1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN: Tiêu thức, đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm giầy dép Việt Nam pptx

30 485 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 489 KB

Nội dung

TIỂU LUẬN: Tiêu thức, đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm giầy dép Việt Nam Lời mở đầu Cạnh tranh là cơ chế vận hành chủ yếu của cơ chế thị trường, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế. Cạnh tranh tạo sức ép hoặc kích thích ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến trong sản xuất, cải tiến công nghệ, thiết bị sản xuất và phương thức quản lý nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành và giá bán hàng hoá. Bất kỳ một loại sản phẩm hàng hoá nào, muốn tồn tại, đứng vững, phát triển và có thị phần cao trên thị trường cần phải có khả năng cạnh tranh ít nhất là ngang bằng hoặc cao hơn khả năng cạnh tranh của sản phẩm thay thế của đối thủ cạnh tranh. Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình mở cửa, hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới, chúng ta sẽ phải đối mặt với cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt trên thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế. Các nước trên thế giới cũng dã tìm được chổ đứng cho mình trên thị trường hàng hoá tiêu thụ thiết yếu. Trước yêu cầu mở rộng thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, đã dẫn đến lúc chúng ta cần phải có phương hướng và các biện pháp cụ thể nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá tiêu dùng Việt Nam. Giầy dép là thứ hàng hoá tiêu dùng thiết yếu, không thể thiếu trong sinh hoạt hằng ngày. Làm sao để việc kinh doanh giầy dép đạt hiệu quả tốt nhất là việc rất khó, để chiếm được thị trường trong nước cũng như các nước trong khu vực, các nước trên thế giới đòi hỏi sản phẩm phải có ưu thế rõ rệt, muốn vậy sản phẩm của doanh nghiệp phải có chất lượng tốt phù hợp với giá cả và phải cộng thêm uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Hiện nay có một số nhãn hiệu Giầy dép được ưa chuông trên thị trường thế giới như : bitis, adidas ở nước ta cũng có các thương hiệu lớn như giầy Thượng Đình, công ty giầy gia Hà Nội Với mong muốn hiểu rỏ hơn về bản chất của cạnh tranh và tìm hiểu về sức cạnh tranh của mặt hàng giầy dép ở nước ta hiện giờ, Em xin chọn đề tài: "Tiêu thức, đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm giầy dép Việt Nam” . Qua đó đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm giầy dép Việt Nam trên thị trườngỉtong nứoc và quốc tế. Nội dung của đề tài Em xin đề cập đến một số vấn đề sau: -Chương 1: Tiêu thức đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến cạnh tranh -Chương 2: Đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm Giầy Dép Việt Nam qua các tiêu thức trên -Chương 3: Kết luận và một số kiến nghị nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Giầy Dép Việt Nam Chương 1 : tiêu thức đánh giá và Các yếu tố ảnh hưởng đến cạnh tranh của sản phẩm Cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản và là động lực phát triển của nền kinh tế thị trường. Không có cạnh tranh thì không có kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, khả năng cạnh tranh là điều kiện cho sự sống còn của mỗi doanh nghiệp. Kết quả cạnh tranh sẽ xác định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, vì thế từng doanh nghiệp đều cố gắng tìm cho mình một chiến lược cạnh tranh phù hợp để vươn lên tới vị thế cao nhất. Cạnh tranh có thể đưa lại lợi ích cho người này và thiệt hại cho người khác, song xét dưới góc độ lợi ích toàn xã hội, cạnh tranh luôn có tác động tích cực. (Ví dụ: chất lượng tốt hơn, giá rẻ hơn, dịch vụ tốt hơn…). Giống như các quy luật sinh tồn và đào thải tự nhiên đã được Darwin phát hiện, quy luật của cạnh tranh là thải loại những thành viên yếu kém trên thị trường, duy trì và phát triển những thành viên tốt nhất và qua đó hỗ trợ đắc lực cho quá trình phát triển toàn xã hội. 1.1.Khái niệm về cạnh tranh của sản phẩm cạnh tranh được xem xét dưới góc độ hành vi, còn khả năng cạnh tranh lại được đề cập ở khía cạnh tiềm năng. Đối với một doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh có thể được hiểu là khả năng sáng tạo ra những sản phẩm hàng hoá, dịch vụ, quy trình công nghệ độc đáo, thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, nhờ đó mà tăng nhanh được lợi nhuận và mở rộng thị phần. Khi nghiên cứu và đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm, các nhà kinh tế cho rằng phải xem xét khả năng cạnh tranh trên thương trường và phải theo quan điểm phân tích cạnh tranh động. Như vậy, sẽ có một loạt các yếu tố tác động tới khẩ năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá trên thương trường như: giá cả, chất lượng sản phẩm, mức độ chuyên môn hoá sản phẩm, năng lực nghiên cứu và phát triển sản phẩm, năng lực nghiên cứu thị trường, mạng lưới phân phối, dịch vụ sau bán, sự tin tưởng của khách hàng, sự tin cậy của nhà cung cấp…. Đối với sản phẩm của doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh được đánh giá qua việc doanh nghiệp đó sử dụng các lợi thế so sánh, công nghệ hiện đại và các điều kiện thuận lợi khác để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ, mẫu mã độc đáo…đảm bảo tồn tại, đứng vững, phát triển và có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm thay thế cùng loại của các doanh nghiệp khác qua đó nâng cao được thị phần, lợi nhuận và vị thế của sản phẩm doanh nghiệp trên thị trường. Nền kinh tế nước ta cũng bước vào hội nhập với các nước trên thế giới với những cơ hội mới và những thách thức gay gắt, buộc chúng ta phải cân nhắc, tính toán một cách ghiêm túc và trí tuệ về mặt đường lối, chính sách. Một trong những vấn đề kinh tế bức xúc hiện nay của chúng ta là: năng lực cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam còn rất yếu kém so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Chỉ xem xét đến một số yếu tố cơ bản đã cho thấy khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam đang ngày càng có nguy cơ suy giảm. Tình trạng này thể hiện trên nhiều mặt, nhiều lĩnh vực: hàng hoá mang nhãn hiệu Việt Nam hiện nay tuy đã có một số mặt hàng(chưa nhiều) đạt được chất lượng tốt, nhưng nói chung chất lượng chưa cao, trong khi đó giá thành lại cao hơn một số nước trong khu vực(Thái Lan, Trung Quốc…) do nhiều nguyên nhân, trong đó đáng lưu ý là do giá đầu vào của sản xuất nói chung cao, máy móc thiết bị cũ kỹ lạc hậu, hiểu biết về thị trường, kinh nghiệm và kinh doanh quản lý, công tác tiếp thị, Marketing còn hạn chế, hầu hết các doanh nghiệp chưa có chiến lược phát triển lâu dài, ổn định mà chỉ mới có kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, thậm chí kế hoạch kinh doanh cho từng thương vụ… Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình gia nhập AFTA, sự bảo hộ bằng hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với hàng hoá sản xuất trong nước không còn tác dụng. Thêm vào đó, việc Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương Mại Thế giới (WTO) đã làm cho hàng hoá Việt Nam rất khó khăn trong việc cạnh tranh với hàng Trung Quốc. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải có sự nỗ lực rất lớn nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước 1.2. Các tiêu chí đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm Để đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm, các nhà nghiên cứu kinh tế đã đưa ra rất nhiều tiêu chí khác nhau với các mức độ khác nhau. ở đây, trong phạm vi bài viết này, chỉ xin nêu một số tiêu chí cơ bản đánh gía khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thương trường 1.2.1. Chất lượng sản phẩm hàng hoá Đây chỉ là chỉ tiêu cốt lõi, mang tính chất quyết định trong cạnh tranh. Có thể hiểu đơn giản rằng “Chất lượng là sự quay trở lại của khách hàng” hay chất lượng trong sự phù hợp. Theo ngôn ngữ Marketing hiện đại người ta nói “Bán cái thị trường cần chứ không phải bán cái chúng ta có”. Chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng nhất tạo ra sức hấp dẫn, thu hút khách hàng đến với doanh nghiệp. Mỗi một sản phẩm có rất nhiều thuộc tính chất lượng khác nhau, các thuộc tính này được coi là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên lợi thế cạnh tranh của mỗi tổ chức. Chất lượng góp phần làm tăng uy tín và danh tiếng của doanh nghiệp, điều này có tác dụng rất lớn tới quyết định mua hàng của khách hàng. Chất lượng còn góp phần nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thương trường, đây chính là cơ sở cho việc duy trì và mở rộng thị trường, tạo điều kiện cho việc phát triển lâu của dài doanh nghiệp. Chất lượng góp phần tiết kiệm chi phí trong sản xuất và tiêu dùng cho xã hội, bên cạnh đó nó góp phần không nhỏ vào việc làm giảm phế thải trong sản xuất và trong tiêu dùng, từ đó sản phẩm có ưu thế cạnh tranh hơn. Nâng cao chất lượng là một giải pháp quan trọng thúc đẩy việc tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu và lợi nhuận từ đó đảm bảo kết hợp thống nhất các lợi ích trong doanh nghiệp và xã hội tạo động lực cho việc phát triển doanh nghiệp. Là cơ sở cho mỗi doanh nghiệp tự khẳng định mình và vươn ra thị trường quốc tế. 1.2.2. Giá cả sản phẩm Giá là một trong các công cụ quan trọng trong cạnh tranh thường được sử dụng trong giai đoạn đầu của doanh nghiệp khi doanh nghiệp bước vào một thị trường mới. Hiện nay, tuy mức sống của người dân Việt Nam chúng ta ngày một nâng cao song độ nhạy của cầu khi giá cả thay đổi còn rất lớn. Do đó công cụ này được sử dụng cho hầu hết các loại sản phẩm trên thị trường. Cạnh tranh bằng giá thường được thể hiện qua các biện pháp sau: * Bán với mức giá hạ và mức giá thấp. * Kinh doanh với chi phí thấp. Mức giá có vai trò cực kỳ quan trọng trong cạnh tranh. Nếu như chênh lệch về giá giữa doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh lớn hơn chênh lệch về giá trị sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh thì doanh nghiệp đã đem lại lợi ích cho người tiêu dùng lớn hơn so với đối thủ. Vì lẽ đó sản phẩm của doanh nghiệp sẽ ngày càng chiếm được lòng tin của người tiêu dùng và cũng có nghĩa là sản phẩm của doanh nghiệp có vị trí cạnh tranh càng cao. Để đạt được mức giá thấp doanh nghiệp cần xem xét khả năng hạ giá sản phẩm của đơn vị mình. Có càng nhiều khả năng hạ giá sẽ có nhiều lợi thế so với đối thủ cạnh tranh. Khả năng hạ giá phụ thuộc vào các yếu tố sau: - Chi phí về kinh tế thấp. - Khả năng bán hàng tốt, do đó khối lượng bán lớn. - Khả năng về tài chính tốt. Giá cả ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp do đó khi sử dụng vũ khí này phải chọn thơì điểm hợp lý sẽ mang lại hiệu quả cao bằng không doanh nghiệp sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn về tài chính. Như thế doanh nghiệp cần phải kết hợp nhuần nhuyễn giữa giá cả và các bộ phận về chiết khấu với những phương pháp bán mà doanh nghiệp đang sử dụng, với những phương pháp thanh toán, với xu thế, trào lưu của người tiêu dùng… Một sản phẩm có mức giá thành thấp, nghĩa là nó có khả năng chủ động trong cạnh tranh về giá, sản phẩm đó sẽ có khả năng cạnh tranh cao, có vị thế trên thị trường. Đó là một trong những yếu tố quyết định sự thắng lợi trong cạnh tranh của các doanh nghiệp. 1.2.3. Mẫu mã của sản phẩm Cùng với chất lượng, giá bán của sản phẩm, mẫu mã cũng là một trong các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Mẫu mã của sản phẩm phù hợp với sở thích của người tiêu dùng sẽ tạo lợi thế cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Thực tế cho thấy, nếu sản phẩm có cùng chất lượng và giá cả thì sản phẩm nào có mẫu mã đẹp, được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng sẽ tiêu thụ được nhiều hơn. Để có mẫu mã đẹp, phù hợp, các doanh nghiệp cần đầu tư thích đáng cho công tác tìm hiểu thị hiếu khách hàng và nghiên cứu đôỉ mới mẫu mã cho phù hợp với từng thị trường. Đây cũng chính là một trong những điểm yếu làm cho hàng hoá của Việt Nam có sức cạnh tranh thấp hơn so với hàng hoá của các nước khác. Một sản phẩm, sau khi được đưa ra thị trường, lại được duy trì trên thị trường trong một thời gian khá lâu. Chỉ khi nào thấy người tiêu dùng đã chán sản phẩm đó, doanh nghiệp mới thôi không sản xuất nữa. Điều này có tai hại rất lớn là, mặc dù khi doanh nghiệp phát hiện ra sự đi xuống trong chu kỳ sống của sản phẩm và dừng lại không sản xuất nữa nhưng thực ra, trên thị trường vẫn tồn đọng một khối lượng sản phẩm chưa tiêu thụ được. Khác với chúng ta, các doanh nghiệp nước ngoài biết kết thúc sản xuất ngay từ khi sản phẩm đang ở đỉnh cao của chu kỳ sống và đưa ra ngay sản phẩm mới khác. Với cách làm này, nhu cầu của người tiêu dùng, như ta vẫn thường nói, vẫn đàng trong trạng thái ”thèm thuồng”(do sản phẩm cũ đã thôi không được sản xuất) thì lại được mời chào bằng các sản phẩm khác đẹp hơn, lạ hơn, mặc dù, theo các chuyên gia công nghệ đánh giá, về kết cấu sản phẩm không có sự thay đổi nhiều. Trong điều kiện hiện nay, khi mức thu nhập và mức sống trung bình của xã hội đã được nâng cao, nhu cầu về thời trang ngày càng trở nên phổ biến và sâu rộng. Mặt khác nhu cầu đó lại luôn luôn biến động không ngừng theo xu thế của thời đại, đặc biệt là xu thế của giới trẻ-một lực lượng khách hàng đầy tiềm năng. Do đó, vấn đề nghiêm cứu, thiết kế mẫu mốt của sản phẩm cũng trở lên hết sức cấp thiết đối với thị hiếu của người tiêu dùng. Có như vậy, sản phẩm của doanh nghiệp mới có vị trí trên thị trường trong điều kiện cạnh tranh rất gay gắt hiện nay. 1.2.4.Các dịch vụ trước, trong và sau khi bán Khi đánh gía khả năng cạnh tranh của một sản phẩm, không thể không nhắc đến một nhân tố, đó là các dịch vụ bán và dịch vụ sau khi bán. Trong thời đại ngày nay, các dịch vụ bán và dịch vụ sau khi bán ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Một doanh nghiệp có các dịch vụ bán và sau khi bán hợp lý, sản phẩm của doanh nghiệp đó có khả năng cạnh tranh cao hơn trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. Trong quá trình bán hàng, khâu quan trọng nhất là chào mời khách hàng. Điều này đòi hỏi người bán hàng phải thật sự tôn trọng khách hàng, lịch sự, ân cần, và chu đáo. Việc tiếp theo là doanh nghiệp cần phải tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất trong thanh toán, có chính sách tài chính và tiền tệ hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc mua bán với khách hàng. Sau khi bán hàng, phải có những dịch vụ như bao bì và giao hàng đến tận tay người mua, các dịch vụ bảo hành, sửa chữa hàng hoá…Những dịch vụ này nhằm tạo sự tin tưởng, uy tín của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng. Tuy nhiên để các dịch vụ trên phát huy được hiệu quả, doanh nghiệp cần cung cấp một cách nhanh nhất, chính xác nhất, kịp thời nhất….Hiện nay, các doanh nghiệp còn sử dụng rất rộng rãi các biện pháp như:tổ chức các chương trình khuyến mại, chiết khấu hàng hoá khi mua với số lượng lớn, tăng gía nhằm thu hút khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm. 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm Khả năng cạnh tranh của sản phẩm chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố khác nhau, bao gồm các nhân tố thuộc về nội bộ doanh nghiệp và các nhân tố thuộc về môi trường. Dưới đây xin nêu một vài nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm 1.3.1.Các nhân tố thộc về nội bộ doanh nghiệp 1.3.1.1.Công nghệ Có thể hiểu công nghệ là tổng hợp của rất nhiều các phương tiện kỹ thuật, kỹ năng, phương pháp được dùng để chuyển hoá các nguồn lực thành một loại sản phẩm hoặc một loại dịch vụ nào đó. Thế kỷ XX là thế kỷ của khoa học và công nghệ. Do đó việc phân tích và phán đoán sự biến đổi công nghệ là rất quan trọng và cấp bách hơn lúc nào hết. Những ví dụ thường được dẫn ra với sự xuất hiện của điện tử, tin học và công nghệ sinh học. Sự thay đổi của công nghệ đương nhiên ảnh hưởng tới chu kỳ sống của một sản phẩm hoặc một dịch vụ. Thực tế trên thế giới đã chứng kiến sự biến đổi công nghệ làm chao đảo, thậm chí mất đi nhiều lĩnh vực nhưng đồng thời cũng lại xuất hiện nhiều lĩnh vực kinh doanh mới, hoặc hoàn thiện hơn. Do vậy, các doanh nghiệp phải tính tới sự tác động của môi trường công nghệ mà có thái độ ứng xử phù hợp. Bước sang thế kỷ XXI, là thế kỷ của nền kinh tế tri thức. Thời đại kinh tế tri thức sẽ thay thế thời đại công nghiệp. Vậy thì các doanh nghiệp phải có đường đi nước bước như thế nào? là câu hỏi không phải dễ trả lời. 1.3.1.2.Nguồn nhân lực Chất lượng nguồn nhân lực có ý nghiã quan trọng đối với cơ cấu sản xuất, khả năng cạnh tranh, xuất khẩu của sản phẩm.Đây là nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng sản phẩm . Cho dù trình độ khoa học công nghệ có hiện đại đến đâu thì nhân tố con người vẫn được coi là nhân tố căn bản nhất tác động tới chất lượng các hoạt động sản xuất sản phẩm và các hoạt động dịch vụ . Trình độ chuyên môn, tay nghề kinh nghiệm, ý thức trách nhiệm, tính kỷ luật, tinh thần hiệp tác phối hợp, khả năng thích ứng với sự thay đổi, nắm bắt thông tin của mọi thành viên trong doanh nghiệp tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Do đó, phát triển hơn nữa nguồn nhân lực là yếu tố chủ yếu quyết định tốc độ tăng trưởng công nghiệp, kinh tế và là yếu tố để tăng cường khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Việt Nam có một nguồn nhân lực dồi dào, người lao động khéo léo, chăm chỉ, tiền công tiền lương của lao động lại rất thấp. Đó là một lợi thế trong cạnh tranh của sản phẩm. Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, nguồn nhân lực càng rẻ không còn là một lợi thế so sánh của các doanh nghiệp Việt Nam nữa. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp cần có các chính sách nâng cao trình độ, năng lực kinh doanh, điều hành, quản lý doanh nghiệp của giám đốc, nâng cao trình độ tay nghề của lao động,trình độ và kiến thức về tiếp thị, tiếp thu khoa học kỹ thuật, trình độ công nghệ thông tin, chú trọng đến những sáng kiến cải tiến của người lao động ở các khâu khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, doanh nghiệp cần có các hình thức khuyến khích lao động cả về vật chất lẫn tinh [...]... kh nng cnh tranh yu kộm ca sn phm giy dộp Vit Nam Tnh hnh kinh t th gii bin ng, nhng tranh chp thng mi gia EU v Trung Quc, gia M v Trung Quc, gia Nht Bn v Trung Quc v mt hng dt may, giy dộp s to ra nhng bt li cho xut khu giy dộp ca Trung Quc v to ra nhng c hi mi thun li cho giy dộp Vit Nam Chng 3 : Kt lun v mt s kin ngh nhm nõng cao kh nng cnh tranh ca Giy Dộp Vit Nam Mc dự hin nay, Vit Nam ang ng... ca ngnh cụng nghip da giy Vit Nam, chỳng ta cn phi cú cỏc phng hng v bin phỏp nhm nõng cao kh nng cnh tranh ca sn phm da giy c bit l sn phm giy dộp Vit Nam Danh mc ti liu tham kho 1 Tng quan v cnh tranh cụng nghip Vit Nam - NXB Chớnh tr Quc gia-1999 2 Cỏc vn phỏp lý v th ch:v chớnh sỏch cnh tranh v kim soỏt c quyn kinh doanh -NXB Giao thụng Vn ti 3 Nõng cao nng lc cnh tranh v bo h sn xut trong nc -NXB... gian qua xut khu giy dộp ca Vit Nam vo th trng EU nm sau luụn cao hn nm trc , ngay c sang nm nay nm 2005 , giy dộp Vit Nam b iu tra bỏn phỏ giỏ nhng nhng thỏng gn õy xut khu giy dộp Vit Nam sang th trng EU cú nhng tớn hiu ỏng mng : - Ti Phỏp : Do nhiu nguyờn nhõn khỏc nhau tỏc ng xu ti hot ng xut khu giy dộp Vit Nam nờn 5 thỏng u nm 2005 kim nghch xut khu giy dộp ca Vit Nam sang Phỏp gim trung bỡnh ti... rng,v cht lng, giy dộp Vit Nam khụng th cnh tranh c vi sn phm ca Tõy õu (c bit l Italia) v M Do ú, nõng cao kh nng cnh tranh ca sn phm giy dộp Vit Nam trờn thng trng, cn cú cỏc gii phỏp nhm nõng cao cht lng sn phm nh: i mi mỏy múc thit b, nõng cao trỡnh i ng lao ng trong ngnh 2.2.2.Giỏ thnh Cựng vi cht lng sn phm, giỏ thnh cng l mt yu t rt quan trng nh hng n kh nng cnh tranh ca sn phm Bờn cnh nhng... giỏ c thp, m v im ny, Vit Nam rt khú cnh tranh vi hng Trung Quc Vit Nam hin vn c coi l nc cú u th v giỏ thnh do giỏ nhõn cụng r, song Trung Quc vn cú giỏ thnh r hn Ngoi yu t chi phớ lao ng thp, hng Trung Quc d dng ra nc ngoi hn do chớnh ph nc ny cú chớnh sỏch u ói khỏ hp dn i vi hng xut khu Mt s nh xut khu giy ca Vit Nam cũn cho rng cỏc doanh nghip Trung Quc thun li hn Vit Nam do cú c nhng m phỏn cp... Quc.Cỏc chuyờn gia cho hay giỏ giy dộp ca Trung Quc thp hn giỏ bỏn ca Vit Nam 30-40% Vit Nam ch cú u th cnh tranh nhng sn phm c trung bỡnh Núi túm li, sn phm giỏ r khụng th cnh tranh c vi sn phm ca Trung Quc, c bit hin nay Trung Quc ó gia nhp WTO 2.2.3.Kiu dỏng, mu mó Bờn cnh cht lng tt, giỏ thnh h, mt sn phm mun cú kh nng cnh tranh cao, chim c th phn ln trờn th trng cn phi cú s a dng v phong phỳ v... dộp Vit Nam, kiu dỏng v mu mó cũn l mt im yu lm gim kh nng cnh tranh ca sn phm trờn thng trng Kiu dỏng, mu mó ca sn phm giy dộp Vit Nam phn ln vn do bờn t hng a ra Gn õy, chỳng ta ó y mnh cụng tỏc tỡm hiu th trng, tỡm hiu nhu cu s thớch ca khỏch hng, y mnh u t nghiờn cu, thit k mu mó nhm nõng cao kh nng cnh tranh, m rng th trng i vi sn phm giy dộp Tuy nhiờn, phi tha nhn rng, sn phm giy dộp Vit Nam cha... xut khu ht sang Trung Quc, Campuchiaú cng l nguyờn nhõn lm cho kh nng cnh tranh ca sn phm giy dộp khụng th ngang bng c vi mt s nc khỏc Vit Nam tip tc c hng u úi thu quan ph cp GPS khi xut khu giy dp vo EU Cỳ th nỳi c hi i vi ngnh giy dộp Vit Nam ang n gn, nht l khi Vit Nam tr thnh thnh viờn WTO, vn l ch cỏc doanh nghip Vit Nam tn dng c hi ny nh th no v n mc no 2.3.5.Xu hng hi nhp kinh t Th trng... dộp Vit Nam luụn phi i u vi s cnh tranh ca cỏc sn phm cựng loi ca cỏc nc khỏc, c bit l Trung Quc Trong khi Trung Quc cú li th hn v ngun nguyờn liu, thit k sn phm v c hng u th t vic tham gia T chc Thng mi Th gii (WTO) Thc t cho thy, ngay ti th trng EU, dự nhn c nhiu u ói hn nhng sn phm ca Vit Nam ch chim 20% so vi t l 33% ca Trung Quc iu ny cú ngha l tng kh nng cnh tranh, cỏc doanh nghip Vit Nam phi... mc lói xut Chớnh ph cn hon chnh cỏc chớnh sỏch ny nhm nõng cao kh nng cnh tranh ca sn phm, c bit l cỏc sn phm hng ra xut khu chng 2 : ỏnh giỏ kh nng cnh tranh ca sn phm Giy Dộp Vit Nam qua cỏc tiờu thc trờn Ngnh da giy Vit Nam ó c khai sinh t cỏch õy hn 500 nm v cú b dy lch s khỏ phong phỳ Tuy nhiờn n nm 1987,ngnh gia dy Vit Nam mi thc s tr thnh ngnh kinh t k thut c lp Sau 15 nm i mi, tuy ó cú nhng . khả năng cạnh tranh của sản phẩm. 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm Khả năng cạnh tranh của sản phẩm chịu ảnh hưởng của. khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước 1.2. Các tiêu chí đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm Để đánh giá khả

Ngày đăng: 07/03/2014, 10:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.1.Tổng quan về tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giày dép Việt Nam - TIỂU LUẬN: Tiêu thức, đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm giầy dép Việt Nam pptx
2.1. Tổng quan về tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giày dép Việt Nam (Trang 14)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w