1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thi pháp tiểu thuyết Vũ Bằng

90 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 15,28 MB

Nội dung

Đề tài Thi pháp tiểu thuyết Vũ Bằng trình bày các nội dung: Nhà văn Vũ Bằng và một quan niệm mới mẻ hiện đại về tiểu thuyết; đặc điểm thế giới hình tượng trong tiểu thuyết Vũ Bằng; nét riêng của ngôn ngữ và giọng điệu tiểu thuyết Vũ Bằng. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Trang 1

BO GIAO DUC VA DAO TAO D IOC DA NANG HOÀNG HỮU NHẬT NAM THỊ PHÁP TIỂU THUYẾT VŨ BẰNG Chuyên ngành: VĂN HỌC VỊ Mã số: 60.22.34 LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHOA HỌC XÃ HỌI VÀ NHÂN VĂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYÊN PHONG NAM

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

‘Toi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được

công bố trong bắt kì một công trình nào khác

Tác giá

Trang 4

MỤC LỤC TRANG PHU BIA LOICAM DOAN i MUC LUC iv MO DAU 1

“Chương 1 NHA VAN VO BANG VA MOT QUAN NIEM MOI ME

HIỆN ĐẠI VỀ TIỂU THUYẾT 9

1.1 Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Vũ Bằng, 9

1.1.1 Chân dung nha văn Vũ Bằng 9

1.12 Sự nghiệp sáng tác của Vũ Bằng, 12

1-1241 Lĩnh vực bảo chỉ 2

1.1.2.2 Lĩnh vực văn học 14

12 Vi trí của Vũ Bằng tong lịch sử văn học dân tộc 7 1221 Nhìn chúng về văn học Việt Nam nữa đầu thể kỷ XX 7

1.22 Đồng góp của Vũ

1.3 Quan niệm tiểu thuyết của Vũ Bằng 21

1.3.1 Quan niệm tiêu thuyết là "một cuộc đời tưởng tượng nhưng cuộc đời đó

1g cho nén van học dân tộc 19

cần phải thực” của Vũ Bằng 25

1.3.2 Đặc điểm cốt truyện của tiêu thuyết hiện đại 29 “Chương 2 DAC DIEM THE GIGI HINH TUONG TRONG 36

TIÊU THUYET VU BANG 36

2.1 Hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết Vũ Bằng 36 -.1.1 Cách xây dựng “nhân vật sống” trong tiểu thuyết Vũ Bằng, 36 2.1.2 Nhân vật có diễn biến tâm lý hợp logic 38 3.1.3 Nhân vật với những trấn trở nội tâm a 2.2 Đặc điểm hình tượng không ~ thời gian trong tiểu thuyết Vũ Bằng 47 2.2.1 Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Vũ Bằng a7

Trang 5

“Chương 3 NET RIENG CUA NGON NGU VA GIỌNG DIEU

TIEU THUYET VŨ BANG 61

3.1 Ngôn ngữ tiêu thuyết "biển héa”, “sng dng”, "phi quy phạm” 61 3.1.1 Thứ ngôn ngữ nghệ thuật vừa giầu hình tượng, cảm xúc, vừa chân thực, sống động trong tiểu thuyết Vũ Bằng 61 3.1.2 Ngôn ngữ lột tả, khơi dậy được tư tưởng, suy nghĩ của các nhân vat 64 3.2 Đặc điểm giọng điệu tiểu thuyết Vũ Bing 66 3.2.1 Giọng điệu tự trào, hải hước riêng của Vũ Bằng o

3.2.2 Giong điệu tâm tình, u uẫn 72

KÉT LUẬN 80

DANH MUC TAI LIEU THAM KHAO 82

Trang 6

MO BAU

1, LÝ DO CHỌN ĐÈ TÀI

'Vũ Bằng là một mẫu nhà văn ~ nhà báo khá điền hình, độc đáo và tiên

phong của làng văn, làng báo Việt Nam những năm đầu thế kỷ hai mươi Ông viết văn, viết báo từ rất sớm Năm mười sáu tuổi, còn đang là một học sinh trung học, ông đã có sách in Lọ văn Ông viết nhiều thể loại văn học: Tiểu

ý, khảo luận

thuyết, tùy bút, phóng sự, phê bình, truyện ngắn, địch thuật, hồi

“Trong dòng chảy của nền văn học hiện đại Việt Nam, nhà văn Vũ Bằng là một hiện tượng Suốt hành trình sự nghiệp đầy gian nan của mình, Vũ Bằng đã để lại cho đời một khối lượng tác phẩm không nhỏ với nhiều tác phẩm có

giá trị Nói đến Vũ Bằng, người ta thường nghĩ đến những áng văn chương bất hủ mang nặng nỗi niềm tâm sự rất thật, rất đời

'Việc tìm hiểu, nghiên cứu về “Đặc điểm thi pháp tiểu thuyết Vũ Bằng” là việc không hẻ dễ dàng; từ trước đến nay vấn đề này vẫn còn ít được đẻ cập êu thuyết Vũ Bằng” với hy vọng sẽ có điều kiện tìm hiểu sâu hơn, đẩy đủ và toàn diện hơn về những giá

đến Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài “Thi pháp tỉ

trị nội dung và nghệ thuật tiểu thuyết của ơng Ngồi ra đây còn là một cơ hội để chúng tôi có địp hiểu, khám phá thêm và góp phần vào khẳng định vị trí, tài năng của nhà văn Vũ Bằng — một con người “đã đánh đổi tắt cả chỉ để xin

lấy về phần mình hơi thở của nghệ thuật” trong lịch sử văn học dân tộc

2 LICH SU VAN DE NGHIEN CUU

Trong sự nghiệp của mình, Vũ Bằng đã đẻ lại cho đời nhiều tiểu thuyết

có tính cách tân, hiện đại Ở góc độ nào đó, Vũ Bằng chính là người góp phần định hướng văn nghiệp cho khá nhiều nhà văn Tuy nhiên, qua tìm hiểu,

Trang 7

Vũ Bằng đã thu hút sự quan tâm đông đảo công chúng cũng như các nhà nghiên cứu Trên nhiều sách, báo, tạp chí, Vũ Bằng được giới thiệu và nghiên cứu về nhiều mặt, với nhiều góc độ khác nhau Những phát hiện của các nhà nghiên cứu vẻ Vũ Bằng là nền tảng, là những gợi ý quý báu để chúng tôi có

thể vận dụng vào việc đánh giá những đặc điểm thi pháp tiểu thuyết của Vũ

Bing

'Dựa trên tài liệu hiện có, dễ dàng nhận thấy quá trình nghiên cứu về Vũ

Bằng được chia thành hai giai đoạn rõ rệt: trước và sau 1990, Trước 1990, có rí 1, đánh giá về các sáng tác ít người quan tâm tìm hi văn chương của Vũ Bằng Trong một viết ÍLỏi, các tác giả cũng chỉ đưa ra những nhận xét sơ bộ về tác phẩm của Vũ Bằng Đáng chú ý là những ý kiến nhận xét, đánh giá của Khái Hưng, Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Vỹ, Phan Cự Đệ

'Vào năm 1930, Vũ Bằng đã được mọi người biết đến với truyện Con

ngựa giả đăng trên mục *Bút mới” báo Đồng Tây Năm 1937 khi Một mình

trong đêm tối của Vũ Bằng được in ra, Khái Hưng đã viết ngay bài giới thiệu trên báo Agdy nay trong đó công nhận đây là một cuốn sách “khổng (ẩm

thường chút nào ” Từ đó đến 1945, Vũ Bằng viết nhiều (cả báo, cả văn) lại xuất hiện với tư cách một ðng lớn làm nghề báo, từng giữ chân Thư ký tòa soạn các tờ báo như Tiểu thuyết thứ bảy, Phổ thông bán nguyệt san, Truyền bá, Trung Bắc chủ nhật, “vậy mà hầu như không có nhà nghiên cứu nào khi xem xét lai lịch văn học 1932 - 1945 để công viết riêng viết kĩ về ông” ngoại

trừ trường hợp Vũ Ngọc Phan Tại chương: "Tiểu thuyết ta chân” của Nhà

Trang 8

ông đã nhiều lần nhấn mạnh đến “một lối văn ngộ, làm cho người ta thích đọc” của Vũ Bằng Tuy nhiên có thể do chưa nhận thức hết nên ông đánh giá

không cao chất lượng tiểu thuyết của Vũ Bằng

Khi giới thiệu về Vũ Bằng trong lăn thi st riển chiến (1969), Nguyễn

'Vỹ viết: “Trong văn học sử Việt Nam thế kỷ XX, Vũ Bằng phải có một địa vị xứng đáng Cứ đọc hết các tác phẩm của Vũ Bằng, thì ai cũng phải công nhận rằng Vũ Bằng để lại một sự nghiệp văn học nếu không nói là thật lớn lao, thì in chién” [32, tr.125] Nhận xét về cách 'Anh có lối văn tả chân đặc biệt và trào phúng chuyên cũng là nỗi bật thời văn của Vũ Bằng, tác giả vi nhẹ nhàng khả ái như Alphonse Daudet, có khi cầu kỳ lý thú như Courteline” [32, tr 121]

Tuy nhiên, trái với ý kiến của Nguyễn Vÿ, nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ

trong công trình Tiểu thuy

Việt Nam hiện đại, vi

vào những năm 70 của

thế kỷ XX đã không đánh giá cao vị trí, vai trò của Vũ Bằng trong dòng chảy văn học sử Việt Nam Cụ thể, “trong cuốn Khảo về riểu thuyết, Vũ Bằng đưa ra một quan điểm lỗi thời cho rằng tiểu thuyết là một thể loại văn học để “tiêu khiển”, để làm cho người đọc “quên mình đi” trong chốc lát “Tiểu thuyết

nguyên sinh ra vì có một mục đích đó mà thôi Người xem không cẩn biết đó

là thực hay giả, người xem chỉ cần trong chốc lát quên cái cõi đời ô trọc này

đi để nhảy lên trời vào thăm điện Ngọc hoàng Thượng để hay hòa minh vào

với Lý Quảng, giả tảng uống rượu say để thử chòng ghẹo xem Sở Vân là con trai hay con gái Về sau này muốn cho thích hợp với cuộc đời khoa học hơn,

người ta rút phép đi

Trang 9

Tir sau nim 1990, vấn đề nhân thân của Vũ Bằng được nhìn nhận lại

"Đặc biệt vào năm 2000, thân thể của Vũ Bằng được làm sáng tỏ khi Bộ Quốc phòng xác nhận quá trình hoạt động tình báo cách mạng của ông từ 1952 ~ 30/04/1975 Đây là sự kiện đặc biệt quan trọng và ý nghĩa đối với hương hồn nhà văn cũng như người thân của ông Công lao của nhà văn kiêm tình báo cách mạng họ Vũ được Nhà nước xác nhận đã xóa tan những đề đặt trong giới

nghiên cứu để con người và văn nghiệp của Vũ Bằng được công chúng biết đến nhiều hơn, nghiên cứu ở nhiều góc độ sâu rộng hơn

Những bài viết của các tác giả như Mã Giang Lân, Bùi Việt Thắng,

Văn Giá, Vương Trí Nhản, đã đưa Vũ Bằng trở lại vị trí văn học sử của

Vũ Bằng “Thương nhớ mười hai” đăng trên Tạp chi Van học, số 1 năm 1991 đã bảo vệ các giá trị văn chương đích thực của

Vũ Bằng Ông thấy “mdi trang của Vĩ Bằng là mot ru tấn, một tức mong

tức tưới không tới được, không bao giờ tới được, không thể cầu được th

Tác giả Để mèn phiêu lưu kí năm nào cũng trở lại với vấn đề mà Vũ Ngọc

Phan đã đặt ra trong những năm 40 của thế kỉ XX (về sáng tác Vũ Bằng) và khẳng định “Ƒữ Bằng chủ tâm và mở đầu một lối riêng ” Ông đã viết về Vũ Bằng với sự trân trọng và khâm phục một văn tài, nâng niu một tâm hồn, một

nhân cách

Bài viết của Vương Trí Nhàn trong lời dẫn giới thiệu công trình Khảo về tiểu thuyết của Vũ Bằng chỉ rõ: “ai đọc cuốn biên khảo này của Vũ Bằng, ất cũng phải công nhận là ngay từ hồi ấy, nhả văn họ Vũ đã nắm được điểm quan trọng nhất của tiểu thuyết là tính tự do của nó Nó là một cái gì triệt để phi quy phạm” Ở lời giới thiệu cuốn Tạp văn Vũ Bằng, Nguyễn Anh Ngân kể

lại: "Trong ký ức của các nhà văn đương thời, Vũ Bằng được nhắc đến với

Trang 10

quê đau đáu, về cuối đời ngậm ngủi an phận mà hồi tưởng quá khứ tung hoành” [22, tr9]

Cuốn 7ừ điển văn học (bộ mới), ghi nhận: “Văn hồi ký của ông là loại

văn trữ tình, giàu chất thơ, hướng vào biểu hiện nội tâm, hướng về phong cảnh thiên nhiên bốn mùa xứ sở Các câu văn tràn đầy cảm xúc, cảm giác tỉnh

tế Cùng với Miếng ngon Hà Nội và Bốn mươi năm nói láo, Thương nhớ mười “ai đã góp phần định hình kiểu hồi ký trữ tình độc đáo Có thể xem đây là một đóng góp quan trọng của nhả văn Vũ Bằng vào thể ký nói riêng và nền

‘van học hiện đại nói chung” [33, tr.2020]

Nguyễn Ngọc Thiện trong Phong cách và đời văn đã khen ngợi: "Trên

lĩnh vực văn chương, Vũ

lảng là một nhà văn độc đáo, tai hoa, mang dấu ấn

phong cách rõ rệt Ơng thành cơng trên hai thể loại chính là tiểu thuyết và ký,

đặc biệt về hồi kí tùy bút, tạp văn” [29, tr.420 - 421]

Nam 2008, nhà xuất bản văn hóa Sài Gòn giới thiệu cuốn tải liệu Vit

Bằng ~ các tắc phẩm mới tìm thấy của nhà sưu tằm Lại Nguyên Ân Theo Lại

Nguyên Ân, đây không chỉ là các tác phẩm mà còn là những tư liệu, thậm chí là loại tư liệu hiếm, quý về nhiều phương điện khác nhau Nhiều tác phầm rút

từ báo Trung Bắc Chủ Nhật, được tìm thấy khoảng năm 2000 tại thư viện đại học Califomia, Berkeley, Hoa Kỷ

Một trong những người có công trong qua trinh “Di tim cl

hit gay

trong lý lịch nhà văn Vũ Bằng” là Văn Giá Văn Giá cũng bỏ nhiều công sức tìm hiểu sự nghiệp văn chương của Vũ Bằng Ông đã đánh giá rất cao về Vũ Bằng Với ông, Vũ Bằng “không những là nhà bao bac thay ma con là một nhà văn diy tải năng”

Trang 11

Van Giá nghiên cứu Tháng ba rớt nàng Bảm); có khi đưa ra đoạn văn và lời

nhận xét rút ra tuy sâu sắc nhưng phần lớn mang tính chất tổng quát, giới

thiệu tùy theo góc nhìn của từng tác giả (trường hợp Vương Trí Nhàn so sánh văn Vũ Bằng với Nam Cao, Văn Giá so sánh Vũ Bằng với Nguyễn Tuân, *Phác ác phẩm báo chỉ

Thạch Lam) Do đó, các bài nghiên cứu Vũ Bằng mới chỉ dừng ở mí

thảo một chân dụng ”, tập trung chủ yếu vào hồi ký, tản vin,

nhiều hơn so với nghiên cứu về tiểu thuyết, nhất là nghiên cứu dưới góc nhìn

thi pháp

Ngoài ra, trong quá trình thực hiện đề tai, chúng tôi còn tham khảo thêm nguồn tư liệu từ các luận văn củng nghiên cứu về Vũ Bằng nhưng với phương diện khác như: Đặc sắc của tản văn Vũ Bằng của Bùi Tiến Sỹ (Đại học Đà Nẵng - 2009), Tiểu thuyết Vũ Bằng - từ quan niệm Đỗ Thị Loan (Đại học Đà Nẵng - 2011) Có thể nói, Vũ Bằng và tác phẩm của ông đã được dư luận quan tâm tác phẩm của

nghiên cứu từ lâu Lý luận tiểu thuyết và tiểu thuyết Vũ Bằng tuy đã được

giới thiệu và ban luận khá nhiều nhưng còn sơ lược Việc nghiên cứu một

cách có hệ thống vẻ tiểu thuyết Vũ Bằng từ lý luận đến tác phẩm vẫn còn bỏ

ngỏ Kế thừa thành quả nghiên cứu của những người đi trước, trong luận văn

này, chúng tôi nghiên cứu các đặc điểm thi pháp tiêu thuyết của Vũ Bằng với

hy vọng có được một nhìn nhận đây đủ, thấu đáo sâu sắc hơn trong sự nghiệp cầm bút của ông

3 DOL TUQNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các phương diện liên quan đến tiểu (huyết của nhà văn Vũ Bằng: từ lý luận về tiểu thuyết đến thực tiễn sáng

tác của ông Thông qua việc khảo sát các phương diện kỹ thuật, thủ pháp của

nhà văn khi viết tiểu thuyết như cốt truyện, nhân vật tiểu thuyết, thời gian,

Trang 12

Bing để thấy được nhận thức của tác giả về thể loại Từ đó, có đánh giá về

những đóng góp của Vũ Bằng thuyết hiện đại Việt Nam

Đề tải tập trung nghiên cứu một số văn bản chủ yếu như chuyên luận

Khảo về tiểu thuyết và các tiểu thuyết của Vũ Bằng gồm: ?ruyện hai người

(1940), Tội ác và hối hận (1940), Đề cho chàng khỏi khổ (1941), Bóng ma

nhà mệ Hoát (1913), Nước mắt người tình (1973) Ngoài ra, trong quá trình

triển khai thực hiện nhiệm vụ của đề tải chúng tôi cũng sử dụng một số văn 'bản văn xuôi khác của Vũ Bằng

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để thực hiện nhiệm vụ của đề tai, chúng tôi chủ yếu sử dụng phương pháp cấu trúc Nhờ đó, chúng tôi dé dàng chọn lọc được các dẫn chứng cằn

thiết trong quá trình nghiên cứu văn bản tác phẩm tiểu thuyết của Vũ Bằng,

Ngoài ra, trong chừng mực nào đó, chúng tôi còn kết hợp sử dụng các phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp

5 DONG GOP CUA LUAN VAN

Chúng tôi hy vọng kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ mang lại những

đóng góp nhất định trong việc làm rõ hơn những giá trị của tiểu thuyết Vũ Bằng Từ việc phân tích các tác phẩm, chúng tôi sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn tương đối toàn diện về vấn đề đặt ra, mạnh dạn đưa ra những ý kiến bổ sung

trên cơ sở những gợi ý từ các công trình đi trước Đồng thời, luận văn đưa ra

và làm sáng tỏ hơn những đặc điểm thi pháp tiểu thuyết Vũ Bằng, từ đó góp thêm một tiếng nói khẳng định tải năng của Vũ Bằng đối với nền văn xuôi

hiện đại Việt Nam

Luận văn cũng là một trong những tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh

Trang 13

6 BO CUC CUA LUAN VAN

Ngoài phần Dẫn nhập, Kết luận và Danh mục tải

lêu tham khảo, phần chính văn gồm ba chương: Chương 1: Nhà văn Vũ Bằng và một quan niệm mới mẻ, hiện đại về tiểu thuyết

Chương 2: Đặc điểm thể giới hình tượng trong tiểu thuyết Vũ Bằng, Chương 3: Nét riêng của ngôn ngữ và giọng điệu tiểu thuyết Vũ Bằng Trong chương 1, chúng tôi trình bày những vấn đề chung vẻ sự nghiệp, con người nhà văn Vũ Bằng Đồng thời, chúng tôi cũng phác họa về quan niệm nghệ thuật của Vũ Bằng Đó cũng là những yếu tố có tính chất tiền đề để chúng tôi đi vào thực hiện những công việc nghiên cứu đặc thu) thì pháp tiểu tủa Vũ

\g ở chương hai và chương ba

Ở chương 2 và chương 3, trên cơ sở quan niệm của Vũ Bằng về tiêu

thuyết nói chung, về các phương thức, cách thức xây dựng, sáng tạo các tác phẩm tiểu thuyết nói riêng, nhất là các vấn đề thuộc về kỹ thuật tiểu thuyết như cốt truyện, nhân vật, thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật, ngôn ngữ và giọng điệu tiểu thuyết chúng tôi từng bước làm rõ các đặc điểm thi

Trang 14

Chwong 1

NHA VAN V0 BANG VA MOT QUAN NIEM MOI ME,

HIEN DAI VE TIEU THUYET

cũa Vũ Bằng

Chân dung nhà vẫn Vũ Bằng

'Vũ Bằng là một nhà báo, nha văn tài năng Trong thời gian hoạt động

tình báo, Vũ Bằng phải lặng lẽ gánh chịu nhiều đau khổ, cả gia đình ông cũng phải chịu những thiệt thỏi Một thời gian dài, cuộc đời và sự nghiệp văn chương nghệ thuật của Vũ Bằng tưởng như chìm vào quên làng và dường như bị phủ nhận bởi án "quay lưng lại với kháng chiến”, "di cư vào Nam theo giác” Nhưng bằng nghị lực phi thường của một nhà cách mạng ông đã

vượt qua mọi điều tiếng, hoàn thành tốt nhiệm vụ mà cách mạng tin tưởng

giao Vì thế, khi danh phận được làm sáng tỏ, người đồi cảng ngưỡng mộ và

khâm phục ông gắp bội lẳn

Trong số các nhà văn, nhà báo Việt Nam, Vũ Bằng là một trường hợp đặc biệt Tên thật của ông là Vũ Đăng Bằng, sinh ngày 3 tháng 6 năm 1913 tại

Hà Nội Gia đình Vũ Bằng thuộc một dòng họ ní \g về truyền thống khoa

bảng ở Ngọc Cục, huyện Lương Ngọc, tỉnh Hải Dương

Lớn lên, Vũ Bằng theo học trường Lycée Albert Sarraut - một trường,

trung học Pháp nỗi tiếng thời ấy Vào những năm cuối bậc trung học, ông đã

bỏ theo nghề viết báo Từ những năm 30 đầu thế kỷ XX, Vũ Bằng liên tục viết cho nhiều báo, sáng tác nhiều tác phẩm với nhiều thể loại khác nhau Sau

hơn 40 năm cằm bút, Vũ Bằng đã để lại cho đời (nếu in thành sách) cũng

Trang 15

Con, Thién Thư, Vạn Lý Tình, Lê Tâm, Vũ Trường Khanh, Hoàng Thị

Trâm và làm việc ở nhiều tờ báo: An Nam tạp chí, Đông Tây, Trung Bắc

Tan Van, Công Dân, Tiểu thuyết Thứ bảy, Phổ thông Bán nguyệt san,

'Vũ Bằng mồ côi cha mẹ từ khi tuổi còn nhỏ Về sau, do sự nông nồi,

bồng bột của tuổi trẻ, Vũ Bằng đã tự đây mình đến v: nhiều thói ăn chơi khác Ở độ tuổi đôi

năng Nhưng ông đã thức tỉnh, cộng thêm nghị lực mạnh mẽ đã giúp ông vượt “nang tiên nâu” cùng

mươi, ông đã nghiện thuốc phiện rất

khỏi sự thống trị của “nàng tiên nâu” Ông nhận thức được nhiệm vụ lớn lao

của công việc làm báo qua những cuộc trò chuyện với Nguyễn Văn Vĩnh

Ông ý thức được rằng: “Cứ nằm dài hút sách bê tha như thể này thì có hy

vọng gì thoát khỏi được sự chỉ phối của xã hội và chính trị của Pháp” (Vũ

Bằng, Cai)

Khoảng năm 1934-1935, ông lập gia đình với bà Nguyễn Thị Quy,

người Thuận Thành, Bắc Ninh Cuộc hôn nhân của hai người gặp nhiều sự phản đối của gia đình, bạn bè, do bà Quỳ đã có một đời chồng và đã có một

người con riêng, bà lại hơn ông những sáu tuổi Nhưng cuối cùng, hai ông bà vẫn vượt qua tất cả để nương tựa bên nhau Ông đến với bà Quy xuất phát từ lòng thương cảm trước nỗi bắt hạnh trong cuộc sống gia đình của bà với đời chồng trước Khi về làm bạn với Vũ Bằng, bà Qủy có mang theo người con

riêng là Khối Hai ơng bà chỉ sinh được một người con duy nhất tên là Vũ

Hoang Tuần (tên tục là Lạc, có khi gọi là Lăng) Gia đình Vũ Bằng sống rất

hạnh phúc cho tới khi ông vào Nam

Năm 1946, kháng chiến chống Pháp bùng nổ, hầu hết người Hà Nội đều tản cư về các miền quê, tránh xa vùng chiến sự, Vũ Bằng và gia đỉnh

cũng tản cư Với Vũ Bằng những ngày ở vùng kháng chiến là những ngày cực khổ, nhưng cũng đẩy vui vẻ: ông vừa làm báo, vừa cùng vợ kéo sợi đem ra

Trang 16

sống nơi đây và bộc lộ cảm xúc không chút giấu giếm: *Tôi chưa hề được

sống những giờ phút sôi nỗi và ấm lòng như thế: đồng bào thương xót nhau

như một thịt; người dân giúp đỡ nhau thật tình; anh lính ho thì người dân tự

nhiên thấy ngực mình đau nhói” (Vũ Bằng, Cø/) Cuộc sống vùng tản cư ngày cảng gặp nhiều khó khăn, gian khổ Họ luôn phải đối mặt với vấn đề nan giải ở lại hay về thành ? Trên thực tế, nhié

tế”, có người chỉ vì miếng cơm manh áo, có người vì sự an toàn tính mạng, có

người vì động cơ khác nhau đã “định người lại vì đông cơ chính trị sa ngã vào con đường Lim tay sai cho dich tit

cả những người chịu án “dinh tế" đều bị mang tiếng xấu, mang cái tội quay lưng với kháng chiến, Vũ Bằng cũng là một trong số đó

Cuối 194§, Vũ Bằng và gia đình hồi cư về Hà Nội Ông cũng như gia

đình không tránh khỏi sự phán xét, miệt thị của mọi người, kể cả những bạn

bè thân thiết Nhưng có một điều khơng ai biết ngồi ơng là lý do việc hồi cư;

đây chính là một nhiệm vụ cách mạng bí mật mà ông mới nhận trên cương vị một nhà hoạt động tình báo Năm 1954, được sự phân công của tổ chức, ông đành dé lại vợ, con trai ở lại Hà Nội dé vào Nam làm nhiệm vụ Số phận đặt ông vào những thử thách mới đầy khó khăn và oan nghiệt mà chỉ ông mới

thấu hiểu

'Vào Nam với nhiệm vụ mới, Vũ Bằng lấy người vợ thứ hai là Lương

Thi PI

Trang 17

những tác phẩm rất xa với văn chương như: Hạnh phúc lứa đổi, Các cô gái

dậy thì nên biết, Các cô gái lẫy chẳng nên biết

Mặc dù có vợ con ở miền Nam nhưng Vũ Bằng luôn hướng lòng mình về miễn Bắc, về người vợ nơi cố hương Năm 1967, nhận được tin bà Nguyễn

Th luỳ mắt mà ông khơng thể về thăm Ơng phải gạt tinh cảm riêng tư qua

"bên dé hoàn thành tốt nhiệm vụ mà cách mạng tin tưởng giao phó Suốt thời gian hoạt động tỉnh báo ở Sài Gòn, ông là một chiến sĩ cách mạng trung kiên

Phần đời sung sức nhất của mình ông đã cống hiến hết cho nghề viết và lặng lẽ hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, đấu tranh thống nhất nước nhà

Những năm tháng hoạt động tỉnh báo cũng là khoảng thời gian ông chịu nhiều đau khổ và oan ức vì không thể thanh minh cho mình Sự hy sinh của ông không gì bù để vào Nam làm công việc tỉnh báo đầy nguy hiểm Cuộc dấn thân vào nhiệm nỗi; ông hy sinh quyên lợi cá nhân, bỏ sau lưng cả vợ lẫn con vụ mới với ông đầy mắt mát, càng làm sáng tỏ bản chất dũng cảm của ông - một chiến sĩ tình báo cách mạng

Nam 1975, đất nước thống nhất, mặc dù hoài hương đất Bắc nhưng Vũ Bing vẫn sinh sống tại miền Nam với cuộc đời chật vật chuyện cơm áo và

khổ đau, nhất là thân phận chưa được làm sáng tỏ Ngày 8/4/1984, ông đã bỏ

tất cả ở lại trằn thé, trút hơi thở cuối cùng, đi vào cõi vĩnh hằng

"Ngày I thang 3 năm 2000, Tổng cục II của Bộ Quốc phòng đã xác nhận

'Vũ Bằng là nhà văn - chiến sĩ tình báo của ta hoạt động trong lòng địch theo

sự phân công của cắp trên Ngày 13 thắng 2 năm 2007, Vũ Bằng đã được truy tăng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật

1.1.2 Sự nghiệp sáng tác của Vũ Bằng

1.1.2.1 Lĩnh vực bảo chi

Ở nước ta đầu thế kỷ XX, kiểu nhà báo - nhà văn trở nên phổ biến

Trang 18

Tó, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Nguyễn Tuân, Tam Lang, Vũ Bằng đều có

những sáng tác phổ biến qua báo chí Vũ Bằng là hình ảnh tiêu biểu cho kiểu nhà vin — nhà báo giai đoạn này Trên cương vị một nhà văn hay nhà báo, ông đều có những đóng góp tích cực và quan trọng, những đóng góp đó đã xác lập

nên vị trí nhất định của Vũ Bằng trong lịch sử văn nghệ Việt Nam

'Vũ Bằng là người say mê với nghề, một tài năng hiếm có thể hiện ở năng lực viết đồi dào cả về số lượng và chất lượng bài viết Nhà văn Tơ Hồi có lần ví ơng: “Như một ông thợ nấu cực thành thạo, tay dao tay thớt, mắt để

vào món chín, mắt để vào món bưng ra ( ) Vũ Bằng làm báo, viết báo, thầu ‘bao, cai đầu dài ba bốn tờ một lúc” [17, tr.1 13]

Vũ Bằng có những luận thuyết và quan niệm về nghề báo thật là

nghiêm cần Con người ấy trong suốt cuộc đời bút đã âm thầm chịu đựng

nhiều tả tiếng Nói như nhà văn Triệu Xuân, ông là “người lữ hành đơn

Mặc dù vậy, sau chặng đường dài hơn 40 năm làm báo, viết văn nhọc nhẳn

ông vẫn cứ nguyện: “Nếu trở lại làm người, con cứ lại xin làm báo” (Vũ

Bằng, Bắn mươi năm nói láo)

Những năm trước cách mạng, ngoài hai tờ Án Nam rạp chí và Đông

Tây ông còn viết cho Trung Bắc chủ nhật ông làm thư kí tòa soạn cho Tiểu thuyết Thứ bảy, Phổ thông bán nguyệt san, Vit Duc Vi Bang con lam tong

thư kí tòa soạn tờ Đđn Mới ~ một tuần báo của cao ủy Pháp Sau khi Đán Mới

đóng cửa ông chuyển sang viết cho tuần báo Việt Thanh và làm thư ký tòa soạn báo Tiếng đán Điều đó khẳng định ông là người có vai trò quan trọng

trong sự phát triển của báo chí giai đoạn này

Nói đến văn học Việt Nam trong quá trình hiện đại hóa những năm đầu

thế kỷ XX, không thể không nhắc tới sự xuất hiện của loại hình báo chí K từ khi ra đời, báo chí Việt Nam thu được nhiều thành tựu quan trọng Vũ Bằng,

Trang 19

làm cho bộ mặt báo chí nước nhà ngày càng phát triển hơn Trong hồi ký Bon mươi năm nói láo, Vũ Bằng thuật lại: “anh em viết văn lúc đó hầu hết đều tiếp

xúc với tôi, cho nên ngoài cái lợi được học hỏi thêm về mặt văn hóa, văn

chương ngoại quốc, ngoài cái lợi rút kinh nghiệm và trau dồi nghề nghiệp, tôi

lại còn biết rõ hơn về tài đức, tư tưởng, sở trường, sở đoản của từng anh em văn nghệ” (Vũ Bằng, Bồn mươi năm nói láo)

Theo Vũ Bằng, báo chí trung thành với lý tưởng chống áp bức, chuộng tiến bộ quyền lợi tinh thần đã ủy thác cho nó, báo chí luôn có tính năng chiến dau và xây dựng Ông đã sống và viết vì nhiệm vụ lớn lao ấy Dắn thân vào nghề báo, ông sống chuyên chú với nghề Ông trân trọng nghề và quyết tâm Me oil! sống chết với nghề, đành chịu tội với hương hồn người mẹ đã khuất: 'Con đành chịu t báo” (Vũ Bằng, Bổn mươi năm nói láo)

hiểu với mẹ Nếu trở lại làm người con cứ xin lại làm Phải thừa nhận rằng, người sống hết mình cho sự nghiệp viết như Vũ

Bằng thật không nhiều Với tài năng và tâm huyết như Vũ Bằng, hình như

ông cần đến nghề viết cũng như nghề cần đến ông: Nghề viết nuôi sống ông ca vé vat chit lẫn tinh thần, cũng như ông đã góp phần mang lại nguồn sinh

lực cho nhiều tờ báo nói riêng, cho hoạt động báo chí thời kì này nói chung 1.1.2.2 Lĩnh vực văn học

‘Vii Bang say sua lam bao, dam mê với nghiệp viết Niềm đam mê viết

đã đưa ông trở thành một nhà văn có tiếng bởi sự thành thao va ching chạc

trong ngơi bút Ơng nhanh chóng đi trên con đường chuyên nghiệp của nghề

văn với nhiều sáng tác đa dạng về thể loại

Ở thể loại tiểu thuyết, tuy chưa thật sự xuất sắc nhưng Vũ Bằng cũng

gây được tiếng vang lớn qua một loạt tác phẩm: Một mình trong đêm tối

Trang 20

*Thư cho người mắt tích" (1950), “Nước mắt người tình” (1913), “Bóng ma nhà mệ Hoát" (1973) Ö những tác phẩm này, hình thức tác phẩm đã có đến nhiều vấn đề khá phức tạp như đời sống trụy lạc và lối sống hưởng thụ trong xã hội Ở thể loại những đổi mới và nội dung của tác phẩm cũng đẻ

tiểu thuyết nói riêng, các tác phẩm văn xuôi nói chung, Vũ Bằng luôn bảo vệ lối viết đi vào khai thác điển biến tâm lí nhân vật Ở thời kỳ này, các nhà văn đương thời vẫn quan tâm nhiều hơn đến các sự vật, sự kiện trong tiểu thuyết, nhưng Vũ Bằng thì khác, kỹ thuật tiểu thuyết của ông đã hướng đến xây dựng “một nhân vật sông", đó chính là một trong số những đóng góp quan trọng về:

mặt lý luận tiểu thuyết của Vũ Bằng đồi với nền tiểu thuyết của Việt Nam 'Về thể loại bút ký, Vũ Bằng đã viết với số lượng khá nhiều, tiêu biểu là

các tác phẩm: Hội Lim (1931), Cát búa con (1931), Người Hà Nội nhớ người Hà Nội (1949), Vườn xuân tơi bởi lá gieo (1949) Tuy nhiên, ấn tượng mà

Va Bing dé lai nhiều nhất là hai tác phẩm có tính chất tự truyện rõ rệt: Cai (1944) và Bồn mươi năm nói láo (1969) Cuỗn Cai ra đời năm 1944 (sau này

đổi tên là Phù dụng ơi! Vĩnh biệt !) là những lời “gan ruột” của chính tác giả

kể về những năm tháng nghiện ngập, sa đọa, trai gái và quá trình cai nghiện

“nang tiên nâu”

Ở thể loại truyện ngắn, Vũ Bằng cũng để lại nhiều thành công đáng kể Từ khi bước vào nghề viết văn cho tới những năm cuối đời, ông cho ra đời nhiều tác phẩm gắn liền với những khoảng thời gian lịch sử nổi bật của đất nước Trước cách mạng tháng Tám, các truyện ngắn của Vũ Bằng chủ yếu

đăng trên tờ Tiểu tuyết thứ bảy, trong đô có: Một người bưng mặt khóc

(1938), Gặp nhau lại xa nhau (1938), Một người rơi xuống hồ (1938), Chàng Kim người Bắc cô Kiểu người Kinh (1938), Cô Thổ quàng khăn đó (1938),

Trang 21

tre (1942) Những truyện này thường đề cập đến những vấn đề “không có khúc mắc như các tiểu thuyết gia thường tả

Từ năm 1945 đến năm 1954, Vũ Bằng công bố các tác phẩm: “47"

(1949), Con dầu hóa (1949), Ở đây bán sách cũ (1949), Cây hoa hiển bên bờ sơng Na (1949), Đồn kế: và thân ái (1949), Một tát ba răng (1949), Truyện

một lịch trình tranh đấu (1949), Một chuyện tết bồ nuôi (1950), Những kẻ

gieo gió (tập truyện)

Từ 1954 - 1975, ông chuyển vào sinh sống tại Sải Gòn và công bố một

loạt tập truyện ngin: Mé chit (1971), Bát cơm (191), Cái đền lằng (1971),

Bay đêm huyn thoại (1912)

Về tản văn, Vũ Bằng có những tác phẩm nỗi tiếng được xem là hiện tượng trên văn đàn Việt Nam như Miếng ngon Hà Nội (1960), Miếng lạ miễn Nam (1969), Thương nhớ mười hai (1972 Đây là những tác phẩm bắt hủ viết về nghệ thuật âm thực, nỗi nhớ quê hương của một người đang sống xa xứ

Về thể loại biên khảo, Vũ Bằng nỗi tiếng với Khảo về tiểu thuyết

"Ngoài ra, Vũ Bằng còn có các công trình khác như Cười Đông - cười Tây ~

cười kim — cười cố, Nói có sách, Đông Tây cỗ học tình hoa

Ở thể loại chân dung văn học ông viết Chân dưng văn học (1974), Nhà văn lắm chuyện (1971)

Các bài viết tạp văn của Vũ Bằng được tập hợp trong cuốn Tạp vữn

Cuốn Tạp văn gồm ba phần, phần thứ nhất là các bải viết về văn học dân gian

‘va vin học cổ, phần thứ hai là bài

bọc nghệ thuật, phần thứ ba gồm các bài viết các hiện tượng xã hội + về một số sinh hoạt, hiện tượng về văn Bang tai nang, sự say mê và tâm huyết với nghề, Vũ Bằng đã để lại cho

đời nhiều tác phẩm báo chí và văn học đặc sắc Với nhiệm vụ cách mạng của mình, Vũ Bằng đã phải sống trong những hoàn cảnh hết sức thigt thoi, song

Trang 22

nghệ trong cuộc đời cằm bút của Vũ Bằng vẫn còn nguyên gid tri cho đến

ngày nay Vũ Bằng quả là một tài năng lớn đáng trân trọng 1.2 Vị trí của Vũ Bằng trong lịch sử văn học dân tộc

1.2.1 Nhìn chung về văn học Việt Nam nica dtu thé ky XX

Đầu thể kỹ XX, ngày cảng có nhiều tờ báo bằng chữ quốc ngữ ra đời Trong số đó, có những tờ tạp chí chuyên về văn hóa, văn học như Đồng Duong tap chi, Nam Phong tap chi Hoat déng in ẫn, xuất bản cũng bước đầu phát triển Số người biết chữ quốc ngữ ngày cảng tăng, các phương tiện giải trí chưa nhiều, báo là phương tiện thông dụng nhất trong đời sống văn

hóa của dân ta

Việc dịch thuật và giới thiệu sách báo truyền bá tư tưởng văn hóa

phương Tây cũng tương đối phát triển Phong trào dịch thuật đầu thế kỷ diễn ra tương đối sôi nổi: dịch từ tiếng Việt sang tiếng Pháp, tiếng Trung sang tiếng Việt, tiếng Pháp sang tiếng Việt

Nguyễn Văn Vĩnh với các công trình dịch thuật nổi tiếng: Truyén ba người lính ngự lâm pháo thi của A Dumas; Miếng da lừa cha Honore de

Balzac; Những kẻ khốn nạn của Victor Hugo các tác phẩm dịch của ông chủ yếu được giới thiệu trên báo Phạm Quỳnh cũng là người có nhiều đóng

góp trong việc địch và giới thiệu các tác phẩm văn học Pháp Bên cạnh việc nhà văn như Bửu Đình, Phú Đức đặc biệt là u Chánh

còn phóng tác nhiều tác phẩm từ văn học phương Tây

Nửa đầu thế kỷ XX, xuất hiện phong trào khảo cứu nhằm tìm lại vốn

dịch, một

văn hóa dân tộc Theo nhà nghiên cứu Trần Đình Sử trong công trình [ăn học Việt Nam thế ký XX, ngoại trừ các bản phiên âm trong Truyện Kiểu, Truyện

Trang 23

Triêu công nghiệp diễn chí (1917); Cát Thành dịch Hoàng Lê nhất thống chí (1917); Trần Trọng Kim với Việt Nam sử lược (1918) đã cho thấy nhiều

cách tiếp cận khác nhau của các học giả để phác họa lại bức tranh văn hóa

Việt Nam một cách chân thực, khách quan cả trong quá khứ và hiện tại, cả

những yếu tố tích cực và yếu tố hạn chế Điều này có ý nghĩa quan trọng

trong bối cảnh diễn ra sự xung đột giá trị văn hóa cổ truyền với văn hóa

phương Tây ở đầu thế kỷ XXI

Phan Kế Bính, Nguyễn Đỗ Mục, Bùi Kỷ, Tản Đả là những người đắc

lực góp công làm sống lại di sản văn học dân tộc Bên cạnh các công trình

dịch, cũng có nhiều công trình khảo cứu xuất hiện như Việt Nam văn khảo: (1918) của Phan Kế Bị

Ham; Nam Thi hop tuyén (1927) của Nguyễn Văn Ngọc, Quốc vấn cụ thé \; Quốc văn trích diễm (1925) của Dương Quảng

(1932) của Bùi Ki Qua phong trào khảo cứu tìm lại vốn cỗ dân tộc, đáng chú ý là sự hình thành một ý thức vẻ thể loại trong việc sắp xếp, phân loại tác

phẩm Ý thức thể loại sẽ dẫn đến nhu cầu giải quyết khái niệm của c:

c thể

loại, không chỉ thể loại văn học cổ mà cả những thể loại văn học hiện đại trong đó có tiểu thuyết

Thời kỳ này, xuất hiện những người sống bằng nghề viết - viết văn, làm báo, phê bình văn học Đối với các nhà tiểu thuyết, để tồn tại trong ngl

họ

thưởng xuyên phải cách tân làm cho tác phẩm ngày cảng trở nên hấp dẫn với công chúng Nhằm hướng dẫn và thu hút công chúng văn học, trên nhiều báo

chí, việc trao đổi, đánh giá các tiểu thuyết cụ thể diễn ra thường xuyên Bố cảnh sáng tác và tiếp nhận như thể cũng là một lý do để lý luận về tiểu thuyết

ra đời và phát triển

'Văn học Việt Nam nữa đầu thế kỷ XX là nền văn học bước vào quá

trình hiện đại hóa, trên cơ sở kế thừa truyền thống và tiếp thu tinh hoa từ văn

Trang 24

hóa, cách tân trên mọi lĩnh vực và các thể loại phát triển mạnh mẽ Trong số

các thể loại văn học, tiểu thuyết trở thành thể loại chim vị trí chính yếu bởi nó nhanh chóng đáp ứng được nhiều yêu cầu của đời sống tinh thần xã hội

1.3.2 Đồng góp của Vũ Bằng cho nền văn học dân tộc

Bên cạnh những đóng góp lớn trong nghề báo, Vũ Bằng còn là người

có nhiều công lao đối với trong nền văn học nước nhà Ông giữ vai trỏ quan trọng với tư cách là người cách tân tiểu thuyết 'Vai trò cách tân tiểu thuyết của Vũ Bằng được thể hiện trước nhị mặt lý luận Với Khảo vẻ tiểu thuyết, Vũ Bằng đã định hướng cho việc xây

cdựng một lỗi tiếu thuyết mới Ông là người đầu tiên đưa vấn để tiểu thuyết ra bàn luận một cách hệ thống Qua việc tiến hành phân biệt “tiểu thuyết hiện đại” và “tiểu thuyết truyền thống”, xác định các đặc điểm kỹ thuật về nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu, trong tiểu thuyết hiện đại, K/áo về tiểu thuyết

của Vũ Bằng có tính “dọn đường” cho những người đi sau muốn đặt chân vào

văn chương

Với sự xuất hiện các tác phẩm về đề tài hồi cư và người hồi cư, Vũ Bằng và nhiều nhà văn cùng thời đã góp phần dựng nên bức tranh khá toàn diện về hiện thực cuộc sống những năm kháng chiến chống Pháp, đặc biệt về số phận con người trong thời chiến Nam Cao, Ngô Tắt Tố đã viết về cuộc sống và con người vùng tản cư, nhưng hầu như đề tài hồi cư và người hồi cư chỉ có Vũ Bằng Vì vậy, đây trở thành mảng đề tài hiếm hoi và độc đáo không chỉ riêng với Vũ Bằng mà còn đối với nền văn học Việt Nam

Nói về vai trỏ của nhà văn trong thời chiến, nhà văn Pháp Romain

Rolland nêu quan điểm: *Số phân của chúng ta đã khiến chúng ta sinh ra giữa

cuộc chiến tranh vĩ đại Nó không cho phép chúng ta tách rời cuộc chiến

Trang 25

20

tranh, ông đóng góp sức mình qua ngòi bút, qua những sing tác văn học,

ih báo

những bài báo và sau này ơng khốc thêm vai trị của một chiến sĩ

Nhận ảnh hưởng của Vũ Bằng trong sự phát triển của nền văn

xuôi thời kỳ hiện đại hóa, nhà văn Tô Hoài

sức nặng quan trọng” [17, tró4] Nguyễn Vÿ thừa nhận Vũ Bằng là "một nhà

*Vũ Bằng đã góp vào đó một

văn Việt Nam độc đáo trên lĩnh vực tả chân trảo phúng, trước kia và bây giờ”

Với Nguyễn Vỳ, Vũ Bằng còn là “một nhà văn châm biểm gần như độc đáo từ thời tiền chiến đến nay” [32, tr.281]

‘Vai Bằng cũng xác lập vị trí của mình trong thể loại kí — hồi kí Cùng

với Tơ Hồi, Vũ Bằng cũng được đánh giá là một cây bút khá thảnh công ở

thể loại hồi kí Cả hai tác giả, mỗi người mỗi cách, đều đã tìm cho mình con

đường sáng tạo hồi kí độc đáo riêng Tơ Hồi thì tái hiện chính xác các chỉ

tiết bề bộn của đời sống quá khứ, còn Vũ Bằng lại tái hiện thật chính xác tâm trạng và cảm xúc của mình khi nhớ về quá khứ “Văn hồi kí của ông là loại

văn trừ tình, giàu chất thơ, hướng vào biểu hiện nội tâm, hướng về phong

cảnh thiên nhiên bốn mùa xứ sở Các câu văn tràn đầy cảm xúc, cảm giác tỉnh tế Cùng với Miếng ngon Hà Nội và Bắn mươi năm nói láo, Thương nhớ mười “ai góp phần định hình kiểu hồi kí trữ tình độc đáo Có thể xem đây là một đóng góp quan trọng của Vũ Bằng vào thể kí nói riêng và nền văn học hiện

đại nói chung” [33, tr.2020] Van Giá từng phát

hồi kí trữ tình nảy, ông đã có một vị trí chắc chắn trong nền văn xuôi Việt ‘Nam hign dai Lich sử thể loại hồi kí nằm trong lịch sử văn học Vĩ

phải nhắc đến ông như một đóng góp quan trọng không thể thiếu được “với những tác phẩm Nam sé Thương nhớ, tài hoa và lịch lãm, đó là tắt cả những gì thuộc về hồi ki cua Va Bằng” [12, tr85] vi

tư cách là người bước vào nghề sớm, có uy tín trong văn giới, lại là

Trang 26

2

thành người có ảnh hưởng lớn đối với thế hệ các nhà văn, nhà báo cùng thời

“Ông đã đón nhận và thảm định các tác phẩm, quyết định cho đăng tác phẩm của các cây bút xa gần; ông lại còn nhận ra sở trường, sở đoản của mỗi cây

bút để có lời khích lệ và định hướng kịp thời Nhà văn Tô Hoài thừa nhận

*Giá trị ảnh hưởng của Vũ Bằng đối với chúng tôi đã chất lại ở sự gợi ý to lớn” Ông cũng cho biết, ông vả nhả văn Nam Cao từng mê mải đọc tác phẩm 'Vũ Bằng và sáng tác hai ông thời kỳ đó mang hơi hướng Vũ Bằng Nhà vin Kim Lân cũng nói về sự giúp đỡ của Vũ Bằng như một niềm biết ơn chân thành: “Anh có biết người đầu tiên xui tôi viết phong tục tập quán và và các

thú chơi dân đã là ai không? Chính là ông Vũ Bằng” [1S, tr46] Khơng ai

khác ngồi Vũ Bằng đã “đề nghị Nam Cao chuyên viết về trí thức nghèo, Tô

Ho:

vat, Lý Văn Sâm về những chuyện đường rừng Trung Nam, Kim Lân về các vị con quan thất thế" Nhà văn Tơ Hồi trong “Vũ Bằng - Thương *Những truyện ngắn đầu

nhớ mười hai” đã không ngần ngại khi khẳng đị

tiên của tôi in trên tuần báo tiểu thuyết Thứ bảy đều do nhà văn Ngọc Giao biên tập Nhưng ảnh hưởng có tính nội dung và cả hình thức tôi lại được gợi ý

nhiều ở sáng tác Vũ Bằng” [16, tr.229-230), 1.3 Quan

Tiểu thuyết là một thể loại văn xuôi có hư cấu, thông qua nhân vật, ằm tiểu thuyết của Vũ Bing

hoàn cảnh, sự việc để phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn và những vấn đề của cuộc sống con người, biểu hiện tính chất tường thuật, tính chất kể chuyện 'bằng ngôn ngữ văn xuôi theo những chủ đề xác định

Trong một cách hiểu khác, Belinski nhận định: "tiểu thuyết là sử thi của

đời tu” Đây là lối khái quát về một dạng thức tự sự, trong đó sự trần thuật tập trung vào số phận của một cá nhân tong quá trình hình thành và phát triển của nó Sự trần thuật ở đây được khai triển trong không gian và thời gian nghệ

Trang 27

Trong văn học phương Đông, danh từ "tiểu thuyết” xuất hiện khá sớm

nhằm phân biệt với hai thể loại cơ bản khác là “đại thuyết” và “trung thuyết”

*Đại thuyết” là kinh sách của các thánh nhân như Kinh 7h, Kinh Thỉ của

Không Tử Đó là loại sách mang nặng tính triết học, gần như chân lý, kiểu khuôn vàng thước ngọc và rất khó đọc “Trung thuyết” do các thiển sư, sử gia thực hiện như Sử ký của Ti Mã Thiền Con

chuyện vụn vặt, đời thường Những chuyện ấy cùng với cổ tích, ngụ ngôn là iểu thuyết”, vốn chỉ những,

những mầm mồng của tiểu thuyết phương Đông

'Ở một số ngôn ngữ phương Tây, từ tiểu thuyết roman có nguồn gốc từ tiếng Latinh, mang nghĩ "chuyện méi” (novel) Song song với tí iới cũng cho thấy trình này, văn học hiện đại t

những nguyên lý của tiểu thuyết chi phối hầu hết các tác phẩm tự sự khác nên

sự phân biệt bản chất thể loại ở các truyện cụ thể trở nên ngày cảng khó khăn

Phải đến những năm 30 của thế kỷ XX, văn học Việt Nam mới xuất hiện tiểu thuyết với đầy đủ tính chất của thể loại hiện đại Cùng phong trào “Thơ Mới, tiểu thuyết hiện đại Việt Nam 1930-1945 có những bước tiến vượt

bậc và thành tựu lớn với hai khuynh hướng sáng tác: những cây bút nổi tiếng

của Tự lực văn đoàn, những người đã thúc đẩy sự hình thành thể loại như

Nhat Linh, Khái Hưng, Thạch Lam và những nhà văn hiện thực phê phán như Ngô Trong 2 cuộc chiết it Tổ, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan

tranh vệ quốc (chống Pháp và chống Mỹ), đội ngũ các nhà tiêu thuyết Việt Nam xuất hiện ngảy cảng đông đảo như Nguyễn Huy Tưởng, Tơ Hồi, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Nguyên Ngọc Giai đoạn này, ít nhiều tiêu thuyết Việt Nam đã có thành tựu

tiệm cận với thể loại tiểu thuyết-sử thi vốn mang đề tài hoành tráng và dung

Trang 28

2

Tiểu thuyết có nhiều dạng thức kết cấu tùy theo yêu cầu của đề tài, chủ đề hoặc theo sở trường của người viết Thậm chí người ta còn cho rằng, về nguyên tắc, tiểu thuyết không có một hình thức thể loại hoàn kết, bởi vì nó là

"sử thi của thời đại chúng ta”, tức là sử thỉ của cái hiện t

đái đang hàng

ngày hàng giờ đối thay, bởi vì điều quan trọng đối với nó là sự tiếp xúc tối đa

với cái thực tại dang đở "chưa xong xuôi", cái thực tại đang thành hình, cái thực tại luôn bị đánh giá lại, tư duy lại Tuy thường gặp những

hồi, kết cấu tâm lý, Ai , két cdu don tuyé

thuyết vẫn không chịu được những chế định chặt chẽ, nó không có quy phạm

ết cấu chương

t cầu luận „ kết cầu đa tuyến tiểu

cổ định và người viết thậm chí có thẻ phá vỡ những khuôn mẫu sẵn có để vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo các hình thức kết cau khác nhau Kết cấu cho phép tạo nên một diện mạo chung nhất về tiểu loại: tiểu thuyết chương

hồi, tiểu thuyết tâm lý, tiểu thuyết luận đẻ, tiểu thuyết đa thanh

'Vũ Bằng đã có một ảnh hưởng rất sâu đậm đối với thế hệ các văn thi sĩ

tiền chiến lúc bấy giờ Bởi lẽ “ông hiện ra như dáng dấp của một người giữ

vai trò tổ chức trong quá trình văn học của giai đoạn này” [1ó, tr.46] Ở lĩnh vực lý luận tiểu thuyết, ông đã làm một việc rất có ý nghĩa Khảo về tiểu thuyết là công việc có tính “dọn đường” giúp cho những người đi sau có thể

đặt chân vào diễn đàn văn chương một cách tự giác, có lý luận Qua thực tiễn

sáng tác, Vũ Bằng là một trong những người thúc đẩy quá trình hiện đại hóa văn xuôi Việt Nam nói chung và tiểu thuyết Việt Nam nói riêng Những quan niệm và thực tiễn sáng tác của Vũ Bằng ở thể loại tiểu thuyết thực sự có ảnh hưởng nhất định không chỉ thể hệ nhà văn sau này mẻ còn ảnh hưởng ngay cả đối với những người viết văn cùng thời với ông Do vậy, nghiên cứu quan niệm tiểu thuyết của Vũ Bằng chính là cách thức để chúng ta đi sâu tìm hiểu

Trang 29

4

Khác với quan niệm truyền thống, Vũ Bằng cho rằng điều quan trong nhất ở tiểu thuyết chính là kĩ thuật, thi pháp Trong các yếu tố làm nên một cuốn tiểu thuyết thì trước tiên phải chú trọng đến việc tạo ra một cốt truyện

hap dẫn, nhưng đó là thứ truyện "tự nhiên”, truyện *không có cốt truyện”

Ngày nay, phần đông các nhà nghiên cứu đều cho rằng, khái niệm cốt

truyện có thể được hiểu là “hệ thống hoàn chinh các sự vật và hành động chính trong tác phẩm” Hay như cách quan niệm của Từ điển thuật ngữ văn học: “Hệ thống sự kiện cụ thể, được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức

động của tác phẩm văn học thuộc loại tự sự và kịch” [15, tr.99]

Theo M Gorky, cốt truyện là “lịch sử phát triển và tổ chức của tính

cách này hay tính cách khác" Nguyễn Đình Thi quan niệm: “không phải hễ nắm được sự việc, dựng lên được một cái khung sự việc là đã xây dựng được

cốt truyện Chỉ khi nào nhà văn tìm ra được ý nghĩa của sự việc đối với vận

mệnh những con người và nhìn được rõ sự diễn biến của những con người

tham gia vào việc ấy thì bấy giờ thực mới có cốt truyện để viết thành tiểu

thuyết” [14, tr.170] Có thể hiểu một cách khái quát: cốt truyện là một trong,

những bình diện của nội dung tác phẩm, không nên xem cốt truyện là tất cả nội dung tác phẩm (Phan Cự Đệ)

Có thể nói, cốt truyện là một yếu tố quan trọng của tác phẩm tự sự Thường cốt truyện được hiểu như là cái sườn của tác phẩm, cái tóm tắt những điểm chủ yếu làm thành một câu truyện khá ngắn với dung lượng giảm thiểu rất nhiều so với bản thân tác phẩm Càng ngày, khái niệm cốt truyện cảng được hiểu phức tạp Khác với các quan niệm cho rằng tiểu thuyết cần phải có

cốt truyện thì cũng có nhiều nhà văn hiện đại đã mạnh đạn gạt bỏ vai trở của cốt truyện Đó chính là sự khác biệt giữa tiểu thuyết truyền thống với tiểu

Trang 30

2s

1.3.1 Quan nigm tiéu thuyét là “một cuộc đời tướng tượng nhưng cuộc đời đó cần phải thực” của Vũ Bằng

Tiểu thuyết truyền thống rất coi trọng cốt truyện, xem nó như là một yếu tố không thể thiếu, quyết định sự thành công của tác phẩm Nhưng với

tiểu thuyết hiện đại thì hoàn toàn khác Tiểu thuyết là thể loại *sử thỉ đời là tai đang hình thành, còn dở dang, chưa xong xuôi và luôn luôn bị soi ngắm, thi của thời đại chúng ta” Tiêu thuyết là sự tiếp xúc tối đa với cái thực đánh giá lại, nó không chịu được sự chế định chặt chẽ, máy móc 'Đo vậy, về cơ bản, ở tiểu thuyết nội dung trực tiếp thấm đẫm vào mọi

thành tổ của cốt truyện, khi đó cốt truyện trở thành phương tiện phản ánh

xung đột giữa cá nhân và xã hội, trở thành nhân t6 thie day hành động của

nhân vật và đây là điều cơ bản, chứ không phải là sự mở đầu, phát triển hay kết thúc hồn tắt như mơ hình cấu trúc của tiểu thuyết truyền thống Vì thể,

mặc dù có thể vẫn có mặt các thành phần của cốt truyện nhưng tiểu thuyết

hiện đại không bị câu thúc bởi quy định có tính chặt chẽ, gò bó của yếu tố này Đây cũng là quan niệm về cốt truyện tiểu thuyết của Vũ Bằng

Trong số các tiểu thuyết của Vũ Bằng, Tới ác và hồi hận có lẽ là tác phẩm duy nhất được sáng tác có cốt truyện Tuy nhiên, cốt truyện cũng khá

đơn giản: những ân oán riêng tư và sự trả thù mù quáng giữa những người

trong cùng gia đình để rồi khi ngộ những lỗi lầm, kẻ gây tội ác chỉ còn biết tìm đến con đường tự kết liễu cuộc sống như một sự chuộc lại lỗi lầm

Toàn bộ cốt truyện của Tội ác và hồi hận tập trung vạch trần tội ác của

Cao Minh đối với bà Phủ và Nguyên Cao Minh là đứa con cùng bố khác mẹ

với Nguyên, hắn sống với mẹ ở Sài Gòn Sau khi mẹ Cao Minh mắt, Cao

Trang 31

26

để chứng thực mình là con đẻ của ông Phủ Thành Mặt khác Cao Minh thuê

Tiến từ Sài Gòn ra Hà Nội để theo dõi mọi hoạt động của bà Phủ và Nguyên

Biết được bà Phủ và Nguyên sẽ đi du lịch ở Sài Gòn trên chuyến tàu bắc nam,

Cao Minh dẫn theo cả Năm Phi và Thọ ra Hà Nội phối hợp với Tiến để thực hiện âm mưu Trước hết, lợi dụng lúc đêm tối, Cao Minh sẽ đây bà Phủ ngã

xuống đường tàu cho tàu nghiến Tiếp đến, khi Nguyên đang đau khổ vì mắt mẹ, Cao Minh tiếp tục dùng xe hơi phóng với tốc độ nhanh nhất nghiền nát Nguyên Cả hai cái chết của mẹ con bà Phủ nếu nhà chức trách điều tra thi đều có thể kết luận là do tai nạn giao thông Thế nhưng, Cao Minh chỉ thực

hiện được việc giết bà Phủ, nhờ có Vĩnh (bạn thân của Nguyên) luôn theo doi và tìm hiểu nguyên do nhóm người của Cao Minh luôn theo sát Nguyên như hình với bóng Cụ

nhóm của Cao Minh và Vinh, Vinh đã bị nhóm của Cao Sơn đây xuống vực

cùng, trong một lần đối diện trực tiếp ở Đà Nẵng giữa sâu của danh thắng Ngũ Hành Sơn cho chết mắt xác Thế nhưng, Vinh không chết và tiếp tục bắt tàu vào Sài Gòn để tìm kiếm bọn Cao Minh Tại mảnh đất Sài Gòn, Vinh đã vạch trần tội ác của Cao Minh Trong lúc hối hận, ăn năn đến tột cùng, Cao Minh đã dùng thuốc độc tự tử Trước khi chết, Cao Minh

xin Vĩnh giữ kín âm mưu của y không cho Nguyên biết Vinh đã giữ đúng lời

hứa, Vinh nói với Nguyên rằng, việc nghi Cao Minh có ý giết Nguyên chỉ là

sự hiểu nhằm

'Có thể nói rằng, từ những năm đầu thập niên bốn mươi của thể kỷ XX, ‘Vai Bằng đã nhận thức được nhu cầu thoát li dẫn cốt truyện của tiểu thuyết để nhà văn có thể phản ánh được triệt để đủ chiều kích hiện thực cuộc sống đầy phức tạp với mọi thứ còn dang dở chưa kết thúc và con người vì thể cũng trở

nên da dang hơn, sôi động hơn, không giản đơn bị động như trước Đó là một hiện thực cuộc đời như ta thấy "là một cuộc hí trường xen tiếng khóc, có đám

Trang 32

2

khóc, có người anh hùng thất thế nằm cuộn khúc chờ thời lại có kẻ tiểu nhân

1

Trong Tội ác và hồi hận, Vũ Bằng đã miêu tả cuộc truy tìm đến cùng của Lê Vinh đối với những kẻ đã tâm âm mưu giết chết bà Phủ và Nguyên

một bước gặp may vênh vang đắc chí

Câu truyện được xây dựng với những xung đột liên tiếp xảy đến giữa Nguyên, 'Vinh, Cao Minh Ban đầu là chuyện Cao Minh nhờ

để theo dõi các hoạt động của bà Phủ và Nguyên Dẫu biết việc làm này là bắt

n nằm vùng ở Hà Nô

nhân nhưng vì tiền nên Tiến vẫn nghe và phục tùng sự chỉ đạo của Cao Minh Sự hội ngộ của Cao Minh, Tiền, Thọ và Năm Phi tại đất Hà Nội đã lên được một kế hoạch “giết người hoàn hảo” Theo kế hoạch này, trên chuyền tàu tốc hành bắc nam mà mẹ con bà Phủ đang đi sẽ xảy ra một án mạng kép Ban

đầu, lợi dụng đêm tối bọn chúng sẽ tìm cách lừa bà Phủ rời khỏi vị tri ny đây bả ngã xuống cho tàu nghiền Tiếp đó, trong lúc Nguyên (con trai bà Phủ)

đang đau xót, khóc lóc thì chúng dùng xe hơi dé hie cho Nguyên chết Cả hai

cái chết này nếu được nhà chức trách điều tra có thể quy về các vụ tai nạn

Thế nhưng, trong quá trình thực hiện kế hoạch, chúng chỉ giết được bà Phủ

mà không giết được Nguyên Từ đó, Vinh (bạn thân của Nguyên) đã phát hiện

một điều gì rất lạ từ những người khách qua đường này Vinh từ chỗ nhắc nhở Nguyên cảnh giác với lòng tốt của Cao Minh, một mặt bí mật tìm hiểu tung

tích và âm mưu của Cao Minh Cuối cùng, trên mảnh đất Sài Gòn đã chứng kiến một cuộc vạch trần tội ác của Cao Minh

Theo Vũ Bằng, người viết tiểu thuyết không nên quá lệ thuộc vảo cốt truyện mà nhiều khi phải có thái độ khước từ, loại bỏ những điều mình đã dự định, đã sắp xếp sẵn, chỉ nhận thức và viết ra những gì mà mình thấy đúng với

hiện thực khách quan đang diễn ra Phải có can đảm tự gạt bỏ những lý thuyết

Trang 33

38

con người mà mình định miêu tả, phản ánh: "Viết một cuốn tiểu thuyết, phái

gan lắm, phải có nhiều đức hi sinh lắm mới có thể bỏ chủ đề đi được, mới không thuyết lý" [9, tr.234]

Người viết tiểu thuyết có nhiều cách, nhưng dù viết cách nào cũng phải làm sao giữ được cho sự việc diễn ra tự nhiên, hợp lý với tính chất tươi mới, sống động của nó chứ không phải là một mớ sự kiện chết cứng đông đặc được đưa ra, xếp đặt vào nhau gò theo ý đồ của tác giả để chứng minh cho một luận đề đã định trước Bởi thể thì tác phẩm sẽ "không còn là một bức họa

đời, mà chỉ còn là một cái gì vung dai, xa la; nhân vật của nó không còn là

người nữa, mà chỉ còn của dây cót đồng hồ mà thôi” [9, 228]

Trong Tội ác vả hồi hận, Vũ Bằng đã thực sự thẻ hiện sâu sắc điều nay

Cốt truyện được phát triển theo hướng tự nhiên Từ việc sa ngã vào con đường cờ bạc, đến ý định và hành động giết hại người thân để được hưởng trọn một gia tài to lớn của Cao Minh được tác giả miêu tả hết sức lôi cuốn

Mỗi sự kiện được cập nhật như trong đời sống hằng ngày, ít bị gò bó

Quan niệm hiện đại của Vũ Bằng vẻ tiểu thuyết là ở chỗ, cốt truyện được đặt xuống hàng thứ yếu, còn cái quan trọng, cơ bản là nhân vật và thế

giới nội tâm và tính cách nhân vật lại nỗi lên hàng đầu có vai trò hiện thực

hóa cốt truyện trong tác phẩm Do vậy tiểu thuyết sẽ ít có sự chặt chẽ về quy trình thứ tự, nhà văn có thể mở đầu tác phẩm ở bắt kỳ thời điểm nào, miễn la

phản ánh được một cách hợp lý hiện thực và thể hiện trọn vẹn tính cách nhân

vật phù hợp với lôgic Đây là cách viết mới đối với thời điểm bấy giờ đã được Vũ Bằng nhận thức và ông gọi tiểu thuyết là những truyện “dớ dẫn”, “tẻ ngất”, “lạ hoắc”, “cụt thun lún”, không có chuyện” [9, tr207-208|, 'hẳng có đầu có đuôi gì cả”, là “thứ truyện

Chẳng hạn, ở tiểu thuyết Để cho chàng khỏi khổ, Vũ Bằng mở đầu câu

Trang 34

*Tôi đi xa về, giở một tờ báo hàng ngày xuất bản hôm 20 Mars ra đọc việc vặt ở các tỉnh thì mới biết rằng, bà Ngọc ở Kiến An đã bỏ

nhà đi tự tử Báo cho tôi hay, người đàn bà ấy có chuyện xích mich

trong gia đình nên mới xảy ra sự thương tâm nọ Thấy vợ ra đi không mang theo tiền nong và quần áo gì, mà lại giữa lúc trời đã tối, ông chồng bà vợ sợ phẫn chí đi tự tử nên vội đến trình sở cảnh sát và thuê người đi tìm kiếm, thì mãi đến tận chiều hôm 19 Mars người ta mới dò thấy ở đầu huyện An Lão một đôi giầy Người ta đi quá mãi lên thì tủa bà Ngọc: Nước sông đã đưa th thể

đò Cựu, cách huyện An Lão ba cây số” [4] bà lên tận Có thê nói 6 Vi bắt kịp bước

trọng Vũ Bằng đã nhìn thấy tương lai của thể loại iễu thuyết và ông đã nhân

Nam, Vũ Bằng là một trong số ít người

p cân và

thuyết hiện đại thể giới với những cách tân quan

thức đúng đắn là truyện trong tiểu thuyết phải luôn luôn mới mẻ về mọi phương diện “moi về tư tưởng, mới về chủ đề học lý, về cách trình bày nhân

vật và về cả cách hành văn và kết cấu.” [9, tr.186] Vũ Bằng chủ trương phải đưa tính chân thực vào tác phẩm văn học, đặc biệt là tiểu thuyết, vì theo ông “điều cốt yếu của tiểu thuyết là tạo ra một cuộc đời tưởng tượng nhưng cuộc đời đó cần phải thực, để cho giống thực tại và nhắc nhở cái thực tại đó, nếu bat than ta có quên đi.” [9, tr.315] Muốn có được cái thực trong tưởng tượng thì phải đi sâu tìm hiểu quan sát hiện thực cuộc sống, lấy những sự kiện còn

nóng hỗi của hiện thực làm tải liệu để sáng tạo nên tác phẩm 1.3.2 Đặc điểm cắt truyện của tiễu thuyết hiện đại

“Theo Vũ Bằng, trong tiểu thuyết hiện đại, câu chuyện “rất khó thâu tóm

thành một hệ thống tuần tự các sự kiện để có thể tóm tắt và ké lai dé dang’ Trước đây, tiểu thuyết truyền thống và các loại tự sự khác coi cốt truyện là

Trang 35

30

kết thúc Tác giả của tiểu thuyết truyền thống đóng vai trò một người có mặt ở

mọi nơi và thấy hết tắt cả, kể lại tất cả theo tuần tự lôgíc sự việc, sự kiện, Mặt khác, ở loại tiểu thuyết này số lượng nhân vật thường không nhiều, các

quan hệ giữa các nhân vật với cuộc đời, giữa nhân vật với nhân vật còn đơn

giản, các tuyến nhân vật cũng thường được chia làm hai phe đối lập rõ ràng, diễn biến tâm lý của nhân vật chưa trở nên phức tạp nhiều giằng xé, Vì thế có thể tiếp nhận loại tiểu thuyết này bằng cách nghe người khác kẻ lại Thậm

chí có khi chỉ nghe kế hay đọc lướt qua một đoạn của tác phẩm thì người

nghe, đọc cũng có thể nắm bắt được toàn bộ nội dung tác phẩm và ý định tác cễ lai dé dang Ở tiểu thuyết hiện đại, nhân vật lai trở thành yếu tổ quan trọng, cơ bản giả muốn nói và có

của tác phẩm, cốt truyện lúc này chỉ là thứ yếu và nhiều khi trở nên bất lực trước mọi diễn biến bất ngờ của nhân vật, khoảng cách giữa tác giả và nhân

vật hẳu như bị triệt tiêu Tắt cả như được hòa lẫn vào bên trong để cùng nhau

khám phá cái hiện thực cuộc sống sôi động ngồn ngang, phức tạp chưa có hồi

kết thúc Do đó “nhà tiểu thuyết có bổn phận diễn ra bằng lời, bằng chữ những ý kiến, tư tưởng của người khác chứa chất trong đầu” [9, tr.286],

Ngay từ tiểu thuyết đầu tay AMột mình trong đêm rối, Vũ Bằng đã sử dụng lối “truyện không có chuyện” Truyện kể về nhân vật Hải - một người

hiển lành, làm ở một nhà buôn, dan díu với Trâm - đứng bán hàng cho một

cửa hàng giày Trâm không may có mang rồi mắt việc Hải lấy trộm tiền của sở cung cấp cho Trâm và nuôi riêng Trâm ở nhà một cô đỡ Đến lúc việc tiêu tiền két sắt bị vỡ lở thì may sao chàng được cá ngựa, đủ tiền đèn cho chủ Đứa trẻ ra đời không nuôi được, Trâm lại nhiễm những tính xấu của bà cô đỡ

Thấy chồng có tiền, Trâm bắt đầu sinh hư - kết nhân tình với Phượng và ning bắt đầu chán ghét Hải Hải biết mọi chuyện, muốn cho quên đi, chàng càng

Trang 36

3

Trâm tỏ vẻ âu yếm và báo cho Hải tin Phượng được bổ chức trí châu, mời hai

người dự tiệc Hải không đi nhưng trước sự quấn quýt lắng lơ của Trâm,

chàng thấy bao nhiêu ý tưởng ruồng rẫy vợ tiêu tan hết Toàn bộ tác phẩm có thể tóm tắt lại một câu: Hải là người tiêu biểu cho hạng thiếu niên làm tôi tớ cho gái và thuốc phiên Rõ rằng, đây là một cốt truyện đơn giản, ít sự kiện,

không có kịch tính như ta thường thấy ở

Đặc biệt, do đặc trưng thể loại là phản ánh cuộc sống đương xảy ra, ở thuyết truyền thống

thời chưa hoàn thành với mọi thứ còn đở dang nên ở tiểu thuyết hiện đại, cốt truyện được xem như là sự chắp nói, lắp ghép nhằm kết dính thành hệ thống

lôgíc các mảng tâm trạng của nhân vật Trong khi đó, hiện thực cuộc sống cũng với con người thời hiện đại đã trở nên phức tạp Các mỗi quan hệ giữa

con người với con người, giữa con người với hoàn cảnh trở nên rắc rồi hơn,

đa diện đa chiều hơn và khó đoán biết được kết quả Do đó việc tiếp nhận tiểu

thuyết theo *kênh” kể như các thể loại tự sự khác là điều rất khó khăn mà phải

tiếp thu nó bằng cách đọc: “tiểu thuyết cũng như đời, rất khó mà kể lại, rất

khó mà thuật, rất khó mà hiểu Đời đời, cái kiểu mẫu của chúng ta, không thể

mào mà đem ra kể lại” [9, tr234]

Trong tác phẩm đóng ma nhà mệ Hoát, đường như Vũ Bằng chỉ là

người đứng ra lắp ghép những mảng sự kiện lại với nhau, chuyện được kể

một cách tự nhiên, quá khứ và hiện tại, con người và bóng ma cứ thể dan xen,

xâu chuỗi với nhau tạo nên những cung bậc cảm xúc từ bất ngờ này đến bắt

ngờ khác trong sự đõi theo của độc giả

Bồng ma nhà mệ Hoái kể về Tô Ku Bê - Trần Hữu Lãng là kẻ giết người, cướp của, cuối cùng phải trả giá cho những tội ác hắn gây nên Hắn phải trả giá bằng cái chết bắt đắc kì tử, chết một cách lạ lùng và đầy bí hiểm Sau bao nhiều tộ

Trang 37

M6 tip “Ké gieo gid at gap bao” ta còn gặp trong nhiều tiểu thuyết của Vii Bang như: Tới ác và hồi hận, Nước mắt người tình và Thư gửi cho người

mắt tích

Ở Tội ác và hối hận, Cao Minh sát hại hai mẹ con bà Phủ, cuối cùng

cũng phải đối diện với tòa án lương tâm, phải tự kết liễu cuộc đời mình

Trong Nước mắt người tình, ông Trần Thọ Ninh (Hoàng Văn Hùng) - một người chồng bạc tinh bạc nghĩa, hành xử cạn tiu ráo máng, đây người vợ

mình từng rất mực thương yêu một thời vào cảnh sống dở chết dở của bệnh củi hành hoành, đang sống để chờ chết cuối cùng phải chết chính bởi sự hận

thi Ong đã tạo nên

Thư gửi cho người mắt tích cũng được xây dựng theo lỗi kết cấu đó

'Văn Hải rời bỏ quê hương sang Trung Quốc Y căm ghét cách mạng, tôn sùng một đảng phái phản động của Trung Quốc, cuối cùng y cũng phải lãnh

hậu quả Không phải những người cách mạng tìm đến y báo thủ, mà chính những kẻ trong đáng phái mà y và cả gia đình y tôn sùng quay lưng lại với y

Cả gia đình y mắt tích, mà đó rất có thể là cuộc thanh trừ của đảng phái phản cách mạng mà gia đình y hết lời ca ngợi và phục vụ

Một điểm nữa để làm cơ sở cho quan niệm không nên coi trọng cốt truyện tiểu thuyết của Vũ Bằng là ông đã sớm nắm bắt được đặc trưng cơ bản của tiểu thuyết là tính tự do của nó Tiểu thuyết hiện đại đỏi hỏi nhả văn phải

luôn luôn phiêu lưu vào những khu vực chưa ai khám phá, tìm tỏi những hình

thức mới chưa từng được ai sáng tạo Do đó tiểu thuyết thường xuyên gợi cho độc giả cảm tưởng là nó cũng tự do với mọi sự ngỗn ngang, dở dang, bắt tận không biết lúc nào kết thúc như chính cuộc đời vậy Vũ Bằng cho rằng “những nhà viết truyện luôn luôn nỗ lực làm việc và đi tìm cái mới cùng cái lạ

Trang 38

3 nhà khảo cứu ( ) tìm giúp những vấn để mới lạ đem nói ra để giúp thêm trí ất truyện” [9, tr.204), Õ Bóng ma nhà mệ Hoát, các câu chuyện về ma, về cõi âm được người

tưởng tượng cho những nhà

kể chuyện dẫn dắt một cách mạch lạc Những sự kiện gối đầu nhau giữa

người sống và người chết nói lên sự tồn tại của thế giới ảo Trong đó, cuộc sống của mỗi con người đều được chỉ phối bằng số mệnh, lòng thiện - ác của

mỗi người đều được những người côi âm theo dõi và báo ân, báo oán

Trên cơ sở các nhận thức ấy, Vũ Bằng quan niệm cốt truyện của tiểu thuyết hiện đại không còn dẫn dắt nhân vật đi theo các trình tự xuất hiện - thắt nút - mở nút - kết thúc một cách cứng nhắc nữa mà chỉ là các chất keo để kết

dinh những mảng rời tâm trạng nhân vật, những đoạn gấp khúc quanh co của Do đó

đời ngự truyện của tiểu thuyết hiện đại rắt khó thâu tóm thành

một hệ thống tuần tự các sự kiện để có thể tóm tắt và kể lại dễ dàng Đây

chính là hiện tượng mà ông gọi là "truyện không ké được”

Ở tiểu thuyết 7ruyện hai người, Vũ Bằng đã thuật lại câu chuyện tình ái

của một thanh niên tên là Hải, làm thư ký ở phòng luật sư nọ vốn là một học trò nghèo, có mẹ giả em dại, học hành dở dang, lại đi say mê và cung phụng bảo bọc thuê nhà cửa lo ăn lo mặc cho một cô gái đĩ tên Trâm và định lấy làm

vợ Về sau cô gái thấy Hải hết tiền liền cuốn gói đi với nhân tình khác Hải đâm ra ốm rồi chán đời và muốn tự tử, trước khi chết chàng lấy một cuốn

sách ra đọc - một kiểu quyên sinh thường thấy hồi đó của các nam nữ thanh

niên tiểu tư sản - nhưng khi đọc đến câu “cửa thiên đường rộng mở cho những kẻ nào đau đớn và khổ cực” thì chàng không muốn chết nữa Tác phẩm có

tính tả thực cao, các sự kiện diễn ra phù hợp với hiện thực, nhân vật ít và có

vai trò ngang nhau với tên gọi cộc lốc không có họ và tên đệm thường thấy

Trang 39

3

chép hiện thực theo kiểu thấy thể nào tả ra thể ấy cốt là để cho độc giả thấy rõ cái "vô nghĩa

cái bê tha, truy lạc, tầm thường của lớp trẻ trong xã hội Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ XX

Tiểu kết; Với vốn văn chương được

thụ ngay từ nhỏ trong môi trường gia đình có học, Vũ Bằng đã sớm khẳng định được tên tuổi của mình

trên cả hai phương diện báo chí và văn học Cuộc đời Vũ Bằng phải trải qua nhiều trắc trở về thân phận khi ông nhận nhiệm vụ của cách mạng giao - nhân

viên tỉnh báo cách mạng Vũ Bằng cũng phải đối điện với vô vàn khó khăn

trong cuộc sống đời tư Trách nhiệm của một tình báo viên đã khiến ông phải hy sinh thầm lặng trong tắt cả công việc của gia đình, kể cả việc ông phải để lại vợ cả và con ở miễn bắc, lấy vợ hai và lập nghiệp ở miỄn nam với cuộc sống túng bắn, thâm chí có lúc Vũ Bằng đã phải tìm đến “nàng tiên nâu” để

giải sầu Nhưng vượt lên trên tắt cả, Vũ Bằng vẫn giữ được phẩm chất, nhân

cách của một người con cách mạng: hy sinh, kiên trung, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao Bên cạnh sự nghiệp cách mạng vẻ

vang, Vũ Bằng có để lại cho đời một sự nghiệp văn nghệ rất đáng tự hào ở hai lĩnh vực báo chí và văn học Ở phương diện văn học, thành công của Vũ Bằng thể hiện khá đa dạng ở hầu hết các thể loại như phê bình li luận, tản văn, kí trong đó có tiêu thuyết Với quan niệm, để có một nền văn học phát triển thì trước nhất phải có một thể loại văn học mang tính tiên phong, đó chính là thể

loại tiểu thuyết Từ đó, ông đã có những sáng kiến quan trọng trong việc nêu

Trang 40

35

Theo Vũ Bằng, cốt truyện tiểu thuyết không có tác dụng chỉ phối tính cach, minh hoa logic tâm lý nhân vật mà bị lý giải, lôi kéo dẫn dắt bởi sự phát

triển của những tính cách nhân vật Đây là một quan niệm rất mới mẻ vào thời điểm bấy giờ khi mà những qui định của phương thức sáng tác nghệ thuật

truyền thống còn ảnh hưởng khá nặng nẻ, sâu rộng đối với các nhà sáng tác

văn họ nghệ thuật lẫn độc giả thưởng thức Điều này lí giải cho hiện tượng

các tiểu thuyết của Vũ Bằng sáng tác trong thời kỳ này có ít người hiểu và

đón nhận bởi nó được viết theo quan niệm mới mẻ, hiện đại, còn xa lạ với

“tim đón nhận” của độc giá đương thời

Từ quan niệm mới mẻ về tiểu thuyết của Vũ Bằng chúng ta có thể hình

dung được phần nào những đặc sắc trong bút pháp tiểu thuyết của ông, nhất là

những nét mới trong nghệ thuật xây dựng hình tượng và sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật Những nội dung này sẽ được chúng tôi triển khai trong các

Ngày đăng: 31/08/2022, 16:55