1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Coastal development and sea level change during holocene in haiphong area đặc điểm phát triển bờ và dao động mực nước biển holocen ở khu vực hải phòng

18 6 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 1,1 MB

Nội dung

Trang 1

Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển, T4 (2004), Số 3, Tr.25-42 ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN BỜ VÀ DAO ĐỘNG MỤC BIỂN HOLOCEN

Ở KHU VỤC HẢI PHÒNG

TRAN BUC THANH®, DINH VAN HUY, NGUYEN CAN®, DANG DUC NGA®, Tóm tắt Về cơ bản, các kiến trúc hình thái dương và âm ở khu vực Hải phòng phát triển kế thừa trên nên các đới kiến trúc nâng và hạ tân kiến tạo và kiến tạo hiện đại Tuy

nhiên, kiến trúc hình thái âm vùng cửa sông Bạch Đằng phát triển mở rộng một phần cả trên nên đới nâng điểu hoà Đó là kết quả ảnh hưởng của biển tiến chân tĩnh Holocen ở một khu vực ven bờ địa hình bị chia cắt mạnh Trong Holocen, sự phát triển của khu vực ven bờ chịu sự chỉ phối của quan hệ tương tác của chuyển động kiến tạo, sự thay đổi mực biển Chân tĩnh và quá trình trầm tích Có sự khác biệt lớn về bề đày trầm tích Holocen thuộc các

hé tang Hai Hung (Qy.'? hh) va Thái Bình (Q„.Ÿ tb) trên các đới nâng và hạ kiến tạo Ở khu vực Đông Bắc, trầm tích chủ yếu là các tướng đâm lay sii vẹt và triểu thấp, rất hiểm gặp các

lớp móng tướng dưới triểu Trên các đới nâng mạnh và một phần nâng điều hoà, trầm tích

của cả hai hệ tầng này hầu như chỉ là tướng đâm lây sú vẹt.Tất cả các thêm tích biển bác (3-3.5m) tuổi đầu Holocen muộn, I (4-6m) tuổi giữa Holocen giữa, II (8-12m) tuổi cuối

Pleistocen muộn và các ngấn ăn mòn biển có độ cao tương đương trên vách đá vôi đêu nằm trên các đới nâng kiến tạo liện đại Có 5 hệ đê cát cổ Holocen được hình thành trong quá trình tiến hoá bờ, phản ánh khá rõ sự thay đổi tương đối của mực biển Hệ 1 cao 4-6m, tuổi giữa Holocen giữa, hệ 2 cao 3-3,5m, trổi đầu Holocen muộn; hệ 3 cao 2-2,5m, tuổi giữa Holocen muộn; hệ 4 cao 2,5-3m, tuổi cuối Holocen miện và hệ 5 cao 3-3,5m, tuổi hiện nay Trong đó hệ thứ 3 nằm giữa, thấp nhất, tuổi khoảng I nghìn năm trước Sự lài, lấn của đường bờ một số lần trong từng giai đoạn kể từ sau 7 nghìn năm chủ yếu do quan hệ giữa

tốc độ lắng đọng trầm tích và sự dao động mực nước biển như là kết quả tổng hợp của

chuyển động kiến tạo và nâng chân tĩnh ,

Đao động mực nước biển tĩnh ở khu vực trong Holocen được chứng tỏ là nâng cao dan cho đến ngày nay Trong khi đó, mực nước tương đối-vị trí đường bờ thay đổi dao động hình sin theo biên độ nhỏ dân qua trục mực biển trung bình hiện nay Vị trí nuực nước biển tương đối cao nhất +4-6m vào thời gian 5-6 nghìn năm trước, sau đó hạ thấp hơn hiện nay 2,5-4m vào 3-4 nghìn năm trước, tương ứng tuổi của văn hoá Hạ Long va đì chỉ khảo cổ Tràng Kênh Tiếp theo, vị trí mực nước tương đối nâng cao hơn hiện nay 3-3,5m vào 2-3 nghìn năm trước, rồi hạ dân thấp hơn hién nay 15m vao khoảng ] nghìn năm trước, sau đó nâng dân đến ngày nay Nhóm cư dân cổ Việt Khê phân cách về thời gian với cư dân cổ Tràng Kênh qua đợt biển lấn vào 2-3 nghìn năm trước Vào khoảng l nghìn năm trước, mực biển tương đối hạ thấp nhất trong Holocen muộn, khi mà đồng bằng châu thổ sông Hồng ít bị lí ngập

nhất .Một nghìn năm qua, châu thổ ở khu vực Tây Nam Hải Phòng vẫn tiếp tục bồi lấn ra

biển, trong điều kiện mực biển đâng cao nhưng nhỏ hơn tốc độ lắng đọng trầm tích Khoảng 3-7 trăm năm trước, Đồ Sơn gắn với đồng bằng bồi tụ để biến thành bán đảo Từ đó, vùng

cửa sông Bạch Đằng chuyển hoá từ chế độ châu thổ (delta) có động lực sông thống trị, sang

chế độ hình phễu (estuary) có động lực biển thống trị Cả ba trận thuỷ chiến Bạch Đằng ở

thế kỷ X-XIH đêu xảy ra khi vùng cửa Bạch Đằng còn ở chế độ châu thổ,-bờ lấn xa hơn ra

phía biển và lòng sông nông, hẹp hơn hiện nay

Trang 2

I MO DAU

Hải Phòng có vị trí đặc biệt, nằm chuyển tiếp giữa ven bờ Dong Bac va chau thổ sông Hồng, giữa kiến trúc Caledolit và trũng địa hào Kainozoi Do địa hình ven bờ đa đạng, có mặt cả đồng bằng, đồi núi lục nguyên, đá vôi và kiến tạo hiện đại phân dị sâu sắc thành các đới nâng, hạ nên ở đây hầu như có đầy đủ tư liệu về các sự kiện liên quan đến dao động mực nước Holocen ven bờ Đây là một khu vực thuận lợi cho nghiên cứu địa chất Holocen và vì thế đã được nhiều người quan tâm [7,9,18,20,22, 26] Dựa vào kết quả nghiên cứu nhiều năm về địa mạo, tân kiến tạo- kiến tạo hiện đại, địa tầng-cổ sinh và tham khảo các tài liệu khác, bài viết này trình bày những nét cơ bản về quá trình phát triển bờ và dao động mực nước Holocen ở khu vực ven bờ Hải Phòng, có liên hệ với một số di tích, sự kiện khảo cổ và lịch sử Mặc dù còn những hạn chế về số liệu tuổi tuyệt đối, bài viết đã cố gắng trình bày một cách có hệ thống bản chất, qui mô và trình tự diễn biến của các sự kiện phát triển bờ trong Holocen của Hải Phòng, được coi là đại diện cho ven bờ Bắc Bộ

H QUAN HỆ BỀ DÀY TRẦM TÍCH VÀ PHÂN DỊ KIẾN TẠO

Trầm tích Đệ tứ ở Hải Phòng dày từ vài mét đến trên trăm mét [9, 24, 26] Trong đó, trầm tích Holocen có chỗ dày tới 25-30m như ở Tây Nam Đồ Sơn Chắc chấn, Hải Phòng có mặt 4 hệ tầng theo thứ tự trẻ dần là: Hệ tầng Hà Nội (Q; „ hn) nguồn gốc aluvi sông; hệ tầng Vĩnh Phúc (Q„„¡ˆ vp) là phức hệ trầm tích châu thổ, nguồn gốc biển, sông biển,

aluvi sông; hệ tầng Hải Hưng (Q,y'? hh) nguồn gốc biển, sông biển và đầm lây biển; hệ

tầng Thái Bình (Q,¿` tb) đa nguồn gốc (hình 1) Ở Tây Nam Hải Phòng có thể có mặt hệ tầng Lệ Chi, tuổi Pleistocen sớm [26]

Trên nền phân dị phức tạp của vận động tân kiến tạo và kiến tạo hiện đại (TKT và KTHĐ) ở khu vực Hải Phòng có mặt các đới nâng, hạ tương đối (hình 2) Đó là các đới nâng Kiến An - Đồ Sơn, Thuỷ Nguyên - Quảng Yên, Cát Bà và các đới nâng điều hoà trong giai đoạn KTHĐ ở phía Tây Cát Bà, Nam Thuỷ Nguyên, Đông Bắc Kiến An - Đồ Sơn tạo thành những dải hẹp, chuyển tiếp và khâu nối các đới nâng và sụt hạ Các đới sụt hạ gồm đới Hải Phòng (hay vùng cửa sông Bạch Đằng) ở phía Đông Bắc và các đới Kiến Thuy-Tién Lãng, Vĩnh Bảo ở phía Tây Nam đới nâng Kiến An-Đồ Sơn [1, 2]

Trang 3

tích tụ biển bậc I Ở đới nâng điều hoà, trầm tích Q,y'? day 0,8-1,2m, Q,y* day 1,2-1,8m

Ở rìa đới sụt hạ tương đối, trầm tich Q,y'? day 1,5-6,5m, Q,y’ day 1,2-2,5m Ở trung tam

đới sụt hạ tương đối mạnh, trầm tích Q,y'” dày 8,2-11m, Q,„` dày 1,8-5m và phát triển rộng rãi bãi triều và hệ lạch triều [2, 22, 24] Ở các đới sụt hạ mạnh, bề dày Holocen thường trén 10m va dat trên 20m

Tại Hải Phòng, có thể phân biệt 3 kiến trúc hình thái dương (KTHT) và 3 KTHT am Chúng cơ bản phù hợp, phát triển kế thừa trên các đới nâng và hạ trong TKT và KTHĐ Tuy nhiên, do ảnh hưởng của biển tiến chân tĩnh Holocen, kiến trúc hình thái am Hải Phòng (vùng cửa sông Bạch Đằng) phát triển mở rộng trên cả các đới nâng điều hoà viền quanh các đới nâng mạnh, mặc dù trầm tích Holocen tại đây rất mỏng Căn cứ vào các dấu hiệu về sự thay đổi tướng và bề dày trầm tích, dấu vết đường bờ và ngấn biển cổ trên các đới kiến trúc TKT và KTHĐ khác nhau, và so sánh với biểu đồ dâng mực biển chân tinh cua Shepard (1963), da xác định được tốc độ nâng và sụt hạ ở các đới khác nhau trong Holocen Tốc độ nâng ở đới nâng tương đối mạnh, vào khoảng 1,8-2,0 mm/năm từ giữa Holocen giữa tới.nay Tốc độ hạ ở đới sụt Hải Phòng tương đối mạnh, vào khoảng 0,18 mm/năm từ đầu Holocen giữa tới nay và 0,20 mm/năm từ đầu Holocen muộn tới nay, cực đại 0,8mm/năm ở phần trung tâm [2] Hình 1 Mặt cắt trầm tích Holocen Hải Phòng a Mặt cắt trầm tích Holocen Kiến An - Cát Bà ° tỏa ste ase cà ) + Or BA fb

* Xa tae lye 1 Yok tay f ah An rer as gre % we Pyar : tye ¬ te inks the ade ard lng " eo ⁄ ở - 4 ` weer

+ \ Serer X V7 ees Cine t 3 b Re la wate đ ¬ si , [A ees ề ; oo + NN ~ a = i —¬— Mở ` — we > ` ¬ ~~] ~ Thành SS ^ KS ` PAD : 7 TT” i Ze bế “ES 2 ⁄ ir, f 2 +7 ; ff / ' Ni WY) UY; ⁄ MỊN Ghi chit: 1 Đá lục nguyên (LK 10/324 Lễ khoan và số liệu) 2 Đá gốc cacbonat -

3 Sét, sét - bột, cát bột xám vàng, xám nâu phần trên màu vàng loang lổ, nguồn gốc aluvi (châu thổ), tuổi Pleistocen muộn (am Q„¡?)

4 Cát hạt nhỏ xám vàng, nguồn gốc aluvi, tuổi Holocen sớm (aQ,v')

5 Sét - bột, sét xám đen, xám xanh, nguồn gốc biển và đầm lây - biển, tuổi Holocen sớm - giữa

(mbQy,'”)

6 Cát bùn xám đen nguồn gốc hồ -đầm lây, tuổi Holocen giữa (IbQ,,2) 7 Cát bột màu xám nâu, nguồn gốc biển, tuổi đầu Holocen muộn (mQ,¿Ätb,) 8a Cát biển tướng val bờ, tuổi Holocen mu6n (mQ,,"tb,)

Trang 4

9 Các trầm tích biển, sông - biển, hiện đại (m, am, Q,¿1b,): a Bãi bồi; b Bãi triều cao; c Bãi triều thấp; d Delta triều; e Luồng lạch

b Mặt cắt trầm tích Holocen Yên Lập - Cát Hải Ghi chú:

1 Cát nhỏ xám vàng, tướng aluvi, tuổi Holocen sớm (aQ,v})

PI Nền xét bột đẻo quánh, màu loang lổ, nguồn gốc châu thổ nổi, tuổi Pleistocen muộn (amQ,,’) x Mặt tích tụ giàu sắt tại ranh giới Holocen giữa và Holocen muộn Ý Vị trí lỗ khoan, hố đào *Su vet MBCN - Mực biển cao nhất MBTN - Mực biển thấp nhất MBTB - Mực biển trung bình

2 Sét, xanh lục, tướng hồ Holocen sớm - giữa (IQ,„!?)

3 Sét, bột xám xanh, xám nâu, xám đen, nguồn gốc biển và đâm lầy - biển, tuổi Holocen sớm -

giữa (m,bm Q,„'?) -

3a Cát biển tướng val bờ, tuổi Holocen giữa (mQ,,?)

4 Cát, bùn nhão, nguồn gốc hồ - đầm, tuổi Holocen giữa (Q,,2)

5 Cát bột tướng triều thấp và dưới triều, tuổi đầu Holocen muộn (mQ, #tb')

6 Sét bột xám xanh, nguồn gốc biển - dam lay (lagun), tuổi đầu và giữa Holocen muộn

(mbQ,,"tb'”)

6a Cát biển tướng val bờ, tuổi giữa Holocen muộn (mQ,vtb?) 6b Cát biển tướng val bờ, tuổi đầu Holocen muộn (mbQ, tb)) 7 Bùn bột nâu phủ mặt bãi triều lầy, hiện đại

7a Bùn bột tướng bãi triều thấp, hiện đại

Trang 5

Hình 2 Sơ đồ kiến trúc tân kiến tạo, kiến tạo hiện đại và biểu

hiện địa chấn vùng cửa sông Bạch Đằng dự hung - ng lên Te tang iM ; e BNE rasta xế | vớ “TAX ` XS ỜN ON Me VER LANG ld ` ef ¬ 7 Sor Ca : Sead \, “| Ghi chú: He 71 oe DA s 9| ae WAAL

- Đới kiến trúc nâng trong tân kiến tạo và kiến tạo hiện đại

- Đới biểu hiện nâng điều hoà trong kién tao

hién dai ;

- Đới có biểu hiện nâng hạ kiến tạo tương đối

trong giai đoạn hiện đại

- Ranh giới đới nâng hạ tương đối mạnh trong Holocen

- Đường đẳng trị biên độ nâng hạ kiến tạo

- Đứt gãy thuận vạch ngắn chỉ hướng cắm của

mặt trượt

- Đứt gấy sâu, hoạt động trong giai đoạn tân

kiến tạo vä kiến tạo hiện đại có biểu hiện động đất mạnh - Phương trượt của đứt gãy trong pha Oligocen - Miocen (P,-N,) - Phương trượt của đứt gãy trong pha Pliocen - Đệ tứ (N:-Q)

- Đứt gãy hoạt động trong giai đoạn tân

kiến tạo hiện đại có biểu hiện động đất

trung bình cao

- Dut gay hoat động trong giai đạon tân

kiến tạo hiện đại có biểu hiện động đất

trung bình cao

- Đứt gãy tân kiến tạo và kiến tạo hiện

Trang 6

Hình 3 Sơ đồ biến đổi vị trí đường bờ Holocen vùng cửa sông Bạch Đăng Tỷ lệ 1: 100000 0 1 2Km SA ŸsÂ2s2ssa.sEF đc tý if m ý AN ` 3 a ` ` Ly CV Vy GBP ` - MS : k NV Ả

¬— - an Bote `*Š TS v2 SKO KOS: “te ` js

` ‹ SÀN ne “y Ty ¢ MÔ, Ẳ ae 3% wm ` eet : wt > NS NC ˆ _ „ ~«e * \ Ae

Xà CN a 4 tủy lếu: ¿ca CỔ a ` có re NA 3T em a

` " * x : ? + Ti

f ha Lộ «> c3 vé „

> > aan : anes sự

— x sagen sane > “ my 3“ ea? = 4€ we XS v”

Poo cạn sa TNS Mai Nairn Tủ ` ca wee ee “ j w « " ^^ ou oS ` ` ws a7? if f : ” - + 4 a, ke : $ : a 24 2S ot ‘ 7 oo ED UE ‹ namie ¢ * ONS ERS * : ‹ _- sự Mee ewe ae vẽ " ¬ ‘a 1 ` Ầ này hon ng : 4 ¬ nề é ag an là Ầ THỦ ; Ta ¬ AY A POA pO ướn ủn - bin, 2“ ™ Anh Dú rig} me + KIEN THUY â 4 ti đ 1d HC CHỦ GIẢI Gita Holocen lita (3000-0000 ndin)

hy x ——(C tuổi ÍloloceH piĩa CÍDQD nằm]

Hang: Thang.” men

SOs Pres Dau Holecen mudn (Khouny 3000 udin

J— c——= \ — JU HÍfOlQCCH HUIỎN (khoảng 2300-3000 năm)

Bản có Ý—— Ga Hialocen nhiên (TQQỒ nằm) Exexese«xee Gitte Holacen mudn (300-70! nà]

Trang 7

Hình 4 Sự thay đổi mực nước đại đương trong Holocen " T T T Y T T T T T T T ——r fi Nahin nein tries t§ iD cA rr ^ + a - T_Xx</= = _— ——— "| - at fo ay SU - +7 da +1 ——_| 00000 (100/0) od iii nen c2, Theo Đ (1957) mmm Thea Shepard (1904 j 17 SO me Hinh 5 Biéu do dự kiến sự thay đối mực nước biển tương đối - vị trí đường bờ ở ven bờ Bắc Bộ if a » 6 $ af a Nginn nắp Diên ⁄Z eben Pee pan PSE “7 ¢ “ r „ ` ty “HA ae os

„" tia Lộc tHUÊ LAeng) THOO + SÄ nằm

7* tr Sơn (Ha Bie} 6296 2 60 adi {2 “ + gu + s Vv ain Got (ai Duong) S730 ts 0Ò nằm # Bs + Z⁄ k ‘ai Bea ng Hi thông] Xi ch OO) nada “ * rt 4 60 nein Hi ĐỒ năm + SỞ năm su Ot} Ill MOT SO DAC DIEM CO BAN DIA HINH VEN BO 1 Đồng bằng không bị ngập triều

Đồng bằng tích tụ sông - biển Pleistocen muộn ( Qạy), phát triển trên đới nâng điều

hoà TKT và KTHP tạo thành dải hẹp trong các thung lũng ở đảo Cát Bà, bề mặt cao 10-

Trang 8

15m, cấu tạo từ các trầm tích cát bột, sét màu vàng hệ tâng Vĩnh Phúc O Bac Thuỷ Nguyên, bể mặt thể hiện bằng những gò đống, tiếng địa phương gọi là các "đượng”, rộng từ vài chục đến vài trăm mÝ lộ ra trên bề mặt đồng bằng Holocen giữa Ở phía Tây

Bắc Hải Phòng, bề mặt bị phủ một lớp mỏng trầm tích sông biển Holocen giữa Ở Đình

Vũ, Cát Hải thuộc kiến trúc - hình thái hạ mạnh trong Holocen, bề mặt nằm sâu 12-13m dưới trầm tích Holocen

Đồng bằng tích tụ sông - biển Holocen giữa (Q„ˆ), phát triển trên đới nâng điêu

hoà, bê mặt có độ cao phổ biến 2-4m, phân bố thành các mảng lớn xung quanh các đới nâng và trên đới nâng điều hoà Trầm tích bề mặt là sét, bột, cát lẫn tàn tích thực vật của hệ tầng Hải Hưng Trên bề mặt phủ một lớp mỏng sét loang lổ do phong hoá nhẹ Sau khi được tích tụ, các chuyển động kiến tạo hiện đại đã nâng cao và hình thành bẻ mặt đồng

bằng này

Đồng bằng tích tụ sông - biển, dâm lây - biển tuổi Holocen muộn (QạŠ) trên đới

nâng điều hoà và suf TKT, khá rộng và thoải, cao 0,8-1,5m, có thể bị ngập nước khi

triều cao, nhưng có đê bảo vệ Bề mặt cấu tạo từ trầm tích bột, sét và tàn tích thực vật

thuộc hệ tầng Thái Bình, có bề dày trong đới nâng tương đối mạnh là Im, trong đới nâng điều hoà I,5m, trong đới võng hạ 2- 3m Ở rìa các đới nâng mạnh, một bộ phận

của bề mặt được nâng cao tạo thành dải thêm biển hẹp cao 3 - 3,5m 2 Đồng bằng ngập triều

Bai triéu cao phát triển trên đới nâng ở ven rìa đồng bằng, sát chân các đồi phía Bắc Thuỷ Nguyên trong KTHT dương Thuỷ Nguyên - Quảng Yên, bẻ dày trầm tích hệ tầng Thái Bình 1-1,Šm, mặt đáy nằm sâu -0,§ đến +0,6m Cấu trúc bãi (tính đến mực

OmHÐĐ) có 4 lớp từ trên xuống dưới: lớp 1- trầm tích rừng ngập mặn (RNM) màu xám nâu; 2- trầm tích RNM xám xanh; 3-trầm tích RNM xám nâu và 4- bột sét lót đáy loang

lổ Lớp 1 thuộc hệ tầng Thái Bình (Q,„)), lớp 2 và 3 thuộc hệ tầng Hải Hưng (Q,„'”), lớp

4 thuộc hệ tầng Vĩnh Phúc °

Bai triéu cao phát triển trên đới hạ phát triển rộng khắp Ở cửa sông Bạch Đằng, bề dày hệ tầng Thái Bình đạt 2-3m, đáy nằm sâu -2,5 đến -1,5m Cấu trúc bãi có 3 lớp đều thuộc hệ tầng Thái Bình: 1- tram tích RNM màu xám nâu ở bề mặt; 2- trầm tích

RNM xám xanh và 3- trầm tích bãi triều thấp Ở Tây Nam Đồ Sơn, cấu trúc bãi chỉ gồm

hai lớp Lớp trên bùn bột sét nâu, lớp dưới cát bột xám nâu

Bai triéu thấp phát triển trên đới sụt hạ thiếu hụt bồi tích, phân bố ở khu vực cửa sông Bạch Đằng, trên KTHT âm ở phía Bắc bán đảo Đồ Sơn, sụt hạ KTHĐ khá mạnh Do nguồn cấp bồi tích từ sông nhỏ, tốc độ ngập chìm (sụt hạ kiến tạo và dâng chân tĩnh) lớn hơn tốc độ lắng đọng, đã có tình trạng tích tụ không đền bù Quá trình xói lở bãi triều

Trang 9

cao, tích tụ bãi triều thấp diễn ra mạnh mẽ, đã tạo ra kiểu bãi triều mài mòn-tích tụ như ở Đượng Gianh (Phù Long)

Bãi triều thấp phát triển trên đới sụt hạ có đền bù bồi tích phân bổ ở phía Tây Nam Đồ Sơn trong KTHT âm Kiến Thuy - Tiên Lãng Nguồn bồi tích từ các sông Văn Úc, Thái Bình khá lớn nên tốc độ trầm tích lớn hơn tốc độ ngập chìm Cấu trúc bãi triều thấp chỉ gồm một lớp trầm tích cát bột có màu nâu, nâu xám, đang được bồi lấn biển ra biển

3 Các thêm tích tụ biển

Thêm tích tụ biển bậc IHI, Pleistocen muộn (Qui), trên đới nâng TKT, xâm thực yếu, cao 8-12m, dưới dạng đê cát, cuội sỏi nối đảo ở Đồ Sơn và Ao Cối - Cát Bà Ở Ao Gối thêm được cấu tạo bởi cát, sạn, cuội chứa mảnh san hô, vỏ thân mềm biển và đá cuội bazan Ở Đồ Sơn thêm được cấu tạo bởi cuội, sỏi, cát có độ mài mòn và chọn lọc tốt

Thêm tích tụ biển bậc II, Holocen giữa (Qnˆ) trên đới nâng và nâng điều hoà, cao 4 - 6m, phân bố hạn chế sát chân đồi ở Cát Bà, Đồ Sơn, Thuỷ Nguyên, được cấu tạo từ cất, cuội, sỏi màu xám vàng chứa vỏ thân mềm biển, tướng bãi biển Thêm được thành tạo khi biển mở rộng cực đại vào khoảng 5-6 nghìn năm trước

Thêm tích tụ biển bậc I Holocen muộn (Q„*) trên đới nâng và nâng điều hoà, cao 3- 3,5m, cấu tạo từ cát nhỏ, sạn, cuội, mài tròn, chọn lọc tốt, chứa thân mềm biển, tướng bãi biển, tuổi khoảng 2.000-3.000 năm trước Chúng gặp ở nhiều nơi như Đồ Sơn, Cát Bà, Bạch Long Vĩ, hiện đang bị xói lở phổ biến do sóng biển

4 Các hệ thống đê cát biển

Hệ Ï : cao 4-6m, tương đương thêm tích tụ bậc II, tuổi Holocen giữa, cấu tạo từ cát trung và thô, kéo dài từ Tiên Lãng (Khởi Nghĩa, Tiên Tiến) qua Quốc lộ 10 (Thuỷ Nguyên) và tiếp tục sang Quảng Yên

Hệ 2: cao 3-3,5m, tương đường thêm tích tụ bậc I, tuổi đầu Holocen muộn, khoảng 2000-3000 năm trước, cấu tạo bởi cát hạt nhỏ màu xám vàng, xám nhạt, phân bố sát hệ đê cát II ở Thuỷ Nguyên, tiếp tục kéo tới làng An Biên cổ ở nội thành rồi sang Kiến An, Tiên Lãng

Hệ 3: cao 2-2,5m, tuổi giữa Holocen muộn, khoảng 2000-1000 năm trước, cấu tạo bởi cát hạt nhỏ màu xám vàng đến xám nhạt, phân bố từ Phù Long, Cát Hải sang Tràng Cát và tiếp tục ở Kiến Thụy, Tiên Lãng

Hệ 4: cao 2,5-3m, tuổi cuối Holocen muộn, khoảng 700-500 năm trước, cấu tạo bởi cát hạt nhỏ màu xám, xám vàng, phân bố từ Đồ Sơn, Kiến Thụy sang Vinh Quang (Tiên Lãng)

Hệ 5: cao 3-3,5m, tuổi hiện nay, cấu tạo bởi cát hạt nhỏ màu xám nhạt, vàng nhạt, phân bố ở ven bờ Đượng Gianh, Cát Hải, Đình Vũ và Vinh Quang

Trang 10

Như vậy, theo mặt cắt ngang ra phía biển, độ cao các đê cát giảm dần từ hệ 1 đến hệ 3 chứng minh cho quá trình hạ thấp tương đối mực biển và độ cao tăng dân từ hệ 3 đến hệ 5 chứng minh cho quá trình nâng cao tương đối mực biển [7]

5 Các thêm mài mòn và ngấn biển cổ

Thém mai mon (bench) được hình thành ngay dưới chân vách đốc do giật lùi dần của vách dưới tác động của sóng biển và có độ cao ngang mực nước biển đương thời Ở Duong Gianh, Cát Hải, Đình Vũ có các thêm rộng 20-50m, cao 0,4-2m phát triển trên nên trầm tích bở rời do bờ đang bị xói lở Ở Đồ Sơn thêm mài mòn phát triển 3 bậc có độ cao khác nhau: bậc trên cao 2-2,5m ngang mực biển đầu Holocen muộn, bậc giữa cao ngang mực biển trung bình hiện nay và đang phát triển, bậc thấp cao -0,5 đến -1,0m so với mực biển trung bình, có lẽ ứng với mực nước hạ thấp vào khoảng nghìn năm trước

Các ngấn biển cổ Holocen dưới dạng các hàm ếch tạo ra do ăn mòn hoá học của nước biển và sóng vỗ trên vách đá vôi Cát Bà và Hạ Long đã được xác định có hai ngấn chính [18, 23] Ngấn trên cao 4-6m (so với mực biển trung bình hiện nay), tương đương thềm biển bậc II, ứng với mực biển tương đối nâng cao nhất vào giữa Holocen giữa, khoảng 5-6 nghìn năm trước Ngấn dưới cao 3-3,5m, tương đương thêm bién bac I, ứng với mực đỉnh của đợt biển lấn vào đầu Holocen muộn, khoảng 2-3 nghìn năm trước Gần đây, những số liệu tuổi tuyệt đối mới có ở vịnh Hạ Long và Ninh Bình cũng cho thấy ngấn trên tuổi tập trung vào 5-6 nghìn năm trước và ngấn dưới là 2-3 nghìn năm trước [10] Tại vùng bờ đá vôi Hà Tiên ở phía Nam, cũng tồn tại hai ngấn ăn mòn biển Ngan trên cao 45m cũng có tuổi tuyệt đối 5-6 nghìn năm trước, nhưng ngấn dưới cao 2,5m, khác với khu vực Hải Phòng-Hạ Long, có tuổi 4150 năm trước [13]

IV ĐẶC DIEM PHAT TRIEN VUNG VEN BO TRONG HOLOCEN

Cuối Pleistocen muộn có một đợt biển tiến vào ven bờ Bắc Bộ và khi rút đã tạo ra trầm tích thuộc hệ tầng Vĩnh Phúc Ở ven rìa đồi núi ở Đồ Sơn, Cát Bà đã hình thành các thêm tích tụ biển bậc II dạng nối đảo, trên vách đá vôi quần đảo Cát Bà, Long Châu và ở Thuỷ Nguyên còn dấu tích các ngấn mài mòn biển có độ cao 8-12m Một số giá trị tuổi tuyệt đối của các ngấn này đã được xác định, trẻ nhất là khoảng 33 nghìn năm trước [10] Sau đó là thời kỳ biển lùi, liên quan đến đợt băng hà lần cuối, đường bờ tiến ra ngoài cửa vịnh Bác Bộ Bề mặt đồng bằng Vĩnh Phúc vừa được thành tạo bị phong hoá mạnh có màu sắc loang lổ Quá trình sông hoạt động mạnh đã xâm cắt bề mặt đáy Vịnh Bác Bộ, tạo nên mạng thung lũng sông cổ bị ngập chìm có dạng cành cây và hầu hết có hướng nối với các sông trên lục địa hiện nay

Trang 11

thuỷ tĩnh toàn cầu và có ảnh hưởng của hoạt động kiến tạo trong phạm vi vùng trũng Hà Nội

Biển tiến trong thời gian Holocen sớm- giữa tạo ra tầng trầm tích Hải Hưng phổ biến tướng tram tích đầm lầy sú vẹt và bãi triều thấp Biển mở rộng cực đại vào khoảng giữa Holocen giữa (5-6 nghìn năm trước) Trũng Hải Phòng là một vịnh nông Hướng vòng cung Tây Bắc-Đông Nam, Đông Bắc-Tây Nam của các dải đồi núi đã tạo nên kiểu bờ dalmat 6 phia Bac.; Ria Tay Nam thuộc võng Hà Nội là một vịnh biển lớn hơn Đồi núi ở Thuỷ Nguyên, Đồ Sơn -Kiến An và Cát Bà là các đảo ven bờ Dấu vết đợt biển tiến này còn được ghi lại nhiều nơi trên vách đá vôi quần đảo Cát Bà, Tràng Kênh, Núi Voi dưới dạng ngấn ăn mòn, xâm thực mài mòn biển và vỏ hầu hà cổ bám ở độ cao 4-6m (hình 3) -

Cuối Holocen giữa đường bờ dịch dần ra phía biển cùng với sự thành tạo các đê cát hệ I kéo dài từ Quảng Yên, Núi Đèo đến Khởi Nghĩa (Tiên Lãng) Khoảng 4000-3000 năm trước đồng bằng lục địa ven biển đã được thiết lập ở Hải Phòng Trên mặt các thành tạo đê cát của hệ I đã tạo ra một lớp mỏng laterit gặp ở Quảng Yên và Tiên Lãng Dưới mặt bãi triều hiện đại (sâu-2,5 - 3m) ở Cát Hải, Đình Vũ thuộc đới hạ tương đối mạnh đã bắt gặp các trầm tích than bùn lục địa ven biển đạng thấu kính [20, 21]

Trong Holocen muộn, đường bờ biển lấn trở lại vào chừng 3000-2000 năm trước Biển lấn tạo ra một vịnh mới diện tích không khác nhiều so với Holocen giữa nhưng nông hơn Các tích tụ cát do sóng và dòng đọc bờ đã nối liền các đảo nhỏ riêng biệt ở Đồ Sơn thành một đảo duy nhất (trừ Hòn Dáu), nối liền Núi Đối với Thuy Hương và tạo nên các thẻm biển hẹp, cao 3-3,5m ở Cát Bà Sau đó, đồng bằng lại bồi tụ lấn ra biển, sóng vun tụ thành các đê cát thuộc hệ ÏÏ phân bố khá sát với hệ I ở Bến Giang (Quảng Yên), trầm tích cát của đợt biển lấn này đã phủ trùm lên lớp latcrit của hệ tầng Hải Hưng ` Vào khoảng 2000-1000 năm trước bờ biển tiếp tục tiến ra phía biển do tốc độ trầm tích lớn hơn tổng tốc độ nâng chân tĩnh (0,06mm/năm) và tốc độ hạ lún (0,2mm/nam) 6 các đới sụt hạ Nguồn bồi tích cung cấp từ Sông Hồng lên phía Bắc khá phong phú, đã tạo nên hệ đê cát III cao 2-2,5m kéo dài từ Phù Long, Cát Hải sang Đình Vũ, Trang Cát, Tân Trào, Toàn Thắng, Cổ'Am Đây là hệ đê cát kéo dài liên tục nhất, nhưng cũng thấp nhất ở ven bờ Hải Phòng, đánh dấu vị trí tương đối đường bờ - mực biển hạ thấp nhất

Một nghìn năm qua, mực nước biển dâng nhanh dần Vì thế, quá trình ngập chìm không chỉ xảy ra tích cực ở phạm vi hẹp của bồn trũng sụt hạ mà phát triển cả ở phần rìa có chế độ kiến tạo nâng yếu, trong điều kiện thiếu hụt bồi tích Khoảng từ một nghìn đến 3-7 trăm năm trước, mực nước chân tĩnh dâng nhanh dần, tốc độ ngập chìm đạt trên dưới 1,2mm/năm ở các trũng Tuy vậy, bờ biển vẫn tiếp tục di chuyển ra phía biển do bồi tụ mạnh Cuối thời gian này, hệ đê cát IV cao 25-3m kéo dài từ Hùng Thắng sang Đại Hợp, đến Bằng La được hình thành Hệ đê cát nối liền đảo Đồ Sơn và đồng bằng châu thổ vừa mới bồi tụ thành bán đảo Đồ Sơn

Trang 12

Cuối Holocen muộn (5-7 trăm năm qua), biển lấn vào lục địa ở phía Đông Bắc bán đảo Đồ Sơn do tốc độ tổng hợp sụt chìm (0,2-0,8mm/năm) và dâng chân tĩnh (0,5 - 1,5mm/năm) vượt tốc độ lắng đọng trầm tích (0,6-1,6mm/năm) Các đảo Phù Long, Cát Hai, Dinh Vũ bị xói lở thu hẹp diện tích Sản phẩm phá huỷ ra được sóng và dòng triều lên tích tụ hệ đê cát V cao 3-3,5m sát bờ Tây đảo, dọc cửa Nam Triệu, Lạch Huyện Ở khu vực Tây Nam tích tụ, châu thổ vẫn tiếp tục bồi tụ trong điều kiện ngập chìm có đền bù bồi tích Tuy nhiên, tốc độ bồi tụ ở đây không đều và có những pha bồi-xói xen ké chu kỳ ngắn Khu bờ Bằng La, Vinh Quang mấy chục năm trước bị xói lở mạnh, hiện nay đang có xu thế bồi tụ trở lại Cửa sông Văn Úc đang có xu thế hình phễu hoá

V DAO ĐỘNG MỰC NƯỚC BIỂN HOLOCEN

Biển tiến sau băng hà lần cuối bát đầu từ khoảng 17 - 18 nghìn năm trước, từ độ sâu 100 - 120m trên thêm lục địa Có ba quan điểm khác nhau về đợt biển tiến này (hình 4) Fairbridge (1961) cho rằng, mực nước biển đạt đến độ cao cực đại 3 - 4m vào khoảng 5 - 6 nghìn năm trước, sau đó dao động lên xuống nhiều lần cho đến hiện nay Trái lại, Shepard (1963) lại cho rằng, mực nước dâng cao dần cho đến hiện nay Quan điểm thứ ba, trong đó có Fisk (1957) cho rằng mực biển dâng cao bằng hiện nay và ổn định trong suốt 7-8 nghìn, 5-6 nghìn hoặc 3-4 nghìn năm trước Gần đây, trên quan điểm thuyết thuỷ đăng tĩnh, có xu hướng mới cho rằng mực nước đại dương dao động khác nhau từ khoảng 6-7 nghìn năm trở lại đây ở các khu vực khác nhau trên trái đất [1 I] và cả ba quan điểm trên đều có thể đúng ở từng khu vực cụ thể Vùng phía bán cầu Bắc của Tây Thái Bình Dương có mực biển cao nhất vào 5-6 nghìn năm trước rồi hạ thấp cho đến hiện nay Vùng Nam bán cầu, điển hình là đại lục Australia, mực nước có thể đạt tới mức hiện nay từ 3-4 nghìn năm trước và cơ bản ổn định cho đến bây giờ [17] Các vùng Tây Âu [8], Bắc Phi [16] và Bắc Mỹ [L5] có mực biển dâng cao dần suốt Holocen cho đến hiện nay

Trang 13

sau đó hạ thấp dần cho đến hiện nay Nhóm tác giả này đã tính toán lại số liệu của các biểu đồ đã có, xác định tuổi thêm tuyệt đối trong các lỗ khoan mới và đi đến kết luận rằng mực nước đâng cao liên tục đến hiện nay trong 7 nghìn năm qua và vào 7 nghìn năm trước thấp hơn hiện nay 9-l0m, và vào 4,5 nghìn năm trước thấp hơn hiện nay 5m Họ đã khảo sát lựa chọn 28 trong số hơn 300 di chỉ khảo cổ đá mới có niên đại 7-3 nghìn năm trước tập trung ở hạ lưu phía Nam sông Trường Giang và đi đến nhận định rằng bẻ mặt định cư của cư dân cổ nằm trong khoảng độ cao từ -3 đến +3m [3]

Ở Việt Nam trước đây phổ biến quan điểm của Saurin E, cho rằng mực biển Holocen cao nhất 4m vào 4500 năm trước và hạ thấp dần cho đến hiện nay Đến nay, tài liệu tích luỹ được cho thấy một bức tranh khác Tổng hợp tài liệu đã có về địa mạo, kiến tạo, địa tầng- tướng trầm tích, một số tuổi tuyệt đối và tham khảo tài liệu khảo cổ-lịch sử, sự thay đổi mực nước tương đối - vị trí đường bờ khu vực Hải Phòng kiểu dao động hình sin với biên độ nhỏ dân từ Holocen giữa đến nay đã được Trần Đức Thạnh đề xuất năm 1993 [22] Tài liệu khảo sát và nghiên cứu bổ sung ngày càng khẳng định và chính xác hoá kết quả nghiên cứu này Vào khoảng 7-8 nghìn năm trước, mực nước thấp hơn hiện nay 10- 14m Mực nước tương đối cao nhất +4-6m vào 5-6 nghìn năm trước, sau đó hạ thấp tương đối 2,5-4 m vào 3-4 nghìn năm trước, dâng cao tương đối đến +3-3,5m vào 3 nghìn năm trước, tiếp tục hạ thấp đến -1,5m vào 1 nghìn năm trước, sau đó dang cao dần đến hiện nay Tướng trầm tích Holocen vùng triều cửa sông Bạch Đằng chủ yếu là bãi lầy sui vet, triều thấp và đầm lây ven biển, rất hiếm các lớp mỏng xen kẹp tướng dưới triều [21, 24] Điều này chứng tỏ các ngấn biển nằm ở vị trí cao hơn hiện nay chủ yếu do nâng kiến tạo trên phạm vi các đới nâng trong TKT và KTHĐ Nếu tách riêng, sẽ có những đường biểu đồ dao động mực nước tương đối có hình dạng khác nhau ở các đới kiến tạo hiện đại sụt hạ, nâng điều hoà và nâng mạnh do ảnh hưởng rất quan trọng của chuyển động kiến tạo Biểu đồ xây dựng từ số liệu trên đới nâng điều hoà (nâng rất yếu hoặc bình ổn kiến tạo) sẽ gần dao động mực nước chân tĩnh nhất Dao động mực nước tương đối trong Holocen khu vực Hải Phòng tương tự ở đồng bằng châu thổ sông Trường Giang và dao động mực nước tnh ở đây phù hợp với biểu đồ của Shepard Có nghĩa là, vào 5-6 nghìn năm trước, biển tiến mở rộng nhất trong Holocen, lấn sâu vào lục địa nhưng mực nước tĩnh lúc đó thấp hơn hiện nay 5 - 7m (hình 5) Kết quả nghiên cứu gần đây ở ven bờ châu thổ sông Hồng cũng cho thấy kết luận tương tự về dao động mực nước biển tương đối trong Holocen

[25]

VI MỘT SỐ DẪN LIỆU KHẢO CỔ VÀ LỊCH SỬ LIÊN QUAN

Các nhóm cư dân văn hoá Soi Nhụ sống ở môi trường lục địa, khi mà biển tiến đang dâng nhưng còn ở rất xa Họ sống trong hang động trên lục địa như ở Đồng Đăng, Hà Lùng, Hang Dơi ( Hoành Bồ - Quảng Ninh), hoặc trên các đảo như ở Hang Duc, Eo Bua,

Trang 14

Áng Giữa, Đồng Câu (Cát Bà, Hải Phòng), hang Ma, Soi Nhụ ( Quảng Ninh) Ở Giáp Khẩu (Vịnh Cửa Lục); di vật của văn hoá này (2) bị chìm dưới biển và bị trầm tích bãi lầy biển phủ lên trên [5] Tuổi tuyệt đối đã được xác định bằng phương pháp C' cho văn hoá Soi Nhụ phổ biến 12-15 nghìn năm trước, có thể kéo dài tới 4-5 nghìn năm trước [12) Trong các tầng văn hoá chủ yếu phát hiện được các loại ốc nước ngọt (Melamia, Antimelania v.V.) rất hiếm vo so, 6c biển

Nhóm cư dân Tiền Hạ Long sống ngoài trời trên các bãi biển, chân đồi, sườn núi như ở Cái Bèo (Cát Bà) chủ yếu bằng đánh cá biển ở các cửa sông, vũng vịnh kín sóng, được định tuổi 5645 + 115 năm Có lẽ, đây là nhóm cuối cùng của một cộng đồng đã bị biển xâm lấn Lớp văn hoá Cái Bèo dưới nằm ngang mực biển trung bình hiện nay và thấp hơn mực triều cao 2m Chắc chắn, phân bố của các đi chỉ Tiền Hạ Long còn rộng rãi hơn nhưng hoặc bị ngập dưới nước, hoặc bị xoá dấu tích do sóng xâm thực ở các giai đoạn

sau

Sự thay đổi lớn của môi trường cổ địa lý Hải Phòng - Hạ Long có ý nghĩa cực kỳ to lớn đối với sự phát triển của cộng đồng cư dân cổ thuộc văn hoá Hạ Long [6, 12, 14] Văn hoá này thuộc hậu kỳ đá mới, đặc trưng bởi bôn, rìu mài tồn thân, bơn có nấc, rìu có vai và bàn mài có rãnh được nhà khảo cổ học Thụy Dién Anderson J G phat hién lan đầu vào năm 1939 tại một thêm biển trên đảo Ngọc Vừng Nó được phát hiện ở rất nhiều địa điểm trong các môi trường khác nhau như sườn đồi, doi cát, các cồn cát ven biển, các thêm biển và cả trong hang động Văn hoá Hạ Long xuất hiện nhiều trên các đảo, mà ngay điều kiện sống hiện nay cũng rất khó khăn, là một trong những minh chứng cho quá trình lục địa hoá khu vực vào 3-4 nghìn năm trước tại Tràng Kênh, thuộc vùng cửa sông Bạch Đằng, nơi đang chịu ảnh hưởng lớn của biển, đã phát hiện một di chỉ khảo cổ thuộc văn hoá Phùng Nguyên, có tuổi tuyệt đối khoảng 3000- 3400 năm trước [4] tức là cùng thời với văn hoá Hạ Long Tại đây, đã tìm thấy di tích lúa nước sớm nhất trong tầng văn hoá Nghiên cứu địa tầng và cổ địa lý đã chứng tỏ điều kiện môi trường cổ phù hợp cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp cấy trồng 0 Tràng Kênh Trong khi đó, chính nơi này hiện nay lại không phải là thuận lợi cho phát triển nông nghiệp do thường bị mặn hóa, chua phèn, ngập lụt Cư dân văn hoá Hạ Long có lẽ cũng chủ yếu sống nhờ nông nghiệp Đợt biển lấn vào đầu Holocen đã đẩy lùi cư dân văn hoá Hạ Long ra khỏi các đảo [20, 23]

Các mộ thuyền đã được phát hiện ở khu vực xã Phương Nam (Uông Bí) và thôn Việt Khê (Thủy Nguyên) Mộ thuyền được chôn trên bãi lầy ngập nước phản ánh môi trường và cách sống thích nghi của eu dan ven đầm lầy nước lợ mặn Tuổi của các mộ thuyền này được xác định bằng phương pháp C' khoảng 2000 - 2300 năm trước đây, ứng với thời gian cuối của đợt biển lấn đầu Holocen muộn, chuyển sang biển lùi vào giữa Holocen muộn Cư dân Việt Khê cổ ngăn cách về thời gian với cư dân Tràng Kênh cổ qua một biển lấn vào đầu Holocen muộn

Trang 15

Khởi đầu giai đoạn phát triển vùng bờ Bác Bộ một ngàn năm qua cũng chính là sự mở đầu của Vương triều Lý trong lịch sử Việt Nam Đây cũng là thời điểm ghi nhận chính thức việc xây dựng hệ thống đê ngăn lũ ở vùng đồng bằng Sông Hồng, mà lũ ngập liên quan đến dâng cao mực biển như là một hậu quả quan trọng Tài liệu sưu tập của Ban Nghiên cứu Lịch sử Hải Phòng cho thấy những di tích văn hoá liên quan đến thời Lý ở Hải phòng đều có xu hướng tập trung sát hệ đê cát cổ thứ 3, thấp nhất trong 5 hệ Thời nhà Lý, đồng bằng sông Hồng ở thế đất cao ráo nhất trong Holocen muộn, có lẽ là một thuận lợi để Lý Công Uẩn dời đô ra Hà Nội Từ đó đến nay, mực biển dâng cao dần, dẫn đến ngập lụt ngày càng tăng và hệ thống đê sông-biển ngày càng phát triển

Trong vòng 1000 - 500 năm trước, vùng cửa Bạch Đằng nằm trong chế độ bồi tụ mạnh mẽ của cửa sông châu thổ Đến khoảng 700 - 500 năm trước, quá trình bồi tụ lấn biển đã nối đồng bằng Kiến Thụy với đảo Đồ Sơn trước đây thành bán đảo Từ đó, bán đảo Đồ Sơn trở thành một kè tự nhiên chắn bùn cát nguồn gốc sông Hồng dọc bờ từ phía Tây Nam di lên, làm cho khu Đông Bắc Đồ Sơn bị thiếu hụt bồi tích nghiêm trọng Đó là một lý do quan trọng để hơn nửa thiên niên kỷ qua, vùng cửa Bạch Đằng chuyển từ kiểu cửa sông châu thổ (dương) sang kiểu cửa sông hình phễu (âm) và bờ biển phía ngoài bị xói lở mạnh mẽ Dân đảo Cát Hải thường truyền kể lại rằng, ngày xưa Cát Hải mở rộng đến giáp Đồ Sơn và hai nơi cùng nghe chung tiếng gà gáy Từ ngàn năm trước đường bờ đã nằm phía ngoài Cát Hải và trên 5 trăm năm trước, bờ biển vùng cửa sông Bạch Đằng mở rộng hơn nhiều ra phía biển Trận địa cọc năm 93§ có lẽ nằm phía ngoài cửa Nam Triệu hiện nay Nằm trong chế độ cổ địa lý châu thổ, sông Bạch Đằng vào thế kỷ XIH có thể nông và hẹp hơn hiện nay nhiều Trận địa cọc năm 1288 có thể giăng qua chính ngang sông Bạch Đăng, ngày nay bị mất đi do dòng sông bị xâm thực mở rộng và khoét sâu Bai coc tim được ở sông Chanh chỉ là bãi phụ chặn sông nhánh [19]

VIIL KẾT LUẬN

Trong Holocen, sự phát triển địa chất khu vực ven bờ Hải Phòng chịu sự chi phối của tương tác kiến tạo - chân tĩnh - trầm tích Sự thành tạo các bậc thềm I (3-3,5m), II (4- 6m), IH (8-12m) và các ngấn biển trên vách đá, do nguyên nhân nâng kiến tạo trên các đới nâng Có 5 hệ đê cát cổ Holocen, thấp nhất là hệ thứ 3 nằm giữa, tuổi khoảng I nghìn năm trước Sự lùi, lấn của đường bờ một số lần trong từng giai đoạn từ sau 7 nghìn năm chủ yếu do khả năng đền bù trầm tích và dao động mực nước như là kết quả tổng hợp của chuyển động kiến tạo và nâng chân tĩnh

Trang 16

của văn hoá Hạ Long và di chỉ Tràng Kênh Tiếp theo, mực nước tương đối nâng cao +3- 3,5m vào 2-3 nghìn năm trước, rồi hạ dần thấp hơn hiện nay -1,5m vào khoảng I nghìn năm trước, sau đó nâng dần đến ngày nay

Vào thời khoảng 1 nghìn năm trước, mực biển tương đối hạ thấp nhất trong Holocen

muộn và đồng bằng ít bị lũ ngập nhất Khoảng 5-7 trăm năm trước, Đồ Sơn gắn với đồng bằng bồi tụ để biến thành bán đảo Từ đó, vùng cửa sông Bạch Đằng chuyển hoá từ chế

độ châu thổ (delta) có động lực sông thống trị, sang chế độ hình phéu (estuary) có động

lực biển thống trị

10 H1

40

Bài báo nhận được sự hỗ trợ của Chương trình Nghiên cứu cơ bản, Đề tài 734501

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nguyễn Cẩn, Nguyên Đình Hoè, Trần Đức Thạnh và nnk, 1994 Hoạt Động đứt gãy hiện đại vùng Hải Phòng- Quảng Yên Tài nguyên và môi trường bién T.II NXB KH&KT Ha Noi Tr 61-65

Nguyễn Cẩn, Trần Đúc Thạnh và nnk, 1995 Địa mạo-tân kiến tạo khu vực Hải

Phòng Chuyên đề thuộc để án: Điều tra địa chất đô thị Hà Nôi- Hải Phòng Lưu trữ

tại Cục Địa chất Việt Nam

Chen, Z., D.J Stanley, 1997 Sea-level rise on Earstern China’s delta Journal of

Coastal Research, vol.14, No.1, pp 360-366

Nguyén Kim Dung, 1990 Di chi xudng Trang Kénh (Hai Phong) qua hai lan khai

quật Khảo cổ học No.3 Tr 64-82

Fontaine, H Delibrias, G 1974 Nivaux marine pendant le Quaternaire au Vietnam Arch Geol V.N No.17 pp.35-44

Nguyễn Văn Hảo, 1978 Mười năm nghiên cứu khảo cổ học thời đại mới Việt Nam Khảo cé hoc No.4 Tr.14-17

Định Văn Huy, Trần Đức Thạnh, 1994 Sự phát triển đường bờ ở khu vực Hải Phòng - Quảng Yên Tài nguyên và môi trường biển T.IL NXB KH&KT Hà Nội Tr 61-65

Jelgersma, 1979 Sea level change in the North Sea Basins The Quaternary history of the North Sea Acta Univ Uppsala Sym pp.233-248

Hoàng Ngọc Kỷ và nnk, 1978 Báo cáo bản đồ địa chất 1/200.000 Hải Phòng - Nam

Định Lưu trữ tại Cục Địa chất

Doãn Đình Lâm, W.E Boyd, 2001 Một số dẫn liệu về mực nước biển trong

Pleistocen muộn-Holocen vùng Hạ Long và Ninh Bình Các khoa học về Trái đất No.23(2) TR 86-96

Trang 17

12 13 14 15 16 17 15 19 20 21 22 23 24 25 26 special references to sea-level changes and human impacts Geological Survey Seminar No.267 Hà Hữu Nga, Nguyễn Văn Hảo, 1998 Hạ Long thời tiền sử NXB Thế Giới Hà Nội Tr.1-319

Nguyen, V.L., Ta, T.K.O., M M Tateishi, 2000 Late Holocene depositional environment and coastal evolution of the Mekong River Delta, Southern Vietnam Journal of Asia Earth Science No.18.pp .427-439

Hà Văn Phùng, 1983 Văn hoá Ha Long trong hệ thống Phùng Nguyên-Đông Sơn Khảo cổ học No.1.Tr.36-46

Shepard F.P 1964 Submarine Geology Happer and Row, Pub New York, Evanston and London.pp 1-557

Stanley, D.J.,A.G Warne, 1993 Nile Delta: Recent geological evolution and human impact Science Vol.260 pp.628-624

Roy, P.S., E.A Crawford, 1979 Holocene geological evolution of the southern Botany Bay-Kurnell Region, Central New South Wales coast New South Wales Geological Survey-Records 20 (2) pp.159-12

Trần Đức Thạnh, Đỉnh Văn H uy, 1987 Các mực biển cổ Holoxen ở vùng ven bờ Đông Bắc Những phát hiện mới về KCH năm 1987 Viện KC, Hà Nội Tr 20-21 Trần Đúc Thạnh, 1988 Một vài suy nghĩ về trận dia coc Bach Dang 1288 Nghién cứu lịch sử Hải Phòng No13 Tr.1-7

Trần Đúc Thạnh, 1991 Dẫn liệu về đợt hạ thập mực nước vào cuối Holocen giữa - đầu Holocen muộn ở vùng ven bờ Đông Bắc Việt Nam TC Các khoa học về Trái Đất 10/3-4: 50-53 Hà Nội

Trần Đức Thạnh, 1993 Các phức hệ sinh thái tảo Silic (Diatomeae) trong trầm tích Đệ tứ vùng triều Hải Phòng - Quảng Yên Tạp chí Khoa học Đại học Tổng hợp Hà Nội S61 Tr 34 - 40

Trần Đức Thạnh, 1993 Tiến hoá địa chất vùng cửa sông Bạch Đằng trong Holocen Luận án Phó Tiến sỹ Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội

Trần Đúc Thanh, 1998 Lịch sử địa chất Vịnh Hạ Long NÑXB Thế Giới - Ban Quản li VHL Ha Noi Tr 1- 94

Trân Đức Thạnh, 1999 Địa tâng Holocen và cấu trúc bãi triéu ven bờ Hải Phòng Các khoa học về trái đất No.3(21) Hà Nội Tr 197-206

Dinh Van Thuan, Nguyén Dich Dy, Dé Văn Tự và Nguyễn Quang Mạnh, 2002 Biến động các bãi triểu cửa sông và dao động mực nước biển ven đồng bằng châu thổ sông Hồng Tạp chí Các Khoa học về trái dat No 24 Tr.111-122

Ngơ Quang Tồn và nnk, 1993 Báo cáo địa chất và khoáng sản thành phố Hải Phòng Bản đồ tỉ lệ 1/50.000 Lưu trữ tại Cục Địa chất Việt Nam

Trang 18

COASTAL DEVELOPMENT AND SEA LEVEL CHANGE DURING HOLOCENE IN HAIPHONG AREA

TRAN DUC THANH, NGUYEN CAN, DANG DUC NGA, DINH VAN HUY Summary In principal, the positive and negative morpho-structures in Haiphong area are developed on inheritable basement of depressed and uplifted zones of neotectonic and recent tectonics However, the negative morpho-structure on the Bach Dang estuary expands partly to weakly uplifted zones It is a influence of Holocene eustatic transgression in a coastal landform separated strongly During Holocene, the coastal development in Haiphong has been regulated by the interaction of tectonic movement, eustatic change in sea level and deposition There is a quite difference in sedimentary thickness of Holocene formations of Hai Hung (QIV 1-2 hh) and Thai Binh (QIV-3 tb) at the uplifted and downed tectonic zones In the northeast part, the sedimentary facies are mangrove swamp and tidal flat commonly, and the thin layers of subtidal facies are very limited In strongly uplifted zones and weakly uplifted zones partly, sediments of these formations belong mostly to the facies of mangrove swamps All marine terraces included level I of 3-3.5m high and early late Holocene, level II of 4-6m high and middle-middle Holocene and level Il of 8-12m high and lately late Pleistocene, and the marine notches in equivalent heights on limestone cliffs are located on the uplifted recent tectonic zone Five systems of sand beach ridges formed during coastal evolution reflect obviously the relative change in sea level The first is of 4-6m high and nuddle-niddle Holocene age; The second is of 3-3.5m high and early late Holocene; The third is of 2-2.5m high and middle late Holocene; The fourth is of 2.5-3m high and lately late Holocene; and The fifth is of 3-3.5m high and present time From them, the third system is lowest and was formed at about | ky BP During last 7 ky, the shoreline move seaward or landward several times that is caused mainly by the relationship between depositional rate and sea level fluctuation as a combination of tectonic novement and eustatic rise

The eustatic change in Holocene sea level in this area was proved to rise up present level Meanwhile, the coastline change-relative sea level fluctuation has a sinuous shape on axis of present mean sea level (MSL) with its amplitude smaller after time The relatively sea level was highest from + 4-6m above MSL at about 5-6 ky BP Then, it dropped down 2.5-4m below MSL at about 3-4 ky BP corresponding to period of Ha Long Culture and archeological site of Trang Kenh After that, it rose up 3-3,5m above MSL from 2-3 ky BP, dropped down 1.5m below MSL at about | ky BP; and then has been rising up present level The Viet Khe ancient inhabitants were separated with the Trang Kenh ancient inhabitants by sea ingression from 2-3 ky BP In late Holocene, the relative sea level was lowest at about 1 ky BP when the Red River Delta generally, Haiphong area particularly, was influenced by flooding at least degree During-last thousand years, the delta in southwest Haiphong has expanded continuoisly in the condition of sea level rising, but smaller than deposition in rate By coastal accretion, at about 0,5-0.7 ky BP, Do Son Island was connected to expanding delta into a peninsular Since that, Bach Dang estuary in the northward Haiphong has been developing on the location of former delta All three navy battles on the Bach Dang River from 10th-XHth centuries happened in deltaic environment when shoreline was far out

in the sea, and riverbed was narrower and shallower than those at present

Ngày nhận bai: 20-01-2003 Địa chỉ: Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng?”

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại

Học Quốc Gia Hà Nội”

Ngày đăng: 27/09/2022, 16:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN