LỜI NÓI ĐẦU Sau gần hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế, cho đến nay nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong đó không thể không kể đến những thay đ
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Sau gần hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế, cho đếnnay nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong đókhông thể không kể đến những thay đổi tích cực từ việc đổi mới, nâng caohoạt động của các doanh nghiệp Bên cạnh những hoạt động cho thuê, muabán, sát nhập doanh nghiệp thì cổ phần hóa là hoạt động diễn ra nhiều nhất vàthu hút được sự quan tâm đông đảo của nhiều đối tượng.
Trong qua trình diễn ra các hoạt động nói trên, có thể thấy nổi lên mộtvấn đề chung nhất có tầm quan trọng đặc biệt đó là xác định giá trị doanhnghiệp, bởi lẽ bất kỳ quyết định nào liên quan đến các hoạt động nói trêncũng sẽ phải dựa trên cơ sở của giá trị doanh nghiệp Giá trị doanh nghiệp làmột trong những căn cứ quan trọng nhất để các bên hữu quan và Chính phủxem xét, đưa ra các quyết định cuối cùng liên quan đến sự phát triển trongtương lai của doanh nghiệp, của từng ngành, từng lĩnh vực và của cả nền kinhtế.
Công tác định giá ở nước ta mặc dù đã diễn ra từ rất lâu (đầu nhữngnăm 90) nhưng gần đây mới thu hút được sự quan tâm của mọi người, nhất làtrong thời điểm đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước.Mặc dù chúng ta có rất nhiều cố gắng trong việc hoàn thiện công tác định giáthông qua hàng loạt những thay đổi từ phía Nhà nước nhưng thực tế cho thấycông tác này vẫn đang còn gặp rất nhiều khó khăn Cơ chế tổ chức định giáchưa chặt chẽ, giá trị của doanh nghiệp được xác định chưa mang tính kháchquan, thiếu chính xác và tốn thời gian, chi phí Do vậy mà công tác định giátrong thời gian qua được đánh giá là chưa hiệu quả.
Định giá doanh nghiệp có một tầm quan trọng rất lớn đối với toàn bộ
Trang 2làm sao nâng cao được hiệu quả của công tác này sẽ giúp thúc đẩy nhanh hơnnữa quá trình đổi mới và cơ cấu lại nền kinh tế, góp phần nâng cao khả năngcạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam khi là một thành viên của tổ chứcThương mại thế giới WTO.
Ngay từ khi mới tham gia vào hoạt động định giá, công ty Cổ phầnKiểm toán và Định giá Việt Nam, nay là công ty Trách nhiệm hữu hạn Kiểmtoán và Định giá Việt Nam đã luôn chú trọng đến việc mở rộng và hoàn thiệnchất lượng công tác định giá của mình nhằm bắt nhịp và đáp ứng tốt nhất nhucầu định giá trong bối cảnh hội nhập Do đó, công ty đã trở thành một trongnhững tổ chức định giá hàng đầu và có uy tín nhất tại Việt Nam hiện nay Vìvậy, sau khi thực tập tại đây, với mục đích tìm hiểu thực tế về hoạt động địnhgiá doanh nghiệp tại công ty và những tồn tại của nó nhằm tìm ra giải phápkhắc phục, thúc đẩy hơn nữa hoạt động này, tôi đã chọn để tài “Hoàn thiệnhoạt động định giá doanh nghiệp tại Công ty Trách nhiẹm hữu hạn Kiểm toánvà Định giá Việt Nam – VAE” để làm đề tài cho báo cáo thực tập tốt nghiệpcủa mình.
Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở tìm hiểu về thực trạng hoạt động định giá tại VAE , trướchết tôi muốn đi sâu nghiên cứu những lý luận chung nhất về định giá, tiếp đếnlà phân tích thực trạng công tác định giá hiện nay và thứ ba là trong giới hạnhiểu biết của mình tôi đưa ra những ý kiến đóng góp nhằm nâng cao chấtlượng hoạt động định giá tại công ty Kiểm toán và Định giá Việt Nam.
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là hoạt động định giá tại công ty Kiểmtoán và Định giá Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu là những doanh nghiệp được định giá bởi công tyKiểm toán và Định giá Việt Nam trong những năm từ 2005 trở lại đây.
Trang 3Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp tổng hợp như:tập hợp, nghiên cứu tài liệu sau đó chọn lọc, phân tích, đánh giá thông tin dữliệu trên cơ sở các số liệu thống kê thu thập được từ Công ty Kiểm toán vàĐịnh giá Việt Nam.
Bố cục của đề tài:
Đề tài này gồm 3 chương:
Chương I: Lý luận chung về doanh nghiệp và định giá doanh nghiệp.
Chương II: Thực trạng hoạt động định giá doanh nghiệp tại công ty TNHHKiểm tóan và Định giá Việt Nam.
Chương III: Giải pháp hoàn thiện hoạt động định giá doanh nghiệp tại công tyKiểm toán và Định giá Việt Nam.
Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của PGS.TS Lê Đức Lữcùng toàn thể các anh, chị nhân viên phòng Nghiệp vụ I, công ty Kiểm toánvà Định giá Việt Nam đã tạo điều kiện tốt nhất cho em hoàn thành báo cáothực tập của mình
Trang 4CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP VÀ ĐỊNHGIÁ DOANH NGHIỆP
1.1 Doanh nghiệp và các đặc điểm của doanh nghiệp1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp
Doanh nghiệp là một thuật ngữ trong kinh doanh dùng để chỉ các tổchức kinh tế, cá nhân nhằm phân biệt nó với các hình thức kinh doanh có quymô quá nhỏ.
Một tổ chức kinh tế chỉ được coi là doanh nghiệp nếu nó được sự thừanhận về mặt pháp lý trên một số tiêu chuẩn nào đó.
Các tiêu chuẩn ở đây có thể là mức vốn tối thiểu (vốn pháp định), mụctiêu hoạt động, ngành nghề, địa điểm, quyền lợi, chủ sở hữu, nhiệm vụ Vậy:
Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao
dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằmmục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh (theo luật doanh nghiệp 2005).
1.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp
Doanh nghiệp là một thực thể kinh tế và cần được coi là một loại hànghóa Việc xác định giá trị doanh nghiệp là một nhu cầu tất yếu và đã thu hútđược sự quan tâm của rất nhiều đối tượng khác nhau Giá trị doanh nghiệpcần được xác định một cách hợp lý để đảm bảo được quyền lợi của các bêntham gia trong các hoạt động có liên quan đến doanh nghiệp Trước khi xemxét đến giá trị doanh nghiệp, chúng ta cũng cần làm rõ những đặc điểm củadoanh nghiệp như sau:
a) Doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế
Sự tồn tại của doanh nghiệp luôn được đặt trong mối quan hệ chungvới các phần tử khác của nền kinh tế Sự tồn tại đó không chỉ được quyết định
Trang 5bởi các mối quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp mà còn bởi các mối quan hệvới các yếu tố bên ngoài như: khách hàng, nhà cung cấp, tổ chức tài chính,pháp luật…Sự hoạt động của doanh nghiệp thực chất là sự thích ứng của nóvới môi trường hoạt động Do vậy khi nhìn nhận doanh nghiệp cần thấy đượcvị trí của nó trong nền kinh tế và quan trọng hơn là phải đánh giá được nó vềmặt tổ chức cũng như sự thích ứng của nó với môi trường.
b) Doanh nghiệp là một tổ chức, một thực thể hoặt động chứ không phải làcác tài sản rời rạc được tập hợp vào với nhau
Doanh nghiệp không phải là một kho hàng, doanh nghiệp không đơngiản là tập hợp của những tài sản vô tri vô giác, giá trị sử dụng của chúng bịgiảm dần theo thời gian Khi hoạt động, các tài sản trong doanh nghiệp gắnkết lại với nhau để tạo ra giá trị và giá trị thặng dư cho doanh nghiệp Chỉ khidoanh nghiệp bị giải thể hay phá sản, những tài sản ấy mới được coi là nhữngtài sản đơn lẻ, rời rạc, người ta có thể đem bán nó như một loại hàng hóathông thường với mức giá thấp hơn rất nhiều giá trị thực của nó Do vậy, giátrị doanh nghiệp là một khái niệm chỉ được dùng cho những doanh nghiệpđang hoạt động và sẵn sàng hoạt động.
c) Doanh nghiệp là một loại hàng hóa đặc biệt
Doanh nghiệp là một tổ chức được thành lập ra để thực hiện hoạt độngsản xuất kinh doanh chứ không phải là đối tượng để bán, tuy vậy giống nhưcác hàng hoá thông thường khác, doanh nghiệp cũng là đối tượng của cácgiao dịch: mua bán, hợp nhất, chia nhỏ,… Quá trình hình thành giá cả và giátrị đối với loại hàng hoá này cũng không nằm ngoài sự chi phối của các quyluật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh… Nhưng doanh nghiệp làmột loại hàng hóa đặc biệt, bởi nó là một hệ thống phức tạp của nhiều yếu tốcầu thành, ngoài việc được tạo nên bởi các tài sản hữu hình còn có các tài sản
Trang 6vô hình như: lợi thế thương mại, thương hiệu…Hơn nữa, bản thân các yếu tốtạo nên giá trị của doanh nghiệp luôn có sự thay đổi, luôn só sự tăng lên haygiảm đi, có sự ra đời hay biến mất, chính vì vậy giá trị của một doanh nghiệpcũng thay đổi theo thời gian và giá trị doanh nghiệp là một khái niệm động.
d) Việc thành lập hay mua bán lại doanh nghiệp thực chất là nhằm tìm kiếmthu nhập từ quyền sở hữu đối với doanh nghiệp đó
Con người muốn sở hữu doanh nghiệp là vì lợi nhuận Việc sở hữu cáctài sản cố định tài sản lưu động hay sở hữu một bộ máy kinh doanh, chỉ làcách thức, là phương tiện để đạt mục tiêu lợi nhuận mà thôi Tiêu chuẩn đểnhà đầu tư đánh giá hiệu quả hoạt động, quyết định bỏ vốn và đánh giá giá trịdoanh nghiệp là các khoản thu nhập mà doanh nghiệp có thể mang lại cho nhàđầu tư trong tương lai.
1.2 Định giá doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm về định giá doanh nghiệp
Giá trị (value) là một khái niệm kinh tế có liên quan đến giá cả, chủ
yếu do người mua và người bán xác định Giá trị là mức giá dự tính sẽ phảitrả đối với hàng hoá hoặc dịch vụ tại một thời điểm nhất định.
Giá trị của doanh nghiệp là sự biểu hiện bằng tiền của các khỏan thu
nhập mà doanh nghiệp mang lại cho các nhà đẩu tư trong suốt quá trình hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Để xác định được giá trị doanh nghiệp, có thể tiếp cận theo hai cách:- Tiếp cận trực tiếp: Trực tiếp đánh giá các tài sản của doanh nghiệp, bao
gồm cả tài sản hữu hình, tài sản vô hình và định lượng giá trị các yếu tốvề tổ chức, danh tiếng, thị phần của doanh nghiệp.
- Tiếp cận gián tiếp: Đánh giá doanh nghiệp thông qua việc lượng hóacác khoản thu nhập kỳ vọng mà doanh nghiệp có thể mang lại cho nhà
Trang 7đầu tư trong suốt thời gian hoạt động còn lại của doanh nghiệp.
Với hai cách tiếp cận như vậy, trên thế giới hiện nay có nhiều phươngpháp xác định giá trị doanh nghiệp khác nhau (sẽ được đề cập cụ thể ở phầnsau) Tuy nhiên kết quả xác định giá trị doanh nghiệp thường có sự chênhlệch lớn thậm chí ngay cả khi sử dụng cùng một phương pháp vì kết quả đóphụ thuộc rất lớn vào độ chính xác của các tham số tính toán Do vậy mỗiphương pháp đưa ra đều có những thích ứng đối với từng hoàn cảnh cụ thểcủa mỗi doanh nghiệp và tẩm nhìn của nhà đầu tư Không thể có một phươngpháp chung phù hợp cho mọi doanh nghiệp nên việc lựa chọn phương phápnào đó để áp dụng thống nhất cho mọi doanh nghiệp là điều khó thực hiện vàsẽ nảy sinh nhiều mâu thuẫn Định giá là một môn khoa học có tính nghệthuật ước lượng cao chứ không hẳn là một khoa học chính xác Kết quả xácđịnh giá trị doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào ý chí chủ quan của nhà thẩmđịnh, điều quan trọng là quá trình định giá phải thực hiện một cách thống nhấtvà kết quả định giá sẽ được sử dụng một cách hữu ích nhất.
1.2.2 Các căn cứ để xác định giá trị doanh nghiệp
Xác định giá trị doanh nghiệp là sự ước tính với độ tin cậy cao nhất cáckhoản thu nhập mà doanh nghiệp có thể tạo ra trong quá trình sản xuất kinhdoanh, làm cơ sở cho các hoạt động giao dịch thông thường của thị trường.
a) Giá trị thị trường
Giá trị thị trường của một tài sản là mức giá ước tính sẽ được mua bántrên thị trường vào thời điểm thẩm định giá, giữa một bên là người mua sẵnsàng mua và một bên là người bán sẵn sàng bán, trong một giao dịch mua bánkhách quan và độc lập, trong điều kiện thương mại bình thường:
+ “Giá trị thị trường của một tài sản là mức giá ước tính sẽ được muabán trên thị trường ” là số tiền ước tính để tài sản có thể được mua, bán trên
Trang 8thị trường trong điều kiện thương mại bình thường mà sự mua bán đó thoảmãn những điều kiện của thị trường tại thời điểm thẩm định giá
+ “vào thời điểm thẩm định giá ” là ngày, tháng, năm cụ thể khi tiếnhành thẩm định giá, được gắn với những yếu tố về cung, cầu, thị hiếu và sứcmua trên thị trường khi thực hiện thẩm định giá trị tài sản
+ “giữa một bên là người mua sẵn sàng mua ” là người đang có khảnăng thanh toán và có nhu cầu mua tài sản được xác định giá trị thị trường
+ “và một bên là người bán sẵn sàng bán ” là người bán đang cóquyền sở hữu tài sản (trừ đất), có quyền sử dụng đất có nhu cầu muốn bán tàisản với mức giá tốt nhất có thể được trên thị trường
+ “Điều kiện thương mại bình thường” là việc mua bán được tiến hànhkhi các yếu tố cung, cầu, giá cả, sức mua không xảy ra những đột biến do chịutác động của thiên tai, địch họa; nền kinh tế không bị suy thoái hoặc phát triểnquá nóng…; thông tin về cung, cầu, giá cả tài sản được thể hiện công khaitrên thị trường
Giá trị thị trường thể hiện mức giá hình thành trên thị trường công khaivà cạnh tranh Thị trường này có thể là thị trường trong nước hoặc thị trườngquốc tế, có thể bao gồm nhiều người mua, người bán hoặc bao gồm một sốlượng hạn chế người mua, người bán.
Giá trị thị trường thể hiện mức giá ước tính mà trên cơ sở đó, bên bánvà bên mua thoả thuận tại một thời điểm sau khi cả hai bên đã khảo sát, cânnhắc đầy đủ các cơ hội và lựa chọn tốt nhất cho mình từ các thông tin trên thịtrường trước khi đưa ra quyết định mua hoặc quyết định bán một cách hoàntoàn tự nguyện, không nhiệt tình mua hoặc nhiệt tình bán quá mức
b) Giá trị phi thị trường
Trang 9Giá trị phi thị trường là số tiền ước tính của một tài sản dựa trên việcđánh giá yếu tố chủ quan của giá trị nhiều hơn là dựa vào khả năng có thểmua bán tài sản trên thị trường.
Cơ sở của việc đưa ra khái niệm giá trị phi thị trường cũng xuất pháttrực tiếp từ khái niệm giá trị tài sản: là biểu hiện bằng tiền về những lợi íchmà tài sản mang lại cho chủ thể nào đó tại một thời điểm nhất định.
Sau đây một số khái niệm giá trị phi thị trường thường dùng:
- Giá trị còn lại (salvage value): là giá trị của tài sản (bao gồm cả đất
đai) không còn được tiếp tục sửa chữa hay sử dụng nữa Giá trị này có thể coinhư giá trị ròng của chi phí dỡ bỏ Trong mọi trường hợp, khi định giá tài sảncần xác định rõ những bộ phận dỡ bỏ và những bộ phận còn lại của tài sản.
- Giá trị tài sản bắt buộc phải bán (forcedsale value): là tổng số tiền
hợp lý có thể thu về từ bán tài sản trong phạm vị thời gian quá ngắn so vớithời gian trung bình cần có để giao dịch mua bán theo giá trị thị trường Tạimột số nước, giá trị tài sản bắt buộc phải bán có thể liên quan đến tình huốngngười bán tài sản chưa sẵn sàng bán và người mua tài sản biết rõ việc chưasẵn sàng bán đó.
- Giá trị đặc biệt (special value): là khái niệm có liên quan đến những
yếu tố đặc biệt có thể làm tăng giá trị tài sản lên vượt quá giá trị thị trường.Giá trị đặc biệt có thể nảy sinh khi một tài sản này có thể gắn liền với một tàisản khác về mặt kỹ thuật hoặc kinh tế mà sự liên kết đó chỉ thu hút mối quantâm đặc biệt của một số ít khách hàng mà không thu hút sự quan tâm củanhiều người Các yếu tố của giá trị đặc biệt có thể nảy sinh khi xem xét yếu tốcủa giá trị tài sản đang quan tâm hoặc giá trị đầu tư Thẩm định viên phảiphân biệt rõ ràng những thông số và nguyên nhân để vận dụng các khái niệmgiá trị thị trường nói trên thay vì sử dụng khái niệm giá trị thị trường.
Trang 10- Giá trị có thể bảo hiểm (insurable value): là giá trị của tài sản quy
định trong hợp đồng bảo hiểm.
- Giá trị có thể tính thuế (taxable value): là giá trị trong phạm vi luật
pháp liên quan đến việc thuê mướn hoặc thu thuế tài sản Mặc dù một số vănbản pháp quy trích
- Giá trị đầu tư (investment value): là giá trị của một tài sản đối với một
số nhà đầu tư áp dụng cho một dự án đầu tư nhất định Khái niệm này liên quanđến những tài sản riêng biệt với những nhà đầu tư riêng biệt Không nên nhầm lẫngiữa giá trị đầu tư và giá trị thị trường Giá trị đầu tư của một tài sản có thể caohơn hoặc thấp hơn giá trị thị trường của tài sản đó Tuy nhiên giá trị thị trường cóthể phản ánh một số đánh giá cá nhân về giá trị đầu tư Giá trị đầu tư có liên quanđến giá trị đặc biệt
- Giá trị đang sử dụng (Value in use): là giá trị các tài sản khi nói đang
được một người cụ thể sử dụng cho một mục đích nhất định Vì vậy, tài sảnđó không liên quan đến thị trường Loại giá trị này đóng góp vào một doanhnghiệp với tư cách là một bộ phận của tài sản doanh nghiệp, không tính đếngiá trị sử dụng tối ưu và tốt nhất của tài sản cũng như số tiền mà tài sản đómang lại khi nó được mang ra bán Xét trên giác độ kế toán, giá trị đang sửdụng là giá trị hiện tại của luồng tiền mặt ước tính có thể mang lại trongtương lai kể từ khi bắt đầu sử dụng tài sản đến khi thanh lý tài sản.
Giá trị doanh nghiệp đang hoạt động (going concern): là giá trị toàn bộ
của một doanh nghiệp Khái niệm này liên quan đến định giá tài sản mộtdoanh nghiệp đang hoạt động mà mỗi bộ phận tài sản cấu thành nên doanhnghiệp đó không thể tách rời và cũng không thể thẩm định trên cơ sở giá trịthị trường.
1.2.3 Các nhân tố tác động tới giá trị doanh nghiệp
Trang 11a) Môi trường kinh doanh tổng quát:
- Môi trường kinh tế: Bối cảnh kinh tế được nhìn nhận thông qua hàng
loạt các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như: tốc độ tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá cả, tỷgiá ngoại tệ, tỷ suất đầu tư,…Mặc dù môi trường kinh tế mang tính chất nhưyếu tố khách quan nhưng ảnh hưởng của chúng tới giá trị doanh nghiệp lại làsự tác động trực tiếp, mỗi sự thay đổi nhỏ của yếu tố này bao giờ cũng ảnhhưởng tới sự đánh giá về doanh nghiệp Ví dụ: Chỉ số giá chứng khoán phảnánh đúng quan hệ cung cầu, đồng tiền ổn định, tỷ giá và lãi xuất có tính kíchthích đầu tư sẽ trở thành cơ hội tốt cho doanh nghiệp mở rộng quy mô sảnxuất Ngược lại, sự suy thoái kinh tế, lạm phát phi mã là biểu hiện môi trườngtồn tại của doanh nghiệp đang bị lung lay tận gốc.
- Môi trường chính trị: Sản xuất kinh doanh chỉ có thể tồn tại và phát
triển trong môi trường có sự ổn định về chính trị nhất định Chiến tranh sắctộc, tôn giáo, sự lộng hành của Mafia và những yếu tố trật tự an toàn xã hộikhác bao giờ cũng tác động xấu đến mọi mặt đời sống xã hội chứ không riênggì với sản xuất kinh doanh.
Các yếu tố của môi trường chính trị có sự gắn bó chặt chẽ như:
+ Tính đầy đủ, đồng bộ, rõ ràng và chi tiết của hệ thống pháp luật.+ Quan điểm của nhà nước đối với sản xuất kinh doanh được thể hiệnthông qua các văn bản pháp quy như: luật cạnh tranh, sở hữu trí tuệ,…
- Môi trường văn hoá xã hội: Môi trường văn hoá được đặc trưng bởi
những quan niệm, những hệ tư tưởng của cộng đồng về lối sống, đạo đức Thểhiện trong quan niệm về “chân, thiện, mỹ” quan niệm về nhân cách, văn minhxã hội, thể hiện trong tập quán sinh hoạt và tiêu dùng.
Môi trường xã hội thể hiện ở số lượng và cơ cấu dân cư, giới tính, độ tuổi,mật độ, …
Trang 12- Môi trường khoa học công nghệ: Sự tác động của kỹ thuật - công
nghệ đang làm thay đổi một cách căn bản các điều kiện về quy trình côngnghệ và phương thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp.Sản phẩm sản xuất ra ngày càng đa dạng, phong phú, hàm lượng tri thức cókhuynh hướng chiếm ưu thế tuyệt đối trong giá bán sản phẩm.
Sự nhảy vọt của nền văn minh nhân loại không chỉ là cơ hội mà còn làthách thức đối với sự tồn tại của mỗi doanh nghiệp Vì vậy, khi đánh giá vềdoanh nghiệp phải chỉ ra được mức độ tác động của môi trường này đến sảnxuất kinh doanh và khả năng thích ứng của doanh nghiệp trước những bướcphát triển mới của khoa học- công nghệ.
b) Môi trường đặc thù
- Quan hệ doanh nghiệp với khách hàng: Thị trường đối với doanh
nghiệp thể hiện bằng yếu tố khách hàng, thông thường khách hàng sẽ chi phốihoạt động của doanh nghiệp Nhưng cũng có trường hợp khách hàng lại bị lệthuộc vào khả năng cung cấp của doanh nghiệp Do vậy muốn đánh giá đúngkhả năng phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cần phảixác định tính chất, mức độ bền vững và uy tín của doanh nghiệp trong quanhệ với khách hàng và đặc biệt là thị phần hiện tại, thị phần tương lai, doanh sốbán ra và tốc độ tiến triển của các chỉ tiêu đó qua các chu kỳ kinh doanh.
- Quan hệ doanh nghiệp với nhà cung cấp: Doanh nghiệp thường phải
trông đợi sự cung cấp từ phía bên ngoài các loại hàng hoá, nguyên vật liệu,các dịch vụ điện, nước,… Tính ổn định đảm bảo cho sản xuất và tiêu thụ đượcthực hiện theo đúng chỉ tiêu đã đề ra.
Để đánh giá khả năng đáp ứng các yếu tố đầu vào đảm bảo cho sản xuất kinhdoanh có thể ổn định phải xem xét đến: Sự phong phú của các nguồn cungcấp, số lượng, chủng loại các nguyên liệu có thể thay thế được cho nhau, khảnăng đáp ứng lâu dài, tính kịp thời, chất lượng và giá cả.
Trang 13- Các hãng cạnh tranh: Sự quyết liệt trong môi trường cạnh tranh được
coi là mối nguy cơ trực tiếp đến sự tồn tại của doanh nghiệp Do đó, đánh giánăng lực cạnh tranh, ngoài việc xem xét 3 tiêu chuẩn: Giá cả, chất lượng sảnphẩm và dịch vụ hậu thương mại còn phải xác định được số lượng doanhnghiệp tham gia cạnh tranh, năng lực thự sự và thế mạnh của họ là gì.
- Các cơ quan Nhà nước: Sự hoạt động của doanh nghiệp luôn phải
được đặt dưới sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan Nhà nước như: cơ quanthuế, cơ quan thanh tra, các tổ chức công đoàn…Các tổ chức này có bổn phậnkiểm tra, giám sát, đảm bảo cho sự hoạt động của doanh nghiệp không vượt rakhỏi những quy ước xã hội thể hiện trong luật thuế, luật môi trường,…
Doanh nghiệp có quan hệ tốt đẹp với các tổ chức đó thường là nhữngdoanh nghiệp thực hiện tốt nghĩa vụ của mình đối với xã hội, như nộp thuếđầy đủ, đúng hạn, chấp hành tốt luật lao động,… Đó cũng là biểu hiện củanhững doanh nghiệp có tiềm lực tài chính vững mạnh Vì vậy, xác định sự tácđộng của yếu tố môi trường đặc thù đến sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp còn cần phải xem xét chất lượng và thực trạng của doanh nghiệp vớicác tổ chức đó.
Các yếu tố thuộc về nội tại doanh nghiệp
- Hiện trạng về tài sản trong doanh nghiệp: Khi xác định giá trị doanh
nghiệp, bao giờ người ta cũng quan tâm ngay đến hiện trạng tài sản của doanhnghiệp, vì 2 lý do chủ yếu:
Thứ nhất: Tài sản của một doanh nghiệp là biểu hiện của yếu tố vậtchất cần thiết, tối thiểu đối với quá trình sản xuất kinh doanh Số lượng, chấtlượng, trình độ kỹ thuật và tính đồng bộ của các loạ tài sản là yếu tố quyếtđịnh đến số lượng và chất lượng sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra.
Thứ hai: Giá trị các tài sản của doanh nghiệp được coi là một căn cứ và
Trang 14báo các khoản thu nhập tiềm năng thì người sở hữu có thể bán chúng bất cứlúc nào để nhận về một khoản thu nhập từ những tài sản đó
Chính vì vậy, người ta thường đánh giá cao các phương pháp có liênquan trực tiếp đến việc xác định giá trị tài sản doanh nghiệp
- Vị trí kinh doanh: Được đặc trưng bởi các yếu tố như: địa điểm, diện
tích của doanh nghiệp và các chi nhánh thuộc doanh nghiệp, yếu tố địa hình,thời tiết….
Vị trí kinh doanh có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất kinh doanh Vídụ: Những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, đượcđặt gần đô thị, các nơi đông dân cư, các trung tâm buôn bán lớn và các đầumối giao thông quan trọng có thể đem lại rất nhiều lợi thế cho doanh nghiệpnhư: Chi phí vận chuyển, bảo quản, chi phí lưu kho, … Đồng thời doanhnghiệp có những thuận lợi lớn để tiếp cận và nắm bắt nhanh chóng nhu cầu,thị hiếu của thị trường, thực hiện tốt các dịch vụ hậu thương mại… Tuy nhiên,với vị trí đó cũng có thể kéo theo sự gia tăng một số khoản chi phí như thuêvăn phòng giao dịch thuê lao động…
Vì vậy vị trí kinh doanh cần được coi là một trong các yếu tố quantrọng hàng đầu khi đưa ra phân tích, đánh giá giá trị doanh nghiệp.
- Uy tín kinh doanh: Uy tín kinh doanh là sự đánh giá của khách hàng
về sản phẩm của doanh nghiệp, nhưng nó lại được hình thành bởi nhiều yếu tốkhác nhau từ bên trong doanh nghiệp, như: Do chất lượng sản phẩm cao, dotrình độ quản lý kinh doanh giỏi, …
Khi sản phẩm của doanh nghiệp đã được đánh giá cao trong con mắtcủa khách hàng, thì uy tín trở thành một tài sản thực, chúng có giá và người tagọi đó là giá trị của nhãn mác Trong nền kinh tế thị trường, người ta có thểmua bán quyền dán nhãn mác sản phẩm, quyền dán nhãn mác nhiều khi được
Trang 15đánh giá rất cao Vì vậy, uy tín của doanh nghiệp được đông đảo các nhà kinhtế thừa nhận là một yếu tố quan trọng góp phần làm nên giá trị doanh nghiệp.
- Trình độ kỹ thuật và tay nghề người lao động: Đây là một yếu tố có ý
nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn có thểlàm giảm chi phí sản xuất kinh doanh do việc sử dụng hợp lý nguyên liệu…trong quá trình sản xuất, giảm được chi phí đào tạo, bồi dưỡng, góp phầnnâng cao thu nhập cho doanh nghiệp.
Đánh giá về trình độ kỹ thuật và tay nghề người lao động không chỉxem ở bằng cấp, bậc thợ mà điều quan trọng là hàm lượng tri thức có trongmỗi sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra Vì vậy đây cũng được coi là mộtyếu tố nội tại quyết định đến giá trị của doanh nghiệp.
- Năng lực quản trị kinh doanh: Trong điều kiện hiện nay, một doanh
nghiệp muốn tồn tại và phát triển lâu dài phải có một bộ máy quản lý sản xuấtkinh doanh đủ mạnh giúp để có thể sự dụng tốt nhất các nguồn lực cho quátrình sản xuất, biết tận dụng mọi tiềm năng và cơ hội nảy sinh, ứng phó mộtcách linh hoạt với những biến động của môi trường Vì lý do đó, năng lựcquản trị kinh doanh luôn được nhắc tới như một yếu tố đặc biệt quan trọng tácđộng tới giá trị doanh nghiệp.
Năng lực quản trị kinh doanh là một yếu tố định tính nhiều hơn là địnhlượng Vì vậy, khi đánh giá cần phải xem xét chúng dưới tác động của môitrường Ngoài ra năng lực quản trị kinh doanh tổng hợp còn được thể hiệnthông qua hệ thống các chỉ tiêu tài chính doanh nghiệp Do đó, thực hiện phântích một cách toàn diện tình hình tài chính trong những năm gần với thời điểmđịnh giá cũng có thể cho phép rút ra những kết luận quan trọng về năng lựcquản trị và sự tác động của nó đến giá trị doanh nghiệp.
1.2.4 Sự cần thiết phải xác định giá trị doanh nghiệp
Trang 16Trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu đánh giá và xác định giá trịdoanh nghiệp là một đòi hỏi hoàn toàn tự nhiên Trong điều hành kinh tế vĩmô cũng như hoạt động quản trị kinh doanh luôn cần thiết thông tin về giá trịdoanh nghiệp Giá trị doanh nghiệp là mối quan tâm của các pháp nhân và thểnhân có lợi ích liên quan, gắn bó trực tiếp đến các doanh nghiệp được đánhgiá Sự cần thiết của định giá trị doanh nghiệp được xuất phát từ các yêu cầuquản lý và các giao dịch:
a) Đối với bản thân doanh nghiệp được định giá
- Quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam bắt đầutừ những năm 90 và đã cho những kết quả tương đối tốt, không ít các doanhnghiệp sau khi cổ phần hóa đã đi vào làm ăn hiệu quả, kinh doanh có lãi, vaitrò của người lao động được nâng lên, quy mô sản xuất được mở rộng Tínhhiệu quả của hoạt động này đã phát huy rất rõ và tiến trình đẩy nhanh cổ phầnhóa ở nước ta vẫn đang tiếp tục diễn ra Tuy nhiên, vấn đề xác định giá trịphần vốn góp nhà nước tại doanh nghiệp hiện vẫn đang còn nhiều tranh cãi vàlà bước cản lớn nhất trong cả tiến trình, do đó, việc nâng cao chất lượng côngtác định giá sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động cổ phần hóa diễn rađược nhanh chóng hơn.
- Định giá doanh nghiệp xuất phát từ yêu cầu của hoạt động mua bán,sáp nhập, hợp nhất hoặc chia nhỏ các doanh nghiệp Đây là loại giao dịchdiễn ra có tính chất thường xuyên và phổ biến trong cơ chế thị trường, phảnánh nhu cầu về đầu tư trực tiếp vào sản xuất kinh doanh, nhu cầu tài trợ chosự tăng trưởng và phát triển bằng các yếu tố bên ngoài, nhằm tăng cường khảnăng tồn tại trong môi trường tự do cạnh tranh Để thực hiện các giao dịch đó,đòi hỏi phải có sự đánh giá trên một phạm vi rộng lớn các yếu tố tác động tớidoanh nghiệp, trong đó giá trị doanh nghiệp là một yếu tố có tính chất quyết
Trang 17định, là căn cứ trực tiếp để người ta thương thuyết với nhau trong tiến trìnhgiao dịch mua bán, sáp nhập, hợp nhất, chia nhỏ doanh nghiệp.
- Định giá doanh nghiệp để vay ngân hàng: Nhu cầu mở rộng đầutư,mua sắm mới các trang thiết bị và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanhcủa các doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế hiện nay là rất lớn Để có đượcnguồn vốn tài trợ cho các nhu cầu đó, doanh nghiệp thường tìm đến các ngânhàng, các tổ chức tín dụng để vay Tuy nhiên một đòi hỏi tất yếu là khoản tiềncho vay cần được đảm bảo bởi chính tài sản của doanh nghiệp Từ đó nảysinh nhu cầu định giá tài sản, định giá giá trị doanh nghiệp để làm cơ sỏ choviệc vay vốn của ngân hàng.
b) Đối với các nhà quản trị
Giá trị doanh nghiệp là loại thông tin quan trọng để các nhà quản trịphân tích, đánh giá trước khi ra các quyết định về kinh doanh và tài chính cóliên quan đến doanh nghiệp được đánh giá Nội dung cơ bản của quản trị tàichính doanh nghiệp, xét cho cùng là phải tăng giá trị doanh nghiệp Giá trịdoanh nghiệp là sự phản ánh năng lực tổng hợp, phản ánh khả năng tồn tại vàphát triển của doanh nghiệp Vì vậy, căn cứ vào đây các nhà quản trị kinhdoanh có thể thấy được khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mình, khảnăng cạnh tranh của doanh nghiệp khác Theo đó, giá trị doanh nghiệp là mộtcăn cứ thích hợp, là cơ sở để đưa ra các quyết định về kinh doanh, về tàichính… một cách đúng đắn.
c) Đối với các nhà đầu tư
Trong cách nhìn của các nhà đầu tư, của người cung cấp, thông tin vềgiá trị doanh nghiệp cho người ta một sự đánh giá tổng quát về uy tín kinhdoanh, về khả năng tài chính và vị thế tín dụng để từ đó có cơ sở đưa ra cácquyết định về đầu tư, tài trợ hoặc có tiếp tục cấp tín dụng cho doanh nghiệpnữa hay không.
Trang 18d) Đối với nền kinh tế nói chung
Giá trị doanh nghiệp là loại thông tin quan trọng trong quản lý kinh tếvĩ mô: Giá cả của các loại chứng khoán được quyết định bởi giá trị thực củadoanh nghiệp có chứng khoán được trao đổi, mua bán trên thị trường Vì vậy,trên phương diện quản lý nền kinh tế vĩ mô, thông tin về giá trị doanh nghiệplà một căn cứ quan trọng để các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức, cáchiệp hội kinh doanh chứng khoán đánh giá tính ổn định của thị trường, nhậndạng hiện tượng đầu cơ, thao túng thị trường, thâu tóm quyền kiểm soátdoanh nghiệp … để từ đó có thể đưa ra các chính sách điều tiết thị trường mộtcác phù hợp
Có thể nói, các hoạt động quản lý và những giao dịch kinh tế thôngthường trong cơ chế thị trường đã đặt ra yêu cầu cần thiết phải xác định giá trịdoanh nghiệp Chúng là mối quan tâm của 3 loại chủ thể, đó là: Nhà nước,nhà đầu tư và nhà quản trị doanh nghiệp Định giá doanh nghiệp vì vậy là mộtđòi hỏi tất yếu đối với các quốc gia muốn xây dựng và phát triển kinh tế theocơ chế thị trường Đối với Việt Nam, nền kinh tế mới được chuyển đổi từ cơchế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường, những nỗ lực cải cách nềnkinh tế đã được thế giới công nhận và đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thếgiới (WTO), thì nhu cầu xác định giá trị doanh nghiệp và xác định giá trịdoanh nghiệp như thế nào càng trở nên cấp thiết vì trong quá trình chuyển đổicơ chế quản lý kinh tế, xác định giá trị doanh nghiệp còn là một bước đi quantrọng để các quốc gia tiến hành cải cách doanh nghiệp Nhà nước, như: cổphần hoá, sát nhập, hợp nhất hay giao, bán, khoán và cho thuê nâng cao hiệuquả sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp này để đủ sức đứng vững vàphát triển trong điều kiện nền kinh tế thị trường đang hội nhập một cách mạnhmẽ, sức ép cạnh tranh ngày càng lớn.
Trang 191.2.5 Chất lượng công tác định giá và các chỉ tiêu phản ánh chất lượngcông tác định giá.
a) Chất lượng công tác định giá
Chất lượng là một khái niệm mang tính trừu tượng và chủ quan củangười đánh giá nhất là đối tượng của việc đánh giá lại là một công việc, mộthoạt động cụ thểlại càng khó hơn Tuy nhiên do tầm quan trọng của công tácđịnh giá mà người ta cần phải đánh giá được chất lượng của công tác này.Công tác định giá doanh nghiệp được coi là có chất lượng khi mà giá xác địnhluôn bám sát với giá thị trường, thực hiện theo đúng quy trình, dựa trên mộtphương pháp định giá khoa học và đảm bảo được đúng mục tiêu, yêu cầu củacác chủ thể tham gia với thời gian,chi phí thấp nhất.
b) Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng công tác định giá.
Công tác định giá phải đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu và yêu cầucủa các chủ thể tham gia.
Như đã trình bày ở trên, công tác định giá luôn thu hút sự quan tâm của3 loại chủ thể: Nhà nước, nhà đầu tư và Nhà quản trị Mục tiêu của mỗi chủthể tham gia không giống nhau, thậm chí có những sự đối lập Nhà quản trịluôn mong muốn được định giá cao trong khi các nhà đầu tư lại mong muốnđịnh giá càng thấp càng tốt Mâu thuẫn này cần được dung hòa để đi đếnthống nhất chung, tổ chức định giá phải là người trung gian đứng ra làm trọngtài Vì thế giá trị doanh nghiệp sẽ được định giá một cách khách quan vàthống nhất các mục đích riêng của các chủ thể tham gia.
Công tác định giá được thực hiện theo đúng quy trình
Công tác định giá là một công việc hết sức phức tạp và nhiều côngđoạn, mỗi công đoạn lại đòi hỏi nhiều kỹ thuật xử lý thông tin rất cao Do vậyđể đảm bảo chất lượng của công tác này việc thực hiện theo đúng quy trình là
Trang 20một yêu cầu tất yếu Các bước công việc cần được thực hiện tuần tự và phảituân thủ theo nguyên tắc chung đặt ra như vậy công việc định giá sẽ đượcthực hiện nhanh chóng, tránh thiếu sót và bám sát với kế hoạch đã định.
Công tác định giá dựa trên phương pháp định giá linh hoạt và khoa họcĐối với bất cứ hoạt động nào, nếu không có một phương pháp khoa họcthì hiệu quả của công việc sẽ không đạt được như ý muốn thậm chí còn gâythiệt hại Đối với công tác định giá cũng vậy, định giá doanh nghiệp bằng cácphương pháp khác nhau sẽ cho các kết quả khác nhau Vì vậy, việc áp dụngphương pháp nào cần phải dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn Đóchính là tính khoa học của phương pháp định giá được áp dụng.
Công tác định giá phải bám sát với giá thị trường
Các chuyên gia kinh tế nhận định rằng, định giá doanh nghiệp là hoạtđộng khoa học có tính tổng hợp và khả năng dự đoán cao vì quá trình định giádoanh nghiệp không chỉ căn cứ vào các thông tin hiện có của doanh nghiệp,cung cầu về sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường, lợi thế kinh doanhcủa doanh nghiệp, giá trị các tài sản tương đương với tài sản của doanhnghiệp, nhu cầu mua, bán về loại hình doanh nghiệp đang định giá…Gía trịdoanh nghiệp không thể tự xác định được nếu không gắn nó với thị trường,chỉ có thông qua thị trường, giá trị các tài sản của doanh nghiệp mới phản ánhmột cách chính xác và khách quan Chính vì vậy đòi hỏi các chuyên gia địnhgiá phải phải nắm vững kỹ thuật và đặc biệt là phải luôn gắn yếu tố thị trườngvào khi định giá
Công tác định giá phải đảm bảo tốn ít thời gian và chi phí nhất.
Chất lượng của công tác định giá doanh nghiệp không thể coi là tốt khimà tiêu chí về thời gian và chi phí không được đảm bảo Trong nền kinh tế thịtrường, các chủ thể tham gia luôn có sự cạnh tranh, các cơ hội kinh doanh
Trang 21xuất hiện bất thường, nếu hoạt động định giá diễn ra trong thời gian quá dài sẽlàm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phát triển kinh doanh của doanhnghiệp Hơn nữa giá trị doanh nghiệp là một khái niệm động, bản thân cácyếu tố tạo nên giá trị doanh nghiệp luôn có sự thay đổi theo biến động của thịtrường, giá trị của chúng luôn có sự tăng lên hoặc giảm đi và có sự ra đờihoặc mất đi của một vài yếu tố nào đó Vì vậy khi công tác định giá kéo dàithí các yếu tố tạo nên giá trị doanh nghiệp cũng sẽ bị biến động, điều này dẫnđến giá trị doanh nghiệp có nguy cơ bị đánh giá sai.
Xét về mặt chi phí, chúng ta khẳng định được rằng chất lượng của côngtác định giá không thể xem là cao khi mà chi phí bỏ ra để thực hiện quá cao.Chi phí định giá dù dưới bất kỳ hình thức nào cũng là khoản phí mà doanhnghiệp phải gánh chịu vì vậy nếu công tác định giá đảm bảo được ở mức thấpsẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp sau cuộc định giá.
1.2.6 Các phương pháp định giá và phạm vi ứng dụng của các phươngpháp đó.
a) Phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF).
* Cơ sở lý luận:
“Đầu tư” là khái niệm được dùng để chỉ hoạt đông bỏ vốn nhằm đạtđến khả năng có thể thâu tóm quyền kiểm soát doanh nghiệp Nói cách khác,đó là hoạt động bỏ vốn đầu tư có tính chất đa số, chẳng hạn như mua một sốlượng chứng khoán nào đó nhằm trông đợi vào khoản thu nhập do sự tăng giáchứng khoán và lợi tức cổ phần Thu nhập đưa lại cho “ nhà đầu tư thiểu số”có tính thụ động.
Phương pháp hiện tại hoá dòng tiền thuần là một phương pháp xác địnhgiá trị doanh nghiệp dựa trên quan điểm đánh giá của nhà đầu tư đa số Trongcách nhìn nhận của những người này thì quan niệm về giá trị doanh nghiệp có
Trang 22- Đối với nhà đầu tư, quá trình SXKD là một quá trình phát sinh cácdòng tiền vào và các dòng tiền ra ( xem sơ đồ 1.1):
Sơ đồ 1.1: Biểu diễn các dòng tiền của dự án đầu tư.
Nhà đầu tư luôn đánh giá mọi việc trên cơ sở các dòng tiền Họ chỉquyết định mua doanh nghiệp trên cơ sở xem xét và đánh giá doanh nghiệptheo tiêu chuẩn hiệu quả của dự án đầu tư Tức là, người ta còn phải xem xét,cân nhắc đến số lượng vốn phải tiếp tục bỏ ra trong tương lai, độ lớn của cáckhoản thu nhập có thể đạt được Và đặc biệt, trên quan điểm thời giá của tiềntệ và đầu tư là hoạt động bỏ vốn với số lượng lớn, trong một khoảng thời giandài, cho nên, yếu tố mà người ta không thể bỏ qua là thời điểm phát sinh cácdòng tiền đó.
Trang 23“ Dòng tiền vào” là các khoản thu nhập mà doanh nghiệp có thể đưa lại dưới hình thức: Trích khấu hao tài sản cố định, lợi nhuận thuần hàng năm và các khoản vốn doanh nghiệp thu được khi dự án đầu tư kết thúc.“ Dòng tiền ra” là những khoản chi đầu tư vào doanh nghiệp, bao gồm các khoản vốn đầu tư vào tài sản cố định, tài sản lưu động thường xuyên trong tương lai đối với doanh nghiệp.
Do vậy, giá trị hiện tại của dòng tiền thuần mà việc đầu tư vào doanhnghiệp cả ở thời điểm hiện tại và tương lai đem lại cho đầu tư là tiêu chuẩnthích hợp để xác định giá trị doanh nghiệp.
* Phương pháp xác định:
Phương pháp chiết khấu dòng tiền thuần cũng được xây dựng dựa trêncông thức tổng quát (1.2) Nhưng điểm khác biệt căn bản đối với các phươngpháp hiện tại hoá lợi nhuận thuần và phương pháp hiện tại hoá lợi tức cổ phầnlà ở chỗ: Các phương khoản thu nhập trong tương lai được thay thế bằng dòngtiền thuần của dự án đầu tư vào doanh nghiệp:
Để dễ dàng phân biệt các yếu tố cấu thành giá trị doanh nghiệp, ngườita xây dựng công thức tổng quát (1.3) như sau:
Trang 24+ CFt: thu nhập thuần năm thứ t
+ Vn: Giá trị doanh nghiệp ở cuối kỳ đầu tư ( năm thứ n)+ i: Tỷ suất hiện tại hoá.
Việc xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp này thường đượcchia ra thành các bước cơ bản sau:
- Bước 1: Thực hiện dự báo dài hạn về dòng tiền vào và dòng tiền ra có
thể phát sinh trong tương lai, bao gồm:
+ Dự báo về doanh thu, chi phí vận hành, các khoản vốn đầu tư bổ sungvà các khoản vốn rút ra khỏi quá trình luân chuyển trong từng năm.
+ Dự báo chu kỳ đầu tư ( n) và giá trị doanh nghiệp ở thời điểm cuốicủa chu kỳ đó (Vn) Thông thường thời điểm cuối của chu kỳ đầu tư được xácđịnh khi mà các số liệu dự báo trong tương lai xa không còn đủ độ tin cậy ởmức độ cần thiết.
- Bước 2: Xác định tỷ suất chiết khấu dòng tiền.
Tỷ suất chiết khấu được lựa chọn trên nguyên tắc vừa thể hiện đượcyếu tố thời giá của tiền tệ vừa tính đến yếu tố rủi ro Đối với phương phápnày, thường người ta tìm cách dự tính chi phí sử dụng vốn bình quân- phảnánh chi phí cơ hội đầu tư vốn vào doanh nghiệp.
- Bước 3: Xác định giá trị hiện tại của dòng tiền thuần theo tỷ suất chiết
khấu nói trên để tìm ra giá trị doanh nghiệp.
* Nhược điểm:
Trang 25- Khó khăn trong khi dự báo các tham số : i, n…
- Đối với các doanh nghiệp không có chiến lược kinh doanh hoặc cóchiến lược kinh doanh không rõ ràng khó áp dụng phương pháp này.
- Đòi hỏi phải có một lượng thông tin lớn.
b) Phương pháp chiết khấu luồng cổ tức (DDM)
- Giá trị doanh nghiệp (đối với chủ sở hữu) bằng tổng giá trị các loại cổphiếu mà doanh nghiệp đã phát hành.
- Giá trị doanh nghiệp (tổng thể) bằng tổng giá trị các loại cổ phiếucộng giá trị của các trái phiếu mà doanh nghiệp đang lưu hành và giá trị cáckhoản nợ khác.
* Phương pháp xác định:
Công thức tổng quát xác định giá trị thực của các loại chứng khoán như sau:
Trong đó:
+ Vo: Giá trị doanh nghiệp;
+ Rt: Thu nhập từ chứng khoán năm t; + i: Tỷ suất hiện tại hoá;
+ n: Số năm nhận được thu nhập
- Xác định giá trị thực của trái phiếu: Nếu lợi tức trái phiếu giữ ổn định
Trang 26+ Giả định 1: Doanh nghiệp có thể chi trả lưọi tức cổ phần một cách ổn
định hàng năm Tức là mức lợi tức trong tương lai luôn là một hằng số D và
- Lấy của quá khứ
- Dự đoán: g = ROE x tỷ lệ lợi nhuận sau thuế tái đầu tư
+ Giả định 3: lợi tức cổ phiếu chi trả hàng năm khác nhau cho tới thờiđiểm n, từ n+1 trở đi giả thiết tăng đều với tốc độ là g (với g < r):
gi
Trang 27- Thích hợp với doanh nghiệp có chứng khoán giao dịch trên thị trường,xác định giá trị doanh nghiệp bằng phương pháp tài sản thuần gặp nhiều khókhăn và có giá trị tài sản vô hình được đánh giá là rất cao.
* Nhược điểm:
- Việc dự báo lợi tức cổ phần không phải là dễ dàng.
- Phụ thuộc vào chính sách phân chia lợi tức cổ phần trong tương lai.- Việc xác định các tham số có tính thuyết phục không cao (t, n, i, g…)
c) Phương pháp tài sản thuần
* Cơ sở lý luận: Phương pháp này còn gọi là phương pháp giá trị nội tại
hay mô hình định giá tài sản, được xây dựng dựa trên các nhận định:
- Doanh nghiệp về cơ bản giống như một loại hàng hoá thông thường.- Sự hoạt động của doanh nghiệp bao giờ cũng được tiến hành trên cơsở một lượng tài sản có thực Những tài sản đó là sự hiện diện rõ ràng và cụthể về sự tồn tại của doanh nghiệp, chúng cấu thành thực thể của doanhnghiệp.
- Tài sản của doanh nghiệp được hình thành bởi sự tài trợ vốn của cácnhà đầu tư ngay khi thành lập doanh nghiệp và còn có thể được bổ sung trongquá trình SXKD Cơ cấu nguồn tài trợ để hình thành tài sản là sự khẳng địnhvà thừa nhận về mặt pháp lý các quyền sở hữu và lợi ích của các nhà đầu tưđối với tài sản đó.
Chính vì vậy, giá trị của doanh nghiệp được tính bằng tổng gía trị thịtrường của số tài sản mà doanh nghiệp hiện đang sử dụng vào SXKD.
* Phương pháp xác định:
Tổng giá trị tài sản trong doanh nghiệp thường không chỉ thuộc vềngười chủ sở hữu doanh nghiệp mà chúng còn được hình thành trên các tráiquyền khác, như: các trái chủ cho doanh nghiệp vay vốn, tiền lương chưa đếnkỳ hạn trả, thuế chưa đến kỳ hạn nộp, các khoản ứng trước của khách hàng,
Trang 28các khoản bán chịu của nhà cung cấp, các tài sản đi thuê…Do vậy, mặc dù giátrị doanh nghiệp được coi là tổng giá trị các tài sản cấu thành, nhưng để thựchiện một giao dịch mua bán doanh nghiệp, người ta phải xác định giá trị tàisản thuần- thuộc chủ sở hữu doanh nghiệp.
Theo đó, công thức tổng quát được xây dựng như sau:
V0 = Vt - VN (1.1)
Trong đó:
+ V0: Giá trị tài sản thuần thuộc về chủ sở hữu doanh nghiệp.+ Vt: Tổng giá trị tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng vàoSXKD.
+ VN: Giá trị các khoản nợ.
Dựa theo công thức (1.1), người ta suy diễn ra hai cách tính cụ thể vềgiá trị tài sản thuần( V0) như sau:
- Cách thứ nhất: Dựa vào số liệu về tài sản và cơ cấu nguồn vốn phản
ánh trên bảng cân đối kế toán tại thời điểm đánh giá để xác định bằng cách:lấy tổng giá trị tài sản trừ đi các khoản nợ phải trả bên nguồn vốn.
+ Đây là một cách tính toán đơn giản, dễ dàng Nếu như việc ghi chépphản ánh đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, doanh nghiệp chấp hành tốtcác quy định của chế độ kế toán thì giá trị tài sản thuần tính toán được sẽ là sốliệu có độ tin cậy về số vốn theo sổ sách của chủ sở hữu đang được huy độngvào SXKD Nó chỉ ra mức độ độc lập về mặt tài chính, khả năng tự chủ trongviệc điều hành SXKD của chủ doanh nghiệp, là căn cứ thích hợp để các nhàtài trợ đánh giá khả năng toàn của đồng vốn đầu tư, đánh giá vị thế tín dụngcủa doanh nghiệp.
+ Mặc dù người ta có thể đánh giá giá trị doanh nghiệp theo nhiều cáchkhác nhau Song, theo cách này nó cũng minh chứng cho các bên liên quanthấy được rằng đầu tư vào doanh nghiệp luôn luôn được đảm bảo bằng giá trị
Trang 29của các tài sản hiện có trong doanh nghiệp, chứ không phải bằng cái “có thể”như nhiều phương pháp khác.
Tuy nhiên, giá trị doanh nghiệp xác định theo phương pháp này cũngchủ là những thông tin, số liệu mang tính lịch sử có tính chất tham khảo trongquá trình vận dụng các phương pháp khác nhằm định ra giá trị doanh nghiệpmột cách sát đúng hơn.
- Cách thứ hai: Xác định giá trị tài sản thuần theo giá thị trường.
Ngay cả khi doanh nghiệp thực hiện tốt chế độ kế toán do Nhà nướcquy định thì thì số liệu trên bảng cân đối kế toán được lập vào thời điểm nàođó cũng không phản ánh đúng giá trị thị trường của toàn bộ tài sản trongdoanh nghiệp vì các lý do sau:
+ Toàn bộ giá trị của các tài sản phản ánh trên bảng cân đối kế toán lànhững số liệu được tập hợp từ các sổ kế toán, các bảng kê…Các số liệu nàyphản ánh trung thực các chi phí phát sinh tại thời điểm xảy ra các nghiệp vụkinh tế trong quá khứ của niên độ kế toán Đó là những chi phí mang tính lịchsử, không còn phù hợp ở thời điểm định giá doanh nghiệp, ngay cả khi khôngcó lạm phát.
+ Giá trị còn lại của tài sản cố định phản ánh trên sổ sách kế toán caohay thấp phụ thuộc vào việc doanh nghiệp sử dụng phương pháp khấu haonào, phụ thuộc vào thời điểm mà doanh nghiệp xác định nguyên giá và sự lựachọn tuổi thọ kinh tế của tài sản cố định Vì vậy, giá trị tài sản cố định phảnánh trên sổ kế toán thường không phù hợp với giá thị trường tại thời điểm xácđịnh giá trị doanh nghiệp
+ Trị giá hàng hoá vật tư, công cụ lao động…tồn kho hoặc đang dùngtrong sản xuất, một mặt phụ thuộc vào cách sử dụng giá hạch toán là giá muađầu kỳ, cuối kỳ hay giá thực tế bình quân Mặt khác, còn phụ thuộc vào sự lựachọn các tiêu thức phân bổ chi phí khác nhau cho số hàng hoá dự trữ Do vậy,
Trang 30số liệu kế toán phản ánh giá trị của loại tài sản đó cũng không được coi làkhông có đủ độ tin cậy ở thời điểm đánh giá doanh nghiệp.
Đó là một số lý do cơ bản, nhưng cũng đủ để giải thích: Vì sao trị giátài sản phản ánh trên bảng cân đối kế toán chỉ được coi là tài kiệu tham khảotrong quá trình đánh giá toàn bộ tài sản theo giá thị trường tại thời điểm xácđịnh giá trị doanh nghiệp.
Để xác định giá trị tài sản theo giá thị trường, trước hết người ta loại rakhỏi danh mục đánh giá những tài sản không cần thiết và không có khả năngđáp ứng các yêu cầu của SXKD Sau đó tiến hành đánh giá số tài sản còn lạitrên nguyên tắc sử dụng giá thị trường để tính cho từng tài sản hoặc từng loạitài sản cụ thể, như sau:
+ Đối với tài sản cố định và tài sản lưu động là hiện vật thì đánh giátheo giá thị trường nếu trên thị trường hiện đang có bán những tài sản nhưvậy Trong thực tế, thường không tồn tại thị trường tài sản cố định cũ, đã quasử dụng ở nhiều mức độ khác nhau Khi đó, người ta dựa theo công dụng haykhả năng phục vụ snả xuất của tài sản để áp dụng một tỷ lệ khấu trừ trên giátrị của một tài sản cố định mới.
Đối với tài sản cố định không còn tồn tại trên thị trường thì người ta ápdụng một hệ số quy đổi so với nhưng tài sản cố định khác loại nhưng có tínhnăng tương đương.
+ Các tài sản bằng tiền được xác định bằng cách kiểm quỹ, đối chiếu sốdư trên tài khoản Nếu là ngoại tệ sẽ được quy đổi về đồng nội tệ theo tỷ giáthị trường tại thời điểm đánh giá Vàng, bạc, kim khí, đá quý…cũng được tínhtoán như vậy.
+ Các khoản phải thu: Do khả năng đòi nợ của các khoản này có thể ởnhiều mức độ khác nhau Vì vậy, bao giờ người ta cũng bắt đầu từ việc đốichiếu công nợ, xác minh tính pháp lý, đánh giá độ tin cậy của từng khoản
Trang 31phảI thu nhằm loại ra những khoản mà doanh nghiệp không có khả năng đòiđược hoặc khả năng đòi được là quá mong manh.
+ Đối với các khoản đầu tư ra bên ngoài doanh nghiệp: Về mặt nguyêntắc phải thực hiện đánh giá một cách toàn diện về giá trị đối với các doanhnghiệp hiện đang sử dụng các khoản đầu tư đó Tuy nhiên, nếu các khoản đầutư này không lớn, người ta thường trực tiếp dựa vào giá thị trường của chúngdưới hình thức chứng khoán hoặc căn cứ vào số liệu của bên đối tác liêndoanh để xác định theo cách thứ nhất đã đề cập ở trên.
+ Đối với các tài sản cho thuê và quyền thuê bất động sản: tính theophương pháp chiết khấu dòng thu nhập trong tương lai.
+ Các tài sản vô hình: Theo phương pháp này người ta chỉ thừa nhậngiá trị của các tài sản vô hình đã được xác định trên sổ kế toán và thườngkhông tính đến các lợi thế thương mại của doanh nghiệp.
Sau cùng giá trị tài sản thuần được tính bằng cách lấy tổng giá trị củacác tài sản đã được xác định trừ đi các khoản nợ phản ánh ở bên nguồn vốncủa bảng cân đối kế toán và khoản tiền thuế tính trên giá trị tăng thêm của tàisản được đánh giá lại tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
* Ưu điểm của phương pháp xác định giá trị tài sản thuần:
- Nó chứng minh được: Giá trị DN là một lượng tài sản có thật- Nó chỉ ra được giá trị tối thiểu của doanh nghiệp
- Thích hợp với những doanh nghiệp nhỏ, ít tài sản vô hình.
* Nhược điểm của phương pháp xác định giá trị tài sản thuần:
- Đánh giá giá trị doanh nghiệp trong trạng thái tĩnh.
- Không xây dựng được những cơ sở thông tin đánh giá về triển vọngsinh lời của doanh nghiệp
- Trong nhiều trường hợp, kỹ thuật đánh giá quá phức tạp, chi phí tốnkém, thời gian kéo dài.
Trang 32d) Phương pháp hệ số P/E
* Cơ sở phương pháp luận:
- Giá cả chứng khoán chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau Vìvậy, giá cả chứng khoán thường không phản ánh đúng giá trị của DN đã pháthành.
- Nếu thị trường chứng khoán hoàn hảo, tức là thoả mãn 5 điều kiện: + Có vô số người mua và ngời bán.
+ Các loại chứng khoán có thể thay thế được cho nhau + Chứng khoán và thông tin được lưu thông tự do.
+ Người ta có thể mua bán chúng vào bất kỳ lúc nào và nơi nào + Mọi thành viên tham gia thị trường đều nắm được các điềukiện giao dịch mua bán chứng khoán.
Khi đó, giá cả chứng khoán chỉ phản ánh cung cầu thuần tuý, thì có thểđược sử dụng để ước lượng giá trị DN.
+ P : Giá mua bán cổ phần trên thị trường;
+ EPS: Thu nhập dự kiến của mỗi cổ phần, và bằng lợi nhuậnthuần dự kiến chia cho số lượng cổ phần đang lưu hành.
* Ưu điểm:
- Cho kết quả nhanh chóng để ra quyết định kịp thời.
Trang 33- Phương pháp PER dựa trên cơ sở giá trị thị trường bằng cách so sánhtrực tiếp.
* Nhược điểm:
- Mang nặng tính kinh nghiệm
- Dựa vào tỷ số PER không thể giải thích được vì sao cũng là một đồnglợi nhuận, nhưng ở DN này PER= 20, tức là được trả với giá gấp 20 lần, trongkhi với DN khác, thị trường lại sẵn sàng trả tới 30 lần hoặc hơn nữa.
- Phương pháp PER cũng không đa ra được những cơ sở để các nhà đầutư phân tích, đánh giá về khả năng tăng trưởng và rủi ro tác động tới giá trịDN.
Kết luận: Xác định giá trị doanh nghiệp là một việc làm đặc biệt phức tạp Có
rất nhiều phương pháp khác nhau được sử dụng để xác định giá trị doanhnghiệp Nhưng các phương pháp đã nêu ở trên là những phương pháp cơ bản,có cơ sở lý luận rõ ràng, vững chắc và có tính khả thi cao trong thực tế Mỗimột phương pháp đã đưa ra đều thích ứng với những hoàn cảnh cụ thể củadoanh nghiệp và tầm nhìn nhận của từng nhà đầu tư Không có một phươngpháp nào phù hợp trong mọi hoàn cảnh.
Kết quả xác định về giá trị doanh nghiệp có thể có sự chênh lệch rất lớnkhi sử dụng các phương pháp khác nhau, và thậm chí ngay cả khi vận dụngcùng một phương pháp Vì, kết quả tính toán được không chỉ phụ thuộc vàokhả năng ước lượng với độ chính xác cao và các tham số đưa ra khảo sát, tứclà phụ thuộc vào mặt kỹ thuật của bản thân từng phương pháp, mà còn phụthuộc vào quan điểm đánh giá về mặt lợi ích của doanh nghiệp đối với từngnhà đầu tư và dự định riêng của họ đối với tương lai của doanh nghiệp.
Một phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp được coi là tốt nhất nếunó chỉ ra được những lợi ích thực sự mà doanh nghiệp sẽ mang lại cho nhàđầu tư, đồng thời nó cho phép người ta có cơ sở thực tiễn để lượng hoá những
Trang 34lợi ích đó Có nghĩa là, nó được cả người mua và người bán cùng sử dụng nhưmột cơ sở duy nhất để đàm phán về giá cả giữa đôi bên.
1.2.7 Những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến công tác định giá doanhnghiệp.
a) Sự nhận thức của các chủ thể về định giá doanh nghiệp
Trước hết cần hiểu các chủ thể được đề cập đến ở đây chính là các nhàquản trị, các nhà đầu tư, các cơ quan Nhà nước… Việc nhận thức của họ cóảnh hưởng rất lớn đến công tác định giá Mỗi chủ thể, đứng ở các vị trí khácnhau thường có những cái nhìn khác nhau về giá trị của doanh nghiệp Nhìnchung có hai cách nhìn nhận chính ở đây, cách thứ nhất, xác định giá trịdoanh nghiệp là giá bán doanh nghiệp Do vậy công tác định giá doanhnghiệp cũng chính là công tác định giá bán Phải khẳng định ngay rằng nhậnthức này là sai bởi nó đi ngược lại với quy luật giá trị, “giá cả là hình thứcbiểu hiện của giá trị và biến động xung quanh giá trị đó” Cách thứ hai, xácđịnh giá trị doanh nghiệp là xác định giá gắn với giá thị trường và căn cứ vàogiá trị thực tế của các yếu tố cấu thành Khi một yếu tố thay đổi về số lượnghay chất lượng thì lập tức giá trị doanh nghiệp cũng sẽ thay đổi luôn theo.Tuy nhiên sự thay đổi giá trị doanh nghiệp ít hay nhiều còn phụ thuộc vào tỷtrọng giá trị của các yếu tố cấu thành trong giá trị doanh nghiệp.
b) Loại hình và quy mô doanh nghiệp.
Nhân tố này trực tiếp tác động tới phương pháp định giá được áp dụngbởi không phải loại hình và quy mô doanh nghiệp nào cũng sử dụng mộtphương pháp định giá giống nhau Thường thì các doanh nghiệp sản xuất kinhdoanh với các đặc trưng tài sản chiếm phần nhiều là tài sản hữu hình do đócông tác định giá thường sử dụng phương pháp tài sản ròng Còn đối vớidoanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng thì tài sản hữuhình lại chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ so với tài sản vô hình (lợi thế thương mại,
Trang 35giá trị quyền sử dụng đất, thương hiệu…) do vậy thường sử dụng phươngpháp định giá theo khả năng sinh lời.
Cũng giống như vậy, các doanh nghiệp có quy mô lớn thường là cácdoanh nghiệp đã có chỗ đứng trên thị trường và đã khẳng định được uy tín,chỗ đứng của mình vì vậy việc định giá thường sử dụng phương pháp dòngtiền chiết khấu Đối với các doanh nghiệp nhỏ thì sử dụng phương pháp tàisản ròng lại dễ dàng và cho hiệu quả cao hơn.
Việc lựa chọn phương pháp định giá thích hợp có ảnh hưởng rất lớnđến kết quả tính toán được Lựa chọn phương pháp càng phù hợp thì kết quảcàng cao và ngược lại.
c)Tính chất đặc thù của các loại tài sản định giá.
Tài sản thường gắn với loại hình hoạt động của mỗi doanh nghiệp, vídụ doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực chế tạo khuôn máy, ép nhựa sẽ cócác loại máy riêng, doanh nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm lại sử dụngcác loại máy riêng trong khi đó ở các doanh nghiệp kinh doanh thương mại lạithưởng có rất ít tài sản cố định Mỗi loại tài sản này có những tính chất, xuấtxứ rất khác nhau và rất khó đánh giá, nhất là những tài sản được nhập khẩu từnước ngòai vào và tại thời điểm định giá không còn bán trên thị trường, trongtrường hợp đó, thẩm định viên rất khó để xác định được giá trị chính xác củatài sản trên Để có thể đưa ra được kết quả đánh giá có tính thuyết phục thìthẩm định viên cần tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia.
d) Môi trường kinh tế pháp lý.
Đây là một nhân tố tương đối quan trọng Nó có ảnh hưởng lớn đến cácnhân tố trên và do vậy tác động tới công tác định giá doanh nghiệp Môitrường pháp lý ở đây chính là hệ thống các văn bản, các quy định, điều chỉnhtrực tiếp hoạt động định giá.
Trang 36Hệ thống pháp lý càng đầy đủ, thống nhất thì càng làm cơ sở đảm bảo chocông tác định giá Tính thống nhất thể hiện ở nội dung, quy định của từng vănbản và giữa các văn bản với nhau Bên cạnh đó, ngoài những văn bản địnhhướng như Nghị định cần có những thông tư hướng dẫn cụ thể các vấn đề vềtổ chức thực hiện.
Vấn đề thông tin trong nền kinh tế cũng rất quan trọng, thông tin càng hoànhảo thì công tác định giá càng đạt được độ chính xác cao và tiến trình thựchiện càng diễn ra nhanh chóng, doanh nghiệp được định giá cũng như các nhàthẩm định sẽ tránh được các rủi ro có thể gặp phải.
e) Trình độ của cán bộ định giá.
Con người luôn là nhân tố quan trọng và có tính chất quyết định đếnchất lượng của mỗi hoạt động trong đời sống Công tác định giá vốn là mộtcông việc hết sức phức tạp và mang tính nghệ thuật vì vậy giá trị doanhnghiệp phụ thuộc lớn vào trình độ cũng như tính chuyên nghiệp của cán bộđịnh giá Cán bộ định giá có chuyên môn sâu và thâm niên cao sẽ có kinhnghiệm và tính nhạy bén trong xử lý những tác động bất thường đến công tácđịnh giá Họ cũng sẽ có được sự phán đoán dự trên những xu hướng biếnđộng tài sản, thị trường một cách linh hoạt Mặt khác, khi trình độ của các cánbộ định giá ở mức cao, họ sẽ có sự lựa chọn các phương pháp định giá thíchhợp, giá trị của doanh nghiệp nhờ đó mà được xác định chính xác hơn, đảmbảo khách quan hơn Các tổ chức định giá cần đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợnhững cán bọ của mình để họ có điều kiện nâng cao trình độ từ đó đạt tới sựchính xác cao hơn trong công tác định giá doanh nghiệp.
1.3 Nội dung công tác định giá doanh nghiệp.
Do sự phụ thuộc của giá trị vào nhiều yếu tố do vậy mà việc xác địnhgiá trị doanh nghiệp đòi hỏi phải trải qua một quá trình phân tích, tính toán vàra quyết định Quá trình định giá gồm một số giai đoạn và có mối quan hệ
Trang 37chặt chẽ với nhau, giai đoạn trước là tiền đề của giai đoạn sau, giai đoạn sauvừa là kết quả, vừa là sự kiểm chứng cho hoạt động của giai đoạn trước Cụthể:
1.3.1 Xác định nhiệm vụ.
Xác định mục tiêu của việc định giá Việc lựa chọn mục tiêu sẽ ảnhhưởng rất lớn đến nội dung các công việc cần tiến hành, quá trình và biệnpháp thực hiện và do đó ảnh hưởng đến kết quả của định giá Trước hết cầnkhẳng định kết quả của định giá sẽ phục vụ cho công việc nào: Cổ phần hóa,cho thuê hay bán doanh nghiệp, để phục vụ cho việc lập kế hoạch Đồng thờicần thấy rằng, mục tiêu của định giá phải thỏa mãn mối quan tâm và quyềnlợi của một bên hữu quan cụ thể bởi lẽ giá trị doanh nghiệp là mức độn hữuích của nó đối với riêng họ mà thôi.
1.3.2 Thiết lập cơ sở và lên kế hoạch cho việc định giá.
Giai đoạn này bao gồm các công việc sau:
- Lựa chọn phương pháp định giá Mỗi phương pháp định giá cho ta mộtloại thông tin riêng về giá trị của doanh nghiệp Phương pháp định giáđược chọn tùy thuộc vào mục tiêu định giá và các đặc điểm của doanhnghiệp, của ngành và một số yếu tố vi mô khác Ngoài ra tình trạng sẵncó và đặc điểm của thông tin cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọnphương pháp, thiết lập thông số kỹ thuật làm cơ sở cho việc tính toán.- Lập kế hoạch để thực hiện việc định giá Để đảm bảo được kết quả tốt
quá trình định giá phải được tiến hành theo một kế hoạch Tất nhiên kếhoạch này có thể được điều chỉnh, bổ sung trên cơ sở các phản hồitrong quá trình thực hiện.
1.3.3 Phân tích bên trong.
Phân tích bên trong nhằm nhận định chuỗi giá trị của doanh nghiệp,năng lực khác biệt của nó từ đó phát hiện các điềm mạnh, điểm yếu của doanh
Trang 38nghiệp Chuỗi giá trị là một khái niệm được nhắc đến rất nhiều trong định giá,nó được chia làm hai nhóm các hoạt động: Các hoạt động chính và các hoạtđộng hỗ trợ.
Các họat động chính có liên quan đến sự sáng tạo có tính vật chất tạo rasản phẩm hoạt động tiếp thị và chuyển giao sản phẩm đến tay người mua, cácdịch vụ sau bán hàng Nhóm các hoạt động hỗ trợ có nhiệm vụ cung cấp đầuvào để cho các hoạt động chính có thể được tiến hành.
1.3.4 Phân tích bên ngoài.
Môi trường của một doanh nghiệp bao gồm môi trường ngành, môitrường pháp lý và các môi trường vĩ mô mà trong đó doanh nghiệp hoạt động.Môi trường đó bao gồm các nhân tố trực tiếp tác động đến doanh nghiệp nhưđối thủ cạnh tranh, khách hàng, nhà cung cấp và các sản phẩm thay thế Môitrường vĩ mô bao gồm các nhân tố về kinh tế, chính trị, xã hội và công nghệ.
Nhờ có sự phân tích bên ngoài mà người ta có thể nhận dạng được cáccơ hội và hiểm họa của doanh nghiệp từ đó có thêm thông tin để dự báo viễncảnh sự phát triển của doanh nghiệp.
- Nhận định về công nghệ và công tác quản lý của doanh nghiệp để sosánh với bối cảnh chung của toàn ngành, của cả nước và khuynh hướngthế giới Nhận định tình trạng thực tế của các tài sản, phân loại tài sảntheo các tiêu chí thuận tiện cho việc kiểm kê đánh giá lại Xem xét khả
Trang 39năng trực tiếp tham gia sản xuất của các tài sản, đặc biệt là các tài sảncố định như nhà xưởng, thiết bị máy móc, phương tiện vận tải, dâychuyền công nghệ.
1.3.6 Nhận định chuyên sâu.
Nhận định chuyên sâu ở đây là nhận định nội tại mà chủ yếu về mặt kếtoán tài chính nhằm phục vụ cho việc ước lượng giá trị doanh nghiệp Nộidung của giai đoạn này bao gồm:
- Phân tích vị thế tài chính của doanh nghiệp ở thời điểm định giá.- Tính và đánh giá các chỉ tiêu tài chính.
- Tổng kết các kết quả hoạt động quá khứ và hiện tại của doanh nghiệp.
Đây là một giai đoạn rất quan trọng trong quy trình định giá vì nó sẽcung cấp các thông tin tài chính để đánh giá sức mạnh tài chính của doanhnghiệp và dự báo viễn cảnh phát triển của doanh nghiệp trong một tương laixác định Công tác nhận định chuyên sâu được tiến hành một phần dựa trênkết quả phân tích bên trong và bên ngoài doanh nghiệp ở phần trước.
1.3.7 Dự báo viễn cảnh.
Dự báo viễn cảnh là nhận định các khuynh hướng phát triển trongtương lai của doanh nghiệp và các kết quả kỳ vọng, trong đó trọng tâm là thunhập doanh nghiệp Nội dung của giai đoạn này bao gồm.
- Nhận dạng vị thế của doanh nghiệp trong tương lai.- Xây dựng các kế hoạch phát triển.
- Dự báo kết quả hoạt động thông qua các báo cáo tài chính dự kiến đượchình thành trên cơ sở kế hoạch đã xây dựng.
- Kiểm tra độ tin cậy, tính hợp lý của các kịch bản và kết quả dự báo
1.3.8 Hoàn tất công việc định giá.
Mục tiêu của giai đoạn này là rà soát tính đúng đắn của phương pháptính và kết quả tính toán được Nhiệm vụ chủ yếu của các chuyên viên là kiểm
Trang 40tra tính chính xác và hợp lý của kết quả ước tính giá trị doanh nghiệp Cầnphải làm rõ các rủi ro tiềm tàng chưa được đề cập đến trong quá trình làmviệc và có sự xét đoán, tính toán lại nếu cần.
Lập báo cáo cuối cùng và các khuyến nghị cho tương lai Các kết quảđã đạt được cũng cần được kiểm tra, đối chiếu lại để đảm bảo thỏa mãn cácyêu cầu ban đầu và trình bày theo các tiêu chuẩn phù hợp với mục tiêu đãchọn.
Trên cơ sở các thông tin thu lượm được trong quá trình định giá, tiếnhành rút ra các bài học kinh nghiệm cho các hoạt động tiếp theo.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐỊNH GIÁ DOANHNGHIỆP TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM.
2.1 Giới thiệu chung về công ty Kiểm toán và Định giá Việt Nam.2.1.1 Giới thiệu chung về công ty.