1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Biến đổi văn hóa làng nghề Vạn Phúc trong bối cảnh đô thị hóa (Phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội)

158 19 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 158
Dung lượng 28,63 MB

Nội dung

Luận văn Biến đổi văn hóa làng nghề Vạn Phúc trong bối cảnh đô thị hóa (Phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội) trình bày lý luận chung về biến đổi văn hóa làng nghề và tổng quan về làng nghề Vạn Phúc; đồng thời nêu thực trạng biến đổi của văn hóa làng nghề Vạn Phúc trong bối cảnh đô thị hóa, từ đó nêu một số vấn đề đặt ra đối với văn hóa làng nghề Vạn Phúc trong bối cảnh đô thị hóa.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO _ BỘ VĂN HÓA, THÊ THAO VA DU LICH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

4933040034136

PHAM HONG HANH

BIEN DOI VAN HOA LANG NGHE VAN

PHUC TRONG BOI CANH DO THI HOA

(PHUONG VAN PHUC,

QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHÓ HÀ NỘI)

Chuyên ngành: Văn hóa học

Mã số : 6031 06 40

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS ĐINH THỊ VÂN CHI

HÀ NỘI -2015

Trang 2

dẫn khoa học của PGS.TS Đinh Thị Vân Chỉ Những nội dung trình bày trong luận văn là kết quả nghiên cứu của tôi, đảm bảo tính trung thực và chưa

từng được ai công bố dưới bất kỳ hình thức nào Những chỗ sử dụng kết quả nghiên cứu của người khác, tôi đều trích dẫn rõ ràng Tơi hồn tồn chịu trách

nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

Tác giả luận văn

Trang 3

LỜI CAM DOAN MỤC LỤC 1

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TÁT LH Hee Ss

DANH MYC BANG BIEU 6

MO DAU 7

Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VÈ BIEN DOI VAN HOA LANG NGHE VA TONG

QUAN VE LANG NGHE VAN PHÚC 17

1.1 Lý luận chung về biến đổi văn hóa làng nghề —

1.1.1 Những khái niệm cơ bản 17 1.1.2 Đô thị hóa stesso 23 1.2 Tổng quan làng nghề Vạn Phúc ¬ 1.2.1 Điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý 27 1.2.2 Lịch sử hình thành và phát triển của làng 28 1.2.3 Tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội 30

1.3 Khái quát nghề lụa truyền thống làng Vạn Phúc 35

1.3.1 Quy trình đệt lụa 35 1.3.2 Một số sản phẩm làng nghề sesssssesoooo.39

Tiểu kết 40

Chương 2: THỰC TRẠNG BIẾN ĐÔI VĂN HÓA LÀNG NGHÈ VẠN PHÚC TRONG BOI CANH DO THI HOA 42

2.1 Cơ sở biến đổi văn hóa làng nghề Vạn Phúc 42

2.1.1 Chuyển đổi về đơn vi dan cư va quan lý hành chính 42

2.1.2 Sự biến đổi về dân cư - s 2.2 Biến đổi văn hóa nghề dệt lụa Vạn Phúc 48

2.2.1 Thái độ đối với nghề 48

2.2.2 Sản phẩm của làng nghề truyền thống Vạn Phúc "— SA 2.2.3 Kĩ thuật và công nghệ sản xuất sản phẩm làng nghề truyền thống

Trang 4

2.3.1 Biến đổi về văn hóa vật thể co 64

2.3.2 Biến đổi về văn hóa phi vật thé —

Tiểu kết 90

Chương 3: MỘT SỐ VẤN ĐÈ ĐẶT RA DOI VOI VAN HÓA LANG NGHE VAN

PHUC TRONG BOI CANH DO TH] HOA 92

3.1 Đánh giá quá trình biến đổi văn hóa làng nghề Vạn Phúc trong bối cảnh đô thị hóa nn) 3.1.1 Xu hướng tích cực 92 3.1.2 Xu hướng tiêu cực 96 3.2 Những vấn đỀ nảy sinh trong quá trình biến đỗi văn hóa ở làng nghề Vạn Phúc hiện nay 100

3.2.1 Một số vấn đề nảy sinh trong quá trình biến đổi văn hóa nghề đệt

lụa hiện nay, 100

3.2.2 Một số vấn đè nảy sinh trong quá trình bảo tồn, phát huy giá trị văn

hóa làng Vạn Phúc hiện nay ° seo 102

3.3 Gi ‘ip bao tén và phát triển văn hóa làng nghỀVạn Phúc trong

Trang 5

Chữ viết tắt BQL CNH - HĐH DTH HDND HIX ISO Nxb PGs Tp Tr Ts TTCN TT-BNN TTXD UBND UNESCO VHTT VND Chữ viết đầy đủ Ban quan ly 'Công nghiệp hoa ~ Hign đại hóa Đô thị hóa Hội đồng nhân dân Hợp tác xã International Organization for Standardization Nhà xuất bản Phó Giáo sư Thành phố Trang Tién st

Tiểu thủ công nghiệp

“Thông tư - Bộ nông nghiệp

Trật tự xây dựng Ủy ban nhân dân

United Nations Education Scientif and

Cultural Organization Văn hóa Thông tin

Trang 6

Sư Nội dung bảng thống kê Trang

1 | Bảng 2.1 Sự biến đổi của làng xã Việt Nam ngày nay 45 2 | Bảng 2.2 Quy mô gia đình ở Vạn Phúc 74

3 _ | Biểu đồ 2.1 Thực trạng sản xuất lụa theo từng thời kì 47 4 | Biểu đồ 2.2 Mức độ yêu thích đối với nghề của người dân làng |_ 48

'Vạn Phúc

5 _ | Biểu đồ 2.3 Thời gian làm nghề của người dân làng Vạn Phúc 49 6 _ | Biểu đồ 2.4 Cảm nghĩ của người dân khi làng mở hội 80 7 | Biểu đồ 2.5 Tác dụng của hội làng đối với các thành viên trong |_ 82

công đồng làng

§ _ | Biểu đồ 2.6 Dia điểm tổ chức tiệc cưới 84

9 _ | Biểu đồ 2.7 Đối tượng phúng viếng thể hiện qua một đám hiếu §7

Trang 7

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đất nước ta đã bước sang thập ki thứ hai của thế kỷ XXI Từ năm 1986, 'Việt Nam bắt đầu công cuộc đổi mới, chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Từ năm 1997 trở đi, Việt Nam tiếp tục các bước tiến mới trong công cuộc cải cách

nên kinh tế, thúc đây nhanh chóng quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa ở quy mô lớn Cùng với các chuyển đổi kinh tế - xã hội là sự biến đổi văn hoá của các cộng đồng nông thôn mang dáng dắp và màu sắc của văn hóa đô thị Diện mạo các

làng xã ngày nay có sự thay đổi lớn Không gian thoáng đăng đặc trưng chung của làng quê Việt với lũy tre xanh, cổng làng, giếng nước, cây đa, giờ là những ngôi nhả cao tầng kể bên san sát, hàng quán tấp nập, nhiều khu công nghiệp mọc lên sau những làng Sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông đại

chúng mở ra cơ hội cho người dân có thể tiếp cận thông tỉn, tiếp thu tri thức một

cách nhanh chóng Qua đó, thúc đẩy việc áp dụng khoa học công nghệ vào đời

sống sản xuất, nâng cao dân trí, phát triển kinh tế xã hội Song thực tế của quá

trình này, khi kết hợp với nền kinh tế thị trường cũng chính là môi trường thuận lợi để nảy sinh và phát triển nhiều tệ nạn xã hội, làm gia tăng sự phân hóa giàu

nghệ

đạo đức lối sống, phai nhạt các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc

thương mại hóa” các lĩnh vực văn hóa - xã hôi, làm suy thoái tư tưởng,

Cho đến nay thực tiễn phát triển văn hóa ở nước ta trong thời kỳ đổi mới đã và đang đòi hỏi cắp thiết phải có sự nghiên cứu, tổng kết về những biến đổi về

văn hóa trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa, góp phần giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển nẻn kinh tế thị trường với phát triển

văn hóa Cùng với việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, cũng như việc phát

Trang 8

thích hợp và có hiệu quả cao trong quá trình xã hội hóa, hiện đại hóa hiện nay

Nhiều nhà nghiên cứu đã đi sâu tìm hiểu về vấn đề này nhằm đưa ra được

những luận cứ khoa học cho việc định hướng phát triển các làng Đã có khá

nhiều công trình nghiên cứu về quá trình biến đổi văn hóa, đô thị hóa nông thôn nhưng chưa thực sự được làm rõ Hơn lúc nào hết, sự nghiên cứu và tổng hợp về

những biến đổi văn hóa truyền thống trong giai đoạn hiện nay góp phần giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống và xây dựng con người Việt Nam

mới ~ con người xã hội chủ nghĩa, đang trở nên thực sự cắp thiết

Nằm cách trung tâm Hà Nội không xa ( khoảng 10 km vẻ phía Tây Nam)

làng Vạn Phúc, nay thuộc phường Vạn Phúc, thuộc quận Hà Đông, cũng như bao làng xã khác, là một làng quê giàu truyền thống văn hóa và cách mạng Nơi đây

còn lưu giữ được nhiều giá trị văn hóa của cha ông từ xa xưa để lại Người dân

làng Vạn Phúc từ bao đời nay luôn tự hào về những đóng góp của quê hương

mình với truyền thống “ngàn năm văn vật" của thủ đô với nhiều di tích lịch sử

văn hóa và những phong tục, tập quán xưa

“Trong 20 năm qua, các làng người Việt (cả làng nông nghiệp, làng nghề )

chịu tác động mạnh mẽ của công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa.Cùng

chịu chung sự tác động ấy, các gia đình nông dân ở làng Vạn Phúc thu hồi một phần hay toàn bộ ruộng đất Từ một làng nông nghiệp đan xen với nghề dệt lụa,

mang đậm đặc trưng của nông thôn Việt Nam truyền thống, làng Vạn Phúc đã

trở thành một “đô thị mới”, một cộng đồng với sự chyển mình mạnh mẽ về mọi mặt, gắn chặt với sự phát triển của thủ đô Hà Nội Quá trình phát triển đô thị

đang diễn ra một cách nhanh chóng và đa dạng, đã tạo ra những biến đổi sâu sắc

trong cuộc sống của những người dân nơi đây Đó là sự thay ddi trong tổ chức

Trang 9

thiết và cắp bách góp phần bảo tồn gìn giữ, phát huy và phát triển các giá trị văn

hóa truyền thống của làng hướng tới việc phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của

làng theo hướng bền vững

Theo tim hiéu thì hiện nay có nhiều công trình nghiên cứu về biến đổi văn

hóa làng, những công trình này đã nghiên cứu phân tích chuyên sâu về kinh tí hội về văn hóa của làng trên nhiều phương diện khác nhau Có những công trình

nghiên cứu mang tính tông quát, có nhứng công trình nghiên cứu về một số làng

tiêu biểu về một số làng ở Hà Nội, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu về thực trạng sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống Vạn Phúc, nay thuộc

phường Vạn Phúc, thuộc quận Hà Đông, thành phố Hà Nội và đưa ra giải pháp, cho sự phát triển bền vững Vì vậy, tôi mạnh dạn chon dé tài nghiên cứu “Biến đổi văn hóa làng nghề Vạn Phúc trong bối cảnh đô thị hóa (phường Vạn Phúc, thuộc quận Hà Đông, thành phố Hà Nội) làm đẺ tài luận văn của mình

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Hiện nay, dé tai về biến đổi về văn hóa làng đã có một khối lượng lớn các tác phẩm đã được công bố, đẻ cập đến các vấn đẻ khác nhau Có thể phân chia các công

trình nghiên cứu về biến đổi văn hóa làng thành nhóm tư liệu sau: 2.1 Nghiên cứu chung về làng nghề của người Việt

Có thể điểm qua các công trình tiêu biểu: Tác phẩm Người nóng dân châu thổ Bắc ky cia Nhà Địa lý học người Pháp Pierre Gourou là nghiên cứu điển

hình dựa trên cách tiếp cận Địa lý nhân văn, miêu tả khá toàn

với cái nhìn

vừa tổng thể vừa chỉ tiết các mặt đời sống của người nông dân Việt trên vùng châu thỏ Bắc Bộ vào những năm thập kỷ 20 - 30 của thế kỷ XX [1 1]

Văn hóa kinh tế làng nghề: Thách thức và giải pháp trong bối cảnh công

Trang 10

trình đi trước nghiên cứu về mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế, nhất là trong

bối cảnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa; nhận diện và đo lường mức độ nghiêm trọng của những thách thức mà công nghiệp hóa và hiện đại hóa đặt ra

đối với các làng nghề, qua đó tìm kiếm giải pháp để phát triển làng nghề một

cách bền vững [5]

é kinh tế - xã hội của Phan Đại Doãn [6] là

Lang Vigt Nam, mắy

công trình nghiên cứu tổng thể về làng Việt dười góc độ Sử học Trong cuốn

sách này, tác giả chỉ rồ một số đặc điểm cơ bản của nẻn kinh tế, sản xuất tiểu nông mà điểm nổi bật nhất là nông nghiệp, nông dân, vấn đề ruộng công, ruộng

tư, mỗi quan hệ giữ nông thôn và thành thị

Hai tập Hành trình về làng Việt cổ của Bùi Xuân Đính là một trong những tập sách đầu tiên của bộ sách cùng tên, giới thiệu một số làng quê tiêu biểu của

Xứ Đoài và Xứ Nam [8].Mỗi làng được giới thiệu những nét văn hóa

bu biểu

nhất Cùng dạng với công trình này là các cuốn sách Văn hóa truyền thống làng Đông Ky (thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh); Ninh hiệp truyền thống và phát triển

của nhóm tác giả do Tô Huy Hợp chủ biên [16] nghiên cứu về làng - xã Ninh

Hiệp (huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội)

2.2 Những công trình nghiên cứu về biến đỗi văn hóa làng trong quá

trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa

Năm 2000, cuốn “ Sự biến đổi của làng xã Việt Nam hiện nay” của Tô Duy Hợp (chủ biên) [17] và cuốn “ Đởi sống văn hóa ở nông thôn đồng bằng sông Hông và sông Cửu Long " của tác giả Phan Hồng Giang (chủ biên) đã cho

chúng ta thấy được sự chuyển đổi về cơ cấu kinh tế kéo theo sự biển đổi của đời

sống văn hóa = xã hội nông thôn cỗ truyền [10]

Năm 2007, tác giả Ngô Văn Giá đã có công trình nghiên cứu “ Những

biến đổi về giá trị văn hóa truyền thông ở các làng ven đô Hà Nội trong thời kỳ:

"[9] Công trình trên đã giới thiệu được những tiền dé lý thuyết về biến

Trang 11

đổi văn hóa của các học giả nước ngoài, đồng thời nghiên cứu sự biến đổi văn hóa của một số làng quê cụ thể với tất cả các khía cạnh của đời sống xã hội

Cuốn sách “ Sự biến đổi các giá trị văn hóa trong bồi cảnh xây dựng nên kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay” của Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa do

PGS.TS Nguyễn Duy Bắc làm chủ biên đã xây dựng được hệ thống lý luận cơ

ban về văn hoá, giá văn hóa Đồng thời cuốn sách cũng đã chỉ ra được thực trạng biến đổi các giá trị văn hóa, phát triển văn hóa ở

văn hóa và biến đổi giá

nước ta trong điều kiện hiện nay Qua đó, cuốn sách cũng đã góp phần bổ sung và

hoàn thiện hệ thống đường lối, chính sách về phát triển văn hóa và con người, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đả bản sắc dân tộc Cuốn sách gồm 555

trang, được chia thành 2 phần Cuốn sách không chỉ là tài liệu tham khảo quý cho các độc giả, các nhà nghiên cứu vẻ lý luận, các nhà hoạch định về chính sách về

văn hóa mà nó còn trình bày một cách khá đầy đủ về thực tiễn cuả văn hóa nước ta

trong thời kỳ phát triển nền kinh tế thị trường trong thời đại mới [I]

Nghiên cứu về quá trình công nghiệp hóa, quá trình đô thị hóa và ảnh

hưởng của nó tới sự biến đổi văn hóa các làng quê có công trình tiêu biểu của tác giả Nguyễn Thị Phương Châm do Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin và Viện

Văn hóa xuất bản năm 2009, với độ dày là 458 trang khổ 14,5centimet x

20,5centimet, gồm 4 chương [4]

Ngoài ra, PGS.TS Trần Đức Ngôn đã chủ biên cuốn “ Văn hóa ngoại

thành Hà Nội dưới tác động của kinh tế thị trường ” được Nhà xuất bản Văn hóa

Thông tin in năm 2006 [29] và Luận án Biến đổi về xã hội và văn hóa ở các làng quê trong quá trình đô thị hóa tại Hà Nội của Trần Thị Hồng Yến [45] đã nghiên

iết về biến đổi văn hóa trong bối cảnh kinh tế thị trường và

cứu rất cụ thé cl

trong quá trình đô thị hóa

2.3 Những công trình nghiên cứu về làng Vạn Phúc

'Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu làng nghề Vạn phúc thì có một số công

Trang 12

Nghiên cứu về lịch sử đấu tranh cách mạng của làng Vạn Phúc: Có hai cuốn

*Lịch sử đấu tranh cách mạng của Đăng bộ và nhân dân Vạn Phúc” (tập 1 và 2), ghi lại lịch sử đấu tranh cách mạng của địa phương trong giai đoạn 1939 - 1954 Ngoài

ra địa phương còn sưu tầm và xuất bản cuốn “Vạn Phúc xưa và nay” năm 2001,

sách là những bài viết, hồi ký, bút tích viết về tổng thể các vấn đẻ về làng Vạn

Phúc: chính trị, văn hóa, lịch sử đấu tranh cách mạng của những nhà văn, nhà báo,

nhà nghiên cứu văn hóa, các lãnh đạo cách mạng của Đáng và nhà nước ta [28] Nghiên cứu Vạn Phúc dưới góc độ du lịch có những bài nghiên cứu: Tác giả

Quang Hào với bài viết “Vạn Phúc làng nghề làng du lịch” ¡n trong báo Doanh

nghiệp ngày 10-5-2000 Giới thiệu về làng Vạn Phúc và các loại lụa Vạn Phúc,tác

giả Nguyễn Kim Khánh có 6 bài viết: “Vạn Phúc làng nghẻ, làng văn hóa du lịch”

in trong báo Lao động xã hội ngày 28-10-2000 Cho tới năm 2012 vẫn còn khóa

luận tốt nghiệp nghiên cứu góc độ này với tên đề tài “Tiềm năng và thực trạng phát

triển du lịch làng nghề truyền thống lụa Vạn phúc”

Thời cận đại, làng Vạn Phúc được nhắc đến trong các tác phẩm của Hoàng Trọng Phu như: “Những công nghệ gia đình ở Hà Đông”, viết về kỹ thuật dệt lụa ở 'Vạn Phúc và cuốn “Các nghề thủ công truyền thống ở Hà Đông”, giới thiệu các

nghề thủ công ở Hà Đông Sau cách mạng tháng Tám có cuốn: “Hà Tây làng nghề

làng văn” do Sở Văn hóa Thông tin Hà Tây xuất bản năm 1992, giới thiệu về các

làng nghề truyền thống ở tỉnh Hà Tây Năm 2003, có cuốn luận văn thạc sĩ Văn hóa học của tác giả Lê Thị Hoài Linh viết về “Nghề đệt ở làng Vạn Phúc thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây” [27], năm 2008 có thêm cuốn khóa luận tốt nghiệp “Tổng quan

Làng nghề Vạn Phúc thị xã Hà Đông” Nghiên cứu về môi trường năm 2009, 2010

có rất nhiều bài báo về vấn đề làng dệt gây ô nhiễm môi trường

Dưới góc độ kính tế có luận văn thạc sĩ chuyên ngành kinh tế chính trị của tác giả Vũ Thị Hoa năm 2012 viết về “Phát triển làng nghề ở Hà Nội trong giai

Trang 13

Nghiên cứu về không gian văn hóa của làng có luận văn thạc sĩ Văn hóa học: “Không gian văn hóa làng Vạn Phúc” của tác giả Bùi Thị Hương năm 2012 viết về

những nét văn hóa đặc trưng truyền thống của làng nghề dệt nồi tiếng

Nam 2013 có cuốn khóa luận tốt nghiệp của tác giả Nguyễn Thị Hạnh viết về “Một số giải pháp phát triển thương hiệu lụa Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội”

Khóa luận này tập trung nghiên cứu vai trò của thương hiệu làng nghề, thực trạng xây dựng thương hiệu của làng nghề Vạn Phúc và qua đó đưa ra những giải pháp

phát triển thương hiệu lụa Vạn Phúc nhằm giúp làng nghề phát triển bền vững

Có thể nói, việc nghiên cứu vẻ làng Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố

Hà Nội đã được để cập tới qua các tư liệu đơn lẻ Việc nghiên cứu chuyên sâu về

văn hóa làng chưa từng được tài liệu nào đề cập đến Hơn nữa, cho đến thời điểm hiện tại, cũng chưa có một công trình nghiên cứu cụ thể về biến đổi văn

hóa làng nghề truyền thống Vạn Phúc trong giai đoạn hiện nay

.3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3,1 Mục đích nghiên cứu

Lam rõ về văn hóa làng nghề truyền thống và thực trạng biển đổi của văn hóa làng nghề truyền thống Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay Từ những nguyên nhân trực tiếp gián tiếp dẫn tới những sự

biến đổi này, đề xuất một số giải pháp nhằm bải

tồn và phát triển văn hóa làng,

nghề truyền thống Vạn Phúc giúp làng Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội phát triển một cách bèn vững

3.2, Nhiệm vụ nghiên cứu

~ Hề thống hóa nguồn tư liệu và công trình nghiên cứu về làng Vạn Phúc

~ Tìm hiểu các giá trị văn hóa làng nghề truyền thống tiêu biểu, thực trạng văn hóa làng nghề Vạn Phúc trong đời sống đương đại

~ Làm rõ sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống Vạn Phúc trong bồi

Trang 14

~ Phân tích làm rõ những van dé nay sinh trong quá trình biến đổi văn hóa

cũng như các xu hướng biến đổi văn hóa

~ Đề xuất những giải pháp bước đầu nhằm bảo tồn và phát triển văn hóa làng nghề truyền thống Vạn Phúc trong công cuộc đổi mới đất nước

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu sự biến đổi văn hóa làng Vạn Phúc, bao gồm hai lĩnh vực biến đổi văn hóa nghề đệt lụa và biến đổi văn hóa làng Vạn Phúc

4.2 Pham vi nghiên cứu

'Về không gian, luận văn tiến hành tại địa bàn làng Vạn Phúc, quận Ha

Đông, thành phố Hà Nội

'Về thời gian, luận văn tiến hành khảo sát, nghiên cứu và đánh giá sự biến

đổi văn hóa truyền thống làng Vạn Phúc từ năm 2003 đến nay

5 Phương pháp nghiên cứu $1 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng một cách kết hợp và linh hoạt các phương pháp nghiên

cứu của nhiều ngành khoa học, trong đó tùy theo nhiệm vụ giải quyết vấn đề ở từng mục, từng chương, mà áp dụng từng phương pháp cụ thể với cách tiếp cận

chủ đạo, bên cạnh sự hỗ trợ của các phương pháp khác mang tính liên ngành Có

4 loại phương pháp được sử dụng như sau

~ Phương pháp nghiên cứu dân tộc học, nhân học ~ Phương pháp nghiên cứu văn hóa dân gian ~ Phương pháp nghiên cứu lịch sử

Trang 15

Hình thức điều tra: Phỏng vấn cá nhân trực tiếp bằng bảng hỏi Số lượng phiếu phát ra: 150 phiếu

Nội dung điều tra: Nội dung cuộc điều tra được nêu trong phiếu điều tra gồm 46 câu/2 phần, tập trung vào nội dung khảo sát văn hóa làng Vạn Phúc qua một số

tiêu chí như sự hiểu biết về tín ngưỡng của làng, phong tục tập quán của làng, đời sống vật chất; lối sống của dân làng, cảm nhận các mồi quan hệ tại làng v

“Thông tin bảng hỏi 2 : Đối tượng và thời dian điều tra : Người dân làm

nghề tại làng Vạn Phúc, phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, Tp Hà Nội từ 25/03

đến 01/04/2015

Hình thức điều tra: Phỏng vấn cá nhân trực tiếp bằng bảng hỏi Số lượng phiếu phát ra: 120 phiếu

Nội dung điều tra: Nội dung cuộc điều tra được nêu trong phiếu điều tra

gồm 30 câu/2 phần, tập trung vào nội dung khảo sát văn hóa nghề Vạn Phúc qua một số tiêu chí như sự tình yêu nghề, khó khăn khi làm nghề, phương thức truyền nghề, hoạt động văn hóa của người dân làm nghề v.v

Toàn bộ câu hỏi điều tra nằm trong phần phụ lục, trong quá trình phân

tích, đánh giá của đối tượng được phỏng vấn, nội dung câu hỏi chỉ được đưa ra

một cách vắn tắt nhằm liên kết các vấn đề nghiên cứu và gợi cho người đọc nội dung của vấn đề đó

Sau khi có tương đối đầy đủ tư liệu, thẩm định tính chính xác cả tư liệu,

trên cơ sở khung lý thuyết, tôi sử dụng phương pháp sau đây để lý giải các vấn

đề được đặt ra: phương pháp phân tích; phương pháp thống kê; phương pháp so sánh lịch đại và đồng đại: quan sát tham dự, phỏng vấn sâu, , điều tra hồi cố lịch

sử để sử lý tư liệu và viết luận văn

$.2.Nguồn tư liệu của đề tài

Nguồn tư liệu chính của đề tài là tư liệu điển đã dân tộc học, gồm:

Trang 16

- Tư liệu thư tịch (chính sử, văn bia, hương ước, thần pha, ban khai than

tích thần sắc)

~ Kế thừa các kết quả nghiên cứu liên quan đến làng nghẻ, biến đổi văn hóa

làng nói chung và văn hóa làng Vạn Phúc nói riêng đã được công bố từ trước tới nay

6 Đóng góp của luận văn

~ Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống, dưới

góc độ Văn hóa học về những biến đổi văn hóa của làng nghề truyền thống Vạn

Phúc dưới tác động của những thay đổi của điều kiện sống, nhất là tác động của CNH ~ HĐH và đô thị hóa qua bốn đặc trưng cơ bản: nghệ nhân làng nghề, sản phẩm làng nghề, nghề truyền thống và các tín ngưỡng liên quan đến nghề

Chỉ rõ một số vấn để nảy sinh từ sự biến đổi văn hóa ở một làng ngoại

thành; nhận diện các xu hướng biến đổi văn hóa, từ đó tạo luận cứ khoa học cho việc để ra các giải pháp giúp cho làng Vạn Phúc và các làng qué ngoại thành

phát triển bền vững trong giai đoạn hiện nay

~ Luận văn góp phần làm phong phú thêm nguồn tài liệu nghiên cứu về

làng Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội 7 Bố cục luận văn

Ngoài phan Mo dau, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lụcluận văn có kết cấu 3 chương:

Chương 1: Lý luận chung về biến đổi văn hóa làng nghề và tổng quan

về làng nghề Vạn Phúc

Chương 2: Thực trạngbiến đi của văn hóa làng nghề Vạn Phúctrong bối cảnh đô thị hóa

Chương 3: Một số vấn đề đặt ra đối với văn hóa làng nghề vạn phúc

Trang 17

Chuong 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ BIẾN DOI VAN HOA LANG NGHE VA TONG QUAN VE LANG NGHE VAN PHUC

1.1 Lý luận chung về biến đỗi văn hóa làng nghề

1.1.1 Những khái niệm co bin

1.1.1.1 Làng nghề

Làng như nhiều học giả đã nhận định, đó là từ thuần Việt (khác với xã ~ thôn là từ Hán Việt) Làng có cội nguồn từ chính đời sống Việt và được biểu dat

trong ngôn ngữ thuần Việt Thuật ngữ này phản ánh sự tồn tại của một kiểu cộng

đồng cấu kết trên cơ sở một vùng địa lý với các thành viên riêng biệt của nó

Để hiểu về làng từ lâu đã có nhiều học giả trong và ngoài nước nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau, từ đó cũng nảy sinh nhiều quan điểm khác nhau

Theo cổ giáo sư Trần Quốc Vượng thì: Làng là đơn vị cộng cư có một vùng đất

chung của cư dân nông nghiệp = Theo quan niệm của người Việt, làng là một gia đình lớn, là một xã hội thu nhỏ Quốc gia là một hình ảnh mở rộng của gia tộc,

người ta coi toàn quốc như một đại gia đình Làng là một trong ba hằng số của văn hóa Việt Nam (Nhà ~ Làng = Nước) Là tụ cư được tổ chức chủ yếu dựa vào

hai nguyên lý: cùng cội nguồn và cùng chỗ ở; là hình thức công xã nông thôn với

những đặc thù riêng biệt thể hiện ở chế độ ruộng đất, công điền, tổ chức xã hội,

các điều lệ, tập tục, phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lễ hội làng

PGS.TS Bùi Xuân Đính cho rằng: Làng là nơi cha ông ta làm ăn, hình

thành các thiết chế tổ chức, các quan hệ xã hội, duy trì các hoạt động văn hóa,

các phong tục, tập quán gắn kết cá nhân và cộng đồng Làng cũng là nơi bảo đảm

Trang 18

Như vậy, từ nhiều quan niệm của các nhà nghiên cứu trên, có thể hiểu khái quát về làng như sau: Làng là khu vực địa lý, không gian lãnh thổ nhất định mà tại đó tân tại những tập hợp cư dân cùng sinh sống, sản xuất và giữa họ có

mỗi quan hệ khăng khít với nhau Khái niệm làng nghề

Cùng với trồng trọt và chăn nuôi, hầu hết dân cư sống ở vùng nông thôn

đều có hoạt động thêm một số nghề thủ công với mục đích ban đầu sản xuất ra một số hàng gia dụng phục vụ cho nhu cầu sản xuất và đời sống của hộ gia đình

mang tính chất tự cung tự cấp trên cơ sở sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có

Nhưng qua một quá trình dài phát triển do có sự khác nhau về tay nghề và kinh

nghiệm tích luỹ được ở từng địa phương nhất định đã có sự chun mơn hố và

các sản phẩm làm ra bắt

wu đưa ra thị trường trao đổi như những loại hàng hoá Đó là quá trình chuyên môn hoá lâu đời và các sản phẩm của địa phương đó

không những bền đẹp mà có giá thành rẻ nên được xã hội chấp nhận Tuy nhiên không phải những hoạt động ngành nghề nào cũng được gọi là nghề Theo quan điểm chung, các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp ở địa phương nảo đó được gọi là nghề khi tạo ra được một khối lượng sản phẩm chiếm lĩnh thị trường thường

xuyên và những người sản xuất, hoặc hộ sản xuất đó lắy nguồn thu từ nghề đang hành làm nguồn thu chủ yếu

Trong để tài nghiên cứu nảy, tôi chọn phân loại làng nghề theo lịch sử

hình thành và phát triển các nghề Như vậy làng nghề bao gồm làng nghề truyền thống, làng nghề mới Với cách phân loại này thì theo quan điểm của Chính phủ

và một số Bộ , ngành liên quan ta có khái niệm về nghề và các loại hình làng nghề như sau:

Làng nghề: là làng (thôn, ấp) ở nông thôn có ngành nghề phi nông nghiệp

Trang 19

hộ trở lên có tham gia hoạt động ngành nghề (thu nhập từ làng nghề chiếm trên 50% tổng thu nhập của các hộ) đồng thời giá trị sản lượng của ngành nghề chiếm trên 50% tổng giá trị sản lượng của địa phương

'Quy định tại thông tư số 116/2006, TT-BNN của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn, tiêu chí để được công nhận làng nghề như sau:

+ Có tối thiểu 30% số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề

nông thôn

+ Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận

+ Chấp hành tốt chính sách pháp luật nhà nước

Làng nghệ truyền thống: là những làng nghề xuất hiện từ lâu đời trong lịch sử và còn tổn tại đến ngày nay, là những làng nghề tổn tại hàng trăm năm, thậm chí hàng ngàn năm có liên quan chặt ch đến yếu tố truyền thống và kinh

nghiệm dân gian được tích luỹ lại qua nhiều thế hệ

Làng nghề truyền thống phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất 1 nghề

truyền thống theo quy định tại thông tư số 16/2006, TT-BNN Đối với những làng iểu 30% tổng số hộ và 2 năm sản xuất kinh doanh làng nghề én định

chưa đạt tối

nhưng có ít nhất 1 nghề truyền thống được công nhận theo quy định của thông tư

16/2006, TT ~ BNN thì cũng được công nhận là làng nghề truyền thống

Làng nghề mới: Là làng nghề được hình thành cùng với sự phát triển của

nền kinh tế, chủ yếu do sự lan tỏa của các làng nghề truyền thống hoặc được du nhập từ các địa phương khác có những điều kiện nhất định để hình thành và phát

triển Sự xuất hiện và phát triển của các làng nghề này cũng mang những ý nghĩa tích cực đối với đời sống khu vực kinh tế nông thôn nói riêng và nền kinh tế thành phố nói chung

Tiêu chí: + Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn húa dân tộc

Trang 20

1.1.1.2 Văn hóa làng nghề

Văn hóa nghẻ: Theo quan điểm của PGS Đỗ Minh Cương, Chủ nhiệm Bộ

môn Văn hóa kinh doanh, Trường Đại học kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội

'Văn hóa nghề là phương thức, cách hành xử của người lao động với nghề nghiệp một cách văn minh, đạt chuẩn mực chân, thiện, mỹ Văn hóa nghề phải đảm bảo

người lao động có nhận thứ

nhận thức được, không có nghề nào thấp kém, nghề nảo cũng có ích vì sự phát quan điểm đúng về nghề nghiệp của mình Họ phải

triển xã hội Hiện chúng ta mới chỉ quan tâm đến kỹ năng, trình độ nghề nghiệp,

mà chưa quan tâm văn hóa nghề cho người lao động

Chúng ta có thể nhận thấy, văn hóa nghề là thước đo trình độ nhận thức của người lao động đối với nghề nghiệp Văn hóa nghề đòi hỏi mỗi người lao

động trong một nghề phải nhận thức được đầy đủ về vị trí, vai trò, chức năng,

nhiệm vụ của nghề đó Nó cũng đòi hỏi người lao động phải có những hiểu

sâu sắc về hành vi ngh nghiệp, các quy chuẩn trong công tác

Văn hóa nghề là cơ sở để điều chỉnh hành vi nghề nghiệp trong công tác

Nó đòi hỏi những người lao động phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của công

việc trong quá trình lao động ở đây, chức năng thực tiễn của văn hóa nghẻ là, nó

khiến người lao động trở thành những người làm việc có kỷ luật, có sáng tạo,

làm việc có hiệu quả, có chất lượng với năng xuất lao động cao

Van héa nghề có ý nghĩa to lớn về mặt giáo dục Bản thân hành vi nghề

nghiệp, tự nó đã bao hàm ý nghĩa của việc giáo dục Trong quá trình lao động,

con người không chỉ sản xuất ra các sản phẩm lao động mà còn sản xuất ra kiến

thức lao động, tích lũy những kinh nghiệm trong lao động Bởi vậy, trình độ văn

hóa nghề cũng có khả năng giáo dục cho người lao động về những đạo lý trong,

lao động Nó đòi hỏi ở người lao động những nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, tuân thủ những chuẩn mực trong quan hệ lao động Văn hóa nghề cũng đòi hỏi người lao động gìn giữ sự đoàn kết, gắn bó trong tập thể những người lao động,

Trang 21

Văn hóa lang nghé: Theo tac giả Robert McCarl trong cơng trình Văn hố dân gian trong các nghẻ đã cho chúng ta thấy các xu hướng trong nghiên cứu văn hoá nghề:

Các khía cạnh biểu cảm của nơi làm việc với sự chú trọng đặc biệt đến các truyện kể, kỹ xảo và nghỉ lễ được biết đến bằng cách không chính

thức và được trao truyền từ thế hệ người lao động này sang thế hệ

khác Ở Châu Âu, việc nghiên cứu văn hoá dân gian trong các nghề có

liên quan đến văn hoá lao động và ý thức lao đông, nhưng nhiên cứu

trường hợp tương tự ở Hợp chủng quốc Hoa Kỳ thì lại có liên quan

nhiều hơn đến những biểu cảm mang tính văn hoá (truyện kể, bài hát, kỹ xảo và phong tục) ở nơi lao động mà coi trọng những bối cảnh xã

hội và chính trị, nơi những dụng 36, tr393 ~ 410]

Như vậy, khi so sánh việc nghiên cứu văn hoá làng nghề ở Việt Nam với

văn hoá dân gian trong các nghề ở các nước phương Tây, chúng ta thấy có một

độ vênh nhất định Đối với người Việt, làng là một đơn vị căn bản: đơn vị hành

chính, đơn vị văn hoá, “!à tế bào sống của xã hội Việt Nam, là sản phẩm tự

cảm này được hình thành và sử

nhiên tiết ra từ quá trình định cư và cộng cư của người Việt” [3, tr.11-12] nên

khi nghiên cứu về văn hoá làng nghề việc cần thiết phải nghiên cứu tổng thể những yếu tố cấu thành nên văn hoá làng và văn hoá của nghề Còn đối với phương Tây (ở Châu Âu và Mỹ) do đã trải qua thời kỳ tiền tư bảntừ rất lâu nên

các học giả phương Tây chỉ nghiên cứu truyện kể, kỹ xảo và nghỉ lễ của nghề

Vé cơ bản, đặc trưng của văn hoá làng nghề cũng tương tự văn hoá làng

truyền thống với những yếu tố cầu thành như:

+ Cơ cấu tổ chức: Diện mạo làng xã, dòng họ, phe, giáp, các hội đồng niên

+ Văn hoá vật thể: đình, đền, chùa, miếu, nhà thờ họ, nhà ở

+ Văn hoá phi vật thể: Luật tục, phong tục, tập quán, ứng xử xóm làng, lễ

Trang 22

Do nguồn sống chủ yếu dựa vào các sản phẩm của nghề thủ công và việc trao đối buôn bán (kinh tế hàng hoá), cộng thêm sự tác động của quá trình di dân (di động xã hội), nên văn hoá làng nghề có yếu tố mở khác hẳn với làng nông nghiệp

+ Cơ cấu tô chức: Phường/hội nghề, mối quan hệ làng xóm - dòng họ - gia

đình - thợ thủ công

+ Một số hình thái văn hoá: Nghề và tín ngưỡng thờ tổ nghề (nơi thờ tổ nghề); ứng xử mang tính tiểu thương; bí quyết và kỹ xảo nghề; các tập tục riêng biệt của làng nghề

1.1.1.3 Biến đối văn hóa làng nghẻ

Trong cuộc sống đương đại, khi Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thuong mại thế giới (WTO), nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, văn hoá làng,

hay văn hoá làng nghề chắc chắn sẽ biến đổi

Biến đơi văn hố: là sự biến đơi của văn hố trong bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội nhất định Nói cách khác, biến đổi văn hoá là sự thích nghỉ và phát

triển của văn hoá trong từng giai đoạn của lịch sử, nếu không thích nghỉ và phát

triển thì văn hoá sẽ biến đổi theo chiều hướng không tích cực

Sự biến đổi đầu tiên và quan trọngnhất làm nên diện mạo mới ở nông thôn hiện nay là do biến đổi về nghền ghiệp Từ sự chuyển đổi nghề nghiệp đến

những tác động của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đã làm cho đời sống xã hội của dân cư làng có những thay đổi nhanh chóng

Những vấn đề đặt ra khi nghiên cứu sự biến đổi văn hoá làng nghề là: ~ Nghiên cứu các yếu tố chính trị - kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự biến đổi của nghề truyền thống và văn hoá làng nghề

~ Các nguyên nhân bên trong của cộng đồng làng ảnh hưởng đến sự biến

đổi văn hoá làng nghề (tâm lý cộng đồng, hệ thống giá trị chuẩn mực)

Trang 23

~ Quá trình đơ thị hố sẽ làm tan rã cộng đồng làng ~ Sự hình thành các yếu tố văn hoá mới trong làng nghề

1.1.2 Đô thị hóa

~ D6 thi: BS thi được hiểu là nơi tập trung đân cư và các hoạt động chính

trị, văn hóa, kinh tế, nhất là các ngành nghề công nghiệp và thương mại — dich vụ xét về mặt địa lý và không gian ~ lãnh thổ Điều đó nhằm khai thác tính kinh

té theo quy mé (economies of scale), ưu thế của phân công lao động và mật độ

hoạt động trên một diện tích Đô thị là biểu tượng cho văn minh thị trường, công

nghiệp và kiến trúc hiện đại được phân biệt với nông thôn Đô thị chủ yếu là kết quả của quá trình tăng trưởng kinh tế dựa trên sự phát triển công nghiệp và tập

trung sản xuất vào khu vực trung tâm

Khái niệm đô thị cần lưu ý các vấn đề như: Đặc trưng vẻ thiết chế chính

trị và kết cầu giai tầng xã hội của đô thị bao gồm: bộ máy chính trị - hành chính

và giai cấp công nhân, tư sản, thợ thủ công, viên chức, trí thức (khác với nông thôn chi có ting lớp nông dân, chủ đất, thợ thủ công, người buôn bán nhỏ );

Đặc trưng về kết cấu

¡nh tế của đô thị bao gồm: các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, dịch vụ, thương mại và các ngành sản xuất tính thần (khác với nông thôn

chỉ có nông nghiệp và một số hoạt đông phi nông nghiệp trong thôn); Đặc trưng

về lối sống, văn hóa của dô thị theo kiểu thị dân - công ng

, tương ứng còn có hệ thống dịch vụ, hạ tằng, năng lượng và nhà ở được quy hoạch thuận lợi tập

trung (khác với nông thôn chủ yếu dựa vào sinh hoạt cộng đồng làng xã và quy hoạch phân tán) Tùy theo từng hoàn cảnh mà người ta nhắn mạnh một số dic

trưng nhất định, nhưng trên phương diện văn hóa xã hội cần nhắn mạnh khía

cạnh lối sống văn hóa và cách thức tổ chức sinh hoạt văn hóa, tỉnh thần

Trang 24

chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đây sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm

nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn”

Tại Điều 4 Phân loại và cắp quản lý hành chính đô thi c6 ghi

1 Đô thị được phân thành 6 loại gồm loại đặc biệt, loại I, II, HH, IV và V theo các tiêu chí cơ bản sau đây: Vị trí, chức năng, vai tò, cơ cấu và trình độ

phát triển kinh tế - xã hội của đô thị; Quy mô dân số; Mật độ dân số; Tỷ lệ lao

động phi nông nghiệp; Trình độ phát triển cơ sở hạ ting

2 Việc xác định cấp quản lý hành chính đô thị được quy định như sau Thành phố trực thuộc trung ương phải là đô thị loại đặc biệt hoặc đô thị loại I; Thành phố thuộc tỉnh phải là đô thị loại Ï hoặc loại II hoặc loại III; Thị xã phải là đô thị loại III hoặc loại IV; Thị trấn phải là đô thị loại IV hoặc loại V

“Các chỉ tiêu đô thị ở các quốc gia là khác nhau „ thông thường mật độ dân

số tối hiểu cần thiết để được gọi là một đô thị phải là 400 ngudi/km’, hay 1000

người trên một dặm vuông Anh Tại các quốc gia kém phát triển, ngoài việc sử dụng đất và mật độ dân số nhât định nào đó, một điều kiện nữa là phần đông dân

số, thường là 75% dân số trở lên, không làm nông nghiệp Theo quan điểm quản

lý ở nước ta thì đối với khu vực nội thành phố, nội thị xã, thi tran, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tối thiểu phải đạt 65% tổng số lao động; kết cấu hạ tằng phục vụ các hoạt động của dân cư tối thiểu phải đạt 70% mức tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết

kế quy hoạch xây dựng quy định cho từng loại đô thị; quy mô dân số là ít nhất

4.000 người và mật độ dân số tối thiểu phải đạt 2.000/km”

~_ Đô thị hóa: Có quan điểm cho rằng Đô thị hóa là quá trình tăng trưởng của đô thị về mặt dân cư, quy mô các thành phố và lan tỏa lối sống đô thị về nông thôn Theo nghĩa rộng, đô thị hóa là quá trình phát triển đô thị về các mặt

Trang 25

phân bố các lực lượng đản xuất trong nền kinh tế quốc dân theo hướng công nghiệp hóa; sự thay đổi điều kiện sản xuất, lối sống và văn hóa đô thị Tóm lại,

đây là quá trình chuyển đổi căn bản mọi mặt xã hội nông thôn truyền thống sang

xã hôi đô thị - công nghiệp và thị trường hiện đại

Đô thị hóa là sự mở rộng của đô thị tính theo tỷ lệ phần trăm giữa số dân

đô thị hay dện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu

vực Nó cũng có thể tính theo tỷ ệ gia tăng của hai yếu tố đó theo thời gian Nếu

tính theo cách đầu thì gọi là mức đô thị hóa, theo cách thứ 2 gọi là tốc độ ĐTH Đứng từ góc độ phát triển kinh tế có quan điểm lại cho rằng đô thị hóa là

quá tình hình thành và biến đổi cơ cấu nền kinh tế quốc dân với sự chuyển dịch

mạnh mẽ từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ như quan điểm của tác giả

Trần Văn Bính: Đô thị hóa trước hết phải là nơi tập trung các cơ sỏ sản xuất

công nghiệp, thương nghiệp và dich vụ Sự hình thành các sơ sở kinh tế đó, một

mặt đã đáp ứng các nhu cầu vật chất ngày càng cao của con người, nhưng mặt

khác lại có thể tạo nên những hiệu ứng tiêu cực đối với đời sống tỉnh thắn xã hội

Lam rõ hơn quan điểm này, nhóm tác giá Lê Du Phong, Nguyễn Văn Ang, Hoang Van Hoa cho rằng:

Đô thị hóa là quá trình biến đổi và phân bố các lực lượng sản xuất trong nên kinh tế quốc dân, bố trí dân cư, hình thành, phát triển các hình thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị, đồng thời phát triển đô

thị hiện có theo chiều

iu trên cơ sở hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật va ting quy mé dan sé [31,tr.16]

“Trên cơ sở tham khảo các tư liệu nghiên cứu về quá trình đô thị hóa va đô

thị hóa ở Việt Nam, qua quan điểm của các nhà nghiên cứu, có thể hiểu một cách khái quát về đô thị hóa như sau: Đồ ¿hj hóa là quá trình biến đổi và phát triển

đất nước theo chiều hường hiện đại, với những thay đổi căn bản về lực lượng

Trang 26

“Trên thực tế, quá trình đô thị hóa tại Việt Nam đã làm thay đổi diện mạo

của đất nước, cung cấp nhưng công năng đô thị đa dạng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cuộc sống hiện đại, góp phần nâng cao mức sống của một bộ phận

đân cư trong nhiều năm qua Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực cũng đã

phát sinh nhiều vấn đề phức tạp cần sớm giải quyết một cách triệt để và toàn

diện như: Vấn đề di dân từ nông thôn ra thành thị; Thất nghiệp và sự phân hóa

giàu nghèo; Van đề quá tải hệ thông cơ sở hạ tầng và quản lý trật tự an toàn xã hội ở đô thị; Vấn đề ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội

Sự biến đổi trước hết, tiên quyết về kinh tế, xã hội trong quá trình đô thị hóa, tất yếu đem đến sự thay đổi trong văn hóa truyền thống và lối sống của

người dân Mặ khác, văn hóa luôn là động lực thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hện đại hóa, là nên tảng thúc đẩy quá trình đơ thị hóa, tồn cầu hóa theo hướng văn mình, hiện đại nhưng không rời xa truyền thống văn hóa dân tộc

1.2 Tổng quan làng nghề Vạn Phúc

Từ bao đời nay, Vạn Phúc được biết đến là một làng cổ, làng nghề truyền

thống nỗi tiếng trong và ngoài nước Nghề dệt đến nay đã có bề dầy lịch sử trên

1.000 năm với những sản phẩm tơ lụa Từ những khung cửi dệt thủ công ngày

xưa, Vạn Phúc ngày nay đã cơ khí hoá bằng hệ thống máy dệt, các sản phẩm ngày cảng đa dạng Chất lượng ngày càng nâng cao đáp ứng nhu cầu của người

tiêu dùng

Không chỉ là địa phương nổi danh với nghề dệt lụa truyền thống, Vạn

Phúc còn là “làng Đỏ” - làng cách mạng Trong thời kỳ kháng chiến chống thực

dân Pháp, nơi đây là an toàn khu của Trung ương Đảng và xứ uỷ Bắc Kỳ, đã

nuôi dấu và là nơi hoạt động của nhiều đồng chí lãnh tụ của Đảng như: Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Văn Cừ và nhiều đồng chí khác Đặc biệt,

tháng 12/1946 Bác Hồ đã về ở và làm việc 16 ngày đêm Với những đóng góp to

Trang 27

Với vị trí như vậy, Vạn Phúc có những thuận lợi về giao thông đi lại và giao lưu kinh tế văn hoá với các khu vực xung quanh, nhất là với thủ đô Hà Nội — trung tâm kinh tế chính trị văn hoá của cả nước

~ Khí hậu và thời tiết

Làng Vạn Phúc nằm trong vùng khí hậu Hà Nội, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa Một năm cố hai mùa rõ rệt, mùa khô và mùa mưa Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 23.6°C, độ âm trung bình cao 82% - 88%, lượng

mưa trung bình năm là 1707mm

'Vào mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, với đặc trưng nóng ẩm thì đây là

khoảng thời gian nhu cầu sử dụng các sản phẩm lụa tăng cao Mặt khác đây cũng là thời gian thu hoạch tơ tằm của một số vùng nguyên liệu trồng dâu nuôi tăm

lớn như Thái Bình, Hưng Yên, Lâm Đồng, Bảo Lộc Vì thế thời gian này rất thuận lợi cho người sản xuất và kinh doanh lụa

Nhưng từ tháng 11 năm trước cho đến tháng 3 năm sau, là vào mùa khô

hanh, các vùng nguyên liệu gặp khó khan nên người sản xuất và kinh doanh lụa

cũng bị ảnh hưởng không ít Không những thế, tại các nơi cạnh sống Nhuệ do

ảnh hưởng của hơi nước nên có độ ẩm tăng cao gây khó khan trong việc bảo

quản vải tránh bị ấm mốc

1.2.2 Lịch sử hình thành và phát triễn của làng

Làng vạn phúc xưa có tên gọi là Vạn Bảo, vốn là trang vạn Bảo, xã

Thượng Thanh Oai, tổng Thượng Thanh Oai, trắn Sơn Nam Hiện trên tắm bia

đá ở văn chỉ của làng xây dựng đời Tây Sơn cũng thấy ghỉ thôn Vạn Bảo thuộc

Trang 28

nhưng năm đầu triều Nguyễn có ghi thôn Vạn Bảo thuộc tổng Thiên Mỗ Đến

cuối thế kỉ XIX, do kiêng tên hay vua Thành Thái (1889 — 1906) là Bửu (Bảo)

Lân, nên đổi gọi thành Vạn Phúc cho tới ngày nay

'Qua tìm hiểu cho thấy lịch sử làng Vạn phúc gắn liền với lich sử của nghề

truyền thống dệt lụa Hiện nay cũng có khá nhiễu tương truyền

“Thuyết được nhiều người tương truyền nhất nói rằng bà tô làng Vạn Phúc

tên là A Lã Thị Nương, vốn là người Hàng Châu (Trung Quốc), vợ của Cao Biển, là Thái thú Giao chỉ, từng sống ở trang Vạn Bảo, Nỗi nhớ quê hương da

diết của bà trút hết vào nghê tầm tang, canh cửi nơi dòng Nhuệ Giang êm dém

tha thiết Ngày nối ngày, đời trải đời và nghề dét trở thành “truyền thốn” của

làng Vạn Phúc

Một số thuyết khác có nói rằng, truyền thuyết nghề dệt lụa ở Vạn Phúc có

từ hơn ngàn năm trước, do một vị tổ sư tên Lã Thị Nga, dòng dõi Hùng Vương

truyền dạy nghề cho dân làng Để ghi nhớ công ơn, dân làng tơn bà làm Thành

hồng và thờ tại đình làng Vạn Phúc, lấy ngày 10 tháng tám âm lịch (ngày sinh

của bà) và ngày 25 tháng chạp âm lịch (ngày mắt của bà) làm ngày tế lễ và giỗ tổ hàng năm

“Thêm một thuyết nói rằng cách đây khoảng 1200 năm, ba A La Thị

Nương, một người con gái ở Cao Bằng nỗi tiếng đảm đang và có tay nghề dệt

lụa khéo léo về làm dau làng Vạn Phúc,

Lúc đầu chỉ bằng những công cụ thô sơ, sản xuất mang tính tự cấp, tự túc Cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, dần dẫn sản phẩm dệt đã trở thành

hàng hoá gắn liền với đời sống kinh tế của người dân Vạn Phúc Từ đó đã kích

thích việc cải tiến công nghệ và máy móc thiết bị Các sản phẩm lụa tơ tằm ngày

một nâng cao

Sang đầu thế kỷ XX, do chịu ảnh hưởng của hai nền kỹ thuật dệt:

Trang 29

bị của làng nghề, các sản phẩm mới được ra đời như: Lụa vân, Lụa the, Lụa xa, Lua quế, Gắm Các mặt hàng lụa tơ tầm được bán rộng rãi trên thị trường,

trong nước và được xuất sang Pháp Năm 1939 - 1940 tham dự hội chợ Marseille (Pháp), người dét ra hàng lụa thủ công xuất xắc đã được tặng thưởng hàm bá hộ cửu phẩm

Tháng 6 năm 1962 Hợp tác xã dệt lụa Vạn Phúc được thành lập, thống

nhất các gia đình làm nghề dệt theo phương thức sản xuất tập trung Bước sang

đầu những năm 1990 Hợp tác xã dệt lụa Vạn Phúc đã tổ chức lại mô hình sản

xuất, chuyển từ sản xuất tập trung sang “cá nhân hóa”, sản xuất riêng lẻ, đầu tư công nghệ cao cho nghẻ dệt lụa Năm 2002, có thể coi là thời đại hoàng kim của nghề đệt lụa làng Vạn Phúc, với năng suất tăng cao, đạt sản lượng trên 2 triệu

mét vải mỗi loại

Đến nay, tuy số hộ làm nghề đã thuyên giảm rõ rệt nhưng nghề dệt lụa cổ truyền của Vạn Phúc vẫn không ngừng đổi mới vẻ trang thiết bị và mẫu mã sản

phẩm, nhằm nâng cao năng xuất, chất lượng hạ giá thành sản phẩm, ngày càng

đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng

1.2.3 Tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội

Vạn Phúc có tổng số dân 5592 người (số liệu năm 2003) bao gồm hơn 1240 hộ trong đó có khoảng 780 hé dệt nhuộm, chiếm đến 63% tổng số hé Năm

2004 do thành lập phường Vạn Phúc nên sát nhập thêm 4 khối dân nữa, tổng số dân của Phường lên tới 9335 người Cho đên năm 2014, tổng số dân của Phường

là 16705 người, bao gồm 4361 hộ chia thành 12 tổ dân phố [Nguồn: UBND

phường Vạn Phúc, 2015]

1.2.3.1 Cơ sở kinh tế

Theo điều tra đân số năm 2003, xã Vạn Phúc có tổng diện tích đất tự

Trang 30

sử dụng đất như vậy cho thấy Vạn Phúc xưa mang đầy đủ nhưng đặc trưng của một vung châu thổ sông Hồng, kính tế dựa vào hai nguồn thu là sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Diện tích đát ở chiểm tỉ lệ nhỏ hơn so với tiêu

chuẩn (vào khoảng 35 - 45 %), tương đương mật độ đân sô khoảng 6700 người/

kmẺ [Nguôn: UBND phường Vạn Phúc, 2015]

Đến năm 2014, diện tích đất của làng gần như không thay đổi (143.9744 ha) nhưng mục đích sử dụng đất lại thay đổi rõ rệt Cụ thể: Đắt nông nghiệp

giảm còn 18.19 ha; đất làng nghề (đất chuyên dùng) cùng đất thổ cư tăng lần lượt là 71.,52ha, 50.04 ha; đồng thời hình thành thêm đất dịch vụ (đất phi nông

nghiệp) là 9.74 ha

Sản xuất thủ công nghiệp:HTX dệt lụa xây dựng kế hoạch tổ chức các khâu dịch vụ phục vụ sản xuất của làng nghề, doanh thu đạt 1.7 tỷ đồng Sản

xuất lụa ước đạt trên 1.54 triệu mét lụa, doanh thu đạt 62 tỷ đồng

Hoàn thiện hỗ sơ giao đất đợt 2 cho 17 nhóm hộ, nâng tổng số 261 nhóm,

'hức sản xuất kinh doanh

hộ được giao đất tại Điểm TTCN làng nghề tô

Tổ chức khóa đào tạo nâng cao tay nghề sửa chữa và vận hành máy dệt

theo công nghệ mới cho 35 học viên

Phong tăng Š nghệ nhân làng nghề năm 2014

Hoạt động dịch vụ thương mại: Tập trung phát triển kinh tế làng nghề

tiếp tục phát triển thương mại dịch vụ du lịch làng nghề năm 2014 và những năm

tiếp theo Tổ chức 01 lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn và đón tiếp khách du lịch cho các hộ sản xuất kinh doanh lụa với tổng số 75 học viên Tổ

chức khai trương và duy trì hoạt động của trung tâm giao lưu sinh vật cảnh và đồ

cỗ đồ xưa tại khu Điểm TTCN làng nghề Phối hợp với tổ chức IMV (Pháp) triển

khai thực hiện dự án “Phát triển dụ lịch làng nghÈ” Vạn Phúc Năm 2014 làng

nghề Vạn Phúc được sách kỷ lục Việt Nam suy tôn là làng nghề lâu đời nhất

Trang 31

Duy tri phat triển các tuyến phố kinh doanh dịch vụ như phố Lụa, phố ẩm thực Xây dựng hoàn thiện Trung tâm kinh doanh lụa Vạn Phúc với nguồn vốn là Š tỷ đồng bằng nguồn xã hội hóa Tiếp tục phát triển nhiều mô hình kinh doanh

dich vụ khác Ước tính doanh thu từ thương mại dịch vụ đạt 115 tỷ đồng

Sản xuất nông nghiệp: Chỉ đạo HTX Nông nghiệp khắc phục khó khăn về quỹ đất sản xuất nông nghiệp tổ chức cho xã viên chuyển đổi cơ cấu trồng rau mẫu trên diện tích đất còn lại Duy trì hoạt động chợ Nông sản đảm bảo vệ sinh AN TOÀN THỰC PHẨM và giải quyết lao động việc làm cho gần 300 lao

động, doanh thu đạt 1.2 tỷ đồng Chuyển đổi mô hình HTX Nông nghiệp sang kinh doanh thương mại dịch vụ: lập hỗ sơ trình chủ trương quy hoạch dự án đầu

tư kinh doanh thể thao, bãi xe, dịch vụ công cộng trên diện tích đất xen kẹp để tạo việc làm cho người lao động

Chăn nuối, Thú y: Thực hiện tiêm phòng đàn gia súc gia cằm Tổ chức vệ sinh tiêu độc môi trường trên toàn địa bàn phường, phun thuốc sát trùng diệt

khuẩn, diệt ruồi, muỗi, côn trùng ở những khu vực chăn nuôi và những khu vực

có độ ô nhiễm cao

Hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân được duy trì và phát triển đảm bảo

an toàn về vốn và tài sản Ban xoá đói giảm nghèo của phường đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội cho vay bằng nguồn vốn ưu đãi để hỗ trợ các hộ phục vụ sản xuất kinh doanh

Về Công tác đâu tư xây dựng: Tổng số có 03 công trình đã hồn thành, quyết tốn được ghi vốn với tổng mức đầu tư: 33 tỷ 154 triệu đồng Trong đó có

02 cơng trình đã hồn thành; 01 công trình đã dược phê duyệt quyết toán

Các dự án khác đang trình quận thâm tra hồ sơ duyệt quyết toán theo thâm

Trang 32

1.2.3.2 Cơ sở văn hóa - xã hội

Về cơ cấu tổ chức xã hội: Làng là trung tâm sinh hoạt tự chủ của người

dân, là nơi bảo lưu văn hóa truyền thống, tạo nên sức mạnh dân tộc

Cơ cấu tổ chức theo huyết thông dòng họ: Dòng họ ở Vạn Phúc là chỗ dựa

vật chất, tinh thần cho mỗi gia đình Làng có nhiều dòng họ, trong đó có các dòng họ lớn như: họ Nguyễn, Lê, Đa số các dòng họ đều làm nghề đệt truyền thống; mức độ liên kết trong một dòng họ khá rạch ròi như: có, ki, cụ, ông/b:

con, cháu, chắt, chút

Cơ cấu tô chức theo địa vực (láng giềng, xóm): Làng Vạn Phúc phân chia

thành nhiều xóm, xóm phân thành nhiều ngõ, mỗi ngõ có một hay nhiều nhà Trước kia làng có 7 xóm, cho đến nay làng giữ nguyên 7 xóm lên thành 7 tổ dân

phố và thành lập thêm 5 tổ dân phố Từ năm 2009 đến nay, làng Vạn Phúc có tắt

cả 12 tổ dân phổ

Cơ cấu tổ chức theo bộ máy hành chính: Từ khi làng thuộc xã, xã lên phường, cũng như bao làng quê Bắc bộ khác, bộ máy hành chính của làng có sự

thay đổi, đảm bảo sự thống nhất trong bộ máy chính quyển nhà nước Việt Nam

từ trung ương đến địa phương,

Công tác giáo dục: Hiện nay tại Vạn Phúc có 2 trường mầm non, |

trường tiều học, 1 trường trung học cơ sở đóng trên địa bàn phường Giáo viên các

cấp đều 100% đạt chuẩn Các nhà trường đều xây dựng kế hoạch thực hiện phù

hợp cho học sinh, đảm bảo an toàn môi trường giáo dục tại từng cấp học Luôn

quan tâm, hỗ trợ cho các cháu có hoàn cảnh khó khăn vào đầu năm học để học

sinh ôn định bước vào năm học mới [Nguồn: UBND phường Vạn Phúc, 2014]

VỀ công tác văn hóa thông tin, bao gồm các hoạt động:

Hoạt động thông tin, tuyên truyền có động: Tô chức, hướng dẫn và chỉ

đạo các cơ quan, đơn vị, Tổ dân phố treo băng zôn, biểu ngữ, cờ Tổ quốc trong dip chảo mừng các ngày lễ lớn của dân tộc Hướng dẫn các CÂU LẠC BỘ lập hồ

Trang 33

Nghiém khắc kiểm tra, bóc xóa quảng cáo rao vặt trên các tuyến đường tại địa bản phường: xử lý các trường hợp vi phạm biển quảng cáo, treo biển quảng

cáo không đúng quy định

Công tác thé thao: Liên tục tỗ chức giao hữu các giải Cầu lông, Bóng bản

và Cờ tướng khuyến khích toàn dân tham dự Ngoài ra, tham gia đầy đủ các giải thí đấu THẺ DỤC THÊ THAO do thành phố và Quận Hà Đông tô chức

Công tác truyền thanh: Đài truyền thanh thực hiện tốt công tác tuyên truyền cho toản dân về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và phản

ánh tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; truyên truyền các biện

pháp đảm bảo trật tr AN TOAN GIAO THONG, vé sinh AN TOAN THUC PHẨM, tuyên truyền về thu phí, lệ phí và tuyên truyền chào mừng các ngày lễ lớn

của dân tộc

Về công tác xã hội: Tô chức gặp mặt tặng quà cho các đối tượng chính

sách, người có công, đảm bảo chỉ đúng, chỉ đủ và kịp thời theo quy định Tổ chức hiến máu tỉnh nguyện trên địa ban phường Tồn phường khơng ngừng tham gia

phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng, tổ dân phố, cơ quan, đơn vị văn hóa

Đến nay có 89% các gia đình được công nhận gia đình văn hóa, 5 tô dân phố được

công nhận là tổ dân phố văn hóa [Nguồn: UBND phường Vạn Phúc, 2014]

Về công tác y tế, dân số- kế hoạch hóa gia đình: Tỗ chức khám bệnh cho toàn dân tại trạm y tế với các bác sĩ Đông, Tây y có tay nghề Triển khai chiến

dich vệ sinh môi trường diệt bọ gây; phun hóa chat di rng dé chi động phòng, chống các bệnh trên địa bàn phường Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên duy trì ở mức 1%

ê vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng: Tuyên truyền, vận động nhân dân thực

hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đăng và Nhà nước trong lĩnh vực tôn

giáo tín ngưỡng Chỉ đạo tổ chức Lễ hội đảm bảo trang trọng, tiết kiệm và đúng,

Trang 34

Rà soát, loại bỏ “hiện vật lạ” trong các di tích trên địa bàn phường

Khuyến cáo các tổ chức, cá nhân trên địa bàn không sử dụng, cung tiến, biểu tượng, sản phẩm, linh vật và các vật phẩm không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam 1.3 Khái quát nghề lụa truyền thống làng Vạn Phúc 1.3.1 Quy trình đột lựa Nghề đệt lua có rất nhiều công đoạn Bao gồm các bước: ~ Khâu tơ

Từ con tơ (bối tơ), trước khi dệt, phải quay tơ thành sợi - thiết bị dùng để quay tơ gọi là xa quay Người thợ sử dụng xa để quấn sợi tơ vào ống sợi: Trong

việc dệt lụa nói chung, khâu tơ không đơn thuần chỉ có quấn sợi vào ống sợi thật đều và liên tục như xe sợi, quấn sợi, dệt vải Tơ đệt lụa đòi hỏi ngay ở khâu tơ

phải chọn sợi, đềo sợi, mắc sợi nhằm lựa chọn ra những sợi đọc và sợi ngang

Công việc này dòi hỏi phải công phụ, tỷ mỹ

~ Khâu hỗ

Hồ sợi được thực hiện đối với sợi dọc Khâu này đòi hỏi kỹ thuật đạt đến

trình độ cao Như ta đã biết, Hà Đông là nơi dệt lụa nổi tiếng nhất trong cả nước

Nhưng ở Hà Đông lại không có làng dệt nào có kỹ thuật cao như ở làng Vạn

Phúc Người thợ ở đây nấu hồ hết sức công phu Khi nấu hồ, người ta thường

cho thêm một ít sáp ong, đồng thời sử dụng bí quyết kỹ thuật riêng làm cho sợi

hồ vừa đẻo đai, lại vừa bóng Kỹ thuật hồ sợi Vạn Phúc, nhất là của các nghệ nhân bậc thây ở đây không bao giờ tiết lộ bí quyết ra ngoài Chính vì thế, sợi hồ của Vạn Phúc bao đời nay vẫn đẹp hơn sợi hồ của các nơi khác

~ Khẩu dét

Dét là khâu quan trọng nhất của nghề dệt lụa thủ công Tùy mỗi loại sản

phẩm tơ lụa mà người ta có cách dệt khác nhau Tất cả các loại hàng tơ lụa, tựu

Trang 35

Dệt lụa trơn (không có hoa) cần phai sir dung hai k

vòng Go thẳng để dệt loại lụa mỏng mịn Còn go vòng thì để dệt loại lụa mỏng

có chấm thủng

,0: go thing va go

Điều quyết định tạo ra các sản phẩm lụa khác nhau chính là việc sử dụng

số lượng sợi đọc nhiều hay ít, cũng như độ to nhỏ cần thiết của sợi ngang và

cách mắc sợi dọc qua go, còn gọi là “thăm go” Muốn có độ to nhỏ theo ý muốn

của sợi ngang, ta chỉ việc chập đôi, chập ba hay chập bốn sợi nhỏ lại với nhau Đối với các mặt hàng dét hoa, thao tác cũng tương tự như dệt hàng trơn

Nhung dét hoa khac dét trơn ở chỗ: trước khi dệt hoa gì, cần phải vẽ kiểu hoa đó

trên giấy, hoặc có mẫu vẽ sẵn Người thợ dệt đặt mẫu hoa ấy lên bàn khâu hoa

Dệt cải hoa phải có hai người, một người dệt, một người kéo hoa (hay cải hoa)

Động tác dệt cài hoa như sau: Giữ vai trò điều khiển chính là người dệt, còn

người cài hoa chỉ có nhiệm vụ kéo go xả thật ăn ý với động tác của người dệt

chính Khi người dệt ngồi ở dưới dậm chân đòn kêu *cắc” một tiếng, thì lúc đó

người kéo hoa ở phía trên đồng thời kéo go xà lên Có lẽ do cách đệt như thé ma

dân gian gọi loại hàng đệt trơn là hàng đơn, gọi hàng dệt hoa là đệt kép ~ Khung cửi

Khung củi có hai loại: khung citi dét hang trơn và khung citi dệt hàng hoa 'Về mặt hình thức và chức năng sử dụng thì hai loại khung cửi này có nhiều điểm rất khác nhau Nhưng nguyên lý kỹ thuật vận hành của chúng chỉ là một Khung

cửi đệt hàng trơn cấu tạo đơn giản Khung có một tầng và hai bàn go thẳng Chiếc khung đơn cổ có kích thước dài từ 3 mét đến 3.2 mét, ngang 40 cen-ti-

mét, cao 1.2 mét, Nó có hai cái “cửa” và cấu tạo bên trên là 4 trụ (đều cao 1.2

mét) Đầu của các trụ đều đặt bộ song hành, đòn gánh khô và con cò (còn gọi là con cá hay con cuốn)

Khung dệt hàng hoa được cấu tạo phức tạp hơn rất nhiều so với khung dệt

đơn (hay dệt trơn) Ngoài các bộ phận nói trên, khung đệt hoa còn có thêm: hệ

Trang 36

hoa xuống hoặc kéo hoa lên, và bên dưới là bộ go đọc và go ngang Ở khung cửi dệt hoa, số lượng chân đòn cũng nhiều hơn ở khung dệt đơn Các chân đòn (còn gọi là chặn đòn) có tác dụng điều khiển hoạt động của cái bàn gỗ ở “cây hoa”

(cái chân đòn ấy dân gian gọi là chân hoa)

Nhu vay, cả hai loại khung củi đều được chế tạo trên những nguyên tắc gần giống hệt nhau Có khác chăng là khung cửi dệt hoa gồm có nhiều go hon Mẫu hoa

van dét trên lụa càng phức tạp thì số go càng lớn Nhưng trong cả hai loại khung,

cdệt, nguyên lý cơ bản chỉ là một: những sợi căng dọc theo chiễu dài khung cửi - gọi chung la “eanh” - dan với sợi ngang, tức là *chỉ”, do con thoi chuyển vận

~ Khâu nhuộm

Không phải loại sản phẩm dệt tơ nào cũng đều phải nhuộm cả, mà chỉ có một số sản phẩm cần nhuộm Có loại đệt xong là được nhuộm màu chỉ ở khâu

soi, nhu gdm, vóc Có loại không phải nhuộm như lụa nõn Nhưng có loại chỉ

nhuộm, hỗ khi đã đệt xong, như lĩnh, the

Kỹ thuật nhuộm có nhiều phương pháp khác nhau, tùy theo việc sử dụng cách nhuộm thủ công hay nhuộm công nghiệp

“Trong các xí nghiệp nhuộm hiện nay, người ta thường dùng một số hoá

chất và màu để nhuộm vải sợi bông và nhuộm tơ lụa

“Trước khi nhuộm, cần nhúng vật liệu nhuộm vào nước xà phòng, rồi giữ

thật sạch, sau nhúng trở lại vào nước nóng, sau đó mới đưa vào nhuộm hoặc cho

cắn màu Vải, sợi, lụa nhuộm xong phải giữ thật sạch và treo ở nơi thoáng gió,

hoặc đưa qua thiết bị sấy khô.Tuyệt đối không bao giờ trộn lẫn các màu có bản chất khác nhau, vì trộn màu sẽ gây ra kết tủa các bột màu không hỏa tan, làm cho

vật liệu nhuộm bị vết màu cặn gây loang lỗ

Cần lưu ý: Các phẩm mau a-xit không nhuộm được sợi bông, nhưng

Trang 37

loại sợi có nguồn gốc động vật, thực vật hoặc nhân tạo Còn các phẩm màu tự nhiên (gỗ vang, lá chàm ) nhuộm được tất cả các loại sợi, tuy một số cần phải

qua xử lý kỹ thuật riêng

Công nghiệp nhuộm tơ lụa

To lụa "nấu” ở 90 - 950C trong nước xà phòng (loại xà phòng có độ xút

400C), rồi đưa vào bề nhuộm

“Trong dung dịch a-xít, tơ lụa được làm mềm mại ra Thông thường người ta cho thêm phụ gia thiết clo-rua vào tơ lụa sau khi đã nấu trong dung dịch xà phỏng nói trên Sau đó xử lý tơ lụa đã được nấu bằng một hóa chất (nat-tri phốt-

phát), và đem giặt thật kỹ Đề giữ được màu sắc nhuộm, cẳn thiết phải xử lý tơ

lụa bằng cao su-mác, hay gọi là “chiết màu” Nhuộm tơ lụa, người ta hay dùng

các loại phẩm màu a-xít, theo một trong hai công thức: dung dich a-xít, dung dịch trung tính

Nếu dùng các phẩm màu ba-zic để nhuộm tơ lụa, người ta cũng cho

nhuộm trong dung dịch a-xit, hoặc dung dịch trung tính Công thức nhuộm:

Tơ lụa: 1 phẳnNước: 25 phần Nat-ri-sun-phát kết tỉnh: 0.5 phầnXút (NaOH) 400C: 0.7 phần

Thực tế cho thấy, trong công nghiệp nhuộm, nếu dùng phẩm màu dé nhuộm thì tơ lụa không chỉ bền màu, mà màu lại rắt tươi sáng, chói lọi

Nhuém thi: cong

Theo kinh nghiém cé truyén, cdc loai to lua được nhuộm bằng phương pháp thủ công, màu sắc thường bền đẹp Một số sản phẩm dệt có màu sắc rất lộng lẫy Đương nhiên, để làm được các loại sản phẩm đạt chất lượng và mỹ

thuật ở mức độ rất cao như thế, phải có sự đóng góp của bàn tay những người

thợ đệt tài hoa Nhưng nếu chỉ có khâu đệt thì chưa đủ, mà phải có sự sáng tạo

Trang 38

nghệ, phèn đen, than, bồ hóng, bùn ao, đá màu, đất đồi Rồi từ những màu

nguyên thủy của các chất liệu đó pha chế thành vô số gam màu khác nhau để

nhuộm, để vẽ, để “chiết màu”

'Nhuộm thủ công là cả một công nghệ phức tạp, được tiến hành qua nhiều giai đoạn, đòi hỏi người thợ phải có tính kiên trì, cẩn thận và không thể bỏ qua

một công đoạn nào Tùy màu sắc từng loại sản phẩm mà áp dụng kỹ thuật

nhuộm có khác nhau, tuân theo một quy trình rất nghiêm ngặt Chẳng hạn như

việc nhuộm lĩnh đen: “Lĩnh mộc trước tiên được chuội trắng, nhuộm chằm, sau

đó suốt trong bảy ngày, mỗi ngày phải nhuộm năm lần nước lá bằng rồi trát bùn phơi khô Hôm sau đem giặt, rồi lại tiếp tục nhuộm nước lá bàng, như vậy tắm lĩnh phải qua “35 thâm, 7 thổ”

Lĩnh còn được đem hỗ để tăng độ bền của sợi, rồi cả tắm được cuộn lại, và lấy chày ghè cho mềm Sau quá trình khá phức tạp đó, người ta mới có được một tắm lĩnh đen nhánh, óng muét”

1.3.2 Một số sản phẩm lùng nghề

Mặt hàng dệt tơ lụa Vạn Phúc có nhiều loại: Lụa, là, gắm, vóc, vân, the,

lĩnh, bằng, quế, đoạn, sa, kỳ, cầu, đũi Khổ vải thường là 90-97 centimet

Gam, lua là hai loại vải quý nhất trong tất cả các sản phẩm tơ lụa, cũng bởi kỹ thuật dệt đòi hỏi người thợ phải có tay nghề cao, óc thẩm mỹ tốt; riêng

với gắm, loại được mệnh danh là “bà chúa” của các mặt hàng tơ lụa thì rất it

người biết làm, theo dân gian truyền lại thì dưới thời Lê, chỉ có một nhóm thợ

giỏi ở Vạn Phúc biết dệt gắm Vì thế ban đầu lụa Vạn Phúc chỉ dành riêng cho giới quý tộc và giàu có, đến cuối thế kỷ XIX, nhà Nguyễn chủ trương ưu tiên

hàng nội nên những người thợ Vạn Phúc đã tìm tòi để cải tiến, tăng năng suất, hạ

giá thành các loại vải quý như gắm, lụa Không lâu sau, khi kỹ thuật đệt của

Pháp và Trung Quốc ảnh hưởng mạnh mẽ đến nước ta, Vạn Phúc không chỉ cho ra đời những loại lụa mới như the, vân, xa, quế mà kỹ thuật dệt gấm cũng

Trang 39

Nhưng có lẽ, nỗi tiếng nhất trong các loại lụa Vạn Phúc vẫn là lụa vân loại

lụa ma hoa văn nổi vân trên cả hai mặt lụa Giải thích cái tên này, cụ Mại - nghệ

nhân làng nghé chia sé: “Van cé nghĩa là mây Lụa vân là thứ lụa nhìn lên bề

mặt thấy ẩn hiện những đám mây nho nhỏ” [Nguồn: Phạm Hồng Hạnh, Phỏng

vấn sâu, 2014] Đây là một kỹ thuật dệt tỉnh tế chỉ Vạn Phúc mới dệt được

'Về đặc tính, tơ tằm quý hơn cả bởi tơ tằm cho chất lụa mềm mại, óng ả, mát vào mùa hẻ, ấm vào mùa đông, thấm được mồ hôi và chống được tỉa bức xạ của

mặt trời, rất hợp với khí hậu nước ta Nếu đặc tính mát vào mùa hè, ấm vào mùa

đông, nhẹ nhàng, mềm mại làm nên giá trị vật chất của lụa thì cái hồn cốt, cái in dấu trong lòng người từ bao năm qua lại nằm ở cái tình mà người làng lụa gửi gắm

Hiện nay sản phẩm từ lụa của làng nghề rất đa dạng và phong phú với nhiều mẫu mã và màu sắc khác nhau, hoa văn trên vải cũng đã được cải tiến rất

nhiều để thoả mãn mọi nhu cầu của người mua Chủng loại sản phẩm loại bao

gồm: váy, quần áo sang trọng, đồ ngủ, các loại túi xách ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng ở mọi lứa tuổi ở mọi tằng lớp trong xã hội

Tiểu kết

Biến đổi văn hóa làng nghề là sự biến đổi của văn hóa làng nghề, hay

nói cách khác là sự biến đổi đặc trưng văn hóa làng nghề bao gồm: các yếu tố cấu thành văn hóa làng (Văn hoá vật thể: đình, đền, chùa, miếu, nhà thờ họ,

nhà ở ; Văn hoá phi vật thể: Luật tục, phong tục, tập quán, ứng xử xóm làng, lễ hội, tín ngưỡng dân gian ); các yếu tố mới của các làng có nghề (khác hẳn với

làng nông nghiệp) như: Cơ cấu tổ chức: Phường/hội nghề, mối quan hệ làng xóm

- dòng họ - gia đình - thợ thủ công; Một số hình thái văn hoá: Nghề va tin ngưỡng thờ tổ nghề (nơi thờ tổ nghề); ứng xử mang tính tiểu thương; bí quyết và kỹ xảo nghề: các tập tục riêng biệt của làng nghề

Đô thị hóa là quá trình biến đổi và phát triển đất nước theo chiều hướng

Trang 40

cầu hạ tằng cơ sở, môi trường, văn hóa và lối sống Trên thực tế, quá trình đô thị hóa tại Việt Nam đã làm thay đổi diện mạo của đất nước

Nam cách trung tâm Hà Nội khoảng I 1 km, Vạn Phúc là một làng cổ, làng

nghề dệt lụa truyền thống nỗi tiếng trong và ngoài nước; một “làng Đỏ” - làng

cách mạng cũng chịu không ít sự tác động mãnh liệt của đô thị hóa Quá trình đô

thi hóa ảnh hưởng mạnh mẽ tới làng trên nhiều phương điện kinh tế, văn hóa, xã hội Đặc biệt, dưới góc nhìn văn hóa làng nghề đã có sự thay đổi theo cả hai

Ngày đăng: 17/08/2022, 13:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w