1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Thái Bá Lợi

154 2 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Đề tài Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Thái Bá Lợi nghiên cứu nhằm mang đến một cái nhìn hệ thống, chính xác về những phương diện nổi bật trong nghệ thuật tự sự tiểu thuyết Thái Bá Lợi, qua đó khẳng định vị trí và sự đóng góp - sáng tạo của cá nhân nhà văn trong tiến trình vận động, đổi mới của nền văn xuôi Việt nam sau 1975.

Trang 2

LÊ THANH SƠN

NGHỆ THUẬT TỰ SỰ

TRONG TIỂU THUYÉT THÁI BÁ LỢI

Chuyên Ngành: Văn học Việt Nam

MA S6: 60.22.34

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHOA HQC XÃ HOI VÀ NHÂN VĂN

Người hướng dẫn khoa học:

Trang 3

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được:

ai công bồ trong bắt kỳ công trình nào khác

Tác giả luận văn

Trang 4

MO DAI 1 Lí do chọn đề tài 2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4 Phương pháp nghiên cứu

5 Đồng góp của đề tài

6 Cấu trúc luận văn

CHƯƠNG 1 KHÁI LƯỢC QUÁ TRÌNH ĐƠI MỚI TIỂU THUYẾT 1 1 2 7 7 8 8

VIET NAM SAU 1975 VA SU’ XUAT HIEN CUA THAI BA LỢI 9 1.1, TIEU THUYET HIỆN DAI VA NHUNG QUAN NIEM MỚI 9

1.1.1 Tiểu thuyết - như là “sự viết tiếp những văn bản hiện tổn” 1

1.1.2 Tiêu thuyết - như là "tắm màn bị xé rách” trong "cuộc chơi” của

ngôn từ 13

12 NHỮNG BƯỚC CHUYÊN MÌNH CỦA TIÊU THUYET VIET NAM

SAU 1975 18

1.2.1 Một số đổi mới trong tư duy nghệ thuật 19 1.2.2 Một số cách tân trong hình thức nghệ thuật 24

1.3 TIỂU THUYET THAI BA LOI VA NHUNG DAU HIỆU CÁCH TÂN31

1.3.1 Tiêu thuyết Thái Bá Lợi ~ sự "lắp lửng” giữa lẫn ranh lịch sử và

hư cấu văn chương 31

1.3.2 Tiểu thuyết Thái Ba Loi — sur Anh xa qué khir trong hign thực qua

đặc trưng hồi thuật 35

TIEU KET CHUONG | 38

CHƯƠNG 2 NGƯỜI KÊ CHUYỆN VÀ QUÁ TRÌNH KIÊN TAO MACH TY SỰ TRONG TIỂU THUYET THAI BA LOL

2.1 NGUOI KE CHUYEN VA DIEM NHIN TRAN THUAT 40

Trang 5

2.2.1 Gia tée 56 2.2.2 Giảm tốc 59 2.3, NGON NGỮ TRẤN THUẬT 6

2.3.1 Sắc màu tự nhiên, đời thường 61 2.3.2 Sắc màu văn hóa, truyền thống 64

2.4 GIONG DIEU TRAN THUAT 67

2.4.1 Giọng hóm hỉnh, suồng sa : 6 2.4.2 Giọng bông lơn, giễu nhại 70 2.4.3 Giọng lạnh lùng, nghiệm suy 15

TIEU KET CHUONG 2 79

CHƯƠNG 3 KẾT CÁU TỰ SỰ TRONG TIÊU THUYẾT THÁI BÁ LỢI 80

3.1 TINH BIEN AO TRONG KET CAU 80

3.1.1 Tinh phan mảnh 81 3.1.2 Tinh lồng kép - - 87 3.1.3 Tinh phi tam hóa 9Ị

3.1.4 Tinh mé 98

3.2 THỜI GIAN TRAN THUAT 103

3.2.1 Đảo thuật — dòng hồi ức ngắt quãng hay sự gãy đổ của một thế giới

trật tự 105

3.2.2 Dự thuật — viết trước hiện thực hay sự khơi gợi cho tương lai 108

3.3 KHÔNG GIAN TRAN THUẬT ml 3.3.1 Sự dan cải giữa không gian quá khứ và không gian hiện tại 112 3.3.2 Sự tương phản trong không gian 15

TIEU KET CHƯƠNG 3 118

KẾT LUẬN 119

TÀI LIỆU THAM KHẢO

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (Bản sao)

Trang 6

1.1 Khởi nguyên của lí luận Tự sự học có thể tìm đến tân Platon và

Aristotle, trong lúc ngọn nguồn của Tự sự học Âu-Mĩ cũng thường được quy về ảnh hưởng của chủ nghĩa hình thức Nga (những thập niên đầu của thế kỉ

XX) Thậm chí, cho đến ngày nay, khi Tự sự học (Narratology) thể giới đã di đến giai đoạn Tân tự sự (Hậu cấu trúc luận/ Poststructuralism - Giải cầu trúc/

Deconstrution), thi & Viét Nam, hệ hình lí thuyết ấy, xem ra, vẫn còn là vấn đề khá mới và đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của giới nghiên cứu - phê bình văn học đương đại

1.2 Thái Bá Lợi là một trong những cây bút nổi bật trên văn đàn Việt

Nam thời kì hậu chiến Hằu hết, những tác phẩm của ông không lạ ở nội dung

phản ánh nhưng lại mang hơi hướng đổi mới trong tư duy và sớm có ý thức

phá cách về nghệ thuật Trong Lich sử văn học Việt Nam [44], khi đề cập đến

quá trình vận động của nền văn học sau 1975, Nguyễn Đăng Mạnh đã nhận định: "Công cuộc đổi mới văn học thực sự trở thành phong trào mạnh mẽ từ

sau Đại hội Đảng lần thứ VI Nhưng trước đó đã có những dấu hiệu đổi thay ở một số cây bút nhạy bén nhất Năm 1977, Thái Bá Lợi viết #fai người trớ lại trung đoàn, năm 1979, Nguyễn Trọng Oánh viết Đát trắng và Nguyễn Khải

viết Cha và Con và "[44, tr.55] Với Thái Bá Lợi, những năm sau dé, các

tiểu thuyết #ọ cùng thời với những ai, Bán đảo, Trùng tu, Khê Ma Ma, đặc

biệt là Minh sư, đã đem lại cho ông những giải thưởng danh giá ở trong nước

và khu vực Bằng cảm nhận chân thực của người nghệ sĩ từng tham chiến,

bằng vốn sống giàu có của một người từng trải, bằng sự lọc chất tỉnh tế của

Trang 7

1.3 Nghiên cứu nghé thudt ne sw trong tiểu thuyết Thái Bá Lợi dưới hệ

hình lí thuyết mới (Tự sự học) là một vấn đề tiềm năng ở thời điểm hiện tại

“Thông qua việc nghiên cứu này, một mặt, khẳng định những đóng góp - sáng tạo của cây bút Thái Bá Lợi trong lĩnh vực văn chương, mặt khác, xác lập một

cái nhìn cụ thể về sự vận động đổi mới trong phương thức tự sự của văn xuôi

'Việt Nam khoảng 30 năm trở lại đây, đặc biệt ở thể loại tiểu thuyết

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Thái Bá Lợi là cây bút văn xuôi xuất hiện trên văn đàn từ sau 1975 Ông viết chậm và không nhiều, nhưng mỗi tiểu thuyết ra đời đều là những sản

phi

điều đó, nhiều văn nhân và nhà phê bình đã tham gia nghiên cứu, đánh giá về

tiểu thuyết Thái Bá Lợi ở những phương điểm khác nhau từ nội dung đến

hình thức nghệ thuật Sau đây, chúng tôi khái lược lại một số bài viết nỗi bật

văn chương giàu tính nghệ thuật và nặng sâu tư tưởng Xuất phát từ

Từ rất sớm, Nguyễn Văn Bổng đã nhận ra hơi hướng đổi mới trong nội dung phan ánh của văn chương Thái Bá Lợi Qua bài Lai nghĩ về cái thực và

tiểu thuyết [10], Nguyễn Van Béng chi ra mối quan hệ giữa cái thực và nội dung tác phẩm, từ đó, tìm thấy “khoảng lệch” tư tưởng trong câu chuyện Hai

người trở lại trung đoàn Cũng theo tác giả bài báo, xây dung nhân vật Trí với sự lưỡng phân nhân cách, Thái Bá Lợi đã đảo khơi một luỗng mạch cảm

hứng rất khác trong dòng văn học viết về đề tài người lính và chiến trận Đó là một cái nhìn đa diện, đa chiều, khoan sâu vào những góc khuất của cuộc chiến (chỉ vài năm sau ngày giải phóng) - điều mà trước đây người ta thường

không nói đến Cùng quan điểm ấy, trong Nhân đọc một tác phẩm mới của Thái Bá Lợi [4S], tác giả Nguyên Ngọc một lần nữa nhắc đến sự đổi thay

Trang 8

chiến tranh vĩ đại ấy như chúng ta đã viết trong những ngày còn tay súng tay

bút, vừa đánh giặc vừa viết, viết dé trực tiếp đánh giặc trước mắt” [45, tr3],

“Có lẽ, bởi thế, khi biên soạn Giáo trình Lich sử văn học Việt Nam, như trên đã nói, ở chương trình bày Nổn văn học mới từ sau cách mạng thắng tắm 1945, Nguyễn Đăng Mạnh đã dua Thái Bá Lợi vào nhóm những nhà văn tiên phong "khơi dòng” đổi mới cho văn chương sau 1975

Có thể nói, nội dung tiểu thuyết Thái Bá Lợi được nghiên cứu khá nhiều, cho đến tận sau này, khi ông xuất bản cuốn tiêu thuyết thir tu la Tring 1, Bao

Van nghệ đã tổ chức một buổi tọa đàm (1 1/2004) để các nghệ sĩ trao

văn chương của ông Trong tham luận của mình, nhà thơ Lê Quang Trang

đánh giá: "Thái Bá Lợi có cách nhìn điềm tinh, thể hiện ở những cái nhân hậu

giữa những tinh huồng quyết liệt ( ), đưa lại một cái nhìn sâu sắc về cuộc

chiến tranh, làm nỗi bật phẩm giá con người trong chiến tranh” [29, tr.6] Nhà

văn Bảo Ninh thì khẳng định chắc chắn rằng: “Viết về chiến tranh, Thái Bá Lợi nằm trong số các nhà văn hàng đầu, không thể so sánh” [29, tr.6], còn nhà thơ Ngô Thế Oanh nhắn mạnh: “Thái Bá Lợi là người viết kĩ từng câu từng chữ, từng hình tượng ( ) Thai Ba Loi rit điềm tĩnh, rắt hiện thực, không bao

giờ ngoa ngôn, không bỉ thảm hóa, không nhìn một cách đen tối ” [29, tr7] 'Ngoài ra, trong buổi tọa đảm này, còn có sự tham gia của các văn nghệ sĩ như: Hau Thinh, Nguyễn Quang Lập, Trung Trung Dinh, Nguyễn Việt Hà, Khuất

Quang Thụy, Nguyễn Trí Huân Tất cả tham kiến của họ đã phần nào làm

sáng tö những khía cạnh nỗi bật về nội dung, cách khai thác để tài chiến tranh,

xây dựng hình tượng người lính trong tiểu thuyết Thái Bá Lợi

Gần đây, khi mà lí thuyết phê bình trở nên đa dạng trong xu thể hội nhập

Trang 9

hợp ngoại lệ 12/2004, Thanh Thảo, qua bài Thái Bá Loi tring su kí ức đã đánh giá cao "cái giọng văn không đa cảm, cái giọng văn cứ thường thường, cứ tưng từng, không đao to búa lớn, không triết lý rùm beng eda TBL” [73, tr7] Nó trở thành một trong những điểm nhắn ở giọng điệu tự sự của tiểu

thuyết Thái Bá Lợi Trong hai bài nghiên cứu, Thái Bá Lợi với tiểu thuyết viết về chiến tranh sau năm 1975 [S5] và Văn học Đà Nẵng nhìn từ bên ngoài [56] Phạm Phú Phong đã bước đầu nhận diện thể giới nghệ thuật tiểu thuyết Thái Bá Lợi, với những ưu điểm nỗi bật

ngôn ngữ, giọng điệu, xây dựng

nhân vật và đặc biệt, tác giả nhắn mạnh về dạng ké:

íu mở, xem đô là dẫu

đặc trưng trong thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Thái Bá Lợi: “Ông ít dàn dựng một câu chuyện có mở đầu, có diễn biến, có kết thúc một cách trọn vẹn

rạch ròi, ( ) chính điều ấy đã mở ra quan niệm về tiểu thuyết hiện đại” [55,

r24] Ngoài ra, khi nói về giọng điệu tự sự, tác giả đã khái quát lên những, đặc điểm cốt lồi trong văn phong Thái Bá Lợi - đó là sự chân thực, giản dị

*Với Thái Bá Lợi văn chương không phải là trò chơi sang trọng, không cần phải làm dáng, phải kiểu cách, ( ) giọng điệu điềm tĩnh, tự nhiên, thậm chí có chút suỗng sã, có phần bỗ bã, sử dụng nhiều giọng kể hơn là giọng tả, nhân

vật thiên về hành động nhiều hơn là suy tư, xét đoán.” [55, tr.73] Đáng tiếc,

tác giả chưa nghiên cứu tới tiểu thuyết Afin# sư (xuất bản 2010), nên đã phần

nào ảnh hưởng tới sức bao quát của những bài viết trên

Có lẽ, cho đến lúc này, Phan Ngọc Thu là người nghiên cứu tiểu thuyết

Thai Bá Lợi một cách toàn diện nhất Qua các bài Bước đầu nhìn lại văn xuôi

Đà Nẵng sau 1975 [81], Thái Bá Lợi và quá trình đổi mới bút pháp sáng tạo

[80], với trường nhìn xuyên suốt từ tác phẩm đầu tiên (Hai người trở lại trung

Trang 10

trình sáng tạo, tác giả đánh giá Thái Bá Lợi là một “hiện tượng văn xuôi ngay

sau chiến tranh, ( ) có bút lực điềm tĩnh và giàu sức phát hiện” [8I, tr33]

‘Quan trong nhất, tác giả đã nhận ra "thế giới hiện thực ký ức” là một đặc điểm

“thắm đẫm và chỉ phối một cách sâu sắc toàn bộ thế giới nghệ thuật của anh (tức Thái Bá Lợi - nv) từ cốt truyện, kết cấu, đến hình tượng nhân vật, ngôn

ngữ và giọng điệu Nó trở thành một nét đặc trưng khi nhận diện phong cách của nhà văn” [80, tr36] Đây chính là một trong những luận điểm then chốt,

định hướng cho chúng tôi ở quá trình triển khai đề tài Bởi dẫu sao, “Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Thái Bá Lợi” xét đến cùng cũng chỉ xoay quanh dạng thức hồi chuột - tức là những kĩ thuật để tái hiện lại “thể giới hiện thực kí

ức” vào tác phẩm văn chương

“Thuộc thể hệ nhà văn trưởng thành sau Giái phóng, tên tuổi Thái Bá Lợi đã sớm được định vị trên văn đàn, bằng chính tài năng và những đóng góp

thiết thực của ông Từ nền tảng ấy, càng về sau, Thái Bá Lợi cảng đĩnh đạc

trong cách viết, linh hoạt trong dụng ngôn và gặt hái được khá nhiều thành

công Đến 2010, ông giới thiệu tiểu thuyết A/inh sư, ngay lập tức đã nhận được sự đón nhận tích cực từ người đọc cho đến giới học giả Cuối tháng 10/2010, Khoa Ngữ văn (Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng) phối hợp với

Liên hiệp các hội Van học Nghệ thuật TP Đà Nẵng, đã tổ chức buổi tọa dim về tiểu thuyết Minh sư Tham luận tại buổi toa đâm của các tác giả như: Phan

Ngọc Thu, Ngô Minh Hiển, Nguyễn Thị Bích Hường đã bước đầu nhận dạng các đặc điểm nỗi bật về nghệ thuật của tiểu thuyét Minh sw nhu ket cau,

Trang 11

Van vét minh sư (Lý Đợi) [I8] Những bài viết này, dù chỉ ở mức khái quát,

nhưng cũng đụng chạm it nhiều đến thể giới nhân vật, kết cấu tự sự và cả lớp

tự tưởng (nhân trị và hòa giải) rong tiểu thuyết Minh: sư Qua bài Minh sự - bức thông điệp mở giàu tính nhân văn [31], Lê Thị Hường đã chỉ ra "khoảng

trống từ độ vênh lệch giữa nhan để và nội dung” [31, tr.69] là một trong những nét nghệ thuật nỗi bật, đem đến tính nhân văn sâu sắc của bức “thông

điệp mở” mang tên Ainh sự Thêm vào đó, tác giả bải báo còn nhận định,

Thái Bá Lợi rất khéo léo trong việc xử lí lần ranh từ “hằng số lịch sử” đến “hư

cầu văn chương”, làm cho nhân vật lịch sir (trong Minh swt) tr nên sinh động và "mang chứa những vấn đề của cuộc đời hiện tại” [31, tr69] Nhà báo

Thanh Tân (Báo Đà Nẵng), trong bài Thái Bá Lợi - sự viết trước hết là dé cho

mình, đã nhìn nhận về Minh sư như sau: “Minh sư là tiêu thuyết khó đọc, vi

cách viết mở về bút pháp, nhưng rất kín đáo về tư tưởng Những diễn biến

cuộc đời của một nhân vật lịch sử vẫn còn dễ lại nhiều cách nhìn khác nhau

như một bài toán còn nhiều lời giải .) Tiểu thuyết còn bày tỏ khát vọng hòa giải, hòa hợp và cả sự trĩ ân với các dân tộc (như Chăm)” [70] Cụ thể hơn,

Huỳnh Thu Hậu đã có những kiến giải về cách tân nghệ thuật ở Afinh sư, chủ yếu hướng tới tính phân mảnh trong cấu trúc tự sự, qua bài M#iững cách tần

trong Minh sự của Thái Bá Lợi: “Sự cách tân thể trước hết ở nghệ thuật ‘tran thuật Sự phá vỡ trằn thuật theo kiểu tuyến tính Tác phẩm gồm 7 phần, trong mỗi phần có sự đan xen giữa hiện tại và quá khứ, quá khứ gần và quá khứ xa Sự đảo lộn trật tự các phần khiến tình tiết không tạo nên kết cấu

dramatic ma tgo nên kết cấu lắp ráp” [24]

Trang 12

Song, đa phần các bài báo thường nghiêng vẻ nội dung phản ánh hơn là hình

thức nghệ thuật Vả chăng, nếu có, những nghiên cứu về kĩ thuật tự sự của “Thái Bá Lợi cũng chỉ dừng lại ở các nhận xét, đánh giá nhỏ lẻ trong từng bài

'báo, mà chưa có cái nhìn hệ thống trên một cơ sở lí thuyết cụ thể Xuất phát từ thực tế ấy, trong để tải này, dưới nền tảng của lí thuyết Tự sự học cùng với việc kế thừa thành quả từ những nghiên cứu trước, chúng tôi muốn hướng đến

cái nhìn cụ thể, chính xác, toàn diện về những điểm ổn định cũng như nét đổi

mới ở nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Thái Bá Lợi

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Thái Bá Lợi, trên các phương diện cụ thể như: người kể chuyện, điểm nhìn

trằn thuật, tốc độ trần thuật, ngôn ngữ - giọng điệu trần thuật, kết cấu tự sự,

không gian và thời gian trằn thuật

3.2 Phạm vĩ nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của luận văn là 5 tiểu thuyết của Thái Bá Lợi, gồm:

Tp cùng thời với những ai (1978), Bán đảo (1983) Trùng tu (2003), Khê Ma ‘Ma (2004), và Minh sự (2010) Ngoài ra, trong quá trính triển khai, chúng tôi

liêu thuyết nỗi bật của các nhà văn đương thời làm tư

cũng sử dụng một số

liệu so sánh, đối chiếu

.4 Phương pháp nghiên cứu

Trang 13

1975), qua đó, thấy được những điểm ổn định và nét cách tân trong nghệ thuật tự sự của tắc giả nầy

~ Phương pháp (hồng kế: nhằm tìm ra những tỉ lệ và tần số xuất hiện các

lớp ngôn từ, kiểu diễn đạt, dạng thức kết cấu, mảng không gian trong tiểu

thuyết của Thái Bá Lợi

~ Phương pháp so sánh - đổi chiếu: nhằm làm rõ những điểm giống và

khác trong kĩ thuật tự sự của Thái Bá Lợi so với một số nhà văn Việt Nam đương thời

Ngoài ra, để hoàn thành đề bố

trợ nhu: phan tich, tong hop, miéu tá, nhằm cụ thể hoá các kĩ thuật tự sự trên , chúng tôi còn sử dụng một số thao tá

cơ sở số liệu đã khảo sát, thống kê trước đó; hoặc tái tạo lại một số phối cảnh ‘tran thuật mà nhà văn đã xây dựng trong tác phẩm

% Đóng góp của đề tài

Nghiên cứu đề tải này, từ nền tảng lí thuyết Tự sự học, chúng tôi mong muốn mang đến một cái nhìn hệ thống, chính xác về những phương diện nổi bật trong nghệ thuật tự sự tiểu thuyết Thái Bá Lợi, qua đó, khẳng định vị trí

và sự đồng góp - sáng tạo của cá nhân nhà văn trong tiến trình vận động, đổi

mới của nền văn xuôi Việt Nam sau 1975

6 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Nội dung

chính của luận văn gồm 3 chương,

Chương 1: Khái lược quá trình đổi mới tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 và sự xuất hiện của Thái Bá Lợi

“Chương 2: Người ké chuyện và quá trình kiến tạo mạch tự sự trong

tiểu thuyết Thái Bá Lợi

Trang 14

VIET NAM SAU 1975 VA SU XUAT HIEN CUA THAI BA LOL Trong bồi cảnh đầy biến động của kinh tế xã hội lẫn văn chương nghệ thuật, sau 1975, nền văn học nước nhà xuất hiện những

rế” mới với

“động năng” mạnh mẽ, bên cạnh “dòng chảy” cũ với cảm hứng truyền thống của văn chương kháng chiến Giữa dư chấn của cái cữ và hấp lực của cái mới, giữa lối ngả của truyền thống và hiện đại, người nghệ sĩ muốn tổn tại, buộc

phải chọn cho mình những hướng đi phủ hợp, vừa để bắt nhịp với xu thể thời đại, vừa phóng thoát được năng lục thắm mĩ của mình Trong chiều hướng đó,

tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 đã đổi mới mạnh mẽ từ tư duy đến hình thức

nghệ thuật, bắt đầu bằng những cái tên nổi bật như Nguyễn Trọng Oanh,

Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Thái Bá Lợi

1.1 TIỂU THUYẾT HIỆN ĐẠI VÀ NHỮNG QUAN NIỆM MỚI

Nếu cuối thế kỉ XIX, F.Nietzsche tuyên bố ''Thượng đế đã chết”, khiến hàng triệu người hốt hoảng trước sự sụp đổ của “lòng tin” vào thế giới quan siêu hình cùng toàn thể hệ thống giá trị (nhất là các giá trị luân lí) đã được chấp nhận trong văn hố, tơn giáo thì đến cuối thế ki XX, S.W.Hawking khẳng định “hư vô” mới là nguồn gốc của vũ trụ (xuất phát từ lí thuyết “vụ nỗ Big Bang”) Cũng thế, nếu M.Kundera đã từng viết “giấy báo tử” cho tiểu trước, thì đến những năm đầu của thiên niên ki mới

vượt bậc của “công nghệ số

thuyết ở mấy thập ni

này, với sự phát trí „ tiểu thuyết được chế tác

và lưu trữ một cách phức tạp chẳng khác nào những tệp “dữ liệu nhị phân”

Vậy là chẳng có “cái chết" nào cả, từ “Thượng đế siêu hình" (God) đến

*Thượng để trên văn bản” (Author)! Tắt cả chỉ là "sự hoài nghỉ” tuyệt đối

Trang 15

người ta đã thấy nó “hấp hồi” từ hồi giữa thế ki trước Tiểu thuyết - với tư

cách là "hình thái chủ yếu của nghệ thuật ngôn từ” [20, tr.184], có một sức

sống mãnh liệt, bằng cách này hay cách khác, nó luôn tìm được sự thích nghỉ

với thế giới Bởi, trong quá trình “nảy nở”, “sinh sôi” của các thể loại văn học từ trước đến này, tiểu thuyết vẫn được được xem là thứ “sinh sau đẻ muộn”

nhưng lại luôn nhận được sự “chăm sóc kĩ lưỡng” từ các ''Thượng để trên văn

ết chóc vẫn

bản” và “ngay cả trong buổi hồng hơn cuối cùng đỏ rực và

còn một âm thanh: đó là tiếng nói yếu ớt, không biết mệt mỏi của con người

vẫn tiếp tục trò chuyện” (W.Faulkner - diễn từ Nobel 1950),

ảnh của Thời Hiện Đại”,

nó sẽ và luôn tôn tại song hành với hiện thực khách quan, dé cat lên tiếng nói

Không nói quá, tiểu thuyết có thể xem là *]

của chân lý cuộc sống và bản ngã con người Tiểu thuyết “khủng hoảng”, hay

bên “bờ vực của sự sụp đổ”, chỉ là những cách nói tương đối

“hoang mang” trước một số trào lưu đổi mới quá táo bạo nhưng ngắn ngủi

trên thế giới, ở thế kỉ trước Đặc biệt là khi giá trị (nghệ thuật) của nó được

ta

, ie ngui

dong đếm bằng tiền bạc và bị “làm giá” trước “cơn bão” kinh tế thị trường -

vốn là một đặc trưng cơ bản của xã hội Thời Hiện Đại Độc giả thờ ơ với tiểu

thuyết vì nhiều lý do khách quan và chủ quan, nhưng khác với “chu trình tự

hủy”, chính sự thờ ơ đó lại trở thành “động năng” cho quá trình vận động và

phát triển của nó Tựu chung, lúc này, số phận tiểu thuyết đang chịu sự chỉ phối của nhiều nhân tố, và nhịp chảy của Thời Hiện Đại đang “hối thúc” nó phải tự “chuyển mình”, phải tham gia vao quá trình thừa kế những khám phá, điều mà M.Kundera gọi là “lịch sử tiểu thuyết”

'Và thực tế, thể loại tiểu thuyết đã và đang bước vào giai đoạn “chuyển

mình” với rất nhiều thể nghiệm cùng khát vọng vươn lên phù hợp với quy luật cuộc đời, quy luật nghệ thuật Nó, một mặt, muốn phủ nhận cái lỗi thời, phản

Trang 16

mặt khác, lại muốn chiếm lĩnh một “chân trời mới”, không đoạn tuyệt hoàn toàn với quá khứ mà lấy đó làm nền tảng để đi sâu và vươn xa,

thâm nhập vào cõi vô thức bên trong tâm hồn con người Thời Hiện Đại

Trong bồi cảnh đó, tiều thuyết đã hiện diện trong đời sống nhân loại với “giao

diện” sống động và nhiều quan niệm mới mẻ

1.1.1 Tiểu thuyết - như là “sự viết tiếp những văn bản hiện tồn”

Có thể nói, từ nửa đầu thế kỉ XX, tiểu thuyết hiện đại đã vượt qua những giới hạn của quan niệm (về chính nó), cơ hồ, khiến cấu trúc thể loại trở nên tương đối và bắt định Lúc này, ý niệm về tác phẩm văn chương là sự sáng tạo

duy nhất, là một “Hy Mã Lạp Sơn” - đỉnh cao trong cô độc - đã trở nên “chật

chội” và không thể bao quát được hết giới hạn của cấu trúc tự sự và quá trình vận động của tiểu thuyết Thay vào đó, nhiều học giả cho rằng, tiểu thuyết (và các thể loại hư cấu khác) chỉ là sự “viết tiếp” hoặc “vie

chồng” những văn

bản hiện rổn (dasein - chữ của M.Heidegger) Đó là những đấm đø thuộc

Palimpsest, noi nhà văn có thể đọc lại quá khứ đã bị “bôi xóa” và khắc lên nó

những dòng tiếp theo của hiện tại

GGenette - nhà lý luận phê bình có tằm ảnh hưởng lớn trong văn học Pháp hiện đại cũng như trên thế giới - với công trình Palimpsests: literature

in the Second Degree, đã đặt ra vin đề xem xét “mỗi quan hệ” giữa một văn 'bản mới với các văn bản tồn tại trước đó Palimpses:s vốn là một loại văn bản (cỗ) được viết trên giấy da, ở đó, chữ viết gốc được cạo đi để tạo không gian

cho chữ viết mới Chính cái quá trình "cạo cũ” rồi "viết mới” đó đã trở thành

một biểu tượng cho sự tổn tại và “tái sinh” của văn bản Nghĩa là, không có

văn bản "độc nhất” nào, bởi chính nó, có thể đã được tao ra tir tan dư của vô

Trang 17

hinh anh Palimpsest, G.Genette muốn nói đến nguồn gốc và dạng thức tồn tại của văn bản, như là những mắt xích tạm thời trong cái mạng lưới vô tận lién

văn bản Trong công trình này, Genette cũng đã thể hiện những kiến thức vài

quan niệm của mình về bản chất của diễn ngôn trần thuật, đi từ cấu trúc luận đến liên văn bản, như một sự đột phá trong hệ hình lí thuyết 7t sự học Ông tập trung phân tích khái niệm zhượng văn bản (hypertextuality), mà theo đó

nó liên quan đến "mọi mối quan hệ cấu thành nên văn bản B (mà tôi sẽ gọi là

văn bản (rên/ hypertext) đến một văn bản trước đó là A (tất nhiên, tôi gọi nó

là vấn bản dưới/ hypotext), dựa trên đó nó dược lắp ghép lại theo một cách thức không phải của một bài tường thuật” [96, tr.5] Khái niệm ¿hượng văn bản cia G.Genette là một bộ phận của khái niệm lớn hơn, bao trùm mà ông

gọi là xuyên văn bán (transtextuality), hiểu một cách ngắn gọn là tính siêu việt trong văn bản, bao gồm các yếu tố mô phỏng, biển đổi, và tập hợp các kiểu

diễn ngôn Với diễn giải của G.Genette, xuyên văn bản là "tắt cả những thứ

đặt tác phẩm trong mối liên hệ, rõ ràng hoặc ẩn tàng, với những văn bản

khác” [96, tr83-84] Theo đó, tác phẩm văn học không có điểm khởi đầu, không có kết thúc, mà nó chỉ là một “điểm cắt vật chất” trên giao lộ thông tin,

và tuỳ theo con đường tiếp nhận của độc giả mà chúng sẽ được xác lập những

giá trị mới, có thể đương đồng (với giá trị tự thân) hoặc đj biế: Cũng như 'G.Genette với biểu tượng tắm da thuộc Palimpses:, R.Barthes cho rằng: “mỗi văn bản đều là một tẩm iụa, được đệt từ vô số trung tâm văn hóa khác nhau,

( ) một không gian da chiều kích mà ý nghĩa là không thể tính đếm Văn bản

không bao giờ tổn tại độc lập, tự trị mà là sản phẩm của vô số những mã, những diễn ngôn và văn bản trước đó được chồng xếp, kết nối, chuyển hoán,

Trang 18

“mã” (code) nghệ thuật đều có khả năng đào sâu đến tầng via ký ức của nhân loại Như lời 1.L.Borges đã viết trong tác phẩm Cuốn sách cát: “Đường kẻ

được tạo thành bởi vô số các điểm, mặt phẳng được tạo thành bởi vô số

đường kẻ, cuốn sách được tạo thành bởi nhiều vô kế các mặt phẳng, siêu cuốn sách lại được tạo thành bởi nhiều vô kể các cuồn sich”,

‘Thue chất, trong nỗ lực đổi mới tiểu thuyết trên toàn thế giới ở thể ki

XXX, tự thân nó đã hàm chứa khả năng của một "siêu văn bản”, Các tác giả đã

khai thác các lối viết thiên về kỹ xảo tự sự, đẩy người đọc vào một cuộc “phưu lưu rối rắm” trong mê lộ của cốt truyện đứt gãy, siêu thực, huyền ảo, dồn nén, giới han, lap lửng Trong cái “mê lộ trần thuật” đó, độc giả phải tự

mình chọn lấy một điểm nhìn, một sự lý giải tương đối kha di cho moi phi ly, khó hiểu, dở dang của câu chuyện, nhưng rồi, đi liền với đó là một cảm giác băn khoăn, bối rối, thiếu tin tưởng Quá trình đọc tiểu thuyết không chỉ dừng

lại ở việc giải trí, mà thực chất, là quá trình “viết lại tác phẩm” theo quan điểm của mỗi người Đến với tác phẩm như thế, người đọc có thể không cần

đi hết câu chuyện, mà ở bắt cứ đoạn nào, họ dừng lại và đi theo các “đường dẫn kết nối” để bước vào mạng lưới văn bản phức tạp khác Quan trọng hơn, ‘tu người đọc phải lựa chọn một hoặc một số kịch bản cho câu chuyện mà tác giả đã mở ra, bởi, ở đó luôn luôn có những “lối rẽ” bất ngờ Trang giấy trở

thành không gian đa chiều, đa lớp, thực và ảo xóa nhòa ranh giới, cứ y như mục đích của nó là làm cho con người phải lạc lối, phải hoài nghỉ

1.1.2, Tiểu thuyết - như tắm màn bị xé “ich” trong “cude choi” của ngôn từ Bước sang thể ki XX, mà có thể là những thập niên cuối thế ki XIX, sự

phát triển vượt bậc của nền khoa học - kĩ thuật và những thay đổi trong hình

thái kinh tế xã hội, đã mở đường cho sự trỗi dậy của *ý thức dân chủ”, tạo

Trang 19

biểu” về sự “tỉnh mộng” của mình trước hệ thống giá trị cũ Từ đó, “ý niệm về giá trị và chân lý bị tước ra khỏi cơ chề tinh thần xã hội, đặt trước đôi mắt

mang tính hiện tượng luận và hiện sinh luận của cá nhân” [90] Chủ nghĩa

tương đối về giá trị và chân lí làm lay chuyển những “mã số tỉnh thẳn”, mà từ

thể ki XIX trở về trước hầu như vẫn được xem là hằng số tuyệt đối Thiện và

ác, tốt và xấu, thật và ảo, thiên đàng và địa ngục, đều trở nên những vấn đề cần được “xét lại” Con người thế ki XX là một chủ thể chứa đầy hoài nghỉ

siêu hình Người ta nhận thấy sự *xói mòn bên trong” của các hệ hình nhận

thức, cùng với đó là sự “mắt mát nghiêm trọng” về tính đáng tin của đại tự sự (grands récits) Sự hoài nghỉ tuyệt đối này dẫn đến một cách nhìn nhận mới về cấu trúc tiểu thuyết - thể loại được xem là “hình ảnh của Thời Hiện Đại”

ASchopenhauer cho rng, nghệ thuật cần xưa tan lớp "sương mù phủ

màn che mắt” khiến ta không nhìn thấy hiện thực L.Tolstoi yêu cầu văn chương cần “bóc lớp vỏ bọc bên ngoài” để tìm thấy bản chất của các hiện tượng theo tỉnh thần phê phán Cũng theo đó, tiểu thuyết, với M.Kundera, là

phải khám phá cuộc sống đẳng sau “tắm màn” giả trang bị xé rách: “Một tắm

màn huyền ảo, dệt bằng những huyền thoại, được treo trước thế giới

Cervantes cho Don Quichotte ra đi và xé rách tắm man Thé giới mở ra trước chàng kị sĩ lang thang trong sự trần truồng hải hước của nó Giống như một người đàn bà trang điểm trước khi vội vã đến cuộc hẹn đầu tiên với tình nhân, thế giới, khi nó chạy đến với chúng ta vào giờ khắc chúng ta sinh ra, đã được

trang điểm, đã đeo mặt nạ, đã được tiên diễn giải Chính bằng cách xé tắm

màn của tiền diễn giải mà Cervantes thiết lập thứ nghệ thuật mới mẻ này;

hành động phá hủy của ông được phản chiếu và được kéo dài trong mỗi tiểu

thuyết xứng danh là tiểu thuyết; đó là dấu hiệu bản nguyên nghệ thuật tiểu thuyết [34] Như vậy, đến lúc này, nghệ thuật tiểu thuyết là phải “lột trằn” cả những gì diễn ra đẳng sau “tắm màn” hào nhoáng - đừng chỉ miêu tả “lớp

ii “mat

Trang 20

nạ” làm đẹp những khuyết điểm Về điểm nay, JJ Sweeney cho rằng: *Sự đồng góp đúng mức của nghệ thuật trong một thời đại không chỉ là sự phản

ảnh chính xác về thời đại ấy, mà phải tạo nên được những cái mà thời đại ấy còn thiếu” [dẫn theo, 90] Đương nhiên, việc “lột trằn” không đơn thuần chỉ là

khám phá bề mặt cuộc sống với những mảng sáng-tối, hiện-khuất (vốn đĩ nó

.đa chiều), mà còn khoan sâu vào lớp tiềm thức lẫn vô thức trong tâm hồn con

người Dòng ý thức, một mặt, là thứ không dễ nắm bắt và cực khó trong việc diễn dịch bằng ngôn ngữ, mặt khác, từ cái “bat định” ấy, nó cũng trở thành

một cõi vô tận cho cảm hứng nghệ thuật, nơi mà những kinh nghiệm cùng hệ thống giá (rj luận không thể "áp đặt" và giới hạn thẩm mĩ được mở rộng

không ngừng trong sự bùng nỗ của tư duy Ở “thế giới” ấy, trật tự tuyến tính

của hiện thực bên ngoài bị “làm khác”, hoặc thậm chí bị triệt tiêu, để thiết lập

một trật tự mới với cái chân lí tuyệt đối của tính ngẫu nhiên Cái biểu đạt đều

trở nên bắt khả tín vĩnh viễn trong “không gian” bắt khả tri, và nguyên lí tạo

nghĩa chính là sự hodi nghi

“Tâm thức hoài nghi kéo theo những hụt hằng, đổ vỡ trong tư duy Với

văn chương - nghệ thuật, việc phản ánh thể giới không còn bằng những quy luật phổ quát hay cả quá inh vận động, mà chỉ là những phát hiện cá nhân,

những khoảnh khắc đồng - hiện trong cái hiện thực vốn “ngồn ngang, mênh mông” của cuộc sống Thời Hiện Dai “Trung tim” va “phan trung tim” trong

văn học bị xô lệch rồi trượt dần khỏi “quỹ đạo” truyền thống Ưừng ngoại biên trở thành “trái tim” của tự sự và vùng rung tâm cơ hồ trở thành thứ yếu,

thậm chí là "phủi xóa” ranh giới giữa chúng, hoặc, người ta cũng chẳng còn quan tâm tới dâu là (ưng tâm, đâu là ngoại biển nữa Văn chương đương dại

hướng đến những cái “hư vô”, “ngẫu nhiên” như là “nguồn gốc của vũ trụ” “Trong bối cảnh ấy, cấu trúc tiểu thuyết không còn là những “tắm màn” khổng lồ, nguyên vẹn, được “vá đắp” một cách trật tự bằng hệ thống các

Trang 21

“mảnh vỡ” trằn thuật trong cuộc chơi “xếp hình” Tiểu thuyết gia tin rằng

tỉn” [54, tr.170], và bất kì một

sự sắp xếp nào cũng chỉ đem đến cái “trật tự giả tạo” Nếu, “các mảnh vỡ đơn lẻ tự chúng khơi dậy niet

thuyết truyề thống xem “vẻ đẹp về hình thức” có tác dụng làm cho cái được để trở nên

mạch lạc, trôi chảy, hợp lý, và, do đó, làm tăng khả năng lôi cuốn người đọc

vào cõi “hiện thực” hư cấu của câu chuyện, thì tiểu thuyết hiện đại chú trọng

đến cái hình thức “chưa hoàn chinh”, "thiểu tính liên kết” trên bÈ mặt văn chi mong độc giả đừng tin vào những gì được “kể lại Tỉnh phân

mảnh - đối lập với khuynh hướng tổng thể vôn được coi là điểm đánh dấu chủ nghĩa hiện đại - trở thành nỀn tảng cơ bản trong cấu trúc nội tại của tiểu thuyết đương đại Cốt truyện (fabula) bị xáo trộn, câu chuyện (story) bị cắt nhỏ, làm cho kết cấu tự sự trở nên “hỗn độn”, “nhập nhằng”, “phân mảnh”

"Những tinh

điều mà nhà văn luôn đánh ấp không gian tác phẩm, và trật tự sắp xếp là lộc giả Trong "tmớ hỗn độn” đó, những gì là phí logic lại được chấp nhận, khoảng cách giữa cảm tính và lí tính trở nên mơ hồ “Đa trị” trong “cực hạn” là điều đường như vô lí nhưng lại trở thành phẩm

chất hàng đầu của tiêu thuyết lúc này Hình thức kiến trúc lién văn bản ở cấp,

độ cấu trúc trần thuật trong tiểu thuyết đã giải quyết vấn đề dồn nén trong

dung lượng mà vẫn đủ sức dung chứa một hiện thw ham phén (hyper -

reality) Tiểu thuyết đương đại trượt khỏi khung khổ truyền thống, làm cho định nghĩa cấu trúc thể loại trở nên mơ hỗ, và sự “phân tầng” thể loại gần như

trở thành vô nghĩa

Như một con người của thời #fu hiện đại, E.Lyotard cho rằng, cần phải

“đánh đổ” dai ne sw va thay vào đó bằng những riểu ye sue (petits récits), qua đó, con người "tự kể chuyện mình”, tự tư duy và hành động như một phản ứng riêng tư trước những "đổ vỡ của hiện thực Trong lĩnh vực hành ngôn, ý tưởng của F.Lyotard tương ứng với ý niệm "trò chơi ngôn ngữ” (language

Trang 22

trọn vai trò của mình với tắt cả năng lực và điều kiện tài nguyên sẵn có trong

tầm tay; họ chơi hết sức mình đến độ có thể vượt qua hay làm gãy đỗ những

luật lệ có sẵn và làm sinh ra một trò chơi khác; tuy nhiên, không lúc nào họ

tin rằng trò chơi của mình là trò chơi duy nhất, cũng không lúc nào họ tin rằng

tắt cả những trò chơi nhỏ của họ và mọi người đều chỉ là những mảnh vụn của

một trò chơi vĩ đại nào đó”[dẫn theo, 89] Tiểu thuyết hiện đại trở thành “không gian chơi” cho sức quyến rũ của lối viết và “vũ điệu” của ngôn từ,

những quy tắc về ngữ pháp bị xem nhẹ và thậm chí tháo dỡ, để ngôn từ tự do

"nhảy nhót” cùng đông ý thức của nhân vật mã không bị "cưỡng chẾ” bởi một cquy phạm nào về ngữ pháp hay logic Hay nói cách khác, đó la thir “ngdn ngữ

trong trạng thái sôi trào đưới sự chuẩn xác của nỗi đam mê và huyền áo” [68,

517] J.Huizinga cho rằng bản thân việc con người sử dụng ngôn ngữ để

biểu đạt các ý niệm về thể giới đã là một trò chơi, và F.Lyotard đưa nó lên

tầm của một “cuộc chơi nghệ thuật” với thứ luật lệ đã được “mặc nhiên” hoặc

“minh nhiên”: “Các trò chơi ngôn ngữ không có những quy tắc trong bản thân

chúng, mà được cấu tạo nên từ sự thỏa thuận mặc nhiên hay mình nhiên giữa những người tham gia cuộc chơi” [43, tr.35]

Sự dụng công trong bút pháp biến kĩ thuật tự sự gần như là nói đưng của tiểu thuyết, và tiểu thuyết trở thành cầu chuyện vẻ chính nó Ngôn từ trong tác phẩm sẽ “tự kiến tạo” một “thể giới riêng”, bằng “vũ điệu” và vẻ đẹp vốn có của nó, chứ không đơn giản chỉ là những kí hiệu và zín hiệu để quy chiếu với thế giới khách quan Khi đó, câu chuyện kể chỉ là cái “phông nền” để giá trị

thắm mĩ của ngôn ngữ thăng hoa, bùng nỗ Sự “nỗi loạn” của ngôn từ trong cái không gian va chạm, dung hợp nhiều phong cách ngôn ngữ ma người nghệ

sĩ chủ ý “thay đổi thực đơn cho từ ngữ, thêm một mùi vị khác lạ hơn, tỉnh

quái hơn” [68, tr 517] tạo ra khuynh hướng “Camaval trong ngôn ngữ”, điều

Trang 23

văn hóa dân gian trung cổ và phue hung Tw duy thim mi trong văn chương, trở về với cái "thủy nguyên” mà "cuộc chơi ngôn tù” là phương tiện và cũng, như là mục đích Thậm chí, văn học hậu hiện đại khuếch trương cho quan

điểm: về mặt biểu đạt, con người không còn là trung tâm của ngôn ngữ nữa, mà bị ngôn ngữ khống chế Theo đó, mà cũng có thể là cái hệ quả tất yếu, độc

giả không còn quan tâm lắm đến “cái gì được kể”, mà chỉ đợi xem nó “được kể như thế nào” Những “công cụ” thẩm định giá trị văn chương như phản ánh luận, ý thức luận cũng phải tự thay đổi, nếu không muốn trở thành “di

tích” trong lĩnh vực văn chương

Có thể nói, phía sau hình thức trò chơi này, những “ảo tưởng về sức

mạnh tuyệt đối của nghệ thuật” sẽ được “xét lai”, va sw sng tao trong van chương sẽ được cởi mở, tự do hơn Nói cách khác, tính chất trò chơi chính là biểu hiện của sự chuyển đổi quan niệm xem văn học như một hoạt động tự do

của tư duy với thước đo là sự sáng tạo và tính thẳm mĩ, hoặc, cũng có thể, “lối

chơi” ấy là một trong những nỗ lực “tạo hình” cho các “tiểu tự sự” trên lộ

trình hóa giải sự thống ngự của “đại tự sự”

1.2 NHỮNG BƯỚC CHUYÊN MÌNH CỦA TIỂU THUYẾT VIỆT NAM

SAU 1975

Nhà văn Ma Văn Kháng, trong bài Tiếu thuyết, một giá trị khong thé thay thế, đã khái quát về thực trạng của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại như

sau: "Tiêu thuyết Việt Nam hiện đại dường như dang rơi vào trạng thai cin

nhụt sức sáng tạo Số tiêu thuyết xuất bản hàng năm đã ít ỏi, lại còn yếu kém, gần như không còn gây được ấn tượng gì với bạn đọc La liệt trên quầy sách lúc này là tiểu thuyết Trung Quốc, Mỹ, Pháp Hết Một nứa đàn ông là đàn bà

( ) ban doc lại say sưa bản tán đến nghệ thuật tùng xẻo trong Đảm ñương

kình ” [S1, tr.1S] Khi đi tìm diện mạo nên tiểu thuyết Việt Nam hiện đại,

Trang 24

thấy giật mình Niềm đam mê với những tác phẩm văn học nổi tiếng nước

ngoài của chúng ta chưa bao giờ lại giống như một sự giễu cợt với trang sách

“nội địa” đến vậy Các nhà văn của ta đứng trước một thách thức không dễ

vượt qua một khi thời đại xã hội đã thay đổi, con đường của thể loại tiểu

thuyết trên toàn thể giới đang chia nhiều ngả và mọi nỗ lực đổi mới nó vẫn

chưa đến hồi kết

Chiến tranh lùi xa, sau 1986, đất nước đi vào thời kỳ đổi mới, mở cửa

và hội nhập, nhiều quy luật mới cần thích nghĩ, hệ thống giá trị xã hội có sự biến đổi và tự điều chỉnh Sự đổi thay trên nhiều mặt của cả đắt nước kéo theo sự biển chuyển của nền văn học nghệ thuật (đương nhiên, khi kiến trúc

thượng tầng thay đổi luôn đem đến sự biến chuyển trong văn học nghệ thuật)

Những quan niệm về văn học nói chung, tiểu thuyết nói riêng bắt đầu được

nhìn nhận một cách khách quan, khoa học Các tác phẩm trước đây bị kiểm duyệt cũng được định giá lại dưới quan điểm thẩm mĩ và những sản phẩm mới ra đời đã bước đầu “bắt nhịp” với xu hướng chung của thời đại Tuy, một

số nhận định trên vẻ tiểu thuyết Việt Nam khoảng mấy chục năm gần đây là gần sát với thực tế, nhưng dẫu sao, chúng ta vẫn nhận thấy những bước “chuyển mình” của tiểu thuyết Việt Nam (trong quá trình hội nhập), từ nền tảng tư duy đến hình thức nghệ thuật

1.2.1 Một số đỗi mới trong tư duy nghệ thuật

Một điều dễ thấy, sau 1975, các thể hệ nhà văn của chúng ta đã dành sự quan tâm đặc biệt cho việc tìm tòi, đổi mới tư duy nghệ thuật, nhất là ở thể loại tiểu thuyết Đó không hẳn là nhu cầu sáng tạo của chủ quan người nghệ sĩ, mà dường như, còn là yêu cầu của thực tiễn Phải nói rằng, tỉnh hình tiểu

Trang 25

kết cấu na ná như nhau, đơn nhất về kiểu dáng khiến người đọc cảm thấy

nhàm chán Ở đó, nhiều mô hình tác phẩm chỉ tập trung cho kĩ xảo tự sự mà

thiểu đi linh hồn thâm mĩ Hơn nữa, sau khi thống nhất hai miễn, đất nước ta chuyển biến trên nhiều mặt ở cả kiến trúc thượng tầng Kin ha ting cơ sở, nền văn học cần thiết phải có sự khám phá, lý giải hiện thực một cách tận

cùng, rốt ráo, thì dường như, những t

êu thuyết gia của ta vẫn chưa thể chiếm lĩnh trọn vẹn được thực tiễn “sôi động” ấy Những vấn để nóng bỏng về chính trị xã hội, đời tư thể sự, đạo đức lối sống, phẩm giá con người tồn tại trong su “lưỡng phân” giữa tốt và xấu, đen với trắng không còn lạ lẫm ở thời đổi mới nhưng vẫn chưa được khắc họa thành điển hình phổ biến Nền văn học của ta vẫn trượt theo tư duy cũ, như một quán tính khó cưỡng, với chiến tranh là

*mánh đắt cứu cánh” cho cảm hứng sáng tạo ở người nghệ sĩ

Từ 1986 trở đi, với những quan điểm đổi mới của Đảng trên tất cả các

lĩnh vực kinh tế - chính trị - văn hóa, nền văn học nói chung và mảng tiêu

thuyết nói riêng có điều kiện khởi sắc và thu được những thành tựu đáng kể 'VỀ mảng sáng tác, ching ta chiu ảnh hưởng mạnh mẽ của các trường phái, trào lưu văn học hiện đại của phương Tây như: Chủ nghĩa hiện sinh, Siêu

thực, Phân tâm học, Hậu hiện đại Về mảng phê bình, chúng ta tiếp nhận các lí thuyết phê bình mới như: 7í pháp học, Phân tâm học, Tự sự học (tắt nhỉ 1à mới với chúng ta thôi, chứ trên thể giới, các lí thu này đã cũ ở thời

điểm ấy rồi) Ở giai đoạn này, do xu hướng toàn cầu hóa, cho nên, việc giao

lưu - tiếp xúc - định vị các mỗi quan hệ giữa các nước trên thế giới trở nên dễ

đàng và trở thành tắt yếu Trong thời buổi “mở cửa” đó, quá trình vận động của cả nền văn học và thể loại tiểu thuyết diễn ra khá mau lẹ - một mặt, kế

thừa những giá trị truyền thống trong lối tư duy cũ làm nền tảng, mặt khác, tiếp nhận những cách tân nghệ thuật của Chư ghña hậu hiện đại đễ tạo đà cho

Trang 26

thuyết vẫn trượt theo quán tính cũ, với xu hướng “sử thì hoá”, cổ gắng phản

ánh bức tranh rộng lớn, bề thé của đời sống hiện thực, như là hình ảnh của cả một dân tộc trong dòng chảy lịch sử và người nghệ sĩ chỉ loay hoay tìm cách miêu tả những gì đã có, đã xáy ra, với những hình tượng nhân vật điển hình

(Đồng bạc trắng hoa xoè (Ma Văn Kháng), Năm 1975 Họ đã sống như thế

(Nguyễn Trí Huân), Miễn cháy (Nguyễn Minh Châu) thì bước sang 1986, trước sự "cớ trói” từ tư tưởng của Đảng và "lời ai điều cho nền văn học minh

họa” (Nguyễn Minh Châu) được “xướng” lên, tư duy tiểu thuyết đã thực sự

bước sang "một trang mới” (dẫu trước đó đã có những biển chuyển trong tư duy thắm mĩ ở một số nha văn nhạy bén như Thái Bá Lợi khi viết lai người

trở lại trung đoàn, Lê Lựu viết Thời xa vắng nhưng chỉ là những trường

hợp cá biệt) Trong không khí dân chủ của đời sống văn học, trường nhìn của

tiểu thuyết hướng về cái cá thể, cá nhân với nguồn cảm hứng đời # thế sự

Nhà văn đứng trước một hiện thực phồn tạp, đa chiều, ở cả bẻ rộng lẫn chiều

sâu, với những chủ thể chứa đầy sự “hoài nghỉ siêu hình” đang đôi hỏi “cuộc

đối thoại không ngừng” trước bao nhiêu vấn đề bức bách của cuộc sống mới “Thực cảnh ấy, một mặt, trở thành “mảnh đất” màu mỡ cho văn chương “diễn

xướng” (bởi, từ xưa đến nay, "cái khó”, "cái khổ”, "cái Khác” cơ hồ trở thành không gian thích hợp cho cái “quing” văn chương tích tụ), mặt khác, cũng là

thách thức không nhỏ cho tài năng và bản lĩnh của người cằm bút Bởi lẽ, nếu

không có vốn sống, không đủ trải nghiệm, không đủ tinh tế, cũng như không có những “cuộc vật lộn âm thầm trong tâm hỗn” thì họ - những người cầm bút ~ không thể lý giải hay cắt nghĩa được đời sống hiện thực chất đầy những

“ngén ngang” này

Trước hết, kh chiến tranh đi qua, người nghệ sĩ đã thẳng thắn nhìn nhận

lại nó bằng một lớp điễn-ngôn-của-sự-thật, một thứ “lịch sử được tái tạo trong

Trang 27

Ngoài ra, những vấn đề hậu chỉ:

lich sử” được quan tâm một cách đặc biệt rong tiểu thuyết ở giai đoạn này, âu

cũng là một điều dễ hiểu Những cuốn tiểu thuyết chứa đựng nhiều tằng ý

nghĩa như: Thời xa vắng (Lê Lựu), Nỗi buổn chiến tranh (Bảo Ninh), Mánh

và thân phận con người với “vết thương

đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), Bến không chẳng (Dương

Hướng), Ấn máy đĩ văng (Chu Lai) đã làm "đây sóng” giới phê bình -

nghiên cứu, đồng thời mang lại cho độc giả những “tiếng nắc nghèn nghẹn” trong cảm xúc Hàng loạt vấn để lớn của thời điểm trong và hậu chiến tranh đồng vọng ở những tiểu thuyết này Đó là, thân phận con người trong chiến tranh với sự mắt mát của tuổi thanh xuân, sự tan vỡ của tình yêu cùng những mỗi mòn chờ đợi trong vô vọng Đó là, nỗi ám ảnh kinh hoàng về cái chết và

những vết thương không bao giờ lành Đó là, sự sám hối của người lính trước

những “món nợ” với chiến tranh Đó là bản năng, là nhân tính Có thể nói,

thế kỉ mà chúng ta vừa đi qua - thế ki của hai cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, thế kỉ của cách mạng xã hội gắn với nhiều biến cố dữ dội - vẫn luôn là “chất men” hắp dẫn, là mạch nguồn cảm hứng chưa bao giờ vơi cạn cho người nghệ

sĩ đảo khơi, “canh tác”

“Tiếp theo đó, những biến động của hiện thực xã hội thời kì đổi mới - hội

nhập, đã làm nảy sinh nhiều vấn đề mới trong cảm quan về con người và của

con người Trước hiện thực ấy, người nghệ sĩ đã mạnh dạn di sâu vào ngóc ngách của đời sống cá nhân, khai thác những khía cạnh tâm linh bên trong cá

thể người, và cả sự vận động của xã hội trước thời đại mới, nơi nhiều số phận

Trang 28

sử, cung cấp bức tranh hào hùng của đời sống đấu tranh, xoáy vào những khía cạnh đạo đức - nhân sinh bắt nguồn từ hiện thực (khách quan), thì tới lúc này,

nó lại mang khát vọng khai phá cái ý thức, tiềm thức và cả vô thức ẩn sâu trong tâm hồn con người (chủ quan), đồng nghĩa với lớp tư tưởng hướng về sự “tự vấn”, trăn trở, chiêm nghiệm qua những bài-họe-cuộc-dời Từ đó, trong

thế giới nghệ thuật, người nghệ sĩ tập trung bút lực vào không gian phúc tap,

'bí ấn của nội tâm nhân vật, chứ không đơn thuần chỉ tìm cách “chứng minh”,

“làm sáng tô”, hoặc "tái hiện” những cái đã có, đã xáy ra - như là thứ hiện

thực “dâng sẵn” Bên cạnh cái “chiều kích sâu thảm” ấy, một mảng lớn chiếm lĩnh các trang tiểu thuyết chính là những “hỗn tạp”, “nhốn nháo” của xã hội thời đổi mới, với sự “xâm lắn” của văn hóa ngoại lai, làm thay đổi cả nhận

thức và tư duy của con người (ý thức hệ) Những hệ thống quy chuẩn trong

đạo đức, lỗi sống gắn liền với bản năng, vô thức trở thành một vấn đề nóng

bỏng nhưng không dễ cắt nghĩa Đó cũng chính là hệ quả từ cuộc đối thoại gay git xuyên suốt thế kỉ XX giữa lí thuyết Phân tâm học của Sigmund Ereud

và nền tảng nhận thức luận của chủ nghĩa Marx-Lenin Một bên, là "sự phân

tích sâu sắc nhất mà con người đã biết tới về cái không phải là con người nhất

trong mỗi con người” [64] (tức là cái vó rước cá nhán), một đằng, là những

kiến giải không thể phủ nhận về con người trong mối quan hệ biện chứng với hiện thực Một bên, chứng kiến sự “trỗi dậy” của cái vô thức như là “động năng” tiềm tàng của sự sáng tạo, một đẳng, thừa nhận lao động nghệ thuật là sự kết tinh đặc thủ từ những quy tắc, chuẩn mực công đồng Trên nên tảng ấy, văn đàn chúng ta hơn mươi năm trở lại đây đã xuất hiện những tiểu thuyết

Trang 29

người rung chuông tận thế (Hồ Anh Thái), Minh sư (Thái Bá Lợi), Đi tìm

nhân vật, Thiên thắn sảm hồi (Tạ Duy Anh) đã mở ra một lỗi tư duy mới

cho nghệ thuật tiểu thuyết, không chỉ đề cập phần ý thức mà còn đi từ cái vô

thức đến tiềm thức, thậm chí, ở một số trường hợp (7hoạt kì thủy, Người Sông ‘Mé), ý thức thực ra chỉ là những “biểu hiện vật chất”, “nơi cư ngụ tạm thời”

của vô thức trong con người

‘Tom lai, nếu thời chiến tranh, với tính chất khốc liệt, “mắt-còn” của nó,

khiến văn học phải “nhập cuộc”, trở thành một thứ “vũ khí” đặc thù về chức năng để góp phần vào công cuộc bảo vệ Tổ quốc, thì sau 1975, văn học “trở lại với chính mình” để phản ánh một cách chân thực nhất về con người và

hiện thực trong cảm quan đa diện, đa chiều Cũng từ đó, nhiều bình diện phức

top của đời sống xi hội, những vấn để triết lý đạo đức gắn liền với bản ngã,

vô thức lần lượt được khai phá, khiến quá trình sáng tạo của người nghệ sĩ

không ngừng vận động Thực tế ấy đã đánh dấu bước phát triển mới của tư uy tiểu thuyết Việt Nam đương đại, cho nên, có thể nói: bẩy giờ mới là rhời

của tiểu thuyết

1.2.2 Một số cách tân trong hình thức nghệ thuật

"Nghệ thuật nói chung và tiêu thuyết nói riêng luôn doi hỏi ở người nghệ sĩ sự sáng tao không ngừng, nhưng để không lặp lại với chính mình là cả một

thử thách không dễ vượt qua Khó nhất là lối mòn trong tư duy cho đến cách viết, rồi theo đó là cả quá trình hình dung tầm đón đợi của bạn đọc giả định

(bởi, một văn bản “mẫu mực” cũng trở nên vô nghĩa nếu không thể được tiếp

nhận) Dẫu sao, với tư duy được “cởi trói”, tiểu thuyết Việt Nam ở những thập niên gần đây đã có những dấu hiệu cách tân đáng kể trong kĩ thuật viết -

tức là, những hình thức nghệ thuật đã được “làm mới” một cách chủ động từ

người viết Mặt khác, cũng phải thấy rằng, theo M.Bakhtin: “Tiểu thuyết là

Trang 30

sắc hơn, cơ bản hơn, nhạy bén hơn sự biến chuyển của bản thân hiện thực

Chỉ kẻ biến đổi mới hiểu được sự biến đổi” 4, tr.27-28] Thực chất, sự vận

động của tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1975 đến nay cũng là sự biến đổi về chất và lượng đễ mang lại hiệu quả trong việc phản ánh con người và hiện

thực

'Về phương diệ

mi hoc, V.G.Biliaxki cũng đã từng lưu ý, nếu như có tư tưởng của thời đại thì cũng có những hình thức của thời đại Do đó, trong

tiến trình phát triển của văn học qua từng chặng đường lịch sử, xuất hiện sự biến đổi về quan niệm về tiểu thuyết cũng là điều tắt yếu Một mặt, những hình thức truyền thống sẽ được kế thừa để chuyển đổi thành hình thức mới, mặt khác, sự dẫn đường trong tư duy sẽ mang đến những biến đổi trong hình

thức, đó là quy luật vận động khách quan, không thể phủ nhận Nhưng, sự vận động đó không phải lúc nào cũng tịnh tiến một cách "trơn tru”, song hành giữa “tư đuy-lí luận” và “thực tiễn-sáng tác” Trớ trêu, lĩnh vực nghệ thuật lại là địa hạt chứa đựng nhiều dị biệt về *cặp đồng vị" ấy Có thể, sự thay đổi

trong tư duy phải rất lâu sau mới tác động đến sự chuyển biến trong hình thức

(như đã nói, quá trình này còn phụ thuộc vào chủ thể sáng tạo và tiếp nhận, hoặc xa hơn là đặc thù của vùng văn học ) hoặc ngược lại, nhiều cái mới trong hình thức lại vượt lên khỏi phạm vi của tư duy, lí luận Bởi thế, lời "trách móc” của văn hảo người Nga là V.Ôvetskin xem ra cũng có cái lí

“Người ta đầy chúng tôi đi tìm những hình thức mới, những thể loại mới Thế

mà khi chúng tôi đi tìm được chúng, thi các nhà nghiên cứu văn học lại không tìm được những thuật ngữ mới” [dẫn theo 88] Nhìn lại quá trình vận động của

nên văn học nước nhà, một điều “đáng mừng” là tư duy tiểu thuyết của chúng

ta gần như đi sát với sự thay đổi trong hình thức Hay nói cách khác, những tiểu thuyết gia của chúng ta thường rất nhạy bén trong việc đổi mới hình thức

Trang 31

“đáng buồn”, vì thực chất, văn học chúng ta không tự thân tạo ra được nền

tảng lí luận, công cụ tư duy đều được lĩnh hội (nếu không muốn nói là “mượn”) từ bên ngoài Điều này, một mặt, khiến nền văn học chúng ta có thể

“tăng tốc” tiến theo sự vận động của văn học thể giới, nhưng mặt khác, vì

phải "đi theo”, nên văn đàn chúng ta không bao giờ trở thành “hình mẫu lí tưởng” hay “vùng văn học trung tâm”, bởi đơn giản, chúng ta "ln cđ” Phải

nói lại những vấn đề này để thấy được, sự cách tân về hình thức nghệ thuật của các thể hệ nhà văn (trong và hậu chiến tranh) từ sau 1986 đến nay là một

nỗ lực đáng được ghỉ nhân Dó không chỉ là trách nhiệm của nhà van (trong tương quan với người đọc), mà còn là cái :ẩm của họ trong việc “nang tim”

nên văn học nước nhà Và thực tế, sự cách tân ấy đã đạt được những thảnh tựu

nhất định

Nhìn một cách tương đối, sau 1986, mà đặc biệt là khoảng mươi năm

đầu XXI, tiểu thuyết Việt Nam đã in đậm những dấu ấn cách tân về nghệ

thuật, góp phần khơi lại sức sống và địa vị xứng đáng cho thể loại này trên

văn đàn Hiện tượng phân rã, lồng kép cốt truyện xuất hiện ngày cảng nhiều, các kiểu nhân vật-tâm lý, nhân vật-tính cách trong sự thể nghiệm mới bắt đầu

lan rộng, giọng điệu tự sự trở nên đa âm qua "trò chơi của ngôn từ” Thật khó để có được cái nhìn toàn cục, ở đây, trong giới hạn của mình, chúng tôi

chỉ điểm qua những ấn phẩm nỗi bật Trước hết, vào thập niên củ

XX, với kỹ thuật đỏng ý thức, dù chưa hoàn chỉnh, Nỗi buồn chiến tranh (Bảo

Ninh) đã "làm mưa làm gió” trên văn đản với những dư ấn đặc biệt: vừa cuốn hút từ cái dang đở của thực tại, vừa ám ảnh ở cái chết chóc kinh hoàng trong

quá khứ; vừa hư ảo với màu sắc huyền thoại, vừa chân thực với những vết

Trang 32

mình bởi sự trớ trêu: thể hệ hiện tại đang sống và "ăn bám” vào quá khứ Khái

“uyên muộn (Nguyễn Việt Hà) mang dáng dấp của tiểu thuyết hậu hiện dai,

với kết cấu đa ting ae cham chiếu (tiêu thuyết trong tiểu thuyết) Sau đó, một khuynh hướng điểu shuyét ngắn được hình thành, với sự co nén về dung lượng, như là một hình thức để chối bỏ cái “bề thế” của đại rự sự Điểm “cực

hạn” ấy không phải là sự thu gọn cơ học về dung lượng bể ngang, mà nó buộc các tác giả phải tìm ra những phương thức tạo nghĩa tối đa trong tác phẩm từ những phương tiện ngôn ngữ tối thiểu trên văn bản Đó là kết quả của một tư

uy nghệ thuật mới, là hệ quả của một quá trình vận đông trong văn hoc, chit

không phải là một sự ngẫu nhiên hay vô cớ nào Ở khuynh hướng sáng tác này, xuất hiện những gương mặt tiêu biểu như Phạm Thị Hoài, Tạ Duy Anh, “gọn gàng” về dung lượng, nhưng lại phức tạp trong cấu trúc nội tại Đó là 80 trang

Nguyễn Bình Phương, Mạc Can, Thuận Tác phẩm của họ, đa số

của 7hiển sử, 180 trang của Vao edi, 227 trang ciia China Town, 127 trang của 7í nhớ sup tàn,163 trang của Thoại kỳ thủy Hầu hết, các tiểu thuyết này đều được kiến trúc trên nền tảng của tính phân mảnh - với cách phân chia tác phẩm thành nhiều chương đoạn, dài ngắn khác nhau và lỏng lêo trong liên

kết nội tại - như là biểu hiện “xộc xệch” của một thể giới hiện thực “đổ vỡ”, được xem là những thể nghiệm mới cho tiểu thuyết Việt Nam trên con đường

hội nhập vào dòng chảy chung của văn học

Cũng là một điểm đáng lưu ý, tiểu thuyết Việt Nam đương đại, ngoài sự gia tăng mạnh mẽ các yếu tố huyền thoại, giểu nhại, cùng xu hướng cô đọng,

cồn nén trong dung lượng nhà văn còn có tham vọng đưa độc giả bước vào

Trang 33

lại khiến người đọc đấy lên sự “ngờ vực” trong quá trình tiếp nhận Cúi biếu

đạt được đặt trong tương quan với tính bắt &há tín cùng sự bắt &hả trí, khiển cho văn chương biến thành “mảnh đất” của những điều bịa đặt lộ liễu, mà người nghệ sĩ cơ hỗ trở thành những nhà 10 thuật tài ba Không hướng đến

mục đích thuyết phục độc giả bằng một “niém tin trong hư cấu”, nhà văn bày

ra một “cuộc chơi” trong tác phẩm của mình Bước vào cuộc chơi ấy, độc giả

có thể vừa thưởng thức, vừa chứng nghiệm, vừa phóng thoát tưởng tượng rở thành “người đồng sáng tạo”, chứ không còn là những “đối của mình

tượng tiếp nhận” một cách thụ động Phạm Thị Hoài mở đầu Thiền sứ bằng lời “chú thích”: “cuốn sách này bắt đầu từ một điển tích của nhà văn G.G và những chuyện khó tin của nhà văn E” Kế đó, các chương được sắp xếp ngẫu nhiên từ những “mạnh vụn” rời rạc của hiện thực, những chỉ tiết “tiện đâu kế đấy” “Cuộc chơi” từ kết cầu tới thế giới nhân vật được công khai ngay ở hình

thức văn bản, trong cách đặt tên chương mục đến cách mơ hình hố nhân vật

Mỗi nhân vật giống như cuộc thử nghiệm của một "cái tôi” nhỏ bé, tính cách

nhân vật không được nhà văn lý giải, cắt nghĩa, mà được người đọc thẩm thấu

từ "cuộc chơi” trên văn bản Tạ Duy Anh xác nhận tính “tò chơi” trong Thiền

thân sám hồi bằng “lời tựa ”: “Câu chuyện khó tin này là của một đứa trẻ còn ở trong bụng mẹ Nếu đọc xong quý vị vẫn không tin thì cũng không sao” Và

người kể chuyện sau đó lại chính là "đứa trẻ còn ở trong bụng mẹ” kia!? Mười

lẻ một đêm của Hồ Anh Thái có hin mot “bản khế ước” rất dễ “dễ thương” - như là quy tắc của tác giả đặt ra trước bạn đọc về “luật chơi”: “Các anh nên

đọc hết cuốn sách này Đọc xong các anh có thể tin hoặc không, vì những

chuyện tôi kể có thể rất nghiêm túc hoặc có sức tầm phào” Nguyễn

Bình Phương tạo cho Thoạr kỳ huỷ một mạng lưới của "cấu trúc dứt gãy”, nhảy cóc liên tục từ quá khứ đến hiện tại, đan cài vô thức với ý thức "Trò

chơi” của Châu Diên được công khai ngay ở cái nhan để đầy vẻ “mê hoặc”:

Trang 34

lặp lại ctia Judn hdi nhu quan nigm nha Phat, vừa ngẫu nhiên như “khúc ca vô thức” Nôi buôn chiến tranh của Bảo Ninh là một “sân chơi” đặc biệt giữa tác

giả và nhân vật Ở đó, bản thảo của một nhân vật được lồng trong tác phẩm chính, nhân vật hư cấu lại có năng lực “tác động ngược” đến thế giới thực của

nhà văn, khiến cho cái đhậr trở thành /áz, còn cái ñư thì lại càng ư hơn Như trò chơi soi gương, những lớp văn bản đó (bản thảo của tác giả và bản thảo

của nhân vật) tự thân va chạm vảo nhau đẻ sản sinh ra tầng ý nghĩa mới Cũng với “kiểu chơi” này (cấu trúc tự sự hai lần hư cấu), Thái Bá Lợi đã tạo ra

“Minh sự từ 3 lớp văn bản, trong đó, có “bản viết tay” của nhân vật Đoàn Minh Thành về công cuộc zmở cỡi của chúa Nguyễn Hoàng (chúng tôi sẽ trình bay rỡ ở phần sau)

Nhìn một cách khái quát, khoảng ba mươi năm trở lại đây, nén văn học chúng ta đã trải qua "bước ngoặt lịch sử” (1975), và “bước ngoặt tư duy”

(1986), song hành với đó là những chặng đường đổi mới Chừng ấy là khoảng thời gian chứng kiến sự xuất hiện của những lớp nhà văn ưu tú (trưởng thành từ trong và sau chiến tranh), mang trong mình xu hướng mới mẻ về tư duy lẫn kĩ thuật tự sự Lằn một, khởi đầu bằng “hiện tượng” Nguyễn Minh Châu, rồi lan rộng với những Ma Văn Kháng, Lê Lựu, Nguyễn Khải, Bảo Ninh, Dương Hướng, Nguyễn Khắc Trường, Lần hai, có phần "rời rạc” hơn một chút, là

Pham Thị Hoài, Ta Duy Anh, Nguyễn Bình Phương, Mạc Can, Châu Diễn, Nguyễn Viện, Hồ Anh Thái Mỗi sự cách tân không bao giờ là “độc tôn”

(hay “cit lia” véi cái cũ), mà là quá trình tiếp biến với thiên hướng tìm tòi, đổi

mới, góp thêm những cách nhìn đa dạng và tái hiện cuộc sống trong cái cảm

quan đa chiều bằng hình thức văn chương (nghệ thuật ngôn từ) Có thể thấy,

di sao chăng nữa, tiểu thuyết vẫn là thể loại ưu trội trên văn dàn Việt Nam,

vẫn là niềm đam mê của “bút lực” người nghệ sĩ, và tất nhiên, vẫn là sự lôi

Trang 35

thể loại nảy sẽ còn gian nan, ở đó, tiểu thuyết trường thiên sẽ “khô cạn dần chất sống”, tiểu thuyết lich sử sẽ “mắt dần đắt diễn”, còn lại, “tiểu thuyết

mới” với sự đầu tư trong kỹ thuật tự sự sẽ dần được khai phá, trở thành một “hình mẫu lí tưởng” cho sự tiếp nhận Tắt nhiên, những kĩ thuật tự sự ấy phải đạt đến “linh hồn nghệ thuật”, phải trở thành những tín hiệu thẩm mĩ, phải

góp phân tái hiện con người và cuộc sống một cách trọn vẹn nhất, chứ không

phải chỉ là những thủ pháp, kĩ xảo, “lòe mắt” độc giả nhưng nông cạn trong tư tưởng,

‘Tom lai, sáng tạo nghệ thuật là một lĩnh vực đặc thủ, ở đấy, không có

con đường nào là vô tận và cũng chẳng có điểm nào là tân cùng của những lối

đi Đường văn thì muôn néo, cảm nhận thì muôn chiều, ở dấy, sẽ luôn có sự

tiếp nối, chặng đường này hết sẽ chuyển giao sang chặng đường khác, khuynh

hướng này “cạn” sẽ khơi gợi cho khuynh hướng khác phát trin Thời điểm này, tiểu thuyết Việt Nam đã và đang bước vào một chặng đường mới, dẫu còn không ít những khó khăn, nhưng hứa hen nhiều tiém năng phía trước Với

ai đó, tiểu thuyết đang ở trạng thái “cùn nhụt”, nhưng với chúng tôi, vẫn còn nguyên đấy sự hi vọng về một viễn cảnh tươi sáng Bởi dẫu sao, mọi cái khởi đầu đều gian nan, và sự thành công bao giờ cũng được khơi nguồn từ “thế

Trang 36

13 TIÊU THUYẾT THÁI BÁ LỢI VÀ NHỮNG DẦU HIỆU CÁCH TÂN

1.3.1 Tiểu thuyết Thái Bá Lợi

và hư cầu văn chương sự “lắp lửng” giữa lằn ranh lịch sử

Có thể nói, lịch sử là một “mảnh đất” phong nhiêu, màu mỡ với những định hướng nghệ thuật chưa khi nào vơi cạn Nhưng tự sự về lịch sử lại khó vô cùng, bởi lẽ, nó luôn chứa đựng “cuộc hòa giải bắt tận” giữa tính chân thực h

trong diễn trình lịch sử và tính hư cấu trong tác phẩm nghệ thuật, giữa “nguội lạnh” của câu chuyện xa xưa và tính “nóng hồi” trong tiêu điểm tiếp

nhân, giữa tính khách quan của vô thức tập thể và tính chủ quan trong tư duy

sáng tạo của nhà văn Theo đó, "sự viết không còn là thăm dò cái chưa bì

mà viết là để giải mã cái đã qua, không phải thăm do i xa la ma dé dign giải và diễn giải khác đã quen thuộc” [14, tr.35] Chính những tồn tại cố hữu đó, ti nghệ thuật và hành ngôn để cân bằng, hải hòa hai chuỗi “xung điểm” đó lồ thuyết lịch sử đồi hoi nha văn phải nhạy bén, tỉnh tế trong ý'

“Tiểu thuyết lịch sử không phải là một thể loại mới, nhưng nó đang dần trở nên xa lạ, bởi câu chuyện chứa đựng trong đó thường khô khan và gắn với

những “nhân vật đã chết” của thời gian Mặt khác, giống một “quyền lực” -

diễn ngôn lịch sử luôn tôn trọng “sự thật” (như trong dién trinh), điều này cơ:

hồ trở thành cái “khung”, chỉ phối và vây khép trường suy tưởng cùng khả năng “đồng sáng tạo” của độc giả Bởi vậy, với tư duy đổi mới (sau 1986),

các nhà văn đã cố gắng làm mới thể loại này bằng những “mã” lịch sử gắn

chặt với tính thắm mĩ đa dạng của văn chương Từ đây, khi bước vào "cửa

ngõ” tiểu thuyết lịch sử, người đọc vừa được “soi mình” bên dòng chảy của quá khứ dân tộc, vừa được đằm sâu trong mạch ngầm tư tưởng cùng những

nét đỗi mới trong kĩ thuật tự sự của nhà văn

Trang 37

biết, “qua chit riéu thuyét, chúng ta hiểu là cả một thời đại lịch sử được phát

triển trong câu chuyện hư cầu” [20, tr.193], nhưng với “quyền lực” của diễn

ngôn lịch sử, bằng cách này hay cách khác, nó không cho phép người nghệ sĩ

vượt thoát khỏi “linh hồn” của sự thật Nghĩa là, dù đậm hay nhạt, nhiễu hay

it, thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết ịch sử luôn có sự song hành giữa sự

thật quá khứ và hư cá

hậu hiện đại đôi lúc loại bỏ hẳn cái gọi là “sự thật”) Mẫu thượng ngàn của

văn chương (tiểu thuyết đỏng ý thức của Chủ nghĩa

Nguyễn Xuân Khánh với việc đi tìm “hạt nhân kiến tạo” văn hóa Việt nên sự thật lịch sử trở thành trung tâm của phản ánh Ngược lại, trong Giản thiéu, VO

Thị Hảo đã tiền hành “giải thiêng” lịch sử, dịch chuyên những “huyền thoại” như Thái hậu Dương Vân Nga, Nguyên phi Ÿ Lan từ chốn “thâm cung bí sử” đến cõi trần tục với nhiều toan tính, thù hận, nên đương nhiên # cẩu trở

thành cốt lõi trong tư duy kiến tạo Còn ở A/inh sư của Thái Bá Lợi, khoảng

cách từ điễn ngôn lịch sử đến tự sự văn chương lại không dễ cắt nghĩa Xuyên suốt tác phẩm, nhà văn không chủ hướng tới cai didn trinh, ma dich đến là

những cuộc đối hoại với lịch sử, với văn hóa để phần nào “gợi lại” cái đã

4wa từ góc nhìn của hiện tại Nhân vật lịch sử được phục dựng trong cảm

quan đa chiều, bằng điểm nhìn bên trong lẫn bên ngoài, bằng cả “huyền thoại”

và sự sáng tạo chủ quan của người nghệ sĩ, cho nên, dù không “giải thiêng" như Giản thiéu nhưng Minh sư cũng chứa đựng những "sai số” trong "phương,

trình lịch sử” Ấy vậy mà, dường như, độc giả lại không quan tâm nhiều đến độ chênh giữa sự thật lịch sử và hư cấu văn chương này, bởi một điều quan

trọng: họ tìm thấy ở tiểu thuyết Thái Bá Lợi cái “tinh thân lịch sử” nhiều hơn là diễn trình, câu chuyện quá khứ của ông đều không “đóng kín” và luôn gợi

mở cho người đọc những kết nối về vấn đề ở hiện tại lẫn tương lai Điều ấy,

Trang 38

hậu của cỗ xe, soi lại chặng đường đã đi qua mà chính là ánh đèn pha soi sáng

cquãng đường phải vượt” [dẫn theo, 63]

Bên cạnh đó, với quan niệm "tái hiện lịch sử trong con người" chứ không phải là "mô tả con người trong lịch sử” như trước 1975, Thái Bá Lợi

viết về cuộc chiến tranh vệ quốc dưới điểm nhìn chân thực và cách tiếp cận

thắng thắn Ông nổi tiếng là “ngòi bút đầu tiên sau 1975 viết về số phận

nghiệt ngã của người linh” [17], muốn vậy, buộc ông phải dứng trước một sự lựa chọn, ấy là từ sự khốc liệt của của cuộc chiến, cần làm sao biểu hiện cho trung thực lòng dũng cảm của người lính Thực tế là con người không thể

quay lại quá khứ, nhưng chúng ta có quyền được biết về những gì đã diễn ra, bởi “mỗi thời đại to lớn và nghiêm chính nào cũng cần được biết gương mặt

đích thực của quá khứ, ngôn ngữ xa lạ đích thực của thời đại xa lạ” [68,

tr.325] Khác với những vấn đẻ lịch sử trong Ainh sư, những cuốn tiểu thuyết về mảng đề tài chiến tranh của Thái Bá Lợi lại in đậm tính chân thực, toát ra từ cái tự nhiên, dung dị của ngôn từ Cuộc chiến tranh vệ quốc được tái hiện ở nhiều phương diện, nhiều cảnh huồng, nhiều tuyến nhân vật, và thậm chí là cả

những góc khuất của nó Ho cing thời với những ai là câu chuyện về những,

người anh hùng như Trần Thán, Thái, Nhiếp nhưng bên cạnh đó còn là

những kế phản bội như Mai Hồng Nhị, hay tên sĩ quan không lực Hoa Kì -

Kớt Ka Vớt Tắt cả đều có số phận riêng, kết cục riêng nhưng xét cho cùng,

“ho” cing déu la "nạn nhân” của chiến tranh Bán đảo lại là bi kịch của một

Trang 39

vòng nguyệt quế của chiến thắng mả hiện lên với tất cả sự thật gian khổ hy sinh không thể nào kể xiết ở chiến trường” [80, tr.37] Những điều nghiệt ngã

có thể tái hiện lại

iy, can "lòng trung thực và dũng cảm” ở người nghệ

trên trang văn Và rồi, suốt từ 1976 (khi viết truyện Hai người trở lại trung

đoàn) đến nay, Thái Bá Lợi vẫn giữ được cho mình cái bút lực có phần “gai

góc” nhưng đáng quý ấy Bởi, như cô công chúa trong truyện cổ Andersen, dù

đã nằm trên hai mươi tắm nệm nhưng vẫn cảm thấy khó chịu vì một hạt đậu

nhỏ - Thái Bá Lợi cũng luôn trăn trở về hình ảnh cuộc chiến tranh ác liệt

trong suốt những năm tháng hỏa bình Ông tôn trọng quá khứ, muốn mang

đến cho độc giả những cảm nhận chân thực nhất về nó Có thể nói, chiến

tranh không phải là "mảnh đắt” “độc quyền” của riêng ai, của riêng thé hệ nhà văn nào, quan trọng là cách nhìn nhận và khả năng tái hiện nó bằng hình thức văn chương, để từ đó lay động được trái tim độc giả Tiểu thuyết Thái Bá Lợi

vừa có cái “ngồn ngôn”, chân thực vẻ tư liệu cuộc chiến, vừa có lối kể chuyện tự nhiên, giàu sức cuốn hút, vừa có thứ ngôn ngữ giản dị, đậm chất đời thường Tắt cả những điều ấy, dưới sự “dẫn dắt” của cách tư duy mới, chiêm

nghiệm mới, làm cho chiến tranh trở nên sâu thẳm, đa chiễu, đa dạng hơn Và

nếu có thể - đó cũng chính là “dòng diễn ngôn lịch sử” đẹp nhất trên mảnh đất

văn chương nghệ thuật vậy

Vay là, từ diễn ngôn lịch sử đến tự sự văn chương là một bải toán khó

trong lĩnh vực nghệ thuật Khoảng cách giữa sự thật và hư cấu có thể gần hoặc xa, đâm hoặc nhạt, it hoặc nhiều, hư thực tương bán, nhưng quan trọng

là phải làm ánh lên cái tinh thần lịch sử trong thức văn chương Trong số

những cách giải ấy, Thái Bá Lợi đã biết cách chọn lựa cho mình phương án

Trang 40

1.3.2 Tiểu thuyết Thái Bá Lợi - sự ánh xạ quá khứ trong hiện thực qua đặc trưng hôi thuật

Nhin lại toàn bộ sáng tác của Thái Bá Lợi, độc giả dễ ding nhận ra phần cốt lõi ở đó là một hiện thực được "sống dậy” từ thế giới &í ức Dù không phải "'eự tuyệt” với hiện tại hay tương lai như Marcel Proust: “Hign tai không bao

giờ làm tôi thích thú, tương lai khiến tôi dửng dưng, đối với tôi, chỉ có quá

khứ là đẹp” [dẫn theo 67, tr.490], nhưng rõ ring, Thái Bá Lợi luôn đảnh một sự thiên vị đặc biệt cho "thời gian đã qua" Quá khứ đầy ấp ki niệm và cả

những ám ảnh của một thời đạn bom, đã tạo nên vô số “vết cứa”, hằn sâu trong tâm thức những người lính trở về sau cuộc chiến - như ông

Đặc trưng hỏi thuật trong tiểu thuyết Thái Bá Lợi nhiều khi được thể

hiện ngay ở đoạn “vào để” Ví như, Họ cùng thời với những ai được “khởi

động” như sau: “Vào một buổi chiều, chúng tôi trèo lên đồi 74 ở phía bắc sông Bến Hải ( ) hơn mười năm trước ( ) chính từ trên đỉnh đổi này, một người bạn kể lại câu chuyện về những con người từ cuộc chiến tranh quyết

liệt vừa đi ra " [40, tr376] Đến Bán đáo, "câu chuyện mà tôi nghe được cứ

ám ảnh trong tôi, làm tôi phải luôn luôn nghĩ về số phận của các nhân vật trong chuyện Tôi đã cố hết sức hình dung ra họ từ dáng điệu đến tâm tính để muốn hiểu rõ hơn từng con người” [40, tr.19] Thậm chí, Trùng ø còn được

“dẫn nhập”

nó, hai trong số vài ba chục người sống sót của một tiểu đoàn bảy trăm người

sau sự kiện Tết Mậu Thân ở Huế tình cờ gặp nhau” [40, tr.136] Trong Khé

Ma Ma va Minh sw, dic tinh hoi thuật tuy không được thể hiện ngay từ đầu,

ig hậu quả nghiệt ngã của cuộc chiến 50 năm trước: "Tôi và

nhưng khi dõi theo câu chuyện, người đọc cũng tự nhận ra ngay những sự kiện được kể đều “chảy ra” từ kí ức của những người dự cuộc Có thể nói, đhế giới hồi ức được tái hiện trong tác phẩm nghệ thuật không phải là "cái riêng -

Ngày đăng: 31/08/2022, 19:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN