1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tăng cường công tác kiểm soát nội bộ thu, chi tại trường Cao đẳng Phương Đông Đà Nẵng

110 6 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 15,69 MB

Nội dung

Mục đích nghiên cứu của đề tài Tăng cường công tác kiểm soát nội bộ thu, chi tại trường Cao đẳng Phương Đông Đà Nẵng là khảo sát thực trạng kiểm soát nội bộ thu, chi tại Trường Cao Đẳng Phương Đông Đà Nẵng, phát hiện những vấn đề tồn tại, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát nội bộ thu, chi tại Trường.

Trang 1

BO GIAO DUC VA DAO TAO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYÊN THỊ HƯỜN

TANG CUONG CONG TAC KIÊM SOÁT

NOI BO THU, CHI TAI TRUONG CAO DANG

PHUONG DONG DA NANG

Chuyên ngành: Kế toán

60.34.30

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUAN TR] KINH DOANH Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYÊN PHÙNG

Trang 2

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng

được ai công bồ trong bắt kỳ công trình nào khác

Người cam đoan

Trang 3

MỤC LỤC

MO BAU ° 1

1 Tính cấp thiết của đề tai

2 Mue dich nghiên cứu

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4, Phương pháp nghiên cứu

5 Kết cấu luận văn

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

CHƯƠNG 1: TONG QUAN KIEM SOAT NQI BQ THU, CHI TRONG

CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 7

1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIÊM SOÁT NỘI BỘ 7

1.1.1 Những vấn đề quan tâm của nhà quản lý 7

1.1.2 Khái niệm về kiểm soát nội bộ 8

1.1.3 Các bộ phận cấu thành hệ thống KSNB 10

12 KSNB THU, CHÍ TRONG CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TƯ THỤC 20 1.2.1 Khái niệm và các loại hình cơ sở giáo dục đại học 20

1.2.2 Đặc điểm tài chính của cơ sở giáo dục đại học 2I 1.2.3 Kiểm soát nội bộ thu, chỉ tại cơ sở giáo dục đại học tư thục 22

KET LUAN CHUONG 1 29

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIÊM SOÁT NOI BQ THU, CHI TAL

TRUONG CAO DANG PHUONG ĐÔNG ĐÀ NẴNG 30

2.1 TONG QUAN VE TRUONG CAO DANG PHUONG BONG BA NẴNG 30

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 30

2.1.2 Các ngành nghề đảo tạo 31

2.1.3 Đặc điểm hoạt động tải chính 31 2.1.4 Tổ chức bộ máy quản lý tại Trường 3

2.2 THỰC TRẠNG KIÊM SOÁT NỘI BỘ THU, CHI TẠI TRƯỜNG CAO

Trang 4

2.2.3 Thực trạng kiếm soát nội bộ thụ, chỉ tại Trường 40

2.2.4 Thông tin và truyền thông 64

23 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KIÊM SOÁT NỘI BỘ THU, CHI TẠI

TRƯỜNG CAO ĐĂNG PHƯƠNG ĐÔNG ĐÀ NẴNG 67

23.1 Ưu điểm 6

2.3.2 Nhược điểm 6

KET LUAN CHUONG 2 1

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP TANG CUONG KIEM SOAT NOI BO

THU, CHI TAI TRUONG CAO DANG PHUONG DONG DA NANG 72 3.1, SU CAN THIET PHAI TANG CƯỜNG KSNB THU, CHI TAL TRUONG,

CAO DANG PHUONG DONG DA NANG 72

3.1.1 Phương hướng phát triển của Trường trong giai đoạn 2015 - 202072 3.1.2 Sự cần thiết phải tăng cường KSNB thu, chi tai Trường T4

3⁄2 CÁC GIẢI PHAP TANG CUONG CONG TAC KIÊM SOÁT NỘI BỘ

THU, CHI TẠI TRƯỜNG CAO ĐĂNG PHƯƠNG ĐÔNG ĐÀ NẴNG 75

3.2.1 Hoàn thiện chính sách nhân sự T5 3.2.2 Hồn thiện cơng tác đánh gid rai ro T8 3.2.3 Hồn thiện cơng tác thông tin ~ truyền thông phục vụ cho việc kiểm soát thu, chỉ tại Trường, 80 3.2.4 Tăng cường công tác kiểm soát thu, chỉ tại Trường, 87

KET LUAN CHUONG 3 9

KẾT LUẬN 98

TÀI LIỆU THAM KHẢO

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐÈ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)

Trang 5

DANH MUC CAC CHU VIET TAT

Chữ viết tắt Điễn giải

BGH Ban Giám hiệu

BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế BHTN Bão hiểm thất nghiệp BCTC Bão cáo tài chỉnh

Trang 6

Số hiệu bông Ten bang Trang Z1 Học phí các chuyên ngành tại Trường, + 22 Nội dung các khoản chỉ năm 2012 4 3T Dự toán thu năm 2012 81-82 3D Dự toán chỉ Trường Cao đăng Phương 4

Đông Đà Nẵng năm 2012

33 "Cẩn đối thu, chỉ năm 2012 55-86

Trang 7

DANH MỤC CÁC SƠ ĐÒ

Số hiệu hình Tên hình Trang

31 [874516 chi Trung Cao ding Phuong Dong Đà |, Nẵng

22 |Co edu tỗ chức Phòng Tài chính - Kế hoạch 37 23 [Quy trình thu học phí +“

24 [Quytrình chỉ lương 30

25 [Quy trình thanh toán tiên giảng vượt giờ 34 26 [Quy trình thanh toán các khoản mời giảng 37

"Tổ chức hệ thống thơng tỉn kế tốn tại Trường Cao

77 | ing Phuong Dong Da Ning " 28 [Trinh tự luân chuyên chứng từ tại Trường 6

Trang 8

Trong điều kiện hiện nay, việc mở rộng qui mô và phát triển kinh

doanh đã gây ra sức ép lớn đối với một tổ chức sử dụng hiệu quả nguồ

nguyên liệu, tài chính nhân sự, thông tin cũng như duy trì kiểm soát các quá kế hoạch đặt ra Việc

khai thác hiệu quả và sử dụng tiết kiệm các nguồn lực nhằm đặt mục tiêu đặt

trình kinh doanh và kiểm tra kết quả đạt được so với

ra hàng đầu đối với bắt kỳ một tổ chức nào

Dé đạt được yêu cầu này đòi hỏi các tô chức phải thiết lập một hệ thống kiểm soát nội bộ thật sự vững mạnh, hữu hiệu nhằm giảm thiểu nguy cơ rủi ro tiềm ấn, bảo vệ tài sản khỏi hư hỏng, mắt mát bởi hao hụt, gian lận, bảo đảm

tính chính xác của các số liệu kế toán và báo cáo tài chính Bảo đảm cho mọi thành viên của tổ chức tuân thủ nội qui, qui chế, pháp luật, bảo đảm đơn vị

hoạt động hiệu quả, sử dụng tối ưu các nguồn lực và đạt được mục tiêu đặt ra

Trường Cao Đẳng Phương Đông Đà Nẵng qua 15 năm hoạt động với

lĩnh vực giáo dục, ngày càng phát triển và được đa dạng hóa các loại hình đào

tạo Trường Cao đẳng Phương Đông Dà Nẵng là một trường tư thục, 100% tự

túc kinh phí hoạt động Vì thế việc thu, chỉ và tiến trình quản lí việc thu, chỉ là rất quan trọng giúp cho người thực hiện công việc này tránh những sai sót

trong quá trình thu, chỉ giúp các bộ phận liên quan kết hợp chặt chẻ với nhau

và nhằm tránh những thất thoát xảy ra trong quá trình làm việc

Tuy nhiên, kiểm soát nội bộ của Nhà trường vẫn còn nhiều bất cập,

chưa đáp ứng được yêu cầu quản lí thu và chỉ:

+ Nhà trường chưa chú trọng vào công tác đánh giá rủi ro có thể xảy ra

Trang 9

+ Là một trường tư thục nên tắt cả mọi hoạt động đều phụ thuộc vào

nguồn thu của đơn vị Tuy nhiên, tại Trường Cao đẳng Phương Đông việc lập

cdự toán các khoản thu, chỉ vẫn chưa được chú trọng

+ Đối với một số qui trình thu, chỉ của nhà trường vẫn tồn tại một số

hạn chế nhất định chưa đáp ứng được yêu cầu quản lí thu, chỉ

Vi vay, tôi đã chọn đề tài “Tăng cường kiểm soát nội bộ thu, chi tại Trường Cao đẳng Phương Đông Đà Nẵng” để nghiên cứu nhằm tìm ra những

giải pháp nhằm tăng cường công tác kiểm soát nội bộ thu và chỉ tại Trường, cho Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Kế toán

2 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là khảo sát thực trạng kiểm soát nội bộ thu, chỉ tại Trường Cao Bang Phương Đông Đà Nẵng, phát hiện những vấn đè tồn tại, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát nội bộ thu,

chỉ tại Trường

Câu hỏi nghiên cứu

"Thực trạng KSNB thu, chỉ tại Trường Cao đẳng Phương Đông như thé

nào? Ưu và nhược điểm

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

"Đối tượng nghiên cứu: Kiêm soát nội bộ thu, chỉ tại Trường Cao đẳng Phuong Đông Đà Nẵng

Pham vi nghién cứu: Các khoản thu, chỉ chiếm tỉ trọng lớn tại Trường,

Trang 10

giảng, thuê mướn; chỉ học bổng cho sinh viên; điện, nước; văn phòng phẩm

+ Các khoản chỉ không thường xuyên: Sửa chữa lớn TSCĐ và mua sắm TSCD

4 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp khảo

sát, phân tích, so sánh, tổng hợp để trình bảy về KSNB thu, thi tại Trường Ngoài ra, dé tài sử dụng nguồn số liệu từ việc quan sát trực tiếp toàn bộ quá trình hoạt động và cơng tác kế tốn tại Trường, kết hợp với phỏng vấn những người có liên quan và minh họa bằng những số liệu lấy từ Phòng Tài

chính - Kế hoạch và các phòng ban có liên quan khác Từ đó, Tác giả đánh giá nhằm tìm ra những tồn tại của đơn vị trong công tác kiểm soát nội bộ

thu chi

5 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan kiểm soát nội bộ thu, chỉ trong cơ sở giáo dục

đại học

Chương 2: Thực trạng kiểm soát nội bộ thu, chỉ tại Trường Cao đẳng Phuong Đông Đà Nẵng

Chương 3: Giải pháp tăng cường kiểm soát nội bộ thu, chỉ tại Trường

‘Cao ding Phuong Đông Đà Nẵng

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Các nhà quản lý doanh nghiệp ngày nay quan tâm nhiều hơn đến quản

lý rủi ro và KSNB cho doanh nghiệp mình nhằm giúp cho doanh nghiệp tránh

Trang 11

doanh nghiệp, đảm bảo việc tuân thủ các qui định, chính sách và các thủ tục

nội bộ, góp phần duy trì báo cáo tài chính đáng tin cậy

Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu để kiểm soát được các

mục tiêu đề ra là yêu cầu tất yếu khách qua đối với mọi doanh nghiệp trong

nền kinh tế Trên thể giới, khái niệm KSNB đã ra đời từ thể kỷ 19, được bổ

sung hoàn thiện nhằm phá

hiện và ngăn chặn những gian lân, sai sót của một

tổ chức từ các công ty kiểm toan, cơ quan chức năng KSNB được phát triển

thành hệ thống lý luận tương đối hồn chỉnh thơng qua Báo cáoCOSO năm

1992

Tiếp tục phát triển Báo cáo năm 1992, năm 2004 COSO chinh thuc ban hành hệ thống quản trị rủi ro doanh nghiệp (ERM - Enterprise Risk

Management Framework) Báo cáo năm 2004 được xây dựng trên cơ sở phát triển Báo cáo năm 1992 và tích hợp rủi ro tại các đơn vị Báo cáo COSO năm 2004 xác định được những tiêu chuẩn làm cơ sở để đánh giá rủi ro cũng như

đề xuất xây dựng chu trình quản lý rủi ro hiệu quả trong công tác quản lý Ở Việt nam, kiểm soát nội bộ đã tổn tại và phát triển nhưng phần lớn còn tồn tại nhiều yếu kém, chưa phát huy hết vai trò công cụ quản lý của

doanh nghiệp

'Về lý luận, tác giả nghiên cứu giáo trình Kiểm soát nội bộ do Bộ mơn

Kế tốn — Kiểm tốn Trường Đại học kinh tế Hồ Chí Minh biên soạn, giáo

trình đã trình bày một cách có hệ thống về KSNB trong doanh nghiệp Từ đó,

tác giả đã liên hệ với những đặc thù của cơ sở giáo dục đại học dé van dụng lý

luận về KSNB cho phủ hợp

'Qua quá trình tìm hiểu, tác giả được biết đến thời điểm này có nhiều đề

tài nghiên cứu về công tác thu, chỉ tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục như:

Luận văn Thạc sĩ của Tác giả Mai Thị Lợi (2008) với đề tài: “Tăng

Trang 12

nghệ - Đại học Đà Nẵng và đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả

công tác kiểm soát nội bộ hoạt động thụ, chỉ ngân sách Nhà nước tại Trường Những đề xuất này, Tác giả tập trung chuyên sâu vào kiểm soát nội bộ thu, chỉ ngân sách nha nước

Luận văn Thạc sĩ của Tác giả Trần Thị Tài (2010) với để tài: “7ăng cường kiểm soát nội bộ thu, chỉ ngân sách tại Trường Đại học Quảng Nam ”

Luận văn sử dụng phương pháp thống kê, quan sát, phân tích, so sánh, tổng

hợp từ đó đánh giá công tác kiểm soát nội bộ các khoản thu, chỉ tại ngân sách

ra những tồn tại trong công tác thu, chỉ

tại Trường Đại học Quảng Nam,

từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này

Luận văn Thạc sĩ của Tác giả Đoàn Ngọc Quang Minh (2013) với đề

tài: “Tang cường kiểm sốt nội bộ cơng tác thu, chỉ tại Trung tâm Đào tạo thường xuyên ~ Đại học Đà Nẵng” Với quy mô hoạt động rộng, hoạt động, 19 tỉnh thành với 24 đơn vị liên kết, Tác giả đã sử dụng phương pháp thu thập thông tin, quan sát, nghiên cứu tải liệu dé khảo sát thực trạng KSNB các khoản thu, chi tai Trung tâm Đào tạo thường xuyên - Đại học Đà Nẵng, đi

sâu để làm rõ những hạn chế trong việc kiểm soát thu, chỉ tại các đơn vị liên

kết nhằm giảm rủi ro trong việc thu chậm, thu thiểu cũng như hoàn thiên qui trình ch tiền cho các khoản chỉ chủ yếu tại Trung tâm

Các công trình nghiên cứu trên đã nghiên cứu các vấn đề: Thực trạng KSNB thu, chỉ ngân sách tại đơn vị, nhận thấy những mặt tồn tại của đơn vị,

từ đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện Tuy nhiên, các giải pháp về KSNB

Trang 13

“Trường Cao đẳng Phương Đông Đà Nẵng là một trường tư thục, 100% tự túc kinh phí hoạt đông và đã trái qua hơn 15 năm hình thành và phát triển Với đặc điểm quản lý tài chính khác với các cơ sở giáo dục đại học có sử

dụng ngân sách nhà nước Đồng thời, tắt cả mọi hoạt động của nhà trường đều phụ thuộc vào nguồn thu, do vậy việc kiểm soát thu, chỉ của nhà trường rất

‘quan trong trong việc đảm bảo cho hoạt động của Trường Vì vậy, Tác giả đã

thực hiện đề tài: “Zăng cường kiếm soát nội bộ thu, chỉ tại Trường Cao đẳng

Phương Đông Đà Nẵng ", luận sẽ tập trung nghiên cứu, khảo sát thực trạng

thu, chỉ tại Trường, tìm ra những tồn tại, hạn chế mà Trường đang gặp tìm ra những tồn tại, hạn chế nhằm góp phần tăng cường công tác kiểm soát nội bộ

Trang 14

SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 1.1 LÝ LUẬN CHUNG VE KIEM SOAT NOI BOQ 1.1.1 Những vấn đề quan tâm fia nha quan ly

Nếu bạn là nhà quản lý doanh nghiệp thì ban sẽ làm gì để công ty của

bạn có thể tồn tại và phát triển theo hướng bền vững khi mà nên kinh tế của

nước nhà mở rộng cửa và ngày cảng có nhiều đối thủ trong và ngoài nước ? Trước khi đi vào các công cụ để giúp quản lý công ty một cách hiệu quả nhằm

nâng cao năng lực cạnh tranh và giữ được vị thế của công ty, ta đề cập những vấn đề mà các nhà quản lý doanh nghiệp thường quan tâm, đó là:

~ Thứ nhất: Các báo cáo, do các bộ phận trình lên Ban giám đốc có

thật sự là trung thực không, có đáng tin cây không ? Vì xét trên giác độ là người quản lý thì thông tìn trên các báo cáo bao gồm BCTC, BCQT, là những, thông tin, dữ liệu cơ sở giúp các nhà quản lý có thể xây dựng các kế hoạch

tốt, vạch ra mục tiêu công ty rõ rằng từ đó điều hành và quản lý mọi hoạt động để tiến đến mục tiêu đã đẻ ra ~ Thứ hai: Trong quả trình điều hành và quản sác nhà quản lý phải đảm bảo rằng là tài sản của công ty hay của các cổ đông không bị

tức là phải bảo vệ được tải sản của công ty

~ Thứ bạ: Trong các hoạt động của công ty, nhà quản lý phải đảm bảo

rằng nhân viên của mình thực hiện các hoạt động xử lý các nghiệp vụ, các sự kiện kinh tế là đúng theo quy trình, đầy đủ và đúng các thủ tục, nói chung

là tuân thủ các quy định của công ty và thực hiện đúng pháp luật của nước Việt Nam

Trang 15

nêu ở trên Việc tiến hành xây dựng được một hệ thống kiểm soát nội bộ

chính là một trong những công cụ sẽ giúp nhà quản lý thực hiện được những

vấn đề đó

1.12 Khái niệm về kiểm soát nội bộ

Kiểm soát nội bộ là một tiền trình được thực hiện bởi HĐQT, ban quản

lý và các nhân sự liên quan, được thiế

kế để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý

đối với việc đạt được các mục tiêu:

~ Sự hiệu quả và hiệu suất của hoạt động

- Sự tỉn cây của các báo cáo tài chính

~ Sự tuân thủ vị

các luật và các quy định liên quan

Kiểm soát nội bộ là một quá trình, chứ không phải là một sự kiện hay

một tình huống mà là một chuỗi các hoạt động hiện diện ở mọi bộ phận trong đơn vị và được kết hợp với nhau thành một thể thống nhất Kiểm soát nội bộ

tỏ ra hữu hiệu nhất khi nó được xây dựng như một phần cơ bản nhất trong

một doanh nghiệp chứ không phải là một hoạt động bổ sung cho các hoạt động của doanh nghiệp hoặc là một gánh nặng bị áp đặt bởi các cơ quan quản lý hay thủ tục hành chính Quá trình kiểm soát là một phương tiện giúp cho các đơn vị đạt được mục tiêu

Kiểm sốt nội bộ khơng chỉ đơn thuần là những chính sách thủ tục, mà phải bao gồm cả những con người trong Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, các nhân viên Chính con người thiết lập các mục tiêu, thiết lập cơ chế kiểm

soát ở mọi nơi và vận hành chúng Ngược lại, kiểm soát nội bộ cũng tác động, đến hành vi của con người Mọi cá nhân có một khả năng, suy nghĩ tu tiên khác nhau khi làm việc và họ luôn luôn hiễu rõ nhiệm vụ cũng như trao đổi và hành động một cách nhất quán Kiểm soát nội bộ sẽ tạo ra ý kiến ở mỗi cá

Trang 16

liên quan đến các hạn chế vốn có của hệ thống kiểm soát nội bộ Các hạn chế

này bao gồm: sai sót của con người, sự thông đồng của các cá nhân, sự lạm

quyền cả nhà quản lý và mỗi quan hệ giữa lợi ích và chí phí

Sai sót là những lỗi không cố ý ảnh hưởng đến thông tin trên báo cáo

tài chính Các sai sót xây ra do ba nguyên nhân chủ yếu sau: năng lực của nhân viên, áp lực công việc và quy trình xử lý nghiệp vụ kém, thiểu kinh

nghiệm, không quan tâm đến các chỉ dẫn trong công tác, thiếu khả năng xét

đốn hay khơng tn thủ các quy định Sai sót cũng có thể xảy ra do mệt mỗi

với công việc Ngoài ra một thái độ làm việc cầu thả, thiểu thận trọng trong công việc có thể dẫn đến sai sót Các sai sót xảy ra trong quá trình công tác

không bao giờ có thể hạn chế hoàn toàn và không có một (hủ tục kiểm soát nảo ngăn chặn hay phát hiện tắt cả các sai sót Các nhà quản lý cố gắng tuyển dụng các nhân viên giỏi và cố gắng sắp xếp quy trình thủ tục hạn chế tối đa

các sai sót nghiêm trọng hay các sai sót phổ biến

Thông đồng là sự cấu kết giữa các nhân viên để lấy cắp tài sản của tổ chức Nó có thể được hình thành bưởi ba yếu tố sau: động cơ, cơ hội do hệ thống kiểm soát nội bộ yếu kém và sự thiếu liêm khiết Các nhà quản lý cố

gắng hạn chế sự thông đồng bằng cách tuyển chọn nhân viên trung thực và tạo điều kiện để nhân viên hài lòng với công việc Tuy nhiên, nếu các hành vi thông đồng xảy ra thì hệ thống kiểm soát khó có thể ngăn chặn được vì nó

hình thành từ ý đồ và các hành vi che giấu

Lạm quyền của nhà quản lý là việc các nha quản lý trong tổ chức có quyền hạn hơn các nhân viên ở bộ phận sản xuất hay nhân viên văn phòng khác Điều này làm cho chính sách nội bộ chỉ có hữu hiệu ở cấp quản lý thấp

Trang 17

Chỉ phí và lợi ích: Sự đảm bảo hợp lý ngụ ý rằng chi phí có kiếm soát phải nhỏ hơn các lợi ích đạt được Các nhà quản lý xây dựng một hệ thống

kiểm soát nội bộ bằng cách thực hiện các chính sách và thụ tục kiểm soát khả

thí nhằm đạt được một hệ thồng kiểm soát nội bộ ngăn chặn hoàn toàn các sai

sót và gian lận có thể rất tốn kém Đa số các nhà quản lý không muốn thực

hiện các thủ tục kiểm soát ma chỉ phí lớn hơn lợi ích mã nó mang lại

1.1.3 Các bộ phận cấu thành hệ thống KSNB

'Hệ thống KSNB bao gồm 5 yếu tố: Mơi trường kiểm sốt, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm sốt, thơng tin và truyền thông và giám sát

4 Mơi trường kiểm sốt

Mơi trường kiểm soát phản ánh sắc thái chung của tổ chức, tác động

đến ý thức của mọi thành viên trong đơn vị, là nền táng đối với các bộ phận khác của kiểm soát nội bộ,

Mơi trường kiểm sốt chịu ảnh hưởng của văn hóa và lịch sử của tổ chức và ngược lại nó lại ảnh hưởng đến ý thức của nhân viên trong tổ chức đó Các don vị có hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu thường có các nhân

viên đủ năng lực, được huấn luyện quan điểm về tính trung thực và ý thức về việc kiểm soát Quan điểm này do cấp quản lý cao nhất thiết lập thông qua

xây dựng và ban hành các chính sách như bản Quy tắc ứng xử, trong đó đưa ra các giá trị đạo đức mà các thành viên phải tuân thủ để đạt được mục tiêu chung của đơn vi

Các nhân tố của môi trường kiểm soát bao gỗ

~ Tỉnh chính trực và giá trị đạo đức:

Tính trung thực và giá trị đạo đức là nhân tổ quan trọng của mơi trường kiểm sốt, nó tác động đến việc thiết kế, thực hiện và giám sát các nhân tố

Trang 18

thức ứng xử và các giá trị đạo đức, cách thức truyền đạt và thực hiện trong

thực tiễn Khi xây dựng tính trung thực và các giá trị đạo đức, nhà quản lý cản

chú ý các vấn đề sau:

+ Áp lực và cơ hội:

Để toàn thể nhân viên trong đơn vị tuân thủ tính trung thực và các giá trí đạo đức, cần giảm thiêu các áp lực và cơ hội phát sinh gian lận Các cá

nhân trong doanh nghiệp có thể liên quan đến các hành động phi đạo đức, bắt

hợp pháp hay không trung thực đơn gián chỉ vì đơn vị họ làm việc tạo cho ho

những áp lực đồng thời với cơ hội để thực hiện điều đó Vì thể, việc hạn chế

các áp lực và cơ hội, kèm theo các biện pháp kiểm soát thích hợp có thể giúp giảm các hành vi gian lận

+ Xây dựng và truyền đạt các hướng dẫn vẻ dao dite:

Cách hiệu quả nhất để truyền đạt các thông điệp về hành vi đạo đức là

người lãnh đạo cần phải gương mẫu để nhân viên noi theo Tuy nhiên, là tắm gương tốt chưa đủ, các nhà quản lý cao cấp nên truyền đạt bằng văn bản về các giá trị của tổ chức và các chuẩn mực đạo đức đến nhân viên Một bản Quy tắc ứng xử chính là thông điệp cần truyền đạt đến nhân viên về các mong đợi

của tổ chức Quy tắc ứng xử thường đưa ra cách ứng xử đúng đắn cho các vấn đề khác nhau, chẳng hạn như trường hợp xung đột lợi ích, các khoản chỉ được

xem là bất hợp pháp hoặc không đúng, các hành vi ngăn cản đối thủ cạnh tranh không công bằng hoặc không chính đáng Bên cạnh đó, một biện pháp

khác không kém phần quan trọng là việc đưa ra các biện pháp kỷ luật đổi với

việc vi phạm các quy tắc ứng xử, cũng như cằn có kênh tiếp nhận thông tin

Trang 19

~ Cam kết năng lực:

Năng lực phản ánh kiến thức và kỹ năng cần thiết đẻ hoàn thành một nhiệm vụ nhất định Kiến thức và kỹ năng cần có đối với từng nhiệm vụ phụ:

thuộc vào sự xét đoán của nhà quản lý về các mục tiêu của doanh nghiệp, về

chiến lược và kế hoạch để đạt được mục tiêu đó Nhà quản lý cần xác định

yêu cầu về năng lực cho một công việc nhất định và cụ thể hóa nó thành các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng Còn các kiến thức và kỹ năng của từng nhân

viên lại phụ thuộc vào sự thông minh, su đảo tạo và kinh nghiệm của mỗi cá

nhân Khi xác định năng lực cần thiết, nhà quản lý cần cân nhắc giữa việc giám sát và yêu cầu về năng lực của các nhân viên, đồng thời cân nhắc giữa

năng lực và chỉ phí

- Hội đằng quản trị về Uÿ ban kiểm tốn:

Mơi trường kiểm sốt chịu ảnh hưởng đáng kể bởi HĐQT và Ủy ban

kiểm toán Tính hữu hiệu của nhân tố này phụ thuộc vào sự độc lập của

HĐQT va Uy ban kiểm toán với Ban điều hành, kinh nghiệm và vị trí các thành viên trong HĐQT, mức độ tham gia, mức độ giám sát và hành động của HĐQT đối với hoạt động của công ty Sự hữu hiệu còn phụ thuộc vào việc HĐQT và Ủy ban kiếm toán có phối hợp với người quản lý trong việc giải

quyết các khó khăn liên quan đến việc thực hiện các kế hoạch hay không

- Triết lý quản lý và phong cách điều hành của nhà quản lý:

Triết lý quản lý và phong cách điều hành tác động đến cách thức doanh nghiệp được điều hành, vi dụ như mức độ rủi ro kinh doanh được chấp nhận

Ngoài ra, triết lý quản lý và phong cách điều hành còn thể hiện thông

qua thái độ, quan điểm của người quản lý về việc lập và trình bày báo cáo tải

chính, việc lựa chọn các chính sách kế toán, các ước tính kế toán, và về việc

Trang 20

doanh nghiệp được lập kế hoạch, thực hiện, kiểm soát và giám sát Các hoạt

động này bao gồm mua hàng, sản xuất, bán hàng, tiếp thị, và các hoạt động hỗ

trợ khác như hành chính, nhân sự hay kỹ thuật

Sự phân chia trách nhiệm và quyền hạn giữa các bộ phận trong dơn vị,

một cơ cấu phù hợp là cơ sở để lập kế hoạch, điều hành, kiểm soát và giám sát các hoạt động Cơ cấu tổ chức được thể hiện qua sơ đỏ tổ chức, và cần phù

hợp với quy mô và đặc thù hoạt động của đơn vị

~_ Phân định quyên hạn và trách nhiệm:

Phan định quyền hạn và trách nhiệm là việc xác định mức độ tự chủ,

quyền hạn từng cá nhân hay từng nhóm trong việc đề xuất và giải quyi đề, trách nhiệm báo cáo đối với các cấp có liên quan Việc phân định thường

thể hiên qua chính sách trong đó mô tả kiến thức và kinh nghiệm của những,

nhân viên chủ chốt, nguồn lực để thực hiện e;

hoạt động kinh doanh

Môi trường kiểm soát chịu ảnh hưởng bởi ý thức về trách nhiệm của mỗi cá nhân trong don vị Trước tiên, đó là giám đốc điều hành, người chịu

nhiệm vụ liên quan đến các

là các nhân viên

trách nhiệm cuối cùng về mọi hoạt động của đơn vị,

‘Can làm cho các nhân viên rõ mục tiêu của tô chức, đề họ bỉ hành

động và mức đóng góp của họ có ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu chung của toàn don vi

~ Chính sách nhân sự: là thông điệp của doanh nghiệp về yêu cầu đối

với tính chính trực, hành vi đạo đức và năng lực mà doanh nghiệp mong đợi từ nhân viên Chính sách này biểu hiện trong thực tế thông qua việc tuyển dung, hướng nghiệp, đào tạo, đánh giá, tư vấn, động viên, khen thưởng và kỹ

Trang 21

Đội ngũ nhân viên cần được trang bị cho các thách thức mới vì doanh

nghiệp phải đối mặt với sự thay đổi và ngày cảng trở nên phức tạp, một phần

do sy thay đổi nhanh chóng về công nghệ và do sự cạnh tranh ngày cảng tăng “Giáo dục và đảo tạo, cho dù là hình thức gì, học tập trên lớp, tự đảo tạo hay

nghề dạy nghề, phải giúp các cá nhân theo kịp và xử lý tốt với môi trường, xung quanh Tuyển dụng các cá nhân có năng lực và đào tạo một lần là không, đủ Quá trình đảo tạo phải tiếp diễn liên tục

5 Đánh giá rãi ro

Mỗi đơn vị luôn phải đối phó với hàng loạt rủi ro từ bên trong lẫn bên

ngoài Điều kiện tiên quyết để đánh giá rủi ro là thiết lập mục tiêu Mục tiêu phải được thiết lập ở các mức độ khác nhau và phải nhất quán Đánh giá và phân tích những nhân tổ ảnh hưởng tạo nên rủi ro làm cho những mục tiêu có thể không đạt được và cố gắng kiểm soát để tối thiểu hóa những tổn thất do

các rủi ro này gây ra

Tắt cả các đơn vị, bất kể quy mô, cấu trúc, bản chất hay ngành nghề

kinh doanh, đều phát sinh rủi ro ở tắt cả các mức độ Rủi ro ảnh hưởng đến sự tồn tại của mỗi đơn vị, đến sự thành công, tình hình tài chính, hình ảnh cả đơn vị, đến sự duy trì chất lượng sản phẩm, dịch vụ và đến cả con người Trên thực tế không có cách nào để triệt tiêu rủi ro, chẳng hạn khi quyết định kinh

doanh là đã tạo nên rủi ro Nhà quản lý phải quyết định một cách than trong

mức ruit ro như thế nào là có thể chấp nhận được và cố gắng duy trì rủi ro

trong mức độ này

Để đánh giá rủi ro, trước tiên cần xác định mục tiêu Xác định mục tiêu không phải là một nhân tố của kiểm soát nội bộ, nhưng nó là một điều kiện

tiên quyết để kiểm soát nội bộ có thể thực hiện được

Trang 22

tiêu: các mục tiêu hoạt động, mục tiêu báo cáo, các mục tiêu tuân thủ

~ Nhận dạng rủi ro: Hoạt động của một đơn vị có thể gặp rủi ro do sự

xuất hiện những nhân tố bên trong và bên ngoài Những nhân tố này, ảnh

hướng đến việc dat được mục tiêu của dơn vị Nhận dạng rủi ro là một quá

trình lặp đi lặp lại và thường nằm trong kế hoạch của đơn vị Rủi ro có thể tác động đến tổ chức ở mức độ toàn đơn vị (sự đổi mới kỹ thuật, nhu cầu khách hàng thay đổi, sự cải tiến sản phầm, chính sách nhà nước ) hay chỉ ảnh hướng đến từng hoạt động cụ thể (hoạt động bán hàng, mua hàng, kế toán )

lên quan đến mức độ rộng hơn

~ Phân tích và đánh giá ni ro

Sau khi đơn vị đã nhận dạng được rủi ro ở mức độ đơn vị và mức độ

hoạt động, cần tiến hành phân tích rủi ro Có nhiều phương pháp phân tích

ruit ro, tuy nhiên, quá trình phân tích nhìn chung thường bao gồm các bước

sau:

+ Đánh giá tầm quan trọng của rủi ro

+ Đánh giá khả năng (hay xác xuất) rủi ro có thể xảy ra

+ Xem xét phương pháp quản trị rủi ro — đó là, những hành động cần

thiết cần thực hiện để giảm thiểu rủi ro

Phân tích rủi ro không phải là một vấn đề mang tính lý thuyết, nó quyết

định sự thành công của đơn vị Sẽ hữu hiệu hơn khi trong quá trình phân tích

rủi ro, người ta nhận dạng được tắt cả quá trình kinh doanh chủ yếu làm phát

Trang 23

€ Hoạt động kiểm soát

Hoạt động kiểm soát là tập hợp các chính sách và những thủ tục để đảm bảo cho các chỉ thị của nhà quản lý được thực hiện, là các hành động cần thiết

để đối phó với rủi ro đe dọa đến việc đạt được mục tiêu của tổ chức Hoạt

động kiểm soát tồn tại ở mọi bộ phận và mọi cấp độ tổ chức trong một đơn vi

Cần lưu ý rằng có hoạt động kiểm soát có thể giúp đạt được cả ba nhóm mục

tiêu hoạt động, tài chính và tuân thủ Có những hoạt động kiểm soát chỉ giúp đạt được một mục tiêu cụ thể, nhưng cũng có hoạt động đáp ứng được nhiễu

mục tiêu Đơn vị có thể tân dụng điều này để nâng cao tính hiệu quả của toàn hệ thống

= Phan chia trách nhiệm: Xuất phát từ thực tế là một hành vi sai sót hay

gian lận chỉ có thể xảy ra khi có những cơ hội hay đi

kiện thuận lợi Do

vậy, để hạn chế các sai sót và gian lận, cần phải hạn chế tố

đa các cơ hội này Việc phân chia trách nhiệm hợp lý giữa các chức năng trong doanh nghiệp vì

vậy cần phải được xem xét một cách nghiêm túc và được coi như một loại

kiểm soát phòng ngừa và kiểm soát phát hiện hiệu quả Bởi lẽ, phân chia trách

nhiệm hợp lý sẽ làm giảm thiểu cơ hội dẫn đến sai sót và gian lận cũng như giúp phát hiện ra các sai sót, gian lận này trong doanh nghiệp Mục đích để

cho các nhân viên kiểm soát lẫn nhau Ví dụ như thủ quỹ và kế toán phải tach

biệt với nhau, kế toán kho và thủ kho phải tách biệt, người phê chuẩn nghiệp vụ với chức năng bảo quản tài sản,

~ Kiểm soát quá trình xứ lý thông tin: Đề thông tin đáng tin cậy thì cần thực hiện nhiều hoạt động kiểm soát nhằm kiểm tra tính xác thực, đầy đủ và

việc phê chuẩn các nghiệp vụ Kiểm soát quá trình xử lý thông tin đóng một vai t quan trọng trong hoạt động kiểm soát nói chung Các hệ thống thông,

kết

tin ngày cảng được xử lý phần lớn bằng các chương trình trên máy vi

Trang 24

định Cụ thể, kiểm soát chung bao gồm kiểm soát hoạt động của trung tâm dữ liệu, các phần mềm hệ thống, kiểm soát truy cập và kiểm soát các hệ thống ứng dụng

+ Kiểm soát ứng dụng: áp dụng cho từng hệ thống cụ thể, như quá trình

mua hàng, bán hàng, quản lý công nợ hay chỉ phí Kiểm soát ứng dụng phải đảm bảo dữ liệu được nhập và xử lý một cách chính xác, đầy đủ cũng như phát hiện các dữ liệu không hợp lý hay chưa được sự xét duyệt của nha quan

lý Cụ thể kiểm soát ứng dụng sẽ tập trung vào việc kiểm soát dữ liệu đầu vào, kiểm soát quá xử lý và cuối cùng là kiểm soát dữ liệu đầu ra Giữa kiểm soát chung và kiểm soát ứng dụng có sự liên quan mật thiết và hỗ trợ lẫn nhau

- Báo vệ tài sản (kiểm soát vật chấ): Đây là hoạt động kiểm soát

“cứng”, một loại kiểm soát thường được mọi người nghĩ tới nhất khi nói về

kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp Cụ thể, kiểm soát vật chất là các hoạt

động kiểm soát nhằm đảm bảo cho tài sản của doanh nghiệp như máy móc, nhà xưởng, tiền bac, hing hóa, các tài sản khác được bảo vệ một cách chặt chẽ Ví đụ, doanh nghiệp thường dùng két sắt để bảo vệ

dụng nhà kho, camera theo dõi hay hệ thống tường rào bảo vệ hằng hóa, tải , vàng hay sếc, sử sản cố định Ngoài ra, hoạt động kiểm soát vật chất còn bao gồm việc định kỳ chỉ

tiến hành kiểm kê tài sản và d với số liệu số sách Bắt kỳ sự chên lệch

nào cũng cần được giải trình và xử lý thỏa đáng Kiểm soát vật chất nhằm đảm bảo cho sự tồn tại, chất lượng hay tình trạng của các tai sản phục vụ cho

hoạt động sản xuất, kinh doanh én định của doanh nghiệp

~ Phân tích rà soát: xem xét lại những việc đã được thực hiện bằng

Trang 25

xuyên rà soát thì có thể phát hiện những vấn đề bất thường, để có thể thay đổi

kịp thời chiến lược hoặc kế hoạch, điều chinh hợp Doanh nghiệp có thể

sử dụng các chỉ số hay tính ra các chênh lệch để phân tích rà soát, từ đó có thể để đưa ra các biện pháp chỉnh sửa như là một hoạt động kiểm soát, ví dụ như:

tỷ lệ hàng bán bị trả lại trên doanh thu, tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ lãi gộp, biếm động về giá mua nguyên vật liệu, biến động về doanh thu bán hàng v.v

d Thông tin và truyền thông

~ Thông tin là cần thiết cho tổ chức để thực hiện các trách nhiệm KSNB

nhằm hỗ trợ việc đạt được mục tiêu

Mọi bộ phận và cá nhân trong doanh nghiệp đều phải có những thông

tin cần thiết giúp thực hiện trách nhiệm của mình Vì vậy, những thông tin cần

thiết cần phải được xác định, thu thập và truyền đạt tới những cá nhân, bộ phận có liên quan một cách kịp thời và thích hợp Hệ thống thông tin của

doanh nghiệp tạo ra các báo cáo, trong đó chứa đựng những thông tin về tài chính, hoạt động hay tuân thủ, giúp cho nhà quản lý điều hành và kiểm soát

doanh nghiệp Một thông tin có thể được dùng cho nhiều mục tiêu khác nhau,

như để lập báo cáo tài chính, để xem xét việc tuân thủ pháp luật và các quy định hay được dùng để điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh

nghiệp,

~ Truyền thông là các

trình liên tục, lặp đi lặp lại của việc cung cấp, chia sé, và thu thập thông tin cần thiết Truyền thông là thuộc tính của hệ thống thông tin Truyền thông là việc trao đổi và truyền đạt các thông tin cần thiết tới các bên có liên quan cả trong lẫn ngoài doanh nghiệp Bản thân mỗi hệ thống thông tin đều có chức năng truyền thông, bởi có như vậy thì những

thong tin đã được thu thập và xử lý mới có thể đến được với các đối tượng có nhu cầu để giúp họ thực hiện được trách nhiệm của mình

Trang 26

~ Tô chức trao đổi thông tin trong nội bộ bao gồm các mục tiêu và trách

nhiệm đối với KSNB cần thiết để hỗ trợ sự vận hành của các thành phần khác

của KSNB,

~ Tổ chức trao đổi thơng tin với bên ngồi liên quan đến các vấn đề ảnh hưởng đến sự vận hành của các thành phần kiểm soát nội bộ

~ Thông tin các dữ liệu được tổng hợp dựa trên sự phù hợp với các yêu cầu thông tin

~ Các yêu cầu thông tin được xác định bởi sự vận hành liên tục của các

thành phần khác của KSNB, trên cơ sở xem xét nhu cầu của tất cả người sử

cdụng, cả bên trong và bên ngoài

~ Trao đổi thông tin giúp cho tổ chức chia sẻ thông tin chất lượng và

phù hợp trong nội bộ và với bên ngoài e Giám sát

Là quá trình mà người quản lý đánh giá chất lượng của hệ thống kiểm

soát nội bộ Xác định KSNB có vận hành đúng như thiết kế hay không và có

cần sửa đổi cho phù hợp với từng thời kỳ hay không Giám sát thường xuyên (tiếp cận các ý kiến góp ý từ khách hàng, nhà cung cấp, các biến động bắt

thường ) hay định kỳ (các cuộc kiểm toán định kỳ do kiểm toán viên nội bộ, hoặc do KTV độc lập thực hiện)

Giám sát thường xuyên được thục hiện ngay trong các hoạt động thường ngày và thường lấp đi lặp lại Nói cách khác, giám sát thường xuyên

được tiễn hành ngay trong các hoạt động thường nhật, do vậy sẽ hiệu quả hơn

so với giám sát định kỳ Lý do là giám sát định ky được thực hiện sau khi sự việc đã xảy ra nên các vấn đề phát sinh thường được phát hiện nhanh chóng

Trang 27

thường xuyên hiệu quả, thậm chí không cần thực hiện các cuộc đánh giá định

kỳ hệ thống kiểm soát nội bộ hoặc chỉ thực hiện vài năm một lần Ngược lại, một đơn vị nếu có nhu cầu kiểm soát định kỳ một cách thường xuyên hơn thì

tốt nhất là nên tập trung việc đẩy mạnh các thủ tục giám sát thường xuyên

thay vì tăng cường giám sắt định kỳ,

1.2 KSNB THU, CHI TRONG CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TƯ THỤC

1.2.1 Khái niệm và các loại hình cơ sở giáo dục đại học & Khải niệm:

'Cơ sở giáo dục đại học bao gồm tổ hợp các trường cao đẳng, trường đại

học, viên nghiên cứu khoa học thành viên thuộc các lĩnh vực chuyên môn

khác nhau, tổ chức theo hai cấp, dé đảo tạo các trình độ của giáo dục đại học

b Các loại hình cơ sở giáo dục đại học

Theo Điều 7: Cơ sở giáo dục đại học - Luật Giáo dục đại học số 08/2012/

QHI3

~ Cơ sở giáo dục đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân gồm: + Trường cao đẳng,

+ Trường đại họe, họe viện;

+ Đại học vùng, đại học quốc gia (sau đây gọi chung là đại học); +_ Viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiền sĩ

~ Cơ sở giáo dục đại học Việt Nam được tổ chức theo các loại hình sau

đây:

“+ Cơ sở giáo dục đại học công lập thuộc sở hữu nhà nước, do Nhà nước

đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất;

+ Cơ sở giáo dục đại học tư thục thuộc sở hữu của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân, do tổ chức

Trang 28

tư, xây dựng cơ sở vật chất

1.2.2 Đặc điểm tài chính của cơ sở giáo dục đại học

a Nguén tài chính của cơ sở giáo đục đại học

Các nguồn tài chính của cơ sở giáo dục đại học bao gồm ~ Ngân sách nhà nước (nếu có);

~ Học phí và lệ phí tuyển sinh;

~ Thu từ các hoạt động hợp tác đào tạo, khoa học công nghệ, sản xuất, kinh doanh và dịch vụ;

~ Tài trợ, viện trợ, quả biếu, tặng, cho của các cá nhân, tổ chức trong

nước và nước ngoải;

~ Đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; ~ Nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật

b Quản lý tài chính tại cơ sở giáo dục đại học

Cơ sở giáo dục đại học thực hiện chế độ tài chính, kế toán, kiểm toán,

thuế và công khai tài chính theo quy định của pháp luật

Cơ sở giáo dục đại học có sử dụng ngân sách nhà nước được Nhà nước

giao nhiệm vụ gắn với nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện nhiệm vụ có

trách nhiệm quản lý, sử dụng nguồn ngân sách nhà nước theo quy định của

Luật ngân sách nhà nước

Co sở giáo dục đại học tư thục va cơ sở giáo dục đại học có u tự nước ngồi hoạt động khơng vì lợi nhuận là cơ sở giáo dục đại hoc ma phn lợi nhuận tích lũy hằng năm là tài sản chung không chia, để tái đầu tư phát

triển cơ sở giáo dục đại học; các cổ đông hoặc các thành viên góp vốn không hướng lợi tức hoặc hưởng lợi tức hằng năm không vượt quá lãi suất trái phiếu

“Chính phủ

e- Các khoản chỉ tại cơ sở giáo dục

Trang 29

2

~ Chi thanh toán cá nhân: Tiền lương, các khoản phụ cấp lương, các

khoản trích nộp BHXH, BHYT, BHTN, kinh phí cơng đồn theo quy định hiện hành, ngoài ra còn có các khoản trích học bồng, phúc lợi tập thể, tiền thưởng v.V

~ Chỉ nghiệp vụ chuyên môn: bao gồm các khoản chỉ cho công tác quản

lý hành chính: dịch vụ công cộng (điện, nước v.v.), văn phòng phẩm, hội nghị, công tác phí, chỉ phí thuê mướn v.v

~ Chỉ mua sắm và sửa chữa: mua sắm tài sản cổ định, sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn tài sản cố định

~ Các khoản chỉ khác bao gồm các khoản chỉ cho các hoạt động khác của đơn vị: phí, lệ phí các loại, chi cho cơng tác Đồn thanh niên, Đảng bộ,

chỉ hỗ trợ khác

1.2.3 Kiểm soát nội bộ thu, chỉ tại cơ sở giáo dục đại học tư thục 4 Myc tiêu kiễm soát nội bộ tại cơ sở giáo dục đại học tr thục

~ Kiểm soát nội bộ công tác thu, chỉ nhằm đánh giá chất lượng hoạt

động, tình hình chấp hành cơ chế chính sách và quản lý các khoản thu, chỉ tại đơn vị Đồng thời đánh giá tình hình sử dụng tài sản, tiền vốn, sử dụng quỹ lương, công tác xây dựng cơ bản, đầu tư mua sắm, sửa chữa tài sản của đơn

vị

~ Ngăn chặn và kịp thời phát hiện những rủi ro, sai sót, gian lận cũng như xử lý các sai phạm và gian lân đó

~ Đảm bảo thông tỉn tải chính của đơn vị trung thực, kịp thời

b Đặc điểm về môi trường kiểm soát

- Tĩnh chính trực và giá trị dao đức;

Sự liêm chính, giá trị đạo đức của Hội đồng quán trị, Ban giám hiệu,

Trang 30

~ Cam kết năng lực: Các cán bộ nhân viên, giảng viên phải đáp ứng được yêu cầu của nhà trường Nhất là đội ngũ giáo viên, giảng viên có năng

lực chuyên môn, năng lực sư phạm tốt sẽ là một trong những yếu tố góp phần quyết định chất lượng đảo tạo của nhà trường

~ Hội đồng quản trị và Ủy ban kiểm toán: Ủy ban kiểm toán là bộ phận độc lập trực thuộc ban giám hiệu làm nhiệm vụ kiểm soát các hoạt động trong

nhà trường Hiện nay hầu hết trong các trường học chưa có ủy ban kiểm toán độc lập, việc thực hiện kiểm sốt thơng qua cán bộ quản lý trong bộ máy, qua

giáo viên chủ nhiệm, qua cán bộ quản lý học sinh sinh viên Hình thức kiểm

soát chủ yếu qua các báo cáo nhanh, qua hệ thống thông tin nghiệp vụ, mang tính rời rạc, chưa có hệ thống

Tr lý quản lý và phong cách điều hành của nhà quản bộ

Triết lý quản lý và phong cách điều hành của Hội đồng quản trị, Ban

Giám hiệu tác động rất nhiều đến phong cách làm việc của cán bộ - giáo viên

trong trường Hội đồng quản trị, Ban giám hiệu có thể áp đặt mọi hoạt đông,

hay đề cao tính dân chủ cao trong tập thể nhà trường

~ Cơ cầu tổ chức: Các trường học cơ sở thường có quy mô nhỏ nên tổ

chức quản lý thường gọn nhẹ, mỗi bộ phận thường kiêm nhiệm phụ trách

nhiều lĩnh vực khác nhau Do đó công việc kiểm soát cần được cụ thể cho từng lĩnh vực và loại hoạt động ~ Chính sách nhân sự: Bao gồm khâu tuyển dụng, sử dụng, chế độ đãi ngộ đối vớ cán bộ công chức, viên chức

Bên cạnh các yếu tố đó, môi trường kiểm soát còn chịu động của các yếu tố bên ngoài như: Trong hệ thống giáo dục thì Luật giáo dục, các thông

tư, quy định Các trường chịu sự kiểm soát của các cơ quan chức năng Nhà nước như Bộ Tài

Trang 31

chức năng khác, với các trường trực thuộc các tỉnh, thành phố chịu sự kiểm

soát của ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phó

e Đánh giá rải ro đối với các khoán thu, chỉ tại cơ sở giáo dục đại

học tư thục

+ Những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện thu:

~ Các khoản thu phản ánh không đầy đủ, không kịp thời hoặc khơng ghỉ số kế tốn của đơn vị làm thất thoát nguồn thu, phân ánh sai lệch số thu của

đơn vị

~ Ban hành mức thu phí, lệ phí không đúng quy định

~ Thực hiện các chế độ miễn giảm các khoản phí, lệ phí không đúng

quy định

~ Sử dụng chứng từ thu không đúng quy định Không mở số theo dõi

chỉ tiết các nguồn thu

+ Những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện chỉ:

~ Các khoản chỉ không đúng đối tượng, mục đích, nội dung, không

đúng nguồn kinh phí, nhóm, mục chỉ

~ Các khoản chỉ chưa được thủ trưởng đơn vị (hoặc người ủy quyền),

quyết định chỉ, hoặc phê chỉ không đúng thẳm quyền, phê duyệt khi chưa

Trang 32

4L Các hoạt động kiểm soát nội bộ thu, chỉ tại cơ sở giáo dực đại học

thực

+ Đối với công tác thu:

~ Nhà trường quy định cụ thể về mức thu học phí, mức miễn giảm (nếu

có) của từng loại học phí và lệ phí, nhằm đảm bảo doanh thu bù đắp được chỉ

phí hoạt động và mang lại hiệu quả

- Phân công trách nhiệm, nhiệm vụ rõ rằng giữa các bộ phận, các

phòng ban chức năng, đồng thời có sự phối hợp kiểm tra, rà soát giữa các

phòng ban:

+ Phòng Quản lý học sinh ~ sinh viên: Chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm

soát số lượng học sinh — sinh viên nhập học, cập nhật hồ sơ, xét tuyển, phân

bổ lớp, cung cắp mã sinh viên, mã lớp, mã ngành phụ vụ cho các Phòng ban chức năng khác

+ Phòng Đào tạo: Chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra, kiểm sốt các

học phần, mơn học của sinh viên, phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch

đôn đốc sinh viên nộp học phí, chỉ khi nào có biên lai thu tiền của Phòng Tài chính — Kế hoạch, Phòng Đào tạo mới cho sinh viên tham gia kỳ thi kết thúc

môn

+ Các Bô môn, Khoa: Quản lý học sinh - sinh viên Khoa minh, theo đối báo cáo tình hình học sinh bỏ học cho Phòng Quản lý học sinh ~ sinh

viên, để kịp thời cập nhập, chuyên sang Phòng Tài chính - Kế hoạch để lập kế hoạch thu hợp lý nhất Đồng thời, có sự phố

chủ nhiệm với Phòng Tài chính - Kế hoạch để đôn đốc sinh viên nộp học phí,

hợp giữa các Khoa, Giáo viên

để đảm bảo nguồn thu cho nhà trường

+ Phòng Tài chính - Kế hoạch: Nơi trực tiếp thu nhận các khoản thu

Trang 33

26

các khoản thu với nhiệm vụ trực tiếp thu tiền, để tránh các hành vi sai sót, gian lận, đồng thời tăng cường khả năng đối chiều, kiếm soát lẫn nhau

Khi thu học phí,

định, các chứng từ thu phải được quản lý và theo dõi đánh số liên tục, chặt

chẽ Bảo quản chứng từ, tránh hư hỏng, mắt mát, thất lạc và cần gắn trách

nhiệm quản lý chứng từ thu cho một cá nhân cụ thể

“Thường xuyên đối chiếu số liệu giữa kế toán theo dõi các khoản thu và thủ quỹ Đồng thời, tiền hành kiểm tra công tác thu, có cơ chế kiểm soát đối

lệ phí đơn vị phải sử dụng chứng từ thu đúng quy

chiếu chéo giữa các bộ phân có liên quan, qua đó phát hiện kịp thời những sai sót trong bộ phận thu

'Hạch toán, mở số sách theo dõi chỉ tiết các khoản thu, phản ánh đầy đủ

số thu vào số sách và báo cáo của đơn vị Định kỳ, tiến hành đối chiếu số liệu giữa kể toán theo dõi thu và kế toán tổng hợp để phát hiện những sai lệch (nếu

có) và đảm bảo các thông tin về nguồn thu chính xác, đầy đủ

+ Đối với công tác chỉ

'Hoạt động kiểm soát tồn tại ở mọi bộ phận và mọi cấp độ tổ chức trong

một đơn vị

~ Phòng Tài chính - Kế toán, phối hợp với HĐQT, Ban Giám hiệu,

Phòng Đào tạo để xây dựng kế hoạch, dự toán chỉ tiêu cho từng năm, từng kỳ cu th

duyệt, phê chuẩn đúng thẩm quyền, đảm bao chat che kiếm

, đồng thời phải sát với thực tế Đồng thời, xây dựng quy

~ Các Khoa, bộ môn: lên kế hoạch giảng dạy, các học phần cụ thể cho

từng giáo viên trong khoa mình, kiếm tra giám sát việc giảng dạy của giáo

viên trong khoa mình, đồng thời quản lý nhân sự trong khoa mình, chấm ngày

Trang 34

Tài chính ~ Ké hoạch thanh toán cho giáo viên Bên cạnh đó, phối hợp với các

Khoa để giám sát, kiểm tra khối lượng và chất lượng giảng dạy giáo viên

thỉnh giảng để làm cơ sở thanh toán tiền Vào mỗi đợt thi kết thúc môn, Phòng Đào tạo chịu trách nhiệm, phân chia phòng thì hợp lý, phân công lập

danh sách cán bộ coi th, gởi về Phòng Tài chính - Kế hoạch để thanh toán

tiền hỗ trợ coi thi cho gido vién

~ Hội đồng quản trị, Ban Tài chính: Kiểm tra, rà soát, phê duyệt các nghiệp vụ chỉ tiền trước khi thực hiện

~ Phòng Tài chính — Kế hoạch: Chịu trách nhiệm trực tiếp đến việc chỉ

tiền, do vậy cần đảm bảo nguyên tắc bắt kiêm nhiệm, giữa nhiệm vụ chỉ

và nhiệm vụ kế toán theo doi chỉ (kế toán thanh toán) và một số nhiệm vụ

thuộc các thành phần khác có liên quan

Đồng thời, sử dụng chứng từ hợp lệ, phải có hệ thống số kế toán tổng

hợp và chỉ tiết rõ ràng đẩy đủ, để ghi chép kịp thời mọi nghiệp vụ phát sinh Thường xuyên đối chiếu, kiểm tra giữa các bộ phận

"Một số hoạt động kiểm soát nội bộ đối với các khoản chỉ cụ thể trong don vi

~ Kiểm soát chỉ thanh toán cá nhân:

+ Đối với các khoản chỉ lương, BHXH : Đầu năm, đơn vị lập dự toán

quỹ lương cho đơn vi dựa vào bảng kế hoạch giờ giảng của từng giảng viên,

'bảng lương năm trước và kế hoạch tuyển dụng của nhà trường Khi thanh toán lương, căn cứ vào hệ số lương, phụ cấp (nếu có) và thời gian làm việc trong

'tháng của từng người để thanh toán Quy: kiểm soát đòi hỏi sự phối hợp

chặt chẽ giữa bộ phận giám sát nhân sự và kế toán tiền lương để thường

xuyên theo dõi, cập nhật các biến động về tiền lương, BHXH của từng cán bộ,

Trang 35

28

+ Đối với các khoản chỉ cá nhân khác: Tủy theo từng nội dung chỉ cụ

thể mà cần có sự đối chiếu giữa các bộ phận liên quan khác làm căn cứ để

thanh toán

~ Kiểm soát chỉ hoạt động chuyên môn: Kiểm sốt thơng qua dự toán

và các định mức chi phí cụ thể, đồng thời cần có sự kiểm tra, kiểm soát chặt

chẽ ở các bộ phận Đối với các khoản chỉ mua hàng hóa, vật tư phục vụ chuyên môn, phải có dự toán được duyệt, có định mức sử dụng vật tư, dự trữ

hàng tồn kho Tăng cường kiểm soát khâu thu mua, vận chuyển bốc xếp, nhằm hạn chế tối đa các gian lận và sai sót

~ Kiểm soát các khoản chi mua sắm và sửa chữa: Hàng năm, lập kế hoạch mua sắm, chỉ phí sửa chữa thường xuyên, định kỳ các TSCĐ Tiến

hành công tác kiểm kê TSCĐ định kỳ

e Thông tin và truyền thông

“Thông tin bao gồm thơng tin bên ngồi, thơng tin bên trong nhà trường,

và nó đan xen với nhau Thông tin trong nhà trường thường sử dụng bằng văn

bản, chứng từ: văn bản của nhà nước, của Bộ giáo dục, của nhà trường, cá nhâ, các chứng từ kế toán hoặc các thông tin trong nội bộ nhà trường Các kênh thông tin thể hiện dưới hình thức khác nhau: truyền miệng, tạp chí, báo ai, internet

.£ Giảm sát

Là quá trình mà người quản lý đánh giá chất lượng của hệ thống kiểm

Trang 36

KET LUAN CHUONG 1

'Kiểm soát nội bộ được th giới đặc biệt quan tâm đến kể từ những năm

70 của thé ky XX sau hang loạt các vấn đề vẻ tài chính và chính trị xảy ra ở Hoa Kỳ Bao cáo COSO ra đời tạo nền tảng lý luận cơ bản về KSNB, COSO

đưa ra 5 bộ phận của hệ thống KSNB bao gồm:

~ Mỗi trường kiếm soát ~ Đánh giá rủ ro

~ Các hoạt động kiểm sốt ~ Thơng tin và truyền thông

~ Giám sit

Các bộ phận này chính là tiêu chí để đánh giá sự hữu hiệu của hệ thống,

chúng tác động qua lại lẫn nhau Một hệ thống KSNB hoạt động hữu hiệu có thể ngăn ngừa và phát hiện những sai phạm, yếu kém trong hoạt động tô chức

Tại các cơ sở giáo dục đại học tư thục, tự quyết định các khoản thu,

khoản chỉ của mình để đảm bảo cho hoạt động được diễn ra liên tục Do vay,

việc kiểm soát các khoản này rất được quan tâm

Chương 1 đã hệ thống về những vấn đề cơ bản về KSNB trong doanh nghiệp và KSNB thu, chi tai cơ sở giáo dục đại học tư thục Đồng thời, tạo cơ:

sở nghiên cứu và phân tích tinh hình thực tế kiểm soát nội bộ thu, chỉ tại

Trang 37

CHUONG 2

THYC TRANG KIEM SOAT NOI BO THU, CHI TAT

TRUONG CAO DANG PHUONG DONG DA NANG

2.1 TONG QUAN VE TRUONG CAO DANG PHUONG BONG DA NANG

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

"Theo quyết định số: 2983/1998/QD-UB ngày 26 tháng Š năm 1998 của

UBND thành phố Đà Nẵng cho phép thành lập Trường trung cấp dân lập Kỹ thuật Phương Đông) Là trường trung học dạy nghề dân lập đầu tiên của khu kinh tế - Kỹ thuật Phương Đông (gọi tắt là Trường trung cấp kinh tế

vực Miễn Trung và Tây Nguyên, với các nguồn lực và cơ cấu đảo tạo còn

nghèo nàn, trong những ngày mới thành lập trường phải đi thuê địa điểm tại 98 Núi Thành Đà dé tổ chức việc giảng dạy cùng với 15 cán bộ công nhân

viên, trong đó chỉ có 6 giáo viên giảng dạy, đào tạo các lớp trung cắp kế toán,

trung cấp tin học, trung cấp điện Đền năm 2007 Trường Cao đẳng Phuong

Đông - Da Ning được thành lập trên cơ sở Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ

thuật Phương Đông - Da Nẵng theo Quyết định số: 7444/QĐ-BGDDT ngày

20 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Dio tạo

Trường cao đẳng Phương Đông nằm trong hệ thống giáo dục đại hoc nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trực thuộc Bộ giáo dục và đảo tao

Đây là trường đa ngành, đa cấp học gồm các khối ngành kỹ thuật, kinh tế, y

tế, hành chính và chăm sóc sức khoẻ

~ Tên đầy đủ: Trường Cao Đẳng Phương Đông

~ Địa chỉ: 30-32 Phan Đăng Lưu, Phường Hoà Cường, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng

Trang 38

+ Web: huup/edpd edu vas

2.1.2 Cac ngành nghề đào tạo

ï¡ các ngành đào tạo cao đẳng, đào tạo 3 năm bao gồm: Kế

toán, Tài chính ~ Ngân hàng, Quản trị kinh doanh, Công nghệ kỹ thuật Điện —

Điện tử, Điều dưỡng, Dược

~ _ Các ngành đảo tạo hệ TCCN, hệ 2 nam: Did

đa khoa, Dược sỹ trung cấp, Kế toán doanh nghiệp, Marketing kinh doanh,

đường đa khoa, Y sỹ Kinh doanh Bưu chính ~ Viễn thông, Nghiệp vụ Văn thư - Lưu trữ, Nghiệp vụ

Thông tin - Thư viện, Điện tử dân dụng, Điện tử viễn thông, Điện công

nghiệp dân dụng, Tin hoe ứng dụng

~_ Các ngành đào tạo liên thông trung cấp lên cao đẳng, đào tạo 1,5 năm: Điều dường, Dược sỹ, Kế tốn, Cơng nghệ kỹ thuật Điện — Điện tử

-_ Bên cạnh đó, Trường có đào tạo chuyên đổi các ngành Trung cấp Điều dưỡng đa khoa, Y sỹ da khoa với thời gian đào tạo 12 tháng Đảo tạo

cấp chứng chỉ chuyên ngành Y học cổ truyền, Y học dự phòng, Điều dưỡng

nha kha, thời gian đảo tạo 6 tháng

2.1.3 Đặc điểm hoạt động tài chính

Trường Cao đẳng Phương Đông Đà Nẵng là một trường tư thục, hoạt

động tải chính của Trường là tự thu tự chỉ, tự đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động

Hoạt động tải chính của Nhà trường thực hiện theo quy chế chỉ tiêu nội bộ của Trường, Toàn bộ hoạt động tài chính được phản ánh trên chứng từ, số

sách kế toán thông qua phần mền kế toán máy Trường sử dụng Hệ thống TK

dung cho đơn vị HCSN ban hành theo Quyết định số 19/2006/QÐ - BTC

ngày 30/03/2006 của Bộ Tài Chính Theo quyết định 19/2006/QĐ ~ BTC, hệ

'thống tài khoản kế toán bao gồm 42 tài khoản trong Bảng cân đối kế toán và 7

Trang 39

32

với sự tự chủ về mặc tải chính thì hiện nay Trường chỉ sử dụng 30 tài khoản trong Bảng cân đối kế toán và 4 tài khoản ngoài bảng Năm tài chính bắt đầu

từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm

Hiện nay, nguồn thu của Trường chủ yếu từ học phí Các khoản chỉ chủ yếu của Trường bao gồm: các khoản chỉ thường xuyên : tiền lương, thưởng,

n giảng vượt giỏ

mời giảng; chỉ học bổng cho sinh viên; điện, nước; văn phòng phẩm và bên

phụ cấp và các khoản trích theo lương; chỉ trả chỉ tiền

cạnh đó còn có các khoản chỉ không thường xuyên: sửa chữa lớn TSCD và

mua sim TSCD

2.1.4 Tổ chức bộ máy quản lý tại Trường

Ngày đăng: 30/09/2022, 12:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN