Luận văn Đồ lễ trong nghi lễ hầu đồng (Qua khảo sát một số đền, phủ thờ Mẫu ở Hà Nội) trình bày tổng quan về nghi lễ hầu đồng và đồ lễ tín ngưỡng thờ mẫu ở Hà Nội; đồng thời trình bày về việc sử dụng đồ lễ trong nghi lễ hầu thánh; từ đó nêu giá trị nghệ thuật và thực trạng sử dụng đồ lễ trong nghi lễ hầu đồng.
Trang 1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THÊ THAO VÀ DU LỊCH
TRUONG DAI HQC VAN HÓA HÀ NỘI 1413 th g tt
PHUNG VUONG KHANH YEN
HAU DONG”
“ĐÒ LẺ TRONG NGHI I
Ó ĐÈN, PHỦ THỜ MẪU Ở
(QUA KHẢO SÁT MỌI
Chuyên ngành: Văn hóa học
Mã số : 6031 06 40
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC
HÀ NỘI - 2014
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình khoa học của riêng tôi Các dẫn luận tài liệu được sử dụng trong luận văn chân thực, đảm bảo tính khách
quan, khoa học và có nguồn gốc xuất xứ
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này
Hà Nội, tháng 11 năm 2014
'Tác giả luận văn
Trang 3MỤC LỤC LỜI CAM DOAN MỤC LỤC DANH MUC CHU CAI VIET TAT MO DAU,
Chuong 1: TONG QUAN VE NGHI LE HAU DONG VA DO LẺ TRONG
TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU Ở HÀ NỘI 1,1 Hầu đồng - nghỉ lễ điển hình trong tín ngưỡng thờ Mẫu 1.1.1 Hình thức, dung nghỉ lễ hầu đồng 15 1.1.2 Bản chất nghỉ lễ hầu đồng 23 1.2 Vài nét sơ lược về đồ lễ "— ` 1.2.1 Khái niệm đồ lễ 28
1.2.2 Nội dung khái niệm đồ lễ 30
1.2.3 Vị trí, bản chất của đồ lễ trong tín ngưỡng thờ Mẫu 33 “Tiểu kết chương 1 Chương 2: VIỆC SỬ DỤNG DO LE TRONG NGHI LẺ HÀU THÁNH 40 2.1 Phân loại đồ lễ thường sử dụng trong nghỉ lễ hầu thánh 40 2.1.1 Đồ chay 40 2.1.2 Đồ mặn 45 2.1.3 Đồ mã 49 2.1.4 Đồ lễ khác $6 2.2 Nghỉ lễ hầu thánh và đồ lễ liên quan 2.2.1 Nghỉ lễ mở phủ trình đồng 60 2.2.2 Đồ lễ sử dụng trong các nghi lễ khác 68 “Tiểu kết chương 2
Chương 3: GIÁ TRỊ NGHỆ THUAT VÀ NHUNG VAN DE DAT RA DOL
Trang 43.1 Giá trị nghệ thuật của đồ lễ
3.1.1, Đồ mã 72
3.1.2 Động quả Sơn Trang 79
Trang 5DANH MUC CHU CAI VIET TAT GS.TS Giáo sư, Tiến sĩ
Nxb Nhà xuất bản
PGS.TS Phó Giáo sư, Tiến sĩ
Tr Trang
UNESCO _ : Tổ chức Giáo dục, Khoa học và
Trang 6MO DAU
1 Lý do chọn đề tài
Ngay từ thời xa xưa, người Việt đã tin rằng vạn vật hiữu linh, từ cành cây, ngọn cỏ, cây lúa, hòn đá, dòng sông, quả bí đều có linh hồn Cao hon nữa là họ tin rằng con người không chỉ có xác mà còn có phần hồn Khi con người mắt đi, thân xác bị phân hủy trong long đắt, linh hồn vẫn tồn tại, lun quân ở trên cõi trần Vì tin vào điều đó nên con người đã lấy việc thờ cúng để báo hiểu cho người thân, tỏ lòng tôn kính với thần linh
'Với quan niệm vũ trụ có ba miền: miễn trời, miền đắt, miễn sông nước,
con người đã có ý thức về các dạng thần linh tương ứng với từng cõi, sáng tao, cai quản từng miễn dé bao vệ và che chở cho cuộc sống của con người
Đó là hình ảnh của những người phụ nữ được tôn làm nữ thần, mẫu thần như mẹ Thượng Thiên sáng tạo ra vũ trụ, cai quản sự sống ở cõi trời; mẹ Thượng
Ngàn bảo vệ chốn rừng xanh, đảm bảo cho sự sống của thực vật, động vật ting đất, mẹ Thoải trông giữ các cửa sông, cửa biển Cùng với mẹ là hệ thống thần linh làm nhiệm vụ bảo vệ, giám sát các công việc ở từng miền Sự kết
hợp khéo léo, đa dạng các thần linh trong trí tưởng tượng của con người hoặc
sắn kết những anh hùng dân tộc có công dựng nước, chống giặc ngoại xâm
theo hệ thống từ trên xuống dưới đều phục vụ các mẹ ở từng miễn đã tạo nên một tín ngưỡng đặc sắc: Tín ngưỡng thờ Mẫu
“Tín ngường thờ Mẫu có sự tích hợp nhiều lớp văn hóa, trong đó cả bản địa và ngoại lai song vẫn giữ được nét riêng khác hẳn với tôn giáo, tín ngưỡng khác Thông qua hệ thống thần linh, ban thờ, cách phối thờ, nghỉ lễ, đỏ 18 dang cúng tín ngường này đã để lại giá trị văn hóa to lớn Vì vậy, việc tìm hiểu những vấn đề trên có ý nghĩa rất thiết thực trong công tác bảo tổn văn
Trang 7Tin ngưỡng thờ Mẫu, đặc biệt là nghĩ lễ hầu đồng trong tín ngưỡng này đã xuyên suốt trục thời gian đề lưu giữ tỉnh hoa của một tín ngưỡng bản địa Trước những năm đổi mới khi nền kinh tẾ nước ta còn tự cung, tự cấp
thì sinh hoạt tín ngưỡng bị nhà nước cấm đoán nặng nề Hầu đồng trở thành hiện tượng mê tín dị đoan Đây chỉ là nhận định chưa đúng đắn của một thời
đại đối với một hiện tượng văn hóa đa dạng Chính vì thế, ngọn lửa hầu đồng
vẫn âm ¡ cháy sáng trong lòng nhân dân
Những năm gần đây nhất là sau năm 1986 khi nhà nước có nhiều chủ
trương đổi mới kinh tế, phát triển văn hóa, đời sống nhân dân được nâng cao thi nhu cẩu sinh hoạt tâm linh của con người ngày càng được quan tâm Con người thường xuyên hướng đến những giá trị tỉnh thần, nhất là các hoạt động trong tôn giáo, tín ngưỡng Năm 2009 - 2010, với thắng lợi của nước ta trên lĩnh vực văn hóa, việc loại hình nghệ thuật Quan ho Bac Ninh, ca
trù, Hoàng thành Thăng Long, Hội Giỏng ở Phù Đồng và Sóc Son, 82 bia Tiến sỹ ở Văn Miễu Quốc Tử Giám được UNESCO công nhận là di sản văn hóa vật thể, phi vật thể thể giới đã làm tăng thêm niềm tự hào về lịch sử vẻ vang, tỉnh thần sáng tạo của dân tộc Để hòa chung niềm phần khởi đó và góp phần nâng cao giá trị văn hóa của loại hình nghệ thuật lên đồng, hát văn trong tín ngưỡng thờ Mẫu đang trong thời gian được các nhà nghiên
cứu xem xét đánh giá đệ trình UNESCO, chúng tôi đã cố gắng thu thập tài liệu lưu truyền trong dân gian, sách vở để nghiên cứu vấn đẻ đồ lễ nhằm góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về ý nghĩa và giá trị của đồ lễ trong nghỉ lễ hằu đồng Qua đó góp phần tôn vinh một nghỉ lễ, tín ngưỡng đã tồn tại lâu đời trong đời sống của nhân dân
Với tắt cả lý do trên, cộng với tỉnh thần say mê nghiên cứu của một
học viên chuyên nghành văn hoá học đã có công trình nghiên cứu khoa học từ bậc Đại học với tên để tài là Đỏ é trong điện Mẫu ở Hà Nội, tôi tiếp tục
Trang 8hầu đồng Hy vọng, luận văn Thạc sỹ của tôi với tên gọi đầy đủ “Đồ lễ trong
nghỉ lễ hầu đồng” (Qua khảo sát một số đền, phủ thờ Mẫu ở Hà Nội) có những đóng góp tích cực cho giới nghiên cứu khoa học
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tin ngưỡng thờ Mẫu thông qua truyền thuyết kẻ về hệ thống thần linh, nghỉ lễ đã được đẻ cập trong nhiều công trình nghiên cứu
“Trước hết phải kê đến công trình đồ sộ nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu Tác giả Ngô Đức Thịnh với 20 năm công hiến đã cho ra đời tác phâm
Đạo Mẫu
giả đã hệ thống hóa việc tôn thờ Đạo Mẫu Việt Nam trên cả phương diện
iệt Nam được Nhà xuất bản tôn giáo in ấn Ở tác phẩm này tác đồng đại và lịch đại Về phương diện lịch đại, đạo Mẫu hình thành và phát triển trên cái nền thờ nữ thần và mẫu thần bản địa rồi tiếp thu những ảnh
hưởng của Đạo giáo đân gian Trung Hoa để hình thành và phát triển đỉnh cao là đạo thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ Sau đó vào thế kỷ XVII- XVIII khi Mẫu tam phủ, tứ phủ được định hình và phát trién thì nó lại tam phủ, tứ phủ hóa tục thờ nữ thần, mẫu thần Về phương diện đồng đại, đạo Mẫu theo chân
người Việt di cư vào phương Nam, giao thoa, tiếp biến với tục thờ Mẫu của
người Chăm và Khơ Mẹ, từ đó tạo nên các dạng thức địa phương của Đạo
Mẫu, trong đó có ba dạng thức chính : Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ Thành quả lớn nhất của công trình là tác giả đã tôn vinh tín ngưỡng dân gian bản
địa thành Đạo A/ẩu của toàn thể dân tộc Việt Riêng tín ngưỡng thờ Mẫu ở Bắc Bộ, tác giả nghiên cứu chỉ tiết về sự hình thành, hệ thống thần linh, nghỉ
lễ và lễ hội Tác giả đã có cái nhìn khách quan nhất đối với tín ngưỡng thờ Mẫu và tục lên đồng, việc gắn Đạo Mẫu với lên đồng, cũng như gắn lên đồng với Đạo Mẫu mang ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao Qua công trình nghiên
cứu của tác giả, chúng ta hiểu rõ hơn bản chất của hai hiện tượng tưởng như tách rời này Còn về thực tiễn xã hội thì khi đặt nghỉ lễ hầu đồng trong bối
Trang 9đi những mặc cảm và thành kiến xã hội đối với tín ngưỡng này Riêng vấn đề đồ lễ, do giới hạn của nghiên cứu nên tác giả không đề cập đến
Trong tín ngưỡng thờ Mẫu ở Bắc Bộ, hình tượng chính nắm quyền uy nhất là Thánh Mẫu Liễu Hạnh Không chỉ có tác giả Ngô Đức Thịnh nghiên cứu về Mẫu mà nhóm tác giả người Việt — Pháp: Nguyễn Văn Huyên, M
Durand, Bao Thái Hành, P.J Simond - Baouch đã đi sâu tìm hiểu về Thánh
Mẫu Liễu Hạnh Nguyễn Văn Huyên tiếp cận với Thánh Mẫu Liễu Hạnh từ góc độ các vị thần tiên, các nữ thần cầu mưa Tác giả đã kê lại sự tích Liễu Hạnh
cùng các vị thần tiên khác như Giáng Hương trong sự tích Từ Thức gặp tiên,
Bồi Liễn trong sự tích Vọng Tiên Lầu của vua Lê Thánh Tôn, hai vị tiên trong sự tích Thưởng hội song Tiên của vua Lê Hiển Tôn vào thế kỷ XVIIL Ông
còn diễn tả lại Trường Nội đạo thời Hậu Lê và cuộc Đại Chiến Sòng Sơn giữa công chúa Liễu Hạnh với ba anh em dòng Nội đạo và cuối cùng là sự kiện quy y và hiển thánh của Liễu Hạnh ở Sòng Sơn
Cdn tie gid Hoang Tuan Phổ đã kỳ công nghiên cứu Chúa Liễu Hạnh Bằng trí tưởng tượng phong phú, ông đã vẽ ra một Bà Chúa Liễu khá sinh động trong đời thường Từ đó ông khẳng định vai trò của Liễu Hạnh là vị thần chủ của tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ Cuốn sách đã cho ta
hình ảnh vừa thực vừa ảo của Bà Chúa Liễu Nghiên cứu Thánh Mẫu Liễu Hạnh còn có rất nhiều công trình khác:
~ Tam tòa Thánh Mẫu tác giả Đặng Văn Lung, (Nxb.Văn hóa dân tộc, Hà Nội 1991)
~ Phủ Dây và tín ngưỡng Mẫu Liễu Hạnh của Bùi Văn Tam (Khảo cứu, biên soạn) (Nxb.Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2004)
Trang 10~ Tứ bắt tử của Ngô Đức Thịnh và Vũ Ngọc Khánh (Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1991)
~ Đạo Thánh ở Việt Nam của Vũ Ngọc Khánh (Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2001)
Ngồi các cơng trình nghiên cứu tổng hợp về tín ngưỡng thờ Mẫu nói
trên, còn có các công trình có nội dung nghiên cứu đi sâu vào từng hiện tượng văn hóa cụ thể Vợ chồng tác giả P.J Simon đã nghiên cứu tục lên đồng, như
các vị thần nào hay nhập đồng, thứ tự các giá đồng, trang phục tương ứng
với các vi thin khi nhập đồng, các lời phán truyền khi hầu đồng
Một số luận văn thạc sĩ ở viện Nghiên cứu văn hóa cũng đã để cập tới vài khía cạnh của tín ngưỡng thờ Mẫu: Nguyễn Ngọc Mai đi sâu vào ngh Trin Ly Ly nghiên cứu Múa lên đồng trong tín ngường thờ Mẫu ở Hà Nội, Giang Nguyệt Ánh n cứu rang phục trong tín ngưỡng thờ Mẫu ở Hà Nội
tìm hiểu về Đồ mã trong điện Mẫu ở Hà Nội
Đặc biệt luận án Tiến sỹ của Nguyễn Ngọc Mai đã cung cắp khá chỉ
tiết nguồn tư liệu về hầu đồng Tác giả bám sát nguồn gốc, sự hình thành,
phát triển của nghỉ lễ cũng như sự vận động, đổi của nghi lễ trong tình hình mới.Tuy vậy đồ lễ vẫn chưa được khảo sát và nghiên cứu trong từng nghỉ lễ cụ thể
Nhìn chung, các công trình trên đã khảo cứu tín ngưỡng thờ Mẫu
tương đối đầy đủ từ cơ sở hình thành tín ngưỡng thờ Mẫu, hệ thống điện thờ, nghỉ lễ hầu đồng, trang phục trong hầu đồng Qua các công trình trên, chúng ta đã hiểu sâu sắc thêm vị trí, vai trò của người phụ nữ trong tín ngưỡng thờ Mẫu, cách phối thờ thần linh, ý nghĩa của hầu đồng, giá trị văn
hóa đặc sắc trong trang phục lên đồng Tuy vậy, vị trí, ý nghĩa của đồ lễ
trong nghỉ lễ hầu đồng nói riêng và tín ngưỡng thờ Mẫu nói chung chưa có
Trang 11~ Tổng quan về đồ lễ và nghi lễ hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu Trong đó đi sâu phân tích khái niệm đồ lễ xét trong mối tương quan với các khái niệm như lễ vật, đổ thờ Trình bày nội dung của đỗ lễ Và chỉ ra được bản chất đích thực của đồ lễ trong tín ngưỡng thờ Mẫu
Khi xét về nghỉ lễ hầu đồng, tác giả cố gắng nêu lên những nét đặc sắc của nghỉ lễ này cả về nội dung, hình thức, qua đó thấy được bản chất đích thực của nghỉ lễ hầu đồng nói chung và ở Hà Nội nói riêng
- Tìm hiểu các loại đỗ lễ có trong nghỉ lễ hầu đồng nhất là trong đàn lễ mở phủ trình đồng như đỗ chay, đồ mặn, đồ mã, đồ lễ phát lộc (hoa quả,
bánh kẹo, tiền), các đỗ lễ khác Các nghỉ lễ như tôn bát nhang bản mệnh,
tam phủ thục mệnh, tam phủ đối khám, cắt tiền duyên , trình trầu chỉ để giới
ö lễ có
thiệu và đối chiếu so sánh để làm nỗi bật ý nghĩa và giá trị của các
trong nghỉ lễ hầu đồng
~ Tiếp đó luận văn chỉ ra một số ý nghĩa, giá trị, nghệ thuật của đồ lễ như
đồ mã, động quả sơn trang, nêu rõ nguyên nhân sự biến đồi của đồ lễ trong thời gian qua và đưa ra hướng giải quyết những vấn đề đặt ra đối với đỏ lễ
5 Phương pháp nghiên cứu
Do tư liệu viết về đồ lễ còn hiếm, vì thế chúng tôi chọn phương pháp nghiên cứu là tiếp cận đối tượng bằng phương pháp điển dã dân tộc học Ngoài việc khảo sát tại một số phủ, đền ở Hà Nội, chúng tôi còn đến gặp những đồng thây, thanh đồng nhiều năm kinh nghiệm trong hầu thánh ở Hà
Nội để phỏng vấn đồng thời kế thừa tư liệu nghiên cứu của các tác giả trước
“Thêm nữa, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp và
nghiên cứu liên ngành để xử lý, nhận định tư liệu đã thu thập Để làm sáng
tỏ vấn đẻ nghiên cứu, chúng tôi còn dùng phương pháp đối chiếu, so sánh
nhằm tim ra những điểm giống và khác nhau giữa cách trang trí đồ lễ, sắp
dat dé lễ trong các ngày lễ, nghỉ lễ khác nhau trong điện Mẫu của các điện
Trang 126 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Do đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài hẹp, lại đề cập đến một
phương diện hoàn toàn mới nên chúng tôi chỉ mong thu thập và trình bày
một cách có hệ thống về đồ lễ để giúp người đọc có thể hình dung đầy đủ
diện mạo, ý nghĩa, giá trị của chúng Qua đó cho người đọc thấy được sức
sống của đồ lễ trong tín ngưỡng thờ Mẫu nói chung và nghỉ lễ hầu đồng nói
riêng Mặt khác đề tài còn để cập đến một số thực trạng đang diễn ra xung
quanh đồ lễ, từ đó đưa ra một số giải pháp thiết thực để đóng góp vào công
tác quản lý tín ngưỡng, tôn giáo hiện nay Hy vọng rằng với việc nghiên cứu:
Đồ lễ trong nghỉ lễ hầu đồng (Qua khảo sát một số đền, phủ thờ Mẫu ở
Hà Nội) sẽ là một tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm nghiên cứu về sau,
7 Kết cầu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
luận văn được chia làm 3 chương,
Chương 1: Tổng quan về đồ lễ và nghỉ lễ hầu đồng trong tín ngưỡng
thờ Mẫu ở Hà Nội
Chương 2: Phân loại đồ lỄ và việc sử dụng đồ lễ trong nghỉ lễ hầu
đồng ở Hà Nội hiện nay
¡ đồ lễ
Trang 13
Chương 1
TONG QUAN VE NGHI LE HAU DONG VA DO LE
TRONG TÍN NGƯỠNG THỜ MAU O HA NOL 1.1 Hầu đồng - nghỉ lễ điển hình trong tín ngưỡng thờ Mẫu 1.1.1 Hình thức, nội dung nghỉ lễ hầu đồng
1.1.1.1 Hình thức nghỉ lễ hẳu đồng
“Theo tư liệu của các nhà nghiên cứu, hầu đồng có nhiều tên gọi khác nhau như: Hầu đồng, hầu bóng, lên đồng, nhập đồng, múa đồng, ngồi đồng Đây là những thuật ngữ quen thuộc chỉ hoạt đông nghỉ lễ chính trong tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần và thờ Mẫu Liễu Hạnh ở đồng bằng Bắc Bộ
“Thuật ngữ lên đồng được các nhà nghiên cứu lý giải như sau: Theo Nguyễn Duy Hinh, từ Đồng có hai nghĩa: Đảng chỉ cậu bé trong trắng, trình
nguyên làm người cho thân linh dựa (ốp, nhập); Đồng còn chỉ một hiện tượng
văn hóa phi Hán
Nha nghiên cứu Ngô Đức Thịnh cũng cho rằng: Đồng là từ gốc Hán
chỉ người con trai dưới 15 tuổi với tư chất trong trắng, ngây thơ, tự nhiên, để
thần linh có thể nhập vào
Hầu đồng thực chất là một nghỉ lễ điển hình, được nảy sinh và phát triển trong tín ngưỡng thờ Mẫu tam, tứ phủ Hẳu đồng tổn tại trong dân gian khá lâu Đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa khẳng định hầu đồng ra đời từ bao giờ Trong cuốn Đạo Mẫu Việt Nam, tác giả Ngô Đức Thịnh có viết:
Trong Thién Uyễn tập anh nói về nhà sư Khánh Hy thoi Lý Thần Tông (trụ
trì ở chùa Từ Liêm, mắt năm 1135), khi cùng thầy đến nhà thí chủ, Khánh Hỹ hỏi thấy rằng: ý nghĩa của Tổ Thiển là thế nào mà thây đến nhà dân nghe
đồng cốt nói nhảm? Bản tịch trả lời: Hỏi như vậy chẳng hóa ra đồng cốt
Trang 14
Theo tài liệu Thượng kinh ký sự, Vũ trung tity bút của Hải Thượng
Lãn Ông thì hầu đồng ở miền Trung Việt Nam vào thế kỷ XVIII da kha
thịnh hành:
Ngày 20 quan văn thư sửa sang hành lý lên đường Buồi chiều đến nghỉ ở trạm xã Kim Khê, quan văn thư làm lễ, vào yết trong miếu của xã ấy, bày ra một tiệc hát và mời tôi dự Bay gid Thanh
Mẫu đang nhập vào cô đồng Cô ta dang ngồi lic Iu và đang nói
Song có một số nhà nghiên cứu khác phỏng đoán rằng hầu đồng nói riêng và tín ngưỡng thờ Mẫu tam, tứ phủ nói chung, có lẽ xuất hiện từ thế kỷ XVI, với sự ra đời của Thánh Mẫu Liễu Hạnh, cụ thể là vào thời nhà Mạc (1527-1592) Vào thời kỳ này đất nước ta rồi ren, chiến tranh nhà Mạc và nhà Lê Trung Hưng do Nguyễn Kim cằm đầu đã làm cho dân tình điêu đứng,
các nhà nho cũng lui về vườn ruộng và nội chiến kéo dài triển miên nhị
thập kỷ, đã kéo theo sự suy thoái của đạo Nho đương thời Trong khi đó, các giáo sỹ phương Tây như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp vào Việt Nam
truyền đạo Cơ Đốc Trong hoàn cảnh đắt nước suy thoái đời sống kinh tế khó
khăn, một số cư dân vùng châu thổ sông Hồng, vùng duyên hải đã xa lánh
tín ngưỡng cô truyền, bỏ đạo Phật theo Cơ Đốc giáo Luỗồng tư tưởng này ít
nhiều đã phá vỡ khuôn phép, luật tục làm ảnh hưởng đến nếp sống văn hóa
mà nhà Nho, Phật giáo từ nhiều thể kỷ tạo dựng
Nhưng giữa thời kỳ chao đao này, một xu hướng hồi cô đã trỗi dậy Trdi dậy đề cố giữ một truyền thống tín ngưỡng bản địa Đó là việc đây mạnh tín ngưỡng thờ nữ thần nông nghiệp theo triết lý Mẫu bản địa Họ coi đây là
thể giới tâm linh, biểu trưng tỉnh thần sáng tạo, giáo lý, bản chất, là hình tượng văn hóa của một dân tộc, một quốc gia Nữ thần bản địa ấy, chính là
Trang 15Ngày thứ hai là ngày ghế đồng hầu thánh
Ngày thứ ba là ngày lễ tạ hay còn gọi là lễ tiễn đàn
Đến nay lễ nghỉ lễ hầu đồng được rút gọn chỉ diễn ra trong một ngày *Budi hau dong
Khi Ié vat da bay dui lén huong an, ngudi ra héu ngéi vo chiéu gitta, xịt nước hoa thơm khắp không gian ngồi lễ rồi thoa lên lòng bàn tay, thoa
lên mặt, lên người, lên khăn Tứ trụ ngồi hai bên giúp sửa sang y phục, chuẩn
bị cho việc hầu thánh
“Tứ Trụ: gồm có 4 người, họ là những người đã có kinh nghiệm trong hầu thánh ngồi hai bên để chỉ dẫn người mới ra hầu Trong đó hai người ngồi phía trên là quan trọng hơn cả Một người giữ nhiệm vụ làm tay hương, nghĩa
là ngổi dâng các vật dụng cần thiết cho ghế đồng thực hiện nghĩ lễ hầu thánh như: lấy hương khai quang, cờ, kiếm Và họ chỉ cho người mới ra hầu cách thực hiện nghỉ lễ hầu thánh và mở tín hiệu cho cung văn đàn hát theo từng
giá Bên kia là tay khăn, tay áo thực hiện công việc quấn khăn, cài hoa, thay
trang phục cho ghế đồng Hai người ngồi sau nâng khăn áo, hoặc cài trâm
phụ giúp hai người ngồi trên để cho việc sửa sang, thay đổi y phục được
nhanh hơn Thực chất canh hầu theo lối cỗ trước đây các cụ đồng thường dùng bốn người gọi là tứ trụ triều đình Nay do giản tiện về kinh tế cũng như là muốn cho sập cơng đồng thống, rộng rãi nên người ta dùng hai người Giới đồng hay gọi là tay Quỳnh, tay Quế
Cung văn gồm một tập thể thường có 4-5 người làm nhiệm vụ đàn,
hát, đánh trồng, thôi sáo khi bắt đà
văn giúp cho mọi người phân biệt được các giá ghế đồng đang hẳu Và giúp
ghế đồng nghe văn thỉnh và tung khăn đỏ để hầu thánh
Trang 16Ngoài ra tham dự canh hẳu là người thân, các thanh đồng đã hầu thánh, dân trong vùng nơi có đèn, phủ, khách thập phương, ngồi ở dưới để xin lộc thánh khi giá hầu vẻ
Khi ghế đồng đã sái uế không gian lễ bằng nước hoa, thì tay khăn sẽ mang áo Mẫu cho ghế đồng chứng nhang Việc chứng nhang lên khăn áo như là phép để xua đuôi bụi trần, điểm dấu thiêng vào áo Người ta thường chứng
nhang vào áo (hơ qua không chạm vào vật chứng) và các vật dụng hẳu khác
như quạt dâng hương, vật dụng hầu Còn quây hay các đồ lặt vặt như trâm cài đầu, xà cạp đeo chân không chứng nhang Chứng nhang áo Mẫu xong, tay
khăn và tay hương giúp ghế đồng mặc áo, đội mũ xếp, cài trâm đeo vòng ngọc Khăn áo đã chỉnh t, tay hương đưa cho ghế đồng 3 nén hương sống, một bông, hoa tươi buộc chặt vào nhang lễ đặt lên quạt Ghế đồng thực hiện lễ sớ gồm 3
lễ công đồng, 2 lễ một bên trái bên Đức ông Trần Triều, một bên phải phía Mẫu Sơn Trang Lễ xong tay hương chuyển sớ ra bên ngoài cho người nhà chủ lễ hóa sớ Lễ sớ xong ghế đồng xin phép Phật, Thánh, thủ nhang, thầy pháp sư, pháp văn, tay Quynh, tay Qué, thanh đồng đạo quan, dân thôn bản hạt, bách gia trăm họ để vào khóa lễ Lúc này đồng thầy của ghế đồng sẽ chùm khăn đỏ lên người chủ lễ Và ghế đồng bắt đầu vào lễ hầu thánh Trong giá đồng thường 3 giá Mẫu là hầu tráng bóng Hầu tráng bóng nghĩa là ghế đồng không mở khăn mà ngôi dâng hương làm lễ hoặc tay bắt khuyết Từ giá Đức Ông Trần Triều
được phép mở khăn hẳu Tuy nhiên hầu hết đồng tân không được hầu Đức Ông mà phải sau 6 năm mới được hầu Thường trong ngày mở phủ đồng thay hay cho đệ tử hầu Vương Cô đệ nhị Người ta cho rằng hầu Đức ông, bên nhà Trần
nặng nghiệp Gia trung nhà có tà hay người bị điên, rồ hay hằu giá bên nhà Trần để Đức Ông, Vương Cô về sát quỷ trừ tả
Trang 17làm lễ khai quang cửa điện Khai quang là dùng bó nhang đốt cháy đề xua đuổi tả khí trên công đồng, dưới hạ ban, và xung quanh không gian hầu Tiếp đó là thực hiện nghỉ lễ dâng hương đối với hàng quan Dâng hương là dùng khăn phát tấu đỏ làm lễ 4 lần, mỗi lần lùi 2 bước và tiến 3 bước, thực hiện lễ
như thông thường gồm 3 lễ công đồng, 2 lễ bên trái, phải Hàng chúa, chầu, cô dâng hương bằng quạt và cũng khai quang bằng đuốc nhưng uyễn chuyển, trông điệu đà khác với hàng quan mạnh mẽ, khí thế Sau đó múa đồng
Múa đồng: là khi thánh nhập, ghế đồng không còn là mình nữa mà trở thành thần linh Họ múa quạt, múa cờ, múa kiếm, múa hèo đối với hàng quan; múa dude, mỗi, tay tiên với hàng chúa, chẩu, cô, một cách uyễn chuyển
nhịp theo lời hát văn, tiếng đàn mà người thường khó có thể làm theo
Sau khi đã múa xong, ghế đồng ngồi nghe văn kể lại sự tích lai lich
các vị thánh đang giáng về Lúc này ghế đồng sẽ có những lời hay, ý đẹp
để phán truyền chứng tâm cho đàn lễ được tố hảo và phát lộc cho mọi người
xung quanh bằng tiền lộc Trong quan niệm chung của các ông đồng, bà đồng
cũng như những người tham dự buổi lễ không thể biết trước được vị thánh nào giáng đồng hay nhập đồng mà tùy theo ý muốn của vị thánh và lời thỉnh
cầu của ông đồng, bà đồng mà vị thánh có giáng hay không Do vậy, vị thánh nào giáng thì bà đồng phải dùng tay để báo hiệu: nam thần thì dùng tay trái, nữ thần thì dùng tay phải Cung văn đàn hát theo hiệu của ghế đồng để cung,
thỉnh các giá về ngự đồng
“Cuối cùng, thánh thăng Người ngồi đồng chùm khăn đỏ, hai tay bắt chéo
ở trán, nghe văn sang giá mới mình định tâm hẳu, tung khăn đỏ hẳu giá tiếp theo Buổi lên đồng kết thúc khi ông đồng, bà đồng hầu giá cậu bé hoặc cô bé
“Thông thường trong một khóa lễ hầu người ta thường hầu khoảng gần
Trang 18là có thánh thân trong điện Mẫu phù hộ nên tư tưởng của họ thoải mái, căn bệnh ấy giảm dần và cho họ có cơ hội sống với người thân
Những công dụng của hầu đồng trong cuộc sống như kể ở trên cũng
được tác giả Lên Đẳng- hành trình của thần linh và thân phận khảo tả kỹ Tác giả đã khảo tả kỹ lên đồng ở khía cạnh tâm sinh lý và đã liệt kê ra biết bao nhiêu trường hợp bị cơ đày, ốm đau mà khỏi bệnh Tác giả tin là hầu đồng có thể chữa khỏi bệnh cho như người bị rối loạn về sinh lý: Lên đồng không phải là trạng thái bệnh lý mà chỉ là trạng thái tâm sinh lý, trạng thái biến đổi ý thức đặc biệt mà các ông đằng, bà đồng chủ động tự đưa mình
vào Chính trong môi trường tự biến đổi ý thức đó, cái vô thức trỗi dậy, giúp
bà đồng, ông đằng giải tỏa nhiều ức chế tâm thần mà đó chính là nguôn gốc
của nhiều hiện tượng tâm sinh lý như điên loạn, bệnh tật
cũng không có gì ngạc nhiên, là khi ra đằng và thường xuyên lên đồng, thì
trong môi trường tự biến đổi ý thức do tự ám thị mà các ức chế vô thức được
giải tỏa, dần khỏi bệnh, khắc phục dần được các hành vi lệch chuẩn và tái
hòa nhập với cộng đông như những người bình thường khác
Hầu đồng tổn tại quanh cuộc sống của chúng ta vẫn bí an lạ thường nhưng cũng thật gần gũi Biết bao người có đẻn, phủ tự nhận mình là con thánh sau khi lập điện, hầu đồng Vì nhận là con thánh nên họ cố gắng tu dưỡng đạo đức đề xứng đáng với gốc gác của mình Và họ cũng tin rằng có tu tốt thì họ mới được Mẫu và thần linh trong điện thương, để rồi ở thế giới
bên kia họ được trở về với cội nguồn Ở đó họ được hầu Cha, kính Mẹ Chính
vì vậy nên “ừ cổ lai người ta đã than thở về sự ngắn ngủi của đời sống trần gian Vậy nên người Liệt Nam tin vào đời sống ở một thể giới bên kia về sau, trên bờ biển xa xăm theo người này, hay siêu việt trên mắy từng mây cao
thắm của người khác ” (Hỗ Đức Tho)
Có thể nói nghỉ lễ hầu đồng nói riêng và tín ngưỡng thờ Mẫu nói
Trang 19những mong mỏi mà ở cuộc sống đời thường con người không tìm thấy
được Chính vì thế mà họ đã tìm đến điện Mẫu đẻ cầu khân và thực hành nghỉ lễ hầu đồng Với niềm tin, sự tôn kính đắng thần linh trong điện Mẫu cùng với cái tâm hướng thiện sẽ là cơ hội cho mọi điều mong cầu của họ trở thành hiện thực
1.2 Vài nét sơ lược về đồ lễ
1.2.1 Khái niệm đồ lễ
Ngay từ thời xa xưa, dan gian đã quan niệm vạn vật ñiữu linh mọi vật
đều có linh hỗn, trong đó con người là trung tâm của vũ trụ, sản sinh ra nguồn
năng lượng mạnh mẽ nhất Bản thân mỗi con người được chia thành hai phần: phần xác (vật chất) và phần hồn (tinh than, ý thức) Giữa phần xác và hồn có
mối liên hệ mật thiết với nhau Khi các hoạt động trong cơ thê con người ngừng hoạt động đồng nghĩa thân xác con người bị chết thì xác người bị tiêu hủy tan biến vào đắt, còn phần hồn tách ra khỏi phần xác nhưng mang hình ảnh nguyên vẹn về thân xác tại thời điểm cuối cùng khi não ngừng hoạt động Linh hồn con người thoát ra khỏi thân xác hòa nhập vào tầng không
gian của vũ trụ, bám víu vào sự vật hiện tượng trong không gian
Linh hồn trong tiếng Tày, Nùng dịch ra là Phi Phi dịch ra tiếng việt
có ý nghĩa rộng là chỉ tắt cả thánh, thần, ma, quỷ như ma trời- phi phạ, ma dat- phi din, ma rimg- phi pa, ma ndi- phi sn, ma t6 tién- phi pau pa Con người sau khi chết đi, linh hồn bị đây xuống địa ngục để xem xét, tội lỗi nặng
nhẹ Sau một thời gian xem xét và chịu cực hình thì linh hồn được siêu thoát
lên thiên đường và được sống một cuộc sống sung sướng Từ đây linh hồn có thể đầu thai kiếp sau
Theo tiến sỹ Stuart Hamerof, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ý thức
của Đại học Arizona và nhà vật lý người Anh Roger Penrose cho rằng linh hồn người nằm trong những ống siêu nhỏ trong tế bào não Ý thức của
Trang 20ống siêu nhỏ ấy: “có lẽ linh hồn của chúng ta chỉ là sự tương tác giữa những tế bào thân kinh trong não Vì thế linh hẳn là một phân cơ bản của
vũ trụ và tôn tại khi thời gian bắt đầu" (Theo Minh Trọng - tranh cãi về
linh hồn sau khi chết)
Xuất phát từ quan niệm có sự hiện hữu của linh hồn, con người nảy sinh nhu cầu báo hiếu, báo ơn Đó là việc thiết lập ban thờ, bài trí đồ thờ để
thờ những người có công sinh thành, dưỡng dục ra thân mệnh mình; những
người có công với tô quốc; những đắng siêu nhiên vô hình khai nguyên ra
vũ trụ, con người như Lạc Long Quân được tôn làm thần và được dân gian lập đền thờ tế lễ vì có công trừ mộc tỉnh, hỗ tỉnh, thủy tỉnh đem lại sự bình an cho dân chúng; hay Thánh Gióng có công khai phá giặc Ân; Tản Viên
Sơn Thánh có tài trị thủy, bình thiên hạ Lòng biết ơn, báo hiếu ấy đáng trân trọng biết bao khi người còn sống biết nhớ đến người đã khuất Đây cũng là truyền thống uống nước nhớ nguồn tốt đẹp của dân tộc ta
Từ quan niệm có linh hồn, con người ngưỡng vọng vẻ thế giới bên kia với niềm tỉn những linh hồn người đã mắt, các bậc thánh thần có khả năng,
siêu phàm giúp người dương thế thỏa mãn được những nhu cầu mà họ sở nguyện Trong suy nghĩ của người còn sống cách tốt nhất là dâng, tiến lễ cho
người âm, thánh thần những đồ lễ tố hảo nhất tran gian, diễn trò mua vui
(diễn tích) cho thánh thần thích thú khi thánh thần, người âm vui nhận được
sẽ phù hộ cho người tiến lễ Chính vì thế nên trong số đồ tiến cúng cho người âm, thánh thần có đủ thứ từ những vật dụng thông thường làm bằng đồ mã, trầu cau, hoa quả đến những mâm cỗ thịnh soạn xôi, gà, rượu, thit Tat cả đồ tiến cúng ấy đều xuất phát từ quan niệm ứrẩn sao âm váy, người tran có nhu cầu gì thì người âm cũng vậy Tuy nhiên trong chừng mực, người trần
cũng đặt ra nhiều kiêng cữ với những đỗ dâng cúng cho người âm
'Với cách ứng xử mang màu sắc tâm linh của người còn sống đối với
Trang 21một con người Đó là nhu cầu ăn, ở, mặc, tiêu tiền Họ mong muốn những
người ở thế giới bên kia có thê thụ hưởng tắt cả đồ lễ mà họ cúng Đồ lễ trở
thành vật thiêng liêng để cho người cõi âm chứng tâm cho người cõi trằn Dé
thông qua đồ lễ ấy, con người cầu xin người ở thế giới vô hình phù hộ mọi việc trên trần được may mắn Như vậy, đồ lễ được hiểu là vật đem cúng
* Xết khái niệm đỗ lễ với khái niệm lễ vật và đồ thờ
Hiện nay, trong quan niệm của dân gian thì còn có một khái niệm được
dùng với ý nghĩa rất gần với khái niệm đỏ /ễ, đó chính là khái niệm /Ê vt Hai khái niệm này được xem là hai khái niệm đồng nhất Cả đồ lễ và Iễ vá: đều là những cái mà con người dùng đê dâng hoặc cúng tiến trong những
dịp, những ngày lễ trọng đại của bản thân, gia đình và xã hội như: cưới hỏi,
thờ cúng tổ tiên, các dịp lễ hội Lễ vật và đỗ lễ như vậy đều là những phương
tiện để con người giao tiếp với thần linh Đây cũng là những nguồn /ương
thực thiêng mà người trần tục kính dâng cho đắng vô hình với ước vọng
mong cho thần thánh phù hộ cho người trằn những điều tốt đẹp nhất
Đô thờ hiểu nôm na là đồ vật được dé thờ trong nơi thiêng Giống với khái niệm đồ lễ và lễ vật, đỏ sho ban dau chi là những đồ vật gắn liền với sinh hoạt đời thường của con người nhưng khi ngọn gió tâm linh thổi vào,
những đồ vật ấy được thiêng hóa Nếu đồ lễ, lễ vật bao gồm bánh kẹo, hoa
quả, trằu cau, lễ mặn những thứ mà con người lễ xong có thể xin thụ lộc
ngay hoặc mang về nhà thụ lộc thì đồ thờ đặt trên ban mang tính chất trang trí cho đẹp và đa phần để thờ trên ban Bên cạnh những đồ thờ được đặt trên nhang án bao gồm, bát nhang, tượng thờ, hoành phi, câu đối, đôi đèn, lục
bình, còn có những đổ thờ ngoài nhang án như linh vật long, ly, quy, phượng, bát bửu, chấp kích, chiêng trồng
1.2.2 Nội dung khái niệm đồ lễ
Ngay từ thời xa xưa, con người đã biết hướng đến tâm linh, lấy việc
Trang 22Âm Thiên Chúa giáo có Đức Mẹ Maria Do đó việc cư dân Bắc Bộ sáng
tạo và tôn thờ hình ảnh Mẫu Liễu Hạnh cũng là điều dễ hiễu Sự ra đời hình
tượng Mẫu Liễu Hạnh nói riêng hay việc tôn thờ nữ thần nói chung phù hợp với tâm lý, tôn giáo, tín ngưỡng cư dân từng vùng
Tục thờ Mẫu Liễu Hạnh có từ năm 1434 Trải qua các triều đại lịch sử tín ngưỡng thờ Mẫu vẫn tổn tại đến nay đã được gần 600 năm với hệ thống các điện thờ rộng khắp cả nước tiêu biểu là Phủ Gidy- Nam Dinh, dén Mau
Sòng Sơn - Thanh Hóa Tại Hà Nội là Phủ Tây Hồ Hệ thống thần linh ở đây rất đa dạng có cả nhân thân, thiên thần và sắp xếp theo từng phủ tương ứng
với từng màu sắc của các phủ Mỗi phủ có một thánh Mẫu cai quản Phủ Thượng Thiên (Thiên phủ), màu đỏ - Mẫu đệ nhất, Phủ Thượng Ngàn (Nhạc phủ), màu xanh- Mẫu Thượng Ngàn, Thoải phủ, màu trắng- Mẫu đệ tam Địa phủ, màu vàng- Mẫu đệ tứ Trong tứ phủ, thánh Mẫu Liễu Hạnh được coi là
thần chủ của Đạo Mẫu
Tín ngưỡng thờ Mẫu đặc sắc không chỉ là ở việc con người biết phan chia than linh theo từng phủ, nhân cách hóa lai lịch của thần, thiết kế đền phủ thờ thần, trao truyền các nghỉ lễ thờ cúng mà còn là cả quá trình con người biết tiến lễ dâng cúng cho thần linh với các đồ lễ tùy tâm con người muốn tiến cúng
Giống như tín ngưỡng dân gian khác, đồ lễ dâng cúng thánh Mẫu và hội đồng tứ phủ cũng xuất phát từ niềm tin tâm linh, sự biết ơn thánh thần Với quan niệm trần sao âm vậy, tín đồ trong đạo Mẫu đã dâng lên thánh Mẫu
lánh trong tứ phủ đa dạng đồ lễ Đồ lễ trong các nghỉ lễ thờ cúng
thuộc tín ngưỡng thờ Mẫu có vị trí, vai trò đặc biệt Nó có thể coi là kênh
truyền tải thông điệp tâm linh của người còn sống đối với thần thánh Thông qua đồ lễ con người được tự do thể hiện tỉnh thần báo ơn, báo hiếu, sự khuất
và các vi
phục trước uy vũ của thánh thần Và trong mỗi sản phẩm dâng cúng thánh
Trang 23dâng Nhất là việc chế tác ra các sản phẩm thủ công của con người phục vụ: dâng cúng như đồ mã Đồ mã có thể coi là một trong những thứ đồ lễ đặc biệt và yêu cầu nghệ thuật cao Nó đòi hỏi cả một tắm lòng với người làm mã
Không đơn giản là một công việc làm đồ giả mà người làm mã phải khéo tay,
phải ám thị hoặc tạo ra niềm tin đồ mã sẽ là đồ thật khi tiến về thế giới bên
kia
Đồ lễ dé dâng cúng thần linh xét cho đến cùng đã tạo nên cái ranh giới linh thiêng và trừu tượng Đồ lễ gợi cho con người suy ngẫm ám ảnh giữa cái sống và cái chết Cái sống liên quan đến những mối quan hê giữa người thân, cộng đồng và vũ trụ Còn cái chết? Chết vẫn chưa phải là chấm dứt cuộc sống mà nó bị chuyển sang khỏi thế giới khác để tiếp tục sống với cái linh hồn mỗi người có Sự sống và cái chết có mối quan hệ nhân quả, rằng buộc nhau để “gieo quả nào gặp quả ấy” Con người tỉn có báo ứng, có sự luôn hồi chuyển kiếp Con người không dám sống bắt nghĩa bat trung vì sợ đọa đày trong địa ngục
"Nếu theo như đạo Phật thì mỗi việc minh làm sai đạo lý làm người đều bị giam vào địa ngục Mỗi tầng địa ngục tương ứng với mỗi tội lỗi ở trên
đương gian Con người sống theo kinh điển nhà Phật sẽ tu thân, tu âm và làm được nhiều việc thiện Đó cũng là sự ràng buộc về giáo lý, luật lệ của
đạo Phật đối với tín đồ đạo Phật
Với đạo Ki-tô thì khi mắt đi con người sẽ được về với Chúa Cõi thiên
đàng sẽ mở rộng chào đón những tín dé này Còn trong tín ngưỡng thờ Mẫu,
người ta chỉ đơn giản hiểu rằng có thờ có thiêng có kiêng có lành và tìn rằng
Trang 24giải thốt khơng chỉ khi họ đang sống mà cả khi thê xác của họ tan biến về
với cát bụi
Trong lịch sử tư duy loài người, chúng ta biết đến nhiều cặp phạm trù phản ánh hai mặt đối lập trong tính thống nhất biện chứng của sự vật hiện
tượng mà trong quá trình vận động chúng có thể chuyển hóa lẫn nhau Đó là sự đối lập giữa cái thiện và cái ác trong phạm trù đạo đức, sự đối lập giữa đẹp và cái xấu trong phạm trù thâm mỹ Sự đối lập giữa cái thiêng liêng và
cái trần tục thì hoàn toàn khác, Đó là hai thế giới khác nhau về chất, không có sự chuyển hóa qua lại trong quá trình vận động Chính vì điều đó nên con người đã chấp nhận một ranh giới tuyệt đối, được quy định bằng những cắm
ky nghiêm ngặt Đó là việc phải coi những thứ đồ mã là những thứ đồ thật
Theo đó ngựa, voi được gọi là ông Những bức tượng thờ phải gọi là ngài,
Mẫu Và người ta phải cung kính ông voi, ông ngựa như các vị thánh thần trong thể giới tâm linh
Con người sợ quyền năng của các ngài Vì thế tắm lòng thành kính lại
cảng được nhân lên thể hiện qua sự kiêng kị thành quy tắc như không chỉ tay vào tượng thờ, không được phép chê bai những thứ thuộc về không gian thiêng, không nói tục chửi bậy và làm điều bệnh hoạn ở đền phủ Khi vào đền, phủ con người phải có thái độ cung kính, ý tứ và can trọng Vì Phật tir bị, Thánh một ly cũng chấp Họ cho rằng nêu phạm vào những nguyên tắc ấy thánh sẽ phạt không cho lộc, tài, sức khỏe
\u khi trong cuộc sống thường nhật, nhất là trong nhu
âu tâm linh,
con người ta có khi không hiểu được vấn đề thờ cúng mà người
ân họ dang
làm, nhưng vì lo sợ bắt trắc sẽ xảy ra với mình nên họ cũng tuân thủ những
luật lệ của người đi trước Do đó, tại một số dén, phủ, điện thờ có những người đi lễ, tiền lễ chỉ là để giải tỏa tâm lý có thờ có thiêng, có kiêng có lành
Trang 25Tín ngưỡng thờ Mẫu với cội nguồn, gốc rễ thờ nữ thần, sau phát
triên thành Mẫu thần, Mẫu tam, tứ phủ đã khăng định được vai trò, vị trí của mình trong đời sống tâm linh của người Việt nói chung và của người Hà Nội nói riêng Trong điện thờ Mẫu, Mẫu Liễu Hạnh là vị thần chủ tối cao- Người vừa là nhân thần vừa là thiên thần với lai lịch rõ ràng gắn với 3 lần giáng sinh Trong tâm thức những người con của Mẫu, Thánh Mẫu
Liễu Hạnh hội tụ đầy đủ phẩm chất của người phụ nữ truyền thống tài, sắc
hơn người, đức hạnh hơn người Thánh Mẫu xứng đáng là bậc tiên nhân để người đời ngưỡng mộ, cung kính
Đặc biệt, điện thờ Mẫu hội tụ đầy đủ nam thần, nữ thần Cách sắp xếp
hợp lý tuân thủ theo nguyên tắc các phủ đã tạo nên tính nhất quán trong điện
thờ Mỗi phủ có một Mẫu đứng đầu cai quản từng miền Mẫu Thiên cai quản
Thiên phủ Mẫu Thượng Ngàn cai quản Nhạc phủ Mẫu Thoải trắn giữ vùng sông nước quyền cai Thoải phủ Mẫu Liễu Hạnh ~ Mẫu của trần gian, cai quản Địa phủ, cõi nhân gian Một số nhà nghiên cứu đồng nhất Mẫu Liễu với Mẫu Thiên với triết lý tam sinh tam hóa, nhất sinh nhị, nhị sinh tam Mẫu ất, hóa thành Mẫu đệ nhị, Mẫu đệ nhị hóa sinh thành Mẫu tam Dù là
dé nl
ba Mẫu, hay bốn Mẫu đến nay không mấy ai trả lời được chính xác, song trong tâm linh của các tín đồ đạo Mẫu họ vẫn tin rằng Mẫu luôn ở bên cạnh,
phù hộ giúp họ vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống
Phủ Tây Hỏ, đền Ghènh, đền Ba Cây Mơ Táo nơi đó đều là địa điểm linh thiêng thờ Mẫu ở Hà Nội Mỗi nơi linh thiêng gắn liền với tích của từng
vị thánh phụng thờ chính Tại nơi đây thường xuyên diễn ra hầu đồng Nói
đến hầu đồng ở Hà Nội người ta nghĩ đến tỉnh hoa, tỉnh túy trong cung cách hầu thánh của người xứ này Đó là xu hướng hoài cổ, theo lối đồng truyền thống Tuy nhiên đến nay tính cổ trang, tinh túy trong lề lối hầu thánh ít nhiều
có sự thay đổi theo chiều hướng thương mại hóa, thiên về kinh tế hơn hoạt
Trang 26“Theo các thầy tu trong đạo thánh, việc ăn chay tụng kinh Phật không những giữ thân khỏe mạnh, mã còn giữ tâm thanh tịnh Đặc biệt lòng tir bi
được tăng trưởng Một trong các giới điều quan trọng mà các thầy đồng
trong đạo Thánh tiếp thu trong đạo Phật là không sát sanh Do đó khi những
người đã ra hầu thánh, họ không cắt tiết, giết mỏ động vật Việc ăn chay
theo họ là sự tỏ lòng thương đối với súc vật Tuy nhiên do quan niệm thánh vẫn ăn mặn, cúng mặn nên ít người thực hiện ăn chay trường Ngoài ra việc ăn chay, tụng kinh phật sẽ giúp cho bản thân họ được khai mở tâm linh, có thêm quyền phép của Phật dé sát quý, trừ tả Đặc biệt việc ăn trường chay
sẽ giúp con người đây nhanh quá trình giao cảm với thần linh và tiêu trừ
bớt nghiệp trướng
Nói đến việc tụng kinh Phật, các thây đồng nhà có đền, điện hay tụng kinh vào buổi sáng, buổi chiều đều đặn cả năm với người giữ chay tịnh Đa
phần các thầy đồng tụng kinh đều đặn vào thời gian trong 100 ngày lập đèn
điện hay là có người m phải tụng kinh xin thuốc phật và thánh , nam là 7 ngày, nữ 9 ngày
2.1.1.3 Đồ chay cúng chúng sinh
“Chúng sinh ở đây được hiểu là những người đã mắt không được người
nhà cúng phải lang thang ngoài đường, ngoài chợ Chúng sinh còn bao gồm cả các thai nhi được cha mẹ gửi vào đền Đồ lễ cúng chúng sinh gồm: Tiền vàng từ 15 lễ trở lên, quần áo mã của chúng sinh từ 50-100 bộ, quần áo đồ
Trang 27thánh Ất Nan tôn giả; Dẫn cô hôn sáu ngả chúng sinh” mời chúng sinh về hiến lễ Lời văn khấn chúng sinh rầu rĩ, thê lương
Âm cung mở cửa không nhà bơ vơ
Tiếp chúng sinh không má, không mô bón phương Gốc cây xó chợ đầu đường
“Không nơi nương tựa đêm ngày lang thang Quanh năm đói rét cơ hàn
Không manh áo mỏng, che làm heo may
Có hôn nam bắc đông tây Trẻ già trai gái về đây hợp đoàn
Nếu gia chủ muốn phóng sinh thì trong lễ này pháp sư đọc văn phóng sinh Thường các gia chủ hay phóng sinh ốc, cua, lươn trạch Việc phóng sinh chẳng những tiêu trừ được nghiệp chướng mà trong quá trình phóng sinh lại cảng nuôi đưỡng được tắm lòng từ bi, khơi dậy tâm lành cho người chủ lễ Kinh Dược Sư Lưu Ly bổn nguyện công đức dạy rằng: Cứu thả các sinh mạng được tiêu trừ bệnh tật, thoát khỏi các tai nạn Người phóng sinh tu phước, cứu giúp muôn lồi thốt khỏi khổ ách thì bản thân không gặp các tai nạn
Công đức phóng sinh rộng lớn vô biên
1 Không có nạn đao binh, tránh được tai họa chiến tranh tàn sát
2 Sống lâu, mạnh khỏe, ít bệnh tật
3 Tránh được thiên tai, dịch họa, không gặp các tai nạn
4 Con cháu đông đúc, đời đời xương thạnh, nối dõi không ngừng
§ Chỗ mong cầu được toại nguyện
6 Công việc làm ăn phát triển, hưng thạnh, gặp nhiều thuận lợi 7 Hợp lòng trời, thuận tánh Phật, loài vật cảm ơn, chư Phật hoan hy 8 Giải trừ oán hận, các điều ác tiêu diệt, không lo buồn, sầu não
Trang 2810 Tái sinh về cõi trời, hưởng phước vô cùng Nếu có tu Tịnh độ thì
được vãng sinh về thế giới Tây phương Cực Lạc
'Cúng phóng sinh xong, pháp sư đọc bài văn khấn đuôi chúng sinh và
rắc gạo muối ra Š phương Chủ lễ sẽ đem vật phóng sinh đi thả Việc rắc gạo
muối ra đường theo một số người là để dụ chúng sinh ra khỏi đền, điện
tránh quấy nhiễu đền, phủ
2.1.2 Đồ mặn
2.1.2.1 Lễ phát tắu
Phát tấu là một lễ quan trọng nó được tiến hành vào buôi chiều hôm trước khi tiến hành nghỉ lễ hầu đồng Theo các thầy đồng làm phát tấu hôm trước là đúng phép Lễ mặn cúng phát tấu gồm có một mâm cỗ mặn hoặc
đơn giản là 1 khẩu thịt lợn luộc, đĩa xôi, 5 chén rượu (phụ luc 2, anh 9,
tr.131) Đề lễ cúng phát tấu gồm 13 thứ: Gương, lược, nước hoa, khăn mặt,
khăn mùi xoa, dao, kéo, bút, vở, bật lửa, quạt, 5 quả trứng 5 màu và đồ mã
phát tấu
2.1.2.2 Lễ Tam Sinh
Tại ban công đồng các quan, đồ lễ trang trí trên ban thờ này giống như
các ban khác đều có mâm ngữ quả, đôi đèn, hoa thơm, trầu cau, chén nước thanh tịnh Điều đặc biệt trong ban thờ này, người ta thường có thói quen
cúng mặn Khác với các ban thờ khác như ban thờ Mẫu cúng chay chủ yếu là hoa quả, trầu cau, cơm nắm, muối vừng Ban thờ công đồng vào ngày lễ phải có mâm lễ mặn gồm thịt gà, thịt ngan, thịt lợn Ba loại thịt này được
gọi là tam sinh cống phẩm (Phụ lục 2, ảnh 10, tr 131)
Không phải tự nhiên mà người ta lại chọn ba con vật này để làm vật
Trang 29“Thuyền rồng, voi, ngựa (long chu, tượng, mã) thường được làm khá
lớn để thể hiện sự tôn kính đắng thần linh Chúng đan thành cốt sau đó quét
hồ và đán giấy lên Độ bám của hồ với giấy ăn vào nan tre tạo nên một khuôn hình đẹp, đơn giản nhưng có khối tích rõ rằng Các họa tiết, hoa văn trang trí thêm bên ngồi làm cho các “ơng” có hình thức rất độc đáo và giống thật hơn
Voi làm bằng giấy vàng, ngựa màu đỏ còn thuyền rồng màu trắng Theo một số ông đồng thuyền rồng này là dâng cho quan tam phủ (phụ luc
2, ảnh 20, tr.142) Thuyền rồng biểu hiện cho Thủy phủ, quan tam được gọi là quan cai đồng Trong dàn mã mở phủ thuyền quan tam không bao giờ thiếu Voi được dâng về cho chúa Sơn Trang Ngựa biểu hiện vùng đồng
bằng dâng cho các quan làm việc nơi đồng bằng.Ngoài ra người ta còn làm mảng màu xanh để dâng cho các cô trên rừng, mảng màu trắng ding cé Bo
với ý nghĩa để chở Vua, Chúa hay Mẫu đi các nơi (phụ lục 2, hình 21, tr.137)
Những chiếc mảng được kết bởi những ống nhỏ tượng trưng cho tre,
nứa, trên mảng cũng có người chèo
Một loại vật được quan tâm nữa là hình tượng ông lốt (hình rắn) của
Tứ Phủ Lốt biểu hiện cho các quan hầu cận Mẫu, là các vị quan bảo vệ cho
Mẫu về đường âm, đường dưới nước Cũng giống như long chu, tượng, mã lốt được đan bằng nan tre, bồi giấy và được trang trí bằng cách dán giấy tạo vấy, dán hoa văn hoặc vẽ cách điệu phân đầu tạo ra tính chất trang nghiêm
và đữ đội của lốt Trong dàn lễ các ông lốt thường có bốn màu đỏ, xanh, vàng, trắng Lót tiến về Thoải phủ nhiều khi có hình thức tam đầu cửu vĩ
hoặc tam đầu nhất vĩ nhưng nhất thiết là phải màu trắng (phụ lục 2, ảnh 15,
tr134)
Có thể thấy, hình tượng rắn nhiễu đầu xuất hiện trong các tôn giáo khác như ở Phật giáo, rắn bảy hoặc chín đầu che trở cho Đức phật lúc ngài
Trang 30
chúng còn được trang trí tại công trình kiến trúc tôn giáo như ở đền Angkovat, Angkothom (Cam pu chia) Tuy nhiên hình rắn đầu người như ở hình lốt tam đầu quả là độc đáo
Lốt tam đầu cửu vị là hình tượng một ông rắn có ba đầu và chín đuôi, nhưng ba đầu lại là ba mặt người, đây là loại đồ mã đặc biệt chỉ có ở đồ lễ dâng Mẫu thoải và các vị thần sông nước Theo giải thích của các thầy đồng
thì “tam đâu cứu vĩ" là “thông tri tam giới”, đuôi lông vũ biểu hiện cho không tính - Thiên Phủ khuôn mặt biểu hiện cho nhân gian tinh - Dia phi; Vay biểu hiện thủy tính - Thoải phủ Nó tượng trưng cho các vị thần tiêu biểu thuộc hệ thống điện thờ Mẫu nói chung và một đền thờ Mẫu cụ thể nói riêng gồm có Tam phủ công đồng, Tứ phủ vạn linh
Theo ba ding Giang Thi Đường 80 tuổi ở Sơn Tây - Hà Nội, lỗt tam
đầu thường được các thầy đồng dùng trong đàn lễ tam phủ, tứ phủ, những đàn lễ lớn Những người hay nằm mơ gặp rắn hoặc bị điên, rồ thì trong đàn lễ hay tiến mã này Bà cho rằng 3 đầu còn thể hiện cho 3 vía sinh của con
người , 9 đuôi là 9 vía Lời giải thích này, theo các nhà nghiên cứu chưa thỏa
đáng, nên PGS.TS Trần Lam Bién đã đặt ra một giả thiết:
Hình ảnh của lốt tam đầu cửu vĩ thể hiện một sự pha trộn văn hóa giữa tín ngưỡng bản địa (thờ Thủy Thần, thờ Rắn) với dòng tín ngưỡng ngoại nhập Rắn ba đầu có lẽ phần nào ảnh hưởng từ hình tượng rắn thần Naga của tín ngưỡng Án Độ, mặt người có thể là
hình tượng được nhân cách hóa của người Việt Còn “cửu vĩ" (chín đuôi) ở đây không nên hiểu là số đếm, mà trong trường hợp này là biểu hiện con số nhiều (số phiếm chi) Theo dich học, số 3
là số động, động thì chuyên, chuyển thì biến đôi, biến đổi thì phát
Trang 31một lời cầu mong sao cho của cải và hạnh phúc ngày cảng được
sinh sôi, nảy nở, một ước vọng có tính chất nguyên sơ, mang tính
nhân loại [ dẫn theo Giang Nguyệt Anh 1, tr.62]
Một trong những đồ mã quan trọng gắn với núi rừng là hình Chúa Sơn Trang với hai chau hau can là chầu Quỳnh, chầu Quế và 12 cô tiên nàng (cô sơn trang) theo hau hai chau, chúa (phụ lục 2, hình 18, tr.135) Theo thầy đồng thì đây không phải là hình tượng Chúa, Chầu hay các cô Sơn Trang vì không ai dám mang các vị thánh đi đốt cả, những thứ linh thiêng bao giờ
cũng chỉ để thờ Những hình nhân này là sự biểu hiện của thanh đồng về
đường âm Giữa việc hầu các giá Chúa Sơn Trang (chúa đệ nhị), Chiu hau
các cô trong nghỉ lễ hầu đồng và những người hình nhân làm bằng mã
c
để dâng phủ Sơn Trang cho tương đồng.Nếu trên đương gian thanh đồng bắc hế hầu thánh thì những mã hình nhân này cũng là biêu hiện người hầu đồng nhưng là người bắt động, người không sống, người đi hầu các ngài ở một thế giới chúng ta không nhìn thấy được Khăn áo của người hầu đồng như thế nào thì khăn áo của mã Sơn Trang được làm như vậy
Trong lễ dâng Chúa Sơn Trang, người ta còn làm một động Sơn
Trang nhằm miêu tả lại nơi thờ tự của Chúa bằng một khối hình cây cối, núi non, phần nhiều cây rủ lá liễu bao quanh núi.Trong rừng cây là một
“quả ” động, hai bên cửa động có long chầu, hồ phục, có Thanh xà, Bạch
xà, có cả cây cầu, biểu hiện trên Thượng ngàn có phủ Sơn Trang là Đền
Đông Kuông và Đền Bắc Lệ Hình tượng chúa với hai chầu và 12 cô hẳu cận không thể thiếu trong động Phía trên cùng là hình ảnh đức Phật Bà Quan Âm, phần để dưới được vẽ hình ảnh sóng nước Do nhu cầu thị hiểu của mỗi người giờ đây tòa Sơn Trang đã có phần dơn giản hơn Người ta
đã không thể hiện theo lối cổ gồm 3 tòa đông: phía trên là tòa màu đỏ tượng
trưng cho miễn trời, giữa là động đệ nhị Thượng Ngàn, dưới cùng là động
Trang 32hầu cận động Sơn trang, dưới phải có các cô chèo thuyên, rồi đến cảnh động san hô và tòa chúa Trắng Hoặc đơn giản hơn là người ta làm động rủ, phần chân để cao (phụ lục 2, ảnh 19, tr.136)
Đồ mã dâng Son Trang còn có I mảng trắng, thuyền đỏ và thuyền
xanh Ngoài ra còn có một vi hải xảo và mâm hài Đây cũng chỉ là đổ dùng sinh hoạt đời thường của các Chúa, chẳu và các cô
Trong dàn mã tứ phủ còn có năm hình nhân, hình nhân này có thể là
nam, nữ tùy theo giới tính của chủ lễ, nhưng nhất thiết phải có đai chéo để thể hiện người có đồng khác với hình nhân dùng cúng người âm như giải hạn, cắt tiền duyên Năm hình nhân gồm:
Hình màu cánh sen là hình bản mệnh của ghế đồng Một số nơi vẫn dùng màu đỏ (phụ lục 2, ảnh 30, tr.141)
Hình màu đỏ thay con đồng về hầu cõi Thượng Thiên Hình màu xanh thay con đồng hằu vẻ cõi Thượng ngàn Hình màu trắng thay con đồng hẳu về cõi Thủy phủ
Hình màu vàng thay con đồng đi hầu cận các ngài ở Địa phủ
(phủ nhân gian)
Trên mỗi hình nhân đều gài sớ tiến cúng về các phủ, một thẻ bài bằng giấy trắng ghi tiến cúng “Đại hình” về phủ nào và tên ghế đồng mới cùng tên
chủ đàn ngày hôm đó Thêm vào đó là ít tiền dương cả lẻ, chẵn, nếu con đồng là nam thì gài 7 tờ, nữ 9 tờ Ngoài ra còn có tiền hành sai (tiền âm) và tiền vàng
lá
'Vàng trong lễ tứ phủ gồm ldây vàng năm màu, màu xanh, đỏ, trắng,
Trang 33bà, của mẹ ngày xưa Mâm lễ dâng Mẫu có trầu, cau như là nhắc con người ta nhớ đến phong tục tập quán của dân tộc mình
Ngoài cau, trầu người ta thường dâng nước tỉnh khiết tại ban thờ Mẫu
Đó là đôi chén nước trong va dang thêm những chai nước sản phẩm thời hiện đại như Lavie, nước Yến, C2, cocaco la Dù ngày nay có rit nhiều loại nước ngọt ngon nhưng tại ban thờ Mẫu cũng như các ban thờ khác đôi chén nước trong không bao giờ thiếu Đó có thể là nước mưa hứng đã qua cạn
lọc hoặc nước trong lòng giếng Nguồn nước tươi mát ấy như là mạch tâm hỗn trong trắng của Mẫu vậy
Bên cạnh nước ngọt tại ban công đồng người ta hay dâng rượu ngoại
và xếp bia lon chồng lên nhau tạo thành tẳng tầng lớp lớp như tòa tháp Họ quan niêm, quan thánh là thân nam, nên sẽ hưởng được rượu, bia, thuốc, chè
như người trin (phụ lục 2, ảnh 24, tr.138)
Đôi đèn là nơi có chứa ánh sáng cũng là nơi tụ khí thiêng của thần linh trên ban thờ Trên các bàn thờ thánh người ta không bao giờ thiếu ánh sing
của đèn dầu, đèn điện hoặc nén Trong ngày tiệc lễ hầu đồng các gia chủ
thường công đức đôi đèn, nến cho nhà đền
Ngoài các đồ lễ trên, mỗi mâm lễ đặt tại tắt cả các ban thờ trong điện Mẫu đều có thể đặt thẻ hương và tiền âm phủ, tiền dương Nén hương như là tượng trưng của tỉnh tú Nhờ khói hương, con người dễ dàng tiếp xúc với thân linh Tiền âm phủ (tiền giấy vàng) như vật thông hành đẻ cho người cdi
âm giao dịch, mua sắm
Trang 34sự phát triển về kinh tế, thương mại của con người thời nay và tính thâm mỹ, ưa mẫu mã, chất lượng của người dâng lễ
2.2 Nghỉ lễ hầu thánh và đồ lễ liên quan
2.2.1 Nghỉ lễ mở phả trình đồng
Mỡ phủ trình đồng là nghỉ lễ dành cho những người căn cao số nặng
đã làm các nghỉ lễ như tôn nhang bản mệnh, tam phủ thục mệnh nhưng bản
mệnh vẫn chưa yên Tính từ ngày mở phủ người có căn đồng mới trở thành người có đồng và lính của thánh tứ phủ, đệ tử của thầy đồng mở phủ So với các nghỉ lễ khác trong tín ngưỡng thờ Mẫu, nghỉ lễ này đòi hỏi nhiều đồ mã và đồ lễ nhất so với các nghỉ lễ khác
Để thực hiện được nghỉ lễ mở phủ trình đồng thầy đồng cùng với người nhà, con nhang của đồng thầy phải chuẩn bị mua đồ lễ, sắm sửa, trang, trí ban thờ khoảng 2 ngày Trong đó đồ mã phải đặt hàng tuần mới kịp cho
khóa lễ
Đố lễ dùng trong lễ mở phủ rất đa dạng Tùy theo kinh tế của chủ lễ „ thầy đồng sẽ có cách mua sao cho phù hợp Nếu chủ lễ kinh tế khá thầy đồng sẽ mua nhiều đỗ lễ đẹp, sang đắt tiền như bia, rượu, bánh kẹo ngoại nhập Còn đối với những chủ lễ tài chính eo hẹp, thầy đồng mua đồ lễ đơn giản, cố gắng làm sao cho đầy đủ nhất
Đồ lễ trong lễ mở phủ gồm đồ chay, đồ mặn dâng từng ban thờ, mâm
lễ tứ phủ dùng để mở phủ Ngoài ra là đồ lễ phát lộc từng giá đồng và đồ mã
Tai ban công đồng đồ lễ dùng mở phủ được xếp thành 4 mâm Người
ta gọi là mâm tứ phủ Mỗi mâm phủ người ta bày 4 quả trứng 4 màu, 4 chiếc quạt, 4 lọ nước hoa, 4 gương, 4 lược, 4 xà bông, 4 khăn mặt, 4 khăn tay, 4
bút, 4 vở, 4 dao, 4 kéo, 4 bao thuốc lá, 4 bật lửa, I gói muối, 1 gói gạo, miếng trằu Cạnh mỗi mâm tứ phủ có 1 chum nước được phong kín miệng
Trang 35mâm phủ người ta có đặt gáo múc nước để khi vào công việc mở phủ quan lớn sẽ về khai phủ
Sở đĩ mỗi mâm phủ người ta đều đặt những thứ trên là vì những thứ
nay là những vật dụng sau các quan về ban lộc cho ghế đồng Những thứ này người trần có thể mang về sử dụng được Số 4 là tượng trưng cho 4 phủ
Dưới để chân của mỗi chum phủ, Pháp sư đán 1 dải giấy cầu tương
ứng 4 phủ Trong mỗi cây cẩu có đề chữ Hán
Cầu Thiên phủ, giấy màu đỏ ghỉ chữ: Thiên phủ kim quyết ngọc hoàng thượng để điện hạ
Cầu Nhạc phủ, giấy xanh đề chữ: Ngũ nhạc thần vương đại để điện
Cầu Thủy phủ, giấy tring dé rằng: Thủy phủ phù tang Cam Lâm đại
để điện hạ
Cầu Địa phủ, giấy vàng ghỉ: Phong đô nguyên thiên đại để điện hạ
Quy luật sắp cầu phủ và mâm tứ phủ, một số Pháp sư tuân theo quy luật từ trái sang phải theo ngai vị thờ Đức Ông Trần Triều để dán cầu phủ, từ phủ đỏ, xanh, trắng, vàng
Đồ lễ phát lộc được đặt trên một bàn đài dé đợi các giá đồng hầu về
chứng Đồ lễ phát lộc người ta thường mua theo màu sắc các phủ như quan đệ nhất phủ thượng thiên người ta hay dâng đồ lễ có màu đỏ như cocacola, bánh chocobai Chầu đôi, người ta dâng cam sành màu xanh Hoàng
Mười người ta hay dâng đồ lễ màu vàng như dầu rán, bánh trứng Cô Bơ thoải phủ, người ta hay dâng đường trắng, hoặc thạch trắng Trong một canh hầu không phải giá đồng nào cũng phát lộc đỏ lễ Cũng có những giá người ta phát tiền Nhất là giá quan đệ nhị, quan đệ tứ hoặc tùy theo ý thích của người hầu đồng Đến nay do ảnh hưởng của yếu tố kinh tế thị trường, các sản phâm hàng hóa trên thị trường rất đa dạng Do đó, người hầu thánh thỏa
Trang 36Chính sự đa dạng về mẫu mã sản phẩm nên đồ lễ trở nên đặc sắc hơn và phần nào yếu tố sính đồ ngoại ảnh hưởng đến tâm lý của các thanh đồng
Trước đây đồ lễ mở phủ rất đơn giản, gạo và quả quê là chính như khế, táo.Người ta không có nhiều loại đồ lễ để phát lộc (phụ lục 2, ảnh 44, tr.148) Tiền phát lộc là những tờ tiền lẻ, có giá trị không nhiều Có lẽ, phú quý sinh
lễ nghĩa nên đến nay lễ mở phủ có nhiều đồ lễ hơn và do ảnh hưởng bởi yếu tố thương mại nên trong đồ lễ phát lộc cũng thực dụng hơn như người ta phát lộc cả dầu ăn, muối, mì chính,miến, mì tôm (phụ lục 2, ảnh 23, tr.13§)
Đồ mã trong lễ mở phủ nhiều vô kể Mã gồm: đôi rồng vàng, đôi phượng đáo đàn, có 4 tòa chúa đỏ, xanh, trắng, vàng; voi, ngựa tiến dâng nhà Trà
dâng Sơn Trang; ngựa 5 quan (phụ lục 2, ảnh 16, tr.134); thuyền tam phủ; lốt
Voi
tam đầu; thuyền cô Bơ; bè mảng dâng cô, cậu bên Thoải; ngựa xanh dâng cậu
bản đền Đây là mã đã được thầy đồng giản tiện (phụ lục 2, ảnh 17, tr.135) Hiện nay có rất nhiều thầy đồng tiến mã tam cho căn đồng trước rồi tiền mã tứ
phủ sau Nghĩa là đồ mã trong lễ tam phủ mỗi phủ đều phải đủ như Thiên phủ
phải có Voi, ngựa, thuyền, Lốt tam đầu đại diện cho Thiên Phủ Phủ Thượng Ngàn cũng như vậy Xét ra tiến mã như vậy số lượng mã quá lớn Chỉ phí mắt
khoảng gần 30 triệu tiền mã tam, tứ phủ loại mã bình thường
Sau khi công việc cúng lễ đã hoàn tắt Đồng thẩy cho gia chủ thụ lộc
“Thụ lộc xong, thầy đồng hầu mở phủ cho căn đồng
Đầu tiên, thầy đồng khoác áo Mẫu, thực hiện vái sớ, thầy đồng có lời
xin phép thủ nhang, pháp sư, pháp văn, tay quỳnh, tay quế, thanh đồng đạo
quan, dân thôn bản hạt, bách gia trăm họ và phủ khăn xin hầu thánh
Trang 37Trong nghỉ lễ hầu đồng lễ mở phủ trình đồng cần nhiều đồ mã và đồ lễ nhất Còn các lễ thức khác như hầu vui, hầu tạ 100 ngày đồ mã chỉ
cần có Iman vàng (phụ lục 2, ảnh 27, tr.140) Đỗ lễ phát lộc tùy tâm chủ
lễ mua sắm
3.2.2 Đỗ lễ sử dụng trong các nghỉ lễ khác 2.2.2.1 Lễ đội bát nhang
Đối với những người căn số còn chưa nặng Họ có thể đội bát nhang thờ thần bản mệnh Tuỳ từng căn của mỗi người mà thờ vị thần độ mệnh Có
người căn cô, đội bát nhang của các cô từ cô đệ nhất đến cô 12 Thường là ở hàng cô người ta hay đội bát nhang của cô 9 Hoặc người ta có thể đội bát hương của hàng quan, hàng Hoàng Lễ đội bát nhang khao thỉnh phật thánh,
bày lễ các ban như mở phủ chỉ có khác là đồ mã trong nghỉ lễ này ít hơn: 1 mâm hải xảo 1000 vàng cô 1000 vàng 4 phủ Những người đội bát nhang có thể gửi lô nhang thờ tại cửa điện, hoặc mang về nhà 2.2.2.2 LỄ tiễn căn
Lễ tiễn căn là những người có “căn đồng số lính nhẹ chưa đến mức phải ra hầu Họ làm lễ tiễn căn coi như là báo cáo với Thánh tính từ ngày
họ làm lễ này, họ sẽ được Thánh xoá số “đỏng ”, xoá căn vừa được Thánh
Trang 38với mở phủ (phụ lục 2, ảnh 13, tr 133) Trong đó đồ mã dâng lên cho tam
phủ gồm Thiên phủ, Địa phủ, Thoải phủ Trong đó màu sắc đồ mã theo câu
lưu truyền dân gian “thién thanh, địa bach, thiy hùng hoàng” Như vậy có
nghĩa là thiên phủ mã màu xanh, địa phủ màu trắng, thủy phủ màu vàng Đến nay chưa có lời giải thích thỏa đáng cho sự thay đổi màu sắc trong nghỉ lễ này Đồ lễ trong nghỉ lễ này cũng phải cúng phát tấu và có đỗ lễ tam sinh,
cúng tam phủ, chúng sinh (phụ lục 2, ảnh 11 và 12, tr.132) Mã nghỉ lễ này
gồm: 3 mũ bình thiên của 3 vị vua cha, mỗi phủ đều có voi, ngựa, thuyền
rồng, lốt tam đầu, không có mã sơn trang Nghỉ lễ này thường cúng ít khi có
hầu đồng
2.2.2.4 Lễ tam phú đối kháng
Lễ tam phủ đối kháng để giải âm, cứu độ cho người âm Thông thường những gia đình bị trùng tang, hoặc trong gia đình lục đục, bắt hòa, người nhà hay gặp tai nạn xe cộ, người ta hay phải làm lễ này Đồ mã dâng tam phủ mô phỏng theo màu sắc các phủ:Thiên phủ màu đỏ, Địa phủ màu vàng, Thoải
phủ màu trắng (phụ lục 2, ảnh số 15, tr.134) Đồ lễ mặn, chay dâng tam phủ thục mệnh hay đối khám phải đầy đủ Trong đó, pháp sư vẫn phải thực hiện
cúng theo trình tự nghỉ lễ phát tấu, thỉnh phật, cúng tam phủ, cúng chúng sinh
2225.L
Ít tiên duyên
Lễ cắt tiền duyên, chủ lễ phải tiến đồ dùng sinh hoạt cho duyên âm
bằng mã như chăn, gối, ấm chén (phụ lục 2, hình 22, tr.137) và phải có 2
hình nhân một hình nhân nam và một hình nhân nữ (phụ lục 2, ảnh 31, tr 142) Trong lễ hầu thầy đồng về giá quan đệ nhị, hoặc quan tam phủ thực
hiện cắt duyên Ngài sẽ dùng kéo cắt cung duyên Dây cung được làm tử chỉ
Trang 39phù hộ cho tình duyên trên trằn được may mắn Việc cắt duyên âm các thầy
đồng quan niệm phải gắn với nghỉ lễ hầu đồng thì duyên âm sợ bóng quan
thánh mới buông tha cho người trần Vì thế đồ lễ để cúng giải duyên âm, ngoài đồ mã là đồ chay, mặn được thầy đồng sắm như tiền trình nghỉ lễ hau
đồng
2.2.2.6 LỄ trình dầu
Lễ trình dầu là nghỉ lễ sau khi ghế đồng mở phủ xong, ghế đồng phải
đi về các đền to, phủ lớn nơi thờ thánh tứ phủ để trình dầu Lễ trình này
thường đơn giản, sắm lễ chay, mặn tuỳ tâm Song phải sắm đầy đủ mỗi thứ
đều là15 gồm có lá trằu, quả cau, tờ tiền, thuốc lào,vỏ quạch dùng để nhai trầu cho 1 chúa, 2 chầu,12 cô.Và 1 nghìn vàng 4 phủ, 1 nghìn cô 4 phủ
Nói tóm lại, trong các nghỉ lễ tứ phủ, nghi lễ hầu đồng là nghi lễ Ihầu
đồng nói chung và lễ mở phủ trình đồng nói riêng cần nhiều đồ mã, đồ lễ hơn các nghỉ lễ khác Thông qua nghỉ lễ này, tỉnh thần yêu nước, yêu quê
hương, niềm tự hào dân tộc được tôn vinh “Tiểu kết chương 2
'Với quan niệm trần sao, âm vậy, người âm cũng giống như người trần, họ đều có nhu cầu ăn, mặc, tiêu tiền ở cõi âm nên con người đương thế đã
nảy sinh ra việc cúng lễ, tiến thảo mã, lương thực cho người cõi âm Cði âm được đồng nhất là cði của người mắt, cõi của thần linh Thông qua đỗ lễ nhất là đồ mã người trần gian đã thỏa mãn sự quan tâm, tỉnh thần báo hiểu báo ơn với người cõi âm
“Trong tín ngưỡng thờ Mẫu, đặc biệt trong nghỉ lễ hầu đồng, nhất là khóa lễ mở phủ cần rất nhiều đồ mã Nào là voi, ngựa, thuyền rồng, 1 chúa
12 cô, hình nhân thế mạng, vàng mã tứ phủ Những đồ mã này được quy định dâng tiến về từng phủ với màu sắc quy định ở từng phủ Mỗi đồ mã có ý nghĩa riêng với sự mong cầu cho ghế đồng được yên căn yên số, bản mệnh
Trang 40Bên cạnh đồ mã là những đồ lễ chay, mặn dâng lên thánh thần Đồ chay có hoa quả, trầu cau, bánh kẹo, thuốc lá, bia những thứ mà gắn liền
với đời sống sinh hoạt của người trần gian LỄ mặn có lễ tam sinh, mâm cỗ sơn trang Đồ lễ phát lộc đến nay được lựa chọn kĩ càng với số lượng, chất lượng, màu sắc hợp với tích của từng vị thánh trong giá đồng hẳu Và do
nhu cầu, thị hiếu thâm mỹ nên đồ lễ dâng Thánh có xu hướng sinh đồ ngoại
với các hãng rượu, bánh ngọt có thương hiệu nước ngoài Trang sức, y phục
hầu thánh cũng được chú trọng theo lối cách tân hiện đại
Thầy đồng ở Hà Nội có cách chọn đồ lễ khác hơn so với các thầy đồng ở tỉnh lẻ Họ chuông chất lượng, mẫu mã sản phẩm theo hướng q1J hỖ tình bắt quy hé da Đồng Hà Nội mang tiếng sành, ăn chơi, nhưng cũng chảnh Đây cũng là một trong những yếu tố tạo ra khoảng cách giữa đồng Hà