Luận văn Sưu tầm hiện vật gốm sứ thời Lê Sơ (Thế kỷ XV - XVI) lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia trình bày tổng quan và những giá trị tiêu biểu của sưu tập hiện vật gốm sứ thời Lê Sơ (thế kỷ XV - XVI) lưu giữ tại bảo tàng Quốc gia; đưa ra những giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị của sưu tập này.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO _ BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VA DU LICH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI
DAO TH] HONG NHUNG
SUU TẬP HIEN VAT GOM SU
THON LE SO (THE KY XV - XVI)
LUU GI TAI BAO TANG LICH SU QUéc GIA LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC
Trang 2thời Lê sơ (thé hy XV — XVI) lsu giữ tại Bảo tầng Lịch sử Quốc gia tác giả đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong Ban giám hiệu Trường Đại học Văn hoá Hà Nội, Phòng đào tạo sau đại học- Trường đại học Văn hoá Hà
Nội, tác giả xin được tỏ lòng biết ơn và trân trọng Đặc biệt tác giả xin chân
thành cảm ơn sự quan tâm chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của PGS.TS Nguyễn
‘Thi Hué trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn
“Tác giả xin được gửi lời cảm ơn đến các anh, chi, cán bộ, nhân viên làm
việc tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện để tài Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến tắt cả bạn bè, gia đình và
người thân đã động viên tác giả trong thời gian thực hiện luận văn này
Do kha nang va thời gian nghiên cứu chưa nhiều, mặc dù bản thân đã
có nhiều cố gắng song không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong
nhận được sự chỉ dẫn và góp ý của các nhà nghiên cứu, các thầy cô giáo và
bạn bè đồng nghiệp
Xin chan thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 28 tháng 6 năm 2013 Tác
Trang 3MUC LUC
MO DAU
Chương 1: TONG QUAN VE SUU TAP HIEN VAT GOM SU THOL
LÊ SƠ LƯU GIỮ TẠI BẢO TÀNG LỊCH SỬ QUỐC GIA 12 2 1.1 Một số khái niệm có liên quan 1.1.1 Khái niệm gốm 12 1.1.2 Khái niệm sứ 14
1.1.3 Khái niệm sưu tập, sưu tập hiện vật bảo tầng 17
1.1.4 Khái niệm giá trị, lịch sử, văn hóa 19 1.2 Khái quát về triều đại Lê So (thé ky XV - XVI) trong lich sir — 1.3 Tổng quan về sưu tập hiện vật gốm sứ thời Lê sơ lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc 27 1.3.1 Khái quát về Bảo tàng Lịch sử Quốc gia 21 dân tộc 1.3.2 Tổng quan về sưu tập hiện vật gốm sứ thời Lê sơ lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia 33
1.3.3 Vị trí, vai trò của sưu tập hiện vật gốm sứ thời Lê sơ lưu giữ tại
Bao tang Lich sir Quéc gia 43
Chương 2: NHỮNG GIÁ TRỊ TIÊU BIÊU CỦA SƯU TẬP HIỆN
Trang 4
2.2.2 Phan ánh đời sống vật chất của cư đân thời Lê sơ 7I
2.3 Phản ánh đời sống tình thần của cư dân thời Lê sơ 74
—Ầ
Chương 3: GIẢI PHÁP BẢO TÒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRI CUA
SƯU TẬP HIỆN VẬT GÓM SỨ THỜI LÊ SƠ LƯU GIỮ TẠI BẢO
TANG LICH SU QUOC GIA 84
3.1 Thực trạng công tác bảo quản và phát huy giá trị của sưu tập 84 3.1.1 Thực trạng công tác bảo quản sưu tập 84 3.1.2 Thực trạng công tác phát huy giá trị của sưu tập 90
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác bảo quản và
— lượng công tác bảo quản sưu tập 7
phát huy giá trị của sưu tập
3.2.1 Giải pháp nâng cao chỉ
Trang 5MỞ ĐÀU 1 Tính cấp thiết của đề tài
“Trong lịch sử dân tộc ta, có thể nói thời Lê Sơ là một thời kỳ phát triển
cực thịnh trên tất cả các lĩnh vực Sau năm thế kỷ độc lập và hưng thịnh nhờ những tướng tài, vua giỏi, và trí thức lớn của các đời Ngô tới đời Trần thì đến
triểu đại nhà Hồ đã để mắt nước vào tay giặc Minh, nhà Minh thiết lập quyền thống trị trên khắp đất nước ta Dưới sự cai trị tàn bạo của nhà Minh, đời sống
nhân dân vô cùng cực khổ, chúng xóa bỏ những giá trị của nền văn hóa dân tộc
để đồng hóa với nền văn hóa phương Bắc Do đó đã xuất hiện nhiều cuộc khởi
nghĩa của nhân dân, tiêu biểu như cuộc khởi nghĩa Trần Ngỗi ( 1407 - 1409), khởi nghĩa Trần Quý Khoáng (1409 - 1414) song đều thất bại Nhưng rồi
khởi nghĩa Lam Sơn bùng nỗ đã đánh đuôi quân Minh ra khỏi bờ cõi đất nước
“Trong suốt 10 năm khởi nghĩa (1418 ~ 1427), với tài trí hơn người của thống lĩnh Lê Lợi cùng sự giúp đờ của các tướng tài đặc biệt là vị quân sư tài ba ~ Nguyễn Trải, nghĩa quân Lam Sơn đã vượt mọi khó khăn và giành được nhiều thắng lợi: Giải phóng Nghệ An (1424); Tân Bình ~ Thuận Hóa (1425);
đến năm 1426 tiến quân ra Bắc mở rộng phạm vi hoạt động và toàn thắng với
trận Tốt Động - Chúc Động (cuối 1426); trận Chỉ Lăng ~ Xương Giang (10 ~
1427) đã kết thúc 20 năm thống trị của phong kiến phương Bắc, mở ra một
giai đoạn mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam - thời Lê Sơ
Nam 1428, Lê Lợi lên ngơi hồng đề, triều đại nhà Lê Sơ được thành lập
Dưới thời Lê Sơ, tắt cả các lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, xã hội, nghệ thuật
đều đạt được nhiều thành tựu Chính vì vậy mà những di vật còn lại của thời Lê Sơ khá phong phú với những chất liệu khác nhau như : đá, đất nung, đồng, gốm
Trang 6nước nhà
Dưới góc độ văn hóa học, việc nghiên cứu sưu tập hiện vật gốm sứ thời
Lê Sơ là một trong những hướng tiếp cận với các thành tựu văn hóa của những, chủ nhân sáng tao văn hóa thời Lê Sơ Những hiện vật đang lưu giữ tại Bảo tầng Lịch sử Quốc gia đã được cư dân thời Lê Sơ sử dụng trong thực hành tín
ngường, trong sinh hoạt văn hóa nghệ thuật cũng như trong đời sống hằng ngày
Nghiên cứu sưu tập hiện vật gốm sứ thời Lê Sơ không chỉ để tìm hiểu
giá trì lịch sử, văn hóa hàm chứa trong hiện vật mà còn đánh giá đúng thực
trạng của sưu tập làm cơ sở cho công tác bảo quản, quản lý, sưu tầm, bổ sung,
hiện vật gốm sứ thời Lê Sơ làm giàu kho cơ sở và trưng bày của Bảo tàng Vì vậy, nghiên cứu sưu tập hiện vật gồm sứ thời Lê Sơ lưu giữ tại Bảo
tàng Lịch sử Quốc gia là một việc làm hết sức thiết thực Từ những nhận thức
trên đây, tôi lựa chọn đề tài “ Sww tập hiện vật gốm sứ thời Lê Sơ ( thé ky
XI~ XVI) lưu giữ tại Bảo tầng Lịch sử Quốc gia ” làm luận văn thạc sỹ Văn
hóa học của mình Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là nguồn tư liệu quan trọng phục vụ trực tiếp cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị của sưu tập này tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia
2 Tình hình nghiên cứu
Cho đến nay đã có một số cuốn sách, tài liệu và các công trình nghiên cứu viết về triều đại Lê sơ trong lịch sử Việt Nam của các nhà nghiên cứu sử
học, văn hóa học và khảo cổ học
Cuốn sách Đại Việt sứ ký toàn ;hư, Nxb KHXH, Hà Nội, năm 2008,
Trang 7Nam , ca ngợi Lê Thánh Tông là một “bậc vua hùng tài lược, dầu Vũ Đề nhà
Hán, Thái Tông nhà Đường cũng khơng thể hơn được”
Ngồi ra còn cuốn Lich sử Việt Nam của T.S Huỳnh Công Bá, Nxb
Thuận Hóa, Huế, năm 2004 và cuốn Đại cương lịch sử Việt Nam, Trương
Hữu Quýnh (chủ biên), Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1997, tập 2, hai cuốn sách này
đều viết về lịch sử các chế độ phong kiến Việt Nam
Cuốn Gồm Việt Nam từ đất nung đến sứ của tác giả Trần Khánh Chương, Nxb Mỹ thuật, năm 2001 là cuốn sách tập hợp những bài viết về gốm sứ Việt Nam trong đó có những bài viết về gốm sứ thời Lê sơ
Sách Aỹ thuật của người Việt do Nguyễn Quân và Phan Cảm Thượng
biên soạn, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội, năm 1989, cuốn sách này để cập đến mỹ
thuật của người Việt trong suốt chiều dài lịch sử Vì vậy trong cuốn sách này
cũng có nội dung về mỹ thuật thế kỷ XV - XVI
Án phẩm Gốm hoa lam Việt Nam do Bùi Minh Trí, Kemy Nguyễn
Long biên soạn, Nxb KHXH, Hà Nội, năm 2001, viết
gốm hoa lam - một
dòng gốm đặc trưng của thời Lê sơ
Cuốn Gắm Chu Đậu do Tang Bá Hoành (chủ biên), Bảo tảng tỉnh Hải
Hưng, Hải Hưng, năm 2003, nội dung ấn phẩm này viết về di tích gốm Chu
'Đậu - một trung tâm sản xuất gốm sứ nỗi tiếng thời Lê sơ
Án phẩm Gồm hoa nâu Việt Nam, Nguyễn Đình Chiến, Phạm Quốc Quân biên soạn, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia xuất bản, Hà Nội, năm 2005, cuốn sách này viết về gốm hoa nâu Việt Nam — một trong những dòng gốm cũng có mặt ở thế kỷ XV - XVIL
Sách Hoa văn Việt Nam của tác giả Nguyễn Du Chỉ, Nxb Mỹ thuật, Hà
Trang 8Dân tộc học Việt Nam, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và Bảo tảng các dân tộc 'Việt Nam cùng tổ chức biên soạn và xuất bản năm 2001 Trong cuỗn sách nay mỗi bảo tàng đều có bài giới thiệu khái quát nội dung trưng bày với những,
'thông tin cần thiết cùng một số sưu tập có kèm theo hình ảnh minh họa Riêng
trang 18, trang 51, 52, và trang 125 - 130 của cuốn sách đã cung cấp những, thông tin khái quát về Bảo tàng Lịch sử Quốc gia cơ sở 1, cơ sở 2, các sưu tập và phần trưng bày hiện vật, sưu tập gồm thời Lê sơ
Cuốn giáo trình Đại cương vẻ cồ vật ở Việt Nam do Tiền sỹ Nguyễn
“Thị Minh Lý (chủ biên), Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội, năm 2004,
trong giáo trình này có; L đá thời Lê sơ
Dưới góc độ bảo tàng học có một số khóa luận tốt nghiệp của sinh viên
khoa Bảo tồn - Bảo tàng, luận văn thạc sỹ của học viên khoa Sau đại học chuyên ngành Văn hóa học có nghiên cứu về những hiện vật thời Lê sơ được ưu giữ và trưng bày tại Bảo tầng Lịch sử Việt Nam (nay là Bảo ting Lich sit
'Quốc gia) cụ thể như:
Khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Nguyễn Thu Huyền, khoa Bảo tồn - Bảo tàng, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, bảo vệ năm 2002 với đề tai Tim hiểu sưu tập ấm đông thời Lê (thế kỷ 15 ~ 18) tại Bảo tàng Lịch sứ
Việt Nam Khóa luận đã trình bày về đồ đồng phong kiến Việt Nam và
thành tựu đúc đồng trong lịch sử đồng thời khảo tả hiện vật và đưa ra vấn để bảo vệ và phát huy giá trị của sưu tập ấm đồng thời Lê (thế kỷ 15 -18)
tại Bảo tầng Lich sử Việt Nam (nay là Bảo tàng Lịch sử Quốc gia)
Trang 9dung va tài liệu hiện vật trưng bày về các triều đại Lê ~ Mac tại Bảo tang
Lich sử Việt Nam Khóa luận đã khái quát về lịch sử các triều đại Lê = Mạc
{1428 - 1788) và nội dung tài liệu, hiện vật trưng bày về các triều đại này tại
Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (nay là Bảo tàng Lịch sử Quốc gia)
Luận văn thạc sỹ của học viên Đào Lê Quế Hương, Khoa Sau đại học, chuyên ngành Văn hóa học, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, bảo vệ năm
2007, với đề tài Những giá trị lịch sử văn hóa của sưu tập đồ gồm sứ trong
con tàu cổ phát hiện ở Cù Lao Chàm (hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt
Nam) Luận văn đã thống kê, phân loại và khảo tả đây đủ về các loại hình và hoa văn trang trí chủ yếu của sưu tập đồ gốm trong con tàu cô Cù Lao Chàm
ưu giữ tại Bảo tang Lich sử Việt Nam (nay là Bảo ting Lich sử Quốc gia)
Luận văn thạc sỹ của học viên Nguyễn Quốc Hữu, chuyên ngành Văn
hóa học, Viện nghiên cứu Văn hóa, bảo vệ năm 200, với đề tài Trang tri hoa
văn trên đô gắm men thời Lê sơ(1428 - 1527) Luận văn đã trình bày sơ lược
lịch sử phát triển nghề gốm thời Lê sơ Thống kê, phân loại các dòng gốm và loại hình sản phẩm gốm và đề tài trang trí trên đồ gốm men đương thời So sánh, đối chiếu nội dung cũng như phong cách trang trí với hoa văn cùng loại
trong mỹ thuật các giai đoạn lịch sử khác Trên cơ sở đó có rút ra những đặc
trưng, phong cách trang trí gồm mang dấu ấn thời đại
Mặc dù đã có một số công trình nghiên cứu và tài liệu giới thiệu trên
đây về triều đại Lê sơ (thế kỷ XV - XVI)_ nhưng cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập đến giá trị lịch sử văn hóa của sưu tập hiện vật gốm sứ thời Lê sơ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia một cách toàn diện sâu
sắc và có hệ thống dưới góc độ văn hóa học
3 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu giá trị lịch sử, văn hóa của sưu tập hiện vật gốm sứ thời Lê
Trang 10Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị của sưu tập hiện vật
gốm sứ thời Lê sơ lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
~ Nghiên cứu giá trị của sưu tập hiện vật gốm sứ thời Lê sơ lưu giữ tại
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia
* Phạm vi nghiên cứu:
~ Hiện nay, số lượng hiện vật gồm trong sưu tập hiện vật gốm sứ thời Lê
sơ quá lớn, trên 3000 đơn vị hiện vật nên phạm vỉ nghiên cứu của luận văn tập, trung vào những hiện vật tiêu biểu, điển hình và giá trị của sưu tập đang lưu giữ
trong kho cơ sở và trên hệ thống trưng bảy tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mac ~ Lê nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo tồn
và phát huy di san văn hóa
Sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành của các ngành khoa học như văn hóa học, khảo cổ học, sử học, bảo tầng học, nghệ thuật học
Sử dụng phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại, miêu tả, so sánh,
đối chiếu, tổng hợp và phân tích, chụp ảnh và xử lý thông tin trên hiện vật
6 Đóng góp của luận văn
Luận văn đóng góp thêm tư liệu cho việc nghiên cứu, làm rõ giá trị của sưu tập hiện vật gốm sứ thời Lê sơ ( thế ky XV = XVI) tại Bao tàng Lịch sử
Trang 11"
Luận văn là tài liệu tham khảo bổ ích cho cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp
vụ của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, các nhà nghiên cứu khảo cổ học, sử học,
nghệ thuật nhằm thực hiện tốt công tác bảo quản, khai thác và phát huy giá
trị của sưu tập
Luận văn là tài liệu quan trọng góp phần khẳng định vai trò và ý nghĩa của sưu tập hiện vật gốm sứ thời Lê sơ ( thế kỳ XV = XVI) tại Bảo tàng Lich
sử Quốc gia
7 Bố cục của luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tải liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung luận văn gồm ba chương:
“Chương 1: Tông quan về sưu tập hiện vật gốm sứ thời Lê sơ lưu giữ-
tại Bảo tàng Lịch sứ quốc gia
“Chương 2: Những giá trị tiêu biểu của sưu tập hiện vật gốm sứ thời Lê sơ lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia
Chương 3: Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị của sưu tập hiện vật
Trang 12Chương 1
TONG QUAN VE SUU TAP HIEN VAT GOM SU THOI LE SO
LUU GIT TAI BAO TANG LICH SU QUOC GIA
1.1, Một số khái niệm có liên quan
1.11 Khái nệm gắm
Đồ gốm - một thuật ngữ dùng để chỉ những đồ vật được làm từ đất,
nước và qua nung mới thành sản phẩm Gốm ra đời đánh dấu một mốc son
trong lịch sử phát triển của loài người Bởi vì khi con người hình thành
không phải đã biết sản xuất đồ gốm Cùng với đất, nước, lửa và sự sáng tạo
không ngừng con người đã tạo nên những sản phẩm gốm đa dạng về chủng
loại, phong phú về kiểu dáng Gốm không chỉ là một phần tất yếu trong
cuộc sống sinh hoạt hằng ngày mà gốm còn mang nét đặc trưng của mỗi
nền văn hóa Thông qua gốm ta có thể thấy trí tuệ của cả một dân tộc hay
những biến cố thăng trầm của lịch sử “Đồ gốm không những là đồ dùng
mà còn là những hiện vật ghỉ nhận cuộc sống, tư duy linh cảm, năng khiếu
thẩm mỹ cũng như sự phát triển kỳ thuật sản xuất và sự phát triển của xã
hội "[15, tr14]
Gốm có tên tiếng Anh là ceramic hay potfery, còn tiếng Pháp gốm
được gọi là céramique Khái niệm gốm được nghiên cứu và đề cập trong
một số cuốn sách, tài liệu và các công trình nghiên cứu về gốm của các nhà nghiên cứu gốm trong và ngoài nước
Trong cuốn Đại rừ điển Tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên đã định
nghĩa gốm là: "Các sản phẩm chế từ đắt sét nung nói chưng" [S5, tr.759]
Trong cuốn Từ điển fiếng Việt của Hoàng Phê gốm được định nghĩa như sau: “Tên gọi chung sản phẩm chế từ đất sét và hỗn hợp đất sét nung,
Trang 13
l3
Cuốn Từ điển bách khoa Việt Nam, Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn
từ điển bách khoa Việt Nam, Từ điển bách khoa xuất bản, Hà Nội, năm 2002,
đã định nghĩa gốm là: “Những sản phẩm làm từ đất sét và những hỗn hợp của
nó với các phụ gia vô cơ hoặc hữu cơ được nung qua lửa [25 tr.158]
Tran Khanh Chương trong cuốn Gám Việt Nam từ đắt mung đến sứ đã định nghĩa gốm như sau: "Đồ gồm là một từ chung nhất để gọi các loại sảm phẩm được làm bằng đắt và phải nung qua lửa mới có thể sử dụng được”
[15,16]
Tuy nhiên, trong một số công trình nghiên cứu, do quan niệm, hoặc có
thể do “ngữ cảnh”, nhiều tác giả đã sử dụng thuật ngữ gốm như một loại hình riêng trong tương quan so sánh và khu biệt với sành và sứ Ví dụ, trong một bài viết đăng trên Tạp chí khảo cổ (số 3, 1985) thì cho rằng “gốm là thuật ngữ được dùng đề chỉ tắt cả những sản phẩm chưa đạt tiêu chuẩn của sành (ở
đây chỉ loại đắt nung) ” Còn trong một vài trường hợp khác, gốm được dùng để phân biệt với sứ - tất cả những gì chưa đạt tiêu chuẩn của sứ thì được gọi
chung là gốm Đôi khi, khái niệm này trở nên “trừu tượng” hơn khi người ta
dùng để phân biệt nó với sành: “
ĩnh bảo thủ của sành lâu hơn gồm” (Trịnh
'Cao Tưởng) Ngoài ra còn có thuật ngữ “gốm sứ” vừa được dùng để chỉ các
sản phẩm của họ nhà gốm nói chung, vừa đề chỉ riêng những sản phẩm chưa
dat, hoặc gần đạt tới tiêu chuẩn của đồ sứ; va cũng có khi “gốm sứ” được hiểu bao gồm sứ và những đồ gốm có men
“Trong thực tế lịch sử, khi nghệ thuật chế tác sứ đạt tới những tiêu chí
và trở nên hoàn hảo,
thi người ta không muốn cho sứ vào họ nhà gồm để sứ dễ được để cao trên thị cao nhất về độ lửa, độ trong, bóng, độ thấu quang v
trường Đó là tâm lí chung của cả người tiêu dùng chứ không riêng những,
Trang 14thích hiện tượng này và đưa ra lời tổng kết như sau: “Gốm là tiếng gọi chung
nhất của mấy loại trên Nhưng trên thị trường, người ta muốn tách sứ ra khỏi gốm, bởi cái dạng bóng bảy của nó khác các loại trên không ít Một phần còn
.do nguyên nhân lịch sử: sứ ra đời rất muộn so với họ nhà gốm én định từ lâu
Nếu ở Việt Nam thường gọi gốm và sứ, ở châu Âu thường gọi Ceramique er "Pocelaine là đều do thói quen hoặc có dụng ý, hoặc vô tình Nhưng về mặt
khoa học, “sứ trước sau chỉ là một loại của gốm” [8]
‘Theo nghiên cứu của các học giả nước ngoài như Noritake Tsuda, trong
cuốn Sổ /ay nghệ thuật Nhật Bản (1990, tr.220) thì gốm gồm có doki (thổ khí): đất nung; toki (đào khí): đất nung có men; sekki (thạch khí): sành và
jiki (từ khi): sứ
Tuy có rất nhiều những khái niệm, những cách diễn giải khác nhau do
cách tiếp cân, mục đích khác nhau của các nhà nghiên cứu nhưng tựu chung
lại họ đều đề cập đến các yếu tố cấu thành nên gốm đó là: Đắt sét, nước, được
nh, sứ
nung qua lửa và gồm thì bao gồm gốm đắt nung,
Ngoài ra, theo ý kiến của cố giáo sư, họa sỹ Nguyễn Văn Y thì gốm có
ba loại chính, đó là đất nung, sành, sứ Đây là một ý kiến khá hợp lý vì sự phân loại của ông dựa trên cơ sở lấy chất liệu và độ nung của xương đất làm
tiêu chí Vì vậy, có thể nói đồ gốm hiểu một cách đơn giản nhất là ền gọi
chung các sản phẩm được làm từ đắt sét, sau được nung qua lửa
1.1.2 Khái niệm sứ:
Đồ sứ hay còn gọi theo tên tiếng Anh là porcelain envoy hoặc chỉna [3.t121] Sứ là một thuật ngữ dùng để chỉ những sản phẩm được làm bằng,
chat liệu được tỉnh lọc kỹ, được tráng men, có thễ thấu quang, nhiệt độ nung
thường cao (khoảng 1280°C) Một số cuốn sách, tài liệu, công trình nghiên
Trang 1515
Cuốn Đại từ điển Tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên đã định nghĩa sứ rat ngắn gọn: “Sứ là gốm trắng, không thắm nước, chế từ cao lanh" [55, tr.1408]
Trong cuỗn Từ điển tiếng Việt của Khang Việt sứ được định nghĩa như: sau: “Sit la dé gdm lam bang dat sét trắng, trắng men bóng láng "{S3]
Cuốn Từ điển bách khoa Việt Nam, Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên
soạn từ điển bách khoa Việt Nam, Từ điển bách khoa xuất bản, Hà Nội, năm
2002, đã định nghĩa:
Sứ là vật liệu gốm mịn (tinh chế) tốt và đẹp nhất trong các loại vật
liệu gốm; không thấm nước và khí (độ thấm nước dưới 0,5%),
thường có màu trắng, ánh sáng có thể xuyên qua được một lớp mỏng (khả năng xuyên sáng hay thấu minh của sứ là một trong
những tiêu chuẩn để xác minh sự khác nhau giữa sứ và sành trắng
rất dễ lẫn lộn trên thị trường) [25, tr.829]
'Họa sỹ, nhà nghiên cứu gốm Trần Khánh Chương cho rằng: “Đỏ sứ là
loại gốm nung ở nhiệt độ cao, xương đất chảy, trắng, bóng, có thể từ phía
trong nhìn thầy hình vẽ, hoạ tiết ở mặt ngoài ” [L?, tr.101]
Trong một bài viết của tác giả Nguyễn Sỹ Toản đăng trên Tạp chí Dân tộc
học số 2, năm 2004 đã đưa ra quan niệm của mình về đỗ sứ như sau: “Đỏ sứ la đồ xương đất có nhiều chất cao lanh làm mỏng vẫn chịu được lửa, ở nhiệt độ
mung cao (thường là 130(fC) Đồ sứ có ưu điểm hơn sành trắng là khi đã chảy
cứng thì xương đắt có thể nhìn được ánh sáng xuyên qua” [S1, tr 47 ]
Trong cuốn Đồ sứ (Butnhicop và Ghevoan, 1965) viết về đồ sứ là:
“Một thứ sành cao cấp, đạt đến trình độ hoàn hảo về kỹ thuật và mỹ thuật ” Như vậy, từ các khái niệm và quan niệm về đồ sứ của các nhà nghiên iu cứu trên đây cho thấy sứ là: Sản phẩm được làm bằng chất liệu tinh, kết chắc,
tặt nhẫn, bóng do được tráng men, soi lên ánh sáng thấy dấu tay
Trang 16Trong tiến trình phát triển gốm sứ ở Việt Nam thì khi bàn về niên đại của đồ sứ cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, chưa thống nhất, cụ
thể như sau:
Trong số những nhà viết lich sử mỹ thuật, có Nguyễn Phi Hoanh là người đầu tiên đưa ra ý kiến của mình về thời gian xuất hiện của đỗ sứ:
“Nước Việt Nam trong bao nhiêu thời đại đã biết làm đồ gốm, nhưng chưa
khi nảo sản xuất đồ sứ mịn Những lọ và bát đĩa đẹp trong các thời đại trước
đã xác nhận là của Việt Nam cũng chỉ là loại sành tốt mà thôi” [23, tr 128]
'Theo ông, đồ sứ mới xuất hiện ở Việt Nam vào thời Nguyễn, đó là những đồ “kí kiểu” được triều đình Huế đặt làm tại lò Cảnh Đức Trấn bên Trung Quốc
(được gọi bằng nhiều tên: đồ sứ Huế, đồ gốm men lam Huế, đồ kiểu )
Lúc sinh thời học giả Vương Hồng Sến cho rằng đồ sứ là đồ bằng sành
thượng hạng do các sứ đoàn ngoại giao mang về từ các nguồn ký kiểu (nên
còn gọi là đồ kiểu) ngoại giao, quả cáp [48],
'Họa sỹ, nhà nghiên cứu Trần Khánh Chương thì cho rằng: “Ngày xưa, người ta thường nhắc tới sứ Giang Tây, loại sứ mang dấu ấn Nội phủ mà triều
Nguyễn đặt mua ở Trung Quốc, hoặc loại sứ mỏng có hình cô tiên của
Nhật Bản Không ai nói đến đỗ sứ của Việt Nam Nước ta chỉ có đồ đất nung, đồ đàn, đồ sành trắng cao hơn nữa thì cũng chỉ có loại “bán sành bán
sứ” [17,tr.101]
Ngoài ra, cũng trong cuốn Việt Nam từ đắt nung đến sứ của tác giả Trần Khánh Chương được xuất bản năm 2001, thì ông lại viết như sau: “Nếu nhìn vào một số đặc điểm cơ bản của đồ sứ, như chất liệu, phương pháp
thành hình, phương pháp nung, phương pháp trang trí trên men sứ đã
nung thì tôi cho rằng đồ sứ ở Việt Nam chỉ mới ra đời khoảng 20 năm trở
Trang 177
“Theo một số công trình nghiên cứu, tư liệu đã công bồ thì đồ sứ ra đời
ở Trung Quốc
Trong cuốn Từ điển bách khoa Việt Nam, Hội đồng quốc gia chỉ đạo
biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam, Từ điển bách khoa xuất bản, Hà Nội,
năm 2002 viế
È nguồn gốc của sứ như sau: “Sứ Trung Quốc khởi nguồn từ đời Thương, phát triển trên cơ sở kỹ thuật gốm Ở Hà Nam, Hà Bắc, Sơn Tây, Hồ Nam, Hề Bắc, Giang Tây, Giang Tô đều tìm thấy di tích sứ ở thời ký sơ
khai ~ xương đất là cao lanh trên 1200°C, hình dạng mô phỏng đồ đồng, phủ men xanh lục, đồ sứ men xanh tìm thấy ở thời Đông Ngô "[ 25, tr.830]
Trong bài “Tổng quan vẻ đô sứ ký kiểu thời Lê - Trịnh và thời
"Nguyễn ” ïn trong cuốn Bảo tàng mỹ thuật cung đình Huẻ, tập 2 do Trần Đức Anh Sơn (chủ biên), Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế xuất bản, năm 1997 viết rằng: “Đỗ sứ ngự dụng và quan dụng thời Lê nguyễn và đồ sứ ký kiểu
thời (Lê) Nguyễn" (theo cách gọi của Trần Đình Sơn) là những cổ vật có
“nguồn gốc ngoại nhập, chủ yếu là từ Trung Quốc và hồn tồn khơng chỉ là
đồ sứ men trắng vẽ lam như xưa nay từng được biết đến Song cái đặc biệt
của loại cỗ vật này chính là ở chỗ jy/ kiểu, tức là đặt cho người nước ngoài sản
xuất theo kiểu mẫu định sẵn của mình chứ không đơn thuân là việc nhập khẩu
bình thường” [48]
1.1.3 Khái niệm sưu tập, sưu tập hiện vật bảo tàng
1.1.3.1 Khái niệm sưu tập
“Trước khi đưa ra khái niệm về sưu tập hiện vật bảo tàng, chúng ta phải
hiểu thuật ngữ sưu tập Thuật ngữ sưu tập được bắt nguồn từ tiếng La tỉnh là
Trang 18hoặc liên kết với nhau bởi nét chung của chủ đề) [4, tr.42 - 43] Ngoài ra, thuật ngữ sưu tập còn được để cập trong cuốn Grande Larouse của Pháp và giải thích là sự liên kết của một đối tượng và được phân loại nhằm giáo dục, giải trí và sử dụng [4, tr 42 - 43]
'Bên cạnh đó, thuật ngữ sưu tập còn được miêu tả trong một số cuốn
sách từ điển của Việt Nam như sau:
Trong cuỗn Từ điển từ và ngữ Việt Nam sưu tập được giải nghĩa là sự
tim kiếm công phu và tập hợp lại (35, tr.1612] Trong cuốn “Từ điển tiếng
Việt” sưu tập lại được giải thích theo hai nghĩa:
Nghĩa 1:Tìm kiếm và tập hợp lại
Nghia 2: Tập hợp những cái đã sưu tầm được theo hệ thống [43, tr.880]
Như vậy, qua một số cách giải thích thuật ngữ sưu tập trên đây cho thấy
sưu tập được hiểu là sự liên kết, tập hợp có hệ thống những đối tượng cùng
loại bởi những nét chung của chủ đề nhằm phục vụ cho mục đích giáo dục, giải tí và sử dụng
Thuật ngữ sưu tập cũng được sử dụng trong lĩnh vực khoa học bảo
tàng, nhằm để chỉ các sưu tập hiện vật bảo tàng Sưu tập hiện vật bảo tàng có
vai trò quan trọng đối với sự ra đời và hoạt động của bảo tàng, trước tiên nó
gắn liền với hoạt động sưu tầm nhằm hình thành nên hệ thống sưu tập — cơ sở vật chất của sự tồn tại bảo tàng, sau đó nó gắn liền với việc kiểm kê, tổ chức
kho bảo quản và hoạt động trưng bày — giáo dục của bảo tàng 1.1.3.2 Khái niệm sưu tập hiện vật bảo tầng
Hiện nay, khái niệm sưu tập hiện vật bảo tàng được để cập đến khá
nhiều trong các công trình bảo tàng học trên thể giới và Việt Nam Sau đây là
một số khái niệm gần đây nhất về sưu tập hiện vật bảo tàng của các nhà bảo
Trang 1919
“Các chuyên gia bảo tàng học của Cộng hòa Liên bang Nga đã viết: Sưu tập hiện vật bảo tang là toàn bộ những hiện vật khác nhau cùng
chủng loại hoặc giống nhau về những dấu hiệu nhất định không kể mỗi hiện vật trong đó có giá trị văn hóa riêng được tập hợp lại đều
có ý nghĩa lịch sử, nghệ thuật, khoa học hay văn hóa [18, tr235 ] “Các nhà nghiên cứu về bao ting va bảo tàng học ở Việt Nam đã đưa ra khái niệm sưu tập hiện vật bảo tàng như sau:
Sưu tập hiện vật bảo tàng là một tổng thể hiện vật được tập hợp
theo những dấu hiệu đặc trưng nào đó liên quan đến các mặt nội dung đề tài, loại hình (hiện vật) chất liệu, công dụng, địa điểm, thời
gian xuất hiện và nó chứa đựng các giá trị thông tin trở thành nguồn khai thác cho các lĩnh vực hoạt động khoa học giáo dục lịch sử văn hóa, nghệ thuật [4, t 53]
Khái niệm sưu tập hiện vật được giải thích trong [uất di sản vấn hóa như sau:
Sưu tập là một tập hợp các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia hoặc di
sản văn hóa phi vật thể được thu thập, gìn giữ, sắp xếp có hệ thống theo những dấu hiệu chung về hình thức, nội dung và chất liệu để
đáp ứng nhu cầu tìm hiểu lịch sử tự nhiên và xã hội [ 38, tr 34] “Từ những khái niệm trên sưu tập hiện vật trong bảo ting được khẳng định vừa là cơ sở vật chất, vừa là phương tiện thông tin có hiệu quả trong việc
thực hiện các chức năng xã hội của bảo tàng, bởi vì nó cung cấp thông tin gốc
tập trung, nhanh, chính xác và phong phú thông qua công tác trưng bày — triển lãm của bảo tàng
1.1.4 Khái niệm giá trị, lịch sử, văn hóa
“Thuật ngữ giá írị có nhiều định nghĩa khác nhau, với mỗi ngành khoa
Trang 20ngành cụ thể Xét về mặt lý thuyết, giá trị là cái có ý nghĩa, được cha sẻ trong công đồng, xã hội Đồi với văn hóa, hệ thống giá trị được coi là chuẩn mực để đánh giá thành quả của một nền văn hóa dân tộc Ở góc độ hẹp hơn cũng có
thể xem xét hệ thống giá trị văn hóa đạo đức trong gia đình vả xã hội, văn
hóa, nghệ thuật, văn hóa kinh doanh, văn hóa giao tiếp
Chủ nghĩa Mác coi giá trị là những hiện tượng xã hội đặc thù, là một biểu hiện của các quan hệ xã hội và là tiêu chuẩn đánh giá trong ý thức xã hội
Vì thế mỗi hình thái kinh tế - xã hội trong lịch sử thường có một hệ thống và thang bậc giá trị nhất định được xã hội ấy công nhận Theo khái niệm tổng
quát thì giá trị được hiểu như sau: Giá rị là một phạm trù triết học, văn hóa học, xã hội học chỉ tính có ích, có ý nghĩa của những sự vật hiện tượng tự nhiên hay xã hội có khả năng thỏa mãn như cầu, phục vụ lợi ích của con người Ở đây, các sự vật hiện tượng được xem xét ở góc độ đáng hay không đáng mong muốn, có ý nghĩa tích cực hay không đổi với đời sống xã hội
Lịch sử là một môn khoa học nghiên cứu, phân tích những sự kiện đã và
đang xảy ra Nhận thức lịch sử là nhu cầu tất yếu của nhân loại Bởi vì, sự hiểu biết về nguồn gốc và quá trình phát triển của cộng đồng, quê hương, các sự kiện
lich sir trong dai trong cuộc sống, trong lao động và trong đầu tranh xã hội là
cơ sở định hướng cho hoạt động của con người trong hiện tại và tương lai Xét
về bản chất: Lịch sử là bản thân quá trình vận động, biến đổi và phát triển hiện
thực, nghĩa là quá trình phát sinh, phát triển và tiêu vong của nó Lịch sử hiện
thực thường diễn ra theo những bước quanh co, khi từ từ, khi đột biến, với tất cả
Trang 212
Việc nghiên cứu và ghỉ chép lại những sự kiện thuộc về quá khứ
được coi là đáng nhớ trong các mối quan hệ về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, tôn giáo, đến cuộc tiến hóa của xã hội loài người
Những sự kiện đáng nhớ và được ghỉ chép như vậy được thể hiện ở Tịch sử cỗ đại, lịch sử cổ trung đại, lịch sử cận hiện đại, lịch sử văn hóa, văn hóa học [55]
'Văn hóa là một khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người
‘Van héa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ giữa con người và xã hội Song, chính văn hóa lại tham gia vào
việc tạo nên con người, duy trì sự bền vững, trật tự xã hội Văn hóa được
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa Văn hóa
được tái tạo, phát triển thông qua quá trình hành động và tương tác xã hội của
con người và xã hội được biểu hiện trong các kiểu, hình thức tổ chức đời
\g, hành động của con người cũng như trong giá trị vat chat va tinh than do
con người tạo ra
Văn hóa là tắt cả những gì mà trí tuệ và cảm xúc con người đã sản sinh ra qua các thời đại, nó là một hiện tương vô cùng đa dạng và phong phú Động cơ thúc đẫy con người phát triển văn hóa, như chúng ta đã biết, không, phải là tùy tiện, ngẫu nhiên mà do những nhu cầu khách quan của đời sống
công đồng và đời sống cá nhân quyết định.Trong Đại rừ điển riếng Liệt, thuật
ngữ văn hóa được định nghĩa là:
'Văn hóa là toàn bộ sáng tạo của con người, tích lũy lại trong quá
trình hoạt động thực tiễn - xã hội, được đúc kết hành hệ giá trị và
Trang 22tố cốt lõi làm nên bản sắc riêng của một cộng đồng xã hội, nó có
khả năng chỉ phối đời sống tâm lý và mọi hoạt động của những con
người sống trong cộng đồng ấy” [55, tr.43]
1.2 Khái quát về triều đại Lê Sơ (thế kỷ XV - XVI) trong lịch sử
dân tộc
“Trong dòng chảy lịch sử của dân tộc từ thời kỳ dựng nước đầu tiên đến
nay , các triều đại phong kiến đã thay nhau trị vì ở nước ta Trong đó, giai đoạn
từ năm 1428 đến năm 1527 là thời kỳ của triều đại Lê sơ với cuộc khởi nghĩa
Lam Son vĩ đại Sự kiện khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi (1418 ~ 1428) đã buộc
quân Minh phải rút về nước Mưu đồ xâm lược và đô hộ của phong kiến
phương Bắc hoàn toàn bị đè bẹp, nền độc lập của dân tộc được khôi phục Lê
Lợi lên ngôi (1428) lấy hiệu là Lê Thái Tổ đóng đô ở Đông Kinh (Thang Long)
và khôi phục tên nước là Đại Việt Từ đó cho đến đầu thế kỷ XVI được gọi là
giai đoạn Lê sơ, là giai đoạn nhà Lê có những đóng góp to lớn đối với lịch sử
dân tộc Đây là thời kỳ mà chế độ phong kiến phát triển rực rỡ nhất và đạt được nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực mà sử sách còn ghi Trong cuốn Đại
Việt sử ký toàn thự đã ca ngợi vua Lê Thánh Tông là một "bậc vua hùng tai
lược, dẫu Vũ Đề nhà Hán, Thái Tông nhà Đường cũng không thể hơn được ” [38] Hay trong cuốn Việt Nam sử lược , Trần Trọng Kim đã đề cập đến công
lao của vua Lê Thánh Tông với các chính sách cải cách tiến bộ như: sửa sang
được nhiều việc chính trị, mở mang sự học hành, chỉnh đốn các việc vũ bị,
đánh đẹp các nước Chiêm, nước Lào, mở thêm bờ cõi Như vậy, sự thịnh trị
của chế độ phong kiến giai đoạn này đã đánh dấu một mốc son sáng chói trong, những trang sử hào hùng của dân tộc Đồng thời những đóng góp của triều đại
Lê sơ về chính trị, kinh tế, xã hội đã đưa nước ta trở thành một quốc gia hùng
Trang 23
23 Về tổ chức nhà nước thời Lê Sơ
Bộ máy chính quyền trung ương nhà Lê, về cơ bản giống các triều đại trước nhưng hoàn chỉnh hơn Đứng đầu triều đình là vua Bên cạnh vua có các chức quan cao cấp để giúp việc cho vua Đến thời Lê Thánh Tông bộ máy
chính quyền nhà Lê là hoàn chinh nhất Lê Thánh Tông bãi bỏ chức Tướng
quốc, Đại tổng quản và Đại hành khiển để mọi quyền lực nằm trong tay nhà vua, kể cả chức tông chỉ huy quân đội Ở triều đình có sáu bộ là: bộ Lại, Hộ,
Lễ, Binh, Hình, Công Đứng đầu mỗi Bộ là Thượng Thư Các cơ quan chuyên môn có Hàn lâm viện, Đông các viện, Quốc tử giám, Tư thiên giám, Quốc sử quán, Thái y viện, Ngũ hình viện, Tôn nhân phủ
Về hành chính địa phương, vua Lê Thái Tổ chia cả nước thành S đạo
Mỗi đạo do chức hành khiển đứng đầu Đến thời Lê Thánh Tông, cả nước
được chia làm 13 đạo thừa tuyên Õ mỗi đạo đặt 3 cơ quan chức năng là Thừa
ty, Đô ty và Hiến ty phụ trách các mảng công việc về hành chính, quân sự và
tu pháp Dưới là phủ, huyện (ở miền núi gọi là châu) tổng, xã
Về luật pháp
Nhà Lê cũng rất quan tâm đến Luật pháp Dưới thời các vua Lê Thái
Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông dều chú ý xây dựng pháp luật Vua Lê “Thánh Tông cho biên soạn và ban hành bộ luật mới là bộ Quốc triều hình luật
hay Luật Hồng Đức Nội dung và tinh thần cơ bản của bộ luật là nhằm bảo vệ
quyền lợi của vua, hoàng tộc, quan lại và giai cấp thống trị nhưng nó cũng là
bộ luật rất tiến bộ so với thời đại, thể hiện ở tỉnh thắn khoan dung, nhân đạo,
tôn trọng quyền lợi phụ nữ, hướng đến mục tiêu cảm hóa tội nhân v.v Bên
cạnh những điều đó, bộ luật còn thể hiện nhiều nét mới lạ trong dân luật, tố
tụng pháp và sự tỉnh vi trong kỹ thuật điển chế pháp luật khiến nhiều luật
Trang 24Về tổ chức quân đội
Sau khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, vua Lê Thái Tổ giữ lại 10 vạn quân
thường trực và chia làm phiên, thay nhau 4 phiên về quê sản xuất, I phiên
tại ngũ để làm nhiệm vụ canh gác Đến thời Lê Thánh Tông, nhà vua cho tăng,
quân thường trực lên 16 vạn và chia làm 2 phiên, thay nhau 1 phiên về sản
xuất và một phiên ở lại canh gác Vì vậy, có thể nói ở thời Lê sơ quân đội
được tổ chức theo chế độ gọi là chế độ "ngụ binh ư nông" Quân đội có hai bộ phân chính: Quân ngự tiền đóng ở kinh đô và quân vệ đóng ở các đạo Về
binh chủng của nhà Lê gồm có bộ binh, thủy bình, tượng binh, ki binh Ngoài
ra còn có các đơn vị chuyên dùng súng lửa gọi là hỏa đồng [1, tr.165 - 166 ]
Lực lượng quân đội nhà Lê không những hoàn thành nhiệm vụ giữ vững nền
độc lập dân tộc mà còn tạo điều kiện cho nhà Lê giao lưu và hợp tác với các
nước láng giềng trên cơ sở bảo vệ chủ quyền lãnh thỏ
Về tình hình kinh tế
Nông nghiệp
Sau 20 năm dưới ách thống trị của phong kiến nhà Minh, nền kinh tế
nước ta bị tàn phá nghiêm trọng, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ Sau khi
lên ngôi, Lê Thái Tổ ban hành nhiều chính sách tích cực nhằm phục hồi và
phát triển kinh tế Ruộng đất bỏ hoang được nhả nước tịch thu cùng với ruộng
Trang 2525
số đê mới ở vùng ven biên và đào thêm nhiều kênh ngòi ở khắp nơi Đề đảm bảo sức kéo và sức lao động cho nông nghiệp nhà Lê ra lệnh cắm giết thịt trâu
'bò bừa bãi, cắm điều động phu phen khi cay gặt
Công thương nghiệp
'Những nghề thủ công truyền thống như dệt vải, đan lát, dệt chiếu, làm nón, làm gốm, đúc đồng, rèn sắt ngày càng phát triển Số làng nghề thủ
công xuất hiện ngày càng nhiều Các làng thủ công nỗi tiếng thời bấy giờ có
làng Hợp Lễ, Chu Đậu (Hải Dương), Bát Tràng (Hà Nội) làm đồ gốm, làng, Đại Bái (Bắc Ninh) đúc đồng, làng Vân Chàng (Nam Định) rèn sắt Thăng Long là nơi tập trung nhiều ngành nghề thủ công nhất Các phường thủ công
ở kinh thành Thăng Long như: phường Nghỉ Tảm dệt vải nhỏ và lụa, phường
"Yên Thái làm
nước quản lý gọi là Cục bách tác chuyên đúc tiền đồng, đóng thuyền, sản xuất
ấy, phường Hàng Đào nhuộm điều Các công xưởng do nhà
vũ khí và làm một số đổ dùng cho vua quan như mũ, áo, giày, đép Còn ở
miền núi, các nghề khai mỏ đồng, sắt, vàng, bạc được đây mạnh
Việc lưu thông buôn bán dưới thời Lê sơ được mở rộng thêm Nhà nước còn khuyến khích lập chợ mới và đặt chức thị trưởng để trông nom việc mua bán Trước tình hình phát triển của hệ thống chợ làng, nhà Lê cho ban
hành lệ họp chợ Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu hàng hóa, nhà Lê cho ngừng việc tiêu tiền giấy rách nát trước đây, khôi phục việc dùng
lồng
Nhìn chung nội thương ở thời Lê sơ khá phát triển ngoại thương được
duy trì nhưng có phần thu hẹp so với trước Một số cửa khẩu như Vân Đồn, Vạn Ninh (Quảng Ninh), Hội Thống (Hà Tĩnh), Lạng Sơn, Tuyên Quang là
nơi giao lưu buôn bán với nước ngoài Các sản phẩm như sành, sứ, vải lụa,
Trang 26Về xã hội
Trong xã hội giai cắp nông dân chiếm đại bộ phận dân cư, sống chủ yếu ở các làng xã nông thôn Họ hằ at it Ho
như không có ruộng đắt hoặc có thì
phải cày ruộng đất công, nộp tô, thuế, đi phục dich cho nhà nước (đi linh, di phu ), hoặc phải cày cấy thuê ruộng của địa chủ, quan lại và phải nộp một
phần hoa lợi (gọi là tô) cho chủ ruộng Thời Lê sơ, nông dân là giai cấp nghèo
khổ và bị bóc lột Tầng lớp thương nhân và thợ thủ công ngày cảng đông, họ
phải nộp thuế cho nhà nước và không được coi trọng Nô tì là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội, bao gồm cả người Việt, người Hoa, dân tộc ít người
Pháp luật nhà Lê hạn chế nghiêm ngặt việc bán mình làm nô hoặc bức dân tự
do làm nô tì Nhờ vậy số lượng nô tì giảm dần Nhờ sự nỗ lực của nhân dân và chính sách khuyến nông của nhà nước, cuộc sống của nhân dân được ổn định và dân số ngày càng tăng Nhiều làng mới được thành lập.Nền độc lập thống nhất của đất nước được củng cố Quốc gia Đại Việt là quốc gia cường thịnh nhất ở Đông Nam Á thời bấy giờ
Tình hình giáo dục và khoa cit
Thời Lê sơ, Nho giáo chiếm vị trí độc tôn và là hệ tư tưởng chính trị của triều đại Chính vì vậy Nho giáo cảng thúc đầy sự phát triển của giáo dục và khoa cử Ngay sau khi lên ngôi, Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám ở kinh thành Thăng Long Nhà Lê còn mở rộng nhà Thái học, cho cả con em cdân thường vào học, định lại lệ thì Hương, thì Hội và thi Dinh, ban bố các lệ
xướng danh, vinh quy và khắc bia Tiến sĩ, quan lại hầu hết được tuyển lựa
qua thi cử đỗ đạt
Thời Lê sơ, văn học chữ Hán chiếm ưu thế với trên 130 tác giả Văn
học chữ Nôm giữ một vị trí quan trọng Nội dung chủ yếu của các tác phẩm văn học thời kỳ này là phản ánh chủ nghĩa yêu nước, niễm tự hào chân chính
Trang 2727
các tác phẩm nỗi tiếng như " Bình Ngô đại cáo", " Quân trung từ mệnh tập" của Nguyễn Trãi, "Chí Linh sơn phú" của Nguyễn Mông Tuân, " Xương
Giang phú" của Lý Tử Tắn Về sử học có "Sử ký tục biên" của Phan Phu
Tiên,"Đại Việt sử ký toàn thu" của Ngô Sỹ Liên Về địa lý học có "Dư địa chí" " của Phan Phu “Tiên và "Bảo anh lương phương" của Nguyễn trực Về toán học có "Đại thành
toán pháp" của Lương Thế Vinh và "Lập thành toán pháp" của Vũ Hữu
của Nguyễn Trãi Về y được học có "Bản thảo thực vật toát yếu'
Nghệ thuật âm nhạc và ca múa thời Lê sơ tiếp tục phát triển Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Lê sơ biểu hiện rõ rệt và đặc sắc ở các công
trình lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa) Điêu khắc thời Lê sơ có phong cách khối đồ số, trang nghiêm và cân xứng một cách tuyệt đồi
'Văn hóa nước ta thời Lê sơ mang đậm phong cách bác học, khuôn
Nho giáo nhưng có thể nói thế kỷ XV - XVI vẫn là giai đoạn phát triển
rực rỡ và đạt được nhiều thành tựu của văn hóa Đại Việt
1.3 Tổng quan về sưu tập hiện vật gốm sứ thời Lê sơ lưu giữ tại
Báo tàng Lịch sử Quốc gia
1.3.1 Khái quát về Bao tang Lich sit Quoc gia
Từ hoạt động của Trường Viễn Đông Bác cổ, năm 1910 bảo tàng đầu
tiên ở Việt Nam được thành lập tại Hà Nội đó là Bảo tàng Nghệ thuật Đông Phương Các nhà khảo cổ học của trường đã mang về bảo quản trong kho của bảo tầng hàng trăm sưu tập hiện vật
Do các sưu tập ngày cảng được bổ sung phong phú đòi hỏi phải có dia điểm trưng bảy mở rộng hơn cho nên ngày 28/02/1925, Tồn quyền Đơng Dương chuẩn y cho xây dựng một nhà bảo tàng mới trên cơ sở Bảo tàng Nghệ
Trang 28Đông Phương được đổi tên thành Bảo tàng Louis — Finot (mang tên nhà dân tộc
học, người giám đốc đầu tiên của Trường Viễn Đông bác cổ Pháp) Bảo tàng chính thức mở cửa hoạt động vào năm 1933 và trưng bày giới thiệu các bộ sưu
tập cổ vật thuộc các nền văn hoá Việt Nam, Lào, Campuchia, Trung Quốc, Án Độ, Miễn Điện, Nhật Bản, Indonesia, Thái Lan, Tây Tạng Có thể nói đây là
một bảo tàng không chi đẹp về kiểu dáng kiến trúc mà còn đẹp ở cả phong cách nghệ thuật trưng bày cổ vật
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã ký sắc lệnh số 6 (ngày 23/11/1945) đổi tên Bảo tàng Louis Finot
thành Quốc gia bảo tàng viện Tháng 12/1946 kháng chiến toàn quốc bùng nổ, bao tang lai trở về thuở ban đầu thuộc Pháp
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954) cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp của nhân dân ta thắng lợi, miền Bắc được hoàn toàn giải
phóng, nhưng mãi đến ngày 22/04/1958 nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa
mới tiếp nhận được cơ sở bảo tàng này từ chính phủ Pháp và xúc tiến nghiên cứu, sưu tầm, bổ sung tài liệu, hiện vật, chuyển đổi nội dung từ Bảo tàng Louis Finot thanh Bao tang Lịch sử Việt Nam, thực hiện chức năng xã hội đích thực của mình Sau một thời gian ngắn, hệ thống trưng bảy của bảo tàng đã được chỉnh lý phù hợp với nội dung tính chất của một Bảo tàng Lịch sử 'Việt Nam nay là Bảo tàng Lịch sử Quốc gia
Ngày 03/09/1958 Bảo ting Lịch sử Việt Nam (nay là Bảo tàng Lịch sử
'Quốc gia) chính thức khánh thành và mở cửa đón khách tham quan
Từ khi mở cửa, các hoạt động và các công tác chuyên môn nghiệp vụ
của bảo tàng như: công tác nghiên cứu khoa học, công tác nghiên cứu sưu
tầm, công tác kho - bảo quản hiện vật, sưu tập bảo tàng, công tác giáo dục đều
Trang 2929
Nam 2006, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (nay là Bảo tàng Lịch sử Quốc gia) đã xây dựng trang website của bảo ting với cả ba thứ tiếng: Việt- Anh- Pháp Trong những năm qua, bảo ting thực hiện việc nâng cấp, thay đổi giao
diện trang tin được đánh giá cao trong các trang tin của hệ thống bảo tàng Việt Nam Số lượng độc giả truy cập website của bảo tàng ngày càng tăng
Con số thống kê ngày 14/12/2010 là 2.156.049 người Tính đến thời điểm
30/3/2011 là 2.796.93§ lượt người truy cập
Cong tác đối ngoại luôn được chú trọng, mỡ rộng giao lưu, hợp tác với các bảo tàng, các tổ chức văn hóa trên thế giới Bảo ting thường xuyên trao
đổi các ấn phẩm chuyên ngành với hơn 100 bảo tàng và tổ chức văn hóa,
tham gia các cuộc hội thảo khoa học quốc tế, tiếp nhận, triển khai các dự án hợp tác với nước ngoài Bảo tàng cũng đã tổ chức nhiều đoàn cán bộ đi
'tham quan, khảo sát tại một số bảo tàng ở Trung Quốc, Singapore, Indonesia,
Malayxia, Lao và Brunei.v.v
‘Sau hon 50 xây dựng và phát triển, đến ngày 26 thang 9 nam 2011 theo
quyết định số 1674/QÐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bảo tàng Lịch sử
Việt Nam hợp nhất với Bảo tàng Cách mạng Việt Nam và đổi tên thành Bảo
tàng Lịch sử Quốc gia Với những kết quả khả quan trong công tác nghiên
cứu, giáo dục tuyên truyền, phổ biển khoa học và các hoạt động khác đã đem
lại uy tín và vị thế cho Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đồng thời góp phần thúc đây quá trình phát triển, hội nhập của bảo tàng Việt Nam trong hệ thống các
bảo tàng ở khu vực và trên thế giới
Sau khi sáp nhập, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia gồm có hai cơ sở trưng
bày đó là: Cơ sở I tại số 1 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội và cơ sở 2 tại số
25 Tông Đản, Hoàn Kiếm, Hà Nội Vì vậy, luận văn xin được giới thiệu về hệ
Trang 30Tại cơ sở 1 (số 1 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội) gồm có 4 phần
trưng bày
Phan 1: Việt Nam thời tiễn sử
Nội dung phần này trưng bày những di tích thời tiền sử tương đương
với giai đoạn thời đại đồ đá cũ với hậu kỳ thời đại đá mới Tiến trình này bắt đầu cách ngày nay khoảng 30 — 40 vạn năm đến khoảng 4000 - 5000 năm
Phân 2: Việt Nam từ thời dựng nước đầu tiên đến triều Trần
Đây là phần trưng bày với nhiều thời kỳ lịch sử:
+ Thời dựng nước đầu tiên
+ Thời kỳ chống Bắc thuộc
+ Triều Ngô - Đinh - Tiền Lê
+ Nước Đại Việt thời Lý (1010-1225) + Nước Đại Việt thời Trần (1226- 1400)
Sau các văn hóa hậu kỳ đá mới ~ sơ kỳ kim khí, bắt đầu thời đại đồng thau ở Việt Nam, tiến tới hình thành ba trung tâm kim khí: Đông Sơn ở miền
Bắc, Sa Huỳnh ở miền Trung và Đồng Nai ở Nam Bộ
"Phân 3: Liệt Nam từ triều Hồ đến cách mạng thánh Tám năm 1945
Phân trưng bày này gồm nhiều thời kỳ lich sử: + Triều Hồ (1400 - 1407)
+ Triều Lê Sơ, Mạc, Lê Trung Hưng (1427 - 1788)
+ Triều Tây Sơn (1778 - 1802) + Triều Nguyễn (1802 - 1883)
Trang 3131
'Kết thúc hệ thống trưng bày này là bức tranh hoành tráng Chủ tịch Hồ
Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình ngày
2/9/1945, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà Phân 4: Trưng bày điêu khắc đá Chăm pa
Phân này được trưng bày theo niên dai tir thé ky VII dén thế kỷ XIIL Là một trong 54 tộc người sinh sống trên đất nước Việt Nam, người
Chăm đã xây dựng và dé lại một kho tảng nghệ thuật quý giá, đó là những
tháp Chăm cổ kính, uy nghỉ và những điêu khắc gắn liền với kiến trúc tháp 'Hiện vật tiêu biểu gồm tượng Siva Tháp Mẫm trong vòm tháp, đôi sư tử với hình khối lớn đang quỳ Hai tắm bia đá Mỹ Sơn và Ponagar, niên dai thé ky 7
én thé kỷ 8 các phần trưng bày kế tiếp được sắp xếp theo niên đại: thế kỷ 7 - 8,
thế kỷ 9-10, thế kỷ 11 và kết thúc là nhóm hiện vật thuộc thế kỷ 12- 13
Tại cơ sở 2 (sỗ 25 Tông Đản, Hoàn Kiếm, Hà Nội)
Cơ sở 2 của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia trước đây là Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, gồm có 3 phần trưng bày như sau:
Phân 1: Thời kỳ đấu tranh dành độc lập của nhân dân Việt Nam từ
1858 đến 1945
Phần này được trình bày theo biên niên lịch sử trong 9 phòng đầu tiên của bảo tàng Mở đầu là những hiện vật, hình ảnh lịch sử về thực dân Pháp
xâm lược và áp đặt bộ máy thống trị của chủ nghĩa thực dân - phong kiến ở
Việt Nam Kết thúc là cuộc Tổng khởi nghĩa của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản giành chính quyền thắng lợi trong toàn quốc và sự ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2- 9- 1945
Phân 2: Cuộc kháng chiến chống các thể lực xâm lược để bảo vệ độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc từ 1945 đến 1975
Trang 32Pháp (1945 -1954) và 20 năm chống để quốc Mỹ (1955 ~ 1975) của dân tộc Việt Nam là một cuộc trường chỉnh đầy gian khổ hy sinh, một bản hùng ca bì trắng của lịch sử dân tộc
Phân 3: Việt Nam trên con đường xây dựng dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh từ 1975 đến nay
Phần này giới thiệu lịch sử đang tiếp diễn trong ba phòng trưng bày đó
là phòng số 25, 26, 27 giới thiệu khái quát lịch sử 25 năm sau chiến tranh: Đất
nước thống nhất, Các thành quả lao động của nhân dân; Vai trò lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam trong xây dựng đất nước; Sự phát triển về kinh tế -
văn hóa ~ xã hội; Sự ôn định vững mạnh về chính trị trong thời kỳ đồi mới đất
nước, sự phát triển kinh tế, điện lực, dầu khí, công nghiệp sản xuất hàng tiêu
dùng, công nghiệp kỹ thuật cao
Ngoài ba phần chính nói trên bảo tàng còn sử dụng hai phòng cuối củng
(phòng số 28 và 29) trưng bày bộ sưu tập Tặng phẩm của nhân dân Việt Nam,
nhân dân thế giới tặng Chủ tịch Hỗ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam với gần 300 hiện vật nguyên gốc
Cùng với hệ thống trưng bày thường xuyên trong nội thất, trưng bày
ngoài trời của Bảo ting Lịch sử Quốc gia (cơ sở 1) góp phần làm cho bao tang
sống động và hấp dẫn, với số lượng hiện vật lên tới gần 100 hiện vật thể khối
lớn, có niên đại sớm nhất vào thế kỷ 2 đến đầu thế kỷ 20 Đa số những hiện
vật này là những tác phẩm nghệ thuật tôn giáo và điêu khắc kiến trúc, chủ yếu bằng những chất liệu bền vững như đá, đất nung Phần trưng bảy ngoài trời
Trang 3333
1.3.2 Tổng quan về sưu tập hiện vật gốm sứ thời Lê sơ lưu giữ tại "Bảo tàng Lịch sử Quốc gia
1.3.2.1 Quả trình thu thập hiện vật gắm sử thời Lê sơ thông qua các cuộc khai quật khảo cổ học
'Hiện nay sưu tập hiện vật gốm sứ thời Lê sơ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc
gia khá phong phú và đa dạng Bảo ting Lich sử Quốc gia đã có một quá trình
nghiên cứu, khai quật khảo cỗ học và sưu tầm, thu thập hiện vật gồm sứ thời
Lê sơ, cụ thể như sau:
Thực hiện các cuộc khai quật khảo cổ học trên đất liên
'Việc khai quật các di tích sản xuất gốm sứ thời phong kiến đã đóng vai trò không nhỏ cho công tác nghiên cứu, sưu tằm và thu thập hiện vật gốm sứ
thời Lê sơ (1428 ~ 1527) Điển hình đó là di tích gốm Chu Đậu Di tích Chu Đậu được phát hiện vào những năm 1983 và được thông báo trong cuốn Những phát hiện mới về Khảo cổ học năm 1984 do Tăng Bá Hoành - Giám
đốc Bảo tàng Hải Hưng giới thiệu Nhưng trên thực tế phải đến ngày
23.4.1986 được phép của Bộ Văn hóa ~ Thông tin (nay là Bộ Văn hóa ~ Thể thao — Du lịch) thì di tich gồm Chu Đậu mới được chính thức khai quật Cán bộ nghiên cứu, sưu tầm của Bảo tàng Lich sử Quốc gia đã tiền hành khai quật
di tích gốm Chu Đậu (Hải Dương) tại hai hỗ ở phía Tây làng Chu Đậu, cách
đê sông Thái Bình 100m và cách nhau 15m Do được chuẩn bị chu đáo, xác
định nơi khai quật chuẩn xác, nên hai hồ nhỏ với tổng diện tích là 3SmẺ và tầng văn hóa dày 120cm - 130cm đã phát hiện và thu thập rất nhiều hiện vật gốm có giá trị với nhiều loại hình như bát, đĩa, bình, lọ, cốc, chén, hộp, gốm, con kê, bao nung v.v Bên cạnh gốm men trắng hoa lam còn có nhiều loại gốm men màu khác và cả những đồ gốm không tráng men Kết quả khai quật
Trang 34nghìn hiện vật gốm đã được phát hiện và thu thập, điều đó cho thấy Chu Đậu là một trung tâm sản xuất gốm men lớn ở Hải Dương trước đây
“Trên địa bàn tỉnh Hải Dương các nhà khảo cô học còn điều tra, thám sát và khai quật nhiều di tích khác trong đó có di tích Làng Cậy và Hợp Lễ năm
1986, 1989, 1990 Di
thuộc xã Long Xuyên, huyện Bình Giang (dân gian quen gọi nôm na là Làng,
Cậy) Di tích gốm Làng Cây dài 600m, rộng chừng 100m, tầng văn hóa có
gốm đầy từ 1- 4m và thu thập được các loại bát, đĩa hoa lam, gm men ngọc,
ích Làng Cậy gồm hai làng Hương Gián và Kệ Gián
gốm men nâu đen, gốm men trắng, gốm mỹ nghệ
Hợp Lễ cũng là một thôn của xã Long Xuyên,
trên hữu ngạn sông, Dé Diy, có di tích gốm với tằng văn hóa day từ 2 - 4m Hiện vật được tìm thấy ở đây chủ yếu là bát, đĩa, chén, âu,chậu, bình, lọ, chân đèn, bát hương,
bình vôi, chủ yếu là đồ gốm dân dụng, ít sản phẩm cao cấp
Cùng với các cuộc nghiên cứu, sưu tầm, khai quật trung tâm sản xuất
gốm Chu Đậu các nhà nghiên cứu, sưu tầm, khảo cổ học của bảo tàng và viện
khảo cổ học cũng tiến hành một số cuộc khai quật trong khu vực Hà Nội Một
số di vật chủ yếu là phế phẩm lò nung và dụng cụ sản xuất gốm thời Lê sơ được tìm thấy ở phía nam Hoàng Thành như khu vực trường Viễn Đông Bác
Cổ (nay là Viện Thông tin - Khoa học Xã hội) và khu vực Nam Đồng đã phát hiện và thu thập được nhiều đồ gốm và men trắng văn ¡n thời Lê sơ
Vào ngày 31 tháng 12 năm 1982, UBND Thành phố Hà Nội ra quyết định 5245/XDCB - UB giao cho quận Ba Đình quản lý, tổ chức thỉ công hỗ Ngọc Khánh (quận Ba Đình, Hà Nội) Trong quá trình thí công công trình
này, hằng trăm hiện vật gốm có men hoặc không men thời Lê sơ đã được thu
thập tại đây bao gồm các loại bát, đĩa, bình, vò, bát, chén
Kết quả khai quật khảo cổ học tại di tích Đoan Môn, Bắc Môn (1999 - 2000) và di tích 62 - 64 Trần Phú (2002 - 2003) đã tìm thấy những hiện vật
Trang 3535
'Khu đi tích Lam Kinh cũng được tiến hành khai quật khảo cô học nhiều lần Trong chương trình nghiên cứu khảo cổ học phục vụ dự án trùng tu, tôn tạo khu di tích lịch sử Lam Kinh, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (nay là Bảo tàng
Lịch sử Quốc gia) và Ban Quan lý Dự án Trùng tu - Tôn tạo và Phục hồi di
tích Lam Kinh phối hợp điều tra, thám sát và khai quật khảo cổ học di tích này Trong những lần khai quật di tích này đã thu được hàng nghìn hiện vật gém cic dong men ngọc, men nâu, men trắng, trong đó men trắng văn in và men trắng vẽ lam chiếm tỷ lệ lớn và chủ yếu là những sản phẩm cao cấp, ngự
dụng trang trí hình rồng, phượng, mây nước, hoa lá thiêng cùng chữ Quan
khắc hoặc in chìm trong lòng và đáy, bát, đĩa
Thực hiện cuộc khai quật khảo cổ học dưới nước
Số lượng hiện vật gốm sứ thời Lê sơ được tìm thấy ở các di tích tàu đắm cũng chiếm một phần không nhỏ Mặc dù khai quật khảo cỗ học dưới
nước là một công việc khó khăn nhưng được sự giúp đỡ của các chuyên gia
nước ngoài cùng sự phối hợp của các nhà nghiên cứu trong nước cho nên công việc khai quật các di tích tàu đắm đã thu được nhiều kết quả
Đó là cuộc khai quật dưới nước có quy mô lớn nhất và thu thập được
nhiều hiện vật gốm sứ thời Lê sơ đó là khai quật tàu cỗ Cù Lao Chàm Từ
khoảng đầu thập kỷ 90, do ngẫu nhiên các ngư dân ở vùng biển Hội An đã phát
hiện ra một con tàu cổ chở đầy đổ gốm Việt Nam, bị đấm ở ngoài khơi cách dao Cù Lao Chàm (tỉnh Quảng Nam) 20km về phía đông Những đồ gốm cỗ bị
dính theo lưới đã được mang về và được bầy bán ở các quầy bán đồ lưu niệm
trên các phố cỗ Hội An Vẻ đẹp và niên đại cổ kính của đồ gốm đã thu hút đông đảo giới buôn đồ cổ vả tạo nên "cơn sốt" đồ cô Điều đó càng kích thích ngư dân đi vớt đồ gốm trong con tàu và vô hình chung đã tàn phá con tàu nghiêm trọng Trước tình hình đó Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hoa — Thé
Trang 36khai quật con tàu Tháng 5 năm 1997 cho đến tháng 6 năm 1999, tàu cỗ ở vùng
biển Củ Lao Chàm, (thuộc tỉnh Quảng Nam) đã được thăm dò và khai quật
khảo cổ học Con tàu nằm ở độ sâu 70m - 72m, đã được Bảo tầng Lịch sử Việt
Nam (nay là Bảo tàng Lịch sử Quốc gia), Công ty Visal và Công ty Saga
Hoirizon (Malaysia) cùng phối hợp tiến hành khai quật Trưởng ban khai quật
là T.S Phạm Quốc Quân nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (nay là
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia), ông Lâm Minh Châu - Tổng giám đốc công ty
Visal, ông Ong Soo Hin - Giám đốc điều hành công ty Saga, Giám đốc khai
quật khảo cỗ học dưới nước là ông Bound Mensun Tham gia cuộc khai quật
nảy có nhiều chuyên gia khảo cổ học của Đại học Oxford (Anh Quốc), Đại học
Kebangsan (Malaysia), Cộng hòa Séc, và nhiều chuyên gia lặn cùng thủy thủ đoàn của Việt Nam, Malaysia, Anh, Indonesia, Singapore Quá trình khảo sát
và khai quật được tiến hành trong các năm 1997, 1998 và 1999 bao gồm 6 đợt: 3 đợt khảo sát, 1 đợt tiền khai quật và 2 đợt khai quật Kết quả cho biết dấu vết
con tau dai 29,4m, rộng 7,2m, trong lòng chia 19 khoang, gỗ đóng tàu còn
và các thanh dầm ngăn cách các khoang còn thấy được kỹ thuật ghép rất chắc
chắn Số lượng cổ vật thu được trong con tầu trên 240.000 tiêu bản, chủ yếu là
đỗ gốm sản xuất tại Chu Đậu (Hải Dương) và Thăng Long (Hà Nội), vào nửa cuối thế kỷ XV [11, tr.83]
1.3.2.2 Quá trình kế thừa, mua bán,trao đổi và tiếp nhận hiện vật Sau khi tiếp quản Bảo tàng Louis Finot (1958) đến nay Bao tang Lich
sử Quốc gia đã trở thành một thiết chế văn hóa - khoa học - giáo dục quan
trọng của Quốc gia có nhiệm vụ nghiên cứu, sưu tầm, lưu giữ, trưng bày, giới
thiệu và giáo dục truyền thống lịch sử văn hóa của dân tộc cho mọi tầng lớp
công chúng
'Qua quá trình khảo sát chúng tôi thấy trong tổng số hiện vật thuộc sưu tập
Trang 3737
hiện nay được kế thừa từ Bảo tàng Louis Finot Đó là những di vật gốm Lê sơ ghi rõ nguồn được Bảo tàng Louis Finot sưu tầm, thu thập từ những năm 20 của thế kỷ XX Tiêu biểu như “Lọ gốm hoa lam” ký hiệu LS.9269 do người Pháp đào được khi làm sân Quần Ngựa, năm 1901
Ngoài các cuộc khai quật khảo cô học trực tiếp trên đất liền và dưới nước mà Bảo tàng Lịch sử Quốc gia cùng với Viện Khảo cô học tiến hành thì Bảo tàng Lịch sử Quốc gia còn tiếp nhận hiện vật thuộc sưu tập hiện vật gốm sứ thời Lê sơ từ nhiều nguồn khác nhau như:
“Các cơ quan công an, hải quan trong quá trình làm nhiệm vụ đã phát hiện
đồng thời thu giữ được một số hiện vật của những người buôn bán đồ cô trái phép và giao lại cho Bảo tàng Lịch sử Quốc gia để tiến hành giám định khoa học
và bảo quản, phục vụ chức năng xã hội của mình
Cùng với các hình thức thu thập nêu trên, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia còn
chủ động tiến hành mua bán, trao đổi với các nhà sưu tập tư nhân hoặc được
các cá nhân, các nhà sưu tập tư nhân hiến tặng hiện vật, tiêu biểu như “Lọ gồm
hoa lam” ký hiệu LS.11382 do bảo tàng mua của ông Nguyễn văn Xuyến
{Vĩnh Phúc, Hà Đông), năm 1923 “Binh gốm ¿ỳ bà ” ký hiệu LS.15402 do bảo ‘tang mua của ông Nguyễn Văn Căn (Vĩnh Phúc, Hà Đông).v.v
“rong sưu tập hiện vật gốm sứ thời Lê sơ lưu giữ tại Bảo ting Lịch sử Quốc gia còn có một số hiện vật là những tăng phẩm của các bảo tàng nước
ngoài tặng cho Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Dién hinh la “Dia gốm hoa lam ”
ký hiệu LS9273, do Bảo ting Albat Sarrant, Phnom Penh (Campuchia) tặng,
cho Bảo tàng Lịch sử Quốc gia năm 1934
1.3.2.3 Thống kê, phân loại hiện vật trong sưu tập
Sưu tập hiện vật gốm sứ thời Lê sơ tại Bảo tảng Lịch sử Quốc gia là
Trang 38nghiên cứu về giá trị nội dung, giá trị lịch sử, văn hóa của chúng, trước hết
phải tiến hành thống kê và phân loại chúng
Qua công tác khảo sát cụ thể về sưu tập hiện vật gốm sứ thời Lê sơ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia hiện nay, chúng tôi thấy sưu tập hiện vật gốm sứ
thời Lê sơ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia có số lượng là 3919 đơn vị hiện vật
đang được lưu giữ trong kho cơ sở và trên hệ thống trưng bày tại bảo tàng Có
thể nói loại hình hiện vật trong sưu tập này khá phong phú và đa dạng với 20 loại hình hiện vật khác nhau từ bát, đĩa, bình, lọ, ấm, chén
Trang 3939
Sưu tập hiện vật gốm sứ thời Lê sơ là một sưu tập khá phong phú và đa dạng với 20 loại hình hiện vật khác nhau, trong đó các loại bát, lọ, hộp có số
lượng lớn nhất, bên cạnh đó là các loại chén, đĩa có số lượng cũng chiếm số
lượng nhiều Đây là những hiện vật khá phổ biến nên được sản xuất với số
lượng lớn Ngoài ra, còn có các loại âu, ang, bình vôi, kendy, tượng, nghiên
mực có số lượng it hơn
Dựa vào tiêu chí mục đích sử dụng của các hiện vật trong sưu tập thì
các hiện vật này được phân chia thành 4 nhóm nhỏ sau đây: Bảng 2: Phân loại hiện vật gốm sứ thời Lê sơ theo mục đích sử dụng Số TT Mục đích sử dụng Số lượng 1 Nhóm hiện vật gốm gia dụng 3892 2 "Nhóm hiện vật gôm thờ 12 3 Nhóm hiện vật gôm kiến trúc 18 4 Nhóm hiện vật tượng gôm trang trí 15
Tổng số 3919
Nguôn: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia năm 2013
“Nhóm hiện vật gồm gia dụng nhóm hiện vật gốm gia dụng được sử
dụng chủ yếu trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của mọi tẳng lớp trong xã
hội như bát để ăn cơm, đĩa đựng thức ăn, hoa quả, chén uống rượu, ấm đựng,
trà Nhóm gốm nảy không những được dùng trong nội địa mà còn được sản xuất để phục vụ xuất khâu Do nhu cầu của thị trường rất lớn, việc sản xuất ngày càng phát đạt, nên những sản phẩm gốm này thường có số lượng nhiều
nhất, có loại hình phong phú nhất, với những biến thể muôn hình, muôn vẻ
khác nhau về kiểu đáng và hoa văn trang trí Hình dáng các sản phẩm gồm
này thiên về sự mềm mại, cân đối Hoa văn trang trí cầu kỳ và tỉnh xảo Trong
Trang 40® Nhóm hiện vật phục vụ ẩm thực, gồm có: đĩa, bát, chén, kendy (bình
bầu vú), bình rót 2 bau, am
« Nhóm hiện vật là đồ đựng, gồm có: bình, lọ, hộp, âu, liễn, hũ, ang,
bình vôi, châu, nghiên mực
Nhóm hiện vật gom thé, nhóm hiện vật gốm thờ bao gồm những sản phẩm gốm chủ yếu sản xuất phục vụ nhu cầu trong nước, được làm theo đơn đặt hàng của những tín đồ sùng đạo Phật hay đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên của đông đảo tầng lớp nhân dân Việt Những hiện vật thuộc
nhóm này gồm có lư hương, chân đèn, đài thờ
Nhóm hiện vật gồm kiến trúc, nhóm này phô biến là gốm đất nung, số lượng không nhiều, chủ yếu phục vụ cho việc xây dựng các công trình kiến trúc như lăng tâm, cung điện, thành quách, nhà ở, cầu cống Nhóm gồm kiến trúc có 2 loại gốm là gốm vật liệu xây dựng và gốm trang trí kiến trúc
‘© Hiện vật gốm là vật liệu xây dựng có số lượng ít gồm có ngói mũi
hai, gạch dùng trong xây dựng các công trình, chủ yếu là gốm đắt nung, trang, trí đơn giản và khơng trang trí
« Hiện vật gốm trang trí kiến trúc có gạch thông gió, trang tri hình
rồng, men xanh Gạch trang trí kiến trúc có gạch ốp hình chữ nhật trang trí
đơn giản
"Nhóm hiện vật tượng gốm trang trí, nhóm gốm này có số lượng và loại
hình rất ít, chủ yếu dùng để phục vụ cho việc trang trí nghệ thuật
Tượng trang trí nghệ thuật tiêu biểu là “Tượng phụ nữ quý tộc "gốm hoa lam, vẽ nhiều màu và vàng kim, hiện vật độc bản thuộc sưu tập gồm Củ Lao Chàm và tượng quan hầu, thuộc dòng gốm hoa lam và gốm vẽ nhiều
màu Tượng quan hầu này có nhiễu trong sưu tập gồm Củ Lao Cham