Luận văn Nghiên cứu đa dạng sinh học tảo phù du ở một số thủy vực nước ngọt tại thành phố Đà Nẵng xác định được sự đa dạng về thành phần loài và sự phân bố của tảo phù du tại các thủy vực nước ngọt ở Đà Nẵng; xác định được các yếu tố môi trường tác động đến thành phần loài, đặc điểm phân bố của tảo phù du tại các thủy vực nghiên cứu ở Đà Nẵng; đề xuất được các giải pháp quản lý, bảo tồn đa dạng tảo phù du và chất lượng nước ngọt tại các thủy vực ở Đà Nẵng.
Trang 1DAI HOC DA NANG
TRUONG DAI HQC SU PHAM
LAM TH] HONG NGAT
NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC TẢO PHÙ
DU Ở MỘT SÓ THỦY VỰC NƯỚC NGỌT TẠI
THÀNH PHÓ ĐÀ NẴNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH THÁI HỌC
Trang 2DAI HOC DA NANG
TRUONG DAI HQC SU PHAM
LAM TH] HONG NGAT
NGHIEN CUU DA DANG SINH HQC TAO PHU
Trang 3Tôi cam đoan đề tài “Nghiên cứu đa dạng sinh học táo phù du ở một số thủy
vực nước ngọt tại thành phố Đà Nẵng” là kết quả công trình nghiên cứu của riêng
tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bắt kỳ công trình nào khác
Trang 4
LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn TS Trịnh Đăng Mậu đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy và giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này
Tôi xin tỏ lòng biết ơn các thầy, cô giáo ở Khoa Sinh- Môi trường, Phòng Đào tạo
sau Đại học Trường Đại học sư phạm - ĐH Đà Nẵng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện dé tai
Xin cảm ơn người thân, bạn bè và tập thể lớp Cao học K33, K34 chuyên ngành
Sinh thái học đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất để tơi học tập và hồn
thành luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trang 5
Abstract
The aims of this research were to identify the species composition of microalgae in
freshwater waterbody in Da Nang city Collect samples in 10 freshwater water bodies in Da Nang city, in October 2018 The research results recorded 104 species of phytoplankton, belonging to 6 phylums, of which the Chlorophyta accounts for the largest number of species with 32 species (accounting for 30.8% of the total species), followed by Charophyta with 29 species (accounting for 27.9%), Euglenophyta has 15 species (accounting for 14.4%), Bacillariophyta has 13 species (accounting for 12.5%) Dinophyta and Cyanophyta recorded a low number of species respectively 7 species
(6.67%) and 8 species (7.7%) In addition, the correlation between phytoplankton
composition structure and water environment quality was established In particular, pH parameters and total nitrogen were recorded to have the greatest influence on the frequency of species of the Algae industry and correlated positively with the number
of species in this phylum
NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC TẢO PHÙ DU Ở MỘT SÓ THỦY
'VỰC NƯỚC NGỌT TẠI THÀNH PHÓ ĐÀ NANG
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định sự đa dạng của ngành tảo phủ du ở
các thủy vực nước ngọt tại thành phó Đà Nẵng Tiến hành thu mẫu tại 10 thủy vực
nước ngọt tại thành phố Đà Nẵng, vào tháng 10/2018 Nghiên cứu, ghi nhận 104 loài
tảo phù du, thuộc 6 ngành, trong đó ngành Tảo lục (Chlorophyta) chiếm số lượng loài
lớn nhất với 32 loài (chiếm 30,8% tổng số loài), kế đến là ngành Luân tảo
(Charophyta) với 29 loài (chiếm 27.9%), ngành Tảo mắt (Euglenophyta) có 15 loài
(chiếm 14,4%), ngành Tảo silic (Bacillariophyta) có 13 loài (chiếm 12,5%) Ngành
Tảo giáp (Dinophyta) va Tao lam (Cyanophyta) ghi nhận số lượng loài thấp lần lượt là
7 loài (6,67%) và 8 loài (7,7%) Bên cạnh đó, mối tương quan giữa cấu trúc thành phần loài tảo và chất lượng môi trường nước được xác lập Trong đó, thông số pH, TN được ghi nhận có ảnh hưởng lớn nhất đến tần suất xuất hiện của các loài thuộc ngành “Tảo mắt và có mối tương quan thuận với số lượng loài thuộc ngành này
Trang 6DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TÁT BTNMT DO TN TSS TDS QCVN TP œ
: Bộ tải nguyên môi trường
Hàm lượng oxy hòa tan ( Dissolved oxygen)
:Nitơ tổng số
Hàm lượng chất rắn lơ lửng
Ham lượng chất rắn hòa tan
: Quy chuẩn Việt Nam
Trang 7LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC CHU VIET TAT MỤC LỤC MO DAU Tre 1 Tính cấp thiết của đề ti 2 Mục tiêu đề tài 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng 3.2 Phạm vi nghiên cứu
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tải
5 Cấu trúc luận văn
CHUONG 1 TONG QUAN TAL LIEU 1.1.Khái quát về vi tdo
1.1.1 Hệ thông phân loại vi tảo
1.1.2 Hình thái và cấu tạo tế bào của vi tảo
1.1.3 Hình thức sinh sản của vi tảo
1.2 Ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường đi vi tảo 1.2.1 Ánh sán; 1.2.2 Nhiệt độ 1.23.pH 1.2.4 Độ mặn
1.2.5 Dinh dưỡng của thủy vụ vực
1.3 Sự phân bố của tảo phù du 1.4 Vai trò của tảo phù du trong tự nhiên và đ 1.4.1 Mặt có lợi của tảo phủ du
1.4.2 Mặt có hại của tảo phù du 1.5 Tình hình nghiên cứu tảo phù du
1.5.1 Tình hình nghiên cứu tảo phù du trên thể giới 1.5.2 Tình hình nghiên cứu tảo phủ du ở Việt Nam
Trang 8
1.6.1 Vị trí địa lý 1.6.2 Điều kiện tự nhiên 1.6.2.1 Khí hậ - 1.6.2.2 Địa hình 2.23 1.6.2.3 Sông ngòi, ao hị oe
CHUONG 2 DIA DIEM, PHUONG PHAP NGHIÊN CỨU 24
2.1 Địa điểm, thời gian nghiên cứu
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp ngoài thực địa
2.2.2.Phương pháp phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm
CHƯƠNG 3 KẾT QUÁ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Đặc điểm chất lượng môi trường nước
3.2 Thành phân loài tảo phù du ở các thủy vực tại thành phố Da
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu Tên hình Trang
+¡ | S0 đổ thụ mẫu tai các thủy vực nước ngọt ở thành phố Đà | „ Nẵng
3.1 | Sự thay đôi nhiệt độ của nước tại các thủy vực nghiên cứu 28 3.2 | Sự biến động pH tại các thủy vực nghiên cứu 29 3.3 | Sự biễn động hàm lượng DO tại các thủy vực nghiên cứu 29 3.4 | Sự biển động hàm lượng PO,” tại các thủy vực nghiên cứu 30 3.5 | Sự biển động nitơ tông số - TN tại các thủy vực nghiên cứu 30 36 _ |S biến động tổng chất rắn hòa tan tại các thủy vực nghiên |
cứu
37 Sự biên động tông chất răn lơ lửng tại các thủy vực nghiên 31
cứu
3.8 | Sơ đỗ tương quan đa biến giữa các thông số môi trường 32 3.9 _ | Cầu trúc thành phân loài bậc ngành tại các địa điêm nghiền| 5
cứu
3.10 _ | Cau trac thành phân loài bậc ngành ở các thủy vực dạng hỗ 38 3.11 | Câu trúc thành phân loài bậc ngành ở các thủy vực dạng sông | 38 3.12 | Số lượng loài ghi nhận tại các địa điêm nghiên cứu 39 sa - [MÔ hình đường cong tích lũy loài và chỉ số ước đốn sơ| |
lượng loài trong các thủy vực nghiên cứu
3.14 | Số lượng loài ghi nhận tại các địa điêm nghiên cứu 41 315 | MO Bink đường cong tich Tay loài và chỉ số ước đốn sơ| „,
lượng loài trong các thủy vực nghiên cứu
Mồ hình đường cong tích lũy loài và chỉ số ước đoán loài
3.16 | trong các thủy vực dạng hồ (trái) và trong các thủy vue dang} 43 sông (phải)
3iy [Ca mô hình tương quan tuyến tính giữa số lượng loài „, Euglenophyta và chất lượng môi trường
31g | Các mô hình tương quan tuyên tính giữa số lượng loài ngành |, Bacillariophyta và chất lượng môi trường nước
319 | Các mô hình tương quan tuyên tính giữa số lượng loài ngành | Charophyta và chất lượng môi trường nước
3.29 | MÔ hình tương quan tuyển tính giữa sơ lượng lồi thuộc | ngành Cyanophyta và chất lượng môi trường nước ,
Trang 11
yai _ |Mô hình tương quan tuyển tính giữa số lượng loài thuộc |
” nganh Cyanophyta va chat lượng môi trường nước
322 | Mô hình tương quan tuyển tinh giữa số lượng loài thude |
ngành Dinophyta và chất lượng môi trường nước
Trang 121
MỞ ĐÀU 1 Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay trên thế giới phát hiện được khoảng 50.000 loài tảo, theo các nhà khoa học dự đoán số lượng này chỉ chiếm khoảng 11% số loài thực có [23] Ở Việt Nam, theo “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” phát hành năm 2001 thì số loài tảo đã phát hiện được là trên 2000 loài
Tảo là những sinh vật có cấu tạo đơn bào, tập đoàn hay đa bảo đơn giản hoặc phân hóa thành rễ, thân, lá giả Tảo dinh dưỡng bằng hình thức tự dưỡng nhờ có sắc tố
quang hợp, dị dưỡng chỉ có ở một số sống trong điều kiện đặc biệt [1 1],[23],[56] Dựa vào kích thước, tảo được chia thành tảo lớn có thể quan sát bằng mắt thường và vi tảo chỉ có thể quan sát bằng kính hiển vi Tảo phù du bao gồm các loài vi tảo sống trôi nổi trong môi trường nước, chúng có khả năng quang hợp và tổng hợp các chất hữu cơ từ
CO; và năng lượng mặt trời
'Vi tảo (Microalgae) chiếm 2/3 tông số loài tảo trên trái đất, hơn nữa, đây là mắt
xích đầu tiên trong chuỗi thức ăn nên chúng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hệ sinh thái tự nhiên cũng như ngành nuôi trồng thủy sản [3], [8], [11], [53]- Tảo phù du
vừa là thức ăn cho các loài động vật phù du vừa là nguồn thức ăn không thể thiếu ở các giai đoạn phát triển của nhuyễn thể hay giai đoạn ấu trùng của các loài giáp xác,
cá, [3], [23], [38]
Ngày nay, tảo phù du ngày cảng thu hút sự quan tâm đặc biệt không chỉ trong
lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về khoa học mà còn trong lĩnh vực ứng dụng thực tế Ứng dụng của tảo phù du rất đa dạng từ xử lý ô nhiễm môi trường, làm phân bón đến
sử dụng làm thức ăn cho động vật, con người vì chúng có giá trị dinh dưỡng cao và
chứa nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học quý Và đặc biệt trong những năm gần đây,
chúng còn là đối tượng đầy tiềm năng trong việc giải quyết các vấn đề khó khăn như:
an ninh năng lượng (sản xuất nhiên liệu sinh học từ vi tảo), biến đổi khí hậu toàn cầu
(sử dụng tảo dé giảm hiệu ứng nhà kính) [49], [52], [55]
Vi vậy, tảo phù du đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong hệ sinh thái thủy
sinh Bên cạnh đó, chúng còn góp phần làm sạch nước tự nhiên và trong nhiều trường
hợp, chúng còn là sinh vật chỉ thị ô nhiễm hữu cơ trong thủy vực [19], [21], [35] Tảo
phù du sống lơ lửng trong nước và sử dụng trực tiếp các chất dinh dưỡng trong nước
để sinh trưởng và phát triển nên các yếu tố môi trường tác động mạnh tới chúng Do
đó, thành phần tảo phù du liên quan trực tiếp đến chất lượng môi trường, khi chất lượng môi trường nước thay đổi sẽ ảnh hưởng đến thành phần tảo phù du [43], [63],
Trang 13Thành phố Đà Nẵng có tiềm năng về đa dạng sinh học ở các thủy vực rất cao, với 9 con sông lớn như sông Hàn, sông Cu Đê, sông Túy Loan với 42 hồ chứa nước tự nhiên và nhân tạo [31] Tuy nhiên, các nghiên cứu về đa dạng sinh học ở Đà Nẵng mới
chỉ tập trung vào động thực vật bậc cao, chưa có nhiều nghiên cứu về các loại thực vật thủy sinh bậc thấp, đặc biệt là tảo phù du Việc nghiên cứu thành phần loài, sự phân bố tảo phù du ở các thủy vực Đà Nẵng sẽ là căn cứ khoa học quan trọng đề tiến hành
nghiên cứu phân lập, nuôi trồng những loài tảo phục vụ sản xuất
Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đa dạng sinh học tảo phù du ở một số thủy vực nước ngọt tại thành
phố Đà Nẵng”
2 Mục tiêu đề tài
a Mục tiêu tổng quát
Đánh giá được mối tương quan giữa đặc điểm thành phần loài tảo phù du với các
thông số chất lượng môi trường nước nhằm ứng dụng trong xây dựng bộ chỉ thị sinh
học bằng tảo phù du
b Mục tiêu cụ thể
~ Xác định được sự đa dạng về thành phần loài và sự phân bố của tảo phù du tại
các thủy vực nước ngọt ở Đà Nẵng
Xác định được các yếu tố môi trường tác động đến thành phần loài, đặc điểm
của tảo phù du tại các thủy vực nghiên cứu ở Đà Nẵng
~ Đề xuất được các giải pháp quản lý: bảo tồn đa dạng tảo phù du và chất lượng
nước ngọt tại các thủy vực ở Đà Nẵng
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng Các loài tảo phù du tại các thủy vực nghiên cứu tại thành phố Đà Nẵng phân 3.2 Phạm vi nghiên cứu
+ Khảo sát chất lượng môi trường nước
+ Định danh các loài tảo phù du trong các mẫu thu được tại các thủy vực ở thành
phố Đà Nẵng
+ Đánh giá đa dạng sinh học tảo phủ du
+ Xác định mối tương quan giữa đa dạng sinh học tảo phù du và chất lượng môi
trường nước
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Trang 143
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần cung cấp các thông tin cơ sở khoa học về đa dạng sinh học của tảo phù du tại thành phố Đà Nẵng nói riêng và chung b Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học trong việc quản lý, đánh giá chất lượng Nam nói môi trường nước tại các thủy vực
Xác định được đặc điểm phân bố và cấu trúc của hệ tảo phù du tại thành phó Đà
Nẵng, là cơ sở để tiến hành các nghiên cứu phân lập, ni trồng những lồi tảo phù du có giá trị
5 Cấu trúc luận văn Cấu trúc luận văn gồm có:
~ Mở đầu: Trình bày về lý do chọn đề tài, mục tiêu, ý nghĩa của đề tài: 3 trang
~ Chương 1: Tổng quan tài liệu: Giới thiệu về vị trí của vi tảo trong hệ thống phân loại, đặc điểm chung của vi tảo, vai trò của tảo phù du, tổng hợp các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan: 20 trang,
~ Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chương này đề cập đến đối tượng nghiên cứu, thời gian, địa điểm và tóm tắt các phương pháp nghiên cứu sử dụng
trong quá trình thực hiện đề tài: 3 trang
~ Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận: Trình bày các kết quả đạt được sau
quá trình nghiên cứu dé tài: 26 trang
~ Kết luận và kiến nghị: 2 trang
Trang 15CHƯƠNG 1 TONG QUAN TAL LIEU
1.1.Khái quát về
Vi tảo là sinh vật sản xuất cơ sở đầu tiên trong hệ sinh thái thuỷ vực, là mắt xích đầu tiên mà nhờ đó năng lượng và vật chất của lưới thức ăn được hình thành, tích luỹ
và chuyển đổi Vi tảo có mặt hầu như trong tắt cả các thuỷ vực tự nhiên với nhiều
chủng loại, từ dạng đơn bảo Euglena, Closterium, Coscinodiscus, đến dạng tập đoàn dạng đám Microcystis, Merismopedia, dạng chuỗi Anabaena, Melosira, Skeletonema, dạng sợi Oscillatoria, Lyngbya, Chúng sống trôi nỗi hoặc bám vào
các giá thể trong nước và rất nhạy cảm với các yếu tố môi trường [1 I], [36]
1.1.1 Hệ thống phân loại vi tảo
Hiện nay trên thế giới vẫn chưa có được một quan điểm thống nhất về hệ thống
phân loại tảo Theo quan điểm chia sinh giới thành hai giới (giới thực vật và giới động vậu thì tảo thuộc giới thực vật, nhưng theo Copeland (1975) đã xếp tảo vào giới sinh
vật phân cắt (Protista) cùng với nắm và động vật nguyên sinh Theo hệ thống phân loại
Š giới của R.H Whitaker (1969) thì chỉ có Tảo đỏ, Tảo nâu và một số Tảo lục là thuộc giới thực vật, còn các ngành khác thuộc giới sinh vật phân cắt (Protista) [23], [58]
Theo Gordon, hệ thống 4 giới hay Š giới chỉ là hệ thống rút gọn, trên thực tế nếu theo
đúng nghĩa của giới thì phải chia sinh giới làm 19 giới, trong đó tảo chiếm 7 giới là giới Tảo Rhodophyta, giới Tảo Euglenophyta, giới Tảo Haptophyta, giới Tảo Cryptophyta, giới Tảo Dinophyta, giới Tảo Eusgmatophyta và giới Tảo Heterocontophyta gồm 4 ngành của nhóm sắc tố vàng nâu (Tảo vàng, Tảo vàng ánh, Tảo silie và Tảo nâu), ngành Tảo lục đưa vào giới Thực vật
Nam 1836, Harvey đã dựa vào sự khác nhau về sắc tố dé chia tảo thành 4 nhóm: Tảo nâu, Tảo đỏ, Tảo lục và Tảo Silic Từ hình dạng, màu sắc bên ngoài G Smith (1933,1950) đã ghỉ nhận 11 nhóm tảo lớn, ông đã bỏ phạm trù Thallophyta va Tảo, ông đã nhóm thành 7 ngành: Chlorophyta, Euglenophyta, Chrysophyta, Phaeophyta, Pyrophyta, Cyanophyta và Rhodophyta Papenfuss (1946) đã chỉ ra việc sử dụng tên “Chlorophyta” cho Tảo lục là không hợp lý, do vậy ông đã để nghị tên cho các ngành
tảo thêm -phyco trước -phyta Các ngành tảo này được phân chia dựa vào cấu trúc tế
bào, thành phần sắc tố, thành phần vách tế bào, các sản phâm dự trữ và có hoặc không
có roi [23], [60] Klein va Cronquis (1967) đã phân loại tảo dựa vào thành phần hóa
học, cấu trúc và chức năng đã phân tảo thành 6 ngành, vi khuẩn lam được chuyên vào giới Vi khuân Vanden Hoek (1980, 1994) dựa vào sắc tố, sản phẩm quang hợp, cấu
trúc vách, cấu trúc roi, kiểu phân bảo có tơ, màng bọc của lục lạp, sự liên hệ với lưới
nội chất đã chia thành 11 ngành Lee ER (1999) dựa vào tế bào nhân sơ hay nhân
Trang 165
sơ), tảo có nhân chuẩn và không có lưới nội chất như: Tảo lục, Tảo đỏ, Glaucophyta,
Dinophyta; nhóm tảo nhân thực có lưới nội chất như: Tảo mắt, Cryptophyta,
Heterocontophyta, Haptophyta
Như vậy, tùy theo tác giả mà tảo được chia thành 6,7,8,9,10,11 hay 12 ngành
Mỗi ngành tảo đều có hình thái, cấu tạo đặc trưng khác nhau, từ các đặc điểm đặc
trưng đó giúp con người nghiên cứu về cách nhận biết tảo, phân loại chính xác từ đơn vị ngành đến loài và dưới loài Dựa trên mức độ cấu trúc cơ thể: don bao, đa bào ở
dạng tập đoàn, sợi, ống và dựa vào đặc điểm cấu tạo tế bào như: vách tế bào, cấu trúc roi, chất nhây, hạt tạo bột, nhiễm sắc thê, để phân biệt các loài tảo Hơn nữa, khi
phân loại tảo, cần tìm hiểu kĩ về hình thức sinh sản, chu kì sống để có thể phân loại
chính xác
s# Đặc điểm đặc trưng của một số ngành vi tảo
~_ Ngành Tảo giáp (Dinophyta): có 2 roi không giống nhau vẻ hình thái và động lực, hai roi hoạt động độc lập Lớp Đinoplycae có hai roi nằm trong các rãnh, một roi hướng ra đầu sau nằm trong rãnh dọc, roi kia nằm trong rãnh ngang Khi phân loại cần
chú ý tới các đặc điểm như: hình dạng, vị trí của vành đai, số lượng, cách sắp xếp các ừ đó lập được công thức tắm vỏ Ở Tảo giáp có
tắm trong vỏ, hình dạng các tắm vỏ để
2 hình thức sinh sản là sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính, một số loài sinh sản hữu
tính có cả đẳng giao và dị giao, nhưng chủ yếu là đẳng giao [27], [30], [40]
~_ Ngành Tảo vàng ánh (Chrysophyta): Tảo vàng ánh phân bố chủ ngọt sạch có
hạt, sống đơn độc hay hình thành tập đoàn dạng palmella, dạng sợi hay dạng cây Dựa
vào có roi hay không có roi và số lượng của chúng để phân loại Màu tảo thay đổi từ
ở nước
hậu mát mẻ hoặc lạnh Hình thái đa dạng, có thể là amip, monat, dạng vàng kim, vàng xanh hay nâu xanh Sản phẩm tạo thành ở Tảo vàng ánh không phải là tỉnh bột mà là leucosin Một số loài không có thành tế bào, nhiều loài có thành tế bào
và vỏ giáp Thành tế bào và vỏ giáp là cellulose và pectin, có thể có thắm hay không
thắm silic Harold da chia tảo vàng ánh thành ba nhóm tương ứng với ba lớp: không có roi, có một roi và có hai roi Hình thức sinh sản chính là sinh sản sinh dưỡng bằng
cách phân chia tế bào hay sinh sản vô tính bằng động bào tử Sinh sản hữu tính chỉ
phát hiện ở một số loài là đẳng giao, hợp tử hình thành thường có dạng túi, vách túi nhiễm silic cứng [36].[56]
~ Ngành Tảo silie (Bacillariophyta): Tảo đơn bào dạng hạt sống đơn độc hay
sống thành tập đoàn dạng palmella, dạng sợi, dạng chuỗi, dạng sao, dạng ống nhằy,
Kích thước tế bảo từ vài um đến Imm, tế bào có cấu trúc hai mảnh vỏ lắp vào nhau
Trang 17điểm về hình dạng tế bảo, hoa văn trên mặt vỏ, cách sắp xếp đường vân có dạng đối
xứng tỏa tròn (Bộ centrales) hay đối xứng hai bên (Bộ Pannales) Bên cạnh đó, cần
chú ý tới đặc điểm của vùng trục, kẽ vỏ, đường hoa văn tạo thành do mặt ngoài hay
mặt trong, vách tế bào lỗi lên lõm xuống sẽ làm cho độ chiết quang không đồng đều dưới kính hiển vi Ở tảo silic, hình thức sinh sản cũng là một trong những đặc điểm
phân loại, tảo silic sinh sản sinh dưỡng là chủ yếu, khi gặp điều kiện bắt lợi có t
thành bảo tử nghỉ Sinh sản hữu tinh là đẳng giao ở lớp Tao silic long chim va noan giao ở lớp Tảo silic trung tâm Ngoài cấu trúc vách tế bào, thể màu, chất dự trữ và bao tử ngủ cũng là đặc điểm đặc trưng cho một số taxon [23], [50], [64]
~_ Ngành tảo mắt (Euglenophyta): Tảo mắt phân bố rộng trong nước mặn, nước
lợ, nước ngọt, trên đất âm và bùn Chúng thường gây nên hiện tượng nước nở hoa, đặc
biệt ở nước giàu dinh dưỡng TẾ bao dang tran (Euglena) hoặc có vỏ giáp
(Trachelomonas), thể màu có hình dạng khác nhau tùy loài, có thể nhỏ, hình đĩa, hình bản rộng với mép nguyên hay xẻ thùy, hoặc hình dải băng, Có hoặc không có hạch tạo bột, độ dài, hình dạng roi, khả năng thay đổi hình dạng tế bào cũng là đặc điểm để phân loại các loài Tảo mắt [23], [56]
~ Ngành Tảo lục (Chlorophyta): Đây là ngành lớn nhất của tảo, hiện đã phát hiện được 20.000 loài Tảo có màu xanh lục do diệp lục a, b chiếm ưu thế (trừ một số
loài sống ở nơi âm có màu vàng do chứa nhiều dầu và hematocrom) Roi của các tế
bào vận động ở Tảo lục có độ dài bằng nhau và nhẫn, phân loại tảo lục dựa vào số lượng roi, vị trí gắn roi, tổ chức roi Hình thái cơ thể có tất cả các dạng (trừ dạng amip)
như monad, dạng hạt, tập đoàn, palmella, đa bảo dạng sợi, dạng ống, dạng cây Dựa
vào cầu trúc hình thái của tảo để tiến hành phân loại: tản kiểu đơn bào có roi = monad'
(gặp ở Chiamydomonas), kiêu tập đoàn có roi (gp 6 Volvox, Gonium), kiéu tập đoàn Palmella, Tảo lục phân bố rộng khắp từ nước ngọt nghèo dinh dưỡng đến nước lợ và
nước biên, một số bộ chỉ sóng ở biển Phân loại tảo lục còn dựa vào khả năng chuyển
động, hình thức sinh sản, tế bào có vách hay không có vách [25], [44], [47]
~ Ngành Tảo lam (Cyanophyta): tế bào chứa chlorophyll a va phycocyanin-
phycobiliprotein, một số loài có sắc tố đỏ phycoerythrin, chúng phối hợp với sắc tố lục
tạo nên màu nâu Màng tế bào liên kết với phycobilisom, cơ thể dạng đơn bào hoặc đa bào dạng sơi, không di động hoặc di động Các tế bào dạng sợi có các trichom ngăn
cách thắt eo hay không, đặc điểm, số lượng gai ở đầu tế bảo cũng rất quan trọng trong
phân loại Tảo lam Tế bào phân nhánh thật hay phân nhánh giả, có tế bao dị hình
(heterocytes) hay không, phân biệt rõ tế bào dị hình với tế bào sinh dưỡng và bào tử
Trang 18ngoại bảo tử, tảo đoạn, hormospore, gonidi, coci, planococci, và đặc biệt ở Tảo lam hoàn tồn khơng có hình thức sinh sản hữu tính [23], [24]
1.1.2 Hình thái và cấu tạo tế bào của vi tảo
Vi tảo có hình thái cơ thể rất đa dạng, có thé chia thành 8 kiểu hình thái như sau:
1) Kiểu monad: Tảo đơn bào, sống đơn độc hay thành tập đoàn, chuyển động nhờ
lông roi
2) Kiểu pamella: Tảo đơn bào, không có lông roi, cùng sống chung trong bọc
chất keo thành tập đoàn dạng khối có hình dạng nhất định hoặc không Các tế bào trong tập đồn khơng có liên hệ phụ thuộc nhau
3) Kiểu hạt: Tảo đơn bào, không có lông roi, sống đơn độc
4) Kiểu tập đoàn: Các tế bào sống thành tập đoàn và giữa các tế bào có liên hệ
với nhau nhờ tiếp xúc trực tiếp hay thông qua các sợi sinh chat
5) Kiểu sợi: Cấu tao thanh tan (thallus) da bao do tế bào chỉ phân đôi theo cùng một mặt phẳng ngang, sợi có phân nhánh hoặc không
6) Kiểu bản: Tản đa bào hình lá do tế bào sinh trưởng ở đỉnh hay ở gốc phân đôi
theo các mặt phẳng cả ngang lẫn dọc Bản cấu tạo bởi một hay nhiều lớp tế bảo
7) Kiểu ống: Tản là một ống chứa nhiều nhân, có dạng sợi phân nhánh hay dạng
cây có thân, lá và rễ giả (chizoid) Các tế bào thông với nhau vì tuy phân chia nhưng không hình thành vách ngăn
8) Kiểu cây: Tản dạng sợi hay dạng bản phân nhánh, hoặc có dạng thân- lá- rễ giả, thường mang cơ quan sinh sản có mức độ phân hóa cao
Tế bào của vi tảo có nhiều đặc điểm chung của các sinh vật có nhân thật (Eukarya) Thành tế bào của vi tảo cấu tạo bởi polysaccharide Thành tế bào gồm các sợi cellulose liên kết thành bộ xương (skeleton) nhằm bảo vệ và duy trì hình dạng ôn
định cho tế bào Một số vi tảo có mannan hay xylan thay thế cho cellulose Nhiều tảo
đơn bảo thành tế bào chỉ là chất nguyên sinh đậm đặc hay chu chất (periplast) Nhiều
vi tảo vận động được là nhờ lông roi (flagella) Roi cấu tạo bởi 9 cặp vi ống bao quanh
2 vi ống ở giữa và được bao bọc bởi màng sinh chất Hai vi ống giữa xuất phát từ đĩa gốc (đense plates) và thể gốc (basal body)
Trong tế bào chất của vi tảo có nhiều bào quan khác nhau Sắc lạp (chromoplast)
của vi tảo có cầu tạo như ở thực vật, gồm hai lớp màng bao bọc, bên trong có chất nền
(stroma) cùng với hệ thống các túi dẹt gọi lớp thylakoid Các thylakoid xếp chồng lên
nhau tạo thành loại cấu trúc giống như grana ở thực vật Trên màng của thylakoid có nhiều chất điệp lục (chlorophyll) và các enzim tham gia vào quá trình quang hợp
Ngoài chất diệp lục (a,b,c,d) còn có thể có các sắc tố carotenoid, phổ biến nhất là j-
Trang 19sắc lạp còn có ADN dạng vòng và ribosome Đôi khi sắc lạp có một vùng đậm đặc
protein liên kết với các sản phẩm dự trữ tạo thành một cầu trúc nhân tỉnh bột hay
nhân protein (pyranoid) Sắc lạp còn có chứa các giọt lipid nhỏ nằm giữa các
thylakoid Một số vi tảo còn có thêm một hai lớp mạng lưới nội chất lục lạp (CER-
chloroplast endoplasmic reticulum),
Ty thể của vi tảo cũng tương tự như ty thể của các sinh vật khác Đó là bào quan có hai lớp màng bao bọc, màng ngoài trơn nhẫn còn màng trong ăn sâu vào phía trong
chất nền và tạo thành những mào (crista) trên đó mang nhiều loại enzim hô hấp Chất
nên của ty thể có chứa ADN và ribosome Tế bào của vi tảo cũng có thể Golgi (Golgi body) như ở tế bào nhiều sinh vật khác Đó là các túi dẹp xếp hầu như song song với
nhau và có hình vòng cung, phía lồi gọi là mặt trans còn phía lõm gọi là mặt cis Thể
Golgi ở vi tảo làm nhiệm vụ tổng hợp và tiết ra polysaccharide Tế bào chất
(cytoplasm) của vi tảo có chứa ribosom 80S và các giọt lipid Một số vi tảo di động có
các nhóm hạt lipid màu vàng cam cấu tạo nên các điểm mắt (stigma) Chất dự trữ
trong tế bào có nhiều dạng khác nhau: tỉnh bột ở tảo lục, floridean ở Tảo đỏ,
laminarian ở Tảo nâu, leucosin ở Tảo roi Prymnesiophyta, fructosan ở Tảo lục
Acetabularia Ngoài ra còn có các chất dự trữ phân tử thấp như đường, glycoside,
polyoL Vi tảo có không bào co rút (contractile vacuoles) giúp cho việc duy trì nước
trong tế bào và loại bỏ chất thai ra khỏi tế bào
Nhân tế bảo ở vi tảo nhưng hầu hết là nhân đơn bội, tuy nhiên Tảo silic và các pha bảo tử thể
tảo là nhân thật, trừ Tảo lam là nhân nguyên thủy Nhân có màng kép bao bọc, trong nhân có ADN
1.1.3 Hình thức sinh sản của vỉ t:
Ở vi tảo có hai hình thức sinh sản chính là: sinh sản hữu tinh và sinh sản vô tính
~_ Sinh sản vô tính: một số vi tảo sinh sản vô tính nhờ phân chia tế bào, sự phân
Tảo nâu, Tảo lục và một số Tảo đỏ có nhân lưỡng bội Nhân của vi
chia của một số vi tảo đơn bào tạo ra bào tử bất động và bào tử sinh trưởng diễn ra bên
trong vách tế bào của tế bào ban đầu, hiện tượng này giống như hình thành tập đồn
phơi thai Vĩ tảo tập đoàn, dạng sợi có thể phân mảnh, các mảnh này có khả năng sinh trưởng phát triển thành cơ thể mới Nhiều loài Tảo lục, Tảo vàng, Tảo nâu sinh sản vô tính tạo ra động bảo tử, một số trường hợp cá biệt, động bào tử bỏ qua giai đoạn
chuyên động và phát triển ngay trong vách tế bào mẹ Ngoài ra còn một số kiểu khác
của bảo tử không chuyển động như đơn bao tir, tứ phân bảo tử, bảo tử vỏ (paraspore), bào tử quả của Tảo đỏ, bảo tử nghỉ, và bảo tử sinh trưởng (auxospore) của Tảo silic
~ Sinh sản hữu tính: Ở vi tảo sinh sản hữu tính nhờ hình thành giao tử, giao tử
Trang 209
thước khác nhau gọi là dị giao tử (heterogamous), hoặc các giao tử có thê lưỡng hình, thể lớn hơn gọi là trứng, thể nhỏ hơn chuyển động bằng roi gọi là tỉnh trùng, trường hợp này gọi là noãn giao (oogamy) Như vậy, vi tảo sinh sản hữu tính bằng hình thức
đẳng giao, dị giao và noãn giao, các giao tử có hoặc không có roi, có thể giống tế bào
dinh dưỡng (Chiamydomonas) hoặc khác hoàn toàn Sau khi giao tử kết hợp sẽ hình thành hợp tử, hợp tử nảy mắm hình thành tế bào con hay quần thể con
1.2 Ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường đến sinh trưởng và phát triển
của vỉ tảo
1.2.1 Ánh sáng
Ánh sáng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quang hợp Nghiên cứu ở
biển Nhật Bản của M.Uda (1934) cho thấy vi tảo quang hợp mạnh nhất ở khoảng từ 0 -
5m, cũng là khoảng mà có hàm lượng oxy cao nhất và giảm dần từ độ sâu 80m Ở độ sâu 350m, vi tảo vẫn tiền hành quang hợp, nên ở những vùng có ánh sáng yếu vẫn thấy năng suất sơ cấp được tạo ra [53]
Vi tảo đã được nghiên cứu phát triển trên cường độ ánh sáng khác nhau cho thấy
sự thay đổi đáng kể trong tổng thành phần hóa học, sắc tố và hoạt động quang hợp [59] Vi tảo phát triển tốt trong phô ánh sáng trắng (400-720nm), vùng ánh sáng nhìn
thấy Sinh trưởng của tảo bị ức chế dưới điều kiện ánh sáng chiếu mạnh gọi là hiện
tượng quang ức chế Hiện tưởng quang ức chế có thể làm tảo chết hoặc làm giảm đáng
ng Một số vi tảo bị ức chế mạnh trong điều kiện ni trồng ngồi trời, cường độ ánh sáng lớn và lượng oxi hòa tan nhiều
Bên cạnh đó, ánh sáng cũng là một nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới sự vận động của hầu hết các loài điển hình là cường độ ánh sáng làm cho một số loài có thể
kế năng suất nuôi
chìm hay nổi để phản ứng với cường độ ánh sáng nhờ vào các không bào khí Ánh sáng mạnh và phù hợp cũng là một nhân tố kích thích sự phát triển của một số loài tảo và sản sinh độc tố [30] Một số loài tảo Giáp, còn có khả năng di chuyển và phản ứng
khác nhau trước các điều kiện ánh sáng khác nhau Đây là một trong những lý do của sự di cư theo chiều thẳng đứng trong cột nước của các loài tảo Vì vậy, để đánh giá
được nguyên nhân của sự bùng phát của tảo độc hại, không thê không cân nhắc đến
nhu cầu ánh sáng của từng loài 1.2.2 Nhiệt độ
Nhiệt độ tác động trực tiếp lên cấu trúc tế bào vi tảo và tốc độ phản ứng trao đôi
chất, có thể liên quan đến lớp lipid kép của màng nguyên sinh chất với vai trò thâm thấu các ion và các chất hòa tan có phân tử lượng thấp từ tế bào ra môi trường, dẫn đến
việc làm thay đổi hoạt tính sinh lý của chính tế bào [61] Nhiều nghiên cứu cho thấy
Trang 21Pseudo multiseries thường xuất hiện vào cuối mùa thu và mùa đông - khi nhiệt độ
nước và cường độ ánh sáng xuống thấp Ở nước ta, tại khu vực vịnh Bắc Bộ và một số
đảo nằm trong vịnh, một số tác giả trong nước cũng cho rằng, cuối mùa thu và đầu
mùa đông là thời điểm mà thành phân loài vi tảo có sự phong phú nhất [30]
Theo Ceutteau (1996), nhiệt độ thích hợp để tảo phát triển là 16-35C và nhiệt độ
tối ưu để tảo phát triển là 20-24°C, nhiệt độ thấp hơn 16PC thì tảo sẽ chậm phát triển và tảo sẽ chết khi nhiệt độ trén 35°C [38] Loài tảo độc Pyzodinium bahamense có nhiệt độ tối ưu nằm trong khoảng 22 - 34°C, nhiệt độ tối thích 28°C, là nguyên nhân các loài
tảo này gây ra các đợt thuỷ triều do ở các vùng biển của Philipin [29] 1.2.3 pH
PH của môi trường là một nhân tố quan trọng trong nuôi cấy tảo Khi tảo phát
triển mạnh, pH môi trường bị thay đổi và trở thành yếu tố kìm hăm sinh trưởng và phát
triển Do đó, pH quá cao hoặc quá thấp đều làm chậm sinh trưởng của tảo Mỗi loại tảo sinh trưởng tối ưu ở một độ pH nhất định của môi trường Độ pH thay đôi có thể gây
ra các tác động rất rõ trên nhiều quá trình sinh học khác nhau như khả năng phân ly
muối và phức chất (gián tiếp gây độc và ức chế tăng trưởng), tính hòa tan của muối kim loại, hàm lượng độc tố của tảo độc [20] Ở điều kiện pH cao hay thấp đều ức chế
sinh trưởng của vi tảo, pH phải điều chỉnh tới giá trị tối ưu cho từng loại vi tảo nhưng
phải đảm bảo hạn chế được sự thất thoát cacbon Điều này được thực hiện bằng cách bồ sung vào môi trường CO; hoặc NaHCO; [19]
Các loài khác nhau sẽ thích hợp với các loại pH khác nhau, chẳng hạn loài
Skeletonema costatum sinh trưởng ổn định ở pH= 6,5-§,5 và sinh trưởng giảm khi
pH>9 Thornton (2009) khi nghiên cứu ảnh hưởng của pH đến tổng hợp carbonhydrat
ở Chaetoceros muelleri đã nhận thấy, tốc độ sinh trưởng không bị ảnh hưởng trong
khoảng pH=7,4-8,2, tuy nhiên lại giảm mạnh ở pH=6,§ [64]
Trong môi trường, giá trị pH biến động mạnh có thể dẫn đến nhiều quá trình sinh
học của tảo bị tác động: gián tiếp gây độc hay ức chế quá trình sinh trưởng liên quan
đến quá trình phân ly muối và phức chất, tính hoà tan của các muối kim loại và hàm
lượng độc tố trong tảo Người ta thấy rằng, ở tảo độc Äficroscysfics aeruginosa chứa
hàm lượng độc tố cao hơn khi pH môi trường giảm thấp hơn ngưỡng tối uu 1.2.4 Độ mặn
Khả năng thích ứng đối với độ mặn khác nhau ở các loài tảo Những loài tảo biển
đa số có phô chịu muối rộng với các cơ chế chống lại sự thay đổi đó như sản sinh glycerol, sucrose, prolin, tích lũy 8 - caroten Nhưng nếu sự thay đổi lớn và đột ngột sẽ
gây ảnh hưởng lên quang hợp và hô hấp [62] Sự thay đổi
mặn thường quan trọng
Trang 22"1
hạn chế các sinh vật địch hại và năng lực cạnh tranh của loài về thức ăn và nơi ở Nhân
tố này cũng có thê làm giảm sự đa đạng vi tảo ở cửa sông [23], [45] Ví dụ: độ mặn
thấp nhất cho sự phát triển của tảo độc Xorifwca là 21-25%ø, còn độ mặn phù hợp cho
Pyrodinium bahamense khoang > 28%
Khi độ mặn của môi trường tăng cao (sốc muối), tế bào vi tảo có một số cơ chế
thích nghỉ, tăng cường tổng hợp các chất điều hòa thẩm thấu, duy trì cân bằng nội môi
nhằm đảm bảo sự tồn tại của chúng trong môi trường, như san sinh glycerol (6
Dunaliella), san sinh glucose va proline (ở Chorella emersonii), tích lũy B-carotene (6 Dunaliella) [45] Cũng theo nghiên cứu này, sự sinh trưởng của 4mphora coffeaeformis giam ở độ mặn thấp và tăng khi độ mặn lên tới 35% Hàm lượng lipid cũng tăng khi độ mặn tăng, ngoại trừ ở 40%o trở lên [57]
Đối với Skeletonema costatum độ mặn tối ưu cho sinh trưởng là từ 18 - 30%o
(62] Nizschia hungarica có khả năng chịu mặn cao và không sinh trưởng được ở độ mặn trên 52%o, không có khác biệt lớn về tốc độ sinh trưởng ở độ mặn từ 17-35%
Amphora coffeaeformis đạt tốc độ sinh trưởng lớn nhất ở độ mặn 35%o và giảm mạnh
ở độ mặn từ 52%o trở lên [57] Rudiyanti (2011) đã khảo sát ảnh hưởng của độ mặn
đến tốc độ sinh trưởng của Skeletonema costatum_ ở các độ mặn khác nhau: 23%o; 26 %o; 29 %o; 32 %o và 35 %o thì sau 54 giờ nuôi cấy mật độ tế bào đạt được tương ứng
là 2,5 x 10° tb/mL; 2,58 x 10° th/mL; 3,03 x 10° tb/mL; 4,08 x 10° tb/mL va 3,16 x 10°
tb/mL Nghiên cứu cho thấy độ mặn tốt nhất cho sinh trưởng nhanh và đạt được mật
độ cao nhất trong thời gian ngắn là 32%o [54]
1.2.5 Dinh dưỡng của thủy vực
Sự thiếu hụt hay sự gia tăng hàm lượng dinh dưỡng ở thuỷ vực ven biển có thể
kích thích hay làm suy giảm thành phần và sinh khối tảo phù du Sự thay đổi tỷ lệ C
N :P là nguyên nhân làm hạn chế năng suất sơ cấp [45] Đặc biệt trong thời gian gần
đây, sự gia tăng năng suất tảo độc được xác định liên quan trực tiếp đến sự thay đổi về
tỷ số giữa hàm lượng các muối Sỉ : P, S¡ : N Sự thay đổi này là do hàm lượng P và N
được bổ sung từ rất nhiều nguồn nước thải trong khi hàm lượng Sỉ (vốn chỉ tạo ra từ xói mòn tự nhiên trong đất) thì dường như không đổi [41], [43] Trong môi trường
biển, tảo Silic luôn chiếm trên 60% tổng số loài tảo phù du, chúng hấp thu hàm lượng
Sĩ nhiều gấp 30 lần hàm lượng N Tuy nhiên hàm lượng tổng số Si trong nước biển
không bao giờ nhiều hơn 7 lần hàm lượng N [56], [59] Bởi vậy, nhóm tảo này sẽ
không còn giữ được vai trò ưu thế nữa, thay vào đó là sự ưu thế của các nhóm tảo phát triển không cần Silic như tảo giáp với các đợt gây hại lớn Do đó, khi nuôi vi tảo, cần
phải cân nhắc bổ sung dinh dưỡng cho phủ hợp John Martin đã khám phá ra sự thiếu
Trang 23của tảo phù du [48] Tuy sắt không phải là chất tham gia vào cấu tạo của diệp lục nhưng là tác nhân bổ trợ và tham gia vào cấu trúc của các hệ men oxy hóa khử trong dây chuyền sinh tổng hợp các hợp chất quan trọng cho tế bào Tuy nhiên, nhu cầu sắt cũng chỉ dừng lại ở hàm lượng khoảng vài mg/L, nếu hàm lượng này quá cao có thể
gây độc cho tảo
Một số nhà khoa học thời gian gần đây cho rằng, tảo phù du không phát triển mạnh ở một số vùng có hàm lượng dinh dưỡng đa lượng cao như vùng Bắc cực và một số vùng thuộc phía Bắc Thái Bình Dương, có thể do thiếu các yếu tố vi lượng nên có
thể nâng cao năng suất sơ cấp ở vùng biển Bắc Cực bằng cách bón thêm nguyên tố vi lượng để tăng khả năng đồng hoá CO; của tảo phù du nhằm giảm bớt hàm lương CO;
trong không khí Thông thường, nước ven bờ và vùng nước biển lạnh chứa đựng hàm
lượng muối dinh dưỡng nhiều hơn vùng nước ấm, đặc biệt là sự phân bố theo chiều
thẳng đứng Hàm lượng muối silicate, phosphate và nitrate phân bố nhiều ở tằng nước
sâu trong khi muối nitrite và amonia lại có mặt nhiều ở lớp nước bề mặt [56] Sự tiêu
thụ các muối dinh dưỡng của tảo phù du cũng giảm dần theo độ sâu cho đến khi dinh
dưỡng dự trữ ở lớp nước bề mặt cạn kiệt thì có nhiều vùng các sinh vật phù du nói chung và tảo phù du nói riêng đã tồn tại nhờ vào nguồn dinh dưỡng đưa từ tằng nước
sâu lên do sự đối lưu dòng nước, xoáy nước, nước trồi hay như những vùng nước ven
bờ được cung cấp từ các con sông vì vậy mà tảo phủ du có điều kiện phát triển mạnh
ó ảnh hưởng quan trọng tới đời sống tảo phù
du Sự thay đổi hàm lượng các thành phần dinh dưỡng có thê dẫn đến thay đồi cấu trúc thành phần loài, hoặc bất lợi hoặc tạo điều kiện cho một số loài tảo nào đó lấn át các loài tảo khác để giành vị trí thắng thế Ngoài ra, một số loài cũng có khả năng bùng
Như vậy, dinh dưỡng là nhân
phát là do mắt sự điều tiết của động vật phù du ăn vi tảo Tại những thời điểm nhất
định, nếu động vật phù du bị tiêu diệt nhiều sẽ tạo điều kiện cho tảo phù du phát triển không bị giới hạn
1.3 Sự phân bố của tảo phù du
Tảo phù du gồm phần lớn các loài của tất cả các ngành tảo, trừ
số loài sống
bám của tảo lục, Tảo đỏ, Tảo nâu, Tảo Silic và Tảo vàng Tảo phù du phân bố trong lớp nước ánh sáng có thể chiếu tới gọi là vùng Euphotic [23] Vùng này trong các thủy
vực nuôi trồng thủy sản nước ngọt có thê chỉ có độ sâu 0,1m, các hồ nông và trong thì
cả hỗ là euphotic Trong các dai dong viing euphotic dày hàng trăm mét, thậm chí theo nghiên cứu của Kozloava trên biên Nam Cực ở độ sâu 2.000, vẫn có tảo silic
sống Theo kết quả nghiên cứu của Kozloava sự phân bó của các loài khác nhau có sự
Trang 2413
1.4 Vai trò của tảo phù du trong tự nhiên và đời sống con người
có lợi của tảo phù du
Tảo phù du là thức ăn chính của các loài động vật phủ du và là thức ăn không thể
thay thé cho ấu trùng các lồi tơm, cua, cá và thân mềm Hàm lượng dinh dưỡng của tảo phù du rất cao, nh & Chlorella hàm lượng protein chiếm 40-60% trọng lượng khô,
ở Dunaliella là 57%, ở Spirulina la 65-70%, & Scenedesmus là trên 30% [3], [8] Ngoài protein, lipit, cacbonhidrat, các vitamin, tảo phủ du còn cung cấp cho động vật
các hợp chất silic, canxicacbonat và pectin, các chất này có vai trò cấu trúc nên lớp vỏ
của động vật không xương sống Vai trò của tảo phủ du trong các thủy vực nước ngọt giàu dinh dưỡng và bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ là vô cùng to lớn [14], [30] Sinh
khối của chúng có thể đạt tới hàng trăm g/m`, chúng cung cấp ôxi cho vi sinh vật hiếu khí hoạt động phân giải các chất hữu cơ đồng thời, lấy đi lượng muối khoáng và nhiều
chất dinh dưỡng khác trong môi trường [23]
“Trong nuôi trồng thủy sản, vi tảo có vai trò quan trọng trong làm sạch môi trường
nước bởi khả năng hấp thu mạnh các chất dinh dưỡng, đặc biệt là muối amoni- sản
phẩm của quá trình phân giải thức ăn thừa, chất thai của tôm [3] [11] Theo nghiên cứu của Starron va es (1995) sir dung vi tao Chlorella va Spirulina có thể loại trừ hoàn toan nitorat va photphat trong trại nuôi cá Tảo phù du còn có vai trò làm giảm cường
độ chiếu sáng trong các ao nuôi nhằm ngăn cản sự phát triển của các loài tảo đáy, đảm
bảo chất lượng ổn định của nước trong ao nuôi Sự phát triển của tảo phù du liên quan chặt chẽ đến sự biến đổi pH trong ao nuôi thông qua quá trình quang hợp và hô hấp, sự
tăng giảm hàm lượng O; và CO; Dựa trên sự thay đổi pH để điều chỉnh, duy trì pH ở
mức dao động ngày-đêm không vượt quá 0,5 đơn vị giúp tôm phát triển tốt Bên cạnh
đó, tảo phù du là thức ăn cần thiết trong ươm nuôi thủy sản Theo Ryther và Goldman
(1975), Allen và Nelson đã nuôi tảo silic làm thức ăn cho động vật không xương sống từ năm 1910 Theo nghiên cứu của Fujiaga tao Sketeonema costatum va Chaetoceros
sp là thức ăn khởi đầu tiên quyết của ấu trùng tôm từ giai đoạn Zoea đến Postlava
Cũng theo nghiên cứu này, khi bổ sung tảo Skefeonema costatm làm thức ăn cho lồi
tơm Penaeus đourarum thì tỉ lệ sống của ấu trùng tôm đạt 60-80% [23]
Nhìn chung, tảo phù du đóng vai trò quan trọng trong sự ôn định hệ sinh thái ao
nuôi và hạn chế các biến động chất lượng nước Khi nuôi ấu trùng rôm bằng tảo phù
du ngoài giá trị làm thức ăn, tảo phù du còn hấp thụ các chất có thể gây độc cho tôm nếu ở nồng độ cao như CO;, NH;, NO;, NO; và các kim loại nặng [1 1] Chúng cạnh
Trang 25đồng thời giảm khả năng bị bệnh của thủy sản Bởi vậy, có thể quản lý chất lượng
nước trong ao nuôi thông qua theo dõi và điều chỉnh thành phần, mật độ tảo phu du
Trên thế giới, tảo phù du đã được sử dụng đề đánh giá chất lượng nước, độ dinh
dưỡng, độ ô nhiễm, độ nhiễm độc thông qua thành phần loài, cấu trúc quần xã và năng suất tảo Tảo phù du là thực vật bậc thấp quang tự dưỡng hay dị dưỡng kiểu hoại sinh, các chất hữu cơ, vô cơ sau khi hấp thụ sẽ được vi tảo đồng hóa nên tảo là khâu đầu tiên
trong quá trình tích tụ sinh học [23] Tảo phù du có nhân thật, quá trình sống ngắn,
sinh sản nhanh nên quá trình phân bào có tơ dễ gặp các điều kiện bắt lợi và chính điều
này đã kích thích quá trình sinh sản hữu tính Trong khi cấu trúc tế bảo tảo phù du lại đơn giản, do vậy chúng rất dễ bị biến đổi cấu trúc di truyền hoặc làm rồi loạn quá trình trượt của nhiễm sắc thể trên thoi vô sắc của quá trình phân bào, từ đó các biến đổi di
truyền có khả năng thể hiện ra hình thái bên ngoài rất cao Climdins và es đã có những
nghiên cứu, tổng kết và thống kê danh lục một số loài phiêu sinh vật (thực vật và động vật phù du) và động vât đáy chỉ thị cho chất lượng môi trường nước và được sử dụng
khá phô biến trong quan trắc chất lượng môi trường nước ở châu Âu và Bắc Mỹ [37]
Bên cạnh đó, các chi số sinh học được đưa ra và áp dụng cho thực vật phù du (như đa
dạng, ứu thế, chỉ số tảo) nhằm góp phần đánh giá chất lượng nước, sức khỏe và sự ôn
định của hệ sinh thái cũng khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới [58], [66] Cho đến nay, thực vật phù du đã được đưa vào thành một trong những nhóm sinh vật quan trọng hàng đầu, được chấp nhận và sử dụng cho quan trắc chất lượng nước mặt trên
thế giới
Dựa trên sự có mặt một số loài và mức độ đa dạng của tảo phù du có thẻ đánh giá
được mức độ dinh dưỡng của thủy vực (Liebman) [23] Bên cạnh đó, dựa vào sự có
hoặc vắng mặt các loài đặc trưng để đánh giá độ dinh dưỡng của thủy vực một cách
chỉ tiết hơn như ở độ dinh dưỡng Polysaporbity có tảo nhưng chỉ có Euglenopliy1a, Vohocales, một ít Tảo lam; ở độ dinh dưỡng Alpha-mesosaprobity có Tảo lam, Diatoms, Desmids, Cryptophyceae, Volvocales, mét it Chloroccales, Euglenophyta; & độ dinh dường Beta-mesosaprobity có Tao lam, Diatom, Desmids, Peridineae, Chloroccales, it Volvocales, Euglenophyta va Chrypsophyceans
Theo nghiên cứu của Lewis (1978) trên sông Lanao ở Philippine thấy rằng, khi
môi trường dinh dưỡng thấp, thông thường tảo Silic và lớp Tảo giáp trần phát triển
trước tiên, khi lượng chất dinh dưỡng tăng, tiếp nói sẽ là Tảo lục đến Tảo lam và sau
đó là Tảo giáp hai roi Sze (1981) đã nghiên cứu trên sông Potomac quần thể tảo phát
Trang 261§
bởi nhóm Tảo silic có kích thước lớn hơn và Tảo lục, cuối cùng nơi có dòng chảy
chậm mang nhiều chất dinh dưỡng thì Tảo lam phát triển
Sản xuất biodiesel là hướng đi triển vọng mà nhiều nước trên thế giới đã áp dụng
Bản chất của biodiesel là sản phẩm ester hóa giữa methanol hoặc ethanol với acid béo
tự do trong đầu thực vật hoặc mỡ động vật Nguồn nguyên liệu sản xuất biodiesel là nguồn chất béo từ dầu đậu nành, dầu cọ, dầu hạt hướng dương thường có giá rất cao và chiếm đến 50-70% giá thành sản phẩm [49] Ngoài ra, việc
thương mại chủ
lạm dụng các nguồn nguyên liệu đó có thể ảnh hưởng đến an ninh lương thực Do đó,
việc tìm nguồn nguyên liệu chất béo sản xuất biodiesel là rất cần thiết Qua nhiều khảo sát đánh giá cho thấy vi tảo là vi sinh vật tiềm năng để sản xuất chất béo nguyên liệu
do chúng có khả năng quang hợp mạnh, phát triển nhanh kể cả trong những diều kiện
khắc nghiệt mà các loại cây trồng không thể chịu được Chúng có thể tận dụng
nitrogen và phospho trong nước thải của nông nghiệp [64] Ngoài ra, vi tảo có khả
năng sử dụng nguồn CO; trong khí quyền cũng như hấp thụ nguồn CO; được thải ra từ
các nhà máy thông qua quá trình quang hợp, góp phần làm giảm thiểu phát thải khí
đối khí hậu toàn cầu [S3] Đặc biệt là khả năng cho thu hoạch rất nhanh chỉ từ 7-10 ngày và lượng chất béo tích
lũy khá cao [49]
Biodiesel có khả năng phân hủy sinh học và không độc hại, so với nhiên liệu diesel dầu khoáng thì biodiesel có khả năng phân hủy sinh học gắp 4 lần Do tính thân với môi trường mà biodiesel thích hợp là nhiên liệu cho các máy móc ở khu vực nhạy cảm như khu vực đông dân cư hay khu vực sông hồ
Nhiều loài vi tảo chứa lượng dầu phong phú, đạt 20-50% là phổ biến, trong điều
nhà kính gây ra hiện tượng nóng lên của trái đất, giảm
kiện phòng thí nghiệm, lượng dầu lý tưởng có thẻ đạt 56-60% tổng sinh khối khô bằng
kỹ thuật di truyền hoặc nuôi cấy dị dưỡng Trên thế giới, tảo Chlorella đã được nhiều tác giả nghiên cứu đề sản xuất nhiên liệu biodiesel sinh hoc Nam 1994, Roessler va
cộng tác viên đã nghiên cứu sản xuất biodiesel từ vi tảo, sau đó nhiều tác giả khác đã
nghiên cứu Các phần sinh khối vi tảo còn dư lại sau quá trình trích ly dầu có thê được
dùng làm nguồn thức ăn cho gia súc, làm phân bón, hoặc qua quá trình lên men tạo các
sản phẩm cthanol hay methane
1.4.2 Mặt có hị
“Trong quá trình biến đồi của môi trường, do tương tác của các yếu tố môi trường
phù du
hoặc do tác động từ bên ngoài như dòng chảy, canh tác, hoạt động sản xuất mà có
một vài yếu tố trong môi trường nước đạt tối ưu cho một hay vài loài tảo phù du
Những loài tảo này sẽ phát triển mạnh lấn at các loài tảo khác và có thể đạt tới mật đội
Trang 27
nở hoa”, ở các vùng biển nước thường chuyển thành màu vàng, đỏ, đỏ nâu được gọi là “thủy triều đỏ” Các loài gây nên hiện tượng này ở nước ngọt thường thuộc các ngành Tảo lục, Tảo mắt, Tảo lông roi, Tảo silic, Tảo lam; ở nước lợ và nước mặn thường là Tảo hai rãnh, Tảo silic, Tảo lam [23], [53] Khi gây ra hiện tượng nước nở hoa thường kèm theo hiện tượng gây độc môi trường, làm chết các động vật thủy sinh [24]
Tảo phù du gây độc cho môi trường thông qua hai nguyên nhân chính Thứ nhất,
do sự phát triển quá mức của tảo làm mắt cân bằng hô hấp của các loài động vật thủy
sinh vào ban đêm, hoặc do quá trình phân hủy tăng bởi các chất tiết của chúng trong
quá trình sống hay do hiện tượng chết, phân hủy hàng loạt tảo phù du do môi trường không đáp ứng đủ cho sự phát triển của tảo Nguyên nhân thứ hai là do sự phát triển
của một số loài tảo có độc tố, chúng tiết ra các độc tố thuộc về 3 nhóm: nhóm độc tố
gan, nhóm độc tố thần kinh, nhóm độc tố gây tiêu chảy Chúng không chỉ gây độc cho
các sinh vật sống trong nước như cá, giáp xác, động vật thân mềm, động vật có vú ở
biển (như cá voi, sư tử biên) mà còn gây độc cho cả một số loài chim, cho con người
khi ăn phải thủy sản bị nhiễm độc, khi tiếp xúc hoặc uống phải nguồn nước bị nhiễm độc [66] Nhiều nghiên cứu đã khẳng định ngành Tảo hai rãnh (Dinophyta) là nguyên nhân chủ yếu gây nên hiện tượng “nước nở hoa”, tạo nên những mảng lớn trên đại
dương, có thể rộng tới vai km? [30], [33] Khi gây nên hiện tượng này mật độ tế bao có thể đạt tới 20 triệu tb/1, và thường xảy ra ở vùng kín gió Một số loài của các chỉ Procentrum, Gymnodinium, Gonyaulax, Ceratium, Alexandrium, Pyrodinium, Dinophysis, Peri
phải đợt bùng phát tảo biển nở hoa nào cũng có hại Chúng có thể có lợi vi là thức ăn cho sinh vật trong đại dương [39]
Sự xuất hiện của thủy triều đỏ ở một số địa điểm diễn ra tự nhiên, do sự chuyển
jum và Cochlodinium ghi nhận gây độc khi nở hoa Thực tế, không động của các dòng hải lưu nhất định Tuy nhiên, hiện tượng này cũng có thể do phú
dưỡng hóa nguồn nước - thải quá nhiều vào nước chất dinh dưỡng như nitrat hay
phosphat từ hoạt động nông nghiệp hay hiện tượng nước trồi - dòng nước lạnh và giàu dinh dưỡng di chuyển từ phía sâu lên bề mặt đại dương, thay thế dòng nước nóng [60] Nam 1968, tại Anh có 78 trường hợp người bị ngộ độc do ăn sò xanh nhiễm độc tố của tảo Alevandrium tamarense Tại Việt Nam, hiện tượng thủy triều đỏ cũng đã xảy ra ở
nhiều nơi, tuy nhiên, khu vực biên Bình Thuận là nơi có tần suất nở hoa của vi tảo cao
nhất Vào tháng 6 - 7/2014, thủy triều đỏ đã tạo nên các trận bọt biển màu đỏ vàng ở
bãi biển Mũi Né ~ Hòn Rơm (Phan Thiết, Bình Thuận) Xác các loài động vật biển, tảo
biển dạt vào và phân hủy gây ô nhiễm môi trường, hiện tượng thủy triều đỏ thường
xuất
Trang 28
17
1.5 Tình hình nghiên cứu tảo phù du
1.5.1 Tình hình nghiên cứu tảo phù du trên thế giới
“Trên thế giới, việc nghiên cứu về tảo phù du diễn ra rất sớm và gắn liền với sự ra
đời của kính hiển vi quang học Từ thế kỷ XVII, con người mới bắt đầu quan sát được hình dạng, cấu trúc của tảo phù du nhờ phát minh kính hiển vi của Robert Hooke
(1665)
Cho đến năm 1970, sự bùng phát của các loài tảo giáp như iexandrim
tamarense và Alexandrium cattenella được biết đến ở các vùng nước ấm của châu Âu,
Bắc Mỹ và Nhật bản (Dale và Yentsch 1978) Trong những năm 1973-1978 Trạm điều
tra địa chính Mỹ đã ghi nhận 321 loài tảo phù du ở các thủy vực nước ngọt và liệt kê
mô tả đưa ra đặc điểm phân loại cy thé dé phan loại 58 giống tảo thường gặp và chiếm
ưu thế ở Mỹ Christie (1973) khi tiến hành nghiên cứu khu hệ vi tảo ở vịnh Quine,
Canada từ 1967- 1968 đã xác định được 120 loài thuộc 7 ngành, trong đó tảo silic và
tảo lam chiếm ưu thế Tác giả còn cho biết hàm lượng nitơ, phosphor và silic hòa tan
có quan hệ trực tiếp đến mật độ tảo
Tularak và cs (2001) đã nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến sự phân bố của Tảo lục ở hồ chứa Mae Ngat Somboonchol (Thái Lan) [65] Mẫu tảo
được thu ở độ sâu 0,3m trong vòng 12 tháng (10/1999-12/2000), các tác giả đã xác định được 40 loài thuộc 30 chỉ, trong đó loài ưu thé la Monoraphidium spp, Oocystis sp., Chlamydomonas sp., Crucigenia ractanularis (A Braun) Gay., Dictyosphaerum pulchella Wood, va Tetraedron; trong khi dé cac loai Pediastrum tetras (Ehrenberg)
Ralfs, Cosmarium sp., Staurastrum pentacerum (Wole) G.M Smith., Staurodesmus
convergens (Her) teil, Tetraedron gracile (Reinsch) Hansgirg, Bullbochaete sp và
Chaetophora sp \a nhimg loai ít gặp nhất
Stamenkovie va Cvijan (2008) công bố về khu hệ tảo lục đơn bảo thuộc lớp
Zygnematophyceae 6 Danube, tinh Vojvodina (phía bắc Serbia), qua quá trình nghiên
cứu đã xác định được 70 taxa tảo lục đơn bào thuộc 4 chỉ Closterium, Cosmarium,
Euastrum va Staurastrum Trong đó chỉ Closterium có 28 taxa (40%), chỉ Cosmarium có 22 taxa (31,43%), chỉ Staurastrum có 19 taxa (27,14%), chỉ Euastrum có 1 taxa (1,43%) Số loài tảo lục đơn bào đa dạng nhất vào các tháng mùa hè, khi các chỉ tiêu
về pH, độ dẫn điện, tông độ cứng, nồng độ NO3 thấp hơn những tháng khác [47]
Trong công trình nghiên cứu của Nodine và Gaiser (2013), đã xác định mô hình
Trang 29ra, nghiên cứu đã đánh giá về sự biến đổi theo không gian và thời gian của khu hệ tảo
silic trên sông Iguassu, Paraná State, Brazil thu được 9§ lồi tao silic
Yong Jae Kim (2013) đã tiến hành nghiên cứu về sự đa dạng và thành phần loài
thuộc Họ Hydrodictyaceae và Coelastraceae, bộ Chlorococcales, lớp Chlorophyceae ở
Han Quốc [68] Nghiên cứu được thực hiện tại 33 trạm (ao, đầm lầy, hồ chứa nước, hồ
và sông) từ tháng 5 năm 2009 đến tháng Giêng năm 2013, đã ghi nhận 5 chỉ, 29 loài và
17 giống, 8 taxon mới được ghi nhận cho Hàn Quốc là: Pediastrưm asymmetricum, P
boryanum var campanulatum, Coelastrum microporum var octaedricum, C morus, C indicum, C pulchrum, Actinastrum hantzschii var subtile, va Actinastrum aciculare
Tatenda Dalu va cs (2015) đã nghiên cứu sự đa dạng và mối quan hệ của thành
phần loài với các yếu tố môi trường của tảo silic cửa sông Kowie Estuary, Nam Phi
[61] Các mẫu tảo silic được thu khoảng thời gian từ đầu mùa xuân 2012 đến mùa đông 2013 đã ghi nhận 89 loài, trong đó Emomoneis paludosa (IV Smith) Reimer, Nitzschia Reversa W Smith, Nitzschia closterium (Ehrenberg) W Smith, Pleurosigma elongatum W Smith, P salinarum (Grunow) Grunow, Staurosira elliptica (Schumann) DM Williams & Round, Surirella brebissonii Krammer & Lange-Bertalot va Surirella øvalis Brébisson là những loài chiếm ưu thế về số lượng Kết quả phân tích đã khẳng
định cấu trúc thành phần khu hệ tảo silic có mối tương quan chặt chẽ với nhiều yếu tố
bao gồm nông độ dinh dưỡng (amoniac, nitrat), thủy văn (độ sâu, dòng chảy) và pH
1.5.2 Tình hình nghiên cứu tảo phù du ở Việt Nam
Ở Việt Nam các nghiên cứu về tảo phù du diễn ra khá muộn so với thế gi
Maurice Rose (1926) là người đầu tiên nghiên cứu về sinh vật phù du ở các vùng biển Việt Nam Năm 1962, ông công bố danh mục 13 chỉ, 20 loài tảo ở vịnh Nha Trang Sau đó Dawindoff C, Serene R, Yamashita M, Hoàng Quốc Trương (1962) đã xác định 153 loài Tảo silie và 92 loài Tảo hai roi ở vịnh Nha Trang, ven biển miền Trung và Nam Bộ, đây được coi là tài liệu định loại vi tảo đầu tiên do người Việt Nam thực hiện Năm 1966, Shirota đã công bố danh mục 222 loài tảo phù du ven bờ biển từ tỉnh
Thừa Thiên Huế đến Rạch Giá [56] Dương Đức Tiến (1982) đã xác định được 1.402
loài và dưới loài vi tảo trong các thủy vực nội địa, trong đó có 530 loài Tảo lục, 388
loài Tảo silic, 344 loài Tao lam, 78 loài Tảo mắt, 30 loài Tảo hai roi, 14 loài Tảo vàng, 9 loài Tảo vòng, 5 loài Tảo roi lệch và 4 loài Tảo đỏ
Nhìn chung, các nghiên cứu ở giai đoạn này mới chỉ tập trung vào việc xác
định sự đa dạng về thành phần loài Những nghiên cứu sau này ngày cảng tập trung
sâu vào việc nghiên cứu đặc điểm sinh học, cơ sở sinh lí, hóa sinh của các loài vi tảo
Trang 3019
An (1993) đã ghỉ nhận 225 loài Tảo silic ở vùng biển Việt Nam, Tảo Silic chiếm 60 -
70% về số loài và sinh vật lượng tảo phù du ở biển, nhất là những vùng biển ven bờ
chúng luôn chiếm ưu thế gần tuyệt đối Có nơi lên đến 84% về số loài và có thể đến
99% sinh vật lượng [1]
Việc nghiên cứu tảo độc hại ở Việt Nam, thực sự được quan tâm trong những
năm gần đây bởi các nhà khoa học của Viện Hải Dương Học Nha Trang dưới sự chỉ đạo của Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia Nguyễn Ngọc Lâm và Đoàn Như Hải (1996) đã báo cáo về sự nở hoa của các loài tảo hai Roi-Noctiluca scintillans, tảo lam-Trichodesmium erythraeum và sự hiện diện của vài loài tảo có khả
năng độc hại khác trong vịnh Vân Phong Chu Văn Thuộc (1996) đã công bố sự biến
động của tảo phù du ở khu vực Đỗ Sơn với 250 loài thuộc 4 ngành, trong đó có 215 loài Tảo silic và 27 loài Tảo hai roi Hồ Văn Thệ, Nguyễn Ngọc Lâm (2006) đã nghiên cứu mật độ và thành phần loài Tảo Hai Roi vùng ven biển Bình Thuận Đã xác định được 97 loài Tảo Hai Roi thuộc 6 bộ, 17 họ, 24 chỉ Mật độ tế bào Tảo Hai Roi dao
động rất lớn theo thời gian trong năm, thấp nhất vào tháng II (700 tế bào/lít), cao nhất
vào tháng X (3.600 tế bào/lít) Trong thời kỳ gió mùa Tây Nam, có hai đỉnh cao về mật độ (tháng V — 2.900 té bao/lit va thang VIII — 2.400 té bao/lit) và trong thời kỳ gió mùa Đông Bắc mật độ cao nhất vào tháng X (3.600 tế bao/lit) Sinh khối trung bình Tao Hai Roi dao động trong khoảng 0,32 ~ 5,90 ugC/lít [29]
Đặng Thị Sy (1996) đã công bố 361 taxa bậc loài và dưới loài, trong đó có 114
taxon mới đối với Việt Nam Trong nghiên cứu này, tác giả quan tâm đến sự phân bố
của tảo theo vùng địa lý, theo thủy triều, theo độ mặn và theo độ sâu [23] Cũng ngiên
cứu về khu hệ tảo phù du ở vùng cửa sông Việt Nam, Chu Văn Thuộc (1997) số lượng tảo phù du dao động từ 166 — 250 loài, hầu hết là tảo silic (chiếm §2 %), kế đó là tảo
hai roi (13%) Theo nghiên cứu của Nguyễn Thủy Liên, Dang Thi Sy (2006) tại khu vực Mã Đà tỉnh Đồng Nai đã xác định được 3§3 loài và dưới loài thuộc 7 chi, 30 ho, 8 bộ của 6 ngành tảo: Tảo mắt, Tảo lục, Tảo silie, Tảo vàng ánh, Tảo hai rãnh và Tảo lam Qua nghiên cứu này đã xác định được một số loài vi tảo đã được thế giới và Việt
Nam sử dụng làm chỉ thị môi trường nước như: Phacws pireuronectes, Phacus longicauda, Oscillatoria limosa, Pediastrum duplex meyen var duplex [13]
Qua khảo sát điều tra, định danh thành phần vi tảo ở hồ Xuân Hương - Đà Lạt
cho thấy hệ thực vật nỗi ở đây khá đa dạng và phong phú Mẫu được thu tại 4 địa điểm
khác nhau ở hồ trong thời gian từ tháng 9 năm 2012 đến tháng 1 năm 2013 [15] Kết
quả điều tra đã xác định được 75 loài và dưới loài thuộc 13 bộ, 8 lớp thuộc 5 ngành: Cyanophyta (tảo lam), Chlorophyta (tảo lục), Bacillatoriophyta (tảo silic),
Trang 31(33 loài/dưới loài) chiếm 44%, kế đến là Tảo silic (18 loài/dưới loài) chiếm 24%, Tảo
lam (12 loài/đưới loài) chiếm 16%, Tảo mắt (11 loài/đưới loài) chiếm 15% và ít nhất là Tảo giáp (1 loài) chiếm 1% Đáng lưu ý với sự xuất hiện một số loài chỉ thị độ bẩn như
Euglena viridis, Euglena acus, Synedraulna bao động mức nước hồ Xuân Hương
thuộc mức mesosaprobe
Trong nghiên cứu của Phạm Văn Miên và cs, về môi trường Biển Hồ Pleiku ông
đã sử dụng chỉ số dinh dưỡng Nygaard (1949) để đánh giá chất lượng nước và xếp
Biển Hồ và hồ chứa nước ở thị xã Pleiku vào loại giàu dinh dưỡng (Eutrophic) Chỉ số hỗn hợp CI (Compound index, Nygaard, 1949) dựa vào sự hiện diện của các loài thuộc
các ngành Tảo lam, bộ Tảo silic trung tâm, Tảo lục bộ Chlorococcales, Tảo mắt và
Tảo lục Desmidiales [36] Công thức;
a= Cyanophyta + Chloroccales + Centrales + Euglenophyta
- Desmidiales ;
Néu CI < 1: méi trường nước nghèo dinh dưỡng; Nếu CI = 1 ~ 3: môi trường nước ở mức dinh dưỡng trung bình; Nếu CI > 3: môi trường nước giàu dinh dưỡng
Huỳnh Vũ Ngọc Quý và cs (2010) tiến hành khảo sát khu hệ thực vật nỗi trên
sông Hậu khu vực cầu Cần Thơ năm 2009 và 2010 cho thấy sự đa dạng và phong phú
các loài vi tảo, ghỉ nhận được 128 loài thuộc 6 ngành tảo khác nhau Trong đó, ngành Tảo silie có 44 loài, Tảo lục có 43 loài, Tảo lam có 27 loài, Tảo mắt có 11 loài, Tảo giáp có 2 loài và Tảo vàng ánh có I loài [19] Năm 2012, Mai Viết Văn và cs đã xác
định được 232 loài tảo phù du thuộc 79 giống của 4 ngành tảo phân bố ở vùng ven biển từ Sóc Trăng đến Bạc Liêu Trong đó, ngành Tảo silie (Bacillariophyta) có số loài
nhiều nhất với 173 loài (chiếm 74,57% tổng số loài), kế đến là ngành Tảo giáp (Dinophyta) có 54 loài (23,28%), ngành Tảo lam (Cyanophyta) có 03 loài (1,29%), ngành Tảo lục (Chlorophyta) có 02 loài (0,86%) [32]
Kết quả phân tích các mẫu trong đợt khảo sát tháng 4/2011 cuả Nguyễn Thị Thu
Hè tại khu vực cửa sông Văn Úc, đã xác định được 64 loài thực vật nồi thuộc 4 ngành
tảo là Tảo lam (Cyanophyta), Tảo lục (Chlorophyta), Tảo silic (Bacillariophyta) và
Tảo giáp (Pyrrophyta) [7] Trong các mẫu phân tích không thấy xuất hiện nhóm Tảo
mắt (Euglenophyta) tại khu vực nghiên cứu Trong thành phần tảo phù du, Tảo Silic có
số loài cao nhất với 50 loài, chiếm 78,13% Sự ưu thể trong thành phần loài của ngành Tảo silic thể hiện ngay trong cấu trúc thành phần các họ Một số họ có số loài rất cao (8-9 loài) như Rhizosoleniaceae, Chaetoceraceae Tiếp đến là ngành Tảo giáp với 6 loài, chiếm 9,37% và cuối cùng là ngành Tảo lam và Tảo lục, mỗi ngành có 4 loài,
chiếm 6,25% Thành phần của tảo phù du mang tính chất của khu hệ tảo vùng biển
Trang 3221
sự xuất hiện của các loài Tảo lục, Tảo lam và sự giảm số lượng các loài Tảo giáp
khảo sát mối tương
thường đặc trưng cho các vùng nước mặn xa bờ Đồng thời,
quan giữa số lượng tảo phù du và chất lượng nước, tác giả nhận thấy khi độ đục tăng
cao thì số lượng loài tảo phù du có xu hướng giảm, trong khi độ muối tăng lên ở các điểm khảo sát thì số lượng loài tảo phù du có xu hướng tăng lên
Huỳnh Vũ Ngọc Quý và Đỗ Thị Bích Lộc đã tiến hành phân tích mẫu thực vật
nỗi tại 26 điểm khảo sát thuộc hệ thống thủy lợi hồ Dầu Ti:
được 329 loài và dưới loài thuộc 125 chi, 69 ho, 35 bộ, 1 lớp, 7 ngành tảo là: Tảo lam (Cyanophyta), Tảo vàng (Xanthophyta), Tảo vàng ánh (Chrysophyta), Tảo silic (Bacillariophyta), Tảo lục (Chlorophyta), Tảo mắt (Euglenophyta) và Tảo giáp
(Dinophyta) Trong đó: Ngành Tảo lục có số lượng loài cao nhất, thấp nhất là ngành
Ig năm 2012 đã ghỉ nhận
Tảo vàng, Tảo vàng ánh và Tảo giáp Trong tông số 125 chỉ ghi nhận được, các chỉ có
nhiều loài nhất là: Staurastrum (29 loài), Cosmarium (18 loài), Scenedesmus (16 loài),
Oscillatoria (12 loài), Closterium (11 loài), Phacus (11 loài), Euglena (10 loài), Coscinodiscus (8 loai), Pediastrum (7 loài), Strombomonas (7 loài), Microcystis (6 loài), Tetraedron (6 loài), Micrasterias (6 loài), Surirella (6 loài) Rất nhiều chỉ có dưới 6 loài và có khoảng 73 chỉ chỉ ghỉ nhận được 1 loài như: Chroococcus, Arthrospira, Skeletonema, Thalassionema, Xanthidium, Ceratium, [20]
Theo kết quả nghiên cứu của Hàn Thị Thanh Huyền (201 1) tại sông Phú Lộc, Đà
Nẵng đã xác định 128 loài, 52 chỉ thuộc $ ngành: Tảo lam (Cyanophyta), Tảo silie (Bacillariophyta), Tảo mắt (Euglenophyta), Tảo lục (Chlorophyta) và Tảo giáp
(Dinophyta) Ngành Tảo lục chiếm với 42 loài thuộc 20 chi, chiếm 33% tong số loài
xác định được; ngành Tảo mắt với 35 loài thuộc 5 chỉ, chiếm tỉ lệ 27%; Tảo silic với
số lượng 29 loài thuộc 12 chí, chiếm 23%; Tảo lam có 12 loài thuộc 7 chỉ chiếm 9%;
Tảo giáp chiếm tỉ lệ thấp nhất với 9 loài thuộc 5 chỉ, chiếm tỉ lệ 8% Nhìn chung, Tảo
lục và Tảo mắt là hai ngành chiếm tỉ lệ cao về thành phần loài trong khi tỉ lệ Tảo giáp
lại rất thấp Đây là nét đặc trưng của thủy vực đang trong tình trạng nhiễm bản [ 10]
Trần Thị Lê Vân và cs (2018) đã nghiên cứu tảo phủ du ở vùng biển ven bờ Đà Nẵng từ năm 2002 đến 2016 đã xác định được 316 taxa (bậc loài và dưới loài) thuộc 9 lớp tảo: Dinophyceae (134 taxa), Mediophyceae (77 taxa), Coscinodiscophyceae (44 taxa), Bacillariophyceae (36 taxa), Cyanophyceae (3 taxa), Dictyochophyceae (2 taxa),
và nhóm khác bao gồm 3 lớp mỗi lớp I taxon (Lớp tảo silic chưa xác định,
Conjugatophyceae và Thecofilosea) Số lượng loài cao nhất được ghi nhận tại khu vực
phía nam bán đảo Sơn Trà với 286 taxa và thấp nhất tại khu vực cửa sông với 53 taxa
Số lượng loài trong khu vực vịnh Đà Nẵng và đông bắc bán đảo Sơn Trà gần bằng nhau,
Trang 33Ngô Thanh Phong và cs (2016) đã nghiên cứu thành phần Tảo mắt (Euglenophyta) ở khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười — Tiền Giang đã xác định
được 71 loài Tảo mắt thuộc 5 chỉ của họ Euglenaceae, bộ Euglenales Trong đó, chỉ Phacus ưu thế nhất với 27 loài chiếm 38,03%; kế đến là chỉ Trachelomonas với 18
loài, chiếm 25,35%; chi Euglena với 14 loài, chiếm 19,72%; cuối cùng là chỉ
lượng loài ít nhất, với 6 loài, chiếm 8,45% Tắt cả
Lepocinelis và Strombomonas có
các điểm thu mẫu đều có sự xuất hiện của Tảo mắt, tuy nhiên thành phần loài phân bố
không đồng đều [19]
Trần Thị Hoàng Yến và cs (2017) đã tiến hành nghiên cứu tại sông Ba Lai tỉnh Bến Tre đã ghi nhận 104 loài tảo phù du thuộc 4 ngành, 27 họ, 38 chỉ bao gồm Tảo
lam, Tảo lục và Tảo hai roi [33] Đồng thời, nghiên cứu đã đo được một số chỉ tiêu về
chất lượng nước, pH dao động từ 7,2 - 8,5; DO dao động tir 3,5 — 11,7; TDS tir 950 — 16.113 mg/L; độ muối đạt 0,04 — 12,15%ø; hàm lượng NH.ˆ trong bùn đáy dao động từ 2,1~24.8ug/L: NO; đạt 1,1 — 25,6 ug/L; tổng nitơ đạt 0,75 — 1,36 ug/L, tổng photpho dat 0,9 —2,1 g/L
1.6 Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu 1.6.1 Vị trí địa lý
Đà Nẵng nằm ở 15°55'20" đến 16°14°10" vĩ tuyến bắc, 107°18'30° đến
108”20°00 kinh tuyến đông, phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía nam và tây giáp
tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp biển Đông Với vị trí trung độ của cả nước, Đà Nẵng
cách Hà Nội 76Skm về phía Bắc và thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam, nối vùng Tây Nguyên qua Quốc lộ 14B và là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên và Lào [31]
1.6.2 Điều kiện tự nhiên
1.6.2.1 Khí hậu
Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao và ít biến động
Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam, mỗi
năm có hai mùa rõ rệt: mùa khô từ thing 1- 9, mùa mưa từ tháng 10 -12 Nhiệt độ
trung bình hàng năm khoảng 25°C, cao nhất là vào tháng 6, 7, § trung bình từ 28C- 30C, thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2 trung bình từ 18-23°C, thỉnh thoảng có những
đợt rét đậm nhưng không kéo dài Riêng vùng rừng núi Bà Nà ở độ cao gần I.500m,
nhiệt độ trung bình khoảng 20°C Độ âm không khí trung bình là 83,4%, cao nhất là
tháng 10, 11 trung bình 85,67% -87,67%, thấp nhất vào các tháng 6, 7 trung bình từ
76,67% - 71,339
Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.504,57 mm; lượng mưa cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình 550-1.000 mm/tháng; thấp nhất vào các tháng 1, 2, 3, 4, trung
Trang 3423
vào tháng 5, 6, trung binh tir 234 dén 277 gid/thang; it nhat là vào tháng 1, 12, trung bình từ 69 đến 165 giờ/tháng [22]
1.6.2.2 Địa hình
Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng duyên hải, vừa có đồi núi Vùng núi cao và đốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra
biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700 - 1.500 m, độ dốc lớn 40), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của thành phó
Đồng bằng ven biên là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của bién bi nhiém mặn, là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu chức năng của thành phố [22]
1.6.2.3 Sông ngòi, ao hồ
Sông ngòi của thành phố Đà Nẵng đều bắt nguồn từ phía Tây, Tây Bắc thành phố
và tỉnh Quảng Nam Hầu hết các sông ở Đà Nẵng đều ngắn và dốc Có 2 sông chính là
Sông Hàn (chiều dài khoảng 204 km, tổng diện tích lưu vực khoảng 5.180km”) và sông Cu Đê (chiều dài khoảng 3§ km, lưu vực khoảng 426km”) Ngoài ra, trên địa bàn
thành phố còn có các sông: Sông Yên, sông Chu Bái, sông Vĩnh Điện, sông Túy Loan,
sông Phú Lộc Thành phố còn có hơn 546 ha mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy
Trang 35CHUONG 2 DIA DIEM, PHUONG PHAP NGHIEN CUU 2.1 Địa điểm, thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại các thủy vực nước ngọt trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng: hồ Công Viên, hồ Xanh, hồ Hói Khê, hồ Đồng Xanh- Đồng Nghệ, hồ Bàu
Tràm, hồ Bàu Trảng, sông Hàn, sông Đô Tỏa, sông Cẩm Lệ, sông Cu Đê
Hình 2.1 Sơ đỏ thụ mẫu tại các thủy vực nước ngọt ở thành phó Đà Nẵng Bang 2.1 Các điểm thu mẫu tại các thủy vực nước ngọt tại thành phó Đà Nẵng TT wien Điểm thu mẫu "Tọa độ điểm thu mẫu 1 | MI |Hồ công viên 16°03°47°B, 108°12°16°Ð 2 | M2 |Hỗ Xanh 16'05`55°B, 106”1601"Đ
3 | M3 [Sông Hàn (Câu Tuyên Sơn) 16'2'10°B, 1081403")
4 | M4 | Sông Đô Toa (cau Khuê Đông) 16°00°06 B, 108°13°49"D
§ | MS [Ho Hoi Khé 15759'24°B, 10875'57Đ
6 | Mẹ | Sông Cẩm Lệ Qầu Nguyễn THÍ s0psep 10gPlass"p Phương)
Trang 3625
2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Phương pháp ngoài thực địa
* Phương pháp thu mẫu thực vật phù du
Mẫu định tính tảo phù du được thu bằng lưới vớt thực vật phiêu sinh kiểu Juday
dạng hình nón với kích thước mắt lưới là 30um Các mẫu tảo phù du được cố định
ngay tại hiện trường bằng dung dịch Formalin nồng độ 4% Mẫu thu được đánh dấu,
ghi chú gồm ngày giờ thu mẫu, ký hiệu và địa điểm thu mẫu trên nhãn Ngoài ra, ghi
chú thực địa gồm các điều kiện địa hình, dòng chảy, sinh cảnh, các thông số cảm quan
môi trường cũng được ghi chép và mô tả để cung cấp thêm những thông tin góp phan lý giải, làm sáng tỏ kết quả phân tích
* Phương pháp thu mẫu nước
Mẫu nước: Mẫu nước được lấy, xử lí
6663
2.2.2.Phương pháp phâ
* Phương pháp định loại tảo phù du
Tại phòng thí nghiệm, tiến hành quan sát dưới kính hiển vi với độ phóng đại từ
40x đến 1000x cùng thiết bị ghi hình kĩ thuật số
Tiến hành định danh lồi thơng qua hình thái, cấu trúc tế bào tảo phù du, dựa trên các tài liệu trong nước và nước ngoài: Dương Đức Tiến [24], [26], Shirota (1966) [56], John D Wehr (2003) [45], Edward G Bellinger (2015) [40]
Hệ thống phân loại sử dụng theo cơ sở dữ liệu: Guiry, M.D & Guiry, G.M 2019 AlgaeBase World-wide electronic publication (http://www alga ebase.org/)
* Phương pháp phân tích chất lượng nước
Thông số NO3" : Phân tích theo TCVN 6180:1996 (ISO 7890-3:1988) - Chất lượng nước ~ Xác định nitrat Phương pháp trắc phổ bằng natrixalixilat
Thông số NO2- : Xác định theo TCVN 6178:1996 (ISO 6777:1984) ~ Chất lượng nước — Xác định nitrit Phương pháp trắc phổ bằng thuốc thử Griess
Thông số NH4+ : Xác định theo TCVN 6178:1996 (ISO 6777:1984) - Chất
lượng nước — Xác định amoni Phương pháp trắc phô bằng thuốc thử Nessler
Thông số PO43- : Xác định theoTCVN 6202:2008 (ISO687§:2004) ~ Chất lượng
nuước — Xác định photphate — Phương pháp đo phơ bằng sunfo-molypdic liệu
Tồn bộ các phương pháp tính toán thống kê được thực hiện trên phần mềm
thống kê R (R Core Team, 2016)
* Ước tính độ giàu loài:
‘bao quan theo TCVN 5994-1995 va TCVN
Trang 37phù du ở các thủy vực nghiên cứu Trong đó, đường cong của các chỉ số ước đoán được
tính toán bằng trung bình của 100 trị số ước tính Mỗi trị số ước tính được dự đoán dựa
trên 100 lần lấy mẫu ngẫu nhiên từ ma trận tích lũy
Các chỉ số ước đoán được tính theo công thức:
Với f\: số lượng các loài duy nhất fy:
luợng các loài xuất hiện 2 lần trở lên
S„„¿ tổng số luợng loài được quan sát trong mẫu Sc;„„¡: tổng chỉ số Chao 1 với
dữ liệu phong phú
Sjacknifel = Sobst f1
Trong đó
Šjackniƒe1: số lượng loài ước đốn
S„,„: tơng số lượng loài được quan sát trong mẫu
f,: số lượng các loài don
Spoor “ Say; + a=p,)"
mỉ Trong đó:
P¿: phần trăm số bản sao mà trong đó số loài J tồn tại
S,„¿ tổng số lượng loài được quan sát trong mẫu
n: tổng số mẫu
* Chỉ số tương đồng Bray — Curtis: Sự tương đồng về thành phần li
khu vực nghiên cứu được xác định bằng chỉ số tương đồng Bray — Curtis, theo céng thức: Blhu - “i BCy = 100 x (1- ==—_*= * ( |nw — ng |
tương đồng Bray — Curtis giữa mẫu ¡ và mẫu j
nạ: số cá thể của loài k trong mẫu ¡ nạ: số cá thể của loài k trong mẫu j
Trang 3827
+ Mô hình tương quan: mô hình tương quan giữa các thông số mật độ và môi trường
nước được xây dựng nhằm mục đích xác định mối quan hệ giữa các yếu tố môi
trường nước
* Phương pháp phân tích mô hình tương quan đa biến CCA (Canonical
Correspondence Analysis): được sử dụng để đánh giá mức độ tương quan giữa sự xuất
Trang 39CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Đặc điểm chất lượng môi trường nước
Qua kết quả phân tích chất lượng môi trường nước thu được tại 10 điểm khảo sát
cho thấy chất lượng môi trường có sự thay đổi tại các thủy vực nghiên cứu Trong đó, nhiệt độ thấp nhất được ghi nhận tại sông Cu Dé (19,56°C), tiép đó là hồ Bau Tram
(19.&6°C), Hồ Bàu Trảng (22,63C), sông Cảm Lệ (23,45'C), hồ Đồng Xanh - Đồng Nghệ (23,56°C) và cao nhất được ghi nhận tại Hồ Hói Khê (26,IC) (Hình 3 I) 30 264 2536 2492 9 2429 2 2345 2356 3263 SPL LS I OS SS vớ s v Hình 3.1 Sự thay đổi nhỉ
Hau hét các vị trí lấy mẫu có giá trị pH khá ôn định, ngoại trừ hồ Bàu Trảng, với
sự đao động nhỏ trong khoảng từ 7,18 ~ 7,97 và nằm trong giới hạn cho phép về chất lượng nước mặt (cột AI, QCVN 08-MT:2015/BTNMT) Giá trị pH này phù hợp với
sự sinh trưởng và phát triển của hầu hết các loài tảo phù du Trái lại, tại hồ Bàu Trảng,
mẫu nước có tính kiềm cao vượt quá tiêu chuân (pH = 10,93 > 9, so với hạng B2, QCVN 08 - MT:2015/BTNMT) (Hình 3.2)
Giá trị pH có ý nghĩa rất lớn đối với các loài tảo phù du, pH quá cao hay quá thấp
đều ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ, chuyển hóa các chất dinh dưỡng của chúng Hỗ
Bàu Trảng là là hồ điều tiết nước thải tại phường Thanh Khê Tây, quận Thanh Khê,
thành phố Đà Nẵng, nguồn nước thải chưa qua xử lý bắt nguồn từ khu vực sân bay
chảy ra khu vực kênh Phần Lăng (phường An Khê, quận Thanh Khê) và chảy dọc hơn
1km gom nước thải trước khi chảy vào hồ Bàu Trảng Nguồn nước thải này chưa được
xử lý nên gây ra tình trạng gây ô nhiễm kéo dài tại hồ Bàu Trảng
Trang 4029 1093 Hạng B Hang A oe PP LP SS 2 ve &
Hình 3.2 Sự biến động pH tại các thủy vực ¬ cứu
Hàm lượng DO tại các thủy vực dạng hồ có sự khác biệt lớn Trong đó, Hồ Bàu Trảng có hàm lượng DO rất thấp so với các hồ còn lại và thấp hơn 3,5 lần so với hạng
B;, QCVN 08-MT:2015/BTNMT Tiếp đó, hàm lượng DO thấp thứ hai, được ghi nhận
tại hồ Công Viên với giá trị 2/67 mg/l, nếu so sánh với hạng Bị, QCVN 08-
MT:2015/BTNMT thì hàm lượng DO tại vị trí này thấp hơn gần I,5 lần Trong khi đó,
hồ Hói Khê có hàm lượng DO đạt cao nhất lên tới 8,46 mg/L và nằm trong giới hạn
hang Al, QCVN 08-MT:2015/BTNMT Hàm lượng DO tại các thủy vực dạng sông đao động trong khoảng 4,82 - 7,04 mg/L, chỉ có sông Cảm Lệ nằm trong giới hạn hạng A;, ba sông còn lại có hàm lượng DO nằm trong giới hạn cho phép (hạng A¡, QCVN 08-MT:2015/BTNMT) ‘Hang Ay ‘Hang Ay Mạng B, Hạng B; LITE PP PEA E
Hình 3.3 Sự biến động hàm lượng DO tại các thủy vực nghiên cứu
Bên cạnh đó, hàm lượng PO;` có sự phân hóa rõ rệt giữa hai loại hình thủy vực,