1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Bạn trẻ với Bạn trẻ với nghề PR pot

3 125 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 96,56 KB

Nội dung

Bạn trẻ với nghề PR Nghề PR- khó hay dễ? Nguyễn Phương Thảo, Công ty Experiental Marketing còn nhớ mãi kỷ niệm đầu tiên trong nghề. “Khi mới vào nghề tôi đi làm PR cho một công ty phát hành game online. Khi công ty tổ chức lễ công bố thương mại hoá cũng là lúc game đang tạm thời bị đình chỉ 10 ngày do chưa đáp ứng yêu cầu giới hạn giờ chơi của cơ quan chức năng. Lúc này tất cả các game khác đều bị vướng “vụ” này không riêng gì game của công ty tôi, vì vậy báo chí tỏ ra rất thận trọng. Tôi được công ty yêu cầu tổ chức một buổi họp báo song song với sự kiện đang được tổ chức là “Lễ trao giải và công bố thương mại hoá”. Công việc liên lạc mời báo chí khá khó khăn. Ai cũng hỏi về việc bị đình chỉ, có người còn từ chối thẳng: “Tình hình hiện như thế báo tôi không thể đưa tin được”. Nhưng cuối cùng thì buổi họp báo đã diễn ra suôn sẻ, tỷ lệ báo và website đăng tin xấp xỉ mức “chuẩn” mà dân trong nghề rỉ tai nhau. Vì đã lường trước những câu hỏi có tính nhạy cảm đòi hỏi sự minh bạch và dứt khoát, ban lãnh đạo của công ty chúng tôi đã quán triệt một tinh thần chung cho tất cả các câu trả lời: Thông tin cung cấp là thông tin rõ ràng và có lợi cho công ty, “hóa giải” những tin không có lợi đã bị báo chí đưa trước đó. Đó là công việc PR đầu tiên của tôi. Tôi thấy mình khá “xui” khi dự án đầu tay gặp phải rắc rối như thế. Nếu không có việc bị đình chỉ chắc chắn kết quả làm PR sẽ khả quan. Phương Thảo: Dự án đầu tay đã phải giải quyết sự cố! hơn nữa. Nhưng qua đó cũng rút ra bài học: Nếu công ty phối hợp hành động sớm không để cho việc bị đình chỉ gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh game thì hiệu quả PR chắc chắn cao hơn…” Câu chuyện của Thảo nói lên một phần của công việc PR: quan hệ với báo chí trong giải quyết xử lý sự cố. Ở nước ta, nghề PR còn khá mới mẻ, nhưng trên thế giới thì nghề này đã có từ cả trăm năm nay. Ngoài một số công ty, văn phòng đại diện của nước ngoài có hoạt động PR chuyên nghiệp; mấy năm trở lại đây, nhiều doanh nghiệp trong nước cũng đã ý thức được tầm quan trọng của PR. Bài học về thương hiệu khi hợp tác làm ăn với nước ngoài đã khiến cho các doanh nghiệp Việt Nam nhận thức được vai trò to lớn của PR trong việc xây dựng và quảng bá thương hiệu của mình. Nhờ làm tốt PR, nhiều công ty đã thu được thành công lớn; làm cho công chúng biết đến công ty và sản phẩm, dịch vụ của mình… như Hãng Thiên Ngân với việc PR cho phim Những cô gái chân dài là một ví dụ. Làm PR là làm gì thế? PR đúng là lĩnh vực mới mẻ. Lan Anh, một cô gái làm nghề PR rất trẻ, kể: “Tốt nghiệp trường ĐH Quản lý Kinh doanh (nay là Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ- Hà Nội), tôi thi vào Công ty Việt PR và trúng tuyển. Khi về báo với mẹ: “Con được tuyển vào công ty PR” thì mẹ tròn mắt hỏi lại: “Cái gì cơ, bi-a á?, sao lại làm về bi-a hả con?”. Chuyện hiểu lầm của bà mẹ thì chỉ là một chuyện vui thôi, nhưng các bạn trẻ làm PR hầu hết đều cảm thấy một phần khó khăn khi tiến hành công việc là do doanh nghiệp còn chưa thực sự hiểu và đánh giá đúng công việc PR. Bùi Mai Thuỷ, Công ty ReCentury (Hà Nội) cho rằng: “Chính bởi sự mơ hồ về khái niệm công việc PR nên ở nhiều nơi việc sử dụng nguồn lực PR không hiệu quả: nhiều doanh nghiệp nhỏ điều động nhân lực PR làm cả những việc như marketing, phong trào và đôi khi cả những công việc hành chính. Còn tại các doanh nghiệp lớn lại có những tác động mạnh và liên tục đến người làm PR khiến cho người làm PR không có nhiều sự chủ động trong công việc của mình ” Theo Mai Thủy, khi trao đổi với bạn bè cùng làm PR cô được biết, ở rất nhiều doanh nghiệp người ta vẫn nghĩ PR chỉ là viết các thông cáo báo chí và quan hệ với báo chí. Hay nơi này nơi khác lại xếp RP vào bộ phận quảng cáo. “Thực ra, hàng ngày tại công ty, tôi có rất nhiều việc phải làm. Công ty thành lập không lâu, hiện tại đang muốn khẳng định và đẩy mạnh thương hiệu nên phải tiến hành nhiều việc cả PR đối ngoại và PR nội bộ. PR đối ngoại bao gồm quan hệ với các báo, tạp chí; viết bài giới thiệu về công ty; làm các ấn phẩm giới thiệu công ty. PR nội bộ gồm các hoạt động nhằm gắn kết mọi thành viên công ty; trong đó có việc làm một tờ nội san hàng tháng. Ngoài ra còn rất nhiều những việc không tên khác mà rất khó nói chi tiết…” Quang Huy, PR cho công ty Thế giới ảo (*CyberWorld Corporation- TP HCM) còn cho biết: một phần công việc của anh là phải nghiên cứu về các đối thủ cạnh tranh để có cái nhìn rõ hơn về tình hình cũng như mường tượng được các hoạt động sắp tới của họ. Tất cả những công việc đó cho thấy muốn làm nghề PR, bạn phải có năng lực giao tiếp tốt, khả năng ứng xử khéo léo và nhất thiết phải biết ngoại ngữ. Ngoài ra, còn phải là người kiên nhẫn và có khả năng chịu đựng áp lực cao, vì công việc không phải khi nào cũng suôn sẻ như ta mong muốn mà thường biến thiên muôn hình vạn trạng. . Bạn trẻ với nghề PR Nghề PR- khó hay dễ? Nguyễn Phương Thảo, Công ty Experiental Marketing còn nhớ mãi kỷ niệm đầu tiên trong nghề. “Khi mới vào nghề. quả PR chắc chắn cao hơn…” Câu chuyện của Thảo nói lên một phần của công việc PR: quan hệ với báo chí trong giải quyết xử lý sự cố. Ở nước ta, nghề PR

Ngày đăng: 07/03/2014, 06:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN