1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm truyện trinh thám Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX

96 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 20,43 MB

Nội dung

Luận văn Đặc điểm truyện trinh thám Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX nghiên cứu nhằm nhận diện và nêu các đặc điểm cơ bản đồng thời trình bày lịch sử vận động của truyện trinh thám qua các giai đoạn bao gồm: Giai đoạn mở đầu, giai đoạn đỉnh cao và giai đoạn thoái trào.

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRUONG ĐẠI HỌC SƯ PHAM

TRAN THỊ THANH THẢO

ĐẶC ĐIÊM TRUYỆN TRINH THÁM VIỆT NAM

NỬA ĐẦU THẺ KY XX Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 8220121

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS NGUYÊN PHONG NAM

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả trong Luận văn là trung thực và tôi xin chịu trách nhiệm "hoàn toàn về những điều đã trình bày trong Luận văn

“Tác giả luận văn

AL

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới quj thầy, cô giáo Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng đã nhiệt tình hướng dẫn, giảng dạy và tạo mọi

điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứa

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Thầy PGS.TS Nguyễn

“Phong Nam đã luôn tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tôi trong suất quá trình nghiên cứu và hồn thành Ln văn

Mac dài đã có gắng rất nhiễu, nhưng chắc chắn Luận văn không tránh khỏi những, thiểu sót Kính mong nhận được sự đóng góp ÿ kiến của Quj thay có giáo, anh chị và các bạn dé bài nghiên cứu của tơi được hồn thiện hơn

.Đà Nẵng, ngày 02 thing 01 năm 2019

TRÁN THỊ THANH THẢO

Trang 4

DAC DIEM TRUYEN TRINH THAM VIET NAM NUA DAU THE KY XX "Ngành: Văn học Việt Nam, Ho tên học viên: Trần Thị Thanh Thảo

"Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Phong Nam Co sb dio tao: Dai hoc Đà Nẵng - Trường Đại học Sư phạm

“Tm tt Tray tỉnh tám Việt Nam xuất biện và nhát tiễn mạnh mẽ từ những năm đu của bể kỹ XX Lịch sĩ truyện tính thầm Việt Nam đi ải qua những giả đoạn tăng trim Khe au Thing qua những cuộc đều tra gái mã cc í mật vụ đn, ức tranh hiện thực đa ắc của xã hội Việt Nam đương thi đã được tả hiện theo những ch iêng độ đá Xé trên phương dita ng tub, uyện đ xây dụng mô

Tịnh cốt truyện ch chế, logic, phủ hợp với đặc ung của thẻ lai ăn bọ duy lý Hình tượng nhân vật ch yu de xy yng thông qu việc miêu tả đện mạo, hình động và diễn biển tâm lý Phương hức trần thuật thông qua hìh trợng người kẻ chuyện với lỗi n uật ure ip, gián tếp hoặc luân chuyển .điễn nìn Từ gc nhìn về quá tình vận động và phá viễn của một kiễ loại văn học luận vấn sẽ gốp

phần si sáng những giá ị mà hiện tượng độc đáo này có đợc Qua đồ mở ra một quan riện nơi về ính đa dạng ong chúc năng văn học nổi chứng, văn học nh hầm mới riêng Nêu có điu kiện tấp uc "ngöiên cữu chữn tịnh hướng ẽ hiểu đặc điểm của toàn bộ ruyện nh thám Việt Nam qua các thời kỳ để óc nhĩn xuyên su và toàn điện bơ vàn văn hợc tỉnh thám nước nhà “khó Tryện tịnh thám Việt Nam; Thám từ; Vụ BY dn; Did a

Xác nhận của giáo viên hướng dã "Người thực hiện đề tài

Q eer 4

Guu "` —«

Xa Wht 74; Thanh, Ths

CHARACTERISTICS OF VIETNAMESE THRILLER LITERATURE IN THE FIRST HALF OF XX CENTURY

Major: Vietnamese literature

Full name of Master student: Tran Thi Thanh Thao Supervisors: Prof Dr Nguyen Phong Nam

‘Training institution: The University of Da Nang - Univesity of Science and education [Absact: Vietnamese triler erature emerged and evolved since the cay yeas of XX century “The history of Vieinanese tiller experienced significant changes Through the solitons ofthe erims, the realise pictures of Veinam scity were uniquely depicted From an artistic perspective, the tres ‘were communicated logically, following the characteristics of rainalistic iteratue The characters were Inaily depicted va the descriptions of thei facial features, actions and psychological happenings The narrative approaches were tailored through the description of the story tele’ director inde elling or {dough the changes ofthe pont of view From the perspective of examining ofthe evolution Tteratre, the thesis contributes tothe shedding the ight upon the unigue values of his typeof tera of «ype of “Through this the thesis opens a new perczpion onthe diversity of terture functions in general and of thir Hirtre specifically, The fture thier Iterature esearch should focus on examining the chancteisie of Vietnamese thriller iteraure comprehensively through al the historical phases so tht {o form a thorough view ofthe rational illiterate Key words: Vieamese ler trate; py rime; mystery investignte

Trang 5

MỤC LỤ MO DAU 1 LÝ DO CHON DE TAL 1

2 LICH SỬ VẤN ĐÈ NGHIÊN CỨU 1

3 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 10

4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHAM VI NGHIÊN CỨU "

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU "

6 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THUC TIEN 12 7 BỘ CỤC LUẬN VĂN 12 CHUONG 1 QUA TRIN! THÁM VIỆT NAM 1.1 Nhận diện truyện trình thá 1.1.1 Thể nào là truyện trnh thám? B Vigt Nam 4

1.2 Những chặng đường phát triển cũa truyện trình thám

1.2.1 Giai đoạn khởi đầu

1.22 Giai đoạn đình cao,

1.2.3 Giai đoạn thoái trào 24 1.1.2 Những đấu hiệu đặc trừng của truyện trinh CHUONG 2 HIỆN THỰC XÃ HỘI TRONG TRUYỆN TRINH THÁM VIỆT

NAM NUA DAU THE KY XX, 28

2.1 Nhiing bối cảnh đặc trưng của truyện trinh thám 28 2.1.1 Bức tranh sinh động của đô thị Việt Nam buổi giao thời 28 2.1.2 Cảnh sắc và đời sống xã hội ở xứ "đồng rừng” 3s 2.2 ¥ nghĩa xã hội cũa truyện trình thám 38 2.2.1 Phơi bày những mặt trái của xã hội 38 2.2.2 Hình mẫu lý tưởng qua nhân vật thám tir 4i CHƯƠNG 3 MỘT SÓ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN

TRINH THÁM VIỆT NAM NỬA ĐẦU THÉ KỸ XX

3.1 Nghệ thuật xây dựng cốt truy

3.1.1 Các dạng cốt truyện rong truyện trình thám 46 3.1.2 Các thủ pháp xây dựng cốt truyện trình thám s0

Trang 6

3.2.1 Các môdp nhân vật chủ yếu trong truyện trnh thắm, <‹

3.2.2 Cách mô tả các loại nhân vật 58

3.23 Cách thể hiện hình tượng “người kế chuyện” 6

KẾT LUẬN

Trang 7

MỞ ĐÀU

1 LÝ DO CHỌN ĐÈ TÀI

“Truyện trình thám Việt Nam xuất hiện và phát triển mạnh mẽ từ những năm đầu cia thé ky XX So với các thể loại văn xuôi khác, truyện trinh thám xuất hiện khá muộn và phát triển không liên tục, nhưng đã có những bước tiền khá nhanh

Mặc dù là một thể loại văn học ăn khách, mức độ ảnh hưởng đến người đọc rất lớn, nhưng nó lại không được để cao Nó bị xếp vào dạng “tiểu thuyết ba xu”, là “văn học hạng hai”, văn học đại chúng So với các thể loại văn học khác, truyện trình thám được đánh giá thua kém cả về giá trị nội dung lẫn nghệ thuật Thế nên trong một thời gian dài, nó bị giới nghiên cứu "lăng quên” Nhưng từ giữa thể ký XX trở về sau, tình hình đã có nhiều thay đổi Truyện trình thám Việt Nam được nhìn nhận khác hơn, đã có những đánh giá tích cực đối với kiểu lo

“Tuy nhiên, trên thực tẾ,

chưa được sáng tỏ Chẳng han, thé nào là văn học trình thám? Ở Việt Nam có thể loại văn học này không? Có gì giống/ khác so với trình thám của thể giới? Giá trị của truyện trình thám Việt Nam là gì? Có thể nói, cho đến nay truyện trình thám Việt Nam vẫn là một “mảnh đất” còn trắng vắng, cần được tiẾp tục cày xới, cần một sự nghiền cứu thấu đào, đầy đủ hơn

Luận văn của chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu “đặc điểm truyện trình thám Việt Nam nửa đầu thể ký XX” là một cách tiếp cận đổi tượng theo quan điểm văn học sử Từ gốc nhìn về quá trình vận động và phát triển của một kiểu loại văn học, luận văn sẽ góp phần soi sáng những giá trị mà hiện tượng độc đáo này có được Qua đó mở ra một quan niệm mới về tinh da dang trong chức năng văn học nói chưng, văn học trinh thắm nói riêng

Hiện nay, truyện trình thám Việt Nam vẫn đang phát triển tiễn tới những hình thức mới và sẽ còn tiếp tục thu hút một khối lượng đông đảo độc giả Với việc khẳng, định giá trị cũng như chỉ ra mặt hạn chế của nó, chúng tôi mong muốn góp phần vào si phat triển của văn học trình thám trong tương lai

2 LICH SỬ VẤN ĐÈ NGHIÊN CỨU

2.1 Giai đoạn trước năm 1945

“Từ trước năm 1945, sau khi những tác phẩm trình thám đầu tiên của Việt Nam

xuất hiện, một số tác giả đã có những nhận xét, đánh giá về thể loại văn học trình thám

én quan dến dối tượng này vẫn còn rắt nhiều

Tuy nhiên, trong số đồ thất sư chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu bàn về th loại

văn học này, mà chủ yếu là các bài giới thiệu, phân tích về nội dung, nghệ thuật một

Trang 8

2

Lữ và Phạm Cao Củng, đồng thời cũng không thiếu những ý kiến chê bai, xem thường đối với thể loại này

"Nhà văn Khái Hưng, từ năm 1934, trong lời tựa cho tập truyện J ông vả máu đánh giá Thể Lữ lànhà văn đã "dung hợp” giữa lối văn viết theo kiểu phương Tây và phương Đông - “một lối văn viết theo óc khoa học mà vẫn giữ được thí vị của văn Tau” Theo Khái Hưng thì “ác giả những truyện Vàng và máu và Mới đồm trăng đã tô ra có bộ óc khoa học của Edgar Poe và tâm hỗn thỉ sĩ của Bỏ Tùng Linh, hai nha viết những truyện

ghê gớm hay huyền hoặc, làm cho độc giả yếu bóng vía phải rùng mình lúc đêm khuya” (32, 13]

Vũ Ngọc Phan trong cuốn Nhà vấn hiện đại, Tập II (1943) đánh giá cao tác giá trình thám Phạm Cao Củng ở việc tiếp biến một thể loại văn học có nguồn gốc từ phương Tây So với các ác giả khác như Thể Lữ, Bùi Huy Pha, nhà nghiên cứ rằng “tiểu thuyết của Phạm Cao Củng là có phần đặc sắc hơn”, các truyện trình thám của Bài Huy Phồn thì mang tính chất "hoạt kê”, cách miêu tả còn đơn giản, nhiều tỉnh tiết vô lý, thiếu logïc Còn nhận xét về Thể Lữ, “những truyện ghê sợ ơng đã chứng tư là một tiểu thuyết gia có biệttài, nghệ thuật viết tiểu thuyết của Thể Lữ ở đây đã lên tới trình độ cao” [57, tr.54]

Nhà nghiên cứu Dương Quảng Hàm khi nhận xét về tác phẩm Liàng và máu, Bón “đường thiên lõi của Thể Lữ, cho rằng Thế Lữ sáng tác truyện trình thám kinh đi với

những “chủ đích”, những ý đồ sẵn trước đó để lôi kéo được người đọc: “Ông đặt những

câu chuyện có vé rất rùng rợn lâm cho người đọc ghê sợ, rồi đến đoạn kết, ông dem cái lề khoa học ra mà giải thích các việc đã xảy ra một cách rất đơn giản, tự nhiên” 28, t9]

“Cũng có một số bài viết để cập đến những vấn để chung của th loại Chẳng hạn nhà văn Nguyễn Công Hoan có nhắc đến truyện trình thám trong bai “Truyện trinh thám An Nam”, nhưng ông không đánh giá cao, thậm chí không mắy thiện cảm đối với thể loại nay Nhìn chung, tình hình nghiền cứu về truyện trình thám trong giai đoạn nửa đầu thé ky XX edn kha íLỏi về số lượng và hầu hết chỉ đánh giá chung về nhóm truyện kinh dị của hai tác giả ở miền Bắc (Thế Lữ và Phạm Cao Cng) Mặc đủ có biểu dương sự sáng tạo của nhà văn Việt Nam trong việc tiếp thu thể loại văn học phương Tây, nhưng lại không thục sự coi trọng giá rị của thể loại truyện trình thám ở'

Việt Nam

2.2 Giai đoạn 1945 - 1975

Trang 9

3

thám đã chuyển sang những dạng Khác, đó là tính thẩm tình báo, phản gián hay các truyện hình sự viết về việc phá án của lực lượng công an Loại truyện này xuất hiện ở

Bắc Ở miền Nam thì cũng không có nhiều những sing tác

Song song với hoạt động sáng tác, việc nghiên cứu thể loại truyện trình thám giai đoạn này cũng ít được giới chuyên môn quan tâm,

loại trinh thám

1965, trong cuốn Việt Nam Văn học sử giản ước tân biên, Phạm Thể Ngũ có bàn về truyện trình thám Tuy nhiên về cơ bản, tắc giả có cái nhĩ tiêu cực đối với

thể loại này Ông viết: “ngay bản chất của nó, không có lợi thú văn học lắm” Tuy vậy tác giả cũng thửa nhận tài năng của Thé La, mặc dù vẫn còn những mặt hạn chế như *ở cách viết săn sóc chải chuốt”, "tỉnh tiết phi lý”, "không gian và thời gian truyện ngắn và hp một cách khiên cưỡng” [48, tr214]

Trong cuỗn Thể 1ñ, tác gia và tác phẩm, Lê Huy Oanh nghiên cứu về “Nghệ thuật kế chuyện của Thế Lữ trong Văng và máu” Tác giả đã tìm hiểu nghệ thuật xây, dựng cốt truyện và kế chuyện trong truyện trinh thám kinh dị của Thể Lữ Nhà nghiên cứu đưa ra nhận xét * ng và máu là một kỳ công nghệ thuật đáng được khẩm phục

Ở đó, bao nhiêu li kì rùng rợn được dàn dựng công phụ, bắp dẫn” [3, tr.55]

Cac tic giả Thượng Sỹ, Vũ Bằng, Ngoa Long trong công trình nghiên cứu “Văn nghiệp Phú Đức - Tiểu thuyết gia một thời nỗi tiếng ở Nam bộ” đánh giá cao về tác giả Phú Đức và đề cập đến nhiều vẫn đễ trong sắng tác của nha văn Các nhà nghi cứu khẳng định rằng “chi với cái tên tác giả Phú Đức là đủ đảm bảo, đủ lôi kéo bạn đọc rồi; nhưng phải nhìn nhận là trong tất cả tiểu thuyết của Phú Đức thì chỉ có bộ “Châu về hiệp phố là hay hơn hết” [63, tr25]

“Các công trình nghiên cứu về truyện trình thám Việt Nam trong giai đoạn này nhìn chung cũng Íồi và quy mơ Không lớn, Bản thân các nhà văn trình thám nỗi bật trước đây như Thể Lữ, Bai Huy Phin, Pham Cao Củng cũng đã chuyển dẫn sang những địa hạt khác của văn chương như thơ, kịch, tiễu thuyết Vì thế, hoạt động sáng tác lẫn nghiên cứu truyện trình thám Việt Nam thời kỹ này đều hết sức trằm lắng

3.3 Giai đoạn sau năm 197%

‘Tir sau năm 1975, văn học trinh thám mặc dù chưa thực sự phát triển mạnh mẽ nhưng nó đã có sự tái lập và được giới nghiên cứu ngày cảng quan tâm hơn Đặc biệt là từ sau năm 1986, số lượng các công trình nghiên cứu nhiều hơn thời kỳ trước đó và các nha nghiên cứu cũng quan tâm tìm hiểu, đánh giá về thể loại truyện trình thám Việt "Nam một cách chuyên sâu, đa điện và khách quan hơn

Trang 10

4

đó quan sắt sắc bén, có trí tưởng tượng dồi đảo” Vì vậy, mặc dù truyện của Thế Lữ không để cập nhiều đến những vấn đ về xã hội, về con người và cuộc sống nhân sinh nhưng vẫn được độc giả yêu thích và đón nhận Nhà nghiên cứu nhân định: “Trong lịch sử văn học Việt Nam, không thấy có tên tuổi nào đáng được xếp cạnh Thể Lữ trong loại sáng tác khá độc đáo nay” [37, tr 55-56]

1989, trong “Lời giới thiệu” tập truyện ngắn Tiếng hú ban đêm của Thể Lữ, Ngô Văn Giá xem những tác phẩm này là một th loại “truyện lạ” đặc sắc và “chứa đựng trong nó ý nghĩa nhân bản thật to lớn, và nó trở nên thật hiểm lúc đương thời 40, 12] Nhìn chung, Văn Giá có cái nhìn cỡi mở khi đón nhận mảng văn học này: ` Sẽ rất bổ ích cho chúng ta mỗi khi tiếp xúc với các tác phẩm văn học mà ở đó, không, phải lúc nào cũng chim chim di tim bing được ý nghĩa xã hội một cách thô thì vị tắt đã thấy! Thể loại tự nó không có lỗi, cái quan trọng là người sử dụng nó như thể nào, cũng như người thưởng thức với thái độ và khả năng khám phá ra sao mà thôi!” 140.013]

Trong "Lời giới thiệu” cho cuốn Vấn audi lang man Việt Nam 1930 - 1945 (1989), Nguyễn Hoành Khung đã phân chia các truyện của Thể Lữ thành các nhóm truyện kính dị, truyện trình thám, truyện đường rừng Ông đánh giá Thể Lữ là “một trong những người dẫn đầu về th loại tiểu thuyết ở nước ta”, trong đó thành công nhất của nhà văn là về thể loại trình thám

Năm 1989, chính tác giả trình thám Bùi Huy Phốn trong *Đôi lời tâm sự của tác sid” in trong phần giới thiệu tập truyện Lá lu thự, đã nêu ra những ý kiến có phần khắt khe về văn học nói chung và về truyện trinh thám những năm 1920 - 1930 nói riêng Theo ông thì bên cạnh “những tác phẩm chứa chan lòng yêu nước thương nồi” thì "các loại truyện phong thần, kiểm hiệp, dao bay, trình thám” như là một thứ "bịnh dich điên loạn" [60, r5]

“Trong cuốn Thể Lữ - Cuộc đời trong nghệ thuật (1991), tắc giả Hoài Việt đã nhìn nhận ở tải năng suy luận của Thể Lữ qua các tác phẩm văn xuôi: “Thể Lữ là một nhà thơ, nhà văn giàu tưởng tượng, giàu mộng mơ nhưng ông lại rắt tỉnh táo trong phương pháp suy luận khoa hoc” [66, t.109]

to tác giá Nguyễn Thành Khánh nghiên cứu được, thì năm 1997, trong bải viết “Thể Lữ nghệ sĩ hai lần tiên phong” đăng trên Tạp chỉ văn học, Phan Trọng Thưởng đã nhân xét về sự thay đổi trong sáng tác của Thể Lũ, trong đó thành công nhất là tiểu thuyết kinh dị và tiểu thuyết trính thám: "Chỉ sau khi tập My rẳn thơ ra đời được í lầu,

“Thế Lữ dần chuyển sang lĩnh vực văn xuôi với hai sở trường là tiểu thuyết ly kỳ rùng rợn

Trang 11

Ss

Hương và Lê Phong (1937) Với Vàng và mau (tiéu thuyét kinh di) ông có thể được coi là ác giả đạ định cao nghệ thuật của loại truyện này, Điễu đáng chú ý là sự thay đổi thể loại ở Thể Lữ đồng thời cũng kéo theo cả thể giới nghệ thuật trong sáng tác của ông Nếu như ở thơ Mới ông thích cõi tiên, ở truyện trinh thám ông thích cõi đời thì ở truyện li ky,

rùng rợn, ông thích cõi âm” [34, tr.14]}

“Cũng với những ý kiến đề cao Thể Lữ ở tài năng của một nhà văn trình thắm, giả Hoàng Minh Châu trong cuốn Bai hoc tinh yéu (1993) nhận định rằng: “các nhà

uc dip doc lai những truyện trình thám của Thể Lữ sẽ ngạc nhiên mà kêu rằng viết truyện trinh thám được như ông không phải đễ” [5, 128}

“Tác giả Hoài Anh trong cuốn Chẩn dung vấn học (2001) đánh giá tác phẩm của Thể Lữ có nhiều ảnh hưởng theo lối của văn học phương Tây: "thơ và truyện đều có hơi hướng Poe, nặng về duy mỹ mà không đau khổ đến mức bệnh hoạn, tuyệt vọng, như Baudelaire”[I,t.13] Nhà nghiên cứu nhận xét truyện trình thám của Thể Lữ chịu ảnh hưởng nhiều từ truyện phương Tây

văn hiện nay và cá độc giá,

Một trong những nhà nghiên cứu dành nhiều sự quan tâm đến truyện trình thám của tác giả Pham Cao Củng là Pham Tú Châu Trong bai viết "Cuộc kỳ ngô giữa Pham Cao Cũng và Trình Tiểu Thanh - Hai tác giá trình thám nửa đầu thể ký XX” in trên Tap chi Van học năm 2001, nhà nghiên cứu cho rằng giữa hai nhà văn có những sự gặp gỡ nhất định trong các sáng tác của mình: *Hai ông cũng gặp gỡ nhau ở chỗ xây dựng nhân vật chính là một thám tử có trình độ vân dụng lý luận học và óc quan sát để phân tích sự việc, gỡ dần ra đầu mối chính” [4, 28]

“Trong cuỗn Tiểu thuyét Nam bộ cuối thể kỷ XIY đầu thể kỷ XYY (2004), các tác giả Nguyễn Kim Anh, Hà Thanh Văn, Nguyễn Thị Trúc Bạch đã có những nhận xét Về tác phẩm của một số nhà văn viết truyện trnh thám như Biển Ngũ Nhy, Phú Đức, Nam Đình Nguyễn Thế Phương Đây là những nhà văn đã có công xây dựng dòng, tiểu thuyết trình thám, võ hiệp, kỳ tỉnh, phiêu lưu mạo hiểm làm phong phú thêm bức tranh đa dạng, nhiều màu sắc của tiểu thuyết Nam Bộ đầu thể kỷ XX Các tác giả nhận inh Kim thai dị sử của Biển Ngũ Nhy là cuốn tiểu thuyết trình thám đầu tiên của văn học Việt Nam và mang dáng dấp của tiêu thuyết phương Tây hiện đại; Truyện của Phú Đức sắc sảo hơn, còn cia Nam Dinh Nguyễn Thể Phương đa số thuộc thể loại trinh thám li kì, hấp dẫn, nhưng ngôn từ của truyện chưa được trau chuốt, nhiều chỉ tiết còn bắt hợp lý

“Tác giả Kim Oanh (2009) với bài viết "Thể Lữ và năm hình mẫu truyện trình thám Edgar Poc” đã so sánh, chứng mình truyện trinh thám của Thể Lữ chịu sự ảnh

Trang 12

6

hưởng mẫu hình của nhà văn My Edgar Poe “Chit duy ly khoa hoc Phương Tây được quyện lẫn với tính chất ma quái huyền bí của Bồ Tùng Linh và cái kỳ ảo hoang đường của truyện truyền kỳ dân gian Việt Nam là thành màu sắc truyện trình thám Thể Lữ”

lã.l2|

"Trong cuốn Văn xuối Nam bộ nửa đâu thế ký XX (2006), Nguyễn Văn Trung có những nhìn nhận mới mẻ về văn học Nam Bộ nói chung và tiêu thuyết trình thám Việt "Nam nói riêng: "Truyện trình thám Nam Bộ phát triển rất sớm, ảnh hưởng truyện kỷ án võ hiệp của Trung Quốc và phủ hợp với tính cách của người din Nam Bộ nên được hướng ứng tất rộng rãi” [6S, tr.137]

Năm 2006, trong công trình *Văn học quốc ngữ Nam Bộ từ cuối thể kỉ XIX đến 1945 - Thanh twu và triển vong nghiền cứu”, Đoàn Lê Giang tổng hợp và giới thiệu ái quát về các tác giá cũng như diện mạo tác phẩm truyện trinh thám ở miễn Nam những năm đầu thế kỷ XX, Tác giả khẳng định: “Biến Ngũ Nhy mới là nhà văn trình thám đầu tiên và sớm nhất của Việt Nam” [26, t3]

“Trên Tạp chí Nghiên cứu Văn học năm 2006, bài viết “Phú Đức - Một mẫu hình nhà văn Nam Bộ đặc biệt đầu thể kỷ XX” của tác giá Nguyễn Thị Thanh Xuân đã phân tích khá rõ nét một số đặc điểm nghệ thuật truyện trình thám của Phú Đức như cách đặt nhan đề, cách xây dựng nhân vật Trong đó, nhà nghiên cứu có nhận xét rằng: “nhân vật trong truyện trình thám của Phú Đức còn hơi gượng” [67, tr.19-23]

ong các công trình nghiên cứu "Lê Hoẳng Mưu - Nhà văn của những thữ nghiệm táo bạo thể kỹ XX” (2006), “Tiểu thuyết hành động vào đầu thể kỷ XX 6 Nam bộ” (201 1), Võ Văn Nhơn cũng nhận xét về truyện của những tác giả mớ màn dòng, văn học trình thám Việt Nam như Biến Ngũ Nhy, Nam Đình Nguyễn Thế Phương, Phú Đức, Lê Hoằng Mưu Theo nhà nghiên iru: “True 1945, Chau vé hiệp phổ của Phú Đức có lẽ là bộ tiểu thuyết được độc giả Nam kỳ say mê nhất, và là bộ tiểu thuyết có độ dai ki lve mã chưa tác phẩm nào có thể vượt qua” [53, tr37] Truyện của Nam Đình Nguyễn Thế Phương pha trộn giữa chất trình thám và ái tỉnh Truyện của Lê Hoằng Mưu *hẳu hết đều thuộc thể loại trình thám hắp dẫn và li kì”, với sự hòa quyện giữa thì pháp tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc và thỉ pháp tiểu thuyết phương Tây 53,tr26-35]

2009, Lê Tiền Dũng và Hồ Khánh Vân có công trình “Biru Dinh - Nha thuyết Nam Bộ” đưa ra những nhận định chung về nghệ thuật viết cũng như phẩm chất trình thắm trong truyện của Bứu Dình Các nhà nghiên cứu cho rằng: "mâu sắc trình

thám trong tiểu thuyết Bửu Đình in đậm ở tình huồng truyện, còn ở tình tiết truyện thì

Trang 13

7

tính chất vụ án như giết người hay trộm cấp Nhìn chung tính trình thám của Bửu Đình "chí đừng lại ở mức độ khởi đầu tỉnh tiết trong tiều thuyết trinh thám của Bửu Đình không đạt đến độ chín muỗi của nghệ thuật tiểu thuyết trình thám” [72]

Năm 2012, Trần Thanh Hà trong công trình nghiên cứu “Nhận diện tiểu thuyết trình thám Việt Nam” đã có sự phân tích, tổng hợp một cách tổng quan về diện mạo của truyện th thám Việt Nam Theo tác giả thì “Tiểu thuyết trình thám Việt Nam phải thốt ra khơi lỗi tả chân”, sự ra đời khá muộn so với trình thám phương Tay và

do chiến tranh” Nhưng chỉ với một thời gian ngắn, tiểu thuyết trình thám đã phát triển hanh chóng đạt tới thời vàng son” và "tạo nên một diện mạo riêng phù hợp quan niệm, tư duy, tâm lý của người Việt Nam” [27]

Năm 2013, tác giá Nam Chỉ trong bài viết về “Tiểu thuyết trình thám Việt Nam đầu tiên” đã phân tích về nghệ thuật truyện trình thám của Thể Lữ Tác giả đánh giá:

*Thể Lữ đã đưa vào trong tiểu thuyết Việt Nam cầu trúc câu văn phương Tây, minh bạch, khúc chiết mà vẫn giữ được dáng dấp mềm mại của câu nói Việt Nam”, ở các truyện trình thám, truyện kinh dị của Thể Lữ, các tỉnh tú

1 (70)

“Tác giả Thy Ngọc trong bai viét “Truy tim truyén trinh tham Vigt Nam” (2013) cũng có những đánh giá về vị trí của thể loại này trong nền văn học nước nba: “( soi là "đồng văn học trình thám Việt Nam” chỉ là một vạch rất đỗi mờ nhòe và đứt gãy trong lịch sử văn học nước nha” Ngoài ra, tắc giả cũng quan tim phân tích một số đặc điểm nghệ thuật truyện trình thám của Phạm Cao Củng Nhà nghiên cứu nhận xét, truyện của Phạm Cao Củng mặc đủ học tập theo lối truyện phương Tây nhưng nó đã được *Việt hóa” một cách thành công, nhân vật mang “một tính cách Việt, tâm hồn Viet, dai sống Việt cùng những phẩm chất được ưa chuộng ở phương Đông” [75],

Năm 2010, một Hội thảo về chủ đề "Văn học trình thám có phải là văn học” được tô chức Tại đây, đã có nhiều nhà văn, dịch giá, nhà báo, nhà nghiên cứu tham gia bản luân về văn học trình thám Việt Nam Tác giả Nguyễn Minh Hoàng viết: "Làm sao không nễ, đọc và hồi hộp như qua bom nỗ chậm Ai cho rằng truyện trình thám chỉ cốt để giải trí nhưng tôi lại nghĩ khác, chính nó là thước đo của một nền văn học” Nhà báo Yên Ba cho biết Việt Nam đã bắt đầu dòng văn học trình

vật như thám tử Kỳ Phát của Phạm Cao Củng, ký giả Lê Phong của Thể Lữ hay nhân vật Nguyễn Thành Luân của Nguyễn Trương Thiên Lý và Ông

Trang 14

8

truyện trình thám và độc giả chân chính của văn học trình thám dích thực sẽ đễ ding kể ra nền táng trình thám của vô số tác phẩm lớn, cả văn học lẫn điện ảnh Một số tác giả khác đề cập đến các vin đề đặc trrng thể loại, vai trỏ, vi trí hoặc tìm hiểu nguồn sốc, tương lai phát triển của văn học trình thám Việt Nam hiện đại Truyện trình thắm Việt Nam đã được nhìn nhận bao quát, xác đáng và công bằng hơn

Phạm Mạnh Hùng trong nghiên cứu “Phú Đức, tiểu thuyết gia feuilleton tigu biểu

của miễn Nam” (2013) cho rằng các tiêu thuyết của Phú Đức thường được viết theo hình thức feuilieton, có a truyện van động nhanh, nhiễu tỉnh tiết gay cần,

mở nút thường rất bắt ngờ, nhân vật trong tác phẩm thường là nhân vật hành đông, phiêu lưu mạo hiểm *Trong các tiểu thuyết của Phú Đức, nỗi bật và được yêu thích hơn cả là bộ Chấu vẻ hiệp phố Tiêu thuyết này mang màu sắc trình thắm võ hiệp” [76]

Năm 2016, tác giả My Lan với bài viết "Văn học trình thám Việt Nam: Hồi sinh hay tiếp tục yêu mệnh” cho rằng văn học trinh thám, kinh đị Việt Nam “chịu sự ảnh hướng lớn của văn hóa phương Tây Nhiều tác phẩm được mô phỏng dưới dạng truyện điều tra" và giai đoạn 1930 - 1945 là thời kỳ phát triển nở rộ của tiểu thuyết trình thám "với lối vi ‘dam nét, giàu hình ảnh, hút độc giả bằng những tạo hình nhân vật mới mẽ, phong trần” [80]

“Trong bài viết “Nhà văn Phạm Cao Củng, chàng thám từ Kỷ Phát một thời vang bóng”, Trần Trung Sáng đã đánh giá cao những đồng góp của Phạm Cao Củng ở thể loại trình thám ly kỳ, hấp dẫn: “Dùng trí óc để suy xét, đề cao lý trí và logic các sự kiên, tên tuổi trình thám của ông gắn với phép suy luận” [87]

Năm 2012, tác giá Y Trang chia sé trong bài viết “Pham Cao Củng - nhà văn trăm tuổi” rằng: “Thể loại trình thám bắt nguồn từ phương Tây và tắt nhiên báo chi cũng vậy Nếu không có báo chi, không có nhà văn Việt Nam hiện đại Do nhu cầu của báo chí, trong thời đại thông tin còn quá nghèo nàn, truyện đài kỹ (Feuileton) trên báo chí buộc phải có Thể loại trình thám Việt Nam đã ra đời trong hoàn cảnh như thể" [85]

Trang 15

9

còn là câu chuyên nhiều lớp lans, đồi hỏi con người ta phái tư đuy logic một cách ao,

độ? [83],

`Ngoài ra, có thể kể đến một số nghiên cứu luận án tiền sĩ ít nhiều để cập

số vấn đề liên quan Chẳng hạn: công trình của Tôn Thất Dụng (1993) về Sự hinh

thành và vận động của thể loại tiêu thuyết vẫn xuới tiẳng Việt ở Nam Bộ giai đoạn cuỗi thể kỷ XIX đến đầu thể kỹ XX, của Lê Ngọc Thúy (2001) về Đóng gép cia Van học quắc ngữ Nam Bộ cuối thể ky XIX dd thé ky XX và tiễn trình hiện đại hóa Văn học Việt Nam, của Cao Xuân Mỹ (2001) về Quá trình hiện đại hóa tiễu thuyết Việt [Nam tie cudi thể ky XIX đến đầu thể kỷ XX, của Võ Văn Nhơn (2008) về Tiêu th

Nam Bộ cuỗi thé ky XIX đến đâu thé ky XX Năm 2016, Nguyễn Thành Khánh đã có

sĩnghiên cứu cụ thể vỀ Truyền trinh thám liệt Nam nữa đầu thé kj XX =

Từ đặc trưng thể loại, xác định những đóng góp của thể loại này cho dòng văn xuôi tự

sự nữa đầu thể kỹ XX

Bên cạnh đó, trên một số tờ báo, tạp chí, công trình nghiên cứu phê bình, sưu tầm

và giới thiệu tác phẩm, đã có những bài viết nghiên cứu không chuyên sâu nhưng cũng

48 cập đến một số vấn đề liên quan đến truyện trình thám Việt Nam, nỗi bật như các bài viết: Van hoc Nam Bộ đầu thẻ kỹ XX (1900-1945) của Hoài Anh, Thành Nguyên, Hồ Sĩ Hiệp (1988), Phác thảo quan hệ văn học Pháp và văn học Việt Nam hiện đại của Hoàng Nhân (1988), Vấn xuối Nam Bộ nữa đầu thế kỹ XX của Cao Xuân Mỹ sưu tim (tap 1, 2) va Mai Quốc Liên giới thiệu (1999), Giáo trình lịch sử Van học Viet ‘Nam của Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Báo chỉ với văn lọc giai đoạn 1932 - 1945 của Lê Thị Đức Hạnh (2001), Van học Việt Nam mứa đâu thế ký XX của Mai Quốc Liên (chi biên, 2002), Tiểu thuyết quốc ngữ đầu thể kỹ XX của Nguyễn Huệ Chỉ, các công, trình của Trần Đình Huợu, Phan Cự Đệ, Vương Trí Nhàn, Hoàng Nhân

"Nhìn chung, các công trình nghiên cứu từ sau những năm 1975 đã có những nhìn nhận tương đối cởi mở, mới mẻ và tổng quan hơn về diện mạo, cũng như vị tr, vai trò của truyện trình thám Việt Nam so với những thời kỹ trước Đã có nhiều công trình quan tâm nhiều đến những tác phẩm mang màu sắc trinh thám - ái tỉnh - hành đông của các nhà văn Nam Bộ mà trước đây người đọc ít được tiếp cận Ngoài ra, Thé Lit và Phạm Cao Củng là hai ác giả tiếp tục được giới nghiên cứu đánh giá cao ở thể loại này Bên cạnh đó, vẫn còn những cách nhìn nhận có phần khắc khe và chưa căm thụ trên tỉnh thần khoa học đối với dòng văn học trinh thám Việt Nam Điều này, đồi hỏi giới nghiên cứu vẫn phải tiếp tục tìm hiểu, phân tích chỉ tiết hơn, khoa học hơn và đánh giá bao quát hơn về mảng văn chương còn nhiều tranh cãi này

Trang 16

10

ccứu, giới thiệu truyện trình thám điễn ra khá sớm, nhưng nhìn chung

hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu về thể loại còn khá khiêm tốn Phải kể từ nửa sau thể

kỷ XX đến nay, giới nghiên cứu mới có sự quan tâm hơn và xem xét, đánh giá về truyện trình thám Việt Nam một cách khách quan hơn Đặc biệt là những công trình nghiên cứu từ sau năm 1986 đã thể hiện được tỉnh thần đổi mới trong nghiên cứu “Truyện trình thám Việt Nam được nhìn nhận không chỉ hắp dẫn ở tính chất giải trí mà còn có những đồng góp nhất định trong nền văn chương nước nhà Tuy nhiên, nhìn

chung số lượng và quy mô các công trình nghiên cứu về truyện trình thám Việt Nam côn ở giới hạn nhất định Chưa có nhiều công trình đánh giá một cách đầy đủ, hệ thống, về đặc điểm thể loại, đặc điểm vận động qua các giai đoạn cũng như so sánh dòng văn học trình thám so với các đồng văn học Việt Nam đương thời Những công trình nghiền cứu chủ yếu là những lời giới thiệu tác phẩm; những bài viết tiên các sách, báo, tap chí ¿các chuyên đề, uận văn, uận án nghiền cu ở một mảng nội dụng lên quan Song song đó, vẫn còn tồn tại những ý u khi đánh giá về thể loại này Vì vây, luận văn nghiên cứu của chúng tôi sẽ phân tích các đặc điểm nội dung cũng như nghệ thuật của truyện trình thám Việt Nam giai đoạn nữa đầu thé ky XX trong edi nin di sánh giữa giai đoạn này với các giai đoạn phát triển sau đó và đối sánh với các dong văn học khác cùng thời kỷ Qua đây, chúng tôi hỉ vong đóng góp thêm ý kiến đánh giá về vĩ trí của thể loại này trong nền văn học Việt Nam Chúng tôi thống nhất quan niệm rằng, truyện rnh thám là một thể loại mới, với những đặc điểm riêng của

t góp phần hoàn thiện điện mạo nền văn học hiện đại Việt Nam 3 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

3.1, Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tải nhằm tìm hiểu và khái quát đặc điểm nội dung nghệ thuật của truyền trinh thám Việt Nam nửa đầu thể kỹ XX, từ đó đánh giá vai trỏ, vị tí của truyện trình thám trong nền văn học hiện đại Việt Nam nói riêng, đời sống văn hóa xã hội nồi chung

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 17

4 DOL TUQNG VA PHAM VI NGHIEN CỨU 4.1 Đối tượng nghiên cứu

"Đối tượng nghiên cứu của đề tài gồm một số tập truyện trình thám kỉnh dị, kỳ áo của Thể Lữ (Tiếng hú ban đêm, Vàng và máu Một chuyện ghê gớm), truyện trình thám suy luận, lãng mạn của Thể Lữ (Đỏn hẹn - Gói thuốc lá, Mai Hương - Lê Phong, Lẻ Phong) và Phạm Cao Củng (Chiếc tất nhuộm bùn - Kho ting nhà họ Đặng, Nhà sư thot -

Người mật mắt, Bim ei KS Pht - Bang ng do tim, Mặt c tt rùng rợn

của Kỳ Phat, Vét tay trên trằn), truyện mang màu sắc ái tình - hành động - võ hiệp của các tác giả như Biến Ngũ Nhy (Kim thời dị sử - Ba Lâu ròng nghề đạo tặc), Phú Đức (Châu vẻ hiệp phố), Bữu Đình (Mánh trăng thu,

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu một số đặc điểm nỗi bật

nội dung và nghệ thuật truyện trinh thám Việt Nam nửa đầu thể ky XX Đồng thời nghiên cứu quá trình vận động của truyện trình thám Việt Nam để có cơ sỡ tìm hiễu truyện trình thám giai đoạn này có đặc điểm, vị trí như thể nào trong tiền trình vận động chung của thể loại

“Chúng tôi chọn khảo sắt các truyện trình thầm của các tắc giả Việt Nam sáng tác trong giai đoạn nữa đầu thể kỹ XX, đã được in thành sách, in báo, tái bản Luận văn không nghiên cứu những truyện trinh thám dịch từ nước ngoài hoặc truyện trính thám viết bằng chữ quốc ngữ phát hành ở nước ngoài

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

“Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu như sau

~ Phương pháp cấu trúc - hệ thống: Phương pháp cấu trúc - hệ thống được sử dụng nhằm phân tích các yếu tổ cấu thành và mỗi quan hệ giữa các yếu tổ đó để tạo nên một truyện trnh thám Việt Nam; đặt tác phẩm trong bệ thống các mỗi quan hệ về thời gian, không gian, điều kiện phát triển Trên cơ sở đó, đánh giá được giá trị, vị trí cũng như vai trò của truyện trình thám Việt Nam nữa dầu thể ky XX trong nén vin học nước nhà

~ Phương pháp so sánh: Chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh

những đặc điểm riêng biệt cũng như những thành công và hạn chế của truyện trinh thám Việt Nam nửa đầu thế ky XX so với các đông văn học khác cùng thời kỷ, v truyện trình thám của các giai đoạn sau này và với truyện trinh thám phương Tây

Trang 18

12

truyện tỉnh thám Việt Nam nửa đầ thể ky XX cũng như ảnh hưởng của nó đối vớ

đời sống xã hội

6 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIÊN

Dé tai đã xác định được khái niệm truyện trnh thám, đánh giá một cách khách quan và hộ thống hơn về đặc điểm nội dung và nghệ thuật truyện trính thám Việt Nam nữa đầu thể kỹ XX

'Với việc khẳng định giá trị cũng như chỉ ra mặt hạn chế của truyện trinh thám thể kỹ XX, luận văn nghiên cứu của chúng tôi hỉ vọng sẽ củng cổ

Viet Nam nửa

thêm một số ý kiến đánh giá và phân tích về truyện trình thám Việt Nam để những người nghiên cứu sau có thể tham khảo trong quá trình tìm hiểu nội dung liên quan

7 BO CUC LUAN VAN

'Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài iệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương: “Chương 1 Quá trình hình thành và phát triển của truyện trinh thám Việt Nam Chương này đi vào nhận điện và nêu các đặc điểm cơ bản đồng thời trình bày lịch sử

vận động của truyện trinh thám qua các giai đoạn Bao gồm: Giai đoạn mớ oan đình cao và giai đoạn thoái trio

“Chương 2 Dấu ấn hiện thực xã hội rong truyện trình thám Việt Nam nữa đầu thể kỷ XX Chương này tập trung vào việc phân tích những bối cảnh đặc trưng của truyện trình thám Trong đó chủ yếu là không gian, bồi cảnh phổ thị; không gian trình thám nơi rừng núi Chương này còn trình bay ý nghĩa xã hội của truyện trình thám

“Chương 3 Một số phương diện nghệ thuật trong truyện trình thám Việt Nam nữa au thé ky XX Các phương điện nghệ thuật được trình bày trong chương này là vấn đề cốt truyện, xây dựng nhân vật và nghệ thuật trần thuật

Trang 19

3 CHUONG 1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIÊN CỦA TRUYỆN TRINH THÁM VIỆT NAM 1 Nhận điện truyện trình thám 1.1.1 ThẾ nào là truyện trình thám?'

‘Theo quan niệm phổ biến của các nhà nghiên cứu, truyện trinh thám là khái niệm

dùng để chỉ một thể loại văn xuôi hư cấu, mang tính hiện thực, duy lý, kẻ về một vụ ác Từ thập kỹ 70 cia thé ky XX, các nhà nghiên cứu phương Tây đã bắt đầu chú ý nghiên cứu thể loại truyện trình thám Tuy nhí cách hiểu cách khác nhau về khái niệm "*tuyện trình thám”, "tiêu thuyết trình thám” Từ đó, đã phát sinh ra các phân nhánh với cách gọi khác nhau như trình thám cổ điễn, trình thám đen, trình thám chính tị trình thám tỉnh báo - phản gián, trinh thám hình án với nhiều điểm khác biệt phương thức thể hiện

‘Theo Oxford Learners Dictionaries, tiêu thuyết trình thám là những câu chuyện trong đồ có vụ án giết người, có tội phạm và thám tử điều tra giải quyết vụ án Ở phương Tây, cách hiểu về truyện trình thám trong giới chuyên môn rắt khác nhau Nhà nghiên cứu văn hoc Julia Kristeva coi truyén trinh tham

cđiều tra tội phạm, hay một cuộc truy tìm, săn duỗi hung thủ gây „ thực tế có nỈ "một thể loại lạc quan” và chú ý đến vấn đề thắng lợi của công lý F Fosca cho rằng “Trong các nét chung có thể định nghĩa tiêu thuyết trình thám như một câu chuyện kể về sự săn đuổi con người trong đó được sử dụng tiến trình xét đoán đặc biệt, cho phép lý giải những sự kiện bÈ ngoài không đáng kể dé tir chúng có thể có được một kết luận ” Theo R Messac,

trình thám có thể là tiểu thuyết hay truyện ngắn nhưng trước hết là dành cho sự khám

phá có cơ sở logic và nhất quán về phương pháp và các hoàn cảnh chính xác của một sự cổ bí ấn nào đó” [34]

"Nhìn chung, theo quan niệm của các nhà văn, nhà nghiên cứu phương Tây, truyện trình thám là một trò chơi trí tuệ, một thể loại văn học nặng về giải trí, quá trình điều tra vụ án phụ thuộc vio tw duy logic, suy luận khoa học của nhân vật thám tử Truyện với sự kiện mở đầu đầy bí ấn nhưng hành trình giải mã vụ án sẽ được sáng tỏ, minh bạch Chủ đích cuối cùng của một truyện trình thám dé là cuộc điều tra về không nhằm phản ảnh tội ác

6 Vigt Nam, trong các bộ từ điễn, thể loại này thường được khái quát một cách .đơn giản Từ điển tiếng Việt cắt nghĩa rằng: "Trình thám: đồ xét, thám thính; thám từ

Trang 20

4

người làm công việc đò xét trong xã hội cũ Truyện trình thám nội dung kể những vụ

án hình sự li kỳ và hoạt động điều tra của các thám tử để tìm ra thủ phạm”, những chuyện lï kỳ trong cuộc đầu tranh giữa

trình thám là tiểu thuyết lấy

những nhà trình thám với kẻ địch”; Từ điển bách khoa thue cũng khái quát tương tự: Tiêu thuyết trinh thâm là một nhánh của tiêu thuyết tôi phạm Đó là những tác phẩm có vấn đề trung tâm Ì c (thường là những vụ án giết người) bởi một thám tử, cũng có thể chuyên nghiệp hoặc nghiệp dư Tiêu thuyết trinh thám là hình thức phổ biến nhất của cả tiểu thuyết bí Ên và tiểu thuyết tội phạm

"Nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ xếp tiểu thuyết trinh thám là một tiéu loai hinh trong tiểu thuyết phiêu lưu với quan niệm tiểu thuyết trình thám là "một trở chơi trí tuệ, nó vừa thôa mãn chức năng giải trí của độc giả nhưng đồng thời phải có chức năng nhận thức, thẩm mỹ, giáo dục của một tác phẩm văn học đích thục” Tác giả Cao Vũ Trân cho rằng tiểu thuyết trình thám là loại hình nghệ thuật chủ yếu đựa vào phương pháp suy luận để tìm ra tội phạm

“Tác giả Trần Thanh Hà nhận định yếu tổ cốt lõi của truyện trình thám là sự khám phá bí mậi, được trình bày một cách logic, duy lý, thuyết phục Còn theo tác giả "Nguyễn Thành Khánh, truyện trình thám Việt Nam là "những tác

quá trình điều tra vụ án của nhân vật thám tử Quá trình phá án dựa trên tư duy logic 48 lam sing t6 vu án ở phần kết thúc truyện”

Những khái niệm trên đây đã nêu được những khía cạnh phù hợp với những nguyên tắc, đặc trưng của thể loại truyện trinh thám mã một số nhà nghiền cứu phương Tây đã khái quát Tuy nhiên do truyện trình thám Việt Nam là một th loại có quá trình phát triển riêng cho nên việc đưa ra một khái niệm toàn diện về truyện trình thám là cđiều rất khó Trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu của các tác giả đi trước, chúng tôi cho rằng: Truyện trình thám là những tắc phẩm văn học tự sự (bao hàm truyện ngắn và tiểu thuyế, viết về quá trình điều tra vụ ân, trong đó có vai trò quan trọng của tự sự, viết về

nhân vật thám tử (hoặc người có vai trò tương tự nhưr nhân vật thắm t) Từ duy logic và kinh nghiệm thực tiễn có ý nghĩa quyết định đối với sự thành công của quá trình phá án

1.1.2 Những dấu hiệu đặc trưng của truyện trinh thám Việt Nam 1.1.3.1 Vụ án và thám tie

Trang 21

1s

những bi an cần được khám phá thường rit da dạng Nó có thể liên quan đến vẫn đề ghen tuông rong tỉnh yêu, một âm mưu chiềm đoạt tài sản, một sự lửa đảo, một sự trả thù Những tôi ác đó có thể bắt nguồn từ một đông cơ, dục vọng thông thường, đơn giản hay cũng có thể là những mưu mô thâm độc gây nhiều khó khăn cho quá trình điều tra sự thật vụ án Sự thật là chân lý, là lẽ công bằng cần phi được khám phá đẳng sau bức màn bí mật của tội ác Đó là đích đến mã một truyện trinh thám cần chú trọng giải quyết

Vụ án chí quan trọng nhất của truyện trình thám Tắt nhiên không phải hễ có yếu tổ vụ án thì đều trở thành truyện trình thám Nhưng đã là truyện trình thám thì quá trình và mục đích của nó là nhằm làm sáng tỏ những bí ẫn của vụ án Và dảo đó, sự thật và hành trình kiếm tìm sự thật chính là hạt nhân của tác phẩm trinh thám Chẳng han, trong truyén Mai Huong - Lé Phong của Thể Lữ, mọi tỉnh tiết đều xoay quanh vụ án bí ấn về cái chết của bác sĩ Trần Thế Đoàn Qua điều tra, nhân vật Lê Phong đã vạch rõ mặt Lương Hữu là kẻ sát nhân máu lạnh vì muốn chiếm được bộ sách có bản đỗ chỉ dẫn kho báu Sự kiện này là tâm điểm của câu chuyện Cuối cùng vụ án đã được khám phá, sự thật được hiển hiện và tôi phạm đã được đặt đúng vi của hắn: “Bọn hung thủ bị bắt, và đã bị giải về sở mật thám rồï” [43, tr224]

Hay một vụ án khá nghiêm trọng và bí ấn được dàn dựng trong truyện Gói thude lá của Thể Lữ Tắt thây nhà chức trách và những người tham gia trong công cuộc điều tra đều cho rằng người Thổ Nông An Tăng là thủ phạm giết Đường và Thạc Nhưng, qua suy luận tải tỉnh của chàng phóng viên trinh thám Lê Phong, Thạc xuất đầu lộ điện là kẻ giết người Câu chuyện xoay quanh vụ án giết người và quá trình điều tra tìm ra hung thủ của người thám tử để làm sáng tô sự thật Như vậy có thể thấy cái cốt lõi của truyện trình thám là điều tra tìm kiếm sự thật bị che dấu dưới lớp màn bí mật Truyện trình thám Việt Nam thống nhất giữa vụ án với sự bí ẳn của vụ việc

Bi dn của vụ án là yếu tố hạt nhân và những sự thật về tội ác bị che dấu tắt nhiên

Trang 22

16

“C6 một sự thật là trong cuộc sống không phải trong bắt cứ trường hợp nào luật pháp cũng đúng, cũng song hành cùng công lý; khơng phải ở hồn cảnh, thời điểm nào trong cuộc sống cũng đều có thể xử lý bằng luật pháp Nhiều khi, để thực hiện công lý

lại cần đến những “cong cụ” khác, chẳng hạn "tòa án lương tâm”, lòng cao thượng, vị tha Thế nên truyện trnh thám không chỉ đơn thuẫn mang chức năng giải trí mà còn có những ý nghĩa xã hội nhất định Đó là giá trị nhân bản của văn học mà xét trên tổng, thể, truyện trình thám Việt Nam đã chạm đến

“Trong truyện trình thám, dù ở mức độ nào, nhân vật thám tử hoặc người có nhiệm, vụ như thám tử luôn đồng vai trò đặc biệt quan trọng Thiếu vai trồ của người thẩm tử, thiểu vai trò của cuộc điều tra để truy tìm thủ phạm thì đó không còn là một truyện trình thám đúng nghĩa

Nhân vật thám tử trong truyện trình thám Việt Nam rất đa dạng Đó không hẳn Tà người hành nghề thám tử để kiếm sống mà có thể vì nhiều lý do: để phục vu cho

„hoặc người thích phiêu lưu, lãng tử và ưa bảo vệ cơng Ì sát, nhân viên của bộ máy công quyền Thám tử trong truyện trinh thám của Việt Nam có phần khác biệt so với các truyện trình thám nước ngoài Nhân vật thám tử nước ngoài đa số là người làm nghề chuyên nghiệp trong khi rất khó để tìm thấy kiểu nhân vật như vậy trong truyện Việt Nam

"Nhân vật thắm tir bao giờ cũng giữ vai trò chính trong cốt truyện truyện trình thám Tiến trình câu chuyện sẽ din được gỡ rồi, những cuộc truy tìm bí mật tưởng chứng như đi vào ngõ cụt thì nhà thám tử, bằng sự quan sắt sâu sắc, bằng những kiến thức xã hội, bằng suy luận logic và bằng phán đoán xác thực đã dần tìm ra manh mồi vụ án và “lôi” hung thủ ra ánh sáng một cách thuyết phục va diy bất ngờ,

“Trong truyện trình thám, trải qua bao nhiêu sự mơ hồ, rắc rối, lắt léo thì cuối

cing phin thắng cũng thuộc về phe chính nghĩa với sự đồng hành của sức mạnh trí tuệ Riêng trong những truyện trình thám phương Tây, bên cạnh sức mạnh của óc suy luân, còn có sức mạnh của bạo lực, thậm chí có cả một bộ máy luật pháp với những hỗ trợ của những công cụ, thiét bị kỹ thuật hiện đại Tắt nhiên, nó chi phi hop với đặc thủ xã hội cũng như thị hiểu thẩm mĩ của phương Tây Côn với truyện trình thám Việt Nam, nhà thám tử không thể vận dụng những yếu tổ đó trong công cuộc phá án của mình được bởi đặc thủ xã hội, đặc thù tiếp nhận văn học Boi thé, truyện trình thám "Việt Nam hầu như không có những màn đấu súng, rượt đuổi bằng xe hơi tốc độ như trong truyện trnh thám phương Tây

“Trong một truyện trình thám, có thể có nhiều nhân vật tham gia phá án, nhưng nhà thám tử chính thì chỉ có một Những suy đoán, phát hiện và hành xử của nhân vật

cảnh,

Trang 23

1

thám tử mới có tính quyết định cho hướng điều tra Đó là một trong những nguyên tắc ma S S Van Dine đã đúc kết: “Trong một cuốn tiểu thuyết trinh thám thực sự chỉ được có một thám tử thực sự duy nhất” Điều này thể hiện rất rõ trong các truyện của Thế Lữ như Mai #iương - Lê Phong, Gói thuắc lá, Dan hen Tuy có những người khác cùng tham gia nhưng người giữ vai trò chính trong việc phá án thì chỉ có Lê Phong

“Tắt nhiên vai trò của thám tử là quan trọng nhất, song để cuốn hút độc giả thì

kiện khác: sự mưu trí, nhanh nhẹn, óc phán đoán, thậm là còn cần đến võ nghệ và các thiết bị hỗ trợ để có thể ứng biển trong mọi tỉnh bung gay en, nguy hiểm để tự bảo vệ mình và phá án thành công Nhân vật thám từ cồn phải có quan hệ xã hội để trợ giúp quá trình phá án được hiệu quả "Ngoài ra, họ cần phải có niềm đam mê đối với công việc dù đó không phải là một nghề nuôi sống bản thân Người thám tử phải luôn giữ tỉnh thần tỉnh táo và sự cần mẫn, tỉ mĩ trong công việc Tâm sự của Kỳ Phát, một nhân vật thám tử trong truyện của C¡ Cũng th hiện rõ điều này: “Tôi ham mê đọc truyện trinh thám, tò mò theo những vụ án lạ đăng trên mặt

.đã học đủ nghề để phòng khi dùng đến nhưng tôi vẫn làm việc ở một ấp trên trung đu, cốt để tự nuôi sống, còn nghề trình thám kia, thì khi nào có dịp, tôi mới dem ra áp dụng, coi như là một trò giải trí mã thôi ” [II, tr21]

“Trong các truyện trình thám của Thể Lữ, thám tử Lê Phong tắt hãng say với nghề nghiệp, thích được khám phá, thích những vụ án có tính chất nghiêm trong, éo le để anh có được điều kiện trổ tài cũng như thỏa chí đam mê công việc trinh thám của mình Những vụ án khó như vụ buôn lậu ở Lạng Thương, các vụ giết người, các băng ding

Trang 24

18

day dan hon so véi ca Thể Lữ và nhiễu nhà văn khác của Việt Nam, tuy nhiên truyện trình thám của ông đã cơ bản đã được "nội địa hóa”, tắt nhiên ông vẫn không lệch đường biên của thể loại khi đối chiếu với đặc trưng thể loại mã các nhà nghiên cứu

phương Tây đã khái quát

“Trong truyện trình thám Việt Nam, ngoài nhân vật thám tử chuyên nghiệp, còn có những thám từ “nghiệp dư” Chẳng bạn nhân vật Đỗ Hiểu Liêm trong truyén Chdu về hiệp phố của Phú Đức, làm việc ở Sở mật thám và đóng vai trò là một thám tử là để tìm cơ hội bắt bọn cướp Thanh Long trả thủ cho cha mẹ Trong Ngưới bán ngọc của Lê Hoằng Mưu, quan Phủ Trang Tử Minh điều tra vụ án Tô Thường Hậu dé xử đúng người đúng ôi, tránh án oan sai Quan Châu Nga Lộc trong Vàng và máu của Thế Lữ khám phá bí mật các xác chết nơi hang Văn Dú chẳng khác nào nhà thám tử giỏi chuyên môn

“Truyện trình thám về vụ án khá phổ biến ở Việt Nam và nó được xây dựng trên những nghỉ vấn, những gợi mở đầy bi an và vận bành như một cuộc chơi đầy kỳ thú khêu gợi trí tưởng tượng và sự tò mò của người đọc Chính vì vậy, “rò chơi trinh

-hí dành riêng cho thám tử mà còn dành cho chính độc gi

thức một truyện trình thám, độc giả cứ phải chạy đua với thám tử theo quá trình xuất hiện tình tiết của vụ án để kết nối và suy đoán xem thủ phạm là ai, chúng hành động, theo cách nảo Một truyện trình thám hấp dẫn cần “đánh lửa” được độc giả, tạo được bắt ngờ khiến độc giả cảm thấy thú vị, bị lôi cuỗn theo từng trang viết

'Như vậy, có thể khẳng định rằng nếu thiếu vắng yếu tổ của vụ án (bí ẳn) và nhân vật thám tử thì hiển nhiên đó sẽ không phù hợp với thể loại trình thám Trong toàn bộ thể giới nghệ thuật của truyện trình thám, bí mật của vụ án và nhân vật thám tử trở thành yếu tổ trung tâm, giữ vai trò quyết định Công cuộc điều tra khám phá sự thật cũng là công cuộc tiến gin đến thực thỉ công lí với vai trò mang tính chất quyết định của nhân vật thám tử, sẽ là điểm đến, là giá trị của một truyện trình thám

1.1.2.2 Quá trình điều tra, phá án

Trang 25

19

.đều phủ hợp với tải phán đoán và suy luận của thám tử Có thể nói, năng lực quan sát và tư duy là tiền đề cho thành công trong quá trình điều tra, phá án của người thám tứ

Một trong những yếu tổ làm nên sự hấp dẫn của truyện trình thám là nghệ thuật ` đánh lừa” độc giả Độc giả có thể suy đoán theo ý mình nhưng cái tài của nhà văn là phải đất họ đến với những phán đoán sai Và nhà thám từ sẽ trổ tài để vén rõ bức màn bí mật Vì vậy trong truyện trình thám, suy luận logic kết hợp kinh nghiệm thực tiễn là cơ sở để thám tử phá án thành công Đương nhiên dé làm được điều đó, chính nhà

văn trình

cũng phải có tải quan sắt và tư duy bao quát, có khả năng tổ chức sắp

xếp các mỗi quan hệ đễ tạo nên một chỉnh thể nghệ thuật hoàn hảo

Trong truyện Những nét chữ của Thể Lũ, từ cứ liệu thực tiễn sau khi quan sát được, phóng viên trình thám Lê Phong đã chỉ ra Đỗ Lăng chính là Đào Thị Kiều Anh, người giả chữ con gái để viết bức thư gửi cho Tuyết Mai: "Tôi biết rằng cô Kiều Anh ấy chính là ông, tôi lại biết rằng ông viết thư cho tôi bằng thứ bút máy ngôi xấu và

cong, ông cặp bút vào giữa ngón đeo nhẫn và ngón áp út Chỉ cần tài quan sát như tôi là đủ chữ ngoài phong bì rắn rồi ngang tầng hơn chữ trong thư nhưng xét kỹ thì cùng một lỗi Mà chữ tắn rồi Ấy là chữ của đàn ông mẩy giọt nước nhỏ hoen ở trang thứ nhất, chính là mẫy giọt nước bọt họ cười bắn vào ” [38, tr.110-1 12] Tương tự, tải quan sát, tính cân thận, năng lực tư duy sắc sảo của nhân vật Kỷ Phát trong truyện của Phạm Cao Cũng là điều kiện cần thiết để nhân vật khám phá các bí an Ky Phat thường rắt chú ý nghe nhân chứng kể lại câu chuyện và quan sát kỹ lưỡng mọi chỉ tit quan trợng, thì vào một coỗn số tay, rồi san đó mỗi nghiên ngăn, kết nối, bệ thông hủ những manh mối ấy Trong truyén Nha swe thot, Ky Phát giải thích giá trị của những bằng chứng và cách sử dụng chúng trong việc hóa giải điều bí ẫn của vụ án: “Muốn nghĩ ra, trước hết phải nhận xét cho thật kỹ lường, sau mới do những điều biết ấy, luận theo lý ra những điều mình chưa biết Nếu không biết nhận xét hin hoi thi di nghĩ nát óc cũng không ra được điều gì!” [13, tr27] Những cuộc điều tra, phá án của nhân vật Lê Phong hay Kỳ Phát thường bắt đầu với việc quan sắt và suy luận như vậy

Nhân vật thám tử dùng óc suy luận làm sáng tỏ vụ án, trên cơ sở quan sát, nghiên cứu hiện trường một cách tỉ mi, cần thận và khoa học, Bên cạnh đó, họ cồn phải lưu tâm tới nhiều yếu tổ: tâm lý đối tượng, hoàn cảnh xuất thân, ác động xã hội đễ luận xét ra hành vi của kẻ phạm tội Trong truyện Máni: trăng đu (Bữu Đình), thám tir Thành Trai suy luận: *Khi kẻ gian vào nhà, Thuần Phong còn thức thì tắt nhiên không, có thể giết chăng dễ quá như vậy mã trong nhà không mắt món gì cả, vậy kế này

không phải là trộm cướp Đứa gian này chỉ định tâm giết Thuần Phong mà thôi

mà nó vào nhà dễ dàng như vậy chắc nó đã dùng thuốc mẽ nên mới dễ ra tay như thế”

Trang 26

20

[23, tr257], Tắt nhiên, các thám tử cũng có sai lầm nhưng điều cơ bản là sau nhiều phép thử” để loại bỏ những suy luận bắt hợp lý, cuối cùng sự thật được đưa ra ánh sáng Vụ án sẽ được kết thúc thành công sau khi bí n được giải mã, tội phạm bị vạch trần

Như vậy, để phù hợp với đặc trưng thể loại truyện trình thám, nhà văn đòi hỏi phải có trí trởng tượng phong phú, đồng thời cũng cần có nhiều kỹ năng Đó là tr duy

ảo, có kiến thức luật pháp vũng vàng, kinh nghiệm thực tiễn phong phú, sự hiểu biết sâu sắc về thế giới tội phạm, về tâm lý con người, hoàn cảnh xã hội Kiến thức

và kỹ năng cộng hưởng để tạo nên một nhà vi những truyện trình thẩm đầy

So sánh với truyện trình thám phương Tây, truyện trinh thám Việt Nam chưa có nhiều thành tru bằng Vin 43 ở đây phụ thuộc rắt lớn vào đặc trưng văn hóa, đi xã hội, tâm lý tiếp nhận, thị hiểu công chúng Tuy vậy, văn học trình thám Việt Nam có những đặc điểm riêng, cả về đặc trưng thể loại lẫn quá trình lịch sử của mình

1.2 Những chặng đường phát triển của truyện trinh thám 2.1 Giai đoạn khởi đầu

'Vào đầu thể kỹ XX, truyện trình thám của các nước phương Tây đã đến với độc giả Việt Nam qua những sách dịch Một loại hình văn học mang tính giải trí cao đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường sách địch bẩy giờ Người đọc ma đặc biệt là giới trẻ rắt ưa chuộng thể loại này Những tác phẩm của Edgar Poe, Conan Doyle, Georges Simenon dịch từ tiếng Pháp được đón nhận nẵng nhiệt Nhu cầu xã hội về loại sách trình thám được đặt ra Theo đó, đễ góp phần đáp ứng thị hiểu của công chúng, truyện trình thám Việt Nam bắt đầu xuất hiện Cũng như nhiều thể loại văn học khác, trong môi trường giao thoa chung của văn hóa Pháp - Việt, một số nhà văn Việt Nam đã sáng tạo nên những tác phẩm trình thám đầu tiên dựa trên cơ sở mô phông những truyện phiêu lưu, truyện trình thám phương Tây Trong buổi đầu manh nha, trên cơ sở kế thừa văn học truyền thống và mô phỏng truyện của phương Tây, dòng văn học trinh thám Việt Nam dẫn dẫn được định hình

'Những tác phẩm trình thám xuất hiện đầu tiên chỉ mang tính thử nghiệm, tìm đường Số nhà văn sáng tác truyện trình thám không nhiễu, số lượng tác phẩm cũng it và giá trị nội dung, nghệ thuật cũng còn giới hạn Phần lớn các truyện trình thắm được viết để đăng nhiều kỳ trên các báo Nội dung truyện cũng vẫn tập trung vào những vấn đề quen thuộc, có tỉnh chất truyền thống, nhằm mình họa cho quan niệm về đạo đc

‘Dao dite truyền thống phương Đông chỉ phối rit lớn dén chủ đề, tư tưởng của truyện

Trang 27

"Mật thám truyện, Chủ nợ bắt nhơn (1921) Tiếp sau đó là tác giả như Lê Hoằng Mưu, Bửu Đình, Phú Đức

“Thời này, truyện trình thám là sự kết hợp nhiều yếu tổ: trinh thám - ái tỉnh - hành động - võ hiệp Chẳng hạn như Châu về hiệp phố (1926), Lửa lông (1929), Căn nhà bi mật (1931) của Phủ Đức; Mảnh tăng thu, Cậu Tâm Lọ của Bữa Đình; Lá huyết thư (1931) của Bùi Huy Phồn, Người bán ngọc (1931) của Lê Hoằng Mưu; đó hoa lài

(1930), [6 oan trái (1931), Khép cửa phòng thu (1933), Chén thuốc độc (1934) của

Nam

'Nguyễn Thể Phương Từ những năm 1920 trở đi, văn xuôi tự sự bằng chữ quốc ngữ bắt đầu có những cách tân, nghệ thuật viết truyện trinh thám bất đầu có những bước tiến so với truyền thống: kết cấu và cốt truyện được hiện đại hóa, tính cách nhân vật được xem như là trung tâm của tác phẩm, ngôn ngữ gắn gũi với đi sống hàng ngày Lúc này, chủ yếu là lối truyện mang màu sắc trình thám của các tác giả "Nam Bộ Họ thường mô phông những truyện phiêu lưu, truyện trình thám phương Tây, đưa những môtip hình sự - điều tra, phiêu lưu vào tác phẩm của mình

Một trong những tác giả văn có nhiều đồng góp cho văn học trình thám Việt Nam là Bứu Đình, Ông sáng tác truyện trình thám đầu tiên và năm 1930 với tựa đề Mánh răng thu cùng với Cậu Tam Lo đăng dài kỳ trên Phụ nữ tân văn, về sau được in thành sách, ái bản nhiều lần và được coi là những tác phẩm hay nhất thời đó Thực ra, lúc đó truyện được đăng với chú thích thể loại là “ái tình tiểu thuyết” Mặc đủ ngày nay nó được gọi là một truyện trình thám (bởi đáp ứng nhiều yêu cầu về đặc trưng thể loại), nhưng trong cách nhìn của tác giả thì đó là truyện “tỉnh ái”, một lỗi truyện rất phổ biển thời bẫy giờ Thực ra ánh răng chu rắt khác với những tiểu thuyết diễm tình ở chỗ, nó diễn tả về tỉnh yêu, về hạnh phúc và khổ dau đời thường, nhưng thiên về truyện vụ án với những âm mưu và tội ác Truyện có sự xuất hiện của các nhân vật thám tử như “Thành Trai, Tam Lo để tham gia khám phá các manh mồi vụ án, đưa tôi phạm ra trước ánh sáng của tòa án lương tâm Ở đây, quá trình điều tra không dựa vào sự suy lý logic tả dựa vào sự nh cỡ, ngẫu nhiền nhiều bơn

Van hoe trinh thám giai đoạn nay có kế thừa về mặt thể loại ở văn học truyền thống nhưng không nhiều Xuất hiện một số truyện có ảnh hưởng lỗi truyện “anh hủng trượng nghĩa”, những môip phổ biển trong truyện dân gian hoặc truyện thơ Nôm thời kỹ Trung đại qua các yêu tổ như cốt truyện, kết cầu, nhân vật aphan như những môtip từ truyện dân gian hay vay mượn cốt truyện Trung Quốc được vận dụng trong, Ba Lau rang nghề đạo tặc: Câu Tam Lo, Ving và mau, Kho tang nhà họ Đặng, Mảnh

trăng thu) Phần lớn, lỗi kết cấu trong các truyện trình thám là theo nguyên tắc “nhân

Trang 28

n

gỡ - lưu lạc - đoàn viên” như Chẩu vẻ hiệp phổ, Manh trăng thư Nhân vật thám tir mang dáng dấp của nhân vật chính, còn những kẻ tội phạm là đại diện cho lớp nhân

vật phân diện trong văn học truyền thông

Nhìn chung đa số các truyện trình thám giai đoạn ba mươi năm đầu của thể ky theo lỗi dung hợp yếu tổ ái tình, vỡ hiệp, hành động pha lẫn trình thám

ệc diễn giải dòng suy tưởng của nhâ vi

kết cấu, cốt truyện, phương thức nghệ thuật chưa có gì nôi bật Truyện trinh thám

Việt Nam là kết quả sự giao lưu, tiếp bi từ văn học tru thống sang hiện đại, nến

việc phải trải qua giai doan chuyển tiếp với những hạn chế nhất định là điều không thé tránh khỏi

1.3.2 Giai đoạn đỉnh cao

Kế từ những năm ba mươi trở đi, độc giả Việt Nam không còn xa lạ với văn học trình thám nữa Bên cạnh tác phẩm trình thám của phương Tây hoặc Trung Quốc đã xuất hiện tác phẩm của các nhà văn chuyên viết truyện trình thám mài

“Thế Lữ và Phạm Cao Củng Đây là thời điểm nở rộ của truyện trình thám và là giai đoạn phát triển đính cao nhất của thể loại ừ trước đến nay

“Truyện trình thám lúc này tuy vẫn chịu ảnh hưởng khá nhiều từ truyện nước ngồi, nhưng khơng cịn là sự mô phỏng một cách cứng nhắc, máy móc Nhà văn Việt Nam tiếp thu văn học phương Tây, học tập kỹ thuật viết truyện trình thám của nước ngoài với chất liệu, bồi cảnh hoàn toàn mang tính "nội địa” Bên cạnh văn học dịch là các tác phẩm mới, hoặc là phóng tác, phỏng tác, hoặc hư cấu hoàn toàn Phần lớn truyện trình thám Việt Nam lúc này vẫn có lối kết cấu chương hồi nh Lita Long, “Người bản ngọc, Châu về hiệp phổ, Vàng và máu, Đàn hen, Chiếc tắt nhuậm bùn với các chủ để quen thuộc như trọng nghĩa khí, đạo đức, tình cảm, không vụ lợi vật chất Sự pha trộn phong cách Đông - Tây đã đem đến cho truyện trinh thám có nhiều nétriêng, độc đáo và thú vị

Trang 29

B

Pham Cao Ciing là nhà văn có số lượng tác phẩm và khả năng viết truyện trình thám nổi trội nhất mà đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một nhà văn Việt Nam nào vượt qua Có thé xem ông là một tác gia trình thám chuyên nghiệp đầu tiên của nề văn học nước nhà Truyện của ông viết để đăng trên khá nhiều tờ báo như 7iểu duyt nhật bảo, Phong hỏa, Ngày nay Di sân của ông cô đến khoảng 200 tác phẩm Những

túc phẩm trình thám tiêu biểu của ông như: Vết ay trén trần (1936), Kho tăng họ Đặng

(1937), Một cái Tết rùng rợn của Kỳ Phát, Máu đỏ lòng son (1937), Chiếc tắt nhuộm

bùn (1938), Người mot mat (1940), Nhà sự thọt (1941), Kỳ Phát giết người (1941), Đảm cưới Kỳ Phát (942), Bồng người áo tim (1942), Hàm răng mài nhọn (1942), Chiếc gối đẫn máu (1942), Ba viên ngọc bích (1938), Đôi hoa tai của bà Chúa (1942) Ông là nhà văn đầu tiên sáng tạo nên những series trinh thắm Việt Nam như series trình thám Kỳ Phát” và "series Tám Huỳnh Kỷ” Ở Việt Nam, đó thực sự là những nhà thám tử trứ danh

“Thế Lữ hoạt động trong nhiều lĩnh vực, nỉ

không phải chuyên viết truyện trình thám và số lượng tác phẩm không nhiều như Phạm

ất là thơ ca

ến với văn xuôi, Thể Lữ

“Cao Cũng, nhưng truyện của ông rất hấp dẫn Các tác phẩm được xếp vào thể loại trinh thám của ông nỗi bật nhu: Vang và máu (1934), Mật chuyện ghê gớm, Ba hỏi Kinh dị (1936); Lê Phong làm thơ (1936), Lê Phong phóng viên (1937) - sách in lại sau này ghỉ tên truyện là Phóng viên tinh thâm [39], Những nết chữ (1939), Lẻ Phong - Mai Hương (1939), Đòn hẹn (1939), Gói thuốc lá (1940) Truyện trình thám của Thể Lữ nỗi tiếng với hình ảnh nhân vật thám tử Lê Phong, dé lại dấu ấn đậm nét trong tiến trình phát triển của thể loại trình thám ở Việt Nam Truyện của ông thường pha trộn giữa trình thám suy luận và trình thám hành động, mang nhiều nét lãng mạn và nhiều yếu tổ kịch Đây là phong cách rất riêng làm nên dấu ấn của ông Với một thể loại khá mới mẽ như truyện trình thám, Thể Lữ tỏ ra khá thành công

Với hàng loạt câu chuyện về thám tử Lê Phong và Kỳ Phát, người đọc có thể theo dõi tiền trình điều tra, phá án của hai nhà trình thám đích thực như một số truyện trình thám phương Tây Bên cạnh đó, một số truyện trinh thám mang màu sắc ái ình ~ hành động - nghĩa hiệp vẫn tiếp tục ra mắt bạn đọc nhưng với số lượng không nhiều

Tiêu biểu của lỗi viết này đó là nhà văn Bùi Huy Phin với đức dự của dòng họ Trân Thạch (1941) và Mỗi thừ truyễn nghiệp (1942)

So với giai đoạn trước, truyện trinh thám ở giai đoạn này đã tiếp biến nhuần nhuyễn hơn và tiến gin hơn với thể loại truyện trinh thám cổ điễn phương Tay Kh lượng tác phẩm cũng nhiều hơn và kỹ thuật viết truyện trình thám của nhà văn cũng, được năng cao Độc gia di tim thấy được cảm giác hồi hộp, niễm hứng thú và nhận ra

Trang 30

mu

những giá trị, ý nghĩa của cuộc sống đẳng sau những câu chuyện tưởng chừng như đơn thuần chỉ là truyện mang tính giải tí

1.3.3 Giai đoạn thoái trào

Truyện trình thám Việt Nam, tính từ giữa thé ky XX tr về sau, có thể xem là giai đoạn "thoái trảo” của thể loại Sau chặng đường phát triển mạnh mẽ trong mấy mươi năm nữa đầu thé ky XX, dòng trình thám trong văn học Việt thưa thớt hẳn

Sau năm 1945, tình hình chính trị xã hội ở nước ta có nhiều biển động dữ đội “Trong điều kiện chiến tranh liên miên, người ân hằu như không còn quan tâm nhiều

giải trí, trong đó có cả văn học trình thám Các tác giả cũng không còn chuyên chú vào sáng tác thể loại truyện trình thám Văn học phát triển theo những chiều hướng khác hẳn trước đó

Trong giai đoạn này, ngay cả Thể Lữ và Phạm Cao Cũng, hai nhà văn trình thám nỗi tiếng nhất cũng không còn hãng bái nữa Thể Lữ đã chuyển sang viết kịch, bỏ hẳn đông văn học trinh thám Phạm Cao Củng chỉ có một vài tác phẩm viết về nhân vật Tám Huỳnh Kỳ Ở miền Bắc thể loại này đã chuyển sang dạng truyện cảnh giác; ở én các loại

miễn Nam thì thể loại này gằn như không còn xuất hiện nữa

Sau thời gian tạm gọi là “nở rộ” dòng văn học trinh thám đưới những ảnh hưởng, của trinh thám phương Tây từ những năm đầu thế ky XX, thì những năm tiếp theo cho cđến trước năm 1970, văn học trình thám dường như đã dùng lại Ở miễn

trình thám do được quan niệm là *văn chương giải trí” nên rất ít được chú ý trình thám bị ấn át bởi văn chương hiện thực cách mạng,

KẾ từ sau năm 1970 cho đến nay, dòng văn học trình thám cũng không còn theo đường lối cũ mà theo những biển thể khác Khoảng thập niên 70 - 80 ciia thé ky XX, thể loại truyện điều tra hình sự, tình báo, gián điệp từ Liên Xô (rước đây)

Đông Âu được dịch nhiều sang tiếng Việt Các nhà văn Việt Nam cũng đền chuyển hướng sang viết những truyện tình báo - phản gián, vụ án, điều tra Sau khi đất nước thống nhất, những bí mật của cuộc chiến đã được hé lộ dần, lối truyện tỉnh báo - phản gián bắt đầu phát triển mạnh và có nhiều thành tựu đáng kẻ

Một số tác giả như Đặng Thanh, Thanh Dim, Van Thanh đã để lại ít nhiều dấu ấn trong lỗi truyện tình báo - phản gián chăng đầu Tiếp đến là các tác giả Nguyễn ‘Thanh Phong (Miza ñọ khó quên), Lê Tri Ky (Cau lạc bộ chính khách), Nguyễn Trương Thiên Lý (Ván bài lật ngứa), Hữu Mai (Ông cổ vấn), Triệu Huấn (Sao đơn) Một cách tự nhiên, truyện tỉnh báo - phản gián Việt Nam thừa hưởng chất iệu gu có từ

cuộc chiến tranh giải phóng và bảo vệ an ninh quốc gia Trước hiện thực ấy, nhà văn

viết với ÿ thức “ghi lại càng nhiều cảng tốt những gì đã biết, đã trải về một thời đại mà

các nước

Trang 31

%5

mình có may mắn được là một nhãn chứng lịch sử” (Hữu Mai) Nhà văn vì vậy coi mình là những người “viết tự liệu” hơn là sáng tạo văn chương Trong tâm thể đó, các tác giả thường ghỉ phụ đề thể loại cho tác phẩm của mình là truyện tình báo, truyện phản gián hay hồ sơ phản gián Chẳng hạn Nhị Hỗ trong lẫn xuất bản tác phẩm Giữa sa mạc lửa (1981) ghi 16 “tiéu thuyết tư bản năm 1994 dỗi tên là Điệp viên giữa sa mọc lửa với chủ thích “tiễu thuyết tình báo” Hay tác phẩm Kể hoạch Án- pha của Lê Chắn là “truyện tỉnh báo”

“Cuốn Ông cổ vấn của Hữu Mai kế về cuộc đời hoạt động tỉnh báo của nhà tình

báo Vũ Ngọc Nha, cuốn Điệp viên giữa sơ mạc lửa của Nhi Hỗ kể về chăng đường hoạt động của nhà tình báo Nguyên Vũ, án bài lột ngửa của Nguyễn Trương Thiên

vô dựng lại cuộc đời nhà tỉnh báo Phạm Ngọc Thảo tác giá cũng thừa nhận tính tư liệu của các tiểu thuyết này Hữu Mai nhận định rằng những tập hồ so sau này sẽ đưa ra ánh sáng những vẫn để liên quan dén lich tạ Nó được trình bày dưới dạng tiểu thuyết để cho hình thức đỡ khô khan Tuy nhiên, qua đó điều mong mỗi của nhà văn là được chuyển tới bạn đọc

sử còn chưa ri

những sự kiện, những chỉ tiết chân xác, với những con người thật

“Các truyện vụ án, điều tra, chủ yếu được định hình sau những năm 1986 Có một đặc điểm là truyện trình thám Việt Nam từ giai đoạn này trở đi, vai rò của người thám tử (công an) và cuộc điều tra trở nền mờ nhạt Nhân vật không chú trọng đến vai trở khám phá bí mật, ma chủ yếu làm nhiệm vụ truy bắt tội phạm Nó không được miêu tả là những cuộc điều tra điễn hình với sự tư duy logic, sự đầu trí và đẫu lực căng thẳng như trong các truyện trinh thám suy luận của Thể Lữ, Phạm Cao Củng xuất hiện giai doan trước 1945, Tir sau năm 1990, nó không đủ khả năng đáp ứng được thị hiểu đương thời, trong khi sách địch các truyện trình thám phương Tây cả hiện đại lẫn cổ điền khá phổ biển và hấp dẫn, nên cảng lúc cảng vắng bóng trên văn đàn Việt Nam

Đầu thế kỹ XXI, văn học trình thám bắt đầu có dầu hiệu khởi sắc tr lại, dù số lượng tác phẩm được đánh giá hắp dẫn cũng chưa nhiều Các cây viết trẻ đang nỗ lực âm tươi mới lại văn học trình thám Việt Nam, một dòng sách hấp dẫn và hẳn có nhiều đất khai thác Trong khi nhiều cây bút trẻ đương đại say mẽ khai thác các đề tải mang tính thời thượng về "giới thứ ba”, về tình yêu, một số tác giả trẻ như Nguyễn Xuân “Thủy, Nguyễn Dình Tú, Di LÍ lại gây được chú ÿ trên văn đàn bằng dòng văn học trình thám với những lối đi độc lập và vũng chắc Trong bối cảnh những đề tà "thời thượng” đã trở nên không còn xa la khi có lều tác giả khai thác, việc xuất hiện thêm dòng văn học mang cả hai yêu tổ giải trí và nghệ thuật như văn học trình thám là dấu hiệu đáng mừng về một sự thay đổi, hướng đi mới cho văn học trẻ Việt Nam Có

Trang 32

%

thể thấy rằng dù còn gặp nhiều bể tắc trong việc ìm đường đĩ cho tương lai, nhưng thể loại văn học trình thám Việt Nam đang có dấu hiệu trở lại Các nhà văn đã ạo ra những tác phẩm trình thám Việt mới mẻ, cuốn hút và thỏa mãn phần nào nhu cầu bạn doe

TIRU KET

Nhận diện truyện trình thám, nhất là truyện trình thám Việt Nam, một thể loại văn học xuất hiện muộn màng so với các thể loại khác là điều hết sức khó khăn Trong giới hạn nhất định, luận văn đã giới thuyết một cách khái quát về truyện trình thám Đồ là những “tác phẩm văn học tự sự (bao hàm truyện ngắn và tiểu thuyế, viết về quá trình điều tra vụ án, trong đó có vai trò quan trọng của nhân vật thám tử (hoặc người có vai trò tương tư như nhân vật thám tử) Tư duy logic và kinh nghiệm thực tiễn có ý nghĩa quyết định đối với sự thành công của quá trình phá án”

"Đối với truyện trình thám, điều quan trọng nhất là phải có vụ án, càng không thể i vật thám tử và cả nhân vật tội phạm Mục tiêu của việc điều tra ph án là khám phá ra sự thật để công lí được thực thi, é làm được điều đó, người thám

tử cần phải thông minh, có tư duy logie, kinh nghiệm, kiến thức Súc hấp dẫn của truyện trình thám nằm ở tính bắt ngờ, bí ẫn của tình tiết, sự kiện được tác giả dần dựng tỉnh tế, công phu

“Truyện trình thám Việt Nam có những đặc điểm riêng không chỉ về nội dung, hình thức mà cả lịch sử hình thành và quá trình vận động của nó Do sự chỉ phối của nhiều yếu tổ thuộc về văn hóa, xã hội, tâm lý, thị hiểu thẩm mỹ, truyền thống văn học truyện trình thám Việt Nam có những né riêng so với truyện trình thám thể giới

Lịch sử truyện trình thám Việt Nam đã trải qua những giai đoạn thăng trằm khác

nhau Nó xuất hiện vào đầu thế kỷ XX với những tác phẩm có tính chất mô phỏng

truyện trình thầm phương Tây Giai đoạn manh nha của truyện trnh thám kéo dài rong vài thập niên Là một th loại khá mới mẻ nên nó vẫn còn nhiều hạn chế cả về nội dung, Tẫn nghệ thuật Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, từ những năm ba mươi đến giữa thể kỹ, truyện trình thám Việt Nam đã có sự phát triển vượt bộc Với các cây bút tiêu biểu như Thể Lữ, Phạm Cao Củng, truyện trinh thám Việt Nam đã phát triển lên đến inh cao Được tiếp thu từ truyện trình thám phương Tây, kết hợp nhuần nhuyễn với văn học truyền thống, truyện trình thấm Việt Nam đã có một điện mạo mới mẽ, đặc sắc Tuy nhiên do điều kiện lịch sử, hoàn cảnh văn hóa xã hội, truyện trình thám của ta không thé phát triển liên mạch, mà rơi vào cảnh thoái trào sau đó không lâu Tuy

vậy, từ sau năm 1975, nhất là khoảng đầu thể kỷ XI trở đi, các nhà văn bắt đầu sáng

tạo nên những tác phẩm trình thấm mối mẻ, cổ sức cuỗn hút và đếp ứng phần nào nh

Trang 33

?

Trang 34

28

CHƯƠNG2

HIỆN THỰC XÃ HỘI TRONG TRUYỆN TRINH THÁM

VIỆT NAM NỬA DAU THE KY XX 2.1 Những bối cảnh đặc trưng trong truyện trình thám 2.1.1 Bức tranh sinh động của đô thị Việt Nam buổi giao thời

Những năm đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp đã tién hành cuộc khai khác thuộc

dia và thực thì chính sách bóc lột kinh tế làm cho xã hội Việt Nam thay đổi nhanh chống Quá trình đô thị hóa diễn ra trong vòng ba mươi năm đầu của thể kỹ khiến cơ cấu xã hội có sự biển đổi sâu sắc Người Pháp thì hành chính sách ngu dân, khuyến khích những lỗi ăn chơi sa doa nhằm trụy lạc hóa thanh niên Việt Nam Nhiều đô thị, thị trắn mọc lên với nhiều tằng lớp xã hội mới xuất hiện Văn học trình thám đã phần nào phân ánh thực trạng xã hội đương thời Bức tranh về đời sng phố thị đã được tái hiện một cách khá sinh động và đa sắc diện

“Truyện trình thám mang nhiễu yếu tổ của văn học giải trí, song nó cũng khơng thể thốt ly hiện thực đời sống xã hội Việt Nam những năm đầu thé ky XX Đó là một xã hội thị dân, trong đó con người bị đồng tiền, quyền lực cám dỗ, khiến tắt cả bị cuỗn vào vòng xoáy của tội ác, tội phạm Biễu hiện của tội phạm trong truyện trình thám rất a dang, Cé thé vi những ghen tuông, thất bại trong tình ái dẫn đến những cái chết thảm khốc; có những trường hợp do sức cám dỗ của đồng tiền, do lòng tham khiến cho con người đánh mắt đi nhân tính, lạnh hìng, nhẫn tâm gây ra tội ác cướp của giết người

hội, đảng, băng nhóm hoạt

lên cạnh đó, xã hội còn có cả sự bắt ôn về an ninh, đông ngoài vòng pháp luật lộng hành

© mite 46 đơn giản, tội phạm bắt đầu từ lòng tham lam vặt vãnh Trong Phóng Š Lũ, một anh thợ in tình cờ trở thành tay ăn cắp vặt Anh ta là người “mặt mày sáng sửa”, vốn có cơng ăn việc làm đàng hồng trong nhà in của tòa soạn báo Thởi Thể, Trong một lần dem bản in lên, “anh toan để bản in lên đó rồi xuống thì toan thấy tập giấy bạc giữa bản Trồng trước tring sau thấy vắng người, anh liền đứng sắt cạnh bản đưa tay trái ra rút lẤy một tờ giấy bạc hai chục” [38, tr27- 28] Thực ra thì câu chuyện ăn cắp vặt này trong xã hội nào, thời đại nào cũng có Song đối với truyện trình thám thì đó là khởi đầu cho các vụ án nghiém trọng

Do lối sống vụ lợi, ham hồ chút vật chất nhỏ mọn mà con người ta thành những, kẻ phản chú, bắt chấp nghĩa tỉnh Xã hội lúc này có sự phân hóa giai cắp giảu nghèo rð rộ Người có tiền làm chủ và đương nhiên những kẻ nghèo hèn phải làm công, đi

viên trinh thám của

Trang 35

29

ä Trong số những kẻ gia đỉnh ấy, cũng có người luôn trung thành nhưng cũng lắm kẻ sẵn sảng phản chủ khi có điều kiện Thực tế đó được các nhà văn trình thám chú ý dể tái hiện lại trong tác phẩm của mình Trong tiểu

thuyết Mánh orang thu của Bữu Đình, nhân vật Tự Lực là người làm thuê cho nhà bà "Phần đã nhiều năm, được bà tin tưởng và đối đãi ắt từ tế Thế nhưng, sự thật thì Tự Lực là một tên tớ phản chủ Chính hin là nội gián góp phần giúp sức cho hung thủ trong vụ hạ sát Thuần Phong Sau vụ này, hắn có chút vốn và không làm ở nhà bà với bon Bay Léng để “ban việc ăn cướp với thẳng Bảy Lộng cụt ngôn tay áp út” Côn Thị Lục là người lâm việc cho Nguyệt Thanh (Kiều Tiên), cũng đã vì tham tiền mà bảy mưu xúi giục Thiện Tâm làm điều đê hèn: *Tôi suy nghĩ hết sức mối tìm ra được một chước này Cậu nghĩ thử coi, mấy lâu nay câu giữ cho thanh bạch mà không được gì, bây giờ cậu nên làm liều một lần hễ đàn bà con gái mà chữ trình mắt rồi thì còn giữ gì nữa, tắt phải chịu theo cậu Cậu có thuốc mê không?” [22, tr455-456] Sau khi "hiển được kế này, Thị được Thiệ Phán nữa mà đi kết gi cho hai lện

chục và còn hứa “hễ xong th tôi sẽ thưởng nhiều” Chút tiền nhô nhoi dy da lim mờ mắt, khiến Thị không nghĩ đến tình nghĩa mà đành tâm lập mưu hãm hại cuộc đời người con gái của Nguyệt Thanh

Một số nhân vật nhanh chóng trở thành nô lệ cho đồng tiền, trở thành kẻ xắu, kẻ dc, di ban thân họ vốn không phải như vậy Ho kiếm tiền bằng cách đi đâm thuế chếm mướn, những tên tay sai máu lạnh Tiêu biểu như bọn Bảy Lông, Tư LỒi trong Mánh trăng thu của Bửu Đình Một số khác tô ra nguy hiểm, xảo quyệt và thâm độc hơn Chúng vạch ra những kế sách, âm mưu dài hạn để chiếm đoạt tài sản của người khác Nhân vật Nguyễn Viết Sung chẳng hạn, chính là hiện thin cho lối sống dy Hn rip tâm chiếm gia tải bà Phán từ mấy mươi năm trước bằng việc tráo đổi con, thuê giang hồ để giết người, đẩy người khác lãm cảnh hàm oan, ngăn cản và sin sing ra tay với những ai làm bại lộ mưu kế của hắn: “Ai khôn hơn ta thì thắng ta, ai đại hơn ta thì thua ta Ta chỉ dùng trí khôn cơ ta mã làm cho con ta giàu có, sung sướng Miễn là ta dat tới mục đích, dầu có phải hại ai mà thành công ta cũng hại, ai chết kệ ai: Ở đời nầy mà đạo đức th là đỗ dại ” [22, tr41 1], Nguyễn Viết Sung biểu hiện rõ là một kế tham lam, độc ác và gian sảo khiến cho ngay chính Kiểu Nga con gái ruột của hắn cũng ghé tom

Lòng tham đã khiến cho một con người bình thường có thể nhanh chóng trở thành tội phạm, giết người mà không chút do dự, thậm chí đó bạn của mình Lòng tham đã khiến cho Đỉnh Võ Thạc - một người thanh niên hoạt bát, thông minh, ăn nói dễ thương trong Gói thuốc lá của Thể Lữ ra tay sắt hại người bạn thân và người em

Trang 36

30

trai song sinh để chiếm đoạt chiếc về số độc đắc có giá trị mười vạn bạc Màn kịch mà Thạc đã giản dựng hết sức cơng phu và hồn hảo hong che lip ti ác: "Không vội vã, Thạc rút con dao Thổ cắm sẵn từ trước, giết chốt Đường một cách rất êm lãng; luc vi Đường lấy cái vẻ trúng độc đắc, xóa các vết tích có thể tổ cáo Thạc, bình tĩnh 1g nhà, rồi thân nhiên đến nhà chiều bóng thay cho Tac Thac không lộ vẻ bối rối, lại đồng vai người bạn bị giết một cách rất tự nhiên” [39, 505] Thạc giết Đường, tạo bằng chứng ngoại phạm, đánh lạc hướng điều tra của Lê Phong và cảnh sát, rồi

sou dé giất cả người cm trai của tài đã khiến con người mờ mắt, bắt chấp cả tình thân bạn bê, máu mũ ruột thịt Chuẫn mực đạo đức xã hội đương thời đã bị phá vỡ một cách đầy đau xót!

“Trong Mai Hương - Lẻ Phong, cái chết bí ẫn của bác sĩ Trần Thế Đoàn vì mũi thuốc độc ngay trong buổi lễ phát bằng tại trường Y học cũng bởi vì âm mưu chiếm, đoạt năm bộ sách cổ, Bí mật về một kho báu uy là câu chuyện hư cấu, nhưng mà nó có cơ sở từ một hiện thực xã hội đầy rẫy những âm mưu, thủ đoạn Chủ mưu vụ này là Lương Hữu cồn đe dọa cả tính mạng của Lý Tuyết Loan - bạn gái của Trần Thể Đoàn Kẻ

ết của một kẻ có nhân cách lệch lạc cảng gây nên hậu họa ghê gớm hơn nghĩ ra được những cách giết người tỉnh vi và khi bị vạch mặt, hắn tự hảo vì đó là tải nghệ, là thành qua sau mẫy năm ăn học của hắn Sự điềm nhiên ở nhân vật này thật đáng sợ: *Giết người, ăn cướp! Cũng là nghệ thuật chứ sao?, “Một công trình sáng, tác có một không hai mà tôi đã khổ tâm lắm mới nghĩ ra được Ông xem cuộc du học của tôi bên Pháp mấy năm có phải là vô ích đâu ” J43, tr 196-197] Độc giả chắc hẳn rùng mình vì những câu nói ấy còn hơn cả những câu tả tỉ mĩ cách giết người của Lương Hữu Kẻ trí thức ấy tỏ ra tỉnh táo, không chút ăn năn

Trang 37

31

‘Mot mảng để tài khác liên quan đến lối sống của giới trí thức đương thời cũng được các nhà viết truyện trình thám quan tâm đó là thé hệ bị ảnh hưởng bởi những thú ăn chơi, hưởng thụ học tập theo văn hóa phương Tây Bên cạnh những con người giàu chí hướng, chăm lo học hành để phát triển sự nghiệp, khơng hiểm kẻ bị thối hóa, sa ngã Truyện trình thám kế về những thanh niên trí thức do ham chơi, đua dồi, hoặc luy tình, ghen tuông đã dẫn sa vào con đường u mê, thiểu lí tưởng và thậm chỉ là gây, nên tôi ác

“Trong số các nhà văn trình thám giai đoạn đầu, Phú Dúc, Bửu Dình là những tác giả rắt thành công với th loại tiểu thuyết tỉnh thám tỉnh thí dan bay gid Doc truyện trình thám của họ, độc giả không phải căng trí não ra suy xét, không bị nhiều tình tiết “đánh lừa", mà chủ yếu bị dẫn đất, lồi kéo đến tân cũng kết cục của những chuyện tỉnh ấy là như thể nào, họ có hạnh phúc không, những thanh niên lầm lạc có trở về con đường sáng hay chăng Giới trẻ yêu, thất ỉnh và nhiều sóng gió cuộc đời là lẽ thường, song khi do vậy mà trở nên yếu hờn thì thật không đáng Trong truyện trinh thám, không ít những người như Kiều Tiên, Minh Đường, Hoàn Ngọc Ấn, Bạch Tuyết, Đỗ Hiểu Liêm, Đăng Nguyệt Ánh luôn sống đầy ý c khát khao vun đấp một tình yêu tơi sáng cho tương lai Bên cạnh đó, cũng khả nhiều nam thanh nữ tú vì tỉnh mà đón đau, khổ lụy đến nỗi có khi phải tìm đến cái chết (Thiện Tâm, Huệ, anh em Đặng Thi )

inh yu chan chinh và mãnh liệt là nguồn động viên giới trẻ biết vượt lên số phân để có ngày tỉnh yêu được đơm hoa kết tri Chuyện tỉnh của Hoàn Ngọc Ân và Bach Tuyết rong Châu vẻ hiệp phổ là biểu hiện của mảng đời sống tỉnh cảm của giới trẻ đương thời Ngọc Ấn có tỉnh yêu nồng nhiệt và cao cả với Tuyết, đã tìm mọi cách

giúp nàng kiếm đủ tiền để có thể thừa kế số gia tải của người cha nuôi mà làm việc

thiện, thậm chí chẳng đã đồng cả vai là tướng cuớp chuyên nghiệp Hiệp Lige: “Hoan Ngọc Ấn sau khi thú xếp việc học hành ở Pháp ching quyết chí về nước "mượn của nhà giàu” trong hai năm, đủ tiền cho Lệ Thủy lấy được tiễn ở nhà bang thi tr lai cho người ta” [23, tr285] Ngọc An da bao phen bi su truy lũng của giới chức trích, thậm chí là sự truy lùng của chính người bạn thân Đỗ Hiễu Liêm: “Mình thua trí nó thật là một sự nhục vô cùng, tôi nguyện đem hết tả trí tã nóc cho được nó mới nghe” [23, 317],

Trang 38

3

Cao Cũng thì ấp ủ mồi tinh thim lặng với Cúc là con gái của ông Vũ Lượng: “Ở đời, chỉ có tỉnh là khó hiểu, là bí mật hơn cả Ta yêu Cúc rồi sao? Có lẽ ta yêu Cúc thực rồi” [10, 126] Tuổi trẻ là phải yêu, mặc dù những chuyện tỉnh này không có hỗi viên mãn, bởi chẳng Kỳ Phát biết rằng "đời tôi là một đời phiêu lưu, có lề số trời định vậy nên tôi không thé vui được cảnh gia đình Ngay từ thuở nhỏ tôi cũng vậy ” [10, tr165]

Khía cạnh khác của lối sống tiểu tư sản ở đô thị đó là sự ghen tuông mù quáng

"Những thất bại trong tình ái không chỉ làm cho con người trở nên yêu hèn mả còn khiến họ thành những kế mưu mô, độc ác thậm chí là giết người Chẳng hạn sự ghen tuông của nhân vật Lường Duỳn trong Phóng viên trinh thám của Thể Lũ Lường Duyn Tả người “tổ ra có học thức và lịch duyệt” Song chỉ vì hắn bị vợ “cắm sừng” (vợ hắn lên lút cặp kè với Bao Ngung), do ghen tuông nên hắn đã sắp đặt một kế hoạch giết người khá hoàn hảo mà không ai có thể ngờ đến, chỉ trừ Lê Phong: “Giết vì ghen, vi biết là Đào Ngung mà trước hắn tưởng là em vợ mình, nay chỉ là một người tình địch của hắn Cái ghen như thế mới ghê gớm, không sồi nỗi, không tăm tiếng, khoan thai trim tĩnh hơn cái ghen của Hoạn Thư [ ] Cái giân trong lòng được hả, mà vợ cũng như đối với pháp luật, hắn vẫn là người tử tế như thường” [38, tr.103-104]

“Chưa dùng lại ở đó, cũng vì ái tình và sự ghen tuông mà có người vốn quyển cao chức trong trong xã hội đã trở thành kẻ sát nhân thâm độc Trong Người bán ngọc, tắc giả Lê Hoằng Mưu đã xây dựng hình tượng quan Đô đốc Hồ Quốc Thanh độc ác, lập ma giết chết thế nữ Đào Anh đễ bịt đầu mối, giết người vợ phụ bac và gai bẫy Tô Thường Hậu (tình nhân của vợ mình) phải chịu hàm oan nơi ngục thất để thỏa lòng ghen tức, hận thù Hắn nhẫn tâm giết Hồ phu nhân ở hằm rượu vì lòng ghen tức: “chờn vờn nhảy tới nắm lấy chơn HỖ phu nhân mà lật lên, rồi cằm chặt đó mã thòng đầu Hỗ phu nhân xuống rượu” [45, tr.572]

“Trong văn xuôi Nam Bộ những năm đầu thể kỷ XX, tiểu thuyết ái tình luôn chiếm ưu thể Lúc bấy giờ tiểu thuyết ái tỉnh trở thành một “món ăn tỉnh thin” không thể thiểu cho người dân Nam Bộ Cac nha tiéu thuyết như Phú Đức, Bứu Đình đã kịp thời nắm bắt thị hiểu xã hội, đã “thích nghĩ” và nhanh chóng thành công với thể loại này "Nhà văn Phú Đức đã từng sống cuộc đời có thể nó là vương giả cũng nhờ viết truyện trình thám - tinh ai ding dai kỹ trên các báo, mã côn được gọi là dạng tiểu thuyết “feuilleton’

Trang 39

3

này trong tác phẩm Trong Dan hen của Thể Lữ, hội kín Tam Sơn tự ý hoạt động với những mục đích và những cách riêng, khá nghiêm ngặt, tàn nhẫn và phi nghĩa Cái chết của Nguyễn Bỏng được Lê Phong khám phá ra chính là một sự thanh trừng nội bô Bọn người trong các băng đảng Ấy rắt gian ác, khôn ngoan, hành tung bí an Câu chuyện cho ta hình dung được sự phức tạp của thể giới tội phạm: “Đảng Tam Sơn dự định một việc lớn: việc thứ nhất là gây một án mạng ở phố đông nạt

Liêm phóng chú ý riêng về việc đó; việc thứ hai, ám sát cho được nhà phóng viên để cho sở

thứ ba là yên lãng đến tổng tiễn bọn nhà giảu nhất trong

thành phố” [39, tr61]

Những tổ chức ấy không chỉ tàn độc, sẵn sảng trừ khứ nội bộ mà nó còn làm cho người phải khiếp sợ, khiến họ thậm chí tự tìm đến cái chết Trong Những nét chữ, cô gái Tuyết Mai tong thời gian đi học đã tham gia vào một hội kín, mà theo sự giới thiệu của nhà văn thì đó “không phải là một đăng có bể thể vững chải, có lẽ chỉ là một cái bóng, cái hình thu nhỏ hay là một công cuộc bắt chước các hội đảng to” [38, tr.164] Sau này chỉ vì một trò đùa của Đỗ Lăng (qua bài thơ "Chơi núi cảm tác” được

giải mã ra là "Đăng khép Tuyết Mai tội bội phản, xử tử, coi chừng đó Sa lưới” mà Tuyết Mai khiếp sợ đến mức phải uỗng thuốc tự tử Câu chuyện về các hội đăng cũng .đã được nhà văn Phạm Cao Củng miêu tả qua truyện Đám cưới của Kỳ Phát Hội Thất 'Viên là một hội đảng buôn lâu kín mà cha Thanh Ngọc đã tham gia chính là nguyên nhân dẫn đến cái chết của người cha và người chú ‘Thanh Ngoc RO rằng việc xuất hiện các hội đảng kín với nguyên tắc hoạt động bí mật và nghiêm khắc là một thực tế tồn tại trong xã hội đương thời

“Truyện trình thám nói về lỗi sống của một tầng lớp thị dân trong đó cũng có

xấu, tốt, lạc quan, bi quan, nhưng trong tâm hồn họ vẫn chưa đến mức bị han gi, bi

quan và đánh mắt lý tưởng sống Thiện Tâm trong Mánh trăng thu của Bửu Đình tuy chịu nhiều phen vì ái tình ma bỉ luy, thân xác tiều tụy thậm chí muốn hủy hoại cả thân thể mình, nhưng cái luy ái tình côn Thiện Tâm cuối cũng cũng được giải quyết, mặc dù rất khó khăn Chàng đã tỉnh táo nhận ra Kiều Tiên không bao giờ yêu mình và chấp nhận điều đó, rồi ching sim di, lim việc và sống tốt hơn Và ching côn giúp được người lâm vào cảnh ngộ giống mình trước đây (đó là Huệ vì yêu đơn phương Minh Đường nên muỗn tự vẫn), Thậm chỉ như nhãn vật Nguyễn Viết Sung, một kẻ có thé soi là đại gian ác, nhưng trong tâm hỗn hắn vẫn còn vấn vít chút hỉ vọng cho đời sau Khi mưu sự không thành, hắn đã biết tìm đường mã ăn nấn hồi cải cho tối lỗi củn mình,

chi mong sao con cái hắn không phải khổ: “đi chuyến nằy là để cho Kiều Nga khỏi vì

tôi mà phải chịu đau đớn Tôi không muốn cho Kiều Nga biết một chút gì về những

Trang 40

34 việc tôi đã làm Làm nên thì nó sung sướng, làm không nên thì tôi chịu khổ ” [22, 1590) “rong tiêu thuyết của Bữu Đình, bên cạnh một bộ phận bị xuống cắp về đạo đức

thì vẫn có những con người đại diện cho một tằng lớp trí thức tiền bộ với lỗi sống tích cực thông qua hình tượng các nhân vật Minh Đường, Thành Trai, Kiều

Nga (Minh trăng thu, Cậu Tám Lọ), Lệ Thủy, Nguyệt Ảnh, Đỗ Hiểu Liêm, Hoàn

Ngọc Ấn (Cháu vẻ hiệp phố) Nỗi bật là hình ảnh những nữ nhỉ đương thời Họ

không những có sắc mà còn có

Lệ Thủy trong Câu vẻ hiệp phổ là người có tắm lồng nhân hậu, tư tưởng tiến bộ và tài năng: “ Cũng trong khi đó nàng Lệ Thủy nghe Hoàn Ngọc Ấn dám tự xưng là Thanh Long bèn lấy cây súng lục liên nhỏ chạy lại của số và nhằm bắn, tiếng sắng văn nỗ bỗng nghe có tiếng la lên rằng: chết tôi rồi 23, 250], Kiều Tiên (rong Mánh trăng du là một cô gái nhan sắc tuyệt đẹp và tình yêu trong sắng với Minh Đường, gấp cảnh đời 60 le, song nàng đã mạnh mẽ vượt

ố phận, trở thành một Nguyệt Thanh thông minh, lạnh lùng, sắc sảo, từng bước vạch kế hoạch trả thù những kế đã hãm bại mình: “Ngày nay mày đã bắt đầu làm tôi mọi cho ta, my đã bắt đầu đền tội lỗi của mẪy Mắy là đứa tao báo thủ thứ nhút, còn những bọn khác rồi sẽ coi ta ” 22, tr.508-509] Bên cạnh những lớp người bị luồng văn hóa Tây phương tác động trở nên lệch lạc vẻ lỗi sống, nhân cách thì vẫn có một bộ phận trí thức trẻ có tư tưởng cầu tiến Họ đại điện cho tằng lớp trí thức tiền bộ của xã hội đương thời

“Có thể nói trong truyện trình thám, bức tranh xã hội của đô thị, đời sống thị dân đương thời tuy được phác vẽ, mô tả khá nhiễu song cũng còn phiến diện và những hạn chế khó tránh khỏi Nếu như trong các dòng văn học khác, xã hội nông thôn Việt Nam

được phản ảnh khá rõ nét và sâu sắc thì trong truyện trình thám, đề tài này không được

48 cập Trong truyện trình thám Việt Nam đầu thể kỹ XX và cả các truyện tỉnh báo - phản gián, truyện điều tra về sau cũng vậy, bức tranh hiện thực được tá hiện trong đó chưa được sâu sắc Nó chưa bao quất được toàn cảnh xã hội, khá nhiều khia cạnh đời sống thực tế chưa được đưa vào khai thác để góp phần đem đến một bức tranh toàn cảnh Tuy vậy, xã hội thị dân, đời sống đô thị cũng đã được miễu tả trên những nét lớn Nhìn chung, các nhà văn đã tái hiện bối cảnh đời sống đô thị xã hội Việt Nam những năm đầu thể kỹ XX khá chân thực Đó vừa là chất liệu, vừa là nguồn cảm hứng để các nhà văn trình thám có cơ hội đi vào khai mở một th tải tương đối mới mẻ trong

Ngày đăng: 01/09/2022, 12:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN