Đề tài Nghiên cứu một số bài men cho xương gốm của làng gốm Phước Tích tiến hành nghiên cứu một số bài men không chứa chì, phù hợp với xương gốm của làng gốm Phước Tính; từ đó các nghệ nhân có thể đưa vào sử dụng vẩn xuất các sản phẩm với mẫu mã đa dạng và có tính cạnh tranh cao.
Trang 1BQ GIAO DUC VA DAO TAO TRUONG DAI HQC SU PHAM
CAO THỊ ÁI NHI
NGHIÊN CỨU MỌT SÓ BÀI MEN CHO XƯƠNG GÓM
CỦA LÀNG GÒM PHƯỚC TÍCH
Chuyên ngành: HÓA VÔ CƠ
Mãsố :60440113
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC HÓA HỌC ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS TRÀN DƯƠNG
Huế, năm 2016
Trang 2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng,
tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là
trung thực, được các đẳng tác giả cho phép sử dụng và chưa
từng được công bồ trong bắt kỳ một công trình nào khác
Trang 4MỤC LỤC Trang TRANG BÌA LỜI CAM ĐOAN LỜI CÁM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TÁT DANH MỤC KÝ HIỆU CAC MAU DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH MỞ ĐÀU CHUONG 1: 1.1 GÓM $ 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 9 1.1.2 Khái niệm - - 10 1.1.3 Phân loại 10 1.1.4 Nguyên liệu — ¬
Trang 51.2.4.3 Sức căng bề mặt 7 _—- „20 1.244 Sự giản nở 20 1.2.4.5 Độ mịn của men 2 12.46 Dé phan tan 2 1.2.4.7 Tỷ trọng của men ¬ 22 1.2.4.8 Độ cứng 2
1.2.4.9 Sự tạo thành lớp trung gian giữa men và mộc gốm sứ 23
1.2.4.10 Độ bền hóa và an toàn thực phẩm khi dùng sản phẩm trắng men 23
1.2.5 Yêu cầu kỹ thuật của men 23 1.2.6 Nguyên liệu sản xi : ——— nnn 1.2.6.1 Trường thạch (FELDSPAT) 24 1.2.6.2 Thạch anh (QUARZIT) 25 1.2.6.3 Cao lanh - - 26 1.2.6.4 Dolomit 27 12.65 Tale 28 12.66 Đá vôi 28
1.2.7 Vai trò của các oxit trong men 2-ss:ss-s< se«ee 29
1.2.8 Phương pháp sản xuất men 30
1.2.8.1 Phương pháp cổ điền Hee ¬
1.2.8.2 Phương pháp frit 30
1.2.9 Phương pháp đưa men lên bề mặt gốm sứ 31
1.2.10 Các khuyết tật của men 31 Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨI 6
2.1 NỘI DƯNG NGHIÊN CỨU 33 2.1.1 Nghiên cứu thành phần đắt sét a 33
2.1.2 Nghiên cứu đơn phối liệu men ——
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
2.2.1, Phương pháp phổ tán sắc năng lượng (EDX) 3
2.2.2 Phương pháp đo màu 34
Trang 62.2.4 Phương pháp đánh giá chất lượng màu trên men gach
2.3 DỤNG CỤ, THIẾT BỊ VÀ HÓA CHAT
2.3.1 Dụng cụ 2.3.2 Thiết bị 2.3.3 Hoá chất
Chương 3 KẾT QUÁ VÀ THẢO LUẬN
3.1, PHAN TICH THANH PHAN
3.1.1 Phân tích thành phần hóa đắt sét
3.1.2 Thành phần hóa nguyên liệu
3.2 NGHIÊN CỨU ĐƠN PHÓI LIỆU MEN 3.2.1 Các bước thực hiện 3.2.2 Nghiên cứu một số công thức men 3.2.3 Thí nghiệm lần I 3.2.4 Thí nghiệm lần 2 3.2.5 Thí nghiệm lần 3 3.2.6 Thí nghiệm lần 4
3.3, KHẢO SÁT CƯỜNG ĐỘ MÀU, KHẢ NANG PHAT MAU CUA MEN
Trang 7DANH MUC CHU VIET TAT
EDX (EDS) : _ Energy-dispersive X-ray spectroscopy
Lol Loss on Ignition
RGB Red Green Blue
Trang 9DANH MUC CAC BANG
‘Trang
Bảng 1.1 Hệ số nóng chảy của oxit hoặc hợp chất dé chảy 19 Bang 1.2 Hệ số nóng chảy của oxit hoặc hợp chất khó chảy 19
Bảng 1.3 Tra cứu nhiệt độ nóng chảy theo hệ số K oe 19
Bảng 1.4 Hệ số giản nở nhiệt của một số oxit tạo thủy tỉnh (từ 20 ~ 400°C) 21
Bảng 3.1 Thành phần các oxit trong mẫu đắt sé 22:22 39 Bảng 3.2 Thành phần hóa các loại hóa chất và nguyên liệu chính 39
Bảng 3.3 Thành phần phối liệu mẫu G1 Keeerrreeo.#Ï Bảng 3.4 Hệ số chảy và hệ số giản nở nhiệt lý thuyết mẫu G1 42 Bảng 3.5 Thành phần phối liệu mẫu G2 4
Bảng 3.6 Thành phần hóa bài men G2 4
Bảng 3.7 Hệ số chảy và hệ số giản nở nhiệt lý thuyết mẫu G2 44 Bang 3.8 Thanh phan phéi liệu mẫu G3 và G4 45
Bang 3.9 Hệ số chảy và hệ số giản nở nhiệt lý thuyết mẫu G3 và G4 45
Bảng 3.10 Thành phần phối liệu mẫu GS mm „46
Bảng 3.11 Hệ số chảy và hệ số giản nở nhiệt lý thuyết mẫu G5 46
Bảng 3.12 Thành phần phối liệu mẫu G6
Bang 3.13 Hé số chảy và hệ số giản nở nhiệt lý thuyết mẫu G6 41 Bảng 3.14 Thành phần phối liệu mẫu G7 49
Bảng 3.15 Hệ số chảy và hệ số giản nở nhiệt lý thuyết mẫu G7 49
Bang 3.16 Thành phần phối liệu mẫu G8 50
Bảng 3.17 Hệ số chảy và hệ số giản nở nhiệt lý thuyết mẫu G8 50
Bảng 3.18 Thành phần phối liệu mẫu G9 SL Bang 3.19 Hé số chảy và hệ số giản nở nhiệt lý thuyết mẫu G9 "¬ - Bảng 3.20 Thành phần phối liệu mẫu G10 3
Bảng 3.21 Hệ số chảy và hệ số giản nở nhiệt lý thuyết mẫu G10 53
Bang 3.22 Thành phần phối ligu miu G11 54
Bảng 3.23 Hệ số chảy và hệ số giản nở nhiệt lý thuyết mẫu GI1 —.S4
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 1.1 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất gốm sứ " Hình 1.2 Trường thạch 5222222222121221.2212110011.00.71.2.21 24 Hình 1.3 Cao lanh - 26 Hình 1.4 Dolomit 27 Hình 1.5 Đá vôi 28
Hình 2.1 H toa độ biểu diễn màu sắc CIE L*a*b* -5-55-3Š
Hình 2.2 Mô hình phối trộn màu bổ sung của RGB 36
Hình 2.3 Máy nghiền bi siêu tốc — _—
Hình 3.1 Gốm Phước Tích 38
Hinh 3.2 Két qua phan tich EDX của mẫu đất sét 38
Hình 3.3 Sơ đỗ thực hiện TH HH HH HH dư 40
Hình 3.4 Đường cong nung ¬ 42 Hình 3.5 Mẫu G1 2222122122111 —- Hình 3.6 Mẫu G2 ~ 4 Hình 3.7 Mẫu G3 và G4 trên xương gốm Phước Tích .4Š Hình 3.8 Mẫu G5 46 Hình 3.9 Mẫu khi tráng men " se 1, 3.10 Mẫu G6, 48 Hình 3.11 Mẫu G7 49 Hình 3.12 Mẫu G8 " - „.50 Hình 3.13 Mẫu G9-1 trên xương gốm Phước Tích %2
Hình 3.14 Mẫu G9-2 trên đất sét trắng 22 «eeeeoo Š2
Trang 11MO DAU
Nghề làm gốm là một trong những nghề có truyền thống lâu đời nhất tại Việt Nam Kết quả khảo cổ học cho biết đồ gốm đã được người Việt chế tác, sử dụng
cách đây khoảng 10.000 năm Trải qua năm tháng, gốm sứ không chỉ còn là những
đổ dùng thủ công phục vụ nhu cầu thiết yếu trong đời sống con người: chén, nồi,
ấm, đĩa mà còn hơn thế, gồm sứ đã trở thành một nét hồn dân tộc, trở thành một
vẻ đẹp riêng, một niềm tự hào riêng nói lên cốt cách, tâm hồn của cả một đắt nước
Để làm ra đồ gốm người thợ gốm phải qua các khâu chọn, xử lí và pha chế đất, tạo
đáng, tạo hoa văn, phủ men và nung sản phẩm
Gốm Phước Tích từng là một đặc sản nổi tiếng khắp miền Trung Không chỉ sản xuất dưới dạng các loại gia dụng như chậu, om, niêu, ấm, tộ, cối tiêu Gốm Phước Tích còn được trưng dụng trong hoàng cung triều Nguyễn với nhiều cổ vật tỉnh xảo một thời, đến nay còn được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật cung đình Huế Chất liệu chính của sản phẩm gốm Phước Tích khai thác đất sét ở vùng Diên Khánh (Quảng Trị) Thời gian gần đây, nghề gốm mai một đi nhiều, phần vì các nghệ nhân không có điều kiện để nghiên cứu, đầu tư cho sản phẩm Đặc biệt các sản phẩm gốm ở đây hằu hết không tráng men, mẫu mã hạn chế Do đó sản phẩm khó cạnh
tranh với các thương hiệu gồm khác, mắt dan trên thị trường gốm sứ Ở đây chúng,
tôi tiến hành nghiên cứu một số bài men không chứa chì, phù hợp với xương gốm của làng gốm Phước Tích Từ đó các nghệ nhân có thể đưa vào sử dụng và sản xuất
các sản phẩm với mẫu mã đa dạng và có tính cạnh tranh cao hơn
Trang 12CHUONG 1: TONG QUAN
1.1 GÓM SỨ [1], [7] [11]
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Gốm sứ là một trong những ngành công nghiệp xuất hiện lâu đời nhất thế giới, từ thời điểm 24,000 năm trước công nguyên Người Ai Cập cỗ đã biết kết hợp hỗn hợp rơm và đất sét đem phơi nắng để tạo ra gạch cách nhiệt, lấy những viên gạch đó xây lò nung đồ gốm Người Ai Cập không chỉ biết cách tạo ra lò nung gốm mà họ còn khám phá tạo ra một loại chất liệu để phú lên bề mặt đồ gốm đẻ giúp chúng không bị rổ bề mặt, chất liệu phủ đó là men tráng ngày nay
Các sản phẩm gốm mỹ thuật được phát triển mạnh tại Hy Lạp, vì nghệ thuật trang trí gốm rất tinh xảo và các đường nét hoa văn tỉnh tế Đồ sứ được làm từ loại đất sét đẻo và tình khiết được gọi là cao lanh được sản xuất tại Trung Hoa Các màu sắc trang trí trên đồ gốm sứ được tạo ra qua quá trình nung từng màu riêng biệt sau khi vẽ lên các vật dụng như: chén, bát, đĩa, Đến cuối thế kỷ XVI, việc lưu thông đi lại giữa các nước trở nên thuận lợi, nên đồ gốm sứ cũng trở nên phô biến với các nước, các sản phẩm gốm sứ được sản xuất tại Trung Hoa dần được ưa chuộng tại
Châu Âu
Vào nửa đầu thế kỷ 19, sự phát triển quan trọng được diễn ra, khi các vật liệu
gốm sứ cách điện được sử dụng rộng
i Cac phat minh trong lĩnh vực di động,
radio, truyền hình và vật liệu thủy tinh khiến chúng trở nên thực tế
Nói đến gốm Phước Tích được gây dựng và phát triển hơn 500 năm qua và đã
ng
truyền thống đang đứng trước nhiều khó khăn bởi sự xâm nhập Š ạt của các mặt trở lại vào festival Huế năm 2006 Xét một cách tổng thể, các làng nghề thủ
hàng sản xuất hàng loạt và nghề gốm Phước Tích đã không còn hoạt động gần 20 năm nay Sức sống của nghề gốm, chủ yếu tồn tại trong ký ức của người già Nói cách khác, từ ngữ nghề gốm Phước Tích là một hệ thống ký hiệu, một "bản mã"
tường thuật tri thức, kinh nghiệm nghề nghiệp và những khía cạnh thuộc về đời
Trang 131.1.2 Khái
Gốm sứ (ceramic) về mặt cấu trúc vi mô là các vật liệu rắn phi kim vô cơ với
cấu trúc dị thể, thành phần khoáng và hóa khác nhau Thành phần pha của vật thể gốm sứ gồm pha đa tỉnh thể, pha thủy tinh và có thể cả pha khí Các sản phẩm gốm sứ được sản xuất trên cơ sở năng lượng dạng bột mịn, tạo hình rồi đem nung đến kết
khối ở nhiệt độ cao
Khái niệm gốm sứ cần được hiểu theo một nghĩa rộng, bao gồm một lớp rất
lớn các sản phẩm công nghệ được ứng dụng trong những lĩnh vực hết sức khác nhau Đặc trưng cơ bản của quá trình công nghệ là nhiệt độ cao Nhờ nhiệt độ cáo,
các phản ứng pha rắn và kết khối (có thể có pha lỏng) xảy ra trong phối liệu, tạo nên sản phẩm có độ bền cơ cao và những tính chat can thiét khác
1.1.3 Phan lo;
Gốm sứ có nhiều cách phân loại, mỗi cách dựa trên những cơ sở khác nhau
~ Theo cấu trúc và tính chất của xương: gốm thô, gốm tinh, gốm đặc biệt ~ Theo mặt hàng: thực chất là phân loại theo nguyên liệu chủ yếu sản xuất ra
sản phẩm đó như gạch ngói, sàng trằng thạch, sành đá vôi, sứ fit, sứ corundon ~ Theo lĩnh vực sử dụng sản phẩm: theo 1 nhóm sản phẩm có đặc tính kĩ thuật
ĩ thuật
giống nhau Nó cho ta một khái niệm chung vẻ vai trò của ngành kinh tị
gốm trong nền kinh tế quốc dân Ví dụ : gốm xây dựng, gốm dân dụng và mỹ nghệ,
gốm kỳ thuật, gồm chịu lửa,
1.1.4 Nguyên liệu
Nguyên liệu để sản xuất gốm sứ phần lớn là nguyên liệu thiên nhiên mà thành phần hoá, khoáng và thành phần cỡ hạt đó là những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quyết định tính chất của xương hay men gồm
Người ta chia nguyên liệu gồm:
Nguyên liệu đẻo là những nguyên liệu đó đem trộn với nước cho ra hỗn hợp nguyên liệu có độ dẻo và có khả năng tạo hình từ hỗn hợp nguyên liệu có độ dẻo
Nguyên liệu đẻo có một số nguyên liệu điểm hình như:
Đất sét: được khái niệm như là tên chung chỉ loại nguyên liệu đất chứa các nhóm khoáng alumo-silicat ngậm nước có cấu trúc lớp (còn gọi là khoáng sét) với độ phan tan cao, trộn với nước có tính dẻo, khi nung tạo sản phẩm kết khói rắn chắc
Cao lanh là một khoáng sản phi kim được hình thành do quá trình phong hoá
của feldspar
Trang 14Nguyên liệu gầy là nguyên liệu không đẻo Nguyên liệu gầy có một số nguyên liệu điểm hình: thạch anh, trằng thạch, hoạt thạch (tac),
‘Tring thach là hợp chất của các silicat-alumin không chứa nước, đóng vai trò là
chất chảy trong mộc và men gốm Thành phần tràng thạch có: Na;O, K;O, CaO,,
Hoạt thạch là các silicat-magie ngâm nước có cấu trúc lớp Công thức của hoạt thạch 3MgO.4SiO;.H;O,
Ngoài các nguyên liệu trên còn sử dụng một số nguyên liệu khác như: đá vôi (CaCO,), dolomit (CaCO;.MgCO;;), các hợp chất của BaO, TiO;, Al;O,,
Để tăng hiệu quả thẩm mỹ, người ta dùng màu và men màu để trang trí,
thường dùng các oxit mang màu như: Cr;O›, CoO, MnO;, PbO, K;O, Na;O, Al;O›, B;O;, SnO,, Li;O, CaO, MgO, ZnO,
1.1.5 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất gốm sứ
Gia công - phối liệu I Tạo hình | Trang tri san phim I Nung 1
Hình 1.1 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất gốm sứ:
Nguyên liệu dạng tự nhiên hoặc kỹ thuật được phối liệu theo những tỷ lệ thành
phan và cỡ hạt cần thiết theo đơn phối liệu, nghiền đủ mịn, tạo hình bằng những
phương pháp khác nhau rồi đem nung
Trang 15Tủy thuộc vào các chủng loại sản phẩm, có thể có công nghệ nung sin phim
một lần hoặc hai lần Nếu kể tới nung màu trang trí trên men, sản phẩm có thể phải qua nung lần thứ ba
Với các sản phẩm gốm thô thông thường như gốm thô, gốm mỹ nghệ, phổ biến là phương pháp nung một lần Sản phẩm được tạo thành, trang trí va nung hoàn thiện trong một lần nung duy nhất
'Với phương pháp nung hai lần, sản phẩm được tạo thành mộc Mộc được nung trước một lần (khoảng 800-900°C), đem tráng men, sau đó nung lần thứ hai, gọi là nung hoàn thiện (thường từ 1200°C trở lên)
Khai niệm nhiệt độ nung sản phẩm thường chỉ nhiệt độ nung lần này (trong một số ít trường hợp, nhiệt độ nung lần thứ hai không phải là nhiệt độ nung cao nhất)
Để tăng hiệu quả thẳm mỹ, người ta trang trí lên men, rồi nung lần thứ ba ở nhiệt
độ thấp hơn (thường khoảng 710-800°C hoặc thấp hơn), để màu bám chặt vào men 1.1.5.1 Gia công và chuẩn bị phối liệu
Nghién: la quá trình trộn, tạo độ mịn cho nguyên phối liệu, làm cho diện tích tiếp xúc giữa các hạt tăng lên, mặt khác quá trình nghiền mịn còn tạo ra khuyết tật trên bề mặt hạt tinh thé Tắt cả các yếu tố này tạo điều kiện cho phản ứng nhiệt độ cao khi nung Tuy nhiên, phối liệu cho từng loại sản phẩm gốm sứ lại có độ mịn
khác nhau nên yêu cầu nghiền mịn của chúng cũng khác nhau
Chuẩn bị phối liệu: là nhằm đảm bảo tính chính xác và độ đồng nhất của bài
phối liệu, đảm bảo đúng yêu cầu về chất lượng của một loại sản phẩm nhất định sau khi nung Chuẩn bị phối liệu gồm các phần:
“Tính toán bài phối liệu
Chọn dây chuyển sản xuất hợp lý
Kiểm tra kỹ thuật: trong quá trình gia công và chuẩn bị phối liệu đều phải kiểm tra kỹ thuật các chỉ tiêu cơn bản như: thành phần hạt, độ m, độ đẻo, cường độ mộc, màu sắc của mộc trước khi nung và sau khi nung, độ lưu động của hỏ
1.1.5.2 Tạo hình
Mục đích của khâu tạo hình gốm sứ với những yêu cầu cơ bản của nó là thoả mãn các chỉ tiêu về kích thước, hình dạng hình học, độ đồng nhất của bán thành
phẩm và của sản phẩm
Trang 16Với các sản phẩm dùng nguyên liệu đất sét như gốm sứ có thê phân loại các
phương pháp tạo hình sau:
Tạo hình từ huyển phù đỗ rót: các sản phẩm ceramic thường được tạo bằng phương pháp đổ rót hỗn hợp phối liệu dạng huyền phù chứa một lượng
nước rất lớn khoảng 40-50% (có hoặc không có đất sét) vào khuôn thạch cao, do
khuôn thạch cao
6 kha nang hút nước nên hồ chuyển động theo hướng thành
khuôn bám vào khuôn thành lớp mỏng đều dan va sít đặc, theo thời gian chiều dày lớp mộc tăng dẫn
Tạo hình dẻo là phương pháp tạo hình xuất hiện lâu đời nhất, cho đến ngày
nay phương pháp này vẫn còn đang sử dụng đề tạo hình Có một số phương pháp
tạo hình đẻo như sau: ép đùn trên máy ép, vuốt hay xây trên bàn xoay với độ âm
của phối liệu từ 25-30% tuỳ theo phương pháp tác dụng ngoại lực lên phối liệu
Tạo hình ép: Phối liệu để tạo hình ép chủ yếu là dạng bột hoặc cũng có trường hợp phối liệu ở trạng thái dẻo Dưới tác động của lực ép bột, phối liệu sít đặc và rắn
chắc lại theo hình dạng của khuôn ép Tạo hình ép có các phương pháp như sau: ép
khô, ép bán khô, ép âm, ép đẳng tĩnh và ép nóng
1.1.5.3 Sấp
'Để tạo hình gốm sứ theo ý muốn nên thêm vào một lượng nước nhất định, lượng nước đó gọi là độ ẩm làm việc Trước khi nung phải đem sấy để độ âm của mộc được
giảm bớt hay loại bỏ hoàn toàn lượng nước thêm vào nhờ tác dụng của nhiệt
1.1.5.4 Trang trí sản phẩm
Để trang trí sản phẩm gốm sứ người ta có thể dùng phương pháp tráng men
hoặc phun men
Tráng men: xương được làm sạch bề mặt rồi lấy huyền phù men tráng lên bÈ
mặt xương gốm Nhờ độ xốp của xương rất cao, huyền phù bị hút bám một lớp
mỏng trên bề mặt xương Khi nung lớp này sẽ nóng chảy thành men Với một số sản phẩm, men được dội, xôi lên bề mặt xương
Phun men: huyền phù men được phun thành lớp bụi rất đều và độ dày vừa phải bám lên bề mặt xương mộc Phun men cho năng suất và chất lượng cao, tiết
kiệm nguyên liệu
Trang 17Huyền phù men thường có các cấu tử giống như các cấu tử của xương gốm sứ, nhưng mịn hơn và có chứa nhiều thành phần dễ chảy hơn Sau khi đưa men lên bÈ
mặt đem nung tới nhiệt độ xác định, men sẽ chảy tạo thành một lớp thủy tỉnh mỏng
chảy láng trên bề mặt thành phẩm 1.1.5.5 Nung
ung là quá trình làm cho vật liệu cứng lại và có được các tính chất cẳn thiết dưới tác dụng của nhiệt độ cao Trong lúc nung, thì vật liệu xảy hiện tượng kết khối, đây là
hiện tượng làm cho vật liệu cứng gắn mà nó không nóng chảy Nung cũng là quá trình
rit quan trọng trong kỹ thuật gốm sứ vì đây là quá trình tạo ra sản phẩm cuối cùng, dựa vào sản phẩm đó đánh giá chất lượng và đưa ra giá thành cho sản phẩm
1.2 MEN CHO SẢN XUẤT GÓM SỨ [1] [7] [H] 1.2.1 Định nghĩa
Men về bản chất là một lớp thuỷ tỉnh mỏng (chiều dày 0,1-0,4 mm) phủ lên bề mặt xương gốm sứ Nhiệt độ chảy của nó được chọn phụ thuộc vào nhiệt độ kết khối của xương gốm sứ, thông thường dao động trong khoảng 900-1400!C
Tuy nhiên, so với thuỷ tỉnh thông thường thì nó cũng có những tính chất khác: nó không đồng nhất, lớp trên khi nung phản ứng với môi trường của lò nung, lớp dưới thì phản ứng với xương, trong lớp men có những chất không tan hay kết tỉnh
1.2.2 Phân loại men
Men có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau Phân loại men theo cấu trúc pha:
Men có cấu trúc một pha thủy tinh
Men thủy tỉnh có cấu trúc phân lớp lỏng (thiên tích) Men có lẫn pha tỉnh thể
Men có cầu tric vi tinh thé (xitan)
'Với men có cấu trúc thủy tỉnh, các tính chất cơ bản của men cũng là những tính chất của thủy tỉnh Tuy nhiên, men không phải là thủy tỉnh thông thường Độ
đồng nhất của men không cao, lớp men mỏng nên hiệu quả thâm mỹ khác Các oxit eây màu thậm chí chưa tan hết vào pha thủy tỉnh
Với các men có tinh thể, pha tinh thể ở đây không kể tới các tỉnh thể được
Trang 18nghiền mịn, trộn vào men để trang tri trong các loại men đục (pha tỉnh thé tao duc gồm các tinh thê như TiO;, ZrO›, ZrO;, Sb;O;), hoặc pha tỉnh thê do nấu chảy không hết, còn sót trong khối thủy tinh
Phân loại theo thành phần: men chỉ, men alkali, men trường thạch Cách phân
loại này có liên quan chặt chẽ đến cách phân loại theo nhiệt độ nung Chẳng hạn
men dễ chảy có hai nhóm chính có nhiệt độ chảy khá gần nhau là men chỉ (nhiệt độ
nung 710-1120°C) và men alkali (nhiệt độ nung (750-1060°C)) Trong men alkali
thường dùng thêm bor (thường dùng Na;CO›, borax, côlemani\) Men chì và men
alkali làm cho bề mặt men láng bóng
Men chảy trung bình thường dùng chất chảy là oxit chỉ (để chảy) và tràng
thạch (khó chảy) Men khó chảy thường dùng tràng thạch và các nguyên liệu khác
như đá vôi, ZnO, BaO Men rất khó chảy được chế tạo từ quarzit, tràng thạch và cao lanh Chất chảy ở đây là tràng thạch
Phân loại theo phương pháp sản xuất:
Men sống (hay là men nguyên liệu): chuẫn bị bằng cách nghiền chung nguyên liệu, chủ yếu là tràng thạch Ngoài ra còn các nguyên liệu khác là đá vôi, dolomit, magnezit, oxit màu và cao lanh Men sống thuộc nhóm men có hàm lượng kiềm thấp dùng trang trí lên sản phẩm sứ
Men frit: các nguyên liệu độc hay là tan trong nước dùng trong men dễ chảy
cần thiết phải nấu chảy từ trước thành thuỷ tỉnh ít tan trong nước (hợp chất của chì, borax, sođa, potat v.v ) Người ta cũng frit hoá những men trong đó cần sự khuyếch tán các chất không hoả tan trong men Các loại men frit nói chung có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn men sống 60-80°C, nhưng lại có nhược điểm là rất dễ lắng,
vì vậy thường phải đưa thêm vào men 10-20% caolin, đất sét chưa nung để chống
lắng và triệt tiêu kiểm tự do, hay có thể đưa thêm vào một lượng nhỏ keo hữu cơ
carboxymethyleelulozy CMC, dextrin v.v
Men mudi: men dugc tạo thành do bay hơi muối bám lên bề mặt sản phẩm tạo nên lớp men Men muối thường được dùng trong công nghiệp sành dạng đá để tạo các lọ quý, để trang trí sản phẩm, để tăng độ bền hoá cho dụng cụ bền hoá, bình đựng axit, sứ vệ sinh, ống dẫn do men muỗi là loại men bền axit, khó chảy và bền
không khí cao
Trang 19Phân loại theo nhiệt độ nung:
.Men khó chảy: Men có nhiệt độ nóng chảy cao trong khoảng 1250 ~ 1450°C,
e6 độ nhớt lớn, thường là men kiểm thổ, men feldspat hoặc men đá vôi Men này
thường có hảm lượng SiO; cao và hàm lượng kiểm thấp Nguyên liệu sản xuất men
thường là Quart, Feldspat, đá vôi, đá phin, dolomit, tale, Đó là các loại nguyên
liệu không tan trong nước nên phương pháp sản xuất loại men này là sản xuất men sống Loại men này thường được tráng lên sản phẩm sứ, sành, sành dạng đá
.Men đễ chảy: Men loại này có nhiệt độ nóng chảy thấp (dưới 1250°C), độ nhớt
của men khi nóng chảy nhỏ Đây là loại men nghèo SiO; nhưng giàu kiểm và các
loại oxit dễ chảy khác Men này có thể là men chi hoặc men không chì Trường hợp
người ta đưa vào thành phần men các hợp chất dễ chảy mà khả năng hòa tan của nó
trong nước lớn hoặc độc thì phải frit hóa trước
Đối với việc sản xuất men thì điều quan trọng cần chú ý là tìm ra men có
khoảng chảy mềm rộng, có nghĩa là tìm ra men có thành phần sao cho men đó có độ nhớt ít thay đổi hay thay đối chậm khi thay đổi nhiệt độ để men có thể nóng chảy hoàn toàn và bám chắc vào xương mà không có hiện tượng chảy dồn, men có độ chảy dàn đều tốt
Theo vẻ ngoài của men: chúng ta có thể chia ra: men trong, men đục, men
màu, men tinh thể, men bóng hay mờ (bán mờ)
Men trong: li lớp men mỏng, không có bọt khí và các tỉnh thể khơng hồ tan
hay là các hợp chất kết tinh ra, dễ bảo đảm cho độ trong của nó Đó có thể là men sống hay men frit có chứa 10-20% cao lanh lọc
Men duc: trong men này có các phần tử làm đục men Hệ số làm đục tối đa
nếu như có sự khuyếch tán các hạt kích thước 2-200 nm Đó có thể là những tỉnh thể nhỏ, bọt khí hay các giọt lỏng,
1.2.3 Công thức men
Seger đã nghiên cứu sắp xếp các oxit có trong thành phần men thành 3 nhóm gồm oxit bazơ, oxit lưỡng tính và oxit axit tạo thành công thức men (gọi là công
thức Seger) như sau:
(RO+R:O) nRạO; mRO;
Ở đây (RO + R,O) là các oxit bazơ, tổng của nó được quy về bằng 1 mol R;O,,
Trang 20
là các oxit trung tính, tính bằng mol; RO; là các oxit axit, tính bằng mol R là biểu
hiện cho các kim loại sau: Pb, K, Na, Ca, Mg, Ba, Li, Zn Với men màu có thể là Co,
Ni, Cú, Mn, Fe, Oxit lưỡng tính nằm xen kẽ giữa oxit bazơ và oxit axit, nhóm này
chủ yếu là oxit nhôm Oxit axit gồm SiO; là chính, ngoài ra có thêm B;O Trong một số men đơn giản công thức men chỉ bao gồm RO SiO;
Đối với men sứ thì nRaOs/mRO; thường dao động trong khoảng từ 1⁄2 đến 1⁄11, nghĩa là lượng mol của oxit axit gấp 9-1 1 lần oxit trung tính
Một yếu tố nữa chúng ta quan tâm là hệ số axit của men y= RO, (R;O + RO + 3R:O,)
Nhu vay hệ số axit càng lớn thì SiO; càng nhiều và men có nhiệt độ chảy
cao hơn
Công thức Seger cho một cái nhìn tổng quan về các thành phan của men, chúng ta có thể dễ dàng so sánh các loại men với nhau, cũng có thể biết khả năng
chảy của nó Tuy nhiên không được đánh giá nó quá cao, vì không xét đến khả năng
phản ứng của những nguyên liệu khác nhau đưa vào cùng một oxit (Na;O trong
tràng thạch, trong cacbonat hay trong sulfat) Nó chỉ là định hướng và không có khả
năng xác định toàn điện
“Theo kết quả thực nghiệm các nhà nghiên cứu thấy rằng cứ tăng thêm 0,1 mol
SiO; thì nhiệt độ chảy của men sẽ tăng thêm 20C Tăng thêm 0,1 mol Al;O; thì
nhiệt độ chảy của men sẽ tăng thêm 40 - 60fC
Với công thức men trong phạm vi PbO SiO; - PbO I,5SiO; thu được men
trong suốt, nếu SiO; trên 1,6 mol thì có hiện tượng kết tinh trong giai đoạn làm
nguội Các tỉnh thể tách ra thường là tridimit hoặc cristobalit Càng kéo đài thời
gian nung ở nhiệt độ cao thì quá trình kết tỉnh cảng mạnh Để chống lại sự tách các
tỉnh thể đưa thêm Al›O; vào men, men sẽ trở nên trong suốt
1.2.4 Tính chất của men
1.2.4.1 Độ nhớt
Men không có điểm nóng chảy xác định mà có sự thay đổi dần từ trạng thái dẻo quánh sang trang thái chảy lỏng Do vậy độ nhớt cũng sẽ thay đổi dần theo nhiệt độ, nhiệt độ tăng độ nhớt giảm và ngược lại Độ nhớt của men phụ thuộc vào thành phần hoá của men Qua nghiên cứu và thực nghiệm xác định được các loại
Trang 21
oxit làm tăng độ nhớt như SiO›, Al,03, ZrO›, Cr:O;, SnO›, MgO, CaO (riéng MgO và CaO chỉ làm tăng độ nhớt khi hàm lượng đưa vào lớn), B;O; dưới 12% làm tăng
độ nhớt, nếu trên 12% sẽ làm giảm độ nhớt
CaO khi đưa vào men với hàm lượng nhỏ thì hầu như không ảnh hưởng đến
độ nhớt, hàm lượng tăng lên thì độ nhớt mới tăng SrO với hàm lượng nhỏ có tác
dụng làm giảm độ nhớt, với hàm lượng trên 20% thì sẽ làm tăng độ nhớt
Đối với sản xuất men cho gốm sứ thì điều quan trọng cần chú ý là phải tính toán được men có khoảng chảy mềm rộng để cho men có thể nóng chảy hoàn
toàn và bám chắc vào xương mà không có hiện tượng chảy dồn (men có độ chảy
dàn đều tốt), có nghĩa là men có thành phần phù hợp để độ nhớt ít thay đổi hoặc
thay đổi chậm trong một khoảng nhiệt độ nhất định phù hợp với khoảng nhiệt độ
kết khối của xương
1.2.4.2 Nhiệt độ nóng cháy"
Nhiệt độ nóng chảy của men phụ thuộc thành phần phối liệu và các ôxít có mặt trong men Nhiệt độ nóng chảy của men sẽ thay đổi nếu như có một yếu tố thay
đổi, nhưng một số yếu tố sau sẽ dẫn đến sự thay đổi lớn, đó là:
Thay doi tỷ lệ ôxít kiém/SiO, (tỷ lệ càng lớn, nhiệt độ men càng giảm) Thay đổi hàm lượng Al;O; (tăng Al:O›, nhiệt độ nung sẽ tăng)
'Bản chất các ôxit kiềm (thí dụ đưa vào frit silicat kiểm men sẽ dễ chảy hơn là
đưa SiO; và kiềm)
'Hàm lượng các ôxít kiểm cảng lớn, nhiệt độ cảng giảm
Phụ thuộc tỷ lệ B;O;/SiO; (tỷ lệ càng lớn, nhiệt độ men cảng giảm)
Phụ thuộc độ nghiền mịn của men, men cảng mịn, nhiệt độ nóng chảy cảng,
giảm, và phụ thuộc thành phần khoáng của phối liệu (thí dụ Na;O cho vào ở
dạng NayCO; thì men có nhiệt độ thấp và hoạt tính cao hơn là cho vào dưới dạng
trường thạch)
Để xác định khoảng nhiệt độ nóng chảy của men, có thể dùng công thức tính
gần đúng hoặc dùng phương pháp thực nghiệm:
a.m tan, + ta, ‘m,+b,.m,+b,,.m,
K
Trang 22
Trong đó
a), a›, : là hằng số nóng chảy đối với các oxit dễ chảy
nụ, nạ là hàm lượng các oxit dễ chảy, tính theo % trọng lượng
by, bạ, : là hằng số nóng chảy đối với các oxit khó chảy
mụ, m› : là hàm lượng các oxit dễ chảy, tính theo % trọng lượng Bảng 1.1 Hệ số nóng chảy của oxit hoặc hợp chất dễ chảy Tên Trị số Tên Trị số Tên Trị số NaF là B:0s 125 Nao 1,00 CuO 048 Na;SbO, 0,65 MgO 0,60 K,0 10 CaF; 100 ZnO 1,00
BaO 10 PbO 0,80 AIF, 0,80
NaSiF, 048 FeO 0,8 Fe:O; 08 CoO 08 NiO 08 Mn;O; 08
Trang 23lặt 1.2.4.3 Sức căng Sức căng bề mặt hay còn gọi là năng lượng bề mặt tác dụng lên ranh giới của
pha lỏng theo chiều hướng thu nhỏ mặt pha lỏng Đối với các pha silicat nóng chảy
sức căng bề mặt nằm trong khoảng 300 dyn/cm
Sức căng bề mặt luôn có khuynh hướng thu nhỏ ranh giới tiếp xúc của pha
lỏng Tại ranh giới giữa pha lỏng, rắn và khí sẽ hình thành sức căng bề mặt, điều này đóng vai trò rắt quan trọng trong quá trình thấm ướt Một chất lỏng có sức căng 'bề mặt lớn luôn có khuynh hướng tự co lại thành hình cầu Điều này có ý nghĩa lớn nếu tráng hai men cách nhau hoặc chồng lên nhau thì phải tính sức căng bề mặt sao
cho hai men đó phù hợp nhau
Trường hợp cần trang trí men co có thể dựa vào sức căng bề mặt để điều chỉnh men cho thích hợp Sức căng bề mặt của men lớn, khả năng thấm ướt của men với xương kém, thường xảy ra khuyết tật như phồng rộp, cuốn men, nứt men, vv
Dựa vào thành phần hoá của men có thể dùng phương pháp cộng đẻ tính được sức căng bề mặt men
Dựa vào thực nghiệm xác định được sức căng bề mặt của men tăng theo dãy
sau: B.Os<ZnO<CaO<NiO<V;O;<Al›O;<MgO<§nOs<Cr:O;
Giảm theo dãy sau: SrO>BaO>SiO;>TiO;>Na;O>PbO>K;O>LizO'
Men giàu CaO và BaO có tỷ lệ Al›O; và MgO cao cho sức căng bề mặt lớn Có thể điều chỉnh sức căng bề mặt mà không cần thay đổi thành phần hoá bing cach thay doi nhiệt độ nung 1.2.4.4 Sự giản nở Sự giãn nở của men được biểu thị bằng sự giãn nở của một vật khi nâng lên một độ gọi là hệ số gi Sự chênh lệch hệ gây ra khuyết tật vì men có khả năng đàn hồi trong một phạm vi nhất định trước nở
lãn nở của men và xương trong phạm vì hẹp sẽ không
những ứng lực sinh ra nên giữ được cho men không bị nứt, bị bong Tuy nhiên nếu
ứng lực sinh ra lớn hơn độ
ì sẽ có hiện tượng nứt men hoặc bong men
Do vậy phải tính toán hệ số giãn nở nhiệt của men phủ hợp với xương Nếu men có hệ số giãn nở lớn hơn xương khi nung giãn nở mạnh, khi làm nguội sẽ co lại nhiều
Trang 24hơn xương tạo nên ứng suất kéo làm nứt men Trường hợp ngược lại men có hệ số giãn
nở nhỏ, khi nung sẽ nở ít, khi làm nguội co lại ít hơn xương sẽ làm bong men
Hệ số giãn nở của men được xác định bằng thiết bị đo dilatomet hoặc theo
tính toán
Theo thực nghiệm thì hệ Al0:<K:0<Na0<Li0
Giảm theo dãy sau: CaO>ZnO>MgO>SnO,>B;O,>SiO; giãn nở của men tăng theo day sau:
Hệ số giãn nở tăng hạn chế khả năng nứt men Hệ số giãn nở giảm hạn chế hiện tượng bong men
Theo Purdy va Potts thi độ sit đặc của phối liệu tăng sẽ làm giảm hệ số giãn nở R_Riecke đã chứng minh rằng hệ số giãn nở phụ thuộc nhiều vào dạng thủ hình của SiO› cho vào phối liệu
H.Kohl chứng minh là trường thạch đưa vào càng nhiều thì sự giãn nở của
phối liệu sẽ tăng, nhưng chỉ tăng đến 1180, ở nhiệt độ nảy độ giãn nở nhiệt của
phối liệu sẽ giảm CaCO; có tác dung làm tăng hệ số giãn nở Sự giãn nở đột ngột là do biến đổi thù hình của quarzit gây ra
'Về ứng lực giữa xương và men theo Steger cho biết là ứng suất qua nhiều lần
nung thì thay đổi, do làm lạnh đột ngột ở vùng trên nhiệt độ thoát ứng lực làm cho
Trang 25Phuong pháp tính theo quy tắc cộng:
a= ay Py+ gạPyt ayPyt a4P y+
Trong đó: P; là hàm lượng % các oxit có trong men
“¿ các hệ số ứng với các oxit ấy
“Phương pháp tính theo công thức của A.A.Appen al
Trong đó a, là hàm lượng các oxit theo thành phần phân tử trong thủy tỉnh
la, /2À,
ag, la hệ số ứng với các oxit trong thủy tỉnh
"Phương pháp dùng dụng cụ đo hệ số giãn nở thạch anh của OKBonvinkin và
N.V.Solomin
Nguyên tắc của dụng cụ đo này là dựa trên cơ sở hệ số giãn nở của thạch anh nên khi đốt nóng mẫu frit giãn nở bao nhiêu truyền sang thạch anh đến đồng hồ sẽ chỉ cho ta biết độ giãn nở nhiệt Dựa vào độ giăn nở nhiệt của thạch anh và số chỉ
của đồng hồ, hiệu số nhiệt độ ta sẽ tính được hệ số giãn nở của mẫu
1.3.4.5 Độ mịn của men
Tuỳ thuộc vào phương pháp tráng men, kích thước sản phẩm để quy định chỉ
tiêu độ mịn của men Với sản phẩm sứ cao cấp độ mịn của men thường được xác
định bằng lượng sót sảng 320 mesh (0,045 mm) là < 0,5%
1.2.4.6 Độ phân tán
Độ phân tán là tính chất quan trọng của men, nó đảm bảo cho các hạt nguyên
liệu trong men không bị lắng, tạo cho chúng ở trạng thái lơ lửng để cho men được đồng nhất
1.2.4.7 Tỷ trọng của men
‘Ty trong men thường do yêu cầu của sản phẩm, phương pháp tráng men và năng xuất tráng men quyết định Tỷ trọng men ảnh hưởng tới tốc độ tráng men va
độ dày lớp men Tỷ trọng men lớn tức là hỗ men đặc, khi tráng men sẽ làm cho lớp men bám trên bề mặt sản phẩm dày mỏng không đều, dễ gây ra hiện tượng nút men, rạn men
‘Ty trọng men nhỏ tức là hồ men loãng, khi tráng men sẽ làm cho lớp men
'bám trên bề mặt sản phẩm ít, dễ gây ra hiện tượng mỏng men lam men không bóng
Trang 26Do vậy với mỗi phương pháp trắng men phải xác định được tỷ trọng men hợp lý
Voi phương pháp nhúng men tỷ trọng men thường là 1,4- 1,5 g/cm’, 1.2.4.8 Độ cứng
Độ cứng là khả năng chịu tác dụng lực cơ học mài xiết hoặc ấn lún của men
Với những đặc tính tác động của lực cơ học lên vật liệu khác nhau, vật liệu sẽ thể
hiện khả năng chống tác động khác nhau, nên không có một phương pháp chung
đánh giá độ cứng Có thể xác định độ cứng bằng các phương pháp sau: Khả năng chống tác dụng vạch xước
Kha nang chống ấn lún Khả năng chống bào mòn
Trong thực tế, mỗi phương pháp xác định độ cứng có thể cho kết quả khác nhau Với từng sản phẩm cụ thể cũng cần chọn phương pháp thích ứng
1.2.4.9 Sự tạo thành lớp trung gian giữa men và mộc gốm sứ:
Khi nung men và xương sau đó làm nguội men và xương xuống thì tạo ra
một lớp trung gian Lớp trung gian này xuất hiện do sự co ngót và thành phần của men và xương không đồng đều, nên sự hình thành lớp trung gian đảm bảo cho độ 'bền liên kết giữa men và xương
1.2.4.10 Độ bền hóa và an toàn thực phẩm khi dùng sản phẩm tráng men
Tuỳ vào loại men mà có yêu cầu an toàn thực phẩm khác nhau Đối với men
mỹ nghệ thì phải đảm bảo khả năng chồng tác nhân ăn mòn của môi trường, acid và
kiềm ở nhiệt độ tới hạn của men 1.2.5 Yêu cầu kỹ thuật của men
'Về mặt cơ bản men phải có những yêu cầu kỹ thuật sau:
Men có độ mịn phù hợp, lượng sót sàng 320 mesh (0,045 mm) là < 0,5%
Men có độ đồng nhất cao, không bị lắng
Men có độ bám và khô nhanh, láng đều trên bé mặt sản phẩm
Men có hệ số giãn nở nhiệt phủ hợp với hệ số giãn nở nhiệt của xương Men không lẫn tạp chất
Men có độ nhớt và sức căng bề mặt thỏa đáng
Trang 271.2.6 Nguyên liệu sản xuất
1.2.6.1 Trường thạch (FELDSPAT)
<
S Hình 12 Trường thạch
“Trong tổng số khoáng vật kiến tạo thành vỏ trái đất có đến 30% là khoáng,
vật thuộc lớp silicate Trong lớp silicate loại khoáng vật chủ yếu là trường thạch
Trong đá Magma trường thạch chiếm tới 60% Về mặt cấu trúc tinh thể trường thạch là loại silicate dạng khung gồm các tứ diện (Si,Al)O; xếp theo phương không gian liên tục Về thành phần hóa học trường thạch là hợp chất của silic dioxit (SiO;) và nhôm oxit (Al;O;) với oxit của kim loại kiểm hoặc kiềm thổ Trong thiên nhiên
trường thạch có nhiều loại nhưng ph biến là 3 loại sau:
“Trường thach natri (anbit) Na;0.A1,03.6Si02
“Trường thạch kali (octoclaz) K;O AlsO,.6SiO;
“Trường thạch canxi (anorthit) _ CaO.Al,0s.2Si0
“Trong thực tế ít tồn tại trường thạch nguyên chất mà thường gặp dạng hỗn
hợp của các loại khoáng trên
* Tính chất chung:
Trường thạch là một loại đá có độ cứng 6 - 6,5 theo thang Mohr, ty trong
2,56 - 2,76 g/cm°
Thành phần hoá lý thuyết trường thạch kali gồm:
K;O: 16,9%, AlO;: 18,4% , SiO;: 64,7%,
Thành phần hoá lý thuyết trường thạch natri gồm:
1NazO: 11,8%, Als: 19.4% , SiOz: 68,8%
Trang 28Trong thực tế trường thạch còn lẫn các tạp chất khác như FeOs, CaO, MgO, các tạp chất hữu cơ, vv
Nhiệt độ nóng chảy của trường thạch kali nguyên chất là 1170°C và phân
huỷ thành leucit và pha lỏng Khoảng chảy của trường thạch kali rất rộng có nghĩa
là khi nhiệt độ tăng thì độ nhớt của nó giảm rất chậm
Nhiệt độ nóng chảy của trường thạch natri nguyên chất là 1120°C và ngay lập tức chuyển thành pha lỏng đồng nhất có độ nhớt rắt bé
Nhiệt độ nóng chảy của các loại trường thạch khác nhau phụ thuộc vào thành
phan va lượng tạp chất có trong nguyên liệu Dưới tác dụng của nhiệt độ cao trường
thạch có khả năng hoà tan các loại nguyên liệu khác như thạch anh,
lanh, vv để tạo pha thuỷ tỉnh
“Trường thạch kali có tác dụng tốt cho xương sứ vì cho phép hạ thấp nhiệt độ nung, song lại có khoảng nung rộng nên sứ ít bị biển
it sét, cao
inh (duoc goi la trường thạch
xương) Trường thạch natri lai thich hgp cho men sứ do có độ nhớt bé, men dễ chảy,
bóng láng hơn (được gọi là trường thạch men)
* Yêu cầu chất lượng của trường thạch cho sản xuất gốm sứ:
“Trường thạch là loại nguyên liệu chính cung cấp thành phần KạO và Na;O
cho sản xuất gốm sứ Trường thạch tốt phải có tổng hảm lượng K;O và Na;O không nhỏ hơn 10%, Fe;O; không lớn hơn 0,1%, TiO; không lớn hơn 0,05%, độ trắng cao
Khi nung ở nhiệt độ 1200- 1250°C sẽ chảy bóng láng có màu trắng trong hoặc trắng sữa
1.2.6.2 Thạch anh (QUARZIT)
Nguyên tố silic chiếm trên 25% khối lượng của vỏ trái đắt nên oxit của nó là
SiO; cũng rất phô biến
Trong tự nhiên thạch anh tồn tại hai dạng chính là dạng tinh thể và dạng vô
định hình
Dang tinh thể bao gồm cát, thạch anh và sa thạch Cát là sản phẩm phân huỷ
của các khoáng chứa nhiều SiO› (như granit) dưới các tác động cơ học, hoá học và
khí hậu, vv sản phẩm phong hoá được dòng nước hay gió mang đi, các hạt mịn bị
kéo đi xa, các hạt cát thô dong lai 6 chỗ trũng thành các mỏ hoặc bãi cát lớn ở các
thuỷ tỉnh Sa
cửa sông hay bãi biển Cát thạch anh thường được sử dụng để
Trang 29thạch là sự liên kết của quarzit với các chất liên kết khác như sét, đá vôi, thạch cao
hay axit silic thành khối quặng rắn chắc Đá thạch anh thường được sử dụng trong sản xuất gốm sứ
Dạng vô định hình bao gồm đá cuội đây chính là axit silic sạch, tương đối
xếp Loại nảy nếu có độ cứng cao, b mặt ngoài nhẫn được dùng lảm bi nghiền
nguyên liệu cho gốm sứ Dạng khác chứa SiO› vô định hình là diatomit, nó là tập
hợp các gel SiO; nên mịn và xốp Loại này dùng để sản xuất gốm xốp, vật liệu lọc
và vật liệu cách nhiệt, wv
* Tính chất chung:
“Thạch anh thuộc loại đá cứng có độ cứng 7 theo thang Mohr, ty trong thay
đổi tuỳ theo dạng kết tỉnh thường từ 2,21-2,65 g/cm”
“Thành phần hoá học chủ yếu của thạch anh là SiO; thường chiếm 95-99%
ngoài ra còn chứa một số tạp chất khác như Al:O;, Fe:0s, wv
Nhiệt độ chịu lửa của thạch anh từ 1713 - 1770C phụ thuộc vào dạng kết
tỉnh và lượng tạp chất có trong nguyên liệu, lượng tạp chất nhiều sẽ hạ thấp độ chịu
lửa của thạch anh
* Yêu câu chất lượng của thạch anh cho sản xuất gốm sứ:
“Thạch anh loại tốt phải có hàm lượng SiO; không nhỏ hơn 98%, Fe;O,
Trang 30Cao lanh là sản phẩm phong hóa tàn dư của các loại đá gốc chứa trường
thạch như pegmantit, granit, gabro, bazan, ryolit hoặc các loại cuội sỏi thêm biển đệ tứ hay đá phun trào axit như keratophyr, felsit Ngoài sự phong hóa tàn dư, còn có
sự hình thành do sự i các đá gốc cộng sinh nhiệt dịch quarphophia,
chính là quarzit thứ sinh như mỏ Tắn Mai ~ Quảng Ninh Thành phần khoáng chủ
yếu của cao lanh là khống caolinit, AlsO›.2SiO;.2H;O
Ngồi ra cịn chứa thêm nhóm khoáng Monmorilonit (Al,O,.4SiO;1I,O+ nH;O) và nhóm khoáng chira Alkali, nhóm này còn được gọi là ilit hay khoáng sét chứa mica,
các dạng mica thường gặp ngâm nước là: muscovit (K;O.3AI;O;6SiO;2H;O), biotit
(K,0.4Mg.0.Al0,.6Si0;.211,0)
Cao lanh duge dua vao trong men nhằm cung cấp Al;O; vào trong men, làm
én chat trao
tăng nhiệt độ chảy của men, hạn chế việc tạo kết tinh và kéo dài khoảng chảy men
'Cao lanh được đưa vào men sẽ có tác dụng làm cho men bám chắc vào xương sản
phẩm cũng như chống lắng cho men, đảm bảo độ linh động của hồ men, làm thuận
lợi cho việc trắng men
*Yêu cầu Ñĩ thuật của cao lanh đưa vào trong men:
'Cao lanh được đưa vào trong men phải có ít tạp chất, hàm lượng nhôm Al;O, từ 30 ~ 35%, hàm lượng Fe;O; < 1%
1.2.6.4 Dolomit
Hinh 1.4 Dolomit
Dolomit có công thức CaMg(CO,); Việc đưa dolomit (hàm lượng ít) vào
trong men sẽ có tác dụng hạ thấp nhiệt độ chảy của men, làm cho men tăng độ bền cơ học, men trắng, có độ bóng láng tốt Nếu sử dụng nhiều dolomit trong men cũng
sẽ làm cho men dễ bị ám khói, gây vàng sản phẩm
Trang 31*Yêu cầu Ñĩ thuật của dolomit đưa vio trong men:
Dolomit loại tốt sẽ có hàm lượng tạp chất sắt ít Fe;O; < 1% Dolomit có màu xám nhạt hoặc trắng xanh, lẫn ít tạp chất đất cát, tạp chất hữu cơ, Sau khi nung,
dolomit có màu trắng, hàm lượng CaO > 30%, MgO > 21%
1.2.6.5 Tale
Tale hay con gọi là Hoạt thạch có công thức chung là 3MgO.4SiO›.H:O
Nguồn gốc của hoạt thạch là do sự tác động nhiệt dịch của các chất có chứa CO; với
đá giàu Magie
Tale là loại đá mềm, có độ cứng 1 theo thang Mohr, ty trong từ 2,7 -2,8
/cm” Màu sắc của hoạt thạch thường có màu trắng, xám nhạt hoặc phớt hồng Đặc
điểm của tale là dễ cắt gọt, sở vào có cảm giác trơn tuột, thường phải nung lên trước
khi dùng để khử tính trơn
Việc đưa talc vào trong men sẽ có tác dụng làm cho men chịu được nóng
lạnh đột ngột tốt, tăng độ bền cơ, tạo cho men có màu trắng đục, có thể che phủ rất
tốt những sản phẩm có xương không trắng
*Yêu cầu kĩ thuật của Talc đưa vào trong men:
Talc tốt thường có lẫn ít tạp chất sắt, hàm lượng MgO > 30%, có màu trắng xám hoặc trắng xanh, sờ bên ngoài trơn nhẫn, lẫn ít tạp chất đất cát Sau khi nung tale có màu trắng đục Màu sắc của hoạt thạch thay đổi tùy theo hàm lượng tạp chất sắt có trong nguyên liệu ít hay nhiều
1.2.6.6 Đá vôi
Trang 32
Màu sắc của đá vôi thường là màu trắng, trắng xám, xám tro, trắng vàng, đỏ
nhạt hay màu nâu Độ cứng 3,5-4 theo thang Mohr, ty trong 2,6-2,8 g/cm
Trong men nếu có pha một ít đá ví
sẽ hạ thấp nhiệt độ chảy của men, làm
cho men tăng độ bền cơ học, làm men trắng và có độ bóng láng tốt Nếu sử dụng đá vôi nhiều sẽ không có lợi vì nó làm cho men dễ bị ám khói, gây vàng đen sản phẩm
*Yêu cầu Ñĩ thuật của đá vôi đưa vào trong men:
Đá vôi loại tốt có lẫn tạp chất sắt it (Fe;O; < 0,1%) Đá vôi có màu trắng hoặc trắng xám, lẫn ít tạp chất đất cát, tạp chất hữu cơ Sau khi nung có màu trắng, hàm lượng CaO>56%
1.2.7 Vai trò của các oxit trong men
Chỉ oxit: PbO có nhiệt độ nóng chảy thấp (880C) Men chỉ có nhiệt độ nóng chảy thấp, chảy tốt, có độ bóng, hệ số khúc xạ, khối lượng riêng cao Men chỉ déc,
càng nhiều chỉ cảng độc, hơn nữa khi hàm lượng chì vượt quá một giới hạn nào đó
thì không bền axit nên không dùng cho sứ bàn ăn
Liti oxit: LiaO có nhiệt độ nóng chảy rất cao (trên 1700C) nhưng Li:O lại là chất giúp chảy mạnh và chỉ cần dùng một lượng nhỏ 1% sẽ cải thiện đáng kể độ bóng mặt men, 3% làm giảm nhiều điểm nóng chảy của men và giảm sức căng bề mặt của men nung chảy Li;O đặt biệt hoạt động ở nhiệt độ cao, từ men chảy vừa
trở đi có thể dùng thay cho chỉ
Canxi oxit: CaO có nhiệt độ nóng chảy rất cao (khoảng 2572'C) Nếu tạo thành hợp chất silicat thì nhiệt độ nóng chảy chỉ còn hơn 140C, khi trộn lẫn với
vài loại silicat khác nữa thì khả năng tạo pha lỏng nóng chảy tăng cao có thể từ
1000°C CaO là chất ôn định men vì nó tăng cường tính ôn định cho silicat kiềm
cho nên được dùng nhiều trong sản xuất men Thường đưa vào dưới dạng CaCO; tỉnh khiết, đá vôi, đá phần,
Magie oxit: MgO có tác dụng tương tự như CaO trong men, có nhiệt độ nóng chảy cao nên chỉ được dùng với hàm lượng nhỏ để giảm nhiệt độ nung chảy men
Với hàm lượng nhỏ thì tăng độ bóng, giảm được hệ số dãn nở nhiệt Còn khi cho
hàm lượng nhiễu thi làm cho men đục và tăng nhiệt độ nóng chảy của men Do có
sức căng bề mặt lớn nên thường được dùng để tạo men co trong gốm mỹ nghệ
Trang 33Kẽm oxi: ZnO thường gọi là kiềm trắng, có nhiệt độ nóng chảy thấp vì vậy
được dùng như chất trợ dung cho các loại men có tính axit và có hàm lượng Al:O;
cao ZnO với hàm lượng nhỏ làm tăng độ bóng, độ chảy láng của men và tăng độ
sáng của chất màu, khi hàm lượng nhiều lại gây đục cho men do kết tỉnh từ pha thuỷ
tình trong quá trình làm nguội Có khả năng đàn hồi giảm nên dễ làm gây nứt men
Nhôm oxi: AlsO› là chất ôn định men tốt vì nó là oxit lưỡng tính, hàm lượng
Al,O; dua vao men còn phụ thuộc vào đó là loại men nào Nếu muốn men có bề
mặt bóng láng thì cho Al:O; với hàm lượng nhỏ, còn cho hàm lượng nhiễu thì làm
cho bề mặt men bị mờ
Silie oxit: SiO; đồng vai trò quan trọng nhất dé tạo men Khi kết hợp với oxiL bazơ tạo pha thuỷ tinh Dùng với hàm lượng cao, men sẽ khó chảy, độ bền hóa tăng, giảm hệ số giãn nở của men, và cũng tạo kết tỉnh Ngoài ra SiO; còn là thành phần
khống để tạo silicat khơng tan
Thiéc oxit: SnO; khơng hồ tan trong men, không độc mà phân tán đều làm
cho men có màu trắng đục Sự tạo đục cũng phụ thuộc vào độ mịn của nguyên liệu
1.2.8 Phương pháp sản xuất men 1.2.8.1 Phương pháp cổ điển
Có thể áp dụng cho hầu hết các loại men sống Phối liệu được nghiền ướt
trong máy nghiên bi gián đoạn đến độ mịn cần thiết (qua hết sàng 10000 lỗ/em)
Nếu nghiền quá thô nhất là đối với men đục sẽ gây nên hiện tượng nhám trên bÈ mặt và khó chảy khi nung Còn nghiền quá mịn các hạt co lại, men dễ vỡ nứt Men trắng, mentrong thì sau khi nghiền xong nên cho men chảy qua một hệ thống nam châm đẻ khử sắt
Chống lắng cho men, làm cho men đặc lên, thêm vào men
xét chưa nung,
hay cao lanh (< 20%), cũng có thể thêm vào một tí tỉnh bột, keo glutin, xenluloza, hay các chất keo khác (2-3%), các acid yếu hay NH; hoặc amon oxalat, bentonit
1.2.8.2 Phương pháp frit
.Có thể khắc phục được nhược điểm của phương pháp cỗ truyền, với phương
pháp sản xuất là phối liệu được nấu chảy rồi làm nguội nhanh (fiit hóa) và nghiền men
Khi tao men frit,
chú ý: Lượng nước kết tinh thường có trong nguyên
Trang 34liệu Cần phải đưa thêm SiO; vào (bazơ : SiO; = 1:1-1:3) Đối với frit kiềm ứng với
1 mol kiểm thì ít nhất phải đưa vào 2,5 mol SiO; (nếu không lượng kiểm dư sẽ tan
mạnh vào trong nước) Tốt hơn cả là đưa thêm vào B;O: Đối với frit kiềm nên đưa
một lượng nhỏ Al:O;,
1.2.9 Phương pháp đưa men lên bề mặt gốm sứ
Nhúng toàn bộ sản phẩm vào men : Mộc thô được làm sạch rồi nhúng vào
huyền phủ men một thời gian nhất định, nhờ trên bề mặt mộc thô có độ xốp cao nên
huyền phù bị hút và bám lên trên mộc Sau đó đem nung, lớp huyền phù bám trên mộc sẽ nóng chảy thành men
Đội men (đôi khi là quét) phía trong hay ngoài sản phẩm
Phun men: Mộc được làm sạch rồi được phun lớp men phủ lên bề mặt xương, mộc lớp men bám lên mộc rất đều và độ dày vừa phải Dùng phương pháp phun
men cho năng suất và chất lượng cao, tiết kiệm nguyên liệu
Tưới men: Phương pháp này được dùng để tráng men tắm 6p lát và sứ bản ăn
có dạng bằng phẳng
1.2.10 Các khuyết tật của men
Khuyết tật lỗ kim, lỗ men: Xuất hiền khuyết tật lỗ kim, lỗ men do sự thoát khí
ra từ men khi nung Một số nguyên nhân gây ra khuyết tật lỗ kim, lỗ men
Bọt khí nhỏ, kín và tập trung sát bề mặt
Bọt khí khá lớn, nằm giữa lớp men chứ không lên sát bề mặt men
Bọt khí tạo thành từ trong xương, sau đó thoát ra ngoài
Khuyết tật nứt men: Trên bề mặt sảm phầm gốm sứ xuất hiện các vết nứt nhỏ hoặc có khi vết nứt lớn và sâu trên bề mặt gốm sứ Những vết nứt đó có thể hình
thành ngay sau khi mở lo hoặc một thời gian sau đó mới nứt, những vết nứt đó đa số
là không mong muốn Nhưng người ta vẫn tạo men nứt để trang trí lên các loại gốm
mỹ nghệ Nguyên nhân làm nứt men: thay đổi nhiệt độ đột ngột gây ứng suất làm nứt
men, nung nhiệt độ cao làm nóng chảy thạch anh trong xương tạo những vết nứt,
Khuyết tật sôi men: Xảy ra khi nhiệt độ nóng chảy của men thấp hơn nhiệt độ
nung của sản phẩm quá nhiều Sự sôi men cũng có thể xảy ra do sử dụng nguyên
liệu làm men có chất lượng thấp
Trang 35Khuyết tật sự dồn men và nắp gắp: Dồn men là do tụ men thành giọt và nếp
gấp hình thành tại các chỗ chảy của men hoặc do men nghiền quá mịn, hay tắm
không được làm sạch kỹ trước khi trắng men
Khuyết tật men bị sần: Nguyên nhân khuyết tật men bị sằn do nhiệt độ nung
thấp hơn nhiệt độ nóng chảy hoặc có khi do lớp men tráng quá mỏng, do trong
thành phần men có một số oxit có nhiệt độ nóng chảy cao mà các oxit đó chỉ được nung ở nhiệt độ thấp, các oxit chưa chảy ra nén tao men bi san
Khuyết tật men bị co: Là men trên bề mặt sản phẩm gốm sứ co cụm lại dẫn đến bề mặt men chỗ dày mong khác nhau, thậm chí để lại khoảng trống không men trên bề mặt sản phẩm
Khuyết tật men chảy không đều: Khi các cấu từ của men chưa được nghiền kỹ,
sản phẩm nung non, chất lượng it kém Men chưa được nung kỹ, đặc trưng bởi độ
cứng thấp, có chứa một lượng lớn các hạt thạch anh chưa chảy hết có kích thước từ 20 đến 30 nm và các bọt khí hình tròn có kích thước từ 30 đến 40nm với số lượng lớn Các bọt khí phân bồ trong lớp men, còn trong lớp tiếp xúc các bọt khí này rất ít Do các nguyên nhân trên nên men có độ bóng thấp, bề mặt men có thể bị gợn sóng
Khuyét tật lắng đọng men : Về một phía của tắm (men dày lên) hình thành do
men bị chảy trong quá trình nung Khi hàm lượng các vật liệu đất sét trong men
thấp, men bám vào xương mộc kém Sự chuẩn bị tắm mộc và men không tương xứng nhau, độ xốp của xương tắm nung lần một lớn, men có thể tạo thành lớp dày do nó bị chảy khi nung tắm
Trang 36Chương 2 NỘI DUNG VA PHUONG PHAP NGHIEN CUU
2.1 NOI DUNG NGHIEN CUU
2.1.1 Nghiên cứu thành phần đất sét
Nghiên cứu thành phần đất sét làng gốm Phước Tích bằng phương pháp phổ tán sắc năng lượng, xác định thành phần hóa học của đất sét Từ đó tính toán các đơn phối liệu men phủ hợp với xương gốm
2.1.2 Nghiên cứu đơn phối liệu men
Nghiên cứu đơn phối
liệu men không chỉ phù hợp với xương gốm
So sánh phối liệu men trên xương gốm phước tích với nền đất sét khác Nguyên liệu ban đầu gồm trường thạch, cát, cao lanh, borax, đolomit, đá vôi Phối liệu thu được sẽ được nghiền bị, lọc sảng mesh, tráng men và nung men 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3] [21]
2.2.1, Phương pháp phỗ tán sắc năng lượng (EDX)
Phương pháp phô tán sắc năng lượng (EDX) hay Phổ tán sắc năng lượng là
kỹ thuật phân tích thành phần hóa học của vật rắn dựa vào việc ghi lại phé tia
X phát ra từ vật rắn do tương tác với các bức xạ (mà chủ yếu là chùm điện tử có
năng lượng cao trong các kính hiển vi điện tử) Trong các tài liệu khoa học, kỹ thuật
này thường được viết tắt là EDX hay EDS xuất phát từ tên gọi tiếng Anh Energy-
dispersive X-ray spectroscopy
Nguyên lý của EDX: Kỹ thuật EDX chủ yếu được thực hiện trong các kính
hiển vi điện tử ở đó, ảnh vi cấu trúc vật rắn được ghi lại thông qua việc sử dụng
chim điện tử có năng lượng cao tương tác với vat rắn Khi chùm điện tử có năng
lượng lớn được chiếu vào vật rắn, nó sẽ đâm xuyên sâu vào nguyên tử vật rắn và
tương tác với các lớp điện tử bên trong của nguyên tử Tương tác này dẫn đến việc
tạo ra các tỉa X có bước sóng đặc trưng tỉ lệ với nguyên tử số (Z) của nguyên
từ theo định luật Mosley
.Có nghĩa là, tần số tia X phát ra là đặc trưng với nguyên tử của mỗi chất có mặt trong chất rắn Việc ghi nhận phổ tia X phát ra từ vật rắn sẽ cho thông tin về các nguyên tố hóa học có mặt trong mẫu đồng thời cho các thông tin về tỉ phần các
nguyên
Trang 37
Tia X phát ra từ vật rắn (do tương tác với chùm điện tử) sẽ có năng lượng,
biến thiên trong dải rộng, sẽ được đưa đến hệ tán sắc và ghi nhận (năng lượng) nhờ
detector dich chuyển (thường là Si, Ge, Li ) được làm lạnh bằng nito lỏng, là một
con chip nhỏ tạo ra điện tử thứ cấp do tương tác với tia X, rồi được lái vào một anốt nhỏ Cường độ tia X tỉ lệ với tỉ phần nguyên tố có mặt trong mẫu Độ phân giải
của phép phân tích phụ thuộc vào kích cỡ chùm điện tử và độ nhạy của detector
(vùng hoạt động tích cue cia detector)
Độ chính xác của EDX ở cấp độ một vài phần trăm (thông thường ghỉ nhận
được sự có mặt của các nguyên tố có tỉ phần cỡ 3-5% trở lên) Tuy nhiên, EDX tỏ ra
không hiệu quả với các nguyên tố nhẹ (ví dụ B, C ) và thường xuất hiện hiệu ứng trồng chập các đỉnh tứa X của các nguyên tố khác nhau (một nguyên tố thường phát ra nhiều đỉnh đặc trưng Kạ Kạ và các đỉnh của các nguyên tố khác nhau có thẻ
chồng chập lên nhau gây khó khăn cho phân tích)
1.2.2 Phương pháp đo màu
“Trong các lĩnh vực chuyên sâu, màu sắc được biểu diễn một cách định lượng
trên nhiều hệ tọa độ không gian khác nhau Chẳng hạn: hệ toạ độ RGB (Red Green
Blue), CIE XYZ, CIE Luv, CIE L*a*b*, Trong đó, hệ tọa độ màu CIE L*a*b*
biểu diễn màu sắc đồng đều theo các hướng trong hệ tọa độ không gian ba trục L*,
a*, b* nên đã được tô chức CIE chọn sử dụng chính thức từ năm 1976
Màu sắc được đánh giá một cách định lượng bằng phương pháp đo màu Để
đo
đo màu cần phải có một nguồn sáng, vật quan sát và thiết bị thu nhận Vật màu được chiều sáng bằng bức xạ liên tục phát ra từ một đèn tiêu chuẩn D65 Ánh sáng phản xạ từ bề mặt vật ở một hướng xác định được truyền qua bộ lọc (gồm ba kính lọc màu tiêu chuẩn: đỏ, xanh lá cây, xanh nước biển) trước khi đi tới thiết bị
cảm biến
Tín hiệu cảm nhận về các màu cơ bản (đỏ, xanh lá cây, xanh nước biển) thu được nhờ thiết bị cảm biến quang điện sau đó được chuyển thảnh tín hiệu số Tín
hiệu số được lưu trữ trong thiét bi phan tich da kénh MCA (Multi Channel
Analyzer) Két qua thu dure là một bộ các chỉ số L*, a*, b*
Trong đó:
Trang 38
a*: a* > 0 mầu đỏ, a* <0 mau xanh lục
b*: b* > 0 màu vàng, b* < 0 màu xanh nước biển
Như vậy, trong hệ toa độ màu CIE L*a*b*, mỗi màu được xác định bởi bộ ba giá trị L*, a*, b* Sự khác nhau giữa 2 màu bắt kì được xác định bởi mođun vectơ AE:
AE =[(AL*)Š+(Aa*)*3+(Ab*)°]'2
” Wnts
Hình 2.1 Hệ tọa độ biểu diễn màu sắc CIE L*a*b*
Cac mẫu nghiên cứu của khóa luận được đo màu bằng thiết bị Micromatch
Plus của hang Instrument (Anh) tại phòng thí nghiệm của nhà máy men Frit - Huế
'Độ phân giải của thiết bị là 0,01
2.2.3 Dánh giá về màu sắc bằng thị giác và so sánh với mô hình màu RGB
Để đánh giá chính xác về màu sắc cẳn thiết phải sử dụng phương pháp do màu Tuy nhiên trong thực tiễn mắt người có thể phát hiện được sự khác biệt nhanh và chính xác
Co sé cia quá trình này là do mắt người có các tế bảo cảm quang có hình nón nên còn được gọi là tế bào hình nón, các tế bào này thông thường có phản ứng,
cực đại với ánh sáng vàng - xanh lá cây (tế bào hình nón L), xanh lá cây (tế bào
hình nón M) và xanh lam (tế bào hình nón S) tương ứng với các bước sóng khoảng 564 nm, 534 nm va 420 nm
Ví dụ, màu vàng thấy được khi các tế bào cảm nhận màu xanh - vàng được
kích thích nhiễu hơn một chút so với tế bào cảm nhận màu xanh lá cây và màu đỏ cảm nhận được khi các tế bảo cảm nhận màu vàng - xanh lá cây được kích thích
nhiều hơn so với tế bào cảm nhận màu xanh lá cây
Trang 39'Hình 2.2 Mô hình phối trộn màu bỗ sung của RGB
Mặc dù biên độ cực đại của các phản xạ của các tế bào cảm quang không
diễn ra ở các bước sóng của màu “đỏ”, “xanh lá cây” và “xanh lam”, ba màu này được mô tả như là các màu gốc vì chúng có thể sử dụng một cách tương đối độc lập
để kích thích ba loại t bảo cảm quang
Khi biểu diễn dưới dạng số, các giá trị RGB trong mô hình 24 bpp thông thường được ghi bằng cặp ba số nguyên giữa 0 và 255, mỗi số đại diện cho cường
độ của màu đỏ, xanh lá cây, xanh lam trong trật tự như thế
lượng màu tối đa sẽ là
256 x 256 x 256 hay 256° hay 2°*= 16.777.216 màu
2.2.4 Phương pháp đánh giá chất lượng màu trên men gạch
Chất lượng của màu men sau nung được đánh giá theo các tiêu chí quan trọng, đó là: độ phân tán của chất màu trong men, màu sắc của men màu sau nung,
và đô én định màu theo nhiệt độ nung Màu men gạch được đánh giá m:
việc do các giá trị đặc trưng màu sắc (L*, a*, b*)
phân tán màu trong men: được đánh giá qua quan sát màu sắ
trong men có đồng đều không, có gây khuyết tật trên mặt men không
Trang 40~ Lò nung (Làng Gốm Phước Tích- T.T Huế),
~ Máy nghiền bi (khoa Hóa học, trường Đại học Sư phạm - Đại học Huê)
T
`,
Hình 2.3 Máy nghiền
~ Thiết bị đo phổ tán sắc năng lượng EDX (trường Đại học Khoa học Tự
nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội)