Luận văn Đặc điểm từ ngữ nghề biển ở Quảng Trị khảo sát từ ngữ nghề biển ở Quảng Trị nhằm mục đích góp phần làm phong phú vốn từ vựng tiếng Việt; ngôn ngữ có khả năng hình thành văn hóa và là một bộ phận cấu thành quan trọng của văn hóa.
Trang 1
TRUONG DAI HQC SU PHAM
TRAN THI HIEN
DAC DIEM TU NGU NGHE BIEN O QUANG TRI
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Đà Nẵng - 2017
Trang 2
TRUONG DAI HQC SU PHAM
TRAN THI HIEN
Trang 3'Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân, tập thé
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Lê Đức Luận,
người đã giành thời gian tâm huyết hướng dẫn để tơi hồn thành luận văn này Tôi cũng xin bay t6 lòng biết ơn chân thành đến ede thay cô giáo trong Khoa Ngữ văn, Phòng đảo tạo Sau đại học, Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng đã tạo mọi
điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, khuyến
khích, đông viên tôi trong quá trình thực hiện dé tai nghiên cứu của mình
Dai Nẵng, ngày 15 thẳng 06 nim 2017
Tác giả
Trang 4
Toi tén la Trần Thị Hiển, học viên lớp cao học K31 = Ngôn ngữ học, Trường Đại học Sự phạm Đà Nẵng
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ: Đặc điểm từ ngữ nghề biển ở Quảng Trị
là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nghiên cứu được khảo sát thu thập, từ thực tế và không sao chép,
Hoge viên
Trang 5
Số hiệu bing Ten bang Trang
11 | Bang tong hop von từ ngữ nghề biên ở Quang Trị 3
ZI [TWRgữ nghệ biển xót theo câu tạo, uM
22 _ [So Twongiy 16 % tirngitxét theo ting thE ede nghệ 3s 23 | SoTwong va ty 16% tir ngữ là từ đơn giữa các nghệ 3 2⁄4 [Số Tượng và ty lệ các loại từ ghép theo từng nghề 3
25 — [Phân loại từ đơn xéttheo từ loại 4
26.— [Phân loại từ loại từ ghép trong vốn từ nghệ biên Quảng tị | 49 27 — [Phân loại ngữ tong vốn từ nghề biên Quảng trị 4 28 — [Số lượng và ty lộ câu tạo ngữ định danh giữa các nghị s 3.1 | Bang tng hợp vốn từ ngữ nghề biễn Quảng Trị a
Trang 6
MO DAU 1
1 Tính cấp thiết của đề tải 1
2 Mục đích nghiên cứu wd 3 Đối tượng va phạm vỉ nghiên cứu 2 4 Phương pháp nghiên cứu 3 5 Lịch sử vấn đề 3 6 Đóng góp của để tai § 7 Bố cục đề tài § 'CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐÈ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN DE TAL 6 1.1, TỪ VÀ NGỮ TIÊNG VIỆT 6 1.1.1 Khái niệm từ 6 1.1.2 Khái niệm ngữ 8 1.1.3 Trường từ vựng - ngữ nghĩa 9 1.2 TỪ NGỮ NGHỆ NGHIỆP "
1.2.1 Khái niệm từ nghề nghiệp "
1.2.2 Mồi quan hệ giữa từ nghề nghiệp với các từ loại khác 4
13 KHÁI QUÁT VỀ QUẢNG TRỊ 19) 1.3.1 Đặc điểm địa lý, lịch sử 19
1.3.2 Đặc điểm kinh tế, văn hóa , xã hội 24
1.3.3 Khái quát nghề biển ở Quảng Tiị 552cc 25
1.3.4 Kết quả thu thập và phân loại kh 32
1.4 TIEU KET CHUONG 1 se.33
'CHƯƠNG 2 PHÂN LOẠI TỪ NGỮ NGHÈ BIẾN Ở QUẢNG TRỊ
2.1 ĐẶC ĐIÊM TU NGO NGHE BIEN QUANG TRI XET THEO CAU TAO 34 2.1.1 Từ nghề biển là từ đơn —- c3
Trang 72.2.2 Từ ghép có — 2.3 BAC DIEM TU NGU NGHE BIEN QUANG TRI XET THEO NGUON GÓC 55
23.1 Tirngl có nguồn gốc thuần Việt 5s
2.3.2 Từ nghề biển có nguồn gốc Hán Việt sn 7
2.3.3 Từ nghề biển có nguồn gốc Ấn Âu 58
2.4, TU NGU NGHE BIEN QUANG TRI XET THEO PHAM VI SU DUNG 59
2.4.1 Từ nghề biển là từ toàn dân 2s seeeeooooooo89) 2.4.2 Từ nghề biển là từ địa phương, 60
2.5 TIEU KET CHUONG 2 — K 61
CHƯƠNG 3 ĐẶC ĐIÊM NGỮ NGHĨA - VĂN HÓA TỪ NG
BIÊN Ở QUẢNG TRỊ 6
3.1 ĐẶC ĐIÊM NGỮ NGHĨA TU NGO’ NGHÈ BIÊN Ở PHẠM VI BIÊU
VAT 64
3.1.1 Đặc điểm ngữ nghĩa của lớp từ ngữ chỉ phương tiện công cụ nghề biển.66 3.1.2 Đặc điểm ngữ nghĩa của lớp từ ngữ chỉ động tác, cách thức và quy
trình hoạt động nghề biển 68 3.1.3 Đặc điểm ngữ nghĩa của lớp từ ngữ chỉ sản phẩm nghề biễn 70
3.2 ĐẶC DIEM TRI NHAN CUA CƯ DÂN BIỂN TRONG TỪ NGỮ NGHÈ
BIỂN 7
3.2.1 Đặc điểm định danh từ ngữ nghề biển ở Quảng Trị 7 3.2.2 Trả nhận về các sản phẩm biển T8 3.2.3 Tri nhận về các hoạt động đánh bắt hải sản s "
3.3 ĐẶC TRUNG VAN HOA CUA CU DAN BIEN QUANG TRI 80
3.3.1 Một vải nét riêng của từ nghề biển Quảng Trỉ 82
3.3.2 Những yếu tố khác biệt của từ nghề biển Quảng Trị với từ phô thông
Trang 8“TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐÈ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)
Trang 91.Tính cấp thiết của đề tài
Đất nước Việt Nam ta từ thuở dựng nước cho đến ngày nay đã trải qua biết
bao biển cổ lịch sử Một đân te nhỏ bé phải chịu ách đô hộ nghìn năm của người
Tau, gin mot thể kỹ xâm lược của thực din phương Tây Cùng với hành trình thăng, trầm ấy, tiếng Việt cũng chịu không ít khó khăn thách thức, không chịu khuất phục trước âm mưu đồng hóa, nhân dân ta đã đứng lên bảo vệ tổ quốc dân tộc, bảo vệ tiếng nói của mình, một thứ tiếng giàu đẹp và trong sáng "Tiếng Việt, một biểu
hiện hùng hồn của sức sống dân tộc”(Đặng Thai Mai), một sức sống mãnh liệt đã
biết tiếp thu chữ Hán, không chịu sự áp đặt của ngôn ngữ phương Tây mà đã chủ
động lựa chọn những cái có lợi về cấu trúc, ngữ pháp , từ vựng để hoàn thiện mình, làm phong phú kho tàng từ vựng của tiếng Việt
Qué trình phát triển của ngôn ngữ là quá trình liên tục, giữa các vùng miền khác nhau ngôn ngữ cũng khác nhau Sự khác nhau còn thể hiện trong mỗi tẳng lớp
xã hội, mỗi ngành nghề Xuất phát từ cuộc sống, ngôn ngữ phản ánh cuộc sống của con người, trở thành phương tiện giao tiếp trao đổi ý kiến giữa con người với nhau để cùng nhau thực hiện công việc Với đặc điểm phạm vi sử dụng hạn chế, từ nghề
nghiệp chiếm vị trí khá khiêm tén trong kho từ vựng
1g Việt, Khảo sát từ ngữ
nghề biển góp phần làm giàu thêmvốn từ vựng tiếng Việt
Quảng Trị là một tỉnh ven biển thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam Dia
hình đa dạng bao gồm núi, đôi, đồng bằng, cồn cát và bãi biển chạy theo hướng Tây
Bắc - Đông Nam Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, con người trên mảnh đất này với truyền thống lao động cần củ, sáng tạo, đã hình thành một Quảng Trị bản lĩnh
Trang 10phong phú Nghiên cứu từ ngữ nghề biển, chúng tôi góp phần gìn giữ, bảo tồn giá trị văn hoá truyền thống của cư dân biển, thấy được sự đa dạng văn hóa dân tộc Khảo sát từ ngữ nghề biển để bảo tồn văn hóa, phát triển nghề nghiệp, khai thác tối đa nguồn lợi của biển, phát triển kinh tế, cùng ngư đân bám biển bám làng bảo vệ
quê hương
Cho đến nay, từ ngữ nghề biển Quảng Trị chưa có công trình nào đi sâu
nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện Mong muốn góp phần xây dựng quê hương
Quang Trị cùng với những lý do trên tôi chọn nghiên cứu: “ Đặc điểm từ ngữ nghễ
biển ở Quảng Tri” làm đề tài luận văn thạc sĩ 2 Mục đích nghiên cứu
'Khảo sát từ ngữ nghề biển ở Quảng Trị nhằm mục đích góp phẩn làm phong phú vốn từ vựng tiếng Việt
Ngôn ngữ có khả năng hình thành văn hóa và là một bộ phận cấu thành quan
trọng của văn hóa Vì vậy nghiên cứu về các lớp từ ngữ nghề biển nhằm hiểu được
đặc trưng về tư duy, nhận thức, văn hóa của cư dân vùng biển Quảng Trị, góp phần
bảo tồn ngôn ngữ, văn hóa của một vùng đắt đầy nắng gió của miễn Trung
'Đề tài sẽ là nguồn tư liệu quý giá cho những công trình nghiên cứu tiếp theo về Quảng Trị nói riêng và từ nghề nghiệp nghề biển dọc miễn đất nước nói chung
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3,l ĐẤI tượng nghiên cứu
Đối tượng khảo sát, điều tra nghiên cứu của đề tai là tắt cả các từ ngữ nghề
biển bao gồm nghề đánh cá, nghề làm muối, nghề làm mắm, nghề chế biến hải sản
của cư đân biển Quảng Trị Từ từ ngữ chỉ phương tiện, công cụ khai thác đến phương thức sản xuất, sản phẩm của nghề biển trong đời sống sản xuất, đời sống
văn hóa của cư dân
3.2, Phạm vỉ nghiên cứu
Trang 11phương, tập trung vào các làng chuyên làm nghề biển và có từ lâu đời
4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện để tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp điều tra, điền dã: Đây là phương pháp quan trọng để có
nguồn tư liệu phục vụ cho nghiên cứu đề
`ới phương pháp này, chúng tôi tiến
hành điều tra, điền dã thực địa tại các làng, xã có nghề biển của 4 huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng, thực hiện việc phỏng vấn, đặt câu hỏi với cư dân
đặc biệt những người lớn tuổi và làm nghề lâu năm, quan sát, giao tiếp và ghỉ chép
trực tiếp
- Phương pháp thống kê: Sau khi thu thập được tư liệu từ việc điều tra,
khảo sát, chúng tôi thống kê và miêu tả dưới dạng bảng biểu
~ Phương pháp miêu tả: Chúng tôi sẽ miêu tả cấu trúc từ ngữ và ngữ nghĩa của từ nghề biển
~ Phương pháp phân tích, tống hợp: Chúng tôi phân tích từ ngữ nghề biển
Quang Trị ở bình diện cấu tạo, ngữ nghĩa, định danh, khái quát chúng và đưa ra nhận định, kết luận
“Thủ pháp so sánh đối : Chúng tôi tiến hành so sánh với lớp từ ngữ nghề biển của cư dân ven biển Quảng Trị và một số địa phương khác
5 Lich sử vấn đề
4.1.VỀ nghiên cứu ngôn ngữ nói chung: Trong những năm qua, vin dé nghiên cứu về từ vựng tiếng Việt và từ nghề nghiệp ngày càng được quan tâm nhiều Phải kể đến những công trình nghiên cứu mang lại nhiễu giá trị cho ngành
ngôn ngữ nước nhà như:
- Nguyễn Văn Tu (1968), Từ vựng học tiếng Việt hiện đại, NXB ĐH và
TTHCN, Hà Nội,khi trình bày hệ thống vốn từ tiếng Việt hiện đại ông đã để cập đến
lớp từ thuộc về nhóm người làm nghề - từ nghề nghiệp, nêu lên vấn đề một cách khái
Trang 12khái niệm làm nền tảng cho nghiên cứu
~Nguyễn Thiện Giáp(1985), Từ vựng học riếng Liệt, NXB ĐH và THCN, Hà
Nội, Hoàng Thị Châu(1989), Tiếng Việt trên các miễn đắt „ước, NXB KHXH Hà
Nội cũng đã đề cập đến từ nghề nghiệp và phân biệt từ nghề nghiệp với các lớp tir
khác (thuật ngữ, tiếng lóng, từ địa phương),
Đây là những công trình nghiên cứu chung về từ vựng tiếng Việt trong đó có
đề cập đến từ nghề nghiệp Nhìn chung,các nhà nghiên cứu xem từ ngữ nghề
nghiệp là những từ ngữ biểu thị công cụ, sản phẩm lao động, quá trình sản xuất của một nghề nào đó trong xã hội, ở mức độ khái quát, chưa đi su nghiên cứu từ ngữ
nghề nghiệp ở đặc điểm cấu tạo, định danh, ngữ nghĩa
$2.Công trình nghiên cứu về vốn từ chỉ nghề nghiệp và nghề biển
Nghiên cứu về vốn từ chỉ nghề nghiệp và nghề biển đã có một số công trình
như: Nguyễn Hữu Thông(1994), /uể - Nghề vả làng nghề thú công truyền thống,
NXB Thuận Hóa, Huế.Nguyễn Nhã Bản, Hoàng Trọng Canh(1996), “ Van héa
người Nghệ qua vẫn từ chỉ nghề cá ", Đông Nam Á, số 1, Nguyễn Văn Kỳ (2005),
“Đặc điểm từ ngữ nghề cá ở Thừa Thiên Huế", luận văn thạc sĩ Ngữ văn - Trường Đại học Huế.Nguyễn Thị Ngọc(2012) ¿“Đặc điểm từ ngữ nghề biển của cư dân
Nghệ An", luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học Trường Đại học Vinh.Trương Văn Hà (2015), “Từ ngữ nghề biển ở Quảng Bình”, luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Vinh.Dinh Thi Trang(2015), “Từ ngữ nghề biển của ngư dân Đà Nẵng”, luận văn thạc sĩ KHXH, Đại học Đà Nẵng
Nhin chung, cae đề tài nghiên cứu trên đã chỉ ra tên gọi, đặc trưng của từ ngữ
nghé biển trên từng địa phương cụ thể Các bài viết và các luận văn đã có những, đóng góp nhất định như: thu thập một số lượng đáng kể vốn từ nghề biển, chỉ ra
mô hình cấu tạo, phương thức định danh, sắc thái văn hóa biển qua ví
từ Riêng
ở Quảng Trị, vấn đề nghiên cứu từ ngữ nghề nghiệp vẫn còn khiêm tốn và chỉ dừng, lại ở những bài viết nhỏ và không đẩy đủ do đó khảo sát nghiên cứu tử ngữ nghề
Trang 13
'Trị đồng thời chỉ ra đặc điểm cấu tạo, ngữ nghĩa của các lớp từ ngữ đó, so sánh cách soi tên với các lớp từ ngữ nghề biển ở một số địa phương lân cận
6.1 Về phương diện lý luận
ĐỀ tài góp phần nghiên cứu đặc trưng, chỉ ra cách gọi tên của các lớp từ ngữ nghề biển trên bình điện từ vựng, ngữ phát
ngữ nghĩa nhằm làm rõ những giá tr về
ngôn ngữ Bên cạnh đó chỉ ra những đặc trưng về tư duy, nhận thức, văn hóa của cư dân biển Quang Tri
6.2.Về phương diện thực tiễn
Kết quả của đề tài sẽ góp thêm những tư liệu cho những công trình nghiên
cứu về Quảng Trị nói riêng và từ ngữ nghề biển của Việt Nam nói chung Báo tồn
và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống về nghề biển Quảng Trị qua vốn tir
nghề nghiệp Nghiên cứu từ ngữ nghề biển Quảng Trị còn góp phin làm phong phú
vốn từ vựng tiếng Việt
7 Bồ cục để tài
Ngoài phần Mỡ đầu, Kết luận và Phụ lục, phần nội dung của đề tải gồm các chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài
Chương 2: Phân loại từ ngữ nghề biển ở Quảng Trị
Chương 3: Đặc điểm ngữ nghĩa- văn hóa từ ngữ nghề biển ở Quảng Trị
Ngoài 3 chương đã nói, luận văn có phần phụ lục với mục đích giải nghĩa từ
ngữ nghề biển ở Quảng Trị có được qua khảo sát, dựa trên sự giải thích của cư dân
làm nghề biển tại các làng xã trên địa bản 4 huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu
Phong, Hải Lăng Với vốn từ đa dạng của nghề đánh cá, nghẻ sản xuất nước mắm
Trang 141.1, TU VA NGU TIENG VIET
1.1.1, Khái niệm từ
Chúng ta biết, từ là đơn vị hiển nhiên, sẵn có của ngôn ngữ, khi phân tích
một ngôn bản thành những yếu tổ nhỏ hơn, ta lần lượt có câu, ngữ và từ Những đơn
vi dưới từ như hình vị, âm vi, không có tính tự nhiên như từ Do có tính tự nhiên sẵn
có, từ trở thành đơn vị trung tâm của ngôn ngữ Đối với mỗi cá nhân, việc nhận thức từ tưởng như khá đơn giản, nhưng không phải như vậy, từ rất khó định nghĩa vì tir
quá phức tạp F đe Saussure đã viết: * từ là một đơn vị luôn luôn ám ảnh tư tưởng, chúng ta như một cái gì đồ trung tâm trong toàn bộ cơ cấu ngôn ngữ, mặc dù khái
niệm này khó định nghĩa” {59, tr 111] Có nhiều quan điểm khác nhau vẺ từ
Nguyễn Tài Cẩn, Nguyễn Thiện Giáp, Cao Xuân Hạo có quan điểm
Nguyễn Thiện Giáp cho rằng: “ Từ của tiếng Liệt là một chỉnh thể nhỏ nhất
có ý nghĩa dùng để tạo câu nói: nó có hình thức của một âm tiễ, một khối viết 133, tr69] Cao Xuân Hạo cho rằng: *Chúng ta hiểu tính da dạng về tên gọi mà các tác thề giả khác nhau đã đề nghị cho don vị khác thưởng đó của các ngôn ngữ đơn lập là:
tiết vj (syllabophoneme), hình tiết (morphosyllabeme), từ tiết (wordsyllabe), đơn tiết
(monosyllabe) hoặc đơn giản là từ (word) Thực ra, nó chính là âm, hình vị hoặc tit và tắt cả là đằng thời Nếu chúng ta so sánh với các ngôn ngữ Châu Âu về cơ cấu xoay quanh bạ trục được tạo thành bởi các đơn vị cơ bản là âm vị, hình vị và từ, thì
cơ cấu của tiếng Việt hằu như là sự kết hợp ba trục đó thành một trục duy nhắt, âm
tiết [44]
Với Nguyễn Tài Cấn: Trong tiếng Việt, có một loại đơn vị xưa nay ta
hay là “chữ”, ví dụ : ăn, học, nhà, cửa, thường quen gọi là : "tiếng”, * tiếng một
cao, rộng, và, nhưng, đã, sẽ, trị, thức, thiên, địa, tiểu, vô, bắt v.v Gọi loại don vi
lếng”, "tiếng một” tức là căn cứ vào ngữ âm; gọi là *chữ” tức là căn cứ vào
Trang 15
thành một chữ” “Mỗi tiếng như thế chính là một đơn vị gốc,
một hình vị- của ngữ
pháp tiếng Việt: tiếng là đơn vị có đủ hai đặc trưng đơn giản nhất vé mặt tổ chức và
có giá trị về mặt ngữ pháp”[12,r 12]
Các tác giả khác như Nguyễn Kim Thản, Hoàng Tuệ, Đái Xuân Ninh, Hồ Lê,
Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Văn Tu, Nguyễn Hiến Lê, Lưu Văn Lãng, Hoàng Văn
Hanh, Trương Văn Chỉnh lại có quan điểm:
Theo Đỗ Hữu Châu: “Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cổ định,
bắt biển, mang những đặc điểm ngữ pháp nhắt định, nằm trong những kiểu cấu tạo
nhất định, tắt cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định, lớn nhất trong tiếng Liệt và nhỏ nhất dé tạo câu ”[16, tr.16],
Nguyễn Kim Thân cho rằng * Từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ, có thể
tách khỏi các đơn vị khác của lời nói dé vận dụng một cách độc lập và là một khối
hoàn chỉnh về ngữ âm, ý nghĩa (từ vựng hoặc ngữ pháp) và chức năng ngữ
pláp[66qr 64]
Tác giả Nguyễn Văn Tu quan niệm:7ừ là đơn vị cơ bản chủ yếu có khả năng, vân đụng độc lập mang ý nghĩa từ vụng ngữ pháp [64]
Trương Văn Chỉnh, Nguyễn Hiến Lê: Từ là âm có nghĩa, dùng trong ngôn
ngữ để diễn đạt một ý đơn giản nhất, nghĩa là ý không thể phân tích ra được
Nhìn chung các tác giả khi bàn đến những đặc điểm chung của từ đều có
quan điểm là từ có nghĩa hoàn chỉnh, mang tính cố định, sẵn có, bắt buộc, và là đơn vị nhỏ nhất tạo câu Vận dụng hình vị vào đề phân tích cấu trúc của từ tiếng Việt, từ: vẫn luôn là một thực thể tồn tại với tư cách là một đơn vị cơ bản của tiếng Việt Các
tác giả đều cho rằng tiếng Việt có từ đơn và từ ghép
Nghiên cứu về từ tiếng Việt có cả một bề dày, nhất là khi vấn đề từ tiếng Việt trở thành nội dung nghiên cứu ở cả ngữ pháp (từ pháp) lẫn từ vựng Do chưa
có sự thông nhất về tử tiếng Viêt, nên trong phạm vi đệ
Trang 16nghĩa là âm tết nào cũng có thể là hình vị Chính vì thể ông mới gọi là đổng,
hoặc hình riết Những tiếng độc lập được Nguyễn Tài Cần coi là từ Cách phân ra hai loại tiếng độc lập và tiếng không độc lập cũng giống với cách chia ra hai loại
hình vị tự do và hình vị rằng buộc cita L Bloomfield Như vậy, tính độc lập/không
độc lập được Nguyễn Tài Cẩn coi là tiêu chuẩn để phân biệt từ và hình vị Đơn vị
do tiếng kết hợp với tiếng mà thành được Nguyễn Tài Can gọi chung là kết cấu Kết
cấu lại được chia thành kết cấu cổ định và kết c¿
từ, có thể là cụm từ cố định, theo Nguyễn Tài Cẩn: 7iểng là đơn vị gốc của ngữ
pháp tiếng Việt rờ ghép là thuộc các kết cầu cổ định; đoán ngữ thuộc các kết cầu tự
do “Từ là đơn vị nhỏ nhất có thể vận dụng độc lập ở trong câu” [12, tr.326], 1.12 Kh: tự do Kết cấu cố định có thể là ìm ngữ
Hiện nay, cũng giống như từ, có nhiều quan niệm khác nhau về ngữ, có
nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm nghiên cứu như: Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Tài Cẩn, Nguyễn Kim Thản, Diệp Quang Ban, Lưu Vân Lăng, Cao Xuân Hạo với nhiều tên gọi khác nhau như: ngữ, cụm từ, đoản ngữ, ngữ đoạn, từ tổ
"Theo Nguyễn Thiện Giáp: Ngữ- đơn vị từ vựng tương đương với từ Ngữ là
cụm từ sẵn có trong ngôn ngữ, có giá trị tương đương với từ, có nhiều đặc điểm giống với từ: Chúng có thể tái hiện trong lời nói như các từ
'Về mặt ngữ pháp, chúng cũng có thể làm thành phần câu, cũng có thể là cơ
sở để cầu tạo các từ mới
'Về mặt ngữ nghĩa, chúng cũng biểu hiện những hiện tượng của thực tế khách quan, gắn liền với những kiểu hoạt động khác nhau của con người Tính cố định và
tính thành ngữ là hai đặc trưng cơ bản của ngữ{33,lr 7],
‘Theo Cao Xuân Hạo: “Ngữ đoạn là những bộ phận của câu có chức năng cú
pháp nhất định biểu hiện những vai nghĩa nhất định” [44, tr.5]
Trang 17“Theo Nguyễn Tài Cẩn: Loại tổ hợp gồm một trung tâm nối liền với các thành tố phụ bằng quan hệ chính phụ gọi là đoản ngữ (hoặc ngữ)[12, tr.148|,
Do quan niệm về ngi cũng chưa thực sự thống nhất nênchúng tôi không đi
sâu bản luận về khái niệm ngữ mà chọn quan niệm của tác giả Nguyễn Tải Cẩn
trong cuốn Ngữ pháp tiếng Liệt: tiếng -từ ghép -đốn ngữ Ơng cho tằng “đoàn ngữ
là một loại tổ hợp tự do có ba đặc điểm:
4) Nó gồm một thành tố trung tâm và một hay một số thành tố phụ quay quan
xung quanh trung tâm đó dé bổ sung thêm một số chỉ tiết thứ yếu về mặt ý nghĩa b) Quan hệ giữa trung tâm và thành tổ phụ có nhiễu kiểu loại chỉ tiết rắt khác
nhau, nhưng nói chung đều thuộc vào loại quan hệ chính phụ
©) Toàn đoản ngữ có tổ chức phúc tạp hơn, có ý nghĩa đầy đủ hơn một mình trung tâm nhưng nó vẫn giữ được các đặc điểm ngữ pháp của trung tâm [12, r.149- 150]
Từ yêu cầu gọi tên sự vật, biểu thị các khái niệm mới (định danh), từ không đủ để thực hiện chức năng này, vì vay cần đến ngữ để có thể định danh một cách rõ tảng và chính xác hơn Ngữ cố định định danh là những tổ hợp vì chức năng định
danh mà cố định hóa
1.1.3 Trường từ vựng - ngữ nghĩa
Trường nghĩa là tập hợp các từ căn cứ vào một nét đồng nhất nào đó về ngữ nghĩa Mỗi trường nghĩa là một tiểu hệ thống nằm trong hệ thống lớn lả từ vựng của
một ngôn ngữ
"Từ vựng của mỗi ngôn ngữ là một hệ thống ngữ nghĩa lớn, khi khảo sát từ
vựng chúng tôi khảo sát một cách có hệ thống, thấy được quan hệ nỗi bật trong hệ thống là quan hệ đồng nhất - đối lập về ngữ nghĩa
"Trong ngôn ngữ học, một trường ngữ nghĩa là một tập hợp các từ được nhóm
theo ngữ nghĩa (nghĩa) theo một chủ để cụ thẻ
Trang 18thống ngữ nghĩa được gọi là rường từ vựng”, “rường từ vựng ngữ nghĩa” hay
“trường nghia” (Semantic field)
Các trường nghĩa phản ánh mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các đơn vị từ vựng
trong một hệ thống ngôn ngữ Vì vậy chúng tôi sử dụng lí thuyết các trường từ vựng ~ ngữ nghĩa để phân tích mỗi quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ và tổ hợp từ trong
cứu, phân tích từ ngữ nghề nghiệp nghề biển Quảng Trị
Chúng ta gọi trường nghĩa là tập hợp từ đồng nhất về nghĩa từ vựng Chẳng hạn trường nghĩa “đồ dùng” là một tập hợp từ, tắt cả các từ đều có chung nét nghĩa
khái quát đó: bàn, ghế, tủ, sách, bút, giường, chiếu, chăn, áo, quản Trong mỗi
tương quan với hiện thực thực tế, trường nghĩa gồm những tir ma nghĩa của chúng
gắn với một mảng chung của hiện tượng thực tế Mảng hiện thực “thời gian” có
nhiều từ biểu thị, những từ đó tập hợp thành trường nghĩ
thời gian”: giây, phút,
giờ, ngày, tuần, tháng, quý, năm, thập ky, thế kỷ, thiên niên kỷ
Theo quan điểm của Đỗ Hữu Châu: Trường từ vựng ngữ nghĩa là tập hợp tắt
cả các từ và ngữ cổ định trong từ vựng của một ngôn ngữ dựa vào sự đồng nhất nào
đấy về ngữ nghĩa[22,tr.127]
Căn cứ vào hai loại quan hệ cơ bản trong ngôn ngữ, F.de Saussure đã chỉ ra các dạng quan hệ: quan hệ ngang và quan hệ dọc
Quan hệ ngang còn gọi là quan hệ hình tuyến, quan hệ tuyến tính, quan hệ
ngữ đoạn Quan hệ dọc còn gọi là quan hệ trực tuyến, quan hệ hình Từ hai loại quan hệ đó, chia ra thành hai loại trường nghĩa: trường nghĩa ngang (trường nghĩa
tuyển tính), trường nghĩa doc(trường nghĩa trực tuyến) Phối hợp giữa trường nghĩa
ngang và trường nghĩa dọc có trường nghĩa liên tưởng Trong trường nghĩa dọc có
trường nghĩ
“Trường nghĩa biểu vật là tập hợp những từ cùng biểu thị một phạm vỉ sự vật, êu vật và trường nghĩa biểu niệm
hiện tượng trong thực tế khách quan, có sự đồng nhất nào đó trong ý nghĩa biểu vật
Trang 19trường nhỏ hơn
Trường nghĩa biểu niệm là tập hợp các từ có chung một cấu trúc biểu niệm
lại thì ta được trường nghĩa biểu niệm hay là sự tập hợp các từ có cấu trúc biểu niệm
giống nhau Cơ sỡ xác lập trường nghĩa biểu niệm là sự đồng nhất về ý nghĩa biểu niệm của từ Trường nghĩa biểu niệm lớn có thể chia thành các trường nghĩa biểu niệm nhỏ, những từ có nhiều nghĩa biểu niệm, có thể xuất hiện trong nhiều trường nghĩa biểu niệm khác nhau
Trường nghĩa liên tưởng là cái mà khi ta nhắc tới một từ nào đó, từ ấy gợi ra
cho chúng ta nhiều từ khác, toàn bộ những từ do một từ gợi ra theo quy luật liên tưởng tập hợp lại thành trường liên tưởng Khi từ ngữ của cả dân tộc hay của một người có sức gợi liên tưởng, mỗi từ sẽ thành trung tâm của một trường liên tưởng,
1.2 TU NGỮ NGHÈ NGHIỆP
1.2.1 Khái niệm từ nghề nghiệp
Chúng ta biết rằng, ngôn ngữ bắt nguồn từ lao động và cùng phát triển với
lao động, trước hết là lao động, sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ Ngôn ngữ vừa là phương tiện giao tiếp trong xã hội đồng thời là công cụ của tư duy nhằm khái quát hóa, trừu tượng hóa hiện thực Trong hoạt động lao động nghề
nghiệp, thông qua lao động con người tạo ra của cải vật chắt, tinh thần phục vụ bản thân và xã hội Xã hội chúng ta có rất nhiều nghề, mỗi một người đều lựa chọn cho mình một nghề khác nhau, ở mỗi nghề nghiệp cụ thể hình thành những đặc điểm riêng Vì vậy mà từ ngữ ở mỗi nghề cũng khác, nghề nảo cũng có các từ ngữ riêng của nó để chỉ đối tượng lao động, động tác lao động, nguyên liệu sản xuất, sản phẩm làm ra, công cụ để lao động
Nghiên cứu từ ngữ nghề nghiệp nói chung có rất nhiều quan điểm khác nhau
được đưa ra:
Theo Nguyễn Thiện Giáp trong từ điển khái niệm ngôn ngữ học, từ nghề
Trang 20nghể nghiệp cũng là một lớp từ được dùng hạn chế về mặt xã hội”
Những từ thuộc nghề nông: cảy vỡ, cày ai, bon lot, lta chia vẻ, lúa đứng cái,
5
Múa von, lúa uốn câu Những từ thuộc nghề dệt: xa, ống, suốt, thoi, go, trục, cửi,
sợi, lấy go, đánh ống, đánh suốt, sợi mộc Những từ thuộc nghề làm nón: lá, móc,
vanh, guột,riệp, nức, khuôn, là lá, bát vanh, nức nón, chẳng nón
Quan niệm của Đỗ Hữu Châu cho ring: “Tir vung nghề nghiệp bao gồm
những đơn vị từ vựng được sử dụng để phục vụ các hoạt động sản xuất và hành ngh của các ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp và các ngành lao
đông trí óc (nghề thuốc, ngành văn thư )[16, tr 249]
Nhóm tác giả Nguyễn Như Ý, Hà Quang Năng, Đỗ Việt Hùng, Đặng Ngọc
Lệ cho rằng: từ ngữ nghề nghiệp là
ie tie, ngữ đặc trưng cho ngôn ngữ của các nhóm người thuộc cùng một nghề nghiệp hoặc cùng mọt lình vực hoạt động nào đó” [78-389]
Phân biệt từ nghề nghiệp với thuật ngữ, Nguyễn Văn Tu cho rằng: “những rừ nghề nghiệp khác thuật ngữ ở chỗ được chuyên dùng để trao đổi miệng về chuyên
môn chứ không phải dùng để viết Từ nghẻ nghiập cũng khác thuật ngữ ở chỗ chúng,
gơi cảm, gợi hình ảnh, có nhiều sắc thái vui đùa” [64, tr.126|],
Xem từ nghề nghiệp ở phạm ví rộng hơn và cụ thể hơn là các quan niệm của
nhóm tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phién trong sich Cơ sở
ngôn ngữ học và tiếng Việ, Đỗ Hữu Châu trong Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt,
Nguyễn Thiện Giáptrong Tử vựng học tiếng Việt và Nguyễn Văn Khang trong Tiếng
láng Việt Nam
Nhóm tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phign xem “Tir
nghề nghiệp là lớp từ bao gôm những đơn vị từ ngữ được sử dụng phổ biển trong
phạm ví của những người cùng làm một nghề nào đó" [26, tr223]
'Nguyễn Văn Khang gọi từ nghè nghiệp là tiếng nghẻ nghiệp và xem nó thuộc
Trang 21'Nhìn chung, bàn về từ nghề nghiệp, mỗi nhà nghiên cứu nói trên có những quan niệm riêng, bên cạnh những điểm riêng đó, vẫn có những điểm chung là đều xem từ ngữ nghề nghiệp là những đơn vị từ vựng biểu đạt phương tiện, công cụ, hoạt động, sản phẩm được sử dụng phổ biến trong phạm vi một ngành nghề nhất
định Trong phạm vi đề tài này chúng tôi quan niệm về từ nghề nghiệp như sau:
Chúng ta biết rằng, cuộc sống của con người luôn cần lao động, qua lao động
và nhờ lao động mà con người ngày cảng phát triển, xã hội ngày càng tiễn bộ
“Trong xã hội có rất nhiễu ngành nghẻ khác nhau, mỗi người đều chọn cho mình một
nghề Giữa con người và giữa các ngành nghề khác nhau cũng có những mồi liên hệ và quan hệ nhất định
Trong quá trình lao động con người cần trao đổi với nhau để hoàn thành
công việc thông qua phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ, trong mỗi ngành nghề có những yếu tố mang dấu dn riêng như: hệ thống từ ngữ, phạm vi hoạt động, khả năng,
hoạt động, vị trí địa lý, yếu tố lịch sử, tính chất xã hội, khả năng phỏ biến, sự giao
lưu tiếp xúc
Để thuận lợi cho việc nghiền cứu chúng tôi quan niệm ring
1) Từ nghề nghiệp là những từ biểu thị các công cụ, sản phẩm và quá trình
sản xuất của một nghề nào đó trong xã hội Ví dụ: nghề nghề nông có những từ: cày
vỡ, cày ải, bón lót, lúa chia vẻ, lúa đứng cái, lúa von, lúa uốn câu thuộc nghề dét
có những từ: xa, ống, suốt, thoi, go, trục, cửi, hỗ sợi, lấy go, đánh ống, đánh suốt,
sơi mộc thuộc nghề làm nón có những từ: lá, móc, vanh, guột, riệp, nức, khuôn, là lá, bát vanh, nức nón
2) Từ nghề nghiệp thường được những người trong cùng nghề đó biết và sử đụng Điều này cho thấy phạm vi sử dụng của từ nghẻ nghiệp khá hẹp và hạn chế,
trong phạm vi những người làm nghề và địa phương Tuy nhiên cùng có những từ ngữ đã trở thành từ toàn dân qua quá trình sử dựng lâu đài và có sự giao thoa như:
Trang 22
Từ những quan niệm đó, vốn từ ngữ nghề biển ở Quảng Trị mà chúng tôi thu thập là vốn từ ngữ ngư dân Quảng Trị dùng để chỉ phương tiện, công cụ, hoạt động, sản phẩm của nghề biển Tắt cả những từ đó được sử dụng đối với từng nghé cu thể của địa phương, mang dấu ấn riêng, đặc trưng riêng của từng thôn xã, từng làng
nghề sử dụng nó Bên cạnh đó, cũng có nhiều từ ngữ được sử dựng rộng rãi trong toàn dân kế cả những người không làm nghề và có những từ đi vào trong ngơn ngữ tồn dân mà ở nhiều nơi khác và có những nghề khác cũng dùng như: máy định vị, đài cát xét
1.2.2 Mối quan hệ giữa từ nghề nghiệp với các từ loại khác a Từ nghề nghiệp và từ toàn dân
Nói về từ toàn dân, có rất nhiều ý kiến khác nhau của nhiều nhà ngôn ngữ
học Nhóm tác giả Nguyễn Như Ý, Hà Quang Năng, Đỗ Việt Hùng, Đăng Ngọc Lệ định nghĩa: “từ được sử dụng hàng ngày, chung cho mọi người trong một dân tộc, một quốc gia, còn gọi là từ toàn dân Các từ thường ding thuộc từ vựng tích cwc"[78, tr 397]
Theo Nguyễn Thiện Giáp: "Từ vựng toàn dân là những từ toàn dân hiểu và
sử dụng Nó là vốn từ chung cho tất cả những người nói tiếng Việt
„ (huộc các địa
phương khác nhau, các tẳng lớp xã hội khác nhau Đây chính là lớp từ vựng cơ bản, lớp từ vựng quan trọng nhất trong mỗi ngôn ngữ Có t
ii từ vựng toàn dân là hạt
nhân từ vựng, làm cơ sở cho sự thống nhất, không có nó, ngôn ngữ không thể có
được và do đó không thể có sự trao đổi giao tiếp giữa mọi người" [33, tr.255- 256] Đỗ Hữu Châu cho rằng: "Đại bộ phận các từ chỉ những sự kiện, sự vật cơ bản
phổ biển là những từ thống nhất đối với cả nước Ngoài ra, củn có sự chuyên dùng ở
địa phương hay một s
Việt Những từ thống nhất và những từ đồng nghĩa được chuyên dùng như trên hợp
thành từ vựng toàn dân của tiếng Việt"
từ nào đó trong một nhóm đồng nghĩa chung cho cả tiếng
Trang 23
Nhìn chung, mỗi nhà nghiên cứu có những cái nhìn riêng về từ toàn dân và từ nghề nghiệp Như đã dẫn ra ở trên, chúng ta thấy rằng giữa từ nghề nghiệp và từ
toàn dân có sự khác nhau rõ rột Với từ toàn dân, đây là vốn từ chung cho một quốc gia, dân tộc, nó thuộc lớp từ cơ bản được sử dụng rộng rãi trong toàn nhân dân, dễ
hiểu và dễ sir dung, ding trong sing tic văn chương, là ngôn ngữ chính thống, có vai
trò nền tảng cho các lớp từ khác Từ toàn dân biểu đạt nhiều vấn đề trong cuộc sống
Với từ nghề nghiệp, đây là vốn từ có phạm vi sử dụng hẹp thường ở một làng, xã thôn hoặc một bộ phận nghẻ cụ thể nào đó mà đa số những người trong
nghề biết và sử dụng, người ngoài nghề rất khó để hiểu Thông thường từ nghề
nghiệp có nội dung phản ánh liên quan cụ thể đến nghề như: phương tiện, công cụ,
hoạt động, sản phẩm, đối tượng, nguyên liệu, hiện tượng của nghề, chủ yếu dùng
trong khẩu ngữ, trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, rất khó để xuất hiện trong văn chương hoặc các loại văn bản khoa học Chính vì những hạn chế này nên phạm vi hoạt động của từ nghề nghiệp chỉ ở trong từng nghề mà thôi
b Từ nghề nghiệp và từ địa phương
Có nhiều ý kiến được đưa ra khi bàn về từ địa phương: Nguyễn Văn Tu cho tằng: "Từ địa phương không ở trong ngôn ngữ văn học mà thuộc về tiếng nói của một vùng nhất định Chúng mang sắc thái địa phương Người của địa phương này
không hiểu những từ của địa phương Kia" [64]
Nhóm tác giá Nguyễn Như Ý (chủ biên), Hà Quang Năng, Đỗ Việt Hùng, Đăng Ngọc Lệ cho rằng tir dia phương là "rừ của một phương ngữ thuộc một ngôn ngữ dân tộc nào đó và chỉ phổ biến trong phạm vi vùng lãnh thổ của địa phương 46"|78|
Nhóm tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến định
nghĩa: *Những từ thuộc một phương ngữ (tlổng địa phương) nào đỏ của ngôn ngit
đân tộc và chí phổ biến trong phạm vi lãnh thổ của địa phương đó, thì được gọi là
Trang 24
không nằm trong những sai dị ngừ âm đều đặn hay không đều đặn" và "đối với tiếng Liệt, tiếng địa phương là những biển thể địa lý của nó" [1§, tr 25T]
'Nhìn vào những quan điểm trên chúng ta thấy rằng giữa từ nghề nghiệp và từ
địa phương có một mối quan hệ với nhau, có nhũng điểm chung và điểm riêng Với những điểm chung như: đều là lớp từ ngữ được dùng hạn chế ở một phạm vi, lãnh
thổ nhất định (từ địa phương, phương ngữ địa lý) hoặc một nghề nhất định (từ nghề nghiệp, phương ngữ xã hội), đều dùng trong khẩu ngữ, trong cuộc sống sinh hoạt
hằng ngày và có thể bổ sung vào kho từ vựng tiếng Việt làm cho vốn từ tiếng Việt
thêm phong phú Bên cạnh điểm chung, từ nghề nghiệp và từ địa phương có những
nét khác nhau như: Từ nghề nghiệp được hình thành từ một nghề nào đó, do nhu
cầu trao đổi trong nghề, cần có tên gọi để gọi tên sự vật hiện tượng hay hoạt động trong quá trình sản xuất của nghẻ, vì vậy từ nghề nghiệp thuộc phạm trù xã hội Tuy
nhiên từ nghề nghiệp hoạt động trong một khu vực, một vùng địa lý nào đó như
thôn xã, làng do đó có mối liên hệ mật thiết với từ địa phương Có những từ nghề
nghiệp được người dan địa phương ding từ địa phương để gọi tên, vì thể mà có sự
khác nhau trong cách gọi tên một số từ nghề nghiệp cùng nghề giữa địa phương này
với địa phương khác Đối với từ địa phương, mỗi vùng địa lý khác nhau có những
từ ngữ địa phương khác nhau, có những từ có ở địa phương này mà không có ở địa phương khác và đa số những người cùng sống trong một địa phương nhất định hiểu được từ ngữ của họ
© Từ nghề nghiệp và tiéng long
'Việc sử dụng tiếng lóng trong ngôn ngữ giao
ếp được xem như là một thứ
“tín hiệu” giữa những người cùng nhóm hay cùng lứa Bản về tiếng lóng Nguyễn 'Văn Khang cho rằng: “chúng được các nhóm xã hội tao ra dé giao tiếp nội bộ nhằm bảo vệ lợi ích cho chính nội bộ của mỗi nhóm xã hội đó" [4T]
Đỗ Hữu Châu quan niệm: “?iếng lóng bao gỗm các đơn vị từ vựng thuộc loại
Trang 25những sự vật, hiện tượng, hành động vẫn đã có tên gọi trong vấn từ vựng chung, nhằm giữ bí mật trong nội bộ nhóm mình, tẳng lớp mình” [26]
'Với Nguyễn Thiện Giáp: “Tiếng lóng là những từ ngữ được dùng hạn chế về mặt xã hội, tức là những từ ngữ khơng phải tồn dân sử dụng mà chỉ một tẳng lớp
xã hội nào đỏ sử dụng ma thôi" [33]
Định nghĩa của Nguyễn Văn Tu: “Tiếng lóng chỉ gồm một số từ Nó không phải là công cụ giao tế của xã hội mà chỉ là một số từ với ý nghĩa bí hiểm của một
nhóm người với mục đích không cho người khác biết "[64),
Theo Hoàng Thị Châu, “Tiéng lóng là loại ngôn ngữ chỉ cốt nói cho một
nhóm người biết ma thôi, những người khác không thé biết được [24]
Có thể thấy rằng giữa tiếng lóng và từ nghề nghiệp có những điểm chung đó là được sử dụng hạn chế trong phạm vi xã hội, một nhóm người, rất khó hiểu đối với những người không cùng phạm vi xã hội hay cùng nhóm, đều sử dụng trong lời nói Tuy nhiên giữa từ nghề nghiệp và tiếng lóng có những điểm khác nhau khá rỡ
Từ nghề nghiệp dùng để gọi tên đối tượng, công cụ, hoạt động tạo ra sản phẩm của
một nghề nào đó Trong khi đó tiếng lóng là một hình thức phương ngữ xã hội
không chính thức của một ngôn ngữ, thường được sử dụng trong giao tiếp thường
ngày, bởi một nhóm người Tiếng lóng ban đầu xuất hiện nhằm mục đích che giấu ý nghĩa diễn đạt theo quy ước chỉ những người nhất định mới hiểu Tiếng lóng thường
không mang ý nghĩa trực tiếp, nghĩa đen của từ phát ra mà mang ý nghĩa tượng
trưng, nghĩa bóng Đa số các tiếng lóng có nguồn gốc và được sử dụng tại một địa phương nhất định, tiếng lóng trong Việt ngữ được sử dụng bởi nhiều thành phần xã
hội
Có người xem tiếng long như biệt ngữ, để xét vẻ tiếng lóng có người dựa vào
của người dùng, dùng tiếng lóng để giữ bí mật, che giấu ý nghĩa diễn đạt
mục
với người ngoài nhóm, có người dựa vào mức độ phạm vỉ sử dụng trong xã hội, chỉ
Trang 26Phạm Văn
ảnh: Tiếng lóng là một ngôn ngữ thuộc một nhóm người nào đó dùng
để giao tiếp với nhau, mục tiêu để hạn chế phạm vi trao đổi Vì vậy, ban đầu nó mang tính chất là ngôn ngữ bí mật Từ lóng cũng có thể xuất phát từ mong muốn ‘mang lai hiệu ứng vui vẻ, điểm xuyết cho những cuộc nói chuyện vui, tiếng lóng lâu
nay vẫn được xem là gắn với những đối tượng khơng đảng hồng, thiểu hợp pháp,
mờ ám Tuy nhiên trên thực tế, không hẳn là như vậy Tiếng lóng, cũng được sử
dụng trong các lực lượng vũ trang nhằm không để lộ bí mật hoặc dùng trong một số ngành, nghề nhất định mang tính đặc thù Cũng có một số nghề nghiệp, trong một số trường hợp nhất định, người ta dùng tiếng lóng để giữ bí mật nghề mà chỉ những
người trong nghề mới biết Tiếng lóng thường có tuổi thọ thấp, bị đảo thải nhanh và
tất khó trở thành ngôn ngữ toàn dân 4 Từ nghề nghiệp và thuật ngữ-
Ngôn ngữ là phương tiện chính để con người trao đổi thông tin và diễn tả, tang trữ một số lớn đữ kiện và khái niệm Thuật ngữ là một bộ phận từ ngữ đặc biệt của ngôn ngữ Có nhiều ý kiến xung quanh vấn dé thuật ngữ: Nhóm tác giả Mai Ngọc Chữ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phi
Thuật ngữ là những từ ngữ làm tên gọi cho các khái niệm, các đối tượng được xác định một cách chặt chẽ, chuẩn
xúc trong mỗi ngành, mỗi lĩnh vực khoa học chuyên môn” [26]
Định nghĩa khái quát hơn về thuật ngữĐỗ Hữu Châu cho ring: “Thudr ngie
khoa học kỹ thuật bao gồm các đơn vị từ vựng được dùng đề biểu thị những sự vật hiện tượng, hoạt động, đặc điểm trong những ngành kỳ thuật công nghiệp và
rong ngành khoa học tự nhiên và xã hội [\6, tr23T]
“Theo Nguyễn Thiện Giáp: “Thuật ngữ là bộ phận từ ngữ đặc biệt của ngôn
ngữ Nó gỗm những từ và cụm từ cổ định là tên gọi chính xác của các loại khái
niệm và các đồi tượng thuộc các lình vực chuyên môn của con người '[34,tr 221]
Qua ý kiến của nhiều tác giả chúng ta thấy rằng thuật ngữ có những điểm
Trang 27định, trung hòa sắc thái biểu cảm
Xem xét giữa từ nghề nghiệp với thuật ngữ cho thấy những điểm giống nhau: nghề nghiệp và thuật ngữ đều là lớp từ do một bộ phận tằng lớp xã hội tạo ra, xét
theo tinh chất người dùnglớp từ này đều thuộc phương ngữ xã hội Xét theo phạm vi sử dụng, phạm vi sử dụng hẹp, được dùng trong một ngành nghề nhất định, những người cùng làm nghề (từ nghề nghiệp) hoặc biểu thị các khái niệm chuyên môn của một ngành khoa học (thuật ngữ) Tir nghé nghiệp với thuật ngữ đều có thể trở thành từ toản dân
Tuy nhiên, giữa từ nghề nghiệp và thuật ngữ có những sự khác biệt Thuật
ngữ là những từ ngữ biểu thị những khái niệm vẻ sự vật, hiện tượng thuộc một
ngành (lĩnh vực) khoa học nào đó, mang tính chính xác, tính quốc tễ, ngắn gọn, có
cấu tạoŠn định, chỉ mang một nghĩa nhất định, trung hòa sắc thái biểu cảm Thuật ngữ
uất Còn từ
mang phong cách khoa học, thuộc từ vựng sách vở, mang tính khái
nghề nghiệp là những từ ngữ chỉ công cụ, phương tiện, hoạt động và sản phẩm của
một nghề nào đó, những người trong nghẻ biết và sử dụng, những người ngoài nghề
khó để hiểu và ít dùng, phong cách trong từ nghề nghiệp thuộc phong cách khẩu
ngữ, hội thoại, mang tính cụ thể, sinh đông, có chức năng định danh
Mặc dù có sự khác nhau nhưng không hẳn là tuyệt đối, vị
nghiệp được sử dụng lâu và rộng rãi trở nên phô biến và không ít từ đã trở thành
thuật ngữ
1.3 KHÁI QUÁT VỀ QUẢNG TRỊ
1.3.1 Đặc điểm địa lý, lịch sử
a Đặc diém địa lý
Nằm giữa tính Quảng Bình và Thừa Thiên Huế, nơi chuyển tiếp giữa hai
miễn địa lý Bắc Nam Việt Nam, lãnh thổ Quảng Trị có toa độ địa lý trên đất liễn về
có những từ nghề
cực bie 1a 17°10" vi bac - thôn Tây, xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh, cực nam là
Trang 28
kinh Đông - thôn Thâm Khi
đồn Cù Bai, xã Hướng Lập, huyện Hướng Hóa
xã Hải Khê, huyện Hải Lăng và cực Tây là 10624 -
Với tọa độ địa lý này, Quảng trị được tạo nên từ bởi một không gian lãnh thổ
mang sắc thái khí hậu nhiệt đới ẩm điển hình của vòng đai nội chí tuyến Bắc bán cầu và chịu ảnh hưởng rắt lớn của biển Đông
Phía Bắc Quảng Trị giáp huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) phía Nam kéo dai tir ền (Thừa Thiên Huế), phía Tây
“Tây sang Đông giáp hai huyện A Lưới và Phong,
giáp tinh Savanakhet (Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào), phía Đông giáp biển Đông,
với đường biển dài trên trên 75km và án ngự bởi đảo Cồn Cỏ - có tọa độ địa lý là
107° 09°30” vi bite và 107°20" kinh đông Bờ biển có bãi cát rộng lớn nồi liễn với thẻm lục địa thoải, có các cửa sông rộng như Bến Hải, Thạch Hãn đã tạo nên các bãi
tắm và ngư trường (Cửa Tùng, Cửa Việt giá trị
“Tổng diện tích 4.746km2, chiều ngang trung bình của tỉnh 63,9 km, (chiều ngang rộng nhất 75,4 km, chiều ngang hẹp nhất 52,5 km) Địa hình đa dạng bao gồm núi, đồi, đồng bằng, cồn cát và bãi biển chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam
Nằm trọn vẹn trong khu vực nhiệt đới âm gió mùa, là vùng chuyển tiếp giữa
hai miễn khí hậu Miễn khí hậu phía Bắc có mùa đông lạnh và phía Nam nóng ẩm "
Nam khô nóng, bão, mưa lớn, khí hậu biến động mạnh, thời tiết diễn biến thất
quanh năm Ở vùng này khí hậu khắc nghiệt, chịu hậu quả nặng nề của gió thường, vì vậy trong sản xuất và đời sống người dân gặp không ít khó khăn
Theo kết quả điều tra ngày 01/04/2009 dân số tỉnh Quảng Trị là 597.985
người năm 2011 là 604671 Quảng Trị hiện bao gồm I thành phổ, 1 thị xã và 8 huyện:Thành phố Đông Hà, Thị xã Quảng Trị, cùng 8 huện: Cam Lộ, Côn Có,
DaKrong, Gio Linh, Hải Lăng, Hướng Hóa, Triệu Phong, Vĩnh Linh|23]
Quảng Trị có đường sắt Bắc Nam, đường quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh Đặc biệt có đường 9 nối với đường liên Á qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo
sang Lào Dự án sân bay Quảng Trị ở Gio Linh cách Đông Hà 7 km về phía Bắc
đang được chuẩn bị thủ tục triển khai đầu tư Cảng bién Mỹ Thủy, đại lộ Đông Tay
Trang 29Quảng Trị có tỉnh ly là thành phố Đông Hà nằm cách thủ đô Hà Nội 593 km
về phía Bắc và cách thành phố Hồ Chí Minh 1.120 km về phía Nam theo đường
quốc lộ
Với một diện tích không rộng, người không đông nhưng do nằm ở vị trí chiến lược quan trọng nên Quảng Trị đã và đang giữ vai trò trọng yếu trong việc bao vệ và khai thác biển Đông, giao lưu giữa hai miễn Bắc - Nam của đất nước
cũng như lưu thông thuận lợi với các nước phía Tây bán đảo Đông Dương, các nước khác trong khu vực Đông Nam Á và thế giới qua hành lang quốc lộ số 9 ra
cảng Cửa Việt Chính vì vậy, lịch sử của Đầu Mẫu, thung lũng Khe Sanh, đường 9
Nam Lào, đảo Côn Cỏ đã khắc sâu trong tâm trí của người dân Việt Nam và bạn
bè quốc tế, góp phẫn tô điểm cho trang sử vẻ vang của các dân tộc Quảng Trị anh hùng
'Bên cạnh đó, với chiều dài bờ biển 75 km và được án ngữ bởi đảo Cồn Cỏ,
tài nguyên biễn khá dồi dào, trừ lượng tương đối lớn Doe đường bờ biển có 16 xã
tiếp giáp và sinh sống bằng ngh biển là: Hải An, Hải Khê, Triệu Lăng, Triệu Vân,
Triệu An, Gio Hải, Gio Việt, Gio Mai, Vĩnh Kim, Vĩnh Thạch, Vĩnh Giang, Cửa Tùng, Vĩnh Thái, Cửa Việt, Trung Giang, Triệu Độ Do tiếp giáp với biển, lại sống
trên vùng đất cát và khí hậu khắc nghiệt, không có điều kiện cho những nghề khác
phat triển nên nghề biển ngày càng lớn mạnh
5 Đặc điễm lịch sử
Lịch sử vùng đất Quảng Trị trải qua các thời kỳ với nhiều biến đổi không
ngừng Dưới thời các vua Hùng, Quảng Trị thuộc về đất Việt Thường của nước Van Lang Thời kỳ nhà Hán đô hộ, Quảng Trị là đất của quân Nhật Nam, nhân dân Quang Tri thủa đó đã anh dũng theo Hai Bà Trưng khởi nghĩa giành lại quyển tự
chủ (40-43) Trải qua các cuộc đấu tranh với người Chăm dưới thời Lê Hoàn, vua Lý Thái Tôn Trong suốt hơn hai thế kỷ (1069-1306) công đồng dân cư người Việt
ở Quảng Trị (châu Minh Linh) một mặt đấu tranh xây dựng quê hương mới, mặt
khác cùng cả dân tộc đấu tranh giữ vững biên cương phía Nam của đất nước, trong
Trang 30Từ khi Trin Thái Tông lên ngôi cho đến thờivua Trần Minh Tông có hàng
chục trận quyết chiến xảy ra với Chiêm Thanh Thé ky XIII, cả ba lần xâm lược của quân Nguyên Mông đều bị nhà Trần đánh bại Sự kiện lịch sử đáng nhớ của Quảng Trị xảy ra vào thời nhà Trần là năm 1306, vua Chăm Pa la Jaya Sinhavarman III (sử Việt chép là Chế Mân) đâng biểu cầu hôn lên vua Trần Anh Tông xin
cưới công chúa Huyền Trânvà dâng 2 châu Ơ và Ly (RÍ) làm vật sinh lễ Vua Trin bằng long ga công chúa Huyền Trân cho Chế Man và nhận hai châu Ô, Rí Năm
1309, nhà Trần đổi châu Ô thành Thuận Châu, châu Rí thành Hóa Châu Địa bàn
“Thuận Châu tương ứng với vùng đất từ sông Hiểu - Cửa Việt trở vào phía Nam
Quảng Trị ngày nay, trong đó có các huyện Hải Lăng, Triệu Phong, thị xã Quảng
“Trị và một phẩn đất thành phổ Đông Hà hiện nay
“rong hơn 300 năm giằng co của cuộc chiến tranh biên giới Chăm-Việt, người
dan Quang Tri đã đỗ mồ hôi và máu sống chết ở vùng đất này, chính những điều đó
đã làm tỉnh thần tương trợ của cộng đồng làng xã bằn chặt hơn khi sống trong vùng
đất mới đầy biến động khổ đau và anh hùng của các cuộc chiến tranh
Sau năm 1558, khi Nguyễn Hồng được vuaLê Anh Tơng sai vào trấn thủ Thuận Hóa, đóng đỉnh Cát ở Ái Từ, các chúa Nguyễn đã áp dụng những chính sách di dân cũng như cho phép người nước ngoài nhập cư vào đảng Trong, đặc biệt
là người Hoa, nhằm làm tăng nhanh dân số cũng như tiềm lực kinh tế để làm cơ sở
tranh hùng với các chúa Trịnh ở đàng ngoải
Năm 1802 Gia Long lên ngôi, đã đặt lại Cựu dinh thành đỉnh Quảng Trị, bao gồm các huyện Hải Lãng, Đăng Xương (tên cũ là Vũ Xương), Minh Linh và đạo Cam Lộ Năm 1806, Quảng Trị trở thành đỉnh trực lệ kinh sư Huế Năm 1822, đặt châu Hướng Hóa lệ thuộc đạo Cam Lộ Đến năm 1827, dịnh Quảng Trị nâng lên
thành trấn Quảng Trị Năm 1832, trấn Quảng Trị đổi thành tỉnh Quảng Trị Năm
1853, tinh Quảng Trị hợp nhất với phủ Thừa Thiên thành đạo Quảng Trị Tới năm
1876, tỉnh Quảng Trị được tái lập [S5]
Dưới thời nhà Ngyễn, vùng đất Quảng Trị đã diễn ra các cuộc đấu tranh:
Trang 31
theo Trà Xuy, cuộc đẹp loan trudng nhà Hỗ Tỉnh hình xã hội Quảng Trị dưới thời các chúa Nguyễn đầy mâu thuẫn và nhiều biển động [23]
Dưới Thời Pháp,vùng đất Quảng Trị đã trải qua các phong trào đấu tranh mạnh mẽ như: phong trào Văn Thân, Tân Sở, Cần Vương, cuộc vận động Duy Tân và phong trào chống thuế (1904-1908), cuộc đấu tranh phá ngục Lao Bảo năm 1915, Cuộc vận động tham gia khởi nghĩa của vua Duy Tân năm 1916, cuộc chiến
đấu của Côn Púa và nghĩa binh dân tộc ở Hướng Hoá, phong trào dấu tranh giành
chính quyền (1930-1945), phong trio kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ (1945-1954)
Sau hiệp định Giơnevơ 1954, sông Bến Hải được chọn làm giới tuyến quân sự tam thời, tỉnh Quảng Trí tam thoi chia Kim hai vùng: Vùng bờ nam sông Bến Hai
là tính Quảng Trị, gồm các huyện: Hải Lãng, Triệu Phong, Cam Lộ, Gio Linh,
Hướng Hóa, xã Vĩnh Liêm và một phần của xã Vĩnh Sơn (Vĩnh Linh), thị xã Quảng
Trị, do chính quyền Việt Nam Cộng Hòa quản lý; hơn 3/4 địa bàn và dân cư của huyện Vĩnh Linh ở phía Bắc vĩ tuyến 17 (sông Bến Hải) do Nhà nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa quản lý, được thành lập đặc khu Đặc khu Vĩnh Linh tương đương đơn vị hành chính cấp tỉnh, trực thuộc trung ương[S5]
Sau 1975, Quảng trị cùng cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội Cuộc chiến tranh nghiệt ngã kéo dai 30 năm chống Pháp và Mỹ đã để lại cho nhân dân Quang Tri
những hậu quả vô cùng nặng nẻ, hơn 90% làng mạc bị tàn phá, cơ sở hạ tằng bị hủy hoại xuống cấp nghiêm trọng dân di tản trở về không có nhà cửa, lương thực, nông,
cụ sản xuất, ruộng đất hoang hoá, bom đạn khắp nơi và còn nhiều khó khăn khác “Trước tỉnh hình đó, Quảng Trị đã từng bước cải tạo và xây dựng nông thôn mới, khôi phục và phát triển nền công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải và thương nghiệp xã hội chủ nghĩa cùng với văn hoá xã hội và an ninh quốc phòng
Cho đến nay Quảng Trị ngày càng đổi mới, phát triển nền kinh tế ổn định toàn diện
gắn liền phát triển nén văn hoá-giáo dục, tình hình an ninh và quốc phòng được giữ vững, tổ chức xây dựng Đảng, chính quy
năng và thế mạnh của mình, truyền mặt trận và các đoàn thể nhân dân Với 1g lao dong cần củ, sáng tạo Quảng Trị
Trang 32
1.3.2 Đặc điểm kinh tế, văn hóa „ xã hội
a Đặc điểm kinh tế - xã hội
Sự phát triển về kinh tế xã hội Quảng Trị diễn ra trên tất cả các mặt như:
nông nghiệp, thủ công nghiệp và công nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, giao thông vận ti, phát triển nền kinh tế hàng hóa
K
đường sắt, đường bộ và đường thủy
iu hạ tằng: Quảng Trị có hệ thống giao thông khá thuận lợi bao gồm
Vé kinh tế ~ xã hội: Sau một quá trình khôi phục và phát triển, tình hình kinh
tế xã hội Quảng Trị đạt được một số thành tựu đáng kể Theo cục thống kê Quảng 'Trị năm 2014, tốc độ tăng trưởng kinh tế cả năm ước đạt 6,7%, GDP bình quân đầu
người đạt gần 30 triệu đồng Tình hình kinh tế xã hội đến tháng 5 năm 2017 về
trồng trọt Tổng sản lượng lương thực có hạt ước đạt 156349,6 tắn, chăn nuôi số lượng tăng Về lâm nghiệp, sản lượng gỗ khai thác ước đạt 42562 mỶ, tăng 4,89
“Tổng sản lượng thủy sản ước đạt 242,5 tắn, tăng 11,46% Sản xuất công nghiệp:
chỉ số sản xuất công nghiệp tăng khá cao Về thương mại và dịch vụ: tổng mức bán
lẻ hàng hóa và doanh thu dich vụ tiêu dùng ước đạt 9951 tỷ đồng, tăng 9,54% Hoạt đông vận tải ước tính đạt 107,4 tỷ đng Đời sống dân cư và các vẫn đề xã hội khác nhìn chung ổn định
b.Đặc điểm về văn hóa
Quang Tri là vùng đất có nền văn hóa khá phong phú, là một vùng đất có bề dày lịch sử, nới có những làn điệu dân ca độc đáo với nắng và gió Lào Trong chiến tranh ác liệt cho đến cuộc sống yên bình hàng ngày con người Quảng Trị luôn có
những nết tính cách đặc thù đáng quý: Kiên cường, bất khuất, dũng cảm, thông
minh cần củ, tự lực, tự cường sáng tạo trong sản xuất và xây dựng cuộc sống, có tâm hồn trong sáng, bình dị, khí khái, bộc trực, thẳng thắn và hết mực thủy chung
son sắt
Bên cạnh những dấu tích văn hóa thời tiền sử đến thời đại đỗ đá, kim khí,
văn hóa Quảng Trị còn mang nhiều dấu ấn của văn hóa Chăm Pa
Trang 33niệm: trong ăn uống: “ăn để sống chứ không phải sống để ăn”, ăn dưa cả, mắm, khô và uống nước chè xanh Trang phục rất đơn giản Tổ chức làng xóm và những mối quan hệ xã hội theo truyền thống, hệ thống lễ hội và phong tục tập quán khá phong phú Lễ thức và phong tục ở Quảng Trị có nhiều nét tương đồng với các tỉnh
khác, tuy nhiên có những nét khu biệt của một vùng đất đầy khó khăn Nói chung,
các lễ hội ở Quảng Trị về cơ bản là những hội mùa của cư dân nông nghiệp trồng
lúa nước với những ảnh hưởng của văn hoá Hán tiếp thu đã từ lâu Cùng thuộc vùng văn hoá Thuận Hoá, các tập tục tang ma, cưới hỏi, giữ tiết đều theo thói quen của dân bản địa và của dân nhập cư, cộng thêm ảnh hưởng khá sâu của nền văn hoá
Hán Có những bước phát triển trong kiến trúc nhà ở, đền chùa, lăng mô, hội họa,
điều khắc Trong cuộc sống khốn khó, gian khổ, song lĩnh vực sinh hoat tinh thin,
âm nhạc dân gian vẫn giữ một vai trò cần thiết Khắp nơi đều vang vọng các lăn
điệu âm nhạc dân gian với các nhạc khí cổ truyén trong các địp hội hè, đình đám Với những con người bình dị nhưng lúc nào cũng say mê với âm nhạc dân gian
truyền thống
1.3.3 Khái quát nghề biển ở Quảng Trị
'Vùng biển Quảng Trị có 4 huyện, thị trắn chạy dọc bờ biển gồm: Vĩnh Linh,
Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng Cả tỉnh có 141 đơn vị hành chính cấp xã , gồm
117 xa, 13 phường và 11 thị trấn trong đó có 16 xã, tiếp giáp với biển Duong bir
biển có chiều dài 75 km với 2 cửa lạch quan trọng là Cửa Việt và Cửa Tùng
'Vùng lãnh hải đặc quyền kinh tế rộng trên 8.400 km2, ngư trường đánh bắt
rong lớn, khá giàu hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, mực nang, cua, hải sim, tio và một số loi cá, san hô quý hiếm Trữ lượng hải sản vùng biển tỉnh
Quang Tri có khoảng 60.000 tấn Khả năng khai thác hàng năm khoảng 17.000 tắn
Diện tích vùng bãi bồi ven sông trên 4.000 ha, đặc biệt vùng ven biển có khoảng
1.000 ha mặt nước và một số điện tích đắt bị nhiễm mặn, đất cát có khả năng
chuyên đổi để phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản các loại
Địa hình ven biển chủ yếu là các cồn cát, đụn cát phân bố doc ven biễn Địa
Trang 34địa hình phân hóa thành các bổn trững cục bộ dễ bị ngập ting khi có mưa lớn hoặc
một số khu vực chỉ là các cồn cát khô hạn, sản xuất chưa thuận lợi, lảm cho đời
sống dân cư thiếu ổn định
Nhìn chung với địa hình đa dạng, phân hoá thành các tiểu khu vực, nhiều ving sinh thái khác nhau tạo cho Quảng Trị có thể phát triển toàn điện các ngành
kinh tế, đặc biệt phát triển kinh tế vùng biển ngày cảng được chú trọng quan tâm và
dải cũng với nó và giữ gìn an ninh quốc phòng
Cách đất liễn 28 hai ly la dao Cdn Cỏ có vị trí quan trọng về kinh tế và quốc
phòng, hiện đang xây dựng cảng cá và khu dịch vụ hậu cần nghẻ cá Cồn Cỏ để phục
vu cho tau thuyền trong tỉnh và các tỉnh trong vùng Ven biển có một số vũng kín
gió, thuận lợi cho phát tiển cảng, xây dựng các nhà máy đóng tàu, sửa chữa tàu biển và xây dựng các khu neo đậu tàu thuyền như khu vực Cửa Việt, Cửa Tủng
Dọc bờ biển Quảng Trị có nhiều bãi tắm, cảnh quan đẹp, có thể đưa vào khai thác du lịch như bãi tắm Cửa Việt, Cửa Tùng, Mỹ Thuỷ, Triệu Lăng
Với tiềm năng tài nguyên biển, đảo đa dạng, Quảng Trị có điều kiện đây
mạnh phát triển tổng hợp kỉnh tế biển như đánh bắt và nuôi
rồng (hủy hải sản, dịch vụ hậu cần nghề cá, cảng hàng hóa và vận tải biển, du lịch sinh thái biển, đảo Trên
cơ sở phát triển hài hòa các ngành kinh tế biển trong sự gắn kết chặt chẽ với định hướng phát triển chung của vùng và cả nước, gắn kết với phát triển hành lang kinh tế Đông - Tây nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng về biển, đảo (theo UBND tỉnh
Quang Trị)
'Về phương tiện và hoạt động đánh bắt của nghề cá đã có nhiều thay đổi theo
hướng phát triển hơn Công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển mạnh đã
có nhiều công cụ, phương tiện như tàu, thuyền đã được trang bị các thiết bị hiện đại, khai thác tại các vùng biển ngoài khơi dài ngày, năng suất cao, trở thành nguồn thu
nhập chính cho ngư dân, đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương
Bên cạnh nghề cá, cư dân biển Quảng Trị còn có các làng nghề làm mắm nổi
tiếng như làng nghề nước mắm truyền thống Mỹ Thủy, xã Hải An, huyện Hải Lăng,
Trang 35
mắm truyền thống thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh, các làng nghề hấp sấy cá khô như Tân Xuân, Xuân Tiến, làng nghề hắp sấy cá khu phố 3, khu phố 2 thị trắn Cửa Việt, làng nghề hấp sấy cá Xuân Lộc, Xuân Ngọc huyện Gio Linh Hiện nay, tuy các công cụ, phương tiện khai thác còn thô sơ, thiên nhiên khắc nghiệt không én định và tác động của nền kinh tế thị trường nhưng các làng nghề vẫn phát triển
mạnh
a Nghề đánh cá "Nghề lưới:
*Nghề lưới vây: Nghề lưới vây hay còn gọi là vây rút, là một trong những
ngư cụ khai thác chính của ngư dân Quảng Trỉ, chuyên khai thác tôm, cá theo đàn số lượng lớn Lưới được đánh bắt theo nguyên lý, thả lưới theo vòng tròn trên mặt
nước đến độ sâu nhất định, lọc nướcbất cá Tây thuộc vào loại cá, vị trí khai thác,
cấu tạo và cơ giới kéo lưới mà có nhiều loại lươi vây rút khác nhau: Lưới vây rút cá aụe, lưới vây rút cá cơm, lưới rùng, lưới vây cá ngừ, các loại lưới này được dùng
chủ yếu để đánh bắt các loại cá di theo đàn Lưới vây rút được đan hoặc được ráp từ những tắm lưới đệt sẵn, ghép các phần lưới với nhau, lắp dải lưới hẹp dọc theo
giềng phao, giềng chi, giéng biên, đánh bắt theo nguyên lý lọc nước bắt cá, bắt cá
đàn hoặc kết cụm thành đàn thông qua giểng rút chì để chặn cá thoát xuống phía dưới, có thể đánh bắt bằng 1 tàu hoặc 2 tàu, đánh bắt bởi 1 tàu lưới vây có cánh không đối xứng, còn đánh 2 tàu thì áp dụng lưới vây đối xứng Do đặc điểm ngư: trường vùng biển Quảng Trị khá sâu, nguồn lợi cá nổi phong phú nên nghề lưới vây
khá phát triển Ngư trường hoạt động của nghÈ lưới vây khá sâu rộng
* Nghề lưới rê: Lưới rê là loại ngư cụ hoạt động đánh bắt gần bờ và xa bờ, lưới trôi theo dòng chảy hoặc được thả chắn ngang đường đi của cá và một số loài thủy sản khác, khi gặp lưới chúng mắc phải mắt lưới hoặc quấn vào lưới Lưới rê có thể đánh bắt được ở nhiều tầng nước khác nhau như tằng nỗi, tằng giữa và cả
tang day, Đối tượng khai thác chính của nghề lưới rẻ là các loại cá, cua ghe, mực
nang, một số lồi tơm Tủy theo đối tượng khai thác mà cầu tạo và kích thước của
Trang 36
lưới rẻ tự động chìm nỗi, lưới rẻ nỗi, lưới rẻ đáy, lưới rẻ một lớp, lưới rẻ nhiễu lớp,
lưới rê nhiều tằng Nghề lưới rê đánh bắt các loại cá có giá trị kinh tế cao, thời gian đi biển ngắn, nhu cầu lao động ít tạo nên những lợi thể của việc khai thác, đánh bắt hải sản, so với các nghề đánh bắt khác thì lưới rẽ vẫn cho hiệu quả, sản phẩm chủ yếu của nghề lưới rê là cá thu, cá ngừ, cá cờ, cá ngờng Nghề lưới rề có thể hoạt
động quanh năm, trong đó mùa chính bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 5 âm lịch
* Nghề lưới rập: Lưới rập là hình thức khai thác thủy sản bằng rập, đây là
ài thủy sản phải chui ch thước nhỏ, các loại ngư cụ áp dụng phương thức lợi dụng dòng chảy để các |
vào rập Đối tượng đánh bắt bao gồm cả những loài thủy sản có
loài thủy sản phải "chui" vào và không ra được, nghề rập chủ yếu khai thác ven bờ với các loại tau thuyén nhỏ Lưới rập ding đánh bắt các loài đặc sản biễn như cua
đá, cua biển, ghẹ và nghêu, sò nhất là để bắt ghẹ Rập ghẹ hình trụ vả hình hộp
chữ nhật dài khoảng 40 em, ngang 30 em, sườn làm bằng sắt, bên ngoài phủ lớp
lưới dày Hai đầu rập là hai miệng hom cũng bằng lưới, ghẹ và cua đá có thể chui
vào dễ dàng để ăn mỗi nhưng không thể nảo ra được Mỗi chiếc rập đều được cột vào đầu một sợi đây dài, đầu còn lại buộc vào một miếng phao nồi trên mặt nước
Ngư dân thường đi đặt rập vào đầu buổi tối, đến sáng thì ra kéo lên
* Nghề lưới kéo: Lưới kéo là một trong những ngư cụ quan trọng nhất trong,
thai thác hải sản, có thể đánh bắt ở mọi vùng nước, tầng nước, chuyên đánh
bắt các loài cá sống ở tằng đáy hoặc gần tằng đáy, đối tượng đánh bắt đa dạng và
thường đạt hiệu quả cao Lưới có dạng như một cái túi được kéo trong nước nhờ sức
kéo của tàu thuyền thông qua hệ thống dây cáp kéo Lưới kéo sử dụng để khai thác hải sản rất đa dạng như lưới kéo tôm,lưới kéo cá, lưới kéo tằng giữa, lưới kéo tằng
đáy, lưới kéo đơn, lưới kéo đôi Lưới kéo được dan bằng sợi cước
*Nghề lưới ghẹ: Là lưới thả sát đáy, mỗi gia đình thường sắm hàng chục tay lưới, hàng ngày ra xa bờ từ 5 - 10 cây số để thả từ sáng sớm cho đến xế chiều thì
cuốn lưới, hoặc thả lưới từ chiều tối hôm trước và kéo lưới lên từ sáng ngày hôm
sau Không như một số hình thức đánh bắt hải sản khác ở trên biển, nghề lưới ghe
Trang 37những lúc biển động mạnh, sóng quá to Đề đánh bắt ghẹ, ngư dân vùng biển bãi ngang (khu vực biển không có cửa neo đậu tàu thuyền) dùng lưới dé thả Lưới đánh bắt ghẹ có mắt to từ 3-4 ngón tay người lớn, với chiều rộng khoảng 2,5m và dài khoảng S0m/tắm Đánh bắt ghẹ gần bờ, chỉ cách bờ khoảng 6 hải lý nên phương tiên ngư dân sử dụng chỉ là thuyền thúng chèo tay, hoặc gắn máy nhỏ
Nghề câu
Nghề câu sử dụng ngư cụ đơn giản, thường khai thúc các loài cả có giá bị
kinh tế cao Để câu được cá cần có ống câu, dây câu, lười câu, chỉ, mỗi câu, cần
câu Một số nghề câu chính như: câu tay, câu cẳn, câu chạy Khi tới ngư trường
đánh bắt cần chuẩn bị Sng câu, dây câu, mỗi câu, các trang thiết bị khác để câu Đối tường khai thác chính của ngh câu tay chủ yêu lä các đối tượng sống ở vùng rạn
đã, gồ nỗi có giá trị kinh tế cao như cá đồng, Đối với câu cn, dùng cần câu làm
bằng cảnh tre nhỏ, thẳng, dài, dùng mỗi thật như mỗi mực, mỗi cá còn mỗi giả
được làm bằng kim tuyến với nhiều màu sắc đã buộc vào lưỡi câu Đối với câu chạy, tàu thuyền dắt đường dây câu, trên đường dây mắc lười câu có mỗi giả Khi ién dudi theo bat m¢ tàu thuyền chạy, cá thấy mùi chit yéu là cá thu, cá ngữ, cá cỡ *Câu thả: Thả dây câu và lười câu, khi thả một người mắc mỗi, một người
thả lưỡi và dây câu xuống nước
*Câu rê: Để thuyền trôi tự do và câu Thường câu những loại cá như cá
ngờng, cá đồng thùa
*Câu ngâm: Ngư dân thường thả câu sau đó ngâm khoảng một thời gian dải
*Câu kiều: Là một ngư cụ dùng đề đánh bắt cá Cau kiều có hình dạng cũng, giống như một tắm mành trúc treo cửa, đầu là một thanh mỏ o dải khoảng hai gang tay nằm ngang, dọc thanh mò o được đục lỗ để mắc nhiều lưỡi câu, mỗi lưỡi câu
được nối với các phao bằng xốp thông qua các sợi cước Khi thả câu kiểu thì tùy
vào vũng nước nông hay sâu mà người thả buộc thêm vào lưới một sợi đây thả
xuống biển cho tới khi các lưỡi câu chạm đáy
Trang 38
*Câu giàn: Dũng một đây câu có nhiều lưỡi câu, một giản dài có khi cả ngàn mứt, tối thiểu vài trăm mét
*Câu rường: giống câu giàn, có nhiễu lưỡi câu chum lai thành chùm, một
đầu cột phao, một đầu cột chì (giúp câu chìm xuống) Khi chì đã chạm đáy biển,
theo con nước chảy mỗi câu sẽ trôi theo khoảng cách từ mặt đáy lên khoảng 6cm
đến dưới 10cm căng thành một tuyến dài Khi cá đã cắn câu hoặc cá lớn cắn câu,
ngư dân vờn với cá, khi cá ra xã (hì buông đây, néu cá chạy về phia thuyền thì cuốn
day lam cho day không bị chủng, dến khi cá đuổi sức thì dùng câu mượn móc cá
đưa lên thuyền
*Câu mượn: là loại câu khi mà câu được cá to kéo đến gân thuyền, họ dùng câu mượn để móc cá lên
*Nghề câu mực:Dụng cụ câu mực gồm có một cái vợt, đèn măng sông, cần câu đài và cuộn đây câu, con tôm giả đẩy màu sắc làm bằng chỉ hoặc nhựa phản quang, có gắn chùm móc câu phía dưới Thân rường được quấn giấy kim tuyến
xanh, đỏ, tím, vàng để dễ bắt ánh sáng đèn và dụ mực đến Lười câu còn gọi là thặc
gắn thành chùm, trên thặc có kim tuyến nhiều màu sắc lắp lánh Ngoài ra còn sử
dụng ánh sáng đèn để dụ mực tới Câu mực vào ban đêm, thường vào tháng 3 đến tháng 8
Nghề xăm
Là nghề đánh bắt cá ở ven bờ, chủ yếu các loại cá nhỏ như cá cơm, cá duội,
cá mờm, cá ngần, mực sim, ruốc Nghề xăm tổ chức thành đội, chia làm hai tuyến,
mỗi tuyến khoảng 15 người, một tuyến trên bờ kéo thụt lùi bằng dây vòong kết nối vào dây thừng, một tuyển ngoài biển, khi tuyến ngoài biển thả xăm thì tuyến ở trên bờ kéo xăm bằng dây, khi gần đến bờ thì thu xăm
b Nghề sẵn xuất nước mắm
Nghề sản xuất nước mắm truyền thống ở Quảng Trị phát triển én định mang
lại nhiều hiệu quả kinh tế, là ngành nghề đã được phát triển từ lâu Với nguồn hải
Trang 39bắt quanh năm trong đó tập trung mùa vụ khoảng tháng 2 đến tháng 8 với các loại cá chủ yếu như cá cơm, cá duội, cá nục, cá thu tươi đây là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho nghề sản xuất nước mắm ở Quảng Trị Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, việc chế biến món ăn không thẻ thiểu nước mắm, với một tỉnh nhỏ như Quang Trị nhưng có đến 16 xã tiếp giáp với biển, việc đánh bắt hải sản trở thành nguồn kinh tế chính, cùng với nó là việc cung cấp nguồn nguyên liệu cho nghề nước
mắm phát triển Để làm ra những chai nước mắm chất lượng cao nguyên liệu phải
tươi và quy trình chế biến phái rất nghiêm ngặt, tuân thủ tuyệt đối vệ sinh an toàn
thực phẩm Cá cơm tươi được mua từ tàu ngay khi vừa mới cập bờ, được phân loại,
tửa sạch, trộn đều với muối sạch, phải là muối cũ theo đúng tỷ lệ rồi cho vào bể chứa, đối với cá nhỏ như cá đuội, cá me, cá cơm thì tỷ lệ cá- muổi là 4- Ikg, đổi với
cá lớn như cá trích, cá nục thì tỷ lệ này sẽ là 3-1kg Muỗi cá là khâu rất quan trong,
quyết định tới chất lượng nước mắm Tỷ lệ cá - muối trộn với nhau phải đều, không
mặn quá hay nhạt quá Quá mặn thì cá sẽ chậm thủy phân, làm ra nước mắm sẽ kém
vị ngọt, ngược lại nếu quá nhạt thì đễ bị hỏng Sau khi muối cá hoàn thành sẽ được cho vào thùng chứa như lu, bể Trên mặt rắc một lớp muối dày, thường gọi là muối
mặt, sau đó bắt đầu gai nén vừa giữ cá mau chín vừa đảm bảo vệ sinh Dùng các thanh gỗ, đá chèn lên mặt lu làm cho khối cá chìm dưới nước muối, kích thích sự
lên men mau chín cá Thông thường cá được muối trong vòng 6 tháng đến một năm mới thành chợp Trong thời gian đó, phải theo dõi sát sao, đảm bảo phơi nắng đều Cul hành vào ban đêm hoặc sáng sớm để Với phương pháp chiết xuất nước mắm gia truyền, cùng là khâu rút nước mắm được đảm bảo vệ sinh va độ tỉnh khi nước mắm ở Quảng Trị có vị riêng, đậm đà của muối bi bì đôi hỏi phải chịu thương chịu khó và yêu nghề mới làm nên những sản phẩm mắm vị thanh, ngọt của cá tươi Nghề nước mắm ở Quảng trị là nghề hoàn toàn làm bằng thủ công, vì vậy
hài lòng nhiều người Quảng Trị đã có nhiều làng nghề nước mắm truyền thống như
làng nghề nước mắm truyền thông Mỹ Thủy xã Hải An, huyện Hải Lăng, làng nghề
nước mắm truyền thống Gia Đằng huyện Triệu Phong, làng nghề nước mắm truyền
Trang 40tỉnh như: co sở nước mắm Việt Hà, cơ sở nước mắm Thanh Thủy, cơ sở nước mắm Ý Mừng, cơ sở nước mắm Long Hải, Hoa Phụng và còn nhiều cơ sở sản xuất nước mắm cũng như làng nghề nước mắm khác trên địa bàn
Nghề sản xuất nước mắm trên địa bản tỉnh Quảng Trị tuy vẫn còn ở cấp độ nhỏ lẽ, chưa cung cấp đủ cho thị trường, chưa được đầu tư mạnh vẻ vốn và kỷ thuật, cần được quan tâm nhiều hơn nữa đẻ vươn ra các thị trường lớn hơn nhằm tăng
nguồn thu nhập và tạo thêm việc làm cho bà con ngư dân Mặc dầu vậy nghề sản
xuất nước mắm vẫn ngày cảng được nâng cao, mang lại nhiễu lợi ích về kinh tế cho người dân
c Nghề hấp sắy cá khô
Nghề hấp sấy cá khô phát triển mạnh ở vùng thị trấn Cửa Việt khoảng vải
năm trở lại đây có nhiều đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế- xã hội địa
phương Nguyên liệu chính của các lò hấp là các loại cá tầng nỗi như cá nục, cá cơm, cá duội Quảng Trị có thời tiết là nắng gió rất đặc trưng với gió lào và nắng gắt, người dân đã biết lợi dụng thời tiết này để làm nghề hấp cá Với quy trình công
nghệ truyền thống, từ cách sơ chế đến thành phẩm được phơi nắng gió nên hương vị riêng của cá hấp khô Cửa Việt rất được thị trường ưa chuộng Nghề hấp sắy cá
khô phát triển kéo theo một loạt nghề khác cùng phát triển như nghề buôn bán
muối, chất đốt, làm thợ mộc, đóng tàu đi biển khai thác cá Cá dùng để hấp sắy phải tươi thì mới ngon Hiệu quả kinh tế của nghề hấp sấy cá khô mang lại đã làm xuất hiện ngày càng nhiều lò hấp cá Có nhiều làng nghề hấp sấy cá khô như Tân , khu phố 2 thị trắn Cửa Việt, làng
Xuân, Xuân Tiến, làng nghề hắp sắy cá khu p†
nghẻ hấp sáy cá Xuân Lộc, Xuân Ngọc huyện Gio Linh Nghề hắp say cá xuất khâu đã mang đến sự đổi thay cho cuộc sống của người dân nơi đây
1.3.4 Kết quả thu thập và phân loại
Để có cơ sở cho việc triển khai luận văn, chúng tôi đã lựa chọn khảo sát thực
địa tại các địa bin có nghề biển của 4 huyện gồm 16 xã, thị trấn: Hải An, Hải Khê,