1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CẢM ỨNG RA HOA CHO XOÀI CÁT HÒA LỘC (Mangifera indica L.) TRỒNG TẠI HUYỆN PHÚ GIÁO TỈNH BÌNH DƯƠNG BẰNG KNO3, THIOUREA VÀ PACLOBUTRAZOL docx

6 868 6

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 109,11 KB

Nội dung

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KỸ THUẬT Đại học Nông Lâm Tp. HCM Tạp chí KHKT Nông Lâm nghiệp, số 1/2005 1 CẢM ỨNG RA HOA CHO XOÀI CÁT HÒA LỘC ( Mangifera indica L.) TRỒNG TẠI HUYỆN PHÚ GIÁO TỈNH BÌNH DƯƠNG BẰNG KNO 3 , THIOUREA PACLOBUTRAZOL FLORAL INDUCTION FOR CAT HOA LOC MANGO (Mangifera indica L.) GROWN IN PHU GIAO DISTRICT BÌNH DUONG PROVINCE BY APPLYING KNO 3 , THIOUREA AND PACLOBUTRAZOL Nay Meng Nguyễn Văn Kế Khoa Nông học, ĐHNL TP HCM, ĐT. : 098.910.9281- email: drnvke@bdvn.vnd.net SUMMARY Flowering of mango trees are induced by some chemicals such as potassium nitrate, thiourea and paclobutrazol. Aim at finding out a measure to apply these chemicals to Cat Hoa Loc mango, an experiment was conducted at Trang Nong farm, Phu Giao district, Binh Duong province in the years of 2003-2004. The randomized complete block design has 7 treatments: treatment 1: control; treatment 2: apply 2 g a.i. of paclobutrazol per 1 meter of the silhouette of the canopy; treatment 3: spray potassium nitrate solution (3%) on the leaves; treatment 4: spray thiourea solution (0.25%) on the leaves; treatments 5: apply 2 g a.i. of paclobutrazol per 1 meter the canopy, 2 months later spray potassium nitrate 3% on the leaves; treatment 6: apply 2 g a.i. of paclobutrazol per 1 meter of the canopy, 2 months later spray thiourea solution 0.25% on the leaves and treatments 7: spray thiourea 0.25% and potassium nitrate 3% on the leaves. The results indicated that the number of inflorescences per tree was 119 in treatment 6 leading to the highest yield 50.9 kg per tree. There were significant differences among treatments. Treatment 6 gave the best results. ĐẶT VẤN ĐỀ Xoài cát Hòa Lộc có nguồn gốc ở ấp Hòa Lộc, xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, là một giống xoài có dạng qủa đẹp, phẩm chất ngon, ngọt, thơm. Giống xoài này đã được di thực trồng ở nhiều nơi. Tại một số nơi ở miền Đông Nam bộ người ta nhận thấy nó khó ra hoa thụ qủa khi trời mưa nhiều có sương mù. Bên cạnh đó giống xoài này còn có hiện tượng cách niên, vì thế việc nghiên cứu áp dụng một số hóa chất chủ động gây cảm ứng ra hoa cho xoài nhằm giúp nhà vườn trong khu vực cải thiện được phương pháp xử lý ra hoa nâng cao năng suất là một việc cần làm. TỔNG QUAN - Nguyễn Văn Kế (1997, 2003) phun KNO 3 ở các nồng độ 2-3% lên các lá gìa thì xoài cát và xoài Thái ra hoa nhiều trong điều kiện huyện Hóc Môn (vũ lượng khoảng 1700-1800 mm/năm). Cần xử lý sao cho lúc hoa trổ trời ít mưa hoặc không có mưa thì sự thụ qủa mới tốt bệnh thán thư mới dễ khống chế. Tại Phú Giáo nhiều năm lượng mưa vượt 2000 mm/năm, trời lại có nhiều sương mù vào các tháng cuối năm đầu năm tiếp theo đã ảnh hưởng rất lớn đến năng suất. Trong điều kiện Cần Giờ (mưa ít, vũ lượng khoảng 1200 mm/ năm) thì nồng độ KNO 3 ở mức 1-1,5% cũng đã có tác dụng kích thích xoài cát Hòa Lộc ra hoa nhiều. - Lâm Thò Minh Tú (1998) đã phun F94 trên lá xoài Nam Dok Mai (cây tơ 4 năm tuối) tại trại Đồng Tiến, đạt cảm ứng ra hoa cao nhất ở nồng độ 3%. Các nồng độ thấp hơn xoài vẫn cảm ứng ra hoa nhưng số phát hoa/cây ít hơn. - Võ thế Truyền (2004) cho rằng có nhiều tác nhân tham gia vào qúa trình phân hóa mầm hoa và trổ hoa của cây xoài. Tại đồng bằng sông Cửu Long tác gỉa cho rằng chính sự khống chế nước (ẩm độ đất không khí thấp) là nhân tố kềm hãm sự sinh trưởng sinh dưỡng thúc đẩy cây ra hoa. - Trần Văn Hâu (2005) thực hiện thí nghiệm tại đồng bằng sông Cửu Long nhận thấy chồi đủ khả năng ra hoa khi đạt trên 4 tháng tuổi, mô phân sinh ngọn phát triển rõ sau khi xử lý paclobutrazol 3 tháng. Cây trưởng thành đáp ứng với sự kích thích ra hoa tốt hơn cây tơ có lẽ là do hàm lượng GA trong đỉnh sinh trưởng cao, đặc biệt là GA 4 , nhưng GA 19 GA 29 thấp hơn cây tơ. Tác gỉa đã đề nghò xử lý cho xoài ở đồng bằng sông Cửu Long bằng cách tưới paclobutrazol vào đất khi lá 2-3 tháng tuổi với liều lượng 1-2 g a.i./1m đường kính tán, 3 tháng sau phun thiourea lên lá ở nồng độ 0,3-0,5% để kích thích ra hoa. VẬT LIỆU PHƯƠNG PHÁP Thời gian thí nghiệm Từ ngày 02 /10 / 2003 đến 30/ 04 / 2004. Do sự kết hợp xử lý bằng 1 hay 2 chất, có chất phải xử NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KỸ THUẬT Tạp chí KHKT Nông Lâm nghiệp, số 1/2005 Đại học Nông Lâm Tp. HCM 2 lý trước như Paclobutrazol để kềm hãm sinh trưởng, có chất phải xử lý sau để phá miên trạng như thiourea nên sự đổ thuốc phun thuốc được tiến hành 1 hoặc 2 đợt tùy theo từng nghiệm thức xử lý đơn (1 loại hóa chất) hay xử lý kép (2 loại hóa chất). Các xử lý được chia làm 2 đợtù: + đợt 1: ngày 02 /10 /2003 : tưới Paclobutrazol + đợt 2: ngày 01 /12 /2003: cho các nghiệm thức kết hợp 2 loại hóa chất, áp dụng cho các nghiệm thức chỉ sử dụng 1 loại hóa chất là KNO 3 hoặc thiourea. Đòa điểm Trại giống cây ăn qủa công ty Trang Nông tại xã Tân Hiệp huyện Phú Gíao tỉnh Bình Dương. Khí hậu Trong thời gian thí nghiệm, tháng mưa nhiều nhất là tháng 10/2003 (259 mm), các tháng 12/ 2003 tháng 1,2,3/2004 trời không mưa nhưng nhiều sương mù, tháng 4/2004 lượng mưa là 154 mm. Nhiệt độ biến động từ 23,6 0 C đến 28,8 0 C. Đất đai Đất xám bạc màu có thành phần cơ giới: cát 56%, thòt 8% sét 36%. Đất nghèo đạm (N ts = 0,07%) và các chất P,K,…thuộc đất cao không cần lên líp. Bố trí thí nghiệm Được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD), 7 nghiệm thức (NT), 3 lần lặp lại (LLL). NT 1: Đối chứng (để ra hoa tự nhiên) NT 2: Tưới vào gốc 6 lít dung dòch Paclobutrazol liều lượng 2 g a.i/m đường kính tán (ĐKT). NT 3: Phun lên lá KNO 3 3%. NT 4: Phun lên lá Thiourea (hay Thiourê) 0,25%. NT5: Tưới vào gốc 6 lít dung dòch Paclobutrazol liều lượng 2 g a.i/m đường kính tán phun lên lá KNO 3 3% sau 2 tháng . NT6: Tưới vào gốc 6 lít dung dòch Paclobutrazol liều lượng 2 g a.i/m đường kính tán phun lên lá Thiourea 0,25% sau 2 tháng. NT7: Phun lên lá Thiourea 0,25% KNO 3 3%. Tổng số cây tham gia thí nghiệm là : 7 (NT) x 3 (LLL) x 2 cây/NT = 42 cây. Vật liệu - Cây xoài thí nghiệm là giống xoài Cát Hòa Lộc, 6 năm tuổi, có hình chiếu đường kính tán là 4,2 m; được nhân giống bằng cách ghép mắt. - Thuốc paclobutrazol thương mại 10% a.i., thiourea 99,9% dạng bột của Thái Lan, KNO 3 dạng bột của Israel. Phương pháp tiến hành - Sau vụ thu hoạch tỉa bỏ những cành mọc xà, mọc bên trong tán, những cành sâu bệnh. Khi tỉa chừa cơi đọt tận cùng cần chừa những cơi đọt mập, không sâu bệnh. - Bón phân NPK (20-20-20) 1,5 kg phân clorur kali 0,5 kg cho mỗi gốc. Giai đoạn cây ra lá non cần phòng chống sâu đục ngọn, sâu ăn lá. - Đối với nghiệm thức có xử lý Paclobutrazol 2g a.i/m ĐKT. Khi cơi đọt non thứ 2 khoảng 10 - 15 cm (thời kỳ lá lụa) thì tưới thuốc Paclobutrazol. - Đối với nghiệm thức sử dụng Paclobutrazol 2g a.i/m ĐKT phối hợp với KN0 3 3% sau khi tưới Paclobutrazol được 2 tháng thì tiến hành phun KN0 3 3%. - Đối với nghiệm thức sử dụng Paclobutrazol 2g a.i/m ĐKT phối hợp với Thiourea 0,25% sau khi tưới Paclobutrazol được 2 tháng thì phun Thiourea. - Đối với nghiệm thức chỉ sử dụng KN0 3 3% phun ướt đẫm lên cơi đọt thứ 2 đã chuyển sang màu xanh đậm (lá già). - Đối với nghiệm thức chỉ sử dụng Thiourea 0,25% phun ướt đẫm lên cơi đọt thứ 2 đã chuyển sang màu xanh đậm (lá già). - Đối với nghiệm thức sử dụng Thiourea phối hợp với KN0 3 thì tiến hành phun khi cơi đọt thứ 2 đã chuyển sang màu xanh đậm (lá già). Liều lượng phun: 180g KN0 3 15g Thiourê cho mỗi cây. - Khi mầm hoa xuất hiện dài 2 - 3 cm tiến hành phun thuốc trừ nấm Antracol Butyl nhằm kiểm soát bệnh thán thư rầy bông xoài. - Khi xoài bắt đầu đậu quả non để giảm bớt sự rụng quả non tiến hành phun phân bón lá HPC- B97. Phun lúc quả có đường kính khoảng 2 cm NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KỸ THUẬT Đại học Nông Lâm Tp. HCM Tạp chí KHKT Nông Lâm nghiệp, số 1/2005 3 KẾT QỦA THẢO LUẬN Diễn tiến ra hoa Các nghiệm thức có xử lý hoá chất đều cảm ứng ra hoa. Diễn tiến ra hoa trong thí nghiệm được trình bày ở hình 1 2. Các nghiệm thức xử lý riêng lẻ Paclobutrazol liều lượng 2 g a.i/m ĐKT, hay có kết hợp với Thiourea 0,25% hoặc với KNO 3 3% bắt đầu cảm ứng ra hoa sau khi xử lý được 12 tuần số phát hoa ổn đònh ở tuần thứ 15 – 16 sau xử lý. - Nghiệm thức kết hợp giữa 2 hoá chất Thiourea nồng độ 0,25% KNO 3 3% bắt đầu ra hoa vào tuần thứ 5 sau xử lý. - Nghiệm thức chỉ xử lý chất Thiourea nồng độ 0,25% cũng cảm ứng ra hoa ở tuần thứ 5 ổn đònh ở tuần thứ 9 sau khi phun. Tương tự nghiệm thức xử lý bằng KNO 3 3% cũng xảy ra như vậy. - Sự ra hoa ở nghiệm thức đối chứng chỉ là sự ra hoa tự nhiên. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào cách chăm sóc ở vụ trước. Trong điều kiện thí nghiệm các cây ở nghiệm thức đối chứng ra hoa rất ít (5,8 phát hoa/cây). Như vậy việc sử dụng biện pháp xử lý ra hoa cho xoài Cát Hoà Lộc rất cần thiết đối với nhà vườn trong sản xuất vì xoài Cát Hoà lộc là giống xoài khó ra hoa đậu quả nhất là trong điều kiện mưa nhiều có sương mù trong thời gian hoa trổ. 0 20 40 60 80 100 120 140 T 12 (25/12/2003) T 13 (01/01/2004) T 14 (08/01/2004) T 15 (15/01/2004) T 16 (22/01/2004) Tuần sau xử lý Số phát hoa/cây Đối chứng PBZ 2g a.i/mĐKT PBZ 2g a.i/mĐKT vàKNO3 3% PBZ 2g a.i/mĐKT Thioure 0,25% Hình 1. Diễn tiến ra hoa xoài Cát Hoà Lộc các nghiệm thức có paclobutrazol 0 10 20 30 40 50 60 70 80 T 5 (02/01/2004) T 6 (09/01/2004) T 7 (16/01/2004) T 8 (23/01/2004) T 9 (30/01/2004) Tuần sau xử lý Số phát hoa Đối chứng KNO3 3% Thioure 0,25% KNO3 3% Thiourê 0,25% Hình 2. Diễn tiến ra hoa ở các nghiệm thức thiourea KNO 3 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KỸ THUẬT Tạp chí KHKT Nông Lâm nghiệp, số 1/2005 Đại học Nông Lâm Tp. HCM 4 Số phát hoa Qua phân tích thống kê cho thấy các nghiệm thức có sự phối hợp giữa các loại hóa chất với nhau chưa có sự khác biệt ở tuần thứ 12 sau khi xử lý (đợt 1) hoặc tuần thứ 5 sau khi xử lý (đợt 2). Sau đó, có sự khác biệt rất có ý nghóa ở mức p = 0,01 ở tuần thứ 15 sau xử lý so với các nghiệm thức chỉ sử dụng một chất nghiệm thức đối chứng (bảng 1). - Nghiệm thức xử lý Paclobutrazol 2 g a.i/m ĐKT kết hợp với Thiourea 0,25% có số phát hoa cao nhất. số phát hoa đạt được là 119 phát hoa/ cây Paclobutrazol 2 g a.i/mĐKT kết hợp với KNO 3 3% cho số phát hoa 71,9 phát hoa/cây. Có sự khác biệt rất có nghóa với các nghiệm thức khác trong thí nghiệm. - Nghiệm thức phun KNO 3 3% kết hợp với Thiourea 0,25% cho số phát hoa ở mức trung bình, số phát hoa đạt được là 67 phát hoa/cây. - Các nghiệm thức xử lý riêng lẻ như Paclobutrazol 2 g a.i/mĐKT, Thiourê 0,25%, KNO 3 3% không có sự khác biệt về số lượng phát hoa. Số phát hoa đạt được từ 46 đến 67 phát hoa/cây. Vậy xử lý bằng cách kết hợp 2 chất với nhau để làm cho xoài Cát Hoà Lộc ra hoa nhiều tập chung là yếu tố cần thiết cho nhà vườn để đáp ứng nhu cầu sản xuất hiện nay, đặc biệt là chất Paclobutrazol kết hợp với Thiourê đã cho kết quả rất tốt. Đặc điểm của phát hoa hoa Phát hoa xoài mọc ở đầu ngọn cành không mang lá, thẳng có những nhánh nhỏ phân chia với góc độ rộng độ dài khác nhau. Việc áp dụng xử lý hóa chất ra hoa không làm ảnh hưởng đến đặc điểm phát hoa của xoài. Điều này chứng tỏ rằng đây là đặc tính của giống. Các kết quả này phù hợp với kết quả đo được của (Nguyễn Văn Phong,2004), dài cuống chính, dài cuống bên, số nhánh cấp 1, màu sắc của phát hoa hoa của xoài Cát Hoà Lộc (bảng 2). Bảng 1. Số phát hoa trung bình/cây Tuần sau xử lý (paclobutrazol) Nghiệm thức 12 13 14 15 Đối chứng 0,0 b 1,7 c 3,8 d 5,8 c PBZ 2g a.i/m ĐKT 12,5 a 20,7 b 31,2 bc 62,2 b KNO 3 3% 12,3 a 20,8 b 27,0 c 45,7 bc Thiourea 0,25% 10,7 a 26,0 b 33,3 bc 66,2 b PBZ 2g a.i/m ĐKT KNO 3 3% 14,7 a 26,7 b 48,7 b 71,8 ab PBZ 2g a.i/mĐKT Thiourea 0,25% 12,0 a 38,8 a 80,3 a 119,0 a KNO 3 3% Thiourea 0,25% 11,0 a 23,3 b 37,7 bc 67,0 b CV (%) 23,65 15,12 17,67 18,00 LSD 6,16 8,51 16,50 16,44 Các giá trò theo sau không cùng một mẫu tự trong cùng một cột thì có sự khác biệt thống kê ở mức có rất có nghóa p = 0,01 dựa trên trắc nghiệm LSD. Bảng 2. Đặc điểm phát hoa hoa ở các nghiệm thức xử lý Nghiệm thức Dài cuống chính (cm) Dài cuống bên (cm) Số nhánh cấp I Màu sắc hoa Đối chứng 38,06( ns ) 12,50 54,3 Vàng PBZ 2g a.i/mĐKT 40,06 13,8 54,5 Vàng KNO 3 3% 39,96 13,7 54,5 Vàng Thiourea 0,25% 38,71 13,4 52.3 Vàng PBZ 2g a.i/mĐKT KNO 3 3% 40,42 13,86 54,7 Vàng PBZ 2g a.i/mĐKT Thiourea 0,25% 40,06 13,86 54,6 Vàng KNO 3 3% Thiourea 0,25% 39,91 13,76 54,7 Vàng NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KỸ THUẬT Đại học Nông Lâm Tp. HCM Tạp chí KHKT Nông Lâm nghiệp, số 1/2005 5 Số phát hoa đậu qủa số qủa non/phát hoa Sau quá trình thụ phấn, thụ tinh là quá trình đậu quả. Tuy nhiên, sự đậu quả phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Bảng 3 cho thấy số phát hoa đậu quả tỷ lệ thuận với số quả non/ phát hoa nghóa là nếu tỷ lệ phát hoa đậu quả cao sẽ cho số quả non/phát hoa nhiều. Tuy nhiên, trong điều kiện thí nghiệm do thời tiết bất lợi(mưa nhiều có sương mù) do đó số quả non/phát hoa không nhiều. - Nhóm các nghiệm thức phối hợp giữa Paclobutrazol 2g a.i/mĐKT Thioure â0.25%, Paclobutrazol2g a.i/mĐKT với KNO 3 3% cho kết quả cao nhất về số phát hoa đậu quả (44,6 đến 74,3 hoa) số quả non/phát hoa (5,66 quả đến 6,66 quả) có sự khác biệt rất có ý nghóa so với các nghiệm thức còn lại. Kế tiếp là Paclobutrazol, Thiourê, KNO 3 thấp nhất là nghiệm thức đối chứng chỉ đạt 1,67 phát hoa đậu quả, sau đó rụng dần cho 0 quả non/phát hoa. Bảng 4 trình bày kết quả năng suất. Năng suất thực tế có thể chia làm 4 nhóm: - Nghiệm thức Paclobutrazol 2 g a.i./m ĐKT kết hợp với Thiourea 0,25%: 50,9 kg/cây - Nghiệm thức: KNO 3 kết hợp với Thiourê và KNO 3 với Paclobutrazol cho năng suất bình quân từ 24,5 kg/cây đến 30,37 kg/cây. - Nghiệm thức chỉ sử dụng Paclobutrazol cho 24,5 kg/cây. - Nghiệm thức Thiourea KNO 3 biến thiên từ 12,0 đến 16,5 kg/cây Nghiệm thức phối hợp Paclobutrazol với thiourea sẽ giúp cây ra đồng loạt hơn khác biệt rất có ý nghóa so với các nghiệm thức khác ở mức p = 0,01. Chi tiết được trình bày ở bảng 4. Bảng 3. Số phát hoa đậu quả/cây số quả non/phát hoa Nghiệm thức Số phát hoa đậu quả Số quả non/ phát hoa Đối chứng 1,67 d 0 d PBZ 2g a.i/mĐKT 42,0 bc 5,33 ab KNO 3 3% 26,17 bc 4 bc Thiourea 0,25% 23,67 c 2 cd PBZ 2g a.i/mĐKT KNO 3 3% 44,67 b 5,66 ab PBZ 2g a.i/mĐKT Thiourea 0,25% 74,33 a 6,66 a KNO 3 3% Thiourea 0,25% 43,83 b 4,66 cd CV (%) 36,6 4,08 LSD 1,99 2,24 Các giá trò theo sau không cùng một mẫu tự trong cùng một cột thì có sự khác biệt thống kê ở mức có ý nghóa p = 0,01 dựa trên trắc nghiệm LSD . Bảng 4. Năng suất thực thu Đơn vò:( kg/cây) Lần lặp lại Nghiệm thức 1 2 3 Trung bình Đối chứng 0 0 0 0 e PBZ 2g a.i/mĐKT 28,3 23,8 21,4 24,50 bc KNO 3 3% 17 18 14 16,33 cd Thiourea 0,25% 21,6 6,8 9,1 12,50 d PBZ 2g a.i/mĐKT KNO 3 3% 34,9 29,8 26,4 30,37 b PBZ 2g a.i/mĐKT Thiourea 0,25% 65 45,1 42,7 50,93 a KNO 3 3% Thiourea 0,25% 29,5 19,4 23,6 24,17 bc CV (%) 19,88 LSD (0,01) 11,25 Các giá trò theo sau không cùng một mẫu tự trong cùng một cột thì có sự khác biệt thống kê ở mức có ý nghóa p = 0,01 dựa trên trắc nghiệm LSD. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KỸ THUẬT Tạp chí KHKT Nông Lâm nghiệp, số 1/2005 Đại học Nông Lâm Tp. HCM 6 Kết quả này phù hợp với kết quả của Trần Văn Hâu khi sử dụng hóa chất Paclobutrazol (1-2g a.i./ m ĐKT Thiourea ở mức 0,3-0,5% để kích thích xoài ra hoa. Kết quả cho thấy, trên xoài Cát Hòa Lộc hóa chất Thiourea nồng độ 0,25% kích thích cho xoài ra hoa tốt hơn Nitrat Kali. Tuy nhiên, việc áp dụng ở nồng độ cao có thể làm cháy láù. Tưới gốc bằng Paclobutrazol sẽ làm tăng số phát hoa/cây dẫn đến làm tăng năng suất so với Nitrat kali. Phun nitrat kali hoặc Thiourea để phá miên trạng của mầm ở giai đoạn khoảng 2 tháng sau khi tưới Paclobutrazol là cần thiết. Thiourea tỏ ra hiệu qủa hơn nitrat kali, cho nhiều chùm hoa dẫn đến năng suất cao hơn. Do ảnh hưởng của mưa kéo dài nên bệnh thán thư phát triển mạnh làm thui bông, rụng quả non nhiều nên năng suất bò giảm nhiều. Đặc điểm của quả Việc áp dụng các hóa chất để xử lý xoài ra hoa không làm ảnh hưởng đến đặc tính bên trong, bên ngoài của quả. Xoài Cát Hòa Lộc vẫn giữ được đặc điểm: quả to, trọng lượng trung bình từ 450 g đến hơn 550 g, cơm dày, hạt nhỏ, ngọt. KẾT LUẬN Qua thí nghiệm nhận thấy nghiệm thức xử lý paclobutrazol ở liều lượng 2g a.i./m ĐKT sau đó khoảng 2 tháng phun thiourea nồng độ 0,25% đã làm xoài cát Hòa Lộc cảm ứng ra hoa tốt, cây cho nhiều phát hoa dẫn đến năng suất cao nhất so với các nghiệm thức khác trong thí nghiệm. Đề nghò tiếp tục thí nghiệm trên diện rộng với nhiều phối hợp khác nhau cần tìm thời điểm xử lý thích hợp cho các vùng sinh thái khác nhau để đạt được hiệu qủa nhất. TÀI LIỆU THAM KHẢO DƯƠNG MINH, VÕ THANH HOÀNG LÊ THANH PHONG, 2001. Cây xoài. NXB Nông Nghiệp TP HCM. LÂM THỊ MINH TÚ, 1998. Theo dõi đặc điểm sinh học tìm hiểu ảnh hưởng của F94 đến cảm ứng ra hoa trên một số giống xoài. Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Nông Nghiệp. Trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh. NGUYỄN VĂN KẾ, 1997. Studies on the improvement of tropical fruits in South Vietnam. Thesis, Meiji University, Tokyo, Japan. Tóm tắt trong Bulletin of the Faculty of Agriculture, Meiji University. Số 120 tháng 10/1999. Kanagawa, Japan, ISSN 0465 – 6083 từ trang 39 tới trang 45. NGUYỄN VĂN KẾ, 2003. nh hưởng của Nitrat Kali đến cảm ứng ra hoa của một số giống xoài Thái trồng tại trại Đồng Tiến. Tạp chí KHKTNLN 3/2003, tr 21-25. NXB Nông nghiệp. NGUYỄN VĂN PHONG, 2004.Nghiên cứu sự sinh trưởng, phát triển một số biện pháp cắt tỉa, kích thích ra hoa, tăng đậu quả cho một số giống xoài Thái Lan trồng tại trại Đồng Tiến I, quận 12, Tp. Hồ Chí Minh. Luận văn Thạc só Nông Nghiệp. Trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh. TRẦN VĂN HÂU, 2005. Xác đònh một số yếu tố ảnh hưởng lên sự ra hoa xoài cát Hòa Lộc. Luận án tiến só, ĐH Cần Thơ. VÕ THẾ TRUYỀN, 2004. “Một số cải thiện trong kỹ thuật canh tác cây ăn qủa”, trong tài liệu Hội thảo Hiệu qủa 10 năm hợp tác Pháp Việt trong cải thiện sản xuất cây ăn qủa ở Việt Nam. Viện Nghiên cứu Cây n qủa miền Nam. Tiền Giang. Bảng 5. Đặc điểm của quả Kích thước Nghiệm thức Chiều dài Chiều rộng Chiều dầy Trọng lượng (g) Tỷ lệ phần ăn được (%) Độ Brix (%) Đối chứng 13,9 8,4 7,5 480 79,3 18,4 PBZ 2g a.i/mĐKT 14,8 8,6 7,6 550 79,9 18,9 KNO 3 3% 14,5 8,4 7,5 500 79,4 18,1 Thiourea 0,25% 14,6 8,6 7,3 510 78,2 18,1 PBZ 2g a.i/mĐKT KNO 3 3% 14,5 8,6 7,5 520 79,3 18,3 PBZ 2g a.i/mĐKT Thiourea 0,25% 14,4 8,5 7,5 510 78,7 18,9 KNO 3 3% Thiourea 0,25% 14,5 8,6 7,6 540 79,4 18,9 . L. ) TRỒNG TẠI HUYỆN PHÚ GIÁO TỈNH BÌNH DƯƠNG BẰNG KNO 3 , THIOUREA VÀ PACLOBUTRAZOL FLORAL INDUCTION FOR CAT HOA LOC MANGO (Mangifera indica L. ) GROWN IN. nhiên (RCBD), 7 nghiệm thức (NT), 3 l n l p l i (LLL). NT 1: Đối chứng (để ra hoa tự nhiên) NT 2: Tưới vào gốc 6 l t dung dòch Paclobutrazol liều l ợng 2

Ngày đăng: 08/03/2014, 19:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w