Trên cơ sở tập hợp tư liệu, tác giả luận văn Đặc điểm văn xuôi Nam Cao sau 1945 mong muốn mang đến một cái nhìn khái quát, toàn diện hơn về vị trí và những đóng góp của Nam Cao trong nền văn học hiện đại nước ta. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRAN THI
DAC DIEM VAN XUOI NAM CAO SAU 1945
LUẬN VĂN THAC Si KHOA HQC XÃ HỘI VÀ NHÂN VAN
Da Nẵng - Năm 2015
Trang 2
TRAN TH] MINH TUY!
DAC DIEM VAN XUOI NAM CAO SAU 1945
Mã số: 60.22.34
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VAN
Trang 3Các nội dung nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bổ trong bắt kì công trình nào khác
Tác giả luận văn
Trang 41, Lý do chọn đề tài 1 2 Lịch sử vấn đề 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 6 44 Phương pháp nghiên cứu 6 5 Những đóng góp của luận văn 7 7
6 Cầu trúc của luận văn
CHƯƠNG 1: VÀI NÉT VẼ SỰ NGHIỆP SANG TAC CUA NAM CAO
TRƯỚC NĂM 1945 8
1.1 BỒI CẢNH XUẤT HIỆN 8
1.1.1 Đôi nét về tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam giai đoạn
1930-1945 8 1.1.2 Và sự suất hiện của Nam Cao 9
1.2, NHUNG DONG GOP DAC SAC CUA NAM CAO, 3
1.2.1 Nam Cao ~ nhà văn "khơi những nguồn chưa ai khơi” 13 1.2.2 Chủ nghĩa hiện thực tâm lý trong sáng tác của Nam Cao 19 1.2.3 Chủ nghĩa nhân văn trong sáng tác của Nam Cao 27
(CHUONG 2: DAC DIEM VAN XUÔI NAM CAO SAU 1945 NHÌN TỪ
PHƯƠNG DIỆN TƯ TƯỞNG NGHỆ THUẬT 33
2.1 ĐÔI MỚI HỆ THONG QUAN NIEM 35
2.1.1 Quan niệm về nhà văn 35
2.1.2 Quan niệm về quan hệ giữa nhà văn và công chúng 38
2.1.3 Quan niệm về hiện thực 42
2.2 ĐÔI MỚI CÁCH TIẾP CAN HIEN THUC BOI SONG 47
Trang 52.3.2 Hình tượng người lính xuất thân từ nông dân
2.3.3 Hình tượng người phụ nữ 66 74
CHƯƠNG 3: DAC DIEM VAN XUOI NAM CAO SAU 1945 NHIN TU’ PHUONG THUC THE HIEN
3.1 THÊ LOẠI
3.1.1 Tủy bút, bút ký,
3.1.2 Truyện ngắn
3.L3 Kịch
3.2 DIEM NHIN TRAN THUAT
3.2.1 Điểm nhìn bên ngoài 3.2.2 Điểm nhìn bên trong,
3.2.3 Sự địch chuyển của những điểm nhìn 3.3 NGÔN NGỮ
3.3.1 Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị
3.3.2 Ngôn ngữ trang trọng, mực thước, đậm chất thơ 3.3.3 Ngôn ngữ hiện đại, mới mẻ
3.4, GIONG DIEU
3.4.1 Giọng tự hảo, ngợi ca
3.4.2 Giong mia mai, cham biém
3.4.3 Giọng triét lý, suy ngẫm
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 61.1.Nam Cao (1917-1951) là một trong những đại biểu xuất sắc của trào lưu văn học hiện thực ở nước ta giai đoạn 1930-1945; đồng thời cũng là
một tác gia lớn của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam Đời sống và đời văn của
'Nam Cao tuy không dài, nhưng ở cả hai chăng đường trước và sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, tác phẩm của ông đã di vào van học sử, đủ sức "vượt ên trên tắt cả các bờ cõi và giới hạn” làm nên một sự nghiệp cuốn hút giới
nghiên cứu và nhiều thế hệ bạn đọc cùng dành nhiều tâm sức “nghĩ tiếp về
Nam Cao”
1.2 Tuy nhiên, cho đến nay nhìn lại, hầu hết khóa luận, luận văn, luận án trong nhà trường và các công trình nghiên cứu chuyên luận đều chủ yếu tập trung vào sự nghiệp sáng tác của Nam Cao trước 1945 Điều ấy cũng có
thể cắt nghĩa được bởi sức hắp dẫn đặc biệt của ngòi bút Nam Cao qua những kiệt tác mang giá trị tư tưởng và nghệ thuật sâu sắc như: Chí Phẻo, Lão Hạc, Trăng sáng, Đời thừa, Sắng mòn, v.v Song, cho di ming sáng tác sau Cách
mạng tháng Tám và những năm đầu kháng chiến chống Pháp không nhiều (chưa đến 20 tác phẩm truyện ngắn, ghi chép, ký sự, nhật ky ), nhưng Nam Cao van dé lại dấu ấn riêng, với những đóng góp rất đáng trân trọng cho nền
văn xuôi nước nhà trong buổi đầu xây dựng nền văn học mới sau ngày Cách
mạng tháng Tám thành công
1.3 Nam Cao còn là một trong những tác gia lớn có tác phẩm ở cả hai chặng đường được giảng dạy trong chương trình Ngữ Văn ở trường phổ thông: Trước 1945 có: Lâo Hạc, Chí Phèo, Đời thừa, sau 1945 có: Đôi mắt Vì vậy, việc di sâu tìm hiểu, nghiên cứu đặc điểm văn xuôi Nam Cao sau
1945 còn là một dịp bổ sung thêm tư liệu và kiến thức góp phần giúp ích thiết
Trang 7của nền văn học hiện đại Việt Nam Từ sau năm 1955 cho đến nay tác phẩm của Nam Cao đã được giới nghiên cứu phê bình tập trung tìm hiểu nghiên cứu
khá kỹ lưỡng Các công trình, bài viết, chuyên luận qua từng chặng đường,
qua các cuộc hội thảo, phần lớn đã được tập hợp in lai và lần lượt xuất bản, có thể kế đến như :
~ Hà Minh Đức với chuyên luận Nam Cao nhà văn hiện thực xuất sắc,
'NXB Văn Hóa, Hà Nội, năm 1961
~ Viện Văn học cùng phối hợp với Hội Văn học Nghệ thuật Nam Hà, biên soạn tập sách Nghi diếp vẻ Nam Cao bài viết của nhiều tác giả, Nhà
xuất bản Hội Nhà văn, năm 1992, nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày sinh của
nhà văn Nam Cao
- Phong Lê với Nam Cao-Phác thảo sự nghiệp và chân dung, NXB Khao học Xã hội, 1997
~ Năm 1998, Hà Minh Đức có Nam Cao-Đời văn và tác phẩm, NXB
Văn học
- Năm 2000, Vũ Tuấn Anh (chủ biên), cùng Bích Thu, Vũ Văn Sỹ,
Phan Diễm Phương đã sưu tập tư liệu nghiên cứu, phê bình, Nhà xuất bản Hội
‘Nha van da ấn hành thành tập sách Nam Cao - Con người và tác phẩm, dày gần 700 trang, với 157 bai viết
- Nam 2002, Trin Dang Suyễn với chuyên luận Chủ nghi hiện thực Nam Cao, NXB Khoa học Xã hội
- Năm 2003, Nhà xuất bản Giáo dục, tái bản tập sich Nam Cao-Vé tic
gia và tác phẩm, do Bích Thu tuyển chọn và giới thiệu, phần Thue mục về Nam
Cao cũng đã thống kê được 204 bài viết của các nhà nghiên cứu trong và
Trang 8- Trên Tạp chí văn học số 11/1966, Nguyễn Đức Đàn trong bài viết "Cách mạng tháng Tám và chặng đường phát triển mới của Nam Cao” cho rằng trước hết sáng tác của Nam Cao sau 1945 đã có sự thay đổi trong
cách nhìn về người nông dân Nếu như trước Cách mạng, tuy đã “biểu thị một
thái độ tin yêu, trần trọng những người bị áp bức bóc lột” song "cái nhìn của Nam Cao đối với người nông dân hãy còn những lệch lạc” [3] thì sau Cách mạng nhà văn đã không còn nhìn họ như những nạn nhân "đốt nát, nhẹo nhếch, nhát sợ, nhịn nhục một cách đáng thương nữa” Ngược lại, Nam Cao
đã nhận ra “họ vẫn có thể làm Cách mạng hãng hái lắm lúc ra trận thì xung
phong can đảm lắm” [3] Đối với đề tài tiểu tư sản, trước Cách mạng, Nam
Cao nhìn thấy ở họ cũng như chính mình, là “những con người có hoài bão, có ước mơ vươn tới những say mê sôi nổi” [3] nhưng cuối cùng đều “bi dim
xuống bùn đen của một cuộc sống nhỏ nhen đê tiện”, sống trong tâm trạng bi
quan tuyệt vọng Cách mạng tháng Tám đã đem đến cho nhà văn một sức sống mới [3] Vì vậy, sau năm 1945, thái độ của tác giả trong cách nhìn người trí thức là "thái đô phê phán kịch liệt những phần tử trí thức không chịu
chuyển mình theo thời đại” [3]
'Cũng trong bài viết này, khi trực tiếp đề cập đến một số sáng tác của
Nam Cao sau 1945, Nguyễn Đức Đàn nhận xét: *Mò sm banh, Nỗi truân
chuyên của khách má hồng, Đường vô Nam đã nói lên những chuyển biến
bước đầu của nhà văn” Để làm rõ hơn, tác giả bài viết đã có những so sánh
về tư tưởng nghệ thuật và bút pháp của Nam Cao trong việc thẻ hiện những đề
tải quen thuộc ở bai thời kỳ trước và sau 1945
- Sông Thai, trong bài Nam Cao, nhà văn hiện thực của cách mạng và
Trang 9
giữa văn nghệ và quần chúng, giữa văn học và Cách mạng, giữa nhiệm vụ của
ngòi bút và vận mệnh của Tổ quốc, của nhân dân” [37] Cùng với sự đổi mới trong tư tưởng là sự đổi mới tong bút pháp thể hiện của nha văn Cùng với nhịp độ khẩn trương, sôi nỗi của đời sống Cách mạng là một bút pháp "cô
đọng mà gợi cảm, sắc sảo mà vẫn ấm áp được điều khiển bằng một tâm hồn
rao ruc tin yéu” [37]
~ Phùng Ngọc Kiếm (1992), qua “Những đổi mới trong thế giới nghệ thuật
của Nam Cao sau 1945°( Nam Cao-Con người và tác phẩm, Vũ Tuấn Anh chú biên, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, tr 389-395) cho rằng, trong những sáng
tác của Nam Cao sau 1945 có sự xuất hiện thế giới của những người nô lệ Từ việc khai thác thế giới nghệ thuật đó, tác giả khái quát lên thành một sự thật
đau lòng: “Cuộc đời người nô lệ Việt Nam dù trong những căn nhà ổ chuột,
những túp lều con của Chí Phèo, hay nương náu bên lề những biệt thự của
chủ Tây đều là cay đắng, đau khổ” [20.390]
Luận về nguyên nhân của nỗi đau khổ ấy, tác giá bài viết so sánh: “Nếu như trước Cách mạng, Nam Cao lý giải nỗi đau khổ của người nghèo bằng tội ác của bọn thống trị thì ở Mỏ sâm banh,
u đó còn được lý giải bằng chính
tính cách hèn hạ của người nô lệ” “Củng với tính cách của người nô lệ sẽ là
cái hậu quả khủng khiếp mà nó đưa đến cho chính cuộc đời những kẻ chấp
nhận kiếp tôi đi” [20.tr.390]
Trang 10hiện ra nghèo khổ, tin lụi nay như được thay áo mới Những môtip ngày hội cách mạng, sự đối mới, trưởng thành cùng cách mạng, hi sinh phắn đấu vì
Cách mạng là những chất liệu mới của thể giới nghệ thuật Nam Cao
Mặt khác, Phùng Ngọc Kiếm cũng thấy được đôi lúc, đôi chỗ sự đổi mới trong những trang viết còn có “những nét gượng, sượng”, “rơi vào biểu
hiện sơ lược, giản đơn” [20,tr389] Ở một vài chỗ nhà văn còn tỏ ra "khá
ngây thơ về chính trị, tức là đầu tranh giai cắp” [20.tr.389]
~ Bùi Công Thuần, trên Tạp chí văn học số 2-1997 khi đi sâu tìm hiểu
*Phong cách truyện ngắn Nam Cao trước Cách mạng”, đã có cái nhìn so sánh
văn phong của Nam Cao ở hai giai đoạn: “Những truyện ngắn của Nam Cao sau Cách mạng hầu như thay đổi hẳn về phong cách Thay vào bút pháp tâm lý là bút pháp kế và thuật lại, ngôn ngữ không còn lạnh lùng đến tàn nhẫn
nữa, mà thay vào đó là một ngôn ngữ điềm đạm hơn, từ tốn hơn” [41]
~ Bích Thu (1998), trong bài “Sức sống của một sự nghiệp văn chương” (Nam Cao về tác gia và tác phẩm, NXB GD, tr 11-36), đã nhận ra sự khác biệt về vị trí của nhà văn và nhân vật trong sáng tác ở hai giai đoạn “Trước “Cách mạng, nhà văn và nhân vật bình ding với nhau Sau Cách mạng, có một lúc nào đó trong những trang viết của Nam Cao, nhân vật tỏ ra cao hơn tác giả vì sự ngưỡng mộ, chiêm bái nhân vật ciia nha van” [40,tr 26}
Nhu vay, qua quá trình khảo sát tà
liệu nghiên cứu về Nam Cao, chúng
tôi nhận thấy những sáng tác sau 1945 có được đẻ cập đến song chỉ dừng lại ở
Trang 11cái nhìn tổng thể, qua đó thấy được đóng góp của nhà văn lớn Nam Cao trong quá trình hiện đại hóa nền văn học dân tộc và vị trí của Nam Cao - nhà văn-
chiến sĩ trong buổi đầu xây dựng nẻn văn học mới 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đắi tượng nghiên cứu:
Toàn bộ sáng tác của Nam Cao sau 1945, gồm 18 tác phẩm in trong
Tuyển tập Nam Cao, Tập 2 và Tập 3, NXB Van học, Hà Nội, 1999; và một số thư từ, nhật ký của Nam Cao còn gửi lại do các nhà văn sưu tập
3.2 Pham vi nghiên cứu
Luận văn tập trung đi sâu tìm hiểu đặc điểm văn xuôi Nam Cao sau 1945 trên hai phương diện tư tưởng nghệ thuật và bút pháp thể hiện
.4 Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đẻ tài, chúng tôi vận dụng phối hợp nhiều phương pháp Tuy nhiên, các phương pháp sau được vận dụng nhiều nhất trong quá trình
nghiên cứu
4.1 Phương pháp tiếp cận hệ thống
Phương pháp này nhằm đặt văn xuôi của Nam Cao sau 1945 trong toàn bộ sáng tác của ông cũng như trong dòng chảy văn xuôi Việt Nam hiện đại để
nhận diện những đặc điểm thống nhất và những biến đổi của thế giới nghệ
thuật nhà văn
4.2 Phương pháp lịch sử:
Phương pháp này đặt tác phẩm trong hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ đẻ
Trang 12thức, trong sự phản ánh của chính Nam Cao trong từng chặng đường và sự khác biệt của ông so với các nhà văn khác cùng thời Qua đó thấy được sức hấp dẫn mới lạ trên những trang viết của Nam Cao
4.4 Phương pháp phân tích- tổng hợp
Phương pháp này gắn với việc làm sáng tỏ những đặc điểm tiêu biểu
trong văn xuôi sau 1945 của Nam Cao và khái quát những đặc điểm dó thành
những luận điểm Phương pháp này vì vậy giúp cho việc đánh giá vừa cụ thể,
vita khái quát
5 Những đóng góp của luận văn
Như đã trình bày ở phần lịch sử vấn đề, văn xuôi của Nam Cao sau
1945 có được nghiên cứu song còn lẻ tẻ và chưa có hệ thống Với việc nghiên
cứu đề tài này, trên cơ sở tập hợp tư liệu, chúng tôi mong mang đến một cái nhìn khái quát, toàn diện hơn về vị trí và những đóng góp của Nam Cao trong
nên văn học hiện đại nước ta 6 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có ba chương
Chương 1: Nhìn lại sự nghiệp sáng tác của Nam Cao trước năm 1945
Chương 2: Đặc điểm văn xuôi Nam Cao sau 1945 nhìn từ phương diện tư tưởng nghệ thuật
Trang 13"TRƯỚC NĂM 1945
1.1 BÓI CẢNH XUẤT HIỆN
1.1.1 Đôi nét về tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam giai đoạn
1930-1945
Ciing voi sy chuyén bién cia doi séng kinh té - cl
trị - xã hội và sự
tiếp thu, sáp nhập ảnh hưởng văn hóa-văn học phương Tây, từ nửa sau thé ky XIX dén dau thé ky XX, nền văn học Việt Nam đã có những dấu hiệu chuyển
mình từ thời kỳ văn học trung đại kéo dài gần mười thế kỷ sang thời kỳ văn học hiện đại
Nếu ba mươi năm đầu (1900-1930) có thể coi là chặng đường giao thời
thì bước vào giai đoạn 1930 - 1945, nền văn học nước ta đã thực sự được hiện
đại hóa một cách nhanh chóng Một trong những thành tựu nổi bật Ấy là sự ra
đời và phát triển của các trào lưu văn học với xuất hiện nhiều tác giả, tác phẩm ưu tú
Trào lưu văn học cách mạng theo ý thức hệ của giai cắp vô sản dưới
ánh sáng của lý tưởng mới, đã kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước
chống ngoại xâm vồn có từ trong văn học dân gian và văn học trung đại, được khơi nguồn từ những tác phẩm truyện và ký của Nguyễn Ái Quốc vào những
năm hai mươi của thế kỷ khi Người đang ở nước ngoài trên con đường "đi tìm hình của nước Bước vào giai đoạn nay dù ra đời trong hoàn cảnh “máu lửa”,
“xiềng xích” vẫn âm vang hào sảng trong phong trào thơ ca Xô Viết Nghệ - Tĩnh và thơ ca của các chiến sĩ cách mạng trong tù; đặc biệt được kết tỉnh ở hai tập thơ ưu tú: Nhật Ay} trong tù của Hỗ Chí Minh và 7 áp của Tổ Hữu
“rào lưu văn học lăng mạn Việt Nam cùng với phong trào Thơ mới đã
Trang 14của thì pháp văn học trung đại Từ 1932 đến 1942, một thời đại thơ ca vừa chẵn mười năm, khi nhìn lại, nhà phê bình Hoài Thanh đã không nén được tự hào: “Tôi quyết rằng trong lich sir thi ca Việt Nam chưa bao giờ có một thời
đại phong phú như thời đại này Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng
trắng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, áo não như Huy
Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan Viên và thiết tha, rao
rực, băn khoăn như Xuân Diệu” [3§, tr 33-34] Còn trong văn xuôi lãng mạn
\g như Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo,
cũng đã nổi bật các nhà văn Thạch Lam, Nguyễn Tuân v.v
“Trào lưu văn học hiện thực phê phán với xu hướng ứđ chân nhằm phản ánh bức tranh hiện thực xã hội như nó vốn có cũng đã ra đời và phát triển
mạnh mẽ Với một khối lượng tác phẩm, tác giả nổi bật, để cập đến những
vấn đề bức xúc của đời sống lúc bấy giờ; văn học hiện thực xứng đáng là một
trào lưu văn học có vị trí quan trọng và có nhiều đóng góp to lớn vào quá trình phát triển và hiện đại hóa văn học Việt Nam
1, Và sự suất hiện của Nam Cao
Các nhà nghiên cứu văn học sử thường nhận diện hành trình hiện đại hóa văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945 diễn biển qua ba thời kỳ:1930- 1935; 1936-1939; 1940-1945
~ Ở chặng thứ nhất: 1930-1935, trào lưu văn học hiện thực phê phán ra
đời và bước đầu khẳng định vị trí của mình với sự xuất hiện của Nguyễn Công Hoan qua những truyện ngắn có tiếng vang như Ngua người người
Trang 15phẩm văn học trên báo chí Tam Lang voi Téi kéo xe (1932), Vi Trong Phung
với Cạm bẫy người (1933), KT nghé Idy Tay (1934) là những người mở đầu
cho thể phóng sự trong văn học hiện thực phê phán Việt Nam viết về cuộc sống đô thị
“Tuy nhiên, ở chặng đường này, các nhà văn "chỉ mới phản ánh được
những nét cục bộ, những hiện tượng nỗi lên trên bề mặt xã hội mà chưa nêu được những vấn đề bản chất, những vấn đẻ lớn có tầm khái quát của thời đại, chưa tập trung vào những mâu thuẫn chủ yếu của xã hội” [4.tr.348]
~ Ö chặng đường thứ hai:1936 -1940; đây là những năm phát triển đến đỉnh cao của trảo lưu văn học hiện thực ở nước ta trước năm 1945 Số lượng
tác gia và tác phẩm tăng cả về lượng lẫn về chất Các cây bút Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tắt Tố vốn đã khẳng định tên tuổi của mình ở giai đoạn trước nay tiếp tục đạt đến độ chín mùi của tài năng Vũ Trọng
Phụng trong một năm 1936 cho ra đời ba cuốn tiểu thuyết: Giỏng tố, Số đó, Vo dé va sau dé là Trúng số độc đắc (1938), Người từ được tha (1939) Ngôi
Tắt Tố nỗi tiếng với tiểu thuyết Tắt đèn (1937), Lẻu chông (1939), phóng sự Tập án cái đình (1939), Việc làng (1940) và nhiều tiểu phẩm có giá trị Nguyễn Công Hoan có tiểu thuyết Có làm công (1936), Bước đường cùng
(1938), Cái thủ iợm (1939) và nhiều tập truyện ngắn có chất lượng cao Đặc biệt Nguyên Hồng tuy mới xuất hiện nhưng đã thu hút người đọc ngay từ những trang viết đầu tay mà già dặn với öi vỏ (1938), Những ngày thơ ấu
(1938) và nhiều truyện ngắn đầy tính chiến đấu đăng trên các báo Chủ nghĩa
hiện thực tả chân đã đi sâu khám phá những vấn đẻ bản chất của xã hội va đã
xây dựng được những nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điễn hình khắc sâu trong tâm trí người đọc
- Bước vào chặng đường thứ ba: 1940-1945 hoàn cảnh lịch sử có
Trang 16cảng ra site bop nghet dan ta về mọi mặt Sống trong cảnh “than một cổ hai
tròng nô lệ”, nước ta ngày càng thêm xơ xác, tiêu điều Khát vọng giải phóng cdân tộc, giải phóng giai cấp nghèo khổ và giải phóng cá nhân-cá thể của mỗi người cảng trở nên bức xúc hơn bao giờ hết Báo chí, sách vở tiến bộ bị kiểm duyệt nghiêm ngặt, nhiều tờ báo bị đóng cửa và tịch thu Văn học lăng mạn di
vào bể tắc, văn học
lên thực phải len lỏi trên rất nhiều khuynh hướng văn
học suy đồi hỗn loạn lúc bấy giờ để tiếp tục phát triển Văn học cách mạng
tạm rút lui vào bí mật chuẩn bị cho cao trảo tiền khởi nghĩa Một không khí oi
bite, ngột ngạt như báo hiệu giông tố sắp hiện lên ở chân trời
Trong bối cảnh ấy, nhà văn trẻ Nam Cao xuất hiện Vốn đã thử bút từ năm 1936 với truyện ngắn Cảnh cuối cùng bút danh Thúy Ru, in trén Tiéw
thuyết thứ bảy số 123, ngày 21 tháng 10; và
đó là truyện ngắn /fai cái
xác, cũng với bút danh Thúy Rư, đăng trên Tiểu thuyết thứ bảy, số 133, ngày
12 tháng 12 năm 1936, Nhưng theo nhà văn Nguyễn Đình Thi, Nam Cao thực
sự bắt đầu bước vào nghề văn khoảng đầu năm 1940 khi tập truyện Cú đỏ
sạch cũ ra đời Như vậy Nam Cao chính thức xuất hiện khi tiến trình hiện dại hóa nền văn học dân tộc giai đoạn 1930-1945 nói chung và trào lưu văn học
hiện thực nói riêng, đã ở vào chặng đường cuối (1940-1945) Là người đến
sau, Nam Cao cùng một số cây bút trẻ khác thuộc trào lưu này như Tơ Hồi, Kim Lan, Bai Hiển muốn khẳng định được vị trí của mình họ phải vượt qua
nhiều thách thức Bởi lẽ, những nguồn để tải, những nguồn chất liệu phong
phú từ nông thôn đến thành thị, từ cuộc đời đến số phận con người đều đã
từng được các nhà thơ, nhà văn lớp trước thể hiện rất thành công
Chẳng hạn như, viết về khát vọng giải phóng cái tôi-cá nhân-cá thể với những van tho vừa đắm say mới lạ, vừa thắm đẫm hồn Việt, thì không thể nào lập lại và vượt qua được các nhà 7hơ mới như Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn
Trang 17xã hội nói lên khát vọng “đoạn tuyệt” với lễ giáo phong kiến thì đã có các
nhà tiểu thuyết Tự lực văn đoàn: Nhất
về xã hội ba đào, về bộ mặt quan lại ở chốn công đường đã có tấn bi hài kịch ép Ti Bên và hàng loạt truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan Viết về nông
thôn với hình tượng người nơng dân dù trong hồn cảnh bị áp bức, bóc lột
trăm bề vẫn không để mắt những phẩm chất tốt đẹp của mình thì đã có kiệt Linh, Khai Hung, Hoàng Đạo.v.v Viết
tác Tắt đèn của Ngô Tắt Tố, tiểu thuyết Bước đường cùng của Nguyễn Công 'Hoan Lên án những tệ nạn, mia mai thói nhồ nhăng rởm đời của xã hội Au hóa buổi đầu ở thành thị thì đã có bút pháp trào lộng bậc thầy của “ông vua phóng sự đất Bắc” Vũ Trọng Phụng qua nhũng tác phẩm Cơm thẩy cơm có, Lục xỉ, Kỹ nghệ lẫy Tây và thiên tiêu thuyết tuyệt tác SỐ đó.v.v
Sau những thử bút ban di
rằng: “Cái nghề văn, ky nhất là cái lỗi thấy người ta ăn khoai cũng vác mai đi
,, Nam Cao đã sớm thức nhận được đào " (Những truyện không muốn viết): và: “Văn chương chỉ dụng nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tỏi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và
sáng tạo những cái gì chưa có "(Đởi thiva) Vi vậy, chỉ có một con đường, Ấy
là muốn khẳng định vị trí của mình đòi hỏi phải thực sự có tải năng và bản
lĩnh để vượt lên những thách thức cả trong đời sống và trong sáng tạo nghệ thuật Nam Cao và người bạn của mình là Tơ Hồi đã làm được diều đó
Năm 1941 Nam Cao đã độc sáng với kigt tic Chi Phéo, in trong tập
truyện ngắn đầu tay Đói lứa xứng đói (tên trong bản thảo của tác giả là Cái iỏ
sách cũ, nhà văn Lê Văn Trương đã viết lời Tựø và đặt lại là Đồi lứa xứng
đối), Nhà xuất bản Øởi mới, Hà Nội) Sau đó Nam Cao còn cho in nhiều truyện ngắn đặc sắc khác trên Tiểu đuuyớt Thứ Báy và hoàn thành bản thảo
tiểu thuyết Chết mỏn (sau này xuất bản đổi lại tên là Sống mỏn)
Cùng với Nam Cao, Tơ Hồi, một người bạn từng nhiều năm gần gũi
Trang 18ký Họ đã đi vào văn học sử và được xem là hai tác giả xuất sắc của trào lưu
văn học hiện thực Việt Nam trước năm 1945, ở chặng đường thứ ba này
Không những thế, với một hệ thống quan niệm nghệ thuật và thế giới
sáng tạo của mình trước cách mạng tháng Tám, Nam Cao đã để lại một sự
nghiệp xứng đáng là một tải năng lớn trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam 1.2 NHỮNG ĐÓNG GOP DAC SAC CUA NAM CAO
1.2.1 Nam Cao — nhà văn “khơi những nguồn chưa ai khơi”
Mỗi nhà văn đích thực cho dù sáng tác về nhiều đề tài, thu thập tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng bao giờ họ cũng có những “vùng thẩm mỹ” của riêng mình Đó cũng chính là nơi vốn sống, tài năng và cá tính sáng tạo
của họ được thể hiện thăng hoa nhất
Với Nam Cao, viết về cuộc sống nông thôn với sé phan bi dat cla người cố nông được lấy từ chất liệu có thực ở ngay làng quê ông và viết về
tình cảnh người trí thức nghèo với bi kịch “vỡ mộng”, "khát bay mà không có
chân trời” đành “sống mòn” trong cảnh “đời thừa”, lấy chất liệu ngay từ
những trải nghiệm đau đớn của chính bản thân và bạn bè là hai mảng đề tài nỗi bật trong sáng tác của ông trước năm 1945
a Dé tài người nông dân
Ở mảng đề tài người nông dân, ngay từ năm 194I, trong bài Tựø tập
truyện ngắn đầu tay Đôi lứa xứng đôi của Nam Cao, Nhà xuất bản Đời nay, nhà văn Lê Văn Trương đã có mắt xanh khi nhận xét:
“Giữa lúc người ta đang đắm chìm trong những chuyện tình thơ mộng và hùa nhau “phụng sự” cái thị hiểu tầm thường
của độc giả, ông Nam Cao đã mạnh dạn đi theo một lối riêng, nghĩa là ông không thèm đếm xia đến cái sở thích của độc giả
Trang 19mới, sâu xa, chua chát và tàn nhẫn, thứ tần nhẫn của con người bi
“L6i văn mới sâu xa” của tác phẩm Chí Phèo chính là sự xuất phát từ
cquan niệm và cách tiếp cận hiện thực của nhà văn Nam Cao khác với các nhà văn hiện thực các thời ky trước Cùng viết về dé tai nay, tiểu thuyết Tất đèn
của Ngô Tắt Tổ đã tố khổ cho người cố nông vì chính sách thuế khóa bắt nhân
của bọn thực dân cùng sự bóc lột áp bức của bọn địa chủ, cường hào ở nông
tún ở tải mình, ở thiên chức của mình” |42]
thôn, đồng thời đã làm nỗi bật những phẩm chất tốt đẹp của họ mà hoàn cảnh dù vạn ác cũng không thể làm mai một Nhân vật điển hình chị Dậu, như nhà văn Nguyễn Tuân nhận xét, “là cái đốm sáng đặc biệt trên cảnh tối giời tối đắt
của đồng lúa Việt Nam ngày xưa” Các nhà văn Nguyễn Công Hoan qua Bước đường cùng, Vũ Trọng Phụng qua Vở đê cũng tập trung lột tả "sự
thực ở đời” như nó vốn có của nông thôn và người nông dân trong xã hội thời bấy giờ Đến Nam Cao thì không chỉ vậy; trước hiện thực đau khổ của kiếp
người nhà văn vừa day dứt suy nghĩ, vừa tìm cách đi sâu lý giải với câu hỏi
“Sao lại thế này ?° như tên một truyện ngắn của ông Và ông đã xây dựng
được những hình tượng nhân vật điển hình độc đáo (Chí Phéo, Thi Nở, Bá
Kiến ), những tình huống cốt truyện với một nghệ thuật kết cấu bắt ngờ đem
lại những cảm xúc thẩm mỹ khác lạ cho người đọc mà các tác gia văn học hiện thực trước ông chưa có được
Ngay cả vấn đề cái đói, miếng ăn vốn là một “sự thật tàn nhẫn” của xã
hội Việt Nam những năm trước Cách mạng đã từng được các nha van, nhà thơ
đề cập, nhưng cũng đến Nam Cao lại được phát hiện từ một góc nhìn khác Nếu Ngô Tắt Tổ trong Cái bánh chưng, Mớ rau trong hòm, Làm no hay cai
Trang 20giới nghệ thuật trong sáng tác của ông đã thể hiện một cách sinh động và sâu
sắc nỗi đau ấy Chẳng hạn, vì thèm cơm quá lâu ngày mà bà cái Tý đã cổ
quên đi “miếng ăn là miếng nhục”, liều mạng kiếm cớ vờ đến thăm đứa cháu
đang đi ở mong ăn chực được “một bữa no”, để rồi “chết no" một cách thê thảm Hoặc cũng vì cái đói quá lâu ngày mà người bố cùng mẫy người bạn
hàng xóm đã ăn quên mắt cả phần của con (Trẻ con không được ăn thịt chó)
Va cling vì ở làng "không có cơm mà ăn, một tắc đắt cắm dùi không cớ”, lại
thêm nhà tù, lại thêm Bá Kiến thâm độc nham hiểm mà anh có nông Chí Phèo đã bán dần, bán hồi cả nhân hình lẫn nhân tính của mình để thành quỷ dữ của
làng Vũ Đại
Trong truyện Ti cách mỡ cu Lộ vốn là một người hiền lành như đất
Vì nghèo túng, anh nhận lời làm mỡ Khi thấy "ngon ăn”, mọi người sinh ra
ngắm ngầm ghen ghét, coi khinh và hùa nhau vào làm nhục cu Lộ Tức quá,
anh tỏ ra bất cần Càng bị làm nhục, anh càng tỏ ra không biết nhục và cuối cùng hắn hiện ra là một thằng mõ với đầy đủ “tư cách mỡ, chẳng chịu kém
những anh mõ chính tông một tí gì, cũng đê tiện, cũng lẫy là, cũng tham ăn” [43.tr.354] Qua nhân vật LO, Nam Cao muốn nói với chúng ta: Thì ra lòng
khinh trọng của chúng ta có ảnh hưởng đến cái nhân cách của người khác nhiều lắm
ite trong Niéa dém là một đưa bé "hiền như những con nhà
nhưng ngay từ khi chào đời, Đức đã mang một nỗi nhục lớn: con của kẻ giết
người Một bầu không khí ghẻ lạnh, khinh khi, hắt hủi, ruồng bỏ, xa lánh bao quanh thẳng bé Thế là từ một đứa bé “hiền như đất nó trở thành một kẻ
Trang 21về người bà với bao vắt vả, cay đắng, tủi nhục đã nuôi hắn từ tắm bé Rõ ràng, xã hội đã tiệt đường sinh sống của Đức, đã trục Đức ra khỏi mảnh đất quê nghèo với bà nội già khốn khổ Nếu được yêu thương, được cảm thông, biết
đâu Đức đã trở thành một con người tử tế Mái tranh nghèo ấy biết đâu đã trở
thành mái ấm hạnh phúc của Đức với người con gái mình yêu
'Vì vậy, có thể nói rằng, cùng với sự áp bức đọa đày của giai cấp thống trị, của cái đói, miếng ăn, những trang viết về nông thôn và nông dân của
Nam Cao trước cách mạng còn ám ảnh người đọc bởi một bỉ kịch lớn Đó là
'bị kịch con người bị tha hóa, bị cướp mắt quyền làm người b Đề từi người trí thức
viết về người trí thức nghèo, qua những tác phẩm nổi bật
Íng mòn, truyện ngắn Trăng sáng, Đời thừa đông góp nổi
bật của Nam Cao lại được thể hiện ở một phương diện khác Ấy là nhà văn
của chúng ta đã phản ánh và biểu hiện một cách chân thật và đau đớn bi kịch “sống mòn” trong cảnh “đời thừa” của những người trí thức
“vo mong”,
“khát bay mà không có chân trời"
'Vốn là một trí thức nghèo, sống trong cảnh ngột ngạt, tăm tối của xã hội Việt Nam những năm trước cách mạng, hơn ai hết Nam Cao thấu hiểu nỗi thống khổ của chính mình và những người cùng hội cùng thuyền Đã từng có vốn học vấn Tây học, Nam Cao rời làng quê nghèo đói, lên đường vào Nam
chân trời mới lạ không dễ
mang theo biết bao ước vọng, hoài bão Nhưng
dung nạp Bệnh tật, Nam Cao phải trở về quê Thể là ước muốn đi xa vào tân Sai Gon lập nghiệp không thành, bi kịch “vỡ mộng” bắt đầu từ đó
Về quê, Nam Cao ôn lại vốn học vấn cũ và nghĩ cách ra Hà Nội làm
ông giáo khổ trường tư để kiếm sống Từ đây, Nam Cao càng nêm trải bao nỗi khổ của người tiểu tư sản trí thức nghèo trong một xã hội ngột ngạt bể tắc
Trang 22lên: “Tôi làm việc ghê gớm lắm Tôi giết dần tôi dé kiếm tiền”
Tác phẩm của Nam Cao có sự thống nhất cao độ giữa cuộc đời thực và
văn chương Từ bi kịch cuộc đời mình, Nam Cao đã nói lên bi kịch của cả mot ting lớp trí thức nghèo những năm tiền cách mạng Đọc Nam Cao, nhà văn Nguyên Hồng nhận xét:
Đọc xong những truyện ngắn Trăng sáng, Đời thừa, Nước mắt, Mua nhà ta cũng bị ngạc nhiên Đó là những cảnh đời ở ngay bên cạnh ta, những cảnh đời của chính tằng lớp của nhiều
chúng ta, mà đến nay nhờ đọc Nam Cao mà chúng ta bằng hoàng đau xót và thấy bao nhiêu ước vọng, say mê, thương yêu tha thí
nhất của những con người họ, của chính chúng ta bị trïu cánh xuống, giập nát cũng vì nghèo khổ, cũng vẫn chỉ vì nghèo khổ
[I74r63]
Bí kịch *vỡ mộng” của kiếp “sống mòn” còn được nhà văn gởi gắm qua những nhân vật ở nhiều tác phẩm khác như Hộ (Đời thừa), Hài (Quên
điều độ), Thứ (Sống mòn) .và rắt nhiều những “tôi”, những “hắn” Họ là những người có ý thức sâu sắc về cá nhân, về ý nghĩa sự tồn tại của mỗi cá nhân trong cuộc đời Không thể cứ quân quanh trong “cái ao đời bằng phẳng”, ‘ho 6m dp ước mơ, dự định lớn lao Hộ (Đời thừa) đã từng mơ ước viết “một
tác phẩm chung cho cả loài người Nó phải chứa đựng được một cái gì lớn
lao, mạnh mẽ Nó ca ngợi lòng thương, tình bác ái, sự công bằng Nó làm cho người gần người hơn” [43,tr 91] Để thực hiện ước mơ, Hộ bất chấp tất cả,
đói rét không nghĩa lí gì với một gã tuổi trẻ say mê lí tưởng Lòng hắn đẹp
Dau hắn mang một hoài bão lớn” [44, tr 91] Trong mối quan hệ giữa người
Trang 23Thứ trong Sống mỏn đã từng “thích làm một việc gì có ảnh hưởng đến xã hội ngay” và mong muốn đem “những sự đi thay lớn lao đến cho xứ sở
mình” Thứ từng mơ ước: “mình cũng là một vĩ nhân, một anh hùng vượt lên
sự tầm thường để chỉ nghĩ đến một cái gì vĩ đại thôi Y chỉ nghĩ đến những
phương kế dé xoay ngược lại, đồng thời xếp đặt người với người cho ôn thỏa
hơn” [45,tr.256]
'Rõ rằng đó là những ước mơ cao đẹp về nghề văn, về mộng viễn du, về tư cách đạo đức Những ước mơ ấy khi “chạm trán” với cuộc đời thực đều phải nếm trải bao cay đắng, đớn đau Cả dân tộc đều chìm đắm trong nô lệ, làm gì có con đường cho mỗi người Cuộc đời nhỏ nhen, tù túng không có chỗ cho những ước mơ Miếng cơm, manh áo, bệnh tật là những nỗi lo lắng thường trực, nói như Xuân Diệu: “Nỗi đời cay cực đang giơ vuốt Cơm áo không đùa
với khách thơ” Ước mơ chưa kịp bay cao đã vội vàng khép cánh Mộng ước chưa thành đã vỡ tan Họ trở vẻ đời thường với bao nỗi thất vọng ê chề và tiếp
tục “sống mà như chết”, “chết mà chưa làm gì cả”, “chết trong lúc sống”
Từ bi kịch “vỡ mộng”, họ tiếp tục kéo lê cuộc đời qua kiếp “sống
mòn” Từ chỗ háo hức với những mộng ước bay cao, bay xa, sau cú “cham
trán” với cuộc đời, họ vỡ mộng và từng bước nhượng bộ, chấp nhận cuộc sống tù túng, ngột ngạt Không còn những ham muốn, hăm hở ban đầu, họ
sống trong cảnh buổn tẻ, tưởng chừng như bằng lòng trong cảnh “bình lặng vô sự” Thứ đã từng mơ ước biết bao nhiêu một cuộc sống hữu ích “Sống là
để làm một cái gì đó cao đẹp hơn nhiều, cao quý hơn nhiễu Mỗi người sống
phải làm thế nào cho phát triển đến tận độ những khả năng của loài người
chứa đựng ở trong mình Phải gom góp sức lực của mình vào công việc tiến bộ chung Mỗi người chết đi phải để lại chút gì cho nhân loại” [45.t 256]
Trang 24
“nhưng quyển sách ấy sẽ ăn giải Nobel và dịch ra đủ mọi thứ tiếng trên toàn
cau” [43,tr.92] Nhưng cu
phèo, gợi những tình cảm rất nông, diễn tả một vài ý rất thông thường quấy
loãng trong một thứ văn bằng phẳng và quá tư dễ dã¡” để rồi mỗi lần đọc lên lại “đô mặt, cau mày, nghiền răng vò nát sách và mắng mình như một thẳng,
khốn nạn” [43,tr.80],
'Không chỉ dừng lại ở đó, cuộc sống chật vật nghèo túng thậm chí còn đầy
họ thành những kẻ nhỏ nhen, tỉ tiện Họ phái tính toán chỉ lỉ từng bữa ăn, miếng ăn Họ cãi nhau vì “những điều vô nghĩa lý” Có lúc họ cũng sa vào những ý
“ing anh phải viết "toàn những cái vô vị, nhạt
nghĩa tầm thường Họ sống nhỏ nhen với bạn bẻ, có lúc sinh tản nhẫn với vợ con, tập “quen điều độ” với sự nghẻo đói và chết dần trong cảnh đói nghèo
nào của Nam Cao ví
Dường như không có truyện n tài tiễu tư sản lại
không đề cập đến cái chết về tnh thần của lớp người đó, Mỗi nhân vật là một
kiểu đời thừa, một kiểu sống mòn Điều này, trước Nam Cao chưa có nhà văn nào có cách nhìn sâu sắc và phổ quát như vậy Có lẽ đó cũng là lý do để nhà lý luận phê bình Lê Đình Ky trong bai: “Nam Cao-Con người và xã hội cũ” đã cho rằng: * Có những chủ đề Nam Cao và có những nhân vật Nam Cao”
1.2.2 Chủ nghĩa hiện thực tâm lý trong sáng tác của Nam Cao
Tiếp thu ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện thực nửa đầu thế kỷ XIX từ văn
học phương Tây, các nhà văn hiện thực trước Nam Cao tự nguyện làm “người thư ký trung thành của thời đại” (H.Banzäe), đề cao nghệ thuật tả chân, coi
trọng việc xây dựng chân thật tính cách nhân vật điển hình trong mồi quan hệ
Trang 25
thực Việt Nam Đó là chứ nghĩa hiện thực tâm lý Đây cũng là một nét nỗi bật của phong cách nghệ thuật Nam Cao Nét bút pháp này xuất phát từ sự nhận
thức sâu sắc về ý thức cá nhân-cá thể của nhà văn Đây là điểm khác nhau
giữa văn chương hiện đại và văn chương thời trung đại Đúng như Hoài Thanh, Hoài Chân trong Thi nhân Việt Nam từng khẳng định: *Xã hội Việt
Nam từ xưa không có cá nhân Chỉ có đoản thể, lớn thì quốc gia dân tộc, nhỏ thì gia đình Còn cá nhân, cái bản sắc cá nhân chìm đắm trong gia đình, quốc gia như giọt nước trong biển cả” [38.tr.13]
Nam Cao đặc biệt nhạy cảm với những vấn để thuộc về con người Với ông, tâm hồn con người như là một “sân khấu của bi kịch và bi hài kịch của
những xung đột tư tưởng” [34.t.178] Vì vậy, không chỉ dừng lại ở việc phản ánh xã hội, ngôi bút của Nam Cao còn hướng vào việc "khám phá con người
trong con người” Có thể nói, trước Nam Cao, các nhà văn thuộc trào lưu lãng
mạn như Khái Hưng, Nhất Linh cũng đã phân tích, diễn tả tinh tế những cảm xúc nội tâm, những diễn biến phức tạp trong đời sống nội tâm nhân vật
Nhưng đến Nam Cao, nghệ thuật miêu tả và phân tích tâm lý đã đạt tới trình
độ bậc thầy, được thể hiện trên nhiều phương diện như việc lựa chọn đề tài, tạo dựng tình huống, khả năng lắng nghe và biểu hiện những trạng thái giằng
xế của tâm trang nhân vật với một bút pháp rất tỉnh diệu
& Việc lựa chọn
Cùng nói về người nông dân đầu tắt mặt tối quanh năm lam lũ kiếm
miếng ăn để tồn tại hay người trí thức nghèo bán chữ để tự nuôi sống mình và
nuôi vợ nuôi con; nhưng cái Nam Cao chăm chú theo dõi là qua những xung đột xã hội hướng tới những gidng xé day dứt của khát vọng hướng thiện
không tắt ở mỗi số phận con người
Trang 26hiện lên với bộ mặt rộng lớn, có đông đảo nhân vật Viết về đề tải nông thôn và nông dan, Nam Cao hay chọn làng Đại Hoàng quê mình với những nguyên
mẫu gần như là có thực trong cuộc đời Viết về người trí thức, Nam Cao hay
chọn những anh giáo khỔ trường tư, những văn sĩ nghèo, những cuộc đời mòn môi trong những lo toan về miếng cơm manh áo Hoàn toàn là những chuyện
tưởng như rất nhỏ nhặt, đời thường, nhưng người đọc lại thấy hẳn lên những
số phận và tâm trạng Nói như Chu Văn Sơn trong Nghé (luật vẫn xuôi trong truyện ngắn lão Hạc: "Dưới ngồi bút của Nam Cao, cái nhỏ nhặt không đâu
vụt trở nên thăm thẩm, cái hằng ngày dễ quên lại chứa đựng cái muôn đời”
[B1,tr-206},
'Cũng chính vì vậy, thể giới nhân vật nồi bật trong các truyện ngắn của
Nam Cao trước 1945 từ những người trí thức như Thứ trong Sống mỏn, Điền
trong Giăng sáng, Hộ trong Đời thừa đến những người cố nông như Chí
Phỏo, Lão Hạc, Dì Hảo đều sống trong cảnh cô đơn với một đời sống và tâm trạng đầy bi kịch
5 Nghệ thuật khắc họa tâm trạng nhân vật
Một trong những thủ pháp nghệ thuật làm nên đặc trưng của chủ nghĩa tâm lý Nam Cao là việc khắc họa tâm trạng nhân vật Nhân vật của Nam Cao hành động Nói như thế không có nghĩa là Nam Cao xem nhẹ việc mô tả hành động mà hành động của nhân vật được đặt
phần lớn không thiên vi
trong mối quan hệ với diễn biến tâm lý Hành động nào, tâm lý ấy và ngược
lại, tâm lý nào cũng được biểu hiện qua hành động
Trong Sống mỏn, chuyện chỉ xoay quanh cuộc sống nghèo nản, tủ túng của mấy thầy giáo trường tư ở một vùng ngoại ô Hà Nội Chuyện không có
những tình tiết lắt léo, những cảnh ngộ éo le, những sự kiện bất ngờ Đơn thuần chỉ là những sinh hoạt đời thường của con người Song qua tác phẩm,
Trang 27một số người, rộng hơn là cả một lớp người Để làm nỗi rõ sự ngột ngạt đó,
Nam Cao không cẳn và không dùng đến những sự việc và hành động mà chủ yếu khai thác những khía cạnh khác nhau của nội tâm nhân vật Thứ
During như, mỗi kiểu nhân vật, Nam Cao có một cách khắc họa nội tâm
riêng Đối với những nhân vật dị dạng trong sáng tác về để tài người nông
dan, Nam Cao thường đi vào miêu tả chỉ tiết, đặc
sm đối lập giữa diện mạo
bên ngoài với đời sống thật ở bên trong Ngay cả tên gọi của nhân vật cũng như đánh mạnh vào cảm giác người đọc, người nghe Nào là Chí Phéo, Thi 'Nỡ rồi Trương Ru, Trạch Văn Doành Nhưng Chí Phèo dù cho tưởng như
đã thành quỷ dữ của làng Vũ Đại thì vẫn không tắt khát vọng hoàn lương; Thị
'Nỡ dù xấu ma ché quỷ hờn lại chính là người đã phát
lên và đánh thức khát
vọng được sống như một người lương thiện Và, nếu người đọc sêu sắc sẽ
thấy tác giá không chỉ nhằm đối lập giữa ngoại hình và nội tâm, không chỉ lên án xã hội với những kẻ mặt người dạ thú (Bá Kiến, Đội Tảo ) với tội ác đẩy
con người vào chỗ tha hóa Mà mặt khác, nếu nhớ đến những câu chuyện cổ
như So Dừa, Lấy vợ cóc, Trương Chỉ mới thấy được trong văn học truyền thống đã từng có những nhân vật bề ngoài tưởng như là dị dạng, nhưng phẩm
chất thực không phải vậy Thi ra, Nam Cao đã đảo sâu vào văn học dân gian
để “khơi một nguồn chưa ai khơi”, chứ không chỉ bằng lòng với quan niệm
“đẹp người đẹp nết” như chủ nghĩa hiện thực truyền thống thường thể hiện Đồng thời qua đó nhà văn càng làm nổi bật tác động của hoàn cảnh đối với
con người Và còn nói lên được sức sống của khát vọng hướng tới một cuộc
sống no ấm, lương thiện không bao giờ tắt ở những con người ấy
Đối với kiểu người trí thức, Nam Cao lại ít chú trọng đến miêu tả ngoại
hình Mà nếu có tả thì cũng chi dé làm nổi bật những giằng xé day dứt trong tâm hồn họ Đây là
h ảnh nhân vật Hộ (Đời :hừu) qua con mắt quan sát của
Trang 28Từ ngắng mặt lên nhìn Hộ ba lần Ba lần Từ muốn nói
nhưng lại không dám nói Hắn đang đọc chăm chú quá Đôi lông
mày rậm chau đầu lại với nhau và hơi xếch lên một chút Đôi mắt sáng quắc có vẻ lồi ra Cái trán rộng hơi nhăn Đôi lường quyển đứng sừng sững trên bờ hai cái hồ sâu của má thì bóng,
nhẫy Cả cái mũi cao và thẳng tắp cũng bóng lên như vậy Cái mặt hốc hác ấy, nghiêng nghiêng hai bên quyển sách, trông khắc khổ đến thành dữ tợn” [44, tr.77]
Thứ trong Sống mỏn sau những háo hức, hãm hở ban đầu cảm thấy
chán chường, mệt méi khi những ước mơ dự định không thành Con đường phía trước đường như thành ngõ cụt Bao nhiêu mệt mỗi, lo toan hẳn lên khuôn mặt: *Mặt y nghiêm trang Trán y đã lo âu Môi y đã ít cười và nụ cười chẳng còn tươi như trước Chao ôi! Như vậy đó Trước sau chỉ cách nhau có sáu, bảy năm nhưng mà biết bao sự thay đổi Y đã già rồi, đã xấu đi nhiều ( ) Y mặt những quần áo rẻ tiền, xộc xệch đã bạc màu” [45,tr.48]
Điện mạo ấy là dấu vết của tháng ngày đã qua, là hình ảnh của cuộc đời mà hiện tại và tương lai cùng chung một mẫu số: bể tắc, mỏi mòn
Nhìn chung, thé giới nhân vật người trí thức của Nam Cao thường có
'bộ mặt cau có, một dáng điệu gầy gò, ốm yếu Có khi, diện mạo của nhân vật
khiến nhân vật hiện lên
mặt không chơi được) Tuy vậy, điều mà Nam Cao chú ý khắc họa là cái tỉnh không được miêu tả trực tiếp vi ám ảnh (Cái
thần, là thế giới nội tâm đầy dẫn vat sau những nét vẽ phác họa ấy Tâm lý nhân vật là đối tượng trực tiếp của ngòi bút Nam Cao
Chú trọng vào việc miêu tả tính cách nhân vật, Nam Cao ít chú ý miêu tả khung cảnh thiên nhiên Nếu có thì việc miêu tả ấy cũng gắn với việc bộc lộ tâm trạng của nhân vật
Trang 29năng nắm bắt những biển thái tinh vi, những rung động tỉnh tế trong tâm hồn con người” [33,tr.188] Đó là những trạng thái tâm lí lưỡng tính, phức tạp,
map mé giữa ranh giới thiện - ác, hiền - dữ, giữa con người và con vật Dưới ngòi bút sắc sảo có lúc tưởng như tàn nhẫn, lạnh lùng, con người dù nhỏ bé
thuộc dạng dưới đáy xã hội cũng hiện ra như một *vũ trụ bao la” Liep
Tonxt6i, dai van ho Nga, trong tiểu thuyết Phục sinh đã từng chiêm nghiệm: 'Con người như những đồng sông Nước trong mọi con sông như nhau và ở đâu cũng thể cả, nhưng mỗi con sông khi thì
hẹp, khi thì chảy xiết, khi thì rộng, khi thì êm đềm, khi thi trong
veo, khi thì lạnh, khi thì đục, khi thì
vậy Mỗi người mang trong mình những mầm méng của tính
, con người cũng như
chất của con người và khi thì thể hiện những tính chất khác và thường là không giống bản thân mình tuy vẫn chỉ là chính mình
(Dần theo Trần Đăng Suyên- Chủ nghĩa hiện thực Nam Cao- tr196)
G đây dường như đã có sự gặp gỡ trong quan niệm giữa Nam Cao và những nhà văn hiện thực lớn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX như Liep 'Tônxtôi, Tsê khốp Nhiều nhân vật của Nam Cao có sự thống nhất trong bản
thân cái tích cực lẫn tiêu cực, cái tằm thường lẫn cao cả, cái buồn cười lẫn
nghiêm túc Có ai nghĩ đẳng sau gương mặt lần ngang lằn dọc bởi những vết
eo vì rạch mặt ăn vạ của Chí Phèo là một tâm hỗn cũng khát khao được yêu thương, được hạnh phúc Sau lần gặp Thị Nỡ ở bờ sông, Chí Phẻo cứ "vơ vẫn
mãi” Lần đầu tiên trong đời, Chí Phèo biết bâng khuâng, xúc động khi nghe tiếng chim hót, tiếng cười nói của những người đi chợ, tiếng anh thuyền chài
gõ mái chèo đuổi cá Và ước mơ về một gia đình nho nhỏ, "chồng cuốc mướn, cảy thuê, vợ đệt vải” tự xa xưa bỗng hiện về Cái con người hing ngày
Trang 30Nhung rồi khao khát ấy bị từ chối, Chí Phèo lại rơi vào cô độc và tuyệt vọng Trong suy nghĩ, Chi Phéo định đến nhà Thi No dé “dam chết cả nhà nớ" nhưng bước chân của vô thức lại đưa hắn đến nhà Bá Kiến Chí Phéo vung dao đâm chết kẻ thù và tự kết liễu đời mình Một kết thúc thật bắt ngờ cho cả người trong cuộc lẫn người theo dõi câu chuyện nhưng lại là quy luật tắt yếu
của quá trình chuyển biến tâm lý, tính cách nhân vật Miêu tả quá trình
chuyển hóa đó Nam Cao đã tạo nên chiều sâu tâm lý trong sáng tắc của mình e Bút pháp độc thoại nội tâm
'Để thể hiện tâm lý nhân vật, bên cạnh khắc họa tâm trạng, Nam Cao
còn chú ý tới việc sử dụng độc thoại nội tâm Đây là thủ pháp nghệ thuật được
"Nam Cao sử dụng dưới nhiều hình thức, trong đó chủ yếu là bằng chính dòng
suy nghĩ và câu hỏi mà nhân vật đặt ra cho mình, tự vấn mình Những câu hỏi
thường đặt sau mỗi sự kiện, mỗi biến cố, trước mỗi hoàn cảnh và thường
không có câu trả lời
Với mỗi loại nhân vật, nhà văn có một cách thể hiện riêng Với nhân
vật người trí thức, những câu hỏi được đặt ra như một thủ pháp nghệ thuật
tâm lý chủ yếu để bộc lộ tâm trạng tạo nên kiểu nhân vật te ý thức Những câu hỏi đặt ra khi liên tiếp, khi ngắt quãng, kéo dài nhằm bộc lộ tính chất trăn trở, din vat, bé tắc trước cuộc đời “Cuộc đời như thế kéo dài ra mấy năm rồi Nó còn kéo đài ra năm năm, mười năm, hai mươi năm biết đến bao giờ? Nó có thể cứ kéo dài ra mãi mãi, suốt cuộc đời? Chứ không ư? Một cuộc đổi thay? Căn cứ vào đâu? Ôi chao! Còn cách gì có thể thay đổi được đời y?”
I45.r73]
'Với người nông dân, qua hình tượng điển hình độc đáo Chí Phèo, độc thoại nội tâm diễn ra một cách ngắn gọn mà không kém phần đau đớn xót xa,
Phèo bị từ chối
khiến cho người đọc cùng căm uắt với nhân vật Đó là khi
Trang 31'Công Hoan và Chị Dậu trong tiểu thuyết Tắt đền của Ngô Tắt Tố; anh Pha,
chị Dậu đà có cùng khổ nhưng vẫn còn có xóm làng, người thân; Chí Phèo của Nam Cao không còn là người vì đã đánh mắt cả nhân hình lẫn nhân tính
Khi được tình yêu Thị Nở thức tỉnh rồi bị từ chối, Chí Phèo càng tuyệt vọng
trong nỗi cô đơn của chính mình, càng căm phẫn đến tột cùng kẻ gây ra tội ác
để dẫn đến hành động quyết liệt ở cuối tác phẩm
Chủ nghĩa hiện thực tâm lý với hình tượng nhân vật tự ý chức và nhân vật con người cô đơn là những đóng góp mới mê của Nam Cao, đánh dấu và mở
ra một bước phát triển mới của chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam 4 Tạo dựng kết cấu Để thể hiện chủ ` tự tưởng của tác phẩm, Nam Cao chú ý đến việc tổ
chức, tạo dựng kết cấu tác phẩm Trong sáng tác của mình, Nam Cao sử dụng
nhiều kiểu kết cấu bởi nhà văn nhận ra đó là con đường và phương tiện làm
sâu sắc hơn tư tưởng của tác phẩm
'Việc đi sâu vào thế giới tỉnh thần bên trong của nhân vật đã quy định
kiểu kết cấu tâm lý Hà Minh Đức trong Nam Cao - nhà văn hiện thực xuất sắc đã nhận xét: “Đa số tác phẩm của Nam Cao thường được kết cấu theo lối tâm lý, đặc biệt là những sáng tác về chủ đề tiểu tư sản” [9.tr.184] Kiểu kết cấu tâm lý thể hiện ở chỗ nhân vật được xây dựng không phải bằng hành
động, sự kiện mà bằng chính tâm lý Cốt truyện đơn giản, trong đó nhân vật luôn có sự suy nghĩ, day dứt và ân hận Với đề tài người nông dân, kiểu kết
cấu tâm lý lại được thể hiện dưới một hình thức khác Trình tự thời gian bị dao lộn Sự vận đông của thời gian không theo quy luật khách quan mà theo
quá trình diễn biến tâm lý của nhân vật Phần kết có thể được đưa lên trước
Trang 321.2.3 Chủ nghĩa nhân văn trong sáng tác của Nam Cao
'Cùng cày xới trên mảnh đắt hiện thực, nhưng đường cày của Nam Cao
có thể nói đã đề lộ những “mảnh vàng ròng”, theo thời gian càng trở nên ngời
sáng VỀ tư tưởng nghệ thuật, chất “vàng ròng” đó có được là do chủ nghĩa hiện thực trong sáng tác Nam Cao đã kế thừa chủ nghĩa nhân văn truyền
thống, đồng thời đã tiếp cận với chủ nghĩa nhân văn hiện đại Đây cũng là
một nét đặc trưng trong sáng tác của Nam Cao trước cách mạng
'Chủ nghĩa nhân văn vốn là một trao lưu văn học xuất hiện ở châu Âu từ
thế ki XVI với mục dich giải phóng con người ra khỏi mọi sự rằng buộc phi
nhân tính và đề cao tắt cả những gì làm nên giá trị của con người Từ điển Thuật ngữ văn học định nghĩa:
'Chủ nghĩa nhân văn còn gọi chủ nghĩa nhân đạo Ở cấp độ thế giới quan, chủ nghĩa nhân văn là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, tình cảm quý trọng các giá trị của con người như trí tuệ, tình cảm, phẩm giá, sức mạnh, vẻ đẹp Chủ nghĩa nhân văn không phải là khái niệm đạo đức đơn thuần mà còn bao hàm cả
cách nhìn nhận, đánh giá con người về nhiều mặt (vị trí, vai trò, kha nang, ban chat ) trong các mối quan hệ tự nhiên, xã hội và đồng loại [13,tr.1§4]
"Theo cách hiểu trên thì những trang viết của Nam Cao thực sự là những,
trang viết thắm đượm tư tưởng nhân văn Chất nhân văn thể hiện ở nhiều khía
canh, song rõ nhất và đễ dàng nhận ra nhất là ở trong quan niệm nghệ thuật về con người và khát vọng giải phóng con người
& Quan niệm nghệ thuật về con người
'Văn học bắt cứ thời kì nào cũng lấy con người làm trung tâm của sự phản ánh Tuy nhiên, quan niệm về con người mỗi thời mỗi khác Từ con
Trang 33học hiện đại là kết quả của một quá trình nhận thức lâu dài
Nam Cao là nhà văn nhạy cảm với những vấn đề thuộc về con người và
hướng ngòi bút vào những giá trị mang chiều sâu nhân bản Trong Sống mỏn
Nam Cao viết: "Sống tức là cảm giác và tư tưởng Sống cũng là hành động
nữa, nhưng hành động chỉ là phần phụ: có cảm giác, có tư tưởng mới sinh ra hành động Bản tính cốt yếu của sự sống chính là cảm giác và tư tưởng Cảm giác càng mạnh, càng linh diệu, tư tưởng càng đồi dảo càng sâu sắc thì sự sống càng cao” [45.tr.172] Quan niệm ấy đã quy định hứng thú của Nam Cao trong việc chú ý vào thế giới nội tâm sinh động của con người Điều ấy lí gi:
vi sao thé giới nhân vật hiện lên đưới ngồi bút của Nam Cao, không có con người hoàn toàn thánh thiện cũng khơng có con người hồn toàn xấu xa Văn
học truyền thống khi nhìn nhận, đánh giá con người thì vẫn thường phân chia
làm hai loại: tốt-xấu, thiện-ác, địch-ta, chính nghĩa-phi nghĩa Với cách nhìn
nhận này, các nhà văn khi xây dựng nhân vật trong tác phẩm cũng chia thành
hai tuyến: người tốt bao giờ cũng đẹp người, đẹp nết, người xấu thì từ tính
cách đến hành động đều xấu Có thể lấy ví dụ điển hình qua tiểu thuyết Tắt
đền của Ngõ Tắt Tố: Chị Dậu là nhân vật điển hình chính dign thì trong hoàn
cảnh nào cũng tốt; còn vợ chồng Nghị Quế là nhân vật phản diện thì đủ những đức tính xấu của những kẻ trọc phú
'Nhân vật của Nam Cao thường không như vậy Chi Phéo trong kiệt tác cũng tên của Nam Cao, từ một đứa bé bị bỏ rơi đáng thương, một anh tá điền hiển lành tuy nghèo khổ vẫn tự trọng, nhưng rồi hồn cảnh xơ đây đã thành
quỷ dữ của làng Vũ Đại Nhân vật văn sĩ Hộ trong truyện ngắn Đởi thira rat
Trang 34Chủ nghĩa hiện thực trong sáng tác của Nam Cao vươn tới tiếp cận với
chủ nghĩa nhân văn hiện đại chính là ở thái độ của nhà văn không bao giờ quá
kỳ vọng vào con người, nhưng cũng không đánh mắt niềm tin vào con người
“Trong quan niệm của Nam Cao con người có thể bị tiêu diệt, nhưng nhân tính,
bản chất lương thiện của con người là vĩnh hằng, bắt diệt Chính việc phát hiện ra phần người còn sót lại trong một kẻ lưu manh như Chí Phèo đã khiến
Nam Cao trở thành một trong số những nhà nhân đạo lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam Giá trị của Chí Phéo không chỉ ở chỗ tổ cáo, phê phán mà
còn là sự khẳng định và phát hiện những phẩm chất đẹp đẽ của con người ngay cả khi họ bị rạch nát cả bộ mặt người, giết chết tâm hồn người Tỉnh thần nhân đạo của Nam Cao đã biến một câu chuyện bì
thường thành một
bï kịch có thể nói cũng vào loại vĩnh cữu và cũng không thua kém bất cứ một bï kịch nào trong lịch sử văn chương Việt Nam và thé gi
Đối với nhân vật người trí thức nghèo, Nam Cao đã tìm thấy ở họ
những ước mơ, say mê, khát vọng chân chính của một thời tuổi trẻ Khát vọng,
về sự nghiệp, về tương lai, về lẽ sống Trước sự xô đây của hoàn cảnh, nhân
vật có lúc ngả nghiêng, chao đảo, đứng mắp mé trên bờ ranh giới giữa cao thương và ích kỉ, nhỏ nhen; giữa bao dung, độ lượng và tàn nhẫn, độc ác nhưng cuối cùng vẫn là những người có nhân cách và lòng tự trọng Bị cuộc
đời quãng quật, vùi nát, đâu đó trong tâm hồn họ vẫn còn sót lại ánh sáng của
lương trí Điều đó đã làm cho sáng tác của Nam Cao hỏa cùng với dòng chảy
văn học ưu tú, tiền bộ nhất của dân tộc mọi thời đại
Nam Cao quan niệm: con người chỉ thực sự là con người khi được sống với một cuộc sống tinh thần cao đẹp, sống với day đủ giá trị của sự sống Bởi vậy, ông không chấp nhận một cuộc sống vô nghĩa lý, vô ích, vô nghĩa Mặc
dù bị "giam hãm” trong ao đời tù đọng, nhân vật của Nam Cao vẫn không
Trang 35góp vào "công việc tiến bộ chung” của loài người Do vậy, chủ nghĩa nhân văn trong tác phẩm của Nam Cao trước cách mạng tháng Tám 1945 không chỉ
nêu cao những phẩm chất cần có của lòng nhân ái mà còn có ý nghĩa thầm gửi
gắm những triết lý về lẽ sống cao đẹp của đời người và của lao động sáng tạo
nghệ thuật
“Thứ vẫn không thể nào chịu đựng được rằng sống chỉ là làm thế nào cho mình và vợ con có cơm ăn, áo mặc thôi Sống là để làm một cái gì cao đẹp hơn nhiều, cao quý hơn nhiều Mỗi người sống phải làm thế nảo cho phát triển đến tận độ những khả
năng của loài người chứa đựng ở trong mình Phải gom góp sức
lực của mình vào công việc tiến bộ chung Mỗi người chết đi,
phải đễ lại chút gì cho nhân loại [45,t 256)
Đặt trong bồi cảnh xã hội bấy giờ, những tư tưởng của Nam Cao rõ
răng là đã vượt ra ngoài tư tưởng của thời đại Đó là tư tưởng thể hiện ý thức
đẩy trách nhiệm về ý nghĩa sự tồn tại của mỗi cá nhân trong sự phát triển
chung của xã hội loài người Có thể nói đó là tư tưởng nhân văn mới mẽ chưa
từng có trong văn học Việt Nam trước Cách mạng Tư tưởng ấy mãi đến sau này ta mới bắt gặp trong thơ Tố Hữu: “Sống là cho và chết cũng là cho”
5 Khát vọng giải phóng con người
Làm sao giải phóng con người ra khỏi kiếp sống nhọc nhẳn, quan quanh, bề tắc có lẽ là câu hỏi lớn suốt đời viết văn của Nam Cao Dù không đi
trọn đoạn đường với ước mơ đã định nhưng những gì Nam Cao để lại cũng đủ
khẳng định ước mơ ấy là có thật Sau những cố gắng để tái hiện chân thực hiện thực xã hội lẫn hiện thực tâm hỗn nhân vật, Nam Cao đều đặt ra vấn đẻ: cin
Trang 36Nam Cao, người đọc thấy được nhà văn không chỉ nhắn mạnh đề cao yếu tố chủ quan “tự ý thức” ở mỗi con người, mà còn chỉ ra mdi quan hệ biện chứng giữa hoàn cảnh và tính cách Nam Cao từng phát biểu trong Sống mỏn:
*Chừng nào con người còn phải giật của người từng miếng ăn, chừng nào một số người còn phải giẫm lên đầu người kia để nhơ lên, thì lồi người còn phải
xấu xa, bỉ ổi, tàn nhẫn và ích ki” [45,tr.173] Đòi hỏi một sự thay đổi căn bản
của hoàn cảnh chính là Nam Cao đã chạm đến với lý tưởng của Marx và
Engel: “Nếu như tính cách con người được tạo nên bởi hoàn cảnh, thì cần phải làm cho hoàn cảnh có tính nhân đạo hơn” (Dân theo Trần Đăng Suyén,
Chủ nghĩa hiện thực Nam Cao, tr.285)
Dé cai tạo xã hội, Nam Cao nghĩ đến vai trò của văn hóa, của tri thức Dưới con mắt của một nhà trí thức, ông nhìn nhận: “những kẻ còn nghĩ đến
cái giống ndi đều nghĩ đến việc đảo tạo óc Vì chỉ có sự học thôi, chỉ có sự
học là cải tạo được con người Xã hội Việt Nam muốn tiến, quốc dân Việt Nam phải học Yêu nước lo đến tương lai của giống nòi không gì bằng học)
[45.173]
Từ những mong ước, nguyện vọng mà Nam Cao gửi gắm trong những tác phẩm của mình, một lần nữa khẳng định cảm hứng nhân văn của Nam Cao đã tiếp cận được với lý tưởng nhân đạo của chủ nghĩa cộng sản mà cụ thể là lý tưởng nhân văn của Hồ Chủ Tịch Trong một lần trả lời phỏng vấn nhà báo, Bác nói: “Tdi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước
ta hoàn toàn độc lập, dan ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có com ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” Như vậy, trong lý tưởng nhân văn của
Bác, cùng với vấn đề độc lập, tự do thì vấn đề cơm ăn, áo mặc, học hành cũng
Trang 37thành một nhà văn chiến sĩ
Cảm hứng nhân văn và sự thể hiện đầy sinh động qua thế giới nghệ thuật trong sáng tác của Nam Cao trước năm 1945 không chỉ có ý nghĩa nói lên tầm tư tưởng và tài năng của một nhà văn lớn, mà còn đánh dầu một bước phát triển về chất của chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam ở chặng
đường đêm trước của nền văn học Cách mạng
Suốt hơn một thế kỉ phát triển của văn học, ding văn học hiện thực với
tư cách của một đòng văn học công khai đã góp phần đáng kể vào việc phản ánh chân thực bộ mặt xã hội thực dân phong kiến, góp phản thay đổi hoàn cảnh xã hội để tiến đến một cuộc sống tốt đẹp hơn Quá trình phát triển đó đã ghi nhận nhiều tên tuổi của các nhà văn nỗi tiếng, trong đó Nam Cao nỗi lên
như một đại diện tiêu biểu nhất cho trảo lưu văn học hiện thực giai đoạn c
Với những đề tài tuy không mới nhưng với tài năng sáng tạo, với sự tim toi
khám phá, Nam Cao đã tỏa sáng ở những “vùng”, những “miễn” chưa ai khơi,
chưa ai khám phá Đặc biệt, với việc đi sâu vào khai thác đời sống nội tâm trong tâm hồn nhân vật, Nam Cao đã trở thành nhà văn bậc thầy của chủ
nghĩa hiện thực tâm lý Chủ nghĩa hiện thực Nam Cao dù bám sát đời sống xã
hội vẫn gợi lên nhiều vấn đề mới mẽ Đó là do chủ nghĩa hiện thực Nam Cao
có cái gốc là chủ nghĩa nhân đạo, trên một vài phương diện, chủ nghĩa hiện
thực ấy đã tiếp cận được với chủ nghĩa nhân văn hiện đại, với lý tưởng nhân
Trang 38CHUONG 2
DAC DIEM VAN XUOI NAM CAO SAU 1945 NHIN
TỪ PHƯƠNG DIỆN TƯ TƯỞNG NGHỆ THUẬT
Từ tướng nghệ thuật là khái niệm để chỉ đặc điểm nỗi bật như là linh hồn của một tác phẩm, được tao dựng nên bằng tài năng và w duy nghé thudt của chủ thể sáng tạo Tư tưởng nghệ thuật ấy thể hiện qua toàn bộ thế giới
hình tượng của tác phẩm, nhưng trước hết được bộc lộ qua hệ thống quan
niệm nghệ thuật, cách tiếp cận hiện thực cuộc sống và gương mặt của nhân vật tong tác phẩm
'Với Nam Cao, một nhà văn nổi tiếng, một trí thức giàu nghị lực dù phải
sống trong xã hội thực dân nửa phong kiến đầy tối tăm và uất ức, tắt nhiên sẽ: không thể cam chịu bế tắc trong cảnh “chết mòn” mà sẽ không nguôi khát
vọng di tìm về phía ánh sáng Và nói như Tơ Hồi: "Nam Cao đã tự gỡ mình , bai hoe tin
ra, vượt lên Con người ấy, lúc nào cũng là một bai học phắn
tưởng” Vì vậy, từ năm 1943, được ngọn cờ yêu nước của Mặt trận Việt Minh
vẫy gọi, Nam Cao đã cùng một số văn nghệ sỹ bí mật tham gia Hội Văn hóa
cứu quốc Đây là sự kiện có ý nghĩa, mở ra một chăng đường mới trong cuộc
đời cằm bút của Nam Cao
Cũng từ đấy, vào những năm tiền khởi nghĩa 1943-1944, bên cạnh
những sáng tác tiếp tục phơi bảy hiện thực xã hội, đây đó trong một số tác phẩm của Nam Cao đã thấp thoáng mỡ ra ánh sáng hy vọng ban mai của cuộc
đời mới Nhà văn đã tiên cảm được “Mọi vật sống trong sự chờ đợi Sự chờ
đợi bứt rứt một nỗi đau phải đến Của con nhộng đón ngày biến thành ngài
Trang 39hy vọng, và mơ hé hình dung về một sự đổi thay đang cựa mình: “Nhân loại
lên cơn sốt rét dang quan quại, nhăn nhó, rên la, tự mình lại cắn mình, tự
mình lại xé mình để đổi thay Cái gì sẽ rồi ra? Lòng Thứ đột nhiên hé ra một
tia sáng mong manh Thứ lại thấy hi vọng một cách vu vơ Sau cuộc chiến
tranh này có lẽ cuộc sống sẽ dễ dàng hơn, công bằng hơn, đẹp đề hơn” [45.r319] 'Và ngay trong Điếu văn nói với người đã khuất, Nam Cao vẫn khẳng Chúng tôi, những kẻ đau khi thèm khát, đã thất vọng và vẫn còn hi vọng mãi và phải hi vọng , đã uất ức, đã ước ao, đã mãi Sự đời không thể cứ mãi mù tịt như thế này đâu Tương lai
phải sáng sửa hơn Một rạng đông đã báo rồi Một mặt trời mới
sẽ mọc lên trên nắm mỏ anh và bên trên đầu hai đứa con côi anh
để lại Một bàn tay bè bạn sẽ nắm lấy tay chúng và dất chúng, cùng đi tới một cuộc đời đẹp hơn [43,tr.441]
Trong niềm mong chờ ấy, Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành
công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời thực sự là một niềm vui lớn
có ý nghĩa như một cuộc hỏi sinh vĩ đại của cả dân tộc và của những người cầm bút Vốn đã chờ đợi và vận động chuyển mình từ trước như đã nói ở trên,
sáng tác văn xuôi của Nam Cao sau 1945 đã có mặt một cách kịp thời hòa
nhịp vào cuộc sống cách mạng và kháng chiến Rất tiếc lả nhả văn của chúng
ta đã hy sinh vào năm 1951 nên chăng đường sáng tác cũng không đài, nhiều cdự định còn dang đỡ, nhưng cả về tư tưởng nghệ thuật và bút pháp thể hiện, tác phẩm văn xuôi Nam Cao sau 1945 đã xứng đáng có một vị trí văn học sử trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại
Trang 402.1 ĐÔI MỚI HỆ THÔNG QUAN NIỆM
'Văn xuôi Nam Cao vốn giàu chất ngẫm ngợi, triết lý Ngay trong sáng tác của ông trước cách mạng, khi trực tiếp, khi mượn lời nhân vật, khi thông
qua thế giới hình tượng, nhà văn đã phát biêu những suy ngẫm sâu sắc của mình về con người, về đối tượng của nghệ thuật, về đặc trưng lao động của
nhà văn, về tiêu chí và khát vọng vươn tới “một tác phẩm thật giá trị một tác phẩm chung cho cả loài người” Những quan niệm ấy đến ngày nay vẫn
còn nguyên ý nghĩa thời sự, rất đáng để mọi người cùng suy ngẫm
Cách mạng tháng Tám 1945 đã như “một trận động đắt lớn nhào nặn lại
xã hội Việt Nam”, thực sự là một cuộc đổi đời từ bóng tối ra ánh sáng Đã
từng “chín mấy mùa thương đau” trong xã hội ci
, những người trí thức nước ta hồi bấy giờ, trong đó có các nhà văn không khỏi bỡ ngỡ trước hiện thực
mới Cho nên, dù muốn hay không, nói như Nguyễn Đình Thi, để hòa mình
vào cuộc sống kháng chiến của dân tộc và sáng tác, họ không khỏi phải trải cqua giai đoạn “nhận đường.” Đã từng khát khao được “sống để làm một cái gì đẹp hơn nhiễu, cao quý hơn nhiều”, Nam Cao là một trong những nhà văn sớm tự nguyện nhập cuộc Do vậy, sáng tác của ông sau 1945 dù không nhiều
nhưng đã thể hiện được hệ thống quan niệm nghệ thuật của một nhà văn - chiến sĩ, trong thời đại đất nước vừa giành được độc lập lại phải tiến hành vào cuộc kháng chiến để giữ quyền độc lập thiêng liêng ấy
2.1.1 Quan niệm về nhà văn
Kháng chi
cuộc kháng chiến với tư cách là một cán bộ tuyên truyền, một nhà văn-chiến
chống Pháp bùng nổ, ngay từ đầu Nam Cao đã bước vào
sĩ Trong không khí sôi nỗi những ngày đầu Cách mạng, Nam Cao đã tự nhận
thức về vị trí của nhà văn, về vai trò của văn nghệ trong sự nghiệp cứu nước:
*Người ta có thể cầm cảy hay cằm bút mà vẫn là chống gi
khí thế rạo rực của những đoàn quân Nam tiến, nhà văn vẫn không thể dấu