Mẹonângcao hình ảnhnơicôngsở
Chuyển tải tốt thông điệp qua giọng nói
Hãy lắng nghe những gì mình nói. Những từ “như là”, “à”, “ờ” có
thường xuất hiện trong lời nói của bạn? Bạn có lên giọng ở cuối câu
khiến người khác nghĩ là bạn đang đặt câu hỏi trong khi thực chất đó
là câu khẳng định? Bạn có nói quá nhanh hoặc quá nhỏ?
Những yếu tố này sẽ khiến thông điệp của bạn mất đi sức ảnh
hưởng cần thiết. Hãy tập luyện để luôn có giọng nói đủ âm lượng và
tốc độ vừa phải. Khi nói, cũng cần chú ý nhấn nhá, ngắt nghỉ những
điểm quan trọng.
Văn phòng không phải là khu giải trí
Đừng biến văn phòng thành khu giải trí – bạn thoải mái chơi game,
trò chuyện rôm rả và “úp mở” tình cảm công sở. Dĩ nhiên bạn bè
đồng nghiệp cần có những phút thư giãn nhưng đừng quá lạm dụng.
Đây không phải là những yếu tố giúp bạn thăng chức, ngược lại, nó
có thể làm nảy sinh những mâu thuẫn, bất đồng nếu câu chuyện đùa
đi quá xa.
Đừng đưa chuyện riêng “lên sóng”
Thẻ tín dụng quá hạn? Bạn vừa mới chia tay với người yêu? Chủ
nhà đòi tăng tiền thuê? Bạn có thể chia sẻ những khó khăn trong
cuộc sống với đồng nghiệp thân, nhưng đừng khiến đó trở thành
“chương trình thời sự” đặc biệt mỗi ngày.
Một điều đáng chú ý nữa là bạn không nên bàn luận chuyện riêng
trong thang máy hoặc nhà vệ sinh – đó không phải là những nơi an
toàn dù bạn không quen bất cứ ai có mặt tại đó. Trái đất tròn và bạn
sẽ không biết những chuyện bạn bàn luận sẽ đến tai ai.
Đừng biến chỗ làm việc thành phòng ngủ
Cho dù khối lượng công việc chất đống và bạn phải làm thêm giờ,
bạn cũng nên giữ cho bàn làm việc tương đối ngăn nắp. Chẳng may
sếp đến chỗ bạn lấy hồ sơ và bạn phải đào bới cả đống tài liệu, khăn
ăn, sách báo mới tìm được thứ mà sếp cần, bạn đã mất điểm hoàn
toàn trong mắt sếp. Theo Jones, bạn cũng không nên để những thứ
quá riêng tư như thiệp chúc mừng sinh nhật của người yêu tại bàn
làm việc.
Cẩn thận với hình tượng của bản thân trên internet
Ngày nay, hình tượng và uy tín của một người không chỉ được xây
dựng từ biểu hiện trong công việc, mà hơn thế, còn chịu ảnh hưởng
rất nhiều từ các hoạt động của bạn trên internet. Đối tác sẽ nghĩ thế
nào khi bắt gặp hìnhảnh bạn “phượt hoành tráng” với lũ bạn thời
trung học? Hãy cài đặt điều kiện chia sẻ cho những hìnhảnh này
hoặc tự lập ra nguyên tắc không “add” đồng nghiệp vào facebook.
Thông tin nhạy cảm của bạn có thể bị rò rỉ hoặc tô vẽ từ đây.
Tương tự, đừng bao giờ chỉ trích hay phê bình sếp, công ty hoặc
đồng nghiệp trên các trang mạng xã hội vì bạn đâu biết ai sẽ ghé qua
trang blog của mình.
Tiếp chuyện với lãnh đạo
Nếu là nhân viên tại các công ty lớn, bạn sẽ ít có cơ hội được gặp gỡ
và tiếp chuyện với sếp tổng. Hãy nắm bắt cơ hội tạo ấn tượng tốt với
sếp như tranh thủ bắt chuyện khi đi cùng thang máy với tổng giám
đốc. Bạn không cần phải nói chi tiết về bất cứ vấn đề gì, chỉ đơn giản
vài câu chào hỏi cũng giúp sếp chú ý đến bạn.
Mạnh dạn vượt ra ngoài khuôn khổ
Hãy chứng tỏ rằng bạn nghiêm túc và xem trọng công việc của mình
bằng cách dẫn đầu các dự án của phòng và tham gia các hoạt động
gây quỹ và tình nguyện của công ty. Theo Jones, “Các lãnh đạo cấp
cao sẽ đặc biệt chú ý các cá nhân đóng góp cho công ty ngoài giờ
làm việc.
. Mẹo nâng cao hình ảnh nơi công sở
Chuyển tải tốt thông điệp qua giọng nói
Hãy lắng nghe những.
Cẩn thận với hình tượng của bản thân trên internet
Ngày nay, hình tượng và uy tín của một người không chỉ được xây
dựng từ biểu hiện trong công việc, mà