Chiến lược thương mại điện tử: Vì tương lai doanh nghiệp… pot

3 559 1
Chiến lược thương mại điện tử: Vì tương lai doanh nghiệp… pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chiến lược thương mại điện tử: tương lai doanh nghiệp… Ứng dụng thương mại điện tử (TMĐT) trong DN đang là xu hướng. Nhưng đó là nhu cầu khách quan hay chỉ là thời thượng? Trước khi quyết định nên hay không triển khai TMĐT, mỗi người phải trả lời được câu hỏi này. Ở một góc độ nhất định, TMĐT là ứng dụng CNTT-TT để tiến hành các hoạt động, giao dịch thương mại. Theo PGS-TS Minh, điểm mấu chốt của TMĐT là truyền và xử lý thông tin trong giao dịch kinh doanh. Thông tin là đặc tính của mọi đối tượng, mọi thực thể. Các đối tượng, thực thể trong TMĐT là DN, người tiêu dùng, các tổ chức nhà nước, xã hội, cùng vô vàn các định chế kinh tế - xã hội - luật pháp… Người ta tính rằng, cứ sau khoảng 2 năm, số lượng các website hiện diện trên mạng Internet cùng khối lượng thông tin trao đổi và lưu trữ trên mạng sẽ tăng lên gấp đôi (hệ quả của định luật Moore). Thông tin là một trong các đầu vào quan trọng bậc nhất khi xác định chiến lược và kế hoạch kinh doanh của DN. Việc tìm kiếm, thu nhận, xử lý thông tin không đúng có thể tác động lệch lạc đến định hướng chiến lược và gây tắc nghẽn kế hoạch kinh doanh. Tiêu chuẩn phổ biến! TMĐT (ở các hình thức và mức độ khác nhau) đã rất phổ biến trên thế giới. Ứng dụng TMĐT là việc phải làm khi các DN tham gia hợp tác kinh tế quốc tế, xuất nhập khẩu, hay muốn trở thành thành viên của các chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng quốc gia và toàn cầu. DN đáp ứng các yêu cầu về ứng dụng TMĐT (có năng lực TMĐT) sẽ có ưu thế để trở thành đối tác của các DN lớn. TMĐT giúp DN tiếp cận thị trường quốc gia và quốc tế với chi phí thấp, đặc biệt là chi phí tạo lập, xử lý, phân phối, bảo quản và hiển thị thông tin; chi phí xây dựng, duy trì và quản lý các cửa hàng vật lý, kho hàng; chi phí tồn kho; chi phí tác nghiệp. Ứng dụng TMĐT vừa là yêu cầu, vừa tạo điều kiện cho quá trình không ngừng tìm tòi, học tập, nâng cao tri thức trong đội ngũ lãnh đạo cũng như cán bộ nhân viên. Nó giúp hoàn thiện các kỹ năng công tác cũng như các chuẩn mực quan hệ mới, góp phần hình thành văn hóa DN theo hướng hiện đại và hội nhập. Hoạch định chiến lược Môi trường Việt Nam đã dần dần đảm bảo những điều kiện cơ bản để DN triển khai ứng dụng TMĐT ở nhiều mức độ và hình thức. Tuy nhiên, DN cần hoạch định chiến lược ứng dụng TMĐT. Theo diễn giải của PGS-TS Minh, chiến lược TMĐT đơn giản là kế hoạch và các sáng kiến của công ty nhằm đưa sản phẩm và dịch vụ của mình lên Internet. Việc hoạch định chiến lược được thực hiện trên cơ sở phân tích các yếu tố bên ngoài và bên trong đặc thù của mỗi công ty. Có thể tham khảo 3 mô hình sau: Công ty kinh doanh truyền thống: Tác nghiệp ngoại tuyến là chủ yếu. Chỉ cần có một website tính năng đơn giản để giới thiệu hàng hóa và dịch vụ của công ty. Công ty mong muốn triển khai hệ thống bán hàng B2C (DN - người dùng) đòi hỏi hệ thống TMĐT phức tạp đảm bảo quy trình: Giới thiệu, chào hàng, nhận, xử lý đơn hàng, thanh toán, thực hiện đơn hàng, dịch vụ hậu mãi. Công ty triển khai TMĐT B2B (DN-DN) ở mức độ cao thì hệ thống TMĐT càng phức tạp hơn để đáp ứng yêu cầu: Liên kết với các bạn hàng, chia sẻ thông tin; Phối hợp kế hoạch sản xuất, liên kết giữa các giao dịch bên ngoài với các hoạt động quản lý bên trong công ty; Mạng hóa các giao dịch nội bộ công ty . Chiến lược thương mại điện tử: Vì tương lai doanh nghiệp… Ứng dụng thương mại điện tử (TMĐT) trong DN đang là xu hướng định chiến lược và kế hoạch kinh doanh của DN. Việc tìm kiếm, thu nhận, xử lý thông tin không đúng có thể tác động lệch lạc đến định hướng chiến lược

Ngày đăng: 06/03/2014, 13:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan