1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thi pháp tiểu thuyết Tạ Duy Anh

113 5 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 19,91 MB

Nội dung

Đề tài Thi pháp tiểu thuyết Tạ Duy Anh có cấu trúc gồm 3 chương trình bày các nội dung: Tiểu thuyết Tạ Duy Anh trong bối cảnh đổi mới tiểu thuyết Việt Nam sau 1975, thế giới hình tượng trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh, kết cấu và ngôn từ nghệ thuật trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh.

Trang 1

NGUYEN THỊ TUỆ NHƯ

THỊ PHÁP TIỂU THUYET TA DUY ANH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 602234

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Người hướng dẫn khoa học: TS TÔN THÁT DỤNG

Trang 2

Tot xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, được

thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS Tôn That Dung

SỐ liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng,

“được công bổ trong bắt ki một công trình nào khác

"Người cam đoạn

Trang 3

MO DAU 1

1 Lido chọn đề

2 Đó

3 Phương pháp nghiên cứu

4 Tổng quan về lịch sử vấn để nghiên cứu

5 Cấu trúc luận văn "

CHƯƠNG 1 TIEU THUYET TA DUY ANH TRONG BOL CANH tượng và phạm vi nghiên cứu ke bi

ĐÔI MỚI TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1975 l2

1.1 KHÁI LƯỢC VỀ NHỮNG THÀNH TỰU CỦA TIỂU THUYET VIET

NAM SAU 1975 12

1-1-1 Tiểu thuyết và cuộc hành trình của một thể loại 2

1.1.2 Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975- nhìn từ những thành tựu 7

1.2 VI TRI CUA TIEU THUYET TA DUY ANH TRONG QUÁ TRÌNH VAN DONG CUA TIEU THUYET VIET NAM SAU 1975 29

1.2.1, Ta Duy Anh - "lão Khổ” trong văn chương, 29

1.2.2 Vị trí của tiểu thuyết Tạ Duy Anh trong quá trình vận động của tiểu

thuyết Việt Nam sau 1975 34

CHƯƠNG 2 THÊ GIỚI HÌNH TƯỢNG CỦA TIỂU THUYẾT TẠ

DUY ANH 40

2.1 HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT 40

2.1.1 Đặt nhân vật trong vòng xoáy của tôi ác Al

2.1.2 Để nhân vật tự bộc lộ bản thể qua những giắc mơ 53

2.1.3 Biit phap phê phán nhân vật đám đông 59

2.2 HÌNH TƯƠNG KHƠNG GIAN 6

2.2.1 Không gian hiện thực - một không gian tù đọng và đầy bắt tc 68

Trang 4

2.3.2 Thiên về khai thác chiều thời gian quá khứ

CHUONG 3 KET CAU VÀ NGÔN TỪ NGHỆ THUAT TRON

THUYET TA DUY ANH

3.1 KET CAU

3.1.1 Cách tổ chức sự việc theo hướng phi lí

3.1.2 Sự dịch chuyển liên tục giữa các điểm nhìn trần thuật 3.2 NGON TU NGHỆ THUẬT

3.2.1 Dồn nén lượng thông tin cho ngôn ngữ

3.2.2 Giễu nhai bằng hình thức nói mia, KÉT LUẬN

TAI LIEU THAM KHẢO

Trang 5

‘So bang "Tên bằng Trang

Bảng liệt kê các sự việc trong tiêu thuyết 1ø Khó theo

Bang 2.1 ene ° yet B

thứ tự xuất hiện

Bằng liệt kế các sự việc ong tiêu huyết Đi rìm nhân

Bảng 22 | ở 8 y 2

vật theo thứ tự xuất hiện

Bảng liệt kê các sự việc trong tiêu thuyết Giã biệt bón;

Bảng 23 | P8 8 v S| gg

Bang ligt ke cdc diém nhin tran thuat trong tigu thuyét

Bang 3.1 Giã biệt bóng tối 101

Trang 6

'Ngày nay, trên các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta dễ dàng bắt

gặp rất nhiều những mẫu tin về tội ác của con người Nào là con gi

cha, vo

giết chồng, trẻ em chưa thành niên phạm tội giết người cướp tài sản, Những

thông tin d6 gieo vào lòng người đọc hôm nay những nỗi dau, hoài nghỉ và sự trăn trở Chúng ta ban khoăn tự hỏi liệu bản chất con người có phải thực sự là

ác như thể không? Và những khúc mắc trăn trở về bản chất con người, những nhức nhồi nghĩ suy về tội ác của con người đã khiến chúng tôi tìm đến với

sương mặt Tạ Duy Anh như một sự lựa chọn tự nhiên, bởi Tạ Duy Anh là nhà

văn viết nhiều về cái ác, cái xấu với một nỗi đau khôn nguôi về bản chất của

con người Như chính nhà văn từng tam sy: “Ty tôi đặt cho mình sứ mệnh

phải viết, để cho cái ác nếu không biến mắt thì cũng vì những trang viết của

tôi mà mỗi ngày ít đi một chút, một chút, như những hạt bụi" [52]

Nhin lai tiến trình lịch sử văn học Việt Nam, có thể thấy, đến nay chúng

ta đã có một quãng thời gian dù dài dé nhìn lại chăng đường gần 30 năm đổi

mới văn học Sự xuất hiện của nhiều cây bút trẻ tài năng đã làm nên diện mạo

mới mẻ cho văn học nước nhà Và, dù sau này tương lai văn học Việt Nam có

'bừng rộ như thể nào, người ta cũng không thể quên những ngày đầu đổi mới nổi bật lên là Tạ Duy Anh - người góp phần không nhỏ tạo nên bước chuyển quan trọng trong, day khó khăn với những gương mặt tiên phong, trong đó hành trình đổi mới văn hoe Trin day tinh than cách tân, Tạ Duy Anh đã sử

Trang 7

ngắn đoạt giải nhì trong cuộc thi viết Tương lai vẫy gọi của báo Thiếu niên

Tiên Phong, in trong tập Con để ma - Nhà xuất bản Kim Đồng, Hà Nội, năm

ch giáo khoa Ngữ lăn lớp 6 (tp 2, trang 30) Ngoài ra, trong chương trình phổ thông nhà trường, chúng ta còn 1999, và được đưa vào chương trình ‹

được gặp Tạ Duy Anh qua đoạn trích Cánh điểu tudi thơ trong Sách giáo Khoa Tiếng Vigt 4 (tap 1, trang 146)

Cho đến nay, nghiên cứu về Tạ Duy Anh đã không còn là cơng việc

hồn tồn mới mẻ Đã có nhiều công trình nghiên cứu về tác phẩm Tạ Duy Anh ở nhiều phương điện khác nhau và ở những thể loại khác nhau Tuy

nhiên, một thú vị là càng tiếp xúc với tác phẩm của Tạ Duy Anh càng phát hiện ra những điều mới mẻ, lôi cuỗn và cả những điều chờ được “nhận

thức khác đi” Bởi những đứa con tỉnh thần của nhà văn này - dù là truyện ngắn hay tiểu thuyết - đều gây được hiệu ứng đa chiều ở độc giả và tao ra sự

phân cực sâu sắc trong tiếp nhận Thời gian trôi qua chúng ta lại càng có điều kiện nghiền ngẫm kĩ lường về những gì Tạ Duy Anh đã viết Nhằm khẳng định sâu sắc hơn nữa đóng góp của Tạ Duy Anh cho nền văn học đương đại

và nhằm hướng đến một công trình có tính khái quát cao về giá trị của văn

chương Tạ Duy Anh, đặc biệt là ở mảng tiểu thuyết, chúng tôi đã chọn đẻ

Thi pháp tiéu thuyết Tạ Duy Anh Bởi dù có người đã cáo chung cho thể loại

tiểu thuyết thì thể loại này vẫn có vị thể cột sống và đóng vai trò quyết định căn cốt diện mạo một nên văn học Bởi đối với Tạ Duy Anh thì tiểu thuyết chính là nơi thễ hiện rõ nhất tài năng cũng như sự dắn thân “khước từ truyền thống” của anh để xác lập những hình thức nghệ thuật mới cho văn học

Trang 8

Nghiên cứu tiểu thuyết Tạ Duy Anh ở góc độ thì pháp học có ý nghĩa ‘quan trong trong việc đánh giá tài năng Tạ Duy Anh nói riêng và giá trị của văn chương đương đại nói chung Việc triển khai nghiên cứu theo hướng này

sẽ giúp việc thẳm định một hiện tượng văn học vốn có nhiều luồng ý kiến trái chiều được chính xác, có cơ sở, độ tin cậy cao, khắc phục dần sự tùy tiện, võ đoán khi thưởng thức tác phẩm

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ~ Đối tượng nghiên cứu:

tượng nghiên cứu của đề tài này là những tiểu thuyết của Ta Duy Anh, tập trung vào u thuyết sau: 1 Lao Khổ 2 Bi tìm nhân vật 3 Thiên thần sám hồi 4 Giả biệt bóng tối ~ Phạm vi nghiên cứu:

Đề tài triển khai trên một số bình diện thi pháp tiểu thuyết Tạ Duy Anh như thế giới hình tượng, kết cấu và ngôn từ nghệ thuật

3 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn kết hợp vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó đặc

biệt là các phương pháp sau:

~ Phương pháp phân tích - tổng hợp: “thi pháp” vốn là vấn đề không thể nhận thức một cách trực quan được, muốn tiếp cận nó phải thông qua một khâu trung gian là hình thức nghệ thuật của tác phẩm Vì vậy, cần sử dụng thao tác phân tích để chia tách các yếu tổ hình thức trong tác phẩm, sau đó

tổng hợp để nhận diện về vấn đề thì pháp

~ Phương pháp khảo sát - thống kê: đề tải không nhằm hướng đến thỉ

Trang 9

hình thức trong các tác phẩm cũng như tăng thêm tính khoa học cho các kết luận được nêu ra

~ Phương pháp so sánh - đối chiếu: luận văn sử dụng phương pháp này

để làm rõ thỉ pháp tiểu thuyết Tạ Duy Anh với những nét độc đáo trong bút

pháp thể hiện Phương pháp này nhằm tìm ra những nét đặc sắc của Tạ Duy “Anh so với một số gương mặt cùng thời khác vẻ thi pháp tiểu thuyết

~ Phương pháp tiếp cận hệ thống: chúng tôi chú trọng phương pháp này vì coi thi pháp tiểu thuyết Tạ Duy Anh là một chỉnh thể toàn vẹn, thể hiện sự

Những phương pháp này sẽ được chúng tôi vận dụng một cách linh hoạt

trong quá trình nghiên cứu

4 Tổng quan về lịch sử vấn đề nghiên cứu

Các ý kiến xung quanh về tác phẩm của Tạ Duy Anh trong vòng gần 20 năm qua đã có không dưới 100 bài Các ý kiến về Tạ Duy Anh đa số đều có

những lập luận xác đáng, dựa trên cơ sở phân tích những đóng góp của nhà văn trên cả hai phương diện tư tưởng và nghệ thuật Đặc biệt, nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra được trong những sáng tác của Tạ Duy Anh những cách tân

nghệ thuật rất cần thiết cho một khuynh hướng văn học mới Trong khuôn khổ đề tài, chúng tôi chỉ đặc biệt chú ý đến những bài viết

wu thuyét của Ta Duy Anh những công trình

trực tiếp hoặc ít nhiều để cập đến các tác phẩm

Các công trình nghiên cứu về tiểu thuyết Tạ Duy Anh có thể chia thành 2 cấp độ: một là những bài viết, phỏng vấn, bình luận, điểm sách, đăng trên các

báo, tạp chí, và trên một số trang mạng uy tín - đây là những bài viết quy mô

nhỏ; hai là những công trình nghiên cứu có tính chất chuyên sâu hơn, ở quy

Trang 10

công liên tiếp của Tạ Duy Anh với bộ ba tiểu thuyết: Lao Khổ, Đi tìm nhân

vật, Thiên than sám hồi và mới gần đây là tiễu thuyết Giã biệt bóng tối Giáo sư Hoàng Ngọc Hiến đã đánh giá rất cao tiểu thuyết Lao Kho: “Ta Duy Anh bước qua lời nguyễn đễ di đến Lão Khổ Thêm một giả thị

it van học

về bản chất và thân phận người nông dân Việt Nam Đây là một cuốn tiểu thuyết rất quan trọng” [53]

Báo Thể thao văn hóa số 47 năm 2004 đã đưa ra nhận định khẳng định

chit “tim” trong ngồi bút Tạ Duy Anh: "Có thể coi ông là nhà văn dao dite,

văn chương của ông có lúc hiện lên bằng một gương mặt thế sự, đớn đau, riết

réng chuyện thánh thiện, tàn ác, liêm sĩ và vô lương nhưng không phải như

những khái niệm truyền bản chết khô, mà thông qua sự cảm nhận đau đớn về số phận ", “mối quan tâm lớn nhất của Tạ Duy Anh là cái vong ban, đánh

mắt mình của con người dưới sự giằng giật xiêu dạt của lịch sử Trên con

đường truy tìm lại mặt mình, cũng như khả dĩ gương mặt thực của quá khứ, con người vấp phải và bị phong tỏa bởi thói gian trá, đớn hòn, vật dụng, tần de, kể cả trong mỗi cá nhân Phúc âm duy nhất là tình yêu, tỉnh cảm trong,

sáng bản thể của hiện tại và cái nhìn trung thực, nhân đạo đối với những vết thương, lỗi lầm của quá khứ” [54]

Bao Pháp luật số 140 năm 2004 có nhận định “hầu hết những tác phẩm của ông (trừ truyện viết cho thiết nhi và tản văn) đều rất gai về nội dung thể

Trang 11

Báo Giáo dục và thời đại số 80 năm 2004 cũng đặt câu hỏi: "Số phận con người phải chăng luôn là sự trăn trở, dẫn vặt trong ông?” và tác giả bài

báo cũng đưa ra câu trả lời rằng nhân vật nào của Tạ Duy Anh cũng thấp

thoáng bóng dáng của chính bản thân nhà văn

“Tác giả bài Tạ Duy Anh giữa lần ranh thiện ác [52] gọi Ta Duy Anh là

“nhà văn của thời điểm” và đưa ra một số cái nhìn cơ bản về quan niệm con

người của tác giả Tạ Duy Anh: “Nhân vật của Tạ Duy Anh không có sự trung

gian, nhờ nhờ, xam xám về ngoại Người xấu thì cực xấu như lão

Phụng người đẹp thỉ như hoa như ngọc như Quý Anh, chị Tue, ba Ba, như sản phụ chờ sinh Nhưng bản chất con người thì luôn ở ranh giới thiện - ác Nhân vật nào cũng luôn luôn bị đặt trong trang thái đấu tranh với xã hội với

môi trường, với kẻ thù, với người thân, với chính bản thân mình Đã thế nhà văn lại có cái giọng rất quyết liệt, nhiều hình dung từ và động từ mạnh, chõi

nhau ”, nhà văn lắm lúc quần quại rên rỉ vì không ngăn nỗi một hành động

áe, cũng có khi "lạnh lùng cổ ý trước sự trả thù” [52]

Tạ Duy Anh luôn theo dudi kiểu nhân vật “vừa là tác giả, vừa là nạn nhân của những bỉ kịch xã hội” Đây là một trong những chiều hướng tư

tưởng của ngòi bút Tạ Duy Anh Điều này thể hiện rõ ở tiéu thuyét Lao Kho khi “nhân vật lão Khổ trở đi trở lại trong tác phẩm, một người nông dân chất phá

giữa hai dòng họ, đã tự biến mình và đồng loại thành vừa là thủ phạm vừa là vô tội, yếu đuối, bị ám ảnh bởi lời nguyễn thâm thủ hoàn toàn riêng tư

nạn nhân của cuộc giết chóc tàn phá trả thù” [48]

Trong bài viết Tự Duy Anh - người đi tìm nhân vật, tác giả Thụy Khuê đã

nhận thức về nhân vật Tạ Duy Anh với cái nhìn lịch sử: *Những nhân vật của

Trang 12

bai báo này Thụy Khuê chủ yếu nghiên cứu Tạ Duy Anh từ tiểu thuyết Bi tim nhân vật Bài bảo đánh giá cao những nỗ lực cách tân của Tạ Duy Anh trong

việc tìm đến một hình thức nghệ thuật tiểu thuyết mới Đặc biệt bà nhắn mạnh

tính đa âm trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh: “Lao Khé vin gitt bit pháp hiện

thực cỗ điển, Đi rìm nhân vật đã biến chuyển nhiều để tạo ra một hiện thực mới, mà kí ức, hồi ức không còn thụ động, không còn bắt động trong nỗi trở về Những nghỉ vấn đầu tiên này đã là một bước ngoặt đặt ra cho tiểu thuyết:

đi từ xác định đến hoài nghỉ, đẩy người đọc vào tình trạng không thể có một

sự đọc mà có nhiều sự đọc” [57]

Dương Thuần trong bài viết Tạ Duy Anh - Đi từm nhân vật đã khẳng định sự cách tân về mặt nghệ thuật trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh Tác giả cho rằng

“Tạ Duy Anh đã thốt khỏi hồn toàn lỗi viết truyền thống quen thuộc là “hiện

thực bị che phủ bởi nhiều lớp mùng màn, miêu tá dầm dễ, hành động chậm

chạp, ngôn ngữ sạch bóng trơn tru” để chọn phương pháp tiếp cận hiện thực

đa diện, đa chiều và gần nhất

Phạm Xuân Nguyên trong Van hoc Viét Nam- nỗi buẳn tiểu thuyết nhận

xét Đi tìm nhân vật của Tạ Duy Anh là một cuốn khá, đạt đến một tầm cỡ tiểu nhất định, và nếu chỉ đau đời mà không đau nghề thì khó viết được, nhất là trong mặt bằng thấp của tiể

thu

thuyết Việt Nam hiện nay [64]

Riêng tiểu thuyết Thiền thân sám hồi, ngay khi vừa mới ra đời (2004) đã

được Hội Nhà văn Hà Nội tiến hành thảo luận nghiêm túc Hầu hết các ý kiến

Trang 13

phức điệu, điểm nhìn mới từ một bao thai trong bung me va King kính nhận thức đa chiều, Việt hóa các môtip trong văn học thể giới, cách viết ẫn dụ, ngụ ngôn, hiện thực huyển ảo” [52]

Gần đây nhất, vào ngày 15.5.2008, Phòng Văn học Việt Nam đương đại ~ Viện Văn học đã tổ chức buổi tọa đàm “Tiểu thuyết Giã biệt bóng tối trong

bối cảnh tiểu thuyết Việt Nam đương đại” Một số ý kiến đáng chú ý là ý kiến của PGS.TS Mai Hương: “hiện thực trong tác phẩm đa dạng và nhất quán với

quan niệm của Tạ Duy Anh: viết những cái xấu, cái ác để hướng con người đến Chân - Thiện - Mĩ”; ý kiến của PGS.TS Đỗ Ngọc Thống: “hãy kiên quyết

giã biệt bóng tối, hay đúng hơn khước từ bóng tối - bóng,

của cuộc đời và

bóng tối trong chính mỗi con người Đấy chính là âm hưởng nhân bản vang vọng khi thiên truyện khép lại”; ý kiến của PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn: “những nhan đề tác phẩm từ ðước qua lời nguyễn đến Giả biệt bóng tối và cuốn tiểu thuyết chưa xuất bản Sinh rø để chết đều thể hiện tâm thế nhìn lại cuộc đời với ý tưởng chung là “sinh kí, tử quy” và kết cấu, cốt truyện, tình tiết đều quy tụ vào tính luận đề”

Ngoài những ý kiến mang tính chất học thuật như đã nói đến ở trên,

người đọc còn được tiếp xúc với Tạ Duy Anh qua những bải trả lời phỏng vấn được đăng tải trên internet như: Töi sẵn sảng trả giá cho sự mạo hiểm; Chỉ

than xác không thôi thì rất đẳng sợ, Tôi là người không dễ bị khuất phục; Nhà

văn Tạ Duy Anh không từ bỏ gốc gác nhà quê

42 Những công trình nghiên cứu chuyên sâu

Đó là những khóa luận, luận văn khoa học Trong phạm vi nghiên cứu nhà trường, tác phẩm Tạ Duy Anh đã được tìm hiễu trong một số luận văn

Trang 14

+ Ta Duy Anh - từ quan niệm Nghệ thuật đến những đổi mới trong sáng tác truyện ngắn (Phạm Thị Hương)

+ Đặc điểm truyện ngắn Tạ Duy Anh (Trần Văn Viễn)

+ Thế giới nhân vật trong sáng tác của Tạ Duy Anh (Phạm Quỳnh

Dương)

+ Nghệ thuật kết cầu trong một sé tiểu thuyết huyền áo triết luận của Tạ

Duy Anh, Chau Dién, Hé Anh Thái (Nguyễn Thị Kim Lan)

+ Nhân vật trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh (Võ Thị Xuân Hà)

+ Tạ Duy Anh và việc làm mới nghệ thuật (Nguyễn Thị Hồng Giang)

“Trong đó chúng tôi đặc biệt chú ý đến các công trình sau:

Luận văn Nông thôn trong sáng tác của Tạ Duy Anh của Nguyễn Thị

Mai Loan (ĐHSP HN, 2004) Trong luận văn này tác giá nghiên cứu những,

đổi mới của Tạ Duy Anh về mặt tư tưởng và nghệ thuật tiểu thuyết ở đẻ tài

nông thôn

Luận văn Tạ Duy Anh từ quan niệm nghệ thuật đến những đổi mới trong

sáng tác truyện ngắn của Nguyễn Thị Hương (ĐHSPHN, 2005) Trong luận văn này tác giả đã nghiên cứu quan niệm sáng tác cũng như những nỗ lực đổi mới trong tác phẩm truyện ngắn Tạ Duy Anh từ nhiều góc độ: hiện thực, con

người, đổi mới về quan niệm nghệ thuật, gia tăng yếu tố kỳ ảo và chất tiêu 'thuyết trong truyện ngắn Tạ Duy Anh

Luận văn Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam từ 1986

đến nay của Nguyễn Thị Minh Thủy (Đại học Vinh, 2005) Luận văn này trong khi nghiên cứu sự cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến nay đã xem Tạ Duy Anh như một hiện tượng nổi bật của nỗ lực

Trang 15

gồm: hệ đề tài, chủ đẻ, kết cấu, nhân vật và ngôn ngữ Bên cạnh đó tác giả

cũng nêu lên những hạn chế của Tạ Duy Anh trên con đường cách tân tiểu thuyết

Luận văn Nhân vật tiéu thuyét Ta Duy Anh cha Võ Thị Xuân Hà (Đại

học Vinh, 2006) Có thể nói, đây là lần đầu tiên có một luận văn đặt vấn đề nghiên cứu nhân vật trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh một cách tương đối hệ thống và toàn diện Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã kế thừa

được nhiều kết quả nghiên cứu quý báu về thể giới nhân vật trong tiểu thuyết Ta Duy Anh- một trong những phương diện quan trọng làm nên thi pháp tiểu

thuyết Tạ Duy Anh

Tiểu kết: Trên đây, chúng tôi đã điểm qua một số bài viết và công trình được coi là khá tiêu biểu về tiểu thuyết Tạ Duy Anh Đối với những bài viết

có quy mô nhỏ, có thể thấy, mặc dù mỗi bài có những phát hiện và cách lí giải riêng nhưng tựu trung lại, đa số các ý kiến đều gặp nhau ở chỗ thừa nhận giá trị đặc sắc của tiêu thuyết Tạ Duy Anh và những đóng góp của nhà văn này

trong quá trình hiện đại hóa thể loại tiểu thuyết Những ý kiến trên có tính

chất định hướng, gợi mở, giúp cho chúng tôi có đi:

kiện để hiểu hơn về

mảng sáng tác đặc sắc này của nhà văn

Trang 16

§ Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 chương:

Chương một: Tiểu thuyết Tạ Duy Anh trong bối cảnh đổi mới tiểu thuyết

Việt Nam sau 1975

Chương hai: Thế giới hình tượng trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh

Trang 17

ĐÔI MỚI TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1975

11 KHÁI LƯỢC VỀ NHỮNG THÀNH TỰU CỦA TIỂU THUYẾT

VIET NAM SAU 1975 1.1.1 Tiểu thuyết Dưỡng như số phận thăng trà uộc hành trình của một thể loại

một thể loại văn học nào cũng mang trong mình những

nhất định Chỉ có khác là sự thăng trằm đó ít hay nhiều mà

thôi Tiêu thuyết, tuy sinh sau đẻ muộn so với những người bạn thể loại khác của nó, nhưng đã phải trải qua cả một hành trình dài đầy gian nan, thử thách để hôm nay có một địa vị thật xứng đáng trên văn đàn thể giới

“Tiểu thuyết ra đời từ thời điểm nào trong lịch sử thì chưa ai có thể khẳng, định chắc chắn, chỉ biết rằng từ thế kỉ XIX trở về trước, nó - tiểu thuyết, bị

loại khác Khi

đối xử như một “vịt con xấu xí” bởi sự thắng thế của các tỉ

tâm thể con người đang đề cao những gì là chính thống, khuôn mẫu, dang chi muốn nghe những gì là hào hùng rực rỡ của cuộc sống thì người ta chỉ coi

trọng sử thi, người ta chẳng bị u thuyết - cái mà nội dung

phản ánh chỉ toàn là những điều thông tue, thiéu thi vi, ng6n ngang chất sinh

hoạt đời thường Rồi đến thời kì xã hội bùng nổ thông tin, người ta lại dành cái nhìn ưu ái cho truyện ngắn- một thể loại cô đọng gọn gàng, rất phù hợp với nhịp sống hồi hả của họ, người ta lại tiếp tục lãng quên tiều thuyết - cái

thể loại đồ sộ về quy mô, dài lê thê đến cả ngàn trang giấy Nhưng biết làm iểu thuyết, theo quyển Sơ lược lịch sử

sao được, bởi “điểm xuất phát” của

Trang 18

tiếng thô ngữ, chứ không phải trong tiếng La tinh cao quý để chỉ thể loại tiểu

thuyết Người ta dùng từ này bởi người ta xem nội dung phản ánh của tiểu thuyết chỉ là nội dung bịa đặt, hoang đường hoặc chỉ là những chuyện tình lãng mạn đầy mộng ảo Thế là, suốt một thời gian dài, t

êu thuyết không có chỗ đứng trong văn học chính thống, không được nhắc tới trong các công trình lí luận Thậm chí, có lúc, có người đã tuyên bố về cái chết của nó

Thế nhưng, số phận tiểu thuyết đã sang trang từ thế ki XIX Giống như từ vịt con xấu xí, nó thoát trở thành thiên nga xinh đẹp trong mắt mọi người Thực ra, thì vẫn là nó đấy thôi, nhưng giờ đây quan niệm về nó đã thay đổi Sự thay đổi trong cách nhìn cuộc sống của con người chính là tiền đề để tiểu thuyết lên ngôi Giờ đây, đứng trước thời đại mới, người ta nhận thấy đời

sống sao mà bề bộn, hỗn loạn, sao mà phức tạp, sao mà đa diện và chỉ có

tiểu thuyết - một “thể loại đa thể loại”, một thể loại phức hợp mới có thể giúp họ nhận thức và cảm nhận toàn vẹn về cuộc sống

Đến thế kỉ XX, tiểu thuyết lại một lần nữa làm một cuộc đột phá Nhưng lần này không phải để khẳng định vai trò của mình như ở thế ki XIX, mà để thay đổi các quan niệm về chính bản thân nó Quan niệm vẻ tiểu thuyết từ thé định với quan niệm về tiểu thuyết của thế ki XIX (chúng tôi gọi là “quan niệm ki XX (chúng tôi gọi là “quan niệm hiện đại”) đã có sự khác biệt n truyền thống”)

'Quan niệm truyền thống cho rằng tiểu thuyết mang tính cách hiện thực, mục đích chủ yếu của nó là nhằm phản ánh một cách đầy đủ và trung thực

hiện thực của đời sống (còn cái hiện thực đó được nhìn theo lãng kính nào thì sẽ phân chỉa ra các khuynh hướng phản ánh khác nhau) Cả Bêlinxki và

Trang 19

phải bao quát những bức tranh hiện thực lớn lao, những hình tượng kì vĩ,

những thăng trầm lịch sử, Song song với việc quan niệm tiểu thuyết phải

phản ánh trung thực đời sống, quan niệm truyền thống còn cho rằng tiểu thuyết nhất thiết phải tồn tại trên một cốt truyện và chủ yếu thuyết phục người đọc ở các diễn biến sự kiện Tiểu thuyết đến với người đọc bằng cách kể

chuyện, và người đọc thích thú theo dõi các diễn biến đời sống của một hay

nhiều nhân vật trong đó

Với sự xuất hiện của các tiểu thuyết hiện đại, quan niệm về tiểu thuyết

cũng có những ¡ sâu sắc so với quan niệm truyền thống Quan niệm

hiện đại cho rằng tiểu thuyết không thể phản ánh trung thực đời sống vì khả

năng hạn chế của ngôn ngữ - phương tiện mà nó, dù muốn hay không cũng phải sử dụng, nếu muốn đứng vào hàng ngũ của các thể loại văn học! Hơn

nữa, không phải chỉ là chuyện “không thể”, mà tiểu thuyết “không nên”, và cũng "không cần” phải phân ánh cho đúng cái đời sống bên ngoài làm gì Bởi,

tắt cả những gì được coi là hiện thực, trên thực tế không gì khác hơn chỉ là sự một cá nhân nhỏ bé giữa cuộc đời hình dung về nó Bởi, nhà văn cũng chỉ này, làm sao có thể ta phải phân ánh vào không chủ

sâu của ý thức con người trước những vấn đề xã hội Đó là những suy nghĩ, ý hiện đại, do vậy,

im khai thác bề mặt sự kiện, mà chủ tâm nói cho được những tầng

nghĩ hết sức tế vi bên trong tâm hồn con người Nhà văn có thể kể một hiện thực vô lí, một điều không thể xảy ra trong đời thực, nhưng miễn là anh ta nói

được những mảng màu đa sắc đang diễn ra ở thế giới bên trong con người 'Cảm hứng về sự thật bên trong tâm hồn con người đã thay thé cho cảm hứng

Trang 20

thái tồn tại của con người trong hiện thực, sự hiện hữu của con người! “Tiểu

thuyết suy xét hiện hữu chứ không phải hiện thực Hiện hữu không phải là cái

gì xảy ra, hiện hữu là thế giới của những khả hữu con người, bắt cứ cái gì con người có thể trở nên, bắt cứ cái gì hắn có khả năng làm Tiểu thuyết gia là người vẽ bức bản đồ sự hiện hữu bằng cách khai phá khả hữu này hay khả

"hữu kia của con người" [59]

Cuộc sống trên cõi trần gian này đúng là “một cdi nhân gian bé ti” ma da

sự Tiểu thuyết hiện đại dường như rất thắm thía điều này, bằng “sự hiền minh

của hoài nghỉ” (chữ dùng cia Kundera), nó giúp người đọc hiểu ra sự phức tạp khôn cùng của cuộc hồn mình Tiểu thuyết tạ, mà trước hết là những phức tạp trong chính tâm

t hiện đại không ngừng phát hiện những điều mới mẻ va

tra vấn con người ở mọi khía cạnh sâu kín, kể cả bằng cách mỉa mai và khiêu

khích Quả là, tiểu thuyết hiện đại đang nỗ lực để “kể cái không thể kể" - những cái không xây ra theo trình tự thời gian vật lí, không xây ra trong

không gian địa lí, mà là những cái hỗn mang nằm sâu trong tiềm thức và vô

thức, những cái nằm ngoài lí luận của hiện thực tỉnh táo

Đi liền với sự thay đổi trong quan niệm về nội dung phản ánh của tiểu

thu là sự thay đổi trong quan niệm về chức năng của chính thể loại này Từ

chỗ “đạo mạo hóa” vai trò của tiểu thuyết, xem nó phải là một công cụ hữu ích truyền dạy một bài học nào đó cho người đọc, hoặc giả, phải chứa đựng một triết lí lớn lao nào đó , quan niệm hiện đại xem tiểu thuyết chỉ như một “8ö chơi” Vĩ là lãnh địa của trò chơi nên sẽ không có những điều khẳng định, mà chỉ có những giả thuyết do nhà văn công khai một cách lộ liễu là mình

Trang 21

sự phản ánh hiện thực gì cả, và phải coi chừng, những điều tay ấy kể, có thể

rit láo lu! Vì là lãnh địa của trò chơi nên tiểu thuyết đương nhiên không có sứ mệnh phai di tim chân lí, đó chỉ là một trò chơi thôi ma! Va lai, Kim gì có

chân lí tuyệt đối mà tì

1, ở đời có vô số chân lí cùng tồn tại đồng thời, chẳng

cái nào “phải” hơn cái nào, chẳng cái nào là chính, là tuyệt đối, tối cao, độc tôn, bởi, vạn vật với bao cách nhìn khác nhau, mỗi người đều có thể biện

mình cho góc nhìn của mình Nói như Kundera: "Cuộc đời là một mớ chân lí

tương đối mà những con người chia lấy cho nhau” Có thể nói, quan niệm hiện đại xem tiểu thuyết chính là một trò chơi, chỉ có điều nó không phải là

một trò chơi vô bổ mà là “nỗ lực đạt nghĩa đầy chủ động của nhà văn”, tức có dụng ý nghệ thuật và bộc lộ một quan niệm nhất định của tác giả về đời sống Nguyên nhân của tính trò chơi trong tiểu thuyết bắt nguồn từ quan niệm

của nhà văn về cuộc sống, từ đặc điểm thể loại và đặc điểm của độc giả hiện đại

Quan niệm mới về tiểu thuyết đã nâng tiểu thuyết vượt khỏi phạm trù là một thể loại văn học để đến với phạm trù của một kiểu tư duy - tư duy tiểu thuyết Các nhà lí luận văn học hiện đại xem tiểu thuyết là một cấp độ mới ¡ Văn học đạt đến tư duy tiểu thuyết là khi nó từ bỏ niềm tin cố hữu về trật tự tuyến tính nhân quả, về

trong tư duy nghệ thuật của con người về th

tính tat định của cuộc đời, và thừa nhận sự bắt định mới là cái phô biến của

cuộc đời này, thừa nhận sự phi chân lí độc tôn, thừa nhận tính đa nguyên chân

lí của thể giới Mọi vật đều ngang nghĩa và ngang giá trong thế giới của cái đều bị hạ bệt

trò chơi không mâu thuẫn với sự lao động sing tạo

Trang 22

tưởng về sức mạnh tuyệt đối của văn học đã được gỡ bỏ, văn học được tự do

hơn, tính dân chủ cao hơn Rõ rằng là với tính chất trò chơi này, các tiểu

thuyết hiện đại đang mở ra cái gì đó chưa có trong truyền thống

Bêlinxki từng nêu lên một quan điểm biện chứng rằng: “Nếu như có tư

tưởng của thời đại thì cũng có những hình thức của thời đại” Thể loại tiểu

thuyết, theo sự thay đổi của thời gian, qua mỗi thời kì cũng đã tự biến chuyển mình cho phù hợp với tỉnh thần của thời đại Và chỉ riêng sự tồn tại của nó theo suốt chiều dài lịch sử văn học cũng đã đủ cho thấy giá trị không thể thay thể của thể loại này

1.1.2 Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975- nhìn từ những thành tựu

Sau 1975, đất nước ta bước sang một thời kì mới: thời kì từ chiến tranh chuyền sang hòa bình, từ đời sống bắt bình thường của những “ngày có giặc”

chuyển sang đời sống bình thường của những điều lo lắng, vụn vặt thường

nhật Có những chuyện hôm qua văn học chưa kịp nói đến, chưa được đề cập,

vì hoàn cảnh khách quan mà còn phải nhìn một cách phiến diện thì nay có

điều kiện để đề cập đến và nhìn nhận lại Văn học nước ta sau 1975, không, chỉ phải “đọc lời ai điều cho một nền văn chương minh họa”, tức là “đọc lời ai điểu” cho chính bản thân nó trước đó mà còn phải tự tìm tòi, tự đổi mới đi

chuyển mình kịp với thời đại, để có thể thích nghi với hiện thực mới Yêu cầu

này xem ra không phải dé ding gì bởi lực cản của “quán tính”, của "thói quen”, và bởi việc rũ bỏ chính bản thân minh bao giờ cũng khó khăn gấp bội việc rũ bỏ cái gì đó ở ngoài mình Lẽ di nhiên, yêu cầu bức thiết này không, loại trừ thể loại tiểu thuyết, một thể loại được xem như chiếc “máy cái” của

Trang 23

động của thời gian Thứ hai, là nhìn nhận theo cụm các tác phẩm có sự khác biệt về phương diện nghệ thuật Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975, nếu nhìn từ phương diện nghệ thuật có thể dễ dàng nhận ra hai xu hướng chính: hướng

làm mới tiểu thuyết trên nền truyền thống và hướng cách tân theo tỉnh thần hiện đại Tuy nhiên, không thể tránh khỏi hiện tượng có những tác phẩm nằm

giữa đường biên của hai xu hướng này Do đó, chúng tôi chọn cách thứ nhất,

dù rằng cách này hiện nay vẫn chưa có được sự thống nhất trong cách phân

kì Có nhà nghiên cứu chia thành ba chăng đường: từ 1975 đến 1985, từ 1986

đến đầu thập kỉ 90 và từ 1993 đến nay Có người lại chia thành hai chặng: từ

1975

1985 và từ 1986 đến nay Trên cơ sở tôn trọng những điểm đã thống

nhất của các nhà nghiên cứu, kết hop với việc xem xét ý nghĩa của những thời

điểm lấy làm cột mốc, chúng tôi cho rằng tiểu thuyết Việt Nam hơn 30 năm

cqua, có thể chia thành ba chặng đường: từ 1975 đến 1985; từ 1986 đến hết thế

ki XX và chặng đường của những năm đầu thế kỉ XXL

4 Chaing dicing từ 1975 đến 1985

Diện mạo của tiểu thuyết ở chặng này có thể khái quát trong hai từ:

“chuyển tiếp” và “dự báo” Đây là thời kì “chuyển tiếp” từ văn học thời chiến tranh sang văn học thời hậu chiến với những tín hiệu có tính “dự báo” về một sự đổi mới thể loại sẽ bùng nỗ ở chặng tiếp theo Cho nên người ta còn gọi tiểu thuyết ở chặng này là tiểu thuyết những năm tiền

li mới Các tác phẩm

ở chặng này chính là những dấu hiệu cho thấy ý thức đổi mới thể loại đang

rõ dần

Trang 24

Nguyễn Trọng Oánh; Năm 75 họ đã sống như thế (1979) của Nguyễn Trí

Huân; Trong cơn gió lắc (1980) của Khuất Quang Thụy Những tác phẩm

này vẫn tiếp tục mạch cảm hứng chủ đạo trong thời kì chiến tranh dù rằng ít nhiều đã cho thấy ý thức khắc phục cái nhìn lí tưởng hóa một chiều về hiện thực Các tác phẩm kế trên đã đề cập kịp thời những vấn đề mới nảy sinh trong buổi giao thời từ chiến tranh sang hòa bình, khi mà cuộc sống lúc này không chỉ có niềm vui của hòa bình, của chiến thắng, của đoàn tụ mà còn của

"bao phức tạp, khó khăn và cả những mâu thuẫn mới nảy sinh Các nhà văn lúc

này không chỉ thấy mặt trước của tắm huy chương mà đã bắt đầu nhìn vào phía sau của tắm huy chương ấy Nguyễn Trọng Oánh cho thấy qua Đá: trắng, thời điểm khốc liệt nhất của chiến tranh là khi con người dao động, biến chất, niềm tin hao hụt Nguyễn Minh Châu đưa ra những dự cảm về một

thời hậu chiến nhiều phức tạp trong lòng người (Miễn Cháy), hay tình trạng những người lính anh hùng nhưng gắn với chiến trận quá lâu đang trở thành

xa lạ với văn hóa thời bình (1aia sừ những ngôi nhà) Có thể nói, từ 1975 đến

1980, tiểu thuyết nước ta đã bắt đầu có sự thay đổi nhưng dẫu sao cũng chỉ

mới dừng lại ở việc mở rộng đề tài, đề cập đến nhiều vấn đề hơn còn về cơ 'bản vẫn gần với đặc điểm của tiểu thuyết giai đoạn trước

Từ 1980, tiểu thuyết không chỉ mở rộng đề t¿

tà còn cố cưỡng lại “từ trường” của tư duy sử thi để gia tăng chất “đời tư”, “thế sự” Nếu nói theo

Nguyễn Minh Châu thì cái "lớp men trữ tỉnh hơi dày” mà các nhà văn thường,

“tráng lên” hiện thực đang được cố gắng gột tẩy Gặp gỡ cuối năm (1983) của

Nguyễn Khải là cuộc đối thoại của nhiều luồng tư tưởng, nhiễu quan niệm giá trị, ở đó chân |

Trang 25

chiếu” những lựa chọn khác nhau: một ông linh mục, một ông giám đốc nông

trường cao su, một chiến sĩ tỉnh báo, một nữ chiến sĩ biệt động năm xưa hôm nay là bí thư huyện uỷ Hoàn cảnh xuất thân của họ khác nhau, con đường đi của họ không giống nhau, nhưng họ lại gặp nhau ở chỗ đều có tính cách mạnh

mẽ, đều tôn thờ một cách sống: sống say mê, sống hết mình cho một niềm tin tốt đẹp nên đều có khả năng để lại “dấu vết” trong dòng thời gian miên viễn

‘Mua mita hạ (1982), Mùa lá rụng trong vườn (1985) của Ma Văn Kháng, Củ

lao Tràm (1985) của Nguyễn Mạnh Tuấn khẳng định nhân cách của những

người "đi trước thời đại”, biết "phản biện” lại chân lí cũ, chỉ ra cái lỗi thời của

cơ chế kinh tế bao cắp và cái bắt cập trong những tiêu chí đánh giá con người nặng về ý thức hệ Ở các tác phẩm này, bên cạnh cảm hứng ngợi ca đã xuất

hiện cảm hứng phê phán, nhận thức lại; góc độ quan sát đánh giá con người

dịch chuyển dân về phía đạo đức, thế sự Sự dịch chuyển này nhìn bề ngoài

tưởng như đơn giản nhưng đó là cả một quá trình trăn trở vật vã, tìm tòi thằm

lặng mà quyết liệt của những nhà văn có mẫn cảm với đòi hỏi của cuộc sống và có ý thức trách nhiệm cao về ngòi bút của mình Những tìm tòi bước đầu này đã mở ra cho văn học những hướng tiếp cận mới với hiện thực nhiều mặt, và là tiền đề để thực sự bước vào giai đoạn đổi mới ở chặng tiếp theo

b Chặng đường từ 1986 đến hết thé ki XX

Phải

1986, khi đất nước chính thức bước vào thời kì đổi mới, trong

không khí dân chủ của đời sống văn học, tiểu thuyết mới thực sự được thay da đổi thịt Diện mạo của tiểu thuyết ở chặng nảy có thể hình dung một cách giản lược qua các cụm từ: cảm hứng nhìn thẳng vào sự thật với tỉnh thần nhân bản Tiểu thuyết, với đặc trưng thể loại riêng biệt, đã bộc lộ ưu thế của mình trong

Trang 26

xôn xao dur ludin mt thoi: Théi xa véing (Lé Lyru), Bén kia bở áo vọng (Dương

Thu Hương), Thiền sứ (Phạm Thị Hồi), Đám cưới khơng có giấy giá thí (Ma 'Văn Kháng), Một cối nhân gian bé tí (Nguyễn Khải), Phổ, Ấn mày đĩ vàng

(Chu Lai), đến không chồng (Dương Hướng), Mánh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), Nỗi buổn chiến tranh (Bảo Ninh), Người và xe chạy dưới ảnh trăng (Hồ Anh Thái), Hồ Quý: Ly (Nguyễn Xuân Khánh), Cơ hội

của chúa (Nguyễn Việt Hà), Tuổi thơ dữ đội (Phùng Quán), Giản thiêu (Võ Thị Hảo), Tắm ván phóng dao (Mạc Can), Ba người khác (Tơ Hồi), Cuộc

đời dài lắm (Chu Lai), Viết dưới ánh sáng của thời kì đổi mới, mỗi nhà văn được tự do lựa chọn những mảng đề tài khác nhau (bởi đã qua rồi cái thời ngự trị của “chủ nghĩa để tài”), nhưng các tác phẩm của họ lại có một hệ quy chiếu

chung, đó là: các giá trị nhân bản Không phải sự kiện lịch sử mà số phận cá nhân mới là trung tâm chú ý Từ những hình tượng tập thể và quần chúng,

tiểu thuyết ngày càng quan tâm xây dựng các hình tượng có cá tính và có số

phận riêng tư Từ những hình tượng tiêu biểu cho ý chí cách mạng, tiểu thuyết

ngày càng quan tâm đến việc xây dựng những tính cách trong mối liên hệ nhiều chiều của con người Nhờ đó, các nhân vật tồn tại như một nhân cách,

chứ không còn là một “ý niệm” Nó cũng khác với con người giai cấp, con người dân tộc có tính chất đơn diệu của một thời Đúng như Ma Văn Kháng,

viết: “Phải chăm lo cho từng người Cá tính mãi mãi tồn tại và đòi hỏi được

quan tâm” Và nó không những được quan tâm mà đã trở thành dối tượng

thắm mĩ quan trọng của văn học đương đại

Chính vì khuynh hướng đổi mới này mà tiểu thuyết Thởi xa vắng của Lê Lựu ngay khi mới xuất hiện đã trở thành sự kiện văn học nỗi bật của những

năm 1986-1987 Với tiểu thuyết này, Lê Lựu đã đặt ra một vấn đề hết sức sâu sắc: nhận thức lại một thời mới đây thôi mà tưởng như đã xa vắng từ thuở

Trang 27

mà không được biết đến bi kịch, đến nỗi đau riêng tư Lê Lựu đã chỉ ra khía

cạnh ấy Người anh hùng Giang Minh Sài đã làm nên bao chiến công vang

đội, bao chiến tích vẻ vang nhưng chính cuộc đời anh lại đầy đắng cay, bì

kịch Cái mà tác giả quan tâm không phải là những chiến công, ở sự ngưỡng,

vọng mà chính là ở nỗi đau nhân thể của người anh hùng Đấy là cái bỉ kịch

của một thời con người tự hỉ sinh cá nhân để vươn tới cái tập thể một cách

giản đơn, cứng nhắc, để rồi suốt đời thất bại! Rồi ðến không chẳng của Dương Hướng, Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Đám cưới không cỏ giấy giá thú của Ma Văn Kháng cũng nằm trong

khuynh hướng nhận thức lại hiện thực, phơi bảy những mặt trái còn bị che

khuất, lên án những lực lượng, những tư tưởng và thói quen đã lỗi thời, trở

thành vật cản trên bước đường phát triển của xã hội Có thể nói, ở chặng nảy, với sự tiếp tục hướng tiếp cận đời sống trên bình diện thể sự - đời tư đã được mớ ra ở nửa đầu những năm 80, nhiều cây bút đã đi vào thể hiện mọi khía

cạnh của đời sống cá nhân và những quan hệ thế sự đan dệt nên cuộc sống đời thường phức tạp Phát triển thé tai thế sự - đời tư, tiểu thuyết có khả năng đi sâu vào ngõ ngách tâm hồn con người, suy nghĩ cặn kẽ về các trạng thái nhân thế, nhất là trong hoàn cảnh một xã hội từ trong chiến tranh ba mươi năm bước sang đời sống hòa bình đầy phức tạp và thử thách Điều này đã mang

đến cho ti

thuyết tính phân tích, tính triết luận rất đáng quan tâm Đây là cái phẩm chất mà tiểu thuyết nói riêng, văn xuôi nói chung một thời thiểu vắng!

Diém đặc biệt nhất ở chăng này, chính li, bén cạnh xu hướng làm mới tiểu thuyết trên nền truyền thông (với nhiều cây bút thuộc các (hể hộ đã sáng

tác từ trước 1975 như Tơ Hồi, Nguyễn Khải, Hồ Phương, Nguyễn Xuân

Trang 28

hiện đại Sự khác biệt lớn nhất ở hai xu hướng này là ở chỗ: xu hướng làm

a

trong va trong tâm hơn hẳn câu hỏi "viết như thế nào”, hơn nữa, sự làm mới” ở xu hướng này vẫn không đủ sức để tạo ra một bước ngoặt trong tư duy thé

loại Chỉ ở xu hướng thứ hai thì câu hỏi “có thể viết tiểu thuyết như thể nào?” mới trở thành mối bận tâm lớn nhất của người cầm bút Những nhà văn thuộc

mới tiểu thuyết trên nền truyền thống vẫn coi câu hô "là quan

xu hướng này đã đổi mới hình thức thể loại bằng cách vận dụng những kĩ thuật tự sự hiện đại phương Tây, trên cơ sở đổi mới quan niệm vẻ tiểu thuyết

Khởi đầu cho sự xuất hiện của xu hướng này ở Việt Nam là 7hiền sứ (1988)

của Phạm Thị Hoài Thiền sứ xứng đáng được coi là tác phẩm quan trọng với

ý nghĩa nó đề xuất một tình thằn thâm mĩ mới, một quan niệm tiểu thuyết

mới Phạm Thị Hồi cơng khai khiêu khí

chương truyền thống khi “trình làng” một văn bản lạ lẫm: từ hình thức đến nội dung, từ kết cầu trằn thuật đến hình tượng, từ nhân vật đến lời văn, câu

văn, Câu chuyện là sự lắp ghép những mảnh vụn của hiện thực (mà phần nhiều là cái hiện thực đã bị bịa đặt một cách cố ý) Tác giả không gây hứng

thú ở bản thân câu chuyện mà như dang bay trước độc giả cuộc chơi tạo lập

° với kinh nghiệm văn

văn bản: chơi cấu trúc, chơi nhân vật, chơi cú pháp Rõ rằng là Phạm Thị

Hoài muốn lái mỗi quan tâm của người đọc từ nội dung câu chuyện sang phần

diễn ngôn của văn bản Điều này đòi hỏi người đọc tiếp nhận tiểu thuyết trước hết như tiếp nhận một cấu trúc ngôn ngữ Có thể nói, dấu ấn của lối viết hậu

hiện đại ở Việt Nam đến nữ tác giả này mới thật sự rõ nét và tạo được hiệu ứng thắm mĩ đáng kể về tiếp nhận

Sau Thiên sứ, Nỗi buôn chiến tranh (1990) của Bảo Ninh tiếp tục làm

Trang 29

gắn kết hình ảnh, cảm xúc trong dòng kí ức nhân vật triển miên bắt định hiện ra không theo trật tự nào mà tùy tiện, ngẫu nhiên, nhảy cóc, Đây chính là sự

sáng tạo đầy tính chủ động của tác giá cho câu hỏi “có thể viết tiêu thuyết như thé nào?” Trong tác phẩm, câu chuyện chiến tranh đến với bạn đọc qua dòng

ý thức “rối bời bắn loạn” của một người lính bị chấn thương tỉnh thần nặng nề Đã thế người kế chuyện xưng “tôi

cứ nhắn mạnh mãi với người đọc rằng,

những gì mà người lính tên Kiên ấy viết ra hoàn toàn khó mà xác tín được bởi

khi viết tâm trạng anh ta “như mắp mé bờ vực”, bởi anh ta luôn “ngờ vực sự sáng suốt của mình” Người kể chuyện khi cố gắng sắp xếp đống bản thảo mà Kiên bỏ lại đã hoàn toàn bắt lực, không biết cần sắp xếp trật tự các trang như thế nào Người kể chuyện luôn luôn thú nhận sự bồi rồi của chính mình: “tôi không tuốt” và tồn năng, khơng cịn kiểu viết truyện có đầu có cuối theo logic nhân

„ “tôi không hiểu gì cả”, Không còn một người kể chuyện “biết

~ quả, Bảo Ninh đã lái hứng thú của người đọc tiểu thuyết chuyển dẫn từ nội

dung câu chuyện sang các nguyên tắc tạo lập văn bản, sang “hành ngôn” Giống như Thiên sứ, với Nỗi buôn chiến tranh, hình thức của tiểu thuyết đã

thành một nội dung của chính nó!

TTiếc là xu hướng tìm tòi này không được tiếp tục trong khoảng gần 10 năm ở thập ki 90 Đến vài năm cuối thể ki XX mới có lác đác một vài tiểu

thu hiện sự phá cách về hình thức thể loại Và phải chờ đến chặng

theo, tức chặng đường của những năm đầu thế ki XXI, chúng ta mới chứng

kiến sự bùng nỗ thật sự của xu hướng đổi mới cách viết này Còn xét riêng

trong chặng đường thứ hai này (tức từ 1986 đến hết thế ki XX) thì tiểu thuyết

làm mới trên cái khung truyền thống vẫn chiếm đa số và đạt được nhiều ưu

thế hơn ở khía cạnh thu hút được đông đảo độc giả bởi nó có những cách tân

Trang 30

« Chặng đường của những năm đầu thể ki XI

“Trong khoảng 5 đến 7 năm đầu của thể ki XXI, văn đàn Việt Nam thật sự sôi động bởi sự xuất hiện của hàng loạt tiểu thuyết mới và lạ về cách viết

như 7hoạt kì thủy, Ngôi của Nguyễn Bình Phương, Đi tìm nhân vật, Thiên

thân sám hồi của Tạ Duy Anh, Khải huyền muộn của Nguyễn Việt Hà, Người

sông mẻ của Châu Diên, Một số cây bút người Việt định cư ở nước ngoài

cũng thể hiện khát vọng đổi mới tiểu thuyết, trong đó ấn tượng hơn cả là

Chinatown, Pari 11 thắng 8, T.mdt tich của Thuận, Và khi tro bụi của Đoàn Minh Phượng,

Những tiểu thuyết kể trên không cuốn nào gây được chắn động dư luận mạnh như Thiền sứ và Nỗi buôn chiến tranh trước đây, nhưng rõ ràng đã tạo

được sự chú ý, thậm chí phân lập bạn đọc một cách sâu sắc Phần lớn các tác giả kể trên đều là những cây bút đang ở độ sung sức và đã có độ chín nhất định tong tư duy nghệ thuật Đọc những cây bút này, người ta có thể chê

trách điều này điều nọ, thảo luận lại nhiều vấn đề, nhưng không thể không

thừa nhận những đổi mới mà họ đã đem đến cho tiểu thuyết giai đoạn này Với những sáng tác độc đáo về hình thức nghệ thuật, họ góp phần thúc đầy công cuộc đổi mới tiểu thuyết Việt Nam hiện đại và tạo cho mình chỗ đứng,

vững chắc trong lòng bạn đọc

Mấy năm gần đây, cũng rất đáng chú ý là sự xuất hiện của những cây bút

trẻ thuộc thể hệ 7X, 8X, tiêu biểu như Nguyễn Đình Tú với Nháp, Phiên bản, Nguyễn Quỳnh Trang với Nñiễu cách sống, Di Li véi Trai hoa dé, Phong

Điệp với Øiogger, Trần Thị Hồng Hạnh với Quái vớt, Rõ ràng, khát vọng làm mới tiểu thuyết đang ngày càng thu hút nhiều cây bút thuộc các thế hệ

Trang 31

chín Vẫn còn nhiều ý kiến đánh giá không thuận chiều về sáng tác của những

người viết trẻ này Tuy nhiên, dẫu hiệu ứng thẳm mĩ mà tác phẩm đem lại cho

độc giả có thể khác nhau, việc khước từ những cách viết cũ đã buộc người

đọc phải thật sự thâm nhập vào tác phẩm, khám phá thế giới từ những cái “bắt

tín nhận thức”, từ những mảnh vụn của một hiện thực không đáng tin cậy ở

trò chơi ngôn từ Có thể nói, những thể nghiệm của các cây bút trẻ này đã góp

phần làm nên diện mạo riêng cho bộ mặt tiểu thuyết nước ta đầu thế ki XXI,

và dẫu những nỗ lực thể nghiệm này có khi còn dang dỡ, hoặc lạ lẫm, hoặc

khó đọc nhưng điểm đáng trân trọng nhất là chúng đang mạnh dạn khước từ

cái cũ với ý thức phải đổi mới và đổi mới không ngừng

Nhiều người đã nói

tác từ cuối thể ki XX và đầu thế ki XI Đi

ấn của chủ nghĩa hậu hiện đại trong các sáng

này đã được minh chứng trong không ít công trình nghiên cứu Tiểu thuyết Việt Nam trong chặng đường này

cũng đã mang hơi hướm của chủ nghĩa hậu hiện đại rất rõ Bên cạnh đó, rất

đáng bận tâm là chỉ mới khoảng chục năm nhưng đã bắt đầu thấy sự xuất hiện

một cách rð ràng của khuynh hướng tiểu thuyết hiện sinh ở Việt Nam Điều này cũng không có gì ngạc nhiên bởi trong một thế giới đa trị, hỗn độn, bắt

toàn với các chân giá trị bị đảo lộn, với quan niệm về "tính trò chơi” hay vai trò giải trí của văn chương thì tư tưởng hiện sinh của chủ nghĩa hiện đại tiếp

&

Sự xuất hiện của nhiều tiểu thuyết tập trung vào các trạng huống hiện hữu cá 'tục bén rễ và phát triển trong văn học hậu hiện đại cũng là một đi u,

biệt của con người trong đời sống đã thực sự làm nên một khuynh hướng tiểu

thuyết hiện sinh ở Việt Nam Có thể phần nào cảm nhận được dấu vết hiện

sinh ngay qua nhan đề tác phẩm: 7 mắt ích (Thuan), Va khi tro bụi (Đoàn Minh Phượng), ?hoạt ki úy (Nguyễn Bình Phương), Khải huyén mugn

Trang 32

(Nguyễn Danh Lam), Vắng mặt (Đỗ Phần) Tỉnh thần hiện sinh trong tiểu thuyết đầu thế ki XXI được thể hiện đậm đặc ở cảm thức hư vô, ở những thân

xác hiện tồn bị quãng quật ngẫu nhiên vào đời sống và chỉ tồn tại nhờ vào những ý muốn tồn tại của chính nó Nồi loạn, din than kiếm tìm ty do, chim

đắm trong nỗi cô đơn bản thể với những cái chết tượng trưng, những chắn thương tỉnh thần - thể xác trở thành những phản ứng của con người trước một thực tại đơn điệu, trống rỗng, thiếu vắng những điểm tựa tỉnh thần Với tỉnh thần hiện sinh, các nhà văn gặp gỡ nhau ở ý thức mô tả một kiểu nhân vật lạc lõng, cô đơn giữa một thể giới phẳng Con người khước từ, đánh mắt sự hiện hữu để dẫn thân vào hành trình truy tìm bản thể Nhân vật của Đồn “Tơi l Minh Phượng lang thang trên những toa tàu võ định để trả lời câu hỏi ai? Tôi từ đâu đến?”, “Tôi muốn biết mình là ai để ngày tôi chết tôi bii tảng ai đã chết” (Và khí tro bụi) Để trả lời câu hỏi “Những con người làm nên

cuộc sống và bộ mặt phố phường Họ là ai thé nhi???”, nhân vật của Đỗ Phấn

Jai dan, Idi dẫn, chối bỏ lối sống khuôn mẫu, bầy đàn để lựa chọn sự vắng mặt, và luôn ám ảnh về sự vắng mặt Con người “ngày một thêm vắng mặt ở ngay chính nơi mình sinh ra và lớn lên”; “Niềm vui giá tạo thì đầy rẫy nhưng hoàn toàn thiếu vắng nỗi buồn (Vang mat)

'Có thể nói, chính sự thay đổi trong quan niệm nghệ thuật về con người là nguyên nhân gốc rễ để tiểu thuyết Việt Nam những năm đầu thế ki XXI mang một diện mạo mới Con người trong các tiểu thuyết này hiện ra như một phức thể, đa bội và nhiều mâu thuẫn Nhân vật không còn đầy đặn, không còn được nhìn nhận theo chiều dai phat triển tính cách, mà chỉ là những khoảnh khắc

ngắn ngủi, những mảnh vỡ của tâm trạng, những dòng ý thức và những mảnh tiềm thức đan vào nhau như một ma trận cực kì phức tạp của thể giới bên

Trang 33

Những cách tân táo bạo về hình thức tiểu thuyết cũng như sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người, tất cả khơng nằm ngồi tinh thần hướng đến tính dân chủ trong sáng tác và trong tiếp nhận thể loại này Diện

mạo của tiểu thuyết chặng này, vì thé, có thể hình dung qua các cụm từ: dân

chủ hóa chức năng thể loại của tiểu thuyết và dân chủ hóa cá những yếu tố

cấu thành thê loại

Tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1975 đến nay đã trải qua ba chặng đường chính, mỗi chăng đường đều gắn liền với những cột mốc đầy ý nghĩa trong lịch sử dân tộc, mỗi chặng đường lại mang một dấu ấn riêng, một đặc trưng riêng Nhưng trên bắt kì chặng nào, hành trang chung mang theo vẫn là khát vọng “làm mới, làm giàu, làm khác” truyền thống Tuy vẫn có nhiều lời phản nàn, nhiều cái nhìn hoài nghi nhưng không thể phủ nhận rằng những nỗ lực

đổi mới tiểu thuyết hơn ba thập kỉ qua đã tạo ra không ít tác phẩm có giá trị,

bên cạnh sự đông đúc của đội ngũ tác giả, sự dồi dào về số lượng tác phẩm là sự đa dạng về bút pháp, sự phong phú về để tài và chủ đề,

Sự vận động của nội dung tiểu thuyết sau 1975, suy cho cùng, chính là

sự vận động để ngày càng nhìn được trung thực hơn về bản chất của con người Làm sao để thể hiện sát con người như sự phức tạp của nó ngoài đời

thực, làm sao đẻ nhận thức đúng vẻ ý nghĩa sự tồn tại của con người trong đời sống này Nếu ở chặng hai, cách nhìn về con người đã được “rộng hơn”, đa

diện hơn, con người không chỉ có tốt, xấu đơn thuần mà là tốt - xấu lẫn lộn,

phong phú phức tạp, không dễ gì phân định rạch roi; thi ở chăng thứ ba, tiểu

thuyết đã nhìn con người ở góc nhìn “gần hơn”, không còn là những khoảng cách được thiêng liêng hóa, mà là sự giải thiêng, sự lo âu cho chính sự tổn tại

Trang 34

1.2 VỊ TRÍ CỦA TIỂU THUYẾT TẠ DUY ANH TRONG QUÁ TRÌNH VAN DONG CUA TIEU THUYET VIET NAM SAU 1975

1.2.1 Tạ Duy Anh - “lão Khổ” trong văn chương

Khi muốn nói về một nhà văn, chúng tôi rắt muốn “định danh” bằng đôi

ba từ nào đó để cho người đọc dễ nhớ và cũng để nhà văn đó không bị nhằm

lẫn giữa rất nhiều những gương mặt nhà văn đặc sắc khác Lẽ đĩ nhiên những

từ ngữ định danh này không thể mang tính bao quát "đại diện” cho chân dung,

một nhà văn (bởi điều này là rất khó) nhưng hi vọng qua cách gọi ngắn gọn bing một vài từ ngữ, chúng ta ít nhiều dễ dàng phân biệt được nhà văn này

với nhà văn khác

Với trường hợp Tạ Duy Anh, chúng tôi muốn gọi đó là một “lão Khổ

trong văn chương” Không phải chỉ vì *lão Khổ” là tên một tác phẩm nỗi tiếng của Tạ Duy Anh (nên khi nói “lão Khổ trong văn chương” người ta sé

biết ngay đó là Tạ Duy Anh) mà còn vì nhiều điểm tương thích khá thú vị

giữa Tạ Duy Anh với nhân vật lão Khổ của mình Có lẽ sự tương thích này khơng hồn tồn là ngẫu nhiên mà như Tạ Duy Anh từng nói: "mỗi nhà văn

thực ra chỉ viết cuốn sách về chính anh ta” Và phải chăng, cũng khơng hồn

tồn ngẫu nhiên khi nhà văn đặt tên cho nhân vật của mình là Tạ Khổ? Những, người xung quanh Tạ Duy Anh thường nói vui rằng, đúng là Ta Duy Anh “khổ” thật Mang mặc cảm xi và côi cọc thức từ nhỏ, tuy có tải năng nhưng con đường Tạ Duy Anh đi lại không hề được bằng phẳng Đời

đến hoi

sống vật chất thì chưa được tương xứng với tài năng Có khi phải viết

cả đầu, lòi cả mắt đề trả nợ; phải viết giữa những lúc hoạn nạn vợ ốm con đau, giữa những lần chảy máu dạ dày thập tử nhất sinh Nên ngay cả cánh

Trang 35

Tạ Duy Anh tên khai sinh là Tạ Viết Dũng, sinh ngày 9 tháng 9 năm 1959 tại làng Đồng, xã Hoàng Diệu, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây Sinh ra

trong một gia đình không có truyền thống gì về văn chương, thậm chí người trong làng Đồng bấy giờ còn cho rằng chẳng ai có thể làm nên trò trống gì bằng học hành, “tôi không được chuẩn bị mảy may để trở thành nhà văn” - đó

là lồi tâm sự của Tạ Duy Anh khi nhìn lại hành trình đến với văn chương của mình Việc đến với văn chương và trở thành nhà văn, với Tạ Duy Anh cũng,

thật sự là một cơ duyên của số phận Sau khi học xong bậc tú tài, Tạ Duy Anh

lên sông Dà học lớp chuyên nghiệp giám sát bê tông Thời gian này ông có

viết nhưng mới chỉ là những tập tành của những thể nghiệm ban đầu, chưa để lại ấn tượng nào đặc biệt Cho đến năm 1980, lúc này Tạ Duy Anh cũng chỉ

mới 20 tuổi, khi đi thực tập, trong căn lều heo hút ngọn đèn dẫu, một đêm ông

thấy trong minh “cit cya quậy một cái gì đớ" ngày cảng mãnh liệt, thôi thúc

ông phải cằm bút Và truyện ngắn Để hiểu một con người ra đời Bút danh Tạ Duy Anh cũng chợt nãy ra rất tình cờ và được ông đề ngay phía dưới Truyện được đăng ở báo Lao động - một tờ báo danh giá thời bấy giờ Đó là ấn tượng, đầu tiên để người đọc bắt đầu biết đến cái tên Tạ Duy Anh Trong hai năm 1982, 1983, ông viết một loạt truyện ngắn về công trường thủy điện sông Đà Nhưng chính bản thân ông lại cảm thấy không tự tin chút nào về những tác phẩm này của mình Có lẽ ông cần thêm nhiều thời gian để trải nghiệm và để viết những điều máu thịt của mình chăng? Và vì chưa thực sự tự tin nên giai

đoạn này ông cũng chưa hề nghĩ đến việc sẽ trở thành một nhà văn chuyên

nghiệp Năm 1985, Tạ Duy Anh nhập ngũ Hai năm sau, ông xuất ngũ về làm

việc tại công ty thủy điện sông Đà Những năm tháng "trải” đời này đã giúp Tạ Duy Anh "nghiệm ” ra thêm nhiều điều trong cuộc sống Năm 1988, trở về làng Đồng trong một chiều âm u, ông chợt nhận thấy mình có thể viết về làng,

Trang 36

ngắn Lữ vựt ời, viết liên tiếp, liền một mạch vào những vỏ bao thuốc lá, dây

chỉ chít những chữ nhỏ xíu Có thể nói, hành trình đến với văn chương nghệ

thuật của Tạ Duy Anh tuy được manh nha từ sớm nhưng chỉ đến khi viết Lữ vịt trời, ông mới có cảm giác mình hoàn toàn tự tin Cũng từ đó, ông quyết

tâm theo đuôi con đường văn chương chuyên nghiệp Và cũng trong năm, ông

nhập học ở trường viết văn Nguyễn Du

Chỉ một năm sau, năm 1989, với sự xuất hiện của truyện ngắn Bước qua lời nguyễn, Tạ Duy Anh thật sự đã trở thành một cái tên nỗi bật được nhiều

độc giả chú ý Chính truyện ngắn này đã mang lại vĩnh quang rực rỡ cho Ta

Duy Anh Với việc lấy tên tác phẩm để gọi tên “có một dòng văn học bước qua lời nguyền”, nhà phê bình Hoàng Ngọc Hiển (cũng là thầy của Tạ Duy Anh) đã gián tiếp khẳng định: Bước qua lời nguyễn không chỉ có giá trị nhân

văn mà còn là một tư tưởng có tầm thời đại - nhu cầu tự vấn đẻ phát triển của

mỗi con người, của mỗi dân tộc Chính những lời nhận định của một người

đầy uy tín như Hoàng Ngọc Hiến đã khiến tác phẩm càng thu hút được sự chú ý của dư luận Đây quả thật là một sự khởi đầu tốt đẹp cho một người mới

chân ướt chân ráo vào trường học viết văn như Tạ Duy Anh Trước khi hoàn

thành khóa học ở trường viết văn Nguyễn Du, ông cho công bố tiểu thuyết Khúc dạo đâu (1991), tiếc là tiểu thuyết đầu tay này còn quá khó đọc và Tạ

Duy Anh chưa thực sự để lại của mình ở mảng thể loại này Nhưng, chỉ một năm sau, Tạ Duy Anh đã kịp chứng minh tải năng của mình khi cho ra đời tiểu thuyết Lão Khổ (1992) Nhà phê bình Hoàng Ngọc Hiển cho đó là

"một giả thuyết văn học về bản chất và thân phận người nông dân Việt Nam”

'Cũng trong năm 1992, ông tốt nghiệp trường viết văn Nguyễn Du (khóa

1V) Với thành tích thủ khoa khóa học (đồng thủ khoa với nhà văn Võ Thị

Trang 37

đo tập trung nhiều vào công việc giảng dạy nên sức viết của Tạ Duy Anh ở giải đoạn này cũng chưa thật sự sung sức và hầu như chỉ tập trung vào thể loại truyện ngắn Đó là các tập truyện ngắn như: ¿Luân hỏi (1994), Ảnh sáng nàng (1997), và một số tập truyện dành cho thiếu nhi như: /iệp sĩ áo cỏ (1993),

Quả trứng vàng (1998),

Đến năm 2000, Ta Duy Anh chuyển sang làm biên tập viên của Nhà xuất bản Hội Nhà văn Việt Nam Từ năm 2000 đến nay chính là thời kì sáng tác

sung sức nhất của Tạ Duy Anh khi ông cho ra đời một loạt các tuyển tập truyện ngắn như: Những truyện không phải trong mơ (2002), Truyện ngắn

chọn loc Ta Duy Anh (2003), Ba đào ki (2004), Bồ cục hoàn hảo (2004) Đặc

biệt thời ki này, Tạ Duy Anh rất thành công với thể loại tiéu thuyét: Di tim

nhân vật (2002), Thiền thắn sám hói (2004), Giã biệt bóng tối (2008) Tài

năng tiểu thuyết của Tạ Duy Anh như vun trồng bao lâu, nay mới đến mùa chín rộ Đó là chưa kể đến tập tản văn Agẩu hứng Sáng, Trưa, Chiêu, Tái

cũng gây được nhiễu thiện cảm trong lòng độc giả Phải chăng sự tích luỹ vốn

sống khi bước vào độ tuổi trung niên, cộng với sự chín chắn của tuổi nghề sau gần 30 năm cằm bút đã giúp Tạ Duy Anh thực sự bước vào giai đoạn độ chín

của tài năng?

Bước vào tuổi 30, Tạ Duy Anh da tu coi mình như một người giả, "chả

hiểu sao tôi cứ

mình già lắm rồi” Phải chăng vì thế ông từng lấy bút danh cho mình là Lão Tạ? Mà nhìn bề ngoài, Tạ Duy Anh đúng là sống như một người giả thật Những người xung quanh nhận xét ông sống mô phạm, đến mức rụt rè và cắn thận Thích ở nhà hơn là đến chỗ đông người Thích

Trang 38

nhiên khi Tạ Duy Anh tuyên bố: “tôi thích sự cô độc” Bởi, với Tạ Duy Anh, sự cô độc chính là “điều kiện cằn” cho sự sáng tạo nghệ thuật, “nghệ thuật chỉ

nên một mình”,

“Trong nhiều lần trả lời phỏng vấn, Tạ Duy Anh cũng thường hay nhắn

mạnh: “Tôi đã tự coi mình là người giả” Trước những luỗng ý kiến khen chê trái chiều về các tác phẩm của mình, ông thường tỏ ra bình thân, không quan tâm, bởi "người giả có tật không dễ bị tác động bởi bên ngoài” Mà đúng là, nhìn những gì ông làm, người ta hiểu ông "không dễ bi téc dong bởi bên

ngồi” thật Ơng cứ đi, cứ viết trên con đường mình đã chọn Với Lão Tạ, thà chấp nhận sự bài xích, chê bai để mỗi cuốn sách của mình là “độc bản” còn

hơn là chỉnh sửa theo ý

“thé ban” Tha chap nhận sự thất bại để thay đổi thói quen

đông để rồi nó trở thành “phiên bản” hoặc

bút và đọc còn

hơn là có được sự thành công theo những lỗi mòn Tạ Duy Anh là như thết

Đúng là “duy chỉ có anh” thật, như nhiều người vẫn đùa Chúng ta không bản luận cách sống, cách suy nghĩ, cách thay đổi đó đúng hay sai, và giúp Tạ Duy

Anh thành công đến mức nào Những cái đó còn cần thời gian trả lời Chỉ biết

chắc một điều, Tạ Duy Anh đã đem đến cho chúng ta một cảm nhận rất nhân

văn về cách sống cùng trách nhiệm của người nghệ sĩ đích thực Chúng ta tôn trọng cá tính và tỉnh thin dũng cảm đó của ngòi bút Tạ Duy Anh! Chính tỉnh

‘thin dám nghĩ dám làm, luôn luôn khao khát sự đổi mới là điều khiến cho

nhiều người, dù có thể không yêu văn chương Tạ Duy Anh nhưng lại không,

'thể không phục, dù có thể không thích nhưng không thể không tôn trọng!

Bởi làm sao không tôn trọng cho được một nhà văn có thái độ nghiêm

túc và đam mê với nghề, dám sẵn sàng với những cuộc thử thách táo bạo

trong cách viết, cái mà nhiều người cho là "dám đâm vào bụi rậm” để tìm một lối đi riêng? Tạ Duy Anh sẵn sàng trả giá để bước đi trên con đường hẹp và

Trang 39

đấy là một thái độ thực sự nghiêm túc, cầu thị và một khát vọng cách tân

mãnh liệt đối với văn chương Và đúng là, Tạ Duy Anh đã "đi xa hơn” thật

Sức hút của cái tên Tạ Duy Anh, chỉ xét riêng đối với các sinh viên, học viên

làm khóa luận đã phần nào chứng minh cho điều đó

Rất nhiều lần trong tác phẩm cũng như trong các bài phỏng vấn, Ta Duy

Anh đều nêu câu hỏi: "Tôi là ai?” Và ông luôn tìm cách trả lời câu hỏi đó từ những góc độ khác nhau Khi là những lời tự bạch, khi là lời nhân vật mã ông,

muốn mượn để gửi gắm suy tư của mình Nhưng xem ra, ngay cả bản thân Tạ Duy Anh cũng thật khó lòng để trả lời câu hỏi trên Với vài trang viết về cuộc

đời và con người của tác giả này, chúng tôi chỉ hi vọng đem đến một cách

nhìn ấn tượng nhất về Tạ Duy Anh- một gương mặt mới trên hành trình nỗ

lực cách tân văn học của nước nhà

1.2.2 Vị trí của tiểu thuyết Tạ Duy Anh trong quá trình vận động của tiểu thuyết Việt Nam sau 197%

Ở phần này, để tránh trường hợp dông dài mà lại không đi đúng vào

trọng tâm vấn đề, chúng tôi sẽ tập trung vào việc trả lời cho câu hỏi: tiểu thuyết Tạ Duy Anh đứng ở đâu, giữ vị trí nào (tiên phong hay góp phần, vị trí quyết định hay vị trí quan trọng) trên tiến trình vận động của tiểu thuyết Việt

‘Nam sau 1975?

Lé di nhién, để xác định vị trí của tiểu thuyết Tạ Duy Anh thì phải đặt trong dòng chảy của tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 (nội dung của mục 1.1.2 mà chúng tôi đã trình bày) Tiểu thuyết Tạ Duy Anh có nhiều sự tìm tòi đổi

mới khác biệt sơ với tiểu thuyết trước 1975 Tuy nhiên, sự khác biệt này

Trang 40

tiểu thuyết Tạ Duy Anh trong tư duy trồng chờ tác giả của nó sẽ đem đến một cái gì đó mới hơn khơng, nghĩa là hồn tồn chủ động trong việc đợi chờ cái mới chứ không phải ngạc nhiên và bị động trước cái mới như trường hợp của Pham Thi Hoài hay Bảo Ninh Đây dường như là một điều thuận lợi nhưng, đồng thời cũng là một sự thử thách lớn cho Tạ Duy Anh Nó đòi hỏi ông phải có những bước đi mới, không lặp lại những người đi trước và không lặp lại

chính mình Xuất hiện kế liền sau những cây bút táo bạo tiên phong, Tạ Duy Anh phải táo bạo và táo bạo hơn nữa trong các cuộc thể nghiệm nghệ thuật để

mình không bị lẫn, không bị nhạt nhòa Rất may thử thách đó vừa là áp lực nhưng cũng vừa là động lực dé Ta Duy Anh tạo nên sự bứt phá Trình làng 5

cuốn tiểu thuyết thì đã có đến 4 cuốn trở thành những sự kiện, hiện tượng văn

học đáng chú ý trong đời sống văn chương Điều đó cho thấy, tiểu thuyết Tạ

Duy Anh tuy không giữ vị trí tiên phong trên hành trình cách tân tiểu thuyết

nhưng có vị trí quan trọng, góp phần làm nên diện mạo mới cho tiều thuyết Việt Nam sau 1975 Và, có thể khẳng định, “sự góp phần này là không hề nhỏ chút nào Để thấy rõ điều này chúng tôi sẽ điểm qua giá trị của từng cuốn tiểu thuyết làm nên tên tuổi Tạ Duy Anh

Nhin lai su nghiệp văn học của Tạ Duy Anh, dễ dàng nhận thấy thể loại

đem đến thành công đầu tiên và dựng cái tên Tạ Duy Anh giữa dòng chính lưu của văn học đổi mới không phải là tiểu thuyết mà là truyện ngắn Nhưng tiểu thuyết mới là thể loại khiến người đọc tin vào sức chạy đường dài của

ngòi bút Tạ Duy Anh Bởi khi mọi người tưởng Tạ Duy Anh cũng chỉ

"nhà

văn một tác phẩm” khi khó lòng vượt qua nỗi “Bước qua lời nguyền” thì Tạ Duy Anh tung ra quả bom thứ hai: tiểu thuyết ¡ão Khổ Cái đóng góp của tiểu

thuyết này chính là đem đến cho văn đàn một cách nhìn sâu sắc về thân phận người nông dân Việt Nam Nói như Hoàng Ngọc Hiến là * thêm một giả

Ngày đăng: 31/08/2022, 18:33