1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

BÍ TÍCH hòa GIẢI đối với GIỚI TRẺ CÔNG GIÁO VIỆT NAM HIỆN NAY

21 1,6K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 563,18 KB

Nội dung

BÍ TÍCH hòa GIẢI đối với GIỚI TRẺ CÔNG GIÁO VIỆT NAM HIỆN NAY

Trang 1 Trung Tâm Học Vấn Đaminh. Triết Học Năm II. Niên Khóa 2010 - 2011 BÍ TÍCH HÒA GIẢI ĐỐI VỚI GIỚI TRẺ CÔNG GIÁO VIỆT NAM HIỆN NAY Bộ môn: Tích tổng quát Sinh viên: Phanxicô Xaviê Pio Nguyễn Văn Khoa, O.Carm. Giáo sư hướng dẫn: Lm. Giuse Phạm Quốc Văn, O.P. Nội Dung DẪN NHẬP 2 I. tích Hòa giải 2 1. Nguyên tổ sa ngã và hậu quả của tội nguyên tổ 2 1.1 Nguyên tổ sa ngã 2 1.2 Hậu quả của tội nguyên tổ 3 2. Hòa giải trong Cựu và Tân Ước 4 2.1 Hòa giải trong Cựu Ước 4 2.2 Hòa giải trong Tân Ước 4 3. tích Hòa giải trong Hội Thánh 5 3.1 Chúa Giêsu thiết lập tích Hòa giải 5 3.2 Hiệu năng của tích Hòa Giải 6 II. Một vài vấn nạn lớn hiện nay: giới trẻ thờ ơ, dửng dưng với tích Hòa Giải 7 1. Nguyên nhân ngoại tại 8 1.1 Nghi ngờ quyền tha tội của linh mục 8 1.2 E ngại, lo lắng khi xưng tội với linh mục 9 1.3 Xưng tội xong lại tái phạm nên thà không xưng tội 10 2. Nguyên nhân nội tại 11 2.1 Mất ý thức về tội, quen ở lì trong tội 11 2.2 Thất vọng về sự bất lực trước tội lỗi 12 2.3 Chưa cảm được tình yêu của Thiên Chúa tỏ lộ trong tích Hòa Giải 12 III. Tái khám phá vẻ đẹp của tích Hòa Giải 13 1. Vai trò của linh mục trong tích Hòa Giải 13 2. Tầm quan trọng của tích Hòa Giải trong đời sống đức tin 14 3. Tín thác vào lòng xót thương của Thiên Chúa 15 4. Tương quan giữa tích Hòa Giải với các tích khác 16 4.1 tích Hòa Giải tích Thánh Thể 16 4.2 tích Hòa Giải tích Rửa Tội 16 4.3 tích Hòa Giải tích Xức Dầu Bệnh Nhân 17 IV. Nhận định 17 1. Quyền tha tội của linh mục được chính Đức Giêsu trao ban 17 2. Thiếu kiến thức Giáo lý nơi giới trẻ 17 3. Mất phương hướng trong việc đưa ra chọn lựa chính 17 4. Tìm lại ý nghĩa đích thực đời sống Kitô hữu 18 KẾT LUẬN 18 Trang 2 DẪN NHẬP Các bạn trẻ ngày nay có một số quan niệm: nếu muốn xưng tội thì họ sẽ vô nhà thờ và thú tội với Chúa chứ linh mục có quyền gì mà tha tội. Một số người lại quan niệm: người Kitô hữu đã chịu Phép Rửa là được lên thiên đàng rồi, không cần phải lo sợ hay cố gắng nữa vì Chúa đã từng hứa: “Ai tin và chịu Phép Rửa thì sẽ được cứu độ.” i Một số bạn còn mạnh dạn tuyên bố rằng tôi chẳng có tội gì để mà xưng; hay nếu xưng tội xong, lại tiếp tục phạm tội thì thà đừng xưng tội. Vậy những quan niệm trên tự bản chất có đúng và phù hợp với giáo huấn của Hội Thánh không? Trong buổi tiếp kiến các đại biểu tham dự hội thảo do Tòa ân giải tổ chức sáng 25.03.2011, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã đề cập đến tích Hòa Giải. Ngài nói: “Trong thời đại phát triển chủ nghĩa tương đối và mất dần ý thức về bản thân, người ta ngày càng ít đến với tòa cáo giải.” ii Rõ ràng, lối sống đạo theo truyền thống trước đây đã tạo nên một sự ổn định trong tâm thức của người giáo dân về hình thức sống đạo: sống đạo có nghĩa là phải đi lễ ít nhất mỗi Chúa nhật, chịu các phép tích khi cần thiết, xưng tội theo luật buộc, v.v. Ngày nay, truyền thống đó đang mất dần, giáo dân được mời gọi đóng một vai trò tích cực hơn trong đời sống giáo xứ, thế nhưng, người ta lại ít đi lễ hơn, ít xưng tội hơn. Vậy đâu là nguyên nhân của việc các bạn trẻ Công giáo ngày nay, đặc biệt các bạn trẻ Công giáoViệt Nam lại rời xa tích Hòa Giải? Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả sẽ khởi đi từ việc tìm hiểu lại nguồn gốc của bí tích Hòa Giải cả trong Kinh Thánh Cựu Ước lẫn Tân Ước, cách thức Đức Kitô thiết lập và hiệu năng của tích Hòa giải, để tìm hiểu nguyên nhân của sự sút giảm niềm tin vào bí tích Hòa Giải nơi các bạn trẻ Công giáo, đâu là những khó khăn họ gặp phải dẫn đến những khủng hoảng hiện nay, qua đó khám phá lại vẻ đẹp và tầm quan trọng của tích Hòa Giải trong đời sống đức tin, ngõ hầu nhận ra lòng thương xót của Thiên Chúa và những chiều kích nhân bản thiết thân của tích này, và tìm kiếm những hướng đi thích hợp cho việc hiểu và sống ơn Hòa Giải trong đời sống Kitô hữu hôm nay. I. tích Hòa giải Tại sao chúng ta cần phải “Hòa Giải?” “Hòa Giải” giữa các đối tượng nào? Trong chương này, chúng ta sẽ tìm hiểu nguồn gốc của tội nguyên tổ và hậu quả của nó. Qua đó chúng ta tìm hiểu cách thức Thiên Chúa yêu thương con người, và không nỡ hủy diệt con người cho dù con người bất tuân lệnh Ngài qua việc Thiên Chúa hứa ban tặng Người Con trong Cựu Ước. Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa làm người, đã đến và thực hiện công cuộc hòa giải đó cách trọn vẹn nhất khi trao hiến mạng sống để giao hòa thế gian với Chúa Cha. 1. Nguyên tổ sa ngã và hậu quả của tội nguyên tổ 1.1 Nguyên tổ sa ngã Ngay sau khi nguyên tổ phạm tội, họ đã nhận ra mình trần truồng. Khi thấy Thiên Chúa đi qua, họ sợ hãi và chạy trốn Ngài. Thiên Chúa hỏi Ađam tại sao ông lại ăn trái cấm, ông liền đổ tội cho Evà: “Người đàn bà Ngài cho ở với con, đã cho con trái cây ấy, nên con ăn,” iii rồi khi Chúa hỏi Evà thì bà lại đổ tội cho con rắn: “Con rắn đã lừa dối con, nên con ăn.” iv Con người xung khắc và đổ tội cho nhau. Trang 3 Hình ảnh của nguyên tổ phạm tội cho chúng ta thấy: tội làm con người mất đi mối hiệp thông tương quan Cha-Con với Thiên Chúa; tội làm con người xa lìa Hội Thánh; tội còn làm con người xung khắc với anh em đồng loại và vũ trụ vạn vật; tội làm con người mâu thuẫn với chính mình. Kết quả của tội là việc con người bị Thiên Chúa đuổi khỏi “vườn địa đàng” v và đưa tới hậu quả của nó là sự chết. Từ nay con người phải làm việc vất vả, đổ mồ hôi thì mới có ăn. “Hội Thánh luôn dạy rằng chúng ta không thể hiểu được nỗi khốn khổ lớn lao đang đè nén con người cũng như việc họ hướng chiều về sự dữ và sự chết, nếu không nối kết chúng với tội Ađam ” vi Công đồng Trentô gọi hậu quả của nguyên tổ tội gây ra “cái chết của linh hồn,” vii mà mỗi người phải mang lấy khi sinh ra đồng thời truyền lại cho con cháu. 1.2 Hậu quả của tội nguyên tổ Thần học về nguyên tội tiếp tục được phát triển trong các nhà kinh viện. viii Sau này Công đồng Trentô đã xác định nó cách chính thức và được giảng dạy trong hơn ba thế kỷ. Nội dung giáo lý của công đồng Trentô có thể tóm tắt như sau: o Ađam đã phạm tội bằng một hành vi cụ thể, và ngang qua hành vi này, tội đã đi vào thế gian. o Tội Ađam được thông truyền cho cả nhân loại qua việc truyền sinh, nên mọi người (trừ Đức Kitô và Đức Maria) đều là tội nhân thực sự trước khi có một hành vi chủ ý nào. o Phép Rửa tẩy xóa hoàn toàn vết nguyên tội nơi con người, nhưng những hậu quả của tội này thì vẫn còn. Trong vấn đề nguyên tội, Giáo Hội đã ý thức về một tình trạng tội lỗi nơi con người vượt ngoài những tội cá nhân đã phạm. Đó là một tình trạng được gán cho sự đổ vỡ do con người ban đầu gây nên, và chỉ được cứu chuộc bằng việc đón nhận cái chết và sự phục sinh của Đức Kitô. Sau này, người ta sẽ ý thức hơn về sức mạnh của nó. Nó không chỉ là một tình trạng, nó là một thế lực. Thiên thần cũng là những thụ tạo được Thiên Chúa dựng nên. ix Nếu xét về phẩm giá, thiên thần cao quý hơn con người vì họ luôn được chiêm ngắm Thiên Chúa. Họ không có xác phàm mà chỉ có linh hồn thiêng liêng. Thế nhưng, ngay khi thiên thần sa ngã lập tức họ phải chịu hình phạt hỏa ngục. Còn con người sau khi sa ngã, phạm tội và chạy trốn, chính Thiên Chúa đã đi tìm con người: “Con người ơi! Ngươi ở đâu?” x Khi thấy con người nhận ra mình trần truồng và lấy lá kết lại mà che thân, Thiên Chúa thương xót họ vô cùng, chính Ngài làm những chiếc áo bằng da thú và mặc cho con người. xi Hơn nữa, Ngài còn hứa ban Đấng Cứu Thế đến giải thoát con người khỏi tội. Tội lỗi làm con người xa lìa Thiên Chúa và đáng phải chết. Nhưng tình thương của Thiên Chúa mạnh mẽ hơn gấp bội. Ngài không nỡ bỏ mặc con người, ngược lại muốn cứu họ khỏi tội lỗi và sự chết. Vì thế, Thiên Chúa hứa ban cho nhân loại Đấng Cứu Thế. Để thực hiện lời hứa này, Thiên Chúa đã quy tụ dân Israel để chuẩn bị cho Đấng Cứu Độ. Lịch sử của dân Israel để chuẩn bị cho Đấng Cứu Thế được gọi là thời Cựu Ước. Trong thời kỳ này, họ nhiều lần thất trung, phản bội. Hơn nữa họ tỏ ra là một dân tộc cứng đầu. Nhưng Thiên Chúa vẫn trung tín thực hiện lời hứa. Ngài dùng những hình phạt để Trang 4 dạy dỗ họ, và khi họ hối cải, Ngài lại thương cứu họ. Qua đó, chúng ta nhận thấy trong suốt lịch sử cứu độ: cả Cựu lẫn Tân Ước, Thiên Chúa luôn ao ước dân hòa giải với Người. 2. Hòa giải trong Cựu và Tân Ước 2.1 Hòa giải trong Cựu Ước Do Thái tuy là một dân tộc được Chúa chọn, được Chúa trực tiếp dạy dỗ qua các tổ phụ và các vị thủ lãnh, được Chúa bảo vệ và chiến đấu giúp họ chống lại các thế lực lân bang, được Chúa hiển minh và được Người thực hiện những kỳ công hiển hách, nhưng lịch sử dân Do Thái là lịch sử lặp đi lặp lại quá trình: tội, phạt, hối, cứu. Hình ảnh nhân từ tha thứ của Thiên Chúa, Đấng như lời Thánh vịnh đã nói: “Như đông đoài cách xa nhau nghìn dặm, tội ta đã phạm, Chúa cũng ném thật xa ta” xii là hình ảnh của một người Cha hằng thương xót con cái Ngài. Hơn nữa, rõ ràng Thiên Chúa Đấng Chí Thánh không thể dung nạp hay chấp nhận tội lỗi. Ngài sẵn sàng tha tội khi con người biết hối cải, nhưng Ngài cũng đòi buộc con người phải xưng thú tội lỗi đó và làm việc đền bù xứng đáng. Như trong Sách Lêvi đã viết: “Vậy khi ai mắc lỗi về một trong những điều trên, thì nó phải xưng thú tội mình đã phạm, rồi phải đưa đến dâng Đức Chúa lễ vật đền tội vì tội đã phạm, là một con chiên cái hay một con dê cái làm lễ tạ tội, và tư tế sẽ cử hành lễ xã tội cho nó khỏi tội.” xiii Chúng ta thấy trong Sách Lêvi đã xuất hiện các từ “xưng thú tội,” “lễ tạ tội,” “chiên,” “tư tế cử hành lễ xã tội.” Đó là những hình ảnh làm tiền đề cho tích Hòa giải sau này của Hội Thánh. Mệt mỏi và mất kiên nhẫn vì những cuộc hành trình dài và vô vọng trong sa mạc, đồng thời lại thiếu thốn lương thực, dân lại kêu trách Thiên Chúa, kêu trách ông Môsê, vì thế nhiều người bị rắn độc cắn và chết. Dân nhận ra lầm lỗi của mình và chạy đến với ông Môsê, xin ông cầu khẩn cùng Thiên Chúa thương tha tội cho họ. xiv Thiên Chúa phán với ông Môsê: “Người hãy làm một con rắn và treo lên một cây cột. Tất cả những ai bị rắn cắn mà nhìn lên con rắn đó, sẽ được sống.” xv “Ông Môsê làm bèn làm một con rắn bằng đồng và treo lên một cây cột. Và hễ ai bị rắn cắn, mà nhìn lên con rắn đồng, thì được sống.” xvi Hình ảnh con rắn đồng được treo lên trong sa mạc là hình ảnh báo trước Đức Giêsu Kitô, Đấng Cứu Thế, Con một Thiên Chúa, Đấng Thiên Chúa đã hứa và đã gởi đến thế gian. Người đã đi vào lịch sử của nhân loại, kết thúc thời kỳ chuẩn bị của Cựu Ước, mở ra thời Tân Ước. Người đã chịu khổ hình, bị đóng đinh và chết. Người hy sinh mạng sống để giao hòa thế gian với Chúa Cha. Người chết để cứu con người khỏi phải chết, và mang lại cho con người niềm hy vọng vào sự sống vĩnh cửu. 2.2 Hòa giải trong Tân Ước Điều mới mẻ của Kinh Thánh (cách riêng Tân Ước) là đặt tội của con người ở trong bối cảnh của Giao ước tình yêu, và đặt việc sám hối trong bối cảnh của việc mặc khải kế hoạch hòa giải của Thiên Chúa trong Đức Kitô. xvii Khởi đầu Tin Mừng được viết bởi thánh sử Máccô, sau khi Đức Giêsu chịu phép rửa và chịu cám dỗ trong sa mạc, Ngài đã khai mạc công việc rao giảng qua lời kêu gọi người ta sám hối: “Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng.” xviii Tại sao chúng ta cần phải sám hối? Trong Tin Mừng Luca, Đức Giêsu nói: “… nếu các ông không chịu sám hối, thì các ông cũng sẽ chết hết…” xix Trang 5 Trong Nho giáo, “Sám Hối” có nghĩa là: “Sám giả sám kỳ tiền khiên. Hối giả hối kỳ hậu quá” (Sám là ăn năn lỗi trước. Hối là chừa bỏ lỗi sau). Chỉ có “sám” mà không có “hối” thì tội vẫn còn đó. xx Lời Đức Kitô đòi buộc mỗi người phải xem xét lại mối tương quan giữa bản thân với Thiên Chúa, bản thân với người khác và với chính mình xem mối tương quan đó còn nguyên vẹn không hay đã bị yếu đi hoặc bị cắt đứt do bất hòa và do tội. Do vậy, tội là không yêu mến Thiên Chúa, tội là không yêu người. Tội làm ta xa Chúa, và vì thế tội làm hại đến Hội Thánh. Trong Tân Ước cũng có những phân biệt về mức độ trầm trọng của những tội khác nhau. Không phải mọi hành động đi ngược ý muốn của Thiên Chúa đều quan trọng như nhau. Chẳng hạn, thánh Gioan xin các tín hữu cầu nguyện cho những anh em phạm tội, ngoại trừ trường hợp “tội chết.” Hơn nữa, tội nghiêm trọng nhất là tội phạm đến Thánh Thần, sẽ không bao giờ được tha thứ. xxi “Vậy, nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hòa với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình.” xxii Một lần nữa Đức Giêsu đòi buộc sự hòa giải và nhấn mạnh sự cấp thiết của hòa giải. Rõ ràng khi phạm tội, chúng ta sống xa Chúa, không còn xứng đáng là con Thiên Chúa, không còn được kết hợp với Chúa. Xa Chúa có nghĩa là xa nguồn sống vì Thiên Chúa là sự sống, do đó chúng ta sẽ đau khổ và phải chết. Qua dụ ngôn chiên lạc trong Tin Mừng Mátthêu, chúng ta sẽ thấy thái độ của Chúa Cha với những người biết hoán cải, hòa giải. Ngài yêu thương từng người, từng cá thể. Không một ai bị loại khỏi tình yêu, lòng thương xót Thiên Chúa và Ngài mong muốn con người quay trở về với Ngài: Anh em nghĩ sao? Ai có một trăm con chiên mà có một con đi lạc, lại không để chín mươi chín con kia trên núi mà đi tìm con chiên lạc sao? Và nếu may mà tìm được, thì Thầy bảo thật anh em, người ấy vui mừng vì con chiên đó, hơn là vì chín mươi chín con không bị lạc. Cũng vậy, Cha của anh em, Ðấng ngự trên trời, không muốn cho một ai trong những kẻ bé mọn này phải hư mất. xxiii Hơn nữa, trong dụ ngôn “người cha nhân hậu” hay còn gọi là “người con hoang đàng” trong Tin Mừng Luca chương 15, từ câu 11 đến câu 32, chúng ta thấy rõ hình ảnh người con đại diện cho hối nhân, biết thống hối, ăn năn những lầm lỗi đã phạm: “Thôi ta đứng lên, đi về cùng cha và thưa với người: ‘Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha’.” xxiv Người cha trong ngụ ngôn chính là hình ảnh Thiên Chúa, Đấng luôn yêu thương, mong chờ chúng ta quay về với Ngài và sẵn lòng tha thứ mọi tội lỗi của chúng ta. Đây là hình ảnh rõ nét nhất trong Tân Ước của tích Hòa giải sau này của Hội Thánh. 3. tích Hòa giải trong Hội Thánh 3.1 Chúa Giêsu thiết lập tích Hòa giải “Bắt nguồn từ nhiệm cuộc cứu độ của Thiên Chúa, trải qua dòng lịch sử cứu độ, xxv bí tích Hòa Giải là hành vi cứu chuộc của Chúa Kitô, được thực hiện trong chính cuộc Vượt Qua của Người. Như vậy, tích Hòa Giải chính là sáng kiến của Thiên Chúa.” xxvi Vào chiều ngày Phục sinh, Chúa Giêsu hiện ra với các tông đồ, ban bình an cho các ông, xxvii Ngài nói: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha, anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ.” xxviii Hội Thánh nhận đây chính Trang 6 là thời điểm Đức Giêsu thiết lập tích Hòa Giải. xxix Hội Thánh không có quyền đặt ra những nghi thức như thế. “Đấng làm cho các nghi thức có ý nghĩa trong hoạt động tích là Đức Kitô. Chỉ mình Người mới có quyền làm cho cử chỉ này hay cử chỉ kia có một ý nghĩa với công hiệu tương xứng đối với các mầu nhiệm cứu độ của Người.” xxx Công đồng Vaticanô II đã lấy lại danh xưng: Hòa Giải. “Danh xưng này bao gồm 4 ý nghĩa: 1. Mầu nhiệm hòa giải, bắt nguồn từ sáng khởi của Thiên Chúa; 2. Tác vụ hòa giải, được Chúa Kitô ủy thác cho Hội Thánh; 3. Việc hòa giải về phía con người, biểu lộ qua việc thống hối và hoán cải; 4. tích Hòa Giải được cử hành.” xxxi Như vậy, con người, với tư cách là hối nhân, cần phải có các hành vi ăn năn tội hay sám hối, xưng thú tội và đền tội. “Sự xưng tội chỉ có tính tích, khi người ta làm một cách tự phát với ý sám hối để xin ơn tha thứ các tội mình đã phạm.” xxxii Như vậy, sám hối ăn năn là hành vi bên trong được tỏ lộ ra ngoài xuyên qua hành động xưng tội. “Việc thú nhận xưng tội với linh mục là một yếu tố thiết yếu của tích này.” xxxiii Qua hành động thú tội, hối nhân tuyên xưng, ca ngợi Thiên Chúa là Đấng Thánh và giàu lòng thương xót đối với tội nhân. xxxiv Việc đền tội là một quá trình giúp cho hối nhân hoán cải. Tóm lại, chúng ta thấy việc thống hối, xưng tội và đền tội, tất cả những điều đó là các hành vi của hối nhân, các hành vi đó tạo nên thành phần hoàn chỉnh của tích, tạo nên thành phần cấu tạo nên chất thể của tích Hòa Giải. xxxv Vậy đâu là mô thể của tích Hòa Giải? “Công thức giải tội” chính là mô thể của bí tích. “Thánh Tôma Aquinô nhấn mạnh đến công thức giải tội dưới dạng truyền lệnh, vì theo ngài dạng thỉnh cầu thiếu giá trị tích.” xxxvi Thật vậy, do các hành vi của hối nhân là thành phần của chính tích tích Hòa Giải hệ tại cuộc đối thoại giữa cha giải tội và hối nhân, nên nó cũng có giá trị chữa bệnh thuộc phạm vi luân lý và tâm lý và còn hơn thế nữa. Nếu Hòa Giải tích do Đức Kitô thiết lập và Hội Thánh thực thi quyền cứu độ của mình trong tích đó, thì nó cũng phải có một giá trị và một hiệu năng chắc chắn, biệt lập với hiệu năng luân lý và tâm lý qua các hành vi của hối nhân và của cha giải tội. xxxvii Tóm lại, chính Đức Kitô thiết lập tích Hòa Giải, Ngài là Con Thiên Chúa, là Thiên Chúa, Đấng duy nhất có quyền tha tội, và Ngài đã trao quyền đó cho các tông đồ. Hành vi sám hối, xưng tội, đền tội của hối nhân tạo nên chất thể của tích, công thức tha tội của Hội Thánh là mô thể. Chúng ta đã bàn khá nhiều đến khía cạnh tích của tích Hòa Giải, vậy khi hối nhân lãnh nhận tích Hòa Giải, họ sẽ nhận được những ơn nào? 3.2 Hiệu năng của tích Hòa Giải Trước tiên, “mục đích và hiệu quả của tích nàygiao hòa hối nhân với Thiên Chúa.” xxxviii “Theo thánh Tôma, chính Thiên Chúa ban ân sủng đánh động lòng người ta ăn năn trở lại với Người. Hành vi cải hóa này, xét theo nguồn gốc, phát xuất từ lòng nhân hậu của Thiên Chúa.” xxxix Như vậy, hành vi sám hối và trở về của hối nhân phải phát xuất từ sự tự do quay về với Thiên Chúa, từ bỏ con đường xấu trước đó, nhờ đó “hối nhân được phục hồi trong ơn nghĩa Chúa và liên kết với Người trong tình bằng hữu thắm thiết cao cả.” xl Vì thế, tích Hòa Giải phục hồi phẩm giá, phục hồi sự sống thiêng liêng và đặc quyền làm con cái Thiên Chúa nơi hối nhân xli đặc biệt là nối lại mối tương quan mật thiết với Ngài. Trang 7 Chúng ta thấy, “tội lỗi không chỉ xúc phạm đến Thiên Chúa, mà còn xúc phạm đến Hội Thánh nữa.” xlii Thế nên, hiệu quả thứ hai của tích Hòa Giải là “giao hòa hối nhân với Hội Thánh.” xliii Bí tích Hòa Giải tái tạo sự hiệp thông huynh đệ, mà tội lỗi làm tiêu hao hay cắt đứt. Theo nghĩa này, tích Hòa Giải không những chữa lành hối nhân vừa được hiệp thông lại với Hội Thánh, mà còn làm cho Hội Thánh thêm sức sống sau khi đã phải đau khổ vì tội lỗi của các chi thể. xliv Việc giao hòa với Thiên Chúa còn dẫn tới những sự giao hòa khác là chữa lành các vết thương do tội: khi được tha thứ, hối nhân được giao hòa với chính mình, nhờ đó tìm lại được chính mình; được giao hòa với anh em là những người họ đã xúc phạm và gây thương tổn; được giao hòa với Hội Thánh và vạn vật. xlv Khi đến với tích Hòa Giải, hối nhân đã đặt mình trước tòa phán xét mà họ sẽ phải chịu sau khi chết. Vì thế, chính nhờ sự thống hối, xưng tội và đền tội, nhờ việc quay về với Đức Kitô, họ đã được xét xử trước ngay ở đời này, đã chết cho tội và được ban lại sự sống mới. Vì thế họ sẽ không bị xét xử nữa. xlvi Vấn đề là Thiên Chúa đã tha thứ, hòa giải hối nhân với Người, thì hối nhân đâu cần phải làm việc đền tội nữa? Nói cho cùng, chẳng ai có thể đền bù cân xứng những gì mình đã gây ra. Tuy nhiên sự đền bù có giá trị bù đắp những tổn thương gây ra do tội, về mặt xã hội và tâm lý, nó mang tính cách chữa trị. Ngoài ra việc đền tội còn chứng tỏ thiện chí của hối nhân quyết tâm sống đời sống mới và thay đổi cuộc đời. Vì thế, tích Hòa Giải, từ cách hiểu đơn giản là “tha tội” đã mang đến hiệu quả khác là “chữa trị,” giúp chúng ta trở nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô hơn. xlvii Nhìn lại toàn bộ chương I, chúng ta nhận thấy tầm quan trọng của tích Hòa Giải: đó là một phần thiết yếu của sứ điệp Tin Mừng, hầu như được tìm thấy trên từng trang Tân Ước. Đức Giêsu đã rao giảng sứ điệp hòa giải, chính Ngài thiết lập tích hòa giải và trao quyền hòa giải cho Hội Thánh. Cuộc sống, cái chết và sự phục sinh của Ngài đều là thành phần của một mặc khải lớn: Tin Mừng loan báo Thiên Chúa luôn yêu thương mỗi người, sẵn sàng tha thứ và hằng mong mỏi con người quay về sống trong tình liên đới với Ngài, chia sẻ hạnh phúc của Ngài. Vậy nguyên nhân nào đã làm cho các bạn trẻ công giáo thời nay, đặc biệt các bạn trẻ tại Việt Nam ngày càng trở nên thờ ơ, dửng dưng với tích Hòa Giải. Vấn nạn đó sẽ được tìm hiểu và trình bày trong chương II của bài tiểu luận này. II. Một vài vấn nạn lớn hiện nay: giới trẻ thờ ơ, dửng dưng với tích Hòa Giải “Trong thời đại phát triển chủ nghĩa tương đối và mất dần ý thức về bản thân, người ta ngày càng ít đến với tòa cáo giải.” xlviii Đó là nhận định của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI trong thời gian gần đây. Nhận định đó đáng để chúng ta suy nghĩ và tìm hiểu nguyên nhân và tác động của việc người có đạo ngày càng thờ ơ, dửng dưng với tích Hòa Giải, đặc biệt đối với các bạn trẻ tại Việt Nam. Vậy đâu là nguyên nhân của vấn nạn trên. Việc tham dự vào tích Hòa Giải của một hối nhân có thể được phân tích theo ba khía cạnh: Cảm thức về tội lỗi và nhu cầu hòa giải và hoán cải; hiểu biết về vai trò trung gian của vị linh mục; nhận thức và giải thích các nghi thức. Trong từng nhân tố trên đây đều tồn tại những vấn nạn cần giải quyết. Trang 8 Chúng ta cùng khởi đi từ nguyên nhân ngoại tại, rồi đến nguyên nhân nội tại đối với người muốn xưng tội, để tìm ra những ngăn trở họ gặp phải khi đến với tích Hòa Giải, với ước mong góp phần nào đó để giúp các bạn trẻ trong thế giới hôm nay. 1. Nguyên nhân ngoại tại Tại Việt Nam hiện nay, chúng ta thấy người giáo dân vẫn đi xưng tội, vẫn có những dòng người xếp hàng dài tại các nhà thờ để lãnh nhận tích Hòa Giải đặc biệt trong những dịp chuẩn bị mừng lễ Phục Sinh hay Giáng Sinh. Ở nơi vùng sâu, sự xuất hiện của linh mục là một niềm an ủi không nhỏ cho người tín hữu, vì đây là cơ hội hiếm hoi cho họ được xưng thú những lỗi lầm họ đã phạm trong một thời gian dài, mà họ không thể xưng vì không có linh mục. Tuy nhiên, số người đi xưng tội đã giảm sút đáng kể, và hiện tượng ngày càng có chiều hướng gia tăng trong lớp trẻ hôm nay. Tại sao vậy? Có thể vì họ nghi ngờ tích Hòa Giải, nghi ngờ quyền tha tội của linh mục, e ngại, lo lắng khi xưng tội với linh mục, hay xưng xong lại tái phạm nên ngại xưng tội. 1.1 Nghi ngờ quyền tha tội của linh mục Cha Phan Tấn Thành có nêu ra một số vấn nạn từ phía giáo dân. Nhiều người cảm thấy ngại ngùng khi phải kể những tội của mình với một con người bằng xương bằng thịt như linh mục. Liệu xưng tội âm thầm với Chúa có hơn không? Ngay chính việc giải thích của linh mục nhiều khi cũng làm cho hối nhân bối rối. Đôi khi linh mục này tỏ ra nghiêm khắc về tội này, trong khi cùng một chuyện đó, vị khác thì coi như “không có gì mà ầm ĩ.” Hiện tượng người ta bỏ đi xưng tội dần, hoặc thôi không quan tâm đến tội nữa cũng thuộc vào những dấu hiệu của khủng hoảng. xlix Vì thế, chúng ta thấy việc giới trẻ nghi ngờ quyền tha tội của linh mục có liên quan trực tiếp đến tầm mức hiểu biết về giáo lý của họ. Đa số các bạn trẻ chấm dứt việc học giáo lý sau khi kết thúc các lớp giáo lý xưng tội, rước lễ và thêm sức. l Họ bước vào đời với vốn kiến thức giáo lý quá khiêm tốn. Trình độ giáo lý non kém không tương thích với đòi hỏi của một não trạng xã hội công nghiệp hiện đại. Thế nên, trước sự tấn công của các hệ tư tưởng vô thần, người trẻ dễ bị lung lay và mất niềm tin vào những gì đã được dạy. Nền tảng giáo lý yếu kém là lý do căn bản khiến các bạn trẻ nghi ngờ bản chất của tích: quyền tha tội của linh mục. Nếu một người quyết tâm xưng tội nhưng thay vì tìm đến với linh mục nơi tòa giải tội, người đó lại vào nhà thờ và muốn thú tội trực tiếp với Chúa, thì Chúa sẽ rất buồn lòng. Cho dù người có thực lòng ăn năn thống hối đi nữa thì điều Chúa muốn anh ta làm là hãy tìm một linh mục. Vì bản chất của tích Hòa Giải ngoài việc xét mình, ăn năn, thống hối là những hành vi bên trong, bạn còn phải biểu lộ ra bên ngoài bằng hành động “xưng”, “nói” ra những tội của bạn trước vị đại diện của Thiên Chúa là linh mục. Việc “xưng” đó thể hiện bạn thú nhận tội lỗi, nhận thức trách nhiệm trước tội lỗi để nài xin Thiên Chúa thương xót. Chắc chắn Thiên Chúa qua môi miệng của linh mục sẽ hướng dẫn bạn cách để chế ngự tội lỗi, và qua bàn tay của linh mục, Chúa sẵn sàng tha thứ những lỗi lầm của bạn. li Chúa Giêsu khẳng định: “Không ai có quyền tha tội ngoại trừ một mình Thiên Chúa.” lii Chính Chúa Giêsu, Ngôi Hai Thiên Chúa, đã công khai trao ban quyền tha tội đó cho các tông đồ và cho Hội Thánh: “Điều gì các con cầm buộc dưới đất, trên trời cũng sẽ cầm buộc, điều gì các con tháo cởi dưới đất, trên trời cũng sẽ tháo cởi.” liii Như vậy quyền Trang 9 tha tội của các giám mục và linh mục nhân danh Đức Giêsu không phải do họ tự nghĩ ra, nhưng là do chính Chúa Giêsu ban cho. Nói như thế không có nghĩa linh mục là chủ của ơn tha tội. Ngược lại các vị đó như dấu chỉ và dụng cụ Thiên Chúa dùng để tỏ lộ tình yêu và lòng từ bi của Ngài đối với tội nhân. Việc các bạn trẻ không muốn xưng tội với linh mục không những vì họ nghi ngờ quyền tha tội của linh mục, nhưng còn một nguyên nhân lớn khác đó là họ “e ngại,” “lo lắng” đặc biệt khi họ xưng tội với linh mục quen. 1.2 E ngại, lo lắng khi xưng tội với linh mục Lý do khác khiến các bạn trẻ ngày nay không muốn xưng tội với linh mục, đặc biệt linh mục quen, là bởi vì họ “e ngại,” “lo lắng” hay “sợ.” Đặc biệt ở những khu vực thiếu linh mục, người giáo dân không có chọn lựa nào khác ngoài việc phải xưng tội với cùng vị linh mục trong thời gian dài. Các bạn trẻ rơi vào lập luận: tại sao lại phải xưng tội rất riêng tư, thầm kín của mình với một người bằng xương bằng thịt, hơn nữa vị đó lại biết rất rõ về mình, vị linh mục đó có khinh khi mình không? Có kể tội của mình cho người khác không? Về phía thừa tác viên của tích Hòa Giải là các linh mục, các ngài là những người lắng nghe và ban tích Hòa Giải cho hối nhân. Việc ngồi tòa lâu ngày dẫn đến hiện tượng mỏi mệt, đơn điệu. Nhiều linh mục có thái độ nhàm chán với việc ngồi tòa, làm cho qua loa vì phải nghe đi nghe lại một số tội đơn giản của những người mà các ngài không biết mặt hoặc không có một tương quan nào với họ. Con số giáo dân xưng tội đông đảo vào các ngày lễ trọng làm cho các vị mệt mỏi và không còn thực hiện hết vai trò mục tử của mình. Hơn nữa, tuy rất hiếm nhưng không phải là không có một số linh mục quát mắng to tiếng làm cho hối nhân lo lắng và sợ hãi thực sự, thậm chí họ còn bị đuổi ra khỏi tòa cáo giải. Không ít linh mục còn giữ thái độ nghiêm khắc quá mức với người đi xưng tội khi nghe tội của họ, và nặng lời về những điều họ xưng thú mà không nghĩ gì đến hoàn cảnh khó khăn của họ. Người viết có hỏi nhiều thanh niên và thấy họ thường tránh né những vị này khi xưng tội, hoặc giấu không xưng thú điều mình (nghĩ là) phạm tội, vì không tin tưởng các vị sẽ giúp gì được cho mình nếu kể ra. Đã đến lúc chúng ta phải dừng lại để kiên trì nghiên cứu và suy nghĩ. Cần phải tìm hiểu vấn đề trong tất cả các chiều kích lịch sử, tâm lý và thần học của nó. Đã đến lúc thẳng thắn đối diện với các vấn đề về hối nhân và thừa tác viên của tích Hòa Giải. Mọi người thiện chí đều mong mỏi tìm kiếm một giải pháp cho tích Hòa Giải hôm nay, nhưng cũng cần phải sáng suốt trung thành với cả truyền thống. liv Vấn đề này không thể được lý giải cặn kẽ và hợp tình hợp lý ở khía cạnh tâm lý, nhưng về phương diện tích, có nhiều lý do để các bạn trẻ khi xưng tội, dù với linh mục quen, cũng sẽ không cảm thấy e ngại và sợ sệt nữa. Vì ngại và sợ chẳng qua là chưa hiểu rõ tích Hòa Giải. Đừng “ngại” cũng đừng “sợ ”vì tất cả những tội hối nhân xưng với linh mục, và những gì linh mục giải tội nghe đã được Thiên Chúa đóng ấn được gọi là “ấn tích giải tội.” “Ấn tích giải tội là điều bất khả vi phạm; do đó, tuyệt đối cấm chỉ cha giải tội không được tiết lộ về hối nhân bằng lời nói hay bằng cách nào khác, và vì bất cứ lý do gì.” lv Ấn tích này là một mật đòi buộc linh mục không được phép tiết lộ cho bất kỳ ai, hay dùng Trang 10 chúng để uy hiếp, làm phương hại đến hối nhân xưng tội. Nếu vi phạm sẽ bị những hình phạt rất nặng nề và nghiêm khắc. lvi Hơn thế nữa, khi giải tội, linh mục thi hành tác vụ của một vị mục tử nhân lành luôn đi tìm kiếm, chờ đón con chiên lạc, khi tìm được rồi thì băng bó, chữa lành các vết thương, và đón nhận con chiên lạc đó vào gia đình Hội Thánh. lvii Tiếc rằng những gì thực tế đang diễn ra chưa giải quyết được toàn diện các vấn đề. Vì thế, việc huấn luyện linh mục còn cần phải thích ứng hơn cho kịp với nhu cầu hòa giải của giáo dân trong bối cảnh Giáo Hội Việt Nam. 1.3 Xưng tội xong lại tái phạm nên thà không xưng tội Nhìn chung, các bạn trẻ hôm nay cảm thấy nghi ngờ tính hiệu quả của tích Hòa Giải khi phải xưng đi xưng lại một số tội quen thuộc mà không thấy sửa được những điều ấy. lviii Một số người lại quan niệm: người Kitô hữu đã chịu Phép Rửa là được lên thiên đàng rồi, không cần phải lo sợ hay cố gắng nữa vì Chúa đã từng hứa: “Ai tin và chịu Phép Rửa thì sẽ được cứu độ”. lix Một số bạn còn mạnh dạn tuyên bố rằng tôi chẳng có tội gì để mà xưng; hay nếu xưng tội xong, lại tiếp tục phạm tội thì thà đừng xưng tội. Chúa Giêsu đã khẳng định: “Ai tin và chịu phép rửa thì sẽ được cứu độ.” lx tích Rửa Tội là điều kiện cần thiết và là cửa ngõ để chúng ta gia nhập vào gia đình Hội Thánh, trở nên con cái Thiên Chúa và thành chi thể của Chúa Kitô. Khi lãnh nhận tích Rửa Tội, chúng ta được Thiên Chúa đóng ấn vĩnh viễn không những trong thân xác mà cả mạng sống. Khi lãnh nhận nước để rửa tội, chúng ta được dìm vào trong sự chết của Chúa Giêsu và cùng được mai táng với Người. Qua đó, chính Chúa Giêsu phục sinh ban lại cho chúng ta sự sống mới, sự sống thần linh trong Chúa Thánh Thần của Ngài, đồng thời Ngài còn thánh hiến chúng ta trở nên tư tế, ngôn sứ và vương đế. lxi Tuy vậy, sự sống mới ấy lại được chúng ta mang trong thân xác hay chết này. Sự sống ấy không loại bỏ bản tính yếu đuối, mỏng manh, cũng như không loại bỏ được khuynh hướng xấu nơi con người. Thiên Chúa ban cho chúng ta sự sống mới, đồng thời Ngài vẫn cho chúng ta có sự tự do để lựa chọn. Đôi khi chúng ta lại lạm dụng sự tự do đó để phạm tội. Tội nhẹ làm cho mối tương quan Cha – Con với Thiên Chúa bị yếu đi, tội trọng làm mất luôn mối tương quan đó. Thử hỏi một người đã chịu phép rửa, nhưng cứ tiếp tục phạm tội và ở lì trong tội của mình thì người đó có được cứu độ không? Chúa Giêsu đã nhắc nhở và cảnh giác chúng ta về sự sám hối: “Nếu các ngươi không sám hối, thì các ngươi sẽ chết.” lxii Khi lãnh nhận tích Hòa Giải, chúng ta được chính Chúa Giêsu Kitô, thầy thuốc của cả linh hồn lẫn thể xác tha thứ, chữa lành và phục hồi sự sống, chính những yếu tố đó mới đảm bảo sự sống vĩnh cửu cho chúng ta. Lại có những bạn trẻ lý luận rằng xưng xong rồi lại tiếp tục phạm tội, thà không xưng thì hơn. Ẩn sâu bên trong lý luận ấy là sự thất vọng về bản thân. Mỗi ngày chúng ta vẫn dùng đủ ba bữa: sáng, trưa, chiều đấy chứ nhưng sao ngày nào mà không ăn thì bụng cồn cào. Hai đặc tính căn bản để phân biệt “sự sống” với “cái chết” là sự sống có tổ chức và dinh dưỡng. Còn nếu chết rồi thì đâu còn cần dinh dưỡng nữa. Thân xác mà còn cần của ăn nuôi dưỡng như vậy, huống chi linh hồn. Linh hồn còn cần những của ăn thiêng liêng là chính Thánh Thể của Chúa Kitô và những ân sủng để nuôi dưỡng biết bao! Một khi bạn phạm tội trọng, thì bạn không được rước Mình Chúa. Thế nên cách duy nhất là bạn phải thống hối hết lòng và xưng tội. Sám hối, hoán cải là một hành trình dài của cả [...]... Vượt Qua của Người và bây giờ được thể hiện một cách riêng biệt qua tích Hòa Giải Tóm lại, cả hai tích Thánh Thể và tích Giải Tội đều là tích của việc trở lại và hòa giải cho người tín hữu có tội, mỗi tích ban ơn theo cách riêng của mình 4.2 tích Hòa Giải tích Rửa Tội Trong tích Hòa Giải, hối nhân thể hiện chức tư tế đã lãnh nhận trong tích Rửa Tội, vì các hành động thống... người công chính không cần hối cải.”lxxxvii Trang 16 4 Tương quan giữa tích Hòa Giải với các tích khác Bảy tích đều phát sinh từ cùng một căn bản chung là biến cố Vượt Qua của Chúa Kitô Mỗi tích tạo ra cách thế để con người cách nào đó có thể gặp gỡ Thiên Chúa Khi bàn về tích Hòa Giải, chúng ta cũng phải trình bày mối liên hệ của nó với tích Thánh Thể; tích Rửa Tội và tích Xức... sự thánh thiện của Hội Thánh được sáng ngời hơn 4.3 tích Hòa Giải tích Xức Dầu Bệnh Nhân Cả tích Hòa Giải tích Xức Dầu Bệnh Nhân cùng tha tội nhưng trong cách thế khác nhau và quy hướng về nhau tích Hòa Giải là dấu hiệu đặc biệt để Chúa Kitô ban ơn tha tội cho hối nhân qua dấu hiệu của việc hoán cải, ăn năn trở lại và qua việc hối nhân hòa giải trong Hội Thánh Còn tích Xức Dầu... làm cho tín hữu hiệp thông với Thiên Chúa và Hội Thánh một cách trọn vẹn hơn Vì thế, tích Hòa Giải là một hình thức hòa giải được thể hiện trong tích Thánh Thể mà tín hữu sẽ nhận lãnh Khi cử hành tích Hòa Giải tín hữu được tha các tội, được giải thoát khỏi tội vì tội làm cản trở việc hiệp thông với Thiên Chúa và với anh chị em khác Vì thế người ta phải nói rằng Tích Thánh Thể là nguồn tuyệt... phải xác tín rằng linh mục giải tội là một con người với tất cả sự nghèo khó và yếu đuối của kiếp người, để qua sự yếu đuối đó, Thiên Chúa tỏ lộ quyền năng yêu thương của Ngài cho hối nhân 2 Thiếu kiến thức Giáo lý nơi giới trẻ Nhận diện sự khủng hoảng nơi giới trẻ đối với tích Hòa Giải có liên quan trực tiếp với việc thiếu kiến thức GiáoHiện tượng các bạn trẻ bỏ học Giáo lý ngay sau khi được... chiến thắng tội lỗi trong thời cánh chung Như vậy, tích Xức Dầu vẫn giả thiết hướng về tích Hòa Giải nhất là trong trường hợp các tội trọng Dầu có liên hệ như chúng ta vừa trình bày trên đây thì tích Hòa Giải vẫn là dấu hiệu đầy đủ và đặc biệt của việc hoán cải và hòa giải của hối nhân, do đó trong trường hợp tội trọng, tích Hòa Giải cùng với việc xưng thú từng tội như luật đòi buộc vẫn cần... mới, được hòa giải với Hội Thánh, với anh em và với chính mình Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI nói: “Bài học lớn lao đầu tiên được dạy ở trường tích Hòa Giải là biết sống với các Điều răn, các mối Phúc thật và Lệnh truyền yêu thương.”lxxvi Thật vậy, tích Hòa Giải thể hiện thái độ và sự tự do của hối nhân thành tâm sám hối, ăn năn những tội lỗi đã trót phạm trong quá khứ và quyết tâm trở về với Thiên... tín của tích Rửa Tội trở nên chết và bất động nơi người tín hữu; nhưng khi hối nhân ăn năn thống hối chạy đến hòa giải với Hội Thánh trong tích Hòa Giải thì ấn tín Rửa Tội bấy giờ trở nên hoạt động Ý nghĩa của việc cử hành tích Hòa Giải thật rõ ràng và làm cho việc xưng tội có ý nghĩa đòi hỏi chúng ta phải cố gắng để cử hành và dấn thân trong việc trở về thực sự với Trang 17 Thiên Chúa, với Hội... nội tại là chính suy nghĩ, thái độ của các bạn trẻ dẫn tới việc họ dửng dưng, thờ ơ đối với tích Hòa Giải 2 Nguyên nhân nội tại Trước hết, phải khẳng định ngay rằng không thể có một sự hòa giải đích thực nơi tích Hòa Giải nếu hối nhân không có một cảm thức tự nhiên và thực tế về tội lỗi, cùng với một nhu cầu hòa giải và hoán cải Một phần của cảm thức này là vấn đề kinh nghiệm và sự tự nhận thức,... và tích Xức Dầu Bệnh Nhân là những Tích đem lại ơn tha thứ các tội 4.1 tích Hòa Giải tích Thánh Thể tích Hòa Giải là một bước chuẩn bị cần thiết để tín hữu có thể tham dự trọn vẹn vào trong việc cử hành Tích Thánh Thể Tính cách cần thiết này tùy thuộc vào ý thức của cá nhân về tình trạng tội phạm đã làm cắt đứt sự hiệp thông tới mức độ nào với Hội Thánh Bởi vì trong Thánh Thể người . bí tích khác 16 4.1 Bí tích Hòa Giải và bí tích Thánh Thể 16 4.2 Bí tích Hòa Giải và bí tích Rửa Tội 16 4.3 Bí tích Hòa Giải và bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân. BÍ TÍCH HÒA GIẢI ĐỐI VỚI GIỚI TRẺ CÔNG GIÁO VIỆT NAM HIỆN NAY Bộ môn: Bí Tích tổng quát Sinh viên: Phanxicô Xaviê Pio Nguyễn Văn Khoa, O.Carm. Giáo

Ngày đăng: 09/03/2014, 23:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w