1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn- đề tài : "Thực trạng vận động xây dựng chính quyền" pdf

115 509 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 694 KB

Nội dung

LUẬN VĂN "Thc trng vn đng xây dng chnh quyn 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đ tài: Thể chế chính trị ở nước ta là Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Đây là cơ chế chung trong quản lý xã hội. Trong đó, “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Mặt trận phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân…” 1 . Đảng lãnh đạo xã hội thông qua Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc, qua đó nhằm nâng cao hơn nữa công tác chính trị, tư tưởng, lấy tuyên truyền, thuyết phục, vận động làm phương thức quan trọng để thực hiện sự lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị và xã hội. Mặt trận Tổ quốc là ngôi nhà chung của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, Mặt trận tập hợp, vận động, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam ở nước ngoài; Mặt trận tuyên truyền sâu rộng quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, về các hoạt động của Mặt trận, các đoàn thể để cán bộ, đảng viên và nhân dân có nhận thức đầy đủ về tinh thần và nhiệm vụ của đất nước, tạo sự đồng thuận xã hội, đoàn kết dân tộc, đẩy mạnh phong trào cách mạng của quần chúng, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu do Đảng đề ra. Quan hệ giữa Mặt trận với chính quyền là quan hệ hợp tác, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, phối hợp cùng thực hiện nhiệm vụ chung của đất nước. Theo Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong suốt chiều dài lịch sử, cho đến giai đoạn hiện nay, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam luôn là một tổ chức không thể thiếu trong sự nghiệp cách mạng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đại diện cho quyền lợi hợp pháp và nguyện vọng chính đáng của 1 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, NXB Pháp lý-NXB Sự thật, Hà Nội 1992, trang 15 2 nhân dân, là cầu nối bền chặt giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước, luôn song hành cùng nhà nước hoàn thành sứ mệnh lịch sử vẻ vang của Đảng. Sự phối hợp giữa Nhà nước và MTTQ Việt Nam trong công tác vận động nhân dân tham gia xây dựng chính quyền đã được xác định trong nhiều văn kiện quan trọng của Đảng cộng sản Việt Nam. Bên cạnh đó, một trong những nội dung quan trọng của cải cách bộ máy Nhà nước hiện nay là tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Nhà nước với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Tuy nhiên, trên thực tế, vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nói chung và việc phối hợp với Nhà nước trong việc vận động nhân dân xây dựng chính quyền nói riêng chưa được đánh giá đúng và đầy đủ, từ đó dẫn đến những hạn chế trong sự nghiệp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Mặt khác, với tình hình quốc tế và trong nước hiện nay, trong chiến lược tăng cường phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước Việt Nam thực sự của dân, do dân, vì dân, việc vận động nhân dân xây dựng chính quyền đang trở thành nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng và cấp bách của Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Do vậy, tôi chọn đề tài “THC TRNG VẬN ĐỘNG XÂY DNG CHÍNH QUYN” làm luận văn thạc sĩ khoa học Hành chính công để khẳng định sự phối hợp giữa Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc vận động nhân dân tham gia xây dựng chính quyền là một công tác rất quan trọng của Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đ tài Cho đến nay, các công trình lớn, tiêu biểu viết về vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong tình hình mới nói chung và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia xây dựng chính quyền nhân dân nói riêng chủ yếu là: Lịch sử Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam, quyển III (1975-2004) (Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2007); Đại đoàn kết dân tộc vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh (Đỗ Mười-Lê Quang Đạo, Nxb. 3 Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996); Đại đoàn kết dân tộc phát huy nội lực nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước (Vũ Oanh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998); Đại đoàn kết dân tộc - động lực chủ yếu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học-thực tiễn, Hà Nội, 2002); Phát huy sức mạnh Đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học-thực tiễn, Hà Nội, 2005); Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc và Mặt trận Dân tộc thống nhất (Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996); Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết với vấn đề phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời kỳ mới (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2004); Một số vấn đềluận và thực tiễn công tác Mặt trận (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2009)… Ngoài ra, trên các sách, tạp chí khoa học, báo cũng có một số bài viết, nghiên cứu về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia xây dựng chính quyền nhân dân. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã khái quát, đề cập tương đối rộng và phản ánh được nhiều khía cạnh về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia xây dựng chính quyền nhân dân góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề lý luận trong thời kỳ mới. Song, chưa có một công trình chuyên khảo trực tiếp nào về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia phối hợp với Nhà nước trong việc vận động nhân dân xây dựng chính quyền. 3. Mục đch, nhiệm vụ, đối tượng nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Từ những vấn đềluận và thực tiễn của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc tham gia xây dựng chính quyền nhân dân, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao sự phối hợp giữa Nhà nước và Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam 4 trong việc vận động nhân dân xây dựng chính quyền, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Nêu lên những nội dung công tác phối hợp giữa Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc vận động nhân dân xây dựng chính quyền. - Phân tích, đánh giá những kết quả đạt được cũng như những mặt hạn chế trong công tác phối hợp giữa Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc vận động nhân dân xây dựng chính quyền thời gian qua, đồng thời nêu lên những nguyên nhân của tồn tại, hạn chế. - Đề xuất các giải pháp, kiến nghị có tính khả thi nhằm tăng cường công tác tham gia xây dựng và củng cố chính quyền của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. 3.3. Đối tượng nghiên cứu Sự phối hợp giữa Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc vận động nhân dân xây dựng chính quyền. 4. Phương pháp nghiên cứu và tư liệu 4.1. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và các phương pháp khác như khảo cứu, phân tích, so sánh, tổng hợp… các tài liệu liên quan. 4.2. Nguồn tư liệu Nguồn tài liệu chủ yếu: Các văn kiện Đại hội Đảng, các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; các văn bản pháp luật của Nhà nước gần đây đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Các bài phát biểu của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các thời kỳ; Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc nhiệm kỳ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (các khoá III, IV, V, VI, VII); các văn kiện các 5 Hội nghị Đoàn Chủ tịch, Hội nghị Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hàng năm (các khoá III, IV, V, VI, VI, VII). Ngoài ra, nguồn tài liệu là các Báo cáo công tác hàng tháng, 6 tháng, hàng năm và các báo cáo chuyên đề của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1986- 2010) được lưu trữ tại cơ quan Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; một số công trình nghiên cứu về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. 5. Đóng góp mới: Đề tài sau khi được hoàn thành sẽ có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn trên các nội dung cụ thể sau: - Về mặt lý luận: đề cập tới mối quan hệ giữa Mặt trận và chính quyền, đặc biệt là vấn đề sự phối hợp vận động nhân dân tham gia xây dựng chính quyền. - Về mặt thực tiễn: Luận văn sẽ đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc vận động nhân dân tham gia xây dựng chính quyền, từ đó nâng cao vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy hơn nữa quyền làm chủ của nhân dân, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay. 6. Kết cấu lun văn Luận văn gồm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý của công tác phối hợp giữa Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc vận động nhân dân xây dựng chính quyền. - Chương 2: Thực trạng của công tác phối hợp giữa Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc trong việc vận động nhân dân xây dựng chính quyền. - Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường sự phối hợp giữa Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc trong việc vận động nhân dân xây dựng chính quyền. 6 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA CÔNG TÁC PHỐI HỢP GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TRONG VIỆC VẬN ĐỘNG NHÂN DÂN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN 1.1. Cơ sở lý lun 1.1.1. Khái niệm, chức năng, đặc trưng, của Mặt trn Tổ quốc Việt Nam trong công tác phối hợp với Nhà nước vn đng nhân dân xây dng chnh quyn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - một hình thức cụ thể, hiện thân của Mặt trận dân tộc Thống nhất Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị rộng lớn, một bộ phận của hệ thống chính trị nước Công hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo, từ khi ra đời đến nay đã không ngừng lớn mạnh, trở thành một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Theo Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nơi hiệp thương, phối hợp, thống nhất hành động của các thành viên, góp phần giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”. 7 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tiền thân là Hội phản đế đồng minh được thành lập ngày 18/11/1930. Trải qua các giai đoạn lịch sử khác nhau, Mặt trận đã thay đổi nhiều tên gọi khác nhau cho phù hợp với yêu cầu của cách mạng. Đó là: - Mặt trận dân chủ (tháng 8/1937) - Mặt trận Việt Minh năm 1945, Hội Liên hiệp Quốc dân (29/5/1945), thống nhất Việt Minh - Liên Việt thành Mặt trận Liên Việt (3/3/1951), đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (tháng 9/1955), - Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam (1960), Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hoà bình Việt Nam (1968). - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Tháng 1/1977, Đại hội thống nhất các tổ chức Mặt trận ở hai miền thành một Mặt trận dân tộc thống nhất duy nhất lấy tên là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam). Hơn nửa thế kỷ qua, trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đấu tranh giành độc lập, tự do, thống nhất cho Tổ quốc cũng như trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vẫn luôn tỏ rõ là một liên minh chính trị có vị trí, vai trò rất quan trọng trong việc tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo động lực, góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Cũng giống như tất cả các tổ chức chnh trị- xã hi khác, Mặt trn Tổ quốc Việt Nam có những chức năng cơ bản sau đây: - Chức năng phản ánh yêu cầu, nguyện vọng và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của quần chúng nhân dân: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ra đời nhằm tập hợp tất cả các lực lượng yêu nước, tiến bộ, thể hiện ý chí, nguyện vọng đấu tranh vì độc lập tự do và hạnh phúc của các tầng lớp nhân dân, các dân tộc, các tôn giáo ở Việt Nam. 8 Trong Mặt trận dân tộc thống nhất do Đảng lãnh đạo có sự tham gia đông đảo của các tầng lớp công nhân, nông dân, thợ thủ công, những nhà buôn, những nhà tư sản dân tộc, các điền chủ, những nhà trí thức yêu nước, những quan lại cũ, những chức sắc tôn giáo và đồng bào có đạo, các dân tộc và người Việt Nam định cư tại nước ngoài… Ở họ có điểm tương đồng là lợi ích quốc gia, truyền thống quý báu, bản sắc văn hoá, lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. Do vậy, chức năng phản ánh yêu cầu, nguyện vọng và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của quần chúng nhân dân cần phải được nhận thức đúng đắn và đầy đủ. - Chức năng tuyên truyền, thuyết phục, tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có chức năng tuyên truyền, thuyết phục, tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước thông qua các tổ chức thành viên và các cuộc vận động, các phong trào cách mạng mang tính toàn dân để tập hợp và đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chịu trách nhiệm hiệp thương danh sách bầu cử và tham gia các hoạt động bầu cử đại biểu vào cơ quan dân cử các cấp. Chức năng tuyên truyền, thuyết phục, tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước thể hiện trên các nội dung là: + Tuyên truyền và vận động quần chúng nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước. + Tuyên truyền và vận động quần chúng nhân dân thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm công dân đối với Tổ quốc, đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 9 + Tuyên truyền và vận động quần chúng nhân dân, các hội viên và thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện theo đúng tôn chỉ, mục đích hoạt động của tổ chức. + Tuyên truyền và vận động quần chúng nhân dân tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, bảo vệ các cơ quan Nhà nước, xây dựng và bảo vệ nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. + Động viên các thành viên và mọi tầng lớp nhân dân phát huy quyền làm chủ của mình trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. - Chức năng giám sát, phản biện xã hội đối với các cơ quan, cán bộ Nhà nước và hệ thống chính trị Giám sát và phản biện việc xây dựng và thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước là một chức năng rất cơ bản, là một nhiệm vụ rất quan trọng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, phản ánh sâu sắc bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Trong hệ thống chính trị nước ta, quyền giám sát được quy định trong những văn kiện của Đảng, cơ quan quyền lực Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ngoài quyền giám sát của Quốc hội đối với Chính phủ, Hội đồng nhân dân đối với Uỷ ban nhân dân, Nhà nước còn cần được giám sát bởi Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, để Nhà nước ta thực sự là Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Thực chất và mục tiêu cơ bản của việc thực hiện ba chức năng đó là tạo nên một cơ chế giám sát quyền lực trong xã hội, làm cho sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước bảo đảm thực hiện yêu cầu dân chủ hoá, chống quan liêu và chủ quan duy ý chí trong mọi hoạt động. Mt số đặc trưng cơ bản của công tác phối hợp với Nhà nước trong công tác vn đng nhân dân xây dng chnh quyn của Mặt trn Tổ quốc Việt Nam: 10 [...]... THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC PHỐI HỢP GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TRONG VIỆC VẬN ĐỘNG NHÂN DÂN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN 2.1 Những hoạt động chủ yếu về công tác phối hợp giữa Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc vận động nhân dân xây dựng chính quyền 2.1.1 Phối hợp vận động nhân dân tham gia công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp Để cuộc... việc vận động nhân dân xây dựng chính quyền Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia tuyên truyền, động viên nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phối hợp, tham gia với cơ quan nhà nước tổ chức các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, vận động nhân dân đoàn kết, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, xây. .. 2 bên 1.2 Cơ sở pháp lý 1.2.1 Các văn bản pháp luật quy định công tác phối hợp giữa Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc vận động nhân dân xây dựng chính quyền Công tác phối hợp giữa Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vận động nhân dân tham gia xây dựng chính quyền được quy định ở nhiều văn bản pháp luật như Hiến pháp, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Tổ chức Quốc hội, Luật... nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam * Đặc trưng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã chỉ r : Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì... định: “Từ khi giành chính quyền, trong hơn nửa thế kỷ qua, ở mọi giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn luôn coi việc xây dựng, tăng cường, kiện toàn Nhà nước là một nhiệm vụ hàng đầu, làm cho Nhà nước thực sự là trụ cột của hệ thống chính trị, là một công cụ chủ yếu, vững mạnh của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” * Quyền làm chủ của nhân dân trong việc xây dựng. .. nước trong việc vận động nhân dân xây dựng chính quyền thể hiện ở những điểm cơ bản sau: - Phối hợp vận động nhân dân tham gia công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân Tại điều 8 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và trong Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội, Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có các nhiệm vụ chính như sau: - Ban Thường trực Ủy ban Mặt... trách nhiệm của mình đã được qui định trong qui chế thực hiện dân chủ xã, phường, thị trấn - Phối hợp vận động nhân dân tham gia xây dựng pháp luật, phối hợp tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho nhân dân Công tác phối hợp giữa Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc vận động nhân dân tham gia xây dựng pháp luật và phối hợp để tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho nhân dân được quy định chủ... việc quản lý Nhà nước để thực hiện quyền lực của mình Cụ thể là các việc: thảo luận, đóng góp ý kiến vào các 15 dự thảo Luật, xây dựng hoặc sửa đổi Hiến pháp và các văn bản Luật, các quy định, quy chế mang tính pháp lý; đề xuất các kiến nghị với chính quyền các cấp thông qua các đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân những vấn đề về pháp luật và chính sách liên quan tới cuộc sống của mình - Nhân... hệ giữa Nhà nước với Mặt trận: - Về tính chất của quan hệ, tại Điều 9 Hiến pháp quy định: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân” - Về nhiệm vụ cơ bản của Mặt trận, Hiến pháp quy định: Mặt trận phải phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, tham gia xây dựng và củng cố chính quyền... trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Thấu suốt quan điểm: Dân là quý nhất, là quan trọng hơn hết, là “tối thượng”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ r : “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”, “Dân là chủ, mọi quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân” Do đó, Đảng và Nhà nước ta luôn nhận thức đúng đắn về . Nam. 5. Đóng góp mới: Đề tài sau khi được hoàn thành sẽ có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn trên các nội dung cụ thể sau: - Về mặt lý luận: đề cập tới mối. nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Do vậy, tôi chọn đề tài “THC TRNG VẬN ĐỘNG XÂY DNG CHÍNH QUYN” làm luận văn thạc sĩ khoa học Hành chính công để khẳng

Ngày đăng: 07/03/2014, 16:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ luật hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam , NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội - 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà XB: NXBChính trị Quốc gia
2. Bộ luật Tố tụng hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội - 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật Tố tụng hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
3. PGS.TS Bùi Xuân Đức(2004), Đổi mới, hoàn thiện bộ máy Nhà nước trong giai đoạn hiện nay, NXB Tư pháp, Hà Nội - Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới, hoàn thiện bộ máy Nhà nướctrong giai đoạn hiện nay
Tác giả: PGS.TS Bùi Xuân Đức
Nhà XB: NXB Tư pháp
Năm: 2004
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, NXB. Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ VI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB. Sự thật
Năm: 1986
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, NXB Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cương lĩnh xây dựng đất nước trongthời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Sự thật
Năm: 1991
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, NXB. Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB. Sự thật
Năm: 1991
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốcgiữa nhiệm kỳ khoá VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 1994
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 1996
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2001
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2006
12. Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội - 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
13. Hà Huy Giáp (1992), Một vài suy nghĩ về tư tưởng Hồ Chí Minh, góp phần tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Sự thật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một vài suy nghĩ về tư tưởng Hồ Chí Minh, gópphần tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh
Tác giả: Hà Huy Giáp
Nhà XB: NXB Sự thật
Năm: 1992
15. Hiến pháp Việt Nam (năm 1946, 1959, 1980 và 1992), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội - 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiến pháp Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trịQuốc gia
16. Hồ Chí Minh (1977), Về quan điểm quần chúng, NXB, Sự Thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về quan điểm quần chúng
Tác giả: Hồ Chí Minh
Năm: 1977
17. Hồ Chí Minh (1995), Về dân vận, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về dân vận
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: NXB. Chính trị Quốc gia
Năm: 1995
18. Hồ Chí Minh (2002), Bài nói chuyện tại lớp bồi dưỡng cán bộ về công tác Mặt trận, Toàn tập, xuất bản lần thứ 2, tập 10, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài nói chuyện tại lớp bồi dưỡng cán bộ về công tác Mặt trận, Toàn tập
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: NXB. Chính trị Quốcgia
Năm: 2002
19. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, xuất bản lần thứ 2, tập 11, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb. Chính trị Quốc gia
Năm: 2002
20. Học viện chính trị- Hành chính QG HCM (2010), Nhà nước trong hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay- NXB Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà nước trong hệthống chính trị ở Việt Nam hiện nay
Tác giả: Học viện chính trị- Hành chính QG HCM
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2010
21. Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân (sửa đổi), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội - 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân (sửa đổi)
Nhà XB: NXB Chính trịQuốc gia
22. Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w