1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam: Gấp rút đào tạo nguồn nhân lực ppt

4 312 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 114,96 KB

Nội dung

Phát triển điện hạt nhân Việt Nam: Gấp rút đào tạo nguồn nhân lực Theo “Chiến lược ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình đến năm 2020” vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 3/1/2006, mục tiêu của Việt Nam là tới năm 2020 sẽ “xây dựng và đưa nhà máy điện hạt nhân (ĐHN) đầu tiên vào vận hành, khai thác hiệu quả”. Cho tới nay, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên Việt Nam và báo cáo kết quả nghiên cứu làm rõ 7 vấn đề liên quan tới phát triển điện hạt nhân cũng đã được Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ký trình Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia trong lĩnh vực hạt nhân, trở ngại lớn nhất trong việc xây dựng và vận hành nhà máy điện hạt nhân đầu tiên Việt Nam vẫn là thiếu nguồn nhân lực. Cần rất nhiều nhân lực Tiến sĩ Lê Văn Hồng, Phó viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, người chủ trì việc “Nghiên cứu làm rõ một số vấn đề liên quan đến chương trình phát triển điện hạt nhân ”, cho biết: Báo cáo tiền khả thi xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên Việt Nam có khả năng được Chính phủ phê duyệt trong thời gian tới. Quan điểm của Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam là điện hạt nhân có các lợi ích trước mắt như : giúp cân đối cung cầu điện năng cho đất nước khi khả năng khai thác tài nguyên đã hạn chế (vào thời điểm sau 2015), tăng cường an ninh năng lượng nội địa, giảm phụ thuộc vào dầu mỏ vốn khủng hoảng ngày càng nhiều, tăng cường tiềm lực khoa học kỹ thuật và công nghệ, phát triển cơ sở hạ tầng trong các ngành năng lượng hạt nhân Tuy nhiên, công việc này thực hiện giai đoạn hiện nay không hề dễ dàng. Giáo sư Phạm Duy Hiển, một chuyên gia uy tín trong lĩnh vực hạt nhân cho rằng, hiện giờ khó có nước nào “sẵn lòng” đào tạo cho Việt Nam các chuyên gia hạt nhân một cách bài bản, lâu dài như cách mà Liên Xô cũ đã làm đối với thế hệ của ông trước đây (Viện DUBNA). Hơn nữa, tìm được các sinh viên tâm huyết với nghề (hạt nhân) giờ cũng không phải là chuyện dễ. “Vấn đề quan trọng nhất, cũng là nghiêm trọng nhất đối với việc phát triển điện hạt nhân Việt Nam hiện giờ là thiếu các chuyên gia được đào tạo một cách thực sự bài bản", ông nhấn mạnh. Tương tự, ông Pierre Darriulat, một tên tuổi lớn trong làng vật lý thế giới hiện đang làm việc tại Việt Nam cho biết: “Để đào tạo những người trẻ, đủ trình độ phát triển điện hạt nhân thì sẽ phải cần tới 10 năm và Việt Nam cần mời các chuyên gia giỏi người Việt hiện đang làm việc nước ngoài về nước phối hợp thực hiện”. Giáo sư Cao Chi, nguyên Trưởng phòng Điện nguyên tử (Viện Khoa học Kỹ thuật Hạt nhân), chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu các ứng dụng kỹ thuật hạt nhân vào các ngành kinh tế và nghiên cứu khả năng đưa điện nguyên tử vào Việt Nam” cho biết, thực ra các nghiên cứu về đào tạo nhân lực cho ngành điện hạt nhân cũng đã được tiến hành Việt Nam. Mới hơn một tháng trước đây, đề án về đào tạo nhân lực cho điện hạt nhân do Phó giáo sư Hoàng Đắc Lực (chuyên gia cao cấp Viện KHKTHN) và ông thực hiện cũng đã được hoàn thành và nghiệm thu. Theo đó, nhân lực cần thiết trước mắt cho điện hạt nhân Việt Nam là: 150 chuyên gia giỏi về nghiên cứu và phát triển công nghệ hạt nhân (R&D), trong đó có ít nhất 10 - 20 cán bộ đầu đàn đạt trình độ quốc tế; 300 chuyên gia khác trong nhiều lĩnh vực phục vụ cho nhà máy điện hạt nhân đầu tiên (professional); 500 kỹ thuật viên (technician) và hàng nghìn thợ lành nghề (crafman). Tất cả lực lượng nhân sự này phải được tiến hành đào tạo ngay từ năm nay để trong vòng 5 - 10 năm nữa có được một đội ngũ cần thiết cho việc phát triển điện hạt nhânViệt Nam. Giáo sư Cao Chi cũng cho rằng cái khó nhất đối với Việt Nam hiện nay và trong thời gian tới là có được các chuyên gia giỏi, đặc biệt là một nhạc trưởng/một kiến trúc sư trưởng phục vụ cho việc phát triển điện hạt nhân Việt Nam. Còn các đối tượng nhân lực khác thì hiện nay một phần cũng đã sẵn có, một phần có thể gấp rút đào tạo nếu theo đúng định hướng và tiến độ. Một trong những bước đệm quan trọng để tiến tới vận hành một nhà máy điện hạt nhân là xây dựng một lò phản ứng nghiên cứu mới Việt Nam thay thế cho lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt. Theo các tính toán ban đầu của Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, lò phản ứng này sẽ có công suất khoảng 10 - 20 MW, tức là gấp khoảng 20 - 40 lần công suất của lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt. “Khoảng tháng 10 tới chúng tôi sẽ chuyển đề án xây dựng lò phản ứng mới sang Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Dự kiến năm 2007 sẽ tiến hành làm kế hoạch tiền khả thi, tiếp đó là kế hoạch khả thi vào khoảng năm 2010, việc xây dựng bắt đầu vào năm 2011 và khoảng 2015 - 2016 lò sẽ chính thức vận hành”, Tiến sĩ Hồng cho biết. Không chỉ có mục đích thay thế cho lò phản ứng Đà Lạt (dự tính đến 2015 là hết hoạt động), lò phản ứng mới sẽ là một cơ sở để đào tạo cán bộ, chuyên gia và các kỹ thuật viên cho nhà máy điện hạt nhân sau đó. Kinh nghiệm này thực ra theo mô hình của lò phản ứng hạt nhân của Đà Lạt, nơi từ khi ra đời tới nay vẫn là chiếc nôi tạo nguồn nhân lực kỹ thuật hạt nhân cho Việt Nam. Phải quyết liệt hơn nữa Giáo sư Phạm Duy Hiển, người đã từng chỉ huy xây dựng và khai thác xây dựng lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt, kể lại cho chúng tôi một câu chuyện khá thú vị. Đó là vào cuối năm 1983, đầu 1984, ông đã hai lần không đồng ý với các chuyên gia Liên Xô về chuyện lắp nhiên liệu vào lò phản ứng để khởi động vật lý cho kịp ngày kỷ niệm 5 năm Hiệp ước hữu nghị Việt-Xô khi thấy nước dưới đáy lò còn rất bẩn. Sau đó khi khởi động năng lượng để vận hành chính thức lại nhận ra những dấu hiệu bất ổn trên bề mặt các thanh nhiên liệu sau hơn hai tuần lễ chúng được nhúng trong nước. Ông đã quyết định lui ngày khánh thành lại, làm chậm tiến độ đến vài tháng để cả hai phía Liên Xô và Việt Nam nghiên cứu kỹ các thanh nhiên liệu, đảm bảo chắc chắn rằng sau này bề mặt của chúng không bị ăn mòn có thể gây ra rò rỉ phóng xạ. "Qua câu chuyện này thực ra tôi chỉ muốn nói: người đứng đầu trong việc phát triển điện hạt nhân không được chạy theo thành tích mà phải đủ nhạy cảm, quyết đoán và đặt mục tiêu an toàn lên trên hết", Giáo sư Hiển nhấn mạnh. Để làm được nhà máy điện hạt nhân, trước mắt Việt Nam cần phải "quyết liệt" hơn nữa. Tức là phải đẩy nhanh tiến độ và thực sự làm việc chứ không phải chỉ là các đề án, dự án "trên giấy" như hiện nay. Giáo sư người Pháp Pierre Darriulat cũng cho rằng “Việt Nam đến giờ mới tính đến việc tiến hành bồi dưỡng và đào tạo nguồn nhân lực mới cho kỹ thuật hạt nhân là quá muộn. Thậm chí việc này vẫn chỉ là các dự định chứ chưa thực sự bắt đầu”. Theo Giáo sư Cao Chi, để đẩy nhanh công việc, điều cấp thiết nhất là Chính phủ phải nâng tầm của Tổ chỉ đạo quốc gia về điện hạt nhân hiện nay (với sự tham gia của các Bộ: Công nghiệp, Khoa học và Công nghệ, Giáo dục và Đào tạo ) trở thành một Ban chỉ đạo quốc gia, dưới ban này là một ban chỉ đạo khác chuyên về đào tạo để có thể điều khiển và phối hợp hoạt động của các bộ liên quan một cách nhịp nhàng, hiệu quả và nhanh chóng. “Điều kỳ lạ là cho đến giờ Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn chưa có kế hoạch về đào tạo nhân sự cho điện hạt nhân trong khi hai Bộ Công nghiệp và Khoa học và Công nghệ đã có các đề án cụ thể”, ông cho biết./. Nguyễn Hoàng-Trung Dũng . Phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam: Gấp rút đào tạo nguồn nhân lực Theo “Chiến lược ứng dụng năng lượng. ngành điện hạt nhân cũng đã được tiến hành ở Việt Nam. Mới hơn một tháng trước đây, đề án về đào tạo nhân lực cho điện hạt nhân do Phó giáo sư Hoàng Đắc Lực

Ngày đăng: 09/03/2014, 04:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w