Dạy trẻ biết nghe lời Nói thế nào cho con cái nghe lời? Đó có lẽ là câu hỏi đầu tiên mà cha mẹ thường nêu ra trong việc giáo dục con cái. Tiến sĩ Alice Ginott có câu trả lời rất đơn giản: Hãy nói ít đi một chút! Hãy nói một tiếng thôi Thật vậy, các bạn thử nghĩ coi, các cháu quá quen với vô số những mệnh lệnh, nhắc nhở, thúc giục, thậm chí đe dọa mà cha mẹ đã dành cho chúng từ sáng đến chiều nên chúng đã "điếc" tai, không còn muốn nghe gì nữa. Một cháu đã nói với tôi: "Khi mẹ cháu nói đến câu thứ hai là cháu đã quên câu thứ nhất." Một bé khác đã nói với mẹ: "Con hỏi mẹ ngắn gọn thì mẹ lại trả lời rất dài." Nếu chúng ta trả lời con cái càng ngắn gọn và chính xác thì câu trả lời càng có hiệu quả và tránh được va chạm. Bạn nên tập nói ngắn gọn theo phương châm "Hãy nói một tiếng thôi". Nghĩa là nói chính xác, đừng nói dài dòng. Thí dụ: Cháu Hải đi từ đường vào, bên ngoài trời mưa, cháu mang cả giày bẩn vào nhà. Bà mẹ thấy vậy, sẽ la lên: "Mẹ đã nói con bao nhiêu lần khi vào nhà phải cởi giày ra mà. Coi sàn nhà kìa! Sạch chưa? Con tưởng mẹ không có việc gì làm sao? Con lơ đãng và làm biếng quá! " Cháu Hải không nghe nữa. Nhắm việc chứ không nhắm người Bà mẹ của Hải có thể nói một cách ngắn gọn và hiệu quả hơn, không cần kèm theo những lời trách mắng làm cháu khó chịu. Chỉ cần nhắc một tiếng thôi: "Giày!" hoặc "Con hãy bỏ giày ra!" Không cần phải nhắc đi nhắc lại và cũng không cần bực dọc trách mắng. Bạn có thể nhắc lại tiếng "Giày" to thêm một chút cho cháu chú ý, nhưng không kèm theo những lời chỉ trích. Sở dĩ phương châm "Hãy nói một tiếng thôi" có hiệu quả là vì nó nhắm vào việc chứ không nhắm vào người. Nhắm vào việc thì có kết quả. Nhắm vào người thì cháu hay quay lưng lại và tìm cách chống chế. Các cháu không thích mệnh lệnh và cũng không thích nói nhiều, nhất là trách mắng. Chính con tôi đã một lần nói với tôi: "Chỉ cần mẹ ra lệnh là con đã muốn cãi lại mẹ." Các cháu sẽ đáp ứng tích cực hơn nếu bạn giải thích cho cháu một cách vắn tắt cần phải làm gì thay vì cứ lên án, ra lệnh hoặc đe dọa. Một số thí dụ để tham khảo. Những câu nên nói Nên nói: "Con mang sách này trả lại thư viện ngay hôm nay." thay vì: "Đem sách này trả lại thư viện ngay tức khắc. Con không biết là phải trả từ năm ngày nay rồi sao?" Hoặc giục con đi học, nói: "Xe buýt sắp tới trong năm phút.” thay vì: "Lấy áo khoác mau lên. Sao con chậm chạp thế? Cứ để mẹ giục mãi!" Bạn nói: "Cái chuồng con chó Nu đã lâu ngày không quét đó con.” thay vì: "Sao con cứ quên quét chuồng chó hoài vậy? Con muốn cho nó sống dơ hả? Quét ngay không thì mẹ không cho đá banh chiều nay!" Có thể nói: "Chiều nay con chơi nhiều rồi, bây giờ về đi thôi!" thay vì: "Có về ngay không, không về mai mẹ không cho con chơi với bạn nữa!" Theo kinh nghiệm của tôi, cha mẹ cần dạy con cái mà không làm cho các cháu ngượng hoặc xấu hổ. Nhiều khi giải thích ngắn gọn với cháu rồi, tôi tránh đi nơi khác cho cháu dễ nghe lời hơn. Không nên đứng như trời trồng trước mặt cháu bắt phải thực hiện mệnh lệnh của mình ngay lập tức. Có lần, cháu làm đổ sữa ra bàn, tôi bình tĩnh đưa cho cháu cái giẻ và bảo: "Con lau đi cho sạch bàn" và tránh đi nơi khác cho cháu khỏi ngượng. Dạy trẻ cách nhờ người khác “Mẹ ơi, con đói”, “Mẹ ơi, con mắc tè”. Hẳn chúng ta đã quen với những câu nói kiểu này của trẻ mỗi khi chúng mong muốn người lớn làm điều gì đó cho chúng. Và cũng thường thấy rằng, các bà mẹ, ông bố, nhất là bà ngoại, nội chỉ cần nghe nửa câu nói ấy là rối rít hỏi chúng muốn gì, lập tức phục vụ ngay cho trẻ. Trong một chừng mực nào đó, thì người lớn phải suy nghĩ, động não thay cho trẻ và làm cho trẻ điều mà đáng ra chính chúng phải tự làm. Nhiều người cho rằng đây là “chuyện nhỏ” không đáng chú ý nên không quan tâm uốn nắn. Nhưng trên thực tế, những chuyện nhỏ kiểu này lại ảnh hưởng rất lớn đến tính cách của trẻ sau này. Công ty tôi mỗi đợt cuối năm thường nhận sinh viên của các trường đại học vào thực tập. Một điều thường làm tôi bực mình ở các sinh viên này khi giao cho họ một dự án thì ít khi nào họ nhờ tôi giúp đỡ hay hỏi tôi cách giải quyết, dù họ đang gặp khó khăn. Nếu tôi để mặc không hỏi, thường là họ chờ đến hạn cuối cùng rồi trình ra một dự án dang dở với lý do chỗ này khó quá, chưa hiểu, chỗ kia không biết. Trả lời câu hỏi: “Tại sao em không biết mà không hỏi tôi?”, họ thường gãi đầu, gãi tai: “Dạ, em cũng tính hỏi nhưng ”. Trong các công ty có người nước ngoài làm việc, những nhân viên nước ngoài, ngay khi có vấn đề khó khăn trong công việc hay việc riêng đều chủ động tìm đến phòng nhân sự để giải bày và nhờ giúp đỡ, trong khi nhiều nhân viên người Việt khác thì suy sụp, bê trễ công việc, làm việc không có hiệu quả. Đến khi phòng nhân sự đi hỏi, họ mới cho biết vấn đề, thậm chí chỉ nói sơ sơ câu chuyện, để phòng nhân sự phải đoán già đoán non, rất cực nhọc. Có trường hợp không thể chấp nhận nhân viên được nữa, công ty không ký tiếp hợp đồng, họ quay qua oán trách công ty không biết làm công tác nhân sự. Có lẽ ngay từ nhỏ họ đã được giáo dục theo cách bắt người khác phải đoán ra ý muốn, khó khăn của mình để lên tiếng “xin được giúp đỡ”. Điều tai hại là thói quen đó đã làm họ ngại nhờ vả người khác. Nhưng công sở đâu phải gia đình, và đồng nghiệp, cấp trên cũng không thể chiều chuộng theo ý họ một cách dễ dàng được. Phải tập cho con bạn từ nhỏ thói quen nói ra điều mình muốn người khác làm cho mình. Khi trẻ than thở những câu đại loại như “Con khát nước”, “Con nóng quá” xin cứ yên lặng như bạn không nghe thấy trẻ nói gì. Chỉ đến khi chúng phải mở miệng nhờ trực tiếp rằng: “Con muốn uống nước” hoặc “Con muốn đi tắm” thì giúp chúng vẫn chưa muộn. . Dạy trẻ biết nghe lời Nói thế nào cho con cái nghe lời? Đó có lẽ là câu hỏi đầu tiên mà cha mẹ thường nêu ra trong việc giáo dục con cái. Tiến sĩ Alice Ginott có câu trả lời rất đơn. nội chỉ cần nghe nửa câu nói ấy là rối rít hỏi chúng muốn gì, lập tức phục vụ ngay cho trẻ. Trong một chừng mực nào đó, thì người lớn phải suy nghĩ, động não thay cho trẻ và làm cho trẻ điều. cho cháu khỏi ngượng. Dạy trẻ cách nhờ người khác “Mẹ ơi, con đói”, “Mẹ ơi, con mắc tè”. Hẳn chúng ta đã quen với những câu nói kiểu này của trẻ mỗi khi chúng mong muốn người lớn