LỜI MỞ ĐẦU Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 đã làm rung chuyển nền kinh tế thế giới trong đó Việt Nam cũng phải gánh chịu những tổn thất rất nặng nề:
Trang 1DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VINACONEX 2 Công ty Cổ phần Xây dựng số 2
TBCN, XHCN Tư bản chủ nghĩa, Xã hội chủ nghĩa
KTTT, KTHH Kinh tế thị trường, Kinh tế hàng hoá
Kinh tế - Xã hội
TTBĐS, TTHH Thị trường bất động sản, Thị trường hàng hoá
TTGDCK Thị trường giao dịch chứng khoán
ĐHĐCĐ, HĐQT Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị
Trang 2Bảng 1.2 So sánh đầu tư bất động sản và đầu tư cổ phiếu
Bảng 2.1 Tổng mức đầu tư của các dự án đầu tư kinh doanh bấtđộng sản đã và đang thực hiện của Vinaconex 2
Bảng 2.2 Cơ cấu nguồn vốn đầu tư của các dự án bất động sản đã và đang thực hiện của Vinaconex 2
Bảng 2.3 Tiến độ bỏ vốn của các dự án đã và đang thực hiện củaVinaconex 2
Bảng 2.4 Các trạm trộn bê tông thương phẩm của Vinaconex 2
Bảng 2.5 Biểu kê năng lực MMTB xe máy thi công xây lắp củaVinaconex 2
Bảng 2.6 Nguồn nhân lực Vinaconex 2
Bảng 2.7 Tình hình lao động của Vinaconex 2
Trang 3Bảng 2.8 Hoạt động marketing chào giá, đấu thầu của Vinaconex2
Bảng 2.9 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Vinaconex 2tính đến cuối năm 2008
Bảng 2.10 Kết quả hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản củaVinaconex2
Bảng 2.11 Doanh thu và lợi nhuận của các dự án bất động sản của
Bảng 2.12 Các chỉ tiêu tài chính của các dự án bất động sản
DANH MỤC BIỂU
Biểu 2.1 Cơ cấu lao động
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Vinaconex No 2
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kếtquả nêu trong luận văn này là trung thực và có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng.
Nguyễn Văn Hòa
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 đã làm rung chuyển nền kinh tế thế giớitrong đó Việt Nam cũng phải gánh chịu những tổn thất rất nặng nề: Nền kinh tế lâmvào tình trạng suy thoái; lạm phát, trượt giá leo thang; thị trường tài chính ảm đạm,thị trường bất động sản đóng băng, hoạt động sản xuất kinh doanh bị gián đoạn mấtphương hướng, thi công xây dựng ngừng trệ; hầu hết các doanh nghiệp phải chốngđỡ vất vả và rất nhiều các doanh nghiệp phải tuyên bố phá sản hay giải thể Là mộtđơn vị thành viên của Tổng công ty Cổ Phần Vinaconex, Công ty Cổ Phần XâyDựng Vinaconex 2 vẫn luôn vững vàng góp phần cùng với Tổng công ty vượt qua“cơn bão khủng hoảng” đứng vững trên thị trường một cách ngoạn mục.
Với một nền tảng vững mạnh qua nhiều năm phát triển vượt bậc và vững chắcvới định hướng chiến lược ổn định, đúng hướng, đồng thời dưới sự chỉ đạo của banlãnh đạo Công ty với tinh thần đoàn kết quyết liệt trong chỉ đạo sản xuất của toànthể cán bộ công nhân viên trong công ty, kết quả sản xuất kinh doanh của Công tyCổ Phần Xây Dựng số 2 vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh
Trong giai đoạn thực tập tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 2 tôi đã lựa chọn
và viết luận văn tốt nghiệp của mình với đề tài: “Hoạt động đầu tư kinh doanh bất
động sản của Công ty Cổ Phần Xây Dựng số 2 (VINACONEX No 2) thực trạngvà giải pháp”.
Kết cấu luận văn gồm 3 chương:
+ Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản
+ Chương2: Thực trạng hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản củaCông ty Cổ phần Xây dựng số 2 (VINACONEX 2)
+ Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động đầu tư kinh doanh bất độngsản của VINACONEX 2
Hoạt động đầu tư nói chung và hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản nói
Trang 6riêng là lĩnh vực kinh tế phức tạp, đòi hỏi có kiến thức tổng hợp liên quan đến nhiềungành nghề, nhiều lĩnh vực đặc thù Được sự hướng dẫn tận tình của cô giáoThS.Trần Mai Hoa, và được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ phòng Đầu TưCông ty Cổ Phần Xây Dựng số 2, tôi đã hoàn thành được đề tài Mặc dù có nhiều cốgắng xong do kiến thức và trình độ bản thân còn hạn chế nên không tránh khỏinhững thiếu sót Vì vậy tôi rất mong nhận được sự góp ý chỉ bảo của các thầy cô
Để bắt đầu cho luận văn tốt nghiệp của mình, tôi xin gửi lời cảm ơn chânthành sâu sắc đến Cô giáo ThS.Trần Mai Hoa và các cán bộ trong phòng Đầu tư củaCông ty Cổ Phần Xây Dựng số 2!
Trang 7CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN
1.1 Những vấn đề lý luận chung về BĐS
1.1.1 Khái niệm bất động sản
Tài sản quốc gia là nguồn tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước.Trong quá trình quản lý, sử dụng tài sản quốc gia, người ta có thể phân chia tài sảnquốc gia theo nhiều tiêu thức khác nhau do nhu cầu quản lý, sử dụng Hiện nay tấtcả các nước đều phân chia tài sản quốc gia thành hai loại: bất động sản và động sản.Hình thức phân chia này đã có cách đây hàng nghìn năm, việc phân chia như vậybắt nguồn từ thời La Mã cổ đại và được ghi trong bộ luật La Mã.
Hiện nay, có rất nhiều quan niệm khác nhau về bất động sản Tuy nhiên tất cả
đều thống nhất trong quan điểm: bất động sản là những tài sản gắn liền với đất đaivà không di dời được.
Theo Giáo sư Dan Swango: “bất động sản là đất đai và các công trình xâydựng trên đất Nó hữu hình và ta có thể nhìn thấy và chạm vào nó” (Real estate
refers to land and the improvements on it It is tangible, and you can see and touchit).
Theo từ điển các thuật ngữ tài chính: “Bất động sản là một miếng đất và tất cảcác tài sản vật chất gắn liền với đất” (A piece of land and whatever physical on it).
Theo Mc Kenzie and Betts, 1996, p.3: “Bất động sản bao gồm đất đai, tàisản gắn liền với đất đai, tài sản phụ thuộc vào đất đai và những tài sản không didời được được định bởi luật pháp”.
Theo điều 181 của Bộ Luật Dân sự: “ Bất động sản là những tài sản không didời được, bao gồm: Đất đai; nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cảcác tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng đó; các tài sản khác gắn liềnvới đất; các tài sản khác do pháp luật quy định”.
Trang 8Như vậy BĐS trước hết là tài sản nhưng không phải tài sản nào cũng là BĐS,chỉ những tài sản nào không di dời được mới là BĐS Vì vậy, đặc điểm riêng củaBĐS là không di dời Chính vì vậy, BĐS trước hết là đất đai và các công trình, kiếntrúc gắn liền với đất đai Đất đai là yếu tố ban đầu, yếu tố không thể thiếu của BĐS.
Tuy nhiên, quan niệm về những “tài sản gắn liền với đất” được coi là BĐS lại có
sự khác nhau Cùng một tài sản, có nước liệt kê vào danh mục động sản nhưng cũngcó nước liệt kê vào danh mục BĐS; có lúc nó được coi là động sản nhưng lúc kháclại là BĐS.
1.1.2 Đặc điểm của BĐS
BĐS là một loại hàng hoá đặc biệt, vì vậy ngoài đặc điểm chung của nhữnghàng hoá thông thường, bất động sản còn có những đặc điểm riêng:
+ Thứ nhất, bất động sản là hàng hoá có vị trí cố định, không di dời được.
Đặc điểm này là do hàng hoá bất động sản luôn gắn liền với đất đai, nên cốđịnh về vị trí, về địa điểm và không có khả năng dịch chuyển, khó có khả năng tăngthêm về diện tích Đây chính là dấu hiệu để phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa bấtđộng sản và các tài sản thông thường khác (động sản) Đặc tính không di dời đượccủa bất động sản thể hiện ở chỗ, các thành phần tạo thành bất động sản biểu hiệnđặc tính không thể di dời được trong trường hợp nào và trong trường hợp nào thìchúng không mang đặc tính đó; trong đó, đất đai là tài sản luôn gắn liền với đặc tínhkhông thể di dời được trong mọi trường hợp, còn các tài sản khác chỉ được gọi làbất động sản và mang đặc tính không thể di dời được khi gắn với đất đai (trừ mộtvài trường hợp ngoại lệ theo quy định của pháp luật).
+ Thứ hai, Bất động sản là hàng hoá có tính lâu bền.
Đặc điểm này là vì đất đai là tài sản do thiên nhiên ban tặng, một loại tàinguyên được xem như không thể bị huỷ hoại, trừ khi có thiên tai, xói lở, vùi lấp giátrị sử dụng của đất đai không bị giảm đi khi đưa vào sử dụng mà nếu được khai tháchợp lý và bồi bổ thường xuyên, giá trị sử dụng của đất ngày càng tăng Đồng thời,
Trang 9các công trình kiến trúc và xây dựng trên đất sau khi xây dựng hoặc sau một thờigian sử dụng được cải tạo nâng cấp có thể tồn tại hàng trăm năm hoặc lâu hơn nữa.Chính vì tính chất lâu bền của hàng hoá BĐS là do đất đai không bị mất đi, khôngbị thanh lý sau một quá trình sử dụng, lại có thể sử dụng vào nhiều mục đích khácnhau, nên hàng hoá BĐS rất phong phú và đa dạng, không bao giờ cạn.
+ Thứ ba, tính cá biệt và khan hiếm:
Đặc điểm này của BĐS xuất phát từ tính cá biệt và tính khan hiếm của đất đai.Tính khan hiếm của đất đai là do diện tích bề mặt trái đất là có hạn Tính khan hiếmcụ thể của đất đai là giới hạn về diện tích đất đai của từng miếng đất, khu vực, vùng,địa phương, lãnh thổ v.v Chính vì tính khan hiếm, tính cố định và không di dờiđược của đất đai nên hàng hoá BĐS có tính cá biệt Trong cùng một khu vực nhỏ kểcả hai BĐS cạnh nhau đều có những yếu tố không giống nhau Trên thị trường BĐSkhó tồn tại hai BĐS hoàn toàn giống nhau vì chúng có vị trí không gian khác nhaukể cả hai công trình cạnh nhau và cùng xây theo một thiết kế Ngay trong một toàcao ốc thì các căn phòng cũng có hướng và cấu tạo nhà khác nhau Ngoài ra, chínhcác nhà đầu tư, kiến trúc sư đều quan tâm đến tính dị biệt hoặc để tạo sự hấp dẫnđối với khách hàng hoặc thoả mãn sở thích cá nhân v.v
+ Thứ tư, hàng hoá bất động sản chịu sự chi phối mạnh mẽ của pháp luật và chínhsách của Nhà nước.
Bất động sản là tài sản quan trọng của mỗi quốc gia, là hàng hoá đặc biệt, cáchoạt động giao dịch BĐS tác động mạnh tới hầu hết các hoạt động kinh tế - xã hội;do đó, các vấn đề về BĐS chịu sự chi phối và điều chỉnh chặt chẽ của các văn bảnpháp luật về BĐS, đặc biệt là hệ thống pháp luật về đất đai Có thể nói, hàng hoáBĐS chịu sự chi phối chặt chẽ nhất của hệ thống pháp luật so với các hàng hoákhác.
+ Thứ năm, hàng hoá BĐS chịu sự ảnh hưởng lẫn nhau
Trang 10BĐS chịu sự ảnh hưởng lẫn nhau rất lớn, giá trị của một BĐS có thể bị tácđộng của BĐS khác Đặc biệt trong trường hợp Nhà nước đầu tư xây dựng các côngtrình kết cấu hạ tầng sẽ làm tăng vẻ đẹp và nâng cao giá của đất đai và các côngtrình xây dựng trong khu vực đó Trong thực tế, việc xây dựng các công trình nàylàm tôn vẻ đẹp sà sự hấp dẫn của các công trình khác là rất phổ biến.
+Thứ sáu, các tính chất khác:- Tính thích ứng:
Lợi ích của BĐS được sinh ra trong quá trình sử dụng BĐS trong quá trình sửdụng có thể điều chỉnh công năng mà vẫn giữ được những nét đặc trưng của nó,đồng thời vẫn đảm bảo yêu cầu sử dụng của người tiêu dùng trong việc thoả mãnnhu cầu sinh hoạt, SX-KD và các hoạt động khác.
- Tính phụ thuộc vào năng lực quản lý:
Hàng hoá BĐS đòi hỏi khả năng và chi phí quản lý cao hơn so với các hànghoá thông thường khác Việc đầu tư xây dựng BĐS rất phức tạp, chi phí lớn, thờigian dài Do đó, BĐS đòi hỏi cần có khả năng quản lý thích hợp và tương xứng.
- Mang nặng yếu tố tập quán, thị hiếu và tâm lý xã hội:
Hàng hoá BĐS chịu sự chi phối của các yếu tố này mạnh hơn các hàng hoáthông thường khác Nhu cầu về BĐS của mỗi vùng, mỗi khu vực, mỗi quốc gia làrất khác nhau, phụ thuộc vào thị hiếu, tập quán của người dân sinh sống tại đó Yếutố tâm lý xã hội, thậm chí cả các vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo, tâm linh v.v chi phốinhu cầu và hình thức BĐS.
Trang 111.1.3 Phân loại Bất động sản
Từ kinh nghiệm của nhiều nước và kết quả nghiên cứu ở nước ta, bất động sảncó thể phân thành ba loại: BĐS có đầu tư xây dựng, BĐS không đầu tư xây dựng vàBĐS sản đặc biệt.
Bất động sản có đầu tư xây dựng gồm: BĐS nhà ở, BĐS nhà xưởng và công
trình thương mại - dịch vụ, BĐS hạ tầng (hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội), BĐS làtrụ sở làm việc v.v Trong BĐS có đầu tư xây dựng thì nhóm BĐS nhà đất (đất đaivà các tài sản gắn liền với đất đai) là nhóm BĐS cơ bản, chiếm tỷ trọng rất lớn, tínhchất phức tạp rất cao và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan.Nhóm này có tác động rất lớn đến quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nướccũng như phát triển đô thị bền vững Nhưng quan trọng hơn là nhóm BĐS nàychiếm tuyệt đại đa số các giao dịch trên TTBĐS ở nước ta cũng như ở các nước trênthế giới.
BĐS không đầu tư xây dựng: BĐS thuộc loại này chủ yếu là đất nông nghiệp
(dưới dạng tư liệu sản xuất) bao gồm các loại đất nông nghiệp, đất rừng, đất nuôitrồng thuỷ sản, đất làm muối, đất hiếm, đất chưa sử dụng v.v
Bất động sản đặc biệt là những BĐS như các công trình bảo tồn quốc gia, di
sản văn hoá vật thể, nhà thờ họ, đình chùa, miếu mạo, nghĩa trang v.v Đặc điểmcủa loại BĐS này là khả năng tham gia thị trường rất thấp.
Việc phân chia BĐS theo 3 loại trên đây là rất cần thiết bảo đảm cho việc xâydựng cơ chế chính sách về phát triển và quản lý thị trường bất động sản phù hợp vớiđiều kiện kinh tế-xã hội của nước ta.
1.2 Những vấn đề lý luận chung về đầu tư kinh doanh BĐS
1.2.1 Khái niệm đầu tư kinh doanh BĐS
Đầu tư kinh doanh BĐS: là dùng lượng tiền, vàng để mua BĐS và bán ra thịtrường vào thời điểm khác với giá chênh lệch gọi là đầu tư mua bán Trường hợp
Trang 12đầu tư bằng cách sửa chữa, xây nhà để bán được gọi là đầu tư gia tăng giá trị BĐS.Đầu tư xây dựng cao ốc hay căn hộ cho thuê, bán Đầu tư dự án bất động sản đểbán, cho thuê như xây dựng tổ hợp biệt thự, khu dân cư…
Do nhu cầu mua nhà, đất của người dân càng ngày càng cao phụ thuộc vào tốcđộ đô thị hoá, kinh tế ngày càng tăng trưởng, tốc độ tăng dân số… nên đầu tư bấtđộng sản là một trong những loại hình đầu tư an toàn và lợi nhuận cao Nhưng vẫncó nhiều trường hợp trong một giai đoạn nào đó thị trường sẽ có dấu hiệu chững lạihay đóng băng lúc này những nhà đầu tư có tài chính yếu thường phải chịu lỗ để trảnợ Ngoài ra không như những thị trường khác như tài chính, tiền tệ, chứngkhoán… nhà đầu tư bất động sản không cần phải có nhiều kiến thức để xử lý côngviệc nên những người đầu tư sẽ chọn đầu tư bất động sản.
Lợi nhuận do đầu tư vào BĐS tương đối lớn nên thu hút được rất nhiều ngườiđầu tư và đây là một nguyên nhân quan trọng làm cho thị trường bất động sản sốttrong thời gian qua khiến cho giá BĐS tăng vọt và đang ở mức cao Và cũng chínhkhi việc đầu tư không còn lợi nhuận những nhà đầu tư có xu hướng rút dần ra khỏithị trường làm cho thị trường ngày càng yếu dần và dẫn đến hiện tượng đóng băng.Chính vì vậy những nhà đầu tư khôn ngoan luôn chọn cho mình thời điểm cần thiếtđể rút ra khỏi thị trường.
Đầu tư kinh doanh BĐS là một lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm phụ thuộc rấtlớn vào quyết định của nhà đầu tư Vì vậy để thành công nhà đầu tư cần phải nắmbắt thông tin, am hiểu thị trường một cách sâu sắc và sự hỗ trợ tốt nhất là nhà đầu tưnên liên kết với các trung tâm môi giới BĐS nhất là những trung tâm có uy tín cókinh nghiệm và quy mô hoạt động tương đối lớn, hiện đại.
1.2.2 Đặc điểm của đầu tư kinh doanh BĐS
Hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản cũng có những đặc điểm tương tựnhư đặc điểm của đầu tư phát triển, ngoài các đặc điểm như: khối lượng vốn đầu tưlớn và nằm khê đọng trong suốt quá trình thực hiện đầu tư, thời gian để tiến hànhcông cuộc đầu tư cho đến khi các thành quả của nó phát huy tác dụng thường đòi
Trang 13hỏi nhiều năm tháng với nhiều biến động và rủi ro xảy ra,… Hoạt động đầu tư kinhdoanh bất động sản còn có những đặc điểm mang tính chất riêng biệt sau:
+ Hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản phải phù hợp với kế hoạch vàquy hoạch phát triển của Nhà nước và địa phương về địa lý và hạ tầng cơ sở, sựđồng bộ trong kiến trúc và đảm bảo về chất lượng công trình.
+ Hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản chứa đựng nhiều yếu tố kinh tếxã hội đan xen Theo đó nó không chỉ phụ thuộc vào chính sách quản lý đầu tư củaNhà nước mà còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố xã hội, tâm lý, tập quán của ngườidân.
+ Hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản diễn ra ngoài trời, thời gian kéodài vì thế phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết, khí hậu.
Bảng 1.1 so sánh giữa đầu tư kinh doanh bất động sản với đầu tư cổ phiếu sẽcho thấy rõ hơn đặc điểm của đầu tư kinh doanh bất động sản
Bảng 1.1: So sánh đầu tư bất động sản và đầu tư chứng khoán, đầu tư trái phiếu
LoạiTiêu Chí
Chứng khoánTrái phiếuBất động sản
Bảng 1.2: So sánh đầu tư bất động sản và đầu tư cổ phiếu
Trang 14Bất động sảnCổ phiếu
Tính không đồng nhấtCổ phiếu hoàn toàn đồng nhất
BĐS đòi hỏi phải tiến hành công tác quản lý Chủ sở hữu cổ phiếu thường mua luôn dịch vụ quản lý
BĐS có thể được hoàn thiện thêm Chủ sở hữu cổ phiếu không thể nâng cao chất lượng cổ phiếu
Không có thị trường tập trungThị trường tập trung
Thời gian mua bán dàiThời gian mua bán ngắn, nhanh gọnGiá cả giao dịch tùy thuộc vào ý thích của
người mua, bán
Giá cả tùy thuộc vào thị trường thống nhất
Thông tin thị trường không đầy đủThông tin được công khai
+ Qua bảng 1.1 và 1.2 có thể thấy hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sảnmang nhiều yếu tố thuận lợi so với các loại hình đầu tư khác như: bảo đảm vốn đầutư, lợi tức từ tiền thuê chắc chắn và đảm bảo, là cách thức tốt nhất để chống lạmphát, và khi tiến hành đầu tư kinh doanh bất động sản có thể nâng cao được giá trịcủa đồng vốn.
+ Hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản cũng mang những yếu tố bấtthuận lợi như: phải cần một khoản vốn đầu tư lớn, không dễ dàng mua bán (tínhthanh khoản thấp), chi phí quản lý và chi phí mua bán giao dịch cao.
1.2.3 Nguồn vốn cho hoạt động đầu tư kinh doanh BĐS của doanh nghiệp
Nguồn vốn cho hoạt động đầu tư kinh doanh BĐS được huy động hỗn hợp từcác nguồn khác nhau:
+ Vốn khấu hao cơ bản: Đây là một nguồn tự tài trợ được hình thành từ quỹ
khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp, có ý nghĩa rất quan trọng đối với doanhnghiệp, bởi quỹ này phản ánh độ lớn các khoản khấu hao tài sản cố định và gián tiếp
Trang 15phản ánh tốc độ đổi mới doanh nghiệp Việc sử dụng nguồn vốn này cho hoạt độngđầu tư sẽ mang lại thế chủ động an toàn cho doanh nghiệp
Khi doanh nghiệp muốn nâng cao vị thế trên thương trường thì một yếu tốcực kỳ quan trọng có thể giúp doanh nghiệp thắng được các đối thủ cạnh tranh làyếu tố công nghệ Do đó, nếu tốc độ khấu hao chậm, các doanh nghiệp sẽ không thểbắt kịp tốc độ phát triển của công nghệ bởi tài sản cũ chưa khấu hao hết, nguồn tích
luỹ từ khấu hao thấp không đủ để mua máy móc thiết bị mới
+ Quỹ tích luỹ tái đầu tư phát triển sản xuất: Quỹ này được hình thành từ
nguồn lợi nhuận hàng năm được trích lập theo quy định của Bộ Tài Chính Nguồnvốn này có ý nghĩa rất quan trọng, nguồn này lớn chứng tỏ doanh nghiệp hoạt độngcó hiệu quả Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu doanh nghiệp hoạtđộng hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ có điều kiện thuận lợi để tăng trưởng nguồn vốn.Nguồn trích từ lợi nhuận để lại là bộ phận lợi nhuận được dùng để tái đầu tư, mởrộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Nguồn lợi nhuận để lại có tác động rất lớn đến nguồn vốn kinh doanh, tạo cơhội cho công ty thu được lợi nhuận cao hơn trong các năm tiếp theo Tăng khả năngtự chủ về tài chính của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp không bị phụ thuộc vàobên ngoài (Ngân hàng ) và doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong các quan hệ tíndụng tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc với các cổ đông.
+ Nguồn vốn huy động từ khách hàng mua bất động sản: Đây là một trong
những nguồn vốn rất quan trọng đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đầutư kinh doanh bất động sản, đáp ứng được nguồn vốn thực hiện dự án
+ Nguồn vốn ngân sách Nhà nước: đây là nguồn chi của Nhà nước cho hoạt
động đầu tư Nó là nguồn vốn đầu tư quan trọng trong chiến lược phát triển đấtnước Nguồn vốn được sử dụng cho các kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quốc phòngan ninh, nguồn vốn hỗ trợ cho các doanh nghiệp Nhà nước đầu tư vào các lĩnh vựccần có sự tham gia của Nhà nước Ngoài ra, nguồn vốn dùng để chi cho công tác lập
Trang 16kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, vùng lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đôthị và nông thôn
Vốn ngân sách là cơ sở để tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi cho các thànhphần kinh tế khác Nguồn vốn này là một trong những nguồn vốn quan trọng đónggóp lớn cho sự phát triển kinh tế, tạo việc làm, đóng góp quan trọng vào sản phẩmquốc nội của cả nước góp phần hình thành gộp về tài sản cố định rất có ý nghĩa đốivới nền kinh tế.
+ Vốn viện trợ qua Ngân sách: thường là nguồn vốn ODA, nguồn vốn này
được sử dụng cho các dự án đầu tư kinh doanh nhà ở cho người có thu nhập thấp.
+ Vốn vay: bao gồm vay ngân hàng, vay quỹ đầu tư phát triển của Nhà nước,
vay nước ngoài, đặc biệt là vốn vay từ các tổ chức tín dụng và quỹ phát triển BĐSNhà nước.
+ Nguồn khác: bao gồm phát hành trái phiếu, vốn góp liên doanh liên kết,
vốn cổ phần (hiện nay nguồn vốn này chủ yếu được huy động từ cán bộ công nhânviên trong doanh nghiệp).
1.2.4 Nội dung đầu tư phát triển phục vụ hoạt động đầu tư kinh doanh BĐS
Để phục vụ cho hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản, đòi hỏi các doanhnghiệp phải chú trọng đến từng khía cạnh của công cuộc đầu tư của mình trên tất cảcác hoạt động đầu tư Đặc biệt trong tình hình nền kinh tế thời kỳ hội nhập pháttriển cùng xu hướng phát triển mới của nền kinh tế toàn cầu ngày nay Nội dung củahoạt động đầu tư phát triển phục vụ hoạt động đầu tư kinh doanh BĐS sẽ nói nêntầm quan trọng cũng như tính tất yếu của hoạt động đầu tư kinh doanh BĐS đối vớiViệt Nam trong sự nghiệp CNH – HĐH nền kinh tế.
1.2.4.1 Đầu tư xây dựng cơ bản (đầu tư vào cơ sở hạ tầng)
Trang 17Đây là hoạt động đầu tư nhằm tạo ra tài sản cố định cho doanh nghiệp vàluôn chiếm một khoản vốn lớn để thực hiện việc khảo sát, quy hoạch xây dựng,chuẩn bị đầu tư, thiết kế thi công xây lắp công trình, lắp đặt máy móc thiết bị và tiếnhành các công tác xây dựng cơ bản khác theo tổng dự toán.
Đối với hoạt động đầu tư kinh doanh BĐS có các công trình xây dựng baogồm nhiều hạng mục với các yêu cầu kỹ thuật khác nhau như: hệ thống kho bãi, cáccông trình phụ trợ, các công trình nhà tạm nơi thi công,… đòi hỏi nguồn vốn đầu tưrất lớn.
1.2.4.2 Đầu tư máy móc thiết bị:
Các loại máy móc thiết bị hiện đại, các loại dây truyền sản xuất phục vụ thicông cũng chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp Cácloại máy móc thiết bị có công xuất lớn được đồng bộ hóa sẽ đáp ứng được đòi hỏivề năng lực hoạt động của một đơn vị thi công cơ giới mạnh đồng thời cũng là mộtminh chứng cho sức mạnh và uy tín của doanh nghiệp khi tham gia thi công các dựán lớn cũng như các dự án xây dựng BĐS của doanh nghiệp.
1.2.4.3 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực:
Việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực là một chiến lược phát triển theo chiềusâu và dài hạn nó đóng vai trò quyết định đến sự thành bại của một doanh nghiệptrên thương trường Cùng với các yếu tố đầu vào khác như: máy móc thiết bị, côngnghệ, nguyên nhiên vật liệu,… yếu tố nguồn nhân lực đã tạo lên “hình dáng” củamột doanh nghiệp Nguồn nhân lực hay được hiểu là con người cùng với các yếu tốthể lực, trí lực, kỹ năng lao động của mình, ở đây chìa khóa quyết định sự thànhcông chính là chất lượng của nguồn nhân lực Có thể thấy việc đầu tư nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực là hết sức quan trọng phải được các doanh nghiệp thườngxuyên chú trọng.
Các hoạt động đầu tư phát triển nguồn nhân lực gắn liền với các hoạt động:
Trang 18+ Đào tạo và đào tạo lại với các cấp độ đào tạo: đào tạo nguồn nhân lực nói
chung (đào tạo phổ cập) và đào tạo nhân tài (đào tạo chuyên sâu).
+ Trích lợi nhuận lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm: Quỹ này dùng để
chi cho việc đào tạo lại công nhân do thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ, đào tạo nghềdự phòng cho lao động nữ và bồi dưỡng nâng cao trình độ nghề nghiệp cho ngườilao động, trợ cấp cho người lao động làm việc thường xuyên nay bị mất việc làmtrong doanh nghiệp
+ Lập quỹ khen thưởng: Đây là biểu hiện của phương pháp kinh tế trong
quản lý, có thể nói hoạt động này chính là một “nghệ thuật” trong việc sử dụngngười lao động của bộ máy lãnh đạo của một doanh nghiệp Việc lập quỹ khenthưởng dùng để khuyến khích cán bộ công nhân viên không ngừng nâng cao taynghề, phát huy sự sáng tạo trong lao động, khuyến khích người lao động làm việc tựgiác và hăng say đảm bảo chất lượng công việc ở mức cao nhất… từ đó gián tiếpnâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
+ Lập quỹ phúc lợi hỗ trợ người lao động khi gặp khó khăn, giúp họ yên tâmsản xuất.
1.2.4.4 Đầu tư nghiên cứu thị trường:
Đầu tư cho việc nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp là cơ sở xác định sựcần thiết của các công cuộc đầu tư, là căn cứ để xác định quy mô cấp độ đầu tư.Đồng thời, hoạt động nghiên cứu thị trường sẽ giúp doanh nghiệp định hình đượcxu hướng của thị trường, đưa ra được những dự báo về nhu cầu sản phẩm của ngườitiêu dùng, xác định được những thế mạnh của mình và các đối thủ cạnh tranh trênthương trường Việc nghiên cứu thành công giúp doanh nghiệp có chiến lược sảnxuất kinh doanh đúng hướng, tiêu thụ nhanh sản phẩm quay vòng vốn nhanh thúcđẩy nền kinh tế phát triển.
Những diễn biến thất thường và tình trạng đóng băng của thị trường BĐSViệt Nam trong những năm qua là những thách thức lớn đối với hoạt động của các
Trang 19doanh nghiệp kinh doanh BĐS Việc tiến hành đầu tư nghiên cứu thị trường mộtcách khoa học và có được những dự báo tin cậy sẽ là một trong những cách thứcgiúp doanh nghiệp phát triển chiếm lĩnh thị trường.
1.2.4.5 Đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ, nghiên cứu vàtriển khai:
Hoạt động đầu tư vào khoa học công nghệ trong doanh nghiệp gồm đầu tưnghiên cứu chế tạo sản phẩm mới và đầu tư mua sắm công nghệ mới từ nước ngoài.Hoạt động này đòi hỏi một nguồn vốn lớn và độ rủi ro cao, vì vậy với khả năng hiệnnay của các doanh nghiệp Việt Nam thì tỉ trọng đầu tư cho hoạt động này là khánhỏ Tuy nhiên ý nghĩa của việc thực hiện hoạt động này là vô cùng to lớn, là điềukiện để doanh nghiệp đổi mới và động lực cho nền kinh tế phát triển Trong sảnxuất kinh doanh, các bí quyết và phát minh về công nghệ luôn là yếu tố quyết địnhkhả năng cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp Kết quả nghiên cứugiúp tăng năng suất, tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng, gia tăng lợi nhuận chođơn vị Do đó các doanh nghiệp cần đầu tư vào những công nghệ phù hợp vớinhững điều kiện sản xuất của doanh nghiệp, nhanh chóng nắm bắt thông tin về thịtrường công nghệ và tiếp cận với những thông tin về các công nghệ mới nhằm nângcao hiệu quả sản xuất, cải tiến sản phẩm từ đó nâng cao sức cạnh tranh.
Đầu tư nghiên cứu khoa học công nghệ là lĩnh vực đầu tư không thể thiếuđược của các doanh nghiệp kinh doanh nói chung Nghiên cứu khoa học và côngnghệ giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong sản xuất kinhdoanh, đảm bảo sức mạnh và vị trí canh tranh của doanh nghiệp trên thị trường hiệntại cũng như tương lai.
Hoạt động nghiên cứu triển khai thường diễn ra trong phạm vi doanh nghiệpnhưng có tác động mở rộng tới toàn bộ nền kinh tế, làm gia tăng năng lực sản xuấtcủa quốc gia Khi nền kinh tế phát triển tới trình độ cao hơn thì doanh nghiệp lại cónhiều khả năng hơn trong việc nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học vàotrong sản xuất.
Trang 20Mục đích của các chương trình và dự án R&D không chỉ dừng lại ở dạngnghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu nhằm tăng chất lượng sản phẩm, tạo nên sảnphẩm có đặc điểm nổi bật hơn mà còn tập trung nghiên cứu tìm kiếm, phát triển kỹthuật và công nghệ mới nhất cho doanh nghiệp Có thể nói R&D là phần không thểthiếu được trong các hoạt động của doanh nghiệp Đầu tư vào R&D là một trongnhững yếu tố giúp các công ty giảm được các chi phí liên quan đến sản xuất kinhdoanh.
Có thể nói đầu tư cho nghiên cứu triển khai đóng vai trò quan trọng tronghoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Các chương trình và dự án R&D gắnchặt với chiến lược kinh doanh giúp các doanh nghiệp đạt được các mục tiêu ngắnhạn cũng như dài hạn về kinh tế cũng như các ảnh hưởng khác.
1.2.4.6 Đầu tư vào tài sản lưu động
Mục đích đầu tư vào tài sản lưu động là giúp cho quá trình sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp được diễn ra liên tục Trong doanh nghiệp tài sản lưu độngbao gồm dự trữ sản xuất (nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, bán thành phẩm muangoài, phụ tùng thay thế, công cụ lao động nhỏ, hạt giống, thức ăn gia súc, vv.), chiphí sản xuất (sản phẩm chế dở, bán thành phẩm), dự trữ lưu thông (thành phẩm,hàng hoá, bao bì, vật liệu đóng gói, vv.) Sử dụng tài sản lưu động tiết kiệm, rútngắn thời gian của một lần chu chuyển hoặc tăng số vòng chu chuyển của nó trongmột năm là yếu tố quan trọng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
1.2.4.7 Đầu tư cho hoạt động marketing:
Hoạt động marketing là một trong những hoạt động quan trọng của doanhnghiệp, phục vụ cho hoạt động bán hàng Đầu tư cho hoạt động marketing bao gồmđầu tư cho họat động quảng cáo, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu…
Để xây dựng một thương hiệu mạnh cho công ty thì trước hết cần phải đầu tưvào nhãn hiệu hàng hóa Nhãn hiệu sản phẩm là tên gọi, thuật ngữ, biểu tượng, hìnhvẽ, hoặc sự phối hợp giữa chúng, được dùng để xác nhận hàng hóa hay dịch vụ của
Trang 21doanh nghiệp và để phân biệt hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp với các đối thủcạnh tranh… Nhãn hiệu cho biết xuất xứ của hàng hóa và phân biệt hàng hóa đó vớisản phẩm của doanh nghiệp khác, được xem là một tiêu chí đánh giá khả năng cạnhtranh của doanh nghiệp Khách hàng yên tâm hơn và chọn mua những sản phẩm màhọ đã có thông tin từ trước Sản phẩm có khả năng cạnh tranh có nhãn hiệu đượcnhiều người lựa chọn, có uy tín và ấn tượng tốt đối với đa số khách hàng
Vì tầm quan trọng của nhãn hiệu trong việc tiêu thụ sản phẩm nên các doanhnghiệp cũng cần có chiến lược xây dựng nhãn hiệu của mình Việc tạo lập và duy trìmột nhãn hiệu thương mại không đơn giản, kể cả khi đã có một nhãn hiệu thànhcông thì chủ doanh nghiệp cũng cần đầu tư liên tục nhằm duy trì nhãn hiệu củamình Nội dung của hoạt động đầu tư này gồm: đầu tư nghiên cứu thị trường (vềnhu cầu của khách hàng, đối thủ cạnh tranh, xu hướng phát triển của sản phẩm…);xây dựng chiến lược kinh doanh; thử nghiệm nhãn hiệu trên thị trường; hoạt độngmarketing và đánh giá kết quả Ngoài ra doanh nghiệp còn phải chi phí để giữ vữngvị trí thương hiệu trên thị trường Tuy nhiên khi sở hữu một nhãn hiệu tốt thì khảnăng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp là cao hơn và lợi nhuận nhiều hơn Đâycũng là điều kiện cần để xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp
Thương hiệu là một kí hiệu liên tưởng, tên hay nhãn hiệu hàng hóa độc nhấtvô nhị, có thể nhận biết được, được dùng để phân biệt với các sản phẩm hay dịch vụcạnh tranh Thương hiệu là uy tín, là sự hiểu biết cũng như lòng trung thành củakhách hàng Một thương hiệu mạnh là kết quả của đầu tư hợp lý vào công nghệ sảnxuất, kiểu dáng sản phẩm, nhãn hàng, marketing… Quá trình xây dựng thương hiệuđòi hỏi doanh nghiệp phải tốn một chi phí lớn và thực hiện trong thời gian dài.Cùng với xu hướng toàn cầu hóa, giá trị của thương hiệu ngày càng được coi trọng,đem lại lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp Vì vậy việc đầu tư cũng như quản lý loạitài sản này ngày càng được chú ý tới Khi doanh nghiệp tạo cho mình thương hiệumạnh, giá trị thị trường của công ty cũng tăng lên.
Trang 22Do đặc thù của hàng hóa BĐS nên việc đầu tư cho hoạt động marketingtrong doanh nghiệp kinh doanh BĐS cũng sẽ mang những nét riêng khác với cácloại hình kinh doanh khác.
1.2.5 Các nhân tố tác động đến hoạt động đầu tư kinh doanh BĐS
1.2.5.1 Nhóm các nhân tố tự nhiên:
Nhóm này bao gồm các yếu tố về địa hình, thổ nhưỡng, vị trí địa lý và điềukiện khai thác Nhìn chung, nếu lãnh thổ của một quốc gia được thiên nhiên ưu đãivề địa hình (như đồng bằng, thuận tiện cho đi lại, xây dựng,…) thì sẽ có một lượnglớn đất đai tham gia vào thị trường BĐS, do đó quy mô của BĐS sẽ lớn Ngược lại,nếu đa phần lãnh thổ là đồi núi cao hoặc sa mạc khó khai thác thì lượng đất đaitham gia thị trường BĐS sẽ không nhiều Đất đai ở các trung tâm kinh tế, thươngmại dễ trở thành hàng hoá hơn đất đai ở các vùng xa xôi, hẻo lánh Sự giàu có tronglòng đất như: sự màu mỡ đất đai, các mỏ khoáng sản trong lòng đất,… cũng làmcho đất đai dễ trở thành hàng hoá có giá cao hơn Như vậy, đất đai và các tài sản cốđịnh trên đất đai, đều có thể trở thành đối tượng giao dịch trên thị trường BĐS Ởđây sự ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên đến hàng hoá BĐS là rất lớn.
1.2.5.2 Nhóm các nhân tố kinh tế:
Trình độ phát triển kinh tế quyết định trình độ, quy mô và mức độ hoàn thiệncủa thị trường BĐS Khi nền kinh tế phát triển ở trình độ cao, mục đích và kỹ năngsử dụng đất đai hết sức đa dạng thì chủng loại hàng hoá BĐS sẽ rất phong phú vànhu cầu chuyển dịch BĐS giữa các chủ thể trong nền kinh tế ngày càng lớn Sự xuấthiện các ngành mới, các doanh nghiệp mới, các kỹ thuật xây dựng mới cũng đòi hỏiphải chuyển đổi và chuyển giao BĐS giữa các chủ thể và giữa các ngành kinh tế.Do đó, cùng với xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế, thị trườngBĐS cũng có động lực và dư địa để phát triển Mặt khác, bản thân các thị trườngkhác, nhất là thị trường tài chính, cũng đòi hỏi thị trường BĐS phát triển Từ chỗ làvật đảm bảo, thế chấp, BĐS sẽ trở thành hàng hóa khi con nợ không có khả năng trảnợ Như vậy, sự phát triển của thị trường tín dụng đã tạo điều kiện và thúc đẩy thị
Trang 23trường BĐS ra đời tồn tại và phát triển Chỉ khi thị trường BĐS tồn tại và phát triển,thì mới có cơ sở thực tế để tính toán giá trị của doanh nghiệp và tính toán giá trị cổphiếu trên thị trường chứng khoán.
Thị trường BĐS cũng ảnh hưởng rất lớn của chu kỳ kinh doanh Ở thời điểmkhủng hoảng, trì trệ TTBĐS thường bị thu hẹp về quy mô giao dịch và tổng giá trịgiao dịch Ở giai đoạn phồn vinh, TTBĐS có thể hoạt động quá nóng do các tácnhân đầu cơ.
1.2.5.3 Nhóm các nhân tố chính trị:
Các chế độ chính trị khác nhau đều có ảnh hưởng quyết định đến việc đất đainói riêng, BĐS nói chung có trở thành hàng hoá hay không Chẳng hạn dưới chế độphong kiến, đất đai thuộc về nhà vua để cấp cho quý tộc, nên về cơ bản ít được đemmua bán, trao đổi Nhà vua có thể cắt đất của người này cấp cho người khác màkhông phải đền bù Dưới chế độ TBCN, quyền sở hữu đất đai được đẩy tới mứchoàn thiện nhất và do đó, TTBĐS có tiềm năng mở đến những giới hạn rộng nhất.Dưới chế độ quốc hữu hoá ruộng đất XHCN, đất đai tham gia vào TTBĐS có nhữnggiới hạn nhất định Thị trường đất đai không được luật pháp cho phép, chỉ có thịtrường quyền sử dụng đất; khu vực đất công đi vào thị trường BĐS; chính sáchkhống chế mục đích sử dụng đất làm cho việc chuyển dịch giữa các loại chủng loạihàng hoá không dễ dàng;…
Ngoài ra các nhân tố chính trị còn ảnh hưởng đến tư tưởng dưới khía cạnhquản lý của Nhà nước đối với các giao dịch BĐS Có những nước quy định thủ tụcgiao dịch hợp pháp khá phức tạp, chi phí lớn, làm cho khả năng phát triển củaTTBĐS giảm đi Những nước có chi phí về thủ tục thấp sẽ khuyến khích đưa BĐSvào giao dịch.
Trang 241.2.5.4 Vai trò của nhà nước Việt Nam trong việc hình thành và phát triển thịtrường BĐS:
Nhà nước Việt Nam có vai trò rất đặc biệt trong kiến tạo và hỗ trợ TTBĐS:
Thứ nhất, Nhà nước là đại diện cho sở hữu toàn dân đối với đất đai nên để có
thể hình thành TTBĐS, Nhà nước phải tiến hành khâu đầu tiên, tạo tiền đề cho thịtrường quyền sử dụng đất, đó là giao quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân vàhộ gia đình sử dụng theo luật Quá trình giao quyền sử dụng đất này ở Việt Namhiện nay còn nhiều điểm chưa hợp lý và chưa chuẩn tắc do cơ chế và chính sáchquản lý đất đai của Nhà nước vẫn còn đang trong giai đoạn thử nghiệm để tìmhướng đi đúng Vì thế, thị trường bất động sản, đặc biệt là thị trường quyền sử dụngđất ở Việt Nam có hình thành nhanh hay không phụ thuộc vào quyết tâm và hànhđộng nhất quán của Nhà nước.
Thứ hai, Nhằm mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng
XHCN, Nhà nước Việt Nam thực thi một chính sách đất đai có phân biệt thành phầnkinh tế, trong đó ít nhiều có ưu đãi hơn cho thành phần kinh tế hợp tác và thànhphần kinh tế quốc doanh Do vậy, TTBĐS ở Việt Nam có thể thấy ngay từ đầukhông phải là thị trường như nhau cho tất cả các thành phần kinh tế Tuy nhiên,kinh tế hợp tác xã, doanh nghiệp Nhà nước cho đến nay đang gặp nhiều khó khăn.Để đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, Nhà nước buộc phải khuyến khích mạnh mẽ cácthành phần kinh tế khác, kể cả khuyến khích chuyển giao đất cho họ Như vậy mộtchính sách hàm chứa nhiều mục tiêu và cả mâu thuẫn như thế nếu như không đượchoạch định một cách khôn ngoan, thực tế sẽ có ảnh hưởng rất lớn làm biến độngkhông bình thường động thái của TTBĐS
Thứ ba, Việt Nam đã trải qua một thời kỳ dài với nhiều xáo trộn, do thay đổi
chế độ, do chiến tranh, do thay đổi chính sách, nên thực trạng BĐS cả nước đăng kývà quản lý rất lộn xộn Nếu trong thời gian tới đây Nhà nước không có quyết sáchkiên quyết và nỗ lực cải thiện tình hình này thì TTBĐS Việt Nam khó có thể đi vào
Trang 25hoạt động một cách quy củ và chuẩn tắc Trái lại, nạn đầu cơ và TTBĐS khôngchính thức sẽ càng làm cho công việc của Nhà nước thêm nặng nề.
Như vậy, Nhà nước Việt Nam không những có vai trò quản lý, hỗ trợ TTBĐS,mà còn có vai trò hình thành và định hướng thị trường này phục vụ công cuộc xâydựng CNXH Ngoài ra trong bối cảnh chung của nền KTTT còn sơ khai, Nhà nướccòn phải làm nhiều việc khác để tạo ra các tiền đề thuận lợi cho TTBĐS ra đời vàphát triển Cả lý thuyết và thực tiễn đều cho thấy vai trò của Nhà nước Việt Namđối với TTBĐS là rất quan trọng Để làm tròn vai trò đó đòi hỏi Nhà nước khôngchỉ có quyết tâm mà còn phải có tri thức, có cán bộ vững vàng và một cơ chế điềuhành hiệu quả.
Để thấy rõ hơn nữa vai trò đặc biệt quan trọng của hoạt động đầu tư kinhdoanh bất động sản cũng như tính thiết yếu của hoạt động đầu tư này chúng ta đivào chương 2 nghiên cứu thực trạng hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản củaCông ty CPXD số 2 – Vinaconex 2
Trang 26CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ KINHDOANH BẤT ĐỘNG SẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY
DỰNG SỐ 2 (VINACONEX No 2)
2.1 Tổng quan về VINACONEX No 2
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 2
Tên giao dịch: VIET NAM CONSTRUCTION JOINT STOCK COMPANY No.2
Tên viết tắt: VINACONEX No.2
Trụ sở chính: Số 52 Lạc Long Quân - Quận Tây Hồ - TP Hà Nội; Điện thoại: 04.37532039 -04.37530936; Fax: 04.38361012; Email: vinaconex2@fpt.vn
VP giao dịch : Nhà A-B Lô C3 Thôn Lộc - Xã Xuân Đỉnh - Từ Liêm - Hà nội
- Quyết định thành lập: Số 1284/QĐ-BXD ngày 29/09/2003 chuyển Doanhnghiệp Nhà nước Công ty xây dựng số 2 thành Công ty cổ phần xây dựng số 2.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh : Số 0103003086 ngày 24/10/2003;
Trang 27đăng ký thay đổi lần thứ 1 ngày 28 tháng 11 năm 2005; đăng ký thay đổi lần thứ 2ngày 14 tháng 9 năm 2007; đăng ký thay đổi lần thứ 3 ngày 22 tháng 2 năm 2008;lần 4 ngày 4/4/2008; lần 5 ngày 9/5/2008.
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty được thành lập từ năm 1970 với tên gọi ban đầu là “Công ty Xâydựng Xuân Hoà”, sản phẩm của Công ty không chỉ tập trung ở khu vực Xuân Hòamà lan rộng ra các khu vực phụ cận Thực hiện phương châm vừa sản xuất kinhdoanh vừa xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường đội ngũ cán bộ quản lý kỹ thuật vàcông nhân Đến nay, qua nhiều lần cải tiến tổ chức, Công ty đã có cơ sở vật chất vàđội ngũ cán bộ quản lý đáp ứng tốt yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ngày 17/3/1984 thực hiện Quyết định số 342 QĐ/BXD-TCCB hợp nhất Côngty Xây dựng số 20 và Liên hợp Xây dựng nhà ở Vĩnh Phú (nhà máy Bê tông tấmlớn Đạo Tú) đổi tên thành Liên hợp Xây dựng nhà ở tấm lớn số 2 với nhiệm vụ làtham gia xây dựng nhà ở tại thủ đô Hà Nội bằng phương pháp lắp ghép tấm lớn, sảnphẩm của Nhà máy Bê tông Đạo Tú.
Tháng 12/1989 Bộ Xây dựng ra quyết định đổi tên Xí nghiệp Liên hợp Xâydựng nhà ở tấm lớn số 2 thành Xí nghiệp Liên hợp Xây dựng số 2 là Doanh nghiệphạng 1 trực thuộc Bộ Xây dựng với gần 2.000 cán bộ công nhân viên và 7 đơn vịthành viên với nhiệm vụ là hoàn thiện các khu nhà đã lắp ghép ở Thanh Xuân,Nghĩa Đô và tham gia xây dựng nhiều công trình công nghiệp, dân dụng ở các tỉnhphía Bắc.
Thực hiện Quyết định số 90/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tụcsắp xếp lại Doanh nghiệp Nhà nước Ngày 15/4/1995 Bộ trưởng Bộ Xây dựng cóQuyết định số 275/BXD-TCLĐ về việc chuyển Xí nghiệp Liên hợp Xây dựng số 2trực thuộc Tổng Công ty Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam.
Ngày 9/6/1995, Bộ trưởng Bộ Xây dựng có Quyết định số 618/BXD-TCLĐ vềviệc đổi tên Xí nghiệp Liên hợp Xây dựng số 2 thuộc Tổng Công ty Xuất nhập khẩu
Trang 28Xây dựng Việt Nam thành Công ty Xây dựng số 2 gồm 3 xí nghiệp và 3 chi nhánhtại các tỉnh Cao Bằng, Sơn La, Lào Cai.
Ngày 29/9/2003, Bộ Xây dựng có quyết định số 1284/QĐ-BXD chuyển đổiCông ty hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần với tên gọi là Công ty cổ phầnXây dựng số 2.
Ngày 27/10/2003, Công ty chính thức đi vào hoạt động theo hình thức Công tycổ phần theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103003086 do Sở Kế hoạchvà Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp, vốn điều lệ đăng ký là 10 tỷ đồng, trong đó tỷ lệvốn Nhà nước là 51%.
Ngày 20/08/2005, Đại hội đồng cổ đông họp thống nhất kế hoạch tăng vốnđiều lệ từ 10 tỷ đồng lên 20 tỷ đồng Ngày 02/11/2005, HĐQT của Công ty chínhthức ra Nghị quyết số 52/HĐQT nhất trí về việc tăng vốn điều lệ lên 20 tỷ đồng.
Theo Báo cáo kiểm toán về báo cáo phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ củaCông ty cổ phần Kiểm toán và Tư vấn A&C, đến ngày 17/10/2006, vốn điều lệ củaCông ty cổ phần Xây dựng số 2 đã tăng lên 20 tỷ đồng theo Giấy chứng nhận đăngký kinh doanh Công ty cổ phần sửa đổi lần thứ 1 do sở Kế hoạch và đầu tư thànhphố Hà Nội cấp ngày 28/11/2005.
Ngày 26/06/2007 UBCKNN đã cấp giấy chứng nhận chào bán cổ phiếu racông chúng số 118/UBCK-ĐKCB, chấp thuận cho Công ty Cổ phần Xây dựng số 2phát hành thêm 1.205.000 cổ phiếu (mệnh giá 10.000 đồng/1 cổ phiếu), tăng vốnđiều lệ từ 20 tỷ đồng lên 32,05 tỷ đồng Cho đến ngày 05/10/2007, Công ty Cổ phầnXây dựng số 2 đã hoàn tất đợt chào bán, báo cáo UBCKNN và niêm yết bổ sung cổphiếu trên TTGDCK Hà Nội.
Ngày 30/11/2007 UBCKNN đã cấp Giấy chứng nhận chào bán cổ phiếu số240/UBCK-GCN, chấp thuận cho Công ty Cổ phần Xây dựng số 2 phát hành thêm1.795.000 cổ phiếu (mệnh giá 10.000 đồng/1 cổ phiếu), tăng vốn điều lệ từ 50 tỷđồng lên 58,74 tỷ đồng Cho đến ngày 21/03/2008, Công ty Cổ phần Xây dựng số 2
Trang 29đã hoàn tất đợt chào bán, báo cáo UBCKNN và niêm yết bổ sung cổ phiếu trênTTGDCK Hà Nội.
Các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng của Công ty đã đạt được:
- Năm 1973 : Huân chương Chiến công hạng Ba.- Năm 1977 : Huân chương Lao động hạng Ba.- Năm 1998 : Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.- Năm 2000 : Huân chương Lao động hạng Nhì.
- Năm 2003 và 2004 : Bộ Xây dựng tặng Bằng khen “Tập thể lao động xuấtsắc”.
- Năm 2005 - 2008 : Công ty nhận cờ thi đua xuất sắc Ngành Xây dựng, Tậpthể lao động xuất sắc.
- Năm 2008 : Công ty là 1 trong 10 doanh nghiệp tiêu biểu có cổ phiếu niêmyết trên TTGDCK Hà Nội vinh dự đón tiếp Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đếntham dự lễ khai trương giao dịch thị trường chứng khoán Việt Nam tại Trung tâmGiao dịch Chứng khoán Hà Nội nhân dịp năm mới 2008.
- Năm 2008 : Công ty là 1 trong 3 doanh nghiệp đã nhận kỷ niệm chương củaTTGDCK Hà Nội về thành tích hoàn thành tốt nghĩa vụ công bố thông tin trongnăm 2007.
- Năm 2008 : Huân chương Lao động hạng Nhất.
- Năm 2008 : Công ty được Hiệp hội chứng khoán Việt Nam tặng giải thưởngCúp vàng “Thương hiệu chứng khoán uy tín và Công ty cổ phần hàng đầu ViệtNam”.
Cùng nhiều Bằng khen, Giấy chứng nhận Huy chương vàng các công trình thicông.
Trang 302.1.2 Cơ cấu tổ chức
2.1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Vinaconex No 2
2.1.2.2.Chính sách chất lượng của công ty:
- Hệ thống quản lý chất lượng đang áp dụng ISO 2000
Công ty đã và đang đẩy mạnh được công tác quản lý chất lượng, tiến độ thicông từng công trình, hạng mục công trình.
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT
Phòng thị trường
CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC
Phòng kế hoạch
kỹ thuật
Phòng thiết bị thi công
Phòng TC-HC
Phòng Đầu Tư
Các Ban QLDA
Chi Nhánh
Số 1
Các đội Công Trình
Các Cơ Sở Dịch vụ XKLĐCác Cơ
Sở Sản Xuất VLXDCác Đội
Xây Dựng
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
Trang 31Việc giám sát, quản lý chất lượng, tiến độ công trình được phân công cụ thểtới từng đồng chí Phó Giám đốc, các đồng chí lãnh đạo trong Công ty Các đồng chíđược phân công nhiệm vụ thường xuyên kiểm tra hiện trường hàng tuần, họp giaoban với Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát, Ban quản lý công trình để kịp thời nắm bắttình hình, có các biện pháp chỉ đạo quyết liệt nếu cần thiết.
Đối với những công trình có giá trị, quy mô lớn, yêu cầu kỹ thuật phức tạp,Công ty đã thành lập các Ban điều hành trực tiếp chỉ huy tại hiện trường, đôn đốckỹ thuật, chất lượng, tiến độ, thanh quyết toán, thực hiện nghiêm túc công tácnghiệm thu nội bộ Với các công trình còn lại và gần địa bàn Hà Nội, Công ty duytrì kiểm tra hiện trường, duy trì tốt công tác nghiệm thu nội bộ.
Một số công trình có yêu cầu kỹ thuật cao, tính chất phức tạp, Công ty đã phốihợp chặt chẽ với đội công trình lập biện pháp thi công, tiến độ chi tiết và tuân thủtuyệt đối trong quá trình thi công.
Các nguồn vật tư chính đưa vào sử dụng cho công trình đều được Công tygiám sát chặt chẽ về chất lượng cũng như số lượng thông qua các hợp đồng cungcấp mà Công ty trực tiếp ký kết Qua đó, Công ty cũng đã quản lý chặt chẽ đượcquá trình giải ngân mua vật tư.
Công ty thường xuyên duy trì chế độ báo cáo tình hình thi công định kỳ đểlãnh đạo Công ty nắm bắt và có biện pháp điều chỉnh kịp thời khi cần thiết.
Các công trình do Công ty thi công, đặc biệt là các công trình trọng điểm củaTổng Công ty như: Nhà máy nước Sông Đà, Trung tâm Hội nghị quốc gia, đườngLáng Hòa Lạc, trụ sở Kho bạc Nhà nước Trung Ương… đều đạt tiến độ và đảm bảochất lượng Tích cực khai thác thị trường xây dựng trong nước đồng thời mở rộngquan hệ với các đối tác truyền thống nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc từ đó đãtrúng thầu nhiều công trình như: Nhà máy Canon 04 tại khu Công nghiệp BắcThăng Long; Nhà máy Canon 05 tại khu Công nghiệp Quế Võ; Nhà máy mayKIDO tại Hưng Yên; Nhà máy Mabuchi tại khu Công nghiệp Hòa Khánh Đà Nẵng,Khách sạn Hà Nội Plaza v v… Các công trình do đơn vị đảm nhận thi công luônđược chủ đầu tư đánh giá cao về chất lượng, tiến độ xây dựng và vệ sinh, an toàn laođộng, từ đó uy tín của Công ty cổ phần Xây dựng số 2 ngày càng được nâng cao.
Trang 32Bên cạnh việc củng cố, xiết chặt quy trình quản lý kinh tế và kỹ thuật, Công tycòn áp dụng thành công các biện pháp thi công tiên tiến như “top down method”cho việc thi công 2 tầng hầm của công trình Trụ sở Kho bạc Nhà nước TƯ đảm bảoan toàn cho nhà liền kề, hay thi công nhà 24T2 khu Trung Hòa Nhân Chính với biệnpháp trượt lõi giảm thời gian thi công còn 8 ngày cho 1 tầng.
- Bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm
Như đã đề cập ở trên, việc đảm bảo chất lượng và tiến độ của các công trìnhđược Công ty đặc biệt quan tâm Công ty thành lập các Ban quản lý dự án để theodõi chặt chẽ tiến độ thực hiện của từng dự án, đảm bảo giám sát, kiểm tra chấtlượng từ khâu nhập nguyên vật liệu cho đến kỹ thuật tổ chức thi công theo đúng yêucầu của Chủ đầu tư.
Bên cạnh đó, Phòng Kế hoạch Kỹ thuật của Công ty có trách nhiệm giúp lãnhđạo Công ty điều hành hoạt động xây lắp, theo dõi tiến độ và đảm bảo chất lượngcác công trình do Công ty thi công.
2.1.2.3 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
a, Bộ máy lãnh đạo của Công ty Vinaconex 2
Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ): Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của
Công ty ĐHĐCĐ thường niên được tổ chức mỗi năm một lần ĐHĐCĐ thườngquyết định những vấn đề theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công ty, đặc biệtthông qua các báo cáo tài chính hàng năm và ngân sách tài chính cho năm tài chínhtiếp theo.
Hội đồng quản trị: Là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các
quyền nhân danh Công ty trừ những thẩm quyền thuộc về ĐHĐCĐ Nhiệm kỳcủa thành viên HĐQT là 05 năm HĐQT quản lý hoặc chỉ đạo thực hiện hoạtđộng kinh doanh và các công việc của Công ty, giám sát Tổng Giám đốc và cáccán bộ quản lý khác.
Trang 33Ông Vũ Quý Hà - Chủ tịch Hội đồng Quản trị
Ban Giám đốc: Giám đốc là đại diện pháp nhân của Công ty, điều hành và
chịu mọi trách nhiệm về hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty, Giám đốc doHĐQT bổ nhiệm Giám đốc chỉ đạo trực tiếp các Phó Giám đốc, kế toán trưởngcũng như các phòng ban khác Giám đốc có quyền đề nghị HĐQT quyết định bổnhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Phó giám đốc, Kế toán trưởng Công ty.
Các Phó Giám đốc (PGĐ): Công ty có 4 Phó Giám đốc:
+ PGĐ phụ trách dự án do Công ty làm chủ đầu tư, phụ trách phòng Đầu tư.
+ 3 PGĐ phụ trách xây lắp, mỗi người có trách nhiệm quản lý một số công trình xây dựng doCông ty thi công.
Ông Hoàng Ngọc Hồi - Phó Giám đốc Công ty
Ban kiểm soát: Ban kiểm soát là người thay mặt ĐHĐCĐ để kiểm soát mọi hoạtđộng sản xuất kinh doanh, quản trị và điều hành của Công ty Ban kiểm soát hoạt độngđộc lập với HĐQT và bộ máy điều hành của Tổng Giám đốc
Ông Đặng Thanh Huấn - Trưởng Ban kiểm soát
Kế toán trưởng Công ty: Phụ trách phòng Tài chính - Kế toán của Công ty.
b, Các phòng ban chức năng
Trang 34Phòng Đầu tư
+ Chức năng:
- Tham mưu cho HĐQT – Ban Giám đốc Công ty tìm kiếm cơ hội đầu tư, xácđịnh rõ mục tiêu đầu tư, hoạch định chiến lược, kế hoạch năm trong công tác đầu tưnhằm từng bước đưa công ty hội nhập kinh tế trong khu vực và trên thế giới.
- Tham gia việc định hướng hoạt động đầu tư cho Công ty và các công ty controng tương lai.
Lập báo cáo tình hình thực hiện các dự án đầu tư.
Theo dõi, tổng hợp, đánh giá tình hình khai thác, sử dụng dự án đầu tư, đúc rútnhững kinh nghiệm thực tiễn trong công tác quản lý, vận hành dự án sau đầu tư.
Trang 35Tìm hiểu thị trường, nghiên cứu các quy định của pháp luật để tìm kiếm cơ hộivà xúc tiến đầu tư.
Thực hiện quản lý, lưu giữ hồ sơ pháp lý các dự án đầu tư theo quy định.
Phòng Thị trường
Phòng Thị trường phụ trách hoạt động đấu thầu và xét thầu, tìm kiếm dự án vàmở rộng thị trường của Công ty
Phòng Thiết bị thi công
Phòng Thiết bị thi công phụ trách quản lý thực hiện các hoạt động liên quantới lĩnh vực cải tiến công nghệ kỹ thuật của Công ty.
Phòng kế hoạch – Kỹ thuật:
Lập kế hoạch, quản lý chất lượng các công trình xây dựng, theo dõi đôn đốcthanh quyết toán, xác nhận khối lượng thi công cho các đội thi công Thi công xâylắp các dự án, công trình.
2.1.3 Ngành nghề kinh doanh
- Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông đường bộ cáccấp, cầu cống, thủy lợi, bưu điện, nền móng, các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thịvà khu công nghiệp, các công trình đường dây, trạm biến thế điện đến 110KV; Thicông san đắp nền móng, xử lý nền đất yếu, các công trình xây dựng cấp thoát nước;lắp đặt đường ống công nghệ và áp lực, điện lạnh;
- Xây dựng phát triển nhà, kinh doanh bất động sản;
- Sửa chữa, thay thế, lắp đặt máy móc thiết bị, các loại kết cấu bê tông, kết cấuthép, các hệ thống kỹ thuật công trình (thang máy, điều hoà, thông gió, phòng cháy,cấp thoát nước);
- Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng (cát, đá, sỏi, gạch, ngói, xi măng, cấu
Trang 36kiện bê tông, bê tông thương phẩm và các loại vật liệu xây dựng khác dùng trongxây dựng, trang trí nội thất)
- Tư vấn đầu tư, thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, lập dự án, tư vấn đấuthầu, tư vấn giám sát, quản lý dự án;
- Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, máy móc thiết bị, phụ tùng, tư liệu sảnxuất, tư liệu tiêu dùng, nguyên liệu sản xuất, dây chuyền công nghệ, máy móc, thiếtbị tự động hoá, vật liệu xây dựng, phương tiện vận tải;
- Đại lý cho các hãng trong và ngoài nước kinh doanh các mặt hàng phục vụcho sản xuất và tiêu dùng.
Một số hoạt động của Công ty trong thời gian qua:
Trong thời gian qua Công ty Cổ phần Xây dựng số 2 - Vinaconex, đã thi côngrất nhiều công trình có quy mô lớn, vừa và nhỏ trong các lĩnh vực và ở tất cả cácTỉnh thành trong cả nước, cũng như ở nước ngoài Một số lĩnh vực hoạt động thếmạnh của Công ty:
1.Các công trình xây lắp chung: Trụ sở HĐND-UBND tỉnh Nam định, Sân
vận đông Thiên Trường – tỉnh Nam định, Trụ sở Quận Ủy Quận Ba Đình – Hà Nội,Trụ sở Hải Quan Hà Nội, Khách sạn 12 tầng Hạ Long – Dream, Nhà 17 và 24 tầngkhu đô thị mới Trung Hòa – Nhân Chính – HN, Nhà 9 tầng khu đô thị bán đảo LinhĐàm – HN, Nhà 9 tầng khu đô thị Pháp Vân – Tứ Hiệp – HN, Nhà công vụ Chínhphủ, Nhà khám đa khoa kỹ thuật nghiệp vụ - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam, Trụsở HĐND-UBNN Huyện Từ Liêm – HN, Trung tâm Hội nghị Quốc Gia, Trụ sởKho Bạc Nhà nước, Nhà A11 – Bệnh viện Trung ương 108, Viện huyết học vàTruyền máu TW, Trung tâm truyền máu khu vực HN, Khách sạn Hà Nội Plaza,…
2.Các công trình nhà công nghiệp: Nhà máy sản xuất xe máy Trung Quốc –
KCN Nội Bài, Nhà máy sản xuất mũ xe máy và thiết bị an toàn Việt Mỹ - CN NộiBài, Nhà máy Cannon Việt Nam (Gói 04A – khu công nghiệp Thăng Long và goi05A – KCN Quế Võ – Bắc Ninh), Nhà máy sản xuất 5 loại Vắc xin – HN, Nhà máy
Trang 37may KIDO, Nhà máy MABUCHI Mortor – Đà Nẵng, Nhà máy TOYODA GOSEI– Hải Phòng, Nhà máy INOAC Quang Minh – Vĩnh Phúc, Kho dự trữ Đông Anh,…
3.Các công trình văn hóa thể thao: Trung tâm bơi lội và thể thao Thái Hà, Bể
bơi Đống Đa, Nhà thi đấu và thể thao Công an nhân dân Hà Nội, Bể bơi khách sạndu lịch Công Đoàn, Bể bơi nhà máy in Tiến Bộ, Trung tâm vui chơi thể thao xã MỹĐình,…
4.Các công trình giao thông cầu đường: Đường GTLT Tỉnh Hòa Bình,
Đường GTLT tỉnh Nam Định, Dường 304 Tuyên Quang, Đường Thụy Phương –Thượng Cát – Từ Liêm – HN, Đường R4 Ninh Bình – Thái Bình, Đường Quốc lộ1A Phổ Vinh – Quảng Ngãi, Đường phía Tây KCN Dung Quất, Đường quốc lộ 6Hòa Bình – Sơn La, Cầu Km8+311 quốc lộ 24, Hạ tầng khu tái định cư Nam sôngCông…
5.Các công trình lắp đặt trạm điện, đường dây cao thế và nhà máy nước, hệthống cấp thoát nước: Đường dây Trạm 35KV/0.4 Tuyên Quang, Trạm điện Yên
Sơn, Nhà máy nước Cáo Đỉnh, Nhà máy nước Nam dư, Hệ thống cấp nước NamĐịnh, hệ thống cấp nước Ngân Sơn,…
6.Các công trình về đê kè, thủy lợi: Kè thủy lợi Hà Tĩnh, Dự án thoát nước
sông Sét, Cải tạo thủy lợi hồ Hòa Mỹ - Thừa Thiên Huế, Gói thầu 3 gia cố thân đêvà nền đê từ Km89+000 đến Km91+000, Gia cố đê Hà Nội – Hà Tây, Cải tạothượng nguồn sông Kim Ngưu, Dự án thoát nước CP7A, Dự án thoát nước CP7B,….
7 Các dự án đầu tư và quản lý của Công ty đã và đang thực hiện như:
+ Trụ sở Công ty và văn phòng cho thuê tại 52 Lạc Long Quân – HN, đã thicông xong tầng 11 tổng giá trị thực hiện ước đạt trên 10 tỷ đồng.
+ Dự án xây dựng nhà ở để bán Trung Văn 1 và 2 Huyện Từ Liêm – HN.+ Dự án KĐTM Quang Minh – Mê Linh – Vĩnh Phúc Đã tiến hành bàn giao
Trang 3815 lô biệt thự và 11 lô đất có hạ tầng cho khách hàng, đang thi công 31 lô biệt thự;doanh thu năm 2008 là 31,9 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 11,017 tỷ đồng; CSHT hoànthành giai đoạn 1 bằng 7,5 ha và đang tiến hành xây dựng CSHT giai đoạn 2.
+ Dự án xây dựng nhà trung cư cao tầng Xuân Đỉnh – Từ Liêm – HN.
+ Khu nhà ở sinh thái và du lịch tại Xuân Hòa: có văn bản của UBND tỉnhVĩnh Phúc giao công ty CP xây dựng số 2 lập dự án trình các ban ngành phê duyệtĐã lập HS trình sở XD phê duyệt nhiệm vụ và quy hoạch chi tiết 1/500.
+ Khu đô thị Kim Văn – Kim Lũ tại Đại Kim – HN giao cho liên danh là chủđầu tư thực hiện dự án Hiện đã xong thẩm định TKCS phần hạ tầng kỹ thuật, lênphương án đền bù GPMB Giá trị đã thực hiện 600 triệu đồng.
+ DA khu nhà thờ Phúc Yên – Vĩnh Phúc đã tiến hành tháo dỡ xong 3 tầngcủa nhà 5 tầng, giá trị thực hiện 187 triệu đồng và đã di chuyển 28 hộ gia đình từnhà 5 tầng xuống khu đất quy hoạch và đang làm thủ tục đề nghị UBND tỉnh VĩnhPhúc phê duyệt.
+ DA Đông Ngạc: Đã được Tổng Công ty chấp thuận chủ trương đầu tư DA.Thỏa thuận quy hoạch tổng mặt bằng và phương án kiến trúc.
+ Xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Yên Mỹ tại huyện Yên Mỹ, tỉnhHưng Yên.
+ Dự án khu nhà ở liên kế cho cán bộ, công nhân viên tại xã Đông Ngạc – TừLiêm – Hà Nội.
+ Dự án trạm trộn bê tông thương phẩm 60 m3/h Vinaconex 2 tại Trung Hòa –Cầu Giấy – Hà Nội
2.2 Hoạt động đầu tư kinh doanh BĐS tại VINACONEX No 2
2.2.1 Các dự án đầu tư kinh doanh BĐS do Vinaconex 2 làm chủ đầu tư
2.2.1.1 Các dự án đã hoàn thành và đưa vào sử dụng:
Trang 391 Dự án khu nhà ở để bán Trung Văn I:
Địa điểm xây dựng tại Xã Trung Văn - huyện Từ Liêm – Hà Nội
Các chỉ tiêu chính của dự án:
* Quy mô đầu tư:
- Hệ thống tường rào: 800 md
- Xây mới khu biệt thự 3 tầng (17 nhà): 3.306,41 m2
- Xây mới 01 nhà chung cư 9 tầng: 5.356,35 m2
- Xây mới 02 nhà chung cư 5 tầng: 3.557,5 m2
- Hệ thống điện, chiếu sáng ngoài nhà- Hệ thống cấp, thoát nước ngoài nhà- Trạm điện 400 KVA
* Các chỉ tiêu kỹ thuật:
- Cấp công trình: cấp I-II- Bậc chịu lửa: Bậc II
Trang 40- Tăng quỹ nhà cho thành phố
- Phù hợp kiến trúc quy hoạch của Thành phố
- Đúng chức năng nhiệm vụ của Công ty là xây dựng và kinh doanh nhà- Thành phố thu được tiền sử dụng đất để sử dụng vào chương trình pháttriển nhà ở.
- Đảm bảo vệ sinh môi trường khu dân cư- Tạo được việc làm cho người lao động- Thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước.
2 Dự án khu nhà ở để bán Trung Văn II
Địa điểm xây dựng: Xã Trung Văn - huyện Từ Liêm – Hà Nội
Vị trí khu đất: Phía Bắc và Tây Bắc khu đất giáp đường quy hoạch và dự ánTrung Văn 1; phía Đông Bắc khu đất giáp trục đường được thiết kế vuông góc vớiđường Nguyễn Trãi; phía Nam khu đất giáp khu dân cư thị xã Hà Đông (ranh giớihành chính giữa xã Trung Văn, huyện Từ Liêm và phường Văn Mỗ, thị xã HàĐông); phía Tây giáp khu dân cư xã Trung Văn - huyện Từ Liêm.
Mục tiêu của dự án:
Dự án Khu nhà ở để bán do Công ty CPXD số 2 Vinaconex làm chủ đầu tưvới mục tiêu xây dựng khu nhà ở cho cán bộ công nhân viên và kinh doanh đảm bảoyêu cầu quy hoạch chung của toàn khu vực đảm bảo các yêu cầu về môi trường, gópphần làm đẹp cảnh quan toàn khu vực Chung cư 9 tầng và các đơn nguyên căn hộtạo nên tổ hợp mặt đứng kiến trúc hợp lý, góp phần tạo vẻ đẹp cho toàn khu, phùhợp với chức năng sử dụng của không gian chức năng trong căn hộ và không lạclõng với công trình xung quanh.
Dự án Khu nhà ở để bán Trung Văn 2 kết hợp với dự án Trung văn 1 về cơsở hạ tầng, đấu nối thiết bị tạo thành một quần thể kiến trúc hợp lý về cảnh quan vàcông năng sử dụng.
Các chỉ tiêu chính của dự án: