1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới nghệ thuật thơ Đồng Đức Bốn

112 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 17,56 MB

Nội dung

Đề tài Thế giới nghệ thuật thơ Đồng Đức Bốn có cấu trúc gồm 3 chương trình bày các nội dung: Thơ Đồng Đức Bốn trong dòng chảy của thơ Việt Nam sau 1975, thế giới hình tượng trong thơ Đồng Đức Bốn, những phương thức nghệ thuật trong thơ Đồng Đức Bốn.

Trang 1

BUI VAN QUANG

THE GIOI NGHE THUAT THO DONG DUC BON Chuyên ngành : Văn học Việt Nam

Mã số: 60220121

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHOA HQC XA HOI VA NHAN VAN

Người hướng dẫn khoa học: TS NGÔ MINH HIÈN

Trang 2

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bồ trong bắt kỳ công trình nào khác

Trang 3

1 Lido chon dé tài 1 2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8

4, Phuong pháp nghiên cứu §

5 Bé cuc luận văn 9

CHUONG 1 THO DONG DUC BON TRONG DONG CHAY CUA THƠ VIỆT NAM SAU 1975 - see 10

1.1 NHUNG DIEM NOI BAT CUA THO VIET NAM SAU 1975 10 1.1.1 Tiếp tục cảm hứng sử thi, nhưng thiên về bi tráng và gắn với

những trải nghiệm, kinh nghiệm cá nhân 10

1.1.2 Sự khẳng định cái tôi thế sự và đời tư 12

1.1.3 Sự hiện đại hóa cái tôi trữ tình 18

1.2, BONG BUC BON VA HANH TRINH “LAY THO LAM COI DI VE

BƠ VƠ" 23

1.2.1 Đồng Đức Bồn — “ngudi cày ruộng” trên “cánh đồng cuộc đời” 23 1.2.2 Quan niệm nghệ thuật của Đồng Đức Bồn 27 CHƯƠNG 2 THẺ GIỚI HÌNH TUQNG TRONG THO DONG

ĐỨC BÓN 35

2.1, HINH TUONG CAI TOI TRU TINH 35

2.1.1 Cái tôi máu thịt với cuộc đời 35

2.1.2 Cái tôi sống chết cùng nghệ thuật 49

2.2 HÌNH TƯỢNG KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT ° 55

2.2.1 Không gian tình yêu 55

2.2.2 Không gian “đồng chiều cuống rạ” 58

Trang 4

3.1, THE THO 68 3.1.1 Thơ lục bát 68 3.1.2 Thơ tự do 75

3.2 NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT VÀ GIỌNG ĐIỆU NGHỆ THUẬT 79

3.2.1 Ngôn ngữ hiện đại, đậm chất dân gian và đầy sáng tạo T9 3.2.2 Giọng hoài niệm, ngang tàng, tếu táo và suy nghiệm, triết í 87

3.3 BIÊU TƯƠNG NGHE THUÁT 9

3.3.1 Gai, bao gidng 94

3.3.2 Cỏ, hoa, sông, mưa 96

KẾT LUẬN em EU TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

1, Lí do chọn đề tài Thơ ca Việt Nam sau 1975, đặc biệt sau 1986 đã có những bước vận động và phát mạnh mẽ, Hòa cùng dòng chảy của văn học, thơ ca đã có

những chuyển biến tích cực và đạt nhiều thành tựu đáng kể Hầu hết, các tác

phẩm thơ giai đoạn này đã thể hiện những cảm xúc chân thực trước hiện thực đời sống, đĩ sâu vào khám phá những ngóc ngách sâu thắm của tâm hồn con người Chính vi thé, tho ca mang những đấu ấn của thời đại Sau thời kì Đôi

Mới, nhiều nhà thơ trẻ xuất hiện với những cách tân đem lại hơi thở hiện đại

cho thơ Chính họ đã làm thơ ca đổi mới, đáp ứng được thị hiểu của công chúng yêu thơ

Giữa dòng chảy của sự phát triển đó, Đồng Đức Bốn xuất hiện Ông

lặng lẽ đi bên đời với những khám phá riêng về thế giới, tâm hồn và cuộc

sống Khác với thơ của các tác giả cùng thời luôn gắn với cái mới, cái la, tho Đồng Đức Bồn là cuộc hành trình quay về với những giá trị truyền thống của dân tộc Ông biết kế thừa và “chưng hồn cốt dân gian” để tạo nên một thể giới thơ đẹp đẽ, đầy sức sống và giàu cảm xúc đến nao lòng Thơ Đồng Đức Bốn có thể được coi là những giai điệu khỏe khoắn cất lên từ một tâm hồn khao

khát mãnh liệt tỉnh yêu và cuộc sống Đó cũng là tiếng nói giản dị, hồn nhiên,

vừa dân đã, mộc mạc, vừa hiện đại, mới mẻ, tạo ấn tượng sâu đậm trong lòng

người đọc Đặc biệt,

thống với cách nói hồn hậu, tha thiết, nhiều cung bậc yêu thương Chính vì

vậy, ông trở thành một gương mặt mới, đầy cá tính trong làng thơ Việt Nam thời kì Đối Mới

Trang 6

mang vẻ đẹp trữ tình của hồn quê cùng sự trải nghiệm của chính cuộc đời mình, của những hoài niệm vẻ tình yêu, về mẹ và về cha Đó là thể giới một thời “chăn trâu đốt lửa”, với những dòng sông mang trong mình những bão giông gai góc cuộc đời, là thế giới của "chim mỏ vàng và hoa cỏ độc” - thế

giới của những khát vọng đẹp đẽ vẻ tình người và lẽ sống Tìm hiểu Thể giới nghệ thuật thơ Đằng Đức Bắn với chúng tôi là một việc làm cần thiết giúp thấm định vẻ đẹp thơ Đồng Đức Bồn, góp phần khẳng định vị trí của ông trên thi đàn dân tộc đồng thời cũng là cách để khám phá sự mới mẻ về thơ hiện đại trong sự gắn kết với cội nguồn thơ ca dân tộc

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Cho đến thời điểm hiện tại, đã có rất nhiều công trình, bài viết nghiên

cứu của nhiều nhà khoa học viết về Đồng Đức Bồn và thơ ca của ông

Nguyễn Văn Long trong Giáo trình văn học Việt Nam hiện đại, tập 2,

đã có một đoạn riêng viết về Đồng Đức Bồn là một trong số các “nhà thơ trẻ xuất hiện từ sau 1975, nhất là từ đầu những năm 90, đã đem đến nhiều tiếng

nói mới, cảm xúc mới trong thơ ( ) họ mạnh dạn và tự do hơn trong sự tim tòi, thể nghiệm, với nhu cầu được bộc lô hết con người cá nhân” [29, tr.228]

Theo ông, Đồng Đức Bồn là một nhà thơ biết “sử dụng thể thơ quen thuộc, đặc biệt là lục bát, cố gắng tạo ra những thay đổi theo hướng tự do hơn về

cách thức tổ chức câu thơ, về nhịp điệu” [29, tr.240]

Nguyễn Huy Thiệp trong bài viết Giới thiệu Đẳng Đức Bồn đăng trên tạp chí Văn hóa văn nghệ coi Đồng Đức Bồn là “người bạn hiểm có”, “một

Trang 7

bằng chùm thơ lục bát Nguyễn Huy Thiệp cho rằng chính tập thơ “Chăn trâu

đốt lửa — vị cứu tỉnh của thơ lục bát” Hào quang của thơ lục bát đã đưa Đồng Đức Bồn đến với bạn đọc nhiều hơn và sau đó liên tiếp, ông cho ra đời nhiều tập thơ có giá trị khác, Thơ của ông day dặn hơn và vẫn là thơ lục bit dem

đến cho thơ ông bao cảm xúc Nguyễn Huy Thiệp nhận định: “Đồng Đức Bốn xuất hiện trong làng thơ Việt Nam khoảng mười năm nay Viết chừng 500 bài

thơ, trong đó có 90 bài thơ được khách sành văn chương xếp vào loại cực hay, tài từ vô địch” [8, tr.547]

Tai cuộc Hội thảo thơ Mai Văn Phần và Đồng Đức Bồn tổ chức ở Hải Phòng vào ngày 15/12/2011, tác giả Đình Kính đã có lời dẫn về thơ và bàn về thơ Đồng Đức Bồn Ông cho rằng: “lục bát của Đồng Đức Bồn là thơ của đời thường, cất lên từ thị thành xô bồ, từ tay ướt chân ráo lắm lem đồng bãi ”

24, tr.9] Những bài thơ của Đồng Đức Bồn có ma lực, truyền cảm và tạo sự lan tỏa sâu rộng trong lòng người đọc Chính Đồng Đức Bốn đã kế thừa ca

dao dan gian có ý thức và làm cho lục bát trong thơ anh trở nên một tải sản riêng mang tên Đồng Đức Bổn bởi anh biết “viễn du cùng ngôn ngữ, biết đặt

ngôn từ thông dụng đúng ở đích chốt của thi cảnh, để ngôn từ ấy sáng nÏ

'thăng hoa nhất, sang trọng nhất” [24, tr.10]

Nhà thơ Bùi Kim Anh trong bài Đẳng Đức Bồn đa đoan lục bát gọi nhau đã thể hiện cảm xúc yêu thích của mình về thơ tì

của ông bởi: "Nó thô mộc như con người của anh Nó mạnh mẽ và thoáng liều lĩnh, thoáng ngang,

tàng giống anh Nó được thổ lộ tha thiết mà độc đáo trong cách diễn ta, trong

cách vận dụng hình ảnh, ngôn từ cuộc sống quanh anh Nó bắt ngờ với người đọc ” Theo Bùi Kim Anh, "Đồng Đức Bồn chẳng làm duyên mà trong thơ

it có duyên” Ông “vận dụng hình ảnh, từ ngữ rất thực, mà

Trang 8

Bén trình bày tại Hội thảo lại đề cập đến những bài thơ cuối cùng của Đồng

Đức Bồn trước khi từ giã cõi thế Đó là những bài thơ viết về hai chủ đề đầy tình thương: mẹ và bạn bè Trong những sáng tác ấy, tác giả cho rằng đó những lời báo ứng cho sự ra đi của anh Chính những bài thơ này, về sau được

các đồng nghiệp của anh tìm thấy cảm hứng để viết những bài về con người và thơ Đồng Đức Bồn [24, tr.18]

Đồng quan điểm với các nhà nghiên cứu trên về thơ lục bát của Đồng Đức Bồn, tác giả Đỗ Minh Tuấn trong bài viết Trời đưa anh đến cối thơ cũng

cho rằng “Đồng Đức Bồn là một tín đồ của thơ Bốn coi thơ là thứ lộc

thiêng liêng đến đáng sợ của Trời, là thứ đáng kính thờ không thể đem ra đùa

giỡn” Đỗ Minh Tuấn cũng nhận thấy vị trí đắc địa của Đồng Đức Bồn trong thơ lục bát Ông cho rằng: “Bốn coi thơ lục bát là cõi hóa thân, là bản mệnh của mình Lục bát là ngôi vị cao nhất để nhà thơ tôn vinh người yêu với nhà thơ không có danh hiệu nào cao quý thiêng liêng hơn thể nữa Vì lục bát chính là bản mệnh, là Thượng để, là ngai vàng kiêu hành của nhà thơ!” [8,

tr.591-592] Với cái nhìn về thơ lục bát của Đồng Đức Bốn như thế, tác giả cho rằng, Đồng Đức Bốn đã mượn câu thơ lục bát để thể hiện “cõi về” với quê hương một thời chăn trâu đốt lửa và với mẹ để nhận ra bền trởi cải vẫn

nở hoa - là thiên nhiên, quê hương những cũng là hình ảnh người yêu trong

tâm tưởng Bốn đã mượn bút của trời để vẽ hoa, dé làm thơ và dé sống với

chính mình Trong đó, lục bát là những bông hoa tươi thắm đậm đà nhất Nguyễn Đăng Điệp cũng có những ý kiến về thơ Đồng Đức Bồn trong

bài viết Đẳng Đức Bồn - phiêu du vào lục bát rằng: “sức hấp dẫn đầu tiên của Đồng Đức Bồn nói chung và lục bát nói riêng là sự quyết liệt và táo ton, có

Trang 9

Đức Bốn làm thơ [§, tr.111-112],

Nguyễn Trọng Tạo cũng cho rằng Đồng Đức Bốn "chính là một nhà thơ hiện thực mang bi kịch lãng mạn”, “da bắc cầu lục bát để đến với cuộc đời này” [43, tr.86]

Nhà văn Lê Lựu, vốn yêu quý Đồng Đức Bốn vô cùng nên gọi ông là một “tải năng ngang tàng” [8, tr.848], nhà thơ Tổ Hữu thì cho rằng Đồng Đức Bốn là “một tiếng đờn đồng điệu ngọt ngào và chua xót” [§, tr.837] Tham chí, Đồng Đức Bốn còn được nhà thơ Trịnh Hoài Giang đánh giá rất cao, là “con người đặc biệt nhất làng văn Việt Nam, cả trong đời thường lẫn trong

văn chương” |8, t.579]

Tac gia Pham Văn Học với bài viết Đẳng Đức Bồn: lẩy thơ làm cõi đi về bơ vơ lại khám phá cái hồn thơ Đồng Đức Bồn với sư cô đơn, bơ vơ giữa cuộc đời và nỗi buồn mênh mang Thậm chí, tình yêu trong thơ Bốn cũng

toàn là những đợi chờ hụt hãng 24, tr.16ố]

‘Tac gia Inrasara với cái nhìn Thơ Đỏng Đức Bắn và Mai Văn Phần, từ

một hướng nhìn, một chứng từ phê bình lập biên bản lại nghiêng về tìm hiểu

ngôn ngữ thơ Đồng Đức Bốn Đó là ngôn ngữ tiếng Việt phong phú, sinh

động mà anh sử dụng trong thơ thật linh nghiệm Theo Inrasara, Đồng Đức

Bồn chưa có ý thức tạo ngôn ngữ riêng cho thơ mình Bốn chỉ “đi len giữa

24, 1.217]

Khánh Phương trong bai Mai Van Phẩn và Đông Đức Bồn, từ hai

đồng lục bát đân gian và lục bát huyền ả

phương chiêu của “phép lạ” của thí ca cũng cho rằng, thơ Đồng Đức Bốn thể

Trang 10

Phương cho rằng: “Thơ đến với Đồng Đức Bốn giữa khi ông trần lưng nếm trải những nhọc nhẳn lung lạc của đời sống, điều này chỉ cho thấy sức tỏa sáng và lôi cuốn diệu kì của những giá trị thanh khiết, mà đôi khi được người ta hiểu nhằm thành một thứ danh vọng, để cho một con người đời thường quá

nửa đời trần tục, vô minh, đột nhiên dem tat thảy những gì còn lại của mình cho cái điều ít ra cũng là ý nghĩa nhất đối với chính người ấy: Thơ” [24, tr.41]

Trong bài Cảm hứng chú đạo và một số mô típ nổi bật trong thơ Đằng Đức Bồn, tác giả Nguyễn Đức Hạnh đã bản đến nội dung thơ Đồng Đức Bốn trên các nguồn cảm hứng “hoài niệm trong

yêu và hạnh phúc lứa đôi”;

“thương nhớ quê nhà, hồn quê và người quê” và “ty hao vé sự bat tir cia tho”

I24,tr57]

Nguyễn Hoài Nguyên khi bàn nét đặc sắc trong ngôn ngữ thơ Đồng

Đức Bốn đã khẳng định, “trong thơ lục bát, Đồng Đức Bốn đã tạo ra ngơn

ngữ cho riêng mình” Ơng cho rằng, Đồng Đức Bốn “làm thơ bằng sự trải nghiệm của anh nhd qué ra tinh, thye hign một cuộc dắn thân có phần liều lĩnh Kẻ nhà quê ấy cứ kể về đời mình, phận mình, ước vọng của mình với

(24,

giong điệu hồn nhiên, chân thành, bằng một ngôn từ độc đáo, có cá ti

tr60-66]

Phat biéu tại Hội thảo thơ Đồng Đức Bốn, tác giả Nguyễn Thúy Quỳnh đã nhắn mạnh những nội dung chủ yếu trong thơ Đồng Đức Bồn là thơ tình, thơ viết cho chính mình và cho mẹ cùng những bạn thơ Đó là những vằn thơ

chứa đẩy cảm xúc của một "công dân trên hành trình hỏa nhịp cùng cộng đồng, trên hành trình đi tìm, đồng thời khẳng định cái tôi giữa đời sống”

Nguyễn Thúy Quỳnh tập trung vào ba hình tượng tiêu biểu của thơ Đồng Đức

Trang 11

néu mia là ân dụ của hoàn cảnh và sự ngăn trở, giống bão là ẩn số của số

phận thì sóng là ẩn dụ của chốn trở vẻ, nơi chử che và neo đậu cuối cùng của tâm hồn thí sĩ?” [24, tr.109-1 10]

Trong lời phát biểu kết thúc buổi Hội thảo “Thơ Mai Văn Phấn và

Đồng Đức Bồn - khác biệt và thành công” (15/5/2011), nhà thơ Hữu Thỉnh đã

đánh giá Đồng Đức Bốn là một nhà thơ “làm thơ đầy bản năng, biết tận dụng khai thác triệt dé cái bản năng ấy, thâm canh ở đó Anh không chỉ trở về mà là biết chưng cắt hồn cốt dân gian, đây trực cảm thành một cuộc lên đồng Câu 'thơ của anh trở nên có phủ phép, lộng lẫy, quen mà lạ, xa mà gần, và chủ yếu

là rất gợi Có gì đâu, vì anh biết đánh thức con người nhà quê tiềm ẩn trong mỗi chúng ta” [24, tr.586]

Ngoài ra, phải kế đến một số những khóa luận tốt nghiệp đại học, trong đó, cái tôi trữ tinh trong thơ Đồng Đức Bốn đã được quan tâm xem xét ở hai

phương diện đời thường và triết lí nhân sinh cũng như sự đặc sắc của ngôn ngữ, thể thơ, giọng điệu và các hình ảnh mang tính biểu tượng cao

Nhìn chung, có rất nhiều nhà nghiên cứu, nhà thơ, nhà văn đã tìm đến với thơ Đồng Đức Bốn Tuy nhiên, chưa có một công trình nghiên cứu độc lập nào tập trung tìm hiểu thế giới nghệ thuật thơ Đồng Đức Bồn Vì vậy, việc nghiên cứu làm rõ “khoảng trắng” về thế giới nghệ thuật thơ Đồng Đức Bồn là một việc làm cần thiết Đó là động lực và là lí do để chúng tôi thâm nhập tìm hiểu những yếu tố đã làm xôn xao dư luận thơ Đồng Đức Bốn trong những năm qua Bằng việc làm này, chúng tôi cũng cố gắng góp phần đánh

Trang 12

Các khía cạnh của thế giới thơ Đồng Đức Bốn như thế giới hình tượng

trong thơ Đồng Đức Bốn, các phương thức nghệ thuật làm nên thể giới nghệ thuật thơ ông,

- Phạm ví nghiên cứu

Các tập thơ của Đồng Đức Bồn:

Con ngựa trắng và rừng quả đẳng, NXB Văn học 1992 Chăn trâu đốt lửa, NXB Lao động, 1993

Trở về với mẹ ta thôi, NXB Hội nhà văn, 2000

Cuối cùng vẫn còn dòng sông, NXB Hội nhà văn, 2000

'Chuông chùa kêu trong mưa, NXb Hội Nhà văn, 2002 Chim mo vang và hoa có độc, NXB Hội nhà văn, 2006 4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện luận văn này, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:

~ Phương pháp hệ thống — cấu trúc:

Cấu trúc các tác phẩm thơ của Đồng Đức Bồn thành một hệ thống hợp

1í để khám phá thể giới nghệ thuật thơ của ông, ~_ Phương pháp phân tích - tổng hợp: tiới nghệ thuật thơ Đồng Đức Bốn thảnh những vấn đề cụ thể đánh giá chúng Sau đó, tổng hợp khái quát làm nổi bật những giá trị thơ ông ~_ Phương pháp thống kê:

Xem xét tần số xuất hiện của các yếu tố nghệ thuật trong thơ Đồng Đức

Bốn để đánh giá giá trị của các yếu tố nghệ thuật đó, từ đó có thé rút ra

Trang 13

như Nguyễn Bính, Nguyễn Duy để tìm kiếm, khẳng định dấu ấn riêng, độc đáo của thơ Đồng Đức Bồn

Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi còn sử dụng thêm một

số phương pháp nghiên cứu hỗ trợ khác 5 Bố cục luận văn

Ngoài phần Aớ đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, phần Nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương I: Thơ Đồng Đức Bồn trong dòng chảy của thơ Việt Nam sau 1975 “Chương 2: Thế giới hình tượng trong thơ Đồng Đức Bốn

Trang 14

TRONG DONG CHAY CUA THO VIET NAM SAU 1975

1.1 NHUNG DIEM NOI BAT CUA THO VIET NAM SAU 1975,

1.1.1 Tiếp tục cảm hứng sử thi, nhưng thiên về bi tráng và gắn với

những trải nghiệm, kinh nghiệm cá nhân

‘Sau 1975, tho van tiếp tục mạch cảm hứng sử thi khi cuộc chiến

tranh hào hùng của dân tộc song chất sử thỉ đã mang tầm khái quát lịch sử

hơn khi nó được thể hiện bằng tinh chân xác, cụ thể, thắm thía qua chiêm nghiệm cá nhân của mỗi nhà thơ Dấu hiệu thay đổi rõ nét nhất là thơ khơng cịn hồn tồn mang âm điệu hao sing bay bỗng ngợi ca lãng mạn như trước 1975 mà đã chứa đựng những trằm lắng, suy tư về những hỉ sinh, mắt mắt của

quê hương, đắt nước trong chiến tranh và nỗi đau của con người vừa từ giã cuộc chiến đang âm thằm gánh chịu Trường ca là thể loại mà các nhà thơ lựa chọn để diễn tả những cung bậc cảm xúc mới mẻ này Trong hầu hết các

trường ca, hình tượng trung tâm của thơ vẫn là nhân dân Dé là những con người bình di nhưng anh hùng, dám đối điện với những hỉ sinh mắt mát đau

thương để hướng về lí tưởng Trong Đường tới thành phó của Hữu Thinh,

hình ảnh nhân dân hiện lên với những vẻ đẹp hảo hùng va bi trang song nhân cân còn là những con người giữa đời thường, ngày đêm bám trụ trên những vùng đất ác liệt chiến tranh với vẻ đẹp huyền thoại, cao cả, phi thường nhưng cũng vô cùng bình di

"Nhân dân tôi khởi lên tự phù sa 'Và cứ thế, nhân dân thường ít nói

Trang 15

Có thể nhận nhận thấy trong thơ sau 1975, những cảm nhận về sự hỉ sinh đã khác nhiều so với trước Trong những trang thơ, sự hi sinh bấy giờ

không còn là sự hồi sinh, thăng hoa của cảm xúc tự hào mà thay vào đó là

những lạnh lẻo, cô đơn, là nỗi buồn chiến tranh với hình ảnh ngôi mộ, cái chết của chính những người trực tiếp tham gia vào trận chiến:

‘Sau tran đánh tôi về thành phố

Ban ở lại rừng, sương rơi trên mộ (Lé Van Vong)

Nỗi xót xa cứ day dứt trong sự hỗi tưởng:

Ở rừng xanh mộ bạn anh đã mấy lần thay cỏ

“Thương nhớ cắm hoa mờ bia trắng (Trần Hoàng Cương) 'Và, có khi là sự lăng quên đến lạnh lùng, tàn nhẫn

Người vô danh, hoa cỏ cũng vô danh (Ngọc Bái) Rõ rằng, sau 1975, sử thi vẫn tiếp tục là một nguồn cảm hứng cho vin học Việt Nam nói chung và thơ ca nói riêng Nhưng thực tế, cảm hứng này tục khoảng mười im năm đầu Để sau này, khi văn học bước vào thời kì Đôi Mới

‘am himg nay đã nhạt dần và không còn là nguồn chủ yếu để

các nhà thơ tiếp tục thể hiện cảm xúc của mình trên từng trang viết Nói đúng

hơn, cảm hứng sử thỉ dẫn được thay bằng cái nhin day mẫn cảm trước những,

Trang 16

con người Việt Nam phải đối diện với bao thử thách, phức tạp của cuộc sống Ho tiếp tục bước vào một cuộc chiến thầm lặng không tiếng súng nhưng khắc

nghiệt và đầy cám dỗ mà bản tính trong sạch ngay thẳng của những con người

từng đối diện với sự sống và cái chết trên chiến trường đạn bom năm xưa

không để gì vượt qua Sự nghèo khổ, đói rách của quê hương, của đồng đội và

của những người thân yêu; sự muộn mảng, dang dở hạnh phúc của bao lứa

đôi trở về từ chiến tranh; nỗi cô đơn, đau đớn của những bà mẹ, người vợ trở thành nỗi ám ảnh, day dứt khôn nguôi trong tâm hỗn người cầm bút Chính vì thể, có iy trong văn học sau 1975, cảm hứng sử thi nhạt dần và đang dẫn

được thay bằng cảm hứng thế sự đời tư

Sau 1975, thơ ca Việt Nam vận động gắn liền với những chuyển biến

tích cực của sự đổi mới thơ theo hướng hiện đại hóa Dẫu trường ca vẫn mang, âm hưởng hào hùng, nhưng b¿ kịch của con người đã bắt đầu được quan tâm

Trong những trường ca này, mặc dù cái ð¡ chỉ là yếu tố để làm nổi bật cái tráng nhưng rõ ràng, cái nhìn về chiến tranh đã sâu hơn, gắn nhiều hơn với những suy tư cá nhân về số phận dân tộc và số phận con người Dường như số phận con người đong đầy trong cảm xúc của các nhà thơ:

Một mình một mâm cơm

Ngồi bên nào cũng lệch

Trang 17

(Nguyễn Trọng Tạo - Tán mạn thời tôi sống) Thậm chí, các hình tượng nghệ thuật từng một thời được huyền thoại hóa bởi giọng điệu sử thí nay không còn là hiện tượng nỗi bật của thơ ca giai

đoạn này nữa mã thay vào đó là “những mặt trái của đời sống, những thay đỗ

các thang bậc giá trị và không né tránh việc nói đến những bắt công xã hội” [56, tr.4] Tắt cả đều được các nhà thơ “bằng cái nhìn tỉnh táo và giàu màu sắc chiêm nghiệm” thể hiện một cách khá riết róng trong tác phẩm của mình

Đặc biệt sau 1986, khi

đây tinh thần dân chủ và sự phát tri

\g cuộc đổi mới toàn diện đất nước đã thúc

mạnh mẽ ý thức cá nhân trong van học”

[29, tr.123] thì trong văn học, nhất là thơ ca giai đoạn này đã trỗi dậy những

cảm xúc mới mẻ, đi sâu vào khám phá bản chất bên trong của cơn người “để

thể hiện những khát vọng đào sâu vào bản ngã” [28, tr 123] Càng về sau, cảm hứng thé sự đời tư càng được bộc lộ rõ nét và trở thành cảm hứng sáng tác chủ yếu của thơ ca vào những năm 90 của thế ki XX Đây là lúc "trách nhiệm

công dân, đạo đức nghệ sĩ đã được đặt ra tuy âm thằm nhưng khá quyết liệt”

36, tr98] Các nhà thơ thể hiện nhân cách nghệ sĩ của mình trên hai bình điện: vừa phân ánh hiện thực với vai trò công d

, vừa phải đi sâu vào khám

phá đời sống cá nhân với muôn phức tạp Cảm xúc xót xa “Bấy giờ anh vào tuôi bồn mươi/ Vẫn hốc hác khuôn mặt thời lính trận Đâu chỉ lỡ một chuyến đò đánh chìm đôi lứa” (Hoàng Trấn Cương) khiển con người nhận thức rõ hơn giá trị của sự sống Họ hiểu mình cân tiếp tục cuộc hành trình cam go hơn trước để hướng về sự tồn tại đích thực, niễm vui và hạnh phúc

Bởi, “Những sợi nắng xuyên qua nhà mình” giờ đây không còn là những sợi nắng bình thường mà đã trở thành “những mũi tên/ Thành những viên đạn/

Trang 18

thể là ám ảnh, khi trung thực được xem là sự khởi đầu và đích đến của hành

trình sáng tạo nghệ thuật thì thơ phải trung thực với hiện thực xã hội và người làm thơ phải biết tôn trọng sự thật Với nhà thơ lúc này, “Cái đẹp là sự thậU

Hơn cả tắm trong lửa trong nước là tắm trong những ý nghĩ trung thực”

(Thanh Théo) Thơ là lời tự thú

Anh là tháp Bay-on bốn mặt Giấu đi ba, còn lại day là anh

a

Lim dau ba mặt kia trong cõi ẫn hình

(Chế Lan Viên - Tháp Bay-on bắn mặt)

Chính vì vậy, các nhà thơ khám phá được chính mình Họ cảm thấy chắn ghét những bài thơ viết theo công thức, giả tạo và tự xác định mình phải có trách nhiệm đối với thơ ca dân tộc trong thời kì mới:

Thơ lặng lẽ, gầy gò

“Thơ như thanh thép nguội, thơ làm cột thu lôi dưới bao giông này (Nguyễn Khoa Điềm)

'Và, khi “người trung thực gánh sự thật bằng đôi vai trần trụi của chính

nặt đó mà nghìn trò cười khóc

mình” (Ngọc Bái), họ cần có lòng đũng cảm, khát vọng Tôi lột hết ngữ ngôn bóng bây

những áo xống triệu thần trong những tụng ca

những bài thơ trẻ trung cởi áo dưới mặt trời làm nghĩa vụ công dân

(Thu Bon)

để “Dẫu sinh nở muộn màng/ Sự thật bật ra, ứa máu/ Đẹp như nụ cười mẹ sau những cơn đau” (Lẻ Nhược Thủy)

Trang 19

có phần hụt hằng trước sự thật Nguyễn Duy từng đau xót và thẳng thắn chỉ ra những nghịch cảnh của đất nước trong thời kỳ khủng hoảng trằm trọng sau chiến tranh:

-Xứ sở phì nhiêu sao thật lắm ăn mày _Xứ sở tir bi sao that lắm thứ ma Ma quái - ma cô - ma tà - ma mãnh Quỷ nhập trang xiêu vẹo những hình hài Xứ sở thông minh Sao thật lắm trẻ con thất học Lắm ngôi trường xơ xác đến tang thương (Nhìn từ xa Tổ quốc) 'Với lương tâm, trách nhiệm người cằm bút, nhiều nhà văn, nhà thơ đã

"Tôi đã đi quá nữa cuộc đời

“Qua những thập kỉ hát ca, những thé kỉ anh hùng Say mê quá chợt bây giờ nhìn lại

'Chứa bao điều bão tố ở bên trong

(Vð Văn Trực)

Ho day dứt, trăn trở về những non nớt, hời hợt của một thời Ta da đến như một niềm kiêu hãnh

Trang 20

(Nguyễn Duy)

Trong thơ ca sau 1975 đặc biệt sau 1986, tỉnh thần dân chủ được thể hiện rõ nét và sâu sắc Ý thức dân chủ và khát vọng dân chủ của nhà thơ có

thể được coi là một trong những yếu tố quan trọng khiến thơ đậm chất thế sự đời tư hơn Nó giúp nhà thơ có thể thẳng thắn bộc lộ những suy tư trăn trở của mình về tính đa chiều của hiện thực, thức tỉnh ý thức cá nhân, bồi dưỡng, giáo

duc tinh thin sng tao nghệ thuật, tạo cảm hứng nhân bản đặc biệt cho thơ ca

'Khẳng định cái tôi trở thành nhu cầu cấp thiết Nỗi ám ảnh:

Mà sao tôi chẳng là tôi

Khi hèn mọn đánh rơi mình vào quên lãng (Ngô Minh)

khiến các nhà thơ có cảm giác

Câu thơ dẫu viết xong rồi

'Vẫn như thấy thiếu một lời ở trong

Mội lời thốt tự đáy lòng

Một lời về được chân dung của mình (Anh Ngọc)

Để không rơi vào bi kịch đánh mắt chính mình khi: “Thơ viết ra ít bóng

đáng của minh” (Phan Xudn Hat), các nhà thơ qua cách khẳng định chân

dung tỉnh thần của chính mình đầy kiêu hãnh để tạo ra màu sắc mới cho thơ ca “từ tự hảo ca ngợi, chiêm ngưỡng xuống lắng đọng suy tư Không gian thơ

Trang 21

tr.108] Giọng điệu cũng trở nên đa thanh, đa nghĩa khi các tác giả luôn tim cách cắt lên tiếng nói của riêng mình Chính nhu cầu giải phóng cá tính, yêu

cầu dân chủ hóa ý thức xã hội đã dẫn đến việc nhìn nhận con người theo nhiều chiều khác nhau trong xu thế đa dạng và phức tạp hóa Vì thế, nhận

thức về con người luôn biến hóa trong thơ Và, hệ quả tắt yếu là sự xuất hiện kiểu con người phức hợp về trạng thái tình cảm Sự phức hợp đó được thể hiện thành những mâu thuẫn trong số phận con người:

Trong nỗi chua chát của tuyệt vọng

“Trong kiêu hãnh của sự khước tử, anh đơn độc

Ngọt như rượu, đắng như rượu, vui như tiệc cưới, buồn như tiệc cưới

Chi dang giữ kín đau thương, hay là hạnh phúc

Lòng chị tràn đầy niềm tin, hay là ngờ vực (Ý Nh)

'Có thể khẳng định, trở về với đời sống thế sự và đời tư, thơ sau 1975 đã xác lập được vị trí của nó trong đời sống tỉnh thần của xã hội và đã có được

những gương mặt thơ, những bài thơ lưu giữ được trong tâm trí của công, chúng Một số nhà thơ kiên trì và thủy chung với định hướng đã chọn, đưa thơ

về với cuộc đời để giữa muôn cái xô bồ, hỗn tạp, bụi bam mà vẫn không đánh mắt mình Nguyễn Duy đã rất thành công khi vừa đưa được vào thơ mình cả 'bụi băm, phôn tạp của cuộc sống nơi đô thị vừa luôn biết chất lọc được những giá trị bền vững từ những nguồn sâu xa của đời sống dân dã và cả những vẻ đẹp mong manh, thoáng qua chưa phải đã mắt hết Ngay cả nhà thơ lão thành

“Chế Lan Viên từng đi xuyên qua những năm tháng vinh quang của hai cuộc kháng chiến, giờ trở về với đời thường cũng cảm nhận nỗi buồn về đời, về

Trang 22

khoải, bộc bạch niềm khao khát hạnh phúc rất đời thường của mình Bên cạnh các nhà thơ nam, các nhà thơ nữ tiếp tục khẳng định vị thế nữ quyền của mình bằng những tiếng nói táo bạo, thẳng thắn về những bi kịch và khát vọng cá

nhân trong tình yêu “Nhung ẩn ding sau tắt cả cái mạnh mẽ, dữ đội ấy là ý

'thức sâu xa về thân phận, về những nỗi niềm bắt hạnh muôn đời của kiếp phụ nữ đã từng có trong thơ xưa” [36, tr.105] Có thể cảm nhận những điều này

cqua các sáng tác của Xuân Quỳnh, Dư Thị Hoàn, Nguyễn Thị Hồng Ngát,

Đinh Thu Hiền, Đỉnh Thị Thu Vân

Nhìn chung, thơ ca sau 1975 đến nay đã thể hi

của con người trước hiện thực đời sống với những

khá đậm nét cảm xúc

c điệu đa dạng, phong

phú và phức tạp Những vấn đề thế sự nhân sinh được các nhà thơ thể hiện

đầy đủ bằng những trải nghiệm và khám phá Sự trải nghiệm này gần đây được các nhà thơ trẻ tiếp nối bằng những trải nghiệm ở chính cuộc sống hiện

đại Trong nhiều tác phẩm thơ, sự trở về với con người đa dạng, phức tạp, con

người nội tâm đã mở dường cho khả năng đi sâu vào thế giới bên trong của con người với những không gian, thời gian tâm tưởng đặc biệt Và, dù ở hoàn cảnh nào

án đẻ thế sự và những cảm xúc cá nhân vẫn được ngân lên rất

chân thực, có khả năng lay động tâm hồn con người Có thể nói, thơ ca sau 1975 đã tạo nên những xung động mới mẻ, hấp dẫn và nhiều ám ảnh

1.13 Sự

Nói đến sự hiện đại hóa cái tôi trữ tình trong văn học là muốn đề cập

đến những thay đổi về quan niệm nghệ thuật trong sáng tạo của các nghệ sĩ

gắn liền với bối cảnh mới của đất nước Đặc biệt, khi đất nước bước vào thời kì Đổi Mới thì quan niệm nghệ thuật văn chương cũng đã bắt đầu thay đổi

Trang 23

vào tác phẩm Hiện thực phản ánh của văn học là một hiện thực đa chiều Và, con người - hình tượng trung tâm của văn học - là con người cá thể, con người đời tư với những khát vọng và gắn bó với cuộc đời bằng phận người riêng Họ được đặt vào hoàn cảnh xã hội đầy những mối quan hệ chẳng chịt

phức tạp và trong những mối quan hệ đó, con người cá nhân được đặt ở vị trí

cao nhất để được sống theo cảm xúc của riêng mình, sống cho chính mình Điều đó được thể hiện cụ thể bằng những trải nghiệm mang tính cá nhân

h, nhà thơ xuất hiện với tư

Trong quá trình hiện đại hóa cái tôi trữ

cách cá nhân, cắt lên tiếng nói riêng của mình một cách thẳng thắn, trung thực và sâu sắc về những vấn để của con người trong xu thé thời đại Để làm được điều đó, các nhà thơ đã mạnh dạn từ bỏ cái nhìn một chiều của nền văn học

minh họa trước 1975 để nhìn sâu, nhìn thắng vào bản chất của cuộc sống Họ sẵn sảng phá bỏ những hình thức vốn có của văn học trước đó để tạo nên một

hình thức nghệ thuật mới lạ Sự xuất hiện những câu thơ với hình thức ngắn dài xen kẽ nhau, tiết tấu gãy khúc, kéo dài mang âm hưởng cuộc sống đời thường; từ ngữ hiện đại, lối tư duy hiện đại trong sáng tác đã góp phần tạo nên sự hiện đại cho văn học nói chung vả thơ ca nói riêng, góp phần làm hiện

đại hóa văn học

4 vấn đề

Sau 1975, ý thức cá nhân được đề cập và khẳng định như n

trung tâm của thơ ca Điều đó được thể hiện ở sự đa dạng về phong cách và sự

phong phú về giọng điệu trong thơ Để làm được việc đó, các nhà thơ luôn

xác định vị trí của mình trong một thời đại và không gian tỉnh thần cụ thể

đồng thời, với việc tìm cách thể hiện cái nhìn nghệ thuật của riêng mình Vì thế, thơ trong thời kì này, vừa mang đậm những suy tư cá nhân độc đáo vừa

Trang 24

hiện những quan niệm và phong cách gần gũi nhau đẻ dần hình thành các xu hướng là sự đa dạng và sự “phân cực” về tư duy nghệ thuật, khuynh hướng

thấm mĩ, bút pháp và ngôn ngữ Đây chính là dấu hiệu cho thấy “tho ca sau 1975 đang sải những bước chân mạnh mẽ trên con đường hiện đại hoá Tắt cả các nhà thơ tìm mọi cách để cho thơ tồn tại trên hai phương diện hay và mới”

[56.22]

Sau 1975, thơ ca Việt Nam vận động gắn liền với những chuyển biến tích cực của sự đổi mới theo hướng hiện đại hóa Đặc biệt là từ sau 1986, bồi

cảnh lịch sử và văn hóa được đổi mới, các nhà thơ đã nhanh chóng thích ứng

với những thay đổi nhiều khi chóng mặt của cuộc sống Đặc biệt, với thể hệ

các nhà thơ trưởng thành trong những năm 90 của thể ki XX, thơ là

ng nói

đầy ý thức trách nhiệm của người trẻ tuổi trước những đổi thay của đất nước

“Cải tôi cá nhân trong thơ là cái tôi đầy bản lĩnh, có cả sự táo bạo của những

con người đám đối đầu với thực tế, sẵn sàng phá bỏ những lề thói có sẵn cùng những quan niệm khắt khe vẻ thơ ca, về đạo đức của xã hội Họ mạnh dạn bày

tỏ quan niệm của mình để đối diện với cuộc đời Nhà thơ trẻ Vi Thùy Linh đã

mạnh mẽ khẳng định cái tôi cá nhân như một tuyên ngôn về ý thức cá nhân

của thể hệ thơ giai đoạn này:

Tôi là tôi

Một bản thể đầy mâu thuẫn

"Tôi đã nhìn mình trong gương cả khi khóc khi cười

'Bắt cứ lúc nảo, trên sân khẩu cuộc đời Tôi vẫn là diễn viên tồi

Bởi tôi không bao giờ hóa trang để nhập vai người khác đồi)

Với những thay đổi sâu sắc về tư duy nghệ thuật, nội dung thơ giai

Trang 25

Trước tiên là sự xuất hiện công khai của cái tôi bản thể, với biểu hiện cụ thể là cái nhìn tỉnh táo về cuộc đời và thái độ không ngừng tra vấn đời

sống của các nhà thơ Thơ ca vì thế không còn đậm chất trữ tình lãng mạn

như trước mà tiế

lên sự đa dạng với những câu thơ trúc trắc, mang tính đối thoại cao, giọng điệu thơ gần gũi với đời sống thường ngày Đó cũng là cái tôi

đâm chất suy tư, luôn trăn trở trước sự biến thiên của cuộc đời Trong hoàn cảnh mới của đất nước, do vị thế nhà thơ đã thay đổi nên sáng tác của họ không còn là những bai rao giảng đạo đức hay sự mình họa cho một tư tưởng,

sẵn có mà là những cảm nhận rất riêng về các giá trị cuộc đời có khả năng đánh thức những khát khao, những nỗi niềm trắc ẩn của con người

Tiếp theo là cái tôi được soi chiếu ở những vùng mờ tâm linh Cái tôi này vốn đã xuất hiện từ trước 1975 với cái nhìn của một số nhà thơ lớn như Hoàng Cằm, Trần Dần, Lê Đạt nhưng, do hoàn cảnh lịch sử nên trước 1975 nó không được thể hiện công khai Đến giai đoạn này, cái tôi trữ tình mang đậm yếu tố tâm linh với những vùng mờ vô thức đã đem đến cho bạn đọc

nhiều cảm xúc mới mẻ dây ấn tượng (VẺ Kinh Đắc, Mưa Thuận Thành (Hoàng Cầm), đóng chữ (Lê DạU, 36 bài tho tình của Lê Đạt và Dương,

Tường, Bến Ja va O mai (Đặng Đình Hưng), Cổng tỉnh và Mùa sạch (

Dan)) G d6, thể giới tâm linh với những vùng mờ của

thức hay vô thức của con người hiện ra như một hành trình khám phá mới mẻ, táo bạo, không

hề né tránh với những rung cảm mới mẻ, tỉnh tế, giàu tính thể nghiệm Chính sự xuất hiện của cái tôi này đã tạo đà cho nhiều nhà thơ trẻ chọn điểm xuất phát “là sự biểu hiện của cái tôi ở phần tiềm thức, vô thức, tâm linh” [29,

r.297] để sáng tạo Các nhà thơ luôn nỗ lực khám phá sự phong phú của "cái

tôi ẩn giấu”, dám phơi bảy những bi kịch nhân sinh, hoài nghi những giá trị

vốn đã quá én định để đi tìm những giá trị mới Trong giai đoạn này, nhiều

Trang 26

thức tổ chức ngôn từ mới lạ Khi cái tôi được soi chiều ở những vùng mờ tâm

linh, các nhà thơ đồng thời cũng tạo ra được những quan niệm riêng về đời

sống hoá thân vào chữ nghĩa và hình tượng Điều này khiến tính đa nghĩa của

ngôn ngữ thơ ca được chú ý nhiều hơn đến Ý thức tạo ra tính nhòe mờ trong, ngôn ngữ và biểu tượng làm gia tăng chất áo trong thơ, buộc người đọc phải

giải mã các sinh thể nghệ thuật qua nhiều chiều liên tưởng văn hóa khác nhau

Cái tôi trong thơ giai đoạn này còn mang đậm màu sắc tượng trưng, siêu thực Đó chính là quá trình kiếm tim, phát hiện những ngỗn ngang, bụi

băm của cuộc sống hiện đại để đưa vào trong tác phẩm với xu hướng tìm về với cái tôi cá nhân ngập tràn những âu lo của đời sống thường nhật bằng sự

thể hiện mới lạ Các nhà thơ nhận thức được "quá khứ không mắt đi, không bị lăng quên mà chìm dần, mờ di, lan tỏa trong hiện tại với những ranh giới mời

ảo giữa thực và hư, giữa hiện tại và quá khứ, giữa tâm thức và tiềm thức Thơ

không còn là những cái rõ rằng như một với một là hai mà là sự giao hỏa giữa

cõi thực và cõi hư, giữa thế giới siêu hình và hữu hình Thơ là thể giới của những biểu tượng, tưởng tượng, giấc mơ, ảo giác, mộng mi ” [52, tr.35]

Thơ không còn thiên về nội dung ngữ nghĩa mà nó là sự hội tụ của nhạc điệu,

'biểu tượng, sự tương hợp giữa các giác quan Thể giới thơ chìm trong vô thức theo lối viế

“tự động tâm linh” đây cảm xúc vượt ra khỏi tầm kiểm soát của

ý trí Tắt cả hình ảnh, ngôn từ, nhạc điệu đều có khả năng chuyển tải những ý

nghĩa sâu sắc của vấn đẻ nhân sinh thời hiện đại Các bài thơ Thứ nói về hạnh phúc, Một người lính nói về thể hệ mình và Đàn ghỉ- ta của Lorca của Thanh

“Thảo đã thể hiện rõ điều nay

Cũng từ quá trình hiện đại hóa cái tôi trữ tình trong thơ, nhiều nhà thơ

đã tìm cách thoát ra khỏi những quan niệm thơ và thi pháp truyền thống Họ

muốn giải phóng thơ ra khỏi các chức năng thường có là phương tiện biểu đạt

Trang 27

không chỉ thực hiện chức năng kí hiệu ngôn ngữ mà còn là những nghĩa biểu

đạt “Nhà thơ làm chữ chủ yếu không phải bằng nghĩa tiêu dùng, nghĩa tự vị

của nó mà ở diện mạo, âm lượng, đỘ vang vọng, sức gợi cảm của chữ trong tương quan với câu thơ, bài thơ” [36, tr.299] Các nhà thơ theo xu hướng này đã luôn chú trọng khai thác và làm giàu giá trị của ngôn ngữ dân tộc bằng việc tạo ra những chữ mới bằng việc kết hợp từ theo cách mới Họ bộc lộc rỡ

ý thức phá vỡ các chiều tuyến tính, tạo nên những dòng chảy đứt nối và gia tăng tính đồng hiện của các hình ảnh thơ hoặc cố gắng tỉnh lược các mối quan

hệ bề nỗi, đặt những hiện tượng khác nhau bên cạnh nhau và buộc người đọc tự xác lập mối liên hệ giữa chúng (Lê Đạt, Dương Tường, Đặng Đình Hưng)

Nhu vay, nhìn một cách tổng quát, thơ sau 1975 đã vận động một cách mạnh mẽ (heo hướng hiện đại hóa Những tìm tòi khám phá của thơ để hiện đại hóa cái tôi trữ tình thực chất là những cách tân Nó giúp các nhà thơ vượt ra khỏi những khuôn khổ và thói quen đã định hình từ trước để mở ra những, con dường dĩ mới cho thơ

1.2, DONG DUC BON VA HANH TRINH “LAY THO LAM COI DI VỀ

BO vo"

1.2.1 Đồng Đức Bốn - “người cày ruộng” trên “cánh đồng cuộc đời”

¡ng Đức Bốn sinh ngày 30-3-1948, tại xóm Lê Lác, thôn Song Mai

(tire ling Moi), xã An Hồng, huyện An Hải (nay là An Dương), thành phố Hải

Phòng Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông nghèo, tuổi thơ Đồng Đức Bốn gắn liền với quê hương đồng ruộng, với cuộc sống lam lũ nhưng

đâm nghĩa tình Năm 1966, ông gia nhập lực lượng Thanh niên xung phong

Sau 1975, ông xuất ngũ trở về làm thợ cơ khí (bậc 6 trên 7) tại Xí nghiệp Cơ

ighigp Cơ khí 20-7 rồi Công ty Xuất nhập khẩu gia cằm Hải Phòng, làm đại diện cho công,

giới của Tổng Công ty Xây dựng Bạch Đằng (Hải Phòng),

Trang 28

buon chai để sống và nuôi dưỡng hồn thơ, chờ ngày ươm mắm, gieo hạt đã

phả vào tâm hồn hồn nhiên, chân chất của gã trai làng gắn bó với ruộng vườn

những ngang tảng, “bụi băm” thị thành hình thành nên một tính cách đặc biệt

tất riêng - Đồng Đức Bí

Đồng Đức Bốn sáng tác thơ khá sớm Ngay từ năm 17 tuổi, ông đã bắt

đầu có ý thức làm thơ Nhưng phải đến khoảng những năm 80 của thé ki XX,

khi đang công tác tại Công ty Xuất nhập khẩu gia cằm đóng tại Hà Nội, Đồng Đức Bốn mới bắt đầu gia nhập văn đàn, bắt đầu ăn những “đòn văn chương đầu tiên trong cuộc đời mình” (Nguyễn Huy Thiệp)

Nam 1992, tập thơ Con ngựa trắng và rừng quả đẳng của Đồng Đức

Bồn với lời giới thiệu của nhà thơ Phạm Tiến Duật được xuất bản Đây là,

“tập thơ đầu tiên Đồng Đức Bốn trai tân đặt vào đấy rất nhiều hi vọng đổi đời” (Nguyễn Huy Thiệp) Tuy nhiên, Con ngựa trắng và rừng quả đẳng

không những chưa gây được Ấn tượng với người đọc mà còn "bị dư luận nông, nỗi và bạc bẽo ngoảnh mặt đi” (Nguyễn #luạ: Thiệp) Đồng Đức Bồn là người

luôn biết đối điện và chấp nhận sự nghiệt ngã của đời để vươn lên Vì thế, dù “chẳng được gì, vừa tẽn tò, vừa ê chề, nhục nhã lại thân bại danh liệt” nhưng

Đồng Đức Bốn khơng nản lịng Ơng cật lực lao động để sống, giữ vững niềm đam mê với thơ và sáng tác Dẫu tập thơ chất chứa những tỉnh cảm thiêng

liêng được cắt lên từ chốn lắm lem bùn dất và xô bỗ ô trọc thị thành, phải trả

giá bằng bao lo toan, vất vả, thậm chí là mắt mát nhưng nó vẫn chưa tìm được chỗ đứng trong tâm hồn người đọc Tuy tập thơ không thành công, lại phải

trải qua những giai đoạn khó khăn nhất của cuộc đời: tang cha rồi tang con

nhưng Đồng Đức Bồn không bỏ cuộc Bằng những nỗ lực tột bậc của mình và sự giúp đỡ của bạn bè, Đồng Đức Bốn tiếp tục “mượn bút trời để vẽ hoa”

Cũng chính thời gian này, Đồng Đức Bốn phải duyên với thơ lục bát Và,

Trang 29

Xuân Đoàn vẽ bìa và Nguyễn Huy Thiệp viết tựa) Lục bát trở thành vị “cứu

tỉnh” cho thơ ông Tập thơ là những “tình cảm ngắn ngơ, ngây ngất dại kh‹ (Nguyễn Huy Thiệp) của một hồn thơ đi lên từ chốn bùn lầy, là cái nhìn đầy ám ảnh của khô đau, vất vả về những bế tắc, rạn vỡ của thể giới con người Nó cũng là sự thăng hoa những cảm xúc sâu xa, bền bí trong tâm hồn của

người "phu chữ" trên cánh đồng nhớ thương, chứa đựng những khao khát tuyệt cùng với nang tho tuyệt mĩ Đồng Đức Bồn “khOng phải là thiên thẳn”,

“anh chi là tên nửa tỉnh, nửa quê cao tuổi là một kẻ chí tinh [4, tr2] từng “bơ vơ giữa phố mong thành thi nhân” để nếm trải mọi cay đắng, ngọt bùi của đời và sáng tạo những câu thơ chan đầy nước mắt trong Chăn trâu đốt lửa

Đến năm 2000, ?rở vẻ với mẹ ta thôi ra đời đã thực sự để lại ấn tượng lới của "rơm với ra” lẫn "tơ

trong lòng người đọc Đó có thể được coi là

với tình” Song, hơn hết đó là tình người đối với quê hương, bẻ bạn và với

những người thân yêu trong gia đình Tập thơ đánh dấu sự trở về với côi

nguồn quê hương, đất mẹ rất đỗi thiêng liêng và nồng nàn yêu dấu của hồn thơ Đồng Đức Bồn Đó là một công trình “có sức nặng, có chất lượng cao” [8,

tr678] Ân chứa tình cảm sâu đậm với "cõi vị

cả ngai vàng, mạnh hơn cả cái chết, bền hơn cả tình yêu” [§, tr635] Đồng th của minh da bi ~ người mẹ chân qué “cao hon tìm về cội nguồn cảm xúc Đức Bồn bằng cảm xúc chân của ca dao, của tình người rất đỗi ngọt ngào và tận cùng đắng ngót của cuộc inh cao của thơ” ông [8, tr.678]

đời để tạo nên vớ về với me ta thoi ~

Sau khi Trở về với me ta thôi được trình làng, cuộc sống đã dễ chịu hơn về vật chất, Đồng Đức Bồn càng thẻ hiện sự quyết tâm sống chết với tho Tap Chuông chùa kêu trong mưa được xuất bản năm 2000, khẳng định độ chín của thơ Đồng Đức Bồn Ở đó, cõi đạo và cõi đời xuyên thấm, hòa trộn vào

nhau, cùng nâng đỡ cho cõi thức của thơ, bộc lộ rỡ cái tôi "đốn ngộ” triết lí

Trang 30

qua”, van giữ nguyên cái hồn nhiên, tài hoa và cả chút ngang tàng, khí khái của một con người trải qua những trải nghiệm Ông quyết tâm xác lập một cõi riêng cho thơ mình không chỉ *Bằng câu lục bát của trời cho anh” mà còn

“muốn chiếm đoạt thể thơ lục bát thành danh xưng và tước hiệu của riêng

mình” [8, tr.589]

Đầu năm 2005, Đồng Đức Bồn phải nhập viện vì ung thư phổi ở giai đoạn cuối Ông vừa chống chọi với căn bệnh quái ác vừa rút ruột nhả những

sợi tơ thơ tâm huyết cho đời Thời gian này, có lúc ông rất lạc quan: Tôi không thể chết được đâu

Bởi tôi còn khúc sông sâu nợ đò “Tôi còn nợ những người mong,

'Bài thơ lục bát viết trong cõi buồn

(Tôi không thể chết được đâu) nhưng cũng có lúc ông cổ gắng gượng dậy trong tuyệt vọng:

Đừng buông giọt mắt xuống sống Anh về dẫu chỉ đò không cũng chìm

(Đêm sông Cầu)

'Cũng chính trong thời gian này, Đồng Đức Bốn cố gắng giành thời gian ắt tuyển tập

Chim mỏ vàng và hoa có độc (NXB Hội Nhà van -2006) Tuyển tập thể hiện

toàn bộ tâm huyết của đời thơ Đồng Đức Bốn Đó là những trăn trở, khát cùng của cuộc đời minh âm thằm lăng lẽ chuẩn bị cho ra

vọng về tình yêu, tình cảm gia đình, quê hương đặc biệt là nỗi ám ảnh về cái chết cùng những suy ngẫm về cuộc đời với những khoảnh khắc cô đơn của nhà thơ Nó thể hiện lòng yêu đời mãnh liệt, sự khao khát sống cháy bóng trong tâm hồn thị

Trang 31

tháng 2 năm 2005 tại nhà riêng ở thôn Song Mai, xã An Hồng, huyện An Hải

(Hải Phòng) Cả đời mình, Đồng Đức Bồn đã “mượn câu lục bát của trời cho

anh” để thực hiện hành trình mái miết đi về với thơ và với đời Ông tìm thấy

mình trên những nẻo đường tràn ngập ý thơ, kí thác nỗi lòng đầy khát vọng

cũng như bao nhiêu trăn trở, day dứt về tình đời, tình người trong năm tập thơ Dường như mỗi tập thơ ra đời ông đều phải đánh đổi bởi những mắt mát, ính đời ông Vì thế, với ông, thơ là cả cuộc đời Đó là vẻ đẹp của tỉnh yêu đơn độc, bơ vơ đau thương về sự ra đi của những người thân yêu và của

mang sắc điệu buồn đến nao lòng và cũng là nỗi buồn của người ra đi về tận chốn xa xôi với lời nguyện cầu dành cho người ở lại:

Hồn thơ lục bát ra đi “Xin người ở lại sống vì nhau hơn

(Xin trời một trận mưa rào đồn tôi)

1.2.2 Quan niệm nghệ thuật của Đồng Đức Bốn

“Quan niệm nghệ thuật là hình thức bên trong của sự chiếm lĩnh đời

sống, là hệ quy chiếu ẩn chìm trong hình thức nghệ thuật, nó gắn với các

phạm trù phương pháp sáng tác, phong cách nghệ thuật, làm thành thước đo của hình thức văn học và là cơ sở của tư duy nghệ thuật” [14, tr275] Quan

di ốt hành trình sáng tạo nghệ thuật của nghệ sĩ Đồng Đức Bốn có một quan niệm rất riêng vẻ thơ Với ông, thơ là bản

niệm này chỉ phối xuyên s

mệnh, là lẽ sống ở đời và luôn đồng hành cùng ông trên khắp các nẻo đường

lang thang, phiêu lăng Được sống với thơ là hạnh phúc, chính vì thể, để làm

thơ, Đồng Đức Bồn đã đánh đổi nhiều thứ vô cùng quý giá của mình để “tuy rằng một mái nhà tranh/ Nhưng trái tìm lớn vẫn dành cho thơ” (Đã cẩm khan gói bơ vơ) Đồng Đức Bốn sống chết với thơ, chỉ có thơ mới giúp ông tìm

thấy chính mình:

Trang 32

Ta đi tìm lại con người trong ta

(ới cây xương rồng)

Quan niệm này hiện ra trong suốt hành trình sáng tạo nghệ thuật của

ông, thông qua các hình ảnh mang tính biểu tượng cao, khúc xạ lên những,

hình ảnh, biểu tượng, đổ bóng lên cái tôi trữ tình và in dấu vào ngôn ngữ thơ ông Trong thức nhận của Đồng Đức Bồn, thơ viết không chỉ nhằm thể hiện mình, không chỉnh phục ai mà chỉ để trang trải nỗi lòng với những băn khoăn, trăn trở trước đời Điều này lí giải tại sao Đồng Đức Bồn đã chấp nhận những chông gai của cuộc đời để giữ vẹn hồn thơ, để tìm chính mình dù biết phải trải

qua bao giông bão của đời Tự hào với danh xưng “thi si ding qué”, nha tho

tìm thấy chính mình từ những cái “vu vơ” rất người:

Giri câu lục bát cho người “Ta đi tìm lại con người trong thơ

(ới cây xương rộng)

Cả cuộc đời sống với những mắt mát khổ đau, Đồng Đức Bốn chỉ biết lấy thơ để cứu rỗi, giải thoát cho tâm hồn Thơ là nơi đẻ Đồng Đức Bồn gửi

gắm nổi buồn thân phận và kí thác những ước mơ Chính vì vậy, trong

“những phút ngã lòng”, ông chỉ biết "vịn câu thơ và đứng dây” (Phùng Quản) Cả đời mắc nợ với trời, với đời, với mẹ cha và với cả thơ nên với

Đồng Đức Bốn, thơ là cứu cánh cho sự tồn tại và lẽ sống của ông

Trong thắm sâu tâm hồn Đồng Đức Bồn, thơ là cõi về - cõi trú ẩn của

thân

một người độc hành cô đơn đến lạ Thơ ông mang đậm sự mặc cảm vi phận bơ vơ dù đâu đó trong thơ ông, người ta vẫn bắt gặp những dòng tâm sự đầy ngạo nghễ Thơ chính là cõi trú ẩn yên bình nhất của tâm hồn thi sĩ Ở đó, bên cạnh tình yêu quê hương, gia đình, bè bạn thi nhân còn có thể sống cho

riêng mình với bao suy tư, trăn trở để tìm thấy bình an và có bản lĩnh để đối

Trang 33

ấy, Đồng Đức Bốn có thể tự do sáng tạo, bộc lộ trung thực nhất những suy

ngẫm của mình về đời Đồng Đức Bốn ý thức rất rõ, thơ vốn là tắm gương

phản chiếu tâm hồn người nghệ sĩ Trong quan niệm của ông, “thơ phải đạt đến độ giản dị giản dị chính là cách tiếp cận để đến với bản chất của cuộc đời cũng như cõi sâu xa của tâm hồn” [8, tr.690]

Là một người làm thơ luôn lấy sự trung thực đặt lên hàng đầu, ông đã rất tự hào với danh xưng “thi sĩ của đồng quê”, “kẻ mượn bút của trời”, “người chăn trâu đốt lửa”, những câu thơ gan ruột nhất của đời Đồng Đức Bốn đã được viết ra từ sự trung thực đó Với ông, làm thơ là một hành trình “phu chữ”, hành trình “trằn lưng nếm trải nhọc nhằn” Thơ phải được gieo mầm trên “cánh đồng thương nhớ”, mà ở đó nhà thơ quen gọi là “cõi buồn”,

“edi nhớ”, “edi di về”, “edi hồn hoang” và kết quả thu về là những "giọt

mắt”, “tiếng chìm”, những “mùa thu hoa cúc vàng” đẹp đề, chứa chất bao ân

tình sâu đậm của con người Thơ ông, vì thế, là tắm lòng của người cày ruộng mong mùa bội thu trên những cánh đồng vàng

Đồng Đức Bốn từng xác lập và khẳng định những câu thơ viết ra để gieo mầm cái đẹp, cái thiện cho đời, cho người Theo ông, câu thơ hay nhất là

phải vì con người, thực hiện sứ mệnh cao cả với đời đến “nghìn năm sau”,

cho nên “Thơ tôi khi đã viết ra/ Đá trên núi cũng nở hoa bốn mùa” (Thơ tôi khi đã viết ra) Nhà thơ từng cầu mong câu thơ sống mãi với thời gian và sẽ là

lời ru đẹp nhất dâng tặng cho bao người:

Thơ giờ đã thành tiếng ru Thì nên giữ để ngàn thu vẫn còn

(Chợ đời mua dại bán khôn) Thơ tôi như lửa mặt trời

hằng

(Đi chơi dưới mộ cô hẳn)

Trang 34

Chip nhận là người °chăn trâu đốt lửa”, "người cày ruộng trên cánh

đồng nhớ thương”, Đồng Đức Bốn đã cặm cụi miệt mài, kiên trì trên con

đường trót đa mang để thơ và những tác phẩm thơ mình “Dẫu chưa được đến mặt trời/ Cũng thành hạt thóc tháng mười vàng ươm” (Muôn ngàn sông cháy về đầu) tỏa hương giữa đời

'Với Đồng Đức Bốn, thơ là quà tặng của trời song thơ cũng mang trong

nó một sứ mệnh cao cả

Dưa em qua trân bão người

'Bằng câu lục bát của trời cho anh

(Đưa em qua tran bao người)

Nha thơ phải tự giác lãnh nhận và thực hiện cái thiên chức nghệ sĩ của mình

Đã mang cây bút của trời

“Thơ viết phải để cho người yêu nhau

(Chuông chùa kéu trong mea)

Thơ vì thế, sẽ “làm một cây đàn” để “Tôi ngồi tôi gẩy khúc oan cho người” (Lấy thơ làm một cây đàn) Không thể không nhận thấy rằng, cả cuộc

thơ của mình, Đồng Đức Bồn đã tâm niệm “đi tìm tôi giữa hàng triệu người”

(Không để trái tim chết đưới mặt trời) mà dệt nên những câu thơ “từ tia nắng hồng” (Chia fay một trận mưa rào) đê “Câu thơ nắp ở sân đình/ Nhuộm trăng trăng sáng nhuộm tình tình đau/ Nhuộm buồn những hạt mưa mau/ Thành sao

nở trắng vườn cau trước nhà” (Cuối cùng vẫn còn đỏng sông) Để có những

câu thơ mang sứ mệnh thiêng liêng như thế, người nghệ sĩ phải lao động nghệ thuật nghiêm túc, phải “lọc mình trong đám cháy trong những ngày biển động” để viết nên những câu thơ tâm huyết dâng tặng cho đời Điều này thể

hiện ý thức trách nhiệm của người nghệ sĩ rất đáng trân trọng

Trang 35

khổ thơ và cái ngang tảng phóng túng của thi nhân Ong đam mê thơ nhưng

không hề mù quáng về thơ mà luôn có ý thức rõ ràng về giá trị của thơ ca và sứ mệnh nhà thơ để chọn thơ làm lẽ sống Ơng ln xem thơ ca là một quà

tăng vô giá của đời, là ngai vàng một cõi và là máu thịt của đời mình: 'Ơn trời cho những tái tê

“Tôi thành lục bát mái mê chợ buồn

(Em xa)

Thơ với ông còn là thứ lộc thiêng đáng kính thờ của Trời, không thể dem ra mà đùa giỡn được

Một nước không thể hai vua

Một thơ không thể trò đùa

lan

(Wé lai chốn xưa)

Chính vì thế, trong tâm niệm của Đồng Đức Bốn, “thơ như tiếng hót của một con chim, nhưng phải là thứ chim mỏ vàng; phải mang hương sắc của thứ hoa cỏ, nhưng phải là hoa cỏ độc [24, tr345] Đây có thể coi là sự tự ý thức về bản ngã của một nhà thơ có tài, là ước nguyện của một th nhân nặng

nợ với thì cả:

“Tôi còn một giọt máu tươi

Cũng xin để lại nụ cười cho thơ

Biết đâu trong cõi mộng mơ

Lại thành ra tiếng chuông chùa gọi mưa

(Đi tìm mặt trời đã lấn)

'Văn chương nói chung và thơ ca nói riêng luôn lấy con người làm đối

tượng để phản ánh và lấy đó làm mục đích sáng tạo Qua hình tượng con người, các nghệ sĩ gửi gắm toàn bộ những suy tư về con người và những trải nghiệm cá nhân đến với mọi người Vì thế, quan niệm nghệ thuật về con

Trang 36

Chính quan niệm này mà có thể thấy con người trong thơ Đồng Đức Bồn đã ứng xử với cuộc đời bằng lòng nhân ái và độ lượng

'Con người trong quan niệm của Đồng Đức Bốn là con người luôn khát

khao kiếm tìm hạnh phúc Hạnh phúc ấy, trong sự thức nhận của cá nhân Đồng Đức Bốn, đó là hành trình trải nghiệm Và trong hành trình tìm kiếm

hạnh phúc đó, con người sẽ tìm thấy sự cân bằng tỉnh thần từ trong cõi yên tĩnh vô tận của thiên nhiên, sự sống Chỉ một khi vượt qua những khó khăn gian khổ cùng bao điều thách thức để giữ vững niềm tin, để yêu thương và

sáng tạo, con người mới có thể thăng hoa trong tỉnh yêu và thơ ca: ‘Va hôm nay trời đắt đang xuân

'Cây vì em thêm một lần thay lá

‘Toi vi em hoa cúc vàng hồi hả

(Van con em một cồi đi vé)

.Có một điều hơn là phép lạ Bởi anh vẫn yêu những đồng cỏ hoa vàng

(Khi đã yêu những đồng cỏ hoa vàng) Chính những Hoa dong riềng, Vân yêu em đẳng cỏ hoa vàng, Vé Hué, Ở trên đài Thanh Tước đã kết nỗi sự giao cảm, hòa hợp giữa những rung

đông cảm xúc của con người với cái nguyên sơ vĩnh hằng của thiên nhiên

đồng thời giúp con người biết thức tỉnh để tìm thấy bản ngã của mình từ vẻ đẹp của quê hương đồng ruộng:

Trang 37

nghệ thuật của Đồng Đức Bốn đẫm đầy nước mắt Nhưng, với niềm tin vào

tình yêu, cuộc sống và lòng khát khao sáng tạo nghệ thuật, Đồng Đức Bồn đã

vượt lên chính mình bằng tỉnh thần “Suốt một đời anh vẫn sống đam mê”

(Mai em xa Hà Nội) đễ sáng tạo những vần thơ đậm đà sắc hương đủ sức để

cho người đọc có cái “vu vo ma tim” (Em di lấy chẳng)

"Với quan diém nghệ thuật riêng của mình, Đồng Đức Bồn đã phiêu du cùng thơ để ghỉ lại bao xúc cảm chân thành, tha thiết trước vẻ đẹp của cuộc

đời Toàn bộ sự nghiệp thơ của ông là niềm khao khát được sống và được yêu mãnh liệt, đồng thời cũng là sự tri ân với đời , với người Trên tắt cả mọi vật chất phù phiểm, hồn thơ Đồng Đức Bồn đã neo đậu vào cuộc đời mà tỏa rạng

Trang 38

CHUONG 2

THE GIOL HINH TUQNG TRONG THO DONG DUC BON

+1

INH TUQNG CAL TOL TRU TINH

2.1.1 Cái tôi máu thịt với cuộc đời

Cả cuộc đời Đồng Đức Bồn phải trải qua bao đau khổ, mắt mát Vì thế,

thơ ông là tắm gương phản chiếu bao vất vả, khổ đau cùng những chiêm nghiệm của ông về cuộc đời

Thơ Đồng Đức Bốn là sự cảm nhận sâu sắc những nhọc nhẳn của con

người trong cuộc đồi Đó là những dau đáu trong đời về miếng cơm manh áo,

món nợ đời khiến ông vat vả và trở thành ám ảnh của cả đời ông: Mái tranh vách đất nhìn trời qua vung

Đêm nằm sao dột tứ tung “Tưởng đâu nước mắt người dưng lại về (Nha qué) ất lực và đau đớn trước cái chết của hai con, là mặc cảm hành t Đó là ni

thân phận tan nát, bơ vơ hiện ra trong suốt c th di tim lề sống,

hạnh phúc và nguồn cảm hứng cho thơ Trên hành trình sống của mình, cái tôi

thơ lắm khi môi mệt, chán chường, nhiều khi đớn đau, bắt lực:

Tôi vừa lo được miếng cơm Thì mắt tí lửa tí rơm gầy lò

Tôi vừa vượt bão mưa to “Chân đã phải lội đi mò sông sâu

(Đường đi)

Trang 39

những nhọc nhắn lung lạc của đời sống” [24, tr 52] hoặc từ những khoảnh

Trong thơ Đồng Đức Bồn thiên nhiên là nơi để thi nhân gửi gắm tâm

sự Từ tủa "nắng mảnh”, “giọt mưa mau", nhành “hoa cải rực vàng”, chùm “hoa cau trắng muốt” đến "thảm cỏ mướt xanh”, “con thuyển trong đêm trăng”, “đồng cỏ hoa vàng” đều bằng bạc một sức sống nhiệm màu, thanh,

tươi, dịu đăng và tình tứ Đó là một thế giới của bùa mê, huyền diệu Cái tôi

trữ tình ngắn ngơ chìm đắm trong cõi sống thiêng liêng, thi vị ấy để “bút trời”

thăng hoa ví

lên những đồng mộng mị

Mỗi lần có dại trên dé Chim ngói đi thả bùa mê khắp đồng

(Chăn trâu đắt lửa)

Với “bút trời” trong tay, Đồng Đức Bồn đã ghi lại những khoảnh khắc hương màu đẹp đẻ rất riêng của quê hương Không gian thơ, vì thế, đầy ấp

cảm giác bồi hồi, xao xuyến, bình yên Cái tôi trữ tình nhiều khi thốn thức

cùng những đêm “Sao rơi cháy cả đôi bờ” /Đém sông Câu), đắm chìm trong sắc vàng của hoa, của nắng, của hồn nhiên “cả trời nắng tơ”, của “Một chiếc gió thu qua/ Để hoa chiều rụng tím” (Dưới mặt trời có bão) hoặc của một “Hồ Tây nắng/ Hoa cúc vàng vào thu” //fô Tây), “Hoa dâu da nở mênh mông khắp

trời” (Buổi sáng đường Lê Thánh Tông) Với những câu thơ như những nét vẽ

nhẹ nhàng, tỉnh tế

với thiên nhiên tuyệt mĩ, đang vướng ví

ri gam mau dịu nhẹ, cái tôi trữ tình được tự do hòa nhịp

quấn quýt lòng người một nỗi niềm

kín đáo, duyên dáng, gắn bó với cuộc đời, với thiên nhiên hiền lành, quê kiểng, cái tôi trữ tình ấy dường như “không trôi đi được, không dứt ra được”

Thơ ông "quanh di quan lại cũng chỉ có vằng trăng, cánh đồng, dòng sông, con đô, nhưng sao ma dep thế! Đẹp vì thiên nhiên ấy gắn với tình người Hơn

Trang 40

'Với Đồng Đức Bốn, quê hương là nơi lưu giữ bao ki niệm của một thời

ấu thơ với niềm vui “đuổi một cánh diều” trên những cánh đồng chiều còn

vương mùi "rơm rạ”, chơi đá gà bằng cỏ ở ven dé, rinh xem “hai chi edo cdo đánh nhau” ở bờ sông Đó là vùng quê gắn bó cả đời với người quê “chăn trâu đốt lửa” Cái Làng Moi bé nhỏ, đơn sơ, đói nghèo thắm đượm ân tình và

ắp đầy ki niệm Đồng Đức Bồn yêu tha thiết quê hương mình Vì thé, trong

thơ ông, cái tôi trữ tình luôn đau đầu những cuộc trở về với quê hương máu

thịt Quê hương ấy mang chứa bao vẻ đẹp của cuộc sống thanh bình với “Ngõ

quê một đoạn đây điều” /Aở qué) có “Kh6i nha ai cứ mọc ngang” /Chở đợi tháng ba) bên “Bờ sông hoa cải hoa cả”, vị

“Lita mùa chin chín trong sương/ “Chơi vơi giữa một trời hương tiếng gà” (Vhd qué) Vẻ đẹp của quê hương còn

được ướp hương bởi các loài hoa và của cả hương lúa, được tắm mắt trong

những cơn mưa lành và luôn ngân nga tiếng chuông chùa Tắt cả như đánh

thức trong cảm xúc người quê bao nỗi niềm yêu quê tha thiết Đặc biệt, hình ảnh con người nơi quê hương dân dã hiện ra bình dị nhưng đẹp và xúc động

đến vô cùng Đó là những “gái chưa chồng” đang ngày đêm “Mượn màu hoa để ngóng trông người vÈ” (Hoa dong riéng), là cô gái quê với "hương bồ kết”

vấn vương trong "tóc dudi gà” Thậm chí ngay cả những gà “trai tơ” với

“quần bò mũ cối” /Nñà qué) hay mấy gã thợ cày “rượu say vác cả cối chảy

nên nhau” (Cñở đợi tháng ba) cũng làm nên hỗn vía sinh động và tràn đầy sức

sống cho bức tranh quê Ấn tượng nhất là vẻ đẹp của cô gái quê sống giữa

không gian yên bình với vẻ chân quê, mộc mạc, giản di dén v6 cùng:

Em ngồi chải nắng vào trưa Trong hương bồ kết thơm vừa vừa thơm

(Mưa gió về đâu)

Trong thơ Đồng Đức Bốn, quê hương hiện lên qua những hình ảnh rất

Ngày đăng: 31/08/2022, 19:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN