1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Cảm thức phi lý trong tiểu thuyết Đỗ Phấn

114 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 20,6 MB

Nội dung

Đề tài Cảm thức phi lý trong tiểu thuyết Đỗ Phấn có cấu trúc gồm 3 chương trình bày các nội dung: Hành trình sáng tác và quan niệm văn chương của Đỗ Phấn nhìn từ cảm thức phi lý, cảm thức phi lý về hiện thực và con người trong tiểu thuyết Đỗ Phấn; phương thức biểu hiện cảm thức phi lý trong tiểu thuyết Đỗ Phấn.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

VÕ THỊ THANH HIỀN CẢM THỨC PHI LÝ

TRONG TIEU THUYET BO PHAN 'Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 60.22.34

LUAN VAN THAC Si

KHOA HQC XA HOI VA NHAN VAN

Người hướng dẫn khoa học: TS LÊ THỊ HƯỜNG

Trang 2

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được cơng bồ trong bắt ki cơng trình nào khác

“Tác giả luận văn

Trang 3

MỤC LỤC MO DAU 1 Lí do chọn đề tài 1 2 Lịch sử vấn đề 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9

4, Phuong pháp nghiên cứu 9

5 Đồng gĩp của luận văn 10

6 Cấu trúc luận văn 10

CHUONG 1 HANH TRINH SANG TAC VA QUAN NIEM VĂN CHƯƠNG CÚA ĐỒ PHÁN NHÌN TỪ CẢM THỨC PHI LÝ 11

1.1 GIỚI THUYẾT KHÁI NIỆM "

1.1.1 Khái niệm phi lý trong triết học IL

1.1.2 Khái niệm phi lý trong văn học 1

1.2 SỰ TIÊP BIEN VĂN HỌC PHI LÝ TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM

DUONG DAI 18

1.3 HANH TRINH SANG TAC VA QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT CỦA

DO PHAN 22

1.3.1 Hãnh trình sáng tác 2

1.3.2 Quan niệm nghệ thuật 27

CHƯƠNG 2 CÁM THUC PHI LY VE HIEN THỰC VÀ CON NGƯỜI

TRONG TIỂU THUYẾT ĐƠ PHÁN «để

2.1 CẢM THỨC VỆ HIỆN THỰC PHI LÝ 35

2.1.1 Hiện thực cuộc sống thậm phơn 35

2.1.2 Những lỗ hổng của văn minh đơ thị 38

2.1.3 Đời sống nghệ thuật phi lý, trống vắng 43

Trang 4

2.2.3 Con người din thin - chống trả những ám ảnh phi lý 60

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG THỨC BIÊU HIỆN CẢM THỨC PHI LÝ TRONG TIEU THUYET DO PHAN

3.1 KET CAU,

3.1.1 Kết cấu ghép mảnh những sự kiện phi lý, đối nghịch 66 3.1.2 Kết cấu mở - những nghịch lý khơng hồn kết T0

3.2 KHƠNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT 74

3.2.1 Khơng gian nghệ thuật 1

3.2.2 Thời gian nghệ thuật 82

3.3 NGON NGỮ VÀ GIỌNG DIEU TRAN THUẬT 85

3.3.1 Ngơn ngữ trần thuật 85

3.3.2 Giọng điệu trần thuật 94

KẾT LUẬN ese-eseesse 102

TÀI LIỆU THAM KHẢO

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐÈ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)

Trang 5

MO BAU

1, Lí do chọn đề tài

1.1, Lịch sử văn học là lịch sử tâm hồn thời đại Mỗi trào lưu, mỗi hiện

tượng văn chương đều chứa đựng trong nĩ những ý nghĩa tỉnh thần riêng biệt của nhân loại trong từng thời kì Xuất hiện ở phương Tây đầu thế ki XX kéo

dai đến cuối những năm 60, văn học phi lý là một trảo lưu văn học nỗi bật, là

hiện tượng văn học độc đáo của thế giới Những gương mặt nỗi tiếng gắn liền

với trào lưu này như Kafka, Camus, lonesco đã trở thành những tên tuổi được vinh danh trong văn học nhân loại Mặc đù chỉ tổn tại trong một thời gian ngắn nhưng dư âm của văn học phi lý đã vượt qua giới hạn của thời gian, khơng gian, cĩ tằm ảnh hưởng khơng nhỏ đến văn học các nước trên thế giới,

trong đĩ cĩ Việt Nam Cảm thức phí lý đã trở thành phổ biến trong văn học

'Việt Nam đầu thế ki XI, đặc biệt là trên những trang văn của Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Danh Lam,

Đỗ Phấn v.v

1.2 Đỗ Phấn đến với văn chương khá muộn màng, ở tuổi 54, ơng cho ra

mắt cuốn tiểu thuyết đầu tiên, đánh dấu “cuộc chơi tay ngang” (Bình Nguyên

Trang) của một họa sĩ đã thành danh Tuy nhiên, với mười bổn tác phẩm (hai

tập tản văn, hai tập tạp văn, ba tập truyện ngắn, một tập truyện dài và sáu tiểu thuyết) trong vịng chín năm, nhà văn đã cho thấy sự xuất hiện trong làng văn

của mình khơng phải đơn thuần là cuộc dạo chơi mà là sự "say mê dắn thân

và thăng hoa tới ngưỡng” [23} Bằng nhiệt huyết, sáng tạo và sự trải nghiệm

của một người cằm bút, qua từng trang viết nặng trầu nỗi trăn trở về cuộc sống đơ thị đương dai, BS Phin da ghi dấu ấn trong lịng bạn đọc yêu văn và trở thành một đối tượng của giới nghiên cứu văn chương Qua năm cuốn tiểu

Trang 6

một thách thức nhưng cũng khơng kém phần hấp dẫn

1.3 Nghiên cứu tiểu thuyết của Đỗ Phắn qua sự soi chiếu của gĩc nhìn

văn học phi lý, chúng tơi mong muốn khám phá thể giới nghệ thuật của Đỗ

Phấn, những quan niệm của nhà văn về hiện thực cuộc sống, về con người

trong đồng chảy văn học Việt Nam đương đại Chúng tơi cũng hỉ vọng, luận

văn sẽ gĩp thêm tư liệu trong quá trình tìm hiểu phong cách tiểu thuyết Đổ Phấn và sự đĩng gĩp của nhà văn trong thành tựu đa dạng của văn học thập

niên đầu thế ki XI

Chính vì những lí do trên, người viết chọn đề tài Cảm thức phi lý trong

Phần đê nghiên cứu 2 Lịch sử vấn đề

Với bút lực dồi dào, ba năm ra đời năm cuốn tiểu thuyết, trong đĩ ngay

từ tiểu thuyết đầu tay Jắng mặt đã được lọt vào chung khảo Giải thưởng Văn

Bách Việt, Đỗ Phần trở thành một cây bút đáng chú ý đối với giới nghiên cứu

văn học Việt Nam

2.1 Những bài viết, cơng trình nghiên cứu về tiểu thuyết Đỗ Phắn nĩi

chung

Trong bài

Vang mặt là “cuỗn tiêu thuyết về những thằng đàn ơng, về những người đàn

bà và về thành phố, ở những giai đoạn khác nhau, ráp nối lại, để nhìn ngắm,

Vừa nhớ vừa bịa của Nhã Thụy, người viết nhận định

soi rọi, nhớ thương hay phẫn nộ ( ) Tác giả chỉ tập trung làm rõ những tính chất của sự thật bằng cách lấy hiện thực làm chất liệu và phổ lên đĩ cái giọng

buồn, cái nụ cười thầm của mình” [26, r.360),

Yếu tố sex phủ đầy trong tiểu thuyết Cháy qua bĩng tối được Lê Minh

Trang 7

bao, thẳng tưng, mà khơng thơ thơ bin bắn, khơng tội nghiệp ta đây đang vì

đủ các thứ quyền Cĩ những tiểu đoạn đẹp lạ lùng Cĩ lẽ, cuối cùng vẫn là chuyện vốn lịch lăm dư giả chảy qua chữ Nhục cảm cuối cùng vừa là ham

thú tổn sinh, vừa là cách thế để con người thấu cho nhau những nguồn cơn

khơng nĩi khi chúng ta quay trở lại che giấu, như một phản xạ cĩ điều kiện,

cái phần con trong người mình ” [44],

Đánh giá tiểu thuyết Rừng người (2011), Đồn Ánh Dương trong bài Đỗ

"Phần giữa chúng :a đã tình tế khi phát hiện vẻ đẹp, mẫn cảm riêng biệt của một họa sĩ viết văn và giàu trải nghiệm “sắc sảo đến chao chát trong việc lột hiện đời sống thị dân bát nháo Tìm cái đẹp trong sự bát nháo ấy và cái đẹp của sự bát nháo ấy là hai biểu hiện rõ rệt nhất của bút lực Đỗ Phẩn” [41]

Theo tác giả bài báo: “Câu chuyện của Đỗ Phấn thật ra chẳng mắy rõ ràng Sức cuốn hút hình như cũng khơng nằm ở tình tiết, cốt truyện, kết cấu, thậm

chí cả văn phong Vậy mà chuyện của Đỗ Phần vẫn thành truyện, văn của Đỗ Phấn vẫn lơi cuốn Tơi nghĩ, căn nguyên nằm ở tỉnh thần của tác phẩm, ở cái

nhìn nghệ thuật của tác giả Nhân vật chính trong sáng tác của Đỗ Phần là một

thái độ văn hĩa, nĩ biến hình trong hàng loạt kiểu thị dân ở đủ kiểu ngành nghề Nên cũng cĩ thể nĩi đĩ là một thái độ thị dân” [41],

“Những trang văn của anh dễ khiến người đọc nghĩ đến những kẻ lạc

thời, luơn tin tưởng tuyệt đối và thành kính vào những giá trị đã được định

hình, được vun đắp hàng trăm năm nhưng giờ đây bỗng trở thành những thứ

đành cho kế hồi cổ, rỗi việc” [61] Đĩ là

trong bài viết Đỗ Phần xa xĩt trước những lỗ hồng của văn minh đơ thị Nha báo Đỗ Quang Hạnh, một biên tập viên đã cĩ những nhận xét thấu

đáo về tiểu thuyết Đỗ Phấn: “Hội họa của Đỗ Phấn giàu ý tưởng, bố cục kỹ,

kiến của Nguyễn Xuân Thủy

màu sắc mạnh, nhiều khi làm day dút nhức nhối, nhưng văn anh lại khác

Trang 8

như vội vã trở thành quá văng và chỉ cịn hiu hắt nhắc khẽ trong tâm tưởng hồi

niệm của tác giả Văn của Đỗ Phấn chất chiu, chọn loc chi tiết và nĩ trằm ấm cùng những nụ cười đơi khi tinh quái nhưng thật buồn (lời bạt, trang bìa tiểu

thuyết Gần như là sống) [31]

“Trong bài báo Gản như là sắng — Đỗ Phần và văn chương phân lập [55], Nico nhận định: “Cuốn sách trao cho ta chính cái mà nĩ đang ẩn giấu Nĩ địi

người đọc vận động, phải kiên nhẫn lang thang ngoặt nghẹo trong vơ số những,

câu chuyện, sự việc li tỉ diễn tiến của đời sống thường ngày để nắm bắt được

cái gọi là xỗi dm ảnh Nĩ xoay quanh nhiều khái niệm trong văn chương plián

lập của dịng văn học hậu hiện đại mà ơng khơng chủ ý hướng tới: Tính trung

dung; sự hiện diện và ấn mặt; tính bình yên và bắt ơn Những mảng vụn ẩn hiện

ngồn ngang làm nên thần cốt của truyện” [53] Soi chiều tiểu thuyết Gản như là

sống dưới gĩc nhìn của văn chương phân lập, người viết đã phân tích ba khía

cạnh: tính trung dung, sự hiện diện và ẩn mặt, ý nghĩa tư tưởng qua phương thức bộc lộ trong Gân như là sống Từ đĩ Nico chỉ ra đã chỉ ra tiểu thuyết của Đỗ Phắn mang những nét đặc trưng của văn chương phân lập

Nguyễn Chí Hoan đã phát hiện yếu tố nghệ thuật và thơng điệp hội họa ở

ơng trong bải Chuyện Hà Nội qua tiểu thuyết của Dé Phan [4T]: “Sức hấp dẫn của câu chuyện đương thời về Hà Nội và mỹ thuật Hà Nội cĩ thể khiến người đọc khơng nhận ra ngay tính an dụ bao trùm trong cấu tạo và hình tượng chung của tiểu thuyết này Song cũng khá rõ ràng, tính hình tượng phân thân và phân đơi như thể cũng được biểu hiện cụ thẻ

trong hai cái kết của tiểu thuyết mà tác giả để nghị bạn đọc xem và tự chọn

Trang 9

đơi hay những băn khoăn tìm tịi chon lựa cho bước tiến của hội họa Việt đương đại”

So sánh hai cây bút Đỗ Phấn và Nguyễn Danh Lam - Hai hoa sĩ của làng

văn Liệt [S1], tác giả Hồi Nam cảm nhận rằng: “Cái viết” của Đỗ Phần, một lối văn mà với riêng tơi, đáng xem là mỹ văn, theo cái nghĩa nĩ mang lại cho

ta cảm giác về cái đẹp”

“Nếu như các nhà văn gốc Hà Nội đã làm nên những cột mốc riêng, nếu như Bảo Ninh mang theo cái chất trai phố vào chiến trường để rồi cắm nên một cột mốc Nổi bưổn chiến tranh theo cách của một người Hà Nội bằng sự điềm tĩnh, sự chiêm nghiệm riết rĩng và xa xĩt, Nguyễn Việt Hà đã dựng nên

một chân dung Hà Nội đầu những năm đổi mới bằng Cơ hội của Chúa với vẻ giéu nhại của kẻ tỉnh quái cĩ con mắt nhà tiên trí, chắn đốn, bắt bệnh như thần, thì Đỗ Phấn, tiếp tục dịng chảy ấy, anh đã dựng nên một bức chân dung

lập thể của Hà Nội những năm đầu thế kỷ 21 với những ung nhọt đã bắt đầu

vỡ lở, với những hang hốc ủ bệnh nay đang bộc phát Người ta thấy một đơ thị đang vỡ ra, dang rêu rã, bộ khung văn hĩa dang bị quá tải, đang phải

géng mình gánh đỡ một cơ thể bệnh hoạn đè nặng, trì níu khiến nĩ đang trở nên hụt hơi vì quá sức Người ta cũng thấy những giá trị tinh thần của mảnh

đất ngàn năm đang bị xâm lấn, dồn đuổi, chiếm chỗ một cách quyết liệt va thơ

bao” Dương Tử Thành trong bài viết Gã dị dân lạc giữa rừng người da đánh giá như vậy [57]

Bên cạnh đĩ, sự quan tâm đến tiểu thuyết Đỗ Phấn của độc giả và giới nghiên cứu văn học cịn được thể hiện trong nhiều bài viết trên các trang báo mạng Internet như: Cách nĩi về cách sống của Nguyễn Chí Hoan [46], Cuộc

sống ở bên cạnh ~ Hoai Nam [49], Đỗ Phần - người đi ngang phổ - Việt Quynh [56], Trong quảng sáng chảy qua bĩng tối — Nico [54], Như là lời tựa

Trang 10

Nhận xét chung về Đỗ Phấn và các tiểu thuyết của ơng, hầu hết các bài

viết đều đi đến thống nhất trong việc khẳng định sự tìm tỏi, dao sâu của nhà văn trong mảng đề tài đời sống đơ thị đương đại và đã bước đầu định hình

một phong cách Tuy nhiên, ghi nhận những thành cơng bước đầu, các nghiên

cứu cũng chỉ ra một số hạn chế của các tác phẩm: một số lỗi dùng từ, viết câu, kết cấu dàn trải, mạch truyện chậm và hiệu quả của số yếu tố nghệ thuật chưa được đây đến cao trào

2.2 Những bài viết, cơng trình nghiên cứu về cảm thức phỉ lý trong tiểu thuyết Đỗ Phẩn

Nguyễn Tham Thiện Kế trong Đổ P/

đã đánh giá: "Văn Y trần trụi cuộc sống Tỉnh táo, khơng phán xét, thản nhiên

tới mức lạnh lùng Cồn cuộn ngắm ngầm cơn khát vượt qua cánh rừng thành

phố tìm lại những bĩng cây an hịa hiền lương từng hiện hữu và luơn tiềm ấn giữa mỗi con người Đĩ là lối văn gần với Ké xa lạ của Albert Camus, Hoa

từng mùa của André Maurois” [48] Như vậy, tác giả bài viết đã phần nào nhận thấy chấ: phi lý trong sáng tác của Đỗ Phắn khi cảm nhận âm hưởng

Camus (tên tuổi n

1g của văn học phi lý) trong văn xuơi Đỗ PỊ

nhiên người viết khơng cĩ kiến giải gì thêm

Trong bài viết Con người hiện sinh trong tiêu thuyết Việt Nam mười nam đâu thể kỉ XXI, Thái Phan Vàng Anh đã xếp Jắng mặt của Đỗ Phấn vào dịng

văn học phi lý của chủ nghĩa hiện sinh Tác giả bai báo phân tích khá sâu các

biểu hiện của con người hiện sinh: nỗi loạn và hành trình kiếm tìm tự do, nỗi

Trang 11

khơng tự do (dù trong ảo tưởng) mà cịn lệ thuộc tha nhân, đánh mắt bản thể

Họa sĩ Vũ trong tiểu thuyết Vắng mặt “luơn là kẻ vắng mặt đúng vào những

thời khắc quan trọng” [I, tr.20]

Đề cập hiện thực thậm phdn và sự hiện tồn phi lý của con người trong tiểu thuyết Đỗ Phấn, Nguyễn Xuân Thủy và Hồi Nam cĩ chung quan điểm:

“Õ các tiểu thuyết của anh, người ta thấy một đơ thị đang vỡ ra, đang bị cày xới, xáo trộn trong cuộc chiến giữa phát triển và hệ lụy, giữa bản thể và

những lai tạp nhồ nhăng” [61] Và: “Đơ thị, đĩ cịn là sự xâm thực tham lam

cuồng khấu, sự nuốt chừng khơng thương tiếc của những khối bê tơng sắt thép đối với những bãi

qua bỏng

i, những dịng sơng, những triển đê mượt cỏ (Cháy 'Con người sống trong cái đơ thị ấy như thế nào? Đĩ là những

cái cây — người: bị lọt thỏm, che lấp, bị chia cắt, bơ vơ, bị cuốn đi một cách

khơng tự chủ và cảng ngày họ cảng trở nên xa lạ với chính mình” [S1]

Hiền Nguyễn đã giới thiệu Vắng mặt - cuốn tiểu thuyết về đồ thị [52]

bằng những dịng ám ảnh: “Sự vắng mặt khơng cịn là sự thiếu tương hợp

giữa con người và nơi chốn, mà cịn là một hồn cảnh thiếu sự hiện diện của điều - phải, của người — phân - xử Nhân vật chính của Đỗ Phắn trơi nổi và vong thân, mang bĩng đáng của một kẻ - xa - lạ” Tác giả đã nhận thấy yếu tố

phi ly trong tác phẩm Đỗ Phần ở hình tượng nhân vật song chỉ dừng lại ở nhận định, khơng cĩ đánh giá, khái quát gì thêm

Nhân vật Văn trong Rừng người cũng được Nguyễn Chí Hoan định dang

với “cái nội tâm luơn luơn lạc lõng, thất lạc sự để tâm của bạn bè hay người tình hay các đối tác thường nhật trong đời thường nhật, diễn đạt bằng sự khơng hài lịng và bình phẩm phê phán mọi điều diễn ra xung quanh” [45]

Trang 12

lối ứng xử cĩ phần lạc lðng giữa cái ngày hơm nay xơ bỏ, tắt bật Họ kỹ tính

đến mức trở nên cẳu kỳ trong cách hưởng thụ cuộc sống, cho dẫu là một cuộc

sống chẳng cĩ gì đáng dé gọi là dư dả Nếu những thị dân kia ngén ngấu, ăn

sống nuốt tươi cuộc sống, thì họ lại chậm rãi nếm náp cuộc sống, từng chút

một, với thái độ hân hưởng” Tính chất lạc thời, lạc lõng giữa hiện tại của

nhân vật trong văn Đỗ Phần một lần nữa được Hồi Nam trong bài 712i họa sĩ” của làng văn Việt soi chiếu [51]

'Nico đã chỉ ra bí kịch cơ đơn bản thể của nhân vật Thành trong bai

Gân như là sống - Đỗ Phần và văn chương phân lập [S3]: “Anh ta cịn độc lết thoại nội tâm là cịn hiện diện, cịn ý thức, cịn cật vấn cho dù thế giới xung

quanh, các nhân vật Khánh Ly, Phi và Yến cùng mọi mồi quan hệ xã hội đang dẫn vỡ vụn, mờ nhạt và biến mắt Nhưng, dù anh ta hoạt động khơng ngừng, di chuyển, làm tình hay kể lễ liên miên những quan sát rời rạc thì đeo đuổi độc giả vẫn là nhân vật đang kể, nhỏ nhọ, cơ đơn làm sao với vẻ thản

nhiên che giấu sự bắt lực khơng muốn bật thành lời Nhĩi lịng người đọc cảm giác đắng chát, nỗi đau thầm lặng dai dẳng hơn phải chứng kiến bắt cứ một gao thét 4m ướt nào ”

tu thuyết Đỗ Phấn nhận được sự quan tâm của dư luận Những đánh giá này giúp ta thấy được nét riêng cũng

như những tỉ

các nghiên cứu tập trung chủ yếu vào một số tác phẩm riêng lẻ Những khám

Qua tìm hiểu, chúng tơi nhận

tịi trong sáng tác của nhà văn Hà Nội này Tuy nhiên, đa phần

phá, phân tích về chúng đều chỉ là những bài viết ngắn mang cảm quan so

lược, thể hiện ấn tượng chung về một tác phẩm hay một phương diện của một tác phẩm Các bài viết trên đây mới chỉ đề cập một vài yếu tổ phi lý trong tiểu

Trang 13

Theo đánh giá của chúng tơi, vẫn chưa cĩ một cơng trình cơng phu tìm hiểu về đặc điểm tiểu thuyết Đỗ Phần nĩi chung và về cảm thức phi lý trong tiểu thuyết Đỗ Phắn nĩi riêng Chính vì lẽ đĩ, trên cơ sở tiếp thu kết quả

những nghiên cứu đi trước, chúng tơi lựa chọn thực hiện đề tài này với mong:

muốn mang đến một cái nhìn tồn diện, hệ thống trong việc đánh giá tác giả

3 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu 3.1 Đắi tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tiểu thuyết Đỗ Phắn Đối tượng khảo sát là những tác phẩm sau: ~ Vắng mặt (2010) - Rừng người (2011) ~ Cháy qua bĩng tối (2012) ~ Gần như là sống (2013) = Con mit réng (2013)

Ngồi ra, luận văn cịn khảo sát thêm tiểu thuyết của một số nhà văn

khác chứa đựng yếu tố phi lý hoặc mang màu sắc chủ nghĩa hiện sinh để so

sánh

3.2 Pham vỉ nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của để tài là cảm thức phi lý trong tiểu thuyết Đỗ

'Phắn qua hai bình diện nội dung và nghệ thuật biểu hiện

4 Phương pháp nghiên cứu

~ Phương pháp thống kê - phân loại: Sử dụng phương pháp này đề thống kê và phân loại tần số xuất hiện của từng đặc điểm nghệ thuật cũng như từng biểu hiện cụ thể của cảm thức phi lý trong tiểu thuyết Đỗ Phần

~_ Phương pháp phân tích - tổng hợp: Là phương pháp cơ bản dùng để phân tích các phương diện nội dung và nghệ thuật cụ thể, trên cơ sở đĩ khái

Trang 14

nghĩa hiện sinh để thấy được nét riêng biệt trong nhận thức và thể hiện cảm

thức phi lý của BS Phin

'Bên cạnh đĩ, chúng tơi vận dụng lý thuyết thi pháp học và lý thuyết của

văn học phi lý, văn học hiện sinh vào quá trình nghiên cứu 5 Đĩng gĩp của luận văn

~ Trên cơ sở lý thuyết trào lưu văn học phi lý, luận văn sẽ đi vào khám phá những đặc sắc của tác phẩm ở phương diện nội dung và nghệ thuật để thấy rõ hơn sự định hình phong cách tiểu thuyết của Đỗ Phần

~ Khẳng định đĩng gĩp của Đỗ Phắn trong dịng chảy văn học Việt Nam thể kỉ XOXI, đẳng thời goi một hướng nghiên cứu vẫn cịn ít nhiều bỏ ngỏ hiện

nay

6 Cấu trúc luận văn

Trang 15

CHƯƠNG 1

HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC VÀ QUAN NIỆM VĂN CHƯƠNG

CỦA ĐỖ PHÁN NHÌN TỪ CẢM THỨC PHI LÝ 1.1 GIỚI THUYẾT KHÁI NIỆM

Khi giới xuất hiện cụm từ hữu lý (cĩ lý) thì nĩ cũng tồn tại cái gọi là phi lý, hữu lý và phi lý như là hai mặt của một vấn đề song song củng tồn tại

và bỗ sung cho nhau Nhưng cái phi lý xuất hiện như khái niệm thực sự với

đầy đủ nội hàm và ngoại diên của triết học và đi vào văn học thì phải trải qua

những thời kì “thai nghén” và tiền hĩa của lịch sử nhân loại

1.1.1 Khái niệm phi lý trong triết học

“Theo Từ điển riếng Liệt của Trung tâm Từ điển học, NXB Da Nẵng, 1998: “phi lý” là trái với lẽ phải thơng thường Đĩ là cách giải nghĩa đơn

thuần về “phi lý với tư cách là một từ loại trong tiếng Việt Khơng dừng ở đấy, phi lý đã trở thành một khái niệm triết học được hiểu ở ba cấp độ nghĩ: Ở cấp đơ thứ nhất, trên phương diện logic học thì người ta quan niệm khác nhau rằng những gì tồn tại trái với quy tắc logic đều bị coi là “phi lý” [12, tr.15],

Với cách hiểu này thì khái niệm phi lý bắt đầu từ thời Cổ đại, khi Zenon và Aristote áp dụng phương pháp ngụy biện cho suy lý logic (tức là phương pháp

lập luận dựa vào giả thiết phi lý) Đến thời Trung đại, khái niệm “phi lý” tiếp

tục được sử dụng trong câu nĩi nỗi tiếng của nhà bác học La Mã Tertullianus

(155 - 220): “Tơi tin vi no phi ly” Bude sang thé ky XVI, Fr Bacon (1561 -

1626) đã dùng phương pháp suy luận phi ly dé chứng minh cho chân lý của

một sự đánh giá bằng cách chỉ ra sai lầm, mặt trái của sự đánh giá đĩ

Ở cắp độ thứ hai, trên phương diện lý luận nhận thức, "phi lý là phản lý

Trang 16

lý giải được bằng tư duy thì đều coi la phi lý” [12, tr.15] Đây là định nghĩa đã được nên triết học phương Tây hiện đại phát triển thành chủ nghĩa phi lý tính

từ cuối thế kỹ XVIII và kéo dài suốt hơn một thế kỷ Cơ sở tâm lí của chủ nghĩa phi lý chính là sự mắt lịng tin vào khả năng tư duy, là nỗi thất vọng về

một thế ki bao tàn với những cuộc chiến tranh thám khốc, là phản ứng trước

sự bành trướng của kĩ thuật nhân loại do đĩ chủ trương dùng trực giác thay cho tư duy Chủ nghĩa phi lý tính là cơ sở triết học cho văn học phi lý xuất

hiện và tồn tại trong suốt thế kỷ XX Đỉnh cao của chủ nghĩa phi lý tính hiện

đại là chủ nghĩa hiện sinh

Soi chiếu ở cấp độ thứ ba, khái niệm phi lý được các nhà tư tưởng hiện

sinh S.Kierkegaard (1813 ~ 1855 — nhà triết học Đan Mạch), M.Heidegger (1889 ~ 1976 - nhà triết học Đức), J.P.Sartre (1905 ~ 1980 - nhà triết học Pháp), Albert Camus (1913 - 1960) phát triển và hồn chỉnh Chủ nghĩa hiện sinh đã tạo ra giữa lý trí và thực tại một vực sâu ngăn cách khơng thé

vượt qua Và trong cái vực sâu này cĩ sự ngự trị của cái phi lý Dần dẫn, cái phí lý tở thành khái niệm chủ chốt của chủ nghĩa hiện sinh Sự phát triển của chủ nghĩa hiện sinh cũng là quá trình hồn thiện nhận thức về khái niệm phi Wy Sau lý thuyết về cái phi lý của S.Kierkegaard, M.Heidegger, Jaspers, 1.P.Sartre cho rằng: “sự tồn tại của con người là phi lý, đời sống con người là

một chuỗi những hành vi phi lý, và kết cục sự chết sẽ hồn thành sự phi lý

a * [15, tr.344] Bởi con người trong quá trình thực hiện các dự định của cuộc

đời đều phải tạo dựng một hệ giá trị riêng, để tạo nên bản chất của mình, con người phải lựa chọn cái tốt, tạo lập một hệ giá trị để sống vả tồn tai Va tat

nhiên, con người phải thừa nhận người khác cũng cĩ một hệ giá trị riêng Do nhân cĩ

đĩ, trong quá trình giao tiếp sẽ bị thất bại nên họ cơ đơn Vì mỗi

Trang 17

sẽ khơng được, con người khơng hiểu nhau Thế nhưng nhu cầu của con người sống là phải giao tiếp với người khác nên con người luơn cơ đơn Theo

ơng, thế giới này phi lý là vì thé

Mặt khác, Sartre cịn cho rằng: “Cái phi lý xuất hiện khơng chỉ do cĩ sự bất đồng giữa lý tính với thực tại nhân bản, mà ơng cịn tuyên bố chính cái

thực tại nhân bản là một thực tại phi lý, một thực tại của vật tự nĩ” [12, t.19] Nếu quan niệm J.P.Sartre mang tinh bỉ quan thì ý kiến của Camus lai

mang màu sắc tích cực và tồn diện hơn Ơng cho rằng: “Thể giới thực tại lẫn lý tính của con người đều khơng phải là phi lý mà phi lý chỉ nảy sinh tự sự bắt

hịa hợp giữa khát vọng của lý tính mu\ hiểu thể giới với cái thực tại u

tối khĩ hiểu của thế giới đĩ, tức là sự tuyệt giao giữa khát vọng lý tính và thực

tại u tối” [12, tr19] Cái phỉ lý của Camus là cái phi lý âm thẳm, day dứt

trong nội tâm con người Theo ơng, nếu thế giới được coi là phi lý thì là cái

phi lý sau khi đã được con người nhận thức, tức là cái phi lý mang tính chất chủ quan, hậu nghiệm

Nỗi ám ảnh về cái phi lý đã đưa Camus trở thành đại diện lớn nhất và

cuối cùng của khái niệm phi lý Sau khi Camus đã phát triển khái niệm phi lý

th điểm, khơng cịn nhà triết học nào bàn đến nĩ nữa, nĩ chỉ xuất hiện lĩnh vực văn chương, in dấu trong sáng tác của các nhà văn

lên đến

1.1.2 Khái niệm phí lý trong văn học

‘Cai phi lý trong triết học chính là nguồn gốc của sự phi lý trong văn học,

tạo nên trào lưu văn học ph lý Bên cạnh đĩ, khái niệm phi lý trong trong văn học cịn là kết quả của cuộc khủng hoảng vẺ kinh tế, xã hội, chính trị, tư

tưởng cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX, cuộc khủng hoảng vẻ thân phận con

Trang 18

«dang giao tiếp bao nhiêu thi các mỗi quan hệ đạo lý - nhân văn lại cảng gián

đoạn bấy nhiêu, “bộ phận khơng hợp nhất được với tơng thể, cá nhân khơng,

hợp nhất được với tập thể, con người khơng hợp nhất được với nhân loại”

(Durrenmatt) Chính vì thế, văn học phi lý được xem là "một khủng hoảng mang tính sáng tạo” [12, t.100]

'Bắt nguồn từ hai căn nguyên trên, văn học phi lý qua chặng đường phát

triên đã hồn thiện dần khái niệm của nĩ

Cái phi lý trong văn học được sớm được để cập bởi nhà văn Nga Fedor

Dostoievski (1821 - 1881) Dù khơng chú ý khai thác đề tài về cái phi lý, nhưng Dostoievski đã cảnh báo về những đi

phi lý thơng qua phát biểu của

nhân vật: “Thế giới được dựa trên những điều phi lý, và khơng biết chuyện gì

sẽ xảy ra nếu khơng cĩ những điều phi lý đĩ” (Anh em nhà Karamazov) [12,

tr27]

Sau Dostoievski, Kafka (1883 - 1924) chính là người đầu tiên mở đường

cho văn học phi lý với ba cuốn tiểu thuyết: Mước Mỹ, Vụ án, Lâu đài cùng một số truyện ngắn Ơng đã tạo nên cách tân to lớn trong nghệ thuật văn xuơi

Hai cuốn tiểu thuyết nỗi tiếng của ơng Ứ⁄ự án, Lâu đài trở thành hai tác phẩm điển hình của văn học phi lý và đưa ơng trở thành bậc thầy của văn chương

hiện đại Điểm độc đáo của Kafka ở chỗ cái phi lý của cuộc đời chính là nhân

vật trung tâm trong sáng tác Cái phi lý ấy hịa lẫn vào mọi lĩnh vực, ngõ

ngách của đời sống con người: pháp luật, hành chính, vào số phận cá nhân

hữu danh và vơ danh như Josef K (Vụ án), K (âu đải) và con người trở

Trang 19

hiện tượng áp đặt độc đốn và lối sống bầy đàn tơi tệ của xã hội hiện đại

Theo nhà văn, cái phi lý chính là một đối tượng nhận thức khách quan, điều

khiển, chỉ phối vận mệnh của con người Và cái phi lý trong sáng tác của ơng đĩ là sự phi lý của bi kịch bản thể, tấn bi kịch của con người hiện tồn trong thế giới đương thời Vì thế, các nhân vật của Kafka hằu hết là những nhân vật

sống bẩy đàn, cơ đơn trước

đối lập với phần cịn lại của thể giới đang sống l¿

cuộc đời, cơ đơn trước thế giới của cái phi lý và muốn tổn tại phải đấu tranh chống trả nĩ Với lý thuyết về văn học phi lý, Kafka là người mở đường cho

‘van học hiện sinh chủ nghĩa và kịch phí lý

Bổ sung cho quan điểm của Kafka và văn học phi ly, Albert Camus (1913 - 1960) đĩng gĩp một bình diện mới: bình diện chủ quan của cái phi lý

p với cách phân tích của Kafka nhưng A.Camus cũng cho

rằng phi lý cũng là kết quả của hiện tượng tha hĩa Ơng cũng tiếp nối “nỗi lo

đời thường” mối lo sợ bất an dường như đeo đẳng suốt đời người khi con

người bị cái phi lý giật day ciia Kafka bằng nỗi lo đồng loại trước sự hủy diệt

của con người

‘Camus timg phát biểu: “Từ cái phi lý, tơi rút ra ba điều kết luận: nổi

loạn, tự do và ham mê” [12, tr25] Từ tưởng nỗi loạn được Camus thể hiện rõ

nhất qua nhân vật Meursault trong tiểu thuyét Ké xa Ja Meursault - Mét vién

chức nghèo, “sống xa lạ hơn một kẻ xa lạ” (Kafka): từ chối nhìn mặt mẹ cuối, khơng khĩc trong ngày đưa tang mẹ; khơng hẻ quan tâm tới thể giới bên

ngồi như các vấn đề tơn giáo, tha nhân, quy ước xã hội; xem cuộc sống là vơ

nghĩa lí; bắn chết người khơng vì mối thủ địch nào; chết ở tuổi bảy mươi hay

ba mươi đều khơng quan trọng Với anh ta, cuộc đời là phi lý Mọi người xung quanh anh sống vì những điều phi lý: buồn chán, đau khổ, bệnh tật, tuổi

Trang 20

cĩ gì hết” Khơng biết, khơng hiểu bắt khả tr ~ chính là nguyên nhân sâu xa của sự xa lạ giữa người với người, cũng là nguyên nhân của sự cơ đơn cùng cực của Meursault sự xa lạ với chính mình

Nhân vật này bị kết án là kẻ lạc lồi nhung theo Camus, Meursault

khơng phải là một kẻ lạc lồi, anh ta chỉ là người trong cuộc sống ngắn ngủi của mình bình thản đĩn nhận cuộc sống phi lý và khước từ nĩi dối, khước từ lối sống bầy đàn Cuồn tiểu thuyết đầu tay này của Camus được xuất bản năm 1942 ngay lập tức đã gây chắn động ở phương Tây trong nhiều năm Từ đĩ cho đến nay, rất nhiều thế hệ độc giả vẫn bị quyền rũ bởi cuộc nỗi loạn xúc động của “kẻ xa lạ”, những cảm xúc và băn khoăn về hệ thống giá trị, những

khát khao tìm thấy ý nghĩa ở cuộc đời

“Tư tưởng phi lý được Camus đạt đến độ hồn chinh với tic phim Dich

hạch và Huyền thoại Sisyphe Khơng chỉ dừng lại ở việc con người ý thức được rằng mọi sự đều phi lý khi cĩ sự ngăn cách giữa một bên là khát vọng

muốn tìm hiểu thế giới thực tại với một bên là sự u tối, khĩ hiểu của thế giới đĩ, Camus cịn thể hiện sự nỗ lực dấn thân, phản kháng của con người để

\g lại sự phi lý ấy

‘Van hoe phi ly cịn cĩ sự gĩp mặt của J.P.Sartre (1905 ~ 1980) với tác

phẩm Tơn rại và Hư vĩ, Buơn nơn Đặc biệt tiểu thuyết Buồn nĩn như một

tuyên ngơn triết học hiện sinh của ơng Nhân vật chính trong tác phẩm là

Antoine Roquetin sau những giờ mệt nhọc và chán nản đã vỡ ra một điều: mọi thứ đều lầm lì, nhầy nhụa, vơ nghĩa lý, vơ giá trị, khơng cĩ lý do để tồn

tại, ngẫu nhiên xuất hiện, kể cả con người Chính cái nhận thức đĩ làm cho

anh ta cĩ trạng thái buồn nơn tâm lí Từ đĩ, $

Trang 21

vơ; con người luơn cơ đơn và cái chết luơn hiện diện Nhưng con người biết

chấp nhận cái chết đẻ nhập cuộc tự do làm nên lịch sử của mình bằng những

dự phĩng (tức là tự tạo cho mình một đối tượng để mình theo đuổi)” [15, 1.309]

Song song với dịng chảy mạnh mẽ của những tiểu thuyết phi lý với các

tác giả xuất sắc vừa trình bày ở trên, kịch phi lý cũng cĩ những thành tựu đặc sắc và đĩng gĩp quan trọng Dù cĩ nguồn gốc từ triết học phi lý và văn học phi lý, thời gian tồn tại ngắn ngủi trong khoảng mười năm (1950 - 1960) nhưng nĩ thực sự gây được tiếng vang lớn ở một giai đoạn lịch sử nhất định với những tên tuổi lớn và tác phẩm đặc sắc như E.lonesco (1909 - 1994) với

Nữ ca sĩ hỏi đầu, Samuel Becket (1906 - 1989) với Đợi Godot, Anhur

Adamov (1908 — 1970) với Xẩm lược Nĩi chung, chủ đề của kịch phi lý là

mơ tả sự tha hĩa của con người trong cái thể giới phi lý đã bị vật thể hĩa Tiếp thu di sản của văn học phi lý của Kafka và Camus, kịch phi lý gần như khơng cịn gì phải bổ sung thêm cho tư tưởng về cái phi lý nữa Nhưng

cái khác và cái mới của kịch phi lý so với văn xuơi phi lý là trong khi văn xuơi phí lý dùng ý thức và lý trí để diễn tả và tấn cơng cái phi lý thì kịch dùng,

chính các thủ pháp phi lý (thủ pháp huyền thoại, hài kịch biếm họa, ) để diễn

đạt cái phí lý Cho nên cĩ thể nĩi "kịch ph lý là loại văn học hai lần phí lý, sự phi lý mang tinh chat phi IY” [12, t.65]

hay van hoe

Khai lược về nguồn gốc và lịch sử phát triển của văn học phi ly da cho

chúng ta sáng rõ hơn khái niệm phi lý trong van học Dù xuất phát từ cá

Trang 22

1.2 SỰ TIẾP BIEN VAN HQC PHI LY TRONG VAN HOC VIET NAM

DUONG DAI

Trong thế giới phẳng của thời đại thơng tin ngày nay, khơng cĩ cái gì của lồi người là xa lạ với một quốc gia, một dân tộc Trên tinh thần đĩ, các

trào lưu hiện đại chủ nghĩa của nghệ thuật phương Tây cũng khơng hễ là thứ

xa lạ với văn học nghệ thuật Việt Nam Văn học phi lý cũng nằm trong số đĩ Là hiện tượng văn học độc đáo của thế ki XX, dù đã kết thúc vào khoảng cuối những năm 60 của thế ki XX nhưng văn học phi lý vẫn thể hiện sức hút và tầm ảnh hưởng của nĩ ở dư âm để lại trong nền văn học của các nước trên thế

giới nĩi chung và các nước châu Á, trong đĩ cĩ Việt Nam nĩi riêng

Trước năm 1975, văn học đơ thị miền Nam chịu ảnh hưởng của chủ

nghĩa hiện sinh phương Tây đã thể hiện dấu ấn của nhân sinh quan hiện sinh và cảm thức phi lý trong sáng tác với nỗi cơ đơn của những kẻ bị lưu đầy giữa

một thể giới xa lạ Khơng thể khơng ghỉ nhận sự tiếp thu văn học phi lý, văn

học hiện sinh của những tác giả ở vùng văn học miễn Nam với những thành

tựu lẫn hạn chế của nĩ

Từ sau 1975 đến nay, dấu ấn văn học phi lý rõ nét hơn và cũng phong phú, đa dạng hơn trong các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hồi,

Tạ Duy Anh, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Binh Phương, Hồ Anh Thái, Nguyễn

Ngọc Tư, Nguyễn Danh Lam, Đỗ Phắn Bức tranh văn học phi

được hiện rõ hình khối, màu sắc, đường nét với những sự xuất hiện của thế hệ

ở Việt Nam

các nhà văn đương đại, đầu tiên phải kể đến Nguyễn Huy Thiệp

Là một gương mặt tiêu biểu của văn học Việt Nam đương đại và cũng là

nhà văn của “những cái trở trêu”, Nguyễn Huy Thiệp đã thốt ra những chuẩn

Trang 23

Cuộc sống đâu chỉ cĩ cái đẹp, cái cao cả như một thời văn học ta từng ngợi ca

giới hỗn tạp xơ bồ “đất

khơng cĩ vua và biển khơng cĩ thủy thằn” với những sự ngẫu nhiên, vơ trật tự, vơ thường, phi lý Trong mớ nhân sinh hỗn độn của "hiện thực thậm phổn” ấy, Nguyễn Huy Thiệp đã "lột truồng con người ra và phơi bày tồn bộ sự đớn hèn của nĩ” lộ nguyên hình là những kẻ bị biến dạng, tha hĩa Từ đĩ, tác

mà nĩ cịn là một cõi tục hoang sơ, trì đọng, một

giả đã giĩng lên tiếng chuơng cảnh tỉnh cho sự xuống cắp trằm trọng của đạo

đức con người (Khơng cĩ vua, Tướng vẻ hưu) Trong những trang văn của Nguyễn Huy Thiệp, đĩ là những con người thuộc "thế hệ bỏ dĩ”, những con người "cứ mãi lạc lồi” Cái cơ đơn của con người trong văn chương Nguyễn Huy Thiệp cịn được thể hiện trong hành trình đi tìm câu trả lời cho câu hỏi

mà trước đĩ Sartre đã từng khắc khoải: “Con người, anh là ai?”, đi tìm

thiện, đi tìm cái đẹp của cuộc đời (Con gái thúy thần, Thương nhớ đồng quê, Chay đi sơng ơi, Những người thợ xẻ, ) Và đọng lại, cĩ thé nĩi “Nguyễn Huy Thiệp đã gieo vào lịng người một niém ray rứt khơng nguơi vé tinh trang

cơ đơn bé nhỏ cùng sự bơ vơ thiếu vắng điểm tựa của con người” [59]

Một chân dung khác của chủ nghĩa hậu hiện đại, in đậm dấu ấn văn học phi lý là Phạm Thị Hồi Những tác phẩm của chỉ như Thién sứ, Thực đơn

chú nhật, Mé lộ mang bĩng đáng của Kafka và Camus khá rõ nét ở: cách đặt A,K, kẻ sĩ Hà thành trùng tên với hai nhân vật của Kafka: JosepK ~ Vụ án, K ~ Lẩu đài); chủ đề mê cung trong

tên nhân vat (thày A.K - Truyện í

truyén Mé [6, khái niệm “người khơng chứng chỉ” trong Thiền sứ, Mặc di cĩ

ý thức khai thác cái phi lý nhưng “chưa xử lí được vấn đẻ quan hệ giữa vốn sách vở với hiện thực sống mả khám phá của chị chưa đạt đến độ sâu như

mong đợi” [10, t.36]

Nĩi đến ảnh hưởng của văn học phi lý trong văn học đương đại Việt

Trang 24

dung những nhân vật của Tạ Duy Anh sẽ thấy phần lớn chúng đều mang gương mặt khổ đau của những kiếp người gánh trên vai số kiếp nhọc nhẳn với

hàng loạt tai ương từ đâu rơi xuống: người cha (8ước qua lời nguyễn, Vịng

trầm luân trần gian, Ảnh sáng nàng), Tạ Khơ (Lão Khổ), Tạ Đình (Tội tổ tơng), Trong thế giới nghệ thuật của mình, Tạ Duy Anh đã phát hiện khơng

biết bao nhiêu nghịch lý và trái lẽ đẩy con người vào những bi kịch đớn đau Bị cằm tù trong những ảo tưởng và định kiến, những huyền thoại tự thêu đột, con người ngày càng mắt niềm tin về một thế giới hữu lý, khi nĩ cố ging chống lại cái phi lý này thì lại nảy sinh những cái phi lý lớn hơn để rồi cuộc

sống trở thành tắn bi hài kịch

Mang hơi hướng Kafka rõ nhất trong sáng tác của Tạ Duy Anh phải kể đến Một câu chuyện cười và Đi tìm nhân vật Người cha trong Một câu chuyên cười luơn linh cảm về mật thời hạn lưu đày: “Ơng luơn ở trong tâm

trạng phấp phỏng chờ đợi điều gì đĩ” vừa mong ngĩng vừa lo sợ Suốt đời,

ơng lặp lại một vịng tuần hồn: dậy sớm ~ mũ áo chinh tẺ, vừa uống hớp

nước trà vừa ngĩng ra cửa, tuồng như chỉ chờ một tiếng huýt sáo là ra đi” Và “suốt ngần ấy năm ơng khơng hề đi đâu để phải ngủ đêm ở một nơi nào khác” Thật phi lý khi điều khiến người cha chờ đợi năm này qua năm khác lại bắt đầu từ một mảnh giấy với dịng chữ xấu tệ hại: “Yêu cầu ơng cĩ mặt ở'

nhà để

cứ khi nảo cần chúng tơi sẽ gọi” "Cái ngạc nhiên ở đây khơng phải vì phát giác ra trị đùa của chính nhân vật "tơi”- đứa con trai ngày bé ma

là vì tại sao một mẫu giấy vớ vẫn, khơng cĩ xuất xứ đáng tin lại cĩ thể phá

hoại hay chi it cing làm biến dang một cuộc đời Nỗi ngạc nhiên ấy giống, như khi ta đọc Vụ án hay Trước cửa pháp luật của Kafka” [10, tr62] Sắc màu ph lý ở tiểu thuyết Đi rừm nhân vật là câu hỏi riết rồng của nhà văn về bản ngã con người Đến đây, Tạ Duy Anh đã bứt mình ra khỏi lối viết truyền

Trang 25

21

*khơng khí KafKa” bao trùm câu chuyện với khơng gian thời gian khơng xác

định, với những con người bị mã hĩa, bị photocopy, con người bắt trắc trong hành xử Bằng cái phi lý, nhà văn đã bày tỏ nỗi lo âu trước sự xuống cấp của

ý thức người, khơng cịn là dự báo như Kaíka, Camus mà đã là những trải

nghiệm thực tế

Dấu ấn phi lý cũng thấp thống trong tiểu thuyết Cơ hội của chúa của

Nguyễn Việt Hà với sự xa lạ, cơ đơn của con người trước một xã hội nhiễu nhương phi lý Nhân vật Hồng An hiện bĩng đáng của Meursault trong Ké xa

lạ của Camus Là một thanh niên trí thức sống trong thời kinh tế thị trường

nhưng anh ta dường như lạc lõng, xa lạ với hiện tại, khơng thuộc về quá khứ mà cũng chẳng mong đợi gì ở tương lai Anh ta dimg dung, cằm chừng, lửng lơ giữa tắt cả: cơng việc, tỉnh yêu, cuộc sống và tìm cách trồn tránh thực tại

trốn tránh những mặt xấu của xã hội trong thứ rượu Tây và ủ men tinh thần

bằng những tư tưởng của đạo Thiên Chúa giáo

'Từ những năm đầu thế kỉ XI, dấu ấn văn học phi lý cịn được thể hiện

rõ nét hơn trong những trang văn của Thuận, Nguyễn Danh Lam, Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Đình Tú, Nhìn chung, điểm giao nhau trong những sáng,

tác mang dấu ấn phi lý của văn học đương đại là các nhà văn đã “đi từ cảm nhận thể giới là hỗn độn, vơ trật tự, người ta chỉ cố gắng để thi

lập những,

trật tự nhỏ đến một kết luận khá bỉ dat: dường như khơng cịn cĩ thẻ dùng cái cĩ lý để thắng cái phi lý Đây là chỗ gặp gỡ với các nhà triết học hiện sinh

phương Tây” [10, 35]

Tĩm lại, văn học đương đại Việt Nam trong xu hướng hội nhập quốc tế

đã tiếp thu ảnh hưởng của văn học phi lý ở tắt cả bình diện nội dung tư tưởng

và nghệ thuật thể hiện Đồng thời, mỗi nhà văn với những phong cách và hướng tìm tịi riêng biệt đã tạo nên những “dấu vân tay - vân chữ” (Lê Dat)

Trang 26

Với Đỗ Phần, một cây bút trẻ trong làng văn, dấu ấn phi lý là một hướng thể

nghiệm mới mẻ

1.3 HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC VÀ QUAN NIỆM NGHỆ THUAT CUA

ĐỒ PHÁN

1.3.1 Hành trình sáng tác

Tinh trình sáng tác của một nhà văn thường được ví như là hành trình của một dịng sơng, bắt nguồn từ những trăn trở, day dứt, chiêm nghiệm,

những ẩn ức sâu kín như phần thượng nguồn gắn với rừng già âm u, huyền bí, mãnh liệt Và dịng chảy của nĩ, dẫu cĩ những quãng quanh co, uốn khúc, vất qua trung du hay đỗ xuống đồng bằng thì bao giờ cũng hướng ra biển cả rộng

lớn cũng như đích đến của sáng tác là giá trị đích thực của văn chương và neo lại trong tâm trí bạn đọc

Với Đỗ Phần, hành trình sáng tạo của ơng dường như đã được ấp ủ từ

những ngày cịn tắm bé trong niềm say mê đến “mê mắn” với văn chương

Tuy nhiên trong “mối tình đầu tay ba” ấy, hội họa đã chọn Đỗ Phần trước Và

tưởng như, ơng đã yên lịng với nĩ khi khẳng định được tên tuổi trong nền hội họa Việt Nam với 20 triển lãm cá nhân trong vịng từ 1990 đến 2003 và nhiều

giải thưởng cĩ uy tín Nhưng dường như, những sắc màu đường nét, của hội

họa vẫn chưa thể chuyển tải hết nguồn nội lực phong phú và những nỗi niém

niềm đam mê thời thơ trẻ đẻ

tâm tư sâu kín trong lịng Đỗ Phắn đã tìm

cháy” lên những khát vọng

Bắt đầu cằm bút từ những năm đầu của thể ki XXI, Đỗ Phan chon tan văn để đến bước vào nghiệp văn với những chùm bai ding liên tiẾp trên mục Tản văn của báo Lao động Vào năm 2005, Đỗ Phắn chính thức trình làng văn

Việt cuỗn tản văn đầu tiên: Chuyện văn trước gương Rồi lần lượt, các tác phẩm Kiến đi đẳng kiến (Tập truyện ngắn - 2009), Đêm iển sử (Tập truyện

Trang 27

23

2010), Ơng ngoại hay cười (Tản văn — 2011), Cháy qua bĩng tối (Tiểu thuyết

— 2011), Rừng người (Tiêu thuyết = 2011), Phượng ơi (Tạp văn — 2012), Gần

như là sống (Tiểu thuyết — 2013), Con mắt rẵng (Tiêu thuyết - 2013), Hà Nội

thì khơng cĩ tuyết (Tạp vin ~ 2013), Dằng đặc triển sơng mưa ( Truyện dài — 2013), Rudi là rudi (Tiểu thuyết, 2014) nối nhau ra đời như một mạch cháy

đạt dào, của cảm xúc, của sự chín muỗi và thăng hoa nghệ thuật Cho đến nay, trong vịng chín năm, Đỗ Phần đã xuất bản được mười bốn đầu sách ở các thể loại: tản văn, tạp văn, truyện ngắn, truyện dài, tiểu thuyết Cĩ được bút lực

sung sức đĩ chính là kết quả của quá trình quan sát, trải nghiệm, tích lũy,

nghiền ngẫm của một họa sĩ đau đáu với nẻn văn học nghệ thuật nước nhà,

của một nghệ sĩ cĩ thú “xê địch”, của một con người đi qua 2/3 cuộc đời với

những chiêm nghiệm, trăn trở về cõi nhân sinh và của cả một người con Hà

Nội hồi niệm về vẻ đẹp đã mắt và lo lắng trước sự biến đổi từng ngày của cái

“rimg người đơ thị” Đỗ Phắn cĩ đã cĩ 50 năm, một nữa cuộc đời để “thai nghén”, “ươm mầm” ý tưởng sing tạo văn chương và 9 năm để gieo trồng và bội thu những vụ mùa tác phẩm Đĩ cũng chính là thành quả của sự lao động miệt mài, nghiêm túc, cĩ trách nhiệm của một nhà văn chân chính dẫu Đỗ

'Phắn luơn tự nhận văn chương là “nghiệp” chứ khơng phải là nghề Cách xuất

hiện trong làng văn của ơng tưởng như là một cuộc đạo chơi nhưng hĩa ra lại là sự đam mê “din thân và thăng hoa tới ngưỡng” (Bình Nguyên Trang) Sự

dấn thân đĩ đã đem đến cho nhà văn

ém vui khi cuốn tiểu thuyết đầu tay

Ving mat (2010) của ơng được lọt vào chung khảo giải thưởng Bách Việt do

cơng ty sách Bách Việt tổ chức (cùng với hai tác phẩm khác là tiểu thuyết

Tiên định của Đồn Lê và Thể xác lưu lạc của Tiên Đạ) Đĩ cũng là thành cơng bước đầu của Đỗ Phấn khi khai phá địa hạt văn chương

Trang 28

thường tìm đến tản văn làm "chốn nghỉ ngơi”, làm giây phút lắng lịng nhưng,

Đỗ Phấn thì hồn tồn ngược lại Đặt chân vào lĩnh vực văn chương bắt đầu

từ tản văn, nhà văn họ Đỗ tỏ ra khá cĩ duyên với thể loại dung lượng ngắn,

loại mỹ văn như là lời trị chuyện này Nếu tản văn Nguyễn Việt Hà chinh

phục độc giả bởi sự đa dạng trong dé tài, những phát hiện tỉnh tế, thơng minh,

dí dỏm thì sáng tác của Đỗ Phắn lại giàu chất tự sự, triết lí, ẩn chứa nụ cười thâm thúy, hồn hậu Trong hai tập tân văn Chuyện văn trước gương và Ong goại hay cười, nhà văn viết về những cái nhỏ nhặt, bình dị trong cuộc sống như một tối mắt điện giữa phố, ánh răng mưộn, một sắc cẩu vỏng, một lời cám ơn, thơi quen kiết kiệm, nghề đơng mát, chuyện khĩc của con người, Từ

những chuyện vấn đề “be bé ngăn ngắn”, những hiện tượng giàu ý nghĩa xã hội, từ hành trình tạo nghĩa cổ điển quan sát - suy ngẫm, nhà văn đưa ra những cái kết kiểu truyện kể và giai thoại, đặt một câu hỏi phản tỉnh nhiều khi

bất ngờ và tỉnh tế vẻ lối sống ngày nay hay rút ra một ý nghĩa triết lý nhân

sinh

Sự hấp dẫn của tản văn Đỗ Phắn khơng ở ý tưởng, cấu tứ - điều cẳn nhất ở loại tân văn, cũng khơng phải ở tỉnh thần quyết liệt và độ sắc cạnh của người viết mà lại nằm ở cái giọng điệu, cốt cách cá nhân Đĩ là cái giọng thâm trầm của một người từng trải, luơn biết tự vấn, biết bình tâm để nhìn

nhận

của anh nhiều khi chỉ như là lời thủ thi tâm tình, chỉ để cập những chuyện vụn

một cách cẩn trọng lẫn cái tự trảo tỉnh quái, chua chát Tan van

vặt nhưng kì la thay, chúng luơn chạm đến được những cảm giác xốn xang,

vốn được nén chặt đâu đĩ trong một gĩc khuất của tâm hồn con người

© tạp văn Phuong ơi (2012) và Hà Nội thỉ khơng cĩ tuyết (2013), lại một lần nữa, Đỗ Phấn sống thực với những cảm xúc của mình trước sự phơi pha vẻ đẹp của Hà Nội xưa, trước những nhơm nhoam, bộn bề, ẩm ương của Hà

Trang 29

25

của một “nhà văn tay ngang” với hơn 90 bài tạp văn của anh trải theo chủ đề bốn mùa “Xuân - Hạ - Thu - Đơng” Thế mạnh của những quan sát tinh tế và

kỹ lưỡng, mạnh về chỉ tiết, những bức tranh chữ nghĩa giàu màu sắc và đường

nét cùng với chất dân gian phố phường trong những trang văn là điều giữ Đỗ

Phấn ở lại trong lịng bạn đọc

Ba tap truyện ngắn Kiến đi đằng kiến (2009), Đêm tiển sử (2009), Thác

hoa (2010) mang du vi của tâm trạng nhiều hơn là những "câu chuyện làm

quà" Dăm chuyện phố, chuyện phường, chuyện thế sự, dăm chuyện vui chuyện buồn được tác giả kể lại bằng cái giọng điểm nhiên mà tung tẩy,

như kiểu *vừa nhớ, vừa bia” rất Đỗ Phan,

Dằng đặc triển sơng mưa (Truyện dài — 2013) vẫn tiếp tục đề

phố phường nhưng lại là một “cuộc diễu binh hồnh tráng về tuổi thơ thần tiên,

mà tác giả là chủ nhân” (Phạm Ngọc Tiến) Với hơn 300 trang sách, tác giả đã kể lại câu chuyện tuổi thơ tuyệt vời của cậu bé An trong bốn năm gắn với Hà Nội những năm 1960 cổ sơ và dữ đội trong biến cố của lịch sử Tác phẩm đích thực là một “mĩn quả của một bạn nhỏ ngày xưa tặng các bạn nhỏ bây

giờ (Xuân Quỳnh)

Bước đột phá mới trong hành trình văn chương của Đỗ Phần được đánh

đấu ở thể loại tiểu thuyết Với tiểu thuyết đầu tay Ƒắng mặt, nhà văn đã hiện diện được vị trí của mình trên văn đản Điều tạo nên ấn tượng trong tác phẩm là nỗi đau đáu hướng về cái đẹp đang trơi tuột trong cuộc đời, của thể giới

màu sắc "bằng bạc xam xám và nặng trìu” (Đỗ Quang Hạnh) thơng qua

những số phận người bị vong thân, bị suy tàn, hiển hiện đấy mà như đã vắng mặt từ lâu trong đời sống rồi Chất nhân văn và vẻ đẹp của lối văn truyền

thống được khẳng định giữa những kĩ xảo của văn chương đương đại

Tiếp nối thể loại này, ở Cháy qu: bĩng tối (2011), Đỗ Phấn tự tước đi

Trang 30

một số phận của Xĩm Bến ven sơng trước cơn lốc của cuộc đời, của sự bát nháo đổi thay của đơ thị Ở tác phẩm này, lối văn khách quan và lạnh lùng, cĩ

tác dung "dìm sâu mâu thuẫn của tâm trạng trong khoảng khơng hun hút của

bĩng tối, sau những nỗ lực kiếm tìm chân lý đành chấp nhận buơng xuơi cho

nghịch lý - bi kịch của thân phận khiến cho người đọc bức bối Hành động và

sự trực giác của một người khiếm thị nhưng thấu thị đã đặt mỗi người đọc vào gĩc khuất riêng tư để chiêm ngẫm lại mình” [54]

Tur Vang mặt đến Rừng người (2011), Gần như là sống (2013), Con mắt rơng (2013), tác giả vẫn chuyên tâm với để tài đơ thị, cụ thể là sự đổi thay của đời sống thị thành Hà Nội, tái hiện cuộc sống và sự tha hĩa của

những người trí thức thị dân và an trong đĩ là cái nhìn Đ

phi lý cũng được thể hiện rõ nét hơn Nhà văn đã xốy sâu vào hiện thực và

bản chất con người để thể nghiệm một hiện thực phi lý và cảm hứng hiện sinh {qua từng số phận, mảnh đời, những bỉ kịch của con người bị tha hĩa, cơ đơn, hội họa đương đại

đáng nĩi ở đây là chất hiện thực và phê phán được tăng cường, yếu tố

xa la, lạc lồi với tắt cả, tìm cách trốn chạy nhưng khơng vượt thốt được sự

"giật đây” của cuộc đời

“Tiểu thuyết vừa ra mắt gần đây, Ruỏi ià ruồi (tháng 3/2014) xoay quanh

bãi rác lâu năm thành xĩm Ruỗi với những cuộc chạy trốn của con người và

cuộc di cư vĩ đại của những con ruồi Bối cảnh thành phố được nhà văn nhìn qua gĩc kính chân thật ngồn ngộn những ưu tư, trăn trở đời thường

Điểm qua những tác phẩm văn xuơi của Đỗ Phắn, cĩ thể nĩi, mảng đề tài chủ đạo là đơ thị với nỗi ưu tư, trăn trở về cái bát nháo, ngồn ngang, tha hĩa

của sự đổi thay đơ thị và cảm hứng "đi tìm cái đẹp trong sự bát nháo và cái đẹp trong sự bát nháo” 42] ấy chính là tỉnh thần rong sáng tác của tác giả

Trang 31

a

âm ¡ mà tính tế, nội cảm Đơng thời, từ những cuộc đời, số phận cụ thể của tầng lớp thị dân trong tác phẩm Đỗ Phấn đã phần nào bao quát được những vấn để văn hĩa, lịch sử, xã hội của một thời đại đang “cựa quậy”, vận động,

tiếp diễn

'Tuy nhiên, văn xuơi của Đỗ Phấn đơi lúc hạn chế ở nhịp điệu và mạch

truyện khá chậm, thiếu độ căng và độ nén về mặt cấu trúc;

liếu sự sắc sảo,

kịch tính trong xây dựng tình tiết và cốt truyện, những câu chuyện về trí thức

thị dân na ná nhau, đễ làm cho người đọc thiếu kiên nhẫn

Hành trình sáng tạo nghệ thuật của Đỗ Phấn cĩ lẽ vẫn cịn rất dài rộng phía trước Cùng với sự say mê văn chương, mẫn cảm tỉnh tế của hội họa, vốn

sống dỗi dào và những suy tư, trăn trở, chiêm nghiệm của một niềm yêu tha

thiết cuộc đời và con người, chắc rằng nhà văn sẽ tiếp tục khẳng định phong cách của mình ở những tác phẩm tiếp theo

1.3.2 Quan niệm nghệ thuật

Các Mác đã từng nĩi về đặc trưng lao động của con người đại ý rằng một kỹ sử tồi nhất cũng khác với con ong là ở chỗ, trước khi làm ra một cơng,

trình kiến trúc, người kỹ sư ấy đã hình dung trước về cơng trình ấy theo quan niệm của mình 'Với nhà văn cũng vay, quan niệm nghệ thuật là sự hình dung trước của họ thần của họ Cĩ người phát biểu trực tiếp, cĩ người mượn lời nhân vật, cũng cĩ nhà văn thể hiệ

ác phẩm, nĩ cĩ ý nghĩa định hướng, giã định hình hai cho đứa con tỉnh

n nhuần nhuyễn, sinh động trong sáng tác của mình Đỗ,

Phần thuộc “típ” văn lấy sáng tác làm tuyên ngơn nên cĩ chăng chỉ là vài ba

câu đâu đĩ trong các buổi gặp mặt, nhưng người đọc vẫn cĩ thẻ nhận ra Quan niệm vẺ cơng việc sắng tao của nhà văn

Trang 32

hệ nhà văn sau chiến tranh đang “vỡ ra như một cơ thể mới lớn” như Võ Thị Hảo, Sương Nguyệt Minh , Đỗ Phắn thuộc thế hệ những người đã từng trải qua những năm tháng khĩi lửa chiến tranh và chứng kiến sự chuyển mình của

đất nước trong hịa bình, đến với văn chương như là một duyên nợ muộn

màng

“Trong một cuộc trị chuyện, Đỗ Phắn đã tâm sự: “Viết văn là để đi tim lại thế giới trong tơi” Đĩ là thế giới của niềm say mê của tuổi thơ, là thế giới

của những trải nghiệm của một con người di qua 2/3 cuộc đời, thế giới của những gì khơng "nĩi" được trong hội họa, tác giả "trút" vào văn chương Với

văn chương, Đỗ Phắn được trở về với cõi riêng của chính mình, cứ viết xong

thì

mình Nhưng khi đã

của Đỗ Phắn cũng biết cách để chiếm hữu tình yêu của họ

Cĩ lề với Đỗ Phần, văn chương là tình yêu, là duyên nợ Khởi đầu của tình yêu ấy là sự mê đọc từ thưở bé: “Mỗi người cĩ một cách bắt đầu, tơi cũng

vậy Tơi bắt đầu bằng những quan sát và chiêm nghiệm Dĩ nhiên phải đọc và Š vào ngăn kéo, xem như là văn bản những cuộc tự trở chuyện với chính được với cơng chúng thì xem chừng các trang viết

tích lũy, Tơi khơng được học hành về văn chương nên cách quan sát và tích lũy phải thơng qua con đường hình ảnh đúng với nghề nghiệp mĩ thuật mà tơi được đào tạo bài bản Nghĩa là thay vì lấy sổ tay ra ghi chép thì tơi quan sát

diễn biến và ghi nhớ những hình ảnh của nĩ Với tơi, trí nhớ hình ảnh được

vận động trơi chảy hơn trí nhớ ngơn từ Và chính vì thế nĩ luơn được bồi đắp ở bất kì đâu trong khoảng thời gian rất dài Tơi khơng nhớ rõ mình bắt đầu

viết từ bao giờ nữa nhưng cĩ lề từ khi cịn rất nhỏ bởi đơn giản tơi may mắn được sinh ra trong một gia đình cĩ nhiều đời làm những cơng việc chữ nghĩa”

(Đỗ Phấn)

Trang 33

29

M Kundera, E Jelinek đã hun đúc trong Đỗ Phấn ngọn lửa sáng tạo văn

chương, khiến cho cái nhìn của tác giả về văn học cĩ nhiều chiều hơn và từ đĩ

cĩ chọn lựa đúng hơn cho mình Nhà văn đã viết bằng chính tỉnh yêu sâu sắc

và bẻn bỉ của mình với văn chương, bằng chính sự trải nghiệm, vốn sống của những năm chiến tranh hào hùng, đẫm máu và nước mắt cho đến những tháng

năm hịa bình với những ngồn ngang, bề bộn đổi thay

Đỗ Phần rất tâm đắc với suy nghĩ rằng: “Nghệ thuật chỉ nên bắt đầu từ chính mình, khơng nên bắt đầu từ đâu cả Hãy là chính mình Nghệ thuật cần tri thức, nhưng nghệ thuật cũng cần sự từng trải, cần tích luỹ, và nghiền ngẫm, chỉnh” (Theo cand.com) Vì vậy, người nghệ sĩ cần “sống cho đủ ngày đủ tháng rồi hãy đừng nơn nĩng, kẻo gây ra hệ luy về sau lại mắt thời gian cl

” Quan niệm ấy đã cĩ sự gặp gỡ tự nhiên với tư tưởng lớn của Nam Cao:

“sống rồi hãy viÊt”

Với Đỗ Phấn, viết văn cịn “là sự hồn thiện mình” Đỗ Phắn đang tự bĩc

tách để giải tỏa những chất chứa nội tại Khao khát trải nghiệm, khám phá năng lực của chính mình luơn là nhu cầu của mỗi người cầm bút Đỗ Phấn cũng khơng nằm ngồi ngoại lệ đĩ dẫu tự nhận “vẽ là nghề cịn văn chương,

cĩ lẽ là nghiệp, văn chương như là một cuộc chơi”, như là "chuyện văn trước

gương” Nhưng khi nhập cuộc, nhà văn đã dắn thân hết mình bằng tình yêu và trách nhiệm của một người cằm bút Và ở đĩ, “tơi tìm thấy niềm vui trong quá trình viết Khi cuốn tiểu thuyết được hoản thành, cảm giác lúc đĩ rất hạnh

phúc rồi” Đĩ chính là niễm hạnh phúc của “sự thụ hưởng quá trình sáng tạo”

mmả “những người khơng trải nghiệm việc viết văn, làm sao hiểu được sự hồn thiện ấy Nghề văn của chúng ta nghèo nhưng tột cùng hạnh phúc” [67] Tự

nhận mình là một người nghiệp dư với văn chương, điều khiến ơng cảm thấy lợi thế hơn các nhà văn chuyên nghiệp là sự hồn nhiên khi viết Tơi viết

Trang 34

mà những người viết văn chuyên nghiệp luơn rắt sợ gặp phải” [68] Nhu vay,

sáng tạo, đổi mới cũng là tiêu chí mà Đỗ Phấn luơn hướng tới trong văn chương Tự nhận là tay ngang chen lấn vào văn chương một cách "vơ tổ

chức", nhưng sức lao động của Đỗ Phắn thì khiến cho khơng ít nhà văn trẻ (và

cả nhà văn giả) phải suy nghĩ

'Quan niệm về cơng việc viết văn, Đỗ Phấn cho rằng: “nhà văn phải cĩ

thái đơ phản ứng trước thời cuộc”, phan ứng trước những xáo trộn, đứt gãy,

biến dạng của cái đẹp, cái đạo đức, cái thật, cái tốt, cái cao ca Tat cả giá trị

đích thực của cuộc sống đơ thị và của tồn xã hội dường như đang dần xuống cấp, suy đồi và cĩ thể vĩnh viễn biến mắt Nhà văn khơng chỉ là người quan

sát, chiêm nghiệm, tái hiện mà cịn phải là người cảnh báo, cảnh tỉnh, lay

chuyén con người và xã hội trước cái bỉ kịch của con người và thời đại ấy

Nhà văn từng thốt lên rằng bắt cứ nghệ thuật nào thì cũng đều là tơn vinh cái đẹp “Tiểu thuyết chỉ như một hành trình khám phá chiêm nghiệm cái đẹp

của cuộc sống Những xấu xa bỉ ơi thấp hèn nếu cĩ mặt trong tiểu thuyết cũng là để tơn vinh cái đẹp Vẽ và viết cĩ lẽ gặp nhau ở đấy, nhất quán ở lý tưởng thấm mỹ Vẽ và viết với tơi cĩ chung một đích đến là cái đẹp, sự lương thiện

và cĩ thể hiểu được” [67] Sự phản ứng trước thời cuộc của nhà văn cũng lữ gi phí lý của cuộc đời đồng thời là biểu hiện của cái đẹp trong phẩm chất cần cĩ chính là hành vi bảo vệ, „ cứu rỗi cái đẹp trước những nhiễu nhương, làm nên một nhà văn

Trong nghề văn, Đỗ Phắn quan niệm văn chương cĩ giá trị cần phải

thật "Cái thật ở đây khơng bao hàm chủ nghĩa hiện thực” (Đỗ Phin), Chin thật ở đây khơng cĩ nghĩa là biến văn chương thành tắm gương phản chiếu y

Trang 35

31

Nha văn phải là người dau đời, biết nĩi lên trong con chữ khơng chỉ những,

vấn đề bề mặt mà phải đi xuống tận bể sâu, khơng chỉ ca khúc vui tự hào mà

cả sự đồng cảm với đau đớn, bi kịch, sẻ chia với những khát khao thằm kín Nhờ sự chân thật trong cảm xúc này, nhà văn sẽ neo đậu tâm hồn mình vào

cuộc đời và con người bằng những tác phẩm giảu chất sống và thăm thẳm giá

trị nhân văn

Quan niệm này thể hiện khá rõ nét trong các tác phẩm của nhà văn ĐÈ cao cái tâm và sự chân thật trong sáng tạo, tiểu thuyết của ơng đã đi sâu vào những mảng hiện thức nhức nhối, khuất lấp của cuộc sống đơ thị hiện đại và soi vào từng số phận cụ thể để lộ rõ cõi sâu thảm, đơn cơi của lịng người "Những suy nghĩ tản mạn về nghề văn đã bộc lộ quan niệm và cĩ ý nghĩa định

hướng đưa tiểu thuyết Đỗ Phấn đi vào dịng chảy khởi sắc của sự vận động tiểu thuyết Việt Nam đương đại

Quan niệm nghệ thuật vẻ hiện thực

Đầu thế kỉ XI, hồn cảnh đất nước lúc này đã cĩ nhiều sự thay đổi lớn

lao trên mọi mặt văn hĩa, chính trị, điều đĩ đã tạo nên sự thay đổi lớn trong văn học, nhất là với văn xuơi — một thể loại gắn với từng khoảnh khắc của đời sống So với thời kì trước, văn học hướng về chiều sâu con người, các nhà

văn nhập cuộc vào sự thật "tàn nhẫn” của thời hậu chiến, thời khủng hồng, thời xây dựng Giai doạn sau 1986, Nguyễn Khải đã trăn trở: "Tơi thích cái

hơm nay, cái hơm nay ngỗn ngang bề bộn, màu đỏ với màu đen, đầy rẫy những biến động, những bắt ngờ, mới thật là mảnh đắt phì nhiêu cho các cây bút thả sức khai vỡ” Nguyễn Viện cho rằng: “Đây là thời của tiểu thuyết, các

nhà văn đang đứng đúng điểm rơi của lịch sử với cơ hội vàng trong sáng tác”

Trong dịng chảy đĩ, quan niệm về hiện thực của Đỗ Phin thật dung di

Trang 36

nĩ, trong đĩ cái hay ho nhiều mà cái suy đồi, tha hĩa cũng khơng ít” BS Phan đã chọn cách ghi chép theo cách của mình và trên cơ sở truy vấn những vấn

đề của đời sống Hiện thực tha hĩa đơ thị trong quan niệm của tác gia khơng

phải là tha hĩa về truyền thống, về kiến trúc b mặt mà chính là sự tha hĩa

trong lịng người Mỗi chúng ta mỗi ngày đang hịa nhập vào sự tha hĩa dy,

chỉ cĩ điều chưa chắc chúng ta đã nhận ra Quan niệm này đã chỉ phối các sáng tác của Đỗ Phắn Đọc các tiểu thuyết của ơng như lắng mặt, Chảy qua bĩng tối, Rừng người độc giả mới hiểu ra rằng, thì ra đơ thị khơng chỉ là những gì hào nhống như nhiều nhà văn đã viết, đơ thị cịn là những gĩc

khuất tăm tối, những phan người khơng thể gọi tên, những bỉ kịch khơng dành

riêng cho một hạng người nào Hiện thực trong tác phẩm của Đỗ Phắn là hiện

ai

thực đa diện, đa chỉ: bi kịch Cái hiện thực đời sống như nĩ vốn cĩ

được hiện lên “cya quậy”, “phập phồng”, đang “giẫy dụa” nĩng hỗi hơi thở sự

sống trong những trang viết của nhà văn

Trong tiểu thuyết của mình, Đỗ Phấn thường viết về đàn bà, tình yêu,

tình dục và rượu Tuy nhiên, tỉnh yêu theo quan niệm của Đỗ Phần lại cĩ một

sự riêng biệt: “Tơi viết về những thứ tưởng là tình yêu yêu Cĩ thể các bạn thấy ngạc nhiên nhưng theo quan điểm của tơi vẻ tình yêu, đĩ là một sự hồn

ảo Mà trên thực tế thì khơng cĩ gì gọi là hồn hảo cả Những nhân vật của

tơi cũng vậy, họ cĩ tinh cảm với nhau nhưng đơi lúc là hơn tình bạn, đơi lúc là tình duc, và đơi lúc là sự thân quen chính những ngộ nhận này một phẫn tạo nên bi kịch của họ” Khi viết viết cầu kì và cẩn than vé tinh yêu và sex, Đỗ Phấn khơng cố ý khai thác nĩ như một đề tài ăn khách mà là khát vọng, là sự giải thốt nỗi cơ đơn của con người

“Với tơi, văn chương chỉ cĩ một thứ thơi Đĩ là hiện thực Hiện thực của

cuộc sống và hiện thực của nhà văn Nhà văn n

anh ta” (Đỗ Phấn) Hiện thực ở đây phải mang tầm bao quát lớn hơn, cần

Trang 37

33

phải gợi lên trong tâm trí bạn đọc những nghĩ ngợi liên tưởng hay lĩe sáng

chiêm nghiệm về những vấn đề lâu dài của xã hội chứ khơng phải là hiện thực được bê từ đời sống vào trang viết với chức năng phản biện những vấn đề xã

hội Những tác phẩm của Đỗ Phấn đã mở ra những bức tranh xã hội bề bộn

ngơn ngang trắng ~ đen, những hồi nghi, bi kịch, bể tắc, Tắt cả những gĩc

khuất đời sống đã được mỗ xẻ, soi rọi qua trang viết của nhà văn tạo nên tính

đđa nghĩa, đa diện trong hiện thực phản ánh Nĩ đã gĩp phần tạo nên những trang viết chân thực, đậm đả tính nhân văn và thật sự gần gũi với con người

Quan niệm nghệ thuật về con người

“Trong Dân luận thi pháp học, Trần Đình Sử cho rằng: “Quan niệm nghệ thuật về con người là sự lý giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người đã được hĩa

thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp thể hiện con người trong, văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mĩ cho các hình tượng nhân vật

trong đĩ ” Cĩ thể nĩi, con người là tỉnh hoa của cuộc sống luơn được văn học

hướng đến khám phá và thể hiện Trong bức tranh đa sắc màu của cuộc sống

và văn chương, con người chính là trung tâm của sự phản ánh Viết về con

người, mỗi nhà văn cĩ một quan niệm nghệ thuật khác nhau Thế giới nhân

vật trong tác phẩm chính là sự thể hiện rõ nhất quan niệm nghệ thuật về con

người của nhà văn Đĩ là những nhân vật mang tính quan niệm Quan niệm nghệ thuật về con người là một phương diện th pháp cơ bản của tác phẩm

‘Con người trong sáng tác của Đỗ Phắn con người chạy quản quanh trong thế giới của chính mình tạo ra với đầy rẫy nỗi sợ hãi vơ lý Con người xa lạ

Trang 38

nhưng sự tìm kiếm ấy dường như ngày càng vơ vọng, họ rơi vào sự vơ cảm,

dimg dưng với chính mình và với tất cá, tha hĩa và trở thành một "tập hợp rỗng” Khi cái cũ qua mà cái mới chưa tới, giữa những đổi thay bát nháo của

xã hội, con người chơng chênh giữa các giá trị lệch chuẩn và rơi vào bề tắc

Dù vậy, nhà văn khơng tuyệt vọng và đánh mắt lịng tin vào con người

"Những nhân vật của Đỗ Phần vẫn tìm được hơi ấm tình người trong nhau và hướng về phía trước dẫu đang lưỡng lự giữa những thái cực sống

“Quan niệm nghệ thuật là một phạm tr về các chỉnh thể nghệ thuật, là

các cơng cụ tư duy về các hình thức nghệ thuật như một chỉnh thể” (Từ điển thuật ngữ văn học) Hịa trong xu hướng đơi mới quan niệm nghệ thuật sau năm 1986, những quan niệm của Đỗ Phần đã cho thấy ơng cĩ một sự đổi mới

trong nhận thức Cảm thức phi lý trong sáng tác cũng chính là biểu hiện của

Trang 39

38

CHUONG 2

CAM THUC PHI Li VE HIEN THỰC VÀ CON NGƯỜI

TRONG TIEU THUYET DO PHAN

“Mọi cái đều tỏ ra phi lý Khơng cĩ cái gì được sắp đặt ơn thỏa Thể giới

của chúng ta được tạo thành bởi những bộ phận khơng ăn khớp với nhau Nhưng lỗi khơng phải ở vật liệu mà lỗi ở Người Lắp Ráp Thể giới thiểu mắt

Người Lắp Ráp” (Saint - Exupery — Nhà văn Pháp) Cĩ thể nĩi, sự bất đồng quan điểm giữa các hệ thống xã hội, giữa các chế độ chính trị khác nhau, sự mâu thuẫn trong nội tại hay sự phát triển khơng thuần nhất của thế giới đã tạo nên những thực tế phi lý rất nghiệt ngã mà ngày nay thế giới đang cố gắng khắc phục bằng cách chủ trương một quá trình hội nhập quốc tế ở tồn cầu

Việt Nam chúng ta cũng hỏa trong xu thế đĩ với những ngỗn ngang, bề bộn của hiện thực khi cái mới vẫn cịn được xác lập, định hình, cái cũ lại phơi

dạng Văn học đương đại Việt Nam đã kịp thời ghi dấu những biến iy với sự đổi mới tư duy nghệ thuật trong yêu cầu “nhận thức lại, kiến phai, bi chuy

giải lai, đánh giá lại” hiện thực và con người Nằm trong đồng chảy của văn

học “cởi trĩi” sau đổi mới, tiêu thuyết Đỗ Phắn đã đưa người đọc vào hành

trình khám phá những vấn để hiện thực nhức nhồi phí lý và những bỉ kịch phi lý của con người

2.1 CAM THỨC VỀ HIỆN THỰC PHI LÝ

2.1.1 Hiện thực cuộc sống thậm phồn

Thể giới hiện thực trong văn Đỗ Phần là thế giới hỗn mang của hiện thực đơ thị hiện đại với những phí lý, trái khốy Cái đơ thị đang chuyển mình “rong rly” hơi thở sự sống và thời dai được hiện lên trong những trang văn

Trang 40

“thâm phơn” (thuật ngữ trong văn học hậu hiện đại: chỉ sự hỗn độn, đa phương, phi trung tâm

Trong sự phát triển của xã hội, đơ thị hĩa là một quá trình tắt yếu, khách

cquan Nhưng sự xâm nhập của dân ngụ cư vào đơ thị và tốc độ đơ thị hĩa đến

chĩng mặt tạo nên sự “phì đại của rừng người” là một hiện thực nhức nhối

đến phi lý đã được Đỗ Phấn phĩng chiếu trực diện trong các tác phẩm của mình Ở tắt cả năm tiểu thuyết, nhà văn đều tái hiện rõ nét sự “điên cuồng mở

rơng” [26, tr.323] của Hà Nội trong thời hiện đại:

* Thành phố của mi cũng bắt đầu đơng lên với tốc độ phi mã Ai đĩ giải thích rằng chỉ những người xuất sắc mới nhập cư vào thành phố là nhằm lẫn

thảm hại Một người xuất sắc nhập cư cịn kéo theo rất nhiều người khơng

xuất sắc lắm từ gia đình mình Và kéo theo cá một đồn người chẳng xuất sắc teo nào để phục vụ Bây giờ dân phố bắt đều quay lại lối sống trưởng giá phố phường ngày xưa Nghĩa là rit cin nhiều người phục vụ ( ) Ở thành phố cĩ

bao nhiêu là nghịch lí như vậy? [26, tr195] Sự nhập cur 6 ạt, khơng kiểm

sốt, vơ tổ chức đã khiến thành phố trở thành “một biển người chim chap nhúc nhích như đàn kiến khổng lồ bị vây hầm trong làn khĩi mờ xanh dài đến hàng cây số” [32, tr277] khổng lỗ di cư từ nơng thơn ra đơ thị Trong đàn , Đỗ Phần đã lia

\g kính vào những số phận cụ thể để tái hiện, cắt nghĩa cái quá trình “dịng người như lũ cuốn ầm ào đỗ ra thành phố” [26, tr.323] đĩ Họ là Huong

(Vắng maz), chi em Loan, Nhung, Huyền (Rừng người), Nhàn (Cháy qua

bĩng tối), Trọng (Gân như là sống), chàng “phi cơng trẻ” của Thu (Con mắt rổng) Họ đến thành phổ và tìm mọi cách để trụ lại ở đây bởi mang trong

mình khát vọng đổi đời và tham vọng cĩ được giàu sang và dia vi Sự hoa lệ, hảo nhống, ảo ảnh của thành phố đã khiến cho người con người xuất thân từ

Ngày đăng: 31/08/2022, 18:30