Tập đoàn LINUX pot

3 143 0
Tập đoàn LINUX pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tập đoàn LINUX Cuộc đối đầu lên tới đỉnh điểm và cuối cùng, dưới sức ép của các lập trình viên, Torvalds đã phải nhượng bộ. Ông đã đồng ý thay đổi theo hướng tăng sự uỷ quyền và sử dụng phần mềm để tự động hoá một số công việc tạo mã. Khi phần mềm được chính thức sử dụng vào năm 2002, Torvalds đã có thể thực hiện công việc của mình nhanh gấp năm lần trước đó. Sự thoả hiệp này chỉ là một trong những thay đổi quan trọng trong cách thức mà Linux được tạo ra và phân phối trong vòng vài năm qua. Biến đổi theo hướng chuyên nghiệp Ngày nay, câu chuyện trên đây chỉ hoàn toàn mang tính lịch sử. Từ một nhóm ít được thế giới bên ngoài biết tới, vài năm trở lại đây, cộng đồng các lập trình viên Linux đã trở nên phát triển, được tổ chức tốt và hiệu quả hơn nhiều. Có thể nói rằng Linux đã trở nên chuyên nghiệp. Torvalds giờ đây đã có một đội ngũ chuyên gia, đa phần trong số họ được các công ty công nghệ trọng dụng cho việc giám sát phát triển các dự án có mức độ ưu tiên hàng đầu. Các tập đoàn khổng lồ như IBM, HP và Intel đang ủng hộ Torvalds với sự tập trung công nghệ, các cơ chế marketing hiệu quả và hàng ngàn lập trình viên chuyên nghiệp. Riêng IBM cũng đã có 600 lập trình viên dành riêng cho Linux so với con số vẻn vẹn hai người hồi năm 1999. Thậm chí tập đoàn này còn có một ban lãnh đạo được thành lập cho mục đích ưu tiên phát triển Linux. Kết quả chính là một Linux mạnh hơn. Phần mềm này đang thâm nhập vào mọi lĩnh vực, từ điện thoại di động của Motorola và các robot của Mitsubishi cho tới các máy chủ của eBay và các siêu máy tính tại NASA được sử dụng cho việc nghiên cứu giả lập tàu vũ trụ. Sự lớn mạnh của Linux đang khuấy động ngành công nghiệp công nghệ, thách thức vị thế số một vốn thuộc về Microsoft và tạo ra một mô hình mới cho việc sáng tạo ra các phần mềm. Trên thực tế, sở thích một thời của Torvalds nay đã phát triển thành một Tập đoàn Linux (Linux Inc.). Ông Mark Blowers, một chuyên gia phân tích tại nhóm nghiên cứu thị trường Butler Group, đánh giá: “Mọi người đã từng nghĩ rằng điều này sẽ không xảy ra. Có quá nhiều người và nhiều công ty khác nhau cùng quan tâm tới nó. Nhưng giờ đây, rõ ràng là Linux đã thành công”. Không chỉ bởi Linux Inc. không hoạt động giống một tập đoàn truyền thống. Nó không có trụ sở chính, không quan chức điều hành và không có các báo cáo tài chính hàng năm. Và nó không chỉ là một công ty duy nhất. Thực tế, nó là một liên doanh với nhân công từ hàng chục công ty khác, cùng với hàng ngàn cá nhân ở khắp nơi, cùng chung sức để phát triển Linux. Các công ty đều có đóng góp vào việc phát triển thông qua việc trả lương cho các lập trình viên và sau đó thu tiền từ việc bán ra các sản phẩm và cung cấp các dịch vụ chạy trên nền hệ điều hành Linux. Họ không thu tiền trực tiếp từ bản thân Linux, bởi theo quy định hợp tác, Linux được cung cấp cho mọi người miễn phí. Vậy làm cách nào các công ty thu được lời từ một phần mềm miễn phí? Có một vài cách thức khác nhau. Các nhà phân phối, trong đó có Red Hat và Novell, cung cấp Linux với các sách hướng dẫn hữu ích cho người dùng, các bản cập nhật thường xuyên, các dịch vụ khách hàng và thu khách hàng một khoản phí đăng ký hàng năm. Phí này giá trị từ 35 USD/năm (với các phiên bản Linux cơ bản dành cho máy để bàn) tới 1.500 USD (cho các phiên bản cao cấp của máy chủ). Red Hat, với khoảng 200 lập trình viên, đạt mức lợi nhuận 53 triệu USD trong năm tài chính 2004, tức là tăng gấp ba so với năm trước, trong khi doanh thu tăng 56%, đạt 195 triệu USD. Thế nhưng, con số này lại trở nên nhỏ bé trước thành công của các nhà sản xuất máy tính PC và máy chủ có cài đặt sẵn hệ điều hành Linux. IBM, HP và nhiều nhà sản xuất khác làm giàu từ việc cung cấp các máy tính mà không yêu cầu khách hàng phải trả tiền bản quyền hệ điều hành, mà nếu sử dụng các phiên bản Windows hoặc Unix, số tiền này có thể lên tới hàng ngàn USD. Với HP, sản lượng máy chủ chạy trên nền Linux bán ra đạt gần 3 tỷ USD trong năm ngoái, tăng gần gấp đôi so với ba năm trước đó. Trong cộng đồng Linux, lợi thế này lại được tăng cường bởi triết lý chia sẻ theo bản chất mã nguồn mở. Dick Porter, một lập trình viên tự do thường làm công việc của mình dưới tán cây tao tại khu vườn của mình ở xứ Wales lại cùng chung một đội ngũ với Jim Stallings, một cựu lính thuỷ hiện đang làm việc cho IBM. Điểm chung giữa họ là niềm say mê trong việc sáng tạo ra một Linux đa năng hơn và hoàn thiện hơn. Kết quả là hình thành một dạng văn hoá hợp tác giữa những nhân tài nhưng đồng thời mang tính chất của học thuyết tiến hoá Darwin. Mọi công ty hoặc cá nhân đều được tự do tham gia vào Linux Inc., và những người có đóng góp nhiều nhất sẽ có được uy tín và vai trò xứng đáng nhất. James F. Moore, một chuyên gia cao cấp của Trung tâm Internet và Xã hội Berkman thuộc Trường Luật Harvard nhận xét: “Linux đã trở thành hệ sinh thái doanh nghiệp tự nhiên đầu tiên”. . cho Linux so với con số vẻn vẹn hai người hồi năm 1999. Thậm chí tập đoàn này còn có một ban lãnh đạo được thành lập cho mục đích ưu tiên phát triển Linux. . thực tế, sở thích một thời của Torvalds nay đã phát triển thành một Tập đoàn Linux (Linux Inc.). Ông Mark Blowers, một chuyên gia phân tích tại nhóm nghiên

Ngày đăng: 06/03/2014, 12:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan