Luận văn Giá trị văn hóa của chợ nổi Phong Điền (huyện Phong Điền - thành phố Cần Thơ) trình bày tổng quan về cơ sở lý luận và thực tiễn những giá trị văn hóa tiêu biểu của chợ nổi Phong Điền. Đồng thời, đưa ra xu hướng biến đổi và giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của chợ nổi Phong Điền.
Trang 1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HO,
TRUONG DAI HOC VAN HOA HA NOL seeeeene
NGUYEN THI MY
GIA TRI VAN HOA CUA CHO NOI PHONG BIEN (HUYỆN PHONG ĐIỀN - THÀNH PHỐ CẦN THƠ)
Chuyên ngành: Văn hoá học
Mã số: 60310640
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS Phạm Văn Lợi
HÀ NỘI - 2013
Trang 2
liệu và kết quả đã nêu trong luận văn là hoàn toàn chính xác và trung thực Những ý
kiến khoa học được đề cập trong luận văn chưa từng được ai công bố trong bắt cứ
công trình nào khác Nếu có gì sai sốt, tơi in hồn tồn chịu trách nhiệm:
Trang 3Chữ viết tắt em am DB GAP mm Nxb DANH MUC CHU VIET TAT Chữ viết đầy đủ centimeter decimeter (d8-xi-mét)
Đồng bằng sông Cửu Long
'Good Agricultural Practces (thực hành nông nghiệp tỐt: an toàn,
+h và có chất lượng cao theo một tiêu
chuẩn thống nhất chung trên toàn cầu)
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CHỮ VIỆT TAT MỠ ĐÀU
“Chương I: TÔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN 1.1 TÔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1 Văn hóa, l 1.1.2 Chợ và chơ nỗi 4 1.1.3 Văn hóa chợ Is
1.1.4 Giá trì văn hóa và gi tr vin ha chor 16 1.2 TONG QUAN VE HUYEN PHONG DIE:
1.2.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên "7
12.2 Một số vẫn đề về dân cư, dân tộc, ín ngưỡng, tôn giáo 19 12 3.Một số vấn để về kinh tế —
1.2.4 Những giá tị văn hoa, lịch sử tiêu biểu của huyện Phong Điền 24
1.3 TONG QUAN VE CHQ NÓI VÀ CHỢ NOI PHONG DIE!
13.1 Tổng quan v chợ nồi - 34
1.3.2 Téng quan về chợ ni Phong Điễn 37
Chương 2: NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA TIÊU BIÊU CỦA CHỢ NÓI
PHONG ĐIÊN ws
2.1 GIA TRI VĂN HÓA VẬT CHÁT
2.1.1 Không gian, quy mô chợ
2.1.2 Phương tiện mua bán 4
2.1.3 Phương tiện liên lạc 4
2.1.4 Beo hàng - cách quảng cáo hàng hóa độc đáo 48 2.1.5 Một số biện pháp bảo quản và vận chuyển hàng hóa 60
2.2 GIA TRI VAN HOA TINH THAN
2.2.1, Phong tue thờ cúng 65
Trang 52.3 GIÁ TRỊ VĂN HÓA XÃ HỘI
2.3.1 Cách thức tổ chức, quản lý chợ nỗi và quản lý cư dân 79
2.3.2 Cách thức quản lý, phân loại ghe xuồng xưa và nay 80
2.3.3, Ung xử giữa người mua và người bán trên chợ nỗi 7 82
23.4 Đời sống thương hồ 84
Chương 3: XU HƯỚNG BIẾN ĐÔI VÀ GIAI PHAP BAO TON, PHAT
HUY CÁC GIA TR] VAN HOA CUA CHG NOI PHONG DIEN 90
3.1 MOT SO VAN ĐÈ PHÁT SINH TỪ HOẠT ĐỘNG MUA BAN CUA
CHỢ NÓI PHONG ĐIÈN wen
3.1.1 Gây trở ngại, vì phạm pháp luật về an tồn giao thơng 90
3.1.2 Nguồn nước bị ô nhiễm 9
3.13 Tình trang thiểu thôn về văn hóa tỉnh thần, trẻ em thất học 9 3.1.4 Gây khó khăn cho công tác quản lý tr tự trị an của địa phương, %
3⁄2 XU HƯỚNG BIẾN ĐÔI CÁC GIA TR] VĂN HÓA CHỢ NÓI PHONG
ĐIỂN wae 92
3.2.1 Những biến đổi của văn hóa vật chất %
3.2.2 Những biến đổi về văn héa tinh thần 97
3.2.3 Những biến đổi của văn hóa xã hội 98 3.3 NGUYEN NHAN BIEN DOI CAC GIA TRI VAN HOA VA DU BAO
VE CHQ NOI PHONG DIEN TRONG TUONG LAI 100
3.3.1 Nguyên nhân biển đổi các giá trì văn hóa chợ nỗi Phong Đi 100 3.3.2 Dự báo về chợ nổi Phong Din trong tong la 102
3⁄4 GIẢI PHÁP BẢO TON VA PHAT HUY CAC GIA TRI VAN HOA
TIEU BIEU CUA CHỢ NOI PHONG DIE! 103
3.4.1 Báo tổn và phát huy các gi trị văn hóa chợ nỗi Phong Điễn gắn với việc duy
trì và phát triển chợ 104
3.4.2 Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa chợ nỗi Phong Điền thông qua công
Trang 6“Từ xưa đến nay, chợ luôn là trung tâm buôn bán, giao lưu hàng hóa của một làng, một vùng hay rộng hơn là cả một quốc gia Không chỉ là nơi phản ánh đời sống kinh tẾ, chợ còn lưu giữ, tập trung nhiều giá trị văn hóa đặc trưng của cư dân trong vùng Đồng thời, chợ còn là không gian din ra các hoạt động giao lưu văn hóa, trao đổi thông tin, nơï thể hiện đạo đức xã hội của người dân trong và ngoài địa phương Điều đó cho thấy nghiên cứu về thị trường nói chung, chợ nói riêng sẽ nhận biết được những nét văn hóa tiêu biểu của nhóm cư dân là chủ nhân khu chợ
và rộng hơn là văn hóa của cả vùng, miễn nơi chợ hình thành và phát triển Hệ H
xung, ghe; nền kinh tẾ nông nghiệp phát iễn, nhu cầu giao thương ngày cảng
tăng là những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của các chợ nỗi trên sông, một thị trường tiêu thụ bàng nông sản không thể thiếu ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) Qua thời gian dài, bên cạnh việc mang lại hiệu quả trong phát triển kinh
ống sông ngôi, kênh rạch chẳng chịt, phương tiện di lại chủ yếu bằng
tế các chợ nỗi đã trở thành nét văn hóa độc đáo của vùng sông nước, miệt vườn Nam bd
© mude ta hign nay, Đảng và Nhà nước chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa “Chợ - thị trường giao lưu, buôn bán hàng hó,
điều kiện để phát triển, nhưng cũng có rất nhiễu vấn đề đáng quan tâm Việc nghiên „trong đó có chợ nỗi đang được tạo
cứu những giá trị văn hóa của chợ nổi sẽ góp phần cung cấp tư liệu cần thiết để
‘ang và Nhà nước có cơ sở hoạch định chính sách phát triển kinh tế th trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển văn hóa xã hội nhằm nâng cao đời sống vật chất và tỉnh thần của người dân ở khu vực này
Chợ nỗi thường nhóm họp tự phát trên mặt sông, làm cản trở giao thông,
đường thủy; nông sản hư hỏng và chất thải sinh hoạt từ chợ nỗi tuôn xuống sông
Trang 7bằng biện pháp hành chính, những giá tri văn hóa được hình thành và phát triển
cũng sự phát triển của chợ nỗi đang có nguy cơ bị xóa bỏ Mặt khác, ĐBSCL hiện dang có những bước phát triển nhất là về hệ thắng giao thông đường bộ và đô thị: nhiễu tuyến đường, nhiều trung tâm buôn bán, thương mại dich vụ được mở ra đã
góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế hàng hóa, tuy nhiên, các yếu tố này
cũng đã ít nhiễu làm giảm cường độ giao thương hàng hóa ở chợ nỗi
'Kết quả nghiên cứu những giá trị văn hóa của chợ nỗi vào thời điểm hiện nay còn giúp các cấp các ngành chức năng, đặc biệt là ngành Văn hóa có được nhiều giải pháp hữu hiệu trong việc xác định phương thức bảo tồn và phát huy những yếu tổ văn hóa đặc trưng của cư dân ĐBSCL trong hiện tại và tương lai
Chợ nỗi Phong Điền, thuộc huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ, toa lac tại trung tâm một địa phương vốn được mệnh danh là cái nôi văn minh miệt vườn phía Tây sông Hậu Đây là một trong những chợ đầu mối ở ĐBSCL, cung cắp hang
nông sản, đặc biệt là trái cây cho những tinh, thành ở miễn trên như thành phố Hỗ “Chỉ Minh, tỉnh Long An góp phần đẩy nhanh tiền độ tiêu thụ nông sản của huyện
Phong Điễn và các quân, huyện lân cận
"Ngoài việc mang lại hiệu quả tong phát triển kinh tế của địa phương, chợ nổi Phong Điền còn chứa đựng những nét văn hóa đặc trưng được hình thành tir hoạt động mua bán trên sông, đồng thời cũng là một điểm tham quan du lịch sinh
thái độc đáo, hấp dẫn giữa một vùng được coi là “lá phối xanh” của thành phố Cản
“Thơ, là niễm cảm hứng cho các sáng tác văn học, nghệ thuật ở nhiều thể loại
Qua thời gian, cũng như những chợ nổi khác ở ĐBSCL, hoạt động của chợ nỗi Phong Điển đã phát sinh nhiễu nguy cơ ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của chính thực thể này:
Chợ nhóm họp ở ngã ba sông trở thành một chướng ngại làm cản trở giao thông đường thủy
Nạn ô nhiễm nguồn nước ngày càng tăng bởi các chất thải sinh hoạt hoặc
Trang 8“Trẻ em trên các ghe thương hồ thường thất học
Hệ thống đường bộ phát triển đã nổi liền các xã, ấp ở thành phố Cần Thơ; ehe, xudng ngày cing ít được người dân sử dụng làm phương tiện đi lại, đã làm siám phẫn nào số lượng xuồng, ghe trên chợ nỗi Phong Điền
Đến nay, Nhà nước và các cơ quan chức năng vẫn chưa có kế hoạch nghiên
sử
phương án bảo tổn và phát huy chợ nỗi Phong Điễn ngoài việc sắp xếp, dĩ đời để không ảnh hưởng tới giao thông đường thủy và ổ chức đưa khách du lịch trong
và ngoài nước đến tham quan
“Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi chọn đề tải “Giá trị văn hóa của chợ nổi Phong Điền (huyện Phong Điền - thành phố Cần Thơ)” làm luận văn tốt nghiệp chương trình cao học, với mong muốn góp thêm tư liệu vào việc lưu giữ,
‘bao tén va phat huy những giá trị di sản văn hóa của dân tộc và địa phương
2 LỊCH SỬ NGHIEN COU
“Cho đến thời điểm hiện nay, chợ, chợ nỗi ở Việt Nam, chợ nỗi Phong Điền, vũng đất Phong Điền đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, sẽ là nguồn tài liệu quan trọng cho luận văn:
Một số sách, công trình nghiên cứu như: "Gia Định thành thông chí” của “Trịnh Hoài Đức [15]; *Một số vấn đề kinh tế xã hội Đồng bằng sông Cửu Long” [27], “Tìm hiểu đắt Hậu Giang và Lịch sử đất An Giang” [28], "Đồng bằng sông
Cửu Long - Nét sinh hoạt xưa và Văn minh miệt vườn”[29], “Sài Gòn xưa - Ấn tượng 300 năm và Tiếp cận với Đồng bằng sông Cửu Long” 30], “Lịch sử khẩn
hoang miễn Nam [31] của nhà nghiên cứu Sơn Nam; Luận văn Chợ và văn hóa chợ
ở thành phố Hồ Chí Minh của Nguyễn Vĩnh Thiện [47] có để cập đến việc lập
chợ, tiền đề của chợ nổi ở ĐBSCL
Trang 9
nghiên cứu như “Địa chí Cần Thơ” [44], “Biên khảo lịch sử Phong Điền - Cin Tho” [2], "Cuộc đời và sự nghiệp văn nghệ sỹ: Tám Danh, Bảy Nhiều, Điêu Huyền, Quốc ‘Thanh, Chi Sinh” [32], “Chợ nổi Đồng bằng sông Cửu Long” [22], “Đề tài bảo tổn và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể Chợ nỗi (huyện Phụng Hiệp - tỉnh Cin Tho)” |6], “Van hóa sông nước Cần Thơ” [34], “Tap chi Văn hóa Nghệ thuật
số 308 thắng 2/2010” [45]
Một vài trang web như cauhogovva vieigle vn, viMikipediaorg,
kenhxmn net, v-rip com vn, skydoor.net, quchuongonline vn gin đây đều có đăng
các bài viết ngắn, nội dung giới thiệu tổng quan về huyện Phong Điền và chợ nỗi Phong Điền (địa điểm, thời gian, hình thức hợp chợ, hoạt động mua bán, các loại "hàng hóa, cách tiếp thị hàng hóa )
Nhin chung, những sách, công trình nghiên cứu, báo, tạp chí nêu trên đã hi chép về lịch sử hình thành và phát triển của huyện Phong Điền, về hệ thống cho nói chung và chợ nỗi nói riêng ở ĐBSCL; các chợ nỗi tiêu biểu cũng được tập trung
giới thiệu Tuy nhiên, với riêng chợ nỗi Phong Điền, trừ phần giới thiệu khái quát
trong sách “Dia chi Cin Tho”, “Biên khảo lịch sử Phong Điễn - Cần Thơ” và bài
viết của tác giả Nhâm Hùng trong sách *Chợ nỗi Đồng bằng sông Cửu Long”, các
bài viết khác đăng trên các báo, tạp chí, báo điện tử đều có nội dung gần giống
hoặc trích dẫn từ bài viết “Nhộn nhịp chợ nổi Phong Điễn” của tác giả luận văn in
trên Báo Cần Thơ ngày 29/4/2007
Nhu vay, có thể khẳng định đến thời điểm hiện nay, chưa có một công trình
nghiên cứu chuyên sâu nào về chợ nỗi Phong Điển và luận văn sẽ là đề tài đầu tiên
đi sâu nghiên cứu về chợ nỗi Phong Điền dưới góc độ văn hóa 3.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
~ Cang cấp nguồn tư liệu mới, toàn diện và có hệ thống vẺ giá trị văn hóa của
chợ nỗi Phong Bién làm co sở cho việc nghiên cứu so sinh giữa chợ nỗi Phong
Trang 10‘Quy mé, tính chất, hàng hóa, vị trí, thời điểm nhóm họp của cho rt da dang:
có chợ tự sản tự tiêu trong phạm vi nhỏ, có chợ là trung tâm mua bán, giao thương ccủa cả một vùng, một khu vực rộng lớn; có chợ chỉ chuyên doanh một loại hàng hóa nhưng cũng có chợ rất đa dang về ngành hằng; chợ thường nhóm họp trên bờ nhưng cũng có chợ họp trên mặt sông, có chợ họp ban ngày, có chợ họp về đêm; có chợ
họp theo phiên nhất định trong tháng, trong năm hoặc chỉ họp vải giờ, một buổi hay
cả ngày đêm
1.1.2.2 Chợ nỗi
Ở Việt Nam và một số nước châu Á có hình thức họp chợ khá đặc biệt mà nhiễu người quen gọi là chợ nỗi - chợ họp trên mặt nước bằng các phương tiện giao thông đường thủy, chủ yếu là xuồng và ghe
'Nhà nghiên cứu Nhâm Hùng cho rằng khái niệm “chợ nổi” chỉ mới xuất hiện ở ĐBSCL trong khoảng ba mươi năm gần đây "khi các nhà nghiên cứu để mắt tới, cũng như sự hắp dẫn của cung cách mua bán trên mặt sông, thu hút ngày cảng nhiễu
tour du lịch, lúc ấy mô hình chợ nỗi mới được đề cập nhiều” [20, tr 21]
Chợ nổi ở ĐBSCL là chợ họp trên sông bằng xuồng, ghe trong một khoảng thời gian nhất định với nhiều chủng loại hàng hóa, nhưng tập trung nhiều nhất là hằng nông sản Đây là một hình thức giao thương, là sản phẩm của quá trình sáng tạo không ngừng trong cung cách làm ăn, mua bán của người xưa trên vùng sông nước miệt vườn Nam bộ
1.1.3 Văn hóa chợ
Buôn bán từ lâu đã trở thành nghề mưu sinh của một lớp người trong xã hội
Dù mục đích đơn giản nhất trong mua bán là cả hai bên đều mong muốn đạt được một kết quả nhất định: người bán thu lợi nhuận, người mua thỏa mãn nhu cầu về
Trang 11
thuật, bí quyết mới đạt đến trình 46 al
thường gọi là "có đuyên trong mua ban” hay “mua bán chuyên nghiệp” định trong nghề nghiệp mà dân gian ‘Vain hóa chợ, theo quan niệm của chúng tôi, là những giá trị văn hóa vật chất va tinh than được hình thành từ môi trường mua bán trong không gian chợ, bao gồm
kiến trúc ngôi chợ (chợ trên cạn), các loại xuồng, ghe (chợ nỗi); các dụng cụ
được dùng để bày bán hàng hóa, cách thức trưng bày hàng hóa; cách thức ứng xử, lối sống, phương thức mua bán, thói quen trong trao đổi hàng hóa của cả người bán và người mua hay nói rộng hơn là của những người góp mặt tại chơ
114
trị văn hóa và giá trị văn hóa chợ 1.1.4.1 Giá trị vẫn hóa
Cũng như khái niệm “văn hóa”, mỗi ngành có định nghĩa riêng về thuật ngữ “gid tri", vi thé tir “gid tri vin hóa” trở thành một từ đa nghĩa và vẫn chưa có sự thống nhất Tuy vậy, điểm gặp gỡ chung của các định nghĩa là ở chỗ phần đông nhà nghiên cứu đều xem giá trị như là kết quả của hoạt động đánh giá từ phía chủ thể là
cá nhân hoặc một nhóm người trong xã hội Giá trị, theo cách hiểu chung nhất là
“cái được xác định có ích, có hiệu quả trong cuộc sống vật chất và tỉnh thần” [57, tr725], "giá trị là những gì vô giá, có ích và được đa số trong một công đồng người chấp thuận” [1, tr.3453
Tuy những nhà nghiên cứu đã bàn rất nhiều về giá trị nhưng lại rit it bàn về
giá trị văn hóa Các tác giả của Đề tài KX 03.14/06-10 đã đưa ra quan niệm về giá trị văn hóa được như sau:
Giá trị văn hóa (cultural value) 1a yếu tổ cốt lõi của văn hóa, nó được
sáng tạo và kết tỉnh trong quá trình lịch sử của mỗi cộng đồng, tương ứng
Trang 12vụ cho nhu cầu tỉnh thần)” [46, tr.11]
"Như vậy, gid tri văn hóa là những yếu tổ văn hóa có lợi cho một công đồng, (làng, xã, huyện, tỉnh, khu vực, quốc gia, quốc tẾ) được đa số trong công đồng thừa nhân Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng khái niệm văn hóa theo nghĩa rộng, nên tắt cả những giá trị văn hóa vật chất, giá trị văn hóa tính thắn, giá trị văn hóa xã
hội đều nằm trong giá trị văn hóa
1.1.4.2 Giá trị vẫn hóa chợt
"Như đã xác định các khái niệm văn hóa theo nghĩa rộng ở trên, khi nghiên cứu về giá trị văn hóa chợ chúng tôi xác định đó là những giá trị văn hóa vật chất, giá trị văn hóa tỉnh thằn, giá trị văn hóa xã hội được hình thành từ quá trình trao đổi, mua bán tại chợ và những không gian văn hóa có liên quan Bởi vì, ngoài chức năng
trao đối hàng hóa, hoạt động kinh tế, chợ còn là một không gian văn hóa phản ánh trình độ phát triển về nhiều mặt, lối sống, nếp sống, phong tục tập quán, tôn giáo tín
ngưỡng của từng cộng đồng người, từng địa phương, từng vùng, từng khu vực "hoặc rộng hơn - của từng quốc gia, dân tộc
1.2 TONG QUAN VE HUYEN PHONG DIEN 1.2.1, Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Phong Điển là huyện vành đai của thành phố Cẳn Thơ, được thành lập theo Nghị định số 05/2004/NĐ-CP ngày 02/01/2004 của Chính phủ Hiện nay, huyện
Phong Điễn có 7 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các xã: Mỹ Khánh, Giai Xuân,
“Tân Thới, Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa, Trường Long và thị trấn Phong Điển
Trang 13'Để đến huyện Phong Điễn, giao thông thuận lợi cả đường bộ lẫn đường thủy
Vé đường bộ, từ Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ theo đại lộ Hỏa Bình đi tiếp đường 30 tháng 4 ra ngã ba Đầu Sắu, rẽ trái sang đường 3 tháng 2 đến chân cầu Cái Răng thi r& phải vào lộ Vòng Cung (tỉnh lô 923), đi khoảng 10 km sẽ đến huyện ly Phong Điển Bằng đường thủy, từ Bết
tế phải đi hốt tuyến đường sông nỗi tiếng đã đi vào thơ ca "Cái Răng, Ba Láng, 'Vàm Xáng, Phong Điển” là đến trung tâm huyện Phong Điễn
Ninh Kiều xuôi thuyền trên sông Cần Thơ,
'Cũng như những quận, huyện khác của thành phố Cẳn Thơ, được hình thành
chủ yếu từ quá trình bồi lắng trằm tích biễn và phù sa của sông Cứu Long thông qua
sông Hậu nên thổ nhường vùng này thuộc loại đất phù sa ngọt màu mỡ Huyện có
diện tích 12.525,6 hecta (ha), chiếm 8,89% diện tích của thành phố Cẳn Thơ Trong
đó có 3.886,98 ha đắt đắt trồng cây hàng năm va 6.698,30 ha đất trồng cây lâu năm
[10, tr 13-14}
Sông Cần Thơ và kinh Xà No là trục giao thông thủy quan trọng của Phong Điển Ngoài ra, còn rất nhiều kinh [43, tr 66], rạch [43, tr.1023] khác có nước ngọt quanh năm Hệ thống sông, rạch, kinh xáng [43, tr666] đày đặc này không chỉ thuận tiện về giao thông đường thủy mà còn có tác dụng bồi lắng phủ sa cho rung đồng và điều tiết nguồn nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, tạo cho Phong Điễn điện mạo của một vùng sông nước miệt vườn trù phú Nhà văn Sơn Nam đã viết: “Rạch Bình Thủy, rạch Ơ Mơn, rach Cin Thơ (Ba Láng - Phong Điền) có lẽ là nơi phì nhiêu nhất nhì của Nam phần Vườn cam quít xum xué, mùa nước
son, mỗi ngày đất phù sa bồi lên bãi sông một lớp rõ rệt” [26, tr 31]
'Đọc theo sông Cần Thơ là tuyến lộ Vòng Cung đi ngang qua địa bàn vừa như
một vành dai chién lược của trung tâm thành phố Cằn Thơ vừa như xương sống của của vùng nông thôn Phong Điển Vành đại này không chỉ có giá trị về giao thông
mà còn rất quan trọng vẻ kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng an ninh Lộ Vòng
Trang 14trong năm 27,6°C, cao nhất là 36,7°C, thấp nhất là 21,1°C [1I, tr 17-19] Một năm vũng đất Phong Điễn có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa (từ tháng 05 đến tháng 11) và mùa
khô (từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau)
Do nim trong ving hạ lưu sông Cửu Long, trải dai doc bờ Tây sông Hậu, lại ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nên hàng năm các quận, huyện thuộc thành phố Cần Thơ trong đó có huyện Phong Điền phải hứng chịu một lượng mưa lớn, trung bình ca ndm la 1.310 millimeter (mm) (11, tr 19] và lũ từ thượng nguồn
đỗ về, vì vậy vào các tháng cuối mùa nhiều nơi thường bị ngập từ 0,2 - 0,6 meter
(m) Tuy nhiên, nhờ hệ thống kinh, rạch chẳng chit, công tác thủy lợi được thực hiện khá tốt nên nước thoát nhanh ra sông lớn, thời gian ngập ting không dài, không
ảnh hưởng nhiều đến cây trái, hoa màu; mặt khác mưa và nước lũ cũng mang lại rất
nhiều nguồn lợi: nude ding cho sinh hoạt và sản xuất không bị thiếu hụt, dòng nước 1đ mang theo nhiều lồi thủy sản, vừa là nguồn thực phẩm phong pha, hip din của người dân vừa tăng thêm thu nhập cho nhiều gia đình sống bằng nghề đánh bắt cá,
tôm Quan trọng hơn hết, có hàng triệu hạt phù sa từ thượng nguồn đỗ vẻ đã lắng
i dip cho xứ sở này ngày thêm màu mỡ,
đọng lại,
Đất đai phì nhiêu; sông, rạch nước ngọt quanh năm; nhiệt độ cao, ít biển đông, lượng nhiệt đồi đào và tương đối ôn định là những
kiện rất thuận lợi
đặc biệt là trồng cây ăn trái và trồng
lúa, đưa huyện trở thành đơn vị đứng thứ ba trong các quận, huyện của thành phố “Cần Thơ về điện tích đất sản xuất nông nghiệp và đứng đầu về diện tích đất trồng các loại cây ăn trái lâu năm Trong đó, có nhiều loại trái cây đã trở thành đặc sản
nỗi tiếng như cam mật, dầu Hạ Châu
1.2.2 Một số vấn đề về dân cư, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo
Dân số huyện Phong Điển có 99.966 người (49.748 nam, 50218 nữ) (11,
Trang 15người dân tộc khác; mật độ dân số trung bình là 798 người/km”; phần đông người
cđân Phong Điễn không theo tôn giáo, số còn lại là tín dé của Phật giáo: 185 người, Công giáo: 1.738 người, Cao Đài: 987 người, Tin Lành: 1.618 người và Hòa Hảo:
226 người (số liệu thống kê của Ban Dân tộc thành phố Cần Thơ, năm 2010) Đa số
người dan sống bằng nghề nông, một số là công chức Nhà nước, cán bộ hưu trí, "mua bán nhỏ, làm dịch vụ du lịch và lao động phổ thông Đăng bộ, chính quyển và các ban ngành, đoàn thể của huyện Phong Điển thường xuyên quan tâm thực hiện
tốt chính sách đại đoàn kết dân tộc Những hộ người dân tộc Khmer được hỗ trợ
vốn, giống (các loại cây, con) và hướng dẫn kỹ thuật sản xuất để phát triển kính tẾ
gia đình Đa số người Hoa tập trung mua bán, kinh doanh ở các chợ xã, thị trần đều có cuộc sống từ ổn định đến khá, giàu
Huyện có có 5 ngôi đình làng: đình Giai Xuân, đình Nhơn Ái, định Mỹ Khánh, đình Nhơn Nghĩa và đình Trường Long; 04 ngôi chùa thờ Phật: Chùa A Di Đà và Hưng Phong tự ở xã Nhơn Ái, Phước Khánh Ni tự ở xã Mỹ Khánh, Chita Ngọc Thiện ở xã Tân Thới; Hội Thánh Tin Lành ở xã Nhơn Ái; Nhà thờ Ông Hảo ở xã Trường Long; Thánh thất hệ phái Cao Đài Tây Ninh tại xã Nhơn Ái; Thánh tịnh “Tiểu Thất Minh Đàn ở xã Giai Xuân và Thánh tịnh Chiếu Minh Án Giáo ở xã Tân “Thới (thuộc hệ phái Cao Đài Chiều Minh Tam Thanh Vô Vi) Trên địa bản còn có
miễu thờ Bà Thượng Động Cố Hi (ở xã Nhơn Nghĩa), miếu Hậu Tổ, miều Ông Tà và nhiều miều nhỏ đo người đân tự lập ở ranh đất [58, tr 391] để thờ Thỏ Thần
Vige bio tổn, phát huy giá trị văn hóa của những ngôi đình làng luôn được các cấp, các ngành chức năng thực hiện nhằm hướng nhân dân tổ chức chương trình lễ hội theo truyền thống, loại bỏ những yếu tổ lạc hậu, mê tín đi đoan, làm cho các ngôi đình thật sự trở thành nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngường, đồng thời là những điểm du lịch của huyện Phong Điển và của cả thành phố Cần Thơ Trong năm, những người có đạo tùy theo thành phần tôn giáo thường tham gia các kỳ cúng, lễ
tại những cơ sở thờ tự của giáo hội Chính quyền địa phương luôn giúp đỡ, tạo điều
kiện tốt cho tín đồ các tôn giáo tu hành Các cơ sở thờ tự tín ngưỡng tôn giáo và tín
Trang 16hội; có nhiều đóng góp từ thiện, nhân đạo cho công đồng với phương châm “Tốt đời, đẹp đạo” Ngoài ra, một số người còn đi vía Bà Chúa Xứ tại Miếu Bà tận Núi
Sam (thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang) vào những tháng sau Tết Nguyên Đán 1.2.3 Một số vấn đề về kinh tế
Trồng cây ăn trái là thế mạnh truyền thống trong phát triển kinh tế, mang lại thu nhập cao nhất cho người đân Phong Điền Hiện nay, huyện có hơn 6.000 ha
vườn cây ăn trải, chiếm khoảng 50% điện tích tự nhiên Trồng lúa, hoa màu, cây công nghiệp, nuôi trồng thủy sản và các ngành nghÈ khác như thương mại, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, du lịch cũng có những đồng góp quan trọng cho nễn kinh tế địa phương Trong giai đoạn vườn chưa cho trái, người dân có thể xen canh rau màu, cây ngắn ngày theo cách “lấy ngắn nuôi dài”
Phat triển nông nghiệp chất lượng cao luôn được huyện xác định là nhiệm vụ
trọng tâm Từ năm 2005, trong quy hoạch phát triển kinh tế, huyện Phong Điển được phân thành 2 vùng: vùng 1 gồm các xã đọc theo lộ Vòng Cung (Mỹ Khánh,
Nhơn Ái, Tân Thới, Giai Xuân) tập trung phát triển vườn cây ăn trái gắn với du lịch sinh thái; vùng 2 (xã Trường Long và xã Nhơn Nghĩa) chủ yếu chuyên canh màu
hợp giữa trồng cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản
(đậu, cải, dưa ) Các xã còn lại
và trồng lúa chất lượng cao Dự án quy hoạch tiểu vùng màu khép kín 500 ha (xã
Nhơn Nghĩa) và dự án vùng thủy sản (xã Trường Long) đã được triển khai thực hiện từ năm 2005 Phong Điễn là huyện đầu tiên được đầu tư cơ bản về cơ sở hạ tầng cho ving chuyên canh rau màu trong quy hoạch phát triển vành đai 5.000 ha
rau xanh của thành phố Cần Thơ để cung cắp cho thị trường xuất khẩu với quy trình
sản xuất đạt tiêu chuả chất lượng GAP (Good Agricultural Practices) Hign nay, kế
hoạch kết hợp với các siêu thị trồng rau an toàn để cung cấp quanh năm cho thị trường đang được triển khai trên địa bản huyện
Trang 174
Huyện chủ trương đẫy mạnh phát triển du lịch, lấy du lịch làm tiền để cho phát triển thương mại - dịch vụ với phương châm “nhà nhà làm du lịch”; xây dựng các để án khôi phục vườn cây ăn quá, phát triển vùng chuyên canh màu hướng đến
phát triển đô thị gắn với du lịch sinh thái, đồng thời huy đông tối đa các nguồn lực
để phát triển kinh tế với tốc độ nhanh, hiệu quả và bền ving; diy mạnh chuyển địch
co cấu kinh tế theo hướng kết hợp tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp chất
lượng cao Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với giải quyết tốt các vin đề xã hội là định hướng phát triển của Phong Điền trong hiện tại và tương lai
1.3.4 Những giá trị văn hóa, lịch sử tiêu biểu của huyện Phong Điền *Phong Điển có nghĩa là vùng đất tốt (Tốt về đất đai thổ nhưỡng về phong thủy va van vat)” [2, t.17] Tên “Phong Điền” do vua Tự Đức đặt “Phong Điền” là do những người khẩn hoang đời vua Minh Mạng đặt ra khí họ thấy vùng này đất tốt? Hay Phong Điền "là sự dịch chuyển của một huyện Phong Điền - Thừa Thiên Huế theo chân đoàn người Nam tiến đến ving Trin Giang vào cuối thể ký XIX xa xưa?” và “đúng chăng người Phong Điền - Cần Thơ có cội nguồn chung từ người Phong Điển - cố đô Huế?” [2I, tr7] Cho đến nay, chưa có tải liệu nào ghỉ rõ về nguồn gốc, xuất xứ của địa danh Phong Điễn Nhưng chắc chắn vào năm 1868, khi nghĩa quân Đỉnh Sâm nỗi dậy giết chết tên Cai tổng Định Bảo gian ác Nguyễn Văn
‘Vinh thi tên Phong Điền đã có - đồn Phong Điễn [44, tr.216] Va trong din gian, từ
những năm đầu thế kỹ XX tên Phong Điển cũng đã gắn liền với các địa danh Ba Ling, Vim Xéng qua câu ca dao "Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Điển ” Mà trong thực tế Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Điền, Cầu Nhiễm là tên
gọi dân gian của các vùng đất nối tiếp nhau trên Lộ Vòng Cung
Trang 18ngày 20/12/1889 các đơn vị hành chính cấp hạt được đổi lại thành tỉnh, huyện đổi
thành quận (dưới quận là tổng rồi đến xã) thì hầu hốt tên các xã thuộc huyện Phong, Điển hiện nay đều là tên của các xã thuộc tinh Cần Thơ thời điểm đó, như Mỹ Khánh, Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa, Thới Giai (sau này sáp nhập với xã Bình Xuân thành
xã Giai Xuân) và Trường Long Khi đó, "Phong Điển” vẫn chưa xuất hiện trên văn
bản hành chính Trong chế độ Việt Nam cộng hòa ở miễn Nam Việt Nam, ngày 20/10/1956 tỉnh Cần Thơ được đổi tên thành tỉnh Phong Dinh Từ 1966-1968 hai cquân mới của tỉnh Phong Dinh được thành lập, trong đó có quận Phong Điển Quận
lên khi chính quyền ngụy sụp đỗ vào năm 1975
“Từ năm 1975-2003, khi huyện Phong Điễn (thuộc thành phố Cần Thơ hiện nay) chưa được thành lập, Phong Điển vẫn là tên thường gọi của nhiều công trình công cộng ở khu vực này, như chợ Phong Điễn, trường Phong Điển Đặc biệt, tên soi chợ nỗi Phong Điền đã xuất hiện và tồn tại trong dân gian bảng chục năm qua
"Như vậy, có thể thấy rằng tên gọi Phong ign đã có gần đây nhất là từ những
năm cuối thế kỷ XIX Qua các thời kỳ lịch sử, dù cho tên Phong Điền có hay không
trong văn bản hành chánh thì vùng đắt này vẫn thường được người dân gọi là Phong
Điền Việc chọn những địa danh sẵn có trong dân gian để đặt tên cho các đơn vị hành chánh hoặc công trình công cộng là cách mà ở Việt Nam xưa nay vẫn thường được áp dụng
"Ngược dòng lịch sử, trong lòng đắt Phong Đin, từ những năm 1990 đến nay, Bio ting tinh Hau Giang (nay là Bảo tảng thành phố Cằn Thơ) đã phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức điểu tra, đào thăm dò và tiến hành khai quật khảo cổ,
sưu tầm được nhiễu di vật thuộc nền Văn hóa Oc Eo tại ấp Nhơn Thành và một số
ấp lân cận của xã Nhơn Nghĩa Những di vật được phát hiện có niên đại khoảng từ thể ky thir IIL đến thế kỷ thứ VII, gồm đấu vết cư tr, vật dụng sinh hoạt, dụng cụ và
sản phẩm của các nghề thủ công - đặc biệt là nghề kim hoàn và nghề gốm, di vật về
Trang 1926
quan hệ giao lưu với các nước láng giềng xa xôi Độc đáo nhất là bộ sưu tập I1
khuôn đúc đồ trang sức bằng đá, đã được địa phương lập hỗ sơ đề nghị Bộ Văn hóa, “Thể thao và Du lịch xét công nhận là bảo vật quốc gia
“Trong tiến trình khẩn hoang đất phương Nam của người Việt, vùng Cần Thơ
được khai phá muộn hơn so với miệt trên (Đồng Nai - Sải Gòn) và miệt dưới (Hà Tiên) Năm 1739, thời điểm thủ sở Trin Giang (Cin Thơ) được thành lập tai vam sông Cần Thơ, vùng Phong Điền vẫn còn là đất hoang [2, tr5] Từ cuối thé ky XIX
đầu thế kỷ XX bắt đầu có lưu dân người Việt từ miền ngoài, những người Hoa vượt
sóng biển Đông, những người Khmer băng qua vùng đằm ly đến Phong Điễn
sinh cơ, lập nghiệp Lịch sử còn ghỉ nhận gia đỉnh ông Nguyễn Văn Phù, bà Hồ Thị Nghĩa đến khai khẩn ở Mỹ Khánh; gia đình ông Nguyễn Văn Lâm, gia đình bà “Tổng từ miền Trung đi thuyền độc mộc đến mở đắt ở Giai Xuân; gia đình ông Lê Đăng Nguyệt gốc ở Sa Đéc đến lập nghiệp tại Nhơn Ái Ông Lê Đăng Nguyệt có người cháu tên Lê Mỹ Ý kết hôn với bà Đỉnh Thị Hương Ba Hương có người cháu gái Đình Thị Thanh là vợ của Cử nhân Phan Văn Trị Cai tng Lê Quang Chiểu
(học trò Phan Văn Trị) chính là người con thứ năm của ông Lê Mỹ Y va ba Dinh
'Thị Hương Đây là dòng họ của lưu đân lập nghiệp mà con cháu còn để lại tiếng tăm ở Cần Thơ đến ngày hôm nay
Dấu ấn thời khẩn hoang còn lưu lại ở Phong Điển qua nhiều con rạch mang,
tên người đi mở đắt như rạch Bà Tổng, rạch Ông Tường, rạch Ông Dựa, rạch Bà Hồ, rạch Ông Hào, rach Bà Hiệp, rạch Bà Hương, Bà Đạt Bên cạnh đó, nhiều lung, rạch mang tên các lồi cây cỏ, mng thú cho thấy thuở hoang sơ của khu vực
này, như rach Sau, lung Sau, lung Sen, rach Mat Cit, Xéo Tre, Xéo Dé, rạch Sung,
rach Véng, rach Cần Đước
Trang 20Hang nam, tại các đình làng diễn ra hai kỳ lễ hội chính là lễ Hạ điền và lễ Thượng
điền thu hút đông đáo người dân trong và ngoài địa phương tham gia
Cũng như nhiều địa phương khác ở Nam bộ, hàng năm người dân Phong
Điển tổ chức cúng tống phong để tống tiễn, xua đuổi tắt cả những cái xấu xa, những ngọn gió độc ra khỏi xóm làng, đồng thời đón rước những điều may mắn, tốt lành
trong năm mới Lễ Tống phong ở huyện Phong Điển thường diễn ra vào các ngày 13 và 14 tháng Giêng (âm lịch) tại một số cơ sở tín ngưỡng và nhiều gia đình “Trong ngày cuối của lễ tống phong, nhiều nơi tổ chức thả bè thủy lục - là mô hình chiếc ghe hoặc tàu đặt trên bè chuối, trang trí cờ hoa thật tươi sáng, sinh động Bên trong mô hình ghe/ tầu có đặt lư hương để cắm nhang; để đủ gao, muối, bánh ngọt, trái cây, đặc biệt là một con gà luộc, ba chén cháo Trước lúc đưa bè ra sông dân ling nỗi trống, md, đồng thời Ban TẾ lễ thu gom đồ cúng mỗi thứ một ít cho vào khoang bè để làm lộ phí và hành trang cho ôn binh, cô hỗn các đảng rồi khiêng bè xuống ghe lớn đưa ra thả ngồi sơng Cần Thơ, với ước nguyện dòng nước sẽ mang đi tắt cả những cái xấu Trước bè có ghe của đoàn lân múa mở đường, hộ tống ghe
chở bè là ghe của Ban Tổ chức và hàng chục ghe xuỗng của dân làng, đi đến giáp
anh vùng khác thì hội với đoàn ghe của địa phương đó đưa bè ra tới sông lớn Kết hợp cùng lúc người dân ở hai bên bờ sông lập bản hương án trước nhà để cúng, đồng thời đốt một đống lửa bằng củi và lá cây khô sáng rực Các gia chủ vừa cúng lay vừa rắc một ít gao, muối, sau đó rót tí rượu lên lửa Khi lửa cháy muối nỗ râm
i dich
ran để xua
Tuy din số của người Hoa ở huyện Phong Điễn không nhiều, nhưng tại xã Mỹ Khánh có Quảng Đông Kinh Nghĩa Đường - một nghĩa trang lớn của người Hoa sốc Quảng Đông, do Ban Quản trị Quảng Triệu Hội Quán (quận Ninh Kiểu) quản lý Hàng năm, vào ngày 19 và 20 thing Bay Am lịch, Ban Quản trị Quảng Triệu Hội Quán tỗ chức lễ Vu Lan thắng hội tại nghĩa trang, thu hút sự tham gia của đông
dao người Hoa và người Việt Lễ hội có nhiều nghỉ thức và hoạt động mang đậm
Trang 2128
thêm trang trọng LỄ Vụ Lan thắng hội là một biểu hiện của tính nhân văn, của truyền thống đoàn kết tương trợ lẫn nhau vốn có từ bao đời nay trong cộng đồng
người Hoa, đồng thời thể hiện sự giao lưu văn hóa, góp phần thắt chặt tình đoàn kết
giữa người Hoa và các dân tộc anh em trong vùng
Có thể nói, Phong Điền là vùng đắt “địa linh nhân kiệt” Nơi đây đã ghi dấu nhiều chiến công của nhân dân Cẩn Thơ trong tiến trình đấu tranh giải phóng quê hương, là nơi sinh thành và hội tụ của nhiều chí sĩ, danh nhân, văn nghệ sĩ nỗi tiếng
‘Nam 1868, chi một năm sau khi thực dân Pháp chiếm đồng Nam kỷ, thủ lĩnh Đỉnh Sâm đã chiêu mộ những người yêu nước khối nghĩa tại vùng Ba Láng - Trà Niễn Quin khởi nghĩa kéo vào đồn Phong Điền giết chết Cai tổng Định Bảo Nguyễn Văn Vĩnh Hoảng sợ trước tính thần đầu tranh quyết lệt của nghĩa quân,
giặc Pháp đàn áp đằm máu cuộc khởi nghĩa Đây là cuộc đấu tranh kháng Pháp khá
sớm ở miễn Tây Nam bộ Dù có hàng trăm nghĩa quản bị giết và bị lưu đầy biệt xứ
nhưng ảnh hưởng của cuộc khởi nghĩa vẫn còn kéo dai nhiều năm sau đó
Phong Điễn là quê hương thứ hai của Cử nhân Phan Văn Trị (1830-1910), một nhà nho đã suốt đời lấy thơ ca làm vũ khi đầu tranh cho sự tổn vong và phát triển của din te Hưởng ứng phong trio “Ty địa” bắt hợp tác với thực dân Pháp, năm 1868 ông đã từ Vĩnh Long về Phong Điền trú ngụ, mở trường dạy học, bốc
thuốc chữa bệnh và âm thằm tham gia các hoạt động yêu nước Ông thường liên lạc
với các chí sĩ khác trong vùng để bản luận thời cuộc, trao đổi văn chương; cùng với “Thủ khoa Bui Hữu Nghĩa góp rất nhiều công sức cho hoạt động của nhóm *Tao Đàn Bà Đồ” 6 Cin Tho Cim phục trade tinh thin chiến đấu và sự hy sinh anh dũng của thủ lĩnh nghĩa quân Định Sâm, Phan Văn Trị đã làm hai câu đối
đến ngày nay vẫn còn được lưu truyền trong dân gian:
“Võ kiếm xung thiên, Ba Láng giang đầu lưu hận huyết
Van tỉnh lạc địa, Trả Niễn thôn lý đái sầu nhan” (Kiếm võ ngất trời, Ba Láng sông sẵn đầy máu hận
Trang 22Cũ nhân Phan Văn Trị đã tham gia cuộc bút chiến có một không hai trong, lịch sử văn học Việt Nam với Đốc phủ sứ Tôn Thọ Tường, một trí thức tay sai của thực dân Pháp Trước luận điệu dọa dẫm về sức mạnh lang sa, Phan Văn Trị đã
đánh thẳng vào Tôn Thọ Tường những đòn đích đáng bằng những vần thơ đanh
thép Ngày 22 tháng 6 năm Canh Tuất (1910), Cử nhân Phan Văn Trị qua đời và được an táng tại làng Nhơn Ái (nay thuộc ấp Nhơn Lộc I, xã Nhơn Ái, huyện Phong Điển) Trải qua thời gian, ngôi mộ của ông luôn được được dân làng chăm sóc, gìn giữ Ngày 20/01/1991, Bộ Văn hóa - Thông tin đã ra quyết định xếp hang Mô nhà thơ Phan Văn Trị là Di tích lịch sử - văn hóa Khu mộ tọa lạc giữa vườn cây
trái xanh tươi bên bờ rạch Cái Tắc, là điểm tham quan của nhiều du khách trong và
ngoài nước Vào ngày 22/6 ấm lịch hàng năm, lễ giỗ của Cử nhân Phan Văn Trị được địa phương tổ chức rất trang trọng, có cá sự tham gia của đại điện chính quyển
và nhân dân huyện Giỗng Trồm, tỉnh Bến Tre - quê hương ông
Một trong những học trò xuất sắc của cụ Cử Trị ở Phong ĐiỄn ông Lê Quang “Chiểu (1853-1924) Lê Quang Chiều là chắt nội của ông Lê Đăng Nguyệt, người đã
đến Phong Điền khai hoang từ thời chúa Nguyễn Xuất thân trong một gia đình gia
thể, lại có học thức, ông bị Pháp gọi ra làm Cai tổng Định Bảo Trong thời gian làm “Cai tổng, ông đã làm nhiễu bài thơ góp phần cùng với Phan Văn Trị vạch mặt, lên án những tên tay sai phản nước, hai dân Vì thé, Lê Quang Chiểu bị thực dân Pháp và ty sai tìm cách ám hại, vu cáo ông ăn cấp công quỹ Sau 7 năm, Lê Quang “Chiểu đã từ chức Cai tổng vào năm 1897 Năm 1903 ông tập hợp nhiều bai tho của các sĩ phu yêu nước Nam kỳ cùng thời, tong đó có thơ của Phan Văn Trị (ghỉ là của
thấy Cử Trị) và của ông, dịch sang chữ quốc ngữ, xuất bản thành tập “Quốc âm thi
hợp tuyển”, được phổ biến rộng rãi tong vùng Có lẽ đây là tác phẩm văn học viết
bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên được xuất bản ở Cần Thơ và cũng là một trong những tác phẩm ra đời sớm nhất ở Nam bộ đầu thế kỷ XX Mộ phần của Lê Quang Chiểu
vẫn còn trong khu mộ gia đỉnh tại xã Nhơn Ai, bên phải con đường về Trường Long, cách cầu Tây Đô trên một cây số
Trang 23Không chỉ có trữ lượng ca dao, dân ca dỗi dào như những điệu hò, điệu lý, những câu hát huê tình Phong Dién còn là một trong những cái nôi của nghệ thuật đờn ca tài tử và cải lương Nam bộ Từ những năm đầu thể ky XX, ở Phong Điễn đã
có một nhôm đòn ca tải tử hoạt động rất mạnh là Bạn tải tử Ái Nghĩa (ghép từ tên 2
ling Nhơn Ái và Nhơn Nghĩa) Ông Trương Duy Toản (1885-1957), một chí sĩ yêu nước quê ở Vĩnh Long cũng chọn Phong Điền làm nơi “an trí" vào khoảng năm 1914-1915, là người đỡ đầu cho Ban don ca tai tử Ái Nghĩa Ông sáng tác một số bai ca có nội dung tiến bô như Lão quán ca, Khen chàng Tử Trực, Thuong ning
'Nguyệt Nga VỀ sau, khi tham gia gánh hát Thầy Năm Tú ở Mỹ Tho, Trương Duy
“Toản đã ghép các bài ca lẻ này thành tiết mục ca ra bộ đầu tiên *Bùi Kiệm thỉ rớt trở về”, sau đó phát triển thành vở cải lương “Kiểu Nguyệt Nga” Trương Duy Toản được xem là soạn giả cải lương đầu tiên ở Nam bộ Ban tải từ Ái Nghĩa về sau cộng, tác với Ban dim ca tai tir Binh Thủy thành Gánh cải lương Ái Nghĩa do ông Tư Thể ở ngã ba Rạch Điểu, Xã No - Nhơn Nghĩa làm bầu gánh, tập hợp nhiễu nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên nỗi tiếng như đào Mỹ Dung, kép Tám Quấn, kép Tám Đỏ, nhạc nhiễu đào, kép khác Gánh cải
lương Ái Nghĩa lưu điễn ở nhiều nơi trong tỉnh Cần Tho cho đến những năm 1940
sư Sáu Hóa (đờn/ đàn tranh), Sáu Cần (đờn cỏ)
mới tan rã
Bên cạnh gánh cải lương Ái Nghĩa, vào những thập niên đầu thế kỷ XX, ở
(Giai Xuân còn có gánh hát bộ của ông Lê Văn Kiểng (thường gọi blu King) gồm 10 người, chủ yếu là người thân trong gia đình Trong những địp cúng đình, làng
đều mời gánh của ông về hát Nhờ Bầu Kiểng khổ luyện ngón đàn của Cao Văn Lầu, gánh hát ngày càng phát triển Ông tuyển thêm nhiều đảo kép, thầy đờn lập gánh hát bộ pha cải lương Đến năm 1934 ông còn pha thêm điệu Hỗ Quảng gốc ở
CChợ Lớn và hất bộ miễn Trung để làm phong phú thêm giá điệu cổ truyền Gánh
hát vừa phục vụ cho người dân địa phương vừa lưu diễn đến nhiều tỉnh ĐBSCL
Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta lần thứ hai (1945) bầu Kiểng và một số đào,
Trang 24'Vào thế kỷ XIX, hoạt đông mua bán nhộn nhịp bằng ghe, xuồng theo kiểu “tên bến dưới thuyển” hoặc hoàn tồn trên sơng cũng đã diễn ra ở nhiễu địa phương khác thuộc phủ Gia Định:
Chợ Long Hồ ở phía đông trấn thự cách 1 đặm, hai mặt trồng xuống sông, chợ này lập từ năm Nhâm Tý Túc Tông thứ 8 (1732) phố xá nổi
liền, bách hóa tụ tập, đăng đài 5 dặm, thuyền ghe suốt bến, đền thần, đỉnh
làng đàn hát náo nhiệt, là chợ phố lớn của trần
Chợ Sa Đéc ở phía Đông huyện ly Vĩnh Am, phố chợ ven sông, nhà phố nối liền nhau, san sát như váy cá, đăng dài 5 dặm Bè tre ở dưới sông cũng dựng nhà buồng san sát thành hàng Chỗ thì bán đoạn lụa, đổ dùng,
nam bắc chỗ thỉ các thứ như đều rái, than gỗ mây tre, muối mắm, trên bờ
dưới sơng, hàng hóa chống mắt say lòng [15, tr200),
'Ở Cần Thơ, từ những năm đầu thế kỷ XX, chợ nỗi Cái Răng đã manh nha
hình thành Để khẳng định cho điều này, nhà nghiên cứu Nhâm Hùng đã trích din lại tà liệu "Cần Thơ trước năm 1899” (bản dịch tiếng Pháp, lưu trữ tại Thư viện TP
Cần Thơ) như sau: “Người ta đặc biệt thấy nhiều nhà bè ở hai bên rạch Cái Răng và
“Cần Thơ Tất cả những ngôi nhà đó, được làm bằng trên những máng bè, là của các nhà buôn Trung Quốc và An Nam ”; đồng thời ông còn ghỉ chép lại lời kể của luật sự Ái Nhân, hơn 90 tuổi, người sinh sống ở Cần Thơ lâu đời “thuở nhỏ, hàng năm gần Tắt, ông đều theo ghe nhà đi mua dưa hấu ở chợ Cái Răng, việc mua bán ngay
tại ghe đưới sông chứ không cẳn lên bờ” [6|
Kiểu mua bán trên sông khu vực Ngã Bảy và Ngã Năm thuộc ĐBSCL vào thế kỹ XX cũng được nhà văn Sơn Nam miêu tả thật sinh động
Chợ Ngã Bảy trở thành huyện ly, khách thương hồ từ bảy ngả kinh xáng gặp nhau, un dic nên điệu hò Ngã Bảy khá độc đáo Chợ Ngã Năm sung, huyện ly, có thể nói là phồn thịnh hơn tỉnh ly Hà Tiên ( ) Buổi sáng, lúc nhóm chợ, xudng ghe tấp nập đến đổi chúng ta có thể
Trang 2536
đi một vòng tròn qua năm con kinh xáng, bằng cách bước chuyển từ
xudng này sang ghe kia, đậu sắt bên [28, tr.122-123]
Ø chợ nỗi Ngã Bảy “Tau đò chở khách, ghe hằng nông sản cùng đôi quân thương hồ khắp nơi tụ vẻ, nhộn nhịp ngày đêm” [22, tr.24]
“Từ năm 1945-1975, nhiều chợ nổi ở ĐBSCL không còn hoạt đồng Một mặt do ché độ cũ không khuyến khích, bởi số lượng tầu, ghe tập trung đông đúc gây khó khăn trong kiểm soát về an ninh; mặt khác, do ruộng rẫy, vuờn tược của nông dân bị tàn phá hoặc bỏ hoang khá nhiều bởi chiến tranh, bom đạn nên nông sản ngày cảng ít đi Những năm sau ngày miễn Nam hoàn toàn giải phóng 30/4/1975, hòa bình lập lại, đất vườn, đất rẫy được hồi sinh, sản xuất phát triển, nhất là từ khi có chủ trương đổi mới, hình thức chợ nỗi được khôi phục với nhiều cung cách mua bin
chuyên nghiệp hơn: các chợ nổi Cái Bè (Tiền Giang), Phong Điền (Cần Thơ), Trà
'Ôn (Vĩnh Long) chuyên mua bán trái cây; chợ nỗi Cái Răng, Ngã Bảy, Ngã Năm mua bán đa ngành hàng; hai chợ nổi Cà Mau, Long Xuyên ra đời muộn hơn cũng chủ yếu mua bán trái cây, rau củ từ miệt vườn đưa về bởi vùng Long Xuyên, Cà
Mau chưa phát triển nghề vườn
Những năm gần đây, do nhu cầu giao thương nên nhiều chợ nỗi có quy mô
vừa, tiếp tục ra đời như: chợ nỗi Vĩnh Thuận (Kiên Giang), chợ nỗi Ngang Dừa
(Bạc Liêu), chợ nỗi An Hữu (Tiền Giang) Mặt khác, do hoạt động của chợ nổi cảnh hưởng tới giao thông đường thủy nên chính quyển một số địa phương có sự điều chỉnh, dịch chuyển vị trí chợ: chợ nỗi Ngã Bảy dời ra địa điểm kinh Ba Ngàn (nay thuộc tỉnh Hậu Giang), gọi là chợ nỗi Ba Ngàn; chợ nỗi Ngã Năm (Sóc Trăng)
đời về các ngã sông đối điện khu chợ trên bờ; chợ nổi Trả Ôn (Vĩnh Long) dịch
chuyển qua đầu doi cù lao Lục Sĩ Thành
Hiện nay, ở ĐBSCL có hơn 10 chợ nổi đang hoạt động, tiêu biểu như chợ
nổi Cái Bè (tinh Tiền Giang), chợ nổi Trà Ôn (tinh Vĩnh Long), chợ nỗi Ngã Năm (tỉnh Sóc Trăng), chợ nỗi Long Xuyên (tỉnh An Giang) Bên cạnh một số chợ nỗi
Trang 26các chợ nỗi ra đời từ sau ngày miền Nam hoan toan giai phéng (30/4/1975) Day
cũng là thời điểm chợ nỗi được nhân rộng khắp ĐBSCL, song song với quá trình phát triển kinh tế vườn, rẫy của nông dân Tại thành phố Cằn Thơ hiện có hai chợ nỗi: chợ nỗi Cái Răng và chợ nỗi Phong Điễn, thu hút khá đông nông dân và thương lái các nơi tham gia trao đổi, mua bán
1.3.2 Ting quan về chợ nỗi Phong Điền 1.3.2.1, Lich sử hình thành, phát triển và tổn tại
Chợ nổi Phong Điển do cơ quan, doanh nghiệp hay cá nhân nào đứng ra
thành lập và ra đời chính xác vào thời gian nào? Cho đến nay, vẫn chưa có tư liệu
ghỉ chép lại một cách chính xác Sách “Biên khảo lịch sử Phong Điển - Cần Thơ”
cũng chỉ nói chung về thời gian và nguyên nhân ra đời của chợ nỗi Phong Điễn như sau: "Chợ nổi Phong Điển có từ khi nào người ta không nhớ rõ nhưng chắc chắn là
nó tồn tại cả mấy chục năm qua, kể từ khi kinh tế vườn ở Phong Điễn phát triển và
chợ trên bờ không đáp ứng yêu cầu buôn bán kiểu sông nước miệt vườn” [2, tr27] 'Tuy nhiên, trong trí nhớ của nhiều bậc cao niên ở Phong Điền, người dân sống ven bờ sông đoạn xung quanh khu vực chợ nỗi hay những người mua bán trên sông từ
khi chợ nỗi mới hình thành, hình ảnh xuỗng, ghe đậu kín cả ngã ba sông, nhộn nhịp
mua bén vào những thập niên cuối thé ky XX vẫn còn đậm né, Tắt cả đều có chung
một câu trả lời về thời gian ra đời và tồn tại của chợ nỗi Phong Đin: cách nay khoảng 30 năm
'Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, nông nghiệp ở Phong Điển phát
triển, đặc biệt là vườn và rẫy với khối lượng lớn nông sản cần phải tiêu thụ nhanh, chỉ riêng cam, quýt vào mùa chín rộ đã có hàng trăm tấn Do địa hình bị chia cắt bởi nhiều kinh, rạch nên phương tiện đi lại, vận chuyển của người dân nơi đây chủ yếu là xuồng và ghe Mỗi buổi chiều, khoảng 17-18 giờ (5-6 giờ chiều), nông dân tir
trong vườn, trong ruộng ding ghe, xudng chở nông sản ra chợ Phong Din để bán
Trang 2738
sản lên họp chợ đêm ở hai bên lô, đoạn từ trước chợ Phong Điển đến chân cầu Trà Niễn Một số người vẫn thường gọi khu vực mua bán này là chợ ma (đo chợ nhóm vào ban đêm) Kẻ mua, người bán hội tụ về đông đúc; ngã giá, thỏa thuận xong thì cân, đếm và giao hàng ngay Hoạt động mua bán tại chợ đêm diễn ra rất náo nhiệt
và nhanh chóng, đến khoảng 8-9 giờ tối (tức 20-21 giờ) thì chợ tan Do mật độ mua
"bán ngày cảng tăng, chợ trên bở quá tải, mặt bằng hai bên lộ thì hẹp, không đủ chỗ 4 bay ban hàng tấn trái cây Vi vậy, khi lên bờ mua bán các nhà nông vẫn phải để khối lượng lớn hàng dưới xuồng, ghe Dẫn dần, việc giao thương đã phải lẫn xuống
'bến sông theo kiểu “trên bến dưới thuyền” Đến những năm 1979-1980, chợ trên bờ
không còn đép ứng nhu cầu buôn bán của người dân bởi có một khối lượng rất lớn bàng nông sản được thu hoạch từ vườn, rẩy cẩn tiêu thụ trong thời gian ngắn vì thuộc loại nhanh chín, khó bảo quản, dễ héo úa, mau hỏng Hàng hóa càng du thừa thì sức cạnh tranh cảng tăng Do đó, yêu cầu vẻ thời gian trao đổi, mua bán
cảng rút ngắn càng tốt; phương thức mua bán, phương tiện vận chuyển, chuyên chở
cing clin phi bgp, nhưng vẫn phải đảm bảo giá cả và chất lượng hàng hóa Do cả người bán và người mua đều đến chợ bằng ghe, xuồng nên người ta din hop cho
ngay trên mặt sông Việc mua bán, trao đổi diễn ra trực tiếp giữa người bán và người mua, phổ biển nhất là giữa nông dân và thương lái (43, tr.1175] ngay trên mặt
Trang 28của nông dân chở nông sản đến cặp vào ghe lớn, sau khi ngã giá xong thì sang chuyển bảng ngay, không phải lên bờ, lên chợ Lúc đầu chỉ một số ít người theo cách này, dẫn dẫn, khu vực mua bán được mở rông cá một đoạn sông, ra đến giữa cđòng, hình thành kiểu hop chợ trên sông Chợ nỗi Phong Điền ra đời từ đó Khoảng
từ năm 1990 đến 1995 là thời kỳ chợ nổi phát triển nhất cùng với những vụ trúng
mùa nông sản (chủ yếu là cam mật) của các nhà vườn ở Phong Điền
"Như vậy, chợ nỗi Phong Điển hình thành vào những năm đầu thập niên 80 của thế ky XX do cây trái ở địa phương và các vùng lân cận phát triển, chợ trên bờ "không đáp ứng đủ quy mô, nhu cầu giao thương, mua bán ngày cảng tăng của người
đân Đồng thời, chợ nỗi ra đời còn gắn liền với đặc trưng địa hình nhiều sông rạch và tập quán di chuyển bằng xuồng, ghe của người dân địa phương Mặc dù ra đời
muộn hơn so với một vài chợ nỗi khác ở ĐBSCL, như chợ nỗi Phụng Hiệp (thập niên đầu thể ky XX), chợ nỗi Cái Răng (những năm 1940); dù đã có nhiều đổi thay do chiu ảnh hưởng sâu sắc bởi những thăng trầm của kinh tế, của quá trình đô thị hóa, nhưng cho đến thời điểm hiện nay chợ nỗi Phong Điễn vẫn tồn tại Cùng với chợ Phong Điển, chợ nỗi đã mở rộng trung tâm mua bán, giao thương, góp phin
phát triển kinh tế và duy trì nét văn hóa đặc trưng của vùng đất vốn được mệnh
cdanh là một trong những cái nôi của văn minh miệt vườn Nam bộ 1.3.2.2 Vị trí, thời điễm họp chợ, khách hang
Phong ĐiỀn chợ nỗi trên sông, 'Bồng bềnh mặt nước chợ đông sớm chiéu
Đó là câu ca truyền miệng của người dân ĐBSCL vé cảnh mua bán tấp nap của chợ nỗi Phong Điển Chợ nỗi Phong Điền nằm ngay ngã ba sông (một nhánh từ ,Cần Thơ vào, một nhánh rẽ đi Cầu Nhiễm và một nhánh xuôi về Trường Long), cách trung tim thinh phé Cin Thơ khoảng 17 km về hướng Nam, liền kÈ chợ
Phong Điễn trên bộ
Trang 29tiếng khua nước của những mái chèo, tiếng nổ của các loại động cơ, tiếng ghe,
xuỗng va chạm vào nhau, tiếng gọi chảo, nói cười íới, rộn rã của khách đi chợ xen lẫn tiếng ngã giá bán - mua Hoạt động mua bán được điỄn ra trong ánh sáng lung linh như những chòm sao của các loại đèn bão, đèn dẫu, đèn bình trên những ghe xuỗng đang nhấp nhô, tròng trành [58, tr.1713] trên sóng nước Tuy nhiên, thời gian họp chợ vẫn có thay đổi sớm, muộn đôi chút để phù hợp với việc
thu hoạch nông sản của nông dân, kịp những chuyển hàng đi xa của thương lái
và tủy theo con nước lớn, nước rồng Đặc biệt, những ngày giáp TẾt chợ họp rất sớm (từ 1-2 giờ sáng) và có thể kéo dài đến tận xế chiều Xuồng ghe tới lui liên tục, chen nhau như mắc cửi, kín cả mặt sông, hàng hóa chất đầy tân mui, kẻ bán
~ người mua én do néo nhiệt
Cao điểm mua bán của chợ nối Phong Điền vào khoảng từ 5-8 giờ sáng, vì
đó là thời điểm nông dân chở các loại sản phẩm của ruông, của rẩy đã được thu "hoạch từ chiều hôm trước ra chợ bán cho thương lái kịp đưa hàng đến những noi xa
Một số ghe, xuồng nhỏ bán hàng bông (4), hàng tạp hóa cũng rời chợ từ sáng sớm đưa hàng về bán lẻ cho nông dân vùng sâu, xế chiều lại tụ về chợ nỗi sau một ngày
dong muỗi tận các ngọn rạch, ngã sông Từ trưa đến chiều chợ vẫn tiếp tục hoạt
đông, nhưng chủ yếu bán mua những loại hàng nằm (5), hằng tạp hóa, đồ gia dụng
thiết yếu hoặc một số nhà vườn chở nông sản vừa thu hoạch đến bán cho những ghe
lớn đang neo đậu chờ mua thêm cho đẩy hàng
“Tham gia mua bán trên chợ nỗi chủ yếu là những người dân địa phương và thương lái Một số thương lái đưa ghe đến chợ thu mua sản vật của nông dân rồi chớ đi tiêu thụ ở khắp các tỉnh vùng Hậu Giang, Tiễn Giang và miễn Đông Nam bộ;
khác đưa hàng từ những làng nghé, phé thị, đặc sản miền xa in làm cho chợ:
nổi cảng thêm tấp nập, hàng hóa cảng thêm phong phú Mỗi ngày có từ một đến hai
he (tải trọng 15-20 tắn) của thương lái từ Nam Vang (6) chở me muối, dầu chai,
Trang 301.3.2.3 Một số hàng hóa tiêu biểu và các dịch vụ
* Một số hàng hồn tiêu biểu
Hàng hóa chính ở chợ nỗi Phong Điễn là nông sản, gồm: cam, qt, cốc, mí,
xồi, chơm chôm, chuối, dừa, khoai mỡ, cà phổi, bảu, bí rợ, bắp cải, dưa leo mùa nào thức dy, được trưng lên các ngọn sào, bày trên sạp xuỗng, khoang ghe, mui ghe hay trong lòng ghe diy dp Ngoài ra, chợ nỗi cũng có bán những vật dụng phục vụ cho đời sống, sinh hoạt, lao động sản xuất như: xuồng, ghe, lá lợp nhà, cử trảm, trẻ, trúc, dao, cuốc, rựa, lá dừa khô, than, củi, mắm, me muối, đường, dẫu lửa, bột giất, vải, cây giống, phân bón , các dụng cụ đánh bắt thủy sản như: chải, lưới, lop (7), lờ (8); các sản phẩm của nghề thủ công như: thúng, rổ, nong, nia, sảng, sia, bếp lò đất, lu, hũ, bát, đĩa các loại hàng tổng hợp trong, ngoài nước
Trong những ngày chợ Tắt còn có sự góp mặt của các loại hoa, cây kiếng: các loại quýt Hồng (đặc sản của huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, trái khá to, lõm bai đầu, khi chín đượm màu vàng anh hoặc vàng sim rit đẹp, thích hợp cho việc "bày trên bàn thờ cúng ông ba trong địp TẾU, củ gừng (để làm mứu, cũ kiệu (để làm
đưa chua), đưa hấu Hoa, cây kiểng rất đa dạng về chủng loại và màu sắc, nhiều
nhất là hoa vạn thọ và hoa cúc vàng Với mặt hàng này, loại ngang ngang (xếp vào
loại trung bình hoặc trung bình khá) thường được nhà nông bán sỉ dưới sông, hing đẹp mới lên bờ bày bán Hoa Tắt diy ấp trong khoang và trên mui ghe, bồng bénh
theo nhịp sóng, điểm tô thêm sắc màu cho bức tranh chợ nỗi ngày Xuân * Một vài địch vụ
Bén cạnh các ghe xuồng buôn bán, trao đổi hàng nông sản là chính, một bộ phân nhỏ ghe xuồng đến chợ nỗi Phong Điền tiến hành những hoạt động có tính chất dịch vụ Đáng kể nhất trong số đó là các ghe, xuồng chuyên nghề "bán vam” [43, tr.119], người dân quen gọi là “ghe vam”, “xudng vàm” hoặc “ghe dao” -
những ghe, xuồng bán đồ ăn, thức uống phục vụ người đi chợ Những chiếc ghe, xung này giống như những "cửa hàng thực phẩm lưu động” len lỏi, luồn lách trên
Trang 31a
bỏ, bánh tiêu, bánh cam, bánh đa lợn, bắp nấu phục vụ nhanh nhu cầu ăn uống,
giải khát, sinh hoạt của khách mua bán trên sông: từ thực phẩm tươi sống cần thiết cho bữa cơm hàng ngày như gạo, cá, thịt, rau, bún, nước mim dén các món nhắm
lưu động để uỗng rượu như khô mực, lòng khia, ốc bươu, sò huyết, cua đồng 'Ngoài ra, còn có chừng 5-7 chiếc ghe hàng (9) bán vải, quần áo may sẵn, hàng tạp hóa, thuốc chữa bệnh, vật dụng sinh hoạt gia đình hoặc chở hàng hóa vào vùng
sâu bán cho người dân Khởi nghiệp, người bán vàm thường dùng xuồng năm lá
hoặc tam bản nhỏ làm phương tiện, về sau đo quy mô mua bén được mở rộng, hàng hóa nhiều và phong phú, chiếc xuồng không còn phù hợp nữa và được thay bằng chiếc ghe tam bản lớn hơn
“Trên chợ nỗi còn có các dịch vụ như tram xăng dầu nỗi có sức chứa vai ngàn
lít bán cho xuỗng ghe qua lại; ghe sửa cân (đậu ở gần cầu Tây Đô); nhà bè sửa máy;
trại sửa ghe; các cửa hàng bán cần xé [43, tr274], bội (10), khên (11) đùng đựng
trái cây có gắn bảng hiệu giống như các cửa hàng trên bở, ví dụ: "Sửa máy Thanh Sang”, “Th Tam sửa cân”
Một dịch vụ không thể thiểu phát sinh từ đặc trưng trong cách họp chợ, cách mua bán của chợ nỗi là *đò” Đó là 4, 5 chiếc xudng hoặc ghe nhỏ (di chuyển bằng "hình thức chèo, thường gọi đò chèo; sau này một số đò chèo có gắn thêm máy nỗ
(được gọi là đò máy) dùng để chở khách, dễ dàng len lỏi, xuôi đọc trên chợ hoặc
đưa khách sang sông Dịch vụ này lúc nào cũng tấp nập vì ghe lớn đậu giữa sông, khi người trên ghe cần lên bờ hoặc người trên bờ cần ra ghe đều phải đi đò Tuy nhiên, những lúc ghe đông kín mặt sông thì dịch vụ này lại ít khách vì người ta có thể di chuyển bằng cách đi từ ghe này sang ghe khác
'Ngoài ra, còn có nhiều tàu đò, vỏ lãi đâu ở bến sông sẵn sàng đưa du khách
tham quan, gp phan làm cho chợ nỗi càng thêm đông vui, nhộn nhịp Chủ tàu đò
thường là người địa phương, rất thành thạo trong việc điều khiển xuồng, ghe trên
sông nước, đồng thời có thể kiêm luôn vai trò của một hướng dẫn viên du lịch Sau
khi tham quan, mua sắm, thưởng thức các món ẩm thực trên chợ nỗi, du khách có
Trang 32đến tham quan Giàn Gửa, xuôi rạch Trà Niền đến viếng mộ Nhà thơ yêu nude - Cir
nhân Phan Văn Trị, hoặc theo câu hd Can Thơ vẻ thăm thôn xóm, vườn cây ăn trái,
hòa cùng cuộc sống bình dị nhưng ấm nỗng tình làng nghĩa xóm của bà con nông ddan các xã Mỹ Khánh, Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa, Tân Thới - là vùng kinh tế vườn nỗi tiếng xưa nay:
Hồ 0 trai nào bin bằng trai Nhơn Ái, đầu thì hớt chải, tóc tém bảy ba, mặc piyama, khăn bàn choảng cổ Thấy cô em gái Ba Xuyên ngồ ngộ, muốn cùng ai thổ lộ đôi lời
Hồ ơ cấy cày cực (mệt) lắm em ơi, theo anh về vườn ăn trái
Hồ ơ theo anh về vườn ăn trái, một đời ấm no [32, t.28]
“uy nhiên, có điểm khác biệt so với chợ trên bờ là chợ nổi Phong Điền
không mua bán những mặt hàng như lúa, gạo, tôm, cá, các loại gia súc, gia cằm
Với các loại hằng hóa này nông dân thường mang đến bán tại các chợ trong vùng hoặc thương lái thu mua trực tiếp rồi tập hợp về vựa (43, tr1318], chành [43, 47.292] trước khi vận chuyển đi bán ở các nơi khác
1.3.2.4 Phương thức mua bán
Đặc trưng của phương thức mua bán ở chợ nỗi ĐBSCL nói chung, chợ nổi
Phong Điễn nói riêng là sang chuyển “ghe qua ghe, xuẵng qua xuỗng” Tức, hình
thức bán buôn - mua buôn là chủ yếu, trừ những ghe hàng hoặc các xuồng vàm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người mua bán trên chợ nỗi Vì vậy, thời
gian mua bán tại chợ nỗi phải diễn ra rất sớm và cung cách mua bán phải cảng
nhanh gọn càng tốt để người mua, kẻ bán còn thực hiện các bước mua bán tiếp theo ở nơi khác Những ghe
lẻ cũng phải mưa ít nhất mỗi lần một cần xé, một thùng hoặc một giỏ xách Dù vậy,
người din vẫn sẵn sảng bán lẻ một ít trái cây cho vui lòng khách du lịch muốn
hoặc xuông vàm muốn mua hàng nông sản đưa đi bán
Trang 33
4
cho người mua như một hình thức khuyến mãi Thường một chục bưởi, dừa, bắp
tinh 12 trái khu vực gần cầu Cần Thơ phía bờ Vĩnh Long tinh một chục bắp 14 trái, vùng Cao Lãnh tính một chục bắp 18 trái); một chục cam, quýt 14 trái (có nơi tính 18 trái), một chục sa bô chê - tức hồng xiêm/ lng mứt (16 trái), chục chanh 14 trái (một chục chanh ở Cai Lây 12 trái, ở Vĩnh Long cũng tinh 14 trái) Những người mua bán ở chợ nổi Phong Điền cho biết, vùng Cần Thơ cũng có cách tính một chục là 16 đối với một số nông sản, nhưng cách tính này thông dụng hơn ở Đồng Tháp Với chuối, người dân không tính chục theo trái mà tính theo nải, một
chục mười nải, bỏ nải chót (nải cuối cùng) Nải chót phải có từ 10 trái trở lên, nếu
không đủ 10 trái tính thêm một nải kế trên thành 1 chót Riêng khóm (dứa) người ta vẫn tính một chục mười trái, nhưng có thêm đơn vị tính riêng là “cò”, cứ một "cò" 200 trái sẽ phao 4 trái Cam, quýt thường được phân thành 5 loại: hằng coi, hing nhất, hàng nhì, hàng ba và hàng đạn Khi mua bán theo hình thức tính chục thì bỏ “hàng ba” (như phân loại trên), hoặc nếu có “loại ba” thì "hai cóp một” (tức hai trái
tính một trái), "hàng đạn” không tinh chục ma mua bán theo mớ,
* Đếm chiếc, đếm cái: Là hình thức mua bán đơn giản nhất trên chợ nỗi,
thường dùng với những mặt hàng gia dung, hàng thủ công, gồm sứ
Hiện nay, song song với hình thức cân ký, những hình thức mua bán dân gian nêu trên tuy không còn phổ biến nhưng vẫn được duy trì trên chợ nổi Phong Điển cũng như nhiều nơi khác ở Nam bộ, là nét văn hóa đặc trưng gắn liễn với vùng đất, con người phương Nam
Tiểu kết
Có thể khẳng định Phong Điền là vùng đất hội tụ gần như đầy đủ những đặc trưng của ĐBSCL Địa hình sông nước miệt vườn có mặt lộ và mặt sông, đắt đại phì nhiêu, thiên nhiên ưu đãi đã tạo điều kiện thuận lợi cho huyện Phong Điễn trở thành một vùng kinh tế ven đô nhiều tim năng Tuy nhiên, dù ở giai đoạn lịch sử nào thì
kinh tế nông nghiệp vẫn luôn là chủ đạo, đặc biệt là trồng cây ăn trái va trồng rẫy
Trang 34vang đội của Tiểu đồn Tây Đơ Đây còn là nơi hình thành, lưu giữ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc của thành phố Cần Thơ với các lễ hội dân gian như lễ Kỳ yên tại
các đình làng, lễ tống phong; là một trong nhang cai
và cải lương Nam bộ gắn liên với những tên tuổi nổi tiếng như Nguyễn Phương
Danh, Điêu Huyền
của nghệ thuật dim ca tải tử
“Xuất phát từ tỉnh năng động, sáng tạo, luôn tìm ra những phương thức giao thương mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, cư din ĐBSCL nói chung, người Phong Điển nói riêng, đã tạo ra chợ nổi Với đặc trưng là nơi chuyên doanh nông sản; người bán là những nhà vườn trong vùng, khách hàng là những thương lái từ các nơi đổ về mua bán hàng hóa theo phương thức sang chuyển tại chỗ hoặc thu mua bàng hóa rồi đưa đi tiêu thụ ở nơi khác; với những hình thức mua bán đặc trưng như mua “mio”, mua "hốt hột”, mua - bán phao, mua - bán theo chục có đầu chợ nỗi Phong Điển đã hoàn thành vai trò là một điểm trung chuyển sản vật nhà vườn hiệu ‘qua ti vùng sản xuất đến nơi tiêu thụ, là một trong những trung tâm giao lưu, mua bán hàng hóa đầu mỗi ở ĐBSCL suốt một thời gian dài Ngoài ra, chợ nỗi Phong
Điển côn cung ứng kịp thời những mặt hàng gia dụng thiết yếu hàng ngày, thỏa mãn
Trang 3547 Chương 2
NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA TIÊU BIÊU
'CỦA CHỢ NÓI PHONG DIEN
2.1 GIA TRI VAN HOA VAT CHAT 3.1.1 Không gian, quy mô chợ
Giống như nhàng chợ nỗi khác, do nhóm họp trên mặt sông nên đặc trưng
của chợ nỗi Phong Điễn là không có nhà lồng chợ Đồng thời, trên cùng một mặt bằng luôn có nhiễu hộ (ghe hoặc xudng) thay phiên nhau mua bán
Không gian của chợ nỗi Phong Dién khá rộng, tập trung trên một hình tròn "bán kính khoảng 100 m tính từ tâm điểm giao nhau của ba ngã sông, đồng thời kéo
dai đến vải trăm mét về hướng cầu Trà Niễn và xã Trường Long Ngoài khoảng
200-300 ghe xuỗng lớn nhỏ lui tới hoặc neo đậu để mua bán hàng ngày, hoạt động
của những xung vàm, đò ngang, tàu du lich 48 g6p phần làm cho chợ nỗi thêm tắp nap Những ngày giáp Tốt (24-29 tháng Chạp) chợ họp đông nhất, thu hit tir -400-500 xuồng, ghe tham gia mua bán Xuồng, ghe đâu trên sông nối đến 3 cơi (3 cđãy ghe, xuồng nối đuôi nhau) Cao điểm vào khoảng 7-8 giờ sáng, xuỗng, ghe chen kín mặt sông, muốn sang bờ đối diện chỉ cần bước lên các ghe, xuồng mà đi, không
cần đò ngang; muốn đi chuyển trên chợ phải dùng xuồng nhỏ với dằm để bơi móc
rồi len dẫn chứ không thé dùng chèo hoặc chay máy được
Ven bờ sông Cần Thơ quanh khu vực chợ nỗi hình thành nhiều vựa hàng
nông sản, như vựa cam, vựa chuối, vựa hàng bông chuyên dự trữ hàng hóa để bán
lại cho thương lái hoặc những ghe bán dạo Bước lên bờ, liễn kÈ chợ nỗi là chợ Phong Điển và Chợ tự sản - tự tiêu tọa lạc ven lộ Vòng Cung, trên bến dưới thuyén tắp nập kẻ mua người bán Tiếp theo là những vườn cây trái đặc sản tu quả, những tẩy hoa màu xanh mướt bỗn mùa của nông dân Phong Di
và các địa phương lân cần, là nguồn cung cắp chủ yếu những mặt hàng nông sản tiêu biểu cho chợ nỗi
"Thời thịnh hành, chợ nỗi Phong Điễn có phần nhỉnh hơn so với nhiễu chợ nỗi
Trang 36quy mô, mật độ ghe xuồng, không gian mua bán và chủng loại hàng hóa Có được
điều đó là đo chợ nỗi Phong Điền nằm ở vị trí thuận lợi về giao thông thủy, ở giữa
các vùng nông nghiệp trà phú của thành phố CĂn Thơ - địa phương vốn được mệnh danh là trung tâm chính tr, kinh tế, văn hóa của ĐBSCL; là vùng đất thu hút, hội tụ nhiễu hoạt động kinh doanh, mua bán, nghiên cứu khoa học, tham quan - du lịch
2.1.2 Phương tiện mua bán 3.1.2.1 Các loại ghe, xuâng
"Muẩn tiến vào vùng sông nước Cửu Long người xưa cẳn phải có phương tiện để vượt nước, băng đồng thay cho đôi chân, đồng nghĩa với việc phải tìm phương cách *đi” bằng đôi tay Và các loại ghe, xudng (phương ngữ Nam bộ chỉ các loại thuyển - phương tiện giao thông, chuyên chở trên sông nước, chạy bằng sức gió, sức người hoặc động cơ, từ đây trở xuống gọi chung là ghe xuồng) là phương tiện thích hợp nhất Trên những đồng nước mênh mông hay sông dải, bến rộng, nhờ đôi tay người chèo chống dẻo dai, chiếc xuồng, chiếc ghe vừa là phương tiện chuyên chớ, đi lại vừa như ngôi nhà lưu động của người đi khẩn hoang nơi vùng đất mới 'Ghe xuỗng còn được gọi một cách thân thương là đôi chân của cư dân vùng sông
nước Không chỉ trang bị ghe xuồng làm phương tiện đi lại, người dân còn xem đây là nhu cầu thiết yếu để mưu sinh
những năm đầu thế kỷ XX, nhịp sống xuồng ghe ở Nam bộ đã được “Trịnh Hoài Đức mô tả sinh động "Đắt ở Gia Định có nhiều sông, hd, dim, bai, cit 10 người thì có 9 người thạo chở thuyển, biết lội nước” [15, t.148] và °O Gia Dinh,
chỗ nào cũng có thuyền ghe hoặc lấy thuyền làm nhà, hoặc lấy thuyền để đi chợ,
thăm bà con, chữ củi gạo, đi buôn bán lại cảng tiện lợi Thuyền ghe đầy sông, đi lại
.đêm ngày, mũi thuyền đuôi thuyền liền nhau” [15, t.148},
Cũng như cư dân nhiều địa phương khác ở Nam bộ, người Cẳn Thơ từ xưa đã quen dùng ghe xuồng làm phương tiện lưu thông, sinh hoạt, vận chuyển hàng
hóa “Buông dầm cằm chèo” đã trở thành nếp sống thường ngày Thực tế sinh hoạt
Trang 3749
kích thước và kiểu đáng của ghe xuỗng nơi đây mà nhiều nhà nghiên cứu gọi là
“ghe xuồng của nội đồng” Cần Thơ cũng là địa phương có khá nhiều cơ sở đóng ghe xuồng phục vụ cho nhu cằu của người đân Những chiếc xuẵng năm lá gọn nhẹ, những chiếc ghe tam bản mũi lá sen, mũi trái bần có ngực thon, khỏe, chắc do các trại ghe ở Cần Thơ đóng từ lâu đã được khách hàng trong ngồi địa phương ưa chng Các bậc cao niên kể rằng, ngày trước ở Phong Điền, những gia đình khá giả
thưởng có một ghe tam bản để chớ lúa hoặc nông sản; một vô lãi đi đám tiệc, đi
chơi; một xudng năm lá để giăng cân, giăng lưới, thắm vườn, chờ nông sản đi chợ bán Hoặc ít nhất mỗi nhà cũng phải có một ghe tam bản hay một xuồng năm lá làm phương tiện đi lại, vận chuyển Hình ảnh xuồng, ghe xuôi chèo, rẽ sóng dọc ngang
trên sông nước, kênh rạch Phong Điền và những kỷ niệm buổn, vui từ thuở ấu thơ
sắn lền với chiếc xuồng, chiếc ghe đến nay vẫn không phai mờ trong ký ức của
nhiều bậc cao niên nơi đây
“Tập quán sử dụng ghe xuồng làm phương tiện chính trong mua bán trên sông của người dân ĐBSCL là một trong những nguyên nhân ra đời của chợ nổi Đây
ip trung nhiều nhất các loại phương tiện giao thông này Người dẫn
đến chợ bằng xung, ghe và mua bán bằng hình thức trao tay từ những ghe xuồng
áp mạn kề nhau Tại chợ nỗi Phong Điển có khá nhiều loại ghe xuồng hội tụ, trong
cũng là nơi
đó xuồng năm lá, ghe tam bản và võ lãi là những phương tiện tiêu biểu Ngoài ra,
còn có ghe cả vom của thương lái từ An Giang, Đồng Tháp xuống, ghe chai tir những nơi xa đến thu mua sản vật và một số loại phương tiện giao thông thủy khác được dùng trong các địch vụ trên chợ như trẹt, nhà bè, tau du lich
* Xuồng năm lá
Khác với người dân ở vùng U Minh Thượng, Kiên Giang, Ca Mau thường dang xudng ba lá, người Cần Thơ dùng xuồng năm lá trong chuyên chở, di chuyển
Đây là loại xuồng khá đặc trưng ở Cẳn Thơ, còn có tên xuồng Cần Thơ Với ưu
điểm có thể lướt nhanh trên nước cạn hay đồng ngập và ít bị tròng trành khi ra sông
Trang 38cấu trúc chủ yếu gầm: lô mũi, lô lái, khoang xuống Mũi xuồng được kết thật khít khao, chắc chắn, có sức chịu va đập; khoang xudng rộng và thon dần về hai đầu mũi, lái Tay theo nhu cầu sử dụng, xuồng năm lá có ít nhất ba loại: năm lá đủ (dài 5 mị rộng 0,8 m ở bụng; mũi, lái rộng 0,4 m), năm lá lỡ (dài 4,5 m), năm lá thiếu (đài 4.2 m) Xuồng năm lá có thể di chuyển bằng hình thức chèo, bơi hoặc chay
máy nỗ Trong đó, loại xuồng “năm lá đủ” dùng chèo là phổ biến
So với xuồng ba lá, xuồng năm lá đáp ứng được nhiều hơn nhu cầu đa dạng
trong sinh hoạt của cư din Cin Thơ nói chung, ở Phong Điền nói riêng trên địa bản vừa có sông rạch ching chit, vim có đồng ruộng, vườn cây với khoảng cách di chuyển khá xa Khoang xuỗng năm lá rộng, phù hợp làm nơi để hàng hóa, nông sản với khối lượng lớn trong mua bán, chuyên chở Xuồng ba lá hạn chế hơn bởi vóc đáng nhỏ trong khi nước sông, nước rạch, nước đồng ở đây lớn Day xuồng ba lá đáy bằng, có cạnh nên không thể lướt trên đồng cỏ, trên những đám lục bình như
xuỗng năm lá có lườn vành uốn tròn
* Ghe tam bản
Ghe tam bản là phương tiện giao thông thủy truyền thống, được dùng để chữ bảng hóa khá thông dụng ở ĐBSCL và trong mua bán ở chợ nỗi Phong Điền Ghe tam bản có thể di chuyển bằng chèo hoặc chạy máy, sức chở lớn hơn xuồng năm lá 'Nhờ mặt lườn ghe tiếp xúc với nước trên một điện tích nhỏ, hạn chế sức cản của
nước nên ghe tam bản di chuyển ở nơi nước sâu hay nước cạn đều không trở ngại
Để thu ngắn đoạn đường và thuận lợi trong di chuyển, ghe tam bản chèo được đóng
theo mỗi đầu hai bổ chèo gọi là bổ mũi và bổ lái Bao giờ trên ghe cũng có thêm cây sto nang dùng để chống và cây dằm để bơi phòng khi máy hỏng hoặc tùy theo địa
Trang 39
sĩ
Theo "Đại Nam Quắc âm tự vị" của Huình - Tịnh Paulus Của, "tam bản”
(sam ban) là từ để chỉ các loại xuồng, ghe, thuyển nói chung [9, tr.332] Nhà nghiên
cứu Trương Ngọc Tường, hội viên Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, giải thích rõ hơn: từ "tam bản” là phiên âm của chữ “sampan” (tiếng La tỉnh, nghĩa là thuyền)
Người Hoa phát âm là “tam bản” và người Việt cũng gọi giống như vậy Các nghệ nhân đông ghe 6 Cin Tho cho biết thêm, năm lá gọi là xuồng còn từ bảy lá trở lên (7, 9, 11, 15 ) mới gọi là ghe tam bản và tất nhiên những tắm ván dùng làm lá đồng ghe tam bản phải có chiều ngang lớn hơn vin xuỒng,
Nhìn một cách bao quát, một chiếc ghe tam bản gồm 3 phẩn: mũi, khoang, (boong) và lái
~ Mũi ghe: phần ở phía trước, có thể ngắn hay dai ty theo mục dich sir dung, sŠm lô mũi; hầm mũi (do lô mũi uốn cong tạo nên, mặt trên lót ván và giới hạn với
'boong ghe); gần giữa đầu mũi ghe là cây trụ dé quấn dây neo, thường gọi là “con
ngựa” vì có đáng giống như đầu ngựa Đây là nơi cao, sạch sẽ nhất trên ghe, thường
được dùng làm trụ thờ Ông Thiên hoặc để cắm nhang cho Bà, Cậu Đầu các lá be được kết lại với nhau bằng một tắm gỗ hình ô van theo chiều đứng nên trông mũi
he tam bản giống như hình rẻ quạt Ghe tam bản còn có loại mũi chải (có nơi gọi
mũi càu), là dạng ghe có mũi bằng, tắm gỗ hình ö van dùng để kết đầu các lá be được thay bằng một tắm gỗ hình chữ nhật, đặt nằm ngang Ghe mũi chài cứng hơn
mũi lá sen nên khi va cham ít bị sứt mũi Ghe tam bản có tải trọng từ mười tấn trở
lên thường được vẽ mắt, vẽ hồi văn và sơn mũi Trên đầu mũi ghe, lái ghe thường,
có gắn vô xe bằng cao su, những ghe lớn còn treo thêm vỏ xe ở bai bên suờn để
chịu đỡ khi va chạm
= Khoang ghe (boong ghe): Đây là phần chính của ghe (bụng ghe) Khoang he rộng, lườn ghe nông dùng chứa hàng bóa đối với ghe buôn bán, là chỗ ngồi của "hành khách đối với âu đò Boong ghe gồm boong hàng, mui và boong lái
+ Boong hàng: chính là phần võ ghe do các tắm lá hợp lại
Trang 40một ngôi nhà di chuyển trên sông), ghe tam bản mui lón (mui dài 1/3 ghe) và ghe
tam bản mui lỡ (mui dai 2/3 ghe)
+ Bong lai (cabin): 6 trén nóc mui những ghe lớn, thường đặt gần sau lái, có mái che Đây là nơi dành cho người ngồi điều khiển ghe, có đặt vô lăng hoặc cần
của bánh lái nối đài đến cabin
- Lãi ghe: phần sau cùng của chiếc ghe Đối với những ghe lớn, ghe buôn
đường đài, lái ghe thường được dành làm khoang sinh hoạt (là nơi ăn uống, nghỉ ngơi của chủ ghe và gia đình), vì thế toàn bộ mặt bằng hẳm lái được lót ván bằng phẳng Phần sau lái ghe có thể gác chèo hoặc động cơ máy nỗ để di chuyển Ngoài
cùng là một dàn đưa ra ngoài làm nơi đi vệ sinh, tắm rửa gọi là dàn sé
Đưới lườn ghe có gắn bánh lái hình tròn, xoay được, để điều khiển hướng di
chuyển của ghe Bánh lái của ghe tam bản thường to, cao, uốn theo độ cong của lái ehe, có cần lái dài đến mui, dễ sử dụng Những ghe lớn đều có mỏ neo với các mẫu
nhọn, khi thả xuống sông sẽ bám chặt vào đất giữ cho ghe không bị rồi
Để bảo quan ghe sử dụng lâu đài, hạn chế ha ăn người ta thường đồng một
lớp gỗ (thudng gọi là ván), nhôm hoặc tô trất xí măng dưới lườn ghe gọi là “vất
lườn" Ghe của những gia đình khá giả ở Cần Thơ thường được vát lườn bằng nhôm nên khi có bị vướng góc vẫn trợt được Những gia đình không có điều kiện mới vit lườn bằng xi ming hoặc cưa một lớp gỗ mỏng đóng ngoài lườn ghe Trường hợp ehe tướn vô nọc cây bị bé, người ta ding xi mãng trét li hoặc vá bằng nhôm Tuy
nhiên, ghe vát lườn bằng nhôm có hạn chế là khi xuống vùng nước mặn nhôm sẽ bị
nổ, mau hư hỏng Ghe của vùng nước mặn (như Cà Mau) phải được vát lườn bằng một lớp xi măng dày từ 2-3 centimeter (cm)
“Xuồng năm lá và ghe tam bản chèo thường có tải trọng tir 400-500 kg; cae
loại ghe tam bản có tải trọng lớn và đa dạng hơn, từ 3 tắn đến 20 tắn Trước đây,
trọng ghe thường được người dân tính bằng đơn vị gia lúa (1 gia lúa = 20-22 kg) Ví đụ: ghe có tải trọng 20 gia tương đương 400 kg, 250 gia là tải trọng của ghe 5 tấn “Căn cứ vào yêu cầu của người sử dụng đặt đóng xuồng, ghe chớ bao nhiều gia thì