BÀI BÁO CÁO DỰ ÁN NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT QUAN ĐIỂM CỦA SINH VIÊN VỀ VIỆC THAM GIA CLB ĐỘI NHÓM MÔN THỐNG KÊ ỨNG DỤNG TRONG KINH TẾ VÀ KINH DOANH

29 7 0
BÀI BÁO CÁO DỰ ÁN NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT QUAN ĐIỂM CỦA SINH VIÊN  VỀ VIỆC THAM GIA CLB ĐỘI NHÓM MÔN THỐNG KÊ ỨNG DỤNG TRONG KINH TẾ VÀ KINH DOANH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC UEH KHOA TOÁN – THỐNG KÊ BÀI BÁO CÁO DỰ ÁN NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT QUAN ĐIỂM CỦA SINH VIÊN VỀ VIỆC THAM GIA CLB/ĐỘI/NHÓM MÔN: THỐNG KÊ ỨNG DỤNG TRONG KINH TẾ VÀ KINH DOANH Giảng viên : ThS.Hoàng Trọng Lớp HP: 22D1STA50800537 Nhóm sinh viên thực hiện: Dương Ngọc Sam - 31211026560 Văn Thị Thảo Nhi - 31211021157 Vũ Ngọc Phương Nhi - 31211026074 Lê Hoàng Bích Phượng - 31211027161 Lê Thị Như Ý - 31211021180 TP.Hồ Chí Minh, 29 tháng 04, năm 2022 1 TÓM TẮT BÁO CÁO DỰ ÁN THỐNG KÊ Thống kê từ lâu đã được xem là một môn học mang tính ứng dụng cao trong thực tiễn đời sống ở nhiều lĩnh vực Vì vậy, không chỉ dừng lại ở việc tiếp thu những lý thuyết từ bài giảng hay sách vở, nhóm chúng em đã cùng nhau thực hiện một dự án mang tên “Khảo sát quan điểm của sinh viên về việc tham gia CLB/đội/nhóm” Bằng cách áp dụng những kiến thức đã được học trong bộ môn “Thống kê trong kinh tế và kinh doanh” cũng như với những kỹ năng đã có, chúng em đã tiến hành khảo sát qua Google Forms với 150 sinh viên UEH Sau đó tiến hành các thống kê mô tả, phân tích để hiểu rõ hơn về quan điểm, suy nghĩ cũng như mong muốn của sinh viên về việc tham gia, không tham gia các CLB/đội/nhóm Ngoài ra, qua dự án lần này, chúng em có thể tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm hơn cho những lần thực hiện tiếp theo cũng như cho công việc trong tương lai DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 16 Thành viên Tỉ lệ % đóng góp Dương Ngọc Sam 100% Văn Thị Thảo Nhi 100% Vũ Ngọc Phương Nhi 100% Lê Hoàng Bích Phượng 100% Lê Thị Như Ý 100% 2 LỜI MỞ ĐẦU Với đa phần các bạn tân sinh viên vừa mới bước chân lên môi trường đại học, điều các bạn có thể quan tâm nhiều nhất chính là việc có nên hay không tham gia các CLB/Đội/Nhóm Tại UEH, vấn đề về việc có nên tham gia các CLB/đội/nhóm cũng luôn được các bạn sinh viên quan tâm, đặc biệt là đối với tân sinh viên Đối với môi trường năng động khác hẳn so với thời cấp 3, nhiều bạn sinh viên có xu hướng cởi mở hơn và mong muốn tìm một vị trí để phát triển bản thân cũng như có thêm cho mình nhiều kinh nghiệm tích lũy cho tương lai sau này Vậy nên việc tham gia CLB/đội/nhóm là sự lựa chọn đáng quan tâm Bên cạnh đó, một số bạn sinh viên khác sẽ lựa chọn không tham gia CLB/đội/nhóm mà thay vào đó lựa chọn thực hiện những công việc khác như đi làm thêm, đi tình nguyện hoặc đơn giản là các bạn không có ý định Việc tham gia hay không đều là những tùy chọn phụ thuộc vào suy nghĩ lẫn ý muốn của bản thân các bạn sinh viên Tuy vậy, khi tham gia, ngoài những mặt tích cực mà các bạn sinh viên có thể nhận đượ c, những mặt tiêu cực nhất định cũng khó thể tránh khỏi Lẽ đó, mỗi sinh viên đều có quan điểm riêng về vấn đề này Bài báo cáo dự án nghiên cứu này có mục đích tìm hiểu suy nghĩ của sinh viên về việc tham gia các CLB/đội/nhóm Từ đó giúp sinh viên có định hướng rõ ràng mục đích tham gia các CLB/đội/nhóm hơn 3 DANH MỤC BẢNG Bảng 1 Bảng thể hiện tần số nam, nữ thực hiện khảo sát Bảng 2 Bảng tần số thể hiện khóa học của sinh viên tham gia khảo sát Bảng 3 Bảng tần số thể hiện tỷ lệ tham gia CLB/ đội/ nhóm của sinh viên Bảng 4 Bảng thể hiện các loại câu lạc bộ/ đội/ nhóm sinh viên có định hướng tham gia Bảng 5 Bảng số liệu thể hiện hành vi của hành viên khi gặp áp lực trong việc tham gia CLB Bảng 6 Bảng thể hiện số liệu về kỹ năng mà sinh viên được trau dồi khi tham gia CLB Bảng 7 Bảng thể hiện mức đồ đồng ý của sinh viên về điều kiện để tham gia CLB Bảng 8 Các giá trị thống kê trong kiểm định giả thuyết của những điều kiện để tham gia CLB Bảng 9.Bảng thể hiện mức đồ đồng ý của sinh viên về Một CLB/Đội/Nhóm như thế nào thì nên tham gia Bảng 10 Các giá trị thống kê trong kiểm định giả thuyết của Một CLB/Đội/Nhóm như thế nào thì nên tham gia 4 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1 Biểu đồ biểu thị tỷ lệ phần trăm sinh viên các khóa tham gia khảo sát Biểu đồ 2 Tần suất phần trăm sinh viên tham gia các câu lạc bộ/ đội/ nhóm Biểu đồ 3 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ câu lạc bộ sinh viên có định hướng tham gia Biểu đồ 4 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ kỹ năng mà sinh viên cho rằng mình được trau dồi khi tham gia CLB/ đội/ nhóm Biểu đồ 5 Mức độ đồng ý về điều kiện để tham gia các CLB/Đội/Nhóm Biểu đồ 6 Mức độ đồng ý về Một CLB/Đội/Nhóm như thế nào thì nên tham gia 5 DANH MỤC HÌNH ẢNH 6 MỤC LỤC TÓM TẮT BÁO CÁO DỰ ÁN THỐNG KÊ 2 DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 16 2 LỜI MỞ ĐẦU 3 DANH MỤC BẢNG 4 DANH MỤC BIỂU ĐỒ 5 DANH MỤC HÌNH ẢNH .6 CHƯƠNG 1 – GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 7 1.1 Bối cảnh của đề tài nghiên cứu .7 1.2 Lý do chọn đề tài nghiên cứu 9 1.3 Mục tiêu của đề tài nghiên cứu .10 1.1.1 Mục tiêu chung 10 1.1.2 Mục tiêu cụ thể 10 1.4 Phạm vi và đối tượng khảo sát 10 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT, MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 11 2.1 Cơ sở lý thuyết 11 2.1.1 Định nghĩa về CLB/đội/nhóm .11 2.1.2 Lợi ích của việc tham gia CLB/đội/nhóm 11 2.1.3 Những điều cần chuẩn bị khi tham gia CLB/đội/nhóm .12 2.1.4 Các yếu tố của một CLB thu hút được nhiều sinh viên: 12 2.2 Mô hình nghiên cứu 13 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14 3.1 Mục tiêu dữ liệu 14 3.2 Cách tiếp cận dữ liệu 14 3.3 Kế hoạch phân tích 15 3.4 Độ tin vậy và độ giá trị .15 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THU THẬP VÀ NGHIÊN CỨU 16 4.1 Giới tính của bạn là gì? .16 4.2 Bạn là sinh viên khóa mấy? 16 4.3 Bạn đã tham gia CLB/ đội/ nhóm nào chưa ? 17 4.4 Bạn có định hướng tham gia CLB/Đội/Nhóm gì? ( Đối tượng được chọn 1 hoặc nhiều câu trả lời) 17 4.5 Nếu gặp áp lực trong khi tham gia CLB/ đội/ nhóm, bạn sẽ làm gì? 18 7 4.6 Theo bạn, việc tham gia vào CLB/ đội/ nhóm nói chung sẽ phát triển những kỹ năng gì? ( sinh viên có quyền chọn một hoặc nhiều câu trả lời ) 19 4.7 Các phát biểu về quan điểm của sinh viên về điều kiện để tham gia các CLB/ đội/ nhóm 20 4.8 Các phát biểu về quan điểm của sinh viên về một CLB/Đội/Nhóm như thế nào thì nên tham gia .22 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 24 5.1 Kết quả của nghiên cứu .24 5.2 Một số kiến nghị nhằm phát huy vai trò của CLB/đội/nhóm 25 5.3 Những mặt hạn chế của nghiên cứu: .26 TÀI LIỆU THAM KHẢO 26 PHỤ LỤC: BẢNG CÂU HỎI DÙNG TRONG CUỘC KHẢO SÁT “QUAN ĐIỂM CỦA SINH VIÊN VỀ VIỆC THAM GIA CLB/ĐỘI/NHÓM” 26 CHƯƠNG 1 – GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1 Bối cảnh của đề tài nghiên cứu Kết thúc quãng thời gian cấp 3, bước chân lên môi trường Đại học đầy lạ lẫm và mới mẻ, ắt hẳn các bạn sinh viên sẽ phải cần thời gian để có thể làm quen những điều mới Một trong số đó chính là CLB/đội/nhóm Và trong các trường Đại học, có rất nhiều các hoạt động câu lạc bộ cho sinh viên chọn lựa Thậm chí có những trường quy mô các CLB/đội/nhóm lên tới hàng chục Để bổ sung kiến thức chuyên ngành sinh viên có thể tham gia một CLB có liên quan đến lợi ích học tập Hoặc để thỏa mãn sở thích, niềm đam mê của bản thân, sinh viên cũng có thể chọn lựa các câu lạc bộ năng khiếu, nghệ thuật để thể hiện cũng như phát huy tài năng Qua đó vừa trau dồi năng lực bản thân, vừa tạo ra được những giá trị tích cực và có ích không chỉ riêng sinh viên mà còn cho CLB/đội/nhóm đã tham gia Việc tham gia CLB/đội/nhóm giúp sinh viên có thể củng cố, áp dụng những vấn đề trong học thuật đã học vào thực tiễn cuộc sống Đương nhiên, bên cạnh nhận được những lợi ích tích cực, không tránh khỏi việc tham gia cũng đem lại những mặt tiêu cực, vô hình chung áp lực lên chính những sinh viên tham gia Và nếu không biết cách giải quyết, vẫn loay hoay 8 trong mớ bồng bông đó, các bạn sinh viên sẽ dần đánh mất đi những suy nghĩ lúc ban đầu khi các bạn tham gia vào các CLB/đội/nhóm mà mình đã chọn lựa Một số câu hỏi đặt ra là: Sinh viên lựa chọn như thế nào trong một môi trường Đại học đầy năng động, không ngừng tiến lên? Các yếu tố nào tác động quyết định tham gia hay không tham gia CLB/đội/nhóm của họ? Trong bối cảnh có rất nhiều các câu lạc bộ như vậy, làm thế nào để các CLB/đội/nhóm có thể thu hút được sinh viên và có được một danh tiếng vững chắc trong môi trường Đại học? Để trả lời được những câu hỏi trên, việc thấu hiểu suy nghĩ và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia hay không tham gia của sinh viên là vô cùng cần thiết và có ý nghĩa đối với các CLB/đội/nhóm trường Đại học UEH Nhận thấy được điều đó, nhóm đã lựa chọn đề tài“KHẢO SÁT QUAN ĐIỂM CỦA SINH VIÊN VỀ VIỆC THAM GIA CLB/ĐỘI/NHÓM ” Đề tài sẽ góp phần bổ sung vào kho lý thuyết thang đó từ đó giúp người đọc có những cái nhìn sâu sắc hơn về CLB/đội/nhóm cũng như hành vi và quan điểm của sinh viên đối với vấn đề này 1.2 Lý do chọn đề tài nghiên cứu Trong bối cảnh hội nhập không ngừng phát triển ngày nay, con người không thể nào ù lì, thụ động đón chờ kết quả mà phải biết cách làm thế nào để nắm bắt cơ hội Đặc biệt là thế hệ trẻ sinh viên phải sớm hình thành được cho mình những kĩ năng mềm và tìm được một nơi mà bản thân có thể trau dồi năng lực cũng như phát huy sở trường Và CLB/đội/nhóm chính là đáp án cần tìm đó CLB/đội/nhóm ở môi trường đại học là một phần không thể nào thiếu Việc tham gia CLB/đội/nhóm đem lại rất nhiều lợi ích nếu các bạn trẻ sinh viên biết cách tận dụng đúng Những kỹ năng mềm căn bản sẽ được hình thành và trau dồi sớm, giúp sinh viên tích lũy được kinh nghiệm và có “sân chơi” thỏa sức sáng tạo, thể hiện cá tính của bản thân Tuy nhiên, việc tham gia CLB/đội/nhóm cũng đòi hỏi sinh viên phải biết cách sắp xếp thời gian làm sao cho cân bằng, hợp lí giữa các việc Nếu không, sinh viên sẽ dễ gặp phải những áp lực vô hình, làm cho cuộc sống thường ngày và CLB/đội/nhóm bị đảo lộn Vì vậy, nhóm chúng em đã chọn đề tài nghiên cứu “Khảo sát quan điểm của sinh viên về việc tham gia CLB/đội/nhóm” nhằm có thể giúp sinh viên tự trả lời được các câu hỏi mà bản thân thắc mắc Cũng thông qua đó hiểu được suy nghĩ và mong muốn rõ nhất của sinh viên về 9 CLB/đội/nhóm, giúp đưa ra được các giải pháp nhằm khắc phục hạn chế và tăng tính hiệu quả khi tham gia các CLB/đội/nhóm 1.3 Mục tiêu của đề tài nghiên cứu 1.1.1 Mục tiêu chung Phân tích những quan điểm, các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia CLB/đội/nhóm của sinh viên Qua đó, có thể biết được những yêu cầu, mong muốn, sở thích của sinh viên về quyết định có nên tham gia các CLB/đội/nhóm hay không Từ đó, có thể đáp ứng được nhu cầu khách quan của sinh viên và giúp các CLB/đội/nhóm hiểu rõ được suy nghĩ đa phần của các bạn sinh viên khi lựa chọn hay không lựa chọn tham gia CLB/đội/nhóm 1.1.2 Mục tiêu cụ thể - Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia hay không tham gia CLB/đội/nhóm - Những nhận định, ý kiến của sinh viên Đại học UEH đã tham gia CLB/đội/nhóm và chưa tham gia CLB/đội/nhóm - Tổng hợp những nhận xét, mong muốn của sinh viên về các CLB/đội/nhóm trong đại học UEH Từ đó, có thể giúp các CLB/đội/nhóm hiểu rõ các bạn sinh viên có mong muốn, lựa chọn như nào và sau đó phát triển các mặt tốt, tích cực của CLB/đội/nhóm đó hơn 1.4 Phạm vi và đối tượng khảo sát - Thời gian khảo sát: Đề tài nghiên cứu trong thời gian từ 15/03/2022 đến 24/03/2022 - Thông tin, dữ liệu được thu thập từ bảng khảo sát câu hỏi với hình thức google biểu mẫu đến các đối tượng quan sát - Đối tượng nghiên cứu: Sinh viên đang theo học Đại học UEH - Số lượng mẫu: 151 10 - Sử dụng câu hỏi mở để có thể đa dạng hóa câu trả lời như câu hỏi chọn một hoặc nhiều đáp án, câu hỏi đánh giá mức độ… Đặt câu hỏi rõ ràng, súc tích, dễ bảo đảm tính minh bạch, tránh đặt câu hỏi dài dòng, mang tính định kiến, hạn chế câu hỏi phức tạp Dùng từ ngữ phổ thông, dễ hiểu, tránh sử dụng từ ngữ địa phương 3.4 Độ tin vậy và độ giá trị   Các yếu tố có thể làm ảnh hưởng đến độ tin vậy và độ chính xác của dữ liệu: Đối tượng được khảo sát chỉ làm cho có, không đọc rõ câu hỏi hay câu trả lời được đưa ra, đối tượng được khảo sát không thực sự hứng thú với đề tài nghiên cứu, nhóm nghiên cứu chưa thể đa dạng hóa câu hỏi, câu trả lời cho đề tài nghiên cứu… Cách đề phòng và biện pháp khắc phục: Khi thực hiện khảo sát, đối tượng cần đọc một cách thong thả, rõ ràng từng câu hỏi được nêu ra để có thể đưa ra được câu trả lời phù hợp Lựa chọn nơi đăng đường dẫn khảo sát phù hợp, đáng tin cậy (các trang sinh viên, nhóm học tập sinh viên) để tránh nguồn dữ liệu rác, khảo sát không đúng đối tượng CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THU THẬP VÀ NGHIÊN CỨU 4.1 Giới tính của bạn là gì? Giới tính Nữ Nam Tổng Tần số 99 52 151 Tần suất phần trăm 65.6% 34.4% 100 % Bảng 1 Bảng thể hiện tần số nam, nữ thực hiện khảo sát Số liệu trên cho thấy, trong khoảng 151 sinh viên thực hiện khảo sát thì có 65.6% tỉ lệ tham gia khảo sát là sinh viên nữ, còn lại là tỉ lệ sinh viên nam chiếm 34.4 % 4.2 Bạn là sinh viên khóa mấy? Khóa 47 45,46,khác Tổng Tần số 77 74 151 Tần suất phần trăm 51% 49% 100% Bảng 2 Bảng tần số thể hiện khóa học của sinh viên tham gia khảo sát 15 49.01% K47 K45,46 50.99% Biểu đồ 1 Biểu đồ biểu thị tỷ lệ phần trăm sinh viên các khóa tham gia khảo sát Dựa vào biểu đồ trên, ta có thể thấy được đối tượng tham gia khảo sát chiếm đa số là sinh viên năm nhất K47, với con số tham gia là 77 sinh viên chiếm 51%, 49% còn lại là sinh viên các khóa K45 và K46 4.3 Bạn đã tham gia CLB/ đội/ nhóm nào chưa ? Hành vi tham gia CLB Đã tham gia Chưa tham gia Tổng Tần số 74 77 151 Tần suất phần trăm 49% 51% 100% Bảng 3 Bảng tần số thể hiện tỷ lệ tham gia CLB/ đội/ nhóm của sinh viên 16 49.01% 50.99% Đã tham gia Chưa tham gia Biểu đồ 2 Tần suất phần trăm sinh viên tham gia các câu lạc bộ/ đội/ nhóm Trong số các sinh viên tham gia khảo sát, có khoảng 74 sinh viên (49%) đã tham gia các clb/ đội/nhóm, 77 sinh viên (51%) còn lại là chưa tham gia CLB nào 4.4 Bạn có định hướng tham gia CLB/Đội/Nhóm gì? ( Đối tượng được chọn 1 hoặc nhiều câu trả lời) Định hướng tham gia CLB Học thuật Năng khiếu Phong trào- Tình nguyện Giải trí – Thể Thao Khác Tổng Tần số Phần trăm các trường hợp 49 26 32.5 17.2 Ước lượng khoảng tỷ lệ phần trăm (độ tin cậy 95%) Từ 25.4 đến 40.2 Từ 11.8 đến 23.8 74 49 Từ 41.1 đến 56.9 49 17 215 32.5 11.3 142.5 Từ 25.4 đến 40.2 Từ 7 đến 17 Bảng 4 Bảng thể hiện các loại CLB/đội/nhóm sinh viên có định hướng tham gia 17 Định hướng tham gia CLB 17 Khác 49 Giải trí- thể thao 74 Phong trào - Tình nguyện 26 Năng khiếu 49 Học thuật 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Biểu đồ 3 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ câu lạc bộ sinh viên có định hướng tham gia Với mẫu khảo sát 151 sinh viên, mỗi sinh viên có quyền chọn một hoặc nhiều thể loại câu lạc bộ mình yêu thích, ta có thể thấy được rằng: Xu hướng sinh viên các câu lạc bộ về phong trào- tình nguyện chiếm đa số (74 lựa chọn chiếm 49 %), tiếp đến là việc lựa chọn câu lạc bộ liên quan đến giải trí- thể thao và các câu lạc bộ học thuật có sự ưa chuộng ngang bằng nhau (49 lựa chọn chiếm khoảng 32.5%), có 26 lựa chọn câu lạc bộ năng khiếu, chiếm 17.2% Ngoài ra có 17 lựa chọn khác, chiếm tỷ lệ khoảng 11.3% trên tổng thể Có thể thấy rằng, bằng việc ước lượng tỷ lệ phần trăm với độ tin cậy là 95%, có khoảng 41.1 đến 56.9 % sinh viên có xu hướng tham gia các câu lạc bộ về phong trào – tình nguyện ở trường Đại học UEH 4.5 Nếu gặp áp lực trong khi tham gia CLB/ đội/ nhóm, bạn sẽ làm gì? Hành vi khi gặp áp lực trong việc tham gia CLB Chia sẻ và xin lời khuyên từ mọi người Tần số Tần suất phần trăm 81 53.6% Tự tìm nguồn thư giãn 32 21.2% Tạo lập kế hoạch làm việc khoa học 18 11.9% Rời CLB/ đội/ nhóm 9 6% Khác 11 7.3 % Tổng 151 100% 18 Bảng 5 Bảng số liệu thể hiện hành vi của sinh viên khi gặp áp lực trong việc tham gia CLB Đối diện với áp lực, stress khi tham gia câu lạc bộ là điều không thể tránh khỏi Từ số liệu thu thập được, có rất nhiều giải pháp được sinh viên đưa ra khi gặp phải vấn đề này Đa số các sinh viên lựa chọn chia sẻ và xin lời khuyên từ mọi người (81 lựa chọn chiếm 53.6%), một số sinh viên lựa chọn “tự tìm nguồn thư giãn” (32 lựa chọn chiếm 21.2%) Có 18 sinh viên lựa chọn tạo lập kế hoạch làm việc khoa học, chiếm 11,9% trên tổng thể Ngoài ra, số ít sinh viên chọn rời CLB/đội/nhóm (9 lựa chọn chiếm 6%) Còn lại 7.3% sinh viên chọn các biện pháp khác khi gặp phải áp lực trong việc tham gia CLB/đội/nhóm 4.6 Theo bạn, việc tham gia vào CLB/ đội/ nhóm nói chung sẽ phát triển những kỹ năng gì? (sinh viên có quyền chọn một hoặc nhiều câu trả lời ) Kỹ năng được phát triển khi tham gia CLB Tần số Phần trăm các trường hợp 71 111 115 50 9 356 47 73.5 76.2 33.1 6 235.8 Quản lý thời gian Giao tiếp Làm việc nhóm Lãnh đạo Khác Tổng Ước lượng khoảng tỷ lệ phần trăm( độ tin cậy 95%) Từ 39.2 đến 55 Từ 66.1 đến 80.1 Từ 68.9 đến 82.4 Từ 26 đến 40.9 Từ 3 đến 10.6 Bảng 6 Bảng thể hiện số liệu về kỹ năng mà sinh viên được trau dồi khi tham gia CLB Kỹ năng được phát triển khi tham gia CLB Khác 9 Lãnh đạo 50 Làm việc nhóm 115 Giao tiếp 111 Quản lý thời gian 71 0 20 40 60 80 100 120 19 140 Biểu đồ 4 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ kỹ năng mà sinh viên cho rằng mình được trau dồi khi tham gia CLB/ đội/ nhóm Kết quả của khảo sát trên cho thấy phần lớn sinh viên sinh viên cho rằng kỹ năng làm việc nhóm được phát triển khi tham gia các CLB/ đội/ nhóm (có 115 lựa chọn chiếm 76.2 %) Có 111 lựa chọn kỹ năng giao tiếp, chiếm đến 73.5% trên tổng thể Ngoài ra, có 71 lựa chọn kỹ năng quản lý thời gian (47%) và 50 lựa chọn kỹ năng lãnh đạo (33.1%) Các lựa chọn khác chiếm 6% trên tổng thể Khi sử dụng tỷ lệ phần trăm, kết quả khảo sát cho phép tuyên bố với dộ tin cậy 95% rằng trong khoảng 68.9 % đến 82.4 % sinh viên cho rằng việc tham gia câu lạc bộ giúp họ phát triển được kỹ năng làm việc nhóm, giúp họ trau dồi kĩ năng hợp tác để cùng đạt được lợi ích chung của tập thể 4.7 Các phát biểu về quan điểm của sinh viên về điều kiện để tham gia các CLB/ đội/ nhóm Thang đo mức độ đồng ý tương ứng với nội dùng từng câu hỏi được đánh giá theo mức thang điểm từ 1 (hoàn toàn không đồng ý) đến 5 (hoàn toàn đồng ý) Xử lý dữ liệu bằng SPSS, ta thu được kết quả sau: Điều kiện cần có để tham gia CLB/ đội/ nhóm Quản lý thời gian khoa học Quản lý tài chính Xác định rõ mục tiêu tham gia Chuẩn bị tâm lí sẵn sàng và tự tin Tìm hiểu kĩ thông tin CLB/đội/nhóm đó Lên danh sách những CLB/đội/ nhóm bạn mong muốn Trung bình mẫu Độ lệch chuẩn mẫu 3.71 3.24 1.105 1.005 3.79 1.115 3.80 1.058 3.74 1.153 3.59 1.015 Bảng 7 Bảng thể hiện mức đồ đồng ý của sinh viên về điều kiện để tham gia CLB 20 Biểu đồ 5 Mức độ đồng ý về điều kiện để tham gia các CLB/Đội/Nhóm Để nghiên cứu mức độ đồng ý đối với các mục tiêu khảo sát: “Các phát biểu về quan điểm của sinh viên về điều kiện để tham gia các CLB/ đội/ nhóm”, nhóm chúng em đã đưa ra thang đánh giá mức độ theo thang điểm từ 1 đến 5, tương ứng với mức độ hoàn toàn không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý Nếu mức độ đánh giá trung bình tổng thể trên 4 thì đối tượng được xem là đồng ý với các câu hỏi được đưa ra Giả thuyết không và giả thuyết đối để thực hiện kiểm định phía phải như sau: �0: � ≤ 4 �a: � > 4 Chọn mức ý nghĩa α = 0.05 để kiểm định Sử dụng trang tính Excel từ các số liệu thu thập được, ta có thể tính được : Điều kiện để tham gia CLB Mẫu n Trung bình mẫu Độ lệch chuẩn Giá trị thống kê Bậc tự do 21 Giá trị � phía phải Lập danh sách CLB Tìm hiểu thông tin Chuẩn bị tâm lý Xác định mục tiêu Quản lý tài chính Quản lý thời gian 151 3.59 1.015 -4.97092 150 0.99999 151 3.74 10153 -2.82320 150 0.99762 151 3.80 1.058 -2.30753 150 0.98949 151 3.79 1.115 -2.26255 150 0.98817 151 3.24 1.005 150 1.00000 151 3.71 1.105 150 0.99940 -9.31201 -3.24042 Bảng 8 Các giá trị thống kê trong kiểm định giả thuyết của những điều kiện để tham gia CLB Qua bảng phân tích, ta thấy cả mục câu hỏi, giá trị p đều lớn hơn α  Vậy ta không thể bác bỏ H0 Kết quả tất cả các mục đều chưa đạt thang điểm 4 trên 5  Vậy có nghĩa là không có yếu tố nào đặc biệt ảnh hưởng lớn đến quan điểm của sinh viên về điều kiện để tham gia các CLB/ đội/ nhóm Tuy nhiên, có thể thấy được rằng, điều kiện chuẩn bị tâm lý được đánh giá trung bình cao nhất (3.80) và điều kiện quản lý tài chính được đánh giá trung bình thấp nhất (3.24)  Phần lớn sinh viên đều đồng ý với việc cần chuẩn bị tâm lý để tham gia 1 CLB/đội/ nhóm Bên cạnh đó, việc xác định mục tiêu và tìm hiểu thông tin về CLB/đội/nhóm cũng được các bạn hết sức quan tâm 4.8 Các phát biểu về quan điểm của sinh viên về một CLB/Đội/Nhóm như thế nào thì nên tham gia Thang đo mức độ đồng ý tương ứng với nội dùng từng câu hỏi được đánh giá theo mức thang điểm từ 1 (hoàn toàn không đồng ý) đến 5 (hoàn toàn đồng ý) Sau khi xử lý dữ liệu bằng SPSS, ta thu được kết quả sau: Tiêu chí chọn CLB Có sức ảnh hưởng lớn Có nhiều hoạt động sôi nổi Được thành lập lâu năm Phù hợp với định hướng của bản thân Phù hợp với khả năng của bản thân Trung bình mẫu 3.31 3.70 3.18 Độ lệch chuẩn mẫu 1.021 1.039 0.967 3.94 1.121 3.83 1.098 22 Bảng 9.Bảng thể hiện mức đồ đồng ý của sinh viên về một CLB/đội/nhóm như thế nào thì nên tham gia Biểu đồ 6 Mức độ đồng ý về một CLB/đội/nhóm như thế nào thì nên tham gia Để nghiên cứu mức độ đồng ý đối với các mục tiêu khảo sát: “Một CLB/đội/nhóm như thế nào thì nên tham gia.”, nhóm chúng em đã đưa ra thanh đánh giá mức độ theo thang điểm từ 1 đến 5, tương ứng với mức độ hoàn toàn không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý Nếu mức độ đánh giá trung bình tổng thể trên 4 thì đối tượng được xem là đồng ý với các câu hỏi được đưa ra Giả thuyết không và giả thuyết đối để thực hiện kiểm định phía phải như sau: �0: � ≤ 4 �a: � > 4 Chọn mức ý nghĩa α = 0.05 để kiểm định Sử dụng trang tính Excel từ các số liệu thu thập được, ta có thể tính được: Tiêu chí lựa chọn sách Mẫu n Trung bình Độ mẫu lệch chuẩn Giá trị thống kê 23 Bậc Giá trị � tự phía phải do Có sức ảnh hưởng lớn Có nhiều hoạt động sôi nổi Được thành lập lâu năm Phù hợp với định hướng của bản thân Phù hợp với khả năng của bản thân 151 3.31 1.021 -8.28932 150 1.00000 151 3.70 1.039 -3.60291 150 0.99984 151 3.18 0.967 -10.43534 150 1.0000 151 3.94 1.121 -0.65335 150 0.74324 151 3.83 1.098 -1.85289 150 0.96805 Bảng 10 Các giá trị thống kê trong kiểm định giả thuyết của một CLB/đội/nhóm như thế nào thì nên tham gia Qua bảng phân tích, ta thấy cả mục câu hỏi, giá trị p đều lớn hơn α  Vậy ta không thể bác bỏ H0 Kết quả tất cả các mục đều chưa đạt thang điểm 4 trên 5  Vậy có nghĩa là không có yếu tố nào đặc biệt ảnh hưởng lớn đến quan điểm của sinh viên về một CLB/đội/nhóm như thế nào thì nên tham gia Mặt khác, từ bảng phân tích trên, ta dễ dàng nhìn thấy được tiêu chí phù hợp với định hướng của bản thân được đánh giá với mức điểm trung bình cao nhất (3.94) và tiêu chí được thành lập lâu năm là được đánh giá thấp nhất (3,18)  Hầu hết sinh viên đều đồng ý rằng để chọn 1 CLB/đội/nhóm thích hợp thì tiêu chí phù hợp với định hướng của bản thân được đặt lên hàng đầu Ngoài ra, việc tham gia câu lạc bộ đó còn phụ thuộc vào độ phù hợp với khả năng của bản thân và có nhiều hoạt động sôi nổi CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1 Kết quả của nghiên cứu Kết quả cho thấy đa số các sinh viên đều đồng tình với một CLB/đội/nhóm có sức ảnh hưởng lớn, có nhiều hoạt động sôi nổi, được thành lập lâu năm và phù hợp với khả năng của bản thân để tham gia vào CLB/đội/nhóm đó Nhóm nghiên cứu cũng đã đưa ra những định hướng giúp các bạn sinh viên dễ dàng chọn được các CLB/đội/nhóm phù hợp với bản thân của mình gồm các CLB học thuật, năng khiếu, Phong trào - Tình nguyện, giải trí và thể thao Đa số sinh viên chọn cho mình CLB Phong trào - Tình nguyện 24 Dựa trên nghiên cứu này các bạn sinh viên có thể nên áp dụng kết quả mà nhóm nghiên cứu thu được để chọn cho mình một CLB/đội/nhóm phù hợp với bản thân cũng đạt kết quả mà nhóm nghiên cứu mong muốn đạt được Đồng thời nghiên cứu còn hỗ trợ các sinh viên đang gặp áp lực trong lúc tham gia CLB/đội/nhóm 5.2 Một số kiến nghị nhằm phát huy vai trò của CLB/đội/nhóm Để đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng, sở thích; tạo dựng môi trường thuận lợi để rèn luyện và phát triển năng lực cũng như kỹ năng mềm cho sinh viên tốt hơn, các CLB trở thành “cánh tay nối dài” của Đoàn, Hội, hỗ trợ đắc lực trong việc đoàn kết, tập hợp đoàn viên, sinh viên, nhóm nghiên cứu xin đề xuất một số kiến nghị sau đây: Thứ nhất, đối với sinh viên phải tự ý thức được những lợi ích khi tham gia các CLB/đội/nhóm (đây là yếu tố quan trọng nhất) Mỗi thành viên phải tự cam kết hoạt động hiệu quả, phải xác định rõ; chủ động hoàn thành nhiệm vụ cụ thể được giao của mình; chủ động tham gia sinh hoạt đều đặn, tích cực hoạt động xây dựng CLB Tự giác rèn luyện những kỹ năng cơ bản và cần thiết như: giao tiếp, thuyết trình; làm việc nhóm; quản lý thời gian; nhận định vấn đề… sinh viên khi tham gia sinh hoạt trong các CLB chính là cơ hội giao lưu, học hỏi những điều hay, lẽ phải, để tránh khỏi các tệ nạn xã hội khác, những cám dỗ vật chất hằng ngày Thứ hai, đối với các CLB cần phải xây dựng kỹ năng cho sinh viên có hệ thống trên nhiều lĩnh vực: văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao, kỹ năng, công tác xã hội, sở thích… đặc biệt các CLB học thuật nhằm tạo môi trường cho sinh viên tham gia ngoài giờ học Luôn có sự đổi mới trong nội dung sinh hoạt nhằm thu hút được sự quan tâm, tham gia của đoàn viên, thanh niên Các CLB này có thể trở thành một đầu mối để Đoàn, Hội đánh giá năng lực sáng tạo, năng lực phấn đấu của sinh viên, từ đó cùng với kết quả học tập có thể phát hiện sinh viên ưu tú bổ sung nguồn nhân lực cho Đoàn, Hội và có thể giới thiệu cho Đảng Thứ ba, đối với các CLB/đội/nhóm cho sinh viên, khi tổ chức các chương trình phải có sự sáng tạo, phá vỡ lối mòn quen thuộc, tạo cho các bạn sinh viên sự mới lạ và kích thích mọi người tham gia Mỗi chương trình sinh hoạt phải có kế hoạch thật chi tiết, tham khảo ý kiến của nhiều đối tượng khác nhau Thứ tư, Đoàn, Hội các cấp và Ban điều hành, Ban cán sự, Ban chủ nhiệm các CLB, đội, nhóm cần có chiến lược quảng bá hoạt động của CLB/đội/nhóm; đồng thời, sinh viên cần nghiên cứu kỹ càng để đăng ký và tham gia có hiệu quả, bền vững các hoạt động của CLB/đội/nhóm Sinh viên vừa là thành viên tham gia vừa chính là nhân tố tích cực để duy trì hoạt động của các CLB/đội/nhóm Thứ năm, nhà trường cần quan tâm, chăm lo, chỉ đạo thường xuyên các hoạt động của Đoàn, Hội; tạo điều kiện tối đa cho các CLB/đội/nhóm sinh viên hoạt động Xem đây là một biện pháp tối ưu để tập hợp, quản lý sinh viên, đáp ứng được nhu cầu từ xã hội, nâng cao vị thế và chất lượng nguồn lực do trường đào tạo 25 5.3 Những mặt hạn chế của nghiên cứu: - Do tình hình dịch bệnh Covid-19 nên nhóm chỉ có thể thực hiện khảo sát sinh viên thông qua các ứng dụng mạng xã hội nên kết quả chưa chính xác, khả năng tổng quát chưa cao - Nghiên cứu còn khá hạn chế về mặt thời gian và công cụ Điển hình là bảng khảo sát còn dài, không tạo được sự thu hút cho các đối tượng Chính vì vậy, phần đầu thông tin của đa số các bảng trả lời thu được dữ liệu khá tốt, càng về sau câu trả lời càng hời hợt, dẫn đến tạo sự khó khăn cho nhóm nghiên cứu để tổng hợp thông tin chính xác - Bên cạnh đó do mới tiếp xúc với bộ môn thống kê năm đầu tiên nên vẫn còn thiếu chuyên môn trong việc áp dụng kiến thức cũng là một trở ngại lớn cho việc phân tích và tính toán dữ liệu một cách hiệu quả TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Giáo trình môn Thống kê ứng dụng trong Kinh tế và Kinh doanh, slide bộ môn Thống kê ứng dụng trong Kinh tế và Kinh doanh 2 File hướng dẫn thực hiện dự án của thầy Hoàng Trọng 3 Bài dự thi UEH500 (2021) Khảo sát 4 Vụ Thư viện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2015 PHỤ LỤC: BẢNG CÂU HỎI DÙNG TRONG CUỘC KHẢO SÁT “QUAN ĐIỂM CỦA SINH VIÊN VỀ VIỆC THAM GIA CLB/ĐỘI/NHÓM” 1 Bạn có định hướng tham gia CLB/đội/nhóm gì? (Có thể chọn nhiều đáp án) a Học thuật b Năng khiếu c Phong trào – Tình nguyện d Giải trí và thể thao e Mục khác 2 Bạn đã tham gia CLB/đội/nhóm nào chưa? a Rồi b Chưa 26 3 Nếu gặp nhiều áp lực trong khi tham gia CLB/đội/nhóm, bạn sẽ? (có thể chọn nhiều đáp án) a Chia sẻ và xin lời khuyên từ mọi người b Tự tìm nguồn thư giãn c Tạo lập kế hoạch làm việc khoa học d Rời CLB/đội/nhóm e Mục khác 4 Theo bạn, việc tham gia vào CLB/đội/nhóm nói chung sẽ phát triển những kỹ năng gì? (có thể chọn nhiều đáp án) a Quản lí thời gian b Giao tiếp c Làm việc nhóm d Lãnh đạo e Mục khác 5 Để tham gia vào các CLB/đội/nhóm, chúng ta nên: Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Quản lý thời gian khoa học Quản lý tài chính Xác định rõ mục tiêu tham gia Chuẩn bị tâm lý sẵn sàng và tự tin Tìm hiểu kỹ thông CLB/đội/nhóm đó tin Lên danh sách những CLB/đội/nhóm bạn mong muốn 27 Hoàn toàn đồng ý 6 Một CLB/đội/nhóm như thế nào thì nên tham gia? Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Có sức ảnh hưởng lớn Có nhiều hoạt động sôi nổi Được thành lập lâu năm Phù hợp với định hướng của bản thân Phù hợp với khả năng của bản thân 7 Bạn đến từ khóa mấy? a K47 b K46 c K45 d K44 e Mục khác 8 Giới tính của bạn là? a Nam b Nữ 28 Hoàn toàn đồng ý 29 ... nên tham gia Sau sinh viên lựa chọn CLB/ đội/ nhóm phù hợi với thân Sinh viên cần tích cực tham gia hoạt động CLB/ đội/ nhóm tổ chức để thấy lợi ích việc tham gia CLB/ đội/ nhóm Nhóm nghiên cứu khảo sát. .. sinh viên có quan điểm riêng vấn đề Bài báo cáo dự án nghiên cứu có mục đích tìm hiểu suy nghĩ sinh viên việc tham gia CLB/ đội/ nhóm Từ giúp sinh viên có định hướng rõ ràng mục đích tham gia CLB/ đội/ nhóm. .. em thực dự án mang tên ? ?Khảo sát quan điểm sinh viên việc tham gia CLB/ đội/ nhóm? ?? Bằng cách áp dụng kiến thức học môn ? ?Thống kê kinh tế kinh doanh? ?? với kỹ có, chúng em tiến hành khảo sát qua Google

Ngày đăng: 21/08/2022, 10:31

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan