1.2 Nguồn gốc - Hải sâm Nhật từng được nuôi ở Nhật Bản vào thế kỷ thứ 8 và ở Trung Quốc vào thế kỷ 16 Trung Quốc xem hải sâm là một loại thuốc bổ chứ không phải hải sản.. Tuy nhiên, cùn
Trang 1Kỹ thuật nuôi Hải Sâm
Trang 2I Tổng quan
1.1 Tên gọi
Hải sâm có tên khoa học: Stichopus japonicus Sel, Hải sâm Nhật (Tiếng Việt), Japanese sea cucumber (Tiếng Anh), Bèchede- mer japonaise (Tiếng Pháp), Cohombro de mar japonés (Tiếng Tây Ban Nha)
1.2 Nguồn gốc
- Hải sâm Nhật từng được nuôi ở Nhật Bản vào thế kỷ thứ 8 và ở Trung Quốc vào thế kỷ 16 (Trung Quốc xem hải sâm là một loại thuốc bổ chứ không phải hải sản) Sản lượng khai thác tự nhiên đạt đỉnh điểm vào năm
1968 ở Nhật Bản và Hàn Quốc với sản lượng lên đến 14.300 tấn Những năm sau đó, sản lượng khai thác giảm dần và chỉ còn khoảng 7.655 tấn vào năm 1992 Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của Trung Quốc – thị trường tiêu dùng lớn nhất đối với loài hải sâm này – tổng sản lượng khai thác ở cả hai nước nói trên đã tăng trở lại, đạt 11.958 tấn vào năm 2006 Tuy không có
số liệu chính thức của FAO về sản lượng khai thác ở Trung Quốc nhưng ước tính đã có khoảng 436 tấn hải sâm được khai thác vào năm 2002
- Việc sản xuất giống nhân tạo hải sâm bắt đầu vào những năm 1950 và phát triển mạnh trong những năm 1980 ở Trung Quốc Năm 2004, sản lượng
Trang 3giống đạt khoảng 1 – 2 tỷ con, năm 2008 sản lượng thu hoạch đạt đến
92.567 tấn Nhật Bản cũng sản xuất giống với sản lượng khoảng 3,5 triệu con vào năm 2008
1.3 Môi trường sống và đặc điểm sinh học
- Hải sâm Nhật có kích thước lớn (chiều dài 20 – 30cm) Có khoảng 20 xúc
tu Dưới mặt bụng có 3 hàng chân ống dày đặc Dọc theo sống lưng và hai bên thân có 6 hàng gai nhỏ và cao Thường có 3 màu, trong đó loài màu đỏ được cho là con lai giữa loài màu xanh lá cây và loài màu đen
- Hải sâm thường sinh sản vào mùa xuân (tháng 3) ở phía nam Nhật Bản và mùa hè (tháng 7) ở phía bắc, khi nhiệt độ nước đạt khoảng 13 – 22 độ C Ấu trùng hải sâm (giai đoạn auricularia) ăn thực vật phù du trong 8 – 12 ngày sau khi nở, phát triển đến kích thước khoảng 1mm Sau đó, chúng tự thu nhỏ còn 400 – 500μm và biến hình sang giai đoạn doliolaria Ấu trùng doliolaria biến đổi nhanh chóng sang giai đoạn pentactula (khoảng 1 ngày) và sau đó mới sẵn sàng để nuôi thương phẩm
II Quy trình sản xuất giống
2.1 Khai thác con giống tự nhiên
Thu gom giống tự nhiên trong mùa sinh sản hải sâm bằng cách sử dụng các túi polyethylene bọc các vỏ sò/điệp cùng với màng túi tạo thành chỗ trú ẩn nhân tạo cho ấu trùng Cố định toàn bộ trên biển bằng dây thừng Số lượng con giống thu được hằng năm rất không ổn định, vì thế, ngày nay việc sản xuất giống nhân tạo trở nên phổ biến hơn
2.2 Sản xuất giống hải sâm nhân tạo
- Phần lớn hải sâm bố mẹ được khai thác từ tự nhiên Bắt những con hải sâm
Trang 4trưởng thành trong mùa sinh sản và cho giao phối ngay Cũng có thể nuôi vỗ hải sâm bố mẹ trong vài tháng với mật độ 10 – 25 con/m3 và cho ăn bột tảo nâu Xác định thành thục sinh dục theo đường kính trứng (>10 μm) và sự hình thành tinh trùng trong cơ quan sinh dục
- Ở Nhật Bản, thu giao tử bằng cách kích thích nhiệt Nhốt hải sâm bố mẹ trong bể chứa 15 lít hoặc từ 20 – 30 con trong bể 100 lít với nhiệt độ nước cao hơn nhiệt độ môi trường khoảng 5 độ C
- Trứng được thụ tinh trong vòng 2 giờ Mật độ phù hợp với tinh trùng và trứng là 10.000 tinh trùng/10 trứng trong 1 mililít Rửa sạch trứng đã thụ tinh để loại bỏ tinh trùng dư thừa và ấp nở trong khoảng 18 giờ mà không sục khí Các ấu trùng mới nở bơi lên trên bề mặt và sẽ được chuyển sang bể ương ấu trùng với mật độ 1 – 2 con/ml, cho ăn vi tảo (Chaetoceros gracilis) với lượng 10.000 tế bào/ấu trùng.ngày cho đến khi chúng đã sẵn sàng để thu gom sang bước kế tiếp
- Ở Trung Quốc, hải sâm bố mẹ được giữ trong bể sinh sản lớn với mật độ khoảng 30 con/m3 và nhiệt độ được tăng lên đến 19 độ C, với tốc độ trung bình tăng 1 độ C/ngày Sau từ 7 – 10 ngày, hải sâm bố mẹ sẽ đẻ trứng vào ban đêm Trứng sau đó được rửa sạch bằng cách thoát nước và thay rửa cẩn thận Ấu trùng nở ra được chuyển sang bể ương với mật độ khoảng 300 con/lít
- Sử dụng tảo Dunaliella sp và một số tảo cát để ương ấu trùng Nhiệt độ tối
ưu để ương ấu trùng là 18 – 22 độ C Thu gom những ấu trùng phát triển đầy
đủ bằng các tấm PVC lượn sóng hoặc các màn có khung làm bằng
polyethylene hoặc polypropylene Chúng sẽ dính chặt vào các tấm này và
Trang 5được cho ăn tảo cát tự nhiên hoặc bột tảo Undaria pinnatifida tại Nhật Bản hoặc Sargussum thunbergii tại Trung Quốc
- Tốc độ tăng trưởng của ấu trùng phụ thuộc vào mật độ nuôi Ở mật độ 10.000 – 20.000 con/m3 phải mất 2 – 3 tháng để đạt được kích thước 5 – 10
mm Tại Nhật Bản, khẩu phần ăn cho ấu trùng được tăng dần theo mức độ tăng trưởng
- Ở Trung Quốc, ấu trùng thường xuyên được san ra trên các tấm nhằm hạn chế tỷ lệ chết do mật độ nuôi cao, đồng thời liên tục phân theo kích cỡ, vì chúng có tốc độ tăng trưởng khác nhau Ấu trùng trong trại sản xuất của Trung Quốc tăng trưởng nhanh hơn ở Nhật Bản: trong 2 tháng đầu có thể đạt đến chiều dài 1cm Ở Trung Quốc, mật độ nuôi với ấu trùng cỡ <0,13g là 5.000 – 10.000 con/m3, và cỡ <0,17g là 4.000 - 5.000/m3, cao hơn gấp rưỡi so với nuôi ở Nhật
- Ấu trùng đạt chiều dài 2 - 3cm sẽ được chuyển ra ao, lồng, bè hoặc nuôi thẳng trên biển Sản lượng giống hiện tại xấp xỉ 1 – 2 tỷ con/năm ở Trung Quốc và 3 – 6 triệu con/năm ở Nhật Bản
Trang 6- Ở Nhật Bản, ấu trùng sẽ được đưa thẳng đến các trại nuôi thương phẩm hoặc chuyển sang giai đoạn nuôi trung gian Giai đoạn trung gian sẽ tiếp tục nuôi từ mùa đông đến mùa xuân năm sau trong trại giống hoặc trong giai có mắt lưới 1 – 2mm treo cố định trên biển đến khi đạt kích cỡ 30mm Sau giai đoạn này mới đưa con giống ra biển để nuôi thương phẩm
III Kỹ thuật nuôi thương phẩm
3.1 Nuôi ao
- Ao nuôi hải sâm thường được xây dựng gần bờ biển Khi thủy triều lên, mở cống lấy nước biển cùng với thức ăn tự nhiên vào ao Khi thủy triều xuống, nước trong ao còn sâu khoảng 80 – 100 cm Ao nuôi kiểu này thường có diện tích từ 1 – 4ha, có thể sử dụng ao nuôi tôm cũ hoặc ao mới có đáy cát hoặc cát-bùn với đá san hô làm nơi trú ẩn cho hải sâm
- Nguồn nước phải sạch, không bị ô nhiễm, độ mặn 27 – 32 ‰ và nhiệt độ 0 – 30 độ C Thả giống với mật độ 30 – 100 con/m2, tùy theo kích thước cơ thể ban đầu của chúng Bảo đảm sục khí liên tục Con giống cỡ khoảng 6cm
Trang 7(10g) thả từ tháng 3 – 5 sẽ tăng lên đến 150g vào tháng 10 – 11 Nếu sử dụng con giống nhỏ dưới 1g (2cm) sẽ mất từ 15 – 18 tháng để đạt đến kích thước thương phẩm (150 – 200g) Lợi nhuận của loại hình nuôi này đạt từ 7.500 – 50.000 USD/ha Tại Đại Liên (Trung Quốc), ao sản xuất đạt năng suất từ 1.500 – 10.000 kg/ha
3.2 Nuôi lồng bè
Trong hình thức nuôi này, lồng được treo dưới bè gỗ hoặc đặt trực tiếp dưới đáy biển Cho hải sâm ăn rong nâu (Sargassum sp.) và các loại vi tảo khác
3.3 Nuôi trên biển
Những khu vực có rạn san hô cùng với hệ thực vật phong phú và đáy cát-bùn là những địa điểm lý tưởng để thả nuôi Mặc dù đã có nhiều thử nghiệm nhưng hiện các biện pháp nâng cao năng suất vẫn chưa thực sự đạt được hiệu quả ở Nhật Bản Trong khi đó, những thử nghiệm trong sản xuất giống
đã góp phần làm tăng đáng kể năng suất ở Trung Quốc