián tiếp, chỉ phí nhân công gián tiếp và các khoản chỉ phí khác Chỉ phí nguyên vật liệu

Trang 18

xuất được trôi chảy, chỉ phí nhân công gián tiếp là tiền lương, phụ cấp lương

và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng, chỉ phí khác như chỉ phí khấu hao, sửa chữa và bảo trì máy móc thiết bị, nhà xưởng, chỉ phí điện, nước, Đặc điểm của chỉ phí sản xuất chung là không th tính trực

tiếp vào sản phẩm, chúng sẽ được tính vào chỉ phí sản phẩm thông qua việc

phân bổ chỉ phí

Ngoài việc chia chỉ phí sản xuất thành 3 yếu tố chỉ phí cơ bản như trên, kế toán quản trị còn chia chỉ phí sản xuất thành hai loại là (1) Chỉ phí ban đầu

và (2) Chỉ phí chuyển đồi, trong đó: - Chỉ phí ban nhân công trực tiếp Chỉ phí ban đầu cũng phản ánh mức ¡: bao gồm chỉ phí nguyên vật liệu trực tiếp và chỉ phí hi g bit, cw thể cho từng đơn vị sản phẩm

~ Chỉ phí chuyển đổi: bao gồm chi phí nhân công trực tiếp và chỉ phí sản

xuất chung Chỉ phí này phản ánh chỉ phí phát sinh trong quá trình chuyển đổi nguyên liệu thành thành phẩm

* Chỉ phí ngoài sản xuất: là các chỉ phí phát sinh ngoài quá trình sản xuất

sản phẩm liên quan đến quá tình tiêu thụ sản phẩm hoặc phục vụ công tác cquản lý chung toàn doanh nghiệp Chi phí này bao gồm chỉ phí bán hàng và chỉ phí quản lý doanh nghiệp

- Chỉ phí bán hàng bao gồm toàn bộ chỉ phí phát sinh liên quan

việc

tiêu thụ sản phẩm, bao gồm toàn bộ chỉ phí cần thiết để thực hiện và đẩy

mạnh quá tình lưu thông, phân phối hàng hóa và đảm bảo việc đưa hàng hóa

Trang 19

¢ Phân loại chỉ phí theo cách ứng xử của chỉ phí

“Trong các doanh nghiệp sản xuất có rất nl iêu thức phân loại chỉ phí,

tuy nhiên tiêu thức phên loại quan trọng nhất và có nhiều ứng đụng trong ké

toán quản trị chỉ phí là phân loại chỉ phí theo cách ứng xử Theo cách phân

loại này, chỉ phí bao gồm biến phí, định phí và chỉ phí hỗn hợp

* Biển phí: là những chỉ phí nếu xét về tổng số sẽ thay đổi tỷ lệ thuận với số

lượng sản phẩm tạo ra Tổng số của biến phí tăng khi mức độ hoạt động tăng và ngược lại Còn nếu tính trên một đơn vị của mức độ hoạt động thì biến phí lại "không biển đổi trong phạm vi phù hợp Biến phí chỉ phát sinh khi có hoạt động

Biến phí bao gồm các khoản chỉ phí như: Chỉ phí nguyên vật liệu trực

tiếp, chỉ phí nhân công trực

thuộc chỉ khoản mục chỉ phí sản xuất chung như chỉ phí vật liệu phụ, chỉ phí , ngoài ra còn bao gồm các khoản mục

nhân công gián tiếp hoặc thuộc khoản mục chỉ phí bán hàng và chỉ phí quản

ý doanh nghiệp như chỉ phí vật liêu, phí hoa hẳng

"rong thực tế, không phối tắt cả biển phí đều có cách ứng xử giống nhau

theo mức độ hoạt động Xét về mặt tác động thì biến phí chia làm 2 loại: biến phi ty lệ và biến phí cắp bậc

~ Biến phí tỷ lệ là những khoản chỉ phí có quan hệ tỷ lệ thuận trực tiếp với biển động của mức độ hoạt động căn cứ Biến phí tỷ lệ bao gồm chỉ phí

nguyên vật liệu trực tiếp, chỉ phí nhân công trực tiếp

- Biến phí cắp bậc là những khoản chỉ phí thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi nhiề

động căn cứ thay đổi ít Nói cách khác biến phí cấp bậc cũng có quan hệ tỷ

àu và rõ ràng Biến phí này không thay đổi khi mức độ hoạt lệ nhưng không tuyến tính với mức độ hoạt động thay đổi cho phép chỉ phí thay đổi để tương ứng với mức hoạt động mới Chỉ phí cắp bậc gồm những

khoản chỉ phí như chỉ phí lao động gián tiếp, lao động bảo trì Chiến lược

Trang 20

toàn bộ khả năng cung ứng của từng bậc để tránh khuynh hướng huy động

su này sẽ gây khó khăn khi nhu cầu sau đó lại

quá nhiều so với nhu cầu, vì

giảm đi

* Định phí: là những chỉ phí không thay đổi về tổng số trong một thời gian nhất định khi có sự thay đổi của số lượng sản phẩm tạo ra, nhưng nếu xét

trên một đơn vị sản phẩm thì tỷ lệ nghịch với sản lượng, khi mức sản lượng tăng thì định phí tính cho một đơn vị sản lượng giảm và ngược lại Định phí

: chỉ phí khấu hao, chỉ phí bảo dưỡng chỉ phí công cụ dụng cụ Định phí bao gồm hai loại định phí: định phí bắt

buộc và định phí có thể thay đồi ~ Định phí bắt buộc: là l động có bị giảm hay đình trong các doanh nghiệp sản xuất gồi :hi phí có bản chất lâu dài dù mức độ hoạt

in & một kỳ nào đó, định phí bắt buộc vẫn giữ

nguyên không đổi, như: khấu hao tài sản cổ định, tiền lương nhân viên quản

ý ở các phòng chức năng,

- Định phí có thể thay đổi: là loại chỉ phí có bản chất ngắn hạn và trong

những trường hợp cẳn thiết nhà quản lý có thể cắt giảm, như: chỉ phí quảng

cáo, chỉ phí tiếp khách, chỉ phí đào tạo nghiệp vụ, chỉ phí điện thoại, văn phòng phẩm

* Chỉ phí hỗn hợp: Chỉ phí hỗn hợp là chỉ phí bao gồm cả biến phí và định phí Ở mức độ hoạt động cụ thể nào đó, chỉ phí hỗn hợp mang đặc điểm của định phí, thường phản ánh chỉ phí căn bản tối thiểu để duy trì và luôn ở' tình trạng sẵn sàng phục vụ, và khi mức độ hoạt động tăng lên, chỉ phí hỗn hợp sẽ biển đổi như đặc điểm của biến phí, phản ánh chỉ phí thực tế sử dụng hoặc sử dụng quá định mức Trong các doanh nghiệp sản xuất, chỉ phí hỗn

hợp cũng chiếm tÿ lệ khá cao trong các loại chỉ phí, chẳng hạn như chỉ phí

Trang 21

4 Các cách phân loại chỉ phí khác phục vụ cho việc kiểm tra va ra quyết định

Đây là một phương pháp phân loại chỉ phí hữu ích trong việc kiểm soát chỉ phí Phương pháp phân loại này dựa trên khả năng kiểm soát chỉ phí đ

với các nhà quản lý phục vụ cho việc kiểm tra và ra quyết định * Chỉ phí kiểm soát được và chỉ phí khơng kiểm sốt được Một khoản chỉ phí được xem là chỉ phí có thể kiểm soát được hoặc chỉ vào khả năng, chơng kiểm sốt được ở một cấp quản lý nào đó là tity thud ết định để chỉ phối, tác động đến khoản chỉ 1ó hay không [8, tr61] Việc quản lý chỉ phí gắn liền một cấp quản lý nhất cấp quản lý này có thể ra các qu Pl định, khoản chỉ phí mà ở một cấp quản lý nào đó có quyền ra quyết định để

chỉ phối nó thì gọi là chỉ phí kiểm soát được ở cắp quản lý đó, còn ngược lại

là chỉ phí khơng kiểm sốt được Chỉ phí không kiểm soát được ở bộ phận nào đó thường thuộc hai dạng: các khoản chỉ phí phát sinh ở ngoài phạm vi quản lý của bộ phận hoặc các chỉ phí phát sinh thuộc phạm vi hoạt động của bộ

phân nhưng thuộc quyền chi phối và kiểm soát tử cấp quản lý cao hơn * Chỉ phí trực tiếp và chỉ phí gián tiếp

Trong các doanh nghiệp sản xuất các khoản chỉ phí phát sinh có liên

quan trực tiếp đến quá trình sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện các đơn đặt hàng, do vậy có thể tính trực tiếp cho từng loại sản phẩm hay từng đơn đặt

hàng và được gọi là chỉ phí trực tiếp Ngược lại, các khoản chỉ phí phát sinh

cho mục đích phục vụ và quản lý chung, liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ nhiều loại sản phẩm, nhiều đơn đặt hàng cần được tiến hành phân bỏ cho các đối tượng sử dụng chỉ phí theo các tiêu thức phân bỏ phù hợp, ta gọi là chỉ phí gián tiếp Thông thường, khoản mục chỉ phí nguyên vật liệu trực tiếp và chỉ phí nhân công trực tiếp là các khoản mục chỉ phí trực tiếp, còn các khoản

mục chỉ phí sản xuất chung, chỉ phí bán hàng và chỉ phí quản lý doanh nghiệp

Trang 22

* Chỉ phí lặn

Là khoản chỉ phí bỏ ra trong quá khứ và sẽ biểu hiện ở tắt cả mọi phương án với giá trị như nhau Khoản chỉ phí không thể tránh được cho dù người

quản lý quyết định lựa chọn thực hiện theo phương án nào Chi phí này không thích hợp cho nhà quản lý khi ra quyết định

* Chỉ phí chênh lệch

Trong quá trình ra quyết định, nhà quản lý thường phải so sánh nhiều phương án khác nhau Tắt nhiên, sẽ phát sinh các chỉ phí gắn liền với phương

án đó Các nhà quản lý thường so sánh các chỉ phí phát sinh trong các phương án khác nhau dé đĩ đến quyết định chọn một phương án

* Chỉ phí cơ hội Chỉ phí cơ hội

thay vì phương án hành động khác Hành động khác ở đây là phương án tối

lợi ích bị mắt đi vì chọn phương án và hành động này ưu có sẵn so với phương án được chọn Như vậy, ngoài những chỉ phí kinh doanh đã được tập hợp, phản ánh trên sổ sách kế toán, trước khi quyết định

nhà quản trị còn phải xem xét chỉ phí cơ hội phát sinh do những yếu tố kinh

doanh đó có thé sit dung theo cách khác, mà những cách này cũng mang lại lợi nhuận 1.3 NOI DUNG KẾ TOÁN QUAN TRI CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.3.1 Lập dự toán chỉ phí săn xuất kinh doanh Dự toán là những tính

dự kiến, phối hợp một cách chỉ tiết, tỉ mi va

toàn diện các nguồn lực, cách thức huy động và sử dụng nguồn lực để thực

hiện một khối lượng công việc nhất định trong khoảng thời gian nhất định

được biểu hiện bằng một hệ thống các chỉ tiêu về số lượng và giá trị Dự toán

chỉ phí sản xuất kinh đoanh là phương tiện cung cấp thông tin cho các chức

Trang 23

Số lượng Số lượng Số lượng Số lượng

nguyên liệu = nguyên liệu + nguyênliệu - nguyênliệu (123)

mua vào sử dụng theo tổn cuối kỳ tồn thực tế dự toán theo dự toán đầu kỳ

Lượng nguyên vật liệu cần cho tồn kho cuối kỳ là lượng nguyên vật liệu

cdự tính sẽ phải dự trữ để đáp ứng một phần nhu cầu về nguyên vật liệu của ky sau, có thể dự tính theo một tỷ lệ nhất định hợp lý trên cơ sở dựa vào thực tế

qua các kỳ thực hiện Lượng nguyên vật liệu tồn đầu kỳ chính là lượng nguyên vật liệu tồn cuối kỳ trước chuyển sang

Dự toán nguyên vật liệu mua vào đúng đắn và hợp lý có tác dụng trong

việc bảo đảm cung cấp đầy đủ, kịp thời, đúng chất lượng, dự trữ hợp lý cho nhu cầu sản xuất, giúp cho quá trình sản xuất thực hiện đúng kế hoạch

b Dự toán chỉ phí nhân cơng trực tiếp

'Dự tốn chỉ phí nhân công trực tiếp được xây dựng từ dự toán khối lượng

xản xuất Dự toán này cung cấp những thông tin quan trọng liên quan đến quy

mô của lực lượng lao động cần thiết cho kỳ dự toán Mục tiêu cơ bản của dự toán này là duy trì lực lượng lao động vừa đủ để đáp ứng yêu cầu sản xuất,

tránh tình trạng lãng phí hoặc bị đông trong sử dụng lao động Dự toán lao

động còn là cơ sở để doanh nghiệp lập dự toán về đào tạo, tuyển dụng trong quá trình hoạt động sản xuất Chỉ phí nhân công trực tiếp thường là phí trong mỗi quan hệ với khối lượng sản phẩm sản xuất Trong một ít các trường hợp chỉ phí nhân công trực tiếp không thay đổi theo mức độ hoạt động, đó là trường hợp ở các doanh nghiệp sử dụng công nhân có trình độ tay nghề cao không thể trả công

theo sản phẩm Khi lập dự tốn chỉ phí nhân cơng trực tiếp thì dựa vào khối

Trang 24

dự toán Sau đó dựa vào định mức đơn giá của một gi

tiếp để tính dự toán tổng chỉ phí nhân công trực tiếp

Dự toán Dự toán Định mức thời gian

tổng thời gian = khốilượng x sản xuất trực tiếp cho aay

lao động sản phẩm một đơn vị sân phẩm trực tiếp cần sản xuất Dự toán Dự toán Định mức đơn giá tổng chỉ phí = tổngthờigian x củamộrgiờcông (L5) nhân công lao động lao động trực tiếp trực tiếp trực tiếp

“Tuy nhiên nếu doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm thì dự toán sẽ

được xây dựng cho từng loại sản phẩm, sau đó tổng cộng thành dự tốn tổng thể tồn doanh nghiệp

Dự toán chỉ phí sản xuất chung

Chi phi sản xuất chung thông thường bao gồm nhiều khoản mục và nhiều yếu tố chỉ phí cấu thành Mặc dù vậy, khi lập dự toán chỉ phí sản xuất chung thường khơng lập dự tốn chỉ tiết cho từng khoản mục chỉ phí cấu thành, mà lập dự toán theo định phí và biến phí chỉ phí sản xuất chung

Dự toán Dự toán Dự toán

chi phi = định phí + bién phi (1,6) sản xuất chung sản xuất chung sản xuất chung

Khi xây dựng dự toán chỉ phí sản xuất chung trước hết xây dựng tổng biến phí sản xuất chung Biến phí sản xuất chung là các chỉ phí liên quan đến phục vụ, quản lý sản xuất ở phạm vi phân xưởng sản xuất và thường biến

động tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động như nguyên vật liệu gián tiếp, chỉ phí

nhân công gián tiếp, nhiên liệu, năng lượng Khi dự toán chỉ phí này thường

Trang 25

Dự toán Dự toán Sản lượng,

biển phí =_ biến phíđơn vị x sản xuất - (L7) sản xuất chung sản xuất chung theo dự toán

Định phí sản xuất chung thường bao gồm những chỉ phí liên quan đến phục vụ, tổ chức, quản lý ở các phân xưởng sản xuất, ít biến động hoặc không biến động khi mức độ hoạt động thay đổi như chỉ phí lương quản lý, chỉ phí

khấu hao, chỉ phí thuê nhà xưởng, chỉ phí bảo hiểm tài sản, chỉ phí hành

chính Việc dự toán định phí sản xuất chung hằng năm có thể được lập dựa vào mức độ tăng giảm liên quan đến việc trang bị, đầu tư mới ở doanh nghiệp

Dự toán Định phí "Tỷ lệ % tăng (giảm)

định phí = sản xuấtchung x định phí sản xuấtchung (1g) sản xuất chung thực tế kỳ trước theo dự kiến

4 Dự toán giá vốn hàng bán

Giá vốn hàng bán thực chất là tổng giá thành của khối lượng sản phẩm

tiêu thụ trong kỳ tính theo phương pháp giá toàn bộ Dự toán giá vốn hàng

xuất bán được xây dựng dựa trên cơ sở số lượng sản phẩm sản xuất theo dự toán, giá thành dự toán để sản xuất sản phẩm, số lượng sản phẩm dự trữ vào

cuối kỳ

Dự toán Giá vốn Tổng giá Giá vốn giávốn = thànhphẩm + thànhsản - thành phẩm

hàngbán tổnkho — phẩm sản tồnkho — (3)

đầu kỳ xuất trong kỳ cuối kỳ

Nếu đơn vị không có tồn kho sản phẩm hoặc chỉ phí đơn vị tồn kho tương tự nhau thì giá vốn hàng bán có thể tính bằng tích của sản lượng tiêu thụ nhân với giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm Tương tự như dự toán chỉ phí nguyên vật liệu, khi lập dự toán giá vốn hàng bán phải chú ý các phương

Trang 26

« Dự tốn chỉ phí bán hàng,

Chỉ phí bán hàng có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động tiêu thụ của

doanh nghiệp và ngược lại nên khi lập dự toán chỉ phí bán hàng phải tính đến

mối liên hệ với dự toán tiêu thụ của doanh nghiệp

Dự toán chỉ phí bán hàng phản ánh các chỉ phí liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm dự tính của kỳ sau Dự toán này nhằm mục dich tính trước và tâ

hợp các phương tiện chủ yếu trong quá trình bán hàng Khi xây dựng dự toán

cho các chỉ phí này cần tính đến nội dung kinh tế của chỉ phí cũng như yếu tố biến đổi và yếu tố cố định trong thành phân chỉ phí

Dự toán Dự toán Dự toán

chỉ phí = định phí + biến phí (1.10)

bán hàng bán hàng ban hang

'Yếu tố định phí thường ít biến đổi trong một phạm vi phù hợp gắn với các quyết định dài hạn, và có thể dự báo một cách dễ dàng dựa vào chức năng

kinh doanh của doanh nghiệp Các chỉ phí cũng có thể thay đổi trong trường

hợp phát triển thêm mạng phân phối mới, dịch vụ mới sau bán hàng, dịch vụ

nghiên cứu phát triển thị trường,

Dự toán Định phí Tỷ lệ % tăng

định phí = bấnhàg x — (giảm) theo aun bán hang, thực t kỳ trước dự kiến

Biến phí bán hàng của doanh nghiệp có thể là biến phí trực tiếp như: hoa hồng, lương nhân viên bán hàng Biến phí gián tiếp là những chỉ phí liên quan đến từng bộ phận bán hàng như chỉ phí bảo trì, xăng dầu, hỗ trợ

bán hàng và thường được dự toán trên cơ sở số lượng bán hàng dự toán

Trang 27

Định phí quản lý doanh nghiệp thường không thay đổi theo mức độ hoạt động Các thay di

cho bộ phận quản lý của doanh nghiệp Lập dự toán bộ phận này cần căn cứ vào dự báo các nội dung cụ thể của từng yếu tố chỉ phí để xác định chính xác

định phí theo dự toán

1.3.2 Kế toán chỉ phí và tính giá thành sản phẩm a Đắi tượng tập hợp chỉ phí, đối tượng tính giá thành

Kế toán định nghĩa chỉ phí là một nguồn lực được hi sinh hay mắt đi để

tủa loại chỉ phí này chủ yếu do việc trang bị đầu tư thêm

đạt một mục tiêu nhất định nào đó Chỉ phí phát sinh luôn gắn liền với một khoảng không gian cụ thể ở tại một thời điểm cụ thể Vì vậy, xác định đối

tượng tập hợp chỉ phí và đối tượng tính giá thành là một đặc tính quan trọng

trong kế toán quản trị, bởi nó không đơn thuần phục vụ cho công tác tính giá

thành mà còn liên quan đến công tác tổ chức kiểm tra chỉ phí, và phục vụ các

nhu cầu khác liên quan của nhà quản tr

Đối tượng tập hợp chỉ phí là phạm vi được xác định trước để tập hợp chỉ phí Việc xác định đối tượng tập hợp chỉ phí thực chất là xác định giới hạn các bộ phân chịu chỉ phí hoặc các đối tượng chịu chỉ phí làm cơ sở cho việc tính giá thành Tùy thuộc vào tình hình, đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp,

đối tượng tập hợp chỉ phí được biểu hiện cụ thể dưới hai dạng sau:

- Các trung tâm chỉ phí: Trung tâm chỉ phí là những bộ phận trong doanh

nghiệp mà nhà quản trị ở bộ phận đó phải chịu trách nhiệm về những biến

động chỉ phí phát

h trong kj Trong doanh nghiệp sản xuất, trung tâm chỉ phí có thể là từng phân xưởng, từng đội sản xuất, một giai đoạn công nghệ

trong quy trình sản xuất ở doanh nghiệp

~ Sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm cùng loại, một công việc hay đơn đặt

hàng, một hoạt động, hoạt động nghiên cứu triển khai cho một sản phẩm mới,

Trang 28

hợp này thường không quan tâm đến các bộ phận phát sinh chỉ phí mà quan

tâm chỉ phí phát sinh cho công việc gì, ở hoạt động nào

Đối tượng tính giá thành là kết quả của quá trình sản xuất hoặc quá trình cung cắp dịch vụ cần được tính giá thành để phục vụ yêu cầu quản lý Xác định đối tượng tính giá thành thường gắn liền với yêu cầu của nhà quản trị về kiểm soát chỉ phí, định giá bán và xác định kết quả kinh doanh về một đối tượng, hoặc hoạt động nào đó Trong doanh nghiệp sản xuất, đối tượng tính giá thành có thể

là sản phẩm, bán thành phẩm, công việc hoàn thành qua quá trình sản xuất b Phương pháp tập hợp chỉ phí sản xuất

Phuong pháp tập hợp chỉ phí sản xuất là một hoặc hệ thông các phương pháp dùng để phân tích và ghi nhận chỉ phí theo từng đối tượng kế toán chỉ phí tập hợp chỉ phí có thể ình bằng phương pháp tập hợp chỉ phí trực tiếp hay phương pháp tập hợp chỉ phí gián tiếp

~ Phương pháp tập hợp chỉ phí trực tiếp áp dụng trong trường hợp chỉ phí sản xuất phát sinh liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chỉ phí riêng

biệt Do đó có thể căn cứ vào chứng từ ban đầu để hạch toán trực tiếp cho

từng đối tượng riêng biệt Theo phương pháp này, chỉ phí sản xuất phát sinh

trực tiếp cho từng đối tượng trực tiếp chịu chỉ phí nên đảm bảo tính chính xác cao trong công tác kế toán Vì vậy, cần sử dụng tối đa phương pháp này khi có đủ điều kiện ghỉ trực tiếp

- Phương pháp tập hợp chỉ phí gián tiếp sử dụng trong trường hợp chỉ phí

sản xuất phát sinh ban đầu liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chỉ pl

án

xuất nhưng không thể tổ chức ghi chép ban đầu riêng lẻ cho từng đối tượng được nên phải tập hợp chung cho nhiễu đối tượng Sau đó lựa chọn tiêu thức thích hợp để phân bổ chỉ phí này cho các đối tượng chịu chỉ phí Việc phân bồ chỉ phí này

Trang 29

“Tổng chỉ phí cẳn phân bổ

Hệ số phânbỗ= —————————— (I6) "Tổng tiêu thức dùng dé phân bổ

¢ Tinh giá thành theo phương pháp toàn bộ

Phương pháp tính giá toàn bộ là phương pháp mà toàn bộ chỉ phí liên

quan đến quá trình sản xuất tại phân xưởng, tại nơi sản xuất, được tính vào giá thành của sản phẩm hoàn thành Đây là phương pháp tính giá truyền thống dựa trên ý tưởng sản phẩm trong quá trình sản xuất là sự kết hợp lao động với các loại tư liệu sản xuất để biến nguyên vật liệu thành sản phẩm có thể bán được Vì vậy giá thành của sản phẩm được tạo ra từ quá trình sản xuất phải dựa trên toàn bộ các chỉ phí để sản xuất sản phẩm đó

Phương pháp tính giá toàn bộ được vận dụng trong trường hợp tính giá

thành theo công việc và theo quá trình sản xuất

“Theo phương pháp này, giá thành sản phẩm được tính như sau:

Giá thành Chỉ phí Chỉ phí Chỉ phí

sin phim = nguyênvậtliệu + nhâncông + — sin xudt (1-17)

hoàn thành trực tiếp trực tiếp chung

Tính giá thành theo phương pháp toàn bộ cung cấp số liệu cho doanh nghiệp lập các báo cáo tài chính, xét trên phương diện kế toán quản trị thì phương pháp này có thể coi là một cách tính đầy đủ các chỉ phí sản xuất để

làm cơ sở định giá bán sản phẩm, đánh gi

theo từng trung tâm chỉ phí và ra quyết định Tuy nhiên, phương pháp toàn bộ

iệu quả nội bộ, kiểm soát chỉ phí

không đáp ứng được yêu cầu quản trị trong việc lập các kế hoạch linh hoạt và

4p ứng nhu cầu thông n về chỉ phí đơn vị trong các tỉnh huồng quy mô sản

xuất khác nhau, trong việc cạnh tranh và tìm kiểm thị trường của các doanh

Trang 30

sản phẩm khác nhau nên việc lựa chọn tiêu thức phân bổ các chỉ phí sản xuất chung rất khó đảm bảo tính chính xác, khiến chỉ phí đơn vị và kết quả từng sản phẩm không chính xác, dẫn đến sai sót trong các quyết định của các nhà

quản trị

d Tính giá thành theo phương pháp trực tiếp

Tinh giá thành theo phương pháp trực tiếp là phương pháp mà theo đó,

chỉ có các chỉ phí sản xuất biến đổi liên quan đến sản xuất sản phẩm tại phân xưởng nơi sản xuất được tính vào giá thành sản phẩm hoàn thành Phần chỉ phí sản xuất chung cố định không được tính vào giá thành sản phẩm hoàn

thành Theo quan niệm quản trị, định phí sản xuất chung là chỉ phí thời kỳ, nghĩa là doanh nghiệp luôn phát sinh chỉ phí này để duy trì và điều hành hoạt động nhà xưởng cho dù có tăng hay giảm sản lượng trong kỳ trong giới hạn

quy mô nhà xưởng Định phí sản xuất chung gần như ít thay đổi qua các năm trước khi có sự thay đổi quy mô sản xuất Do vậy, sẽ không hợp lý khi tính

chỉ phí sản xuất chung cố định cho sản phẩm hoàn thành Cách nhìn định phí

sản xuất chung là chỉ phí thời kỳ cũng đồng nghĩa không xem chỉ phí này là chỉ phí sản phẩm và khi đó, định phí này là yếu tố cần giảm trừ để báo cáo sự thật về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

“Theo phương pháp này, giá thành sản phẩm được tính như sau: Giá thành Chỉ phí Chỉphí — Biếnphí

sản phẩm = nguyên vậtliệu + nhâncơng + sản xuất (1.18) hồn thành trực tiếp trực tiếp chung

“Trình tự tập hợp chỉ phí và tính giá thành theo phương pháp trực tiếp

như sau:

~ Xác định đối tượng tập hợp chỉ phí và đối tượng tính giá thành

Trang 31

Ảnh hưởng “wong nguyên Lượng nguyễi Đơn giá về lượng đến vật liệu vật liệu nguyên vật liệu

biếnđộng = = trực tiếp _ trực tiếp x trựctiếp = (1.21)

nguyén vat thực tế dự toán dự toán

trực tiếp sử dụng sử dụng

Nếu biến động về lượng là kết quả dương thể hiện lượng vật liệu sử dụng thực tế nhiều hơn so với dự toán, còn nếu là âm thể hiện lượng nguyên vật liệu sử dụng tiết kiệm so với dự toán Nhân tố lượng sử dụng thường do nhiều nguyên nhân, gắn liền với trách nhiệm của bộ phận sử dụng vật liệu (phân

-) Đồ có thé là do khâu tổ

xưởng, tổ, di tức sản xuất, mức độ hiện đại của

công nghệ, trình độ công nhân trong sản xuất Ngay cả chất lượng nguyên

vật liệu mua vào không tốt cũng dẫn đến phế liệu hoặc sản phẩm hỏng nhiều làm cho lượng tiêu hao nhiều Khi tìm hiểu nguyên nhân của biến động về

xem xét đến các nguyên nhân khách quan như: thiên tái, hỏa

lượng cũng hoạn, mắt điện

b Kiểm soát chỉ phí nhân công trực tiếp

Chỉ phí nhân công trực tiếp bao gồm chỉ phí lương và các khoản trích theo

lương tính vào chỉ phí, như kinh phí cơng đồn, bảo hiểm xã hội bảo hiểm y tế

của công nhân trực tiếp vận hành từng quá trình sản xuất Biển động của chỉ

phí nhân công trực tiếp gắn liền với các nhân tố giá và lượng liên quan Để kiểm soát cần phải phân tích biến động (lượng, giá) từ đó tìm ra nguyên nhân và gắn trách nhiệm đó đối với từng bộ phận được giao

Trang 32

Ảnh hưởng Don gid Đơngiá

của giá đến nhân công nhân công Thời gian ến động chỉ = | trựctiếp _ trựctiếp x lao động

phí nhân công thực tế dự toán tực - (22) trực tiếp,

Biến động do giá thường do các nguyên nhân gắn liền với việc trả công lao động như chế độ lương, tình hình thị trường cung cầu lao động, chính sách

của nhà nước Nếu ảnh hưởng tăng (giảm) giá là thể hiện sự lãng phí hoặc

tiếp kiệm chỉ phí nhân công trực tip, thì việc kiểm soát chỉ phí nhân công

trực tiếp còn cho phép làm rõ bộ phận chịu trách nhiệm, làm ảnh hưởng đến

công tác quản lý chỉ phí và giá thành Nhân tố giá tăng hay giảm được đánh

giá là tốt hay không tốt phải căn cứ vào chất lượng công nhân tức là trình độ

và năng lực làm việc của công nhân Nếu giá giảm so với dự toán nhưng chất

lượng vẫn đảm bảo thì sự biến động đó là tốt và ngược lại

~ Biến động về lượng: là chênh lệch giữa số giờ công lao động trực tiếp thực tế với dự toán để sản xuất ra lượng sản phẩm nhất định Nhân tố này phản ánh sự thay đổi về số giờ công để sản xuất sản phẩm ảnh hưởng đến chỉ phí nhân công trực tiếp hay là nhân tố năng suất

Ảnh hưởng Thời Thời Đơn giá

của thời gian gian gian nhân công

lao động đến laođộng _ laođộng| x trựctiếp (123)

biến động chỉ phí thực tế dự toán dự tốn nhân cơng trực tiếp

Ảnh hưởng của nhân tổ thời gian lao động do nhiều nguyên nhân: có thể

Trang 33

móc thiết bị, chính sách lương của doanh nghiệp Việc phân tích biến động

chỉ phí sản xuất theo các khoản mục và theo nhân tố giá, nhân tố lượng giúp

người quản lý phát hiện, xem xét các yếu tố đã gây ra biến động nhằm đưa ra biện pháp đúng đắn và kịp thời để chắn chinh hoặc phát huy các nhân tố đó

theo hướng có lợi nhất cho doanh nghiệp

e Kim soát chỉ phí sản xuất chung

Chỉ phí sản xuất chung biến động là do sự biến động biến phí sản xuất chung và biến động của định phí sản xuất chung Biến phí sản xuất chung gồm những chỉ phí gián tiếp liên quan đến phục vụ và quản lý hoạt động sản xuất Để kiểm soát biến phí sản xuất chung thì cần phân tích ảnh hưởng của với chỉ phí nguyên vật liệu trực tiếp và chỉ phí

nhân tố giá và lượng như đi nhân công trực tig ~ Kiểm soát biết động biến phí sản xuất chung: Biến phí sản xuất chung

gồm những chỉ phí gián tiếp liên qua đến phục vụ và quản lý boạt động sản

xuất Chỉ phí này thường thay đổi theo sự biến thiên mức độ hoạt động sản

xuất của doanh nghiệp, như: chỉ phí vật tư gián tiếp, tiền lương bộ phận quản

lý trả theo sản phẩm gián tiếp, chỉ phí năng lượng thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất Để kiểm soát biến phí sản xuất chung thì cũng phân tích ảnh hưởng của nhân tố lượng và giá như đối với chỉ phí nguyên vật liệu trực tiếp

và chỉ phí nhân công trực tig

Ảnh hưởng của nhân tố giá đến biến phí sản xuất chung thường do sự thay đổi của các mức chỉ phí được xem là biến phí sản xuất chung Các mức này thay đổi thường do nhiều nguyên nhân như đơn giá mua vật tư gián tiếp cũng như chỉ phí thu mua thay đối, sự biển động giá cả chung của thị trường,

Trang 34

CHƯƠNG 2

'THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CƠNG TY TNHH MTV THỰC PHÁM FOODINCO

2.1 TONG QUAN VÈ CÔNG TY TNHH MTV THỰC PHAM FOODINCO 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Công ty TNHH MTV Thực phẩm Foodinco trước đây có tên gọi là Nhà

máy bột mỳ Việt ~ Ý có địa chỉ tại: 51 Yết Kiêu, phường Thọ Quang, quận Sơn ‘Tra, thành phố Đà Nẵng Nhà máy được đầu tư xây dựng với dây chuyển công

nghệ tiên tiền của hãng OCRIM - ITALIA, với công suất 220 tắn lúa/ngày

Ngày 05/12/1999, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn có quyết định

số 468/QÐ ~ BNN ~ DTXD vé vi

với tổng vốn đầu tư 72 tỷ đồng

đầu tư xây dựng Nhà máy xay xát lúa my

Nhà máy đi vào hoạt động sản xuất góp phần thay thế một phần nhập khẩu bột mỳ trong nước, đồng thời giảm chỉ phí vận chuyển từ hai đầu Nam — Bắc về miền Trung - Tây Nguyên Sự ra đời của nhà máy đã góp phần giải

quyết việc làm cho nhiều lao động tại địa phương, bình ổn giá bột mỳ trong

nước, mang lại lợi ích cho người tiêu đùng

Ngày 29/11/2005, theo Luật Doanh nghiệp do Quốc hội của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI thông qua, Nhà máy bột mỹ Việt ~ Ý chính thức đổi tên thành Công ty TNHH MTV Thực phẩm Foodinco, là đơn

vị trực thuộc Tổng Công ty cổ phần Đầu tư và Xuất nhập khẩu Foodinco được thành lập và đi vào hoạt động với vốn điều lệ ban đầu 75 tỷ đồng:

Trang 35

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty a Chức năng

Công ty TNHH MTV Thực phẩm Foodinco là một đơn vị hạch toán độc

lập, là thành viên của Tổng Công ty cổ phần Đầu tư và Xuất nhập khẩu

Foodinco Chức năng chính của Công ty là hoạt động sản xuất và kinh doanh bột mỹ trong và ngoài nước ở các lĩnh vực:

~ Nhập lúa mỳ về sản xuất các loại bột mỳ như: Bột mỳ Sông Hàn, bột

mỳ Hải Vân, bột mỳ Tiên Sa, bột mỹ Non nước,

~ Thương nghiệp bán buôn bột mỳ, sắn lát, cho thuê bến bai

"Ngồi ra Cơng ty cịn chịu trách nhiệm tìm hiểu và đánh giá nguyên vat

liệu trên thị trường quốc tế và xây dựng kế hoạch nhập khẩu nguyên vật liệu hàng năm về công ty nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh của công ty ngày

một tốt hơn Bên cạnh đó Công ty còn thực hiện công tác kinh doanh các mặt

hàng nông sản xuất khẩu như: Ngô, gạo, sắn, lạc, tương đi một số nước trên

thể giới như: Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc, Singapore

5 Nhiệm vụ

Nhiệm vụ chính của Công ty là sản xuất kinh doanh các sản phẩm của Cong ty như bột mỳ, phân bóa Ở thị trường trong và ngoài nước, khai thác

và nắm bắt thông tin về giá cả biến động trên thị trường như giá cả nguyên vật liệu đầu vào, ký các hợp đồng kinh tế mua bán hàng hóa nhằm mục đích kinh

doanh có hiệu quả, đẩy mạnh sự phát triển của Công ty

“Xây dựng chiến lược phát triển, định hướng hoạt động đẩy mạnh sản

xuất kinh doanh của Công ty, phương án mở rộng kinh doanh, đầu tư theo

chiều sâu, phương án liên doanh nhằm tại điều kiện thêm nguồn vốn hỗ trợ

cho việc đầu tư phát triển mở rộng sản xuất

Ngoài ra Công ty cần phải chấp hành đầy đủ chế độ, quản lý kinh tế của

cơ quan chủ quản, đảm bảo việc làm thu nhập ổn định cho người lao động của

Trang 36

2.1.3 Quy trình công nghệ sản xuất bột mỳ Nguyên liệu I “Tiếp nhận và Tam sạch sơ bộ Loại bô tạp chất kim loại, tạp chất hữu cơ [ Silo chứa Lam sạch lần 1 và gia âm lẫn Loại bó tạp chất kimloại dap chất hữu cơ Silo wim Cm) Gia tin? - Losi ba ap chất ‘Lam sach lin 2 kim loại, đá, tạp T chất hữu cơ Silo chia bot k Xay, sing Silo chứa cám Phối trộn và đồng bao Đồng bao

Trang 37

~ Nguyên liệu chủ yếu là lúa mỳ Úc, sau khi được nhập về Công ty còn

lẫn nhiều tạp chất vì vậy sau khi tiếp nhận phải làm sạch sơ bộ, loại bỏ tạp

chất: kim loại, tạp chất hữu cơ, đưa vào silo chứa

~ Cho nước vào làm sạch lần thứ nhất và gia ẩm lần thứ nhất Quá trình làm sạch lúa nhằm loại bỏ các tạp chất: kim loại đá, tạp chất hữu cơ Quá trình gia ẩm lúa nhằm làm cho độ ẩm của khối hạt tăng lên, làm cho lớp vỏ

lúa trở nên dai hơn, khi nghiền vỏ ít bị nát vụn, dễ tách vỏ ra khỏi tắm, nội

nhũ của hạt mềm hơn, giúp khi nghiền đỡ tốn năng lượng Tiếp theo cho vào silo ủ ẩm để hạt lúa cần có thời gian để ẩm phân bố đều trong toàn bộ khối

lượng hạt

~ Tiếp tục cho nước vào gia âm lần thứ hai và làm sạch lúa lần thứ hai,

hành xay, sàng lúa Quá trình xay lúa là là quá tình biến hạt lúa mỹ

thành những phần tử nhỏ hơn nhờ tác dụng của ngoại lực phá vỡ các liên kết của tế bào nội nhũ Sau khi nghiển, thu được hỗn hợp gồm bột, tắm, cám,

để phân riêng các sản phẩm sau khi xay, sau khi sàng xong thu được bột cho vào silo chứa bột và cám cho vào silo chứa cám

~ Đối với lượng bột thu được tiến hành phối trộn nhằm bổ sung các thành phần khác hay các loại bột nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Tiến

Trang 38

2.1.4 Cơ cấu tổ chức quản lý: a Sơ đồ tổ chức bộ máy Giám P Giám đốc Đài chính || [ P.KẾ hoạch P.Tổ chức Phân : xưởng Kế toán Kinh doanh || | Hành chính ¥ + r + + +

“Tổ tường Tổ trưởng Tơ tường sản xuất Í sản xuất 2 sản xuất3

Sơ đồ 2.2 Tổ chức bộ máy quản lý Ghỉ chú: ` —————> Quan hệ trực tuyến chức năng

> Quan hệ chức năng

5 Chức năng va nhiệm vụ các bộ phận trong bộ máy quản lý

~ Giám đốc: là người chịu trách nhiệm trực tiếp điều hành mọi hoạt động

sản xuất kinh doanh, chỉ đạo trực tiếp đối với các phòng ban và các nhân viên

Trang 39

= Phé gidm dd

xuất, kỹ thuật hàng ngày theo đúng tiến trình làm việc của Công ty Phó giám

đốc còn nhiệm vụ trực tiếp nhắc nhở nhân viên nghiêm chỉnh chấp hành kỷ luật của Công ty và thay mặt giám đốc giải quyết công việc khi giám đốc vắng mặt

~ Phòng Tài chính - Kế toán: phụ trách cơng tác hạch tốn toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, tổ chức hệ thống số sách kế toán tổng hợp, tính giá

trợ lý cho giám đốc về kỹ thuật, chỉ đạo thống nhất sản thành sản phẩm, thực hiện các nghiệp vụ thu chỉ, quản lý các khoản tỉ v

tiền mặt, gửi ngân hàng để đảm bảo vốn cho quá trình sản xuất Đồng

thời tham mưu và cung cắp thông tin tài chính của Công ty cho lãnh đạo

~ Phòng Kế hoạch - Kinh doanh: có trách nhiệm lập kế hoạch tiêu thụ, kế

hoạch sản xuất, phụ trách cung ứng vật tư, theo dõi định mức tiêu hao vật tư

trong từng tháng để phục vụ kịp thời cho sản xuất, đồng thời cung cấp kịp

thời các thông tin

cho giám đốc và đảm bảo kế hoạch mà công ty đề ra

- Phòng Tổ chức ~ Hành chính: lập kế hoạch lao động, bảo hộ lao động

sác đối thủ cạnh tranh, tình hình tiêu thụ trên thị trường

an toàn trong sản xuất, tổ chức nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới vào sản

xuất, có quyền quản lý các phòng ban, phân xưởng trong Công ty

- Phòng Kỹ thuật ~ Công nghệ: chịu trách nhiệm về khâu kỹ thuật, máy

móc để sản xuất, tổ chức nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, có quyền quản lý các phân xưởng sản xuất

- Phân xưởng sản xuất: là bộ phận tham gia trực tiếp trên từng khâu công

nghệ của dây chuyển sản xuất

Trang 40

a Chỉ phí sản xuất

Chỉ phí sản xuất bao gồm các khoản mục: chỉ phí nguyên vật liệu trực tiếp, chỉ phí nhân công trực tiếp, chỉ phí sản xuất chung

~ Chỉ phí nguyên vật liệu trực tiết 10 gồm nguyên vật liệu chính là các loại lúa mỳ Úc, nguyên vật liệu phụ là chất phụ gia ~ Chỉ phí nhân công trực ti lượng sản phẩm hoàn thành, đó là những khoản tiền phải trả cho công nhân 'Công ty tính lương cho công nhân theo số trực tiếp sản xuất sản phẩm gồm:

+ Tiền lương, các khoản phụ cấp + Tiền ăn giữa ca

+ Các khoản trích theo lương (Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, Kinh phí công đoàn)

~ Chỉ phí sản xuất chung: là chỉ phí phục vụ cho công tác tổ chức quản lý

tại phân xưởng sản xuất gồm: + Chỉ phí + Các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng (Bảo hiểm xã lương của công nhân viên phục vụ phân xưởng Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, Kinh phí cơng đồn)

+ Chỉ phí vật liệu phân xưởng

+ Chỉ phí công cụ, dụng cụ sản xuất (bao bì luân chuyển + Chỉ phí khẩu hao tài sản cố định ở phân xưởng

+ Chỉ phí sửa chữa tài sản cố định

+ Chỉ phí địch vụ mua ngoài và chỉ phí bằng tiền khác b Chỉ phí ngoài sản xuất

Đây là chỉ phí phát sinh ngoài quá trình sản xuất sản phẩm, gồm khoản

mục chỉ phí bán hàng và chỉ phí quản lý doanh nghiệp

~ Chi phí bán hàng ở Công ty gồm:

Ngày đăng: 30/09/2022, 12:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN