Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn Biện pháp quản lý hoạt động đào tạo chuyên ngành ngoại ngữ ở trường Cao đẳng Sư phạm Savannakhet - nước CHDCND Lào đề xuất biện pháp quản lý hoạt động đào tạo chuyên ngành ngoại ngữ ở trường CĐSP Savannakhet nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển bền vững nhà trường trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập.
Trang 1AVXINOIN NYHNYnOd DAM OVID ATNVNO IS OVHL NYA NVOT 9107 WYN “JH DAI HQC HUE TRUONG DAI HQC SU’ PHAM BOUAKHAM KEOMIXAY
BIEN PHAP QUAN LY HOAT DONG DAO TAO CHUYEN NGANH
NGOẠI NGỮ 6 TRUONG CAO DANG SU PHAM SAVANNAKHET, NƯỚC CHDCND LAO
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẦN LÝ GIÁO DỤ
Trang 2ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
BOUAKHAM KEOMIXAY
BIEN PHAP QUAN LY HOAT DONG DAO TAO CHUYEN NGANH
Trang 3Lời cam đoạn
“Tôi xin cam đoan công trình này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, các kết quả nêu trong luận văn là trung thực được đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa được công bồ trong bắt cứ một công trình nghiên
cứu nào,
"Tác giả luận văn
Ø(/S
Trang 4lời cảm ơn
“Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục của mình, tôi luôn nhận được sự chỉ đạo, động viên, khuyến khích và
tạo điều kiện giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, thầy cô giáo, anh chị em và bạn bè đồng nghiệp
Voi ti cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến thầy giáo hướng dẫn
khoa học PGS.TS Trần Văn Hiếu - người thầy, người hướng dẫn khoa học đã tận
tình hướng dẫn, hoàn thành luận văn này
“Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Hội đồng khoa học, Phòng Đảo tạo lúp đỡ tôi trong quá trình hình thành, triển khai nghiên cứu và
sau đại hoc, Phòng hợp tác Quốc tế, Khoa Tâm lý - Giáo dục thuộc Trường Đại học
Sư phạm - Đại học Huế, các thầy cô giáo tham gia quản lý, giảng dạy trong suốt qua trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp
‘Toi xin bày tỏ lòng biết ơn Bộ trưởng Bộ Giáo dục nước CHDCND Lào đã quyết định cho phép tôi được học tập để nâng cao trình độ thạc sĩ Quản lý giáo dục tai Trường Đại học Sự phạm - Dai học Huế, nước CHXHCN Việt Nam
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Lãnh đạo trường CĐSP Savannakhet đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình làm việc, học tập
và thu thập số liệu tại Trường để tôi có thể hoàn thành luận văn
‘Toi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã quan tâm động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập và nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã rắt cố gắng, song do khả năng còn hạn chế nên luận văn không th tránh khỏi những thiểu sót Rắt kính mong quý thầy cô giáo và đồng nghiệp tiếp tục chỉ dẫn, góp ý thêm để luận văn được hoàn thiện tốt hon và có giá tr trong thực tiễn
'Thừa Thiên Huế, tháng 09 nam 2016
“Tác giả luận văn
224/5
Trang 5MỤC LỤC “Trang phụ bìa Loi cam đoan Lời cảm ơn MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT —~
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIÊU ĐÔ VÀ SƠ BO- MỞ ĐẦU ~ 1 Lý do chọn để tài 2 Mục đích nghiên cứu 3, Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1 Khách thể nghiền cứu
3.2 ĐI tượng nghiên cứ: 4 Giá thuyết khoa học
Nhiệm vụ nghiên cứu ~
6, Phương pháp nghiên cứu ' Pham vi nghiên cứu
8 Cấu trúc của luận văn ~
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CUA QUAN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO
CHUYÊN NGÀNH NGOẠI NGỮ Ở TRƯỜNG CAO DANG- 1.1, KHÁI QUÁT LỊCH SỬ NGHIÊN CUU VAN DI
12 MỘT SO KHÁI NIỆM CƠ BẢN 12.1 Quản lý 1.2.2 Quản lý giáo dục —- 1.2.3 Quản lý nhà trường
1.2.4 Hoạt động đào tạo và quản lý hoạt động đào tạo
1.3 HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG CAO ĐÁNG ~—
1.3.1 Bản chất hoạt động đào tạo
Trang 6
1.3.2.1 Mục tiêu của đào tạo-
1.3.2.2 Nội dung và chương trình đảo tạo
1.3.2.3 Hoạt động dạy của giảng vier
1.3.2.4 Hoạt động học tập của sinh vies
1.3.2.5 Điều kiện phục vụ dạy - học-
1.3.2.6 Kết quả đảo tạo:
1.4 ĐẶC THỦ ĐÀO TẠO CHUYÊN NGÀNH NGOẠI NGỮ Ở TRƯỜNG CAO: ĐẢNG, ĐẠI HỌC 27 1.4.1 Mục tiêu đào tạo chuyển ngành ngoại ngữ: 28 1.4.2 Nội đụng và chương trình đào tạo chuyên ngành Ngoại ngữ- 28
1.4.3 Điều kiện đào tạo chuyên ngành Ngoại ngữ 28
1.5 QUAN LÝ ĐÀO TẠO CHUYÊN NGÀNH NGOẠI NGỮ Ở TRƯỜNG CAO ĐĂNG, ĐẠI HỌC—- 29 1.5.1 Các chức năng quản lý hoại động đào tạo 29
1.5.1.1 Lập kế hoạch đảo tạo 29
1.5.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý đảo tạo 30 1.5.1.3 Chỉ đạo, triển khai kế hoạch đảo tạo 30 1.5.1.4 Kiểm tra, đánh giá hoạt động đảo tạo ~ 31 1.5.2 Nội dung quản lý hoạt động đào tạo: 3 1.5.2.1 Quản lý mục tiêu, nội dung chương trình, kế hoạch đào tạo chuyên ngành "Ngoại ngữ~ 3 1.5.2.2 Quản lý công tác tuyển sinh chuyên ngành Ngoại ngữ ~ 3 1.5.2.3, Quản lý việc triển khai kế hoạch đào tao chuyên ngành Ngoại ngữ 3 1.5.2.4 Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên chuyên ngành Ngoại ngữ 33
1.5.2.5 Quản lý hoạt đông học tập của sinh viên chuyên ngành Ngoại ngữ — - 34 1.5.2.6 Quản lý hệ thống giáo trình, học liệu và cơ sở vật chất phục vụ dạy học chuyên ngành Ngoại ngữ 34
1.5.2.7 Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập chuyên ngành NN — 35 CHƯƠNG 2 THỰC TRANG QUAN LY HOAT ĐỘNG ĐÀO TẠO CHUYÊN
Trang 72.1.1 Sơ lược quá trình thành lập Trung CDSP Savannakhet 3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Trường 2.1.3 Cơ chế quản lý 2.1.4 Cơ cấu tổ chức:
2.1.5 Đội ngữ cán bộ, công chức, viên chức -————- 2.1.6 Quy mé dio ta0~
2.1.6.1 Khái quát thực trang
2.1.6.2 Một số đặc điểm lớn chỉ phối đến hoạt động đào tạo của Trường 2.17 Cơ sở vật chất 2.1.8 Nghiên cứu khoa học và déi ngoại
2.1.8.1 Công tác xây dựng chương trình, giáo trình và nghiên cứu khoa học ~
2.1.8.2 Quan hệ quốc tế và hợp tác đảo tạo
2.2 KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT THỰC TRẠNG: 3.2.1 Mục tiêu khảo sả 3.2.2 Nội dụng khảo sắt~ 3.2.3 Phương pháp khảo sát 3.2.4 Đối tượng khảo sát 3.2.5 TỔ chức khảo sát 2.3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO CHUYÊN NGÀNH NGOẠI NGỮ 'Ở TRƯỜNG CĐSP SAVANNAKHET 50 3.3.1 Tình hình tuyén sinh chuyên ngành Ngoại ngữ ~ 2.3.2 Tình hình cán bộ giảng dạy chuyên ngành Ngoại ngữ-
2.3.3 Tink hình học tập của sinh viên chuyên ngành Ngoại ngữ:
3.3.4 Hệ thống giáo trình, tài liệu và cơ sở vật chất chuyên ngành Ngoại ngữ:
2.3.5 Kết quả đào rạo-
2.4, THYC TRANG QUAN LY HOAT DONG DAO TAO CHUYEN NGANH NGOAINGU G TRUONG CDSP SAVANNAKHET -~
24.1 Vé co ct
tổ chức bộ máy quản lý đào tao
2.4.2 Quản lý công tác tuyển sinh
2.4.3 Quản lý việc xây dựng mục tiêu, chương trình đào tạo
3.4.4 Quản lý việc tổ chức, triển khai kế hoạch đào tao-
Trang 8
24.5 Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên 37 24.6 Quản lý hoạt động học tập của sinh viên 59 2.4.7 Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quá học tập của sinh viên: 60 24.8 Quản lý hệ thông giáo trình, tài liệu và CSVC phục vụ hoat dong dao tao 60 2.5 NHẬN ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ CHUNG VÈ THỰC TRẠNG- 61
2.5.1 Diém manh (strengths) 61
2.5.2 Diém yéu (weaknesses) 61
2.3.3 Cơ hội (opportunities) @ 2.3.4 Thách thức (threats) 6
CHUONG 3 BIEN PHAP QUAN LY HOAT DONG DAO TAO CHUYEN NGANH NGOAI NGỮ Ở TRƯỜNG CAO ĐẢNG SU PHAM
SAVANNAKHET,NUOC CHDCND LAO
3.1 NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CHO VIỆC XÁC LAP BIEN PHAP-
311.1 Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển giáo đục của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn đổi mới 6 3.1.2 Phương hướng, nhiệm vụ của Trưởng CĐSP Savannakhet đến năm 2020 ~ 64 3.2 CAC NGUYEN TAC XAC LAP BIEN PHÁP 67 3.2.1 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ 67
3.2.2 Nguyên tắc đảm bảo tỉnh hệ thống, toàn diện 68
3.2.3 Nguyên tắc đảm bảo tỉnh thiết thực, khả thi, phù hợp với điều Kiện thực tiễn68
3.2.4 Nguyên tắc về tính hiệu quả mm 69 3.2.5 Nguyén tic về tính định hướng kết quả —— 69
3.3 CAC BIEN PHAP QUAN LY HOAT DONG BAO TAO CHUYEN NGANH
NGOẠI NGỮ Ở TRƯỜNG CĐSP SAVANNAKHET -~ T0
3.3.1 BP I: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức đối với các đối tượng liên quan đến
đào tạo chuyên ngành NN 70 3.3.2 BP 2: Hoàn thiện mục tiêu, chương trình đào tao chuyên ngành NN 7
3.3.3 BP 3: Đổi mới, hồn thiện cơng tác tuyển sinh chuyên ngành NN~- T14
3.3.4 BP 4: Phát triển đội ngữ giảng viên và đổi mới quản ý hoạt động giảng day
Trang 9
3.3.6 BP 6: Tiếp tục đối mới công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục
chuyên ngành ngoại ng 80 3.3.7 BP 7: Tăng cường chuẩn hóa và phát triển hệ thông học liệu chuyên ngành "Ngoại ngữ với chương trình đào tạo mới 81 3.3.8 BP 8: Day manh img dung công nghệ thông tin trong việc quản lý hoạt động
đào tạo chuyên ngành Ngoại ngữ ~ 82 3.3.9 BP 9: Hoan thign mạng lưới và cơ chế liên két, phéi hop quản lý đào tạo chuyên ngành NN giữa trường CĐSP Savannakhet với các cơ sở liên quan - Rầ
3.4 MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIỆN PHÁP 84 3.5 KHAO NGHIEM VE TÍNH CAP THIET VA TINH KHẢ THI CUA CAC BIEN PHAP An 86 KẾT LUẬN VÀ KHUYỀN NGHỊ: 90 1 KẾT LUẬN: 2 KHUYÊN NGHỊ-
3.1 Đối với Bộ Giáo dục và Thể thao —
2.2 Đắi với Trường CDSP Savannakhet ~ 2.2 Đắi với Khoa Ngoại Ngữ
TAI LIEU THAM KHẢO:
PHY LUC
Trang 10DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TAT
Chữvittấ Chir vigt diy du | Chữvittát Chir vidt diy dt 1 BP Biện pháp 17 GD & TT: Giáo dục và Thể thao 2.CB Căn bộ 18.GV :Giảngviên
3.CBGV : Cán bộ giảng viên 19.HĐÐ — :Hoatđộng 4.CBQL — : Cin bé quan ly 20.IISSV _ : Học sinh sinh viên 5.cD Cao ding 21, KH-CN : Khoa hoe-Céng nghé
6, CĐSP Cao đẳng Sư phạm 22 KT - XH : Kinh tế - xã hội
7 CHDCND : Cộng hòa Dân chủ Nhân | 23 NCKH _ : Nghiên cứu khoa học
dân 24 NXB _ : Nhà xuất bản
8 CHXHCN : Cộng hòa Xã hội Chủ _ | 25 PPQL : Phương pháp quản lý nghĩa 26.QL Quản lý
9.CNg _ :Chuyên ngành 27 QLGD._ : Quản lý giáo dục 10 CNH, HDH : Cong nghigp hoa, | 28 QLIIĐĐT: Quản lý hoại động đào tạo,
hiện đại hóa 29 SL : Số lượng
11.CNTT : Công nghệ thông tin 30 SLĐK _ : Số lượng đăng ky
12 ĐH :Đạihọe 31.SP :Sưpham 13 DHSP : Đại học Sư phạm 32.§V — :Sinhviên
14.ĐNGV : Đội ngũ giảng viên 33.TN Tốt nghiệp
15.ĐT Đào tạo 34.THPT _ :Trung học phổ thông 16.GD :Giáodục
Trang 11DANH MỤC CÁC BẰNG, BIEU ĐÔ VÀ SƠ ĐÔ
Trang Bang 2.1 Kế hoạch nâng cao trình độ cán bộ quản lý, giảng viên từ năm 2012-2015
: — teen sro Bảng 2.2 Các chuyên ngành trường CDSP Savannakhet đang đảo tạo hiện nay 45 Bang 2.3 Công khai chất lượng đào tạo trong nim 2014, 2015, 4 Bảng 2.4 Công khai chất lượng đảo tạo hệ liên thông chính quy năm 2014, 2015 46 Bảng 2.5 Kết quả nghiên cứu khoa học trong những năm gần đây 4
Bảng 2.6 Số lượng thi nhập học và xét nhập học năm 2015 " — SD
Bảng 2.7 Số lượng Sinh viên nhập học chuyên ngành Ngoại ngữ năm 2015 1 Bảng 2.8 Kết quả học tập của sinh viên chuyên ngành Ngoại ngữ và số phân trăm
tìm được việc làm sau ra trường2013-2015 - 33 Bảng 2.9 Số lượng thí sinh đăng ký dự thỉ và thực thi theo các chuyên ngành năm học 2014 - 2015 s5 nnn SA
Bảng 2.10 Số lượng thí sinh đăng ky du thi va thye thi theo cua chuyén ngành Ngoại ngữ năm học 2014, 2015 “ Bảng 2.11 Mục tiêu đào tạo chuyên ngành Ngoại ngữ hiện nạy 5 Bảng 2.12 Chương trình đảo tạo chuyên ngành Ngoại ngữ hiện nay Š7 Bảng 2.13 Thực trạng đứng lớp hiện nay của giảng viên _—- Bảng 2.14, Tỉnh thần thái độ học tập của sinh viên 59
Bảng 2.15 Việc điểm danh sinh viên tại lớp — 60 Bảng 3.1 Tông hợp ý kiến về tinh cắp thiết và tính khả thi của cdc bien phap 86
Sơ đỗ 1.1 Mô hình bản chất hoạt động quân lý 18
Sơ đồ 2.1.16 chite trudng Cao ding Su phạm Savannakhet 4l
Sơ đồ 3.1 Biển pháp quản lí hoạt động đào tạo chuyên ngành Ngoại ngữ ở trường 'CĐSP Savannakhet, nước CHDCND Lào 85
Biéu dé 3.1 Téng hop ý kiến về tính cấp thiết của các bien pháp soon 8B
Trang 12MO DAU
do chon dé tài
Bước sang thế ky XXI, hòa cùng xu thé phát triển chung của thế giới, nước Céng hòa Dân chủ Nhân dân Lào chúng ta cũng đã và đang chuyển sang một giai
đoạn phát triển mới, với yêu cầu ngày càng cao về chất lượng và quản lý chất lượng
trong tit cả các Tinh vực của đời sống kinh tế - xã hội Chiến lược phát triển giáo
dục đến năm 2020 đã xác định: “Ui tiền nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực,
đặc biệt chú trọng nhân lực khoa học - công nghệ trình độ cao, cắn bộ quản Ij kink
doanh giỏi và công nhân kĩ thuật lành nghề trực tiếp nâng cao sức cạnh tranh của
nên kinh tế, đẩy mạnh tiến độ phổ cập mọi lĩnh lực Đổi mới mục tiêu, nội dung,
phương pháp, chương trình giáo dục các cắp học và trình độ đào tạo, phát triển đội
ngũ nhà giáo đáp ứng về yêu cầu vừa tăng về quy mô, vừa nâng cao về chất lượng
iệu quả và đối mới phương pháp dạy học; Đôi mới phương pháp quản lý giáo dục
ao cơ sở pháp lý và phát huy nội lực phát triển giáo duc” [4]
“Công tác đào tạo và chất lượng đào tạo là vấn dé trong tâm quyết định đến sự
tổn tại và phát triển của nhà trường Đảo tạo con người có đủ về phẩm chất, kiến thức chuyên môn, kỹ thuật tay nghề vững vàng, để đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp và
có khả năng tiếp cận với thực tiễn Quản lý tốt với hoạt động đảo tạo luôn là vấn đề được đặt ra đối với những người lãnh đạo trong nhà trường,
Đảng và Nhà nước luôn khẳng định phát triển Giáo dục là quốc sách hàng đầu,
đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển, giáo dục vừa là mục tiêu vừa là đông lực để phát triển kinh tế - xã hội Cùng với sự phát triển chung nên giáo dục của đất nước trong bồi cảnh toàn cầu hóa va hội nhập quốc tế về giáo dục đã trở
thành xu thế tắt yếu Sự phát triển của đất nước sẽ tạo ra nhiều cơ hội và thuận lợi to
lớn, đồng thời cũng phát sinh nhiễu thách thức đối với sự nghiệp phát triển giáo
đục Vậy, làm thé nào để tiếp nhận và phát triển giáo dục trong làn song toàn cầu hóa? Dây chính là cầu hỏi mà nhiều người đang đặt ra đối với các nhà lãnh đạo và
các cán bộ quản lý giáo dục hiện nay Để thực hiện chiến lược nảy thì công tác giáo
Trang 13sách giáo dục quốc gia, nâng cao hiệu quả đầu tư cho giáo dục, chú ý thực hiện các mục tiêu giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục Đặc biệt quản lý giáo dục được coi là khả
then chốt nhằm đảm bảo thắng lợi của mọi hoạt động giáo dục Ngày nay quá trình toàn cầu hóa đang đặt ra cho giáo dục nước ta những thách thức lớn, trong đó việc dạy và học chuyên ngành Ngoại ngữ giữ vị trí và vai trỏ khá quan trọng Ngoại ngữ là một công cụ giao tiếp, là phương tiện để thực hiện đẩy mạnh
hợp tác quốc tế Việc dạy và học ngoại ngữ được Đăng và Nhà nước quan tâm và đầu tư khá nhiều Ở ác trường phổ thông, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và
đại học, ngoại ngữ trở thành một trong những môn không thể thiếu trong chương
trình đảo tạo Tại các trường cao đẳng, đại học, bên cạnh các ngành chuyên ngoại ngữ, có một số ngoại ngữ không chuyên được đưa vào giảng dạy cho các ngành khoa học khác Ngoại ngữ được các giảng viên và sinh viên sử dụng như phương tiện học tập và nghiên cứu trong lĩnh vực chuyên môn của mình, là phương tiện
giáo tiếp dé mở rộng sự hiểu biết và hội nhập quốc tế
“Trong những năm qua, công tác QL đào tạo của trường CĐSP Savannakhct nói chung đã có nhiều thay đổi tích cực nhưng dé đáp ứng những đòi hỏi của thục tiễn và những yêu cầu đổi mới giáo dục và thể thao trong giai đoạn mới, công tác đảo tạo chuyên ngành NN cũng cần được đổi mới để góp phần thúc đẩy tiến trình
đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo của trường trong tương lai rất gần sẽ trở
thành trường ĐHSP Savannakhet Những năm qua nhà trường đã ĐT hàng ngàn
sinh viên có trình độ cử nhân đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho tỉnh nhà Chuyên
ngành Ngoại ngữ mã Nhà trường đang đào tạo bao gồm 2 ngoại ngữ chính, như cử nhân tiếng Anh và cử nhân tiếng Việt Đây là 2 ngoại ngữ có tầm quan trọng, nhất
là tiếng Anh, vì nó là ngôn ngữ mả phần lớn mọi người trên thế giới sử dụng và nó
đã trở thành ngôn ngữ quốc tế Tuy nhiên, nhiều sinh viên chuyên ngữ sau khi ra
trường vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội Cộng vào đó, huyện Kayson
Phomvihan là trung tâm của tỉnh Savannakhet là một tỉnh lớn thứ hai của nước
CHDCND Lào và đang trên đà phát triển, để trở thành Thành phố Kayson
Trang 14lịch Hiện tại dang chuẩn bị hội nhập vào khối ASEAN, có nhiều du khách trong và
ngoài nước đến tham quan Savannakhet và càng ngày càng nhiều hơn
Tuy nhiên, hiện nay chúng tôi nhận thấy có quá ít công trình chuyên sâu nghiên cứu về công tác đào tạo chuyên ngành ngọai ngữ nói chung và đặc biệt chưa
có công trình nào nghiên cứu về công tác quản lý hoạt động đảo tạo chuyên ngành
ngoại ngữ trên địa bàn tỉnh Savannakhet
Với những lí đo nêu trên, tôi chọn nghiên cứu đề ti: “Biện pháp quản lý hogf£
động đào tạo chuyên ngành Ngoại ngữ ở Trường Cao đẳng Sự phạm “Sayannakket, nước CHDCND Lào” làm luận văn của mình
2 Mục đích nghiên cứu
“Trê n cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn để xuất biện pháp quản lý hoạt động đảo tạo chuyên ngành ngoại ngữ ở trường CĐSP Savannakhet nhằm
góp phần nâng cao chất lượng đảo tạo và phát triển bền vững nhà trường trong điều
kiện cạnh tranh và hội nhập
3 Khách thể
3.1 Khách thể nghiên cứa:
“Công tác QL, hoạt động đảo tạo chuyên ngành ngoại ngữ ở Trường Cao đẳng 3.2, Đắi tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động đảo tạo chuyên ngành ngoại ngữ ở Trường Cao đẳng Sư phạm Savannakhet, nước CHDCND Lào
4 Giả thuyết khoa học
Quân lý hoạt động đảo tạo chuyên ngành ngoại ngữ ở trường Cao đẳng Sư
lối tượng nghiên cứu
phạm Savannakhet còn nhiều bắt cấp, chất lượng chưa cao Nếu để xuất và thực hiện được các biện pháp quản lý có tính khoa học và khả thị, tác động vào các khâu
cơ bản của hoạt động đảo tạo thì chất lượng đảo tạo chuyên ngành ngoại ngữ ở
Trường Cao đẳng Sư phạm Savannakhet có thể được nâng cao 5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về QLHĐĐT chuyên ngành NN ở Trường CDSP
Trang 1553 Đề xuất, các biện pháp QLHĐĐT chuyên ngành NN ở Trường CĐSP Savannakhet, nước CHDCND Lào
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:
Phương pháp phân tích - tổng hợp tải liệu; phân loại hệ thống hóa và cụ thể hóa các tải liệu lý luận có liên quan nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tải
6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp điều tra; phương pháp tổng kết kinh nghiệm; phương pháp
nghiên cứu các sản phẩm hoạt động: phương pháp lấy ý kiến chuyên gia nhằm xây
đựng cơ sở thực tiễn của đề tải 6.3 Phương pháp thang kê toán học:
Sử dụng các phép toán xác suất thống kê trong việc xử lý số liệu và phân tích
định lượng kết quả điều tra và khảo nghiệm 7 Phạm vi nghiên cứu Đề ngoại ngũ i tp trung nghiên cứu công tác quản hoạt động đào tạo chuyên ngành [rường CDSP Savannakhet 8 Cấu trúc của luận văn
Luận văn được cấu trúc gồm 3 phần:
PHAN MO DAU
PHÀN NỘI DUNG: Gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động đảo tao chuyên ngành ngoại ngữ ở trường Cao đẳng
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động đào tạo chuyên ngành ngoại ngữ ởi trường CĐSP Savannakhet, nước CHDCND Lào
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động đảo tạo chuyên ngành ngoại ngữ ở trường CĐSP Savannakhet, nước CHDCND Lào
PHAN KET LUẬN VÀ KHUYÊN NGHỊ
~ TÀI LIỆU THAM KHAO
Trang 16CHUONG 1
CO SO LY LUAN CUA QUAN LY HOAT DONG DAO TAO CHUYEN
NGÀNH NGOẠI NGỮ Ở TRƯỜNG CAO DANG
1,1, KHÁI QUÁT LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐÈ
Ở tắt cả các nước trên thể giới khi bước vào thời kỳ CNH, HĐH đất nước,
giáo dục cao đẳng, đại học đều trở thành trụ cột cho sự phát triển KT - XH nói
chung và khoa học giáo dục nói riêng của các nước đó Nước CHDCND Lào cũng khơng nằm ngồi quy luật này: Giáo dục cao ding, dai học là đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, có chất lượng về đào tạo để đáp ứng những đòi hỏi của sự nghiệp CNH - HĐH, phát triển KT-XH cho từng địa phương và cả nước; Giáo dục cao
đẳng, đại học là hạt nhân cơ bản để xây dựng nền kinh tế tri thức
Giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu liên quan trực tiếp đến lợi ích, nghĩa
vụ và quyền lợi của mọi người din, mọi tổ chức KT-XH, đồng thời có tác động mạnh mẽ đến tiền trình phát triển của Nhà nước Do đó, việc QLGD luôn được các
nước trên (hể giới quan tâm đến cho dù đất nước đó lớn hay nhỏ, giảu hay nghêo, đã
phát triển hay đang phát triển cũng hết sức quan tâm Từ việc thực hiện chính sách
giáo dục quốc gia, nâng cao hiệu quả đầu tư cho giáo dục đến việc thực hiện các
mục tiêu giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục luôn gắn liền với công tác
QLGD từ bình diện quốc gia đến các cấp QLGD ở địa phương và ở các cơ sở
GD&TT Vì vậy, nghiên cứu công tác QLGD ở nước nhà hiện nay là một yêu cầu
cấp bách và có ý nghĩa rất to lớn UNESCO đã có khuyến cáo đúng đắn khi coi giáo
due cua thé kỳ XXI là nền GD của xã hội học tập và học suốt đời cho mọi người Nghị quyết Dai hội Đảng Nhân dân Cách mạng Lào khóa VIII da nhắn mạnh
về việc xây dựng đội ngũ tri thức trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đắt nước:
“Trong mọi thời đại, tỉ thức luôn là nền tảng tiến bộ xã hội, đôi ngũ trỉ thức là lực
lượng nòng cốt sáng tạo và truyền bá trỉ thức Ngày nay, cùng với sự phát triển
nhanh chóng của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, đội ngũ trí thức trở
thành nguồn lực đặc biệt quan trọng, tạo nên sức mạnh của mỗi quốc gia trong
chiến lược phát triển” [9] Việc gia nhập WTO và xu thể hội nhập quốc tế mạnh mẽ
cũng như xu hướng toàn cầu hóa trong mọi lĩnh vực của đờ
Trang 17
cho giáo dục Lào nhiều cơ hội và nhiều thách thức, đòi hoi phải có chiến lược phát
triển phù hợp nhằm tạo nên những thay đổi có tính đột phá của giáo dục Lào trong
thời kỳ mới, phù hợp với thời đại
Nghị quyết Đại hội lần thir LX, cua Bang nhân dân cách mạng Lao vào tháng 9 năm 2010 nhấn mạnh: chính con người là đối tượng ưu t Con người là nhân tố quyết định của sự phát triển và của sự phát triển Sự phát triển đất nước có
hiệu quả hay không, được ít hay nhiều là phụ thuộc vào nhân tổ con người, vậy phải trân trọng và phát huy mọi tiềm năng nguồn nhân lực nhằm đào tạo người Lào hồn thiên cơng dân tốt, có giáo dục, kiến thức, có nghiệp vụ, có kỹ năng sáng tạo và
ham mê về phát triển đất nước, bản thân có sức khỏe, có phẩm chất đạo đức cách
mạng trong sáng để đáp ứng yêu cầu chiến lược phát triển đắt nước” [10 tr 31] Phải
phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu chiến lược quốc gia và kết cấu kinh tế đất nước cũng như sự cẳn thiết về hội nhập quốc tế Đào tạo, bồi đưỡng nâng cao năng
lực công nhân, chuyên viên, ĐNGV và nhà lãnh đạo Ngoài ra, việc đảo tạo và bồi
dưỡng nguồn nhân lực trong nước phải chủ trọng đến việc tổ chức di thăm quan
giao lưu để trao đổi kinh nghiệm ở ngoài nước
“Chiến lược phát triển giáo dục từ năm 2001 - 2020 xác định mục tiêu, giải pháp và các bước đi theo phương châm đa dạng hóa, chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội
hóa, giáo dục suốt đời đưa nền giáo dục của nước nhà tiến kịp các nước phát triển trong khu vực, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài nhằm thực
hiện thành công các mục tiêu của chiến lược phát triển KT-XH Xuất phát từ những
yêu cầu đó, từ việc nhận thức tầm quan trong và ý nghĩa to lớn của việc đào tạo
nhân lực trình độ cao, Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm đến việc đào tạo cán bộ có trình độ cao và kế hoạch thực hiện giáo dục cho mọi người (EFA) năm 2003- 2015 va tim nhin chiến lược kế hoạch 10 năm từ 2010 đến 2020 của Bộ Giáo dục cho rằng: "Giáo dục phái gắn liền với sự phát triển KT - XH và tình hình thực tiễn
hiện nay của địa phương, chiến lược phát triển giáo dục đã được công nhận là rất cần thiết, tổ chức chương trình giáo dục thường xuyên để bảo đảm cho mọi người
được tiếp tục nâng cao trình độ theo quá trình đổi mới là phải phát triển mọi cắp học
Trang 18được hướng tới chuẩn hóa quốc tế và tạo cơ hội cho phía tư nhân được tham gia vào
việc ĐT sự nghiệp GD, làm cơ sở cho sự phát triển nhân lực của đắt nước” [7]
' phương Tây cổ đại cũng có nhiều nhà triết học quan tâm đến vấn đề quản lý
(QL) Tiêu biểu trong số đó có Socrate (thế kỳ IV-HI trCN), Platon (427-347
đoàn kết dân lại và phải vì di
trCN) Ông cho rằng muốn cai trị nước phải bi
Tiêu chuẩn của người đứng đầu phải là người ham hiểu biết, trung thực, tự chủ, điều độ, ít tham vọng về vấn dé vat chat và phải được đào tao kỹ lưỡng
Thời kỳ cận đại chứng kiến sự bùng nỗ của các nhà nghiên cứu khoa học QL
và làm cho nó ngày cảng hoàn thiện mà tiêu biểu có Chales H.Fayol (1841-1925),
Elton Mayor (1850-1947) Được mệnh danh “Ông tổ nền sư phạm cận đại
1.A.Cômenski, người đã đặt nền móng có lý luận day học tiên tiến, đã trở thành nhà
thiên tài lỗi lạc về giáo dục của mọi thời đại Những quan điểm, tư tưởng về xã hội, về giáo dục, về tự do, bình đẳng, nhân văn và hòa bình của ông vẫn còn nguyên giá trị và tính thuyết phục rất cao cho chúng ta hôm nay
Những cơng trình ở ngồi nước về lnh vực này có thể kể đến: V.A.Xukhomlinxki trong *Một số kinh nghiệm lãnh đạo của hiệu trưởng trường, phổ thông”, Jaxapob trong “Tổ chức lao động của người hiệu trưởng”, P.V.Zimin, M.LKOndakép, N.1 Saxerdôlớp trong “Những vin đề quản lý trường hoc” Cae nhà nghiên cứu giáo dục Nga khẳng định: Kết quả toàn bộ hoạt động QL của nhà
trường phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức đúng đắn và hợp lý hoạt động giảng
cay của đội ngũ giảng viên
Tác giả P.V.Zimin, M.I.Kôndhalốp đi sâu nghiên cứu lãnh đạo công tác đảo tạo, giáo dục nhà trường và xem đây là khâu then chốt trong hoạt động Q1
“Tác giá V.A.Xukhomlinxki, V.P.Xezieondin, Jaxapob đã nghiên cứu và đề ra
một số vấn đề quản lý của hiệu trưởng trường phổ thông như phân công giữa hiệu
trưởng và phó hiệu trường Các tác giả thống nhất khẳng định người hiệu trưởng là người lãnh đạo toàn diện và chịu trách nhiệm trong công tác quản lý nhà trường
Điều đó sẽ tránh được sự giẫm đạp lên công việc của nhau đồng thời tránh được
Trang 19trưởng để tìm ra biện pháp quản lý tốt nhất Tác giả cho rằng: “Trong những cuộc
trao đổi này như đòn bẩy đã nảy sinh ra những dự định mà sau này trong công tác quan lý được phát triển trong lao động sáng tạo của tập thể sư phạm”
Có rất nhiều nhà khoa học đã công bố những công trình nghiên cứu, sách,
trình về quản lý giáo due (QLGD), QL nha trường, có thể kể đến những tác giả như Fred C Lunenburg và Allan C Omstein với cuốn “Educational Administration - Concepts and Practices” da di siu phân tích các khái niệm QI.GD, các khái niệm và thực hành QLGD [I8]
Nick Foskett vi Jacky Lumby véi “Leading and Managing Education - International Dimensions” da khai quát hầu hết các nội dung, các lĩnh vực trong
QLGD Bén cạnh đó các tác giả cũng đã có đề cập khá sâu đến công tác QI nhà trường, QLL học sinh, QL và lãnh đạo giáo dục các phương diện quốc tế [19]
' Việt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-1969), một trong những danh nhân văn hóa kiệt xuất của nhân loại đã kế thừa và phát huy tỉnh hoa tư tưởng giáo dục
tiên tiến với truyền thống văn hóa quý báu của nhân loại, đồng thời vận dụng sing
tạo phương pháp luận của chủ nghĩa Mac-Lenin vao hoàn cảnh Việt Nam Người đã
để lại những kho báu về những lý luận về vai trò của giáo dục, định hướng phát
triển giáo dục, vai trò của QL và QILGD Trong giáo dục hiện đại Việt Nam đã xuất hiện của nhiều nhả giáo dục với những công trình nghiên cứu, giáo trình, xã luận về tổ chức QL quá trình giáo dục như: Phạm Minh Hạc, Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt,
Đăng Bá Lăm, Nguyễn Gia Quý, Trần Kiểm, Bùi Minh Hiển đã thể hiện được
bản chất của hoạt động QL, QI.GD, những định hướng phát triển giáo dục
Ngoài ra, ở Việt Nam cho đến nay, có nhiều công trình nghiên cứu dưới dạng,
các luận văn Thạc sĩ các đề tài về hoạt động đào tạo của các trường đại học Trong
số này có thể kể đến các để tài:
~ "Các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo đội ngũ thạc sĩ của Đại học Huế"
của giác giả Trần Thị Xuân Hương (2010), Đại học Huế
~ "Biên pháp quản lý hoạt động đào tạo các môn Mỹ thuật ở trường Đại học
Trang 20~ "Biện php QL hoat động đào tạo chuyên ngành giáo dục tiểu học tại trung
tâm đào tạo từ xa - Đại học Huế" của tác giả Hồ Đắc Mai Hân (2012) Đại học Huế
- "Biện pháp quản lý hoạt động đảo tạo ngành Hóa ở Trường cao đẳng công nghiệp Tuy Hòa” của tác giả Đào Thị Sương (2014), Đại học Huế
‘Tai nước CHDCND Lào, hàng năm Bộ GD&TT Lào, các trường đại học,
cáo
đẳng đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo nhằm tông kết về công tác đảo tạo các
chuyên ngành trong hệ thống giáo dục đại học, cao đẳng ở nước nhà, đồng thời chỉ a những khó khăn, yếu kém và phương hướng nhằm tháo gỡ những vướng mắc và đề ra các giải pháp để điều chỉnh và phát triển công tác QL đảo tạo các cấp ở nước
È giáo dục ĐH, CÐ của Bộ GD&TT; Hội nghị
tổng kết công tic QL dio tao chuyén ngành của trường ĐI, CD và các trường trung
nhà như Hội nghị triển khai kết quả
cấp chuyên nghiệp; Hội nghị các Nhà QL.GD, Hiệu trưởng các trường ĐH, CÐ toàn quốc với lành đạo Bộ GD&TT Lào ngày 24/6/2009 tại tỉnh Xayabuly
Ngày 21-25/06/2010 Hội nghị các Nhà QLGD toàn quốc, tổ chức tại tỉnh
Luongnamtha, mục đích và nội dung của Hội nghị là: “Tổng kết việc thực hiện kế
hoạch phát triển GD S năm Lin thir VI ( 2006-2010 ); Thông qua kế hoạch phát triển
GD 5 năm lần thứ VỊI ( 2011-2015 ); Tổng kết việc thực hiện kế hoạch phát triển
GD năm học 2009-2010; Thông qua kế hoạch phát triển GD năm 2010-2011, Nghiên cứu thông tin GD phổ thông, Việc xây dựng trường THIPT chuẩn quốc gia;
Cải cách hệ thống GD nghề và bậc THCS lớp 9 và THPT lớp 12; Công tác GD cao
cấp; Giải quyết vấn đề giáo viên; Việc đảm bảo chất lượng GD; xóa bỏ mũ
chữ; Việc nâng cao trình độ nghề nghiệp cho nhân dân” Trong Hôi nghị các đại
biểu cũng được lắng nghe lời phát biểu của Ông Sốm Sả Vạt Lệnh Sả Vắt với nội
dụng là: "Làm thé nào để cho GD có chất lượng”
Nhìn tổng thể, các vẫn để hoặc các đề tải đã nêu trên đã nghiên cứu về hoạt đông đào tạo, QL hoạt động đảo tạo theo các hướng tiếp cận khác nhau, song đều
nhắn mạnh đến vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động đảo tạo, cần quan tâm hơn đến
nội dung chương trình đào tạo, chất lượng đội ngũ (bao gồm CBQL, GV và CB
phục vụ đảo tạo), chất lượng tuyển sinh, và các cơ sở vật chất phục vụ đảo tạo Tuy
Trang 21chúng tôi được biết, đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách
hệ thống về công tác QLIIĐĐT chuyên ngành nói chung và QLHĐĐT chuyên ngành Ngoại ngữ nói riêng để từ đó đưa ra những biện pháp QI phủ hợp hơn nhằm nâng cao chất lượng đảo tạo chuyên ngành ở bậc học này hoàn thiện hơn
1.2 MỘT SÓ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.2.1 Quản lý
Trong quá trình phát triển của xã hội, bắt cứ một lao động xã hội nảo, một cơ
sở, tổ chức thực hiện có quy mô từ mức độ thấp đến cao đều cần có sự tổ chức và điều khiển lao động để đạt được các mục đích mà con người mong muốn Dạng lao đông mang tính đặc thù của tổ chức - điều khiển các hoạt động theo những tiêu chí, yêu cẳu, quy định cụ thể gọi là quản lý Quản lý thường xuyên biển đổi, phát triển
theo sự phát triển của xã hội loài người, có vai trò quan trọng trong đời sống con người, tồn tại trong mọi chế độ xã hội, mọi quốc gia, mọi thời đại
Trong thực tiễn, cho đến nay có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm quản
lý, dẫn đến việc đưa ra những định nghĩa khác nhau về khái niệm này
“Trong tác phẩm: Những vấn đề cốt yếu của quản lý, Harold Koontz đã đưa ra định nghĩa: “QL là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp nỗ lực các nhân
nhằm đạt được các mục đích của nhóm Mục tiêu của nha QL ta nhằm hình thành một môi trường, trong đó con người có thể đạt được cả mục đích của nhóm với thời
gian, tiền bạc, vật chat va sự bắt mãn cá nhân ít nhất nhưng thỏa mãn nhiều nhất”
Tác giá Trần Kiểm cho ring: “Quan lý là những tác động định hưởng, có kế
hoạch của chủ thể quản lý đến đổi tượng bị quản lý trong tổ chức để vận hành tổ chức, nhằm đạt mục đích nhất định” [14]
“Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý để chỉ huy, điều khiển,
hướng dẫn các quá trình xã hội, hành vi và hoạt động của con người nhằm đạt tới
mục đích, đúng với ý chí của nhà quản lý, phù hợp với quy luật khách quan” [14]
‘Theo PGS.TS.Ding Quốc Bảo cho rằng: “Hoạt động QL nhằm làm cho hệ
Trang 22“Tác giá Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc thì cho rằng” "Quản ý là
quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động chức
năng kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiém tra” (5, r9], Như vậy, tùy theo cách tiếp cận mà có nhiều định nghĩa về quản lý, nhưng tắ t lõi (n trả lời các câu hỏi: “Ai là người quản lý? (chủ thể quản lý); Quản lý ai? Quan ly cái cả các ý nghĩa đều hướng đến các vấn đề
hàm) của khái niệm quản lý để
gi? (khach quan quản lý); Quản lý như thế nảo? (phương thức quản lý); Quản lý:
bằng cái gì? (công cụ quản lý); Quán lý nhằm để làm gì? (mục tiêu quản lý)” “Từ các khái niệm trên ta có thể tóm lại: Quán lí là sự tắc động có tổ chức, có Sướng đích của chủ thể quản lí (người quản l theo kế hoạch chủ động và phù hợp với qui luật khách quan tới khách thế quản lí (người bị quản l nhằm tạo ra hiệu
quả cần thiết vi su t6n tai, ổn định và phát triển của tổ chức Chủ thể Đối tượng Qu Qu T T i I 7 i Mục tiêu ‘OL Nội dung | | Cong ey, QL PPQL
Sơ đồ 1.1 Mô hình bản chất hoạt động quản lý:
1.3.2 Quản lý giáo due
'Cũng như khái niệm QL, khái niém QLGD tuy vẫn còn nhiễu quan điểm chưa hoàn toàn thống nhất, song đã có nhiều quan điểm cơ bản đồng nhất với nhau
Theo tác giả Trần Kiểm, “Khái niệm quản lý giáo dục”, có nhiều cấp độ, nhất có hai cắp độ chủ yếu: Cấp độ vĩ mô và cấp độ vi mô
Ở cấp vĩ mô “Quản lý giáo dục được hiểu là những hoạt động tự giác (có ý thức, cô mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến
tất cả các mắt xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến các cơ sở giáo dục là nhà trường) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đảo
tạo thể hệ trẻ mà xã hội đặt ra cho ngành giáo dục”,
Trang 23'Ở cấp vi mô, tác giả cho rằng: “Quản lý giáo dục được hiểu là hệ thống những
tác động tự giác (có ý i
thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật)
của chủ thể quản lý đến giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh
và các lực lượng xã hội trong và ngoài nha trường nhằm thực hiện có chất lượng và
nhà trường” [13]
“Quản lý nhà trường hay nói rộng ra là quản lý giáo hiệu quả mục tiêu giáo dục củ
‘Theo Pham Minh Hac:
đục nói chung là quản lý hoạt động dạy và học nhằm đưa nhà trường từ trạng thái
này sang trạng thái khác và dẫn đạt tới mục tiêu giáo dục đã xác định” [II]
“Theo các Nhà quản lý giáo dục thực tiễn cho quan niệm rằng: "Quản lý giáo đục theo nghĩa tổng quát là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đây mạnh công tác đảo tạo thể hệ trẻ theo yêu cầu phát triển của xã hội Ngày nay giáo dục với sứ mệnh phát triển toàn diện, công tác giáo dục không chỉ giới hạn ở thể hệ trẻ mà là giáo dục thường xuyên, giáo dục cho mọi người, tuy nhiên trọng tâm vẫn là giáo dục thể hệ trẻ cho nên quản lý giáo dục được hiễu là sự điều hành
hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống các trường trong hệ thống giáo dục quốc dân”
“Theo Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Quản lý giáo dục là quá trình tác động có kế hoạch, có tổ chức của các cơ quan QL.GD các cấp tới các thành tố của quá trình dạy hoe - giáo dục nhằm làm cho hệ giáo dục vận hành có hiệu quả và đạt tới mục tiêu
‘gido dục nhà nước đề ra” [5 tr ló|
Quan ly giáo dục là quá trình tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức, có mục đích của chủ thể QL ở các ấp khác nhau đến tắt cả các khâu của hệ thống (từ Bộ giáo dục đến cơ sở nhà trường) nhằm đạt mục đích giáo dục cho thế hệ trẻ có kiến thức vững vàng, kỹ năng lao động cao và thái độ đúng đắn, đảm bảo sự phát triển đối với nghiệm vụ của họ
Chủ thể quản lý giáo dục xét theo ngành dọc: là các cắp quản lý từ Bộ giáo
dục (cơ quan hay một nhà nước quản lý), đến Sở giáo dục, Phòng giáo dục và cuối
cũng là Hiệu trưởng nhà trường
"Đối tượng quản lý giáo dục ở đây: là hoạt động của đội ngũ giáo viên, thành nhân viên và học sinh trong hệ thống ở địa phương
Trang 24Chủ thể quản lý trong phạm vi nhà trường là hiệu trưởng Từ nội hàm khái niệm đã nêu trên
Nhu vậy, với những khái niêm được phân tích trên, có thể hiểu rằng:
'Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch hợp quy
uật của chủ thể quân, nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lỗi giáo dục của
Đảng, Nhà nước có thể thực hiện được các tính chắt đối với các nhà trường của
CHDCND Lào mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thể hệ trẻ, đưa hệ
thông giáo dục đến mục tiêu dự kiến, tiễn lên trạng thái mới về mọi mắt
1.2.3 Quản lý nhà trường
~ Trường học là một tổ chức giáo dục cơ sở của hệ thống giáo dục quốc dân,
trực tiếp đảo tạo, giáo dục nhân cách bằng tổ chức hướng dẫn, truyền thụ những trí
thức, đạo đức mà nhân loại đã sàng lọc, chiết xuất được cho thế hệ trẻ Vì vậy, trong
bắt kỳ xã hội nào hoạt động trung tâm trong các nhà trường là hoạt động giáo dục và quân lý giáo đục
“Theo Đặng Quốc Bảo: “Trường học là một thiết chế xã hội, trong đó diễn ra
quá trình đảo tạo, giáo dục với sự tương tác của hai nhân tố thầy - trò Truờng học là một bộ phận của công đồng và trong guồng máy của hệ thống giáo dục quốc dân,
nó là đơn vị cơ sở” [I.tr.63]
"Như vậy, trường học là một tổ chức giáo dục cơ sở của hệ thắng GD quốc dân, là nơi trực tiếp GD cho học sinh, sinh viên, nơi thực thị mọi chủ trương đường
lôi chính sách nội dụng phương pháp giáo dục của Đảng nhân đân cách mạng Lào Trong dé, hoat động chính của trường học là hoạt động dạy và hoạt động học
~ Theo Nguyễn Minh Đạo cho ring: “Ban chất của việc QL nha trường la QL hoạt động day và học, tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trang thái khác để dân dẫn tiến tới mục tiêu giáo dục” [8]
‘Theo Pham Minh Hac: “Quan lý nhà trường là thực hiện đường lỗi giáo dục của Đăng tong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo
nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành
giáo dục, với thể hệ trẻ và với từng học sinh” [11]
Trang 25“Như vậy, quản lý nhà trường là tập hợp những tác động tối tru của chủ thể quản lý (Ban giảm hiệu) đến tập thể giáo viên, học sinh - sinh viên và viên chức của
nhà trường, đằng thời huy động và sử dụng có hiệu quả các nguôn lực, nhằm tạo
dong lực thúc đây mọi hoại động giáo dục của nhà trường nhằm đạt được mục tiêu
đã để ra, dip ứng yêu cầu phát triển kính tổ - xã hội theo tùng thối đại
1.2.4 Hoạt động đào tạo và quản lý hoạt động đào tạo
Đảo tạo là hoạt động truyền thụ kiến thức, huấn luyện kỹ năng, giáo dục thái
độ nhằm giúp người học chiếm lĩnh được một năng lực nghề nghiệp hoặc một năng
lực liên quan đến những mặt khác của cuộc sống
Hoạt động đào tao, giáo duc hay dạy học nói chung đều bao quát những vấn đẻ: Mục tiêu đào tạo, tuyển sinh, xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình đảo ao, quản lý hoạt đông giảng dạy - học tập, thực tập nghề nghiệp, hoạt động kiểm tra
đánh giá, cắp phát văn bằng chứng chị, theo quy chế đảo tạo của Bộ và quy định
của trường đã ban hành * Quản lý hoạt động dio tao
Quan lý là tác động có chủ đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý
nhằm tối đa hóa hiệu quả sử dụng các nguồn lực và cơ hội của tổ chức để đạt được
mục tiêu để ra
Quản lý hoạt động đào tạo là quả trình tác động có hướng dich của chủ thể
quan lý đào tạo ở các cấp khác nhau đến tắt cả các khâu, các yếu tố của quá trình
đảo tao cũng như quy trình dao tao nhằm đạt đến mục tiêu đảo tạo đã đề ra 1.3, HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO Ở TRUONG CAO DANG
1.3.1 Bản chất hoạt động đào tạo
Đào tạo, theo từ điển Bách khoa Việt Nam, là quá trình tác động đến một con người nhằm làm cho người đó lĩnh hội và nắm vững những tỉ thức, kỳ năng, kỹ xảo một cách có hệ thống để chuẩn bị cho người đỏ thích nghỉ với cuộc sống và khả
năng nhận một sự phân công lao động nhất định, góp phần của mình vào việc phát triển xã hội, duy trì và phát triển nền văn minh của loài người
Bio tao cùng nghiên cứu khoa học và dich vụ phục vụ công đồng, là hoạt
động đặc trưng của trường ĐI Đó là hoạt động chuyển giao có hệ thống, có
Trang 26phương pháp những kinh nghiệm, những trí thức, những kỳ năng, kỹ xảo nghề
nghiệp chuyên môn, đồng thời bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức cần thiết và chuẩn bị tâm thế cho người học đi vào cuộc sống lao động tự lập, góp phần xây dựng, bảo vệ đất nước
Đào tạo là quá mang tính phối hợp giữa các chủ thể dạy học (người dạy
và người học), là sự thống nhất hữu cơ giữa hai mặt dạy và học tiến hành trong một
cơ sở giáo dục, mà trong đó tính chat, phạm vi, cắp độ, cầu trúc, quy định của hoạt
động được quy định một cách chặt chẽ, cụ thể về mục tiêu, chương trình, nội dung,
phương pháp, hình thức tổ chức, cơ sở vật chất - thiết bị dạy học, kiểm tra - đánh giá kết quả đào tao, cũng như về thời gian và đối tượng đào tạo cụ thé
Như vậy, có thể nói hoạt động đảo tạo là hoạt động cơ bản nhất và quan trọng, nhất của quá trình đảo tạo Nó là quá trình xã hội, một quá trình sử phạm đặc thù và
tổn tại như một hệ thống Quá trình đó bao gồm những thành tố cấu trúc cơ bản như
mục đích và nhiệm vụ đạy học, hoạt động của người dạy và người học, nội dung
dạy học và phương pháp dạy học, phương tiện dạy học và kết quả dạy học Để đạt được kết quả tối ưu thì người dạy phải là người tổ chức, điều khiển, hướng dẫn, dạy
cho người học phương pháp và kỹ năng tự học, nghiên cứu và chiếm lĩnh nội dung học vấn Người học phải biết cách học, phải tự rèn luyện phương pháp và kỹ năng tự học, phải học tập tích cực, độc lập, sáng tao, phải học một cách say mê, hứng thú,
phát huy cao độ nội lực và tham gia mọi hoạt động tri tuệ với tình thần và trách
nhiệm ngày cảng cao 1.3.2 Các thành t
iu thành hoạt động đào tạo 1.3.2.1 Mục tiêu của đào tạo
Mục tiêu của đào tạo được hiểu là kết quả, là sản phẩm mong đợi của quá trình
đảo tạo, Mục tiêu đảo tạo hay sản phẩm đào tạo chính là người học với nhân cách
được thay đổi đó có thể được khái quát hóa trong mô hình nhân cách người học Mặc tiêu đảo tạo là một phạm tra co bản của giáo dục học, phản ánh trước sản
phẩm dự kiến của hoạt động đào tạo Mục tiêu đảo tạo vừa là cơ sở xuất phát của
quá trình đảo tạo, vừa là chuẩn để đánh giá kết quả của hoạt động đảo tao Mục tiêu
Trang 27này quy định tính chất và phương hướng của quá trình, quy định nội dung, phương pháp và tổ chức quá trình đảo tạo
Mue tiêu của giáo dục đại học - cao đẳng là đảo tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân đân, có ý thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương ứng với trình đô đào tạo, có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc
Đào tạo trình độ đại học - cao đẳng giúp sinh viên nắm vững kiến thức chuyên
môn và kỹ năng thực hành thành thảo, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và
giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đảo tạo
'Ngoài mục tiêu trên, giáo dục ĐH - CÐ còn phải thực sự giúp cho mọi người
học liên tục, học suốt đời nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiễu biết, nâng cao kiến thức và trình độ học vấn để có khả năng tự tạo việc làm cho mình, cho xã hội và thích nghĩ với đời sống xã hội vốn không ngừng vận động và phát triển
1.3.2.2 Noi dung và chương trình đào tạo + Nội dung đào tạo
Nội dung đào tạo bị chỉ phối bởi mục tiêu và nhiệm vụ đào tạo, đồng thời lại phục vụ cho việc thực hiện tốt muc tiêu, nhiệm vụ đào tạo, quy định việc lựa chọn
phường pháp, phương tiện dạy học
Nội dung ĐT phải có tính hiện đại và phát triển đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa
kiến thức khoa học cơ bản, ngoại ngữ và công nghệ thông tin, với kiến thức chuyên
môn và các bộ môn khoa học Mác - Lé nin, tư tưởng Hỗ Chí Minh và lời khuyên
của chủ tịch Kayson PHOMVIHAN, Phải đảm bảo cho sinh viên có những kiến thức khoa học cơ bản và kiến thức chun mơn tương đối hồn chỉnh, có phương, pháp làm việc khoa học, có năng lực vận dụng lý thuyết vào công tác chuyên môn
Nội dung đào tạo phải đảm bảo tính thiết thực, giúp người học nâng cao năng, lực làm việc và hiệu quả trong công tác, phải tương xứng và phủ hợp với độ đại học theo quy định chung
+ Chương trình đào tạo
'Chương trình đảo tạo thể hiện mục tiêu đảo tạo Nó phản ánh mục tiêu đảo tạo
cụ thể của nhà trường, đồng thời hướng đến đáp ứng các như cầu vỀ chất lượng
Trang 28nguồn nhân lực của xã hội Chương trình đào tạo quy định chuẩn kiến thức, kỳ
năng, phạm vi và cấu trúc nội dung đào tao, đồng thời chỉ rð phương pháp và hình thức đào tạo, cách thức đánh giá kết quả đảo tạo đối với từng môn học, ngành học
1.3.2.3 Hoạt động dạy của giảng viên
Giảng viên là chứ hể của hoạt động giảng dạy, người nắm vững mục tiêu, nội
đung chương trình, phương pháp dạy học, nắm vững quy luật tâm lý nhận thức,
thực hành và năng lực học tập của sinh viên để hướng dẫn họ học tập có kết quả Giang viên là người giữ vai đỏ chú đạo trong tiến trình dạy học, công việc của họ không đơn thuần là truyền đạt kiến thức, mà là thực hiện một hệ thống các hoạt đông nối tiếp nhau: từ thiết kế mục tiêu, kế hoạch bài giảng, chuẩn bị phương tiện
day học, đến việc tổ chức các hoạt động học tập, thực hành của sinh viên và tập thể
sinh viên trong lớp, ngoài lớp, theo chương trình nội khoá, ngoại khoá, bằng các
phương pháp linh hoạt, nhằm hỗ trợ sinh viên tìm tòi, nắm vững kiến thức và luyện
tập vận dụng vào thực tế Trong quá trình dạy học giảng viên còn thường xuyên
kiểm tra, uốn nắn kịp thời các sai sót để đưa sinh viên vào quỹ đạo, giảng viên còn
chú ý đến GD ý thức, thái độ, động cơ, hứng thú học tập của họ Nghĩa là phương, pháp giảng dạy của GV là một hệ phương pháp tổng hợp, linh hoạt và sáng tạo
Với nguyên tic phat huy tính tích cực, tự giác của sinh viên, giảng viên tổ chức các hoạt động học tập đa dạng, để khai thác tiểm năng trí tuệ, kiến thức, kinh nghiệm của họ, dẫn dắt họ tìm tỏi, khám phá kiến thức mới và phát triển các kỳ năng, kỹ xảo nghề nghiệp
“Phương pháp giảng dạy của giảng viên về ban chất là phương pháp điều khiến quá trình nhận thức và thực hành của sinh viên theo quy luật nhân thức và quy luật "hình thành kỹ năng, kỹ xáo Giảng viên tổ chức cho sinh viên nghiên cứu, phân tích các tải liệu lý thuyết, quan sát các hiện tương tự nhiên hay xã hội, thực hiện các thí nghiệm, thực hành, mục đích là để hình thành và phát triển năng lực trí tuệ và năng
lực hoạt động nghề nghiệp của sinh viên
“Toàn bộ hoạt động giảng day của người giảng viên đều tập trung vào việc tổ chức các hoạt động đa dang cho sinh viên, khai thác tối đa tiém năng của họ, với
“mục tiêu phát triển tối đa các tiềm năng ấy
Trang 29Như vậy, sinh viên vừa là đối tượng, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình day học, đó chính là quan điểm “day hoc dy người học làm trưng tâm”, mà
mọi giảng viên đều phải thực hiện 12]
1.3.2.4 Hoạt động học tập của sinh viên
Sinh viên là đối tượng giảng dạy của giảng viên, nhưng lại là chủ thể của quá
trình học tập Để có kết quả học tập tốt họ phải có ý thức, phải chủ động, tích cực và
ing tạo trong quá trình học tập Ba điều kiện dé học tập tốt đó là người học phải có nhu cầu học tập, quyết tâm học tập và có phương pháp học tập
Sinh viên chủ động học tập là người sinh viên tự giác tham gia vào các hoạt đông học tập, có mục đích học tập rõ rằng, có động cơ học tập trong sáng, biết xây
dựng kế hoạch và kiên trì thực hiện kế hoạch đã đề ra
“Tích cực học tập là sự tập trung trí tuệ, thể lực và thời gian cho việc học tập
Tính tích cực của sinh viên thể hiện ở hai mặt: chuyên cẳn và tư duy sâu sắc Chuyên cẳn là chăm chỉ, thể hiện nỗ lực cá nhân, biết vượt khó để học tập tốt, bởi vì
"sự học như con thuyền ngược dòng, không thể buông tay chèo”, Tư duy sâu sắc là
tư duy đi sâu vào bản chất của các vấn đẻ học tập, không hời hợt, thụ động
“Tính tích cực của sinh viên được hình thành từ nhu cầu nhận thức, từ mong muốn có kết quả học tập tốt, từ sự ý thức về cuộc sống tương lai của bản thân và
được khích lệ bằng nghệ thuật sư phạm của giảng viên Tính tích cực của sinh viên biểu hiện bằng hứng thú, say mê, tập trung chú ý, kiên trì, quyết tâm học tập
Phương pháp học tập tốt là phương pháp học tập chủ động tìm tòi thông tin,
gia công, chế biến thông tin, đi sâu tìm hiểu bản chất các vấn đề học tập, biết phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức và biết tìm cách vận dụng kiến thức vào thực
tế cuộc số
Chính vì những phân tích trên đồi hỏi người giảng viên phải có trình đô ng, đồng thời tích cực tham gia vào các hoạt động nghiên cứu, thực hành chuyên môn vững vàng, có phương pháp sư phạm tốt để hướng dẫn sinh viên học
tập có kết quả Yêu cầu người sinh viên phải có ý thức về mục đích học tập, phải
chủ động và sáng tao trong quá trình học tập, mọi sự lơ là, thiểu tập trung, thụ động, hởi hợt đều không dem lại kết quả học tập tốt [12]
Trang 30Hoạt đông dạy và hoạt động học gắn liền với hoạt đông của con người; Có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thể hiện ở mối tương tác giữa các thành tố: Mục tiêu, nội dung, phương pháp của hoạt đông dạy và hoạt động học
1.3.2.5 Điều kiện phục vụ dạy - học
Để việc tổ chức dạy học được thành công, các điều kiện không thé thi được
đó là yếu tố con người; đó là những người điều hành, ĐNGV, chuyên viên QLĐT
Ca so vật chất và phương tiện dạy học là những điều kiện quan trong gop phan
quyết định đào tạo, cần phải có cơ sở vật chất và phương tiện dạy học hiện đại, (hư viên điện tử, bài giảng và trên hết là hệ thống giáo dục phải chuẩn xác, thường xuyên được cập nhập, để tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên trong quá trình theo loại hình đảo tạo này
Mỗi liên hệ trong các thành tố hoạt động ĐT: Các thành tố hình thành cấu trúc hoạt động ĐT có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và không thiếu bắt kỳ thành tố nào,
trong đó mục tiêu ĐT của nhà trường, một chương trình đảo tạo, một môn học là kim chi nam cho mọi hoạt động, Mục tiêu sẽ là định hướng cơ bản cho việc thiết kế nôi dung chương trình ĐT, tổ chức các hoạt động dạy và hoạt động học bắt kỳ dưới hình thức nào cũng cằn phải đáp ứng đúng với mục tiêu và chương trình BT
1.3.2.6, Két qué đào tạo
Kết quả là những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau giữa các mặt trong
một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra, qua đó phản ánh mỗi quan hệ hình thành của c
e sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan
io ¡ao là quá trình cung cắp các kỹ năng cụ thể cho các mục tiêu cụ thể hay hiểu theo cách khác: DT là những cố gắng của tổ chức được đưa ra nhằm thay đổi
hành vi và thái độ của nhân viên để đáp ứng các yêu cầu về hiệu quả của công việc
Kết quả đào tạo có vị tr rit quan trong trong sự nghiệp giáo dục thể hệ trẻ và
đảo tạo nguồn nhân lực cho xã hội Sản phẩm do các trường đại học đảo tạo là lực lượng khoa học, công nghệ nòng cốt của mỗi quốc gia, quyết định sự tăng trưởng, phát triển kinh tế văn hóa xã hội Nâng cao năng lực triển khai, quản lý đào tạo và
nghiên cứu khoa học cho các trường đại học là biện pháp hữu ích, để nâng cao chất lượng đảo tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho một xã hội phát triển và hội nhập
Trang 31Nhu vậy, có thể nói kết quả đào tạo là hoạt động cuối cùng và khá quan trọng, của quá trình đào tạo Nó là quá trình xã hội, một quá trình sư phạm đặc thù và tồn
tại như một hệ thống Quá trình đó bao gồm những thành tố cấu trúc cơ bản như
mục đích và nhiệm vụ dạy học, hoạt động của người dạy và người học, nội dung day hoe và phương pháp dạy học, phương tiện dạy học và kết quả dạy học Để đạt được kết quả tối tu thì người dạy phải là người tổ chức, điều khiển, hướng dẫn, day cho người học phương pháp và kỹ năng tự học, nghiên cứu và chiếm lĩnh nội dung, học vấn Người học phải biết cách học, phải tự rèn luyện phương pháp và kỳ năng tự học, phải học tập tích cực, độc l
sáng tạo, phải học một cách say mê, hứng thú, phát huy cao độ nội lực và tham gia mọi hoạt động trí tuệ với tình thần và trách nhiệm ngày cảng cao
Để biết được kết quả của đào tạo nhà trường nên tổ chức thực hiện đánh giá cùng cả 3 yếu tố sau:
` Đánh giá từ phía giăng viên (giáo viên bộ môn):
Giảng vi
anh giá kết quả đào tạo thông qua các tiêu chí đánh giá sau:
~ Mức độ nắm vững kiến thức được truyền thụ của các sinh viên
~ Mức độ chuyên cần của sinh viên, mức độ tập trung chú ý, mức độ hưng
phấn và mức độ hiểu bải của sinh viên trong quá trình học tập
~ Đánh giá giảng viên về chương trình đảo tạo:
Giảng viên có thể tham gia đánh giá về công tác tổ chức phục vụ lớp học để
giúp tổ chức thực hiện các khóa đảo tạo sau được hiệu quả hơn
* Đánh giá từ phía người quăn lý lớp (giáo viên chủ nhiệm): ~ Mức độ nghiêm túc của giảng viên trong quá trình giảng dạy
~ Mức độ nghiêm túc và nhiệt tình của sinh viên trong quá trình học tập * Đánh giá từ phía sinh viên:
Sau khi kết thúc khóa học, sinh viên có thể đánh giá thông qua các phiều đánh
giá về khâu tổ chức lớp, tài liệu học tập, nội dung_ phương pháp giảng dạy, đề xuất
và nhận xét khác để phục vụ cho việc điều chinh chương trình đào tạo
1.4 ĐẶC THÙ ĐÀO TẠO CHUYÊN NGÀNH NGOẠI NGỮ Ở TRƯỜNG
CAO DANG, DAT HOC
Trang 321.4.1 Mục tiêu đào tạo chuyên ngành ngoại ngữ
Mục tiêu đảo tạo chuyên ngành Ngoại ngữ là đào tao Cử nhân Ngoại ngữ có
trình độ Đại học - Cao đắng nhằm đáp ứng những yêu cầu đổi mới trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đắt nước
“Xây dựng mục tiêu đảo tạo chuyên ngành Ngoại ngữ cần bảo đảm theo nhu
cầu và các điều kiện của thực tiễn
1.4.2 Nội dung và chương trình đào tạo chuyên ngành 'Ngoại ngữ
Nội dung, chương trình ĐT chuyên ngành NN được chia thành các khối
~ Khối kiến thức giáo dục đại cương ~ Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp được chia thành 2 khối
+ Khối kiến thức cơ sở
+ Khối kiến thức chuyên ngành: Bao gồm kiến thức chung của chuyên ngành
và kiến thức chuyên sâu
Nội dung kiến thức của khối giáo dục của chuyên nghiệp phaie được cập nhập thường xuyên Kiến thức bé try trong khối giáo dục chuyên nghiệp cần xây dựng
hai nhóm học phần: Bắt buộc và tự chọn, số học phần tự chọn không vượt quá 10%
khối lượng của chương trình
1.4.3 Điều kiện đào tạo chuyên ngành Ngoại ngữ
'Đó chính là những lớp học, xưởng thực hành đủ tiêu chuẩn và những phương
tiên học tập khác Đặc biệt rit cần một thư viên phục vụ cho việc dạy va học, ở đó
tập trung những tải liệu học tập cần thiết có thể tham khảo như: Giáo trình và tải liệu tham khảo các môn học, sách chuyên môn Giáo trình chuẩn hiện nay DT chuyên ngành NN chưa có, mỗi trường tự chọn dùng giáo trình riêng của mình
“Thiết bị dio tao đang được sử dụng rất đa dạng theo loại hình đảo tạo và được
đầu tư tại nhiều thời điểm khác nhau với nhiều loại hình, nguồn gốc, khủng loại Khi tăng cường trang thiết bị dạy và học trong nhà trường cần lưu ý:
~ Đầu tự trang thiết bị mang tính chất chiến lược, lâu dài, có trọng điểm, chọn
lọc, ưu tiên
~ Đón đầu công nghệ mới, đầu tư các thiết bị hiện đại, đồng bộ
Trang 33'Công tác cán bộ luôn là khâu then chốt, quyết định đến sự phát triển bền vững
của Nhà trường Việc xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên đủ về
số lượng, mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu phải được coi là nhiệm vụ trọng
tâm số một và trường xuyên của Nhà trường
1.5 QUAN LY DAO TAO CHUYEN NGÀNH NGOẠI NGỮ Ở TRƯỜNG CAO ĐÁNG, ĐẠI HỌC
Quan lý hoạt động đào tạo chuyên ngành Ngoại ngữ là nội dung trong tim trong công tác quản lý của các Trường Đại học, Cao đẳng Do đó, công tác quản lý hoạt động đảo tạo chuyên ngành Ngoại ngữ phải
hành đồng bộ từ quản lý mục
tiêu và nội dung chương trình dao tao, quản lý công tác tuyển sinh và tổ chức lớp học, quản lý việc xây dựng và triển khai kế hoạch đảo tạo, quản lý hoạt động dạy của đội ngũ giảng viên, quản lý hoạt động học của sinh viên, quản lý công tác kiểm tra - đánh giá, quản lý hệ thống giáo trình học liệu, quản lý các điệu kiện hỖ trợ hoạt động đảo tạo của chuyên ngành Ngoại ngữ
1.5.1 Các chức năng quản lý hoạt động đào tạo
1.5.1.1 Lập kế hoạch đào tạo
Kế hoạch là một quá trình xác định các mục tiêu đối với thành tựu tương lai
của tổ chức và các con đường, biện pháp, cách thức để đạt được mục tiêu để ra
Sản phẩm quan trọng của chức năng kế hoạch hóa là kế hoạch Kế hoạch lại luôn có quan hệ chặt chẽ với 3 loại mục tiêu chính: Mục tiêu chiến lược, mục tiêu
chiến thuật và mục tiêu tác nghiệp Từ 3 mục tiêu này, có 3 loại kế hoạch tương
ứng: Kế hoạch chiến lược, kế hoạch chiến thuật và kế hoạch tác nghiệp Các kế hoạch được phân biệt trên cơ sở các tiêu chí
(1) Thai gian thực hiện; (2) Phạm vi tác động,
(3) Độ phức tạp và ảnh hưởng,
{4)Tính độc lập tương đối của từng kế hoạch
Kế hoạch là chức năng quan trọng nhất của quá trình quản lý, bởi nó gắn liền
với việc lựa chọn chương trình hành động trong tương lai của hệ thống Kondacop, nguyên chủ tịch Viện hàn lâm khoa học giáo dục Liên Xô (cũ) coi: Lập kế hoạch là
Trang 34chức năng quan trọng nhất của việc lãnh đạo, lập kế hoạch tức là soạn thảo và thông qua những quyết định quản lý quan trọng nhất
Vi vy, nhà quản lý phái vạch ra cho được kế hoạch hành động của tổ chức và
tiến hành các hoạt động cần thiết để thực hiện mục tiêu mà kế hoạch đẻ ra [15tr 12],
1.5.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý đào tạo
'Tổ chức là một trong những chức năng chung của quản lý, liên quan đến quá
trình hình thành cấu trúc các bộ phận trong hệ thống cùng các mỗi quan hệ giữa chúng để đảm nhận những hoạt động cần thiết, xác định các mối quan hệ v nhiệm
vụ, quyển hạn và trách nhiệm giữa các bộ phận đó Muốn hệ thống đi đến mục tiêu, cần có một cơ cấu phù hợp, tương ứng với trình độ phát triển của hệ thống đó
“Thành tựu của một tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của người quản lý sử
dụng các nguồn vật lực và nhân lực sao cho có hiệu quả
“Tổ chức là chức năng quan trọng thứ hai (sau chức năng kế hoạch hóa) và đặc
trưng nhất, không có chức năng quản lý nảo có thể thực hiện được mà không cần có tổ chức Nói đến quản lý là phải nói đến công tác tổ chức, xây dựng tổ chức, điều
phối tổ chức, phát triển tổ chức, nếu không thì quản lý không có mục tiêu, không vận động đến mục tiêu Lênin đã chỉ rõ: Sau khi đã vạch ra được chính sách đúng, đường lối đúng rồi, thì sự thành công tùy thuộc trước hết vào việc tổ chức Kalinin
cho rằng: “Quản lý tức là tổ chức”
Như vậy, quản lý và tổ chức có mối quan hệ khắng khít, không tách rời nhau,
trong đó, tổ chức là điều kiện, nền tảng cho quản lý để hoạt động đạt mục tiêu của
tổ chức Cũng có thể nói, tổ chức vừa là sản phẩm của quản lý, lại vừa là cơ sở cho quản lý tác động nhằm thúc day toàn bộ hệ thống vận hành đến mục tiêu đã xác định của tổ chức [15 t 12],
1.3.1.3 Chỉ đạo, triển khai kế hoạch đào tao
“Chỉ đạo, triển khai kế hoạch là quá trình liên kết, liên hệ giữa các thành viên
trong tổ chức, tập hợp, động viên họ hoàn thành những nhiệm vụ nhất định để đạt
được mục tiêu của tổ chức Chỉ đạo có thể được hiểu như là một sự điều khiển, tác đông của chủ thể quản lý đến đối tượng bị quản lý nhằm đạt tới mục tiêu của tổ,
chức trên cơ sở kế hoạch đã được thiết lập Chủ thể quán lý phải trực tiếp ra quyết
Trang 35định, mệnh lệnh cho các cắp lãnh đạo dưới quyền và hướng dẫn, quan sát, phối hợp, đông viên, để thuyết phục, thúc đẩy họ hoạt đông đạt được các mục tiêu bằng những biện pháp khác nhau Các quyết định chỉ đạo phải đúng đắn, có tính thực tiễn
và có tính khả th
Van dé then chốt của chỉ đạo là đảm bảo hài hòa các mục phải tạo được
sự liên thông giữa mục tiêu chung và mục tiêu riêng, có như vậy, mới tạo được nỗ lực của cá nhân Người lãng đạo phải biết tạo được động lực thúc đẩy các thành viên thực hiện mục tiêu, vì động lực là đòn bẩy thúc đẩy hoạt động
Vậy, chức năng chỉ đạo, triển khai kế hoạch thể hiện tính chất “động” của quá
quản lý, là quá trình chủ thê điều khiển sử dụng quyền lực quản lý của mình để tác động lên hành vi của các phần tử trong hệ thống một cách có chủ đích để hệ thống đi đến mục tiêu Việc chỉ đạo, lãnh đạo không những chỉ bắt đầu sau khi lập kế hoạch và thiết kế bộ máy đã hoàn tắt mà nó còn thắm vào và có ảnh hưởng quyết
định tới hai chức năng kia [15 tr 12]
1.5.1.4, Kiém tra, đảnh giả hoạt động đào tạo
Kiểm tra, đánh giá là khái niệm chỉ việc theo dõi, giám sát của nhà quản lý
trong quá trình hệ thống vận hành thực hiện kế hoạch đã đề ra và tiến hành những
hoạt động uốn nắn, điều chỉnh khi cẳn thiết Kế hoạch hóa và kiểm tra có mồi quan
hệ hữu cơ, bổ sung và hỗ trợ cho nhau *Kế hoạch hóa xác định những hành vi, hoạt
động và kết quả mong muốn, còn kiểm tra giúp duy trì” và tái định hướng những hành vi hoạt động và kết quả thực Kiểm tra, đánh giá là quá trình thiết lập và thực hiện các cơ chế thích hop nhằm phát lên lên các sai sót, vướng mắc của hệ thống trong quá trình hoạt động, dé
tiến hành kiểm tra, cẳn phải có các tiêu chuẩn, nội dung và phương pháp thích hợp
dua trén những nguyên tắc khoa học
“Quá trình kiểm tra, đánh giá gồm có 3 bước: Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ đã thực hiện do lường các nhiệm vụ theo chuẩn; đánh giá mức độ phù hợp giữa
việc thực hiện đó với chuẩn; điều chỉnh những sai lệch so với chuẩn Kiểm tra, đánh
giá có các yêu cầu như sau: Phải có kế hoạch kiểm tra, nội dung các yêu cẩu kiểm
Trang 36tra phải thích hợp với từng cấp, từng lĩnh vực trong tổ chức, hệ thống kiểm tra phải phù hợp với bầu không khí trong tô chức, không cản trợ HĐ của hệ thống [15 tr 12]
5 hoạt động đào tạo : Nội dung quả 1.5.2.1 Quản lý mục tiêu, nội dưng chương trình, kế hoạch đào tạo chuyên ngành Ngoại ngit
~ Mục tiêu đảo tạo chuyên ngành ngoại ngữ theo hình thức dio tạo của Bộ GD&TT của nước CHDCND Lào là đảo tạo Cử nhân ngoại ngữ có trình độ Cao
đẳng và Đại học nhằm đáp ứng những yêu cầu đổi mới của chuyên ngành ngoại ngữ
trong thời kì CNH, HĐH đất nước
~ Xây dựng mục tiêu đào tạo chuyên ngành ngoại ngữ cần đảm bảo theo nhu
cầu và các điều kiện của thực tiễn đã được khảo sát
~ Nội dung chương trình đào tạo chuyên ngành ngoại ngữ được chia thành các
khối: khối kiến thức giáo dục đại cương và khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp Nội dung kiến thức khối giáo dục chuyên nghiệp phải được cập nhật thường xuyên Kiến thức bổ trợ trong khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp cần xây dựng hai nhóm học phẩn: bắt buộc và tự chọn, số học phần tự chọn không vượt quá 10% khối
lượng của chương trình đào tạo chuyên ngành ngoại ngữ
~ KẾ hoạch đảo tạo chuyên ngành ngoại ngữ phải dựa vào chương trình dio
tạo, số lượng sinh viên, đội ngũ giảng viên chuyên ngành ngoại ngữ để đẻ ra kế
hoạch đảo tạo của chuyên ngành cho phủ hợp
1.3.2.2 Quản lý công tắc tuyển sinh chuyên ngành Ngoại ngữ
Hằng năm, căn cứ vào nhu edu của người họe, bộ phận tuyển sinh triển kh thông báo, quảng cáo đến người học các thông tin về tuyển sinh gồm: Hình thức
tuyển sinh, đối tượng tuyển sinh, hỗ sơ tuyển sinh, địa điểm học, thời gian học, hình
thức học và học phí
Phòng đào tạo tổ chức công tác chiêu sinh, kiểm tra hỗ sơ đầu vào sắp xếp, tổ chức khai giảng và bố trí lớp học phù hợp với nhu cầu của người học
1.5.2.3 Quản lý việc triển khai kế hoạch đào tạo chuyên ngành Ngoại ngữ
+ Xây dựng kế hoạch ĐT chuyên ngành NN phải dựa vào chương trình ĐT, số
lượng SV, ĐNGV chuyên ngành NN để để ra kế hoạch ĐT của ngành cho phủ hợp
Trang 37+ Triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo chuyên ngành Ngoại ngữ cả năm và
từng học kỳ cụ thể
+ Xây dựng thời khóa biểu hợp lý nhằm đảm bảo các hoạt động sư phạm và nề
nếp dạy học chuyên ngành Ngoại ngữ
+ Theo đõi, kiểm tra cán bộ giáo vụ về việc thực hiện kế hoạch đảo tạo chuyên
ngành Ngoại ngữ để điều chính, bỗ sung kịp thời
1.3.2.4 Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên chuyên ngành Ngoại ngữ Là nội dung trọng tâm của công tác quản lý đào tạo thể hiện qua những hoạt
đông giảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên nhằm thực hiện mục tiêu
của quá trình đảo tạo Tắt cả các hoạt động khác trong nhà trường nhằm giúp cho
hoạt động dạy - học được thực hiện với kết quả tốt nhất
HD giảng dạy chuyên ngành NN được thực hiện qua hai đặc trưng cơ ban:
*, Kết hợp giữa giảng dạy lý thuyết với hướng dẫn thực hành
"Đặc thủ đảo tạo chuyên ngành Ngoại ngữ là quá trình kết hợp giữa giảng dạy
lý thuyết của giảng viên với quá trình thực hành tay nghề (lập dạy, giao lưu, giao
tiếp với chủ tiếng mẹ đẻ) của sinh viên, là quá trình sinh viên hình thành những kỹ
năng, kỹ xảo cần thiết
* Két hop giữa dạy - học tĩnh tại với học tập thực tế
'Ở những môn học chuyên ngảnh nhà trường đều bố trí cho sinh viên đi thâm nhập thực tế, đây là hình thức học tập không thể thiếu được trong quá trình dạy học
ở các trường đào tạo chuyên ngành Ngoại ngữ
+ Quy định cụ thể việc sử dụng giáo trình, tải liêu, để cương hướng dẫn học tập, các yêu cầu về chuyên môn, nội dung phục vụ cho việc lên lớp của chuyên ngành Ngoại ngữ
+ Nim bit tinh hinh day và học của giảng viên và sinh viên của chuyên ngành
thông qua việc xây dựng nhiễu kênh thông tin như phỏng vấn GV và SV, lấy ý kiến
của các cơ sở, tham khảo ý kiến đánh giá của Ban Thanh tra Nhân dân
+ Để quản lý có hiệu quả hoạt động giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng
đảo tạo chuyên ngành, cần phải đẩy mạnh hợp tác với các cơ sở đảo tạo nhằm
Trang 38~ Theo dõi, kiểm tra tiến độ biên soạn giáo trình chuyên ngành Ngoại ngữ để đốc thúc kịp thời
~ Thường xuyên rà soát một số nội dung trong các giáo trình môn học thực
'hảnh của chuyên ngành NN không còn phủ hợp đẻ kịp thời cập nhật, biên soạn lại = Chuan bj day đủ giá
viên đang theo học tại trường
trình chuyên ngành Ngoại ngữ để cung cấp cho sinh
'Cơ sở vật chất - thiết bị dạy học đóng vai trỏ là một thảnh tố cơ bản trong cấu
trúc của quá trình đào tạo nói chung và quá trình dạy học nó iêng Nó có vai trở
quan trọng và có tác động tương hỗ đến các thành tố cấu trúc khác của quá trình đảo tạo để đạt tới mục đích giáo dục tổng thẻ
Như vậy, cơ sở vật chất - thiết bị dạy học tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên học tập và rèn luyện, là điều kiện rất quan trọng để giảng viên, sinh viên tiếp cận trì
thức mới một cách diy đủ, chính xác đáp ứng yêu cầu đổi mới, hợp lý, hiện đại hóa trong đáp ứng phương pháp giảng dạy, học tập
Để quản lý tốt cơ sở vật chất và các thiết bị phục vụ đảo tạo chuyên ngành
Ngoại ngữ, Bộ phận quản trị của trường cần phải:
~ Xây dựng mục tiêu quản lý cơ sở vật chất và các thiết bị phải đáp ứng các
yêu cầu đảo tạo chuyên ngành Ngoại ngữ và thường xuyên được bổ sung cơ sở vật
chất và thiết bị hoàn chinh Cần đảm bảo tính thiết thực, tiết kiểm trong việc xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị, tránh chủ nghĩa hình thức và phô trương
~ Xây dựng kế hoạch mua sắm, sử dụng, bảo quản thiết bị
~ Xây dựng nội quy sử dụng, bảo quản có hiệu quả cơ sở vật chất và các thiết bị nhằm đảm bảo phục vụ tốt chất lượng đào tạo chuyên ngành Ngoại ngữ
~ Tổ chức kiểm tra, đánh giá, khấu hao cơ sở vật chất và các thiết bị để có kế
hoạch trang bỉ, mua sắm, bổ sung, thay thể những thiết bị hư hỏng
1.5.2.7 Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập chuyên ngành NN Mục đích của công tác kiếm tra, đánh giá chuyên ngành Ngoại ngữ là nhằm
đưa ra định hướng đúng đắn trong việc lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức đạy - học cho thích hợp, cũng như đưa ra những nhận định về chất lượng dạy - học so với mục tiêu đảo tao ngành giáo dục có vai trò quan trọng trong quá trình đảo
Trang 39tạo Cần căn cứ vào các tiêu chuẩn của mục tiêu để có cách thức kiểm tra, đánh giá
phù hợp khách quan, từ đó góp phần định hướng, điều chỉnh quá
th đảo tạo và
căn cứ để kết luận một cách chính xác về chất lượng của công tác đảo tạo chuyên
ngành Ngoại ngữ Nếu công tác kiểm tra, đánh giá chuyên ngành Ngoại ngữ thực
hiện thường xuyên, chặt chẽ, đúng quy trình, sẽ giúp lãnh đạo nhà trường nắm chặt được tỉnh hình giảng day của giảng viên, tình hình quản lý của cần bộ trong trường,
qua đó, kịp thời động viên những mặt tốt, điều chỉnh, uốn nắn những mặt thiếu sót
hoặc xử lý theo quy định của pháp luật
Bộ phân Kiểm tra - đánh giá chất lượng đảm bảo chất lượng giáo dục xây đựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá chuyên ngành Ngoại ngữ phải dựa trên:
~ Chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước; chấp hành quy
chế và các văn bản hướng dẫn công tác kiểm tra, đánh giá của Bộ GD&TT và các
cấp quản lý
~ Nội quy, quy định của trường,
DE quan lý tốt việc kiểm tra, đánh giá kết quả đảo tạo chuyên ngành Ngoại
ngữ, Bộ phận khảo thí - Đảm bảo chất lượng giáo dục cẳn phải:
~ Nắm vững các quy chế, quy định và các văn bản hướng dẫn kiểm tra, đánh
giá của Bộ GD&TT và các cấp quản lý
~ Xây dựng và quản lý kế hoạch kiểm tra, đánh giá giảng viên và cán bộ,
~ Tổng hợp kết quả kiểm tra để phân tích, đánh giá kết quả dạy học của giảng
viên chuyên ngành Ngoại ngữ, đảm bảo chặt chè, khách quan, chính xác
'Công tác kiểm tra, đánh giá chuyên ngành Ngoại ngữ nếu được giáo dục chặt chẽ, kịp thời, chính xác sẽ giúp cho bộ phận Khảo thi - Đảm bảo chất lượng giáo đục nắm được thực trang và dé xuất các biện pháp quản lý kịp thời hiệu quả, góp
phần nâng cao chất lượng đảo tạo chuyên ngành
Trang 40“Tiểu kết chương 1
Chương 1 đã trình bảy tổng quát về cơ sở lý luận vấn đề nghiên cứu Thông qua việc nghiên cứu lý luận, luận văn đã tổng hợp và trình bảy các khái niệm cơ bản của để tài, những đặc trưng của quản lý hoạt động đào tạo của đại học, cao đẳng nói
chung và quản lý hoạt động đảo tạo chuyên ngành Ngoại ngữ nói riêng
ĐỀ tài đã chọn lựa các thành tố của quá trình quản lý hoạt động đảo tạo là khung lý luận để triển khai những nghiên cứu tiếp theo Nghiên cứu lý luận quản lý hoạt động đảo tạo nhằm kim sing tö mục đích và nội dung của để tải, để từ đó đề
xuất các biện pháp cụ thể, thiết thực trong quản lý hoạt động đào tạo
Đây là cơ sở lý luận định hướng để nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động,
đảo tạo chuyên ngành Ngoại ngữ và làm cơ sở cho lập các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo chuyên ngành Ngoại ngữ ở trường CĐSP Savannakhet, nước
CHDCND Lào nhằm nâng cao chất lượng đảo tạo, góp phần thực hiện mục tiêu
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu thị trường và nhu cầu xã hội