Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
264,1 KB
Nội dung
"Khẩu chiến" trước mặt con trẻ (Phần đầu) Không ai có thể tránh khỏi những trận cãi vã, nhưng liệu chúng ta đã làm đúng cách chưa? Bạn hãy tham khảo những phương pháp sau để cùng nhau giải quyết mâu thuẫn mà không làm những đứa trẻ trong gia đình cảm thấy bối rối. Hầu như mỗi cuối tuần, Jennifer và Keith Yanowitz lại cãi nhau. Jenifer, mẹ của hai bé gái Alexandra 5 tuổi và Jordan 3 tuổi, cho biết, “tôi có thể đoán được nó – những trận cãi vã sẽ đến như thế nào ấy mà. Keith và tôi thay phiên nhau thức dậy cùng các con lúc 7 giờ mỗi sáng. Điều này có nghĩa là hoặc tôi hay anh ấy có thể ngủ thêm chút nữa. Khi đến lượt mình, tôi luôn chuẩn bị một bữa ăn sáng ngon lành trong khi các con xem TV trong vài phút. Sau đó, chúng tôi thay đồ, đọc sách hay cùng nhau đến vườn trẻ. Tôi thích các con bận rộn và tỏ ra thật năng động vào buổi sáng”. Cảnh này lại hơi khác khi đến lượt Keith thực hiện. “Khi tôi bước vào phòng khách, không chút ánh sáng, các con tôi vẫn mặc đồ ngủ và đang rất phấn khích vì được xem TV 3 tiếng liền, Keith thì đang dán mắt vào laptop. Thay vì chuẩn bị bữa sáng, anh lại cho các con một bữa ăn nhẹ như vài lát trái cây”, Jenifer tâm sự. Cho đến khi Keith quan tâm và chăm sóc con theo ý vợ thì một cuộc đi dạo vào buổi sáng lại trở thành vấn đề lớn! Anh cố gắng làm vợ vui lòng nhưng cô lại hành xử như môt sĩ quan quân đội: “Các con đang đùa với mẹ đấy à? Chúng ta sắp ra ngoài đấy. Alexandra, đi thay đồ mau. Còn Jordan ngồi bô xong mới được đi”. Jenifer cho rằng bạn đời của cô là một ông bố tuyệt vời và hầu hết khoảng thời gian chung sống bên anh cũng thật đẹp. Nhưng cô không phủ nhận rằng “những trận cãi vã lại là một vấn đề làm chúng tôi rất buồn phiền. Chúng tôi đã trò chuyện cùng nhau nhiều lần về vấn đề này. Anh ấy đã hứa sẽ không tái phạm nữa và rồi mọi thứ vẫn như cũ. Điều này làm tôi tức điên lên”. Trong nháy mắt, cuộc thảo luận của họ trở thành một cuộc đối đầu và các con xen vào, hét lên: “Bố mẹ đừng như vậy nữa!”. “Cả ngày đó, tâm trạng tôi trở nên rất tệ”, Jennifer chia sẻ. Thật lòng thì chúng ta có chịu hiểu hết nhau không? Hay hết lần này đến lần khác, hầu hết chúng ta không chịu lắng nghe đối phương trong các cuộc cãi vã? Tiến sĩ Tovah P.Klein, giám đốc Barnard Center for Toddler Development ở New York City, khẳng định, “luôn luôn đồng thuận là điều không thể xảy ra trong đời sống vợ chồng nhưng giả vờ luôn đồng thuận thì lại càng sai lầm”. Khi bố mẹ tranh cãi trước mặt con Vấn đề là, cãi nhau trước mặt con cái tác động lên chúng nhiều hơn chúng ta tưởng. Tiến sĩ E. Mark Cummings cho biết, “trẻ con nhạy cảm như một chiếc máy dò phóng xạ vậy, thậm chí là trẻ 6 tháng tuổi vẫn nhạy cảm sâu sắc với những mâu thuẫn của bố mẹ bao gồm cãi nhau vì những chuyện vặt, hành vi chống đối, sự phòng thủ cũng như vũ lực.” Một số nghiên cứu chứng minh rằng, chứng cao huyết áp xuất hiện ở trẻ thường phải nghe bố mẹ cãi nhau. Bé có thể không hiểu nội dung nhưng bé sẽ để ý và cố gắng suy nghĩ xem nội dung là gì. Trong thực tế, có nhiều nghiên cứu mới đây được thực hiện bởi nhóm của tiến sĩ Cummings và các nhà nghiên cứu của Đại học Rochester đã nhận ra rằng, mối quan hệ của bố mẹ và cách mà họ giải quyết mâu thuẫn mỗi ngày ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của con trẻ. Khi bố mẹ hòa hợp, trẻ có cảm giác an toàn hơn và bé có thể tự tin khám phá cũng như học hỏi về thế giới xung quanh. Tiến sĩ Cummings giải thích thêm, “thường thì những mâu thuẫn triền miên không thể giải quyết sẽ giảm sự tự tin ấy và gây ra nỗi buồn, lo lắng cũng như nỗi sợ hãi ở trẻ trong bất kỳ độ tuổi nào”. Sức khỏe và tinh thần của con cái bị ảnh hưởng vì m ối quan hệ của bố mẹ có vấn đề. Ảnh: Inm Mặt trái của sự giận dữ Thực ra, xét về mặt nào đó thì trẻ vẫn học được những điều tích cực từ sự bất đồng của bố mẹ. Những cặp vợ chồng hạnh phúc có thể bất đồng và sự tức giận là sự xúc động chính đáng. Emily Terry ở Boston kể lại rằng hai vợ chồng cô cố gắng không làm cuộc cãi vã xấu đi trước mặt 3 con, đó là “một cuộc thảo luận sôi động” mà thôi. Cô kể, “như cuộc cãi vã mới đây về chỗ để đặt máy in mới, tôi để các con chứng kiến vì muốn các con hiểu rằng cãi nhau là một phần của cuộc sống. Cãi nhau không có nghĩa là bố mẹ không yêu thương nhau hay sắp ly dị.” Cuộc cãi nhau giữa các bạn có thể tác động đến cách giải quyết cơn giận của bé. “Nếu bé không bao giờ học cách nói lên cảm xúc thật của mình, bé sẽ càng kìm nén chúng và tin rằng những mâu thuẫn không bao giờ được giải quyết”. Sau này khi con lớn lên, bé cũng sẽ có lúc cảm thấy bất an về mối quan hệ trong tương lai, gặp bất đồng với đồng nghiệp hay sếp, con bạn không có những kỹ năng để gỡ rối và vượt qua sự bất đồng đó. Nếu bạn cãi nhau mà giấu hay đánh lạc hướng con bằng câu “bố mẹ không cãi nhau” khi mọi chuyện đã rành rành, thì bé sẽ không tin vào nhận thức của mình và của bạn nữa. Điều đó không có nghĩa là bạn cần giải thích thật cặn kẽ vấn đề cho bé. Cách nói “bố và mẹ giận nhau, nhưng bố mẹ đã nói chuyện và giải quyết được.” sẽ tốt hơn. Tiến sĩ Gallagher khuyên: “Bạn không cần “cố gắng” đồng thuận mọi ý kiến với bạn đời trước mặt các con, nhưng hãy thẳng thắn nhận phần trách nhiệm của mình trong cuộc tranh cãi. Bạn cần đảm bảo cho con thấy rằng bạn không cố tình giận dữ hay lớn tiếng. Nếu bé hiểu rằng bạn thật sự muốn hòa giải, bé sẽ nhận ra cãi nhau có thể đi kèm với sự căng thẳng. Tuy nhiên, bố mẹ vẫn có thể tìm ra cách để giải quyết ổn thỏa”. Dù không thể tránh việc to tiếng trước mặt con, nhưng hãy gi ải thích cho trẻ hiểu rằng bố mẹ đang cố t Ảnh: Getty images Cuộc tranh cãi lành mạnh Hiển nhiên, cách an toàn nhất để ngăn sự đỉnh điểm của cuộc cãi nhau là chặn nguy cơ ấy ngay từ đầu. Khi tranh luận, bạn không nên lớn tiếng la hét, chế nhạo, dùng những lời bình luận nặng nề cũng như không được xô đẩy thô bạo, đóng sầm cửa lại hay tệ nhất là đe dọa ly dị. Nếu căng thẳng vẫn dâng cao, bạn hãy thực hiện những bước sau để quản lý cảm xúc của mình. Bớt “lửa” giận Tiến sĩ Heitler cho rằng, “Mỗi người chúng ta, dù cố ý hay vô tình cũng đều có sẵn tính “gây hấn” mà chúng ta phải tập điều chỉnh chúng trong mối quan hệ vợ chồng”. Điểm cốt yếu là bạn phải nhận ra những dấu hiệu cơ thể báo hiệu lửa giận bốc lên cao trào trước khi nó xảy ra. Cuộc cãi vã của bạn đến đỉnh điểm khi cả hai cùng im lặng, khi bạn quát tháo, lúc bụng của bạn sôi lên hay khi tâm trí bạn chỉ nghĩ đến sai lầm của đối phương? Bạn hãy giảm sự căng thẳng bằng cách tạm ngừng, hãy uống một ly nước; bước ra khỏi phòng, tìm nơi yên tĩnh để cho lửa nguội bớt và sau đó tóm tắt lại cuộc tranh luận khi bạn cảm thấy bình tĩnh lại. Bạn có thể nghĩ là trẻ không quan tâm, nhưng hãy tin chúng tôi: chúng đang lắng nghe đấy. Vì vậy, bạn hãy thỏa thuận với bạn đời của mình rằng nếu thấy nguy cơ cuộc cãi vả nổ ra, cả hai sẽ kiềm chế không tranh luận trước mặt con trẻ để về phòng “đóng cửa bảo nhau”. Ghi chú Nên ghi lại những gì bạn muốn nói trước khi bước vào cuộc “nói cho ra nhẽ” với người bạn đời. Cách đơn giản này giúp bạn sắp xếp lại những suy nghĩ của mình, hơn nữa bạn còn có thời gian bình tĩnh và suy xét vấn đề sáng suốt hơn. Việc này sẽ giúp bạn không “bốc hỏa” khi cả hai cùng phân tích “lỗi phải” với nhau. Hãy thỏa thuận với nhau rằng cần kiềm chế không “bốc hỏa” trư ớc mặt con. Ảnh: Getty images Cẩn trọng trong lời nói Bạn hãy mở đầu bằng “Em/Anh” để mô tả những cảm giác của bạn như, “Em cảm thấy buồn khi anh cho các con ăn vặt ngay trước bữa tối,” sẽ hiệu quả hơn là “Chúng ta đã nói chuyện này cả ngàn lần rồi! Anh không bao giờ nghe em cả!” Bạn hãy tập trung vào một vấn đề thôi, và bỏ từ “luôn luôn” và “không bao giờ” khi tranh luận. Vơ đũa cả nắm chỉ làm người bạn đời của bạn thêm cay cú và cuộc tranh luận càng xấu đi. Đừng ép các con làm trọng tài Tất cả những gì bé muốn là sự hòa bình. Tiến sĩ Gallagher nói rằng “đừng bao giờ ép trẻ con chia sẻ sự trung thành của chúng. Khi bạn nghe, “Mẹ ơi! Mẹ đừng giận bố nữa” thì đó là dấu hiệu bạn cần phải dịu giọng lại”. Đừng cố hơn thua Bạn hãy nghĩ về những lý lẽ càng khách quan càng tốt, cuộc tranh luận này cũng chỉ để vợ chồng bạn cùng có được một quyết định chung cho vấn đề nào đó chứ không phải là một cuộc thi. Khi bạn thực sự lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người bạn đời để cùng tìm ra cách giải quyết tốt nhất cho khúc mắc của hai người, trẻ sẽ nhận ra ra có nhiều cách để giải quyết mâu thuẫn và nếu chịu khó lắng nghe đối phương, thì cuối cùng cũng sẽ tìm ra cách giải quyết nào đó. Hãy chú ý những dấu hiệu căng thẳng của trẻ [...]...Cũng như người lớn, trẻ thể hiện nỗi lo lắng bằng nhiều cách khác nhau: một vài bé thu mình lại một góc khi nghe tiếng cãi vã, có bé lại bịt tai và che mắt lại hoặc chạy ra khỏi phòng Vài bé khác lại làm ồn, la hét hay “gây... quan, những lời khuyên của những người có kinh nghiệm thì sao lại từ chối cách thức này? Điều quan trọng là bạn tìm ra cách giải quyết mâu thuẫn, mang đến không khí thoải mái cho vợ chồng và nhất là các con . lầm”. Khi bố mẹ tranh cãi trước mặt con Vấn đề là, cãi nhau trước mặt con cái tác động lên chúng nhiều hơn chúng ta tưởng. Tiến sĩ E. Mark Cummings cho biết, trẻ con nhạy cảm như một chiếc. "Khẩu chiến" trước mặt con trẻ (Phần đầu) Không ai có thể tránh khỏi những trận cãi vã, nhưng liệu chúng. hãi ở trẻ trong bất kỳ độ tuổi nào”. Sức khỏe và tinh thần của con cái bị ảnh hưởng vì m ối quan hệ của bố mẹ có vấn đề. Ảnh: Inm Mặt trái của sự giận dữ Thực ra, xét về mặt nào đó thì trẻ