Đề tài nghiên cứu Cảm hứng trào lộng trong truyện ngắn Bích Ngân nhằm khẳng định những đóng góp tích cực của nhà văn trong việc làm đa dạng hóa truyện ngắn đương đại, đồng thời xác định vai trò của nữ nhà văn đối với sự phát triển của nền văn họ hiện đại Việt Nam.
Trang 1
TRAN THI VAN HUO!
CAM HUNG TRAO LONG
TRONG TRUYEN NGAN BiCH NGAN
LUAN VAN THAC SI
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2AO DUC VA DAO TA ĐẠI HỌC DA NANG TRAN TH] VAN HUONG
CAM HUNG TRAO LON
Trang 3Tôi xin cam đoan những nội dung tôi trình bày trong luận văn là kết
quả quá trình nghiên cứu của bản thân tôi Trong quá trình nghiên cứu, tôi có
tìm hiểu, tham khảo thành quả khoa học của các tác giả khác với sự trân trọng
và biết ơn, nhưng những nội dung tôi nghiên cứu không trùng với kết quả
nghiên cứu của các tác giả khác
Học viên
Trang 4MỤC LỤC MO DAU 1 1 Ly do chọn đề tải 1 2 Lịch sử vấn đề 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8 4, Phương pháp nghiên cứu 8 5 Đồng góp của luận văn 9
6 Cấu trúc luận văn 9
CHƯƠNG 1 TRUYỆN NGAN BiCH NGAN TRONG DONG VAN
HQC MANG CAM HUNG TRAO LONG 1
1.1 GIỚI THUYẾT KHÁI NIỆM " 1.1.1 Trào lông " 1.1.2 Những thuật ngữ tương đồng 12 1.1.3 Cảm hứng trảo lộng Is 1.2 VALNET VE CAM HUNG TRAO LONG TRONG VAN HOC HIEN DAL 7
1.2.1 Văn học giai đoạn 1900 - 1945 7 1.2.2 Văn học giai đoạn 1945 - 1975 +2 1.23 Van học giai đoạn từ sau 1975 2B
1.3 ĐÓNG GÓP CỦA BÍCH NGÂN TRONG DÒNG VĂN HỌC MANG:
CAM HUNG TRAO LONG 25
1.3.1 Hành trình sáng tạo - 25 1.3.2 Quan điểm nghệ thuật 7 CHƯƠNG 2 HIỆN THỰC VÀ CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN
NGẮN BÍCH NGÂN NHÌN TỪ CẢM HUNG TRAO LONG 29
2.1 BUC BIEM HOA VỀ HIỆN THỰC CUỘC SÓNG 29
Trang 52.2 BUC BIEM HOA VE CON NGƯỜI 4ị 2.2.1 Con người thực dụng 4i 2.2.2 Con người tha hóa “4 2.23 Con người nghịch di 48 CHƯƠNG 3 NGHỆ THUẬT BIÊU HIỆN TRONG TRUYỆN NGẮN
BÍCH NGÂN TỪ CẢM HUNG TRAO LON 52 3.1 KẾT CẤU, s 3.1.1 Kết cầu tuyến tính 33 3.1.2 Kết cấu lắp ghép 54 3.2 NGHE THUAT TAO TINH HUONG 56 3.2.1 Tình huống bắt ngờ 56 3.2.2 Tình huống ngược đời 59 3.3 NGÔN NGỮ 6 3.3.1 Ngôn ngữ người kể chuyện a 3.3.2 Ngôn ngữ nhân vật 69 3.4 GIONG DIEU T2
3.4.1 Giọng điệu hải hước Ta
3.4.2 Giọng điệu giéu nhai 74
3.4.3 Giọng điệu triết lý 78
KẾT LUẬN ° 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 61 Lý do chọn đề tài
Cười là một món ăn tinh thẳn, một nhu cầu giải tri không thể thiếu
trong đời sống con người Nói như Rabelais: "Cười là đặc tính của con người" Nhưng cười cũng có nhiều loại, thể hiện nhiều cung bậc tình cảm
khác nhau Có tiếng cười lạc quan, có tiếng cười trào tiếu, mai mia, da kích Sự sâu sắc ấn đằng sau tiếng cười chính là trảo lộng, một cảm hứng
độc đáo trong sáng tạo nghệ thuật
Có nhiều phương thức gây cười mà văn học là một trong những loại
hình nghệ thuật làm tốt vai trò mang lại tiếng cười bằng những câu chuyện khôi hài Viết chỉ để cười đơn thuần đã khó, dùng tiếng cười để phê phán, chế giễu những thói hư, tật xấu về con người và sự việc tiêu cực lại cảng khó bội Pl tố trào lông ngày càng phong phú về thể loại cũng như nghệ thuật biểu hiện “Trong văn học hiện đại, theo tiền trình đổi mới, văn chương mang yếu
Tir sau 1986, một số tác giả có nhiều đóng góp trong việc mở rộng các phạm
trù thắm mỹ, trong đó có cái hài, phải kể đến Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn
Khắc Trường, Vũ Bão, Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Nguyễn Việt Hà Nhìn
trên mặt bằng chung ta dễ dàng nhận thấy đa số các các cây bút đều là nam
giới Cảm hứng trào lộng không đậm đặc trong tác phẩm của các nhà văn nữ Vì thế, với trường hợp của Bích Ngân, một cây bút nữ trảo lộng có thé xem là một hiện tượng đáng chú ý
“Trưởng thành trong thời kỳ đổi mới, Bích Ngân là một trong số ít
những nhà văn nữ viết truyện hài hước và rất thành công trên lĩnh vực này
'Có người từng vi von “Bich Ngân như một bông hoa giữa rimg guom” [37],
mà bông hoa ấy đã có sắc lại còn có hương, bởi những sáng tác của Bích
Trang 7Nói về những trang văn trào lộng của Bích Ngân, nhà thơ Lê Minh
Quốc đánh giá: Thì ra, ở thế kỷ này, đã có một nhà văn nữ "xăm xăm
băng lối vườn khuya một mình" Khác với Kiều, Bích Ngân "băng lối" ở
thể loại trào phúng cũng chỉ một ngả rẽ của một nhà văn trữ tình chuyên
nghiệp Nhưng xem ra, ở ngả rẽ này, chị cũng đã tạo cho mình một dấu ấn
rigng." .” [50]
Bích Ngân có sức viết bền bi và đa dạng thể loại, tuy nhiên yếu tố trào
lông tập trung hơn cả vẫn là ở truyện ngắn Một điểm nhấn đặc biệt trong
truyện ngắn của Bích Ngân là tiếng cười trào lộng Đây là mảnh đắt chông gai cho nhiều cây bút, nhất là cây bút nữ, thế nhưng Bích Ngân đã rắt thành công và để lại dấu ấn khá đậm nét qua nhiều tập truyện ngắn, tiêu biểu là Trăng
ở đảo và Cái dau siêu định vị
Có lẽ, sinh ra và lớn lên ở quê hương Bác Ba Phi nên từ lâu chất hài hước đã ngắm sâu vào con người Bích Ngân, cộng với óc quan sát nhạy bén
và đánh giá tinh tế về cuộc sống mà nha van da cho ra doi rat nhiều truyện ngắn hay mang cảm hứng trảo lộng Kế thừa văn học truyền thống, Bích Ngân đã viết tiếp dòng trào lộng với một cảm quan, một phong cách rất riêng
Nghiên cứu “Cảm hứng trào lộng trong truyện ngắn Bích Ngân” luận văn nhằm khẳng định những đóng góp tích cực của nhà văn trong việc làm da
dạng hóa truyện ngắn đương đại, đồng thời xác định vai trò của nữ nhà văn
đối với sự phát triển của nền văn học hiện đại Việt Nam 2 Lịch sử vấn đề
2.1 Những công trình, bài báo liên quan gián tiếp đến đề tài
Trang 8đổi mới nói riêng
Mãi Phương trong bài viết Tinh trào lộng trong văn chương của người
Việt Nam đánh giá cao tính trào lộng trong văn học nước ta, bởi xuất phát từ
đặc tính vùng miễn, từ cái tánh dí dỏm, hay bông đùa, hoạt kê của người Việt
Điều này rắt ít được bắt gặp ở văn chương các nước khác trên thể giới Theo
tác giả: "Ở khắp các nước trên thế giới Kể cả nước đồng văn với Việt Nam
như Trung Hoa, Nhật Bản, Đại Hàn, có lẽ không một nước nào có một thứ
ngôn ngữ dỗi đào, đầy đủ và một nền văn chương điêu luyện phong phú về
mặt trảo lộng, châm biểm hoạt kê, hai hước như nước Việt Nam ta Và có lẽ thể giới chỉ có ngôn ngữ Việt Nam là giảu danh tir mia mai châm chích, biém nhẽ hơn cả Dân tộc Việt Nam là một dân tộc vui tánh, lạc quan, dí dôm, nên
'bắt cứ trong trường hợp nào, cũng có thể tìm cách nô đùa, bỡn cợt, chế giểu,
để tìm cái cười ha hê cho thỏa thích cái thiên tánh của mình Hình như chỉ
riêng có dân Việt Nam ta, mới có biệt tả
về môn trảo lông, mia mai, một đặc
điểm rất ít gặp trong văn chương các nước khác Có thể nói rằng: Văn chương trảo lộng là một thể văn riêng biệt, độc đáo và kỷ thú trong nền văn học nước
ta và nói như vậy quả không có gì là quá đáng" [49]
Nguyễn Thị Thanh Nga, trong bải Yếu tổ trào lộng trong văn xuôi
Việt Nam xem tiếng cười trảo lộng "đôi khi còn trở thành cảm hứng chủ đạo
trong một thể giới mới, hỗn mang nhưng cũng đầy cảm hứng Văn xuôi Việt Nam sau 1975 coi tiếng cười trào lộng như là một vũ khí nhại trong cái thế
giới mới đang cần nhiều phương tiện khác nhau để khám phá cho hết các
ngóc ngách, tằng bậc này" [41] Đồng thời, tác giả cũng khẳng định tiếng cười trào lộng với hai sắc màu bi-hài với mục đích phản ánh những rối ren của thế giới, ham muốn thằm kín của con người đã góp phần rất lớn trong việc đưa văn học về đúng quỹ đạo của nó là văn học vì con người
Trang 9sắc thái dân chủ hóa, chỉ phối cả giọng điệu văn chương và tạo ra những giá
trị nhân văn mới" [34]
Nguyễn Văn Tùng với bài viết Hài hước, trào tiểu, sân khẩu hóa trong
tiểu thuyết gần đây xem yếu tố hài hước, trào tiếu, giễu nhại là một đặc trưng
nỗi bật của tiểu thuyết hiện đại Trên cơ sở khảo sát một vài tác phẩm, đặc
biệt là tác phẩm S8C ià săn bắt chuột của Hồ Anh Thái và cuốn Những mảnh én trần của Đặng Thân, tác giả bài báo cho thấy bên cạnh đặc điểm sân khấu
hóa, yếu tố giểu nhại xuất hiện dày đặc từ trong ngôn ngữ đến kết cấu lẫn nội
dung, do vậy có vai trò hết sức to lớn trong việc mang lại sự thành công của
các tác phẩm Từ đó, khắc họa chân thực, sống động về những mặt trái của xã hội, cùng thể giới hỗn độn, nực cười của loài người, từ chuyện tôn giáo đến
chuyện chính trị, từ chuyện văn học đến chuyện nghệ thuật, từ chuyện yêu
đương đến chuyện đa thê, từ chuyện kinh doanh đến chuyện phong tục Nguyễn Văn Tùng kết luận: "Có thể nói, với đặc điểm giễu nhại, trào tiếu và
sân khẩu hoá, những cuốn tiểu thuyết trên, một mặt thể hiện sự tìm tòi, thể
nghiệm của những cây bút tiểu thuyết, mặt khác phản ánh hơi thở của thời
đương đại Phải chăng trước cuộc sống hiện nay vô cũng ngồn ngang, nhỉ
chuyện nực cười, nhiều sự nhố nhăng, giả vờ, trò diễn đang hiện hữu, nên
các nhà tiểu thuyết đã sử dụng lối văn này để tái hiện nó" [54] một lần nữa đã cho ta một cách nhìn khách quan, chân thực của tiếng cười trào lộng như một
yếu tố chủ đạo đối với sự phát triển của văn học thời kỳ đổi mới
3.2 Những công trình, bài báo liên quan trực tiếp đến đề tài
Bích Ngân được đánh giá rất cao ở thể loại truyện ngắn Nhà văn
Trang 10dồn hết sức lực, phải thở, phải lấy hơi, nói theo nghề là phải tích lũy, còn Bích Ngân thì khác Cứ lai rai, đều đều, mỗi bước mỗi vững vàng, ngòi bút
ngày cảng bản lĩnh" và "Đọc truyện của Bích Ngân, người đọc dễ ngậm ngủi
về sự mắt mát của mỗi số phận nhân vật Truyện nào Bích Ngân cũng để lại trong lòng người đọc nỗi băn khoăn Bích Ngân không giành phần tưởng
tượng của độc giả Truyện hết ma không hết Trong tâm tưởng người đọc là
một khoảng không rộng cho mỗi người đeo đuôi số phận của nhân vật" [47] Báo Lao động có đăng bài viết Truyện ngắn Bích Ngân: Nhiều cung bậc cảm xúc, trong đó tác giả Thu Huyền đã nhận xét về Bích Ngân: "Mạch văn tràn trề, lúc dữ đội, lúc êm đềm khiến người đọc như được sống trong nhiều cung bậc cảm xúc Bích Ngân có lối dẫn truyện đầy lôi cuốn Có lẽ mỗi nhân vật của chị đều có một cõi riêng đầy ưu tư và sóng gió" [35]
Vĩnh Trà với bài viết Sóng sánh những cuộc đời đăng trên báo Cần Thơ, ngày 11/01/2004 cho rằng: "Mỗi nhân vật trong truyện ngắn Bích Ngân đều có một tính cách riêng, nhưng tắt cả đều có chung một nỗi khao khát hạnh
phúc và vươn tới hạnh phúc, dẫu cuộc đời dành cho họ niềm vui hay nỗi
buôn Những số phận ấy luôn thôi thúc sự tìm tòi, khám phá của người đọc, bởi họ như tìm được những kỷ niệm, ký ức thân thương đến những vui buồn
trong cuộc đời”
“Ngòi bút Bích Ngân không dừng lại ở bề mặt cuộc sống bình lặng thản
nhiên có thể xuôi chèo mát mái, mà luôn thăm dò, tra hỏi, lắng nghe cái phần
u ẩn, uấn khúc của con người qua những kinh nghiệm mắt mát, hụt hing, đã
thành tâm sự đau nhói tận cùng bản thể, cái chết của tâm hồn, con sâu trong
lòng trái ngọt Nó tìm tới và luôn trở về với cái bắt toàn của con người" [46]
Báo Văn hóa Thể thao ngày 02/3/2004, Hoàng Hoài Sơn trong bài viết về nhà văn nữ Bích Ngân đã nhận định: "Thành công của Bích Ngân là ở chỗ
Trang 11
phẩm độc giả lại tự nói với minh là: à ra thết”
Con đường văn chương trằm lắng nhưng khá ổn định, đó là cách nhìn nhận về Bích Ngân của Võ Thị Xuân Hà: "Bích Ngân xuất hiện rồi đi trên con
đường văn chương nhọc nhằn không én ào náo nhiệt như những cây bút khác
ở đồng bằng sông Cửu Long Mặc ai rộn rã văn trường, mặc ai rải hoa cho
chữ, Ngân một mình đi con đường riêng mình Con đường riêng ấy là lối viết có sự nghiền ngằm tìm hiểu văn chương mọi miền, ngắn gọn, hình ảnh sống
động mà mộc, không quá lạm dụng lối văn tả và văn nói của dân sông nước Cửu Long” [33]
'Về chất trào lộng trong truyện ngắn Bích Ngân, báo Văn Việt nhận xét:
"Mỗi truyện chi dam bẩy trăm, cùng lắm là ngàn chữ mà vẫn dủ tư cách một
truyện ngắn, thế là tay nghề cao thủ Nhưng cái đáng nói nhất là ở tính
hoạt kê trảo lộng của nó Hoạt kê trào lông nhưng vốn là nhà văn xuôi trữ
tình, văn của Bích Ngân vẫn tỉnh tế về tâm lý tính cách, các chỉ tiết hài nhẹ nhõm mà vẫn không nông cạn; những "lát cắt của đời sống" qua cái nhìn hài sợi ra thật nhiều thú vị của đời sông chồng vợ, của những nhân viên với dư vị chua chát" [43] Y Trang báo Lao động cuối tuần trong lời dẫn truyện ngắn Con vật Ð, để Iai nl
trung thành của Bích Ngân cho rằng: "Ngỡ như viết truyện ngắn hài hước dễ,
nhưng hóa ra thật khó Không chỉ văn chương mà sân khấu cũng vậy Làm người ta buồn chứ chưa dám nói là khóc có lẽ còn dễ hơn nhiều để cười Nước mình giờ lắm chuyện phải cười, nên cười nhưng viết để người ta cười, quá khó Trong văn chương ta, xưa nay đã hiểm Bích Ngân, dân xứ Cả Mau
như đang cố gắng "nối nghiệp" Một nhà văn có bản lĩnh, thế mạnh ở những chuyện thế sự, đã từng thành công qua
Trang 12
các loại tiểu thuyết, truyện ngắn "nghiêm túc", và nhiều năm qua, lại thỉnh
thoảng thích cười Tôi nghĩ Bích Ngân có duyên trong những truyện ngắn
để người ta cười Và quan trọng hơn, là sau đó dé ngậm ngủi "[27]
Nhìn lại văn đàn Việt, sau 1986, dễ dàng nhận ra Bích Ngân là một nhắn nỗi bật trên "con đường văn chương trào lộng" còn khá chông gai cho
mọi cây bút, đặc biệt là nữ giới, thế nhưng Bích Ngân đã mạnh dạn viết và viết rất trách nhiệm Sức lao động bền bi, miệt mài của Bích Ngân thật sự là
một điều đáng để ta trân trọng
Nhà thơ Lê Minh Quốc cho rằng: " Chị còn là nhà văn nữ duy nhất viết thể loại trào phúng, châm biếm, ta có thể mạnh dạn xếp nhà văn Bích
Ngân ngồi "chung chiếu" với các cây bút lừng danh chuyên viết trào phúng, châm biếm như Hoàng Thiếu Phủ, Đồ Bì, Lê Văn Nghĩa, Lê Hoàng Hiện nay, chị vẫn đang bền bi “chơi” thể loại này"; cũng theo Lê Minh Quốc: "Viết
trào phúng là một cuộc chơi cằn có nội công thâm hậu Có lúc tuyệt chiều, có lúc hư chiêu Vũ Trọng Phụng gặt lấy từng tràng cười sảng khoái của người
đọc bằng chữ Chữ ngộ nghĩnh, so sánh lắt léo, chữ nhảy múa bông phèng cà rỡn Trong khi đó, Nguyễn Công Hoan lại quyết "ăn thua đủ" ở cái kết rat bat
ngờ, thâm hậu, tôi ngờ rằng, Ngân gần với Nguyễn Công Hoan " [50]
Cho đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách hệ
thống đóng góp văn học của Bích Ngân nói chung cũng như nghiên cứu về mảng truyện ngắn trào lộng nói riêng Hầu hết, chỉ là những bài viết riêng lẻ
đăng trên chuyên san, báo văn nghệ nhưng tắt cả đều gặp nhau ở quan điểm đánh giá cao năng lực của Bích Ngân, và xem đây là nhà văn nữ tiên phong
cho truyện ngắn hài hước
Với việc lựa chọn đề tài nghiên cứu “Cảm hưng trào lộng trong
truyện ngắn Bích Ngân”, chúng tôi hy vọng sẽ đưa ra cách nhìn nhận, đánh
Trang 133.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là truyện ngắn Bích Ngân nhìn từ
cảm hứng trào lộng
Đối tượng khảo sát chủ yếu là hai tập truyện ngắn:
Trăng mật ở đảo, Nxb Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 2009 Cái đầu siéu định vị, tập truyện hài hước, Nxb Trẻ, 2013
Ngoài ra, luận văn còn tham khảo các tập truyện ngắn khác của Bích Ngân như Phía mặt trời, Ngôi nhà trên cây, Đêm biên giới, Say sóng, Những
chiếc lá thu, Làn giỏ hôm qua
3.2 Pham ví nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là cảm hứng trio long trong truyện
ngắn Bích Ngân từ phương diện nội dung như hiện thực đời sống xã hội, con người trong truyện ngắn của Bích Ngân dưới lăng kính của tiếng cười; Luận
văn cũng tập trung đánh giá những nét đặc sắc trong nghệ thuật trảo lộng Bích
Ngân từ phương thức biểu hiện: kết cấu, nghệ thuật tạo tình huồng, ngôn ngữ,
siong điệu
4 Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lí thuyết của luận văn là mỹ học về cái hài, một phạm trù thắm mỹ cơ bản Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
4.1 Phương pháp hệ thông - cầu trúc
Hệ thống các mẫu truyện, xét mối liên hệ nội tại xuyên suốt từ đầu đến
cuối tập truyện giữa các tác phẩm vẻ sự tương quan giữa nội dung và hình
thức, các yếu tố cầu thành Đồng thời, làm rò đặc trưng thẩm mĩ, bản chất của
ngôn ngữ sáng tắc của tác gi
Trang 14
4.2 Phương pháp so sánh:
'Sử dụng phương pháp so sánh trên phương diện đồng dai va lich dai, so
sánh với các tác giả khác để thấy được những nét độc đáo, sáng tạo làm nên
bản sắc, phong cách riêng trong truyện ngắn trào lộng của Bích Ngân Phương pháp này giúp người viết khẳng định, lí giải các yếu tố, các phương diện của
đặc điểm nghệ thuật trào lộng trong truyện ngắn Bích Ngân
4.3 Phương pháp phân tích, tổng hợp
Phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại để làm sáng tỏ thủ pháp nghệ thuật trào lộng trong tác phẩm Trên cơ sở phân tích, so sánh, đối chiếu chúng
tôi sử dụng phương pháp tổng hợp để đưa ra những kết luận, đánh giá, khái cquất nghệ thuật trảo lộng trong sáng tác của Bích Ngân
4.4 Phương pháp thống kê, phân loại
Thống kê các tác phẩm của Bích Ngân, sau đó phân loại theo từng nhóm đặc điểm để có thể nắm bắt một cách toàn diện tần số xuất hiện những yếu tố gây cười, đặc biệt là về phương thức biểu hiện
5 Đóng góp cũa luận văn
Luận văn cung cấp một cái nhìn khái quát nhưng khá toàn diện và khoa
học về những đặc điểm nỗi bật trong truyện ngắn trảo lộng của Bích Ngân, từ
đó nhận diện phong cách và vị trí của nhà văn trong nền văn học đương đại
Việt Nam
Luận văn gợi mở một hướng nghiên cứu về văn chương trảo lộng thời hiện đại, đồng thời ghi nhận đóng góp của nhà văn trào lộng trong quá trình làm phong phú nền văn học Việt Nam đương đại
6 Cấu trúc luận văn
Trang 15Chuong 1: TRUYEN NGAN BiCH NGAN TRONG DONG VAN
HOC MANG CAM HUNG TRAO LONG
Chương 2: HIỆN THỰC VÀ CON NGƯỜI TRONG TRUYEN NGAN BÍCH NGÂN NHÌN TỪ CẢM HUNG TRAO LONG,
Chương 3: NGHỆ THUẬT BIÊU HIỆN TRONG TRUYỆN NGẦN
Trang 16"
CHƯƠNG 1
TRUYỆN NGÁN BÍCH NGAN TRONG DONG VAN HQC MANG CAM HUNG TRAO LONG
1.1 GIỚI THUYẾT KHÁI NIỆM 1.1.1 Trào lộng Trào lộng nằm trong cái hài, là nghệ thuật gây ra tiếng cười mang ý nghĩa phê phán, mỉa mai, chế giểu con người và xã hội bằng cách tạo nên những tình huống gây cười thông qua việc xây dựng nhân vật, ngôn ngữ,
giọng điệu Sắc thái trào lộng nằm trên ý nghĩa của sự bỡn cợt Henri Bénac
ciễn giải trảo lộng la "dita bon", va "chỉ là một hình thức đặc biệt của lối diễn
đạt có trong tất cả các nghệ thuật có ngay từ thời cổ đại trong văn học”, "trio lộng về căn bản là nói bằng những lời lẽ thô tục và cổ lỗ về những chuyện
nghiêm túc", vì thế từ này cũng để chỉ thể loại trái ngược "thể loại nói bằng
,, tầm thường” [2, 110],
những lời đẹp đề, chau chuốt về những sự vật thô thi
Bên cạnh đó, tác giả còn cho rằng trào lộng luôn có sự linh hoạt nhất định so với yếu tố hài hước thông thường, nó khai thác tiếng cười không chỉ ở vỏ ngoài mà còn trong tằng sâu của ngôn từ, hình thái, hành động Tiếng cười trào lộng là tiếng cười "thẳm ý" chứ không phải là tiếng cười mua vui, bởi vì trào lộng "trước hết dựa trên nguyên tắc giả trang nên làm sai lệch, bóp méo
bản chất người Nhưng mặt khác trào lộng đòi hỏi một sự hư cấu tổ chức
mang tính thẩm mĩ cao của hình ảnh, của động tác và của nhịp diệu, làm cho nó trở thành thích hợp với thơ ca, với câu chuyện được kể hay với điện ảnh",
"trào lộng cũng khác gây cười ở sự kì cục, lố bịch, trò này đòi hỏi sự lồ lăng
.đo khác la, do giả mạo bắt chước tự nhiên” [2,11] Do sự khác biệt trong thủ pháp nghệ thuật nên theo đó, tiếng cười trào lông luôn phải đảm bảo được
Trang 17thuần
'Trảo lộng ban đầu chỉ là một yếu tố, biểu hiện rõ nét trong văn học dân gian với mức độ đa phần là giễu nhại thông thường, sau dan phat triển thành
nhiều cấp độ khác nhau gắn với tên tuổi của nhiều cá nhân và dần trở thành
nguồn cảm hứng sáng tạo, là nhân tố quan trọng trong sáng tác văn học nước
nhà
1.12 Những thuật ngữ tương đồng
Cái hài
“Theo cuốn 150 ;huật ngữ văn lọc, "Cái hài là một tong những phạm trù mỹ học căn bản, xác định giá trị thẩm mỹ thông qua việc xác định tính mâu thuẫn có ý nghĩa xã hội thực tại và thông qua thái độ phê phán đối với
tính mâu thuẫn ấy xuất phát từ lý tưởng thẩm mg" [1, tr.31]
'Cái hài gắn với tiếng cười, thông qua đối tượng cười (tức cái có thể gây
cười và bị cười) và chủ thể cười Đối tượng cười thường là cái vênh lệch, không cân xứng hay sự đối lập, ngược ngạo, sự mâu thuẫn giữa hình thức và
nội dung, cái có thể và không thé Cai hài được chia thành nhiều cấp độ: hài hud, di dom, chim biếm - mia mai và đả kích Ở mỗi cấp độ, cái hải lại
mang những đặc tính khác nhau, có thể là một lời khuyên nhủ nhưng cũng có
thể là phương tiện đấu tranh, phản ứng lại xã hội, con người, tùy thuộc vào đối tượng và chủ thể cười
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về cái hài như cái hài không đồng nghĩa là cái cười đơn thuần, mặc dầu cái hài gắn liền với tiếng cười, song
không phải cái cười nào cũng là cái hải "Cái hài là những cái xấu không đành
phận xấu, là những cái xấu đội lốt cái đẹp, bị phát hiện bắt ngờ và gây ra tiếng cười tích cực mang ý nghĩa xã hội sâu sắc để phê phán cái xấu dưới ánh sáng
của một lý tưởng thắm mỹ nhất định" [S1] "Cái hải được xem là một trong
Trang 183B
bi Cai hài là tắm gương phản chiếu cái bi và ngược lại Văn học nghệ thuật là tắm gương phản ánh hiện thực cuộc sống Cái hài trong nghệ thuật là sự phản
ánh cái hải trong cuộc sống nhưng ở dạng tiêu biểu, tỉnh túy và én định hơn Tiếng cười trong cái hài là một vũ khí, phương tiện để phê phán mặt trái cuộc
sống" [22, tr.81-86],
'Tuy khác nhau về quan niệm nhưng điểm chung nhất cẳn có để tạo nên
cái hài là tiếng cười và ý nghĩa xã hội của nó Thể hiện bản lĩnh làm chủ và trí tuệ đối với một đối tượng cụ thể nào, cái hài là một hình thức đánh giá thông minh của con người về chính con người và cuộc sống Cái hài trở thành vũ
khí đấu tranh xã hội
Hai hước
Là một biểu hiện của cái hài, gắn với tiếng cười Hài hước là cái cười xuất phát từ sự mâu thuẫn bể ngoài, nhằm chỉ ra những thói tật, khiếm khuyết của đối tượng nhưng chỉ mang tính chất nhẹ nhàng, thoải mái Cười để sửa
đổi chứ không đã kích, chê bai, đôi khi lại mang ý khen ngợi, hưởng ứng,
Trong Từ điển tiếng Liệt, hài hước được định nghĩa là một tính từ, chỉ sự vui đùa nhằm mục đích gây cười (thường nói về hình thức văn nghệ) [59] Còn theo nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân: "Hài hước dường như chỉ xuất phát từ những ý tưởng cho rằng những thiểu sót, yếu kém của chúng ta thường là
tục, sự quá đà hoặc là những mặt trái của những phẩm chất của chính
chúng ta" Hay "hài hước có bản chất mềm mại, có khả năng chấp nhận mọi
hình thức và giọng điệu, thích ứng với mọi tâm trạng của mọi thời đại" [I] Phương Lựu thì cho rằng "hài hước là cái cười xuất phát từ những mâu thuẫn
bể ngoài và mang tính chất nhẹ nhàng, thoải mái" [18],
Nghệ thuật hài hước được xem là nghệ thuật của trí tuệ - bởi không
phải để dàng để có thể chọc cười người khác, nhất là tiếng cười thẩm ý lại
cảng khó, bên cạnh đó,
Trang 19
định mới có thể cảm nhận được tiếng cười đầy ẫn ý mà tác giả gửi gắm
Nguyễn Đức Dân cho rằng: "Có thể nói rằng tiếng cười thể hiện một khoái cảm thắng lợi, chủ yếu là thắng lợi trí tuệ” [8, tr.9]
“Trong ct ìng, yếu tố hài hước rất quan trọng, là chất xúc tác kết nồi con người lại với nhau, là liều thuốc thư giãn tính tha
bởi khi ta cười dường như ta quên hết mọi thứ xung quanh Như H Bergson
đã nói: "Dù ta tin là có tính cách chân (hành đến đâu đi nữa, tiếng cười cũng
vô cùng hiệu nghiệm
che dấu một an ý thỏa hiệp, gần như một ẩn ý đồng löa với những kẻ vui cười
khác" [3]
Trào phúng
Nhiều quan niệm thống nhất ở cách hiểu: trào phúng là nghệ thuật gây
ra tiếng cười mang ý nghĩa phê phán xã hội Như vậy có thẻ thấy, trào phúng là phương pháp tích cực và hữu hiệu để con người có thể phản ánh một cách toàn diện nhất về những mặt tiêu cực đã và đang diễn ra quanh thể giới con
người
Mặc dầu ở một phương diện nào đó trào lộng rất gần với khái niệm trào phúng, tuy nhiên giữa chúng có sự khác nhau nhất định về mức độ biểu hiện
và mục tiêu hướng đến Trào phúng là cách đánh trực diện, công kích mạnh mẽ, bút pháp thể hiện cũng sắc sảo và đậm nét, khác với thái độ linh hoạt,
uyễn chuyển, nhẹ nhàng của trào lộng Đối tượng trào phúng bao giờ cũng là cái xấu, cái ác, cái tiêu cực hoàn toàn cần phải loại bỏ triệt để, nhưng ở trào
lộng đâu đó vẫn còn có điều có thé chấp nhận Nói một cách khác đối tượng, trào lộng hướng đến có thể tồn tại một cách rõ nét giữa hai mặt đối lập xấu -
đẹp, tốt - ác, hiển - dữ Khi trào lộng người ta có thể cười bông lon, dia
gidn, nhung với trào phúng đó là tiếng cười của sự chua xót, đập phá
Theo Từ điển thuật ngữ văn học khái niệm về văn học trào phúng là
Trang 2015
phan ánh nghé thuat Trong d6, céc yéu t6 cia tiéng cudi mia mai, cham biếm, phóng đại, khoa trương, hài hước được sử dụng để chế nhạo, chỉ
trích, cáo, phản kháng những cái tiêu cực, xấu xa, l thời độc ác trong, xã hội Văn học trảo phúng bao hảm một lĩnh vực rộng lớn với những cung,
bậc cái hài khác nhau từ những truyện cười, truyện tiếu lâm đến tiểu thuyết, từ
các vỡ hài kịch cho đến những bài thơ trào phúng, châm biếm” [1,296] Việc phản ánh những mặt trái của con người, xã hội dưới phương thức trào phúng được xem như là viên thuốc giảm đau trong cuộc đại phẫu, có tác dụng vô cùng hữu hiệu như cách nói của nhà văn Hồ Anh Thái: "Một cách tái
hiện trào lộng có lẽ phù hợp với cái thế giới hỗn tap, bat Ổn, quay cuồng và mắt phương hướng hiện nay Nếu thể hiện nó bằng phương pháp hiện thực nghiêm ngặt, có lẽ giống như đối diện một cơn đau giải phẫu mà không có thuốc giảm đau Yếu tố trào phúng là liều thuốc giảm đau ấy - chấp nhận mỏ
xế để giảm được dau dén " [31] 1.1.3 Căm hứng trào lộng
Hiện nay, có nhiều quan niệm về cảm hứng Theo Từ điển thuật ngữ
văn học cảm hứng (còn gọi là cảm hứng chủ đạo) là: "Trạng thái tình cảm
mãnh liệt, đắm say xuyên suốt tác phẩm nghệ thuật, gắn liền với một tư tưởng xác định, một sự đánh giá nhất định, gây tác động đến cảm xúc của những người tiếp nhận tác phẩm" và "cảm hứng chủ đạo thống nhất với đề tải và tư tưởng của tác phẩm", "đem lại cho tác phẩm một không khí xúc cảm tỉnh thần nhất định [1, tr44-45]
Henri Bénac trong cuốn Đẩy giải ý tướng văn chương nhận định: "VỀ
nguồn gốc từ, đó là sự tiếp nhận một hơi thở của thần linh làm nảy sinh hứng
khởi sáng tạo Nói rộng ra, cảm hứng có thể là năng khiếu của nhà văn, khiến
nhà văn phát minh ra cái mà không một kỹ thuật văn chương nào, chỉ có mình
Trang 21'Với Benjamin Cardozo thì cảm hứng được xem như là nguồn nhiên liệu
để đốt cháy mọi đam mê thành nguồn sáng tạo vô biên bởi "phương pháp
cquan trọng, kỹ năng quan trọng, nhưng cảm hứng còn quan trọng hơn nữa.” I6]
C6 thé cách diễn đạt không giống nhau nhưng từ những quan niệm trên
chúng ta dễ ding nhận ra các tác giả đều có điểm đồng nhất khi khẳng định
cảm hứng là trạng thái cảm xúc mãnh liệt, là điều kiện tiên quyết để sáng tạo
va ghi lại dấu ấn cá nhân của riêng mình trong nghệ thuật
Trong sáng tác, cảm hứng là yếu tổ thiết yếu để tạo nên một tác phẩm
xuất sắc, có cảm hứng thì người nghệ sĩ mới thăng hoa cảm xúc và thỏa sức
sáng tạo, hay nói như Henri Bénac khi giải dẫn ý kiến của F Le Lionnaire,
Oulipo trong cuốn Văn học tiểm năng là: "Bị
cứ tác phẩm văn học nào cũng được xây dựng bắt đầu từ một cảm hứng nào đó" [2, tr.445] Ở mỗi văn cảnh
khác nhau mà người sáng tác nãy sinh những cảm hứng khác nhau, có thể là bi kịch, chính kịch, anh hùng, cảm thương, lãng mạn, trữ tỉnh, trảo lộng, châm
biém,
Trong xã hội hiện đại, khi ý thức cá nhân và cái tơi hồn toàn giải
phóng, trên trang viết, hầu như với mọi mặt cuộc sống con người đều có thể
đem ra cười đủa, theo đó, trào lộng dẫn trở thành một cảm hứng mạnh mẽ, là
yếu tố, phương diện quan trọng của bản thân nội dung của nhiều tác phẩm nghệ thuật Đời sống mới dân chủ khiến con người trở nên cởi mở và có cách
nhìn đa chiều, sâu sắc hơn ở mọi "ngóc ngách" của cuộc sống, sự "lệch
chuẩn", "bất đồng", "ngồn ngang" của thực tại dễ đàng đi vào cuộc sống với đủ cung bậc tiếng cười khác nhau Người ta tự do cười, mặc sức cười, có tiếng cười khinh bi, chán chường, có tiếng cười xót xa Từ những nét cười
ấy, xã hội đã được hiện lên thực chất như nó vốn có Nguyễn Thị Bình trong
Trang 227
đã dẫn lời M.Bakhtin: "Tiéng cười xóa bỏ nỗi sợ hai va thái độ tôn kính trước
khách thể, trước thể giới, biến nó thành đối tượng của sự tiếp xúc thân mật và
bằng cách đó, chuẩn bị cho việc nghiên cứu nó một cách hoàn toàn tự do”
1450]
1.2, VAL NET VE CAM HUNG TRAO LONG TRONG VAN HOC
HIỆN ĐẠI
“Trong văn học Việt Nam, từ văn học dân gian đến văn học hiện đại
tiếng cười trảo lộng ngày càng mở rộng phạm vi phản ánh và hình thức thể
hiện Tuy vào từng thời kỳ thăng trằm khác nhau, nhưng tiếng cười trào lộng
luôn là mảnh đất màu mỡ cho các tác giả phóng bút
'Trải qua thời kỳ hưng thịnh của văn học giai đoạn nửa đầu thế XX, lắng
đọng ở những năm 1945 - 1975, bước sang những năm sau 1975, tiếng cười
trào lộng đã trở lại với sự cách tân mạnh mẽ từ nội dung đến nghệ thuật và phát triển ôn định đến tận bây giờ
Với lượng tác phẩm đồ sộ của nhiều tác giả khác nhau trong dòng văn học hiện đại, trào lộng đã thực sự tồn lại với tư cách là một "cảm hứng chủ đạo" Đây có thể xem là bước tiến cũng là vai trò quan trọng của yếu tố trảo lộng đối với sự phát triển của nền văn học nói chung Cảm hứng trào lộng có
ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển chung của dòng văn học hiện đại Từ hệ
thống những sáng tác của các tác giả, văn học hiện đại có thể chia thành nhiều
giai đoạn với sắc thái trào lộng đậm nhạt khác nhau
1.2.1 Văn học giai đoạn 1900 - 1945
Đây là giai đoạn tiếp nối với tính chất như một bước nhảy vượt bật
văn học nước nhà Sự chuyển biến mạnh mẽ của xã hội thời đại mới đã tác
của
động trực tiếp đến quan niệm thẩm mĩ và thị hiếu của người đọc
Thực dân Pháp với chế độ và chính sách cai trị hà khắc đã làm xáo
Trang 23tư bản, mọi thứ dường như đều bị đem ra bản cân của đồng tiền và quyền
lợi, theo đó, con người cũng trở nên vị ky, thực dụng Xã hội thảnh những
gudng quay vội vàng, gấp rút, chóng mặt Đây cũng là giai đoạn cái tôi cá
áo
nhân trỗi dậy mạnh mẽ và văn học mạnh dạn rũ bỏ sự ràng buộc từ chỉ cũ kĩ của đạo lý đi sâu, di sát vào số phận cụ thể của một con người, bắt đầu
tiến trình hiện đại hóa như một lẽ tắt yếu của chu trình phát triển Đây cũng
là thời điểm phù hợp để "xoá bỏ quan niệm xã hội luân thường với con người đạo đức và chức năng, hình thành quan niệm xã hội, quan niệm con
người, quan niệm cuộc sống chỉ phối việc thay đổi đề tài văn học cuộc sống trong văn học cũng dần dần phức tạp, đa dạng, nhiều màu sắc như cuộc sống thực" [52, tr.25],
Dưới sự tác động mạnh mẽ của tư tưởng phương Tây mà chủ yếu là văn hóa Pháp, văn chương trào phúng theo đó có sự cách tân không chỉ trong thể
loại mà cả nội dung lẫn nghệ thuật
'Những mặt trái của xã hội trở thành đi tượng phê phán của con người
dưới nhiều hình thức mà tiếng cười trong văn học như một phương tiện hữu
hiệu nhất Ban đầu phân lớn các sáng tác tồn tại dưới dạng thơ trào phúng với
các tên tuôi lớn như Tú Mỡ, Đỗ Phỏn
Những năm 1930 - 1945, văn chương trảo phúng mở rộng với những,
truyện ngắn, ký sự, phóng sự Giai đoạn này, do sự tác động mạnh mẽ của
phong trào văn hóa mới đang phát triển rằm rộ trong cả nước, văn học phân chia thành hai bộ phận, nhiều khuynh hướng, chủ yếu là khuynh hướng lãng
mạn và khuynh hướng hiện thực, góp phần quan trọng làm phong phú thêm
đời sống văn học, có tác dụng tích cực trong việc phản ánh chân thực và đa
dạng cuộc sống lúc bấy giờ
Trang 2419
công ở các thể loại, truyện ngắn, tiểu thuyết, phóng sự đậm chất trào lộng nhưng cũng không kém phần sắc sảo trong việc dùng tiếng cười để đả kích,
châm biểm xã hội, tạo nên t
bạn đọc
Ciing chứng kiến những nét chung của hiện thực xã hội như kẻ thì giảu
bạc vạn sống xa hoa, tha hóa, kẻ lại bần cùng, khố rách áo ôm, kẻ thì độc ác, dâm loạn, người thì bị ức hiếp, chà đạp đến tận đáy xã hội nhưng ở mỗi tác phẩm đều tìm thấy những nét viết riêng, ghỉ đậm dấu ấn cá nhân của từng tác giả Người thì đánh mạnh, đánh trực diện, người thì khéo léo đầy ẩn ý Trong các tác giả xuất sắc thời kỳ 1930-1945 thì Nguyễn Công Hoan, Vũ
Trọng Phụng, Nam Cao được xem là ba phong cách trảo phúng tiêu biểu nhất
cười sảng khoái và đấu Ấn đậm nét trong long
Dang van học phê phán gh nhận tên tuổi Nguyễn Công Hoan - người
được xem là bậc thẫy truyện ngắn trào phúng Trái với lối văn biền ngẫu, ước
lệ, sáo rỗng, dai dòng trước đây, trang văn Nguyễn Công Hoan gãy gọn, súc tích, đầy tính hiện thực và nhân sinh với đa dạng kiểu người từ phu xe, kép
hát, người ở, ăn mày, gái điểm, lưu manh đến công nhân, nông dân và lối phóng đại nỗi bật, cách chơi chữ táo bạo, dí dỏm, đầy yếu tố bắt ngờ cùng
một chất giọng mạnh mẽ, "sang sảng”, kiểu "đánh vỗ ngay vào mặt đổi phương”, ra "những don đơn gián mà ác liệt" [40]
Đối tượng để châm biểm trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan cũng
khá phong phú, đó là thực dân, quan lại, địa chủ, cường hảo, lính trắng, những,
kẻ tham lam vô độ, ÿ mạnh, cậy quyền cậy thế hiếp đáp, đục khoét dân nghèo bằng vô số thủ đoạn nhơ bản (?hịt người chết, Đẳng hào có ma, Thằng ăn cdp ) Đối lập đó là những số phận nghèo hèn, bi thương, bị chèn ép, hãm
hại, đây đến đường cùng, thậm chí chết cũng không được yên thân của đại bộ
phân người dân Việt Nam (Sáu mạng người, Thịt người chết, Tắm giấy một
i, Tình thân
Trang 25thể dục, Chiếc quan tài, Tôi cũng không hiểu tại lầm sao? ) Bên cạnh 46,
tác phẩm Nguyễn Công Hoan còn là tiếng thở dài ngao ngán về sự tha hóa
của con người qua ảnh về những đứa con bắt hiểu (Báo hiểu: trả nghĩa
cña), luân thường đạo lý, tình nghĩa vợ chồng bị phá vỡ (Xuất giá ròng phu,
Một tắm gương sảng, Thể là mợ nó di Tây), sự bién chat trong quá trình hội
nhập (Gái tân thời, Cái vốn để sinh nhai, Tôi xin hết lòng
Bằng tài năng xuất sắc cùng sức làm việc, sáng tạo không ngừng nghỉ với nhiều tác phẩm để đời, Nguyễn Công Hoan đã đóng góp tích cực, quan
trọng vào sự phát triển văn xuôi hiện đại Việt Nam Tơ Hồi đã nói: "Nếu như
ta nhấm từ cái hồi mà lời văn bổng trằm khóc đứng khóc ngồi đến thời kỳ văn
chương sạch sẽ kiểu Tự lực thì lực lưỡng như một tay đô vật không có địch
thủ, từ Kiếp hồng nhan tới nay, truyện ngắn, truyện dài, Nguyễn Công Hoan sừng sững tạo thành một cái thế Tam Đảo, Ba Vì hùng vĩ vượt qua hai thời kỳ tiến vào cách mạng tháng Tám" (Ngưởi bạn đọc ấy, Văn nghệ số 2, ngày
10/5/1963)
‘Vai Trọng Phụng là một trong những hiện tượng văn học gây ra nhiều tranh luận bậc nhất trong văn đản văn học Việt Nam hiện đại Cuộc đời văn
nghiệp của Vũ Trọng Phụng không dải, chỉ trong khoảng mười năm cằm bút nhưng ông đã lại một kho tảng tác phẩm đáng kinh ngạc Năm 1936, ngoi bút
tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng nở rộ với bốn cuốn tiểu thuyết "kinh điển" trong
lang vin Việt: Giông tổ, Số đó, Vo dé va Lam af Trong đó, SỐ đỏ xuất sắc
hơn cả, trở thành tác phẩm để đời, gắn liền tên tuổi của ông Một số tác phẩm tiêu biểu khác của Vũ Trọng Phụng phải kể đến như Cạm bẩy người, Kĩ nghệ lấy Tây, Dân biểu và dân biểu, Cơm thấy cơm cô, Vẽ nhọ bôi hé, Luc si Đặc biệt, ở thể loại phóng sự, ông được mệnh danh là "Ông vua phóng sự đất
Bắc"
Trang 2621
Phung là trào phúng Thông qua việc xây dựng nhân vật, cách sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu và vô số tình huồng gây cười, Vũ Trọng Phụng đã phản ánh
chân thực cuộc sống với thái độ công, cực kỳ mạnh mẽ về một xã hội
nhiễu loạn, kệch cỡm trên con đường Tây hóa với nhan nhản những hạng, người xấu xa, để tiện như me Tây, ma cà bông, giới cảnh sát, đám du học, có
cả nghệ sĩ, bác sĩ, thầy lang, nhà báo Vũ Trọng Phụng đã từng tuyên bố: "Riêng tôi xã hội này, tôi chỉ thấy là khốn nạn: tham quan, lại nhũng, đàn bà
hư hông, đàn ông dâm bôn, một tụi văn sĩ dầu cơ xảo quyệt mà cái xa hoa chơi bởi của bọn nhà giảu thì thật là những câu chửi rủa vào cái xã hội dân
quê, thợ thuyển bị lầm than, bị bóc lột" [17, tr.426]
Cầm bút khi mới chưa đầy 20 tuổi mà đã "đĩnh đạc" để lại nhiều tác
phẩm tiểu thuyết, phóng sự rung động văn đàn với cười mang sức tố cáo sâu sắc, Vũ Trọng Phụng rất xứng đáng với tên gọi "thiên tài" trong nền văn
chương Việt Nam
'Văn học hiện thực phát triển mạnh với sự xuất hiện của Nam Cao - nhà văn dùng tiếng cười triết lý để phê phán xã hội Nhân vật trong truyện ngắn
Nam Cao giàu nội tầm, giọng văn đậm chất trữ tỉnh, sâu Hing nhưng cũng hết
sức trảo lộng, hóm hinh Có rất nhiều truyện ngắn của Nam Cao
ở tầng sâu, giàu sức công phá Nghiên cứu
tính trào lông, hải hước trong,
truyện ngắn Nam Cao, Hà Minh Đức cho rằng không nhiều những tiếng cười hả hê, cợt nhả, văn chương hiện thực Nam Cao thường là tiếng cười trong
nước nước mắt, có lúc "vừa nhẹ nhàng vừa độ lượng xót xa" luôn gắn với tính
cách số phận nhân vật và mang "nội dung sâu sắc và hàm ý r rột về tư tưởng”
[11, 235] Do đó chất hài hước châm biếm "có chiều sâu và tránh được sự tẻ
nhạt" Nguyễn Hoành Khung nhận định "trong văn Nam Cao, có tiếng cười
trào lộng sắc sảo, lại có tiếng khóc thương nghẹn ngào" [10,308] Nguyễn
'Văn Hạnh viết: "Ở Nam Cao thỉnh thoảng có sự châm
Trang 27
nhưng ở đây là một tiếng cười độ lượng, có thể chua chát, nhưng không bao giờ độc ác, tiếng cười xót xa cho nhân thế, tiếng cười pha nước mắt nuốt vào
bên trong" [14, tr.129] Nam Cao có chất trào phúng qua việc sử dụng các biện pháp "cường điệu và cường điệu theo lối tăng cấp", khi giễu cợt cái xấu,
cái quái đị mà đoạn văn miêu tả Thị Nở là "đoạn văn trào phúng có giá trị cổ điển" [14, tr23] Lê Thị Đức Hạnh nhận xét tiếng cười ở Nam Cao mang
"phần bi sâu đậm hon" [15, tr.418] Bên cạnh những truyện mang âm hưởng trữ tình hài hước, trào phúng "còn phần nhiều truyện mang chất triết lý nhưng cũng hay xen vào những yếu tố hài" [15, tr.420] Tác giả so sánh: "Nếu những
tiếng cười của Nguyễn Công Hoan giòn giã, phũ phàng, khoái trá, tiếng cười
cửa Ngô Tắt Tố dí dỏm, sâu sắc, thâm trằm, tiếng cười của Vũ Trọng Phụng
cười của Nam Cao thấm đượm vẻ bi
hải hước, giễu cợt sâu cay thì
thương, nhiều khi pha chất triết lý" [15, tr.421]
lìn chung các nhận định đều đề cao sự sâu sắc và "những giọt nước
mắt thằm lặng" đầy ý nghĩa đằng sau tiếng cười trong truyện ngắn Nam Cao Đây cũng chính là yếu tố tạo nên tính độc đáo, đa dạng trong văn chương trào
lộng 1930 - 1945
'Có thể khẳng định, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan Nam Cao và nhiều tác giả khác như Bùi Hiển, Tơ Hồi đã góp phần không nhỏ vào
thành tựu của dòng văn học hiện thực Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX với tiếng
cười như một thứ vũ khi dau tranh sắc bén
1.2.2 Văn học giai đoạn 1945 - 1975
Đây là giai đoạn tạm lắng, thậm chí thiếu vắng tiếng cười trào lộng bởi ảnh hưởng của điều kiện lịch sử nhất định Trong bối cảnh toàn dân tộc đoàn
kết đứng lên chống lại kẻ thù xâm lược, văn học vận động dưới sự lãnh đạo của Đảng với khuynh hướng chủ đạo là phục vụ cách mạng, phục vụ kháng
Trang 28B
toàn bộ sáng tác của các nhà văn, nhà thơ giai đoạn này Văn chương cũng là
một thứ vũ khí đấu tranh, mỗi nhà văn, nhà thơ là chiến sĩ trên mặt trận cảm
bút Gác bỏ cái tôi cá nhân, văn chương trước hết phải vì dân tộc, vì nhân dân
Cam hứng sử thi bao trùm trong hẳu hết các tác phẩm, tiếng cười lạc quan với
cảm hứng ngợi ca đậm nét nhưng tính trào lộng, hài hước dường như không
xuất hiện, bởi đó là sự lệch chuẩn so với thời đại Tiếng cười trào lộng xuất
hiện có chăng chỉ là những góc cá nhân nhỏ chứ không mang tính phổ quát,
và có lúc không thuận chiều trong tâm lí tiếp nhận của cộng đồng người đọc
“Cái hài với tư cách là một phạm trù thẩm mỹ chưa được thể hiện trong văn học giai đoạn này
'Văn học trào lộng đến giai đoạn này chững lại, đó là một sự tạm hoãn cần thiết chứ không có nghĩa là thụt lùi Sự vắng bóng tiếng cười chỉ là tạm thời, đến giai đoạn sau, khi đất nước hòa bình, thống nhất, con người cá nhân
được chú trọng thì tiếng cười lại rỗi đây mạnh mẽ hơn 1.2.3 Văn học giai đoạn từ sau 1975
Cuộc kháng chiến cứu quốc giành thắng lợi hoàn toản vào 30/4/1975, đánh dấu mốc son chói lọi trong lịch sử nước nhà Từ đây, nhân dân Việt Nam bước vào kỷ nguyên rạng rỡ của tự do, độc lập, thống nhất Đất nước
, Xây,
sau giải phóng với bao bộn bê, lo toan lại hãng hái bắt tay vào kiến thi
dựng, trong đó yêu cầu đổi mới trở thành vấn đề mang tính sống còn của dân tộc, đi mới toàn diện trên tắt cả các lĩnh vực, trong đó có văn học nghệ thuật
Đại hội Đảng lần VI đặt ra những yêu cầu về đổi mới văn hóa, nghệ
thuật đã khích lệ tỉnh thần sáng tạo, cách tân của người cằm bút Văn học phát huy được tối đa các bình diện phản ánh và phương thức thể hiện Con người được cởi bỏ mọi ràng buộc để có thể tự do tìm đến cái tôi cá nhân, bản
Trang 29"Những thân phận nhỏ bé, những góc khuất, mặt trái của xã hội một lần nữa lại
có cơ hội phơi bày với những chỉ tiết đời thường nhất
Giai đoạn đầu sau hòa bình, trong khoảng 10 năm, văn chương vẫn
nặng cảm hứng sử thì theo lộ trình cũ nhưng về sau đã có sự vượt thoát theo
một hướng đi mới Sự đổi mới đã làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp,
tạo cảm hứng sáng tác cho các nhà văn, nhà thơ Cơ chế thị trường, thời kỳ
hiện đại mang lại cuộc sống mới phóng khoáng nhưng theo đó là những mặt tiêu cực, sự suy thoái đạo đức, lỗi sống của một bộ phận con người Trong sự chuyển đổi tư duy nghệ thuật, chuyển đổi trong cái nhìn về hiện thực, con người, tiếng cười trào lộng phục sinh, mới hơn, đa dạng hơn, trở thành một
đặc điểm nỗi bật của văn xuôi nước ta những năm sau 1975, với các cây bút đặc sắc như Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Vũ Bão, Tơ Hồi, Nguyễn
Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Ma Văn Kháng, Hồ Anh Thái
"Cảm hứng trào lộng như một khuynh hướng đổi mới quan trọng trong,
cách nhìn đời sống sẽ dắn tới những cách tân đáng kể về hình thức của văn
xuôi nghệ thuật, chưa nói ngôn ngữ, giọng điệu là nơi thể hiện sinh động các
sắc thái của nghệ thuật trào lộng Chỉ riêng thể loại đã chịu sự chỉ phối rất rõ
của cảm hứng này” [4, tr22-25] "Sự xuất hiện của bút pháp trào lộng ngày
cảng nhiều trong tiểu thuyết đương đại "[48] Trong nhiều tác phẩm, mọi góc khuất của đời sống, con người, những bắt cập, phi lý, thậm chí có những vấn đề trước đây bị làng tránh ngại nói, ngại va chạm hay những mặt trái của cơ chế thị trường đều được khai thác tạo nên tiếng cười với những mảng màu
tối sáng khác nhau, thu hút sự quan tâm, thị hiểu người đọc Như nhà văn Hồ
Anh Thái đã nói: " Tiếng cười không phải là sự hoà giải với đời sống để rồi quên đi, mà làm cho người ta ý thức rõ hơn về đời sống ấy, từ đó quyết tâm thấy minh được tự do hơn, phóng khoáng hơn, trong việc chọn điểm nhìn, trong cách
Trang 3025
nhìn và thực hiện công việc sáng tạo” [31]
Với tư cách của một liều thuốc vừa đủ cho đúng căn bệnh, trào lộng giai đoạn này đã thực sự trở thành tiếng nói, phương tiện hữu ích trong đời
sống văn học Việt Nam để các tác giả phê phán, chế giễu những nhốn nháo
của xã hội Điều đáng chú ý, tiếng cười trong đa số các tác phẩm văn học sau
1975 là tiếng cười có ý nghĩa tích cực, nhân văn Nói như nhà văn Nguyễn
Minh Châu, đó là những tiếng cười "cảnh tỉnh nhân loại và báo hiệu trước
những tai hoa” [57]
Với hàng loạt tên tuổi và tác phẩm nỗi tiếng, văn chương mang cảm
hứng trào lông giai đoạn sau 1975 đã góp phần quan trọng trong việc thay đổi
diện mạo và làm nên sức hấp dẫn của nền văn học nước nhà nói chung Đây là thành tựu của nhiều thế hệ nhà văn, đặc biệt là sự đóng góp của một số nhà văn nữ, đáng chú ý hơn cả là Bích Ngân, với nhiều tác phẩm được sắp xếp
vào khuynh hướng trào lông
1.3 ĐÓNG GÓP CỦA BÍCH NGÂN TRONG DONG VAN HQC MANG CAM HUNG TRAO LONG
1.3.1 Hành trình sáng tạo
C6 mat trén văn đàn sau đổi mới 1986, Bích Ngân liên tục cho ra đời
nhiều tác phẩm in sách và đăng trên các tạp chí uy tín Một số tác phẩm làm
nên tên tuổi Bích Ngan nhu: Daw phái là tình yêu, Những chiếc lá thu, Bao, cSơi đây và Giọt đẳng, Người đàn bà bơi trên sống, Làn gió hôm qua, Tring mật ở đáo, Bằng bênh thiên sứ, Cái đầu siêu định vị, Kẻ tống tình (truyện
ngắn), Thể giới xô lệch (tiêu thuyết), Ngày mới nhẹ nhàng (tập tản văn)
'Với "gia tài" văn chương khá đồ sộ: sáu tập truyện ngắn được in, một tiểu thuyết, nhiều kịch bản sân khấu, từ 1994 đến nay, Bích Ngân liên tục
Trang 31cho tập truyện ngắn Ngưởi đản bà bơi trên sóng; Tặng thường của Hội Nhà
văn Việt Nam (2010), Giải thưởng (Giải nhì) S năm lần thứ nhất (2006- 201 1) của Liên hiệp Các Hội văn học nghệ thuật thành phố
Minh cho tiểu
Nếu cảm hứng chủ đạo trong tiểu thuyết của Bích Ngân là cảm hứng bị
kịch thì trong nhiều truyện ngắn của nhà văn, cảm hứng trào lộng là chủ đạo Thế giới xô lệch viết về bì kịch gia đình, bi kịch của người lính trở về từ chiến
tranh với những chấn thương nặng nề về thể xác lẫn tỉnh thần Cuốn tiểu thuyết vừa ra đời đã gây ấn tượng về một phong cách, đặc biệt ở mảng sáng
tác về đề tài chiến tranh và hậu chiến Không dừng lại ở đó, với truyện ngắn
(và sau đó là tản văn) Bích Ngân thể hiện được sự đa dạng về bút pháp; bên
cạnh nỗi đau phận người trên những trang văn của Bích Ngân là những nụ cười nhẹ nhỏm mà sâu lắng, nhẹ nhàng, dí dóm nhưng có sức lay động sâu xa Nhin chung, với sự mỡ rộng các phạm trù thẩm mỹ, bên cạnh cái đẹp, cái bỉ,
cải hài được thể hiện đậm nét trong nhiều sáng tác của Bích Ngân, nhất là ở Truyện ngắn Đặc biệt là hai tập truyện được nhà văn xếp vào truyện ngắn hải
hước là Cái đầu siểu định vị và Trăng mật ở đảo
Tập truyện ngắn Cứi dau siéu định vị gồm 22 truyện rất ngắn, xoay
cquanh những chuyện vặt vãnh trong công sỡ, gia đỉnh với những tỉnh huồng
cười ra nước mắt Truyện được viết theo dạng hài hước, châm chọc mang tính phê phán nhẹ nhàng nhưng thâm thúy về những thói hư tật xấu của nhiều lớp người Đa dạng trong bối cảnh, phong phú đối tượng, các câu chuyện là mối
cquan tâm về sự thay đổi nhân cách đến báo động trong cuộc sống hiện đại Trăng mật ở đảo là tập hợp những truyện ngắn thú vị, diễn tả sinh
Trang 3227
nhàng với yếu tố hóm hinh, hải hước
Bích Ngân viết hài, nhưng trong cái hài luôn ẩn chứa cái tình về những
phận người khiến ta phải nghĩ suy, cười đấy nhưng rồi ứa nước mắt đấy
Những lồ bịch, cợt nhả từ xã hội được Bích Ngân nắm bắt một cách nhanh nhạy và sắc sảo với vô vàn tình huống dở cười, dở khóc Bích Ngân không
quan trọng ở trình tự sự việc mà cốt là ở chỉ tiết tạo nên tình huống để tạo kết thúc thú vị đối với người đọc Thủ pháp nghệ thuật được Bích Ngân sử dụng nhiều lần và lần nào cũng phát huy tác dụng ấy là giữ bí mật đến phút cuối với cái kết luôn gây sự bất ngờ và buồn cười Đây có thể xem là cách viết tạo
nên dấu ấn độc đáo của nhà văn Ngôn từ Bích Ngân sử dụng đôi lúc rất bình
thường, không mang yếu tố giểu nhại thế nhưng khi đọc xong tác phẩm ta mới thấy thực chất tác giả đang giểu nhại nhưng là giểu nhại một cách khéo léo và độc đáo Đọc truyện Bích Ngân ban đầu ta cứ như thấy nhẹ bằng, cười sảng khoái, thế nhưng khi gắp sách lại, càng nghĩ ta lại càng thắm cái tâm ý:
sâu xa mà nhà văn ẩn vào đấy Đó mới là sức năng trong ngòi bút Bích Ngân
1.3.2 Quan điểm nghệ thuật
Là nhà văn chuyên viết truyện hài hước, Bích Ngân có quan điểm
tiêng Bích Ngân từng chỉa sẻ: "Viết theo phong thái hãi hước không đễ chút
nào, nếu không nói là quá khó Một gương mặt có một nụ cười duyên nhưng,
vẫn cứ nụ cười đó, đôi môi đó, ánh mắt đó vẫn gắn lên khuôn mặt quen thuộc dé thi dé Lim người ngắm nhìn đâm chán Tôi sẽ không xăm xăm đi theo mà cũng không quay mặt rẽ lối Tôi vẫn sẽ viết thể loại này khi nắm bắt được tình
tiết hay tình huống có thể viết nên truyện hài hước hay vớ kịch chứa nhiều trừ lượng hài hước"[33]
Trang 33bằng việc nuôi đường cảm xúc Không có cảm xúc, từ ngữ chỉ là những xác
chữ vô hồn Mà để nuôi dưỡng cảm xúc thì phải sống chân thành, trước nhất là chân thành với chính mình"[30] Chị còn khẳng định: "Đền với văn chương cũng như đến với tình yêu: đam mê, nhọc nhẳn và tự nguyện." [30] Nói như vậy, bởi trong chị dòng chảy cảm xúc và đam mê vẫn luôn tuôn chảy và được
nâng niu giữ gìn Đó là cái tâm của một nhà văn chân chính, một con người
biết sống và dám sống vì nghệ thuật
Nói khó là vậy nhưng Bích Ngân không hé chin bước, vẫn miệt mài
viết như những chú ong kiên nhẫn rong ruổi khắp các ngả đường tìm mật để tạo nên nhiều tác phẩm văn học giá trị Hai tập truyện ngắn Trăng mật ở đảo và Cái đầu siêu định vị ra đời là kết quả của quá trình không ngừng tìm tòi,
đổi mới của Bích Ngân Mỗi tác phẩm đều có một đáng vẻ, âm hưởng khác
nhau nhưng đều rất lôi cuốn Tác giả luôn biết làm mới mình bằng những câu
chuyện đậm chất sáng tạo, độc đáo, nhưng vẫn giảu cảm xúc và tỉnh tế
TIEU KET
Những năm gần đây, trên văn đàn Việt, số lượng tác phẩm in mới ngày cảng giảm và chất lượng cũng chỉ ở một chừng mực nhất định, thực sự chưa có nhiều tác phẩm xuất sắc như giai đoạn trước Tuy nhiên,
Ngân vẫn "đều đều cho ra lò" sản phẩm mới, thậm chí nhiều tác phẩm được dịch sang
tiếng nước ngoài như Anh, Pháp, quả là một thành công lớn đáng ngưng mộ,
iều đáng nói ở mỗi tác phẩm là một kiểu nhân vật khác nhau, không có sự trùng lặp, nhàm chán mà luôn luôn sáng tạo, đổi mới như quan niệm nghệ thuật chị đã đặt ra cho mình Có thể khẳng định, Bích Ngân là nhà văn sống,
Trang 342»
CHUONG 2
HIỆN THỰC VÀ CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN NGẮÁN BiCH NGAN NHIN TU CAM HUNG TRAO LONG
2.1 BUC BIEM HQA VE HIEN THỰC CUỘC SÓNG 2.1.1 Sự lố lăng trong đời sống công sở
"Truyện ngắn Bích Ngân không đa dạng lắm vẻ để tài, xoay quanh để tài thể sự, với cảm hứng trào lộng, mỗi truyện ngắn là một bức biếm họa về cuộc
sống với những mặt tốt — xấu, trắng — đen lẫn lộn Theo Ngân, đó là
"thời kỳ mà thật giả tốt xấu khó bÈ người xấu, ð thủng
lần lượt được vạch mặt chi tén" (Ba trong m6t) Đời sống công sở, phố thị trở thành chủ để chính trong truyện ngắn Bích Ngân, là mảnh đất màu mỡ để nhà văn khai phá bằng tiếng cười trảo lộng
Đời sống công sở là dé tài không mới trong các sáng tác văn học những năm gần đây Có khác chăng, mỗi tác giả khai thác ở một khía cạnh khác
nhau Với chủ đề này, riêng với các nhà văn nữ trên văn đàn Việt có không ít tên tuổi như Nguyễn Thị Thu Huệ, Phong Điệp
Truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ "có một chất gì đó vỡ ra ào ạt khoấy đảo, sôi sục cảm xúc trong người đọc", với bút pháp "vượt ra ngoài phương thức miêu tả vừa thực, vừa hư, vừa trần thế, vừa ảo mộng, chuyện
hiện tại, chuyện đĩ văng nhằm tạo dựng một cuộc sống có dung tích, khai thác
chiều sâu những góc khuất uẫn khúc "thế giới bên trong" của con người" [42,
7], cùng "tư duy hướng nội là một đặc điểm định tính đã phần nào chỉ phối các phương thức diễn đạt Nhiều hình thức nghệ thuật đã được Thu Huệ khéo
léo đan cài và sử dụng phù hợp trong việc biểu đạt tâm trạng — đi sâu vào thế
giới nội tâm của nhân vật Bằng lối iét hết mình đến cạn kiệt chúng ta thấy
Trang 35Nha văn Phong Điệp với những tác phẩm thường mang đậm đặc điểm
ngôn ngữ mạng, trong bút pháp rất chú trọng kết cấu truyện đa tầng, nÌ yếu tố hư ảo được đưa vào khá tự nhiên, khéo léo bing giọng văn ngắn gọn,
tiết tấu nhanh, khá lạnh, đặc biệt nhà van rét ti mẫn trong việc lựa chọn và sử
dụng từ tượng thanh, tượng hình trong miêu tả nhằm tạo nên hiệu ứng cao
nhất cho người đọc, yếu tổ trào lộng không nhiều (tập truyện Kẻ dự phản)
Bich Ngân lại chọn cho mình một hướng đi mới, có phần khác biệt, đó
là dùng tiếng cười như là phương tiện để phản ánh những trái chướng của
cuộc đời Đây là một hướng đi cũng đồng thời là điểm nhắn trong văn phong
Bích Ngân, tạo cho tác giả một vị tr rất riêng, khó trùng lẫn với những tác giả nữ khác
Từ góc nhìn trảo lộng, Bích Ngân không chú trọng migu tả doi sống,
công sở ở bình diện tốt đẹp dễ dàng nhìn thấy, mà dưới ngòi bút chị, đó là
một bức tranh hỗn tạp của những kệch cỡm, lồ lăng, là cái tiêu cực không,
phải ai cũng nhìn thấy được Mỗi câu chuyện của Bích Ngân là một bức tranh khác nhau về chốn công sở Công sở không đơn thuần chỉ là nơi làm việc mà trở thành một xưởng thời trang để cho các cô nàng, các anh chàng tha hồ dạo
chải" nhau, để "chim
những bước đi "catwalk", tạo dáng ưỡn o để
chuột", để "phụ tình” Cũng không khó hiéu lắm, bởi sau bức "rèm nhung" bật lo m đẹp, của chốn công sở, họ phải trở về với gia đình của mình cùng những
toan cơm áo gạo tiền, đầu bù, tóc rối Còn ở công sở, phụ nữ tha hồ
sơn môi trát phần mả không sợ ai cảm rim, din Ong thi bỗng trở nên "
hơn bởi những lời khen ngợi có cánh của những người phụ nữ không phải là
vợ mình Đột nhiên mỗi người đều thấy mình trở nên đẹp đẽ và quan trong,
đáng được trân trọng hơn, thương yêu hơn và rồi họ dần sa ngã từ chính hố
lầy mình tạo ra Ở công sở họ có quá nhiều thời gian và "hoàn cảnh" để gần
Trang 3631
chốn hẹn hò yêu đương của những cặp "trai thanh, gái lịch" ngoài vợ, ngoài chồng Họ vẫn bình thường diễn những màn kịch giả tạo trước mặt thiên hạ
nhưng đằng sau đó là biết bao hành động lồ lăng Những mối tình - tiền giữa
sếp - thư ký, nhân viên nam - nữ với nhau trở nên phổ biến nhan nhân Họ gọi
đấy là những phút xao lòng, là một khoảnh khắc mộng mơ, đôi khi cần thiết
để làm cuộc sống quanh chiếc bàn giấy bớt đi sự ngột ngạt, nhàm chán và áp
lực Có khi họ tìm niềm vui mới ngay tại công ty nhưng đa phần thích ra bên ngoài để "hóng gió" cho an toàn Những kiểu ngoài luồng ấy cuốn con người
vào hạnh phúc tạm bợ và luôn luôn phải trong "tỉnh trạng khẩn cấp” hòng che
giấu như một thứ bảo bối không thể để người khác biết và dòm ngó Bởi đơn thuần, cái xấu thì phải che, đáng nói là biết xấu, biết sai nhưng vẫn lao vào: "Không biết khi nào tôi mới thoát khỏi trạng thái nhấp nhôm trước nguy cơ có thể rơi vào tình trạng khẩn cấp bắt cứ lúc nào mà chưa nghĩ ra được phương kế thoát hiểm an tồn kể từ khi tơi dính vào bà nhí" (Tình trạng khẩn cáp)
Tắt cả cũng chỉ vì không cưỡng lại những ham muốn dục vọng của bản thân, lại những điều kiện "không thể thuận lợi hơn" từ cuộc sống sớm cắp ô đi, chiều cắp ô về mà con người tự đẩy mình vào tình thế bi đát mà thôi
Bằng tiếng cười trào lông, Bích Ngân đã phác họa cuộc sống công sở
với những mảng màu sáng tối § tiếng mỗi ngày và 6 ngày trên một tuần là
thời gian những người làm việc công sở dành cho công ty, đồng nghiệp Họ có thể bận rộn và cũng có thể rất rãnh rỗi, thể nên, dù chỉ gói gọn trong bốn bức tường của chốn văn phòng nhưng đời sống công sở luôn tồn tại biết bao
điều phức tạp, kỳ lạ Trái với sự chín chu, đẹp đề như vẻ ngồi, đời sống cơng
Trang 37cái xã hội thu nhỏ ấy trên vài trang giấy khiến ta không khỏi phải ngẫm nghĩ
mà chua xót
Chuyện ngoại tình, ngoài luồng của những ông sếp "đạo mạo" trong truyện Bích Ngân nhan nhản, mỗi người một kiểu, một hoàn cảnh phản bội
khác nhau, nhưng đều có chung tâm trạng của kẻ "đào tẩu”, lúc nào cũng sợ bị
phát hiện, bị mắt danh dự, bị bêu riều, "phải phòng thủ với 1001 cách đối phó
Trong những truyện Địch có thể thấy ta, Cái đầu siêu định vị, anh chồng phải luôn để cho "cái đầu siêu định vị" để đối phó với mối nguy hại thường
trực là người vợ sẽ phát hiện ra sự lừa dối của mình Mặc dù phấp phỏng lo âu
và đề phòng nhưng với bản chất gian giảo, tham lam cố hữu, con người vẫn
giữ lối sống lố lăng, giả trá ấy: "Tuy vậy, với cái đầu siêu định vị của mình,
việc né đòn, né dich là chuyện nhỏ Tôi sẽ chon thế vừa phòng thủ vừa phản
công, sao cho thể trận vừa nhẹ nhàng êm ái vừa lại vừa mạnh mẽ quyết liệt để
khiến bả luôn có cảm giác được sở hữu 100% lòng chung thủy của chồng" (Cái đầu siêu định vị) Có lẽ chính vi thé, mà chuyện ngồi vợ, ngồi ching vẫn ln là một mảng màu "xám ngoét" của đời sống chốn công sở thời hiện
đại
Từ góc nhìn trảo lộng, Bích Ngân phơi bày ra những góc khuất, mà mỗi
góc khuất lại ân chứa nhiều mảng tối khác nhau Ở đấy họ luôn phải sông bon chen, thực dụng, tranh giành nhau vì quyền lợi của mình Họ tỏ vẻ hăng say với công việc và chức trách của mình, nhưng luôn muốn dẫn sao cho đầy túi-
"Dẫn dần, tôi thấy mình không còn là mình, không phải là mình, mặc dù vẻ
ngoài “vũ như cẩn”, vẫn cúc cung tận tụy, vẫn mẫu mực thanh liêm" Người
đứng đầu công tác tham nhũng lại có hành động nhũng nhiễu đến trơ trên là
ghỉ cả chức danh của mình trên thiệp cưới của con hòng vét cú chót như nhân
Trang 38-33
Là ngồi ở cái ghế của tui, chỉ cần chịu khó quan sát bằng những con mắt nối đài, là tui có thể thấy được chỗ nào nhăm nhe ăn bẫn, chỗ nào ăn ít, chỗ nào ăn nhiều, chỗ nào bội thực, chỗ nào sắp ngoẻo đến nơi Cho nên việc mời họ
dự
và biết sẽ chỉa” cưới con mình, nói cho cùng cũng chỉ là cách ứng xử biết cảm thông
Ông bà ta vẫn có câu "quen ăn không quen nhịn", lòng tham của con người là vô đáy, họ bắt chấp tắt cả để đạt được mục đích Khi tại vị ai cũng cố bon chen, tranh giành nhau, cái kiểu lúc nào cũng phải đề phòng có người "chơi xấu" mình: "Đập vào mắt là cái tiêu đề chữ in đậm nét: "Địch thấy ta,
nhưng ta không thấy địch!" Phản xạ đầu tiên, tôi lia mắt qua tay phó (đối thú
cũng nhăm nhe cái ghế Tổng như tôi) đang chăm chú như không để bỏ ngoải tai lời nào từ miệng sếp, nhất là khi biết rõ cái miệng đó chỉ còn 4 tháng 7 ngày nữa là về hưu, là không còn cơ hội khua môi múa mép và dĩ nhiên, vị trí đó, chỗ ngồi đó và quan trọng hơn là cái "tiền đồ" trïu nặng đó sẽ thuộc về
hắn hoặc tôi " (Địch có thé thay ta)
Dưới con mắt số đông mọi người, cuộc sống công sở trước nay vẫn là
môi trường của sự sang trọng, trí thức vả những điều tốt đẹp, thể nhưng hiện thực lại cho thấy, song hành cùng nó là không ít những mặt trái buộc ta phải
có cái nhìn khách quan hon Và một phần "sự thật" đẳng sau vẻ hảo hoa của công sở đã bị phơi bày trong truyện ngắn Bích Ngân, sự tái hiện xuất sắc bằng
những biếm họa với giọng điệu giễu cợt nhẹ nhàng mà thâm thúy
2.1.2 Sự vênh lệch, đảo lộn trong gia đình, tình yêu
Đời sống gia đình, hôn nhân, chuyện vợ chồng là chủ đề phổ biến trong,
truyện ngắn của một số tác giả hiện đại, tiêu biểu như Nguyễn Huy Thiệp, Hồ
Anh Thái, Nguyễn Ngọc Tư, Nhưng, phần lớn các tác giả tập trung làm nổi
Trang 39thành một nỗi ám ảnh khó đứt thì họa những sinh hoạt đời thường của gia đình, những cặp đôi yêu nhau với nhỉ ích Ngân với cái nhìn của phái nữ lại khắc huống đáng cười bằng vô số câu chuyện hài hước Không gay gắt,
lên giọng, nhẹ nhàng, dí dóm, nhiều câu chuyện gia đình, tình yêu được nhà
văn vẽ lên sinh động với những sắc màu "ngược ngạo”
Gia đình là tế bào của xã hội, nhưng dưới góc nhìn của Bích Ngân,
nhiều tế bào đang mang trong chính bản thân của nó những mầm bệnh không
thể chữa khỏi Viết về đời sống gia đình trong xã hội hiện đại, nếu tiểu thuyết của Bích Ngân thiên về bi kịch thì trong truyện ngắn, với đề tài này, cảm
hứng trào lộng lại giữ vai trò chủ đạo Tiểu thuyết Thể giới x6 Iéch là bi kịch
về sự rạn vỡ gia đình sau chiến tranh, là nỗi cô đơn của từng thành viên trong một gia đình nề nếp; là những đổ vỡ từ bên trong khó lòng hàn gắn Với truyện ngắn, đi vào những mảng nhỏ, những lát cắt ngang, Bích Ngân chọn
tiếng cười để phơi bảy những góc khuất của gia đình hiện đại Trong truyện
ngắn, tiếng cười chỉ phối cách nhìn của nhà văn, đời sống gia đình chỉ là một
vở hải kịch
Đọc Tình trạng khẩn cấp ta mới thấy hạnh phúc gia đình chưa bao giờ lại trở nên mỏng manh đến thế khi người làm cha, làm mẹ, làm con, người
làm chồng, làm vợ không còn giữ được chính mình Còn đâu luân lí khi cha
và con lại chung nhau người tình, để lúc xảy ra tình cảnh trớ trêu đi thăm "
sinh mới tá hỏa nhận ra mình đang bị cắm sừng bởi chính đứa con của mình, còn đứa trẻ trong bụng người tình ngỡ con mình thì bỗng dưng trở thành cháu
nội bắt đắc đĩ Đau đớn hơn lại còn bị chính con trai và người tình của nó đưa
vào thế bí, buộc phải ký giấy chuyển nhượng tài sản Con lừa cha, chồng dối
vợ, hạnh phúc vốn đĩ đã mong manh nay cảng mong manh hơn khi con người
cố tình phá vỡ nó rồi mới kỳ kèo níu giữ
Trang 4035
thể nào hạnh phúc Như kiểu ghen của nhân vật người chồng trong Bạo hành: thì quả thật khó mà có thể chấp nhận được Bao nhiêu năm sống "kiểm tỏa"
vợ mình bởi sự ghen tuông võ lý, đến độ vợ buộc phải đưa đơn ly dị ra tòa
mới "bắt chợt" nhận ra lỗi lầm của mình Tạo điều kiện cho vợ đi du lịch đế
chuộc lỗi nhưng bản tính ghen mù quáng đã thành cố hữu, để cuối cùng lại
điên tiết muốn "đốt hết”, "giết hết" chỉ vì ghen với một con khi Đúng là tỉnh cảnh cười ra nước mắt
Ghen tuông, đa nghĩ có thể xem là gia vị của tình yêu, nhưng cái gì quá
cũng không tốt Vì sao con người lại ghen, đơn giản bởi họ thiếu niềm tin 'Con người cảng ngày càng thiếu niềm tin vào nhau, phải chăng cuộc sống với nhiễu tính toán thực dụng khiến họ luôn cảm thấy mình có thể là nạn nhân của sự lừa đối Nơi đâu có thể tin tưởng nhất ngoài gia đình, nhưng đọc truyện Bích Ngân ta mới thấy trong những gia đình thời hiện đại, niềm tin dường
như quá xa xi Chính vì thế mới có chuyện cô vợ "rãnh rỗi sinh nông nỗi"
muốn kiểm tra lòng chung thủy của chồng bằng một "kế hoạch khơng hồn hảo" là nhờ chính cô bạn thân của mình thử thách chồng, để rồi nhận cái kết thảm hại là bị chính chồng và người bạn thân thiết hết mực tin tưởng phản bội đau đớn ngay trước mắt: "Khi thấy hai người nắm tay nhau bước vào nhà, tôi
‘bang hoàng nhận ra, cái kế hoạch tưởng là hoàn hảo ấy, thật ra lại mắc quá
nhiều sai lầm Tôi đã quá tin vào "đôi mắt” tỉnh tường của chiếc camera đặt nơi phòng ngủ, trong khi ngôi nhà rộng lớn của tôi có tới sáu phòng ngủ và
còn có quá nhiều chỗ không đành cho việc ngủ Đó là chưa kể đến các khách
sạn với vô số căn phòng không chi dé nga Nhìn họ tay trong tay, tôi biết tôi
đã trắng tay trong ván bài hiểm hóc” (Kế hoạch không hoàn hảo)
Một thực tế nữa vẫn diễn ra trong các gia đình hiện đại được Bích Ngân phác họa chân thực là cảnh vợ - chồng chán nhau đơn giản chỉ
¡ phương