1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Biến đổi văn hóa của người dân làng chài Cửa Vạn sau tái định cư (phường Hà Phong, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh)

107 5 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 21,12 MB

Nội dung

Thông qua việc khảo sát thực trạng biến đổi văn hóa của người dân làng chài Cửa Vạn sau tái định cư, luận văn Biến đổi văn hóa của người dân làng chài Cửa Vạn sau tái định cư (phường Hà Phong, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) nhằm nêu ra những nguyên nhân, các vấn đề đặt ra hiện nay đối với sự biến đổi văn hóa từ đó đưa ra một số định hướng, giải pháp góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho người dân làng chài.

Trang 1

BỘ VĂN HÓA, THÊ THAO VÀ DU LỊCH _ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI Hasan genes

An Thi Hai Ninh

Trang 2

BỘ VĂN HÓA, THÊ THAO VÀ DU LỊCH _ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI Shae genes

Biến đổi văn hóa của người dân

làng chài Cửa Vạn sau tái định cư

(Phường Hà Phong, thành phó Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh)

Phụ lục Luận Văn

Trang 3

BO VAN HÓA, THÊ THAO VÀ DU LỊCH _ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRUONG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI 3y si tk

Ân Thị Hải Ninh

Biến đổi văn hóa của người dân

làng chài Cửa Vạn sau tái định cư

(Phường Hà Phong, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng

Ninh)

Chuyên ngành: Văn hoá học

Mã số: 60310640

LUẬN VĂN THẠC SỸ VĂN HÓA HỌC

Trang 4

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Văn Cần Những nội dung trình bày trong luận văn là kết quả nghiên cứu của tôi, đảm bảo tính trung thực và chưa từng được ai công bố dưới bất kỳ hình thức nào Những chỗ sử dụng kết quả nghiên cứu của người khác, tôi đều trích dẫn rõ ràng Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này

Hà Nội, ngày 1Š tháng 12 năm 2016

‘Tie giả luận văn

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC § BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TÁT 7 DANH MỤC SƠ ĐỎ BANG BIEU ~ 8 MO DAU ° °

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIẾN ĐÔI VĂN HÓA VÀ KHÁI QUÁT VỀ

NGUOI DAN LANG CHAI CUA VAN see —

1.1: Cơ sở lý luận về biến đổi vấn a "¬ veces 1.1.1 Một số khái niệm liên quan 17 1.1.2, Biển đội thành tổ văn hôa và điều kiện biển đổi vấn hóa 24 1.3 Khải quất vỀ người dân làng chải Cửa Vạn trong truyền thống 6

1.2.1 Ngun gốc lchsử hình thành của làng _ ~e e 26

1.2 2 Con người Cửa Vạy 30

12 3 Các đặc điểm tong văn hóa truyền thống của người dân làng chải Cửa Vạn 31

Tiểu kết 48

Chương 2: THỰC TRẠNG BIẾN ĐÔI VĂN HÓA CỦA NGƯỜI ĐÂN LÀNG CHAL CỬA VẠN 49

121 Điều kiện biến đổi văn hóa của người dân làng chải Vin Vạn 49

2.1.1, di nét vé quá trình tái định cự của làn, 49

2.1.2 Sw thay di inh eid va quản lý hành chính coven SL

2.13 Sự chuyển đổi về kinh tế 52

2.2 Biến đối trong văn hóa vật chất 54

2.2.1, Bin d6i về nhà ở, phương tiện đi lại ke eo 2đ

2.2.2 Bidn di vé trang phạc 58 -33 3 Biển đổi rong âm thực _ vee 59

2.2.4 Biển đổi trong văn hóa tổ chức công đồng 61

123 Biến đồi trong vấn hóa nh thần - ~e e.67

23.1 Tin ngưỡng, 67

Trang 6

2.3.4 Nghệ huật dân gian 16 3.4 Nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi văn hóa của người dân làng chải Cửa Vạn _ 80

2.4.1 Nguyên nhân khách quan 80

2.42 Nguyéa nin chi AN eee = vee BL

ida két oe sn one 82

Chương 3: NHỮNG VẤN DE DAT RA DOI VOI BIEN DOI VAN HOA_CUA

NGUOI DAN LANG CHAI CUA VAN SAU TAL DINH CU’ 84

3.1 Nhimng vin dé nay sinh trong quá trình biến đổi văn hóa của người dân làng chải Cira Van 84 3.11 Những biểu hiện ch cực rong biến đổi văn hóa 84 3.1.2 Nhingbidu ign tiêu ue tong bi di văn hóa _ — 87 -34 Xử lý vấn đề vỀ biến đỗ văn hóa của người dân làng chải Cửa Vạn hiện nay 89 3.21, Dinh hung phát tiễn văn hoá ở nơi ái ịnh cự của người dân lng chải hiện nay 9 3.32 Giải pháp phát iển văn bóa ni ải định cư của người dân Cửa Vạn hiện nay Ð

Tiêu kết 99

KẾT LUẬN „ _— se coe OL

TÀI LIỆU THAM KHẢO ƑẼÖ} ẦốĂ 104

Trang 7

NQ - HĐND PGS TS QD - UBND sP TDC T TW UBND Chỉ thị : Công tác viên Khoa học công nghệ Ki lô - gam Lao động thương bỉnh xã hội : Nhà xuất bản

Nghỉ quyết - Hội đồng nhân dân Phó Giáo sư, Tiến sỹ

Quyết định - Ủy ban nhân dân

Số phiếu

Tái định cư Trang : Trung ương

Ủy ban nhân dân

UNESCO: Tổ chức Quốc tế về Khoa học Giáo dục và Văn hóa

Trang 8

STT Nội dung băng biểu

Bảng 2.1: — Điều tra số lượng thiết bị, đồ dùng trong gia đình của người dân làng chải Cửa Vạn ở khu tái định cư

Bảng 2.2: - Điều tra mức độ tổ chức bữa ăn của gia đình người dân làng chai Cửa Vạn ở nơi tái định ew

Bảng 2.3: _ Dự định cấp học cho con cái (cháu) của người dân Cửa Vạn Bảng 2.4: Kết quả điều tra về quyền quyết định công việc trong gia

đình của người dân Cửa Vạn

Bang 2.5: Kết quả điều tra hoạt động thờ cúng tô tiên của người dân Cửa Vạn

Bảng 2.6: - Kết quả điều tra tiêu chí chọn vợ hoặc chồng của người dân Cửa Vạn

Bảng 2.7: - Dịa điểm tô chức lễ cưới hiện nay của người dân Cửa Vạn Bảng 2.8: - Kết quả điều tra về việc tổ chức các ngày lễ, tết trong năm

của người dân Cửa Vạn

Bảng 2.9: - Kết quả điều tra mức độ biết đến loại hình nghệ thuật truyền thống của người dân Cửa Vạn hiện nay

Bảng2.10: Ý kiến của người dân Cửa Vạn về việc khôi phục lại loại hình nghệ thuật truyền thống

Bang 3.1; Đánh giá củangười dân Cửa Vạn về những biến đồi sau khi

Trang 9

1 Lý do chọn đề tài

Đang trong quá trình vận động và phát triển, ngày nay đất nước Việt Nam đã có không ít những biến đổi mạnh mẽ và sâu sắc Sự biến đổi này diễn ra ở nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực văn hóa

Biến đổi văn hóa trong nhiều năm gần đây đã và đang tiếp tục là những chủ đề lớn được các nhà nghiên cứu quan tâm Đơn giản không chỉ bởi vì văn hóa được Đảng ta xác định là một trong bón trụ cột quan trọng mà văn hóa còn là động lực, là mục tiêu đề xây dựng và phát triển đắt nước, nhất là trong giai đoạn hiện nay Biến đổi văn hóa thực chất diễn ra ở mức độ ít hay nhiễu thi déu phụ thuộc vào sự tác động của các nhân tố chính trị - kinh tế - xã hội

'Trên thực tế, văn hóa Việt Nam là nền văn hóa phong phú, đa dạng, được hình thành bởi hơn 50 cộng đồng dân tộc khác nhau, chính các cộng đồng người này là chủ thể sáng tạo ra các giá trị văn hóa riêng của cộng đồng mình, những giá trị văn hóa đó được trao truyền qua nhiều thế hệ và trở thành truyền thống của riêng họ

Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, trên lĩnh vực văn hóa đã có nhiều sự biến đôi và đạt được những thành tựu đáng mừng Trong gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc các di sản văn hóa được kiểm kê, bảo quản và tôn tạo, các công trình trọng điểm về văn hóa ở nhiều tỉnh được đầu tư xây dựng, trùng tu và nâng cấp, nhiều hoạt động văn hóa dân gian, các lễ hội cỗ truyền được duy trì Bên cạnh đó, những biến đổi lớn lao trong quá trình tái cơ cấu nền sản xuất theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, quá trình đô thị hóa nông nghiệp, nông thôn, các quá trình di dân, tái định cư, cũng đang tác động

Trang 10

truyền thống ở nhiều cộng đồng dân cư bị biến đôi thậm chí còn bị biến dạng hoặc mai một

Quảng Ninh là một tỉnh nằm ở vùng Đông Bắc của Việt Nam Là tỉnh không những có vị trí địa chính trị, an ninh, quốc phòng quan trọng mà còn có tiểm năng kinh tế - xã hội lớn của đất nước Nhắc đến Quảng Ninh thì không

thể không nói đến Vịnh Hạ Long và đặc biệt là những con người nơi đây —

chủ thể văn hóa sinh sống ở giữa lòng Vịnh từ bao đời nay, đó chính là cộng đồng cư dân các làng chai: Cita Van, Vung Viêng, Cống Đầm, Ba Hang, Hoa Cương, trong đó Cửa Vạn là làng chai có lịch sử lâu đời nhất và có những giá trị văn hóa tiêu biểu nhất nơi đây Mặc dù chỉ với 344 hộ dân, khoảng 3000 nhân khẩu nhưng cũng đã góp phần làm nên giá trị văn hóa to lớn và vô cùng đặc sắc, tạo nên dấu ấn riêng của một vùng Ngư dân các làng chải trên Vịnh cũng như làng Cửa Vạn xưa kia vốn sinh sống bằng nghề khai thác hải sản, họ đã sớm coi thuyền là nhà, vịnh là quê hương của mình, ở tại mảnh đắt này họ đã tạo nên những giá trị văn hóa riêng, từ các giá trị vật chất đến các giá trị văn hóa tỉnh thần đều khác biệt so với cộng đồng trên đất liền Như thực tế đang diễn ra, để gop phan giải quyết các vấn đề về môi trường, dân số, việc bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa Vịnh Hạ Long, ngư dân các làng chai trong long Vịnh đã được Ủy ban Nhân dân, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ninh quan tâm, tạo điều kiện tham gia vào cuộc tái định

cư lên đất liền

Trang 11

Long, tinh Quéing Ninh) làm luận văn tốt nghiệp Cao học ngành Văn hóa học của mình

'Với việc lựa chọn đề tài này, tôi sẽ có điều kiện để nhận diện rõ hon vé co sở lý luận về biến đổi văn hóa, có cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu vẻ làng chải Cửa 'Vạn, đặc biệt về những biến đổi văn hóa của người dân nơi đây

Dé tai sẽ góp phần cung cấp thông tin về thực trạng biến đổi văn hóa của người dân làng chải Cửa Vạn cũng như các làng chải liên quan khác, đề xuất những giải pháp góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương trong thời gian tới

2 Lịch sử nghiên cứu của đề tài

Cho đến hiện nay, về vấn đề văn hóa cũng như biến đổi văn hóa đã có nhiễu nhà khoa học và các đơn vị nghiên cứu đề cập đến ở nhiều khía cạnh, nhiều công đồng khác nhau ở nhiều khu vực khác nhau Đặc biệt, sau khi Đảng và Nhà nước thực hiện nhiều cuộc di dân tái định cư nhằm mục đích phát triển kinh tế - văn hóa đất nước, thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì vấn đề biến đôi văn hóa ngày càng trở thành hiện tượng được quan tim nhiều hơn Điều này dễ thấy nhất trong những năm gần đây đã có nhiều nghiên cứu thuộc các viện nghiên cứu: Viện Chính sách và Phát triển nông thôn, Viện Khoa học lao động và Xã hội, Viện Xã hội học, Viện Dân tộc học, Viện Kinh tế Việt Nam, Viện Văn hóa Nghệ thuật nhiều công trình đã được công bố Tiêu biểu nhất là công trình của PGS.TS Nguyễn Duy Bắc trong

cấp Bộ: “Sự biển đỗi các giá trị văn hoá ở nước ta trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hoá” (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2007) đã chỉ ra

khái niệm về biến đổi văn hóa, đồng thời tác giả của công trình này cũng nêu ra

các nhân tố cơ bản tác động đến biến đổi văn hóa

'Vấn đề về văn hóa và ngư dân làng chai trên vịnh Hạ Long cũng được các nhà nghiên cứu văn hóa quan tâm, đặc biệt từ khi vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản thế giới, có nhiều hội thảo, công trình nghiên

Trang 12

Hạ Long theo nhiều cách tiếp cận khác nhau, các nghiên cứu sâu về văn hóa

làng chai thủy cư tiêu biểu như:

- "Làng chải Cửa Van, một nét văn hóa vịnh Hạ Long” của Ban quản lý vịnh Hạ Long năm 2010, giới thiệu một cách khái quát về vịnh Hạ Long, lịch sử hình thành và phát triển của cộng đồng ngư dân trên vịnh Hạ Long, làng chải Cửa Vạn — King nỗi độc đáo trên vịnh Hạ Long và việc bảo tồn, phát huy các giá trị làng chải

~Cuốn sách “ Ngw déin trén Vinh Ha Long” do tác giả Hoàng Thị Ngọc

Hà biên soạn (Nhà xuất bản Giáo dục, 2008), giới thiệu một cách khái quát về

các giá trị văn hóa độc đáo trong đời

dân sống trong vùng di sản Thực chất thi đây là là một dự án vẻ giáo dục cộng ig vat chất, tỉnh thần của cộng đồng ngư

đồng, nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường dành cho thanh thiếu niên địa phương trong nước và quốc tế

Luận văn thạc sỹ văn hóa học của tác giả Hoàng Thị Hồng Phấn (2013) “Văn hóa của cư dân làng thủy cư Vung Viêng trên vịnh Hạ Long ", tác giả đã phân tích quá trình hình thành, phát triển cũng như đánh giá các giá trị văn hóa cơ bản của cư dân làng chài trên vịnh Hạ Long, đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của cư dân làng chài trên vịnh Hạ Long phục vụ phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay và thời gian tiếp theo

Một số công trình liên quan khác:

~ Hội thảo khoa học về: “Bảo tổn và phát huy di sản văn hóa làng chài

Trang 13

và bền vững; những trí thức kinh nghiệm dân gian vùng biển Quảng Ninh; mối quan hệ giữa văn hóa và du lịch

~Dự án xây dựng Bảo tàng Sinh thái Hạ Long dưới sự tai trợ của Quỹ phát triển Liên hợp quốc, năm 2002, với nội dung: Trung tâm Bảo tàng Sinh thái Hạ Long va 12 dé tai ngoài trời, bao gồm: Trung tâm văn hóa nỗi Cửa 'Vạn; Nhóm di chỉ khảo cổ Mê Cung; Đảo sinh thái Ngọc Vừng; Khám phá Soi Sim; Núi Bài Thơ — ngọn núi của bải tho; Bach Đằng ~ một biểu tượng của tự do; Sinh thái học và ngành than; Hệ thống khách sạn sinh thái; Nghề đóng tàu truyền thống; Trẻ em Quảng Ninh trong công tác bảo tồn; Phụ nữ Quảng Ninh trong công tác bảo tồn; Thanh niên Quảng Ninh trong công tác bảo tồn

~*Di sản văn hóa lang chai vịnh Hạ Long” của Sở VHTT & DL Quảng Ninh nam 2010 là tập hợp các kết quả sưu tầm nghiên cứu, phục dựng các bài tham luận hội thảo trong phạm vi dự án “ Phục dựng, bảo tồn và phát huy một

số sinh hoạt văn hóa của ngư dân làng chải Cửa Vạn (vịnh Hạ Long)”, đồng thời mở rộng với tư liệu các báo cáo khoa học điều tra sưu tầm văn hoá phi vật thể có liên quan mà Sở Văn hóa Thông tin Quảng Ninh (nay là Sở Văn

hóa, Thẻ thao và Du lịch) từng thực hiện trong 10 năm qua như: Một số điệu

hát giao duyên của ngư dân làng chải vùng biển Quảng Ninh, lễ hội đền Cửa Ông, lễ hội Vân Đồn, lễ hội xuống đồng (Yên Hưng - nay là Quảng Yên), nghề sản xuất ngu cự làng Hưng Học (Quảng Yên)

Ngoài ra, có một số bài viết trên các trang tạp chí, báo viết, báo mạng cũng xuất hiện nhiều bài viết liên quan đến vấn đẻ văn hóa làng thủy cư, viết nhiều về địa danh Hạ Long, trong đó viết về các làng chải nói chung, làng chải Cửa Vạn nói riêng nhưng tắt cả đều mang tính khái quát, giới thiệu ở khía cạnh quảng bá phục vụ du lịch

Trang 14

văn không trùng lặp với bắt kì công trình nghiên cứu nào ở trên Các tài liệu,

công trình nghiên cứu đó chỉ phục vụ mục đích tham khảo của tác giả

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1.Mục đích nghiên cứu

“Thông qua việc khảo sát thực trạng biển đổi văn hóa của người dân king chải Cửa Vạn sau tái định cư, luận văn nhằm nêu ra những nguyên nhân, các vấn đề đặt ra hiện nay đối với sự biến đổi văn hóa từ đó đưa ra một số định hướng, giải pháp góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho người dân làng chải

3.2.Nhigm vu nghiên cứu

Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, đẻ tài cần thực hiện nhiệm vụ: ~ Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về biến đồi văn hóa, đặc biệt là đề tài sử dụng một số quan điểm về biến đổi văn hóa đẻ phân tích, đánh giá thực trạng biến đổi văn hóa của người dân làng chài Cửa Vạn tại thành phố Hạ Long, tinh Quang Ninh,

~Khảo sát và nghiên cứu thực trạng biến đổi văn hóa của người dân làng Vạn chải

~ Đưa ra một số nguyên nhân, vấn đề đặt ra đối với sự biến đôi văn hóa và đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao đời sống văn hóa, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa cho người dân làng chải

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những biến đổi văn hóa của người dân làng chải Cửa Vạn sau tái định cư tại Phường Hà Phong, TP Hạ Long, tinh Quang Ninh

4.2 Phạm vỉ nghiên cứu ~ Về không gian:

Trang 15

+ Sau khi tái định cư: phường Hà Phong, Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

Vé thời gian: tập trung từ năm 2013 cho đến nay 4.3 Khách thể nghiên citu

Người dân làng chải Cửa Vạn trong truyền thống và sau tái định cư 5 Phương pháp nghiên cứu

VỀ phương pháp luận: ải sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và phương pháp luận duy vật lịch sử để nhìn nhận và đánh sự vật hiện tượng trong quá trình vận động biến đổi theo thời gian và sự tương tác với các nhân tố khác để thích ứng với môi trường mới Đó là sự vận động, biến đôi của văn hóa truyền thống của người dân làng chài khi thích ứng với môi

trường tự nhiên mới và tương tác quan hệ với cộng đồng người trên đất liền

sau tái định cư là hệ quả tất yếu

Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Trong quá trình thực hiện đề tài phương pháp liên ngành văn hóa học, xã hội học, phương pháp so sánh sẽ được tác giả sử dụng làm phương pháp để điều tra, khảo sát thực địa

Khi tiến hành nghiên cứu ở thực địa các kỹ năng: quan sát, ghi chép, chụp ảnh, ghỉ âm, phỏng vấn trực tiếp sẽ được thực hiện đẻ thu thập tư liệu, thông tin từ phía người dân và chính quyền địa phương vẻ những biến đổi đó và tâm tư, nguyện vọng, thái độ của người dân về sự thay đổi đó cũng như về vấn đề sớm ôn định cuộc sống cho người dân

Ngoài những kết quả thu được ở thực đi:

tác giả còn nghiên cứu tư liệu (sách, báo, tạp chí, các kết quả của dự án, đề án, hội thảo, ) ở Trung ương và địa phương để có cơ sở phân tích, so sánh để hoàn thiện để tài

6 Những đóng góp của đề tài

Trang 16

tỉnh Quảng Ninh Từ đó, tác giả đưa ra một số giải pháp góp phần phát triển

kinh tế bền vững, ôn định xã hội và nâng cao hiệu quả trong việc bảo tổn,

phát huy giá trị văn hóa cho công đồng người dân làng chai trước những biến đổi của môi trường sống,góp phần vào sự phát triển bền vững của kinh tế - văn hóa cho địa phương

7 Kết cầu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cở sở lý luận về biến đổi văn hóa và khái quát về người dan ling chai Cita Van

Chương 2: Thực trạng biến đổi văn hóa của người dân làng chài Cửa Vạn

Trang 17

Chương 1

CO SO LY LUAN VE BIEN DOI VAN HOA VA KHAI QUAT VE

NGUOI DAN LANG CHAI CUA VAN

1.1 Cơ sở lý luận về biến đối văn hóa 1.1.1 Một số khái niệm liên quan 1.1.1.1 Biến đổi

Biến đổi được hiểu là sự thay đổi của một sự vật, hiện tượng từ trạng thái ban đầu sang các trạng thái khác, hoặc chuyên dần sang các trạng thái

khác Khái niệm “biến đôi” trong khoa học xã hội và nhân văn gồm biến đổi

xã hội và biến đổi văn hóa, có quan hệ mắt thiết với nhau

Biến đổi (dưới góc độ xã hội học) là khái niệm chỉ những thay đổi

chuyển biển trong các điều kiện, phương thức sinh hoạt hoặc trong cơ cầu của

một nhóm, một tổ chức xã hội, một tập thể, thậm chí trong toàn bộ xã hội

Biến đổi xã hội có nhiều cấp độ khác nhau, có thể xảy ra trong từng mặt riêng biệt của đời sống xã hội, dẫn tới những thay đổi dần (biển đổi theo lối tiến hóa) Nó cũng có thể xảy ra trên tắt cả các mặt của xã hội, làm cho xã hội biến động sâu xa, chuyển hóa về chất từ một trạng thái này sang trạng thái khác (biến đổi đột biến, cách mạng) Cách mạng là thời điểm quyết liệt nhất của biến đổi xã hội Các nhà xã hội thuộc các trường phái khác nhau đã đưa ra những kiến giải khác nhau về nguồn gốc và quá trình biến đổi xã hội Ở thé ky XIX, Ơ.Cơng tơ, nhà sáng lập xã hội học đã chú ý miêu tả các sự kiện thực

tế và quan hệ giữa chúng với nhau trong sự biến đổi xã hội Song ông lại

khẳng định việc cải biến cách mạng đối với các trật tự tư sản là vô ích

Trang 18

Ở thế ki XX, lí luận về biến đôi xã hội đã được nghiên cứu mở rộng hơn trước rất nhiều Nhiều trường phái xuất hiện Ở phương Tây, chủ nghĩa chức năng và chủ nghĩa cấu trúc nôi lên như những trường phái điển hình Hiện nay chưa chưa có một lí luận nào thống nhất về biến đổi xã hội nhưng các nhà xã hội học đều nhận thức rằng biến đôi xã hội không tách rời những điều kiện bình thường của xã hội ở khắp mọi nơi.[32, tr 221]

Trong quá trình phủ định biện chứng, sự vật khẳng định lại những mặt mặt tích cực và phủ định những cái lac hậu, cái tiêu cực Do đó, phủ định

đồng thời cũng là khẳng định Bắt cứ sự vật, hiện tượng nào trong thể giới đều trải qua quá trình sinh ra, tồn tại, phát triển và diệt vong Sự vật cũ mắt đi được thay thế bằng sự vật mới Ví dụ, trong sinh vật, các giống loài đều có tính di truyền, các thế hệ con cái đều kế thừa những yếu tố tích cực của các

thế hệ bố mẹ Trong lịch sử phát triển xã hội loài người, xã hội mới ra đời trên cơ sở những giá trị vật chất và tỉnh thần của xã hội trước, đông thời bổ sung thêm những giá trị mới Trong lĩnh vực nhận thức các học thuyết khoa đời ra đời sau bao giờ cũng kế thừa những giá trị tư tưởng của các học thuyết khoa

học ra đời trước

Từ đó suy ra biến đổi là sự thay đổi giữa tình trạng hiện tại của nó với tình trạng trong quá khứ, là kết quả của sự tác động qua lại giữa sự vật, hiện tượng, con người và xã hội, nó thể hiện ở sự thay đồi cấu trúc hay tô chức xã hội Nó diễn ra không đồng đều về nhịp độ, quy mô, thời gian và chịu những tác động nhất định của yếu tố tự nhiên, xã hội

1.1.1.2 Biến đổi văn hóa

Trang 19

Ở nước ta, trong thời gian gần đây đã xuất hiện những công trình nghiên cứu về biến đổi văn hóa PGS.TS Nguyễn Duy Bắc trong đề tài cấp Bộ: “Sự biển đổi các giá trị văn hoá ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá” (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2007) đã

cho rằng: biến đổi văn hoá chính là quá trình thay đối các phương thức sản

xuất, bảo quản, truyền bá các sản phẩm và giá trị văn hoá phù hợp với

những biến đổi về chính trị, kinh tế, xã hội ở những thời kỳ nhất định trong sự phát triển của các quốc gia dân tộc và nhân loại Sự biến đồi văn hoá là hiện tượng phô biến nhưng nó diễn ra không giống nhau ở các dân tộc Sự biến đổi văn hoá thường là một bước tiến bộ trong sự phát triển đân tộc và nhân loại.[S, tr.36] Bốn nhân tố tác động đến biến đổi văn hóa được đề cập trong công trình này bao gồm: Thứ nhất là sự vận động và phát triển của đời sống kinh tế - xã hội; Thứ hai là nhân tổ tư tưởng, chính trị; Thứ ba là kỹ thuật và

công nghệ mới; Thứ tư là giao lưu văn hoá

Như vậy, dù có nhiều quan điểm, những sự phân tích khác nhau về biến đổi văn hóa nhưng rõ rằng, các nhà nghiên cứu thống nhất ở luận điểm cho

yếu trong quá trình phát triển của xã hội

rằng sự biến đổi văn hóa là xu thé

loài người, quá trình toàn cầu hóa và sự biến đổi ấy đã và đang diễn ra rất đa dang, ở nhiều cấp độ và theo nhiều chiều hướng khác nhau

Quan niệm về biến đối văn hóa của đề tài

“Trên cơ sở kế thừa những quan điểm nghiên cứu có trước, xuất phát từ

nhiệm vụ nghiên cứu, quan niệm về biến đổi văn hóa của đề tài được xác định

trên một số điểm sau:

Thứ nhất, biên đôi văn hóa là một quy luật trong phát triển của văn hóa

Bắt cứ xã hội nào và bất cứ nền văn hoá nào, cho dù có bảo thủ và cỗ truyền

én đâu chăng nữa, cũng luôn luôn biết

'Và sự biến đôi của văn hóa trong

Trang 20

Thứ hai, biến đôi văn hóa là một sự thay đôi so sánh với một tình trạng

văn hóa hoặc một nền văn hoá có trước dưới tác động của những nhân tố chính trị - kinh tế - xã hội Trong một phạm vi hẹp hơn, sự biến đồi văn hoá

được đề cập đến là sự biến đổi về cấu trúc của văn hoá, về các thành tổ của

văn hóa và các giá trị văn hóa Cụ thể văn hóa của đề tài là sự thay đổi của các thành tố và giá trị của văn hóa vật chất: trang phục, ăn uống, nhà cửa, phương tiện đi lại, tô chức cộng đồng và tỉnh thần: tín ngưỡng, phong tục, tập quan, tri thức dân gian, nghệ thuật dân gian

1 Biến đối thành tố văn hóa và điều kiện biến đối văn hóa

1.1.2.1 Biến đổi thành tổ văn hóa

'Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thin do con người sáng tạo và tích lũy được qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác

với môi trường tự nhiên và xã hội

Bản chất của văn hóa chính là giá trị và sự biến đổi giá trị Khi nghiên cứu văn hóa của một cộng đồng người nhất định nào đó không thể không nghiên cứu các giá trị và sự biển đổi các giá trị trong cộng đồng đó Điều này cũng có nghĩa nghiên cứu về các giá trị văn hóa vật chất và tỉnh thần trong truyền thống cũng như nghiên cứu về sự biến đổi của các giá trị đó trong quá trình vận động, tồn tại và phát triển của văn hóa Bởi lẽ những giá trị vật chit và tinh thn dy cho ta thay được toàn bộ diện mạo của một cộng đồng người đó cũng như các mối quan hệ

xã hội cơ bản của họ một cách rõ nét và chân thực nhất

Biến đổi văn hóa là một trong những quy luật khách quan của tự nhiên

và xã hội, biến đổi văn hóa chính là biến đổi các thành tố văn hóa, cầu trúc

của một nền văn hóa hoặc văn hóa của một cộng đồng người nhất định, cho dù ở thời điểm nào, giai đoạn nào, ở trong quá khứ hay hiện tại thì trong quá

trình biến đôi đó luôn diễn ra sự vận động và biến đôi đối lập nhau có thê là

tích cực hoặc tiêu cực

Trang 21

và tỉnh thần Hai loại hình văn hóa này được xem xét trên hai bình diện tích cực và tiêu cực

'Những biến đôi tích cực: trước khi tái định cư, đời sóng người dân còn

khó khăn, trình độ dân trí, văn hóa được coi như ở mức thấp nhất, dần din

chuyển biến và phát triển hơn dựa trên nguyên tắc cái cũ được biến đổi được nâng cấp hoặc có thể mắt đi va thay thé bing cái mới, vừa mang tính truyền thống vừa mang hơi thở của hiện đại, vừa chứa đựng những nét truyền thống vừa tiếp thu cái mới mang tính phủ hợp với chủ thể sáng tạo văn hóa

Những biến đổi tiêu cực: song hành với sự biển đổi tích cực thì

thững biến đối tiêu cực cũng được nảy sinh Ở từng giai đoạn hoặc thời điểm khác nhau, các yếu tố tiêu cực lại biểu hiện ở mức độ khác nhau, có thể mạnh hay yếu, chính quá trình biến đổi văn hóa đã tạo ra những yết

nay

Những biến đổi tiêu cực có thể làm méo mó, lệch chuẩn các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của một dân tộc hoặc chúng có thể làm mắt đi những, yếu tố tích cực trong truyền thống và tạo ra những yếu tố phản văn hóa, phản giá trị trong nền văn hóa đương đại

Mặc dù vậy, các yếu tố văn hóa, các thành tố văn hóa không phải đều thay đổi ở cùng một mức độ, giữa hai loại hình văn hóa vật chất và tỉnh thần mặc dù có quan hệ qua lại với nhau nhưng thường thì yếu tố vật chất bao giờ cũng thay đổi nhanh hơn, hoặc nhiều hơn Trường hợp biến đổi văn hóa của người dân làn chải Cửa Vạn sau định cư là một mình chứng

1.1.2.2 Điều kiện biến đổi văn hóa

'Văn hóa luôn luôn phát triển và liên tục thay đổi, quá trình này diễn ra nhanh chóng do các điều kiện (nhân tố) cơ bản sau:

Trang 22

qua nhiều đời sinh sống trên thuyền, nhà bè lênh đênh trên biển, sống bằng nghề đánh bắt hải sản, dường như không vào bờ, mọi sinh hoạt đều trên biển

Do đặc thù môi trường biển, họ đã trở thành những con người “ăn sóng, nói

gió” rất mạnh mẽ, quyết

t, mộc mạc và giản dị

Nguồn gốc hình thành của cư dân cũng gắn với nguồn gốc hình thành của làng Theo điều tra nguồn gốc của dân chài Cửa Vạn, nguồn gốc thành phần dân cư chủ yếu có nguồn gốc từ phường Hùng Thắng, Thành Công, Cọc Nam, Hà Nam (Yên Hưng) và còn lại là có nguồn gốc từ Thanh Hóa

1.2.3 Các đặc điểm trong văn hóa truyền thống của người dân làng chai Cita Van

Trên thế giới và cả ở Việt Nam đã có rất nhiều quan niệm, định nghĩa khác nhau về văn hóa Nhưng hiểu một cách nôm na nhất văn hóa là tổng thê

những giá trị vật chất và tinh thần mà con người đã sáng tạo ra Do vậy, theo

cách hiểu này ta tạm thời chia văn hóa ra làm hai loại: Văn hóa vật chất và

'Văn hóa tỉnh thần Trong bài viết này, tác giả cũng chia văn hóa theo hai khía

cạnh ấy để có thể phân tích rõ hơn 1.2.3.1 Văn hóa vật chất * Nhà ở, phương tiện đi lại

Từ bao đời nay, cư dân làng chai tụ cư thành các chòm trong các vụng, đó thường là những nơi có mực nước nông, kín gió, được bao bọc bởi những núi đá vôi, phía trên là các hang hốc để có thể vào tránh khi có bão lớn Qua

các kết quả nghiên cứu của các nhà khảo cỗ học, sự hình thành văn hóa cư trú

và cộng đồng dân cư Hạ Long bắt nguồn từ văn hóa Soi Nhụ (cách ngày nay khoảng 18.000 đến 7000 năm), văn hóa Cái Bèo (cách ngày nay khoảng 7000 năm), và văn hóa Hạ Long (cách ngày nay khoảng 3500 năm đến 5000 năm)

Khi nghiên cứu vẻ làng chài, điều dễ thấy nhất là những người cùng gia

tộc thường tập trung sống cùng một khu vực Nơi đậu thuyền không cố định,

Trang 23

“Trước đây, cuộc sống thật khó khăn, thuyền nan (hay còn gọi là mủng, cái bơi) là phương tiện di lai chính của người dân Ling chai, Người đân thường sử dụng loại mủng này đề đi câu, thả lưới, vào bờ Mủng có ưu điểm nhẹ, nhỏ, gọn, ít tốn kém nên trẻ em hay người già đều dễ điều khiển khi di chuyển Dan dẫn, sự ra đời của các tau thuyền hiện đại hơn, có công suất lớn nhưng mủng vẫn là phương,

tiên đi lại chủ yếu và có vai trò quan trọng trong đời sống người dân

Thuyền gỗ là loại phương tiện thông dụng và phổ biến của người dân làng chải, thuyển cũng rất thuận tiện cho việc đi lại, sinh hoạt gia đình Khi giao thông đường thủy phát triển mạnh, nhu cầu khai thác thủy hải sản với các ngư cụ có công suất lớn đã thúc đẩy sự ra đời của thuyền máy hiện đại và ngày càng cải tiến hoàn thiện hơn Thuyền chính là ngôi nhà của cư dân làng chài, các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của họ cũng đều diễn ra trên thuyền nên nó là tải sản vô cùng to lớn và quý giá đối với cư dan lang chai Vi vay, một con thuyền dù có diện tích chật hẹp thì người ta vẫn bó trí từng khoang riêng biệt cho sinh hoạt gia đình hay làm nghề Thông thường một con thuyền được bố trí làm 3 phần:

Khoang lái: nơi đặt mái chèo hoặc máy nỗ Dưới các ô văng là nơi để nấu ăn, để đồ dùng sinh hoạt gia đình

Khoang giữa: là không gian sinh hoạt chính và nghỉ ngơi của các thành viên trong gia đình, bàn thờ cũng được đặt tại chính giữa của gian này giống như một căn nhà của người trên bờ

Khoang mũi: vị trí dành riêng cho các hoạt động làm nghề đánh bắt, chứa tôm ,cá, đan vá lưới và sửa chữa ngư cụ, dưới là giữ cho tôm ,cá sống gọi là các ô văng

Với đặc thù môi trường sống là biển thì chỉ có thuyền là loại phương tiện duy nhất thực hiện đồng thời hai chức năng: sinh hoạt và di chuyển làm nghề Khi đánh cá thuyền là phương tiện sản xuất, khi nghỉ ngơi, sinh hoạt

Trang 24

các ngư trường, vùng biển, chứng kiến bao sự thay đổi của cuộc sống và thử thách của thiên nhiên, thế hệ này nối tiếp thế hệ kia

* Trang phục

Cộng đồng ngư dân sinh sống trên biển là người Kinh, với nghề nghiệp đặc trưng là đánh bắt đã tạo nên nét văn hóa riêng biệt, trở thành thói quen ôn định và trở thành bản sắc văn hóa lưu truyền Để phù hợp với môi trường sông nước và công việc chài lưới, lao động trên biễn, trang phục của người dan lang chai thường đơn giản, gọn nhẹ, thiên về màu tối (màu đen, nâu), đi

chân trần

Trang phục của người phụ nữ thường mặc áo bà ba, vấn tóc hoặc búi tó; đàn ông để đầu trằn, mặc áo nâu sòng buộc dây hoặc để xô, quần chun ống tròn

‘Vio cic dịp lễ hội nam thường mặc áo the, khăn xếp, nữ mặc áo dài tứ thân that mớ ba mớ bảy, đầu đội khăn mỏ quạ, vấn tóc hoặc đội khăn nhung đen

* Ẩm thực

Do đặc trưng nghề nghiệp, việc đánh bắt hải sản phụ thuộc vào con nước, mùa cá và thời gian làm nghề mà việc bố trí bữa ăn của ngư dân làng

chải từ xưa đã có nét đặc trưng riêng, khác biệt so với đất liền

Nếu như trên đất liền người ta thường có 3 bữa ăn sáng, trưa, tối thì người dân làng chai họ chỉ có 2 bữa chính: bữa sáng từ 8 đến 9 giờ và chiều từ 16 — 17 giờ, bởi họ thường đi bắt cá vào buổi chiều hôm trước và trở về vào sáng hôm sau nên thời gian ăn uống trong gia đình cũng phải thay đổi cho phù hợp với công việc Nguồn thức ăn phụ thuộc hoàn toàn vào biển, đánh bắt được gì thì ăn nấy, gia vị chính là lá hay quả chua lấy từ một số cây trên đảo hoang như me rừng, me đất, quả bứa

Trang 25

rán, chả cá, lâu cá, mắm cá, mắm tơm, Ngồi ra cịn một số món hải sản đặc trưng như chả Mực, Cá Sùng rang, Ngán, Sam, canh Hà, Cù Kỳ nướng, Bề Bề

rang muối,

* Văn hóa tổ chức cộng đông Tổ chức gia đình

Gia đình của người dân làng chài Cửa Vạn là một don vị kinh tế tự chủ, gồm hai thế hệ bố mẹ và con cái Do làm nghề đánh cá nên các thành viên từ 7 - 8 tuổi trở lên đã trở thành một lao động thực thụ Trong gia đình người dân vạn chải, vai trò người đàn ông — người chồng rit quan trọng, họ là trụ cột trong gia đình, mỗi khi đánh cá chính họ là người chèo lái, thả lưới và chỉ đạo

vợ con chèo đằng mũi thuyền, khi thu cá xong thì vợ và đứa con lớn nhất

trong gia đình là người đi bán cá

Các gia đình ngư dân ở vùng Thanh Hóa, Nghệ An, lại khác, chỉ có người chồng ra biển còn vợ con thì ở đất liền, còn với người dân làng chài Cửa Vạn ở Hạ Long thì cả gia đình cùng sống trên một con thuyền trải qua bao thể hệ

Người phụ nữ ở trong gia đình làng chài không chỉ đảm đương nhiều công việc như cơm nước, chợ búa, con cái mà còn cùng người chồng thả lưới, buông câu nên thời gian lao động của họ còn nhiều hơn đàn ông ít nhất 3 — 4 tiếng Trẻ con lúc sinh ra đến khi tầm 4 tuổi đã biết bơi, 7 — 8 tuổi đã có thể giúp cha mẹ làm việc như gỡ lưới và nấu cơm Nhưng nhìn chung, trong gia đình người dân lang chai méi chỉ giáo dục con cái về nghề biển, kinh nghiệm sống còn chưa quan tâm đến giáo dục văn hóa xã hội, càng ít quan tâm đến sức khỏe mọi người đặc biệt là phụ nữ và trẻ em

Trang 26

đồn Ơng này cũng nằm trong bộ máy hành chính của xã Nhiệm kỳ của ông ta là 3 năm Mỗi buổi tối, xã đoàn nỗi hiệu lệnh gọi giang tuần đi tuần trong giang phận của làng Người nào bỏ công việc không có lý do thi bị phạt một

hào Ai bận có thể nhờ anh em đi thay Giang tuần cũng có thể nhờ người khác đi thay trong cả nhiệm kỳ hoặc nộp tiền vào công quỹ để không phải đi tuần Nhiệm vụ của giang tuần là đi tuần phòng, bảo vệ an ninh chung như phiên tuần trên bờ Tuy nhiên, vì làng chài không có đồng điền cũng không có công quỹ nên giang tuần không được hưởng lúa sương túc hay bằng tiền như phiên tuần trên bờ Họ làm là do nghĩa vụ, do bồn phận và cũng là do thân phân của người nghèo không có ngôi thứ trong làng Riêng xã đoàn khi hết nhiệm kỳ, nếu không có gì sai phạm thì được xếp ngôi thứ tương đương với phó lý mua Trong khi làm nhiệm vụ, nếu giang tuần có công bắt trộm cướp hoặc bị hại sẽ được làng khen thưởng hoặc bởi thường

Về ngôi thứ trong làng cũng như làng nông nghiệp, cu dan lang chai

cũng có một ngôi đình làm nơi tế lễ và sinh hoạt cộng đồng Sự phân hạng cư dan được thể hiện qua ngôi thứ đình trung ở làng Giang Võng như sau: Ban thượng dành cho các chánh phó đương chức, các cựu binh đã làm thêm một 18, xã đoàn đương chức Ban hạ dành cho các thành viên trong hội đồng kỳ mục, sau là hội đồng tộc biểu, các trưởng giáp, các tuần phiên đã mãn nhiệm, những người đã làm xong 3 lễ, những người mua ngơi thứ Ngồi hiên là các trai đình của hai giáp, giáp Đông bên trái, giáp Nam bên phải

1.2.3.2 Văn hóa tỉnh thần

* Tỉn ngưỡng

Với người dân làng chải tín ngưỡng và nghỉ lễ chiếm vị trí rất quan trong trong đời sống tinh thần Điều này được giải thích bởi điều kiện sống và

lao động của họ trong môi trường biển cả vừa giàu có vừa nhân ái vừa như

Trang 27

Hai làng Giang Võng và Trúc Võng xưa kia tuy sinh hoạt và cư trú hoàn toàn trên thuyền, dưới biển nhưng mỗi làng đều có đình riêng trên bờ (làng Giang còn có miếu) Theo các cụ kể lại thì đình làng Giang nằm ở, phường Cao Xanh, thành phố Hạ Long, còn đình làng Trúc nằm ở ven vụng Cái Lân, gần đó là miều Cái Lân của làng Giang Cả hai ngôi đình trong thời chống Pháp bị bỏ hoang rồi trở thành phế tích, chỉ có miếu của làng Giang còn giữ được

Cả hai làng đều thờ thành hoàng Tran Quée Tang — một danh tướng đời

Tran, có công lớn trong 3 lần chống quân xâm lược Nguyên Mông nửa cuối thế kỷ XII Ông được phong ấn và trấn giữ tại An Bang - Quảng Ninh ngày nay Sau khi ông mắt, nhân dân trong vùng đã tôn ông làm Phúc thin — thành hoàng

Hàng năm, vào ngày 10 — 11 (âm lịch), cả hai làng Giang và Trúc tổ chức lễ hội để cúng thành hoàng cầu mong cho dân làng một vụ đánh bắt bội thu tôm cá, bà con ra khơi tránh được tai ương bệnh tật Lễ hội được tổ chức ở hai làng, hai bên ở eo biển Cửa Lục nhưng mọi nghỉ thức đều giống nhau

Trước ngày tổ chức lễ hội, lý trưởng giáo lên danh sách các cai đám — những trai đỉnh tráng trong làng mà theo lệ phải chịu trách nhiệm chu biện lễ vật cho làng trong kỳ lễ hội Lễ hội diễn ra từ 3 đến 7 ngày Phần lễ có đủ khai tịch, tế ngư, tế tạ Nghỉ thức lễ cũng có mở cửa đình, trải chiếu ngang,

chiếu đọc cho mạnh bái, bối Con phan hội cũng có đánh vật, tô tôm, hát

điểm, hát chèo Vui nhất, sôi động nhất là hội thi bơi chải giữa hai làng Mỗi

Trang 28

được lĩnh thưởng bằng tiền Ngoài đại lễ diễn ra và ngày 10 -11 âm lịch thì

hai làng còn có tiêu lễ diễn ra vào ngày 14 — 2 và 15 — 2, các nghỉ lễ cũng như lễ vật đều giảm so với đại lễ

~ Tục thờ cúng tổ tiên

Cư dân làng chải cũng lập bản thờ tổ tiên Tuy nhiên diện tích trên thuyền rất hẹp nhưng bàn thỏ vẫn được bố trí trang trọng trong khoang thuyền giữa của thuyền phía bên trái ~ bên vuôn Đặc biệt, quan niệm tổ tiên là gốc, biển rộng sông dài, sông lớn nhờ có khe, suối Vì thế, việc sao nhãng hương khói với tổ tiên là bắt nhân bắt nghĩa Các dòng họ cũng đều duy trì việc cúng các bậc thủy tổ Mỗi dòng họ có một miễu thờ ông tổ đặt trên núi gần nơi cư trú Vào các ngày giỗ tổ hay các ngày rằm, mồng một họ đều sắm lễ để cầu khan tai miều này Khi chuyển đi nơi khác họ cũng chuyển bát hương đi theo và lập miếu mới

~ Thờ cúng thủy thần

Với quan niệm “dat có Thổ Công, sông có Hà Bá”, tín ngưỡng thờ thần thánh, thủy thần là một chỗ dựa tâm linh vũng chắc của người dân nơi đây Rải rác trên vịnh Hạ Long, người ta thấy các miều thờ của các dòng ho và các miếu thờ nhỏ khác đều có bát hương thờ thủy thần Trước khi làm một việc trọng đại, họ thường làm lễ thông báo, xin phép thủy thần (Hà Bá) và cầu xin được phủ hộ Vào các ngày lễ tết, mồng một, hôm rằm người dân đều đi cúng lễ ở các đền gần làng Sau lần đánh lưới được nhiều tôm, cá và sau những lần tai qua, nạn khỏi, ngư dân đều có lễ đến tạ ơn Vào ngày hội của các đền Bà Men, đền Ông Vàng, đền Bụt Đày, có tổ chức thi bơi chải Hội nghề đánh cá của ngư dân là một trong những nghỉ thức sinh hoạt tín ngưỡng tiêu biểu cho tục thờ cúng thủy thần

Trang 29

chí khí của người dân vùng biên Hạ Long Nhưng bao trùm lên tất cả những câu hát ấy là giá trị nhân văn vô cùng sâu sắc

Tiểu kết chương 1

Biến đổi văn hóa là một quy luật trong phát triển văn hóa Bắt cứ xã hội nào và bất cứ nền văn hoá nào, cho dù có bảo thủ và cô truyền đến đâu chăng

nữa, cũng luôn luôn biến đôi Và sự biến đôi của văn hóa trong xã hội hiện đại

ngày càng rõ hơn, nhanh hơn Biế

ổi văn hóa là một sự thay đổi so sánh với một tình trạng văn hóa hoặc một nền văn hoá có trước dưới tác động của những nhân tố chính trị - kinh tế - xã hội Trong một phạm vi hẹp hơn, sự biến đổi văn hoá được đề cập đến là sự biến đổi về cấu trúc của văn hoá, về các thành tố của văn hóa và các giá trị văn hóa

Cửa Vạn là một làng chài có lịch sử lâu đời, nằm giữa vịnh Hạ Long,

tinh Quảng Ninh, được thiên nhiên ưu ái ban tặng một vẻ đẹp tuyệt vời được

cả thế giới biết đến và vinh danh là di sản thế giới Chúng ta không thể chỉ nhắc tới mỗi cảnh sắc thiên nhiên mà không nhắc đến những con người được sinh ra từ chính mảnh đắt này, đó là người dân làng chải, họ sinh sống tại đây ngay từ thuở bình minh, trải qua bao thế hệ và tạo nên những giá trị văn hóa

vô cùng bản sắc Từ những giá trị văn hóa vật chất (âm thực, ở, đi lại ) đến

những giá trị văn hóa tỉnh thần (tín ngường, phong tục, tập quán, kinh nghiệm sống ) tắt cả những giá trị ấy làm nên nét đẹp riêng mà chúng ta không thể

Trang 30

Chương 2

THUC TRANG BIEN DOI VAN HOA CUA NGUOI DAN LANG CHAI CUA VAN,

2.1 Điều kiện biến đổi văn hóa của người dân làng chài Vữa Vạn 2.1.1 Boi nét về quá trình tái định cư của lùng

Tái định cự (TĐC): là quá trình trong đó con người tự nguyện hay bị tác động di chuyển từ địa bàn cư trú này sang địa bàn cư trú khác trong khoảng một thời gian nhất định, có thể tạm thời hay vĩnh viễn TĐC là quá trình di chuyển và thay đổi cuộc sống của con người, không chỉ là quá trình di chuyển vẻ vật chất mà còn là quá trình cắt bỏ quan hệ giữa mỗi người với môi trường và xã hội xung quanh, các mối quan hệ chính như: công ăn việc làm;

chỗ làm; nơi học hành; điều kiện đi lại và sự tiếp cận các dịch vụ; quan hệ

láng giềng Đặc biệt là quá trình TĐC còn tác động và gây ra những biến đỗi về quan hệ cộng đồng, quan hệ dòng họ, quan hệ tộc người và liên quan đến nhiều vấn đề văn hóa xã hội như giáo dục, y tế, phong tục, tập quán

Khu tái định cư: là một địa bàn thống nhất được quy hoạch xây dựng để bố trí cho hộ TĐC gồm đất sản xuất, đất 6, dat chuyên dùng trong khu tái định cư có ít nhất một điểm TĐC

Vinh Hạ Long đã hai lần được ƯNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới và ngày cảng trở thành điểm du lịch hấp dẫn thu hút du khách trong nước và quốc tế Trên Vịnh Hạ Long có tắt cả 7 làng chài bao gồm Cửa Vạn, Ba Hang, Vung Viêng, Hoa Cương, Dau Bê, Cặp Dễ và Cặp La Người dân nơi đây sinh sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, ngoài ra còn có các hoạt động chèo đò phục vụ du lịch, cuộc

Trang 31

đăng ký kết hôn, những đứa trẻ ở làng chài không được học hành Nhận

thức về văn hóa — xã hội và pháp luật còn rất hạn chế, bên cạnh đó số

lượng dân số trong vùng lõi vịnh ngày càng tăng lên, gây nguy cơ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và ảnh hưởng tiêu cực đến kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long

Trước thực trạng này, tại kỳ họp thứ 33 (năm 2009) và 35 (năm 201 1) Uy ban Di san thế giới (thuộc UNESCO) đã đưa ra các khuyến nghị liên quan đến tình trạng bảo tồn tính toàn vẹn của Vịnh Hạ Long trong đó, bảy tỏ về việc dân số ở các làng chải trong vùng lõi vịnh phát triển quá nhanh, sẽ ảnh hướng lớn đến việc bảo tồn, cũng như đảm bảo vệ sinh môi trường trong vùng di sản Từ những khuyến nghị của Ủy ban Di sản thế giới, Ban Quản Lý Vịnh Hạ Long đã tham mưu để tinh Quảng Ninh xây dựng quy hoạch các làng chai trên vịnh, xây dựng khu tái định cư đưa người dân ở làng chài lên bờ để bảo vệ di sản, giữ gìn môi trường sạch sẽ và an toàn, đồng thời cũng để cải tạo điều kiện sinh sống, học tập cho mọi người dân làng chải

Từ bối cảnh trên khu tái định cư làng chải thuộc phường Hà Phong, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã ra đời, được khởi công xây dựng vào năm 2012 với tông mức đầu tư gần 200 tỷ đồng Theo đó thì hơn 300 hộ dân thuộc 7 làng chài trên Vịnh Hạ Long đã được di dời đến khu tái định cư Hà Phong dé ôn định cuộc sống từ đầu năm 2013

Tỉnh Quảng Ninh đã dành một khu đất lớn tại phường Hà Phong, xây dựng trên 364 căn hộ, diện tích từ 78 -128 m2/căn, vệ sinh khép kín, điện nước đầy đủ Hệ thống giao thông, via hè, cấp thoát nước, cây xanh công công, cũng được đảm bảo Mỗi căn hộ trị giá 400 triệu đồng, được cắp số đỏ và bàn giao cho những hộ gia đình đang sinh sống trên trên các làng chai Từ những người đang sống lênh đênh trên biển, không có nhà, nay những cư dân làng chải đã có đất, có nhà dé ở, con cái được đến trường, được tiếp cận với

Trang 32

2.1.2 Sự thay đỗi hành chính và quản lý hành chính

Trong truyền thống, làng chài Cửa Vạn thuộc địa giới hành chính phường Hùng Thắng, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh Nằm cách Cảng du lịch Bãi Chãy 30km về phía Nam, giáp với đảo Cát Bà (Hải Phòng) Với lượng đân số khoảng 3000 người (Theo số liệu của UBND phường Hùng

“Thắng năm 2012)

Thực hiện khuyến nghị của Ủy ban Di sản thế giới UNESCO tai hai kỳ họp 33 (2009) và 35 (2011) Ban quản lý vịnh Hạ Long cùng phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ninh lập ra và thực hiện đề án “Di dời nhà bè trên Vịnh

Hạ Long” theo Nghị quyết số 3438/QÐ ~ UBND tỉnh toàn bộ hàng nghìn

người dân ở các làng chải trong quần thể Vịnh Hạ Long được di chuyển lên bờ định cư từ đầu năm 2013 - tháng 5 năm 2014

Hiện nay, khu định cư của người dân các làng chải, bao gồm làng Cửa 'Vạn hiện nay thuộc phường Hà Phong, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh Vị trí của phường nằm ở phía Đông Đông Bắc thành phố Hạ Long, cách trung tâm thành phố IIkm, phía Đông giáp phường Quang Hanh, thành phố Cẩm Phả, phía Tây giáp phường Hà Tu, phía Nam giáp Vịnh Hạ Long, phía Bắc giáp phường Hà Khánh, thành phố Hạ Long Phường Hà Phong là cửa ngõ phía Đông của thành phố Hạ Long, nơi thông thương giao lưu kinh tế với thành phố Cẩm Phả Diện tích tự nhiên 24,12km2 Toàn phường có 3.117 hộ dân, với 11.852 nhân khẩu, chia làm 10 khu dân cư với 83 tổ dân Trên địa bàn có 6 dân tộc anh em cùng sinh sống: Kinh, Tày, Nùng, Thổ, Hoa, San Diu

Trên địa bàn có 11cơ quan đơn vị hành chính và doanh nghiệp đóng trên địa bàn Có 1 chợ và 03 hợp tác xã với hơn 500 xã viên Cơ cấu kinh tế được xác định : Nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ

Nghị quyết 155/NQ ~ HĐND tỉnh Quảng Ninh Khóa XI thông qua

nhất trí về việc thành lập khu phé 8 — khu tai định cư làng chài Hà Phong, vơi

Trang 33

ngày một nhiều hơn so với trước Trước đây, trong gia đình người dân làng chai có và được sử dụng điện thoại chỉ là những người lớn trong gia đình như ông, bà, bố mẹ, có khi trong một gia đình có một chiếc điện thoại cả nhà dùng chung, rất ít gia đình có đến 2 hoặc 3 chiếc điện thoại Hiện tại, trong 235

người được hỏi thì có tới 228 (tức chiếm 97 %) người trả lời có điện thoại Đáng chú ý là trước đây hầu hết không có gia đình nào có máy vi tính mà hiện tại có tới 27 (11,4 %) gia đình có máy tính Như vậy, các con số trên đã phản ánh điều gì? Các đồ dùng, thiết bị trong gia đình của người dân làng chài Cửa Vạn ở khu tái định cư (thuộc phường Hà Phong, thành phố Hạ Long) chủ

yếu được mua sau khi định cư ở trên bờ

Tuy mới chỉ một thời gian ngắn nhưng đây là sự thay đồi rất lớn trong đời sống vật chất của người dân nơi đây Người dân cho biết rằng: “7ừ &;i chuyển lên bở sinh sống, cuộc sống của chúng tôi đã có nhiêu sự thay đồi, thứ dễ nhìn thấy nhất chính là nhà ở, các phương tiện sinh hoạt Trước kia ở dưới mặt biển nhiều thứ cũng bị hạn chế lắm Chẳng hạn như nhà nào thuyền mà nhỏ thì làm sao có chỗ để chứa các máy móc như tỉ vi, máy giặt, tủ lạnh trong thuyên, cùng lắm là có cái bắp nấu ăn với đài cát sét bật lên đề nghe tin về thời tiết thôi Cả làng, nhà nào khá thì có cải tivi nhỏ, đầu video nhưng nhà nào biết nhà nấy chứ có cho cả làng xem được đâu Hiện nay nhà nào cũng có tivi to, tủ lạnh, máy vì tính, xe máy, xe đạp, " (Qua phỏng vấn ông Phạm

'Văn Công, 71 tuổi, số nhà A4, tổ 8, phường Hà Phong)

Vé phương tiện đi lại

Theo số liệu khảo sát, có 220/235 ngừơi được phỏng vấn trả lời gia đình họ có xe máy (trong đó thời điểm trước khi tái định cư có 3 gia đình có xe máy, chiếm khoảng gần 1,3 %, còn lại số xe được mua sau 2013 là chủ yếu, chiếm 93,6 %) Có 98 gia đình có xe đạp (cả xe đạp thường và xe đạp điện) Có 1 gia đình có ô tô Đây cũng là một sự thay đổi khá lớn Vì để thích ứng với môi trường sống mới, việc di chuyên cũng phải thay đổi Trước kia,

Trang 34

xe máy, xe đạp trở thành phương tiện chủ yếu Mọi công việc đều được thực hiện bằng xe máy, xe đạp, từ việc đi làm, đi chợ, đi thăm hỏi bạn bè, Trong làng chải hiện nay cũng có cả dịch vụ xe ôm, taxi phục vụ những người có

nhu cầu đi lại mọi lúc, mọi nơi rất thuận tiện

Nhu vay, trong những năm gần đây, đặc biệt tính từ năm 2013 trở lại đây, là khoảng thời gian ở làng chài khu tái định cư có nhiều biến đổi về nhà cửa, phương tiện đi lại, trong đó là sự biến đôi về các đồ dùng trong nhà là sự

biến đổi nôi trội hơn, một phân là kết quả của dự án tái định cư, là sự phát

triển vượt bậc của khoa học, công nghệ mang đến cho con người Phần khác, không riêng gì đối với người dân các làng chài mà còn đối với người dân Cửa Vạn sự biến đổi trên có tác động không nhỏ của việc tái định cư và cũng chính là việc từ một làng nhỏ bé, có lối sống khép kín giờ đây lại trở thành những thị dân thành phó Đây cũng là một sự biến đổi mang tính thích ứng Tuy vậy, sự biến đổi này cũng kéo theo nhiều vấn đề xã hội khác sẽ được trình bày ở phần sau của đề tài

3.2.2 Biến đổi về trang phục Những người dân số

trang phục của họ cũng là trang phục của người Việt, cũng giống với những ng ở làng chài đều là những người Kinh (Việt) nên người dân trên đắt liền

Do môi trường sống và nghề nghỉ

„ trước kia người dân ưa chuộng mặc những bộ trang phục có gam màu tối, đơn giản, gọn nhẹ, hiếm khi đi giày

dép Quan niệm “ăn chắc, mặc bề:

” được thay thế bằng quan niệm “ăn ngon,

" Tất nhiên, đây cũng là xu hướng chung của xã hội hiện đại và người dân làng chải cũng không ngoại lệ

Trang 35

phụ nữ mặc áo mớ ba, mớ bảy, khăn đen đội đầu hoặc nón Nhưng hiện nay thay vào đó là các loại quần áo, váy vóc hiện đại đa dạng về kiểu dáng, chất liệu, màu sắc được người dân vạn chai sir dung thường xuyên và rộng

Chỉ có một số ít các cụ bà cao tuổi từ 70 tuổi trở lên còn mặc trang phục truyền thống là áo bà ba và quần sa - tanh đen ống rộng Tư liệu phỏng vấn

người dân cũng thu được ý kiến chung đó là trang phục xưa đã không còn phù

hợp, không đa dạng về kiểu dáng như trang phục ngày nay, do đó họ không còn thói quen mặc trang phục như trước nữa

Như vậy, mơi trường sống, hồn cảnh sống thay đổi dẫn đến nhiều thứ cũng thay đổi trong đó biểu hiện rõ nét nhất là cách ăn mặc của con người Việc người dân làng chải thay đổi thói quen về trang phục phần nào cũng thể hiện được họ đã tiếp thu những cái mới, có nếp sống văn minh

hơn, hiện đại hơn

2.2.3 Bién déi trong im thực

Chất lượng cuộc sống thay đổi, điều kiện kinh tế dễ dàng hơn, văn hóa

ẩm thực cũng là một yếu tố chịu tác động nhiều

“Trong vài năm trở lại đây, đáng chú ý là một, hai năm gần đây, sự biến đổi mạnh mẽ của văn hóa mưu sinh và sự giao lưu văn hóa với thị dân thành phố trên đất liền khiến cho văn hóa ẩm thực của người dân Cửa Vạn ở phường Hùng Thắng (nay là phường Hà Phong) đã có nhiều thay déi

Bảng 2.2: Điều tra mức độ tỗ chức bữa ăn của gia đình người dân làng

Trang 36

'Về cơ cấu tổ chức bữa ăn, trước đây người dân Cửa Vạn thông thường chỉ ăn hai bữa một ngày, kế cả trẻ nhỏ hay người già cũng vậy, một phần do công việc đánh bắt của họ phải đi từ chiều hôm trước và trở về vào buổi sáng ngày hôm sau nên bừa ăn chính trong các gia đình làng chai thường là bữa sáng Phần khác, do kinh tế thiều thn Tuy nhiên, hiện nay theo phiều điều tra thi c6 86,3 % số người được hỏi trả lời ăn sáng hàng ngày, 99,1 % trả lời ăn bữa trưa và 100 % ăn bữa tối hàng ngày Số người trả lời thỉnh thoảng hoặc hiếm khi rit it

Nếu như trong truyền thống, người dân làng chai chi yếu dựa vào nguồn thức ăn từ biển, đánh bắt được gì ăn nấy, ít khi có thịt gà, thịt lợn thì hiện nay do sống trên bờ, gần cạnh một số chợ lớn như chợ Hà Tu, chợ Hạ Long II, gần BigC, Metro thì chỉ cần có tiền là họ đi đến những nơi này mua những thứ cần thiết mà họ cần Hơn nữa, tuy ngay tại khu tái định cư làng chài chưa có chợ lớn nhưng một số người dân trong làng đã dựng lên các quán bán hàng nhỏ phục vụ bà con trong làng với các đủ các loại đồ ăn, thức uống đa dạng, phong phú: đổ ăn sáng (bún, phở, cháo, bánh cuốn, ); thực phẩm hàng ngày (các loại thịt gia súc, gia cằm tươi sống, rau, ) Hàng ngày, có người dân ở các vùng lân cận mang các sản phẩm đồ gia dụng, đồ dùng sinh hoạt, thực phẩm đến giao bán lưu động tân các ngõ ngách trong làng Điều này cũng phần nào cho chúng ta thấy sự thuận tiện của việc tìm kiếm nguồn thức ăn hơn so với trước đây của người dân làng chải

Trang 37

bạc công việc với nhau, thống nhất đóng góp như thế nào Việc đóng góp quỹ họ

tùy vào điều kiện gia cảnh của từng gia đình Việc xây một tổ thì đa số các họ

đều rất mong muốn có thê chuyên mộ tổ của họ từ ngoài biển vào trong đất liền để gần con gần cháu và tiện cho việc chăm lo hương hỏa hơn song điều kiện thực tế chưa cho phép vì đất đai có hạn nên họ đành “luc bat tong am"

Việc tham gia tái định cư cũng làm cho một số dòng họ bị phân tán, sống tách xa nhau, họ không cùng được neo đậu cập bếp trong một khoảng trời riêng như truyền thống nữa, cũng vì thế mà sự cố kết giữa các thành viên dòng họ ngày càng thêm lỏng lẻo, xa rời

2.2.4.3 Biển đổi trong cách tổ chức, quản lý làng xã

Trước đây, người dân làng chải suốt ngày sống trên thuyển trên mặt biển, mỗi quan hệ với chính quyền rat it va ho lại càng ít bị phụ thuộc bởi các chế độ, chính sách của chính quyền và Nhà nước

Đã có thời điểm, làng chài không trường, không trạm y tế, sống không khai sinh, chết không khai tử, cưới không đăng ký kết hôn Đến thời điểm hiện tại, sau khi tái định cư lên đất liền sinh sống và được Ủy ban nhân dân phường Hà Phong tiếp nhận trở thành khu thứ tám của phường và chịu sự quản lý hành chính của phường

'Về cơ cấu quản lý, thực hiện Quyết định số 1178/QD — UBND tinh Quảng Ninh và UBND Thành phố Hạ Long ban hành thành lập 06 tổ dân (tir tô 61 — 66) Bầu ra khu trưởng Khu phố 8, 06 tô trưởng tơ dân phó Ngồi ra

còn có các tổ chức chính trị, đoàn thê khu phố được thành lập, bao gồm: Chi

bộ Đảng (12 Đảng viên); Ban công tác mặt trận; Chỉ hội Cựu chiến binh (13 hội viên); Chỉ đoàn thành niên (36 đoàn viên); Chỉ hội phụ nữ; Chỉ hội người

cao tuôi; Chỉ hội Nông dân; Tô bảo vệ dân phố; Cộng tác viên dân số Kế

Trang 38

Tổ chức, quản lý đời sống cộng đồng hiện nay ở làng chải Cửa Vạn khu tái định cư được thực hiện theo mô hình nông thôn mới với sự quản lý của hệ thống chính trị ở cơ sở thông qua hệ thống chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước Khu dân cư sẽ được xây dựng theo tiêu chí các mô hình văn hóa chung của cả nước như: mô hình “Gia đình văn hóa” gồm các tiêu chuẩn về

“No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững” hoặc mô hình “Khu dân cư

văn hóa” với các nội dung về phát triển kinh tế, đời sống văn hóa tỉnh thân, dan tri và thực hiện quy chế dân chủ của cơ sở

Để tạo sự hòa nhập vào công đồng mới, với chủ trương quản lý của thành phố Hạ Long và các ban, ngành liên quan đã trực tiếp xuống địa bàn định cư của dân chài làm công tác giải quyết các thủ tục hành chính, cấp giấy khai sinh và đăng ký kết hôn, nhập hộ khâu và làm chứng minh thư nhân dân cho người dân làng chài theo quý, tô chức phổ biến pháp luật chung cho người dân Tạo cho họ cuộc sống ổn định và hòa nhập với cuộc sống của cộng đồng người dân trên bờ cũng như để cho họ nắm bắt được các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

'Như vậy, đời sóng cộng đồng của người dân vạn chải có điều kiện để “bắt nhịp” cùng sự phát triển chung của địa phương và đất nước Song những nét văn hóa đặc thù nơi đây, những nét ứng xử văn hóa, ứng xử cộng đồng hay cách tố

chức làng xã trong truyền thống đã bị phá vỡ hoàn toàn và thay vào đó là một hệ

thống chính trị cơ sở mới Điều này cũng sẽ làm nảy sinh vấn đề, một mặt nó đã làm cho việc quản lý cộng đồng của người dân king chai lén một tầm cao mới so với truyền thống, luôn được sự quan tâm chỉ đạo của cấp trên Mặt khác, nó cũng nằm ở phía bản thân người dân đó là trình độ văn hóa cũng như trình độ dân trí của họ chưa cao nên cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện,

nảy sinh vấn để mà chủ

Trang 39

2.3 Biến đổi trong văn hóa tỉnh thần

2.3.1 Tín ngưỡng

Một nhận định mang tính tổng quát về tín ngưỡng của người dân vạn chai ở nơi tái định cư hiện nay là thế giới quan và hoạt động thờ cúng tổ tiên chưa có sự biến đổi nhiều

Về thế giới quan, người vạn chài vẫn coi trọng đời sống tâm linh, tin vào sự giúp đỡ của các vị thần thánh Trong nhiều hoạt động, họ coi trọng các vị thần của làng, các vị thành hoàng vẫn được tôn trọng Các vị thần núi, thần

biển, Đức Thánh Trần, Đức Ông Cửa Suốt, vua Cao Minh, quan cụ Hà

'Ráng, hàng năm vào ngày giỗ người dân vẫn lui tới đi lễ những vị thần này

, miếu thấp hương tạ

Do trình độ nhận thức ngày càng cao hơn, một xu hướng không thể không nói đến đó là xu hướng giảm dẫn đức tin vào thần thánh nhất là ở một bộ phận người trẻ hiện nay, họ không tin vào các vị thần thánh, phần nào thể hiện thái độ thờ ơ của giới trẻ đối với tín ngưỡng này Bên cạnh đó, những quan niệm vẻ thần linh hay những kiêng ky trước đây đã thay đổi, họ có cách nhìn khoa học hơn về các sự vật, hiện tượng và đã loại bỏ những quan điểm còn lạc hậu, không phù hợp như những kiêng ky về ngày giờ, quan niệm về những điều họ cho rằng đó là điềm xấu, khi gặp phải thì mọi việc đều ngừng lại không làm nữa, hay cách bói toán, cúng chữa bệnh hiện nay đã không được dùng đến nữa

Bảng 2.5: Kết quả điều tra hoạt động thờ cúng tổ tiên của người dân Cửa Vạn Hoàn cảnh SP Giỗ, tết 230 Ngày rằm, mồng 1 105

Nhà có việc cưới, tang s0

‘Tit cả các ngày trên 90

Trang 40

'Về thờ cũng tô tiên, hiện nay, người đân vạn chài vẫn coi trọng và duy trì hoạt động tín ngưỡng này 100 % số người được hỏi đều trả lời gia đình họ có bàn thờ tổ tiên Việc thờ tổ tiên được tổ chức đầy đủ và rất thường xuyên hầu hết ở mọi gia đình Có 230/235 (97,8%) gia đình cúng tổ

giỗ, tết Có 105/235 (44.6%) gia đình cúng tổ tiên vào ngày rằm, 50/235 (21,2 %) gia đình cúng tổ tiên khi nhà có việc cưới, việc tang

vào các ngày

lồng một Có

Một yếu tố trong hoạt động thờ cúng tổ tiên của người dân vạn chài đã không còn đó là tục trồng cây Nêu Cây Nêu là một cành dứa dại tước bớt lá treo ở nơi cao nhất của ngôi nhà (trước kia là thuyền), nó không mang ý nghĩa xua đuổi tà ma mà nó là dấu hiệu để linh hồn tổ tiên theo đó mà về với con cháu Yếu tố này hiện không được thực hiện nữa, bởi lúc di chuyển lên đất liền để định cư, tuyệt đại đa số gia đình người dân làng chài đều làm lễ nhập trạch, lễ vào nhà mới, theo đó tô tiên của họ cũng được mời về nơi ở mới an bài,

n định cùng con cháu

Qua đây, ta có thể thấy, hoạt động tín ngướng thờ cúng tổ tiên vẫn giữ vị trí quan trọng trong đời sống của người vạn chài Không bằng hoạt động này thì hoạt động khác nó đều có thể làm an lòng các thành viên, vừa mang khả năng kết nối, vừa quy tụ mọi người trong mối quan hệ cộng cảm sâu sắc Thông qua những dịp thực hành nghỉ lễ mang quy mô gia đình mà tình thân trong dòng họ

cũng được củng có Hướng về cội nguồn sinh thành, biết ơn tổ tiên và những người đã khuất, mong họ luôn ở bên và phù hộ cho mình là một phong tục tốt

Ngày đăng: 17/08/2022, 13:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN