Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 29 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
29
Dung lượng
463,5 KB
Nội dung
Lời mở đầu
Tỉnh HàTây thuộc vùng châu thổ sông Hồng. Phía bắc giáp tỉnh Vĩnh
Phúc, phía tây giáp tỉnh Hoà Bình, Phú Thọ, phía đông giáp Hà Nội, Hưng
Yên, phía nam giáp Hà Nam. Địa hình của tỉnh tương đối đa dạng bao gồm
đồi, núi và đồng bằng. HàTây có diện tích là 2192 km, với dân số là 2452500
(theo năm 2002). HàTây là vùng đất trú nhự của một số dân tộc Việt, Mường,
Tày Dao.
Nơi đây có nhiều cảnh đẹp lý tưởng cho phát triển du lịch Chính vì vậy
mà HàTây đã dần định hình một thương hiệu du lịch làngnghề nổi tiếng ở
trong nước và ngoài nước. Năm nay, Hội du lịch làngnghề truyền thống lần
thứ ba của tỉnh sẽ diễn ra từ ngày 02 đến 04/12, tại oa thị xã Hà Ðông, với
nhiều hoạt động thiết thực nhằm tôn vinh, bảo tồn, phát triển các nghề thủ
công và quảng bá cho làngnghềHà Tây.
Hiện nay, HàTây có 1.160 làng có nghề thủ công, trong đó 201 làng đã
được tỉnh công nhận danh hiệu làngnghề với nhiều nghề truyền thống có giá
trị như: sơn mài, khảm trai, điêu khắc, thêu ren, tơ lụa, điêu khắc đá, gỗ, hàng
song, mây, giang tre, nón lá, rèn, đúc, v.v.
Đến với HàTây ngoài việc tìm hiểu quy trình kỹ thuật làm ra các sản
phẩm, khách được thâm nhập vào cuộc sống cộng đồng ở nông thôn, lựa
chọn, mua các mặt hàng thủ công giá cả vừa phải, thưởng ngoạn cảnh quan
với vẻ đẹp đặc trưng của làng quê Bắc Bộ và nhiều sinh hoạt dân gian phong
phú, sôi động.
1
I. NghÒ thªu tay
1.1:lØch sö nghÒ thªu
Ở Việt Nam, nghề thêu là một ngành nghề thủ công truyền thống đã có
tự lâu đời. Lịch sử của ngành nghề truyền thống này vốn gắn liền với lịch sử
tâm linh của người phụ nữ Việt Nam trong quá khứ. Ngay từ thế kỷ thứ I, bên
cạnh lá cờ thêu “Đền nợ nước trả thù nhà” của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng,
phụ nữ Việt Nam còn biết dùng công việc thêu thùa để trang hoàng nhà cửa,
hơn nữa là để bày tỏ tâm sự, tình cảm và để làm đẹp cho chính mình.
Tuy nhiên, cho đến nay không ai biết được, nghề thêu Việt Nam hình
thành từ bao giờ? Ai là người đầu tiên có ý tưởng biến công việc may vá, thêu
thùa thành một ngành nghềnghệ thuật? Tương truyền rằng, đầu thế kỷ XVII,
nghề thêu Việt Nam được đánh dấu một bước ngoặt phát triển mới. Thời đó,
ngài Lê Công Hành, (sinh ngày 18/01/1606 – mất ngày 12/06/1661) tại làng
Quất Động, xã Quất Động, huyện Thường Tín, tỉnhHàTây đã đúc kết kinh
nghiệm và kỹ thuật thêu dân gian Việt Nam để phổ biến rộng rãi một nghệ
thuật thủ công mang đậm nét nghệ thuật. Cho đến thời phong kiến, nghề thêu
là một trong những nghề phục vụ cho Vua chúa và giới Quý tộc. Sản phẩm
thêu được hoàn thành bởi những chất liệu chỉ vải do công sức sáng tạo của
những người nghệ nhân Việt Nam. Những sợi chỉ lúc đó được nhuộm bằng
công thức thủ công với chất liệu hoàn toàn thiên nhiên như củ nâu, cây chàm,
vỏ bàng, nước điệp, lá vông, đá mài, hoa hòe khiến cho người nước ngoài
phải cảm phục để nhận định rằng: "Nhìn những màu nước nhuộm của các cô
thợ thấy rất dơ dáy không ngờ đến khi nhuộm xong đều đủ hết một bảng màu
vô cùng lạ lùng tưởng như phù phép mới có được".
Trong thời kỳ đó nghề thêu thường là do người phụ nữ Việt Nam đảm
trách, theo quan niệm của nho giáo, người con gái phải hoàn thiện được tứ
đức: "Công, Dung, Ngôn, Hạnh" như người xưa từng nói :
2
“Trai thì đọc sách ngâm thơ
Gái thì kim chỉ thêu thùa vá may.”
Hocquard soạn giả sách nói về nghề thêu cuối thế kỷ XIX nhận định:
"Người thợ thêu Việt Nam tỏ ra rất khéo léo trong việc phân bổ màu sắc trên
lụa, để có những bức tranh thêu hòa hợp không chát chúa." Trải qua hàng thế
kỷ thăng trầm, nghề thêu có khi lên xuống nhưng nó vẫn giữ được bản sắc
văn hoá lâu đời của dân tộc.
1.2: TÝnh thiªng liªng cña nghÒ thªu.
Nghề thủ công nào cũng gắn liền với những kiến thức huyền bí được
truyền qua các thế hệ và bắt nguồn từ những khởi phát ban đầu. Công việc
của người thợ thủ công có tính chất thiêng liêng vì nó mô phỏng việc làm của
thượng đế, và bổ sung cho sáng tạo của Người.
Thật vậy, theo huyền thoại của dân tộc Việt Nam chúng ta dạy rằng sáng
tạo đấng tối cao chưa phải hoàn tất, và khi tạo ra trái đất, Người còn để lại
những việc làm chưa xong, để cho con người làm nốt hoặc thay đổi nhằm đưa
thiên nhiên tới chỗ hoàn thiện toàn mỹ. Hoạt động của người thợ thủ công khi
làm việc được coi như "lặp lại" bí quyết của sáng tạo. Hoạt động này vận
dụng tập trung một sức mạnh huyền bí, mà muốn tiếp cận sức mạnh đó bắt
buộc phải tuân theo những nghi thức đặc biệt.
Vì vậy, người thợ thủ công truyền thống vừa làm vừa ngân nga những
bài ca nghi lễ, hay những câu kinh có nhịp điệu và điệu bộ cử chỉ của họ cũng
được coi như một thứ ngôn ngữ. Thật vậy, cũng theo cách tượng trưng riêng,
mỗi nghề phải sử dụng một điệu bộ miêu tả sự huyền bí của công việc sáng
tạo ban đầu gắn liền với sức mạnh lời nói linh thiêng, như đã trình bày ở trên
người ta thường nói: "Thợ thêu thêu lời nói, thợ rèn rèn lời nói, thợ dệt dệt lời
nói còn thợ giầy vuốt tấm da là vuốt cho lời nói trơn tru".
3
Ta hãy nhìn người thợ thêu thêu thành những tác phẩm của đời sống
thiên nhiên, mà nghề nghiệp gắn liền với biểu tượng coi lời nói sáng tạo là
một sức mạnh tỏa ra trong thời gian và không gian.
Người thợ thêu làm nghề của đẳng cấp mình, nắm được bí mật của
những kỹ thuật cơ bản nhất và áp dụng vào những chi tiết có ý nghĩa riêng.
Trước khi bắt tay vào khung thêu, người thợ phải sờ và nhìn lại từng mũi kim
trên tác phẩm và nói lên những lời, hay đọc bài kinh liên quan đến sức sống
mà tượng trưng cho tác phẩm. Đôi tay nâng lên hạ xuống đưa những mũi kim
là lặp lại nguyên thủy của lời nói sáng tạo, gắn liền với tính nhị nguyên của
tất cả mọi vật và quy luật tuần hoàn. Người ta tin rằng đôi tay nâng lên và hạ
xuống phát ra lời nói như sau:
"Nhịp nhàng, nhịp nhàng
Tay trên tay dưới
Có vị Hoàng Đế băng hà
Hoàng tử lên ngôi
Ông nội mất
Cháu đích tôn ra đời
Nhịp nhàng nhịp nhàng
Tay trên tay dưới"
Điệu bộ của những người thợ thêu tạo hồn cho những tác phẩm sáng tạo
đang hoạt động, còn lời nói phát ra theo nhịp các điệu bộ đó chính là sáng tác
của sự sống.
Có thể nói nghề nghiệp hay chức năng truyền thống, luyện nên con
người, giáo dục hiện đại và cách dạy truyền miệng cổ xưa khác nhau chính là
ở chổ đó. Những điều người ta học được của nhà trường phương tây, mặc dù
là hữu ích nhưng con người không sống với những điều đó, trong khi những
hiểu biết thừa hưởng được ở truyền thống dạy truyền miệng lại ăn sâu bén rễ
và hiện thân trong toàn bộ mỗi con người.
4
Công cụ để hành nghề là biểu hiện thành vật chất của những lời nói linh
thiêng, nên sự tiếp xúc của người thợ thêu học việc với nghề nghiệp buộc
người đó phải "sống" lời nói đó trong bất kỳ một cử chỉ nào.
Vì vậy truyền thống dạy truyền miệng, xét chung, không chỉ đơn thuần là
truyền lại những câu chuyện hay tri thức mà nó tạo ra và rèn luyện nên một
mẫu người đặc biệt có thể nói là có nền văn minh của người thợ thêu.
Do đó, người thợ thủ công truyền thống học theo thượng đế bằng những điệu
bộ của mình, "lặp lại" công cuộc sáng tạo nguyên thủy của sự sống và đưa sự
sống vào toàn bộ con người của mình, người thợ tham gia vào việc tái thực
hiện huyền bí của sự sáng tạo vĩnh cửu.
NHỊP ĐIỆU ĐÔI BÀN TAY
Người thợ thêu thông qua cơ thể của mình liên lạc được với vũ trụ, tiếp
xúc được với các năng lượng, các sức mạnh và dòng chảy trong vũ trụ.
Ngồi thêu không phải là rời bỏ các giác quan của mình, mà ngược lại
đang sử dụng các giác quan ấy một cách tinh tế, tiếp xúc được với các yếu tố
trong trời đất, với vật chất.
Người thợ đang thêu là một con người xác thịt bình thường nhưng mang
tính chất thụ động thường ngày cũng không ở trong một trạng thái căng thẳng
của một người đang cố sức giành lấy kỷ lục thể thao, mà là cầu nối giữa bên
trong và bên ngoài. Con người đang thêu như đang chịu lễ ban thánh thể,
chẳng đọ sức với bản thân, mà cũng chẳng đua tài với ai, vì thế giới thợ thêu
cần phải có sự hòa điệu, hòa âm mới thêu được. trong khi thêu, người thợ
khám phá ra được không gian với một niềm hưng phấn mạnh mẽ chẳng cách
xa mấy với sự hưng phấn của tâm hồn.
Tinh túy của động tác thêu là "Quý hồ tinh bất quý hồ đa" là chất lượng
chứ không phải là số lượng là ở chỗ thực tại mình là gì, chứ không phải là
mình có được cái gì.
5
Con đường để đạt tới sự điêu luyện là sự lặp đi lặp lại lâu dài và rất tốn
công phu của mỗi động tác từ chỗ bình thường trở thành quý hiếm rồi rồi hóa
ra một động tác thêu.
Mong muốn được thành đạt trong nghệ thuật thêu luôn làm thôi thúc và
tạo sự hóa thân của người thợ thêu khiến mọi động tác của giới thực vật và
động vật đều được cô đọng, được tập trung vào con người mình. Người thợ
thêu là cái cây, bàn tay là rễ chuyển động, là con cá, con chim, một con đại
bàng trên trái đất, một con chuồn chuồn bay la đà, một chiếc lá chở đầy hoa
trôi theo dòng sông v.v
Sống hài hòa giữa đất trời, giữa vật chất và phi vật chất, giữa thấp với
cao, tối với sáng, giữa cái nói ra được và cái không nói thành lời. Người thợ
thêu bị rung cảm và xúc động lôi cuốn cũng giống như những tác phẩm họ
làm ra đưa người xem đến độ say sưa. Điều người thợ thêu tạo ra là một sự
choáng ngợp giống như một tia chớp. Người đó có một ngọn lửa thiêng mà
bản thân cũng là một ngọn lửa thiêng.
1.3: Lµng D¬ng LiÔu
Đã từ lâu, nghề thêu ở xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức không còn tồn
tại, sự phồn thịnh của làngnghề tưởng như chỉ còn trong ký ức của mỗi người
dân. Nhờ sự tâm huyết và giữ gìn nghề truyền thống của nhân dân và chính
quyền địa phương, nên nghề thêu được khôi phục, phát triển. Nhờ có nghề mà
người dân Dương Liễu đã thoát nghèo và làm giàu từ nghề truyền thống.
Cũng như các làngnghề khác trong cả nước, sản phẩm làm ra không có
nơi tiêu thụ, vì thế nghề cũng từ đó mai một dần. Ước muốn khôi phục làng
nghề vẫn nhen nhóm trong lòng những người dân, năm 2002, với quyết tâm
của những người thợ yêu nghề, họ đi khắp nơi để tìm hiểu thị hiếu của khách
hàng và tìm kiếm thị trường tiêu thụ.
6
Ban đầu, Hợp tác xã Dương Liễu chỉ có 20 lao động chuyên sản xuất
các mặt hàng áo kimônô, xuất sang thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc. Sau
một thời gian, người dân chuyển hẳn sang làm các loại tranh thêu. Với sự
giúp đỡ của Liên minh Hợp tác xã tỉnhHàTây và huyện Hoài Đức, Hợp tác
xã Dương Liễu đã tổ chức nhiều lớp dạy nghề và nâng cao taynghề cho lao
động. Nghề truyền thống được khôi phục đã thổi bùng ngọn lửa yêu nghề của
nhân dân trong xã. Nghề thêu không vất vả nhưng đòi hỏi sự khéo léo của đôi
bàn tay người thợ. Có thể tự hào rằng những bức tranh phong cảnh quê
hương, đất nước, tranh tứ bình… của người thợ ngày càng đạt giá trị thẩm mỹ
và nghệ thuật cao. Với đôi bàn tay khéo léo, người thợ đã làm cho tạo cho
những đường thêu những nét hài hòa, sự tinh tế cho mỗi bức thêu. Nhiều tay
kim tài hoa thổi hồn cuộc sống vào mỗi bức tranh thêu
1.4: Lµng Th¾ng Lîi
làng cổ của huyện Thường Tín, trước đây đời sống kinh tế của người dân
xã Thắng Lợi chỉ dựa vào sản xuất nông nghiệp. Khi nền kinh tế thị trường
phát triển, người dân trong xã đã phát huy lợi thế nghề thêu truyền thống của
cha ông để lại, đưa sản phẩm thêu của xã vươn tới những thị trường xuất khẩu
tiềm năn. Nhờ đógiá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp của xã tăng lên.
Theo các cụ cao niên kể lại thì nghề thêu ở đây đã có hàng trăm năm nay.
Đa số, người dân trong xã đều thành thạo kỹ thuật thêu. Sự khéo léo của đôi
tay người thợ đã tạo nên những tác phẩm đặc sắc như tranh thêu phong cảnh,
tranh chân dung, tranh tứ bình.
Bắt đầu từ năm 1986, nghề thêu chuyển mình theo hướng tích cực. Các
sản phẩm thêu không chỉ tiêu thụ ở thị trường trong nước mà đã vươn ra thị
trường nước ngoài như thị trường Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc và Đài Loan.Có
thể tự hào rằng, những bức tranh phong cảnh quê hương, đất nước, tranh tứ
bình…của người thợ nơi đây ngày càng đạt giá trị nghệ thuật cao và được thể
7
hiện với những nét hài hoà, tinh tế, làm hài lòng khách hàng trong nước và
quốc tế.
1.5:Lµng Xãm BÕn
Làng cổ nằm ven dòng sông Nhuệ, trước đây đời sống kinh tế của nhân
dân thôn Xóm Bến, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín chủ yếu hướng vào
sản xuất nông nghiệp. Những năm gần đây, khi nền kinh tế thị trường phát
triển, người dân trong thôn đã phát huy lợi thế nghề thêu truyền thống của cha
ông để lại chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng nhanh giá trị sản xuất tiểu thủ
công nghiệp, đưa sản phẩm thêu vươn tới thị trường xuất khẩu tiềm năng.
Không có lịch sử lâu đời như thêu Quất Động, Thắng Lợi, Dũng Tiến
nghề thêu ở thôn Xóm Bến được du nhập vào khoảng gần 100 năm nay.
Trước năm 1986, đa số người dân trong thôn đều thành thạo kỹ thuật thêu và
có không ít những tay kim tài hoa với những tác phẩm đặc sắc, thổi hồn vào
mỗi bức tranh thêu. Các sản phẩm thêu không chỉ phục vụ thị trường trong
nước mà đã tìm được thị trường xuất khẩu sang Liên Xô và các nước Đông
Âu, đưa giá trị tiểu thủ công nghiệp của thôn chiếm trên 20%.
Vốn năng động nắm bắt thị trường, người dân thôn Xóm Bến đã tìm
kiếm một thị trường xuất khẩu mới là thêu vải áo kimônô cho người Nhật.
Nghề thêu không vất vả, nhưng đòi hỏi sự khéo léo của đôi tay người thợ. Có
thể tự hào rằng, những bức tranh phong cảnh quê hương, đất nước, tranh tứ
bình của người thợ nơi đây không chỉ thể hiện với những nét hài hoà, tinh tế
mà còn đạt giá trị nghệ thuật. Những người thợ đang thả hồn vào từng đường
thêu. Mỗi bức tranh thêu là một chủ đề về quê hương, đất nước hay đó là
không khí ngày mùa. Khi xem những bức tranh thêu này, người xem có cảm
nhận như đang tận mắt chứng kiến sự việc đang diễn ra. Do có sự kết hợp
giữa thêu truyền thống với kỹ thuật thêu áo kimônô nên taynghề của người
8
thợ Xóm Bến càng trở nên điêu luyện. Nhìn những sản phẩm Kimono Nhật
Bản, Hàn Phục với đường nét thêu tinh xảo mới thấy hết sự khéo léo, sáng tạo
của người thợ thêu Xóm Bến. Đây là yếu tố quan trọng giúp các sản phẩm
thêu của Xóm Bến vươn tới thị trường xuất khẩu tiềm năng. Nhiều sản phẩm
thêu truyền thống được xuất khẩu sang thị trường Tây Âu, Mỹ, Canađa,
Singapore, Hàn Quốc vv. Trong đó, thị trường xuất khẩu sang Hàn Quốc
chiếm tới 60%.
Nghề thêu phát triển đã góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động
địa phương, giúp người dân từng bước cải thiện cuộc sống với mức thu nhập
bình quân đạt 600-800.000 đồng/ người/ tháng. Nghề thêu đã góp phần tăng
thu nhập cho các hộ gia đình, bộ mặt nông thôn ở Xóm Bền có nhiều đổi thay.
Hiện tại trong thôn không còn hộ đói, số hộ nghèo theo tiêu chí mới chỉ còn 2
hộ, 100% hộ dân sử dụng các phương tiện nghe nhìn, đường làng ngõ xóm
được bê tông hoá, sạch đẹp. Nhiều ngôi nhà cao tầng khang trang mọc lên
đang vươn cao cùng nhịp sống sôi động của một làng nghề.
II. Làngnghề khảm trai Chuyên Mỹ
Xã Chuyên Mỹ, Phú Xuyên cách Hà Nội khoảng 46km có một làng tên
là Ngọ Hạ, còn gọi là Chuôn Ngọ, nơi có nghề khảm trai nổi tiếng từ lâu đời.
Theo truyền thuyết nghề khảm ở Chuyên Mỹ do Trương Công Thành một vị
tướng dưới thời Lý, truyền dạy cho dân. Nhớ tới công đức của ông, dân
Chuyên Mỹ tôn ông là tổ nghề khảm.
Từ những vỏ trai, vỏ ốc tưởng như vô dụng những người thợ khảm
Chuyên Mỹ với bàn taytài hoa, khéo léo có thể tạo ra bất kỳ họa tiết nào dù
tinh vi phức tạp đến đâu. Trước đây, người thợ Chuyên Mỹ chủ yếu làm
hoành phi, câu đối và trang trí một số đồ gỗ sang trọng như sập gụ tủ chè.
Ngày nay theo nhu cầu của thị trường, các sản phẩm Chuyên Mỹ đa dạng với
9
chất lượng cao thoả mãn nhu cầu của thị trường trong nước cũng như quốc tế.
Du khách đến đây ngày một đông để chiêm ngưỡng những sản phẩm độc đáo.
III. Làng khảm trai Chuôn Ngọ
Làng nghề thủ công Chuôn Ngọ nằm ở phía Bắc tỉnhHà Tây. Ðây là cái
nôi của một môn nghệ thuật tinh hoa của Việt nam: nghề khảm trai.
Sự tinh tế và lòng say mê nghề đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận của
người dân nơi đây và được truyền từ đời này qua đời khác. Ông Trương Công
Thành chính là ông tổ của nghề này.
Dưới triều Lý, ông là một người có văn võ song toàn và từng tham gia
vào độị quân của Lý Thường Kiệt đánh đuổi quân xâm lược và nhiều lần
được phong thưởng. Sau khi dời quân đội, ông đã dành cả phần đời còn lại để
nghiên cứu, tìm hiểu và học nghề khảm trai. Gia tài mà Trương Công Thành
để lại và còn tồn tại đến ngày nay đó là nghề khảm trai ở làng Chuôn Ngọ.
Sản phẩm của ba nghệ nhân của làng Chuôn Ngọ đã được trao huy
chương vàng. Họ là những nghệ nhân có đôi bàn tay khéo léo, con mắt mỹ
thuật tinh tế và bộ óc đầy sáng tạo. Họ là hiện thân của câu nói: "Những nghệ
nhân khảm trai dường như nhập hồn mình vào trong mỗi tác phẩm".
Trong đền thờ Thành Hoàng Làng bên cạnh bụi tre hàng trăm năm tuổi
có một bức hoành phi trên đó có khắch dòng chữ được tạm dịch là: "Người
dân làng Ngọ luôn biết ơn mảnh đất thiêng liêng này đã cho dân làng cuộc
sống thịnh vượng nhờ có nghề truyền thống của tổ tiên và nguyện sẽ phát
triển nó mãi mãi ".
10
[...]... hoàng thành ." Chuôn là làng đầu tiên làm nghề khảm trai và được khách hàng tín nhiệm bởi chất lượng sản phẩm Bên cạnh là làng Ngọ Hà nổi tiếng với nghề sơn mài Hai cái tên của hai làngnghề này gắn với nhau tượng trưng cho một Chuyên Mỹ Khi nhắc đến Chuôn Ngọ, bạn không thể không nhắc đến bảy làngnghề của xã Nghề khảm trai đã đưa làng thoát khỏi cảnh nghèo nàn và có nhiều hộ gia đình được coi là "giàu... trong làng và thêm vào đó là các chính sách hỗ trợ phát triển của các cấp lãnh đạo, đưa sản phẩm của làngnghề đến với những bạn bè quốc tế Làngnghề mây tre Phú Vinh lâu đời nhất trong số bảy làngnghề truyền thống thuộc xã Phú Nghĩa, Chương Mỹ (Hà Tây) Làngnghề mây Chương Mỹ Ở huyện Chương Mỹ (Hà Tây) có làng Phú Vinh nổi tiếng về nghề mây từ lâu đời Nhân dân ta xưa nay đều coi đất Phú Vinh là "xứ... là "Nhị Kh " và từ đó (thế kỷ XIV), dân làng đã lấy tên hiệu của ông làm tên làng Nhị Khê như một niềm trân trọng Với nghề tiện, không ai biết có từ bao giờ, nhưng tương truyền rằng, xa xưa có một cụ già đã đem nghề tiện gỗ truyền cho dân làng Khi dân đã giỏi nghề, bỗng dưng cụ ra đi vào ngày 25-10 âm lịch Dân làng Nhị Khê làm ngôi miếu nhỏ, đến thời Nguyễn thì dựng nhà thờ, cổng nhà thờ có ba chữ "Dân... Việt Nam tới tay những người sành điệu bốn phương 17 VI Làng mây tre đan Phú Vinh Vị trí Làng mây tre đan Phú Vinh thuộc huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây, cách thị xã Hà Đông 15km theo quốc lộ 6 Đặc điểm Là làngnghề mây tre đan nổi tiếng với những sản phẩm kiểu dáng phong phú Ở Phú Vinh, gia đình nào cũng có người làm hàng mây tre Nghề mây tre đã giải quyết được việc làm cho người dân lúc nông nhàn, việc... trút hết vào nghề tầm tang, canh cửi nơi dòng Nhuệ giang êm đềm tha thiết Ngày nối ngày, đời trải đời và nghề dệt trở thành “truyền thống” của làng Vạn Phúc Bà đã đưa đến nghề dệt thô sơ với sản phẩm là lụa mộc mạc, bình dân Sau này, bà đã được bà đã được phong là thành Hoàng làng Từ khi có go võng (thế kỷ XVI) nghề dệt Vạn Phúc được cải tiến, phát triển mạnh mẽ và cho ra đời nhiều mặt hàng độc đáo,... chỉ được bắt đều lóng đôi Nếu bắt sang lóng ba, lóng tư là lỗi ngay Trong nghề đan mây cũng thế, khi đan chân dung, đã bắt 5 thì phải đè 5 - bắt 6 hoặc 4 đều lỗi 22 VII Làng tiện khắc gỗ Nhị Khê Nhị Khê, xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây, nhằm tưởng nhớ tới công ơn ông tổ nghề tiện gỗ, sừng thế kỷ 16 Doãn Văn Tài Vào ngày hội, thợ tiện ở các tỉnh kéo về rất đông Nhị Khê là một làng cổ có truyền... "giàu c " Khảm xà cừ hay cẩn xà cừ là một nghề thủ công lâu đời của Việt Nam Nghề này từ xưa đã khá phát triển, vì có nguồn nguyên liệu dồi dào bởi Việt Nam là một quốc gia có địa thế nằm trải dài theo bờ biển Làngnghề Chuôn Ngọ ở phía Bắc tỉnh HàTây là cái nôi của nghề khảm xà cừ Việt Nam Trước đây, hầu hết các sản phẩm khảm trai được sử dụng trong triều đình và trong các nhà giàu, có địa vị IV Làng. .. quan các làngnghề mang đặc tính văn hoá dân tộc Thực tế, du khách đến Việt Nam không chỉ để thưởng thức cảnh đẹp mà còn muốn hiểu về đặc tính văn hoá cũng như cách làm việc của người Việt Nam Nhận thức được điều này, năm 2001, HàTây đã tổ chức Hội du lịch làngnghề truyền thống lần thứ nhất tại thị xã Hà Đông Đây là một dịp quảng bá những giá trị sản phẩm làng nghề Hiện tại có 6 tour thăm làngnghề mà... thiệu và tổ chức thành công nhiều tour du lịch làngnghề Đây là việc làm mới, đưa khách du lịch ở mọi miền đất nước và khách quốc tế tham quan mua hàng 27 Tài Liệu tham khảo www Thông tin điện tử HàTây Htm www HàTây Gov.vn www Báo HàTây Htm www Sai gon Tourist com www Công ty cổ phần du lịch Tân Định Fidi tourist htm Cẩm nang du lịch việt Nam (NXB thế giới) Làngnghề truyến thống... lịch 28 Mục Lục Lời mở đầu……………………………………………… 1 Nghề thêu tay ………………………………………… 2 Làng khảm trai Chuyên Mỹ…………………………… 9 Làng khảm trai Chuôn Ngọ…………………………… .10 Làng Tò he – Xuân La………………………………… 11 Làng lụa Vạn Phúc……………………………………… 16 Làng mây tre đan Phú Vinh…………………………… 18 Làng tiện khắc gỗ Nhị Khê…………………………… .23 Làngnghề điêu khắc Nhân Hiên……………………… .24 Kết luận………………………………………………… . bá cho làng nghề Hà Tây.
Hiện nay, Hà Tây có 1.160 làng có nghề thủ công, trong đó 201 làng đã
được tỉnh công nhận danh hiệu làng nghề với nhiều nghề truyền. hoàng thành.".
Chuôn là làng đầu tiên làm nghề khảm trai và được khách hàng tín nhiệm
bởi chất lượng sản phẩm. Bên cạnh là làng Ngọ Hà nổi tiếng với nghề