4chiêuđiềutrịtrẻcứngđầu
1. Giúp trẻ có quan niệm đúng đắn về đúng sai, phải trái
Nhiều trẻ không có cảm giác xấu hổ và biết lỗi có thể do đã lẫn lộn giữa
cái đúng và cái sai; những việc lẽ ra nên xấu hổ thì trẻ lại tỏ ra kiêu ngạo.
Mấu chốt của việc giúp trẻ có quan niệm đúng đắn về phải trái chính là ở
cha mẹ.
Tâm hồn của trẻ giống như một tờ giấy trắng, nhận thức về cái đúng, cái
sai chủ yếu là do cách giáo dục và làm gương của cha mẹ. Không dừng
lại ở việc nói cho trẻ rõ thế nào là đúng, thế nào là sai mà cha mẹ còn cần
phải có hành động tương ứng để làm gương cho trẻ.
2. Bồi dưỡng cảm giác tự hào cho trẻ
Cảm giác tự hào và hổ thẹn là hai thứ tồn tại đồng thời, trẻ không biết hổ
thẹn thường cũng sẽ không biết cảm giác tự hào.
Các nghiên cứu về tâm lý học đã chứng minh: một người không biết thế
nào là cảm giác tự hào thì phản ứng của họ trước sự phê bình, khiển trách
là hết sức chậm chạp. Vì thế hãy bắt tay vào việc bồi dưỡng cho trẻ cảm
giác tự hào nếu muốn thay đổi tính cứngđầu ở trẻ.
Cha mẹ nên để ý quan sát con hàng ngày, phát hiện ra những biểu hiện
tốt của con và kịp thời biểu dương nhiệt tình để trẻ có cảm giác vui thích
và tự hào. Một khi trẻ đã có cảm giác tự hào thì cũng sẽ biết hổ thẹn.
3. Không nên đánh mắng trẻ
Nhiều bậc phụ huynh có phương pháp giáo dục con khá thô bạo, hễ con
sai là bất chấp phải trái đúng sai cứ mắng tràn, thậm chí còn dùng đến cả
chân tay để giáo dục con. Dần dần, bé sẽ trở nên lì hơn, và trẻ không hề
biết đến cảm giác hổ thẹn.
Cha mẹ không nên động một tí là đánh mắng con trẻ mà nên để ý đến
phương pháp giáo dục. Thông thường hãy cho trẻ 7 điểm thưởng và 3
điểm phạt, nếu chỉ phạt mà không thưởng thì trẻ sẽ miễn dịch với sự trách
phạt.
4. Chú trọng đến hiệu quả thực tế khi phê bình trẻ
Phê bình cũng là một phương pháp giáo dục, mục đích của việc làm này
là giúp trẻ nhận ra lỗi sai và kịp thời sửa chữa. Phê bình phải có lý lẽ và
chứng cớ, rõ ràng, đúng lúc, có chừng mực và dừng lại kịp thời như vậy
mới mang lại hiệu quả.
Dưới đây là 3 phương pháp phê bình cha mẹ không nên áp dụng:
- Nói mãi không thôi
Phương pháp này không có trọng điểm, không nhằm vào cái gì rõ ràng
khiến trẻ không biết mình bị phê bình về điều gì, vì thế trẻ sẽ không có thái
độ tự kiểm điểm với hành vi của mình.
Nghe nhiều những lời phê bình thuộc loại này trẻ sẽ dễ phát sinh thái độ
như "nhờn thuốc", "kháng thuốc" khiến việc giáo dục không mang lại hiệu
quả.
- Chuồn chuồn chấm nước
Khi con bắt nạt bạn, cha mẹ chỉ tiện miệng nhắc nhở một câu: Lần sau
không được như thế nếu không bố mẹ sẽ giận đấy. Lời phê bình nhẹ
nhàng này rất khó khiến trẻ nhận ra lỗi sai của mình.
Nếu nghiêm khắc phê bình, nói rõ lý do và dẫn trẻ sang hàng xóm xin lỗi
bạn sẽ khiến trẻ có cảm giác xấu hổ, biết lỗi và lần sau không dám tái
phạm.
- Chỉ dạy bằng lời nói
Khi trẻ phạm lỗi, cha mẹ thường hay nói "Nếu con còn tái phạm, bố mẹ
sẽ " ; thế nhưng trên thực tế khi trẻ tiếp tục phạm lỗi cha mẹ lại không
làm như những gì đã nói.
Cứ như thế sau vài lần trẻ sẽ không còn bận tâm đến những lời phê bình
của cha mẹ và mọi lời trách mắng trở nên vô nghĩa.
Hành vi
Cha mẹ bắt đầu than phiền về tính ương bướng khủng khiếp của bé tuổi
lên 2. Nếu con bạn thuộc nhóm những bé "cứng đầu" thì bạn không phải
người duy nhất. Khó bảo là một phần bình thường trong quá trình phát
triển của bé, bắt nguồn từ việc bé muốn thể hiện sự độc lập và "xé rào"
những nguyên tắc của mẹ.
Bé có thể giận dữ vì bé chưa biết kiểm soát cảm xúc của mình, cũng như
các kỹ năng ngôn ngữ chưa đầy đủ khiến bé lúng túng khi bày tỏ nỗi thất
vọng, sợ hãi và những cảm xúc khác. Một cách để đối phó với cơn nóng
nảy của bé là làm bé bị phân tán sự chú ý. Đó không phải trừng phạt mà
đơn giản là giúp bé loại khỏi nguyên ngân gây tức giận.
Bé 2 tuổi có tính sở hữu tốt hơn với những đồ đạc thuộc về bé. Đó là
nguyên nhân khiến bé do dự mà không muốn chia sẻ với những bé khác.
Bạn có thể giúp bé hào phóng hơn bằng cách làm gương tốt cho con về
tính sẻ chia, như để bé thấy mẹ chia sẻ bánh kẹo, các tờ báo, điều khiển
tivi với các thành viên khác trong nhà và với bé. Tất nhiên, bé chưa đủ
nhận thức để hiểu hết ý nghĩa của chia sẻ cho tới tuổi lên 5.
Tình cảm của bé 2 tuổi cũng "nở rộ". Bé biết thể hiện tình yêu thương với
những cái ôm và nụ hôn.
Ngôn ngữ
2 tuổi là mốc quan trọng để phát hiện những chậm trễ trong ngôn ngữ của
bé. Đến 2 tuổi, bé cần có vốn từ vựng khoảng 50 từ, chẳng hạn "bà",
"nước", "không", "nữa" Trong giai đoạn này, bé cũng có thể nói được
cụm hai từ có nghĩa, như "quả bóng", "đi xe"
Đừng lo lắng về phát âm của bé trong tuổi này vì chỉ có khoảng 50%
những gì bé nói là nghe được và dễ hiểu. Trừ khi bé không phát âm được
từ nào có nghĩa mà chỉ như những âm thanh bập bẹ.
. 4 chiêu điều trị trẻ cứng đầu
1. Giúp trẻ có quan niệm đúng đắn về đúng sai, phải trái
Nhiều trẻ không có cảm giác xấu hổ. chạp. Vì thế hãy bắt tay vào việc bồi dưỡng cho trẻ cảm
giác tự hào nếu muốn thay đổi tính cứng đầu ở trẻ.
Cha mẹ nên để ý quan sát con hàng ngày, phát