1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Nghệ thuật tự sự của tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh qua Lạc rừng và Lính trận

118 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Đề tài nghiên cứu Nghệ thuật tự sự của tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh qua Lạc rừng và Lính trận sẽ giúp chúng ta khkoong chỉ thấy được tư tưởng nghệ thuật, sáng tạo của nhà văn mà qua đó giúp chúng ta thấy được cả quá trình vận động, đổi mới và phát triển của nghệ thuật tự sự trong nền văn học dân tộc nói chung.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

VÕ VĂN ĐẠI

NGHỆ THUẬT TỰ SỰ

CỦA TIỂU THUYẾT TRUNG TRUNG ĐỈNH

QUA LAC RUNG VA LINH TRAN

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 60.22.34

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHOA HQC XÃ HỘI VÀ NHÂN VAN

Người hướng dẫn khoa học: TS PHAN NGỌC THU,

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng

được công bồ trong bắt kỳ công trình nào khác

“Tác giả luận văn

Trang 3

MỤC LỤC

MO DAU I

1 Lido chon dé tải 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 8

4, Phương pháp nghiên cứu 8

5 Đồng góp của luận văn 8

6 Cấu trúc của luận văn 9

NQI DUNG 10

CHUONG 1 VAI VET VE NHA VAN TRUNG TRUNG DINH VA

TIEU THUYET TRUNG TRUNG BINH 10

1.1, VALNET VE NHA VAN TRUNG TRUNG DINH 10

1.1.1 Từ người "lính trận” đến nhà văn 10

1.1.2 Hành trình tiểu thuyết của Trung Trung Đinh 12

1.1.3 Quan niệm sáng tác của Trung Trung Dinh B

1.2 ĐẶC DIEM CHUNG CUA TIEU THUYET TRUNG TRUNG DINH 19

1.2.1 Một lối viết cô đúc ngắn gọn mà sâu sắc 19

1.2.2 Bam chất văn hóa Tây Nguyên 2

1.2.3 Chiến tranh và người linh, nỗi ám ảnh không nguôi 28

CHUONG 2 NHỮNG BIEU HIEN CUA NGHE THUAT TỰ SỰ:

TRONG TIEU THUYET LAC RUNG VA LINH TRAN QUA HINH

TƯỢNG NGƯỜI KÊ CHUYỆN «set _

2.1 HÌNH TƯỢNG NGƯỜI KÊ CHUY! 4

2.1.1 Người kể chuyện ngôi thứ nhất 4

2.1.2 Người kể chuyện ngôi thứ ba 4

Trang 4

2.2.1 Điểm nhìn cận cảnh 49

2.2.2 Điểm nhìn thời gian “

2.2.3 Điểm nhìn không gian 58

2.2.4 Sự phối hợp các điểm nhìn trằn thuật 65 CHƯƠNG 3 NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG LAC RỪNG VÀ LÍNH TRẬN QUA TƠ CHỨC CÔT TRUYỆN, NGÔN NGỮ, GIỌNG ĐIỆU 69 3.1 TÔ CHỨC CỐT TRUYỆN 69 3.1.1 Tổ chức cốt truyện ngộ nhận - võ lẽ T0 3.1.2 Tổ chức cốt truyện song tuyến 75 3.1.3 Cốt truyện mảnh ghép 7 3.2 NGƠN NGỮ, 81 3.2.1 Ngơn ngữ kể chuyện 82

3.2.2 Ngôn ngữ độc thoại nội tâm 88

3.2.3 Ngôn ngữ đối thoại 94

3.3 GIONG DIEU TRAN THUAT 9

3.3.1 Giọng tự nhiên, tran trụi, đời thường 100

3.3.2 Giọng trẻ trung, tỉnh nghịch 101

3.3.3 Giọng gần gũi thân mật 103

3.3.4 Giọng mia mai, giễu cợt 104

KẾT LUẬN 106

Trang 5

MO BAU

1 Lido chon dé tài

1.1 Roland Barthes néi: “Da c6 bin than lich sie lodi người, thì đã có tực sy” [44, tr 12] Nehé thuật tự sự là phương thức để nhà văn không chỉ thuật

lại sự việc đã diễn ra mà còn nhằm biểu hiện, lý giải những vấn đề của cuộc

sống và số phận nhân vật, đồng thời qua đó, thể hiện tài năng của mình Hiện thực cuộc sống xã hội vốn đã rất phong phú, đa dạng Đời sống nội tâm của con người con người lại càng bí ấn Nghệ thuật tự sự ra đời bao gồm nhiều loại hình, nhưng chỉ có tiểu thuyết, theo Baktin “i2 thể ioại văn chương duy nhất đang biển chuyển và còn chưa định hình” và nhịp bước cùng con người thời hiện đại Để khám phá, biểu hiện đời sống nhiều vẻ, không hình thức nào

~ trụ cột của một nền văn học

1.2 Õ nước ta, tiểu thuyết chỉ xuất hiện cùng với quá trình hiện đại hóa phù hợp hơn thể loại tiểu thuyết nên văn học dân tộc bắt đầu từ thế kỷ XX Tiếp nối thành tựu của văn học nói chung và của thể loại tiểu thuyét n \g với sự đóng góp của các nhà văn lớp trước, từ sau năm 1975, đặc biệt là từ khi công cuộc đổi mới được phát

động (1986), tiểu thuyết nước ta đã vận động không ngừng và có một bước phát triển mới Trong bối cảnh đó, một số cây bút trẻ tài năng xuất hiện, trong

đó có không ít nhà văn vốn đã từng là người chiến sỹ Bước ra khỏi cuộc chiến tranh, trước yêu cầu thực tế cần phải đổi mới nền văn học dân tộc, họ đã

có cách nhìn, cách viết mới về chiến tranh thời hậu chiến Ở thế hệ nhà văn

này, vươn tới những thành tựu mới rất đáng, ghỉ nhận về thể loại tiêu thuyết, cùng với Lê Lựu, Chu Lai, Bảo Ninh, Nguyễn Trí Huân, Thái Bá Lợi,

không thé không kể đến Trung Trung Dinh

1.3 Cũng như những nhà văn tâm huyết và thực sự có tải, Trung Trung Đỉnh đã tự xác định một hướng di và một "vùng thắm mỹ” riêng, đó là cuộc

Trang 6

“lac rừng” và những hỗi ức không thể nào nguôi về cuộc đời của người linh

đã trải qua thữ thách noi chiến trận, về đổi diện với cuộc sống ngỗn ngang của thời hậu chiến Trong một chuỗi truyện ngắn và tiêu thuyết mà nhà văn liên tục gửi đến bạn đọc, Lạc rừng và Lính trận là hai cuốn tiểu thuyết mà Trung Trung Đỉnh nung nấu và dành nhiều công sức nhất Vẫn biết khoảng thời gian

448 nha văn tạo ra tác phẩm không phải khi nào cũng tỉ lệ thuận với giá trị của nó, nhưng íLra_ cũng thể hiện sự trăn trở, thái độ nghiêm túc và sự dây công, khổ luyện trong lao động sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ Điều ding quý là ngay từ khi mới ra đời, hai tác phẩm này đã gây được sự chú ý của dur luận, Lạc rừng, với Trung Trung Đinh là tác phẩm tâm huyết nhất, tác phẩm

được nhận Giải thưởng cuộc thi tiểu thuyết (1998-2000) của Hội Nha văn

Việt Nam Linh trận, ra đời năm 2007, được Giải thưởng văn học Đông Nam

.Á, năm 2012 Chúng chứng tỏ rằng đây là những tác phẩm thể hiện tập trung

nhất tư duy nghệ thuật trên con đường sáng tạo của Trung Trung Dinh, và

cũng phần nào thể hiện nét mới trong tư duy tiểu thuyết hiện đại

Vi vậy, tìm hiểu nghệ thuật tự sự của tiểu thuyết Trung Trung Đinh

qua Lạc rừng và Lính trận sẽ giúp chúng ta không chỉ thấy được tư tưởng nghệ thuật, tải năng sáng tạo của một nhà văn, mà qua đó còn có thể thấy

được quá trình vận động, đổi mới và phát triển của nghệ thuật tự sự trong nền

văn học dân tộc nói chung

2 Lịch sử vấn đề

Bản thân Trung Trung Đỉnh cho rằng, tác phẩm của ông chưa bao giờ trở

thành những cuốn sách *hot” trên thị trường Tuy nhiên, nhìn vào số lần tái

bản một số cuốn sách, chúng ta cũng thấy được sức hấp dẫn từ tác phẩm của

ông với công chúng độc giả Đã có khá nhiều bài viết ở những mức độ, tằm

cỡ khác nhau về những sáng tác của nhà văn này Nhưng theo chúng tôi, số

Trang 7

tương xứng với giá trị tác phẩm của ông Dưới đây, chúng tôi sẽ điểm qua

một số bài báo, luận văn viết về tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh nói chung, về

Lac rừng và Linh trận nồi riêng

3.1 Các bài viết có liên quan đến đề tài

"Với Lạc rừng, thành công của nó được khẳng định khi nó được trao Giải

thưởng Cuộc thi tiểu thuyết lần thứ nhất 1998 - 2000 của Hội Nhà văn Việt

Nam, nên sự chú ý của dư luận càng lớn Trên tờ Văn nghệ quân đội, số 40,

nhà nghiên cứu Lưu Khánh Thơ có bài Lạc rừng: cuốn tiểu thuyết thành công

của Trung Trung Đỉnh Người viết đã đánh giá cao khả năng phân tích tâm lí

nhân vật, sử dụng ngôn ngữ đậm chất Tây Nguyên, xây dựng cốt truyện đơn

giản, cách phản ánh chân thực Nhà văn Phạm Quang Đâu trong bài báo Mộc

tác phẩm đậm chất Tây Nguyên, cũng nhắn mạnh khả năng lựa chọn tình tiết, sử dụng ngôn ngữ, kết cấu trong Lạc rừng Còn tác giả Hoàng Hoa, trong bài

viết Lạc rừng giao thoa khong cing tn số đăng trên Người Hà Nội Nguyệt

san (tháng 5 năm 2000), cho ring Lạc rừng có phẩm chat của thể loại phiêu lưu, thể hiện ở sự va đập giữa các nền văn hóa Đến năm 2002, người ta lại tổ chức một cuộc tọa đàm về nó Dịp này, tác giả Bùi Việt Thắng trong bài báo

Trở lại một số của tiểu thuyết viết về chiến tranh sau chiến tranh, nhân

đọc Lạc rừng, đã coi tác phâm này là *Một khối kí ức nguyễn ven trong một

(23, tr 9], khi lung lượng,

một độ mở về cầu trúc, một sức nỗ về tư tưởng nghệ thuật Mượn lời nhà văn

Dạ Ngân, người viết nhắn mạnh đến

đã động chạm tới được vấn dé văn hóa của cuộc chiến tranh

nhân vật chinh duy nl nó có sức chứa lớn

hudng — tư tưởng”, qua đó nhà văn

Sau gần một thập ki, Trung Trung Đinh lại trình làng một tiểu thuyết

khác: Linh trén Năm 2010, nó nhận được Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam Đến năm 2012, nó được Giải thưởng văn học ASEAN Vẫn là những

ấn tự truyện ở đây càng đậm nét hơn, đến nỗi Đỗ Bích

Trang 8

Thủy trên Tạp chí Nhà văn, số 4 năm 2012, đã phải đặt câu hỏi: Lính trận tự

truyện hay tiểu thuyết, “Vì có cảm giác cuốn sách đã được xuyên suốt bằng những điều gan ruột nhất , những trạng thải tình cảm, tâm lí đã được đẩy lên

đinh cao nhất của chính tác giả” {62, tr 99] VỀ giá trị của tác phẩm, tác giả

bài báo cho rằng, với một câu chuyện gần như không có cốt truyện, thì “chính:

giọng điệu và những chỉ tiết ngôn ngộn, sống động đã làm nên cuốn sách”

(62, tr 99] Người viết cho rằng đây là tác phẩm đạt đỉnh cao của Trung,

Trung Đỉnh viết về người lính, về cuộc chiến tranh và vùng đất Tây Nguyên Qua một chiến dịch, nhà văn đã “trình ra trước mắt bạn đọc chân dung vẻ

người linh Đúng nghĩa lính trận Có đủ mọi trạng thái tâm lí tình cảm, đủ mọi tính cách, đủ mọi tằng lớp thân nhân, nhưng đã ra trận là khơng thối

lui Một chân dụng không gượng gạo, không thối phẳng, với mọi hành vi đều đã được lí giải” [62, tr 101] Cho nên, “Sau cuốn sách này, nếu ông đừng lại,

thôi không viết về chiến tranh, người lính và Tây Nguyên nữa, thì cũng không

người đọc nào có thể trách cứ ông” [62, tr 99),

Ở những trang đầu tiên của tiểu thuyết Lính trận, thay cho Lởi giới thiệu, nhà xuất bản cho in bài Linh trận và hành trình tiểu thuyết Trung Trung Đính của Bùi Việt Thắng Ông là một trong những người luôn theo dõi sát sao

hành trình sáng tác của Trung Trung Đinh Theo ông, Linh srận là một trong những tác phẩm đứng ở đỉnh kim tự tháp tiếu thuyết của Trung Trung Binh

Thành công của nhà văn là ở chỗ đã làm sống lại nhân vật đám đông, khắc

chạm chân dung người lính, sử dụng bút pháp hiện thực nghiêm nhặt, nhìn

thắng vào “sự dhật chiến hào” "Lính trận là một cuốn tiễu thuyết chân thực

đến tận cùng “về những người chết và những người sống " trong và sau cuộc

chiến tranh chống Mỹ” [23, tr 13] với lỗi kết cầu của dàn hợp xướng, nhà văn

“đã tìm ra một cách viết tiểu thuyết phù hợp trong một hình thức giản dị, sing

Trang 9

Phân cuối cuốn sách nêu trên là lời bạt của Tắn Phong, Lính trận - sự thật tran trụi đằng sau bản hợp xướng một bè bi trắng Người viết cho rằng Lính trận phác ra một góc nhìn khiêm tốn nhưng hết sức tập trung vẻ cuộc chiến Nét nỗi bật của tác phẩm là lối viết không tô vẽ; cách xây dựng kết cấu, bố cục bắt đối xứng đã phản ánh được bức chân dung của người lính bình

thường Con người ở đây được xây dựng không phải như những người anh

hùng theo kiểu truyền thống, mà là con người bản năng, rắt NGƯỜI Phẩm

chất anh hùng ở những người lính không phải không có, nhưng nó được nhìn

một cách chân thực, rất đời thường, rất tự nhiên Ngoài ra, người viết còn để

cao lối kể chuyện linh hoạt của nhà văn Có những trường đoạn “kể rắt thong

thả, chậm chạp, nhiều lúc đến sốt ruột, để rồi vụt một cái, như tên lửa bắt thình lình “phụt” một phát tăng tốc ( ) Không kịp dàn binh bổ trận, suy:

nghĩ tính toán” [23, tr 259] Đặc biệt là trường đoạn diễn tả trận dầu *Đáy 1a

trường đoạn tăng tắc bắt ngờ, rất sinh động đến mức khủng khiếp, mà tác giả viết rất chắc tay, thoải mái, cứ như phanh bụng, phơi gan ra Nó là một kí sự

LUA qué hay và qué that” (23, tr263]

Nhìn chung, các bài viết nêu trên đều gặp nhau ở chỗ đánh giá cao lối

viết chân thực, giản dị của Trung Trung Đinh về ngưc và cuộc cÍ tranh, sự sáng tạo của nhà văn trong xây dựng tình huồng, kết cấu cũng như

khả năng sử dụng ngôn ngữ tự sự trong Lac rừng và Lính trận

2.2, Những luận văn thạc sĩ liên quan đến đề tài

Ngoài những bài viết nêu trên, Lạc rừng và Lính trận cũng trở thành đối

tượng nghiên cứu của khá nhiều sinh viên và học viên cao học trong các để tài

luận văn của mình Dưới đây, chúng tôi điểm qua một số luận văn nghiên cứu

khá sâu hai tiểu thuyết Lạc rừng và Lính trận

Đầu tiên là Luận văn của Phạm Thị Thu Thủy với đè

Trang 10

năm 2005) Người viết khảo sát khá nhiều tiểu thuyết Việt Nam trong khoảng mười năm (1995 - 2005), trong đó có Lạc rừng Kế thừa ý kiến đánh giá của một số nhà nghiên cứu đi trước, học viên này cũng nhắn mạnh lại nghệ thuật tạo tình huống độc đáo, sự đơn giản hóa trong xây dựng cốt truyện, cách viết chân thực và đấu ấn văn hóa Tây Nguyên trong tác phẩm

Năm 2009, tại Đại học Sư phạm Hà Nội, Nguyễn Thị Anh chọn đề tài

Tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh làm luận văn thạc sĩ của mình Nếu Phạm Thị

“Thu Thủy chỉ mới đề cập đến tiểu thuyết Lạc rừng một cách sơ lược trong hệ thống tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1995 - 2005, thì Phạm Thị Anh đã khảo

sát toàn bộ tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh Cùng với việc khái quát những đặc

điểm cơ bản tiểu thuyết của nhà văn này, tác giả luận văn đã tập trung tìm hiểu kĩ quan niệm nghệ thuật về con người, khảo sát thế giới nhân vật và nghệ

thuật tự sự của nhà văn

Cũng năm đó, Phạm Thị Hồng Duyên, học viên cao học của Đại học Vinh, da chon dé tai Tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh trong thời kỉ đổi mới làm luận văn thạc sĩ của mình Học viên này đã nghiên cứu khá kĩ một số vấn đề

cơ bản của nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Trung Trung Đinh nói chung,

trong đó đánh giá cao nghệ thuật xây dựng nhân vật, kết cấu, sử dụng ngôn

ngữ, giọng điệu

‘Nam 2010, Nguyễn Văn Thiện với đề tài Đặc điểm tiểu thuyết Lạc rừng

của Trung Trung Đỉnh (luận văn thạc sĩ, Đại học Vinh), nhờ giới hạn trong

một tiểu thuyết , người viết đã nghiên cứu kĩ và đưa ra một số ý kiến đánh giá

khá thuyết phục về tác phẩm này Theo tác giả luận van, Lac rừng có xu thé

nhận thức phi lịch sử về chiến tranh Người ta nhìn, hiểu chiến tranh một cách

đơn giản, vì thế, cách ứng xử cũng khác nhiều so với người lính trong các tác

du ở thời kì trước Người viết cũng đánh giá cao lối viết trung thực, nỗ

Trang 11

Nam 2011, tir một góc nhìn khác, Đăng Thị Đức Vui trong dé tài Văn hóa và con người Tây Nguyên trong Lạc rừng của Trung Trung Đinh (luận

văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng), sau khi tìm hiểu những hình tượng không gian văn hóa nổi bật, những phẩm chất đẹp của con người và phương thức biểu

hiện chúng trong Lạc rừng, đã kết luận, Lạc rừng *mở ra một không gian văn

hóa vô cùng phong phú, đây sức hdp dẫn về cuộc sống và con người ở một

vùng đắt thắm đầm huyễn thoại”

Qua các luận văn nói trên, chúng tôi nhận thấy, một mặt, tiểu thuyết

Trung Trung Dinh luôn có sức hút nhất định với các nhà nghiên cứu, phê

bình, với các học viên cao học Các tác giả đã có gắng soi chiếu tiểu thuyết

của ông từ nhiều góc nhìn khác nhau và có những kiến giải khá thú vị Mặt khác, các tác giả hoặc là thiên vé tim

thuyết cùng một lúc, hay kết hợp tìm hiểu tiểu thuyết Trung Trung Đinh với tiểu êu diện rộng: nghiên cứu nÏ các tiêu thuyết của những tác giả khác trong cùng thờ

Ì, hoặc ngược lại, chỉ

tập trung nghiên cứu một tác phẩm, nhất là Lạc rừng Dù có đắp đổi qua lại cho nhau, các luận văn ấy vẫn để trống tiểu thuyết Lính trán (điều này cũng

xuất phát từ một lí do khách quan: ínñ œận là tác phẩm mới được Trung

Trung Đỉnh trình làng, sự thẩm thấu của độc giả vẫn chưa sâu) Trong khi đó,

theo cách nhìn của chúng tôi, Lạc rừng và Lính trấn là hai mảnh ghép khác

nhau của một bức tranh hoàn chinh về cuộc chiến tranh Chính mỗi quan hệ máu thịt ấy, nghiên cứu chúng đồng thời với nhau sẽ hợp lí hơn

Tắt cả các bài báo, luận văn kế trên, không nhiều thì ít, không trực tiếp

Trang 12

viết, luận văn ấy đều trở thành những gợi ý đáng quý, sẽ hỗ trợ tích cực cho

chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tải này

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1 Đắi tượng nghiên cứu

“Trong luận văn này, chúng tôi tập trung nghiên cứu nghệ £hưệt ự sực

trong hai tiểu thuyết Lạc rừng và Linh trận của Trung Trung Đinh

3.2 Phạm vỉ nghiên cứu

Nghệ thuật tự sự mở ra nhiều vấn đề rất phong phú, với mức độ của luận

văn cao học, chúng tôi chỉ giới hạn tìm hiểu nghệ thuật tự sự thông qua các

yếu tố cốt lõi: hình tượng nhân vật người kể chuyện, kết cấu cốt truyện, ngôn

ngữ và giọng điệu

4 Phương pháp nghiên cứu

Thực hiện để tài này, chúng tôi vận dụng một số phương pháp nghiên

cứu chủ yếu sau đây

~ Phương pháp phân tích - rồng hợp: Dùng đề thụ thập, xử lí các tư liệu

phục cho việc nghiên cứu đề tài; phân tích tác phẩm văn học theo từng luận

điểm; khái quát các đơn vị kiến thức bộ phận thảnh chỉnh thể của luận văn

~ Phương pháp tiếp cận hệ thống: Dùng đễ nghiên cứu Lạc rừng và Lính trận trong hệ thông tiêu thuyết Trung Trung Đinh và các tiểu thuyết cùng thời

của những nhà văn khác, từ đó tìm ra cách kiến giả hợp lí về Zạc rừng và

Linh trận

~ Phương pháp so sánh: Nhằm đối chiêu các phương diện khác nhau giữa Lạc rừng, Linh trận với các tiêu thuyết khác của Trung Trung Đỉnh và

của một số nhà văn khác, để tìm ra nét tương đồng, khác biệt giữa chúng

5 Đồng góp của luận văn

"Từ việc đi sầu tìm hiểu nghệ thuật tự sự của Trung Trung Đinh qua hai

Trang 13

trong bút pháp sáng tạo của một nhà văn mà còn giúp cho người đọc thấy

ết

được sự vận động và phát triển của tiểu thuyết đương đại so với tiểu thuy truyền thống Luận văn còn có thể cung cấp thêm tài liệu tham khảo cho

những ai quan tâm đến tình hình văn học nói chung và văn xuôi Việt Nam,

nói riêng đang diễn ra hiện nay

6 Cấu trúc của luận văn

Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo; phần nội dung của luận văn được triển khai thành ba chương:

Chương 1 Vài nét về nhà văn Trung Trung Đỉnh và tiểu thuyết của

Trung Trung Dinh

Chwong 2 Ngh@ thudt te sw trong tiéu thuyét Lac ring va Linh tran qua hình tượng người kể chuyện

Trang 14

NỘI DUNG

CHUONG 1

VAI VET VE NHA VAN TRUNG TRUNG BIN} VA TIEU THUYET TRUNG TRUNG DINE 1.1, VALNET VE NHA VAN TRUNG TRUNG DINH 1.1.1 Từ người *lính trận” đến nhà văn Trung Trung Đỉnh tên thật là Phạm Trung

inh, sinh ngày 21 tháng 09 ih nông dân tại làng Sưa, xã Vĩnh Long, huyện

năm 1949, trong một gia

Vĩnh Bảo, Hải Phòng Lúc mới 17 tuổi, đang học phỏ thông, ông đã có giấy

goi nhập ngũ Tháng 6 năm 1968, ông chính thức thành "lính trận” Cuộc đời

quân ngũ của ông chủ yếu gắn với vùng Tây Nguyên Năm 1971, vì nhiều lí

do khi

ở An Khê Tại đây, Trung Trung Đinh đã từng làm rất nhiều công việc khác

c nhau, ông thành "lính địa phương” thuộc tỉnh đội Lai, đồng quân nhau, không chỉ tham gia chiến đấu, mà còn làm nương rẫy, săn thú rừng,

thậm chí làm y tá bắt đắc dĩ Thời gian này, ông đã học tiếng Ja ra, rồi Bah nar Day chính là cơ duyên dé Tây Nguyên trở thành quê hương thứ hai của Trung Trung Đỉnh, và là nguồn cảm hứng sáng tác không cạn trong nghiệp cầm bút của ông cub “tốt nghiệt năm 1974, ông được cử đi học khóa chiếu bóng Đầu năm 1975 thì

" Sau ngày đất nước thống nhất, ông được phân công làm đội

trưởng đội chiếu bóng, mang phim đi phục vụ bộ đội và bà con ở các vùng,

thuộc Gia Lai ~ Kon Tum suốt hai năm

Nam 1977, Trung Trung Dinh thi đỗ vào trường Cao đẳng Văn hóa Đà

Nẵng Mới nhập học được ít lâu, nhà văn Nguyén Cl

rung đã đưa ông về

Trai sing tác quân khu V Đây là bước khởi

Trang 15

cuộc đời người lính cằm bút Theo binh nghiệp suốt gần bốn mươi năm, ông

chuyển ngành với quân hàm đại tá, từ đó chuyên tâm cho hoạt động văn nghệ

Sau khi

nghiệp” Trại sáng tác quân khu V, ông được đưa trở lại Tây

Nguyên Những chuyến đi thực tế truy quét Fulro hay nằm lại ở vùng biên tham gia tiểu trừ bọn Pôn Pốt đã cung cấp thêm cho ông vốn sống thực tế

phong phú, trở thành nguồn cảm hứng cho những sắng tác của Ong sau này

Năm 1984, Trung Trung Đỉnh đã tốt nghiệp Trường viết văn Nguyễn Du

khóa I và trở thành Hội viên Hội nhà văn Việt Nam Đến nay, dù bận rộn với

công tác quản lí (hiện nay ông là Giám đốc Nhà xuắt bản Hội nhà văn, sống

tại Hà Nội), ông vẫn không quên dành thời gian cho việc sáng tác

Là một người con đất cảng, nhưng phần lớn tuổi trẻ của ông lại gắn bó

với Tây Nguyên, một vùng đắt “vừa quen vừa lạ” (Lính trận), nơi hoàn toàn

khác biệt với Hải Phòng về phong thổ, văn hóa Việc được sống gần gũi, gắn

bó máu thịt với dồng bảo các dân tộc nơi đây, đã góp phần tạo nên một Phạm Trung Dinh trung thực, nhiệt tỉnh như cảm nhận của một người nước ngoài, một “kẻ lạc rừng hỗn nhiên” như có người từng nhận xét

Từ thời trẻ, Trung Trung Đỉnh đã có “máu văn chương” Cái máu ấy biểu hiện ở sự thích “xê dịch”, ham chơi và lỗi sống ngẫu hứng Nó cũng thể hiện ở sự ngưỡng mộ các nhà văn, nhà thơ, ở niềm đam mê đọc sách Từ một người linh, cái máu văn chương ấy cùng với cơ duyên đã giúp ông trở thành nhà văn Cái duyên ấy bắt đầu từ một lần tình cờ, sau một trận đánh ở đồn An

Khê, ông nhặt được cái máy chữ kèm hai cuộn giấy do địch bỏ lại Vui mừng

khôn xiết, ông đã mang nó về hang đá, vừa nghĩ cốt truyện, vừa tập đánh

máy Kết quả là truyện ngắn đầu tay "Những khác coong chưng" ra đời, được

n trên số tạp chí đầu năm 1972 của tờ Văn nghệ Quân giải phóng Nó đã gây

được sự chú ý của các văn sĩ đàn anh, là bằng chứng để ông nhận ra khả năng

Trang 16

Tuy nhiên, không phải ông có được độ “chín” ngay từ đầu Để trở thành

một nhà văn chuyên nghiệp đối với ông là cả một quá trình "khổ sai cùng chữ nghĩa” Ngoài việc được tiếp xúc trong một môi trường chuyên nghiệp ở Trại

sáng tác quân khu V và Trường viết văn Nguyễn Du, ông còn luôn cổ gắng đi

thực

hỏi từ các đồng nghiệp, qua trường lớp, qua thực tế và qua sách vở đã giúp

ông tích lũy được nhiều kiến thức, kinh nghiệm Hơn nữa, chính tâm niệm

ế, nhắc nhở bản thân phải không ngừng đọc Chính những nỗ lực học

"tác phẩm quan trọng nhất tôi vẫn còn chưa viết ra” [6T] đã luôn thôi thúc ông tiếp tục “đọc, suy ngâm, tìm tòi không biết chán” (Hộ - Đời thừa, Nam

Cao) Ching tôi cho rằng, đây là một trong những phẩm chất cần thiết nhất

đối với một nhà văn chuyên nghiệp Nó là nhân tố quan trọng tạo nên những trang viết giá trị

'Với Trung Trung Đinh, sự hòa quyện giữa chất “lính trận” với chất nghệ

sĩ đã giúp ông có nhiều thuận lợi trong sáng tác Là một người nghệ sĩ, ông dĩ

nhiều nơi, được sống, làm việc trong những môi trường khác nhau, gặp gỡ, tiếp xúc với nhiều người; là một người lính, ông giữ vững được lập trường,

quan điểm của mình trong ngồi bút, không chạy theo những ảo vọng xu thời

trong giai đoạn văn học Việt Nam có nhiều biến động, nhất là từ sau những năm đổi mới đến nay Chính những đi

đó đã giúp ông luôn giữ đúng cái

tạng của mình, dù đó là thể loại truyện ngắn hay tiểu thuyết

1.12 Hành trình tiểu thuyết của Trung Trung Đỉnh

Ham xê dịch, rong ruối khắp nơi, Trung Trung Đỉnh chưa bao giờ chịu

đứng yên một chỗ Có thể nói, nếu cuộc đời ông giống một người dân dự mực,

thì sáng tác của ông giống việc đư canh Ông luôn “xê dịch” từ thể loại này

sang thể loại khác Trước khi đến với tiểu thuyết, ông đã có một thời gian

“canh tác” trên thể loại truyện ngắn Với sự cẩn trọng và tận tụy, ông đã có

Trang 17

trân trọng trên văn đàn văn xuôi đương đại Ngồi ra ơng cịn viết cả thơ, trường ca và kịch bản phim Thời gian sau này, ông chuyên tâm “canh tác” trên mảnh vườn tiểu rhiing (1990) và Tiễn biệt những ngày buôn (1990) đã gây được sự chú ý Lạc rừng và Lính

thuyết Liên tiếp sau Ngược chiểu cái chết (1988), Ngo

trận đã giúp ông có được những giải thưởng danh giá Đó là cơ sở để ông,

được nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học và nghệ thuật năm 2007 Không,

phải ai cũng có được những niềm vui, niềm vinh dự ấy

Từ một cây bút truyện ngắn, Trung Trung Đỉnh đã có được tiền đề quan trọng khi chuyển sang viết tiểu thuyết Bởi đây là hai loại thể có quan hệ gần

gũi nhau, đến mức đôi khi người ta khó có thể phân biệt chúng một cách rõ

ràng Có nhiều lúc chúng hòa vào nhau Nếu truyện ngắn được coi là đoán kiểm, thì tiểu thuyết chính là trưởng thương Một nhà văn giỏi là người có thể

sử dụng thành thạo hai loại vũ khí ấy Tắt nhiên nói thể không phải là hạ thấp những người chỉ chuyên sử dụng một thứ vũ khí duy nhất

Đến với tiểu thuyết, Trung Trung Định muốn mở rộng trường nhìn và

phạm vi phản ánh hiện thực, giúp nhà văn tái hiện bức tranh đời sống toàn

diện, sâu sắc, đa chiều hơn Nhưng cũng vì thế, người viết tiểu thuyết khó nhọc hơn nh nhân vật của mình Đọc các tiểu thuyết của ông, chúng tôi có cảm giác rằng, ngẫm, chiêm nghiệm, nghĩ và sống với vì còn phải nại

hình như Trung Trung Đinh chỉ mới viết một tác phẩm Các văn bản với tên

gọi khác nhau chỉ là những phần khác nhau của tác phẩm ấy Chúng ta dễ

đàng tìm thấy các bằng chứng thể hiện mối quan hé “nhiéw (rong một” ở các

tiểu thuyết của ông

1.1.3 Quan niệm sáng tác của Trung Trung Đỉnh

Trang 18

niệm sáng tác Những quan điểm ấy thể hiện tập trung ở mấy luận điểm chính

sau đây,

Thứ nhất, nhà văn phái và chỉ làm công việc của nhà văn Mới nghe qua, cứ tưởng như đó là lời nói thừa Nhưng đây là một điều rất cần thiết Từ phía người cầm bút, anh không được lợi dụng văn học để làm những điều phi văn

học, vì một mục đích nào đấy; đối với các nhà quản lí, không được bắt nhà

văn chuyên tâm phục vụ chính trị Văn học có chức năng, nhiệm vụ riêng của

nó Không phải người ta không nhận thức được điều gần như là hiển nhiên ấy

Nhung trong thực tế, không ít nhà văn, vì những lí do khác nhau, đã không, (hay không được) làm đúng chức năng, nhiệm vụ của mình Với Trung Trung

Đinh: “Điều cốt tử của một nhà văn là viết văn, tức là sáng tác” Sáng tạo là yêu cầu sống còn của nghệ sĩ Nam Cao đã từng nhắc nhở “Văn chương không cần những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho

ăn chương chỉ dung nạp những người biết đào s‹

biết tìm tôi, khơi những

inguén chưa ai khơi, và sắng tạo những gỉ chưa có” [10, tr 269] Trung Trung Đình nhắc lại và bỗ sung thêm: “nhd văn không phải là cải may photocopy, không phải anh thợ chụp ảnh, càng không phải anh cân bộ công chức Nhà văn là người sắng tạo Đặc thù của tự duy sáng tao trong văn học là trí tưởng,

tượng, tài hư cấu” [6T] Sự hư cấu sáng tạo đó phải phủ hợp với đặc trưng

văn học, với đặc điểm của thời đại Ông cũng lưu ý, nếu “viết văn mà làm văn

quá là phản văn” [63] Các nhà văn không nên chỉ chạy theo hình thức, với

việc thay bình đối vỏ thuần túy Sự sáng tạo, đổi mới phải gắn liền với những

giá trị nghệ thuật đích thực va sâu sắc Điều này được Trung Trung Đỉnh thé

hiện trong một số tác phẩm của ông

‘Tit nhiên, để làm được như thế không phải dễ, Trung Trung Đinh, trong

Trang 19

từ việc người ta áp đặt cho mình viết cái gì và viết như thể nào Trò chuyện

với người bạn thân là Luân, Xoay nói, viết văn "dù lở nghiệp dự cũng phái

làm đúng với công việc của mình là sáng tác.” [21, tr 263] Rằng “muốn viết

cho ra

thì phải sống trung thực, ( ) không phải làm việc hộ cho người khác”, [21, tr 264] Xoay chỉ muốn người ta phân biệt giữa làm văn với viết

báo, với công việc via những người làm chính trị Nghề nào có việc của nghề

nấy Thế nhưng vẫn không ít người phản đối Xoay, chụp cho anh “hang 16 những thứ mũ quan diém lập trường, quan điểm sai tái” [21, tr 263] Thực

tế Ấy ở ta thậm chí cho đến nay vẫn không phải không có

Muốn làm đúng công việc của người sáng tác, nhà văn phải luôn giữ

được bản lĩnh, lập trường, nhân cách của mình Cái khó nhất của nhà văn, theo Trung Trung Đỉnh, là "giữ cho minh đừng trượi” Vì "một khi anh đã

trượt một lần thì anh sẽ trượt lần hai, lần ba Và mỗi lần trượt là mỗi lẫn kéo

anh thắp xuống [9] Trong cơ chế thị trường, bắt kì ai, kể cả nhà văn, đều

luôn đứng trước nguy cơ bị trượt Người ta có thể bị trượt từ những chuyện tưởng chừng vặt vãnh, trượt sự nỗ lực, đam mê sáng tác, và nguy hại hơn là

trượt về nhân cách nhà văn Viết là điều cốt tử của nhả văn Đồ lỗi cho hoàn

cảnh để không viết là một sự trượt Nhưng lợi dụng người khác khi viết nhằm

*xây lâu đi vinh quang” cho mình càng đáng trách hơn Đó là điều ma

Nguyễn Khôi Hài, một đồng đội bị mắt tích của Xoay, đã cảnh báo Xoay Thứ hai, yêu cầu quan trọng nhất đối với nhà văn là sự trung thực

Trung thực trong lối sống, trung thực tong khi viết Đó là yêu cầu mà Trung Trung Binh đặt ra cho mình, cũng là yêu cẩu tắt yếu của cuộc sống Trung

thực ở đây là biết chính xác điều gì như thế nào thì viết như thế Nó đối lập

với dối trá, giả tạo, bịa đặt, tô hồng, tụng ca, như chính lời của Chung, một

đồng đội đã hi sinh của Xoay nói: “Nếu mày có viết thì hãy viết cho trung thực ” Không cần

Trang 20

trung thực Đẳng yêu cầu mày phải trung thực ( ) Trung thực là phải đảm nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật Mà sự thật thì bao giờ cũng có nhiễu

mặt chứ không phải sự thật một chiêu” [21, tr 469] Gù trong Ngõ lỗ thủng cũng nói thế: “Zốt nhất là phải biết sống cho trung thực ( ) Trung thực nhất

là sống đúng mình, làm việc đúng mình” [21, tr 115]

‘Trung thực cũng có nghĩa là nói được chiều sâu, đúng bản chất của sự

thật, không phải khơi khơi, hời hợt bên ngoài Anh Gù trong Ngỡ /Ổ :húng phê phán thẳng thừng bài báo của Bình rằng nó chỉ “vừa chạm vào sự thật thôi” Mà như thế là mới nắm được phần ngọn của sự thật Nếu không nắm được

sốc rễ sự thật, mà chỉ nắm hiện tượng, thì chỉ là “ừa phinh Mị dân một cách

chân thành thốt” [21, tr 115], i

ết không chỉ ở chỗ vạch rõ chân tướng đối tượng, bóc trần bản chất vấn đề, mà còn thể hiện trong việc sử dụng ngôn

Sự chân thực trong,

ngữ Văn chương ngày nay không nhất thiết phải dùng ngôn từ văn hoa bóng, bẩy, mã có thể dùng ngôn ngữ trần tri của đời thường Nhà văn có thể sử dụng ngay cả những lời thô tục Vì đó là những lời nói có thực trong cuộc

sống Văn học không thể tách rời cuộc sống Tắt nhiên, những lời dung tục ấy cũng phải được đặt vào chỗ nào cho đúng, tránh lồi viết tùy tiện, sỗ sàng, trằn

trụi quá khiến người đọc kinh sợ

Sự trung thực trong lối viết không đối lập với việc “lam van” Vi van hoe

là nghệ thuật ngôn từ, chịu sự tác động riêng của quy luật sáng tạo Viết văn

với ngôn từ thô mộc, trần trụi là để đưa văn học đến gần với cuộc sống

Nhưng đời sống thực và thể giới nghệ thuật trong văn học cũng có khoảng,

cách Nói đến văn học là nói đến hư cấu và sáng tạo Nếu nhà văn chỉ sao

chép cuộc sống thì tác phẩm của anh không thể có giá trị Ngwoc Iai, néu “lam

văn quả sẽ phản văn” Nhà văn buộc phải cân nhắc giữa trung thực và hư cấu

Trang 21

Thứ ba, nhà văn phải là người không ngừng khát vọng, không được bằng lòng, thỏa mãn với những gì đã có Bản thân Trung Trung Binh đã gặt

hái được khá nhiều thành công từ những trang viết của mình, nhất là tiểu thuyết Có tác phẩm của ông đã được tái bản trên mười lần Nhưng ông vẫn cho rằng sách của mình chưa bao giờ “køf” Ơng ln tâm niệm: “7úc phẩm

nào cũng quan trọng đối với tôi Và tác phẩm quan trọng nhất tôi vẫn còn

‘chuea viết ra” Không phải là ông khiêm tốn, nhún mình, mà đó là ý thức của một nhà văn chuyên nghiệp Nhà văn Hộ - nhân vật của Nam Cao, luôn ôm ấp

khát vọng viết ra một tác phẩm “ăn giải Nobel và dịch ra đủ mọi thứ tiếng

trén hoan céu” (10, tr 278] Trung Trung Đỉnh có lẽ cũng không có ước mơ

lớn đến vậy, nhưng khát vọng thiết thực hơn thì ông có: viết ra những tác phẩm có giá trị hơn những tác phẩm đã viết! Đó là một khát vọng chân chính và tất yếu với

cứ người cằm bút nào

'Hướng tới một tác phẩm có giá trị hơn, tắt nhiên người cằm bút phải viết rất cẩn trọng Hầu hết các tiểu thuyết của Trung Trung Đinh chỉ có dung lượng ngắn và trung bình, chưa có tác phẩm nào thuộc “trưởng phái hòn gạch” Thế nhưng ông thừa nhận “chá có cuồn tiểu thuyết nào mà tôi viết dưới I0 năm cả|69] Một người viết câu thả để người ta đọc rồi “quên ngay

sau khi đọc” (Nam Cao) sẽ không bao giờ “nay” suốt mười năm để cho ra

một tác phẩm chỉ hơn một trăm trang giấy

Can trọng thôi chưa đủ Nhà văn còn phải luôn không ngừng trau dồi, rèn

luyện Là một người nghệ sĩ, nhà văn thường có những tư chất thiên bẩm

Nhung “dao có mài mới sắc” (Xuân Diệu); ngọc có mài mới sáng Sự thành

công của bắt cứ nhà văn nào cũng thường xuất phát từ công sức khổ luyện

Đó là lí do vì sao Trung Trung Đỉnh đi rất nhiều Thêm vào đó, ông còn rất

Trang 22

nhiều, nhất là những nhà văn nỗi tiếng thế giới, mà phải đọc sâu, “đọc để suy: "nghĩ về tre tưởng của họ” Ông cũng rất đề cao việc học tập từ cha ông, thông qua đọc các tác giả văn học cô điển Không đồng tình với những nhà văn trẻ, dựa vào thời đại bùng nỗ thông tin nên lười đọc sách, ông nhắc nhở: “ăn học lại cần sự lắng đọng chứ không phải nhanh, ào ào Tôi cũng thầy, các nhà

văn trẻ của ching ta giờ ít đọc văn học cổ điển Không tiếp cận cỗ điển sao kiện đại được Đọc sách cùng là lao động vắt vá của nhà văn, chứ công việc của nhà văn không phải chỉ có viết thôi đâu” [69]

Một điều quan trọng nữa đối với nhà văn, nếu anh ta muốn “sống tho”, la

hướng đến việc viết sao cho những vấn đề đặt ra phải có ý nghĩa với muôn

đời, chứ không phải một thời Tắt nhiên, cái "một thời” không phải do bản

thân vấn đề đó quy định, mà do cách nhìn của người viết về

cách viết nữa Cũng viết về chiến tranh, nhưng với tầm nhìn, với tài năng, nhiều văn hào trên thế giới đã tạo ra những tác phẩm sống mãi với thời gian

nó, và cũng là do Nhung trong ba mươi năm, văn học kháng chiến nước ta có bao nhiêu tác

phẩm xứng tằm? Trung Trung Đinh rất thấm thía thực trạng đó Qua nhân vật Xoay trong Tiển biệt những ngày buôn, ông thể hiện nỗi băn khoăn của mình

Xoay đã từng viết cuốn sách đầu tay Những gỉ thuộc về người lính,

ăn

khách Nhưng khi hai quyển khác được in ra, thì quyển sách kia phải “nđm trên những quây sách đông đúc mà cô độc! Người ta cũng không còn nhắc đến “Những gì thuộc về người lính” nữa| Về chính anh, anh cũng quên

những gì mình viết ra” [21, tr 338] Những tác phẩm như thế sở dĩ nó được

chú ý là nhờ hoàn cảnh đặc biệt Khi hoàn cảnh - mà nhờ đó, tác phẩm tồn tại ~ mắt đi, thì bản thân các tác phẩm ấy cũng lùi vào quên lãng Nó không có

được giá trị văn chương tự thân, nên không tồn tại được lâu dài

'Ba luận điểm mà chúng tôi trình bày trên đây chưa phải là tất cả những

Trang 23

nhà văn này có suy nghĩ tích cực về việc sáng tác văn chương Chúng không hẳn là những quan điểm mới, của riêng ông Nhưng ít ra chúng ta vẫn nhìn

thấy một cách nhìn, một lập trường của ông về nghề văn Đồng tỉnh với

những điều mình cho là đúng cũng là cách thể hiện quan điểm, chính kiến

Hơn thể, chúng tôi còn nhận thấy, khi trình bày những quan điểm ấy dưới

những hình thức khác nhau, nhất là qua hình tượng những nhân vật, Trung

Trung Đinh đường như còn có ý “đối thoại” tiếp về những điều đã và đang

được người ta ban tán xôn xao về chức năng, nhiệm vụ của văn học, sứ mệnh

của nhà văn

1.2 DAC DIEM CHUNG CỦA TIỂU THUYET TRUNG TRUNG ĐỈNH đã cho ra đời bảy tiểu thuyết Có những tác

ến tranh, nhìn

tổng thể, tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh có mấy đặc điểm nổi bật sau đây 1.2.1 Một lối viết cô đúc ngắn gọn mà sâu sắc

Nói đến tiểu thuyết là nói đến một thể loại có quy mô lớn về dung lượng,

nay, Trung Trung

lề tài thế sự, có những tác phải

viết về đề tài ct

phẩm viết vị

kết cấu phức tạp, nhân vật đông đảo và phân tuyến đa dạng Tiểu thuyết

thường được dùng để khái quát cuộc sống trong một không gian rộng lớn,

thời gian lâu dài Các sự kiện, chỉ tiết trong tiểu thuyết vừa nhiều vừa được kể

rất tỉ mi, cụ thể,

“Tuy nhiên, Trung Trung Đỉnh lại chỉ viết những tiểu thuyết có quy mô vừa và nhỏ Tiểu biệt những ngày buôn, Lính trận là hai tác phẩm có dung

lượng lớn nhất, nhưng cũng chưa đến ba trăm trang Những tiểu thuyết còn

lại chỉ trên một trăm trang Những câu chuyện trong tác phẩm cũng rất vụn

vặt, đời thường, nghĩa là gần như không có chuyện Số lượng nhân vật trong,

các tiểu thuyết của ông cũng rất hạn chế Không một tiểu thuyết nào của ông quá năm mươi nhân vật, kể cả những người chỉ xuất hiện một hai lần hoặc

Trang 24

Lạc rừng chỉ có một nhân vật vật chính (sau Bình, Bin được kể nhiều hơn cả,

nhưng Bìn lại được nhìn qua lăng kính của Bình, nên đây cũng là nhân vật

phy) So với một số nhà văn cùng thời, Dương Hướng chẳng hạn, tiểu thuyết

của Trung Đỉnh trở nên quá ngắn

“Thế nhưng, viết ngắn đã trở thành “mốt”, thành một đặc điểm khá phổ

biến của tiểu thuyết Việt Nam trong những năm gần đây Các nhà văn hiện

nay hướng đến những tác phẩm có dung lượng vừa phải, vì thị hiếu của độc

giả đã thay đổi Cuộc sống hiện đại quá bận rộn, gắp gáp Độc giả không đủ thời gian để “nhắm nháp” những tác phẩm năm bảy trăm trang Đây là một

thử thách cho những nhà tiểu thuyết Họ vẫn phải tuân theo xu hướng chung

của thời đại, vừa phải đảm bảo được đặc trưng của tiểu thuyết Nghĩa là họ phải viết ngắn mà vẫn có khả năng khái quát được hiện thực cuộc sống bẻ 'bộn, phức tạp, đa chiều Câu hỏi viết cái gỉ? không còn quan trọng hơn viết

nhc thế nào? Trung Trung Đỉnh đã tìm ra câu trả lời cho câu hỏi đó bằng

chính những đứa con tỉnh thần của mình

Qua that, đọc tiểu thuyết Trung Trung Đinh, chúng ta thấy hiện lên một bức tranh đời sống rất bề bộn Dù số lượng nhân vật không lớn, nhưng nhà

văn cũng tái hiện lại một xã hội thu nhỏ với nhiều loại người khác nhau Từ i! những người có địa vị cao đến những ngụ ip cổ bé họng; từ những người

trí thúc đến những người lao động nghèo; từ những người lành lặn đến những,

người tàn tật; từ những người đàng hoàng đến hạng đầu trộm đuôi cướp; từ

những người trung thực đến những kẻ lọc lừa gian trá; từ những người thành

Trang 25

21

nhà văn, Khối làm nghề “tơ chức”, Rơ Lan Thuong lim ki su, H’Thoan một thời là văn công, sau về làm thương nghiệp

Tắt cả họ, dù là ai, cũng có những quan niệm sống khác nhau Nêu Ron

à người sống quá liêm khiết, vì hư danh thì Thanh, Minh là những kẻ chuyên

tham ô đục khoét; nếu Xoay theo đuổi lỗi sống trung thực thì Khoái lại sống

rất mánh khóe, giả tạo và bắt chấp dư luận; nếu Rơ Lan Thương chỉ biết lao

vào công việc khoa học thì trưởng phòng Thái lại muốn anh phải biết giữ thái

độ; nếu Rơ Châm Rót có cách sống mềm dẻo thì Kơ Sor Kơ Mik lại sống quá cứng nhắc, bảo thủ, Rồi kiểu sống vì danh vọng của Thủy, vợ Bình; sống

thực dụng như Sương; sống xu nịnh, ton hót và cơ hội như ba tay nhạc sỉ

sống “bình đẳng” kiểu như tay thanh niên đưa chó ra quán để “bồi dường”;

sống trơ trên như Hạnh, lừa đối mình và người như ông Thái

'Họ sống như vậy một phần cũng do tác động của hoàn cảnh xã hội “có tổ

chức”, nhưng là “tổ chức khơng hồn toàn thuộc vẻ tổ chức Mà tổ chức chỉ

thuộc về một vài người ” Và “Cơ chế ấy được thiết lập từ đâu? Từ tram ngàn thứ vô lí Ai thiết lập ra nó? Tập thế? Vâng Tập thể là tắt cá nhưng lại không Ia ai!” [21, tr 446] Cơ chế ấy đẻ ra đủ thứ tệ nạn : quan liêu, hách dịch, cửa quyển, tham ô, lọc lừa, giả dối, thực dụng Nó cũng làm cho không biết bao nhiêu người phải điêu đứng, khổ sở Xoay đã phải mất mấy

làm hồi

năm “gỡ cửa hàng chục cơ quan quen biết, tìm việc, mắt hàng tá gí

sơ, vậy mà cứ đi không vẻ không[21, tr 251] Rơ Lan Thương là một kĩ sư có năng lực, có tâm huyết, nhưng lại bị trù đập Công trình khoa học của anh không được ai quan tâm Họ chỉ quan tâm đến điều khác Ủy ban nhân dân

huyện K, nơi anh về “cắm”, nhận xét anh “ít hỏa mình với quẩn chúng, khó kiểu Đôi lúc tỏ ra kiêu ngạo Chưa có sức bật trong phắn đấu, chưa cầu tiến

Tuy nhiên hồn thành cơng việc được giao” [21, tr 130] Mọi người trong cơ

Trang 26

2

thường tô chức, không tin vào nghị quyết ” Còn tay trưởng phòng của anh

thì nhân cơ hội này, đã quy kết cho anh là “hiếu ý thức tổ chức kỉ luật, qua mặt người quản lí trực tiếp” [2l, tr 171] Tất cả những điều đó khiến một

người cương trực như anh phản ứng tiêu cực

Trong xã hội ấy, tắt cả mọi chuẩn mực đều đảo lộn đến thảm hại Những

người lành lặn lại phải đi nip dưới bóng cia mot anh Gu di dạng Một kẻ giả

dối, lươn lẹo, mánh khóe lại luôn lên mặt rao giảng đạo đức Một trí thức bậc

cao hóa ra lại chỉ có toàn thứ vay mượn giả dối Một cô gái giang hồ vẫn có thể chửi vào mặt những người trí thức Những người có văn hóa lại bị coi là kẻ hoàn toàn vô văn hóa Một gia đình không thể phân biệt trên dưới Ở đó,

đồng tiền lên ngôi và trở thành thước đo giá trị Qua cái nhìn của Hạnh, chỉ cần có tiền, thì ai cũng như ai Chẳng có già trẻ hay sang hèn gì hết Miễn là sòng phẳng Người thanh niên trong Tiển biệt những ngày buẳn thậm chí còn

cđùng tiền để biến con chó của anh ta bình đẳng, ngang hàng với con người!

Những tiểu thuyết nhỏ nhắn ấy đã đặt ra nhiều điều lớn lao để chúng ta

suy nghĩ Những nỗi đau của con người do chiến tranh gây ra? Cuộc sống của

những con người khi bước ra khỏi cuộc chiến? (riêng những vấn đề này sẽ

được chúng tôi bàn kĩ hơn ở phần sau) Rồi cơ chế xã hội, vấn để văn hóa, các chuẩn mực đạo đức, nhân cách con người Đó đều là những vấn đề mang tầm vóc thời đại Khép lại tác phẩm, người đọc vẫn không nguôi day dứt Ngắn mà sâu, đó là một trong những thế mạnh của tiểu thuyết Trung Trung

Định vậy Những điều này sẽ được làm rõ thêm ở những phần sau

1.2.2 Đậm chất văn hóa Tây Nguyên

Không phải ngẫu nhiên mà người ta coi Trung Trung Đinh là một nhà

văn đủ sức kế thừa Nguyên Ngọc khi viết về đề tài Tây Nguyên Là một

Trang 27

3 vùng đất ám ánh trong các sắng tác của tôi Điều này giống như định mệnh” [64] Trung Trung quê hương thứ hai của ông, va là một trong những đã tâm sự như vậy Tây Nguyên quả thật đã trở thành cảm hứng lớn nhất sắc, đặc biệt là Đểm nguyét thực, cũng lấy cảm hứng từ vùng đất Tây Nguyên Đến khi viết tiểu

thuyết, thì trong bảy tác phẩm đã được xuất bản, có đến sáu cuốn liên quan

đến vùng đất này

trong sáng tác của nhà văn này Nhiều truyện ngắn xi

Điều quan trọng là, những tác phẩm của Trung Trung Đinh đã nói được

cái hồn cốt, cái đặc sắc của văn hóa, con người Tây Nguyên Qua những trang

văn của ông, con người Tây Nguyên hiện lên thật đẹp Đó là vẻ đẹp giản dị,

hồn nhiên, bộc trực Vẻ đẹp của những con người chưa hễ bi tác động bởi làn

sóng "vấn minh” Họ có nguyên tắc sống rất riêng, có cách hành xử riêng

"Nếu ai không hiểu thì sẽ thấy nó rất kì lạ và bí ẩn Bình, một người lính trẻ tir miễn Bắc khi “lạc” vào cuộc sống của họ, đã trở nên lúng túng và lac long vi không thể hiểu và hòa nhập vào cuộc sống ấy Bình cảm thấy có vẻ như cách sống của họ quá phức tạp và không thể hiểu nổi Nhưng thực tế, cảm giác đó lại xuất phát từ một lối sống giản dị đến không ngờ

Người Tây Nguyên coi trọng nghĩa tỉnh Nghĩa tỉnh được tạo dựng, cũng

cổ và bảo đảm bằng niềm tin Biểu hiện của niềm tin là hành động ăn thể

“Nhân chứng” quan trọng nhất của lời thề là ngọn lửa Nếu ai đó để cho lửa “ăn” lên cơ thể mình, người ấy đã có được lòng tin của họ Thương trong

Ngược chiều cái chết, nhờ có tên giống với tên con trai của Kơ Sor Kơ Mik

mà được làm anh em kết nghĩa với Ro Lan Thương Anh cũng đã thé bing

cách cho lửu “ăn” ngực mình Và Thương đã sống xứng đáng với lời thẻ ấy,

nên được họ đối xử như một người ruột thịt trong gia dinh, Binh trong Lac rừng là một "tù binh” của nhóm du kích địa phương, nhưng ngay từ giây phút

Trang 28

rất giống nhau), thế là dù chưa biết người này có phải là kẻ “tụt tạt” hay không, họ đã chấp nhận cho cậu kết nghĩa anh em với Bin theo phong tục Tiếc rằng dẫu đã cho lửa “ăn” ngực

|, Binh — vì quá non trẻ, đã không ý

thức được hành động đó là thiêng liêng, nên đã tự chuốc rắc rối cho mình

Bình chỉ dựa vào hai tiếng "anh em” mà coi đó là một cơ hội đảm bảo an toàn

cho anh Nhưng Bình đã hiểu hai tiếng anh em theo cách của Køn Kinh Đó là

cách hiểu cảm tinh và hoàn toàn thực dụng, chứ không phải xuất phát từ tình

cảm chân thành và thiêng liêng Bình không biết rằng anh phải cư xử thế nào cho xứng đáng với hành động ăn thể của mình Vì thế, anh phải mắt một thời gian đài, với nhiều thử thách gắt gao, và quan trọng hơn, chỉ khi tự anh thấy có một tình cảm yêu mến chân thành, thật tâm muốn ở bên họ, muốn được

sống cùng họ, thì anh mới được ho tin tưởng và đón nhận Hóa ra, tưởng như

việc cho kết nghĩa anh em là việc làm dễ dãi, tùy tiện của một cách sống đơn

giản, nhưng thực tế lại có yêu cầu rất cao Những ai chỉ sống bằng lí trí không bao giờ hiểu và sống chung được với họ

Trong cách ứng xử hàng ngày, người Tây Nguyên cũng thể hiện rất đặc

biệt Họ không thích nói nhiều mà chỉ cần hành động Nhiều khi muốn nói

một điều gì đó, nhất là một lời tự đáy lòng, họ chỉ cần một cái ôm, một cái siết tay thật chặt, thể là họ hiểu người kia muốn nói gì Trong Ngược chiều cái chết, sau cái chết của con trai, tâm lí của Kơ sor Kơ Mik bị chắn động mạnh

Thương đã về với ơng Và “Ơng kéo tay tồi, đặt lên ngực Tôi biết cha tôi

muốn nói gì [21, tr.136] Nhưng khi ông nghĩ Thương mai mốt đây sẽ không quay về với gia đình ông nữa Thương đã "giật plianh ngực áo, nắm tay ông,

đặt bàn tay cứng và thô của ông lên vết sẹo ăn thẻ nơi ngực tôi năm nào Ơng

bỗng kéo tơi vào lòng Tôi lặng im một lúc” [21, tr 146] Sau một hồi nói

chuyện, “Tôi nắm tay cha tôi kéo mạnh vào ngực mình Cha tôi hiểu tôi muốn

Trang 29

25

những cử chỉ lại nói được nhiều hơn Trong những cuộc nói chuyện với Bình,

Bìn thường rất kiệm lời Cậu không lí sự, không giải thích dai dong Ngay cả

khi phố biển tình hình cũng như vậy Lòng tin tự nó có thể cất lên tiếng nói 'Khi đã tin, họ sẽ không nề hà bắt cứ điều gì Trong chiến tranh, điều này

cảng thể hiện rõ Người dân Tây Nguyên thời chống Mỹ đã có sự giác ngộ

cách mạng rất cao Ho tin va làm tất cả những gì có thể cho cách mạng, cho

bộ đội Cả làng của Chuốt đã phải thức suốt đêm giã gạo, để sáng mai có gạo

sùi di tiếp tế cho bộ đội Họ ăn *oàn củ mi thoi, không có ăn gạo đâu Đề sao cho anh em chủ lực đánh thing Mj Neuy cha” [23, tr 125] Trong Lạc rừng, những người du kích không cho ai xúc phạm đến danh dự của bộ đội chủ lực Khi bị lạc đơn vị, rơi vào tay của họ, Bình khai là mình thuộc Chín him, Bin — người thanh niên trẻ tuổi, dai diện cho du kích, đã phủ nhận ngay: `Tâm bậy! Tầm bậy quái Bộ đội Chin Nhăm không có tựt tại” [2], tr 522] Trong khó khăn gian khổ và hiểm nguy, vẻ đẹp hồn hậu Ấy của những người dân Tây Nguyên cảng ngời sáng

Tất nhiên, đôi khi vì chỉ sống bằng lòng tin, họ cũng đã có những hành

động cảm tính Họ đã tin là sẽ làm như điều họ tin Không ai có thể làm thay

đổi ý họ Điều này là không phù hợp lắm khi sống trong hoàn cảnh xã hội phức tạp hơn Rơ Lan Thương rất đáng quý ở sự ngay thẳng Anh tin mình

đúng và kiên quyết không nhượng bộ Anh đã chửi thẳng vào mặt tay trưởng

phòng Thái với những lời nặng nề nhất, khi thấy y chỉ là kẻ lợi dụng tổ chức

để trù đập người khác « Mặc mẹ cái ghế trưởng phòng của anh, tao không

thêm nói đâu ! ( ) Mày là đỗ con heo May không được phép nhân danh rổ

chức, rõ chưa con heo ? » [21, tr 71] Chuốt không đồng tình với cách phản

Trang 30

26

ấy vào trường văn hóa ngày trước của họ, chúng ta nhận thấy, đó là bản chất

con người họ Họ không xắu, họ không sai, ho không đáng trách

Chính những con người đã tạo nên những nét văn hóa vô cùng độc

đáo Có lẽ đây mới là điều hấp dẫn Trung Trung Đinh nhất Nhìn thấy sự khác

biệt, cảm nhận được nét độc đáo của bản sắc văn hóa Tây Nguyên có lẽ là

điều mà nhiều người làm được Nhưng để kể lại cho người khác nghe và giúp họ cũng hình dung, cũng cảm nhận được những nét độc đáo ấy lại là điều

khác Muốn làm được như vậy, người kể phải thật su ngdm chính nền văn hóa ấy trong máu của mình, và kể bằng lời, bằng giọng của chính những con người thuộc nền văn hóa ấy Làm được như thế, trước đây có Nguyên Ngọc Kế nghiệp ông, mới chỉ thấy Trung Trung Dinh

Trung Trung Đỉnh sẽ kể cho chúng ta nghe cuộc sống của những người Tây Nguyên trong những ngày kháng chiến chống Mỹ Vốn là những người quen với nếp sống cộng đồng, những người dân làng Đê Chơ Rang ca Bin vẫn chấp nhận phân tán ra “(hành nhiễu tổ, mỗi tổ vài gia đình, vai du kích,

vài trẻ nữ, vài ông gid, chiếm lĩnh một vài Khe mit” (21, tr $39] Trước sự truy lùng của giặc, họ thường xuyên phải chuyển chỗ ở, nói thẳng ra là chạy

Có khi họ chạy liên tục suốt mười ngày Vậy mà trong Lạc rừng, Bình đã "rất lấy làm lạ, là trong tình thể này, không hiểu sao họ vẫn gùi được rượu theo đề uống” [21, tr 562] Trong Lính trận, trên đường dẫn Binh về làng nhận cơm, Chuốt vẫn có những ché rượu đã dấu sẵn trong rừng để lôi ra uống

Rượu, với người Tây Nguyên, là một thứ không thể thiếu trong đời sống hàng, ngày Uống rượu là một nét văn hóa đặc trưng của họ Nó giống như miếng triu, bát nước chè xanh của người Kinh Rượu càng có ý nghĩa quan trọng

Trang 31

a

Không phải ai ưng uống bao nhiêu cũng được Mà phải uống một hơi đứt cơn Khi tình cảm thì có thể mọi người cùng uống chung một can Nhưng nhất thiết phải đủ đơn vị đo ấy Bình khi mới gia nhập cộng đồng của họ, dù chưa từng biết uống rượu, nhưng cũng phải theo luật ấy, nếu không muốn làm mắt

lòng, phật ý họ Đã uống là phải say mới đã Chuốt vì không đủ rượu uống, cho đã, cho say nên "phái chức, phải hút thuốc, và phải nhổ" [23, tr 212]

Cùng với rượu là âm nhạc Đó là tiếng Đinh yơng, một loại nhạc cụ dành riêng cho phụ nữ "Cáy đình vơng được con người sáng tao ra không phải để biểu diễn, khoe tài, mà nó là nhạc cụ dành riêng cho những phụ nữ có nhiễu

tâm sự Khi niềm vui hay nỗi buồn chứa chất trong lòng tâm sự với người thân không hết, nói với cây rừng không hễi, người ta tìm về nó đề nói với

chính mình” [21, tr 230 ~ 231] Họ nói bằng thứ "“ẩm thanh bập bùng thoảng nhẹ nhự lồi tâm sự phát ra từ tít sâu trong tâm tưởng con người Nó rưng lên,

chập chờn phía sau giọng hát rất êm với giai điệu mềm đến nao lòng” [21, tr.533]; đó là “Tiếng chíng chiêng chập chờn cùng tiếng đàn tơ-rưng tiếng

dan goong rao rec dau dé” [21, tr 605] Đó là tiếng "boong", "địch", "bình",

"boong" trầm bỗng "vừa ngân xa vừa gián đoạn" của dàn công chiêng, được

tạo nên bởi những người già có kinh nghiệm thấm âm so chiêng cẩn than va

trực tiếp chỉ huy ; đó là "Tiếng hát xa vời tướng như ở bên kia thể giới vọng về vừa w trệ lại vừa phóng đăng” [21, tr 616]

“Trong các lễ hội, tất cả những thứ đó sẽ hòa vào nhau thành một khối

Nó quyến rũ người ta đến nỗi có cảm giác như trên đời này chẳng có gì tổn

tại, chẳng có gì đáng quan tâm ngoài chúng Hơn ai hết, Bình đã cảm nhận

được điều đó khi sống cùng họ

Nghe Trung Trung Đỉnh kể về những nét văn hóa Tây Nguyên, chúng ta thấy ông chính là con người của nền văn hóa ấy, của cộng đồng ấy Lời văn

Trang 32

28

cho đúng tắt cả những điều ông cảm nhận được và muốn nói ra Hình như tắt cả đã có sẵn trong tâm trí ông, cứ thế mà chảy tràn trên trang giấy Không bi

‘ng là người Hải Phòng, người ta có thể nghĩ rằng những câu chuyện được kể

trong Lạc rừng là do một người dân tộc Tây Nguyên thạo tiếng Kinh kể lại Rõ ràng đã có một vùng thẩm mỹ Tây /Nguyên trong tác phẩm của nhà

văn này, Nó có một sức hút, một sức ám ảnh kì lạ đến nỗi, dù ban đầu không

định viết về nó, nhưng rồi nó vẫn lái, vẫn điều khiển ngòi bút của ông hướng

về vùng thẩm mỹ ấy Thế mới biết tình cảm mà Trung Trung Đinh dành cho Tây Nguyên lớn đến nhường nào

Điều đáng nói nữa là cùng viết về cuộc sống và con người Tây Nguyên,

tiểu

nhưng nếu nhà văn Nguyên Ngọc thành công nỗi bật với vẻ đẹp sử thi thuyết của Trung Trung Đinh lại được nhìn và biểu hiện với vẻ đẹp kết hợp

giữa sir thi và đời thường, tao được một vùng thẩm mỹ mang được cá tính

sáng tạo của một nhà văn thuộc thế hệ xuất hiện và trưởng thành sau chiến

tranh

1.2.3 Chiến tranh và người lính, nỗi ám ảnh không nguôi a Ngẫm về chiến tranh

Chiến tranh trong văn học Việt Nam vốn là một siều để dải Nó đã được

x, Việt Nam phải đ

với hai kẻ thù hùng mạnh nhất thể giới là Pháp và Mỹ Tính chất cân não của làu

các văn sĩ viết trong suốt ngàn năm qua Thế

cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại đã khiến các nhà văn trở thành những chiến sĩ

theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa ấn dụ Viết về cuộc chiến tranh là yêu cầu của lịch

sử, thời đại Nhưng ngay cả khi kết thúc cuộc chiến, dư âm của nó vẫn còn

vang vọng Nhiều nhà văn vẫn tiếp tục theo đuổi dé tài ấy

Là một nhà văn quân đội

Định, như ông nói, đều viết từ kí ức Ngoài

và những người lính cũng là những kí ức luôn ám ảnh ông Viết về chiến

toàn bộ những tác phẩm của Trung Trung

Trang 33

” tranh, và nhất là viết về những người lính, với Trung Trung Đinh, là một sự thúc của trách nhiệm Ông vi

như là một sự trả nợ cho các đồng đội của

mình Bao nhiêu con người ưu tú đã ngã xuống Những người lính may mắn

được trở về như ông, không được để cho những con người hi sinh vì nước, không thể để cho “Những gì “huộc vẻ người linh” (tên một tác phẩm của nhà

văn Xoay, nhân vật trong Tiển biệt những ngày buẳn) mãi mãi chìm vào quên

lăng * Báy giờ chúng nó chết rôi, mình không viắt lại cuộc đời chúng nó thì

ai viết? ( ) Cuộc chiến tranh ấy đã qua rồi, nhưng đối với mình, với thể hệ

mình, dự âm vẫn còn mãi Sử sách quốc gia thì lớn quá, tên chúng nó chả được ai đưa vào ( ) Mình sẽ viết để tạ tội với chúng [21, tr 383] Đó là tâm

niệm của nhà văn từng qua một thời trận mạc

Không chỉ trong các tiểu thuyết tập trung viết về chiến tranh như Những

người không chịu thiệt thỏi, Lạc rừng, Lính trận, mà ngay cả những tiểu

thuyết viết về cuộc sống xã hội sau khi Đắt nước thống nhất, rồi tiến hành công cuộc đổi mới, như Ngược chiêu cái chết, Tién biệt những ngày buôn, “Sống khó hơn là chết, Ngõ lỗ thủng, bóng dáng chiến tranh vẫn ¡n hẳn khá rõ

nét trên trang giấy Chiến tranh qua cái nhìn của Trung Trung Đinh, cũng là một chất thử để định giá con người Đang lúc hòa bình, ai cũng có một cuộc sống riêng

Nhung có chiến tranh, Tổ qui tất cả mỗi công dân đều có chung một

mục đích, một lí tưởng, một lề sống: đánh đuổi kẻ thủ, giải phóng dân tộc,

thống nhất Đắt nước Bởi Đất nước có tồn tại thì mỗi cá nhân mới được đảm

bảo quyền sống Có nhiều người, ngay từ đầu đã xác định được điều đó Có

người không phải ngay từ đầu đã lên đường bằng tỉnh thần xả thân vì nước,

nhưng khi vào chiến trường, họ cũng quyết tâm sống chết với giặc để giữ quê

hương Nhưng cũng có không ít kẻ, vì sự ích kỉ và hèn nhát, đã, hoặc là lẩn

Trang 34

là bắt đắc dĩ phải ra chiến trường, thì cũng tìm cách núp ở một nơi an toản HThoan đã nói đến một tay phó đồn văn cơng cỉ “huyện đấy anh chị em

đến nơi nguy hiểm, còn thì ở “phía sau” Hay như Chín Tung thì cố

kiếm đủ phiếu bầu cho cái ghế trong cắp ủy để được ở nhà, và sau đó là tìm

cơ hội chiêu hôi Ai là người yêu nước, dũng cảm dần thân vào nơi lửa đạn,

có bản lĩnh đối mặt với vô vàn khó khăn, gian khổ, mắt mát, hi sinh cho sự

nghiệp cao cá Ai là kẻ hẻn nhát, tầm thường, cơ hội? Chiến tranh phần nào

giúp ta có câu trả lời

Tắt nhiên, cũng như bao nhà văn khác viết về dé tai nay, Trung Trung Định cũng nói đến sự tàn bạo của chiến tranh Chiến tranh đồng nghĩa với sự

tàn phá và hủy diệt Với cuộc chiến tranh mà Pháp và Mỹ đã gây ra cho Việt 'Nam lại cảng như vậy Chưa có ở đâu, lúc nào, chiến tranh lại kéo dài với tính

chất quyết liệt như ở Việt Nam Những kẻ xâm lược hùng mạnh nhất và tàn bạo nhất đều muốn khuất phục nhân dân Việt Nam Bởi vậy, chúng sử dụng những phương tiện chiến tranh hiện đại nhất, số lượng bom đạn lớn hơn bắt kỳ cuộc chiến tranh nào trước đó Sức tàn phá lại càng khủng khiếp

“Trong các tiểu thuyết của mình, nhất là ở Lạc rừng và Lính trận, tuy số lượng trang viết trực tiếp miêu tả cảnh bom đạn không nhỉ , nhưng nhà văn cũng tái hiện lại một số hình ảnh đủ để nói lên sức phá hoại khủng khiếp do

bom đạn Mỹ gây ra Bom đạn rải thảm và thuốc độc hóa học đã sàn phá thién

nhiên, làm cuộc sống con người điêu linh, gây ra chết chóc, thương tật cho

con người (trực tiếp hay gián tiếp gieo rắc cái chết, thậm chí đẩy con người tự

lao vào cái chết, như anh Ru vì sợ hãi, định chiêu hồi va bi chính anh em

mình tử hình) Các loài vật cũng chung số phận (con lợn rừng mà Bình bắn được cũng bị mấy mảnh bom đạn găm trong thân mình)

Chiến tranh — nguy hai và đáng sợ hơn, còn phá hấy nhân cách từ bên

Trang 35

31

gấp chú chim cu dang “than nhién ria long du yém ban tink” (21, tr 595], Binh thấy khó chịu, cho đó là hành động trêu người, *không còn coi trời đắt và sự có mặt của tối là gi” [21, tr 595] Sau một thoáng suy nghĩ, Bình tuy

không nhắm bắn đôi chim, nhưng đã “ahđm vào chạc ba phía dưới đôi chim, nơi ấy có một đm trắng, để thứ súng, để cảnh báo những kẻ hưởng thanh

bình tự do một cách quá w thản nhiên chủ nghĩa kia” (21, tr 595 = 596] Đến khi gặp lũ khi trêu chọc, đùa bỡn mình, anh vừa thấy đó là một sự hồn nhiên, lại vừa cho đó là sự ngu độn, hỗn hào với mình Bởi theo anh, lẽ ra chúng,

phải hiểu rằng “cây súng trong tay tôi là sứ giả của tử thẳn” [21, tr 596] Vi

thé, Bình da “hi dọa chúng bằng những động tác kỳ quặc”, "giá rình mò bí

mật", khiến chúng khiếp đảm và tạo nên không khí hoang mang lo sợ

Quay ngược lại đoạn văn trước đó, khi Bình mới được thả mình trong

thiên nhiên, cả thế giới cổ tích của tuổi thơ đã sống dậy trong tâm trí anh Những hình ảnh ấy đã đưa Bình chìm vào giắc ngủ Trong giấc mơ, Bìi

hi

được sống trong những hình ảnh lung linh, những kí ức, những kỉ niệm hỗn nhiên của tuổi nhỏ Tuổi thơ ấy, thể giới cổ tích ấy đã tạo cho Bình có tâm hồn trong sáng, hồn nhiên Nó khiến cho Bình băn khoăn khi có ý định bắn

con chim, nhưng lại buông súng "Biết đâu chính chứ chúm kia cũng đang

ngắn ngơ tiếc nuối cảnh đông?” [21, tr 595] Đó chính là ý nghĩ của trẻ thơ

Bình đã nhìn con chim, nghĩ về con chim bing cái nhìn, ý nghĩ của một đứa

trẻ Nhưng quay về với hiện tại, Bình đã thành một con người khác Cái nhìn

của Bình về đôi chim và lũ khi rõ rằng là cái nhìn của một người bị chấm

thương nghiêm trọng về mặt tình thân, sự sa đọa về nhân cách Bình không

chấp nhận cho bắt cứ ai được hưởng cảnh sống thanh bình, được vui chơi, đùa

bam, dù đó chỉ là những con vật Đó là cách ứng xử của một kẻ ích kỉ, hẹp hỏi — một sự ích kỉ tần ác Cũng may, những kí ức tuổi thơ còn đủ sức mạnh nhân

Trang 36

2

lòng tốt của tuổi thơ vẫn còn đủ mạnh dé giữ cho Binh khỏi một hành vĩ tàn

ác Nhưng sự đối lập giữa hai tâm hồn trong một con người không thể không làm ta xót xa Tên ác quỷ đã sống dậy, mầm chết đang hình thành trong con

người Bình Cái ác không còn là một nguy cơ ẩn tàng nữa, mà đã lộ diện qua

những hành vi đe dọa của Bình Sức hủy diệt ghê gớm của chiến tranh là ở

chỗ đó Cái nhìn phê phán, tố cáo sâu sắc sự tàn bạo của chiến tranh cũng là ở

chỗ đó

b Nghĩ về người lính

Trong chiến tranh, nhân vật chính là những người “lính trận” Họ có thể

là những người chỉ huy, có thể là những người du kích, có thể là những người « lính trơn », thâm chí là những người linh bên phía đối phương Họ tuy có

vai trò khác nhau, nhưng bản chất đều là những “lính trận” - những người trực tiếp xung pha nơi trận mạc Đây là đối tượng được nhà văn khắc họa nỗi

bật nhất

Trong tiểu thuyết thời kỳ trước 1975, đa số nhân vật người chỉ huy là hình tượng trung tâm Trong Cao điểm cuối cùng của Hữu Mai, những người được tập trung khắc họa rõ nét là các tiểu đoàn trưởng Vinh, Quỷ, trung đoàn

trưởng Lê Trang, chính trị viên tiểu đoàn Tuần, tiếu đoàn phó Quân, trung đội trưởng Cương, đại đội trưởng Khỏe, chính trị viên đại đoàn Thọ, các chính ủy

viên, và cao nhất là đại tướng Trong Đầu chân người lính của Nguyễn Minh

Châu, hình tượng trung tâm là chính ủy Kinh, tiểu đội trưởng Khuê, Đại đội

trưởng Lượng, Trung đoàn trưởng Nhẫn, tiểu đoàn trưởng Vượng Hầu hết

trong số họ đều được miêu tả là những người ưu tú nhất, nổi bật nhất về mọi mặt so với những người cấp dưới, theo đúng vai trò của người chỉ huy: tài ba,

sương mẫu, can trường, luôn tiên phong, có sự quyết đoán, nghiêm khắc, chuẩn mực nhưng giàu tình yêu thương Về phương diện này, nói như

Trang 37

3

Nhung 6 tiểu thuyết Trung Trung Đinh thì khác Tiểu thuyết Lạc rừng và nhất là Lính trận, những người chỉ huy tuy cũng có được nói đến như tiểu đội

trưởng Lâng, trung đội trưởng Từ, đại đội trưởng Hồi, tiểu đoàn trưởng Khâm, chính trị viên Nhuận nhưng họ không giữ vai trò trung tâm Tên của

một số người chỉ huy ở Lính zrận cũng đã từng xuất hiện trong Lực rừng Vai

trò của họ rắt mờ nhạt

Những người du kích cũng được xây dựng với rất nhiều phẩm chất đáng

quý Một mặt, họ là những người trực tiếp chiến đấu và tổ chức cho dân làng chiến đấu, bảo vệ dân làng, bảo vệ thành quả sản xuất và bảo vệ cán bộ, bộ

đôi chủ lực Mặt khác, họ là chiếc cầu nối giữa nhân dân địa phương với cách

mạng, với bộ đội Họ tin tưởng cách mạng, quý trọng, yêu mến, ngưỡng mộ và sẵn sàng làm tất cả những gì tốt nhất cho bộ đội chủ lực Họ đối diện với

những khó khăn trong cuộc sống, sự nguy hiểm của kẻ thù thật nhẹ nhàng,

thân nhiên Họ kiên trì bám trụ địa bản, dạn dày trong chiến đấu Du kích

cũng là những người "có cảnh giác cách mạng cao", bài bản trong tổ chức

chiến đầu, luôn đảm bảo bí mật, an toản cho họ và cho tổ chức

Cùng với người du kích là người "lính trơn” Đây là hình tượng trung, chiến tranh Ngưc ính trơn là người không giữ chức vụ gì Nhiệm vụ chủ yếu của họ là cằm súng trực tiếp chiẻ với kẻ

thù Họ là những người ẩm tài nhiều tật Vì trẻ tuổi nên cũng rất bông bội, mông cạn, non nớt khi va chạm với cuộc sống Tình yêu của họ rất vẫn vơ, cảm tính và trẻ con Thế nhưng, khi đã là lính, họ trước sau vẫn giữ được vẻ

dep truyền thẳng của người linh trong chiến tranh Khi đối mặt với thử thách, họ vẫn giữ được thái độ bình thản Trong khó khăn, cũng có người không

vượt qua được, đã trở thành "bê quay", tut tạt Nhưng đa số họ đều giữ vững,

Trang 38

trong Lạc rừng tuy không phải xung phong lên đường nhập ngũ vì lí tưởng

cách mạng, vì tỉnh thần “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”, nhưng đã trở thành người lính rồi, thì anh “nghĩ đến những trận đánh lớn, những tiếng hô xung

phong, và tôi luôn mơ trở thành dũng sĩ diệt Mỹ” [21, tr 524] Lúc quen với minh va Bin “cd cuộc sống cùng bả con và du địa phương, Bình thấ:

chưng một ý chí, cái ý chí ấy có sẵn từ trước khi chúng tôi nhập cuộc rất lâu rải Rằng ở đây chỉ có một tụ tưởng, và sự thể hiện tr tưởng ấy chỉ có một

cách, một con đường, ấy là không sợ khó khăn gian khổ, không quản ác liệt hy

sinh” [21, tr S64] Binh trong Linh rận cũng vậy Ngay từ lần đầu xung trận,

trước cảnh bom đạn ác liệt, sự hi sinh của nhiều đồng đội, Binh thấy mình khó mà thoát được cái chết Nhưng tâm trạng của cậu cũng khá bình thản, không có cảm giác nặng nề: “Chẳng trước thì sau rồi cũng sẽ toi như các cậu thôi!" Song vì nhiệm vụ của thằng lính, tôi và Báu béo sẽ còn đương đầu với bom đạn Chết thì chết các cậu ạ” [23, tr 178] Hơn nữa, chính sự khốc liệt của hoàn cảnh sống mà những người lính trẻ càng cảm thấy yêu thương, gắn bó, sẻ chia với nhau hơn Thiểu thôn quá khiến người ta tìm cách “tư toi” Nhung người ta cũng không đến nỗi ôm lấy mà lén lút ăn một mình khi thấy đồng đội

đau ốm Bởi vậy mà Binh khi được Kiên cho một ít mudi vimg lac, da chia sé

lại cho anh em khác Hiễn được anh Hồi cho thuốc phòng ba, nó cho lại Binh

và anh Tíu; Khôi được anh Nhuận cho lương khô cũng chia lại cho anh em

Hôm cáng thằng Xuyên vào trạm, anh Tíu cho nó bật lửa, khăn mùi xoa, mắm

kem Anh cũng cho mỗi người một thỏi mắm kem, lại đưa cho thẳng Ton một

băng dan AK dé lúc nào tiện thì đưa cho thẳng Nam, kẻo nó bị kiểm điểm Anh Lãng cũng cho mọi người Pôlivitamin của anh Khâm tặng Ý định ban

đầu của họ là tư tỏi đấy, nhưng rồi chả ai đành lòng Họ không bao giờ muốn rời xa nhau Đặc biệt, trước cái chết đồng đội, tắt cả mọi người đều đau đớn,

Trang 39

35

'Đó là những tình cảm chân thành, cao đẹp, đồng cam cộng khỏ, chia ngọt

sẻ bùi của người Việt Nam Những

cảm ấy hình như đã sẵn có trong mỗi

con người Hoàn cảnh có khốc liệt cũng không thể làm thui chột được Nó

được bộc lộ một cách giản dị, hồn nhiên, thiết thực Nhà văn đã kể về họ bằng,

lời văn tự nhiên, dung dị, không tô điểm, lên gân Bởi vậy càng đáng quý

Có một điều đặc biệt là trong tiểu thuyết của Trung Trung Đỉnh có nói

đến hình ảnh người lính bên phía đối phương Đó là nhân vật Kon ~ lo trong

Lạc rừng Chúng tôi sẽ quay trở lại vấn đề này ở phần sau

Với những người lính Việt Nam, khi tham chiến, hầu hết họ đều làm tốt

sứ mệnh của mình khi Đất nước cẳn Nhưng khi bước ra khỏi cuộc chiến, thời

thế thay đổi, số phận, cuộc sống của những người lính ấy sẽ ra sao? Trung Trung Dinh rit quan tam dé

thuyết của ông đã từng là những người lính mới bước ra khỏi cuộc chiến

vấn đề này Khá nhiều nhân vật trong các tiểu

Binh trong Ngo 16 thing là một người lính từng chiến đấu ở thành cổ Quảng, Trị Nay là nhà báo Ông Sĩ cũng tự giới thiệu mình là lính Trong Ngược

chiều cái chết, Thương là người lính ở chiến trường Tây Nguyên cùng Rơ

Chăm Rót, dưới sự chỉ đạo của cha nuôi anh sau này li Ko Sor Ko Mik Nay

anh cũng đang làm báo, còn Kơ Sor Kơ Mik về làm bí thư huyện, rồi đến Rót lên thay Trong Ngược chiêu cái chết, các nhân vật Xoay, Luân, Hà, Khoái,

Ron 4

là những người lính chuyển ngành Nhiều sĩ quan khác cũng được

nhắc đến

Một lần, Trung Trung Đinh có nói rằng hầu hết những người lính trở về

cuộc sống đời thường đều là những người “khử khở, không ai khơ khớ" cả

Nhưng trong tác phẩm của mình, số phận của những cựu chiến binh ấy cũng

rất khác nhau Cách sống, cách nghĩ của mỗi người cũng khác Nhìn chung,

Trang 40

36

Lưu hồi bảy lãm, mãi vui mừng Đất nước giải phóng, đã xin chuyển vào Nam, đến nỗi nhà bị Thanh “nhảy dù” vào chiếm mất Ngôi nhả ấy vốn đã

được cấp trên bồ trí cho một sĩ quan khác Người ấy cũng vì trù trừ mà mắt

quyền lợi Xoay vẫn giữ nguyên bản tinh /inh trén cua m6t nha van, vi tha với

vợ, có trách nhiệm với gia đình vợ Xoay cũng là người giúp đỡ bà Mão vô

tư, nhiệt tình và trách nhiệm cao nhất Nhưng chính vì quá tốt nên Xoay đang

đứng trước nguy có mắt vợ! Luân cũng là một người cực tốt Đặc biệt với bạn

bẻ Luân hiểu bạn và không bao giờ vì tính gần của bạn mà để bụng, tự ái và

xa lánh Luân đã làm tắt cả những gì có thể để giúp vợ chồng Xoay cải thiện

cuộc sống Thậm chí anh đã phải nhờ cả bạn của mình Nhưng Luân làm một người nhát gan Luân sợ cả những điều không phải mình làm Ví dụ như việc

sạch xây bết

Khủ khờ nhất có lẽ là Ron Anh ta vốn là một người rất mực tôn sùng Xoay li Người như Luân khó mà ngóc đầu lên được

cấp trên và luôn tận tụy với họ Trong thời bình, anh ta rất liêm khiết và không tin ai có thể tham ô, đục khoét Anh vẫn tin tưởng tuyệt đối vào cấp trên, vào nghị quyết, chỉ thị của tổ chức Ron rất thích hư danh, rất tự hào về lí lịch: xuất thân cổ nông, lực lượng nòng cốt của cách mạng Anh ta sống cho

cái lí lịch ấy Nhưng chỉ có bằng khen, giấy khen, trong khi vợ con thì nhẹo nhóc và cần gạo, cần xe đạp, cần gạch, xi măng Không có giải pháp cho

cuộc sống vật chất, Ron dan trở nên ảo tưởng, tin vào số mệnh nên dốc hết

tiền mua vé số, để rồi mắt tắt cả Khi biết rằng mình bị lừa và là người bị

nhục, chứ không phải những kẻ gian tham bị nhục, cũng là lúc Ron thành kế

đỡ khôn dở đại Cuối cùng trở thành con rồi trong tay Khoái

Một kiểu khù khờ khác là kiểu của Kơ Sor Kơ Mik Ông là một người cha tốt, một cán bộ cách mạng lão thành, nay là bí thư huyện ủy, luôn dốc hết tâm sức vào công việc, hi sinh cho công việc với tỉnh thần một người lính

Ngày đăng: 31/08/2022, 18:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN