1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các giải pháp bổ trợ cho việc thực hiện kế hoạch xuất khẩu năm 2008

40 449 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 374,5 KB

Nội dung

Việt Nam sau khi trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), uy tín trên trường quốc tế ngày một tăng cao, đầu tư (*************) FDI (*************) tăng mạnh..., nhưng kinh tế - thư

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Việt Nam sau khi trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mạithế giới (WTO), uy tín trên trường quốc tế ngày một tăng cao, đầu tư FDI tăngmạnh , nhưng kinh tế - thương mại trong nước cũng gặp không ít khó khăn.Tuy nhiên, với sự nỗ lực của toàn xã hội, sự chỉ đạo điều hành hiệu quả củaNhà nước, kinh tế nước ta tiếp tục đạt được những thành công trong năm2007 Trong đó, thắng lợi trong thu hút đầu tư nước ngoài (16 tỷ USD) và sựphát triển mạnh của thương mại , đặc biệt là hoạt động xuất khẩu được nhiềuchuyên gia kinh tế đánh giá là những nhân tố quan trọng góp phần đạt đượcnhững thành công của nền kinh tế năm 2007.

Chính vì vậy nên em chọn đề tài “ K ế hoạch phát triển xuất khẩu củaViệt Nam năm 2008” cho đề án môn Kinh Tế Phát Triển

Kết cấu của đề án: Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, đề án gồm có nhữngnội dung chính sau đây:

Chương I: Đánh giá kết quả xuất khẩu năm 2007

Chương II: Kế hoạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2008

Chương III: Các giải pháp bổ trợ cho việc thực hiện kế hoạch xuấtkhẩu năm 2008

Em xin chân thành cám ơn cô Phan Thị Nhiệm và các thầy cô khác trongkhoa và bộ môn Kế hoạch và Phát triển đã hướng dẫn và giúp đỡ em hoànthành đề tài này.

Trang 2

CHƯƠNG I : ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ XUẤT KHẨU NĂM 2007 I Vai trò của xuất khẩu đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế:

1 Khái niệm:

Xuất khẩu là hàng hoá sản xuất trong nước được mang ra nước ngoàitiêu thụ Xuất khẩu là một hoạt động kinh tế đối ngoại cơ bản ,thúc đẩy nềnkinh tế phát triển Xuất khẩu alf hoạt động cơ bản của ngoại thương, lịch sửphát triển của nó đã có từ rất lâu đời và ngày càng phát triển mạnh mẽ cả vềchiều rộng lẫn chiều sâu Ban đầu hình thức cơ bản của nó chỉ dơn thuần làhoạt động trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia Ngày nay nó đã phát triển rấtmnạh và được biểu hiện dưới nhiều hình thức Trong xu thế toàn cầu hoá hiệnnay, hoạt động xuất khẩu diễn ra trên phạm vi rộng khắp trong hầu hết tất cảcác ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, đóng một vai trò vô cùngquan trọng trong cơ cấu nền kinh tế với tỉ trọng ngày càng cao.

2 Vai trò của xuất khẩu

Xuất khẩu có cai trò cực kỳ quan trọng trong sự tăng trưởng và pháttriển nền kinh tế

- Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu :Để phục vụ cho sựnghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước ,cần phải có một nguồn vốn lớnđể nhập khẩu máy móc ,thiết bị ,công nghệ hiện đại Nguồn vốn ngoại tệ chủyếu từ các nguồn :xuất khẩu ,đầu tư nước ngoài ,vay vốn ,viện trợ ,thu từ hoạtđộng du lịch ,các dịch vụ có thu ngoại tệ ,xuất khẩu lao động Xuất khẩu lànguồn vốn chủ yếu để nhập khẩu

-Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế ,thúc đẩy sản xuấtphát triển Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển.Xuất khẩukhông chỉ tác động làm gia tăng nguồn thu ngoại tệ mà còn giúp cho việc giatăng nhu cầu sản xuất ,kinh doanh ở những ngành liên quan khác.Xuất khẩutạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ ,giúp cho sản xuất ổn định và kinhtế phát triển.vì có nhiều thị trường=>Phân tán rủi ro do cạnh tranh

-Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất,nâng cao năng lực sản xuất trong nước.Thông qua cạnh tranh trong xuấtkhẩu ,buộc các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến sản xuất ,tìm ra nhữngcách thức kinh doanh sao cho có hiệu quả ,giảm chi phí và tăng năng suất -Xuất khẩu tích cực giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sốngngười dân.Xuất khẩu làm tăng GDP,làm gia tăng nguồn thu nhập quốc dân,từđó có tác động làm tăng tiêu dùng nội địa ->nhân tố kích thích nền kinh tế tăngtrưởng Xuất khẩu gia tăng sẽ tạo thêm công ăn việc làm trong nền kinh

Trang 3

tế ,nhất là trong ngành sản xuất cho hàng hoá xuất khẩu ,xuất khẩu làm giatăng đầu tư trong ngành sản xuất hàng hoá xuất khẩu ->Là nhân tố kích thíchnền kinh tế tăng trưởng.

II Bối cảnh quốc tế và trong nước:

Năm 2007, kinh tế thế giới chịu tác động của nhiều yếu tố không thuận,giá dầu mỏ tăng cao (có thời điểm lên trên 98 USD/thùng); đồng USD mất giámạnh so với đồng Euro, đồng bảng Anh, đồng đô la Úc ; kinh tế Mỹ suythoái mạnh do tác động thị trường nhà đất và thị trường cho vay thế chấp kéotheo sự chao đảo trên thị trường tài chính và chứng khoán Mỹ, GDP của Mỹtrong cả năm 2007 chỉ tăng trên 2%; kinh tế Trung Quốc tiếp tục tăng trưởngcao trên 11% chứa đựng nhiều rủi ro đối với kinh tế thế giới 2007 tạo ra sự dưthừa công suất trong một số ngành cũng như tăng giá nhiều nguyên, nhiên liệucơ bản trên thị trường thế giới Bên cạnh đó, thiên tai và bất ổn chính trị cụcbộ ở nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới đã gây ra thiệt hại lớn đối vớinhiều nền kinh tế.

Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã nhận định "những rủi ro trên thịtrường tài chính và bất động sản, sự mất cân bằng lớn trong trao đổi hàng hóavà dịch vụ có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế và thương mại toàn cầunăm 2007 còn 3% và 6% (so với 8% năm 2006); nếu không sớm được khắcphục những rủi ro đó sẽ tác động mạnh hơn kinh tế và thương mại trong năm2008".

Ðáng chú ý là, trong khi tăng trưởng kinh tế năm 2007 của EU, Mỹ, NhậtBản đều thấp hơn dự đoán đầu năm và so với năm 2007, IMF ngược lại đãkhẳng định tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn được duy trì một cách mạnh mẽ tạicác quốc gia Châu Á nhờ nền tảng vững chắc

Việt Nam sau khi trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mạithế giới (WTO), uy tín trên trường quốc tế ngày một tăng cao, đầu tư FDI tăngmạnh , nhưng kinh tế - thương mại trong nước cũng gặp không ít khó khăntrước những tác động nặng nề do thiên tai hạn hán, bão lũ gây ra ở nhiều vùngtrong cả nước, dịch bệnh gia súc gia cầm phát tán trên quy mô lớn Ngoài ra,giá hàng hoá thế giới, giá xuất nhập khẩu nhiều loại vật tư hàng hóa tăng caođã tạo sức ép tăng giá nhiều mặt hàng trong nước cũng tạo ra không ít tháchthức đối với nền kinh tế trong suốt năm 2007

Tuy nhiên, với sự nỗ lực của toàn xã hội, sự chỉ đạo điều hành hiệu quảcủa Nhà nước, kinh tế nước ta tiếp tục đạt được những thành công trong năm2007: tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 8,5% Cơ cấu kinh tế tiếp tụcchuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng và dịchvụ, giảm tỷ trọng khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản: Tỷ trọng khu vựccông nghiệp và xây dựng từ 41,5% năm 2006 lên 42,1% trong năm nay; khuvực dịch vụ tăng từ 38% lên 38,1%; khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

Trang 4

giảm từ 20,4% xuống còn 19,8% Trong đó, thành công trong thu hút đầu tưnước ngoài (16 tỷ USD) và sự phát triển mạnh của thương mại được nhiềuchuyên gia kinh tế đánh giá là những nhân tố quan trọng góp phần đạt đượcnhững thành công của nền kinh tế năm 2007

III Kết quả xuất khẩu và cán cân thương mại 2007 :

1. Kết quả xuất khẩu:

Năm 2007, hoạt động xuất khẩu đã đạt được một số kết quả thể hiện trênnhững mặt chủ yếu như sau:

- Kim ngạch cả năm đạt 48 tỷ USD, tăng 20,5% so với năm 2006, vượt3,1% so với kế hoạch Chính phủ đặt ra là 17,4% (46,76 tỷ USD).

Kim ngạch của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 56,9% kim ngạchxuất khẩu của cả nước, đạt 27,3 tỷ USD, tăng 18,6% so với năm 2006; của khuvực doanh nghiệp 100% vốn trong nước tăng 23,1% so với năm 2006.

- Về giá trị, kim ngạch xuất khẩu năm 2007 tăng 8,2 tỷ USD Trong đó,kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông, lâm, thủy sản tăng 1,7 tỷ USD, nhómnhiên liệu, khoáng sản tăng 0,2 tỷ USD, nhóm công nghiệp và TCMN tăng 3,7tỷ USD và nhóm hàng khác tăng 2,6 tỷ USD.

(Đơn vị tính số lượng: 1000T, trị giá: triệu USD)

Mặt hàng

Thực hiện 2006

Ước t/h 2007 (%) T/h 2007 so 2006

Số lượng

Giá trị

Số lượng

Giá trị

Số lượng

Giá trịTổng giá trị39.826 48.000 120,5

Mặt hàng chủ yếu

2 Gạo 4.643 1.276 4.500 1.480 96,9 116,03 Cà phê 981 1.217 1.200 1.824 122,3 149,9

5 Cao su 708 1.286 750 1.417 105,9 110,26 Hạt tiêu 117 190 100 300 85,7 157,97 Nhân điều 127 504 155 640 122,2 127,08 Chè các loại 106 110 118 130 111,7 118,29 Dầu thô 16.419 8.265 15.200 8.400 92,6 101,6

Trang 5

10 Than đá 29.307 915 32.000 990 109,2 108,211 Hàng dệt may 5.834 7.700 132,0

13 Hàng Đtử & Lk máy tính

1.708 2.200 128,8

15 Sản phẩm gỗ 1.933 2.340 121,116 Sản phẩm

17 Xe đạp và phụtung

18 Dây điện và cáp điện

19 Túi xách, vali,mũ, ô dù

20 Nhóm sản phẩm cơ khí

1.000 2.200 220,021 Hàng hóa

5.943 7.350 123,7

- Về mặt hàng xuất khẩu, 10 mặt hàng và nhóm hàng có kim ngạch trên 1 tỷUSD là thủy sản, gạo, cà phê, cao su, dầu thô, dệt may, giầy dép, điện tử vàlinh kiện máy tính, sản phẩm gỗ và nhóm sản phẩm cơ khí Trong đó, ngoài 4mặt hàng lớn truyền thống là dầu thô, dệt may, giày dép và thuỷ sản kim ngạchmỗi mặt hàng đạt trên 3 tỷ USD, thì 2 mặt hàng điện tử và sản phẩm gỗ cũngđã đạt trên 2 tỷ USD.

- Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực có khối lượng giảm so với năm 2006như: Dầu thô đạt 15,2 triệu tấn, thấp hơn cùng kỳ 7,4%; Hạt tiêu ước đạt 100ngàn tấn, thấp hơn cùng kỳ 14,3%; Gạo ước đạt 4,5 triệu tấn, thấp hơn cùng kỳ3,1%.

- Những mặt hàng chủ lực có lượng xuất khẩu tăng khá so với năm 2006gồm: Cà phê tăng 22,3%; Nhân điều tăng 22,2%; Chè tăng 11,7%; Than tăng9,2%.

- Những mặt hàng chủ lực có trị giá xuất khẩu tăng cao so với năm 2006gồm: Gạo tăng 16%; Cà phê tăng 50%; Hạt tiêu tăng 73%; Nhân điều tăng30,8%; Hàng Dệt may tăng 32%; Điện tử và linh kiện máy tính tăng 28,8%;Sản phẩm gỗ tăng 21,1%; Sản phẩm nhựa tăng 45,8%; Dây điện và cáp điệntăng 27,7

- Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực do giá thế giới tăng mạnh nên về mặttrị giá tăng khá so với năm 2006 như: Cà phê tăng 50% mặc dù lượng xuấtkhẩu tăng 22,3%; Hạt tiêu tăng 73,3% trong khi lượng giảm 14,7%

Trang 6

- Nhóm sản phẩm cơ khí đạt tốc độ tăng trưởng cao trên 120% so với năm2006, đem lại kim ngạch trên 2,2 tỷ USD năm 2007

Nhận định chung về các kết quả đạt được

Trên cơ sở những kết quả đạt được trong hoạt động xuất khẩu năm 2007,có thể rút ra một số nhận định cơ bản như sau:

Những thành tựu:

- Thứ nhất, qui mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu tiếp tụcđược duy trì ở mức cao, các chỉ tiêu được đặt ra về tăng trưởng xuất khẩu đềuđã được thực hiện đạt và vượt, đặc biệt có một số chỉ tiêu đã vượt ở mức cao - Thứ hai, cơ cấu hàng hoá xuất khẩu đã có những chuyển dịch tích cựctheo hướng tăng dần tỷ trọng nhóm hàng chế biến, chế tạo, nhóm hàng có hàmlượng công nghệ và chất xám cao, giảm dần xuất khẩu hàng thô Nhóm hàngcó tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao và giá trị xuất khẩu lớn là nhóm hàngcông nghiệp và chế biến như: thuỷ sản, dệt may, giầy dép, hàng điện tử và linhkiện điện tử, sản phẩm gỗ Nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu cao hơnnhiều so với mục tiêu đặt ra là cà phê, hạt tiêu, sản phẩm nhựa Tuy nhiên,nhóm hàng đặt mục tiêu giảm tốc độ tăng trưởng trong năm nay là nhómnguyên liệu và khoáng sản nhưng thực tế vẫn có được sự tăng trưởng.

- Thứ ba, các chủ thể tham gia xuất khẩu không ngừng được mở rộng, đadạng hoá và hoạt động ngày càng hiệu quả, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhânvà khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Tốc độ tăng kim ngạchxuất khẩu của khu vực các doanh nghiệp 100% vốn trong nước ở mức cao23,1% so với khu vực các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 18,6% Tuynhiên, kim ngạch xuất khẩu các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫnchiếm tỷ trọng lớn và là động lực quan trọng đối với tăng trưởng xuất khẩucủa cả nước.

Những hạn chế :

- Thứ nhất, qui mô xuất khẩu vẫn còn nhỏ bé, kim ngạch xuất khẩu bìnhquân đầu người còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới (xuấtkhẩu bình quân đầu người của Singapore là 60.600 USD/người, Malaysia5.890 USD/người, Thái Lan 1.860 USD/người, Philipin 546 USD/người vàViệt Nam 473 USD/người)

- Thứ hai, xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhưng chưa vững chắc và rất dễ bịtổn thương bởi các cú sốc từ bên ngoài như sự biến động giá cả trên thị trườngthế giới hay sự xuất hiện của các rào cản thương mại mới của nước ngoài - Thứ ba, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chưa hợp lý, thể hiện trên cả baphương diện: (1) chủng loại hàng hóa xuất khẩu còn đơn điệu, chậm xuất hiệnnhững mặt hàng xuất khẩu mới có đóng góp kim ngạch đáng kể; (2) các mặthàng xuất khẩu có giá trị gia tăng còn thấp Xuất khẩu chủ yếu vẫn phụ thuộcvào các mặt hàng như khoáng sản (dầu thô, than đá), nông, lâm, thủy, hải sản,trong khi các mặt hàng công nghiệp như dệt may, gia giày, điện tử và linh kiếnmáy tính chủ yếu vẫn còn mang tính chất gia công; (3) quá trình chuyển dịch

Trang 7

cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo hướng công nghiệp hoá diễn ra chậm và chưacó giải pháp cơ bản, triệt để Tỷ trọng hàng công nghiệp – hàng chế biến xuấtkhẩu năm 2007 chiếm 40,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu tăng nhẹ so vớinăm 2006 là 40,3% Về thực chất, cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam thờigian qua chủ yếu chuyển dịch theo chiều rộng mà chưa đi vào chiều sâu, xuấtkhẩu chủ yếu dựa vào khai thác lợi thế so sánh sẵn có mà chưa khai thác đượclợi thế cạnh tranh thông qua việc xây dựng các ngành công nghiệp có mối liênkết chặt chẽ với nhau để hình thành chuỗi giá trị gia tăng xuất khẩu lớn

- Thứ tư, khả năng chủ động nắm bắt những cơ hội thuận lợi để thâm nhậpvà khai thác các thị trường xuất khẩu còn nhiều hạn chế Chưa tận dụng triệtđể lợi ích từ việc gia nhập WTO, các hiệp định thương mại song phương vàkhu vực đã ký kết giữa Việt Nam và các đối tác để khai thác hết tiềm năng củacác thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc

- Thứ năm, công tác của mạng lưới đại diện, đặc biệt về thương mại ởnước ngoài còn nhiều yếu kém, chưa thực sự hỗ trợ tốt cho hoạt động xuấtkhẩu, các chương trình XTTM nhỏ lẻ, rời rạc hiệu quả chưa cao.

- Thứ sáu, nhập siêu ở mức cao và chưa có giải pháp kiềm chế hiệu quả,triệt để, đã ảnh hưởng tiêu cực đến một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của nền kinhtế như cán cân thanh toán, dự trữ ngoại tế, nguồn lực đầu tư

- Thứ bảy, thị trường xuất khẩu tăng trưởng không đều, trong khi thịtrường ASEAN, EU, Mỹ tăng khá cao thì một số thì một số thị trường quantrọng khác tăng chậm hoặc giảm như Trung Quốc, Nhật Bản và Oxtrâylia

2 Nhập khẩu và cán cân thương mại :

Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2007 ước đạt 59 tỷ USD, tăng 31% so vớinăm 2006, trong đó doanh nghiệp có vốn trong nước nhập khẩu 38 tỷ USD,tăng 33,8% và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhập khẩu 21 tỷ USD,tăng 27,4%

Những mặt hàng nhập khẩu chủ yếu có trị giá tăng cao so với năm 2006gồm: Ôtô nguyên chiếc các loại tăng 132%, Linh kiện ôtô tăng 63,4%, Théptăng 56,4%, Phôi thép tăng 37,6%, Phân bón tăng 23,8%, Chất dẻo nguyênliệu tăng 28,6%, Sợi các loại tăng 37,1%, Máy móc thiết bị phụ tùng tăng54%, Tân dược tăng 27,7%, Điện tử, máy tính và linh kiện tăng 36,7%, Vảităng 30,7%, Dầu mỡ động thực vật tăng 60%, Sản phẩm hóa chất tăng 24,4%,Gỗ và nguyên liệu tăng 28,9%, Sữa tăng 24,6%, Thức ăn gia súc và nguyênliệu tăng 60%

Các mặt hàng nhập khẩu có kim ngạch lớn thuộc nhóm nguyên nhiên, vậtliệu, phụ liệu (không kể xăng dầu) và chiếm 58% tỷ trọng tổng kim ngạchnhập khẩu Trong đó có một số mặt hàng chiếm tỷ trọng cao như: sắt thép, kimloại và phôi thép 6,3 tỷ USD, phân bón các loại 850 triệu USD, máy móc thiếtbị 10,2 tỷ USD, hoá chất, chất dẻo nguyên liệu 3,77 tỷ USD, điện tử máy tính

Trang 8

linh kiện 2,8 tỷ USD, vải sợi, bông và nguyên phụ liệu dệt may, da 7,1 tỷUSD, gỗ nguyên liệu 999 triệu USD, thức ăn gia súc và nguyên liệu 1,18 tỷUSD, tân dược và nguyên liệu 848 triệu USD.

Về thị trường nhập khẩu, do cùng cơ cấu mặt hàng xuất khẩu (nông sản,tiêu dùng, dệt may, da) với các nước trong khu vực và sức cạnh tranh của hànghoá Việt Nam thấp nên mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu sang các nướcChâu Á chưa theo kịp tốc độ tăng trưởng nhập khẩu từ các nước này, nhậpsiêu cao đặc biệt từ Trung Quốc 6,8 tỷ USD, Đài Loan 4,4 tỷ USD và HànQuốc 3,2 tỷ USD (10 tháng 2007) Ngoài ra, lợi thế về vận tải, giá cả và tínhphù hợp nên đa số nguyên nhiên phụ liệu và vật tư phục vụ sản xuất trongnước và xuất khẩu như nguyên phụ liệu dệt may, da giầy, phôi thép, xăng dầu,máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất và gia công hàng xuất khẩu được nhậpkhẩu chủ yếu từ các nước trong khu vực, đứng đầu là: Trung Quốc, Hàn Quốc,Đài Loan, Singapore, Thái Lan Nhập khẩu từ các nước, các khu vực phát triển(như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU) chủ yếu là một số máy móc thiết bị công nghệnguồn, một số nguyên vật liệu phụ trợ Đối với khu vực này Việt Nam chủ yếulà xuất siêu.

Nhập siêu cả năm 2007 khoảng trên 10 tỷ USD với tỷ lệ nhập siêu/xuấtkhẩu là 22%, tăng trên 70% so với năm ngoái (12,7%) Đây là mức nhập siêucao so với cùng kỳ nhiều năm qua và được nhìn nhận như sau:

(a) Nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao; đầu tư nước ngoài tăng mạnh

Tăng trưởng kinh tế cả năm ước đạt 8,5% cao so với cùng kỳ của năm2006 là 8,17% Trong 10 tháng 2007, cả nước đã thu hút được trên 9,8 tỷ USDvốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), với 1.144 dự án đầu tư mới được cấpgiấy chứng nhận Nếu tính cả 300 dự án đã được cấp phép với trị giá hơn 1,5 tỉUSD thì tổng số đầu tư của nước ngoài sẽ lên tới 11,260 tỉ USD, tăng tới36,4% so với cùng kỳ năm ngoái Ngoài ra, việc nhập khẩu máy móc thiết bịvà nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất cho các công trình trọng điểm quốcgia cũng ở mức cao như máy bay, máy móc cho Tổ hợp khí điện đạm Cà Mau,thiết bị dầu khí, thiết bị cho các nhà máy xi măng, đóng tầu…

(b) Giá và lượng một số mặt hàng nguyên nhiên vật liệu nhập khẩu tăng:

Giá cả một số mặt hàng nguyên nhiên vật liệu trên thị trường thế giới tăngmạnh so với cùng kỳ năm trước đã góp phần làm cho kim ngạch nhập khẩunăm 2007 tăng cao, cụ thể: giá thép thành phẩm tăng bình quân 93 USD/tấn,phôi thép tăng 105 USD/tấn, phân bón tăng 21 USD/tấn, chất dẻo tăng 144USD/tấn, sợi các loại tăng 151 USD/tấn, kim loại thường khác tăng 469USD/tấn

Lượng nhập khẩu một số mặt hàng cũng tăng đáng kể như: xăng dầu nhậpkhẩu tăng 8%, thép thành phẩm tăng 35,6%, phân bón tăng 12,2%, sợi các loạităng 26,8%

Trang 9

Nhìn chung, trị giá kim ngạch nhập khẩu tăng đều tập trung vào các mặthàng nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất và xuất khẩu Tổng giá trị tăngthêm do giá và lượng ước tính khoảng 7,5 tỷ USD.

(c) Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thấp hơn tốc độ tăng nhập khẩu:

Kim ngạch cả năm đạt 48 tỷ USD, tăng 20,5% so với năm 2006 được đánhgiá là tốt, nhiều mặt hàng tăng cả về lượng, về giá, nhiều dự án sản xuất hàngxuất khẩu hiện đã và đang ở giai đoạn khởi động và đi vào sản xuất như Nhàmáy Intel, Nhà máy Cáp điện Hải Dương, các khu kinh tế, công nghiệp khác Tuy nhiên mức tăng vẫn thấp hơn mức tăng của cùng kỳ 2006 là 22,8%.Nguyên nhân là do khối lượng và trị giá xuất khẩu của một số mặt hàng chủlực đã có xu hướng chững lại và thậm chí giảm dần do những hạn chế mangtính cơ cấu như diện tích có hạn, năng suất có hạn, thời tiết không thuận lợi,yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái

(d) Ảnh hưởng của việc cắt giảm thuế và nhu cầu tiêu dùng, sức mua

trong nước tăng cao đối với hàng hoá nhập khẩu trong năm 2007 cũng đã gópphần làm cho kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng như nguyên liệu dệt may,giầy dép, ô tô và linh kiện ô tô, điện tử, nông sản thực phẩm tăng.

Ngoài các nước ASEAN, Việt Nam cũng nhập siêu lớn từ Châu Á, đứngđầu là Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan và Ấn Độ Các mặt hàng nhập siêunhư nguyên phụ liệu dệt may, da giầy, xăng dầu, hoá chất, phân bón, sắt thép,máy móc thiết bị phụ tùng đều là nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu của tasang các thị trường khác Có một thực tế là nhập siêu ở thị trường này sẽ tạo raxuất siêu vào các thị trường khác và trong một số trường hợp góp phần thu hẹptổng giá trị nhập siêu của các thị trường.

Mặc dù chúng ta đã cắt giảm thuế nhiều mặt hàng, nhưng nhập khẩu hàngtiêu dùng chỉ tăng với giá trị tuyệt đối nhỏ, chiếm tỷ trọng thấp trong tổng kimngạch nhập khẩu do đa số các mặt hàng tiêu dùng phổ thông đã được sản xuấttrong nước, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng Lượng hàng tiêu dùng nhập khẩukhoảng 2 tỷ USD, chiếm tỷ trọng trên 3% kim ngạch nhập khẩu

Trang 10

CHƯƠNG II KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU NĂM 2008

Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ trong quý 4/2007 và cả năm 2008sẽ chậm hơn nhiều so với mức đã dự báo trước đây Tỷ lệ thất nghiệp trongnăm tới sẽ ở mức cao hơn, nhưng lạm phát có chiều hướng giảm Báo cáođánh giá về triển vọng phát triển kinh tế của FED cho biết, kinh tế Mỹ sẽ tăngtrưởng chậm trong năm 2008 đạt khoảng 1,8 – 2,5% so với mức dự đoán banđầu là 2,5 – 2,75% Bất ổn từ thị trường nhà đất và thị trường tài chính từ hồitháng 8/2007 của Mỹ cùng với việc giá năng lượng liên tục tăng cao sẽ ảnhhưởng mạnh đến mức tăng trưởng của nền kinh tế thế giới.

Giá dầu tiếp tục tăng mạnh trong những tháng cuối năm 2007 (vượt quangưỡng 98 USD/thùng) và đồng USD xuống mức thấp kỷ lục mới so với đốitrọng của nó là euro sẽ gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế thế giới trongnăm 2008.

Ngoài ra, những vấn đề mang tính toàn cầu như dịch bệnh, ô nhiễm môitrường, khan hiếm nguồn nhiên liệu… sẽ càng trở nên gay gắt hơn, gây khókhăn đến quá trình phát triển kinh tế xã hội ở nước ta.

Theo dự báo của WB, nhập khẩu hàng hoá của toàn thế giới năm 2008 tiếptục tăng ở mức cao 6,7%/năm Trong đó, các khu vực là thị trường xuất khẩuchính của Việt Nam như EU, Nhật Bản, Trung Quốc, các nước đang phát triểnở châu Á, đều duy trì được mức tăng trưởng nhập khẩu cao

Bên cạnh các dự báo về kinh tế và tăng trưởng, những bất ổn về địa chínhtrị vẫn diễn ra căng thẳng ở nhiều khu vực trên thế giới, thiên tai và hạn hánđược dự báo tiếp tục xảy ra gay gắt cũng là những nguy cơ tiềm ẩn tác độngkhông thuận đến kinh tế thế giới năm 2008

2 Bối cảnh trong nướca Thuận lợi:

- Đối với xuất nhập khẩu, năm 2008 là năm thứ 2 Việt Nam là thành viêncủa WTO, điều này sẽ tạo cơ hội cho hàng xuất khẩu tiếp cận với nhiều thịtrường hơn với mức thuế thấp hơn với một số mặt hàng là cơ hội góp phầntăng kim ngạch xuất khẩu

- Với những nguồn vốn được huy động (kể cả trong nước và nước ngoài)và dựa vào nền kinh tế không ngừng gia tăng trong thời gian qua, năng lực sảnxuất chung của nền kinh tế đã được nâng lên rõ rệt Bên cạnh đó, vị trí và vai

Trang 11

trò của Việt Nam trên quốc tế đã được cải thiện trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt làtrong lĩnh vực hợp tác kinh tế - thương mại Đây là nhân tố quan trọng trựctiếp tác động đến khả năng sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam trong thời giantới.

- Nhiều ngành sản xuất trong nước có tiềm năng phát triển như:

Các loại nông, lâm, thuỷ sản có lợi thế cơ bản về điều kiện tự nhiên đểphát triển đa dạng các loại hình sản phẩm, đặc biệt là các phát triển các loạirau quả nhiệt đới, mở rộng nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản xa bờ Bên cạnhđó, hầu hết các mặt hàng thuộc nhóm nông, lâm, thuỷ sản tuy gặp phải giớihạn về khả năng mở rộng nuôi, trồng song vẫn có nhiều khả năng để có thểnâng cao giá trị gia tăng trong xuất khẩu thông qua việc đổi mới giống câytrồng, nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua hoạt động đầu tư vào côngnghệ chế biến, công nghệ sau thu hoạch

Các sản phẩm công nghiệp sẽ có nhiều khả năng để có thể tăng tốc pháttriển nhanh trong giai đoạn tới do kết quả của quá trình thu hút vốn đầu tư, đặcbiệt là các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trong 2 năm gần đây tăng mạnh,triển vọng về mở rộng thị trường, phát triển những mặt hàng mới mà thế giớicó nhu cầu cao là rất lớn Trong năm 2008 và các năm tiếp theo, chắc chắn cácdự án này sẽ đem lại nguồn lực sản xuất to lớn để đóng góp vào hoạt động mởrộng xuất khẩu của khu vực công nghiệp

Các mặt hàng mới có tốc độ phát triển cao, không bị hạn chế về cơ cấu vàthị trường như: sản phẩm công nghiệp đóng tàu, thép và các sản phẩm từ gangthép, máy biến thế và động cơ điện, giấy bìa và sản phẩm từ giấy bìa, túi xách- vali - mũ - ô dù, hoá chất - hoá mỹ phẩm - chất tẩy rửa

- Đẩy mạnh cải cách hành chính Vào WTO, Việt Nam có một hệ thốngpháp luật đổi mới và phù hợp với chuẩn mực quốc tế hơn Những cải cáchquan trọng về cơ chế, chính sách điều chỉnh các hoạt động kinh tế nói chungvà hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng theo hướng thông thoáng hơn, phù hợphơn với những chuẩn mực quốc tế, phát huy được sức mạnh tổng hợp của mọithành phần kinh tế trong thời gian qua nhất định sẽ tác động tích cực đến hoạtđộng xuất khẩu trong thời gian tới.

- Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và ngày càng mở rộng quan hệ kinh tếđối ngoại Với quan điểm chủ động hội nhập vào nền kinh tế quốc tế, quan hệkinh tế đối ngoại của Việt Nam với hầu khắp các quốc gia và khu vực thịtrường lớn trên thế giới ngày càng được mở rộng; mối quan hệ hợp tác vớinhiều tổ chức kinh tế, thương mại, tài chính lớn của quốc tế được thiết lập, duytrì một cách bền vững , tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng và pháttriển thị trường xuất khẩu.

b Khó khăn

- Năng lực cạnh tranh quốc gia chưa được cải thiện rõ rệt

Trang 12

Mặc dù, Ngân hàng thế giới (WB) đánh giá Việt Nam xếp hạng thứ 91 vềcải cách môi trường kinh doanh sau Singapore, Hong Kong, Thái Lan vàMông Cổ, dẫn trước Malaysia, Philippines, Lào và Campuchia, nhưng WBcho rằng Việt Nam hiện còn xếp hạng thấp trong ba lĩnh vực: bảo vệ nhà đầutư, giải thể doanh nghiệp và đóng thuế.

- Cơ cấu xuất khẩu chưa lành mạnh, chuyển dịch cơ cấu diễn ra chậm vàthiếu chủ động dẫn đến đầu tư dàn trải, hiệu quả không cao.

- Lợi thế so sánh về chi phí nhân công thấp đang giảm dần

Lợi thế so sánh chủ yếu hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài trong thời gianvừa qua là nguồn nhân lực trẻ, dồi dào, giá nhân công thấp sẽ giảm dần trongthời gian tới do sự hội nhập ngày càng sâu, rộng của nước ta vào kinh tế thếgiới (trong đó có thị trường lao động) Kinh tế trong nước ngày càng pháttriển, thu nhập cư dân ngày càng tăng sẽ là một khó khăn, thách thức trongviệc tìm kiếm những lợi thế cạnh tranh mới thu hút đầu tư nước ngoài.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ xuất khẩu còn nhiều hạn chế

Hệ thống kết cấu hạ tầng như sân bay, cảng biển, đường giao thông cònhạn chế sẽ tiếp tục là những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt độngxuất khẩu, đặc biệt là khi qui mô xuất khẩu tăng lên ở mức độ cao hơn trước - Thủ tục hải quan và thuận lợi hóa xuất khẩu

Những vấn đề về thuận lợi hoá xuất khẩu, đặc biệt là thuận lợi hoá xuấtkhẩu tại biên giới như thủ tục hải quan, kiểm tra chất lượng, công nhận lẫnnhau sẽ là những vấn đề cần tập trung giải quyết để có thể đẩy mạnh đượchoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, nhập khẩu cũng có nguy cơ tăng mạnh nếu không có các giảipháp kiềm chế hiệu quả do phải thực hiện việc mở cửa thị trường và cắt giảmthuế nhập khẩu.

- Đối với thị trường trong nước, năm 2008, bên cạnh các yếu tố kháchquan như biến động giá cả thế giới, thiên tai và dịch bệnh còn nhiều nguy cơtiềm ẩn tác nhân gây tăng CPI như: Việc tăng mạnh đầu tư toàn xã hội có thểlà nguy cơ làm tăng giá hàng tiêu dùng; đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tiếptục sôi động, một lượng vốn lớn được giải ngân chắc chắn sẽ tác động tích cựcđối với nền kinh tế nhưng cũng sẽ là nguy cơ tăng tỷ lệ lạm phát; Nhà nước sẽkhông còn bù lỗ giá xăng và giảm mạnh bù lỗ giá dầu Điều này sẽ gây áp lựctăng giá rất lớn lên các nhà sản xuất và chắc chắn gây sức ép tăng chỉ số giátiêu dùng.

Nhìn chung, trong sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam xuất khẩu năm2008 vẫn tiếp tục tăng trưởng cao Tuy nhiên cần phải nhận diện những khókhăn bất cập để có những giải pháp cụ thể kịp thời đảm bảo cho thắng lợi kếhoạch xuất khẩu như đánh giá của Diễn đàn Kinh tế thế giới, bên cạnh nhữnglợi thế như sự ổn định chính trị, an toàn xã hội, những nhân tố cản trở nhất đốivới hoạt động kinh doanh ở Việt Nam là bộ máy hành chính chưa hiệu quả, kếtcấu hạ tầng chưa thích hợp, lực lượng lao động chưa được đào tào tương xứng,

Trang 13

quy định về thuế, khả năng tiếp cận nguồn tài chính v.v Những hạn chế nàykhông chỉ tác động trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu mà còn ảnh hưởng tớichiến lược thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Một là, thực hiện đồng bộ các biện pháp nâng cao chất lượng tăng giá trị

hàng hóa xuất khẩu đối với các mặt hàng truyền thống, các mặt hàng sản xuấtdo bị hạn chế về cơ cấu (diện tích, năng suất, thời tiết…) không có điều kiệntăng nhiều về khối lượng, trong đó đặc biệt chú ý đến các mặt hàng nông, lâm,thủy sản

Hai là, tăng cường đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, chú trọng đổi mới

công nghệ, thiết bị, đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có kimngạch lớn, có khả năng tăng trưởng cao, những mặt hàng có đóng góp quantrọng cho việc thực hiện kế hoạch xuất khẩu cũng như giải quyết nhiều côngăn việc làm, góp phần ổn định xã hội như các sản phẩm chế biến, công nghiệpchế biến: dệt may, giầy dép, đồ gỗ, linh kiện điện tử, sản phẩm nhựa, dây cápđiện…

Ba là, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tìm kiếm và mở rộng thị trường, đẩy

mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có tiềm năng phát triển không bị hạnchế về khả năng sản xuất, sử dụng nhiều nguyên liệu trong nước như: hàng thủcông mỹ nghệ, sản phẩm cao su, hàng thực phẩm chế biến, hoá mỹ phẩm, sảnphẩm cơ khí, dịch vụ phần mềm…

Bốn là, tập trung khai thác theo chiều sâu, chiều rộng đối với các thị

trường xuất khẩu truyền thống, thị trường xuất khẩu trọng điểm đi đôi với việcphát triển các thị trường có chung đường biên giới với Việt Nam thông quaviệc xem xét điều chỉnh những quy định không phù hợp hạn chế xuất khẩuthời gian qua.

Trên cơ sở phương hướng đó, Bộ Công Thương đề ra mục tiêu phấn đấucụ thể đối với các nhóm hàng chủ lực như sau :

Trang 14

(Đơn vị tính số lượng: 1000T, trị giá: triệu USD)

Thực hiện năm 2007

Kế hoạch năm 2008

(%) KH 2008 so 2007

Số lượng

Giá trị Số lượng Giá trị Số lượng

Trang 15

- Nhóm sản phẩm cơ khí 2.200 3.000 136,4

Về thị trường xuất khẩu, tiếp tục quán triệt phương châm đa phương hóavà đa dạng hóa thị trường Các thị trường chủ lực của ta trong năm 2008 sẽvẫn là thị trường châu Á (Nhật Bản, ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, ĐàiLoan, Hồng Kông), châu Âu (chủ yếu là EU), Bắc Mỹ (Hoa kỳ, Canada) vàchâu Đại dương (Australia) Ngoài ra tiếp tục khai thác, thâm nhập một số thịtrường truyền thống hoặc thị trường mới như Nga, Trung Đông, Mỹ La tinh,châu Phi

Về cơ cấu thị trường xuất khẩu 2008, Bộ Công Thương dự kiến như sau :

(Đơn vị tính triệu USD)

Khu vực thị trường

% so với2006

Tỷ trọng(%)

% sovới2007

Tỷ trọng(%)

Khu vực thị trường Châu Á và Châu Đại Dương: Dự kiến xuất khẩu vào các

thị trường chính như Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan đều tăng cao hơn trước.Kế hoạch năm 2008 xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Châu Á đạt 24,5 tỷ USD, tăng 16,7% so với năm 2007; Khu vực thị trường Châu Đại Dương dự kiến xuất khẩu 5 tỷ USD, tăng 25%.

Trang 16

Khu vực thị trường Châu Âu: Năm 2008, xuất khẩu hàng hóa tiếp tục tăng

trưởng do chính sách về thương mại của EU không thay đổi nhiều, riêng thịtrường Nga và Ucraina có khả năng gia nhập WTO, vì vậy tập trung khai tháctheo cơ chế WTO Các mặt hàng tiếp tục tăng là sản phẩm nhựa, hàng điện tử,hàng thủy sản Tổng kim ngạch xuất khẩu dự kiến đạt 11,7 tỷ USD, tăng22,9%.

Khu vực thị trường Châu Mỹ: Thị trường Châu Mỹ có tiềm năng lớn do có sức

tiêu thụ lớn, yêu cầu về hàng hóa đa dạng, không quá khắt khe, phù hợp vớihàng Việt Nam, có nhu cầu lớn đối với một số hàng hóa thế mạnh của ta nhưgạo, dệt may, giầy dép, sản phẩm gỗ, thủ công mỹ nghệ, thủy sản… Dự kiếnkim ngạch xuất khẩu năm 2008 đạt 14,6 tỷ USD, tăng 25,2 so với năm 2007,trong đó Hoa Kỳ đạt 13,1 tỷ USD, tăng 28% Các mặt hàng như sản phẩm gỗ,dệt may, giầy dép, cà phê, thủy sản vẫn là những mặt hàng đóng góp vào tăngtrưởng.

Khu vực thị trường Châu Phi Tây Nam Á: Dự báo tình hình phát triển kinh tế

tại khu vực này có thuận lợi ở một số thị trường (Iraq,…) và không có đột biếntrong chính sách thương mại, vì vậy năm 2008 kế hoạch xuất khẩu vào khuvực này phấn đấu đạt 2,8 tỷ USD, tăng 53,8% so với năm 2007.

2 Phương hướng xuất khẩu đối với các mặt hàng chủ lực:a Khoáng sản:

*Dầu thô:

Theo nhiều chuyên gia kinh tế và các tổ chức nghiên cứu năng lượng hàngđầu thế giới, giá dầu thô có thể còn tăng cao trong năm 2008 Hãng tin Reuterscũng nêu rõ, căng cung dầu, nhu cầu toàn cầu nóng bỏng và đồng đô la Mỹyếu sẽ đẩy giá dầu trung bình lên mức kỷ lục vào năm tới

Tình hình địa chính trị Iran, Iraq, Nigeria, Venezuela … sẽ vẫn là nhữngđiểm nổi bật vào năm tới, gây tác động không nhỏ lên giá dầu thô.

Dự kiến năm 2008, Việt Nam sẽ xuất khẩu khoảng 15 triệu tấn dầu thô,kim ngạch khoảng 9 tỷ USD, giá trung bình khoảng 600 USD/tấn, giảm 1,3%về lượng nhưng tăng 7,1% về trị giá so với năm 2007 Do số lượng dầu thôkhai thác hàng năm tương đối ổn định và có xu hướng giảm, nên việc tăngkhối lượng xuất khẩu là không đơn giản, đặc biệt mỏ Bạch Hổ mỏ lớn nhấtViệt Nam hàng namư khai thác giảm tới trên 1 triệu tấn Do đó, vấn đề tăng trịgiá xuất khẩu dầu thô phụ thuộc rất nhiều vào giá Vì vậy cần phải tập trungphân tích tình hình và nâng cao tính chính xác dự bảo nhằm đẩy mạnh xuấtkhẩu vào lúc, vào thời điểm có lợi nhất.

* Than đá:

Nhu cầu về than trên thị trường thế giới vẫn tăng mạnh trong năm 2008,đặc biệt là tại các thị trường mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ Theo Tập

Trang 17

đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, giá xuất khẩu than sẽ tăngkhoảng 30% trong năm 2008

Theo dự kiến, kế hoạch xuất khẩu than năm 2008 là 20 triệu tấn với kimngạch khoảng 700 triệu USD, giảm 37,5% về lượng và 29,3% về trị giá so vớinăm 2007 Các thị trường chủ yếu vẫn là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,Tây Bắc Âu và một số thị trường khác.

Thực tế thời gian vừa qua (năm 2006 và 2007) Việt Nam xuất khẩu trêndưới 30 triệu tấn than nhưng giá xuất khẩu than giảm so với các năm trước.Trong khi các mặt hàng nguyên nhiên liệu nói chung giá xuất nhập khẩu phầnlớn đều tăng Có thể do chất lượng than xuất khẩu giảm do sản xuất khai thácđại trà nhưng đây là vấn đề cần được xem xét trong chiến lược khai thác vàxuất khẩu than Cần tính toán, xem xét đến việc tăng giá trị xuất khẩu thay vìtăng khối lượng xuất khẩu Và cũng như dầu thô xuất khẩu công tác nghiêncứu dự báo tình hình thị trường là hết sức cần thiết, quan trọng để đảm bảoxuất khẩu than có hiệu quả hơn

b Gạo:

Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, sản lượng lúanăm 2008 sẽ vào khoảng 36,5 triệu tấn, sau khi trừ tiêu dùng nội địa thì lượnglúa dành cho xuất khẩu sẽ vào khoảng 8,8 triệu tấn, tương đương với 4,8 triệutấn gạo

Dự kiến, năm 2008 xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo trắng các loại và gạo nếpđạt 1,5 tỷ USD, tăng 1,4% về trị giá so với năm 2007 Nhìn chung, xuất khẩugạo năm tới không gặp khó khăn về thị trường do diện tích canh tác trên toànthế giới có xu hướng ngày càng bị thu hẹp Tình hình bão lụt, hạn hán xảy rasâu sắc ở nhiều nơi trên thế giới Thị trường xuất khẩu gạo vẫn chủ yếuhướng tới các nước châu Á, châu Phi Ngoài ra, để đa dạng hóa thị trường cóthế đẩy mạnh khai thác thị trường Nhật Bản, Trung Quốc, Australia và NewZealand.

Việc mở rộng diện tích canh tác lúa gạo trong thời gian tới là rất khó do xuhướng đô thị hóa, công nghiệp hóa ở các địa phương trong cả nước, đây cũnglà xu hướng chung trên thế giới Để đạt được mục tiêu đặt ra ở trên đối vớixuất khẩu mặt hàng này cần chú trọng khai thác khâu chuyển đổi cơ cấu giốngvới việc thâm canh các giống lúa cho năng suất và chất lượng cao Chú trọngkhai thác các giống lúa đặc sản dược thị trường nhập khẩu ưa thích.

Ngoài ra đẩy mạnh xuất khẩu nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo năm 2008cần có cơ chế nâng cao sản lượng gao xuất khẩu, có cơ chế điều hành xuấtkhẩu phù hợp đó là:

- Tạo điều kiện thuận lợi cho thương nhân, cho cư dân các nước có chungđường biên giới với nước ta hợp tác sản xuất tiêu thụ gao và các loại nông sản.Hiện nay cơ chế của nhà nước đã khá rõ ràng nhưng khi thực hiện vẫn còn

Trang 18

nhiều vướng mắc về thủ tục hải quan, thuế xuất nhập khẩu Nếu làm tốt mỗinăm Việt Nam có thể có thêm 500.000 tấn gạo.

- Ngân hàng nhà nước cần có kế hoạch cung ứng đủ vốn cho các doanhnghiệp mua, dự trữ gạo Một mặt tiêu thụ hết lúa hàng hoá có lợi cho ngườisản xuất, một mặt tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động lưu kho xuất khẩuvào thời điểm có lợi.

- Do đặc điểm sản xuất lúa của Việt Nam, lượng lúa hàng hoá thường tậptrung theo vụ nhất là vụ Đông Xuân (trên 50% sản xuất gạo hàng hoá cả năm)nên vẫn cần có những hợp đồng xuất khẩu lớn, hợp đồng tập trung để đảm bảotiêu thụ hết lúa hàng hoá kịp thời có lợi cho người sản xuất Vấn đề điều hànhxuất khẩu theo các hợp đồng lớn sẽ được xem xét và trình bày trong cơ chếđiều hành xuất khẩu gạo thời gian tới đây.

- Xuất khẩu gạo nói riêng (hàng nông sản nói chung) có xu hướng giá tăngnhưng để có được quyết định chính xác xuất khẩu vào thời điểm nào để cóhiệu quả nhất thì vấn đề nghiên cứu thị trường, cập nhật thông tin và việc kếthợp phân tích với các nhân tố khác đảm bảo an ninh lương thực cần phải đượchết sức quan tâm đầu tư thích đáng

c Cà phê:

Dự kiến, năm 2008 xuất khẩu đạt 1,8 tỷ USD với khối lượng xuất khẩu 1,1triệu tấn, giảm 8,3% về lượng và 1,3% về trị giá Xuất khẩu cà phê năm tớivẫn có những thuận lợi về giá và thị trường.

Hiện nay chất lượng cà phê là một yếu tố quan trọng để nâng giá trị xuấtkhẩu và các doanh nghiệp hầu như chưa áp dụng xuất theo TCVN 4193.

Việc sơ chế cà phê của Việt Nam hiện nay chưa phát triển kịp với sự pháttriển nhanh chóng của sản xuất cà phê Vì vậy, cà phê hạt xuât khẩu có chấtlượng không cao Tổn thất sau thu hoạch cà phê khá lớn, giá xuất khẩu thườngthấp hơn 10% giá các sản phẩm cùng loại trên thế giới Mặt khác, hơn 80% càphê được sản xuất ra là từ các hộ nông dân sản xuất nhỏ, thiếu các điều kiện sơchế tối thiểu, chủ yếu chế biến thủ công như xát tươi, phơi khô Các doanhnghiệp kinh doanh cà phê, các đại lý mua cà phê cũng thiếu hệ thống kho tàngvà thiết bị chế biến

Để có thể giải quyết các tồn tại nêu trên, một số biện pháp phát triển ngànhcà phê Việt Nam là:

- Nâng cao chất lượng cà phê Việt Nam và sản xuất cà phê giá trị gia tăng - Mở rộng các chủng loại mặt hàng cà phê

- Sản xuất cà phê chất lượng cao, cà phê hữu cơ, cà phê đặc biệt, hảo hạng - Có nghiên cứ khoa học chuyển dịch cơ cấu sản phẩm Robusta và Arabica - Đổi mới công nghệ, thiết bị chế biến, khuyến khích áp dụng tiêu chuẩnchất lượng sản phẩm nhà nước phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế Đẩy mạnh xuấtkhẩu cà phê theo tiêu chuẩn TCVN4193-2001.

- Nỗ lực xây dựng thương hiệu cà phê

Trang 19

- Bộ NN và PTNT xem xét xây dựng lộ trình áp dụng tiêu chuẩn chấtlượng TCVN 4193:2005 đối với cà phê xuất khẩu, trước mắt chưa áp dụngtiêu chuẩn chất lượng TCVN 4193:2005 đối với cà phê xuất khẩu, chủ độngtuyên truyền khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu theo TCVN

d Cao su :

Dự báo sản lượng cao su thiên nhiên thế giới sẽ tăng 4,5% năm 2008,trong đó tăng trưởng của Thái Lan có thể sẽ đạt tương ứng 2,1% và3,8%,Indonesia là 0,9% và 5,1% và Malaysia là 4,2% và 4% Tiêu thụ củaTrung Quốc được dự báo sẽ tăng 8% năm 2008, trong khi của Mỹ lần lượt chỉở mức 4,7% và 4,1% còn của EU đều ở mức 2,2% Hiện tại, thị trường cao suthế giới đang trong tình trạng cung thấp hơn cầu, đặc biệt là nhu cầu sử dụngcao su của các nước nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam như Trung Quốc, Mỹ,Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc… dẫn đến khả năng thiếu cao su rất lớn.

Dự kiến, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2008 đạt 1,45 tỷ USDvới khối lượng xuất khẩu 780 ngàn tấn, tăng 4% về lượng và 2,3% về trị giá.Cao su Việt Nam xuất khẩu trên 40 nước trên thế giới, trong đó chủ yếu làTrung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Đức, Hoa Kỳ và Nhật Bản.Trong thời gian tới các thị trường trên vẫn tiếp tục khai thác được, ngoài ra cóthể hướng đến các thành viên khác của EU

Cao su của Việt Nam được xuất khẩu chủ yếu là cao su nguyên liệu dạngthô, sơ chế Trong khi đó, giá cao su thành phẩm và sản phẩm được chế biếntừ cao su thường cao hơn gấp nhiều lần so với cao su xuất khẩu thô Vì vậy, đểnâng cao hiệu quả xuất khẩu cao su, cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Đa dạng hoá cơ cấu sản phẩm xuất khẩu, giảm tỷ trọng cao su xuất khẩu

dạng thô, từng bước nâng cao hàm lượng chế biến : Cao su Việt Nam sản xuất

chủ yếu các sản phẩm cao su từ mủ nước chiếm hơn 80% (chủ yếu là SVR 3Lmột phần nhỏ là sản phẩm CV và mủ kem), phần còn lại là các sản phẩm từmủ tạp (SVR 10/20), chiếm khoảng 20% Cao su SVR 3L được xuất khẩu chủyếu sang thị trường Trung Quốc (do Trung Quốc có nhu cầu sử dụng loại caosu này để sản xuất săm lốp chất lượng thấp) Vì vậy, cần phải chuyển đổi cơcấu sản phẩm (sản xuất các loại mủ LATEX, CV, SVR10, RSS ).cho thíchứng với một số thị trường khác như EU, Bắc Mỹ để thâm nhập sâu vào khuvực thị trường này, giảm dần sự phụ thuộc và thị trường Trung Quốc.

- Tăng cường thu hút đầu tư đặc biệt là đầu tư nước ngoài sản xuất các sảnphẩm chế biến từ cao su như săm lốp, găng tay, phao cứu sinh để nâng caogiá trị gia tăng.

e Nhân điều

Trong năm 2008, nhu cầu tiêu thụ điều thế giới sẽ tiếp tục tăng (trung bình4%/năm) Dự báo, ngành điều Việt Nam sẽ xuất khẩu 160 nghìn tấn với kimngạch khoảng 680 triệu USD năm 2008 do giá thế giới thuận lợi trong điềukiện sản lượng điều Việt Nam tiếp tục tăng Theo đánh giá, giá điều xuất khẩu

Trang 20

của Việt Nam trong năm tới sẽ tiếp tục tăng, đạt mức trung bình 4.400 – 4.500USD/tấn.

Để có thể thực hiện được mục tiêu như đã đề ra, ngành Điều phải tận dụngđược những thời cơ và thuận lợi cũng như giải quyết được những khó khănđang gặp phải hiện nay Đặc biệt là đối với vấn đề về nguồn cung nguyên liệucho sản xuất.

Nhu cầu thế giới tăng ổn định, trung bình 4%/năm và sẽ đạt mức 409 ngàntấn vào năm 2010 Tuy nhiên Việt Nam tiếp tục được ưa chuộng và đánh giácao, nhiều thương hiệu của Việt Nam đã có uy tín cao trên thị trường thế giới.Xuất khẩu điều của Việt Nam hiện đã chiếm tới hơn 50% thị trường thế giới Do điều kiện thổ nhưỡng đất đai phù hợp để cây điều phát triển tốt, chonăng suất và chất lượng cao Năng suất điều của Việt Nam hiện nay trung bìnhhơn 1 tấn/ha, riêng điều cao sản năng suất lên tới 3-4 tấn/ha cao hơn 2 lần sovới mức bình quân của thế giới Việt Nam hiện là một trong những nước cósản lượng điều lớn nhất thế giới với sản lượng nhân điều chế biến hàng nămlên tới hơn 150 nghìn tấn Có nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay có nănglực chế biến lên tới 10 nghìn tấn nguyên liệu/năm Hơn nữa, Việt Nam hiện đãcó những nhà máy lớn

Tuy nhiên ngành điều hiện đang có mức tăng trưởng nhanh nhưng khôngổn định Thiếu nguyên liệu để phục vụ sản xuất, thiếu lao động, chi phí sảnxuất cao

Thiếu nguyên liệu cho chế biến khiến việc thu mua trong nước trở nên khókhăn, phức tạp Việt Nam phải nhập khá nhiều điều nguyên liệu để chế biếnnhưng chất lượng nguyên liệu nhập khẩu không cao.

Tuy là nước đứng dầu thế giới về xuất khẩu hạt điều nhưng khả năng cạnhtranh mặt hàng điều Việt Nam lại thấp hơn so với Ấn Độ do năng suất chếbiến thấp, chi phí sản xuất cao Một số công đoạn chế biến như bóc tách, phơisấy đòi hỏi làm thủ công nên đẩy chi phí lên cao Và vì vậy, việc thiếu hụtnhân công cho ngành điều hiện nay là khó tránh khỏi.

Để nâng cao hiệu quả sản xuất và xuất khẩu điều một mặt cần tăng sảnlượng, năng suất của cây điều, đồng thời mở rộng diện tích trồng lên 450.000ha vào 2010, so với 350.000 ha hiện nay để đáp ứng đủ nguyên liệu cho nhucầu chế biến Đồng thời cần có chính sách khuyến khích nông dân tăng nhanhdiện tích trồng các giống điều cao sản chất lượng cao từ tỉ lệ 30% hiện nay lên50% diện tích trồng điều cao sản vào năm 2010

Ngành ngân hàng và các ngành hữu quan cần xem xét và có biện pháp hỗtrợ cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu điều các ưu đãi về tín dụng vàvốn để đầu tư máy móc, công nghệ Trong đó, các doanh nghiệp chế biến phảicơ khí hoá, tự động hoá dây chuyền (giảm bớt tỉ lệ lao động phổ thông) cũngnhư giải quyết tốt các thủ tục hành chính trong việc nhập khẩu hạt điều, kiểmsoát hiệu quả vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.

Ngày đăng: 30/11/2012, 09:28

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w