1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế

125 6 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kiểm Soát Chi Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Tại Ban Quản Lý Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Công Trình Giao Thông Tỉnh Thừa Thiên Huế
Tác giả Ngô Tuấn Dũng
Người hướng dẫn PGS. TS. Nguyễn Mạnh Toàn
Trường học Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Kế toán
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2021
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 24,09 MB

Nội dung

Luận văn Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế đánh giá thực trạng, chỉ ra những tồn tại và nguyên nhân của vấn đề nhằm đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản tại ban QLDA ĐTXD công trình giao thông Thừa Thiên Huế.

Trang 1

NGÔ TUÁN DŨNG

KIÊM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐÀU TƯ XÂY DỰNG

Trang 2

NGƠ TN DŨNG

KIÊM SỐT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐÀU TƯ XÂY DỰNG

Trang 3

Tôi xin cam đoan bài luận văn “Kiểm soát chỉ đầu £ư xây dựng cơ

bản tại Ban quản lý dự án đầu te xây dựng công trình giao thông tỉnh Thiừa Thiên Huế" là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Cae số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế tại đơn vị và chưa từng được ai công bố trong bắt kỳ công trình nào

khác

Trang 4

MO DAU 1

1, Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

-4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Bố cục dé tai 4

6 Tổng quan tải liệu nghiên cứu 4

CHUONG 1: CO SO LY THUYET VE KIEM SOAT CHI BAU TU’

XÂY DỰNG CƠ BẢN 8

1.1 CHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN 8

1.1.1, Khái niệm dự án đầu tư công 8 1.1.2 Khái niệm chỉ đầu tư xây dựng cơ bản nguồn ngân sách nhà nước 8

1.1.3 Đặc điểm chỉ đầu tư xây dựng cơ bản 10

1.1.4 Nội dung chỉ đầu tư xây dựng cơ bản 10

1.2 KIEM SOAT CHI DAU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TAI DON VỊ CÓ CHỨC NĂNG CHỦ ĐẦU TƯ DỰ ÁN SỬ DỰNG VỐN NGÂN SÁCH

NHÀ NƯỚC 4

1.2.1 Khái niệm, nguyên tắc, yêu cầu của kiểm soát chỉ đầu tư xây dựng

cơ bản tại đơn vị Chủ đầu tư 14

1.2.2 Tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác KSC đầu tư XDCB tại đơn vị

“Chủ đầu tư 18

1.2.3 Nhân tố ảnh hưởng đến công tác KSC đầu tư XDCB của đơn vị

Chủ đầu tư 19

1.3 KHÁI QUÁT KIÊM SOÁT NỘI BỘ TRONG KHU VỰC CÔNG 23

Trang 5

GOV 9100 TRONG KIÊM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN

TẠI ĐƠN VỊ CHỦ ĐẦU TƯ 29

1.4.1 Nhận diện, đánh giá rủi ro trong kiểm soát chỉ đầu tư xây dựng cơ

bản tại đơn vị Chủ đầu tư 30

1.4.2 Hoạt động kiểm soát chỉ diu tr XDCB tai CDT 32

KET LUẬN CHUONG 1 38

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỀM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

CƠ BẢN TẠI BAN QUẦN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG

TRINH GIAO THONG TINH THUA THIÊN HUẾ GIẢI ĐOẠN 2017 —

2019 39

2.1 KHÁI QUÁT VỀ BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

CONG TRINH GIAO THƠNG TÍNH THỪA THIÊN HUE 39

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển - 39

2.1.2 Tổ chức quản lý 40

2.2 HOẠT ĐỘNG KIÊM SOÁT CHI ĐÂU TƯ XDCB TẠI BAN QLDA

DTXD CONG TRINH GIAO THÔNG TỈNH THỪA THIÊN HUẺ 41

2.2.1 Nhận di

và đánh giá rủi ro trong kiểm soát chỉ đầu tư XDCB tại Ban QLDA ĐTXD công trình giao thông tỉnh Thừa Thiên HỊ al

2.2.2 Tô chức thực hiện kiểm soát chỉ von dau tw XDCB tai ban QLDA

ĐTXD công trình giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế 48

2.2.3 Thủ tục kiếm soát chỉ đầu tư XDCB tại Ban QLDA ĐTXD công

trình giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế 33

23 KET QUA HOẠT DONG KSC BAU TU XDCB GIAI DOAN 2017-

2019 VÀ ĐÁNH GIA VE KET QUA BAT DUOC 70

Trang 6

24, NGUYEN NHAN NHOUNG HAN CHE TRONG HOAT DONG KIEM SOAT CHI DAU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI ĐƠN VỊ 79

2.4.1 Nguyên nhân từ bên ngoài đơn vị T9

2.4.2 Nguyên nhân từ bên trong đơn vị 82

KET LUAN CHƯƠNG 2 84

CHƯƠNG 3: GIAI PHAP HOAN THIEN KIEM SOAT CHI DAU TU’

XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI BAN QLDA DTXD CONG TRINH GIAO

THONG TĨNH THỪA THIÊN HUẾ eee BS

3.1 ĐỊNH HUONG HOAN THIEN KIEM SOAT CHI BAU TU XAY DUNG CƠ BẢN TẠI BAN QLDA DTXD CONG TRINH GIAO THONG

TINH THỪA THIÊN HUẾ 85

3.2 GIAI PHAP HAN CHE RUI RO TRONG KIEM SOAT CHI DAU TU XDCB TAI BAN QLDA ĐTXD CONG TRINH GIAO THONG TINH

“THỪA THIÊN HUẾ: $6

3.2.1 Xây dựng và hoàn thiện sự nhận diện, đánh giá rùi ro $6 3.2.2 Hoàn thiện thủ tục kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB tại Ban 'QLDA ĐTXD công trình giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế 87

KET LUAN CHUONG 3 2

KẾT LUẬN 93

Trang 7

CBVC [Căn bộ, viên chức CĐT [Cha dau tr CKC [Camkếtchi ĐTXP |Bãutrxâydmg KBNN [Kho bạc nhà nước Kiếm soát chỉ KSNB [Kiểm sốtnơi bộ KSV — [Kiểmsốtviên KIT [Kếtoán trường NSNN [Ngân sich nha nude PIKT — [Phu trich ké toan QUEDA” [Quan ly dan

TABMIS | He thong thông tin Quan lý ngân sách va Kho bạc GDV — [Giaodich viên

XDCB [Xây dựng cơ bản

Trang 8

2.1, | Sodé Co edu t6 chite quan lf tai Ban QLDA ĐTXD công 40 trình giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế

2.2._ | Lưu đồ Quy trình KS chỉ đầu tư XDCB tại đơn vị 49

2.3 | Bảng giải ngân vốn đầu tư 2017-2019 70

2.4 | Bảng tình hình bị từ chối chỉ đầu tư 2017-2019 7

2.5 | Bang tinh hình tạm ứng tai don vi T2

2.6 | Bảng tình hình quyết toán vốn đầu tư 2017 - 2019 T3 2.7._ | Bảng tình hình thanh tra, kiếm toán 2017 - 2019 1 2.8 | Bang tinh hình quản lý bảo lãnh 2017 - 2019 7 2.9 | Bảng tình hình quản lý Hoá đơn GTGT 2017 - 2019 78

Trang 9

Lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách là một lĩnh vực

rất quan trọng đi sự phát triển của đắt nước nên nó luôn được su quan

tâm đặc biệt từ nhiều tô chức, cá nhân trong xã hội Bên cạnh việc thực hiện

vị

quyết liệt các giải pháp đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công thì song hành cùng với đó là yêu cầu “sống còn” phải kiểm soát chặt chẽ việc chỉ đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư công, tránh thất thoát, lãng phí ngân sách, tạo động lực thực sự mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế của đất nước

Nhu cau kiểm soát chỉ đầu tư đối với các dự án ngành giao thông lại cảng mang tính cấp bách Với các đặc điểm như quy mô nguồn vốn được

ngân sách giao hằng năm khá lớn đồng nghĩa với sức ép giải ngân cao; quá

trình thực hiện các dự án ngành giao thông rất phức tạp; và trách nhiệm giải trình với các cơ quan hữu quan cũng như dư luận ngày càng lớn dòi hỏi chất

lượng kiểm soát chỉ phải thực sự đáp ứng được các yêu cầu đặt ra, là “chốt chặn” đáng tin cậy trong quy trình đầu tư xây dựng cơ bản

Quá trình kiểm soát chỉ có sự tham gia của hai thành phần chủ yếu là chủ đầu tư và Kho bạc nhà nước Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về quy trình kiểm soát chỉ nhìn từ vai trò của Kho bạc nhà nước song có khá ít

nghiên cứu quá trình này từ vai trỏ của chủ đầu tư Vai trò của chủ đầu tư trong quy trình kiểm soát chỉ đầu tư từ ngân sách cũng cực kỳ quan trọng khi

trách nhiệm cao nhất trong quá trình thực hiện dự án từ đầu vào cho đến đầu

ra thuộc vẻ đối tượng này Do đó, nghiên cứu trên vai trò của chủ đầu tư trong

quy trình kiểm soát chỉ đầu tư mang đến một cách tiếp cận và góc nhìn khác nhằm hoàn thiện quy trình này, một quy trình có ý nghĩa rất lớn đến sự phát

Trang 10

cdự án ngành giao thông trên địa bản tỉnh Thừa Thiên Huế Đơn vị có con dấu, tài khoản riêng, được giao ngân sách đầu tư hằng năm và trực tiếp chỉ thông,

qua hệ thống Kho bạc nhà nước nên việc kiểm soát chỉ đầu tư có ý nghĩa cực

kỳ quan trọng đến hoạt động của đơn vị, quyết định đến hiệu quả hoạt động

và là thước do cho sự phát triển của đơn vị Trong bối cảnh ngày cảng phát

triển vũ bão của công nghệ, yêu cầu kiểm soát chỉ đầu tư tại đơn vị vốn đã là một nhiệm vụ thường xuyên nay lại thêm phần cắp bách

Từ những phân tích ở trên, việc chọn để tài “Kiểm soát chỉ đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài luận văn Thạc sĩ kế toán có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quy trình kiểm

soát chỉ đầu tư tại đơn vị trong hiện tại và tương lai gần

Câu hỏi nghiên cứu của luận văn: Phái làm gì để kiểm soát chỉ đầu ae tại Ban QLDA ĐTXD công trình giao thông tính Thừa Thiên Huế thực sự đáp

ứng được các yêu cầu ngày càng cao của chỉ đầu tư XDCB?

2 Mục tiêu nghiên cứu

~ Mục tiêu nghiên cứu: Dựa trên cơ sở lý luận về kiểm soát chỉ đầu tư xây dựng cơ bản để đánh giá thực trạng, chỉ ra những tổn tại và nguyên nhân của vấn đề nhằm đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát chi

đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban QLDA ĐTXD công trình giao thông tinh

Thừa Thiên Huế

- Nhiệm vụ nghiền cứu:

Trang 11

+ Xác định nguyên nhân của những tồn tại trong công tắc này tại đơn + Kiến nghị các giải pháp có tinh khả thi để hồn thiện cơng tác kiếm

soát chỉ đầu tư xây dựng cơ bản tại đơn vị

3 Đối tượng và phạm vĩ nghiên cứu

- Déi tượng nghiên cứu: Đỗi tượng nghiên cứu của luận văn là cơng tác kiểm sốt chỉ đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban QLDA ĐTXD công trình giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế

~ Phạm vì nghiên cứu: Công tác kiểm soát chỉ đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban QLDA ĐTXD công trình giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế trong khoảng thời gian từ sau khi đơn vị được thành lập tháng 02/2017 cho đến thời

điểm kết thúc niên độ tài chính năm 2019

4.Phương pháp nghiên cứu = Đữ liệu nghiền cứu:

+ Thu thập dữ liệu bên trong Ban QLDA ĐTXD công trình giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế cũng như các dữ liệu bên ngoài

quan hữu quan đến kiểm toán, quyết toán vốn đầu tư hằng năm của đơn vị ban

hành

tài liệu do các cơ

+ Thông qua khảo sát, phỏng vấn lãnh đạo, cán bộ làm công tác kiểm soát chỉ đầu tư tại đơn vị được nghiên cứu

~ Phương pháp xử lý số liệt

›hát hiện vấn đề và định hướng hoàn thiện công

¡: phương pháp tổng hợp, thống kê, phân

tích diễn giải, quy nạp

Trang 12

khảo, danh mục bảng biểu sơ đổ, danh mục chữ viết tắt và phần nội dung

chính được bố cục thành 3 chương:

Chương I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KIÊM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN

Chương 2: THỰC TRẠNG KIÊM SOÁT CHI DAU TƯ XDCB TẠI

BAN QLDA DTXD CONG TRINH GIAO THONG TỈNH THỪA THIÊN

HUE GIAI DOAN 2017 - 2019

Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIÊM SOÁT CHI ĐẦU TƯ

XDCB TẠI BAN QLDA ĐTXD CƠNG TRÌNH GIAO THƠNG TỈNH THỪA THIEN HUE

6 Tông quan tài liệu nghiên cứu

“Tỷ trọng chỉ ngân sách cho dầu tư công luôn chiếm một tỷ trọng khá lớn chỉ ngân sách (năm 2020 dự kiến khoảng 29,6%), do đó sự quan tâm tới

vấn đề kiểm soát khoản chỉ này là rắt lớn Đã có rất nhiều nghiên cứu đã công 'bố trong thời gian qua như:

Trong nghiên cứu của mình, tác giả Cao Thị Nghiên (2018) dua ra cơ

sở lý luận về kiểm soát chỉ đầu tư xây dựng cơ bản qua hệ thống KBNN Từ

đó, tác giả đánh giá mức độ hải lòng của khách hàng đối với giao dịch qua hệ thống KBNN huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình cũng như sự đánh giá của đơn vị này về năng lực, trách nhiệm của khách hàng đến giao dịch để phát

hiện ra các điểm yếu, lỗ hồng trong quá trình tác nghiệp của đơn vị Cụ thể,

tác giả đưa ra mô hình đánh giá của khách hàng đối với dịch vụ của KBNN

huyện Tuyên Hóa về các vấn đề: cơ chế chính sách, văn bản pháp luật ban hành; quy trình về nghiệp vụ chỉ kiểm soát chỉ đầu tư XDCB; cơ sở vật chất

Trang 13

dén giao dịch tai don vi, Trước đó, cũng áp dụng hướng nghiên cứu như tác giả Cao Thị Nghiên, tác giả Đoàn Kim Khuyên (2012) đã nghiên cứu, khảo sát và đánh giá được mức độ hải lòng của khách hàng đến giao dịch tại KBNN Đà Nẵng trong khoảng thời gian từ 2009 đến 2010 Dựa trên kết quả

khảo sát, các tác giả đều chỉ ra được ưu điểm, hạn chế, chỉ ra nguyên nhân của những tổn tại và kiến nghị các giải pháp để hồn thiện cơng tác KSC đầu tư

XDCB tai cde don vi được nghiên cứu

Nghién ciu ciia tác giả Lê Toàn Thắng (2012) đã làm rõ các vấn đẻ lý luận về quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN, nêu lên được thực trạng, đánh

giá được kết quả, trình bày ra các hạn chế, chỉ được các nguyên nhân đi

xuất hai nhóm giải pháp về phia thành phố Ha Nội và về phía nhà nước trung ương nhằm nâng cao hiệu quả trong quản lý vốn đầu tư XDCB ở Hà Nội Các nhóm giải pháp này còn mang tính lý thuyết, chưa mang tính ứng dụng cao

Các tác giả Bùi Văn Buông - Bùi Văn Trịnh (2019) qua nghiên cứu của

mình đã nêu lên thực trạng kiểm soát chỉ đầu tư xây dựng cơ bản tại KBNN: Trà Vinh qua đó đề xuất một số chính sách hướng đến nâng cao hiệu quả kiểm soát chỉ vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua hệ thống KBNN Trà Vinh giai đoạn 2015-2017 Trong bài viết, các tác giả nêu bật các vấn đề nảy sinh gây ra nguy cơ thất thoát vốn NSNN bao gồm nguồn vốn tạm ứng không thu hồi

được và bị xuất toán qua cơng tác quyết tốn cũng như việc sử dụng vốn đầu

tư chưa đạt hiệu quả cao Một số nguyên nhân cho việc sử dụng nguồn vốn

chưa hiệu quả kể trên được tác giả chỉ ra là do trình tự, thủ tục đầu tư XDCB

còn chồng chéo, phức tạp, thiếu ổn định, nên cán bộ KSC dé pham sai sót và

phải liên đới trách nhiệm trong quá trình tác nghiệp Ngoài ra, năng lực của

Trang 14

Từ thực trạng nêu trên, các tác gid dé xuất các giải pháp hồn thiện cơng tác KSC đầu tư XDCB tại KBNN Trà Vinh Tuy nhiên, nghiên cứu này mới chỉ đề cập đến một vài khía cạnh trong kiểm soát chỉ đầu tư XDCB chứ chưa bao

quát toàn bộ quá trình kiểm soát chỉ đầu tư XDCB qua hệ thống KBNN Các nghiên cứu về kiểm soát chỉ đầu tư XDCB qua hệ thống KBNN còn có thể kể đến tác giả Nguyễn Thị Thanh Thuỷ (2018) đã nêu lên thực

trạng kiểm soát chỉ đầu tư qua KBNN huyện Cư Kuin, tỉnh Dak Lak chi ra

những vấn để còn tồn tại trong công tác này, kiến nghị các nhóm giải pháp

hồn thiện cơng tác KSC đầu tư đưới góc độ KBNN địa phương; tác giả Phan Việt Hùng (2014) nêu lên thực trạng và các tồn tại trong cơng tác kiểm sốt

chi, nghiên cứu các nguyên nhân và đề ra giải pháp tăng cường kiểm soát cho

KBNN Hoa Vang, thành phố Đà Nẵng; tác giá Cao Thanh Tâm (2020) lại có

nghiên cứu về thực trạng kiểm soát khoản chỉ đầu tư từ nguồn ODA từ đó đưa

ra các khuyến nghị chú yếu cho hệ thống KBNN Quảng Bình; tác giả Phan Xuân Quang Minh (2017) đã mô tả quá trình thực hiện kiểm soát chỉ đầu tư thông qua hệ thống TABMIS tại KBNN Thừa Thiên Huế qua đó rút ra các

hạn chế trong quá trình thực hiện và đưa ra các giải pháp hoàn thiện quá trình này

Nhìn chung, các nghiên cứu có đóng góp rất lớn khi đã đưa ra nền tảng

cơ sở lý luận của kiểm soát chỉ đầu tư XDCB đối với các giai đoạn, thời kỳ

khác nhau Xuất phát từ nền tảng ấy, các nghiên đã làm rõ thực trạng hoạt động kiểm soát chỉ đầu tư tại các đơn vị, đánh giá điểm mạnh và hạn chế của

kiến nghị nhằm tăng

cường hiệu lực, hiệu quả cho công tác kiểm soát chỉ Tuy nhiên, đa phần các công tác này từ đó đề xuất các giải pháp, khuyến mị

Trang 15

được giao nhiệm vụ làm chủ đầu tư các dự án, là các đối tượng để hệ thống, Kho bạc nhà nước kiểm soát

“Từ khoảng trồng nghiên cứu đã nêu ở trên, tôi đã lựa chọn đề tài “Kiểm

soát chỉ đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban QLDA ĐTXD công trình giao thông,

Trang 16

ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN

1.1 CHÍ ĐẦU TƯ XÂY ĐỰNG CƠ BẢN

L1 Khái niệm dự án đầu tư công

Điều 3 Luật đầu tư được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa

Việt Nam khố XIII thơng qua ngày 26 tháng 11 năm 2014 quy định: Đự án

đâu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt

động đầu tư kinh doanh trên địa bản cụ thể, trong khoảng thời gian xác định

Điều 4 Luật đầu tư công số 39/2019/QH14 phê chuẩn ngày 13/06/2019 quy định: Dự án đẩu tư công là dự án sử dụng toàn bộ hoặc một phần vốn đầu tư công Hoạt động đẫu tư công bao gồm lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư; lập, thẳm định, quyết định chương trình, dự án đầu tư công; lập, thẩm định, phê duyệt, giao, triển khai thực hiện kế hoạch, dự án đầu tư công; quản

ly, sit dung vốn đầu tư công; nghiệm thu, ban giao chương trình, quyết toán

sm tra, thanh tra kế hoạch, chương

dự án đầu tư công; theo dõi và đánh giá,

trình, dự án đầu tư công

1.1.2 Khái niệm chỉ đầu tư xây dựng cơ bản nguồn ngân sách nhà nước Đầu tư cơ bản là hoạt động đầu tư để tạo ra các tài sản cố định đưa vào hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác nhau Xét về mặt tổng thể thì không một hoạt động đầu tư nào mà không cần phải có các tài sản cổ định

Hoạt động đầu tư cơ bản bằng cách tiến hành xây dựng để tạo ra các tài sản cố định được gọi là đầu tư xây dựng cơ bản

“Xây dựng cơ bản chỉ là một khâu trong hoạt động đầu tư XDCB Xây

Trang 17

dân trong các ngành sản xuất vật chất

Hoạt động đầu tư XDCB có một vai trò quyết định trong việc nâng cao co sở vật chất của nền kinh tế và năng lực sản xuất của doanh nghiệp Nó đòi

hỏi một khoản vốn lớn và cẳn được tính toán chính xá quản lý một cách chặt chẽ, nếu không sẽ dẫn đến sự lăng phí, thất thoát nguồn lực rất lớn của đắt nước,

Điều 4 Luật Ngân sách số 83/2015/QH13 phê chuẩn ngày 25/06/2015

quy dinh: “Chi déu te phat triển là nhiệm vụ chỉ của ngân sách nhà nước,

gồm chỉ đầu tư xây dựng cơ bản và một số nhiệm vụ chỉ đầu tư khác theo quy

định của pháp luật Chí đầu r xây đựng cơ bản là nhiệm vụ chỉ của ngân sách

nhà nước để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư kết cầu hạ tầng kinh tế -

xã hội và các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội”

Như vậy, chỉ đầu tư XDCB từ nguồn NSNN là sự phân phối lại và sử

dụng ngân quĩ nhà nước để đầu tư tái sản xuất tài sản cố định nhằm từng bước

hoàn thiện, gia tăng giá trị, và hiện đại hoá cơ sở vật chất kĩ thuật cũng như

năng lực sản xuất phục vụ của nền kinh tế quốc dân Chỉ đầu tư XDCB sử dung NSNN có nhiều hình thức thực hiện như đầu tư xây dựng mới hoàn toàn hoặc đầu tư xây dựng mở rộng, nâng cấp, cải tạo, cải tiến các tài sản cố định và năng lực sản xuất hiện có

Nguồn vốn để thực hiện đầu tư là có thể do NSNN cấp hoặc sử dụng các hình thức vốn hỗn hợp khác nhau Với nguyên tắc đẩy mạnh việc xã hội Hoá để phát triển kinh tế, xu thế chung của việc chỉ đầu tư hiện tại và trong

tương lại sắp tới sẽ chuyển dịch theo hướng nguồn NSNN sẽ chỉ tập trung vào

Trang 18

phòng) hoặc không có mức sinh lời hấp dẫn (như các dự án phục vụ dân sinh,

các dự án ở vùng khó khăn, hiểm tr )

1.1 Đặc điểm chỉ đầu tư xây dựng cơ bản

Tỷ trọng chỉ đâu tr XDCB khá lớn: Mặc dù năm 2020 tỷ lệ chỉ đầu tư có thể giảm xuống do ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch COVID-19 và thiên tai hoành hành nhưng tỷ trọng chỉ đầu tư thực hiện giai doạn 2016-2020 do Bộ

Tài chính ước đạt 27-28% tổng chỉ ngân sách Các công trình được đầu tư xây dựng từ nguồn này đa phần là các công trình quy mô lớn, có mức độ ảnh hưởng sâu rộng và lâu dài đến sự phát triển kinh tế - xã hội, là tác nhân mạnh mẽ đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội của các vùng, địa phương hoặc vùng kinh tế

lớn,

Tỹ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) không cao: Cho dù sử dụng ngồn

song vì mục đích thực hiện các dự án sử dụng NSNN hướng đến nhiều nhiệm

vụ kinh tế - xã hội khác nhau chứ không đơn thuần là lợi nhuận như các dự án

kinh tế nên thường có khả năng thu hồi vốn rất thấp, trong nhiều trường hợp

còn không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp

Quán lý vẫn đầu tư XDCB từ NSNN rất phức tạp, tiềm ẩn nhiều ngưạ" cơ thất thoát, lãng phí: Các dự án đầu tư XDCB từ nguồn NSNN là các tài sản cố định đặc biệt với những đặc trưng riêng, như có thời gian hình thành và

tổn tại khá lâu dai, chi phí rất lớn, đối tượng liên quan rất nhiều và đặc biệt nhất là được tài trợ từ nguồn NSNN vốn dĩ không phải của riêng bất cứ đối

tượng liên quan nào Các đặc điểm này làm cho cơng tác kiểm sốt chỉ đầu tư XDCB trở nên rất phúc tạp cho nên nhiệm vụ này phải được thường xuyên

chú trọng, tăng cường để sử dụng đồng vốn NSNN đúng mục đích, đạt hiệu

‘qua cao, tránh thiệt hại cho NSNN là nguồn huy động của toàn dân

1.1.4 Nội dung chỉ đầu tư xây dựng cơ:

Trang 19

ban hành quy định chỉ tiết thì hành một số điều của Luật Ngân sách đã định

"nghĩa chỉ đâu tư phát triển bao gồm: Chi đầu tư xây dựng cơ bản cho các dự

án theo các lĩnh vực được quy định như Quốc phòng an ninh, công trình công, nghiệp, công trình dân dụng và công trình công cộng, các công trình phát triển khoa học kĩ thuật, y tế, giáo dục, các công trình hành chính sự nghiệp và mạng lưới công trình kĩ thuật hạ tằng thuộc khu vực Nhà nước; Đầu tư và hỗ

trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng: các tổ chức kinh tế; các tổ chức tài chính của trung ương va địa phương; đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp theo quy định của pháp

luật; Các khoản chỉ đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật

Theo đầu hạng mục công việc để thực hiện dự án đầu tư thì nội dung chỉ đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN được quy định tại Điều 4 nghị định

68/2019/NĐ-CP ngày 14/08/2019 bao gồm các khoản chỉ phí

a) Chi phi bồi thường, hỗ trợ và tái định cư gồm chỉ phí bồi thường về

đất, nhà, công trình trên đắt, các tài sản gắn liền với đắt, trên mặt nước và chỉ

phí bồi thường khác theo quy định; các khoản hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất;

chỉ phí tái định cư; chỉ phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chỉ phí sử dụng đất, thuê đất trong thời gian xây dựng (nếu có); chỉ phí di dời, hoàn trả cho phần hạ tầng kĩ thuật đã được đầu tư xây dựng (nếu có) và các chỉ phí

có liên quan khác;

b) Chỉ phí xây dựng gồm chi phi xây dựng các công trình, hạng mục công trình xây dựng của dự án; công trình, hạng mục công trình xây dựng tạm, phụ trợ phục vụ thỉ công; chỉ phí phá dỡ các công trình xây dựng không

thuộc phạm vi của công tác phá dỡ giải phóng mặt bằng đã được xác định

trong chỉ phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Cơ cấu chỉ phí xây dựng gồm: chỉ phí trực tiếp, chỉ phí gián tiếp, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị

Trang 20

©) Chỉ phí thiết bị gồm chỉ phí mua sắm thiết bị công trình và thiết bị

công nghệ; chi phi quản lý mua sắm thiết bị công trình của nhà thầu; chỉ phí mua bản quyền phần mềm sử dụng cho thiết bị công trình, thiết bị công nghệ

của dự án (nếu có); chỉ phí đảo tạo và chuyển giao công nghệ (nếu có); chỉ phí gia công, chế tạo thiết bị phi tiêu chuẩn (nếu có); chỉ phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh; chỉ phí chạy thử nghiệm thiết bi theo yêu cầu kĩ thuật, chỉ

phí vận chuyển, bảo hiểm; thuế và các loại phí, chỉ phí liên quan khác,

đ) Chỉ phí quản lý dự án gồm các chỉ phí để tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng Đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) chỉ phí quản lý dự án gồm chỉ phí

quản lý dự án của cơ quan nhà nước có thẩm quyển, chỉ phí hoạt động của

đơn vị quản lý dự án thuộc cơ quan nhà nước có thâm quyền thực hiện dự án

và chỉ phí quản lý dự án của nhà đầu tư,,

đ) Chỉ phí tư vấn đầu tư xây dựng gồm chỉ phí tư vấn khảo sát xây dựng, lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo để xuất chủ trương đầu tư đối với dự án nhóm B, nhóm C theo quy định của Luật Đầu tư công, lập Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế - kĩ thuật; chỉ phí thiết kế, chỉ phí 'tư vấn giám sát xây dựng công trình và các chỉ phí tư vấn khác liên quan; e) Chỉ phí khác gồm các chỉ phí cần thiết để thực hiện dự án đầu tư xây dưng công trình như chỉ phí rà phá bom min, vật nổ; chỉ phí bảo hiểm công

trình trong thời gian xây dựng; các khoản phí, lệ phí thẩm định dự án, thiết kế

dự toán xây dựng; chỉ phí kiểm toán, thẳm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư và các chỉ phí cần thiết khác để thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình

Trang 21

#) Chỉ phí dự phòng gồm chỉ phí dự phòng cho khối lượng công việc

phát sinh và chỉ phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện

dyn

Căn cứ vào giai đoạn của quá trình đầu tư thì nội dung chỉ đầu tư

XDCB theo trình tự thực hiện đầu tư xây dựng được quy định Điều 6 Nghị

định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 cụ thể như sau:

+ Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm các công việc: Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có); lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế - kĩ thuật đầu tư xây dựng để xem xét, quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết

khác liên quan đến chuẩn bị dự án;

+ Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc: Thực hiện việc giao

đất hoặc thuê đất (nêu có); chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu

có); khảo sát xây dựng; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép

xây dựng); tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; thi công

xây dựng công trình; giám sát thỉ công xây dựng; tạm ứng, thanh toán khối lượng hồn thành; nghiệm thu cơng trình xây dựng hoàn thành; bản giao cơng, trình hồn thành đưa vào sử dụng; vận hành, chạy thứ và thực hiện các công

khác

việc cần t :

Trang 22

1.2, KIEM SỐT CHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI ĐƠN VỊ CÓ

CHỨC NẴNG CHỦ ĐẦU TƯ ĐỰ ÁN SỨ DỤNG VÓN NGÂN SÁCH

NHÀ NƯỚC

1.2.1 Khái niệm, nguyên tắc, yêu cầu của kiểm soát chỉ đầu tư

xây dựng cơ bản tại đơn vị Chủ đầu tư

a Khái niệm

~ Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Quang Quynh (1998) đưa ra quan điểm kiểm soát được hiểu là tổng thể các phương sách để nắm lấy và điều hành các đối tượng hoặc khách thể quản lý Thuật ngữ ngành luật định nghĩa kiểm soát

1 xem xét để phát hiện, ngăn ngừa kịp thời việc làm sai trái với thỏa thuận, thả nước có thẩm với quy định Kiểm soát thường do các cơ quan quản quyền bố trí vii hành ở các địa điểm dễ xảy ra vi phạm, hoặc ở một khâu

trong quá trình hoạt động của các đối tượng cần kiểm soát

“Từ các khái niệm trên có thé rút ra một cách hiểu chung về kiểm soát, đó là, kiểm soát được hiểu là chuỗi hành động bao gồm xem xét, đánh giá để

phát hiện và ngăn chặn các hành vi trái quy định nhằm dam bao mục tiêu, kết hoạch đề ra được thực hiện hiệu quả Kiểm soát có thể là hành động của cấp trên đối với cắp dưới bằng các biện pháp hoặc chính sách; tổ chức này đối với tổ chức khác thông qua sự ảnh hưởng hoặc chỉ phối đáng kể dựa trên quyền lợi và lợi ích; nội bộ đơn vị kiểm soát lẫn nhau thông qua nội quy, quy chế

soát là chức năng cơ bản của quản lý nhằm soát xét lại những quy định,

những quá trình thực thi các quyết định quản lý, được thể hiện trên các nghiệp vụ để nắm bắt, điều hành và quản lý

~ Kiểm soát chỉ đầu tư XDCB có đối tượng phải kiểm soát là quá trình

chỉ đầu tư XDCB Chỉ đầu tư XDCB có nhiều giai đoạn thực hiện và quá trình này có sự tham gia của nhiều chủ thể nhưng có 2 chủ thể chính là chủ đầu tư

Trang 23

Đối với chủ thể là hệ thống KBNN, kiểm soát chỉ đầu tư XDCB là quá trình hệ thống này kiểm tra, xem xét các căn cứ, điều kiện cần thiết để chỉ trả

theo yêu cầu của chủ đầu tư các khoản kinh phí để thực hiện dự án theo các

chính sách, chế độ, định mức chỉ tiêu do Nhà nước quy định

Đối với chủ thể là chủ đầu tư, kiểm soát chỉ đầu tư XDCB là việc kiểm tra, xem xét, rà soát tắt cả các khoản kinh phí để thực hiện dự án do mình thực hiện theo các quy định của Pháp luật, theo các kế hoạch thực hiện dự án và

dự toán giao ngân sách đã đề ra cũng như điều kiện, trạng thái thực tế ở hiện trường trước khi đề xuất KBNN chỉ trả cho khoản kinh phí đó

b Nguyên tắc kiểm soát chỉ đầu te XDCB

Căn cứ theo Quyết định 5657/QĐ-KBNN ngày 28/12/2016 của Kho

bạc nhà nước ban hành Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước thì

nguyên tắc kiểm soát chỉ đầu tư XDCB như sau:

1 Chủ đầu tư được mở tài khoản thanh toán vốn đầu tư tại Kho bạc

Nhà nước nơi thuận tiện cho việc kiêm soát thanh toán vốn đầu tư của Kho

bạc Nhà nước và thuận tiện cho giao dịch của Chủ đầu tư

2 Hệ thống KBNN thực hiện kiểm soát thanh toán trên cơ sở các hồ sơ,

tài liệu do Chủ đầu tư cung cắp và theo nguyên tắc thanh toán đã được Luật

định; KBNN không chịu trách nhiệm về việc áp dụng hình thức lựa chọn nhà

thầu, không chịu trách nhiệm về tính chính xác của đơn giá, khối lượng và giá trị đề nghị thanh toán của Chủ đầu tư

Cán bộ thực hiện kiểm soát chỉ trực tiếp thực hiện tiếp nhận hồ sơ,

chứng từ do Chủ đầu tư gửi đến và thực hiện kiểm soát tạm ứng, thanh toán

Trang 24

3 KBNN cấp tỉnh được phép tạm dừng thanh toán vốn và phối hợp với “Chủ đầu tư, các cơ quan có liên quan thu hồi số vốn sử dụng sai mục đích, sai đối tượng, trái với chế độ quản lý tài chính của Nhà nước, đồng thời báo cáo

UBND đồng cấp và KBNN cấp trên để tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính xem

xét, xử lý Trường hợp phát hiện quyết định của cấp có thẳm quyển liên quan

đến chỉ đầu tư trái với quy định hiện hành, KBNN phải có văn bản đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét lại và nêu rõ ý kiến đề xuất Nếu quá thời gian

quy định ma không dược trả lời hoặc được trả lời mà thấy chưa phù hợp với

quy định phải báo cáo lên cơ quan có thẩm quyền cấp trên và báo cáo cơ quan tải chính để xem xét, xử lý 4 Số vốn thanh toán cho dự án trong năm (bao gồm vốn tạm ứng và thanh toán kị

lượng hồn thành) khơng được vượt kế hoạch vốn cả năm đã

được cấp có thắm quyền bố trí cho dự án Số vốn thanh toán (bao gồm vốn

tạm ứng và thanh tốn khối lượng hồn thành) cho từng công việc, hạng mục

công trình, công trình không được vượt giá trị hợp đồng, hoặc dự tốn chỉ phí

được duyệt; tơng số vốn thanh toán cho dự án không được vượt tổng mức đầu tư đã được cấp có thắm quyền phê duyệt theo từng nguồn vốn (bao gồm cả bổ sung, điều chỉnh nếu có) và không vượt kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn

5 KBNN thực hiện quản lý, kiểm soát cam kết chỉ đối với các khoản

chỉ của NSNN theo đúng quy định

Từ các nguyên tắc đã nêu ở trên, có thể thấy kiểm soát chỉ đang hướng

đến hình thức Thanh toán trước, kiểm soát sau Theo Điều 3 Nghị định 11/2020/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 16/3/2020) quy định như sau: Thanh toán

trước, kiểm soát sau là hình thức thanh toán áp dụng đối với một số khoản chỉ

ngân sách nhà nước; trong đó, Kho bạc Nhà nước làm thủ tục thanh toán ngay sau khi nhận đủ hồ sơ hợp pháp, hợp lệ theo quy định; việc kiểm soát chỉ và

Trang 25

toán khoản chi Hình thức này nhằm rút ngắn thời gian thanh toán các khoản chi đầu tư XDCB, qua đó thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công Tuy nhiên, đi

kèm với đó sẽ là rủi ro thất thoát vốn NSNN tăng lên do đã nới lỏng một phần các biện pháp kiểm soát chỉ

Như vậy, với việc hệ thống KBNN không chịu trách nhiệm về tính

chính xác của đơn giá, khối lượng và giá trị đề nghị thanh toán của Chủ đầu tư thì trách nhiệm pháp lý trong việc lập bộ hồ sơ yêu cầu chỉ đầu tư XDCB hoàn toàn thuộc về Chủ đầu tư Do đó, việc kiểm soát dé tránh những sai sót, sai phạm trong công tác này luôn là nhiệm vụ thường xuyên và cấp bách đối với chủ đầu tư Chủ đầu tư làm chặt chẽ, đúng quy định, phù hợp thực tế thi

khoản chỉ đầu tư XDCB từ NSNN sẽ giảm rủi ro Có như thể, hình thức

Thanh toán trước, kiểm soát sau mới thực sự là giải pháp thúc đây giải ngân

vốn đầu tư công, tạo đà cho tăng trưởng phát triển kinh tế

e Yêu cầu đối với Chủ đầu tư trong kiểm soát chỉ đầu te XDCB

Từ những nguyên tắc kiếm soát chỉ đã nêu ở trên, vai trò của chủ đầu tư

trong quá trình thực hiện kiểm soát chỉ đầu tư XDCB sẽ được thể hiện qua các yêu cầu dưới đây:

- Đảm bảo sự phù hợp giữa giá trị xây dựng cơ bản trong năm ngân sách với dự toán giao ngân sách

~ Đảm bảo tính chính xác của đơn giá và khối lượng thỉ công theo hợp

đồng

- Đảm bảo tính giải trình của đơn giá điều chính và khối lượng phát

sinh ngoài hợp đồng

~ Đảm bảo tiền độ giải ngân theo kế hoạch được giao

~ Đảm bảo tiến độ thực hiện công trình

~ Đảm bảo giá trị và thời hạn hiệu lực của các chứng thư bảo lãnh

Trang 26

1.2.2, Tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác KSC đầu tư XDCB tại

đơn vị Chủ đầu tư

Hiện nay, chưa có một hệ thống quy chuẩn định lượng chính thức nào được ban hành đễ đánh giá hiệu quả của công tác kiểm soát chỉ đầu tư XDCB ngay cả đối với đơn vị được giao nhiệm vụ này là hệ thống KBNN, Xét trên

góc độ Chủ đầu tư, hiệu quả KSC đầu tư XDCB có thể được phản ánh qua

những chỉ tiêu đánh giá sau

a Chi tiéu tiến độ và quy mô giải ngân vốn

Tiến độ giải ngân được tính bằng tỷ số vốn đã giải ngân trong tổng số vốn kế hoạch được giao hàng năm theo tỷ lệ % Đây là một chỉ số hiển thị kết

quả giải ngân nguồn vốn của đơn vị được giao dự toán (có thể là Chính phủ,

ngành, địa phương hay bất kỳ một đơn vị được giao dự toán chỉ NSNN)

trong một đơn vị thời gian nhất định (thường là 1 năm)

Trong các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, hiệu quả chỉ đầu tư XDCB từ nguồn NSNN là một trong các nhiệm vụ trọng tâm và được

quan tâm hàng đầu Hiệu quả chỉ đầu tư XCDB được đánh giá qua nhiều bộ chỉ số khác nhau, trong đó chỉ số kết quả giải ngân là chỉ số có ý nghĩa rất lớn bởi vì kết quả giải ngân vốn đầu tư XDCB là sự phản ánh tông hòa của cả quá trình đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN Quá trình này bao gồm rất

nhiều các quy trình, phân đoạn, yếu t tượng liên quan để kết tỉnh ở khối lượng XDCB đã được thực hiện và được NSNN chỉ trả cho phản khối lượng

đó Tỷ lệ giải ngân cảng cao phản ánh mức độ vốn đầu tư XDCB từ nguồn

NSNN cảng được sử dụng hiệu quả và tiết kiệm và ngược lại, tỷ lệ giải ngân

cảng thấp phản ánh vốn đầu tư XDCB càng bị lăng phí

Chỉ số kết quả giải ngân có nhiều ưu điểm nỗi trội như có nhiều nguồn lấy dữ liệu, cách tính toán lại đơn giản, dễ làm, dễ kiểm tra cũng như đảm bảo

Trang 27

cũng đảm bảo tính so sánh được về hiệu quả hoạt động kinh tế giữa các thời

kỳ của một đơn vị quan hệ ngân sách hoặc giữa các đơn vị quan hệ ngân sách với nhau

b Mức độ chặt chế trong kiém soát thanh toán

Chỉ tiêu này phản ánh bằng mức độ rủi ro sai định mức, đơn giá, chế

độ theo quy định của nhà nước hoặc sai đối tượng chỉ, mục dích chỉ trong

cơng tác thanh tốn vốn đầu tư XDCB Mức độ rủi ro càng thấp thì mức độ kiểm sốt trong cơng tác thanh toán vốn đầu tư XDCB của đơn vị Chủ đầu tư

cảng chat che

Mức độ chặt chẽ trong kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB còn được biểu hiện ở số vốn bị các cơ quan có thẩm quyền kiến nghị xử lý trên tổng số vốn được thanh tra, kiểm tra, giám sát cũng như số đã xử lý theo kiến nghị Số bị kiến nghị càng thấp phản ánh trình độ, năng lực kiểm soát của Chủ

đầu tư cảng cao, thể hiện tỉnh thần trách nhiệm cao và sự cố gắng nỗ lực trong,

cả quá trình thực hiện dự án để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, chống

lãng phí, thất thoát NSNN Trong khi đó, số đã xử lý theo kiến nghị phản ánh

thái độ, mức độ tuân thủ của đơn vị CĐT đối với các chính sách, quy định hiện hành của nhà nước

1.2.3 Nhân tố ảnh hưởng đến công tác KSC đầu tư XDCB của đơn vị Chủ đầu tư

4 Nhân tổ bên ngoài đơn vị

~ Chế độ chính sách về quản lý vốn đầu tư: Chế độ chính sách trong lĩnh vực đầu tư xây dựng ảnh hưởng rất lớn đến công tác kiểm soát chỉ đầu tư XDCB Tuy nhiên hiện nay chế độ chính sách về công tác này thường chậm

đổi mới, chưa theo kịp sự phát triển của đất nước

Năm 2013, Quốc hội ban hành Luật Đấu thầu có hiệu lực từ ngày

Trang 28

lực từ ngày 01/7/2015 Mặc dù đã có nhiều đổi mới trong việc xây dựng và

ban hành văn bản quy phạm pháp luật có tính pháp lý cao nhất, nhưng các

luật này chỉ là luật khung, để thực hiện các luật này lại phải chờ Chính phủ ban hành các Nghị định hướng dẫn và các bộ, ngành lại ban hành các thông, tư, quyết định để hướng dẫn thực hiện Nghị định Nên phần nào đã giảm hiệu lực của các văn bản quy phạm pháp luật, cá biệt có những điều, khoản thuộc các văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau lại mẫu thuẫn với các văn bản

'ban hành trước hoặc không thể thực hiện được trong thực tế, gây khó khăn cho các tổ chức, đơn vị và cá nhân trong quá trình chuẩn bị, thực hiện dự án

và giải ngân vốn đầu tư XDCB

Hiện nay tình hình kinh tế thế giới có nhiễè

đến nền kinh tế nước ta, làm cho giá cả thị trường luôn biến đổi, việc xây

biển động, tác động rất lớn dựng và công bố đơn giá của nhà nước ban hành thường thấp hơn nhiều so

với giá thị trường Do vậy, việc xác định đơn giá điều chinh của các hợp đồng,

xây dựng thực hiện theo đơn giá điều chỉnh hoặc điều chinh đơn giá do vật tư

vật liệu chính do tăng giá đột biến của các hợp đồng trọn gói thường chủ đầu tư và các nhà thầu không thể căn cứ vào thông báo giá của các cơ quan nhà nước mà phải căn cứ vào chứng từ, hoá đơn thực tế Việc rà soát, kiểm tra

tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ hoá dơn rất khó khăn và phức tạp do đó

mắt nhiều thời gian cho việc xác định đơn giá điều chỉnh, khó khăn trong việc

cquản lý chỉ phí dự án và hoàn thiện hỗ sơ thanh toán

'Việc xác định giá đất để đền bù GPMB thường thấp, dẫn đến nhiề

án vướng mắc về công tác đền bù GPMB, làm cho tiến độ, hiệu quả của dự án

dự

không đạt được so với mục tiêu đề ra, công tác kiểm soát chỉ đầu tư XDCB

không thực hiện được gây lăng phí vốn đầu tư

~ Điều kiện kinh tế - xã hội: Việt Nam là một nước đang phát triển nên

Trang 29

cùng lớn Hệ quả dẫn tới số lượng các dự án cần đầu tư nhiễu, nhưng kế

hoạch vốn thì lại hạn hẹp, cơ chế phân bổ lại dàn trải qua nhiều năm

~ Công tác lập, phân bổ dự toán, kế hoạch vốn đầu tư XDCB: Nếu việc

lập, phân bổ dự toán, kế hoạch vốn đầu tư XDCB hàng năm mà sát với tiến độ thực hiện dự án và ngân sách cân đối được nguồn thu thì công tác KSC đầu tư

XDCB gặp nhiều thuận lợi, công tác KSC, quyết toán vốn đầu tư hàng năm

theo Luật Ngân sách đảm bảo chất lượng và đúng thời gian quy định Ngược

lại, nếu công tác này mà thiếu chính xác, nguồn vốn của ngân sách thiếu hụt sẽ dẫn đến tình trạng dự án công trình bị giãn tiến độ gây lãng phí vốn đầu tư hoặc phải điều chỉnh dự toán, kế hoạch nhiều lần làm ảnh hưởng đến tiền độ thực hiện dự án đầu tư, gây rất nhiều khó khăn cho cơng tác kiểm sốt, thanh

toán và quyết toán vốn đầu tư hàng năm

Mặt khác, công tác KSC đầu tư XDCB gặp nhiều khó khăn, vốn ngân

sách khơng quyết tốn được theo đúng tiến độ va thời hạn, Chủ đầu tư phải tổ

chức theo dõi, quản lý số vốn đã giải ngân nhưng chưa quyết toán được do dự

án bị đình hỗn thi cơng hoặc chậm tiến độ hoàn thành Các bô, ngành, địa

phương, các tổ chức, đơn vị, cá nhân lập, thẩm định, phê duyệt, quản lý và tổ chức thực hiện dự án đầu tư cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến công tác KSC đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN

- Công tác lập, thấm định, phê duyệt, quản lý và triển khai thực hiện dự

án đầu tư: Nếu công tác này được triển khai thực hiện đúng sẽ thuận lợi cho quá trình KSC, cắp phát thanh toán vốn nhanh chóng, rút ngắn thời gian luân chuyển của tiền trong lưu thông, tăng vòng quay của vốn, kích thích kinh tế phát triển Ngược lại, nếu quá trình này thực hiện không tốt, sơ sài, không

tuân thủ chế độ quy định dẫn đến tình trạng khi thực hiện dự án phải điều chỉnh thay đổi quy mô, thiết kế của dự án, làm cho tổng vốn đầu tư cho dự án

Trang 30

án khi hoàn thành đưa vào sử dụng không còn phát huy được hiệu quả như

mục tiêu ban đầu Đi lầu tư XDCB cũng gặp nhiều khó khăn về kiểm soát, theo dõi, điều chỉnh nguồn vốn cho phù hợp

với điều chỉnh dự án

b Nhân tố bên trong đơn vị

~ VỀ cơ cấu tổ chức bộ máy, trình độ năng lực của người lãnh đạo và cán bộ làm công tác KSC đầu tư xây dựng: Tổ chức bộ máy phải gọn nhẹ, phù hợp với thực tế và mục tiêu quản lý của từng thời kỳ, tránh trùng lắp

này cũng làm cho công tác KSC

nhưng vẫn kiểm tra, kiểm soát được lẫn nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ Nếu tô chức bộ máy không phủ hợp thì việc KSC đầu tư XDCB sẽ kém hiệu quả, chất lượng thắp, dé gây thất thoát, lãng phí

“Trình độ, năng lực của người lãnh đạo, của cán bộ chuyên môn nghiệp

vụ là yếu tố quyết định chất lượng, hiệu quả KSC đầu tư XDCB thuộc nguồn

vốn NSNN Năng lực chuyên môn của cán bộ KSC thể hiện qua năng lực

phân tích, xử lý các thông tin được cung cấp và giám sát đối chiếu với các quy định hiện hành của Nhà nước và thể hiện ở phẩm chất đạo đức trong sáng

của các cán bộ làm công tác này Nếu thiếu khả năng và điều kiện này thì

công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB sẽ kém hiệu quả, gây thất

thoát, lãng phí, tiêu cực

~ Về quy trình nghiệp vụ: Đây là yếu tổ tác động rất lớn đến công tác

KSC đầu tư XDCB Quy trình nghiệp vụ khoa học, quy định rõ ràng từng

công việc, từng bước thực hiện các thao tác quản lý, KSC đầu tư sé tao thuận lợi cho việc tác nghiệp của các cán bộ nghiệp vụ Việc quy định cách thức xứ

lý các tình huống điển hình hay xảy ra trong thực tế quản lý ở quy trình

Trang 31

~ Về cơ sở vật chất: Trang thiết bị, phương tiện làm việc bao gồm cả các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý cũng góp phần không nhỏ nâng cao hiệu quả và chất lượng quản lý Với trang thiết bi đầy đủ,

ứng dụng nhiều phần mềm công nghệ thông tin trong quản lý, thanh toán giúp

cho tiết kiệm được thời gian xử lý công việc, diy nhanh tốc độ chu chuyển của tiền tệ trong thanh toán và góp phin làm tỉnh gọn bộ máy quản lý

1.3 KHÁI QUÁT KIÊM SOÁT NỘI BỘ TRONG KHU VỰC CÔNG

1.3.1 Khái niệm và mục tiêu kiểm soát nội bộ khu vực công

Theo quan điểm truyền thống, rủi ro gắn liền với tổn thất, sự không may mắn, có ảnh hưởng bắt lợi đến chủ thể chịu sự tác động của nó Trường

phái hiện đại lại xem rủi ro không hẳn chỉ có tác động tiêu cực mã đôi khi

mang ý nghĩa tích cực nếu nghiên cứu kỹ lưỡng và có biện pháp phòng ngừa Bản chất rủi ro là khả năng không chắc chắn, nếu chắc chắn xảy ra hoặc

không xảy ra thì không phải là rủi ro Hoạt động của các tổ chức dù là ở khu

vực công hay khu vực tư đều là sự xâu chuỗi các quy trình nghiệp vụ có mỗi

cquan hệ dan xen nhau theo một hệ thống được thiết lập và ở rủi ro luôn luôn

tồn tại ở bắt cứ khâu nào trong chuỗi quy trình nghiệp vụ đó Do đó, các tổ chức muốn hoàn thành mục tiêu hoạt động phải đối phó rủi ro thông qua hệ thống kiểm soát nội bộ

Với mục tiêu thiết lập và duy trì hệ thống KSNB hiệu quả trong khu

vực công, tổ chức quốc tế các cơ quan kiểm toan tdi cao INTOSAI

(International Organization of Supreme Audit Institutions) đã ban hành báo cáo kiểm soát nội bộ trong khu vực công vào năm 2001 được gọi là bộ chuẩn myc INTOSAI GOV 9100 (INTOSAI GOV 9100, 2001) Theo do, Kiếm soát nội bộ được định nghĩa là một quá trình xử lý toàn bộ được thực hiện bởi nhà

Trang 32

các rủi ro và cung cấp một sự đảm bảo hợp lý đẻ đạt được nhiệm vụ, mục tiêu

đề ra của tổ chức

Những mục tiêu cần đạt được của Kiểm soát nội bộ theo INTOSAL

GOV 9100 bao gồm: Thực hiện các hoạt động một cách có kỷ cương, có đạo

đức, có tính kinh tế và hiệu quả; Thực hiện đúng trách nhiệm; Tuân thủ theo

luật pháp và quy định hiện hành; Bảo vệ các nguồn lực và chống thắt thoát, sử dụng sai mục đích và tổn thất Đối với khu vực công, mục tiêu tuân thủ là mục tiêu mang giá trị cốt lõi, có ý nghĩa nền tảng cho sự thiết lập và duy trì có hiệu quả hệ thống KSNB

Định nghĩa nay tiếp tục được khẳng định trong INTOSAI GOV 9160

(INTOSAI GOV 9160, 2013) Đồng thời, phiên bản này có sự bổ sung kiểm

soát theo hướng quản trị rủi ro và các biện pháp để giảm thiểu gian lận theo

đặc thù hoạt động của các tổ chức cũng như bối cảnh áp dụng công nghệ

thông tỉn, từ đó giúp cải thiện hiệu quả hoạt động cũng như tăng cường sự giám sát của tổ chức

1.3.2 Các yếu tố cấu thành KSNB trong khu vực công

Báo cáo của INTOSAI đưa ra Š yếu tổ của KSNB gồm: (1) môi trường kiểm soát, (i) đánh giá rủi ro, (ii) các hoạt động kiểm soát, (iv) thong tin và trao đối thông tin, (v) giám sát ([NTOSAI GOV 9100, 2001)

sốt

& Mơi trường kí

Môi trường kiểm soát tạo lập nên phong cách, của một tổ chức, tác

động đến ý thức kiểm soát của các thành viên thuộc tổ chức đó Mơi trường

kiểm sốt quy định cấu trúc, trật tự, điều kiện môi trường cho hoạt động của hệ thống KSNB Mơi trường kiểm sốt bao gồm sự liêm chính và giá trị đạo

đức cá nhân, chuyên môn của nhà lãnh đạo và năng lực của đội ngũ nhân viên, triết lý quản lý và phong cách lãnh đạo, cơ cấu tổ chức và chính sách

Trang 33

ảnh hưởng sâu rộng đến toàn bộ hệ thống KSNB, tác động đến tổng thể chiến

lược và mục tiêu đã được đề ra cũng như các hoạt động kiểm soát được thiết

kế trên nền tảng đó

b Đánh giá ri ro

KSNB được thiết lập để đối phó rủi ro, cho nên đánh giá rủi ro là bước

đi đầu tiên cực kỳ quan trọng vì nó trả lời câu hỏi phải đối phó với rủi ro gì và

ở mức độ nào Bước này bao gồm việc ghi nhận các sự kiện có thể xảy ra gây

ảnh hưởng đến việc hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức; đưa ra nhận định, đánh giá, phân tích các sự kiện này để xác định tập trung vào những rủi

ro mang tính trọng yếu Việc nhận diện những rủi ro mang tính trọng yếu là cơ sở để phân chia trách nhiệm và phân phối nguồn lực đối phó rủi ro Đánh

giá rủi ro gồm các bước

~ Nhận diện rủi ro: Theo môi trường hoạt động, rủi ro được phân thành rủi ro từ trong nội tại tổ chức và rủi ro từ mơi trường bên ngồi tổ chức Theo cấp hoạt động, rủi ro được chia ra ở cắp tổ chức và cấp từng hoạt động Trong

suốt quá trình hoạt động của tổ chức, rủi ro phải được xem xét liên tục Đối

với khu vực công, các đơn vị hành chính nhà nước cũng như các đơn vị sự nghiệp công lập phải kiểm soát các rủi ro có ảnh hưởng đến nhiệm vụ được giao

~ Đánh giá rủi ro: Đánh giá mức độ quan trọng của rủi ro, ước tính hậu

quả nếu rủi ro xảy ra và xem xét khả năng xuất hiện của nó Tuỷ theo loại rủi ro mà có nhiều cách để đánh giá, tuy nhiên phải đảm bảo tính hệ thống trong

đánh giá rủi ro Các tổ chức thường phải xây dựng bộ tiêu chí đánh giá rủi ro,

tiếp đến là sắp xếp thứ tự các rủi ro, làm cơ sở cho ban lãnh đạo phân chia

Trang 34

năng xảy ra rủi ro; 2- Mức độ tác động của rủi ro; 3- Tốc độ ảnh hưởng của rủi ro khi xảy ra; 4- Thời gian ảnh hưởng sau khi xuất hiện của rủi ro

~ Thiết lập và duy trì có hiệu quả các biện pháp đối phó: Về cơ bản, đối

phó rủi ro được chia thành bốn biện pháp: Phân tán rủi ro; Chấp nhận rủi ro, Né tránh rủi ro và Xử lý hạn chế rủi ro Trong khu vực công, biện pháp chủ

yếu được sử dụng là xử lý hạn chế và tổ chức duy trì KSNB để có biện pháp

thích hợp, bởi vì đơn vị công lập phải hoạt động theo nhiệm vụ được giao Khi môi trường có sự biến động ví dụ như các điều kiện vĩ mô thay déi

sẽ làm rủi ro thay đổi thì việc đánh giá rủi ro phải thường xuyên xem xét điều

chỉnh tương thích với từng thời kỳ

€ Hoạt động kiểm soát

Hoạt động kiếm soát là những chính sách, quy trình và những thủ tục đối phó rủi ro cũng như bảo đảm đạt được mục tiêu hoạt động của tổ chức

Nguyên tắc chung để hoạt động kiểm soát đạt hiệu quả cao là phải đảm bảo sự nhất quán, phù hợp của các thời kỳ, sự đáng tỉn cậy, dễ hiểu và có liên hệ trực

tiếp với mục tiêu kiểm soát Hoạt động kiểm soát được hiện diện xuyên suốt

trong đơn vị, ở các mức độ, các cắp độ cũng như các chức năng của đơn vị

Hoạt động kiểm soát gồm có kiểm soát phòng ngừa rủi ro và phát hiện rủi ro Sự cân bằng giữa các thủ tục kiểm soát phòng ngừa vả phát hiện là cơ

hợp giữa các hoạt động kiểm soát nhằm với nhau nhằm tương hỗ cũng như hạn chế lẫn nhau Về cơ bản, hoạt động kiểm soát bao gồm những

hoạt động sau:

* Xét duyệt và phê chuẩn

“Xét duyệt và phê chuẩn là người quản lý đưa ra quyết định cho phép thực hiện một nghiệp vụ trong giới hạn thẳm quyển của mình Xét duyệt và phê chuẩn có thể được thực hiện trực tiếp hoặc có thể tự động hóa thông qua

Trang 35

đối với các tô chức đẻ ngăn ngừa sai sót hoặc gian lận có thể xảy ra khi một

nghiệp vụ được thực hiện

Trong phân cấp thắm quyền quản lý của một nghiệp vụ cụ thể, quyết định của cắp quản lý trung gian là xét duyệt còn quyết định của cấp quản lý

có thắm quyền cao nhất là phê chuẩn Phê chuẩn không những cho phép một

nghiệp vụ được tiến hành mà còn là mệnh lệnh bắt buộc phải thi hành đối với cấp dưới

* Kiểm tra, đối chiếu

Kiém tra, đối chiếu là sự so sánh, xem xét những công việc, nhiệm vụ

đã được giao có phản án hiện trạng trên thực tế hoặc có đảm bảo tuân thủ theo đúng các quy định hay không Thủ tục này giúp phát hiện các sai sót và gian

lận có thể phát sinh trong quá trình tác nghiệp

Kiểm tra, đối chiếu có thể được thực hiện qua 2 hình thức là tự thực hiện hoặc thực hiện độc lập Đối với hình thức tự thực hiện, người chịu trách

nhiệm đối với đối tượng kiểm tra tự mình thực hiện công việc, nhiệm vụ đã

được phân công Còn ở hình thức thực hiện độc lập, một người (hay một nhóm người) độc lập với người thực hiện nhiệm vụ, công việc có liên quan

đến đối tượng kiểm tra, thực hiện thủ tục kiểm tra, đối chiếu Kiểm tra, đối

chiếu độc lập có tính khách quan cao hơn so với hình thức tự thực hiện tuy tra

nhiên lại đòi hỏi nhiều nguồn lực thực hiện hơn Có thể thực hiện đối chiếu theo định kỳ hay đột xuất

* Kiểm soát vật chất

'Kiểm soát vật chất là hoạt động kiểm soát nhằm đảm bảo sự an toàn,

toàn vẹn cho các loại tài sản, số sách, chứng từ cũng như các phương tiện lưu trừ dữ liệu của đơn vị

Trang 36

Giám sát là theo dõi, quan sát chủ động và thường xuyên của nhà quản

lý đối với các đối tượng chịu sự giám sát trong thực thi công việc nói chung

và trong thực hiện các thủ tục kiểm soát nói riêng Giám sát còn là sự can thiệp bằng các biện pháp tích cực để đảm bảo các hoạt động đó đúng theo nhiệm vụ, mục tiêu đã được giao Giám sát tích cực, chủ động sẽ phát hiện ngay các sai sót và gian lận hoặc sự không tuân thủ phát sinh trong quá trình thực hiện công việc

* Soát xét, rà soát

Soát xét, ra soát là thủ tục kiểm soát được nhà quản lý thực hiện để xem

xét lại, tra soát lại các nghiệp vụ đã được thực hiện trong một khoảng thời

gian nhất định ở phạm vi một bộ phận hoặc toàn đơn vị Việc soát xét, rà soát các nghiệp vụ đã phát sinh nhằm phát hiện các trường hợp bắt thường, các

trường hợp sai phạm để kịp thời xử lý, khắc phục * Bắt kiêm nhiệm và phân công, phân nhiệm

Bắt kiêm nhiệm là sự tách biệt bốn chức năng: Chức năng phê chuẩn,

kiểm soát nghiệp vụ; Chức năng thi hành nghiệp vụ; Chức năng ghi số theo

đôi tài sản và Chức năng giữ, bảo vệ tải sản Bắt kiêm nghiệm nhằm dâm bảo

không cá nhân nào có thể tự thực hiện hành vi gian lận hoặc hành vi che giấu

sai phạm

Phan công, phân nhiệm là tích bạch một nghiệp vụ hay một chu trình

nghiệp vụ thành nhiều bước, nhiều giai đoạn khác nhau để giao cho các cá

nhân, bộ phân khác nhau tham gia phụ trách mỗi bước, mỗi giai đoạn đó của cquá trình thực hiện nghiệp vụ

4 Thong tin và trao đỗi thông tin

Thông tin và trao đổi thông tin là một thành phần trong hệ thống kiểm soát nội bộ Thông tin là dữ liệu được tổng hợp và kết hợp phù hợp với các

Trang 37

lặp đi, lặp lại của việc cung cấp, chia sẻ và thu thập các thông tin cẩn thiết Trao đối thông tin bao gồm trao đổi thông tin trong tổ chức và trao đổi thơng

tin ra bên ngồi Thông tin và trao đổi thông tin hỖ trợ cho việc thực hiện các mục tiêu của tổ chức

e Hoạt động giảm sát

Hoạt động giám sát thực hiện chức năng giám sát tính hữu hiệu của hệ

thống kiểm soát nội bộ của một tổ chức Các hoạt động giám sát được lựa chọn phát triển và thực hiện để xác định liệu các thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ có đang tiếp tục hiện diện và vận hành hay không Và để xác định được điều nảy tổ chức cần thực hiện hai hoạt động là hoạt động đánh

thường xuyên và hoạt động đánh giá chuyên biệt

14 VẬN DỤNG KHUÔN KHÔÓ KIEM SOAT NOI BQ CUA INTOSAI GOV 9100 TRONG KIEM SOÁT CHI ĐÀU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI ĐƠN VỊ CHỦ ĐẦU TƯ

Như đã đề cập ở trên, kiểm soát chỉ đầu tư XDCB tại đơn vị CĐT là việc kiểm tra, xem xét, rà soát tất cả các khoản kinh phí để thực hiện dự án được giao nhiệm vụ làm chủ đầu tư theo các quy định của Pháp luật, theo các

kế hoạch thực hiện dự án vả dự toán giao ngân sách đã đề ra cũng như kiện, trang thái thực tế ở hiện trường để đề xuất KBNN chỉ trả cho khoản kinh

phí đó

Áp dụng chuẩn mực INTOSAI 9100, hoạt động kiểm soát chỉ của đơn

vị CĐT cũng bao gồm năm thành phần: Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi

ro, hoạt động kiểm sốt, thơng tin và truyền thông, hoạt động giám sát Tuy

nhiên, trong giới hạn của để tài này, luận văn không tập trung nghiên cứu toàn bộ hệ thống kiểm sự ¡ bộ mà chỉ trình bày hai yếu tố chính của kiểm soát nội bộ trong khu vực công có quan hệ trực tiếp đến nghiệp vụ

Trang 38

của đơn vị CĐT là: Nhận diện, đánh giá rủi ro và hoạt động kiểm soát trong

kiểm soát chỉ đầu tư XDCB tại đơn vị CĐT

1.4.1 Nhận diện, đánh giá rủi ro trong kiểm soát chỉ đầu tư xây dựng cơ bản tại đơn vị Chủ đầu tư

Rui ro mang đặc điểm không thể triệt tiêu mà chỉ có thể phòng ngừa,

ngăn chặn, giảm thiêu tác động của nó đối với hoạt động của tổ chức Nghiệp

vụ kiểm soát chỉ đầu tư XDCB tại đơn vị Chủ đầu tư rất đa dạng và ứng với mỗi nghiệp vụ sẽ có những rủi ro riêng biệt Căn cứ các nguyên tắc chỉ đầu tư

XDCB da trình bày ở mục 1.2.1, kiểm soát chi dau tư XDCB tại đơn vị làm

chức năng CĐT cơ bản phải đ & Nhận diện rấi ro

tt với các nhôm rủi ro sau:

~ Rủi ro trong việc đăng ký sử dụng và đăng ký bổ sung tài khoản thanh

toán vốn đầu tư XDCB như hồ sơ đăng ký, bổ sung tài khoản thanh tốn vốn

đầu tư XDCB khơng hợp lệ, không đúng theo quy định, hồ sơ đính kèm không đầy đủ, không phù hợp với tiến độ thực hiện dự án hoặc không phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị

~ Rủi ro trong việc tiếp nhận, kiểm soát, luân chuyển hồ sơ kiểm soát

chỉ đầu tư XDCB: Việc giao nhận hồ sơ, tài liệu với các nhà thầu và các bên

liên quan; việc chuyển

sơ thanh toán với KBNN

sơ, tài liệu giữa các bộ phân trong nội bộ đơn vị:

việc chuyé

~ Rủi ro trong việc tiếp nhận kế hoạch vốn được giao và quá trình sử

dụng kế hoạch vốn đầu tư XDCB

~ Rủi ro về hồ sơ pháp lý của dự án, gói thầu: Việc chấp hành thủ tục,

quỳ trình, trình tự đầu tư, tính pháp lý của hỗ sơ chưa được đảm bảo; hồ sơ

lưu chưa đầy đủ so với quy định

~ Rủi ro trong việc tạm ứng, thu hồi tạm ứng (tạm ứng vượt dự toán

Trang 39

được tạm ứng; số dư tạm ứng còn kéo dài qua nhiều năm chưa thu hồi hết

không đúng theo quy định hiện hành)

~ Rủi ro trong thanh toán khối lượng hồn thành các cơng việc có hợp

đồng hoặc các hạng mục không có hợp đồng, thanh toán chỉ phí phát sinh ngoài hợp đồng, thanh toán chỉ phí bù giá nhân công, vật liệu, ca máy, thanh

toán chỉ phí hỗ trợ, đền bù, giải phóng mặt bằng, thanh toán chỉ phí quản lý

dự án, thanh toán chỉ phí tư vấn đầu tư xây dựng, cũng như các chỉ phí có liên quan khác (bảo hiểm, kiểm toán quyết toán, thẩm tra phê duyệt quyết toán )

~ Rủi ro trong các nghiệp vụ chuyển tiền thanh toán (thanh toán sai đối tượng thụ hưởng, sai tài khoản thanh toán, sai tài khoản của đối tượng thụ

hướng, quá thời hạn thanh toán )

~ Rủi ro về mẫu chứng từ và chứng từ trong thanh toán vốn đầu tư

XDCB (sai biểu mẫu chứng từ, chứng từ đi kèm không đảm bảo tính pháp lý,

thiếu chứng từ theo quy định )

~ Rủi ro trong thanh toán dự án, công trình đã được phê duyệt quyết

tốn hồn thành (không thu hồi được vốn NSNN sau quyết toán hoặc khơng đủ vốn để thanh tốn theo phê duyệt quyết toán)

5 Đánh giá ri ro

'Đánh giá rủi ro là việc phân tích, xem xét khả năng xảy ra, tần suất xuất

hiện và mức độ tác động của rủi ro Đây là tiến trình được thực hiện lặp di lấp

lại để tăng cường năng lực đối phó rủi ro Rủi ro rất khó để định lượng và

không có công thức chung trong việc xác định nó Hiện nay, các tiêu chí thường được sử dụng để đánh giá rủi ro trong cơng tác kiểm sốt chỉ NSNN nói chung và kiểm soát chỉ đầu tư XDCB nói riêng là khả năng xảy ra của rủi ro và mức độ tác động của rủi ro

Trang 40

Xác suất xảy ra càng lớn thì rủi ro càng xảy ra nhiều hơn và hậu quả gây ra cảng nghiêm trọng Số thiệt hại lớn nhưng nếu ít có khả năng xảy ra thì không nghiêm trọng bằng một rủi ro khác có số thiệt hại nhỏ hơn nhưng xác suất xảy

ra lại thường xuyên hơn nhiều Khả năng xảy ra rủi ro có thể hiển thị bằng

.eon số phản ánh tn suất xảy ra rủi ro, hay qua các mức thấp, trung bình, cao

hoặc con số phần trăm thể hiện xác suất có thể phát sinh rủi ro

~ Mức độ tác động của rủi ro là sự ước lượng ảnh hưởng của rủi ro khi

phát sinh hay mức độ thiệt hại gây ra của rủi ro, có thể hiển thị bằng một con số phản ánh các mức tác động tiềm tàng của rủi ro hoặc qua các mức không

nghiêm trọng, trung bình, nghiêm trọng

Các rủi ro được đề cập ở trên đều đã xảy ra trong quá trình kiểm soát chỉ đầu tư XDCB tại đơn vị có chức năng CĐT dẫn đến các đối tượng liên quan có thể tư lợi dé chiếm dụng, chiếm đoạt vốn NSNN, sử dụng vốn NSNNỀ

sai mục đích, gây thất thoát, lăng phí vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN Đã có nhiều trường hợp CBVC của Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm trước pháp

luật do làm thiệt hại nghiêm trọng đến vốn NSNN

1.4.2, Hoạt động kiểm soát chỉ đầu tư XDCB tại CĐT

Công tác chỉ đầu tư XDCB gắn chặt với các quy trình, thủ tục gửi hỗ sơ đến hệ thống KBNN để được xét duyệt chỉ Giao dịch viên tại đơn vị làm

CBT (kế toán thanh toán vốn

lu tư) có nhiệm vụ tập hợp, kiểm tra, soát xét hồ sơ từ các bộ phận gửi đến để lập bộ hồ sơ giao dịch với KBNN sau đó trình các cấp lãnh đạo xét duyệt và phê chuẩn Kế toán trưởng/ Phụ trách kế toán của đơn vị là người kiểm soát, xét duyệt và phê duyệt vào bộ hồ sơ giao

Ngày đăng: 24/09/2022, 10:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN