1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Một số câu hỏi ôn tập và đáp án môn đường lối cách mạng của ĐCSVN

41 7,6K 145

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 550,5 KB

Nội dung

Tài liệu tổng hợp một số câu hỏi quan trọng trong chương trình của môn đường lối, giúp các bạn sinh viên có thêm " kênh" ôn tập hiệu quả hơn. Nhằm ôn tập lại về xã hội Việt Nam, tình hình thế giới qua các giai đoạn từ 1930 đến nay, phân tích những bước ngoặt quan trọng trong quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc (1911-1920), những đóng góp của Nguyễn Ái Quốc cho kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình vận động thành lập Đảng (1920-1930), phân tích quy luật ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam hay phân tích quá trình hoàn thiện đường lối cách mạng giải phóng dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam (1939-1941)...Tài liệu đã phần nào tổng hợp những câu hỏi trọng tâm môn học.

MADE BY ISA.NZ ĐỀ CƯƠNG: ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Hãy chứng minh rằng, tiền đề cho việc giải quyết những mâu thuẫn củahội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX tồn tại ngay chính trong lòng xã hội Việt Nam? Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Việt Nam rơi vào giai đoạn đen tối dưới sự áp bức, bóc lột dã man của thực dân Pháp. Năm 1858, thực dân Pháp nổ sung tấn công xâm lược Việt Nam. Sauk hi tạm thời dập tắt được các phong trào đấu tranh của nhân dân ta, thực dân Pháp từng bước thiết lập bộ máy thống trị ở Việt Nam: Dưới tác động của chính sách cai trị chính sách kinh tế, văn hóa, giáo dục thực dân, xã hội Việt Nam diễn ra quá trình phân hóa sâu sắc, hình thành nên các giai cấp mới, đặc biệt là giai cấp công nhân tư sản Việt Nam. Các giai cấp, tầng lớp trong xã hội lúc này đều mang thân phận người dân mất nước, ở những mức độ khác nhau đều bị thực dân Pháp áp bức, bóc lột. Bởi lẽ đó, trong xã hội Việt Nam, ngoài mâu thuẫn cơ bản giữa nhân dân, chủ yếu là nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến, đã nảy sinh mâu thuẩn vừa cơ bản, vừa chủ yếu ngày càng gay gắt trong đời sống dân tộc, đó là: mâu thuẩn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược. 1 Chính sách cai trị của thực dân Pháp Chính trị Kinh tế Kinh tế Văn hóa – xã hội Văn hóa – xã hội Chuyên chế triệt để Bóc lột nặng nề Nô dịch, ngu đần MADE BY ISA.NZ cũ mới Tính chất xã hội Việt Nam lúc này bị thay đổi trở thành xã hội thuộc địa, nửa phong kiến. Thực tiễn lịch sử Việt Nam đặt ra hai yêu cầu: - Đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, giành lại độc lập tự do. Đây là nhiệm vụ hàng đầu của dân tộc. - Xóa bỏ chế độ phong kiến, giành quyền dân chủ cho nhân dân, chủ yếu là ruộng đất cho nông dân. Tiền đề cho việc giải quyết những mâu thuẩn củahội Việt Nam giai đoạn này tồn tại ngay chính trong long xã hội Việt Nam. Xét về phương diện tiền đề thực tiễn: - Xu thế vùng lên của dân tộc chống thực dân Pháp. - Những phong trào yêu nước nổ ra. - Hồ Chí Minh tìm đường cứu nước theo con đường Cách mạng Vô sản thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. (ý 3 tham khảo trong “Hỏi – đáp môn đường lối cách mạng của đảng cộng sản Việt Nam, câu 4, trang16) Chính những mâu thuẩn nảy sinh trong xã hội đã thổi bùng lên xu thế giải phóng dân tộc, chống lại sự áp bức của thực dân Pháp. Phải kể tới chính là là phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến tư sản. Tiêu biểu như phong trào Cần Vương (1885-1896), cuộc khởi nghĩa Yên Thế (Bắc Giang 1884) Nhưng kết cục chung của các phong trào, khởi nghĩa này đều là thất bại, chứng tỏ giai cấp phong kiến hệ tư tưởng phong kiến không đủ điều kiện để lãnh đạo phong trào yêu nước giải quyết thành công nhiệm vụ dân tộc ở Việt Nam. Song song còn có phong trào yêu nước dưới sự lãnh đạo của tầng lớp sĩ phu tiến bộ chịu ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản. Về phương pháp có sự phân hóa thành hai xu hướng: biện pháp bạo động (đại diện là Phan Bội Châu) biện pháp cải cách (nổi bật là Phan Châu Trinh). Cũng trong thời gian này, các tổ chức đảng phái ra đời như: Tân Việt cách mạng Đảng Việt Nam quốc dân Đảng Phong trào giải phóng dân tộc diễn ra sôi nổi nhưng do hạn chế về giai cấp, đường lối chính trị, hệ thống tổ chức thiếu chặt chẽ, chưa tập trung được 2 MADE BY ISA.NZ rộng rãi lực lượng của dân tộc (nhất là hai lực lượng xã hội cơ bản: công nhân nông dân) nên cuối cùng đã không thành công. Mặc dù vậy, chính những thất bại này đã thức tỉnh lòng yêu nước của cả dân tộc đồng thời để lại những bài học kinh nghiệm quý giá. Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường giải phóng dân tộc. Đặc biệt tháng 7 – 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn dề dân tộc vấn đề thuộc địa cả Lenin đăng trên báo Nhân đạo. Đến tháng 12 – 1920, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Người khẳng định: “Muốn cứu nước giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Từ đây, Người trực tiếp chuẩn bị về tư tưởng chính trị tổ chức cho việc thành lập Đảng. Người ra sức truyền bá chủ nghĩa Mác-Lenin vào Việt Nam thong qua những bài đăng trên các báo Người cùng khổ, Nhân đạo, Đời sống công nhân cùng một số tác phẩm (tiêu biểu: Bản án chế độ thực dân Pháp – 1925). Tháng 6 – 1925, thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. 1927, xuất bản tác phẩm Đường cách mệnh, chỉ rõ tính chất nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là cách mạng giải phóng dân tộc mở đường tiến lên chủ nghĩa xã hội. Các tổ chức cộng sản lần lượt ra đời: Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng Đông Dương Cộng sản Liên đoàn. Mặc dù đều giương cao ngọn cờ chống đế quốc, phong kiến, xây dựng chủ nghĩa cộng sản nhưng cả ba tổ chức này đều hoạt động phân tán, chia rẽ, ảnh hưởng xấu đến phong trào cách mạng ở Việt Nam lúc này. Trước tình hình đó, Nguyễn Ái Quốc rời Xiêm đến Trung Quốc chủ trì Hội nghị hợp nhất Đảng tại Hương Cảng, Trung Quyết thống nhất: hợp nhất ba tổ chức thành một đảng duy nhất – Đảng Cộng sản Việt Nam. Cuộc khủng hoảng lãnh đạo được chấm dứt, Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới đồng thời đây cũng là cơ sở cho những sự nhảy vọt của Cách mạng Việt Nam. Về tiền đề lí luận, Nguyễn Ái Quốc truyền bá vào Việt Nam những lí luận Cách mạng phong trào giải phóng dân tộc góp phần vào sự phát triển của Cách mạng vô sản. Sự ra đời của bản Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã định hướng đúng đắn cho đường lối lãnh đạo của Đảng. Phân tích những đặc điểm nổi bật của tình hình thế giới, trong nước những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX tác động trực tiếp đến sự ra đời của ĐCSVN? Tình hình thế giới: 3 MADE BY ISA.NZ Từ cuối thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản đã chuyển từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền (đế quốc chủ nghĩa). Các nước tư bản đế quốc, bên trong thì tăng cường bóc lột nhân dân lao động, bên ngoài thì xâm lược áp bức nhân dân các dân tộc thuộc địa. Sự thống trị tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc làm cho đời sống nhân dân lao động các nước trở nên cùng cực. Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa thực dân ngày càng gay gắt, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ ở các nước thuộc địa. Vào giữa thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân phát triển mạnh mẽ, chủ nghĩa Mác ra đời được phát triển thành chủ nghĩa Mác-Lenin, một hệ thống lý luận khoa học với tư cách là vũ khí tư tưởng của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản. Trong đó chỉ rõ tính tất yếu của việc lập ra đảng cộng sản nhằm định hướng, lãnh đạo cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân nhằm giành lại chính quyền, xây dựng xã hội mới. Đồng thời, Đảng cũng là đại biểu cho quyền lợi của toàn thể nhân dân lao động. Chủ nghĩa Mác-Lenin đã lay chuyển, lôi cuốn quần chúng nhân dân cả những phần tử ưu tú, tích cực ở các nước thuộc địa vào phong trào cộng sản. Nguyễn Ái Quốc đã vận dụng sáng tạo phát triển chủ nghĩa Mác-Lenin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam. Nói cách khác, chủ nghĩa Mác-Lenin là nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga giành được thắng lợi, cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân các nước, một trong những động lực thúc đẩy sự ra đời nhiều đảng cộng sản. Nguyễn Ái Quốc khẳng định, Cách mạng Tháng Mười Nga như tiếng sét đã đánh thức nhân dân châu Á tỉnh giấc mê hàng thế kỷ nay. Cách mạng Nga cũng chỉ rõ vị trí nền tảng quan trọng của nhân dân (công nông). Tháng 3 – 1919, Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) được thành lập thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cộng sản công nhân quốc tế. Đối với Việt Nam, Quốc tế Cộng sản có vai trò quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lenin thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. 4 MADE BY ISA.NZ Hoàn cảnh trong nước: Vào giữa thế kỷ XIX thực dân Pháp xâm lược nước ta. Đến cuối thế kỷ XIX, sau khi cơ bản kết thúc giai đoạn vũ trang xâm lược, thực dân Pháp bắt đầu tiến hành kế hoạch bóc lột sức người, sức của ở Việt Nam. Về kinh tế, nền kinh tế nước ta ngày càng lạc hậu, què quặt, hoàn toàn lệ thuộc vào nền kinh tế Pháp. Về xã hội, sự khai thác bóc lột thuộc địa của thực dân Pháp đã làm gay gắt them các mâu thuẫn cơ bản trong lòng xã hội Việt Nam, vừa làm nảy sinh mâu thuẫn mới. Chưa kể đến, kết cấu giai cấp cũ bị phá vỡ, hình thành thêm các giai cấp mới. Tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội, đặc biệt các mâu thuẫn dân tộc giai cấp đã dẫn đến nhu cầu đấu tranh để tự giải phóng. Độc lập dân tộc tự do dân chủ là nguyện vọng tha thiết của nhân dân ta, là nhu cầu bức thiết của dân tộc ta. Sự ra đời của Đảng là kết quả của một quá trình lựa chọn con đường cứu nước. Đảng Cộng sản Việt Nam là sự kết hợp của chủ nghĩa Mác-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh với phong trào công nhân phong trào yêu nước Việt Nam. - Từ sự phân tích vị trí kinh tế - xã hội của các giai cấp trong xã hội Việt Nam cho thấy chỉ có giai cấp công nhân là giai cấp đảm nhiệm được sứ mệnh lãnh đạo cách mạng đến thắng lợi cuối cùng. Đó là một yêu cầu khách quan. Giai cấp công nhân là giai cấp trung tâm của thời đại mới, đại diện cho quyền lợi dân tộc quyền lợi giai cấp, bởi vì “trong tất cả các giai cấp hiện nay đang đối lập với giai cấp tư sản thì chỉ có giai cấp vô sản là giai cấp thực sự cách mạng”. - Phong trào công nhân ra đời phát triển là quá trình lịch sử tự nhiên. Muốn trở thành một phong trào tự giác, nó phải được vũ trang bằng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lenin, vũ khí lý luận tư tưởng của giai cấp công nhân. - Giai cấp công nhân muốn lãnh đạo cách mạng thành công thì phải được tổ chức thành một chính đảng cách mạng tiên phong. Chỉ lúc đó giai cấp công nhân mới có khả năng tập hợp được các lực lượng dân tộc dân chủ. - Sự thành lập Đảng Cộng sản là quy luật của sự vận động của phong trào công nhân từ tự phát đến tự giác khi nó được trang bị lý luận cách mạng chủ nghĩa Mác-Lenin. 5 Chính sách cai trị của thực dân Pháp Chính trị Kinh tế Kinh tế Văn hóa – xã hội Văn hóa – xã hội Chuyên chế triệt để Bóc lột nặng nề Nô dịch, ngu đần MADE BY ISA.NZ - Ở Việt Nam, trong quá trình phát triển của phong trào công nhân phong trào yêu nước, nhiều chiến sỹ yêu nước đã đi tìm đường cứu nước, nhưng chỉ có Nguyễn Ái Quốc là người Việt Nam đầu tiên tìm thấy chủ nghĩa Mác-Lenin con đường giải phóng dân tộc theo đường lối cách mạng vô sản. Nguyễn Ái Quốc thực hiện công việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lenin vào Việt Nam, chuẩn bị về chính trị, tư tưởng tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. - Đặc điểm ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam vừa mang tính chất phổ biến vừa mang tính chất đặc thù. Tính phổ biến là tuân thủ quy luật chung về sự ra đời của các đảng cộng sản công nhân quốc tế - đó là sự kết hợp của chủ nghĩa xã hội khoa học với phong trào công nhân. Tính đặc thù đó là có them yếu tố cấu thành là phong trào yêu nước. Bởi lẽ chủ nghĩa yêu nước của dân tộc Việt Nam là một động lực lớn. Thực tiễn ở Việt Nam lúc này có hai phong trào cùng tồn tại thúc đẩy nhau, đó là phong trào công nhân. Cả hai phong trào này đều có kẻ thù chung là đế quốc Pháp xâm lược bọn tay sai bán nước, cùng mục tiêu đấu tranh cho độc lập tự do hạnh phúc của nhân dân. Mặt khác, phong trào yêu nước Việt Nam đấu tranh theo ngọn cờ tư tưởng phong kiến dân chủ tư sản đều thất bại, vì thế họ khát khao một lý luận cách mạng soi sáng con đường đấu tranh của mình. Nguyễn Ái Quốc là người phát hiện ra đòi hỏi đó đã tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác-Lenin vào phong trào yêu nước làm chuyển hóa lập trường các chiến sỹ yêu nước gắn chặt con đường cứu nước giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp theo quỹ đạo cách mạng vô sản, gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Sự chuyển biến đó đã tạo tiền đề vững chắc cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. - Chủ nghĩa Mác-Lenin được truyền bá vào Việt Nam đã thúc đẩy phong trào công nhân phong trào yêu nước phát triển. Các phong trào từ năm 1925 đến năm 1929 chứng tỏ giai cấp công nhân đã trưởng thành đang trở thành một lực lượng chính trị độc lập. Tình hình khách quan đó, đòi hỏi phải có sự lãnh đạo của tổ chức đảng cách mạng tiên phong. - Sự phân hóa của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã hình thành các tổ chức cộng sản, là sự kiện chứng tỏ việc thành lập Đảng Cộng sản là kết quả tất yếu của sự phát triển phong trào công nhân phong trào yêu nước ở Việt Nam vào cuối những năm 20 của thế kỷ XX. - Ba tổ chức cộng sản ra đời (Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn) thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của phong trào cách mạng. Việc thống nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng duy nhất là một tất yêu khách quan. Từ 6/1 đến 7/2/1930 tại Hương Cảng, Trung Quốc, dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản đã được tiến hành. Hội nghị đã thống nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng: Đảng Cộng sản Việt Nam. Phân tích những bước ngoặt quan trọng trong quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc (1911-1920)? Tại sao trong quá trình tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc, Nguyễn Ái Quốc lại lựa chọn con đường cách mạng vô sản? 6 MADE BY ISA.NZ Có thể đánh giá rằng trong quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc (1911 – 1920), có ba bước ngoặt quan trọng nhất. Một là, Người đã nhận ra hạn chế trong đường lối cứu nước của những thế hệ trước. Các phong trào theo khuynh hướng phong kiến mặc dù diễn ra sôi nổi song giai cấp phong kiến hệ tư tưởng phong kiến không đủ điều kiện để lãnh đạo phong trào yêu nước giải quyết thành công nhiệm vụ dân tộc ở Việt Nam. Còn các phong trào yêu nước các tổ chức chính trị theo lập trường quốc gia tư sản đều thất bại do hạn chế về giai cấp, đường lối chính trị, hệ thống tổ chức thiếu chặt chẽ, chưa tập trung được rộng rãi lực lượng của dân tộc (nhất là hai lực lượng xã hội cơ bản: công nhân nông dân). Hai là, Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần những hạn chế của những cuộc cách mạng tư sản không tới nơi, không triệt để. Người đánh giá cao tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái quyền con người của các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu như Cách mạng Mỹ (1776), Cách mạng Pháp (1789) nhưng cũng nhận thức do những mặt tiêu cực của các cuộc cách mạng tư sản: một mặt tạo nêu cao sự tự do, bình đẳng nhưng lại ra sức bóc lột, áp bức nhân dân các nước thuộc địa. Từ đó, Nguyễn Ái Quốc khẳng định con đường cách mạng tư sản không thể đưa lại độc lập hạnh phúc thực sự cho nhân dân các nước nói chung hay nhân dân Việt Nam nói riêng. Ba là, Nguyễn Ái Quốc đã dứt khoát lựa chọn con đường giải phóng nước là con đường cách mạng vô sản. Qua phân tích, Người nhận thấy “Trong thế giới bây giờ chỉ có Cách mệnh Nga là đã thành công, thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật”. Vào tháng 7 – 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc vấn đề thuộc địa của Lenin đăng trên báo Nhân đạo. Người tìm thấy trong Luận cương của Lenin lời giải đáp về con đường giải phóng cho nhân dân Việt Nam; về vấn đề thuộc địa trong mối quan hệ với phong trào cách mạng thế giới Tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp (tháng 12 – 1920), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người – từ người yêu nước trở thành người cộng sản tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn: “Muốn cứu nước giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Những bước ngoặt trong quá trình ra đi tìm được cứu nước của Nguyễn Ái Quốc cũng là những mốc đánh dấu quá trình nhận thức ra con đường giải phóng dân tộc – con đường cách mạng vô sản. Phân tích hệ thống quan điểm về cách mạng giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc được hình thành trong những năm 1920 – 1930? Trên cơ sở đó, chỉ rõ những đóng góp của Nguyễn Ái Quốc cho kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin? 7 MADE BY ISA.NZ Quan điểm về cách mạng giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc được thể hiện rõ nét qua các tác phẩm của Người trong giai đoạn này. Nguyễn Ái Quốc bắt đầu truyền bá chủ nghĩa Mác-Lenin vào Việt Nam thông qua những bài đăng trên các báo Người cùng khổ, Nhân đạo, Đời sống công nhân xuất bản một số tác phẩm, tiêu biểu như Bản án chế độ thực dân Pháp (1925). Tác phẩm này đã vạch rõ âm mưu thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc che giấu tội ác dưới cái vỏ bọc “khai hóa văn minh”, từ đó khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, thức tỉnh tinh thần dân tộc nhằm đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược. Năm 1927, Bộ Tuyên truyền của Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức xuất bản tác phẩm Đường cách mệnh (tập hợp các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc ở lớp huấn luyện chính trị của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên). Đường cách mệnh chỉ rõ tính chất nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là cách mạng giải phóng dân tộc mở đường tiến lên chủ nghĩa xã hội. Hai cuộc cách mạng này có quan hệ mật thiết với nhau; cách mạng là sự nghiệp của quần chúng là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc một hai người, do đó phải đoàn kết toàn dân. Nhưng cái cốt của nó là công – nông phải luôn ghi nhớ rằng công nông là người chủ cách mệnh, công nông là gốc cách mệnh. Đặc biệt, quan điểm của Nguyễn Ái Quốc được thể hiện rõ nét nhất trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Nội dung chính của Cương lĩnh bao gồm: - Phương hướng mục tiêu của cách mạng Việt Nam: chủ trương làm “tư sản dân quyền cách mạng thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. - Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền: Về chính trị: đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp bọn phong kiến; làm cho nước Việt Nam được hoàn toàn độc lập; lập chính phủ công nông binh, tổ chức quân đội công nông. Về kinh tế: thủ tiêu hết các thứ quốc trái; tịch thu toàn bộ sản nghiệp lớn của tư bản đế quốc chủ nghĩa Pháp để giao cho Chính phủ công nông binh quản lý; tịch thu ruộng đất của bọn đế quôc chủ nghĩa làm của công chia cho dân cày nghèo; bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo; mở mang công nghiệp nông nghiệp; thi hành luật ngày làm 8 giờ. - Về lực lượng cách mạng: Đảng chủ trương đoàn kết tất cả các giai cấp, các tầng lớp, các lực lượng tiến bộ, các cá nhân yêu nước, trước hết là công nông. Đảng phải thu phục cho được công nông làm cho giai cấp công nhân đủ sức lãnh đạo cách mạng, đồng thời phải tranh thủ liên lạc với các tầng lớp: tiểu tư sản, trí thức, trung nông để kéo họ về phía vô sản giai cấp. Lợi dụng bộ phận phú nông, trung tiểu địa chủ tư bản Việt Nam chưa rõ bộ mặt phản cách mạng. Bộ phận nào rõ mặt phản cách mạng phải đánh đổ. Trong khi thực hiện sự liên minh tạm thời với các giai cấp, tầng lớp khác không được thỏa hiệp giai cấp. 8 MADE BY ISA.NZ - Về đoàn kết quốc tế: Cương lĩnh khẳng định, cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới; phải liên kết với những dân tộc bị áp bức quần chúng vô sản thế giới. - Về Đảng: Cương lĩnh khẳng định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng. Những nội dung trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã đặt ra giải quyết những vấn đề cơ bản, cấp bách định hướng chiến lược đúng đắn cho tiến trình phát triển cách mạng Việt Nam. Tinh thần cơ bản của nó là đoàn kết toàn dân, chống đế quốc Pháp thống trị, giành độc lập, hướng tới xã hội cộng sản. Thông qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, Nguyễn Ái Quốc đã thể hiện sự hiểu biết sau sắc tình hình thế giới, hoàn cảnh trong nước, bản chất các mâu thuẫn đặc biệt là con đường giải phóng dân tộc. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình vận động thành lập Đảng (1920-1930)? Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cách mạng đúng đắn, Cách mạng vô sản, tiền đề đầu tiên dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Qua phân tích, Người nhận thấy “Trong thế giới bây giờ chỉ có Cách mệnh Nga là đã thành công, thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật”. Vào tháng 7 – 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc vấn đề thuộc địa của Lenin đăng trên báo Nhân đạo. Người tìm thấy trong Luận cương của Lenin lời giải đáp về con đường giải phóng cho nhân dân Việt Nam; về vấn đề thuộc địa trong mối quan hệ với phong trào cách mạng thế giới Tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp (tháng 12 – 1920), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người – từ người yêu nước trở thành người cộng sản tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn: “Muốn cứu nước giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Chuẩn bị những điều kiện về chính trị, tư tưởng; tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Về tư tưởng, chính trị: Người tố cáo tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân các nước thuộc địa. Người đã viết rất nhiều bài báo, các tác phẩm. Nội dung chủ yếu là lên án chủ nghĩa thực dân, vạch trần bản chất xâm lược, phản động, bóc lột, đàn áp tàn bạo của chúng. Người tố cáo đanh thép trước thế giới nhân dân Pháp đối với các thuộc địa thức tỉnh lòng yêu nước, ý chí phản kháng của các dân tộc thuộc địa. Tiêu biểu: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Đường Cách mệnh (1927) Thông qua đó, Nguyễn Ái Quốc đã truyền bá vào Việt Nam chủ nghĩa Mác-Lenin, hướng cho các phong trào giải phóng dân tộc theo cách mạng vô sản, dẫn tới sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Về chuẩn bị tổ chức, Nam 9 MADE BY ISA.NZ 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng một số nhà cách mạng ở các nước thuộc địa Pháp lập ra Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa, nhằm tập hợp lực lượng chống chủ nghĩa thực dân. 1924, Nguyễn Ái Quốc tới Quảng Châu, Trung Quốc, Người đã cùng những nhà lãnh đạo cách mạng Trung Quốc, Triều Tiên, Ấn Độ, Thái Lan, Inddooneexxia thành lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bắc Á Đông. Tháng 6 – 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên để huấn luyện cán bộ trực tiếp truyền bá chủ nghĩa Mác-Lenin vào phong trào công nhân, phong trào yêu nước ở Việt Nam. Đây là tổ chức tiền thân của Đảng. Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng thời trực tiếp biên soạn những văn kiện quan trọng liên quan tới đại hội: nổi bật là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Những nội dung trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã đặt ra giải quyết những vấn đề cơ bản, cấp bách định hướng chiến lược đúng đắn cho tiến trình phát triển cách mạng Việt Nam. Tinh thần cơ bản của nó là đoàn kết toàn dân, chống đế quốc Pháp thống trị, giành độc lập, hướng tới xã hội cộng sản. Làm rõ nét độc đáo, tính sáng tạo của Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930)? Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc biên soạn được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 chính là Luận cương chính trị đầu tiên của Đảng. Nội dung chính bao gồm: - Phương hướng mục tiêu của cách mạng Việt Nam: chủ trương làm “tư sản dân quyền cách mạng thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. - Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền: Về chính trị: đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp bọn phong kiến; làm cho nước Việt Nam được hoàn toàn độc lập; lập chính phủ công nông binh, tổ chức quân đội công nông. Về kinh tế: thủ tiêu hết các thứ quốc trái; tịch thu toàn bộ sản nghiệp lớn của tư bản đế quốc chủ nghĩa Pháp để giao cho Chính phủ công nông binh quản lý; tịch thu ruộng đất của bọn đế quôc chủ nghĩa làm của công chia cho dân cày nghèo; bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo; mở mang công nghiệp nông nghiệp; thi hành luật ngày làm 8 giờ. - Về lực lượng cách mạng: Đảng chủ trương đoàn kết tất cả các giai cấp, các tầng lớp, các lực lượng tiến bộ, các cá nhân yêu nước, trước hết là công nông. Đảng phải thu phục cho được công nông làm cho giai cấp công nhân đủ sức lãnh đạo cách mạng, đồng thời phải tranh thủ liên lạc với các tầng lớp: tiểu tư sản, trí thức, trung nông để kéo họ về phía vô sản giai cấp. Lợi dụng bộ phận phú nông, trung tiểu địa chủ tư bản Việt Nam chưa rõ bộ mặt phản cách mạng. Bộ phận nào rõ mặt phản cách mạng 10 [...]... đắn của Đảng, Đường lối giải phóng dân tộc là yêu cầu khách quan của thực tiễn Đường lối đã được hoàn thiện vận dụng sáng tạo, phù hợp, đúng đắn trong từng giai đoạn lịch sử trở thành yếu tố cơ bản dẫn tới thắng lợi lớn sau này 16 MADE BY ISA.NZ Phân tích quá trình hoàn thiện đường lối cách mạng giải phóng dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam (1939-1941)? Ý nghĩa của đường lối đối với cách mạng. .. đầu cách mạng Đông Dươngmột cuộc cách mạng tư sản dân quyền”, có tính chất thổ địa phản đế, “tư sản dân quyền cách mạng là thời kỳ dự bị để làm xã hội cách mạng , sau khi cách 12 MADE BY ISA.NZ mạng tư sản dân quyền thắng lợi sẽ tiếp tục “phát triển, bỏ qua thời kỳ tư bản mà tranh đấu thẳng lên con đườnghội chủ nghĩa” - Nhiệm vụ cách mạng tư sản dân quyền: đánh đổ phong kiến, thực hành cách. .. lợi của Cách mạng Tháng Tám cũng như sự nghiệp cứu Quốc ở Đông Dương Sự điều chỉnh chiến lược phản ánh sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt, nhạy bén của Đảng, đáp ứng nguyện vọng của toàn thể nhân dân các dân tộc Đông Dương, có khả năng phát huy cao độ tiềm năng, sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc trong sự nghiệp đánh Pháp, đuổi Nhật, giành độc lập tự do Đường lối đã đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của. .. sự cách mạng Phong trào công nhân ra đời phát triển là quá trình lịch sử tự nhiên Muốn trở thành một phong trào tự giác, nó phải được vũ trang bằng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lenin, vũ khí lý luận tư tưởng của giai cấp công nhân Giai cấp công nhân muốn lãnh đạo cách mạng thành công thì phải được tổ chức thành một chính đảng cách mạng tiên phong Chỉ lúc đó giai cấp công nhân mới có khả năng tập. .. Hồ Chí Minh cũng đã được xác lập trở thành ngọn cờ tư tưởng của Đảng, của cách mạng Việt Nam Sự điều chỉnh chiến lược cách mạng đúng đắn của Đảng, đặc biệt là sự hoàn thiện đường lốiHội nghị lần thứ tám, có ý nghĩa quyết định chiều hướng vận động của phong trào dân tộc, trực tiếp quyết định thắng lợi của cách mạng tháng Tám Lòng yêu nước, căm thù giặc ngoại xâm của nhân dân nâng cao, chủ trương... Hồ Chí Minh cũng đã được xác lập trở thành ngọn cờ tư tưởng của Đảng, của cách mạng Việt Nam Sự điều chỉnh chiến lược cách mạng đúng đắn của Đảng, đặc biệt là sự hoàn thiện đường lốiHội nghị lần thứ tám, có ý nghĩa quyết định chiều hướng vận động của phong trào dân tộc, trực tiếp quyết định thắng lợi của cách mạng tháng Tám Lòng yêu nước, căm thù giặc ngoại xâm của nhân dân nâng cao, chủ trương... quyết định thắng lợi của Cách mạng Tháng Tam 1945 Hãy chứng minh rằng chủ trương Kháng chiến, kiến quốc của Đảng những năm 1945-1946 là tư tưởng chiến lược mới, giải quyết kịp thời những vấn đề quan trọng về chỉ đạo chiến lược, sách lược của cách mạng Việt Nam? Sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời, công cuộc xây dựng bảo vệ đất nước của nhân dân ta dứng... minh rằng, đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của Đảng là đúng đắn, phù hợp thực tiễn, đáp ứng nhu cầu khách quan của cuộc kháng chiến? Đường lối kháng chiến của Đảng được hình thành từng bước qua thực tiễn đối phó với âm mưu, thủ đoạn xâm lược của thực dân Pháp được thể hiện tập trung trong ba văn kiện Chỉ thị Toàn dân kháng chiến (12-12-1946); Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (19-12-1946)... không được sự đồng tình của nhân dân Mỹ nhân dân thế giới, không phát huy được sức mạnh vật chất công nghệ của chúng Phân tích nội dung cơ bản những điều chỉnh quan trọng trong đường lối công nghiệp hóa XHCN gắn với thể chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp (1960-1986) Đường lối công nghiệp hóa ở nước ta được hình thành từ Đại họi Đảng toàn quốc lần thứ III (91960) Đến nay quá trình Công... duy kinh tế của Đại hội V Đó là những căn cứ tiền đề thực tế để Đảng quyết định thay đổi về cơ bản cơ chế quản lý kinh tế So sánh đường lối công nghiệp hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam trước sau Đổi mới (1986)? Đường lối công nghiệp hóa của Đảng trước thời kỳ đổi mới có những thành công nhất định, song còn tồn tại rất nhiều hạn chế Đại hội VI của Đảng (12-1986) đã chỉ ra phê phán những sai . Chí Minh tìm đường cứu nước theo con đường Cách mạng Vô sản và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. (ý 3 tham khảo trong Hỏi – đáp môn đường lối cách mạng. sự nghiệp đánh Pháp, đuổi Nhật, giành độc lập tự do. Đường lối đã đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của Đảng về nghệ thuật hoạch định đường lối chính trị,

Ngày đăng: 08/03/2014, 20:37

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w