1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Cái tôi trữ tình trong thơ Huy Cận

125 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Đề tài Cái tôi trữ tình trong thơ Huy Cận nghiên cứu với mong muốn đưa ra cái nhìn đầy đủ, hệ thống hơn về những đóng góp của nhà thơ Huy Cận cho nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Qua đó góp thêm một phần khẳng định tầm quan trọng, vị trí của thơ Huy Cận trong bền thơ dân tộc.

Trang 1

PHAN THÁI QUỐC

CÁI TƠI TRỮ TÌNH TRONG THƠ HUY CẬN

Văn học Việt Nam : 6022.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Phong Nam

Da Nẵng - Năm 2015

Trang 2

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng

được ai công bố trong bắt kỳ công trình nào khác

“Tác giả luận văn

Trang 3

1, Lý do chọn đề tài 1

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

3 Phương pháp nghiên cứu 3

4 Lịch sử: nghiên cứu 3

5 Bố cục luận văn 9

CHƯƠNG 1 HUY CẬN VÀ CON ĐƯỜNG HÌNH THÀNH CÁI TƠI

TRU TINH TRONG THO "

1.1 VALNET VE CAI TOI TRU TINH TRONG THƠ VIỆT NAM HIEN

ĐẠI "

1.1.1 Khái niệm “hình tượng cái tôi trữ tình” "

1.12 Cái tôi trữ tình trong Thơ Mới và thơ Việt Nam nửa sau thé ky XX 4 1.2 QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC THƠ HUY CAN 20 1.2.1 Quan niệm nghệ thuật về thơ của Huy Cận 20 1.2.2 Hành trình sáng tác thơ Huy Cận 2 1.3 VITRI HUY CAN TRONG DONG MACH CUA THO CA HIEN ĐẠI VIET NAM 26

1.3.1 Huy Cận trong Thơ Mới 26

1.3.2 Huy Cận và thơ sau Cách mạng, 29

TIÊU KÉT CHƯƠNG 1 - 31

CHƯƠNG 2 NET ĐẶC SAC CUA CAL TOL TRU TINH THO HUY

CAN : 32

2.1 CALTOI SAU MUON VA DAM CHAT CO DIEN, 32

Trang 4

HẢO, NGỢI CA 4

2.2.1 Cải tôi công dân dẫn thân, nhập cuộc 4

2.2.2 Cải tôi tự hào, ngợi ca 48

2.3 CAL TOI CUA NIEM SUY TƯỞNG VƯƠN RA VŨ TRỤ VA CAI TOL

BAT RE TRONG COI NGUON TRUYEN THONG 53

2.3.1 Cai tôi của niềm suy tưởng vươn ra vũ trụ 53 2.3.2 Cái tôi bắt rễ trong cội nguồn truyền thống 57

2.4 CAM THUC KHONG-THGI GIAN TRONG THO HUY CAN 62

2.4.1 Nỗi “khắc khoải không gian” 63

2.4.3 Cảm thức “thời gian bắt định” 66

TIEU KET CHƯƠNG 2 7I

CHƯƠNG 3 NHỮNG PHƯƠNG THỨC HÌNH THÀNH NÊN CÁI TƠI

'TRỮ TÌNH THƠ HUY - - 72

3.1 CẤU TỨ THƠ HUY CAN 72

3.1.1 Cách lập ý thơ Huy Cận n

3.1.2 Đặc điểm cấu trúc thơ Huy Cận 79

3.2 NGÔN TỪ TRONG THƠ HUY CẬN 81

3.2.1 Ngôn từ đậm đấu ấn cổ điển 81

3.2.2 Ngôn từ mới mẽ, hiện đại 86

3.3 GIỌNG ĐIỆU THƠ HUY CAN 89

3.3.1 Giọng buồn “ảo não” 90

3.3.2 Giọng reo ca, 94

3.4 DAC DIEM THE LOAI THO HUY CAN ¬ 97

3.4.1 Các thể thơ truyền thống 9

Trang 5

TÀI LIỆU THAM KHẢO 116

‘T DINH GIAO DE

Trang 6

1.1 Lịch sử phát triển của văn học Việt Nam được đánh dấu bằng,

nhiều giai đoạn phát triển cùng những sự kiện có ý nghĩa lớn lao Trong tiến trình phát triển ấy, Thơ Mới có một vị trí, một giá trị và vai trò quan trọng đối

với nền văn học Việt Nam nói chung và thơ ca Việt Nam nói

lêng

Phong trào Thơ Mới là một trào lưu thơ ca hiện dại xuất hiện vào

những năm 30 và kéo dài đến năm 45 của thế kỷ XX Những thành quả mà Thơ Mới đạt được vô cùng to lớn Tuy xuất hiện ngắn ngủi “Niư ánh chớp

loé lên giữa trời đông”, nhưng nô đã đánh dẫu một sự thay đỗi rõ rệt của thơ

dân tộc về nhiều phương diện Thơ Mới đã đưa đến những cách tân mới mẻ, đưa cái tôi, đưa tiếng nói cá nhân vào thơ để thơ ca thực sự là tiếng nói tâm

tình, tạo ra diện mạo mới cho thơ ca Việt Nam Vì vậy, đi sâu tìm hiểu Thơ Mới nói chung và các nhà Thơ Mới nói riêng là một trong những đòi hỏi cần

thiết nhằm nhìn nhận đánh giá những ý nghĩa và giá trị mà Thơ Mới đã tạo ra 'Việc nghiên cứu tìm hiểu về thơ Huy Cận cũng không nằm ngoài mục đích ấy

1⁄2 Trong “Théi dai thí ca” đó, có những nhà thơ nổi bật lên như những ngôi sao sáng chói Huy Cận là một trong những ngôi sao sáng chói của Thơ Mới và cũng là một tác gia lớn Với tập thơ đầu tay Lửa

thiêng (1940), Huy Cân đã góp vào phong trảo Thơ Mới một tiếng thơ không thể th

,, một hỗn thơ luôn hướng tới vẻ đẹp hài hòa và một phong cách đặc sắc đã được định hình rõ rệt Sau cách mạng, Huy Cận vẫn gieo hạt đều tay và cho ra đời nhiều tập thơ có giá trị cả về tư tưởng và nghệ thuật Hơn 60 năm

cầm bút, từ Lửa thiêng đến Lởi tâm nguyện cùng hai thế ông đã để lại một gia tai thơ khá đồ sộ: hơn 20 tập thơ Đi cùng với những bước thăng trầm của

lịch sử dân tộc, Huy Cận luôn chứng tỏ được một bút lực dồi dào và tiềm

Trang 7

tạo đã được chọn lọc đưa vào nhà trường ở chương trình trung học cơ sở và

trung học phổ thông Qua đó, chúng ta được cảm nhận một thế giới thơ độc

đáo, một cái tôi trữ tình đa dạng, phong phú, nhiều cung bậc sắc thái khác

nhau, sẽ hiểu hơn vai trò, vị trí của thơ ông trong tiến trình phát triển của thơ ca hiện đại Vì vậy, đề tài cũng góp phần cho việc tìm hiểu thơ Huy Cận trong nhà trường- một việc làm rất cần thiết trước hết là với bản thân tác giả luận

văn

2 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu cái tôi trữ tình trong thơ Huy Cận và những phương thức, phương tiện góp phần tạo nên diện mạo cái tôi trữ tình trong thơ Ông Huy Cận có hai mảng sáng tác trước và sau cách mạng, hai mảng sáng tác này thể hiện khá rõ sự vận động của cái tôi trữ tình trong thơ,

tuy nhiên sự vận động này không làm mắt đi nét độc đáo xuyên suốt đời thơ

của ông Mong muốn của chúng tôi là nhận điệncái tôi trừ tỉnh trong thơ Huy

Cân và nói rõ được tầm ảnh hưởng của thơ Huy Cận đối với Thơ Mới nói

riêng và thì ca hiện đại Việt Nam nói chung 2.2 Phạm vi nghiên cứu

Huy Cận sáng tác và cho xuất bản khoảng 20 tập thơ Trong phạm vi

nghiên cứu dé tai này, chúng tôi chỉ tập trung di vào khảo sát một số tập thơ

tiêu biểu ciia Ong nhu: “Lia Thiéng” (1940), “

rời mỗi ngày lại sáng”

(1958), “Đắt nở hoa” (1960), “Bài thơ cuộc đời” (1963) Bên cạnh đó, trong cquá trình nghiên cứu chúng tôi đi vào tìm hiểu một số bài thơ tiêu biểu trong

Trang 8

3 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi kết hợp vận dụng nhiều phương pháp

sau

~ Phương pháp phân tích tổng hop: Phân

tích và khái quát được những nét độc đáo, nỗi bật của cái tôi trừ tỉnh thơ Huy Cận để tái hiện chân dung và khẳng định phong cách nghệ thuật thơ của ông

~ Phương pháp phân loại, thống kê: Phân loại thông kê là một phương

pháp vô cùng quan trọng trong quá trình nghiên cứu Thông qua phân loại,

thống kê cho chúng ta tìm ra được những vẻ đẹp riêng trong mỗi bài thơ của Huy Cận, đồng thời nhằm làm toát lên giá trị tư tưởng nhân văn qua mỗi tác

phẩm thơ của ông

~ Phương pháp so sánh: Phương pháp này phục vụ có hiệu quả cho việc tìm ra những nét riêng, độc đáo của phong cách thơ Huy Cận so với các nhà thơ cùng thời và trước đó, đặc biệt tìm ra sự gặp gỡ giữa Huy Cận với những

nhà thơ cùng thời trong khả năng khám phá, thể hiện một số vấn đề của cuộc sống, con người, của thời đại

4 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Tho Mới (1932- 1945) gắn liền với sự xuất hiện của những nhà thơ tai hoa tiêu biểu, trong đó có Huy Cận Ông đã góp phần tạo nên một chiến

thắng vẻ vang cho Tho méi Ngon “Lita thiéng” của nhà thơ Huy Cận đọng

loi mãi với thời gian, khẳng định được vị trí trong thơ ca Việt Nam Cho đến

hôm nay, chúng ta lại cảng thấy được những gì tỉnh tuý mà Huy Cận đã góp vào vườn hoa Thơ mới

Việc nghiên cứu Huy Cận được tiến hành khá sớm, với nhiều giai đoạn

Trang 9

hiểu, viết về thơ Huy Cận Có thể nói, bàn về thơ Huy Cận có nhiều công

trình lớn của nhiều tác giả tên tuổi yeu mén tho ông đề cập

“Trước 1945, các nhà nghiên cứu đã đánh giá cao vai trò của Huy Cận cũng như "Lửa hiên

đọc sách, tổng kết của Xuân Diệu, Hội Thống Vũ Văn Lợi, Lương An, Lương

Đức Thiệp, Hoài Thanh - Hoài Chân, Vũ Ngọc Phan, Kiều Thanh Quế di sâu phân tích những phương điện cơ bản nhất về hồn thơ, nguồn cảm xúc vũ

của ông Các bài tưa, giới thiệu chân dung, phê bình,

trụ, giọng điệu, nội dung và hình thức nghệ thuật thơ Huy Cận Người bạn thơ đàn anh Xuân Diệu đang nổi tiếng trên thi đàn với tập Thơ /hø (1938) và

nhiều bài luận sắc sảo về thi ca trên báo Ngày nay (Thơ ngắn, Thơ ái tình, Đôi lời tự thuật về tập Thơ thơ, Thơ của người) và đến năm sau (1939) lại nồng

nhiệt giới thiệu Huy Cận với công chúng yêu thơ Xuân Diệu viết về Huy Cận và thơ ông với niềm yêu mến và trân trọng nhất:

“Đã giáp một nam nay, Huy Can đi tới giữa chúng ta với những bài

thơ đặc biệt, với một tâm hẳn có nhiễu hương vị, một kho tàng tuy đương hỗn tạp nhưng thực là giàu Bồn phận của chúng ta đối với văn chương Nam Liệt, chẳng phải là rộng thấu hiểu để yêu mến những văn tài mới lớn hay sao?

Tho Huy Cận cũng thuộc vẻ hạng thơ vừa xem qua thơ dường như khó khăn, nhưng kỳ thực không có gì quả bí hiển Huy Cận cũng là “một người

của đời, một người ở giữa loài người ”, ông không đi với lỗi thơ phù phiểm,

mộng mơ Ông chỉ nói lòng người của ông, hồn người của ông, và thơ ông cảng đẹp, cùng xinh, khi chứa đầy hương vị của đời, của sự sống” [45]

Cling trong bài viết này, Xuân Diệu tỉnh tế cảm nhận và đặc biệt đề cao

Trang 10

hoa rực rỡ; thơ ông không khoe tươi Thơ ông như nụ mùa xuân, như trái

mùa hè, gói gdm lai, nhưng đầy căng nhựa thơm và mật ngọt Ơng khơng làm mê ta bằng màu sắc và âm điệu; ông có một sức quyển rũ lạ lùng hơn, khó

hiểu hơn: là mùi thơm” [45]

Bên cạnh đó, còn có các bài viết của Lê Tràng Kiều, Nguyễn Nhược Pháp đánh giá cao vai trò của Huy Cận trong việc tạo những bước đi vững vàng của Thơ mới và sự hiện đại hoá thơ ca dân tộc Đặc bi

Hoài Thanh năm 1941 trong “Thi nhdn Vigt Nam”, nha phê bình này đã có

những nhận định ban đầu thơ Huy Cận: “Người đã gọi đậy cái in budn của Đông Á, người đã khơi dậy cái mạch sầu mắy nghìn năm vẫn ngắm ngâm

trong cdi đắt này” Có thể nói Huy Cận đã được Hoài Thanh - Hoài Chân

nhận định và đánh giá rất cao

Trong bài viết “Ngọn Lửa thiêng trong đời và trong thơ,nhà nghiên

cứuHà Minh Đức đã đánh giá về tập thơ Lửa :hiếngvới sự chiếm lĩnh không gian của một hồn thơ còn rất trẻ nhưng đã nói lên được một bút lực rất “già dan”, diy su trai nghiệm: “Lửa thiêng ià một thi phẩm kết tụ nhiều phẩm chắt sảng tạo và được xem là một sổ ít tác phẩm hay nhất của phong trào Thơ mới Diéu kj lạ là ở vào tuổi thanh niên nhưng cảm hứng sáng tạo của Huy Cận đó

tao nén một không gian thoảng rộng dài để nói lên cái cô liễu, chơi vơi cả

cuộc đời, và để cho tứ thơ đi về quá khứ và hiện tại, giữa cuộc đời thực và chỗn với vợi cao xa Không gian trong thơ Huy Cận gây ấn tượng nghệ thuật đặc biệt là rất chín và đằm thắm ân tình ” [10, tr.366]

Bản về cái tôi trữ tình trong thơ Huy Cận, Trần Khánh Thành trong bài viết “Những adi cực trong hỗn thơ Huy Cận ” đã chỉ ra những phương diện

Trang 11

tiêu biểu cho kiểu cu trúc phân cực này ” [10, tr.224] Ở bài viết này, tác

giả đã đi sâu vào tìm hiểu hình tượng cái tôi trữ tình thơ Huy Cận trên nhiều

phương diện khác nhau, đó là một cái tôi đa dạng, phong phú với nhiều cảm

hứng khác nhau: “Hink tong edi tối trữ tình trong thơ Huy Cận luôn luôn

vận động giữa nhiều đổi cực, có lúc thiên lệch, có lúc đạt tới sự hài hỏa

nhưng niềm khát vọng của nhà thơ là tìm đến vẻ đẹp hài hòa giữa cuộc đời và vũ trụ, giữa cuộc đời riêng và cuộc đời chung, giữa cảm hứng lăng man và cảm hứng hiện thực, giữa cảm xúc tươi tin và tằm cao tri tug” [10, tr.240]

Tác giả Đỗ Lê Bảo Duyên với bài vi

Cải tôi trữ tình ciia Huy

Cặn "đã đi sâu tìm hiểu về hình tượng cái tôi trữ tỉnh trong thơ Huy Cận những năm trước cách mạng, góp phần quan trọng nhìn nhận thơ Huy Cận một cách toàn diện

rộng, nỗi buẳn của đêm mưa cô đơn, hiu hắt, trong niềm nhớ thương cùng với

'NỗI buôn của nơi quán chật đèo cao, của sông dài trời

những hồn thơ hoang mang, nặng trìu một nỗi sầu cho suốt một thời kỳ rắt buôn và cũng rất xôn xao Với Huy Cận, những nỗi buôn ấy như triển miễn, day dứt hơn bao giờ hết khi tiếng của điệu hẳn thiên cổ cắt lên, làm cho mạch sâu ngàn năm chợt da diết, chơi vơi "T46, tr.L29)],

Ngoài ra, còn phải kể đến nhận định của Trần Mạnh Hảo trong bài

“Huy Cận — lửa vẫn còn thiêng ”: “Nếu không có khúc hóa hỗ nước Huy Cận giúp Thơ mới có cơ hội lắng xuống, thánh thơi và điềm tĩnh, chùng chình và mênh mông lại, biết đâu nó đó chẳng cháy tuột vào bể thắm Tây

phương?"|46, tr143] Có thể nói với sự xuất hiện của Lita thiéng, Huy Cận

đã góp một tiếng thơ không lẫn vào đâu được Sự có mặt của hồn thơ Huy

Cận làm cho bầu không khí Thơ mới như nhận định trên là “King xuống

Trang 12

Kinh

tự pha chút tươi vui của sự siêu thoát hiện thực, của những “lượng

vui" vô bờ bến trong sự hòa điệu cùng nhịp sống hoàn vũ

Nếu như trước cách mạng, thơ Huy Cận trằm buồn, não nÈ thì sau cách

mạng giọng thơ ấy đã chuyển sang một sự đổi mới tươi vui hơn, vẻ đẹp của không gian rợn ngợp nhưng buồn đã dần dần được nhường chỗ cho vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời mới đầy ánh sáng Thể hiện rõ cho các tập thơ

sau cách mạng của Huy Cận phải “Trời mỗi ngày lại sáng ” và “

nở hoa ”-Nhà nghiên cứu Lê Đình Ky đã đánh giá về tập thơ của Huy Cận với

một sự nhìn nhận rất chan thực về tâm hồn rộng mở yêu cuộc đời tha thiết như Huy Cận: “Sự hài hỏa của cuộc sống hiện nay là nội dung, là linh hôn và là nguén tho phong phú của Đắt nở hoa Cuộc sống dy đang mớ ra những

viễn cảnh bát ngát Mạch thơ của Đắt nở hoa cũng như của Trời mỗi ngày

lại sáng trước đây để lại ở người đọc cải cảm giác của một dòng suối chảy ra

không ngừng, vì nó bắt đúng nguồn của cuộc sống dạt dào và thiên hình vạn trạng của nhân dân ta anh dùng đã kháng chiến thắng lợi và đang dẫn tắt cả sinh lực cho cuộc đấu tranh thống nhất tổ quốc và kiến thiết chủ nghĩa xã hội” [10, tr412] Và sau hai tập tho Trdi mỗi ngày lại sáng và Đắt nở hoa, 'Huy Cận cũng đã thể hiện niềm vui chung của dân tộc qua Bai thơ cuộc đời Ở tập thơ này, Lê Đình Ky cũng đã có nhận định rất cao vẻ tài năng của Huy

‘Can trong sự thể hiện tinh cảm yêu thương, hòa nhập cùng với cộng đồng,

thiên nhiên: “Nổi bật lên trong Bài thơ cuộc đời là chú dé lao động kiến thiết

đất nước Ưu điểm của Huy Cận là đã thể hiển lao động bình thường của

người thợ mộc, của người kẻo gỗ, của người xe cát, của những người bạn

Trang 13

manh: “Tho vi

é thién nhién dét medic ld mét so trwdng, mét diém manh

của Huy Cận; dường như ở đây, nhà thơ đã toát ra một mảng hương sắc sâu xa, cao đẹp nhất của tâm hỗn mình ° [46, tr 104]

Trong bai “Huy Cận ~ một vẻ đạp trong thơ”, nhà nghiên cứu Vương,

Trí Nhàn đã góp một tiếng nói khẳng định vai trò, vị trí rất lớn của thơ Huy Cận trong sự phát triển của thơ những năm sau cách mạng: “Chế Lan Viên có Ảnh sáng và phù sa với cái phần e ấp chờ đợi hồi hộp khát khao ít thấy Tế -Hanh có Gửi miền Bắc không dễ dãi như tác giá này vốn có Xuân Diệu có Cầm tay, chừm thơ tình mà chất lượng hoàn toàn có thể đọ với Thơ thơ ngày xưa Và Huy Cận có Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, Bài thơ cuộc đời

Néu doi diện với những bài hay nhất rút ra từ ba tập này, chúng ta sẽ thay lại

cái vẻ chín, đầy đặn, chắc chắn của thơ ông ” |46, tr 140]

Diện mạo thơ Huy Cận từ sau Cách mạng được Chu Văn Sơn trình bày

trên ba mảng lớn: thơ xây dựng cuộc sống mới, thơ đánh giặc và thơ thiếu

nhỉ “Ba mang này dan xen nhau trong các chặng đường thơ Huy Cén” (46, tr 231] Qua đó, tác giả cũng nêu rõ sự vận động của cái tôi bản ngã Huy Cận

từ Lửa thiêng đến Vũ trụ ca rồi đến Kinh cầu tự trước khi chuyển sang cái tôi

công đồng sau cách mạng Qua đó “sự hỏa điệu của người lao động với mach

sống đang lên từng ngày tươi da thắm thịt của đất nước ” cũng được tác giả

trình bảy khá rõ Đi vào phân tích thế giới nghệ thuật thơ Huy Cận, Chu Văn

Sơn đi bóc tách từng tầng về tư tưởng Từ Tia lứa đâu tiên đến Mồi hòa điệu

Trang 14

"Nam, tâm hồn ông vươn lên những khoảng rộng xa vũ trụ nhưng tắm lòng

năng trù với đời "

Trong bài viết “up Cận và những chặng đường thơ sau Cách mạng ", Ha Minh Đức đã nhận ra sự chuyển biến trong hồn thơ Huy Cận: “Có lẽ sự chuyển biến lớn nhất trong tâm hẳn Huy Cận là niềm vui nhân hậu của cuộc đời mới đó thay thể nỗi buẳn cô đơn Một giọt mưa, một tia nẵng, một số

phân, cảnh đời đó được cảm nhân khác xưa " [10, tr349),

Trên đây là một số những nhận định, đánh giá về thơ Huy Cận nói

chung cũng như cái tôi trữ trình trong thơ Huy Cận nói riêng Ngoài ra,

nghiên cứu về thơ Huy Cận còn có rất nhiều công trình, bài viết lớn, nhỏ khác

nhau cũng như các luận văn, luận án tiền sĩ, thạc si, da di sâu khai thác Tuy

nhiên, không vì thể mà thơ Huy Cận trở nên “cũ” và không còn lôi cuốn, hấp

dẫn người đọc đến với những miễn đắt mới trong thơ ông Kho tảng thơ Huy Cận vẫn còn là một kho báu đồ sộ, phong phú với muôn ngàn giá trị quý

hiếm, khơi mạch nguồn để những ai yêu say thơ ông đi vào chiêm ngưỡng,

nghiên cứu

Trên cơ sở những công trình nghiên cứu của một số nhà phê bình trên,

chúng tôi mong muốn đưa ra cái nhìn đầy đủ, hệ thống hơn về những đóng

góp của nhà thơ Huy Cận cho nền thơ ca hiện đại Việt Nam Qua đó, góp

Trang 15

Đi vào tìm hiểu khái niệm cái tôi trữ tình trong thơ, đồng thời giới

thuyết chung về hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ Việt Nam hiện đại Theo

đó, khái quát về hành trình sáng tác thơ Huy Cận cũng như vị trí của nhà thơ trong Thơ mới và thơ sau cách mạng tháng Tám

~ Chương 2: Đặc điểm cái tôi trữ tình tong thơ Huy Cận Nỗi bật lên trong thơ Huy Cận là cái tôi trừ tì

nhuốm màu sắc cổ điển, cái tôi dấn thân, nhập cuộc, ngợi ca, tự hào Bên cạnh

buồn, cô đơn, cái tôi

đó, nhà thơ cũng thể hiện cái tôi thống nhất với nét riêng đó là cái tôi của niềm suy tưởng vươn ra vũ trụ và cái tôi bắt rễ tự cội nguồn truyền thống dân

tộc và nhân sinh quan, cái tôi ln *khắc khối trước khơng gian” và thời gian bất định

~ Chương 3: Những phương thức hình thành nên cái tôi trữ tình thơ Huy Cận

Làm nên cái tôi trữ tình phong phú trong thơ Huy Cận phải kể đếncác phương thức biểu hiện, với cách thể hiện độc đáo ở cấu tứ thơ với cách lập ý,

tạo tứ và cấu trúc thơ hắp dẫn lôi cuốn, cùng giọng thơ chủ đạo “ảo não” và

“reo ca; ngôn ngữ thơ thắm hương vị của Đường thì và ngôn ngữ thơ hiện dại; cách lựa chọn các thể thơ tiêu biểu, đó là thể lục bát, thơ năm chữ, bảy chữ,

Trang 16

CÁI TƠI TRỮ TÌNH TRONG THƠ

11 VÀI NÉT VỀ CÁI TƠI TRỮ TÌNH TRONG THO VIET NAM HIEN ĐẠI 1 Xung quanh khái niệm “hình tượng cái tôi trữ tình” đã có rất nhiều tôi Khái niệm "hình tượng ¢: tình” quan niệmcũng như những định nghĩa khác nhau Để hiểu cái tôi trữ tình trong thơ, trước hết ta cần hiểu khái niệm về “cái tôi” Cái tôi cũng được các

nhà nghiên cứu tìm hiểu, đánh giá với những quan niệm, khái niệm khác nhau,

Nhà triết hoc Phichté khi bàn vẻ cái tôi đã cho rằng: “Cái tối là một cá

nhân hoạt động, có sức sống và cuộc sống của nó là ở chỗ xây dựng cá tính

và tính cách của mình, ở chỗ biểu hiện mình và khẳng định mình” H Becxéng, từng khẳng định ở trong mỗi con người đều có hai cái tôi, đó là cái

tôi bề mặt và cái tôi bề sâu Theo ông “Cái tôi bẻ mặt là các quan hệ của con người đối với xã hội Còn cái tôi b mặt và cái tôi bê sâu Cái tôi bê mặt là các quan hệ của con người đối với xã hội Còn cái tôi bể sâu là phẩn sâu

thắm ” Còn theo Claude Pichois thi “edi 16i trong moi thời đại được coi nhưc

nguôn gốc của mọi hoạt động thơ ca, như lời cốt của thể loại trữ tình Cái tôi

thể hiện tính cá biệt làm nên nét độc đáo dị biệt của tác giá trừ tình Cái tôi xác định một tư thế (góc độ), một trung tâm ý thức, tiếp nhận cảm xúc, tiếp

nhận thế giới " Hồ Thế Hà cũng nhận định về cái tôi rằng: “Cúi tôi luôn được:

lí luận thi ca — từ thời Aristote đến thời hiện đại ~ coi như là sản phẩm cụ thể,

Trang 17

sự phát triển của lịch sử Qua thực tiễn nghiên cứu rút kinh nghiệm, Hồ Thế Hà đã khẳng dinh: “ và càng khác với thời hiện đại Cái tôi không bao giờ bắt biến tôi của thơ thời cổ đại dĩ nhiên là khác thời trung đại 1 tinh tại; nó luôn luôn vận động và biển hóa đa dang để hình thành cải mà các nhà nghiên cứu gọi là thì pháp thời đại” [30, t.14] Còn theo Đỗ Lai Thúy: “Cái Tôi cá

nhân với tư cách vừa là sản phẩm vừa là chủ thể của nền văn hóa mới xuất kiện Một mặt, nó vừa nổi tiếp cái Tưỏi tập đồn (hay cái Tôi đại diện) của xã

1, edi Tôi quân tử và cái Tôi tài tử "[S1, tr30)] Tác giả Trần Nho đã phát triển qua các hình thái như cái Tôi lang xa, edi Tôi vô Thin cũng đã có những lí giải về cái tôi, đó là "linh dượng tác giả trong tác

phẩm, là sự giải bày thể giới tư tưởng, tình cảm riêng tư thằm kín của tắc giả

Nhìn từ góc độ phản ánh luận, thì “cái tôi” là đối tượng phản ảnh, suy ngẫm của bản thân nhà thơ, là kết quả của sự tự ÿ thức, tự đánh giá, tự miêu tả”

Theo Mã Giang Lân: “Bên cạnh cái tôi ~ nhà thơ, ta có cái tôi ~ trữ tình” [80, tr10] Với cái tôi trừ tình đã có không íL những nhà nghiên cứu nhận

định, khái niệm khác nhau Tác giả Vũ Tuấn Anh quan niệm vẻ cái tôi trữ tình

một cách bao quát đóng vai trò quan trọng: “Cái Töi trữ tình vừa là một cách

thể nhìn và cảm nhận thế giới của chủ thể, lại vừa là một điểm nhìn nghệ thuật của chủ thể Đông thời, cái Tôi trữ tình cũng đóng vai trò sáng tạo, tổ chức các phương tiện nghệ thuật (thé tho, hình tượng, vẫn, nhịp ) để vật chất hóa thể giới tinh thân thành một hình thức văn bản trữ tình ” [1] Hồ Thế Hà cho rằng: “Cái tôi trữ tỉnh là những mạch ngâm, những khoảng lặng để tạo ra nhiều tằng ý nghĩa Chính cái ý nghĩa mới này mới quan trọng, làm nén ban sắc, phong cách và tr tướng cân gửi gẩm của tác giả” [30, tr.L1],

Trang 18

ý thức được bản chất xã hội và bản chất cá nhân của cái tôi trữ tình Tac gid

cho rằng: “Cứ đại thể thì tắt cá tỉnh thân thời xưa — hay thơ cũ và thời nay hay thơ mới ~ có thé gdm lai trong hai chữ tôi và ta Ngày trước là thời chit ống nhau như chữ: ta, bây giờ là thời chữ tôi Nó giống nhau thì vẫn có chỗ tối

giống chữ ta " [49, tr.58] Hà Minh Đức cũng từng quan niệm: “cái rồi

trữ tình chính là cái tôi tác giả đầ được nghệ thuật hóa” Tác giả cũng đã di

vào phân tích để thấy rõ cái tôi trữ tình đã được “nghệ thuật hóa” khi đi vào

tác phẩm, tuy nhiên cái vẫn là hiện hữu của cái tôi nha tho “Di vo

nghệ thuật, cái tôi được nâng cao hơn, được trình bày với những màu sắc

phong phú hơn, nhưng căn bản vẫn là tâm hôn và con người ấy,

có những khác biệt ở mức độ này hay khác giữa cái tôi nhà thơ và cải tôi trữ tình trong

sáng tác thì điều đó không có nghĩa là nhà thơ đã giá dối với chính mình và

với người đọc ”

“Trong thơ trữ tình, hình tượng cái tôi trữ tình bao giờ cũng đóng vai trò quan trọng, là chủ thể trung tâm Cái tôi trữ tình có một ý nghĩa hết sức lớn

lao đối với tác phẩm trữ tình Cái tôi trữ tình là “chủ thể của hành trình sáng tạo thơ ca, qua đó, bộc lộ tằm nhìn, cách cảm nhận vẻ thế giới và con người, thể hiện tư tưởng và cá tính sáng tạo của nhà thơ” Những diễn biến sự kiện,

hành đông và những sắc thái tình cảm khác nhau thường được thể hiện một

cách khá đậm nét trong thơ Thực tế cũng đã chứng minh nhiều thi sĩ “gắn

Trang 19

Nhur vay, bàn về cái tôi và cái tôi trữ tình trong thơ, có rắt nhiều những,

quan niệm, khái niệm khác nhau Theo chúng tôi trong bắt kỳ thời đại nào, tác

phẩm trữ tình cũng mang trong mình một cái tôi đặc sắc riêng, và đặc điểm của cái tôi trữ tình phụ thuộc vào phong cách của mỗi nhà thơ, của các trào lưu, khuynh hướng thơ Cái tôi ấy, tồn tại và phát triển vĩnh cửu hay không

còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố Qua mỗi thời đại đều có một kiểu cái tôi trữ

tình đóng vai trò chủ đạo Nếu như trong Thơ mới trước cách mạng, cái tôi cá

nhân, cá thể là chủ đạo, th trong thơ ca cách mạng, cái tôi trữ tình hòa vào cái

ta rộng lớn, cái tôi mang tầm vóc sử thi và cảm hứng lãng mạn là chủ yếu

1 ky XX

Cai ôi trữ tình trong Thơ Mới và thơ Việt Nam nữa sau thé

Văn học Việt Nam phát triển thành trào lưu, khuynh hướng lớn ở vào

giai đoạn thơ ca hiện đại trước và sau cách mạng 1945 Có t

nhận thấy, thơ

ca Việt Nam thực sự được hiện đại hóa, các tác giả thơ Việt Nam hiện đại được hình thành và phát triển nở rộ nhất ở giai đoạn Thơ Mới, 1932 - 1945

'Đặc điểm lớn nhất của đội ngũ sáng tác lúc bấy giờ, đó là họ xuất phát từ tằng

lớp tí thức, chịu ảnh hướng lớn của văn hóa, văn học phương Tây, họ còn

khá trẻ ở lứa tuổi đôi mươi nhưng đã am hiểu sâu sắc cội nguồn dân tộc Họ tiếp thu ảnh hưởng của thơ ca phương Tây mà lớn nhất là trường phái thơ

tượng trưng Và mặc dù xuất hiện đội ngũ sing tác đông nhưng ở họ hòa chung với những đặc điểm của thời đại luôn sớm hình thành một phong cách nghệ thuật riêng Phong cách đó cũng đã làm nên cho thơ giai đoạn này một

cái tôi trữ tình phong phú, đa dạng, nhiều màu sắc Như một sự chuyển mình

Trang 20

hiện khát vọng, khát khao giao hòa, giao cảm với cuộc đời Con người cá

nhân luôn muốn tự khẳng định mình, nói lên tiếng nói của lòng mình, nhưng

tất cả đều bắt lực trước sức cản của xã hội dẫn đến vỡ mộng, buồn tủi và cơ đơn, lạc lồi Vì thế, con người muốn quay về với quá khứ và thể hiện một

thái độ phủ định với cuộc sống hiện tại Cũng như bao nhà thơ trung đại, thiên

nhiên luôn được xem là người bạn trí âm, trỉ kỷ để chia sẻ những vui buồn

trong cuộc sống Tầng lớp các nhà thơ lúc bấy giờ, cũng tìm đến với thiên

nhiên như một nguồn sống, nguồn an ủi lớn Nhưng cách hòa nhập với thiên nhiên, đất trời ở họ có sự khác nhau trong tâm thể Có thể nói chính quan

niệm về con người cá nhân đã làm nên một sự bùng nỗ cái tôi trong Thơ Mới

đầy phong phú, đa dạng

Bản về Thơ Mới, nhà nghiên cứu Văn học Vương Trí Nhàn cho rằng, “Ảnh hưởng của Thơ mới diễn ra trên phạm vi toàn xã hội Phải nói Thơ

mới đã in dấu của nó vào cá thể ký” Phải rất độc đáo và phát triển nở rộ nhất,

đồng Thơ mới mới có thể làm nên “một thời dai thi ca” lớn như vậy Nhà nghiên cứu Lê Đình Ky cũng từng khẳng định “Thơ mới là cả một bước phát

triển quan trọng, xét về một mặt nào đó là cả cuộc cách mạng trong tiến trình

của thơ ca Việt Nam, đưa thơ cổ điền Việt Nam đạt đến hiện đại ” Và bàn về

sự phát triển của cái tôi trữ tình cũng như sự phát triển vượt bậc của Thơ Mới,

nhà thơ Huy Cận cũng đã có nhận định: “Thơ Mới là nỗi niễm, thái độ, là một

cuộc ra trận của cả một thể hệ văn chương, một lực lượng trẻ văn hóa dân tộc quyết đổi mới cả một nên văn thơ, văn chương đã mỏi mòn, khô cứng, bạc màu ” Tìm về với Thơ Mới, ta cũng thấy được ở đó là nguồn mạch khơi sâu

Trang 21

tôi chưa bao giờ được biết đến đầy đủ trong thơ cổ điển” Cái tôi trữ tình

trong Thơ Mới đã tạo nên một sự phong phú và đa dạng cho thơ ca nước nhà

với sự xuất hiện của rất nhiều nhà thơ tên tuổi Bàn vẻ điều này, Hoài Thanh từng có một lời nhận xét xác đáng, làm câu mở đầu cho cái tôi trong Thơ Mới mỗi khi ai đó nhắc đến dòng thơ này: "chươ bao giờ người ta thấy xuất hiện

cùng một lúc một hỗn thơ rộng mở như Thể Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư

“hùng trắng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não nhue

Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan Viên và thiết tha, rao

‘rec ban khoăn như Xuân Diệu ” [49, tr37] Với sự xuất hiện của đôi ngũ các

nhà Thơ Mới đã góp phần to lớn tạo nên sự phát triển vượt bậc của nền thơ ca

Việt Nam Cái tôi cá nhân đã thật sự được phát hiện và thể hiện một cách

mạnh mẽ nhất trong thơ giai đoạn này

'Bàn về cái tôi trữ tình trong Thơ Mới, ta không thể không nhắc đến thi

sĩ khát khao tình yêu cuộc sống, yêu đời, yêu người đến cháy bơng - Xn Điệu Ơng được xem là "ơng hồng của thơ tỉnh”, nhà thơ viết về tình yêu

một cách say đắm nhất Tình yêu ở thời đại này cũng không con “Em dém trướng rũ man che”(Truvén Kiéu), hay “khoan khoan ngồi đó chớ ra/ nàng là phân gái ta là phận trai”(Lục [âm Tiên), không e ấp, kín đáo, sợ sệt sự hà khắc

của lễ nghỉ phong kiến như ở thơ trung đại đã một thời làm ta "ngột ngạt", ma được bộc lộ với những cảm xúc khát khao mãnh liệt nhất Cái tôi lúc nảy có

cảm nhận riêng về tình yêu: “Yêu là chết ở trong lòng một ít” Để hiểu một

cách sâu sắc và thấu đáo cái tôi trữ tình trong Thơ Mới, ta đồi sánh với thơ cũ, thơ trung đại sẽ thấy rõ nhất Nhà thơ Lưu Trọng Lư ~ một trong những tác giả Thơ Mới tiêu biểu khi bàn về cái tôi cá nhân riêng trong tình yêu cũng

Trang 22

nhưc đã làm một điều tội lỗi, ta thì cho là mát mẻ như đứng trước một cánh

đẳng xanh Cái ái tình của các cụ chỉ là sự hôn nhân, nhưng đổi với ta thi

trăm hình muôn trạng: cái tình say đắm, cái tình thoảng qua, cái tinh gan gai,

cái tình xa xôi, cái tình giây phút, cái tình nghìn thu” Thật đúng vậy khi đến

với "cái tình say đắm” trong thơ Xuân Diệu ta mới thấy cái tôi trữ tình cá

nhân được rộng mở vô ngần “Yêu tha thiết thế vẫn còn chưa đủ/ Phải nói yêu trăm bận đến nghìn lần” (Phải nói) Ông hoàng Xuân Diệu cũng đã đặt cái tôi lên cao nhất như một niềm kiêu hãnh, không ai có thể cưỡng lại“Tôi là con

chim đến từ núi lạ Ngứa cổ hót chơi ” Xuân Diệu “nhà thơ mới nhất trong

các nhà thơ mới” đã đưa cái tôi trữ tình lên tầm cao nhất với niêm kiêu hãnh

tột cùng, bất chấp những khen chê ở đời, ông vẫn luôn lạc quan rằng: “đã có những thiểu niên, thiểu nữ hoan nghênh tôi ” [49, tr.132] Hay một Cl

Lan

'Viên đầy “điên loạn” cô đơn càng thêm cô đơn khi mà “Đường về thu trước

xa lăm lắm/ Mà kẻ đi về chỉ một tôi” Một đội ngũ những tác giả tên tuổi như Lưu Trọng Lư, Huy Thông, TẾ Hanh, Thể Lữ, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn

Mặc Tử, Xuân Diệu, đã đem đến cho nền Thơ Mới một sức hắp dẫn làm mê

đắm bao kẻ yêu thơ Trong từng phong cách riêng ấy đều mang theo những phong cách hết sức “duyên dáng đáng yêu” làm cho người đọc tò mò muốn

khám phá Ta không sao quên được những câu thơ có sức hút lạ lùng như

“Anh đi đấy, anh về đâu/ Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm”của một Nguyễn Bính đầy “chân quê” mộc mạc Hay một cái tôi buồn mỗi khi tả vẻ đẹp của chốn linh thiêng trong câu thơ “Ánh xuân lướt cỏ xuân tươi/ Bên rừng thổi sáo một hai Kim Đồng "của Thế Lữ Quan niệm thắm mỹ, quan

niệm về con người như cũng thay đổi một cách rõ nét nhất ở giai đoạn Thơ mới Trước kia, ở thơ trung đại các thì nhân thường lấy thiên nhiên làm thước

đo, chuẩn mực của cái đẹp, thì đến với Thơ Mới cái đẹp là ở chủ thễ con

Trang 23

tho tuyệt đẹp của Nguyễn Du khi miêu tả vẻ đẹp sắc nước hương trời của Thúy Kiều khi so sánh với hình ảnh của thiên nhiên: “RO ring trong ngọc

trắng ngà/ Dày dày sẵng đúc một tòa thiên nhiên” Đến với Thơ Mới, ta tìm

thấy những hình ảnh so sánh ngược lại vẻ đẹp của thiên nhiên như chính vẻ

đẹp của con người Rõ rằng, ở đây quan niệm về cái đẹp đã có một sự khác

nhau rất lớn Nhà tho Hản Mặc Tử từng miêu tả thiên nhiên như là "hiện thân

xác thịt, là người thiếu nữ gợi cảm, là cám dỗ của trái cắm” mà làm bao người phải ngắn ngơ: “Ô kìa, bóng nguyệt trần truồng tắm/ Lộ cái khuôn vàng dưới

đáy khe ”/Bền lên) Trong thơ hiện đại, thiên nhiên như cũng mang trong mình những cảm giác của con người Thiên nhiên trong thơ lúc này là một thứ

thiên nhiên rạo rực, có khi lạc quan, tin yêu như một thực thẻ người, đó là “Vườn cười bằng bướm hót bằng chim / Dưới nhánh không còn một chút đêm/ Những tiếng tung hô

những cảm giác của con người khi Xuân Diệu

bằng ánh sáng/ Ca đời hưng phục trẻ trung thém’"(Lac quan)

Tiếp nổi thời đại Thơ Mới, cái tôi trữ tình trong thơ ở giai đoạn nữa sau

thế kỷ XX cũng không kém phần đa dạng và phong phú Cái tôi trữ tình trong thơ sau cách mạng cũng dần din bùng nỗ và đổi thay theo sự đổi thay của đất

nước, cái tôi lúc này đang thoát ra khỏi cái tôi

tăm tối để hòa chung, dắn thân vào cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và

não của những ngày nô lệ,

công cuộc kiến thiết đất nước Cái tôi lúc này đây trằn ngập những lời ca ngợi

vẻ đẹp non sông đất nước, ca ngợi quê hương, con người Cái tôi ngợi ca cuộc đầu tranh anh dũng của nhân dân ta trong cÌ

khai phá những miền đất mới của Tổ quốc Với sự xuất hiện của một đội ngũ

in tranh và ngợi ca lao động, sự

nhà thơ cách mạng như Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Khoa Điềm,

Phạm Tiến Duật, Nguyễn Mỹ, Ý Nhi, .đã làm nên rất nhiều những phong, cách thơ độc đáo Đó là cái tôi trừ tình ngợi ca sức mạnh mãnh liệt, sự anh

Trang 24

Tổ quốc của nhân dân ta như Nguyễn Đình Thi timg viét “Nude chúng ta/

Nước những người chưa bao giờ khuấu Đêm đêm rì rằm trong tiếng đấU Những buổi ngày xưa vọng nói về'(Đắt nước) Hay Chế Lan Viên với giọng

thơ sau cách mạng cũng tràn ngập khí thé hao hùng, quyết tâm đánh giặc: “Ta xẻ mình ra ngang dọc chiến hào/ Cho Tổ quốc liền sông núi vạn đời sau/ Việt

'Nam chịu vạn ngày lửa dan/ Cho nghìn năm nhân loại ngắng cao đầu” Sau Cách mạng, cái tôi trong thơ cũng chứa chan niềm yêu đời, lạc quan hơn, không còn là những nỗi sầu não, đơn côi như trong Thơ Mới nữa mà thay vào

đó là một cái tôi như Phạm Tiến Duật đầy hóm hinh, ngộ nghĩnh, tỉnh nghịch

đủ gian khổ, dù phải

đi cứu nước": "Không có kính không phải vì xe không có kính/ Bom giật bom

¡ diện với cái chết vẫn hiên ngang “xẻ dọc Trường Sơn

rung kính vỡ đi rồi/ Ung dung buồng lái ta ngồi/ Nhìn đất nhìn trời nhìn

thắng” (Bài thơ về Tiểu đội xe không kính) Cái tôi lạc quan đến mức như

“kiêu hãnh”, "coi thường” sự sống của một Nguyên Hồng với: “Một vết

thương xoàng mà đi viện/ Hàng còn chờ đó tiếng xe reo/ Nằm ngửa nhớ

trăng/ Nằm nghiêng nhớ bến/ Nôn nao ngồi dậy nhớ lưng đèo”(Nhớ).Cái tôi trữ tình trong thơ nửa sau thế kỷ XX còn được thể hiện qua nhiều dạng thức

khác nhau, tuy nhiên cái tôi chủ đạo nhất ở giai đoạn này vẫn là cái tôi hòa

nhập, tự hào về cuộc sống mới, về cách mạng, về Tổ quốc, nhân dân

Qua tìm hiểu cái tôi trữ tỉnh trong Thơ Mới cũng như thơ giai đoạn nửa

sau thé ky XX, chúng ta có thể nói rằng mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ đều có

những quan niệm nghệ thuật khác nhau Tủy theo từng thời kỳ mà cái tôi trĩ tình trong thơ thay đổi cho phủ hợp nhằm tạo nên những phong cách thơ độc đáo, riêng biệt Trong dòng chảy của phong trào Thơ Mới, cùng với sự xuất

Trang 25

trong rất nhiều tác giả ấy Đến với thơ Huy Cận, chúng ta cũng nhận thấy rất

rõ điều đó Nếu như trước Cách mạng cái tôi trong thơ ông nhuốm màu sắc cổ

điền, cô đơn, lạc loài, sầu muộn thì sau Cách mạng cái tôi ấy đầy niềm tự hảo, ngợi ca và dấn thân, nhập cuộc vào cuộc sống mới Đồng thời cái tôi trữ tình trong thơ Huy Cận còn có những nét riêng, đó là cái tôi của nỗi niễm khắc

khoải không gian và

1.2 QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC THƠ HUY CẬN

1.2.1 Quan niệm nghệ thuật về thơ của Huy Cận

im khao khát vươn ra vũ trụ bao la

Để hiểu sâu sắc và đánh giá đúng về quan niệm nghệ thuật của Huy Cận, trước tiên ta phải thấy rằng, thơ Huy Cận thay đổi qua từng thời ky lịch sử Chính sự thay đổi đó được xuất phát từ những quan niệm khác nhau về

tho của ông Tuy nhiên, là một nhà thơ của đân tộc, Huy Cận luôn sáng tạo

nghệ thuật một cách say mê và đầy nghiêm túc Là một nhà thơ nỗi tiếng với

rit nhiều tác phẩm để đời, được rất nhiều người khen ngợi, ca tụng nhưng nhà

thơ rất khiêm tốn, chưa bao giờ “tự kiêu” về điều đó Ơng ln gắn bó với Tổ quốc, nhân dân Huy Cận luôn biết lắng nghe, cảm thông và thấu hiểu, quan tâm đến con người Và trong nghệ thuật cũng vậy, nhà thơ rất đổi giản dị, chân chất, sống và quan niệm về nghệ thuật như chính cuộc đời, chính con

người ông Huy Cận biết ghi nhận những hạn chế trong thơ mình và cảm thấy “xấu hổ” mỗi khi được nghe ai đó khen một bài thơ mà đối với ông chưa

xứng đáng được ngợi khen như vậy: “#lụy Cẩn là người sáng sư

- những bài

thơ tâm thường thì anh biết là tầm thường và rất khổ tâm khi các nhà phê bình mang ra ca ngợi Có lần anh nói với tôi: “thơ đở như thế mà họ khen,

Trang 26

tâm sự thật lòng của Huy Cận, chúng ta như ngưỡng mộ và mền phục nhà thơ

hơn

Thơ Huy Cận buồn như một khúc nhạc làm não lòng người nghe,

nhưng cái cốt lời, tư tưởng, quan niệm thơ ông rất nhất quán, nhà thơ từng

khẳng định: “Đông thơ tôi luôn luôn nhất quán, đó là thơ của cuộc đời, của

con người, lúc buồn nhắt cũng không lạc vào thơ Loạn, thơ Điên ” [54] Quan ế, nhà thơ đã thể hiện được độ chín của tư duy nghệ thuật

cũng như vẻ đẹp của tư tưởng trong từng trang tho Thật đúng vậy, dù có khi

niệm thơ như

thực tại xã hội khiến cho cuộc sống trở nên đau buồn hơn và các thi nhân cũng bắt lực trước điều đó Nhưng Huy Cận vẫn giữ được cho trang thơ một nỗi buồn man mác, nỗi buồn đó bao giờ cũng gắn liền với con người, cuộc sống Thơ Huy Cận, nhất là sau Cách mạng rất gần gũi với con người, bởi

ông quan niệm thơ phải gắn với đời Nhà thơ từng tâm sự: “Töi sống và lao

động ở mỏ với tắt cả cái hào hứng của một cán bộ muốn đi sâu vào phong

trào quần chúng của một con người vốn ham giao thân với nhiều người khác, ham két bạn với những con người chân thực, với những tắm lòng bạn bè " [§, tr.175] Thơ theo ông phải gắn với đời sống, gắn với lao động thì mới làm nên

những bài thơ có ý nghĩa, giá trị thực sự để lại cho cuộc đời Thơ chỉ tràn ra khi trong tim ta cuộc sống thật tràn đầy, thơ là cảm xúc dâng trào của tâm

hồn, muốn làm thơ hay đòi hỏi người nghệ sĩ phải có cảm xúc Và để có được cảm xúc đó, phải biết gắn bó, dắn thân và hòa nhập vào cuộc sống Thơ sau cách mạng của Huy Cận đã có những thay đổi quan trọng vì vẫn còn có nhiều bài buỗn nhưng nỗi buồn ở giai đoạn này cũng đã mang sắc thái khác Huy

Can timg bay 16 quan niệm nghệ thuật về thơ trước và sau cách mạng Nói về thơ trước cách mạng, ông từng tự nhận xét rằng: “?rước cách mạng, tho ti

Trang 27

buôn ấy của tôi được các nhà nghiên cứu, bình luận là cái buôn nhân thể, cái

sầu đau đời (S, tr.112] Sau Cách mạng, quan niệm của nhà thơ thay đổi

“sau này, sống cách mạng và sống bên cạnh Bác Hà, thắm đẫm tư tướng, tình

cảm dân tộc của Bác, tôi nhớ nhiều đến cha ông, đến cái hào hùng, và cả cái

đau xót, đau đời của cha ông” |8, tr112] Huy Cận là người có tầm hiểu biết

sâu sắc trên nhiều lĩnh vực từ kinh tế, chính trị đến văn hóa, tôn giáo, triết

học, nhưng ở ông vẫn thể hiện được một con người đời thường và không

bao giờ “quên những việc đời thuéng” Huy Cận có trí nhớ rất tuyệt vời, bởi

ở ông luôn là người luôn biết quan tâm đến mọi người xung quanh, nhất là

với vạn bè, ding nghiệp Do đó, nhà thơ dù ở tuổi tám mươi *không bao gir lỡ hẹn với ai dit chi vài phút”,

Huy Cận được bạn đọc yêu mền bởi không chỉ trang thơ ông luôn chứa

đựng những giá trị nhân văn sâu sắc, ma còn ở quan niệm nghệ thuật của nhà thơ Quan niệm nghệ thuật của Huy Cận thể hiện nhận thức về bản thân, sứ

mạng của nghệ thuật đối với cuộc sống, con người, ở trách nhiệm của người

nghệ sỹ đối với dân tộc, nhân dân Quan niệm nghệ thuật của nhà thơ có sự

thay đổi, biến chuyển theo thời gian, điều này được thể hiện rõ nét ở giai đoạn trước và sau cách mạng Nhưng dù có biến chuyển thế nào thì quan niệm nghệ thuật của Huy Cận vẫn thể hiện được niềm khát khao vẻ tình yêu cuộc sống, yêu con người, luôn vươn tới thể giới tự do, hạnh phúc Có thể thấy rằng, sáng tác của Huy Cận thể hiện đầy đủ quan niệm của ông về nghệ thuật nói chung cũng như quan niệm vẻ thơ nói riêng Đó là những quan niệm thể hiện

tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc về cuộc sống, về con người

1.2.2 Hành trình sáng tác thơ Huy Cận

Huy Cận là một trong những nhà thơ nổi tiếng của phong trảo Thơ, Mới, được đông đảo bạn đọc yêu mến Ông sinh ra và lớn lên trong một gia

Trang 28

đài sáng tác thơ, Huy Cận đã rất xuất sắc khi mang đến cho cuộc đời những

trang thơ có giá trị to lớn.Mỡ đầu cho sự nghiệp văn chương của Huy Cận là những bài bình thơ đăng trên các báo như Tring An, Sông Hương, .Và sau đó cùng với những bài bình thơ, bài nghiên cứu thơ là các bài thơ của ông lần

lượt có mặt ở các tờ báo, trong đó phổ biến nhất là bio Ngdy nay Cũng như

bao nhà thơ lớn khác, Huy Cận dần dần sáng tác thật nhiều những bài thơ

được đông đảo bạn đọc yêu thích Để đễ theo doi va tim hiểu thơ Huy Cận, ta đi vào trang thơ của ông ở hai giai đoạn, trước và sau Cách mạng tháng Tám

1945

Thơ Huy Cận những năm trước Cách mạng tháng tám 1945 phải nhắc

đến trược tiên là tập thơ đầu tay Lứa Thiéng (1940) Thời gian này, Huy Cận cùng sống với Xuân Diệu tại số 40 Hàng Than-Hà Nội Đôi bạn thân thiết với nhau như hình với bóng này đã làm nên những vần thơ mãi mãi ghi dấu ấn

trong trái tim ban đọc Tập thơ gồm có 50 bài và vừa ra đời Lata Thiêng đã nhanh chóng được nhiệt liệt đón nhận từ phía độc giả ở mọi lứa tuổi, thành

phần Không phải ai cũng có được một sự cảm nhận tỉnh tế, một cái nhìn chín chắn, trải nghiệm về tình đời, tình người ở tuổi còn rất trẻ như Huy Cận Nhà thơ đã sáng tác tập thơ đầu tay Lửa Thiếng khi mới vừa tròn hai mươi mốt tuổi Tiếp nối cho nguồn mạch thơ của ông 1a tap tho Vii tru ca (1942) Sura đời của tập thơ này đã dẫn dần khẳng định hơn nữa vị trí của Huy Cận trên thi đàn Giờ đây, nỗi buồn của tác giả tìm về với không gian vũ trụ mênh mông,

bất tân, tiếng thơ lúc này đã trở nên hòa nhập vào tạo vật, tìm nguồn vui lớn từ thiên nhiên vũ trụ bao la như chính nhà thơ tự bạch

ö lẽ tạo vật

đau thương, đắt trời vắng lạnh vì nỗi lòng ta xa cách tạo vật đó thôi Ta hãy trở về, ta hãy nhập cuộc, có nhịp sống đưa nâng, có dòng đời xô đây, cái vui

Trang 29

Sau Cách mạng tháng Tám, Huy Cận cũng như nhiều nhà thơ Cách mạng khác khi bắt gặp được ánh sáng, được lí tưởng của Cách mạng soi rọi

thì bừng sáng như tiếng reo vang của Tố Hữu trong “Từ ấy”: “Từ ấy trong tôi

bừng nắng hạ/ Mặt trời chân lí chói qua tim/ Tâm hồn tôi là một vườn hoa lá/

Rất đâm hương và rộn tiếng chim ca”/Tir éy) Đó cũng là niễm vui của Huy

Cận khi bắt gặp được ánh sáng cách mạng, nhưng để đi từ “thung iưng đau: thương đến cánh đằng vui” là một điều không dễ trong thời gian ngắn mà

phải qua một quá trình để thay đổi Sau Cách mang tháng Tám năm 1945,

trong suốt thời kỳ chống Pháp khốc liệt dé tiền tới ký kết Hiệp định Giơnevơ, nhà thơ Huy Cận dường như không thấy xuất hiện trên thi đàn với những tác phẩm thơ Sau một thời gian khá dài như để mọi nỗi niềm khắc khoải dồn nén, đến 1958, ông mới cho ra đời tập Trời mỗi ngày lại sáng Tập thơ được

viết sau đợt đi thực tế lao động tại Hồng Giai

Liên tiếp những năm sau đó, nhà thơ đã sáng tác các tập thơ: Đát nớ hoa

(1960), Bài tho cuộc đời (1963), Hai bàn tay em (1967), Những năm sáu

mươi (1968),Cô gái Mèo (1972), Chiến trường gần đến chiến trường xa (1973), Những người mẹ, những người vợ (1974), Ngày hằng sống, ngày

ing thơ (1915).Hạt lại gieo(1984)

Ngay nhan đề của các tập thơ ở giai đoạn sau Cách mạng, cũng đã cho

người đọc một cảm nhận về nội dung Đó là những vần thơ tươi vui hơn, trong sáng hơn khi tác giả hòa nhập vào cuộc sống với niềm tin mới ở đất

nước Có thể nói, cuộc Cách mạng tháng Tám thành công đã mở ra cho dân

tộc ta một trang sử vẻ vang, và chính vì thế cũng đã đem lại cho cuộc sống của con người những niềm vui mới, niềm vui của con người được sống trong

Trang 30

phin đấu Đây cũng là giai đoạn đánh đấu một bước chuyển biến lớn trong

thơ Huy Cận Mỗi tập thơ, trang thơ ông trong thờ kỳ này là một nỗ lực lớn, tự vượt lên chính mình để dần dần khẳng định sự góp mặt vào cuộc sống mới

Vi thé, tho Huy Cận giai đoạn này ítnỗi buồn, thay vào đó là cái nhìn tươi vui

hơn Đặc biệt, vào những năm kháng chiến chống Mỹ, thơ Huy Cận thể hiện tính thời sự cao và tập trung ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ca ngợi

sức quật cường, mãnh liệt, sự bền bi, bắt diệt và phong thái lạc quan của con

người Việt Nam

Huy Cận không chỉ được bao thế hệ bạn đọc yêu mến qua những vẫn thơ chan chứa tình yêu quê hương, đắt nước, con người sâu sắc mả còn bởi ở một tâm hồn trong sáng yêu tuổi thơ tha thiết Nhà thơ có trái tìm nhân hậu đã trãi

lòng mình trước những mằm non bé nhỏ của cuộc đời để kết thành trang thơ

thiếu nhi vừa hồn nhiên, trong sáng và dễ thương Ông rất yêu mến và luôn

quan tim đến những em nhỏ Doc tap tho Hai ban ray em của ông, người đọc bắt gặp ở đó là những cảnh vật rất đổi gần gũi với cuộc sống của trẻ em,

những con vật ở xung quanh ta vì thế cũng trở nên sinh động hơn dưới ngòi

bút của Huy Cận như: con ve, con cóc, con dể, cái chong chóng Qua những

trang thơ viết cho trẻ em, nhà thơ muốn gửi đến cả những người lớn bài học giáo dục sâu sắc về lòng yêu quê hương, đất nước, yêu con người, yêu dân

tộc, yêu lao động Nhẹ nhàng mà sâu lắng, trang thơ viết cho thiểu nhi của Huy Cận không là những lời giáo huấn khô khan, cứng nhắc mà rất đỗi hồn

nhiên, ngộ nghĩnh nên dễ đi vào tâm trí trẻ thơ Ai không yêu mến một hỗn thơ vừa trong sáng vừa ngộ nghĩnh như câu thơ" Buổi trưa lim dim/ Nghin con

mắt lá/ Bóng cũng nằm im/ Trong vườn êm ả”

Đại thắng mùa xuân năm 1975, đất nước được giải phóng hoàn toàn, bắc

nam sum họp một nhà, đất nước trở về với thời bình và bước vào công cuộc

Trang 31

Những tập thơ tiêu biểu ở giai đoạn này là: Ngồi nhà giữa nắng (1978), Hạt lại gieo (1984), Chim làm ra gió (1989), Lời tâm nguyện cùng hai thế kỳ: (1997) Va tiếp tục những trang thơ đầy suy tưởng, hướng nội, chiêm nghiệm

về ý nghĩa nhân sinh cao cả từ những biểu hiện bình dị, giản đơn của cuộc sống đời thường,

Những tập thơ có giá tr to lớn mà Huy Cận để lại, đã khẳng định vị

cũng như tầm quan trọng của nhà thơ trong văn học nước nhà Không phải ai

cũng có thể sáng tạo nghệ thuật một cách bền bỉ và không ngừng như Huy Cân Và để có thể đem lại cho cuộc đời một khối lượngthơ lớn như vậy, cùng

với một tải năng hơn người, một trí tuệ uyên bác, một phong cách độc đáo, ở

ông còn có một niềm đam mê nghệ thuật cháy bỏng

13 VỊ TRÍ HUY CẬN TRONG DÒNG MẠCH CỦA THƠ CA HIỆN

ĐẠI VIỆT NAM

1.3.1 Huy Cận trong Thơ Mới

Huy Cận đã tạo niềm yêu thích trong lòng người đọc và đứng vững qua thời gian ngay từ khi mới xuất hiện trên thi đản như lời nhận định của Hoài Thanh “Huy Cén vừa bước vào làng thơ đã được người ta dành ngay cho một ˆ [49, tr.132] Như vậy, từ khi xuất hiện trong phong trào Thor *t định Thơ ông luôn là mạch

nguồn đổi đào sinh lực chảy trong phong trào Thơ Mới Đầu tiên, chúng ta chỗ ngôi yên ổi Mới, nhà thơ Huy Cận đã có một vị tri nt biết đến vẻ đẹp trong thơ ông, ở chính nỗi buồn cao cả Ở cái tuổi còn quá trẻ

dy, 18 ra ông phải sáng tác những bài thơ tràn ngập niềm vui của sức trẻ, của

mùa xuân tươi vui, của cuộc sống mến yêu nhưng nhà thơ đã để lại một nỗi buồn man mác ngay từ những bài thơ đầu Thế nhưng, nỗi budn trong tho

Huy Cận vẫn được cảm nhận một cách sâu sắc từ chính niềm tin yêu cuộc đời, yêu người tha thiết, mãnh liệt nhất Bởi cái buồn của nhà thơ không xuất phát

Trang 32

công đồng về nỗi thống khổ, nô lệ Và dù cố vươn ra vũ trụ để vơi đi bao nỗi

sầu vì hiện thực xã hội, trang thơ ông lúc bấy giờ vẫn còn đượm buồn, một

nỗi buồn vô tận từ lòng người, từ tình đời Có thé bao quát thơ Huy Cận trước cách mạng bằng những lời nhận xét của nhà nghiên cứu Trằn Khánh Thành, đó là “Như nhiều nhà thơ lăng mạn khác, Huy Cận giai đoạn này ít thơ vui

hơn thơ buôn Luôn có một nỗi sầu thường trực trên từng trang thơ của ông

"nhưng đó là biểu hiện sinh động của bi kịch tâm trang: đáng được cảm thông, trân trọng

Đẩy nhiêu đó cũng đủ cho ta yêu hơn một con người vì din vì nước,

một nhà chính trị nhưng không hề khô khan theo kiểu chính trị mà luôn đằm thắm, nhẹ nhàng và sâu lắng trong từng lời thơ Tuy là một nhà thơ lớn của dân tộc, là cán bộ cao cấp của Chính phủ được bao người tôn

ih, và quý

mến nhưng ở Huy Cận còn dễ được mọi người cảm mến hơn, bởi ông còn là

một con người của đời thường giản di, Nhà thơ “có ¿ằm nhìn chiến lược và

tính cần trọng của một nhà lãnh đạo nhưng cũng rất tỉnh tế, đa cảm, lầng mạn và đam mê của một thỉ sĩ tài hoa ”

Phong trào Thơ Mới là một hiện tượng rất độc đáo trong lịch sử văn

học Việt Nam Đặc trưng dễ nhận thấy là tiếng thơ của cái tôi cá nhân, cá thể được xuất hiện, hiện lên một cách trực tiếp mà không hề giấu diểm Có thể

nói “chưa bao giờ trong thơ ca cái tôi hiện lên ở nhiễu cấp độ như vậy” Tuy cái tôi trong thơ Huy Cận không giống như Xuân Diệu *Ta là một, là riêng, là thứ nhấu Có khác chỉ bè bạn nỗi cùng ta”hay một Lưu Trọng Lư với cái tôi

“Giật mình ta thấy bồ hôi lạnh/ Mộng đẹp bên chăn đã biến rồi”, một Hàn Mặc Từ với sự mê say tột độ của niềm khao khát cuộc sống “Ta muốn hồn

trào ra đầu ngọn búU Mỗi lời thơ đều dính não cân ta”.Còn cái tôi trong thơ Huy Cận đượm một nỗi buồn sâu lắng“Một chiếc linh hồn bé nhỏ/ Mang,

Trang 33

lên nhưng đành bắt lực trước thời cuộc Thơ Huy Cận cũng không thoát khỏi

cõi mơ = một trong những nét đặc trưng lớn của Thơ Mới Đó là cõi của sự tưởng tượng, được nâng lên của đôi cánh cảm xúc Không phải ngẫu nhiên mà các nhà thơ mới lúc bẩy giờ tìm vào cõi mơ để thể hiện cái tôi bản thân Xuất phát từ hoàn cảnh của xã hội, một xã hội với những luật lệ hà khắc của chế độ phong kiến, với sự chèn ép dã man của bọn thực dân xâm lược, đã tạo nên

trong mỗi con người, nhất là với các nhà thơ một sự bắt bình trước thời cuộc, trước cuộc sống Xã hội đã đây con người đến “bước đường cùng”, đầy tăm tối và mờ mịt Đó cũng là điều mà các nhà thơ lúc bấy giờ luôn trăn trở, suy

tư để m nên những bài thơ nghe thắm hương vị não nề Huy Cận là một trong những thi nhân tiêu biểu nhất cho dòng thơ u buồn Có thể nói, mỗi khi

gợi nhắc đến Thơ Mới, ta đều nghĩ đến nỗi buồn, như một nét đặc trưng riêng không thể thay đổi được Vì xuất phát từ tính nhân bản của văn chương, và có

lẽ chỉ có con người mới biết buồn Buồn như một nét đẹp "Sang trọng” mà tạo hóa đã đành riêng cho loài người trên Trái đất Cũng không nằm ngoài đặc trưng này nên thơ Huy Cận có một vị trí rất lớn trong phong trào Thơ Mới

Nỗi budn trong thơ Huy Cận như trải rộng từ không gian địa lí, thời gian cho

đến nỗi buồn “vô cớ” từ trong tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ:“Mưa rơi trên sân/ Mái nhà nghiêng dần/ /Ôi buồn trời mưa! ” (Điệu buỏn)

muôn thuở không bao giờ cạn kiệt trong cuộc sống

Tình yêu là di

cũng như trong thơ văn Tình yêu trong Thơ Mới rất đỗi say đắm và lãng

mạn, yêu tha thiết và buồn cũng tầu nặng Trang thơ Huy Cận cũng không

thiếu những bài thơ tình đầy lãng mạn, thể hiện tình yêu mãnh liệt nhất:“Hoa nhớ hoa thương hoa đợi chờ/ Hoa hương da thịt nối hồn mơ/ Lòng anh là cả vùng hoa núi Ấp ủ lòng em muôn cánh tho" (Chim hoa iti tng) Trong Thơ

Trang 34

mấy khi yêu mà chắc được yêu” Thơ Mới thường “khắc khoải” trước không

~ thời gian, mà Huy Cận là một “đại biểu xuất nhất cho trang thơ viết về:

vũ trụ, không - thời gian Ở thơ Huy Cận luôn tràn ngập cảm hứng về vũ trụ

cca, về thiên nhiên, đất trời Đặc bi

nhà thơ đóng góp cho phong trào Thơ Mới, giá trị nghệ thuật với sự sing tạo

ngôn ngữ, thể loại, cấu trúc thơ, cũng đưa thơ Huy Cận lên đỉnh cao của

Thơ Mới

bên cạnh giá trị nội dung, tư tưởng mà

Như vậy, với những giá trị nội dung và nghệ thuật mà nhà thơ đã thể hiện trong thơ trước cách mạng, chúng ta có thể khẳng định được vị trí, tầm

quan trọng của thơ ông trong Thơ Mới Hay nói cách khác, Thơ Mới không

thể thiểu một gương mặt thơ tiêu bi

như Huy Cận 1.3.2 Huy Cận và thơ sau Cách mạng

Cách mang tháng Tám đã đưa dân tộc ta thoát khỏi ách nô lệ, mở ra

một trang sử mới đầy tươi sáng Cách mạng cũng ảnh hưởng rất lớn đến các văn nghệ sỹ lúc bấy giờ, trong đó có Huy Cận Chuyển từ một lối viết buồn

sâu thắm, não nề, nhà thơ đã đem đến cho bạn đọc những tiếng thơ tràn ngập

khí thế, nhiệt huyết của lí tưởng sống, của khát vọng vươn lên thoát khỏi cuộc

sống tù đày Giọng điệu thơ dần dần thoát khỏi trằm buồn để thay bằng giọng

vui vẻ, lạc quan hơn Cái tôi trữ tình trong giai doạn này hỏa nhập với cuộc đời, với nhân dân Thế nhưng, không phái ngày một ngày hai cái tôi với tâm

hồn đa cảm, đa sầu trong thơ Huy Cận nhanh chóng chuyển sang cái tôi vui

vẻ, nhiệt huyết hơn mà phải qua thời gian Phải đến nãm1958, ông mới cho ra

đời tập thơ 7rởi mỗi ngày lại sáng Hòa chung với các tác giả thơ cùng thời, Huy Cận thể hiện cái tôi trữ tình với tinh yêu quê hương, đất nước sâu sắc “Giải đoạn này, quá trình hiện đại hóa văn học đang diỄn ra đôi hỏi các tác giả

thơ phải vượt qua được “từ trường” của Thơ Mới để có một bước phát triển

Trang 35

tranh chống thực dân Pháp và để quốc Mỹ Từ năm 1945 đến 1954 đất nước phải đương đầu với bọn thực dân Pháp xâm lược Các tác giả thơ Việt Nam

hiện đại phần lớn là những tác giả đã nỗi tiếng trong phong trào Thơ Mới, họ

đến với cách mạng bằng tắt cả niềm tin Ở giai đoạn này, Huy Cận tạm lắng

ngòi bút để chiêm nghiệm và nung nấu tâm hồn để rồi đến giai đoạn kháng

chiến chống Mỹ, nhà thơ mới xuất hiện trở lại trên thi đàn Thơ ca giai đoạn này trưởng thành vượt bậc Lớp nhà thơ tiền chiến đã qua giai đoạn “chuyển

nhựa lên cành và bắt đầu chín với thực tế mới” Phong cách nghệ thuật của họ không chỉ định hình mà còn phát triển

Trong những xu hướng chủ yếu của giai đoạn này, đó là chất suy tưởng trong thơ Ở xu hướng này, hiểm tác giả nào có thể so với Huy Cận Phải thấy rằng vị trí của nhà thơ trong giai đoạn sau cách mạng luôn được khẳng định ở tầm cao Với Đắt nở hoa, Trời mỗi ngày lại sáng, Tác giả đã đem đến cho

cuộc đời những bài thơ giàu chất suy tưởng và tư duy sâu sắc Nhà thơ như

muốn ôm hết vũ trụ vào cuộc sống để thỏa cơn khát tỉnh yêu với thiên nhiên,

vũ trụ, đắt nước Cảm thức vũ trụ luôn chiếm lấy trái tim thi nhân ngay cả khi chết đi rồi vẫn không nguôi khát vọng ấy: “Rồi một ngày kia hết ở đời/ Cho ta theo biển khỏa chân trời/ Điều chỉ chưa nói xin trao sóng/ Lắp lánh hồn ta

mặn gió khơi” (1a viết bài thơ gọi biển vê)

Nói đến đề tài sáng tác sau Cách mạng của Huy Cận, Ngô Văn Phú

trong bai viét “Huy Can vd vil tru ca” da có sự so sánh với Lira thiêng trước đó 'Khác với những dòng thơ của Lửa thiêng, những cảm hứng thơ thời kỳ

này đã được Huy Cận thêm vào chất trí tuệ, tính lý tưởng đây thuyết phục

Thơ ông nhắn mạnh đến tính thời đại của cuộc kháng chiến vì độc lập tự do,

vì hòa bình của nhân loại Tiếng thơ ông không những cỏ mặt bên những

chiến hào chống Mỹ mà còn được dịch ra nhiễu thứ tiếng, hòa đằng với

Trang 36

hùng, được các bạn bè năm châu đón nhận ” [46, r.190] Qua hành trình sing, tác từ những năm sau Cách mạng mà Huy Cận đã để lại cho cuộc đời, một lần

nữa ta có thể khẳng định tằm quan trọng, vị trí hết sức to lớn của nhà thơ

trong tiến trình sáng tác thơ Cùng với một đội ngũ lớn “hùng dũng” của thơ ca sau Cách mạng, Huy Cận cũng đã có những đóng góp quan trọng ở cả nội dung, giá trị tư tưởng va cả nghệ thuật đặc sắc, xứng đáng được ngợi ca

không chỉ đối với nhân dân ta, mà còn với cả thể giới TIEU KET CHUONG 1

Huy Cận là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trảo Thơ Mới Ong da dé lai cho đời một kho tàng thơ đồ sộ vừa chứa đựng giá trị nội dung

tu tưởng vừa giàu giá trị nghệ thuật Tác giả luôn nhận thức được trách nhiệm

của người nghệ sỹ đối với cuộc sống, với nhân dân, đất nước, Quan niệm thơ của Huy Cận thể hiện tính nhân văn cao cả Nhà thơ sống, chiến đấu và

lao động nghệ thuật một cách say mê, không mệt mỏi Chúng ta nhận thấy ở

quan niệm nghệ thuật của tác giả có sự thay đổi và biến chuyển theo thời gian Nói về thơ trước cách mạng, ông từng tự nhận xét rằng: “Trước cách mạng,

thơ tôi rất buẳn, không phải buẳn về số phận cá nhân, mà buôn về cuộc đời;

cái buôn ấy của tôi được các nhà nghiên cứu, bình luận là cái buôn nhân thé,

cái sẩu đau đời ', tr.112] Sau cách mạng, quan niệm của nha thơ thay đổi

“sau này, sống cách mạng và sống bên cạnh Bác Hô, thắm đẫm tư tướng, tình cảm dân tộc của Bắc, tối nhớ nhiều đến cha ông, đến cái hào hùng, và cả cái đau xót, đau đời của cha ông "|8, t.112] Õ cả hai giai đoạn trước và sau cách

mạng, nhà thơ đều thể hiện ngòi bút xuất sắc khi đi vào khám phá hiện thực cuộc sống Trải qua bức tường thời gian, Huy Cận vẫn giữ được vị trí quan

Trang 37

CHUONG 2

NET DAC SAC CUA CAI TOL TRU TINH THƠ HUY CAN

2.1 CAL TOL SAU MUON VA DAM CHAT CO DIEN 2.1.1 Cái tôi sầu muộn, lạc loi

Cải tôi trữ tình trong thơ Huy Cận da dạng, phong phú với muôn cung, bậc tình cảm khác nhau Trước cách mạng tháng Tám, đó là cái lạc loài Ci Cân thể hiện nhiều nhất qua tập thơ đầu tay Lita thiéng (1940) và được các muộn,

tôi trữ tình mang đặc điểm "sẩu mn”, "lạc lồi” này được Huy

nhà nghiên cứu nhận định nỗi buồn trong thơ ông xuất xứ tử rất nhiều những nguyên nhân khác nhau: “/z¿ơ thiêng đằng dặt một nỗi buôn nhân thể, triển miên những nỗi đau đời Nỗi buẳn của Huy Cận thời Lửa thiêng là kết quả của quả trình lắng nghe tính tễ nhập sẫu vũ trụ và nỗi buẳn nhân gian, lã sự ÿ

thức về thân phận con người trong cuộc đời nô lệ " [10, tr]

Đọc thơ Huy Cận, ta thấy nhà thơ dễ xúc động trước một chuyện tinh

đầy trắc trở, một tình yêu mộng mơ, lãng mạn, một vẻ đẹp bao la của vũ trụ, của quê hương, đất nước, hay một nỗi niềm tâm sự về nhân sinh, về cuộc

đời và hơn thể, ta đễ bắt gặp tâm hồn mình trong nỗi buồn, cơ đơn, lạc lồi

của thi nhân Nhất là trong mỗi bài thơ của Huy Cận, nỗi sầu muôn thuở như kéo dài, thấm vào lòng người để rồi lan tỏa đến cảnh vật như kiểu “Người 'buồn cảnh có vui đâu bao giờ”(Nguyễn Du).Cái tôi thi nhân buồn và cảm thấy lạc loi buồn, nỗi cô đơn trong , choi voi, không tìm được lồi thoát Chính

những tác phẩm của Huy Cận đã làm cho thơ của ông trở nên có hồn hơn, gần

gũi hơn Hóa ra cái “buồn buồn, trong thơ không phải là cái khiến người đọc cảm thấy “chán ngất” mà lại tạo nên sự cuốn hút “dễ thương”, dễ đi vào lòng người Những vẫn thơ Huy Cận trước cách mạng tháng Tắm mà tiêu biểu nhất

Trang 38

thử đặt ra câu hỏi tại sao cái tôi tác giả lại buồn nhiều đến vậy? Phải chăng do sự đa cảm, đa sầu trong chính tâm hồn thi nhân? Quay trở lại với dòng “Thơ mới lúc bấy giờ, ta không chỉ tìm thấy một Huy Cận “uổn điệp điệp "mà

rất nhiều tác giả như Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, cũng đều rất

buồn dù sự thể hiện nỗi buồn khác nhau Đây là nỗi buồn chung của thời

đại Cái tôi trữ tình trong thơ Huy Cận vì thế luôn thao thức buồn trước thực tại xã hội tăm tối: “Tôi đội tang đen cùng mũ trắng/ Ra đi không hẹn ở trên đường”(Giác ngủ chiều)

Trái tim nbn van cia thi nhân *khô khéo” vì đau buồn trước hiện thực phũ phàng của xã hội Nhà thơ không chỉ thốt lên lời than thở mà còn có cả

những giọt nước mắt từ trong thảm sâu “chưa tan”, chưa nguôi ngoai của

mình: “Trước Thượng để hiền từ tôi sẽ đặU Trái tìm đau khô héo thuở trằn gian/ Tôi sẽ nói:“Này đây là nước mắt Ngọc đau buồn, nguyên khối vẫn chưa

tan”(Trinh bảy) Ta chợt nhớ đến nhà thơ Tân Đà cũng có chung nỗi buồn khi

than thở “Đêm nay buồn lắm chị Hằng ơi/ Trần thế em nay chán nữa rồi ”

Nỗi niềm trăn trở, buồn đau của nhà thơ Huy Cận - nỗi buồn của một người dân mắt nước, mắt tự do Cũng như bao nhà thơ lãng mạn cùng thời, Huy Cận cảm thấy như bị tù đầy, ngột ngạt khi bị cướp đi quyền tự do, dân chủ:

“Chàng Huy Cận khi xưa hay sầu lắm/ Gió trăng ơi! nay cònnhớ người

chăng?/ Hơn một lần chàng đã gửi cho trăng/ Nỗi hiu quạnh của hỗn bị

không có/ Thuở chàng sống thì lòng chang hay nhới Nỗi nhớ thương không

biết đã tan chưa/ Hay lòng chàng vẫn tủi nắng, sầu mưa/Cùng đất nước va

năng buồn sông núi?”/Mai sau) Khi phải chứng kiến cảnh nhân dân rơi vào

lầm than, nô lệ, tâm hồn thi nhân thương xót, đau đớn thay Bởi vậy cái buồn

trong thơ Huy Cận luôn xuất phát từ tình yêu quê hương, dat nước, con người

tha thiết “có cái gốc từ lòng yêu đời, từ tình yêu quê hương, đắt nước Nỗi

Trang 39

nhiều người đồng cảm ” [50, tr.48] Đồng cảm và chia sẻ với nỗi buồn của tác giả nên những vần thơ Huy Cận bao giờ cũng dễ đi vào lòng người, bởi ở đó

là những lời tâm sự chân thành, sâu lắng Nỗi sầu da diết, sầu và cảm thấy cơ

đơn, lạc lồi giữa cuộc đời ấy cũng chính là nỗi sầu của hàng vạn người dân ta thời bấy giờ như lời nhận xét của Trần Đình Việt “Nôi buổn của Huy Cận

mong manh, vương vẫn như sương khói mà có sức gợi cảm sâu xa, xuyên thấu những lớp vỏ bạc xơ cứng tâm hẳn, giúp lòng người dễ gần ghi nhau hơn, dễ

cảm thụ được cải đẹp thường ngày " [10, tr.55S] Nỗi buồn của một người

din mit nước không chỉ đeo bám lấy Huy Cận những năm trước cách mạng

với tập “Lửa Thiéng” ma đến với “Bai thơ cuộc đởi” cảm hứng thơ đã thay

đổi nhưng nỗi buồn vẫn dai dẳng mãi theo ông Chẳng hạn trong bài thơ “Các

vị La Hắn chùa Tây Phương ” Mỗi một khuôn mặt, một đáng hình của các vị

La Hán đều được thể hiện với những nỗi buồn đau riêng nhưng lại có chung

một nỗi đau lớn, đó phải chăng là nỗi dau của cha ông ta khi rơi vào cảnh mắt nước, nô lệ: “Mỗi người một vẻ, mặt con người/ Cuồn cuộn đau thương cháy

dưới trời/ Cuộc họp lạ lùng trăm vật vã/ Tượng không khóc cũng đỗ mỏ

hôi”.Với bài thơ này, người đọc vẫn cảm nhận được nỗi buồn của nhà thơ những năm trước cách mang "Mặt cúi nghiêng, mặt ngoanh sau/ Quay theo tám hướng hỏi trời sâu/ Một câu hỏi lớn Không lời đáp/ Cho đến bây giờ mặt

vẫn chau”.Tác giảđi tìm câu trả lời cho nỗi đau muôn thuở ấy, nhưng rồi cũng đành bắt lực trước cuộc đời đầy nghiệt ngã Trong Thơ mới ta từng bắt gặp một Chế Lan Viên với những nỗi sằu, nỗi cô đơn, trăn trở của một người dân mất nước, đó là một nỗi đau quá lớn của dân tộc, nhà thơ cũng đã từng thốt lên lời thở than *Với tôi tất cả đều vô nghĩa/ Tắt cả không ngoài nghĩa khổ

dau!” (Xuân) Còn đối với Huy Cận nỗi buồn đó cũng không kém phần đau khổ, dù rằng thiên nhiên, đất trời vẫn đang rất đẹp.Buồn đến tang thương, đến

Trang 40

buồn đó, tác giả như lạc lồi, cơ đơn giữa cuộc đời Ngay từ những dòng thơ

đầu của bài thơ người đọc đã bắt gặp nỗi buồn của cái tôi trữ tình lan cả ra

không gian và kéo dài theo thời gian: “Thức dậy, nắng ving ngang mái nhau

Buồn gieo theo bóng lá đung đưa/ Bên thèm - Ai nắn lòng tôi rộng/ Cho trải mênh mông buồn xế trưa” (Giác ngủ chiều)

Phải yêu cuộc đời, yêu quê hương, đất nước, con người sâu sắc, nhà thơ mới có thể cảm thông và đau đớn, sầu muộn nhiều đến vậy Tác giá không thể

ơ hờ, thờ ơ trước những mắt mát đau thương của người dân ta, nhưng nỗi buồn của nhà thơ như cũng trong vòng lẫn quản, khơng lối thốt Không chỉ có Huy Cận mà nhiều thi nhân khác lúc bấy giờ cũng bắt lực nhìn thời cuộc

Tình yêu quê hương, đất nước vẫn âm ¡ từng ngày, từng giờ nhưng tình yêu ấy không sôi nỗi, không vô vập, vội vã, ồn ao mà thẳm lặng và sâu

Nhà thơ buôn vì thực tại đầy ngăn cách, tang thương: “Ai chết đó? Nhạc buồn

chi kim thé Chiều mỗ côi, đời rét mướt ngoài đường/ Ảo não quá trời buồn

chiều vĩnh biệt Nhạc sảu).Ta bắt gặp một nỗi buồn tương tự ở thơ Chế Lan Viên với Điều ràn.Đó là sự gặp gỡ trong nỗi cô đơn của các nhà thơ lãng man có chung một nỗi buồn với cuộc đời "Đây, những cảnh ngàn sâu cây lả ngọn/

Muôn ma Hời sờ soạng dắt nhau đi”(Trên đường vê)

Xuất phát từ một tình yêu sâu sắc, nặng lòng với quê hương, đất nước

nên trong thơ Huy Cận tâm trạng buồn đau luôn hiện hữu Đó là nỗi đau chia 1y, nỗi dau bị chà đạp, dây xéo Nhà thơ budn trước cái nghèo khổ, cơ cực của nhân dân trong thời buổi loạn lạc khi mà "Đôi guốc năm hiên kéo bốn mùa/ Tiền nhà ít gởi biết chỉ mua”/Học sinh) Tuy Huy Cận không nói nhiều về nỗi

thống khổ, thiếu thốn của bản thân cũng như cái nghèo túng của bao người

Ngày đăng: 31/08/2022, 19:22